Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:32:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37427 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 11:05:57 pm »


TRUNG ĐÔNG

        Tôi bay đến xử Trung Đỏng phức tạp với những ý kiến rất giản dị. Tôi biết rằng người ta đang chơi ván bài chính yếu giữa những màn phụ diễn chẳng chịt. Như vậy thì mình phải nắm lấy lá bài chính đó. Tôi biết rằng đối với đồng minh thì then chốt của mọi vấn đề là kinh Suez, mất con kinh ấy tức là dâng cho Trục vùng Tiểu Ả và Ai Cập, nhưng giữ được thì đồng minh có cơ đánh sang Đông và Tây, sang Tunissie, Ý và miền Nam nước Pháp. Nói như vậy nghĩa là tất cả đều đòi hỏi chúng ta phải có mặt ở các trận giao tranh nhằm vào kinh đào Suez. Tôi biết rằng từ Tripoli đến Bagdad, qua Le Caire, Jerusalem, Damas, từ Alexandrie đến Naươbi, qua Djeddah, Khartoum, Djibouti, tham vọng chánh trị, chúng tộc, tôn giáo đều nồi dậy dưới sự kích thích của chiến tranh ; các vị trí của nước Pháp ở đây đều bị dòm ngó và uy hiếp ; trong bất cứ giả thuyết nào, nước Pháp cũng không có hy vọng giữ được vị trí nào nếu nước Pháp chịu thúc thủ thụ động trong khi tất cả đều sôi động. Như vậy bổn phận của nước Pháp là phải làm cái gì cũng như ở nơi khác trong khi những người của Vichy không chịu làm gì cả.

        Về phương tiện của nước Pháp có ở đây thì trước hết là những phương tiện mà tôi đã có : các đội quân chiến đấu, các đội quân trừ bị đang huấn luyện; lãnh địa Tchad cho phép chúng tôi hoạt động ở Libve bằng phía Nam, ngoài ra còn cho phép đồng minh đem máy bay bằng không lộ từ Đại Tây Dương đến sông Nil một cách trực tiếp, không cần phải chở bằng tầu thủy qua mũi Hảo Vọng. Ngoài ra, chúng ta sẽ có những ưu điểm mà Vichy đang bỏ mất : sự có mặt của nước Pháp ở các nước Trung Đông, nơi có quân Pháp và có dầu hỏa đưa tới nơi ; thuộc địa Djibouti ; hạm đội Alexandrie. Nếu vì chiến thuật hay vì nhu cầu, tôi có thể tạm để yếu tố nào đó ở ngoài chiến cuộc nếu tôi biết rằng Vichy không đáng trách lắm vì họ bị quan thầy ngăn cản, họ phải có thái độ chờ đợi, thì những sự kiện đó cũng không làm cho tôi bỏ ý định cương quyết, chiếm lấy những vị trí ấy. Giữa lúc rời khỏi Luân Đôn, tôi đã hỏi ý kiến nhân viên Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc để biết nên làm gì nếu quân Đức đe dọa trực tiếp mà Anh và Thổ quyết định chiếm đóng Syrie và Liban. Tóm lại, tôi đến Trung Đòng quyết tâm không lùi bước, một mặt để mở rộng môi trường hoạt động của chúng ta, mặt khác để cứu vãn cái gì còn lại của nước Pháp,

        Trước tiên, tôi đáp phi cơ xuống Khartoum, căn cứ của chiến trường Erythrée và Soudan. Chỉ huy trưởng là tướng Platt, người lanh lẹ và linh hoạt, ông vừa chiếm được trên núi Keren, phòng tuyến chính của người Ý. Lữ đoàn của đại tá Monclar và phi đội của thiến tá Astier để Villatte cũng tham dự trận đánh này một cách đắc lực. Còn như các bộ đội ở Djibouti thì tướng Legentilhomme đã tìm cách liên lạc nhưng chưa có kết quả ; thống đốc Noailhetas dùng hết mọi phương tiện, kể cả án tử hình, để đàn áp những phong trào tập kết,

        Như vậy, không thể trông mong gì Djibouti tự nguyện gia nhập Pháp Tự Do để trở lại cuộc chiến. Vả chăng tôi cũng không muốn dùng vũ khí đế đặt chân lên đây. Còn phương pháp phong tỏa, phương pháp này hẳn là làm chơ người ta hiểu biết hơn vì việc tiếp tế nhu yếu phàm tủy thuộc đường biển : Aden, Arabie, Madagascar. Nhưng chưa bao giờ chúng ta nhờ được người Anh thực hiện công việc ấy.

        Hẳn là giới quân sự Anh trên nguyên tắc cũng thuận dễ cho Djibouti lựa con đường tập kết, họ có thêm quân tiếp viện của Djibouti. Nhưng những cơ quan khác của người Anh không tỏ vẻ mặn mà lắm. Hẳn là họ nghĩ rằng : « Từ 60 năm nay Anh, Pháp, Ý vẫn chống báng và tranh giành nhau, mà nay Ý thua trận, Pháp thụ động và bất lực, thì thật là cơ hội bằng vàng để người Anh làm bá chủ cả vùng : Abyssinie, Erythrée, Somalie, Soudan ! Chẳng lẽ khước từ miếng to ấy để nhận thêm một vài đại đội của Djibouti trong khi người Anh coi như thắng trận này rồi. Tâm trạng ấy khá phổ biến trong các giới người Anh. Theo tôi thì sự kiện ấy giải thích được tại sao Vichy tiếp tế được cho thuộc địa ấy trong hai năm và giữ được chủ quyền ở đấy.

        Sự khiếm khuyết ẩy làm cho những bộ đội Pháp chiến đấu ở Erythrẻe thêm giả trị. Tôi sẽ đến thăm những bộ đội ấy vào ngày 29 và 30 tháng ba. Một phi cơ Pháp chở tôi đi từ phi trường Agordat, tôi đến một vùng ở phía Nam Keren, ở đấy lữ đoàn của chúng ta, hiệp lực với một chi đoàn Ấn Độ giữ địa vị cảnh hữu của quân đồng minh. Các bộ đội của ta đã có thành tích vẻ vang. Sau trận Kub-Kub, họ đã dự phần quan trọng vào cuộc chiến thắng ở Keren, họ đã nghiền nát và tràn qua sườn phải của quân Ý. Chuẩn tưởng Gé- nin, người hùng của trận chiến đến chào tôi. Ông đã đưa quân từ Alger băng qua Phi Châu, và mới đến nơi đã giao tranh liền. Tôi hỏi ông ; « BBaay giờ ông đã trông thấy đấy, ông nghĩ sao ? » — « Than ôi ! Nếu tất cả mọi người ở phía bên kia đều tròng thấy được, thì đã không nên chuyện ! »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 11:06:35 pm »


        Hôm sau ngày tôi đến thăm, tướng Platt mở cuộc hành quân, vị chỉ huy trưởng lữ đoàn Pháp đưa quân của mình đến Massaouah, thủ đô và kho tàng của xử Erythrẻe. Quân ta chiếm Montecullo và Fort Umberto ngày mùng 7 tháng tư, đội quân tràn vào Massaouah, lẫn lộn với một đám người Ý chạy trốn, tiến đến hải cảng chiếm bộ tham mưu hải quân ; đại tả Monclar được cái hân hạnh chấp nhận cuộc đầu hàng của hải quân địch ở Hồng Hải. Tổng cộng, quân Pháp đã bắt được hơn 4.000 tù binh và nhận cho 10.000 quân địch đầu hàng ở Massaouah.

        Từ đây tàn quân Ý dồn về Abytssinie chỉ có thể đánh những trận rời rạc. Nhưng điều đảng tiếc là Somalie thuộc Pháp đứng ngoài cuộc lảm cho nước Pháp không thể đóng được vai trò quyết định bằng cách tiến dọc đường hỏa xa từ Djibouti tới Addis-Abẻba. Tôi chỉ có thể lãnh lấy hậu quả tồi tệ. Bây giờ phải đưa các bộ đội Pháp Tự Do đi nơi khác, kễ cả những lực lượng mới nhập ngũ. Palewski sẽ ở lại đây làm đại lý chỉnh trị và quân sự, giữ lại một đại đội và vài chiếc phi cơ,

        Tôi đáp xuống Le Caire ngày mùng 1 tháng Tư, bước vào trung tâm chiến cuộc với một trái tim không vững chắc. Tình trạng người Anh và các đồng minh của họ ở đây quả là bất ổn không những vì các biến cố quân sự mà còn vì họ đứng trên một dải đất bị khuynh đảo vì các đợt sóng chính trị ; dân chúng chỉ đứng xem Tây Phương đánh lộn nhau để vỗ tay chơi và sẵn sàng giày xéo lên xác kẻ bại trận mà thủ lợi.

        Những điều kiện ấy làm cho việc chỉ đạo chiến tranh ở Trung Đông cực kỳ phức tạp. Tướng Wayell, tư lệnh quân đội Anh là người tài trí và can đảm, ông hoạt động ở giữa những yếu tố ngẫu nhĩ, nhiều yếu tố chỉ có liên lạc giản tiếp với chiến lược. Vả chăng, chiến lược ấy cũng không phải là cái gì để phác họa. Vào đầu tháng tư, tướng Wayell thực hiện cuộc giao tranh trên ba mặt trận, trục lộ giao thông dài dòng và vất vả vô cùng.

        Tại Libye, sau hai trận chiến thắng đưa người Anh đến ngưỡng cửa Tripolitáine, họ cũng đành phải thụt lùi. Cyrénaique sắp thất thủ, ngoại trừ Tobrouk. Bộ chỉ huy có giá trị thật, quân lính can đảm thật, nhưng họ chưa có kinh nghiệm đánh ngoài sa mạc, lưu động và mau chóng trên những khoảng đất trống rộng mênh mông, còn phải kể đến mỏi mệt, khát nước và sốt rét kinh niên dưới trời nắng, cát nóng, ruồi muỗi nhiều vô kể. Rommel đã thay đổi số mệnh vào lúc chính phủ Luân Đôn bắt buộc Wayell phải bớt quân số của mình để gửi những đơn vị quan trọng sang Hy Lạp. Mặt trận Hy Lạp cũng không có gì là khả quan. Đành là những trận thắng ở Erythrẻe và Abyssinie cũng đem lại được chút an ủi. Nhưng trong các nước Ả Rập có nhiều dấu hiệu báo động. Về vấn đề Syrie, người Đức đang điều đình rảo riết với Vichy. Tại Palestine đã có sự chống đối âm thầm giữa người Á Rập và người Do Thái, bởi thế cho nên cần phải hết sức thận trọng.

        Thêm vào những khó khăn tích lũy xung quanh mình tướng Wayell như vậy, còn có những ảnh hưởng giao thoa từ nhiều lãnh vực tràn tới. Có những bức điện tín từ Luân Đôn gửi sang. Vì ông Churchill là người nóng nảy nhưng lại hiểu rõ mọi việc, ông không ngừng yêu cầu giải thích và ra chỉ thị. Không kể những cuộc viếng thăm của ông E- đen, trước là tổng trưởng Chiến Tranh, và từ năm 1941, Quốc Vụ Khanh phụ trách Ngoại Giao, còn có những cuộc vận động của đại sứ Sir Miles Lam- pson; với giá trị của ông này và vì sức mạnh của hoàn cảnh, ông này đóng vai trò một phái đoàn phối hợp thường xuyên. Quân đội ở Trung Đông gồm một phần lớn những đơn vị của các nước tự trị : Úc, Tân Tây Lan, Nam Phi, các chính phủ ẩy canh chừng gẳt gao việc sử dụng các lực lượng của họ ; cả các đơn vị Ấn Độ cũng chỉ được sử dụng cách nào không có vẻ lạm dụng. Tóm lại, tướng Wayell chỉ huy quân đội qua tất cả những chướng ngại chính trị như vậy.

        Tôi cần phải nói rằng ông chịu đựng được, hết một cách bình tĩnh cao thượng. Thậm chí, ông gửi tổng hành dinh ở lại Le Claire để bị bao vây tứ phía. Ở trung tâm một thảnh phố tấp nập trong bụi bặm, ông ngồi trong một phòng giấy nhỏ nóng như thiêu như đốt, đợi những cuộc can thiệp bên ngoài vào lãnh vực quân sự của ông. Tôi đến gặp ông trong khung cảnh ấy, với ý clú cương quyết cho nước Pháp những vấn đề liên hệ đến nước Anh, trước tiên là vị tư lệnh quân đội của họ.

        Tôi đã cùng tướng Catroux phác họa những kế hoạch sắp thực hiện của chúng ta. Đối với chúng tôi, điều then chốt là cái gì sẽ xảy đến ở Syrie và Liban. Sớm muộn gì chúng ta cũng phải sang hai nước ấy. Ngày nào chúng ta đặt chân lên đây rồi thì nước Pháp sẽ có cơ may góp phần quan trọng vào 11ỗ lực chung. Nếu không thì cơ may đó mất hẳn, kéo theo sự suy sụp của vị thế nước Pháp. Bởi vì, trong trường hợp Trục thắng thì họ sẽ làm bá chủ ở đây cũng như ở chỗ khác. Trái lại, nếu người Anh thắng thì người Anh sẽ chiếm chỗ của chúng ta. Vậy thì uy quyền của Pháp Tự Do phải lan rộng đến Damas và Beyrouth, khi nào tình hình biến chuyển cho phép chúng ta đặt uy quyền ấy ở đây.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 11:07:31 pm »


        Nhưng khi tôi có mặt Le Caire thì cơ hội chưa đến, Chỉ có thể hy vọng rằng nhà cầm quyền và quân đội ở Trung Đông tự mình giải tỏa tình trạng ma trêu quỷ ám đó mà thôi. Vào cuối tháng sáu 1940, có một phong trào đưa từng đội quân sang Palestine, đến nay phong trào ấy đã đổi ra thái độ chờ đợi. Vả chăng, sau ngày đình chiến, Vichy đã giải ngũ nhiều sĩ quan và binh lính để đưa về Pháp. Ngoài ra, trong số những quân nhân và công chức còn ở lại chức vụ. Vichy đã hồi hương, có khi bắt giam những người theo de Gaulle . Tóm lại, phong trào mà Catroux hy vọng sẽ dấy lên khi ông đến Le Caire đã không xảy ra, các hãng thông tin của chúng ta ở Beyrouth và Damas không cho chúng ta biết tin gì để nghĩ rằng phong trào ấy sắp xảy đến.

        Cũng vẫn tinh thần thoái bộ ấy đã làm cho hạm đội Pháp ở Alexanđrie bất động. Từ khi đô đốc Godfroy ký kết với Andrew Cunningham thỏa ước trung lập hóa hạm đội Pháp, những chiến hạm sau đấy vẫn bỏ neo ở vững tầu ; thiết giáp hạm Lorraine ; tuần dương hạm : ne,Stiffren,Tourville ; khu trục hạm : Fortune ; tiềm thủy đĩnh Protée. Thỉnh thoảng có một vài nhân viên bộ tham mưu và thủy thủ trở về với chúng tôi. Nhưng những người khác nghe lời Vichy, đã dùng thời giờ quỷ báu thời chiến này để chửng tỏ cho nhau biết rằng cách phục vụ nước Pháp bị chiếm đóng hữu hiệu nhất là đừng chiến đấu gì cả. Một ngày tháng tư, tôi đi qua bến Alexanđrie để xuống tầu thăm đô đốc Cunningham tôi thấy tim mình thắt lại khí nhìn những tàu chiến đẹp dễ của Pháp nằm ngủ gật và vô dụng ở giữa những chiến hạm Anh đang tấp nập sửa soạn chiến đấu.

        Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận được rằng tình hình chiến sự ở Địa Trung Hải không ảnh hưởng gì đến tâm trạng những người chỉ huy ở Phi Châu và Trung Đông ; bởi thế cho nên tôi tìm cách thử tiếp xúc với họ. Vảo tháng một, tướng Catroux gửi đến Weygand một bức thư tỏ tình thân hữu lân bang. Mặc dầu ảo tưởng rất mong manh nhưng tôi cũng chấp thuận. Chính tôi cũng lên tiếng gọi trên đài phát thanh, ngày 28 tháng chạp 1940 tôi tuyên bố : « Các tướng lãnh Pháp mặc dầu có lỗi gì, nếu đã quyết chỉ rút lưỡi kiếm ra khỏi bao, sẽ là bạn của chúng tôi, chúng tôi không phải là những người độc đoản hay tham vọng. Nếu Phi Châu thuộc Pháp đứng lên để tham chiến, chúng tôi sẽ đem mảnh Đế Quốc nhỏ này sát nhập với Phi Châu làm một. »

        Đến tháng giêng, tôi hỏi ý kiến các nhân viên trong Hội Đồng Phòng Vệ để biết nên có thái độ nào nếu Vichy trở lại cuộc chiến, tôi thấy mọi người cũng nghĩ như tôi, cũng sẵn sàng chấp nhận thống nhất. Ngày 24 tháng Hai, tôi lại gửi thư cho tường Weygand trình bày ý kiến trên dây, mặc dầu ông đã lên án tôi và ông đã có thải độ khiếm nhã đối với bức thư thứ nhất của tôi. Tôi bách thúc Weygand phải nắm lấy cơ hội cuối cùng đế trở lại cuộc chiến. Tôi đề nghị đoàn kết với ông và nói cho ông hiểu rằng nếu ông chấp thuận thì tôi sẽ kính trọng ông và tận tâm với ông. Mặt khác, tướng Catroux không bỏ lỡ cơ hội nào để tỏ tình thân thiện với đô đốc Godfray. Sau hết, đến tháng một, Catroux gửi thư cho các nhân vật ở Trung Đông để tìm cách liên lạc ; ông đã gửi cho ông Puaux, Cao Ủy Trung Đông, tướng Fougère, tổng tư lệnh quân đội, tướng Arlabosse, phụ tá.

        Nhưng, tất cả những cuộc vận động ấy đều không đem lại kết quả gì. Tướng Wevgand khi thì trả lời rằng « Phải đem de Gaulle ra mà xử bắn », khi thì ông nói : « Hai phần ba nước Pháp bị địch chiếm đóng, còn một phần ba thuộc về Hải Lực, điều này còn tồi tệ hơn vì Darlan vẫn luôn luôn cho dò xét ông, ông không thể làm gì được, dù có muốn làm gì cũng phải bó tay ». Còn như đô đốc Godfroy thì ông nhã nhặn tiếp đón thư từ của tướng Catroux, nhưng ông không trả lời. Sau cùng, Arlabosse từ Beyrouth gửi cho Catroux một thư trả lời lịch sự nhưng ướp lạnh. Vả chăng từ cuối tháng chạp, sau tai nạn phi cơ ở Chiappe, đại sứ Puaux. được Dentz thay thế, ông này là sĩ quan bảo thủ và sẵn sàng áp dụng nguyên văn các chỉ thị của Darlan. Sau đó ít lâu, đến lượt Fougere bị thay thế, Verdilhac lên cầm quyền chỉ huy quân sự.

        Trong những điều kiện ấy, chúng tôi chỉ có thể  nghĩ đến việc đặt chân lên Syrie khi nào địch đặt chân lên đấy. Trong khi chờ đợi, chỉ còn cách giao các bộ đội của Legentilhomme cho Wayell để ông này đưa sang Libyc. Tôi đã thỏa thuận điều ấy với vị tư lệnh Anh.

        Đồng thời, tôi dàn xếp với thống chế không quân Longmore, việc tổ chức và sử dụng phi đội nhỏ bé của chúng ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 11:07:59 pm »


        Tôi cần phải nói rằng quân lính của chúng ta đến đây đã gây được một ấn tượng tốt. Tại xứ Trung Đông sôi động này uy danh của nước Pháp đã vang dội hàng mấy thể kỷ nay, bởi thế cho nên quân lính của ta sẵn có tư thế để trở nên những tay thiện chiến, vả chăng người Ai cập tiếp đón niềm nở, có lẽ người Ai còn muốn ân cần với người Pháp, để làm nổi bật sự lạnh nhạt của họ đối với người Anh. Chính tôi cũng được biết sự thích thú ngồi tiếp hoàng thân Mohamed - Ali, anh em họ và thế tự của nhà vua, tôi cũng tiếp xúc với Sikry Pacha, Thủ Tướng và nhiều bộ trưởng trong chính phủ. Còn như những người Pháp ở Ai Cập : bác học gia, sư phạm gia, chuyên viên khảo cổ học, các nhà truyền giáo, doanh gia, thương gia, kỹ sư và nhân viên quản trị Kinh Suez ; phần nhiều họ nhiệt thành giúp đỡ các bộ đội của chúng ta. Từ ngày 18 tháng sáu, họ đã thành lập một tổ chức đáng coi là một trong những rường cột của Pháp Tự Do. Tuy nhiên, có một số đồng bào của ta vẫn xa lánh phong trào. Thỉnh thoảng tôi dạo gót đi chơi tối, trong vườn bách thú Le Caire, đi qua tòa lãnh sự Pháp trông sang vườn bách thú, tôi thấy bóng dáng đăm chiêu những người không theo de Gaulle xuất hiện dưới cửa sổ,tuy nhiên họ vẫn dõi mắt nhìn theo tôi.

        Hai tuần lễ sống ở Soudan, Ai Cập và Palestine đã đem lại ánh sáng cho một vài việc. Nhưng việc chính yếu vẫn chưa được sáng tỏ, lúc này tôi không thể làm gì được. Tôi đành trở về Brazzayille. Dẫu sao thì cũng cần phải phát triển tổ chức khối Trung Phi. Nếu mất Trung Đông thì Trung Phi sẽ là hậu cứ của đồng minh ; nếu không thì chúng ta sẽ dùng làm căn cứ để xuất phát một cuộc tấn công sau này.

        Trong cuộc kinh lý này tôi trở lại thăm Douala, Yaounde, Moroua, Libreville, Port - Gentil, Fort Lamy, Moussoro, Faya, Fada, Abéché, Fort Acham- bault, Bangui, Pointe - Noire. Thiếu thốn thì nhiều nhưng không thiếu trật tự, thiện chí. Các thống đốc : Cournarie ở Cameroun, Lapie ở Tchad, Saint Mart ở Oubangui, Fortune ở Moyen-Congo, Valentin - Smith ở Gabon — ông mới đến thay Parant tử nạn phi cơ. Họ chỉ huy và cai trị trong hoàn cảnh mọi người đều vững tin, người Pháp vẫn tạo được bầu không khí ấy khi họ thỏa thuận với nhau để lập đại nghĩa. Trong lãnh vực quân sự, tôi dành ưu tiên cho việc thành lập gấp rút đạo quân sa mạc của Leclerc. Tôi đưa từ Anh sang cho ông số sĩ quan còn lại của chúng ta và các vật liệu cần thiết mà người Anh chịu cung cấp cho chúng ta. Nhưng từ cuối tháng tư, tôi yên chí rằng sẽ có ngày chúng ta phải hoạt động ở Trung Đông.

        Thật vậy, người Đức đã đặt chân xuống Địa Trung Hải. Ngày 24 tháng tư họ đập tan lực lượng khảng cự của Anh-Hy, quân Nam Tư cũng vừa thua trận. Hẳn là người Anh sẽ tìm cách bấu víu lấy đảo Crete. Nhưng liệu họ có đứng vững được không ? Hầu như chắc chắn rằng địch sẽ từ bờ biển Hy Lạp đưa quân sang Syrie, ít ra là một tiểu phi đội. Sự hiện diện của những phi đội ẩy tại các xứ A Rập sẽ gieo kinh hãi cho dân chúng và sửa soạn cho quân Đức đến. Mặt khác, các phi trường ở Damas, Rayak, Beyrouth, cách Suez và Port- Said chỉ có 500 cây số, sẽ dùng làm căn cứ cho phi cơ Đức đến oanh tạc kênh đào và các ngả đường vào kênh đào.

        Về phương diện ấy thì Darlan không thể từ chối sự bắt buộc của Hitler. Nhưng trong giả thuyết binh sĩ Pháp ở Trung Đông trông thấy phi cơ Luftwaffe (Đức) đậu xuống căn cứ của họ, tôi vuốt ve hy vọng rằng nhiều người sẽ không chịu khoanh tay đứng nhìn và sẽ không chịu buông súng. Trong trường hợp ấy thì mình phải sẵn sàng để đưa tay ra đón tiếp họ. Bởi vậy cho nên tôi đã quyết định đường lối để hành động. Phải đưa thẳng từ Damas sang sư đoàn của Legentilhomme khi nào quân Đức xuất hiện làm cho dân chúng xúc động, thuận lợi cho chúng ta đưa quân vào cứu. Trong giả thuyết ấy, Catroux sẽ tiếp xúc với các nơi, nếu cần thì tiếp xúc cả với Dentz, để lập một mặt trận chung của người Pháp để chống xâm lăng ở Syrie.

        Nhưng những kế hoạch ấy không được người Auh tán thành. Tướng Wayell đang bận bịu với ba mặt trận hiện thời nhất định không muốn mở một mặt trận thứ tư. Ông không cho rằng tình thế đã đến nỗi tồi tệ, ông tin tưởng những bản phúc trình của tổng lãnh sự Anh tại Beyrouth, ông chắc chắn rằng Dentz sẽ đủ sức chống lại quân Đức nếu họ kéo đến. Đồng thời, chính phủ Luân Đôn cũng tìm cách vuốt ve Vichy. Bởi thế cho nên đến tháng hai, Hải Quân Anh đã cho phép tầu Providence chở những người theo de Gaulle từ Beyrouth về Marseille giao cho Vichy, mặc dầu có lời cảnh cáo của tôi. Bởi thế cho nên đến cuối tháng tư, một hiệp ước thương mại đã được kỹ kết với Dentz để bảo đảm việc tiếp tế Trung Đông. Bởi thế cho nên ở Aden vẫn tiếp tục những cuộc điều đình của thống đốc Noailhetas để tiếp tế Djibouti.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 11:08:31 pm »


        Tin tức từ Pháp đưa sang làm cho tôi nghĩ rằng ảnh hưởng Mỹ hẳn là đóng một vai trò nào đó trong chính sách hòa dịu của người Anh. Về phía Vichy thì người ta cho tôi biết rằng Pétain và Darlan đã tìm cách lẩy lòng đô đốc Leahy, đại sứ Mỹ ở Vichy, giữa lúc họ đã bí mật chấp nhận những yêu sách của Hitler. Rồi đến lượt Roosevelt bị ảnh hưởng của những bức điện tin của Leahy, cũng thúc đẩy người Anh phải hòa hoãn. Tôi càng nhận thấy cần phải chuẩn bị hành động ở Trung Đông thì đồng minh của chúng ta lại càng tỏ ra chểnh mảng. Ngày mùng 9 tháng năm, Spears từ Le Caire báo cho tôi biết : « Hiện thời không trù liệu cuộc hành quân nào cho Pháp Tự Do, đối với tôi thì sang Ai Cập lúc này bất lợi, tốt hơn hết là nên quay trở lại Luân Đôn ».

        Tôi tin chắc rằng sự chậm trễ nào chúng ta cũng phải trả giá đắt, bởi thế cho nên tôi nhận thấy cần phải làm cho người Anh xúc động một chút. Ngày mùng 10 tháng năm, tôi gởi điện tín về tòa đại sử Anh ở Le Cairevà bộ tư lệnh để phản đối những « quyết định đơn phương về việc tiếp tế Trung Đông và Djibouti», mặt khác, để phản đối « sự chậm trễ trong việc tập trung quân của Legentilhomme ở Syrie, trong khi mỗi ngày càng thấy rõ dấu hiệu Đức muốn đưa quân vào đây ». Trong những điều kiện như thế tôi không còn muốn đến Le Caire nữa mà từ đây tôi sẽ tập trung mọi nỗ lực của Pháp Tự Do vào miền hồ Tchad. Rồi tôi cho Luân Đôn biết rằng tôi sẽ gọi tướng Catroux ở Le Caire về vì sự có mặt của ông ở đấy trở nên vô ích. Sau hết ông Parr, Tổng lãnh sự Anh ở Brazzayille, đem lại cho tôi bức thư của ông Eđen giải thích chính sách hòa hoãn với Vichy ; tôi trả lời ông, lên án gắt gao chính sách ấy vì tôi biết tin Darlan đã hội đàm với Hitler ở Berchtesgađen, hai người đã kỷ thỏa ước với nhau, sau hết phi cơ Đức đã hạ cánh xuống Damas và Alep.

        Địch cũng đang đánh ván bài lớn của họ, Theo kế hoạch của địch, Thủ Tướng Irak, Rachid Ali Kilani tạo ra tình trạng thù nghịch vào những ngày đầu tháng năm. Người Anh bị bao vây trong các phi trường. Ngày 12 tháng năm, phi cơ Đức đến Syrie và từ đấy bay sang Bagdad. Hôm trước, nhà cầm quyền Vichy đã gửi đến Tel-Kotchek gần biên giới Irak, vật liệu chiến tranh mà ủy ban đình chiến Ý trước đây đã để cho họ kiểm soát. Tất nhiên số vũ khí đó để cho Rachid Ali. Người Anh cật vấn Dentz, ông này chỉ trả lời mơ hồ nhưng không chối cãi những sự việc đã xảy ra. Ông còn nói thêm rằng nếu nhận được lệnh của Vichy cho

        phép quân Đức đổ bộ thì ông cũng phải tuân theo, nói như vậy nghĩa là lệnh đã ra rồi. Quả vậy, người ta biết rằng những bãi biển mà địch dùng để lên mặt đất liền đã được chỉ định từ trước.

        Luân Đôn cho rằng trong những điều kiện ấy thì tốt hơn hết là nên chấp nhận cách nhìn của tôi. Họ đổi ý một cách bất thần và đổi ý hoàn toàn. Ngày 14 tháng năm, ông Eden một đằng, ông Spears ở Ai Cập đằng khác, mời tôi sang ngay, họ nói thẳng ra không cần thớ lợ gì cả. Sau hết, một bức thư của ông Churchill yêu cầu tôi đến Le Caire và đừng rút Catroux về vì phải thực hiện cuộc hành quân nay mai. Tôi rất thỏa mãn vì thái độ của Thủ Tướng Anh, tôi trả lời ông với cảm tình nồng hậu và lần này tôi dùng tiếng Anh. Tuy nhiên, thái độ của đồng minh chúng ta trong việc này khiến cho tôi phải rút ra những kết luận cần thiết. Còn như tướng Wayell thì chính phủ ông ra lệnh cho ông phải hành quân sang Syrie như tôi đã tiên liệu trước đây. Khi tôi đến Le Caire ngày 25 tháng năm, tôi thấy ông có thái độ người buộc lòng phải làm việc ấy. Hẳn là lúc này mất đảo Crete và mặt trận Hy Lạp, công việc của tướng tư lệnh được nhẹ nhàng hơn trước nhiều.

        Tuy nhiên, ngay tại Syrie, mọi việc cũng không được như chúng tôi mong muốn, có lúc Catroux đã tưởng rằng có thể thực hiện kế hoạch của chúng ta và tiến quân vào Damas với lực lượng Pháp Tự Do cũng đủ. Nhưng chẳng bao lâu chúng tôi nhận thấy việc Vichy âm mưu với địch không làm cho quân đội Trung Đông phản ứng nhiều. Trái lại quân đội Trung Đông dàn ra biên giới để chống cự lại Pháp Tự Do và đồng minh, trong khi ấy thì ở phía sau quân Đức có thể di chuyên tự do. Dentz có hơn 30.000 người đầy đủ trọng pháo, phi cơ, thiết giáp, không kể các bộ đội Syrie và Liban ; kế hoạch tiên khởi của chúng tôi dự định tiến vào Damas với 6.000 khinh binh, 8 đại bác và 10 chiến xa, có 2 tá phi cơ yểm trợ, chúng tôi hy vọng rằng sẽ được quân đội tại chỗ ủng hộ và theo luôn ; đến nay kế hoạch ấy không thể áp dụng nguyên vẹn được nữa. Phải có sự phụ lực của người Anh, sẽ có một trận đánh quy mô.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 11:08:58 pm »


        Ít nhất, chúng tôi cũng muốn rằng trận đánh ấy không đến nỗi ác liệt và kẻo dài quá. Đây là một vấn đề phương tiện. Các bạn ở Beyrouth và Damas bảo chúng tôi : « Nếu đồng minh vào Syrie thật đông và từ khắp nơi thì bấy giờ chỉ có một cuộc chiến tranh danh dự. Trái lại, nếu các bộ đội Trung Đông chỉ thấy có những lực lượng ít ỏi, trang bị sơ sài thì điều đó tai hại cho lòng tự ái của họ, những cuộc giao tranh sẽ ác liệt về vấn đề này, tôi với Catroux đã nhiều lần hội đàm với Wayell. Chúng tôi hối thúc ông đưa quân vào Trung Đông, không những bằng phía Nam, theo ngả Palestine, mà còn bằng phía Đông, theo ngả Irak, ở đây người Anh đang tìm cách khống chế Rachid Ali. Chúng tôi yêu cầu vị tư lệnh tung ra bốn sư đoàn, trong số đó có một sư đoàn thiết giáp và cho Không Lực Hoàng Gia hoạt động trên không phận Syrie. Chúng tôi yêu cầu ông cung cấp cho Legentilhomme những phương tiện còn thiếu : xe chuyên chở và yểm trợ pháo binh.

        Hẳn là tướng Wayell không thiếu thông minh chiến lược. Vả chăng ông cũng muốn thỏa mãn chúng ta. Nhưng vì ông mắc bận với chiến trường Libye và có lẽ vì những bức điện văn bách thúc của ông Churchill mà ông thấy ảnh hưởng của chúng ta, cho nên ông phản đối chúng ta bằng một thứ thuận ý thụ động, ông chỉ dành cho mặt trận Syrie một số lực lượng tối thiểu cần thiết, không thể nào làm cho ông đổi ý được, ông chỉ đưa ra mặt trận, dưới quyền chỉ huy của tướng Wilson, một sư đoàn Úc Châu và một lữ đoàn kỵ binh đi đường ven biển Tyr-Saida, một lữ đoàn khinh binh tiến theo đường Kuneitra và Merdjayoun, một lữ đoàn Ấn Độ giao cho Legentilhomme, tiến vào Damns bằng ngả Deraa. Sau này Wayell cho thêm hai đại đội Úc Châu. Sau hết, một chi đội Ấn Độ đánh từ Irak sang. Tất cả lực lượng ấy được 60 phi cơ yểm trợ ; nhiều loại tầu chiến tiến dọc theo ven bờ biển để phụ lực với các cuộc hành quân trên mặt đất. Tổng cộng, quân đồng minh đưa vào chiến trường ít lực lượng, không tương đương với số lực lượng địch ở đây. Tuy nhiên, cũng đành phải hoạt động trên những căn bản yếu kém ấy để giải quyết cho xong việc Trung Đông. Đã có quyết định tối hậu, màn bi kịch bắt đầu.

        Ngày 26 tháng năm tôi đến Kistina thanh sát các bộ đội Pháp Tự Do, bây giờ đã tập trung vào một nơi, nhưng sự trang bị vẫn thiếu thốn. Legentilhomme đưa tôi đi thăm 7 đại đội, một liên đội chiến xa, một giàn hỏa pháo, các đơn vị dịch vụ. Vào dịp này tôi trao tặng những huy chương Giải Phóng đầu tiên trong các trận đánh Libye và Erythrée. Tiếp xúc với sĩ quan và binh lính, tôi nhận thấy họ cũng có tâm trạng như tôi: buồn rầu và ghê tởm vì phải đánh lại người Pháp; công phẫn vì Vichy đã dùng kỷ luật để làm lạc hướng các bộ đội ; tin chắc rằng phải tiến tới, phải chiếm lấy Trung Đông để mọi người quay súng lại đánh địch. Ngày 21 tháng năm, đại tá Collet, một sĩ. quan có tài và can đảm phi thường, vượt biên giới, mang một phần lực lượng của ông về theo chúng tôi. Ngày mùng 8 tháng sáu, Pháp Tự Do và quân đội Anh tiến quân dưới cờ đồng minh, Wayell và Catroux đồng ký lệnh cho quân sĩ chỉ dùng đến võ khí khi nào bị công kích. Một đài phát thanh đặt ở Palestine từ mấy tuần nay, các đại úy Schmittlein, Coulit và Repiton dùng lời thân hữu khuyến dụ đồng bào không nên coi Pháp Tự Do là cừu địch. Nhưng con đường đã vạch rồi, chúng ta phải đi. Trên một bản tuyên ngôn đọc trước công chúng, tôi nói rõ lập trường của tôi không để chút nghi ngờ nào nữa.

        Vả chăng, tôi phải quyết tâm thực hiện mau chóng và đến nơi đến chốn, vì đã có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng Vichy và có lẽ Trục muốn tấn công Phi Châu của Pháp Tự Do. Theo tin tức tình báo của chúng tôi thì, trong những cuộc hội đàm Berchtesgađen ngày 11 và 12 tháng năm, Hitler đã bắt buộc Darlan phải trao cho quân Đức các phi trường và hải cảng ở Syrie, phải để thủy lục không quân Đức sử dụng Tunis, Sfax và Gabès, phải chiểm lại lãnh thổ Trung Phi bằng lực lượng của Vichy. Thông tín viên của chúng ta còn nói thêm rằng Weygand từ chối không chịu để cho Đức vào Tunisie, không chịu tấn công các lãnh thổ Pháp Tự Do, nại cớ không bảo được cấp dưới nghe theo. Nhưng nếu Hitler đã quyết chí thực hiện kế hoạch thì lời phản kháng của Weygand chẳng có bao nhiêu sức nặng vì cùng kỳ lý Weygand cũng chỉ có thể, theo lời Thống Chế, xin từ chức mà thôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 11:09:29 pm »


        Bởi thế cho nên chúng tôi phải sẵn sàng để trả đũa một cuộc tấn công. Phi cơ Đức đến Syrie gây xúc động mạnh trong một vài giới ở Côte d‘Ivoưe, Dahomey. Togo, Niger : Larminat lợi dụng tình trạng ấy, sẵn sàng để tiến quân vào những nơi ấy nếu có cơ hội thứ nhất. Chính tôi cũng chỉ thị cho ông biết đường lối phải theo. Mặt khác, tôi hỏi chính phủ Anh sẽ làm gì trong trường hợp Vichy muốn tấn công Tchad chẳng hạn, có hay không có quân Đức phụ lực ; chính phủ Anh, qua bức thư của ông Eden, cho tôi biết rằng sẽ giúp tôi chống cự bằng đủ mọi phương tiện có thể sử dụng được. Sau hết, chúng tối đã làm cho người Mỹ để ý trực tiếp đến sự an ninh của Phi Châu thuộc Pháp Tự Do. Ngày mùng 5 tháng sáu, tôi trao cho bộ trưởng Mỹ qua Le Caire một giác thư nói rõ rằng Phi Châu sẽ có ngày phải dùng làm căn cứ khởi binh của người Mỹ để giải phóng Âu Châu, tôi đề nghị Hoa Thạnh Đốn đưa ngay lực lượng không quân đến Cameroun, Tchad và Congo. Bốn ngày sau, lãnh sự Hoa kỳ ở Leopold ville đến thăm tướng Larminat và thay mặt chính phủ hỏi ý kiến ông về tình hình Trung Phi thuộc Pháp ; nếu cao ủy Larminat cho rằng có sự đe dọa thì cứ cho biết Cần sự viện trợ trực tiếp nào, nhất là về phương diện vũ khí. Mặc dầu có chuẩn bị để phòng thủ thành lũy Trung Phi, mặc dầu thấy Trục và đồng minh của họ đang nỗ lực lớn ở Phi Châu, nhưng tôi vẫn nóng lòng muốn cho Trung Đông thoát vòng đe dọa của quân Đức và Vichy.

        Trong khi người Anh và Pháp Tự Do sẵn sàng để hoạt động chung trên bình diện quân sự, thì phía sau đã hiện rõ cuộc cạnh tranh chính trị. Xung quanh các bộ tham mưu Anh, tòa đại sứ Anh ở Le Caire, tòa Cao Ủy Anh ở Jerusalem, qua các thông cáo của Bộ Ngoại Giao Anh gửi cho đại diện của chúng ta : Cassin, Pleven, Dejean, qua các nhật trình, nhất là tờ Palesiine Post, chúng ta đã có thể thấy sự hoạt động tới tấp của các nhân viên chuyên trách, họ đem áp dụng tại Syrie những chương trình hành động đã được sửa soạn từ lâu. Các biến cố đã đem lại cho người Anh thế thượng phong chánh trị, quân sự và kinh tế, tất nhiên họ không quên khai thác để thủ lợi.

        Nhất là khi đã vào Damas và Beyrouth chúng ta cũng không thể giữ được tình trạng như trước khi xảy ra những biến cố này. Những đảo lộn gây ra vì cuộc bại trận 1940, cuộc đầu hàng của Vichy, cuộc vận động của địch, tất cả những biến cố ấy khiến cho Pháp Tự Do phải có lập trường mới đối với Trung Đông để trả lời vào tình trạng sự vật biến chuyển mạnh mẽ. vả chăng, chúng tôi cũng thấy rõ rằng sau khi chấm dứt chiến tranh chúng ta không giữ quyền ủy trị ở đây nữa. Chúng ta có muốn giữ quyền ấy, dân chúng A Rập và nhu cầu quốc tế cũng không cho phép. Để thay thế cho chế độ ủy trị, trên pháp lý cũng như ngoài thực tế, chỉ có thể trao trả độc lập cho các xứ ấy, sự hiện diện lịch sử và quyền lợi của nước Pháp sẽ được bảo đảm. Vả chăng những thỏa hiệp ký ở Ba Lê năm 1936 với Syrie và Liban đều hướng về mục tiêu ấy. Những thỏa hiệp ấy tuy chưa được phê chuẩn nhưng lấy lương tri và hoàn cảnh mà xét thì chúng ta cũng thấy đó là những hành động khôn ngoan.

        Bởi thế cho nên chúng tôi đã quyết định rằng khi đặt chân lên đất Syrie và Liban, Pháp Tự Do sẽ tuyên bố là quyết tâm chấm dứt chế độ ủy trị và ký những thỏa ước với các quốc gia đã lấy lại được chủ quyền. Khi nào còn chiến tranh ở Trung Đông, tất nhiên chúng ta giữ quyền tối cao của một nước thừa ủy trị, đồng thời, chúng ta chu toàn nhiệm vụ của nước ấy. Sau hết, lãnh thổ Syrie và Liban nằm trong vùng hành quân ở Trung Đông, người Anh hơn trội hẳn chúng ta về phương tiện, bởi vậy, chúng ta chấp nhận bộ chỉ huy Anh điều động toàn thể chiến lược để chống kẻ thù chung.

        Nhưng chúng tôi nhận thấy người Anh còn muốn đòi hỏi nhiều hơn thể. Ván bài của họ nhằm đặt quyền lãnh đạo của người Anh lên toàn cõi Trung Dông, tại Luân Đôn họ có những cơ quan đầu não chắc chắn, tại chỗ, họ có những toán người thiếu hẳn lương tâm nhưng không thiếu phương tiện, bộ Ngoại Giao có khi phải buồn rầu với toán người ấy nhưng vẫn dung túng, Thủ Tướng Anh có những hứa hẹn mơ hồ và những xúc động có tính toán để che đậy ý muốn kín đáo của ông. Như vậy, chính sách của người Anh nhằm cố gắng khi thì âm thầm khi thì mạnh bạo để thay thế người Pháp ở Damasvà Beyrouth.

        Chính sách của họ là dùng cách bới bèo ra bọ, họ đưa ra luận điệu nhờ có họ tiếp tay mà Pháp chịu trao trả Syrie và Liban những quyền hành nào đó. họ khuyến khích các chính phủ địa phương đưa ra những đòi hỏi gắt gao, sau hết họ đứng sau lưng người bản xứ khi người bản xứ khiêu khích người Pháp. Đồng thời họ dùng người Pháp làm cái mộc đỡ đạn cho họ, họ vận động dư luận địa phương và quốc tế chống đối người Pháp để che lấp sự phẫn nộ của dân chúng phản đối họ xen lấn vào nội bộ của các xứ A Rập khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 11:10:18 pm »


        Quyết định hành động chung để tiến vào Syrie vừa được ký kết, người Anh đã để lộ ẩn ý của họ. Catroux đang sửa soạn một bản tuyên ngôn công bố nền độc lập của Syrie thì Sir Miles Lampson yêu cầu tuyên ngôn nhân danh cả nước Anh lẫn Pháp Tự Do. Tất nhiên, tôi phản đối. Bấy giờ vị đại sứ mới cố năn nỉ để bản văn nói đến sự bảo đảm mà người Anh có thể mang lại cho sự hứa hẹn của chúng tôi. Tôi từ chối, lấy lệ rằng lời nói của nước Pháp không cần phải có sự bảo đảm của nước ngoài. Ngày mùng 6 tháng sáu, ông Churchill gửi điện tín cho tôi trước khi lên đường, tỏ lời chúc mừng thân hữu, ông còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự bảo đảm kỳ dị ấy. Tôi trả lời câu chúc tụng của ông, chứ không trả lời ý muốn của ông. Rất dễ nhận thấy người Anh muốn tạo ra cảm tưởng rằng, người Syrie và Liban mà đạt được độc lập là nhờ có nước Anh, và sau đấy họ sẽ đứng làm trọng tài để phân xử chúng ta và Trung Đông. Sau cùng, bản tuyên ngôn của tướng Catroux được làm theo ý muốn của chúng tôi. Nhưng sau đó, chính phủ Luân Đôn công bố một bản khác riêng rẽ và nhân danh nước Anh.

        Đó là những kỷ niệm ác độc mà cuộc hành quân ấy đã gợi lại cho tôi. Tôi lại thấy mình đi lại giữa tổng hành dinh của tôi ở Jerusalem và nơi các bộ đội của chúng ta tiến vào Damas, hay đến thăm thương binh tại trạm cứu thương Anh- Pháp của bà Spears và bác sĩ Fruchaud. Dần dần tôi biết tin nhiều chiến sĩ ưu tú của ta đã phải ở lại giữa đường: thí dụ : tướng Legentilhomme bị thương nặng, đại tá Génin và hải quân thiếu tá Dẻtroyat bị giết, các thiếu tá de Chivignẻ, de Bois- soudy, de Villoutreys đều bị trọng thương, phía bên kia cũng nhiều người ngã gục dưới hỏa lực của chúug ta, nhiều trận đánh đẫm máu xảy ra tại Litani ngày mùng 9 và mùng 10 tháng sáu, Kiswa ngày 12,Kuneitra và Ezrna ngày 15 và 16, người Pháp cả hai phe và người Anh xác chết lẫn lộn ; tôi phải bồn chồn mà mến trọng và thương xót những người chỉ vì tự ái mà chống đối chúng tôi. Trong khi địch chiếm đóng Ba Lê; tấn công Phi Châu và xâm nhập Trung Đông, anh em nhà đem can đảm ra đương đầu với một cuộc tranh chấp huynh đệ tương tàn do Hitler thủ xướng, điều ấy đối với tôi quả là một sự phi phạm ghê gớm.

        Nhưng tới càng nghẹn ngào vì đau khổ, tôi càng thêm quyết chỉ làm cho xong việc này. Vả chăng, binh sĩ Pháp Tự Do cũng nghĩ như tôi, không có một người nào chịu bỏ cuộc. Các đồng bào của chúng ta sống ở Ai Cập cũng nghĩ như vậy trong một buổi họp kỷ niệm ngày 18 tháng sáu tại Le Caire, mọi người đồng thanh hoan hô bài diễn văn của tôi.

        Ngày hôm ấy người ta tưởng rằng Dentz có thể  chấm dứt một cuộc chiến tranh tồi tệ. vả chăng ông ta cũng không còn hy vọng gì. Quả vậy, Vichy gửi Benoist-Méchin sang Ankara xin viện binh cho Trung Đông đã gặp sự từ chối. Mặt khác Rachid Ali thua ở Irak và phải chạy sang nước Đức ngày 31 tháng năm, như vậy đồng mình sẽ có cửa vào Syrie bằng bãi sa mạc và sông Euphrate. Do đó, người Đức không muốn gấp rút đưa thêm lực lượng sang các xứ A Rập, Trái lại, những phi cơ của địch ở đây đều đưa trở về Hy Lạp. Số viện binh duy nhất mang sang Trung Đông từ ngày khởi chiến là hai tiểu phi dội Pháp đưa từ Bắc Phi sang qua ngả Athènes, phi đội này được quân Đức tiếp đón và tiếp tế. Bất thần có tin từ Hoa Thịnh Đốn cho biết rằng ông Conty, giám đốc chính trị tại phủ Cao ủy Trung Đông, ngày 18 tháng sáu, đã yêu cần tổng lãnh sự Mỹ ở Beyrouth liên lạc với người Anh để biết gấp điều kiện chấm dứt tình trạng thù nghịch với họ và Pháp Tự Do.

        Từ ngày 13 tháng sáu, tôi đã cẩn thận cho ông Churchill biết trước những căn bản nào theo tôi có thể kỷ kết cuộc đình chiến tương lai. Trong cuộc hội họp ngày 19 tháng sáu, tại nhà Sir Miles Lampson có sự tham dự của Wayell và Catroux, tôi cũng nhắc lại ý kiến ấy trong một bản văn định rõ điều kiện có thể chấp thuận được cho cả hai phe lâm chiến. Tôi viết : « Cuộc điều đình phải dựa trên những căn bản : đối xử với quân nhân và công chức trong điều kiện danh dự, Anh quốc bảo đảm chủ quyền và quyền lợi của nước Pháp ở Trung Đông ; Pháp Tự Do đại diện cho nước Pháp tại Trung Đông.» Tôi nói rõ rằng « tất cả quân nhân, công chức và gia đình họ đều được phép ở lại Trung Đông nếu họ muốn ở lại, nếu không họ sẽ được hồi hương sau ». Nhưng tôi nói thêm rằng « mọi biện pháp phải được đồng minh thi hành để sự lựa chọn được hoàn toàn tự do. » Sau hết, để trả lời những tin đồn đại do Vichy tung ra, tôi tuyên bố rằng « chưa bao giờ tôi đưa ra tòa những bạn đồng ngũ đã nghe lệnh trên mà đánh lại tôi, hiện thời tôi không hề có ý làm như vậy ». Chính những điềm cốt yếu đó đã được người Anh chấp thuận ngay tại chỗ, họ gửi điện văn ngay về Luân Đôn để đánh sang Hoa Thịnh Đốn và từ Hoa Thịnh Đốn gửi đến Beyrouth.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 11:10:37 pm »


        Bởi thế cho nên ngày hôm sau tôi có một cảm tưởng khó chịu khi tôi nhận được bản văn chính thức của chính phủ Anh không đúng với những sự kiện tôi đề nghị. Họ cũng không nói đến Pháp Tự Do, họ làm như đề nghị với Dentz trao Syrie cho nước Anh ! Ngoài ra, họ cũng không nói đến những điều tôi đã dự liệu để khỏi bắt buộc quân nhân và công chức Trung Đông phải hồi hương một loạt ; tôi thì tôi muốn giữ lại càng nhiều càng hay. Tôi gửi cho ông Eden một kháng thư và báo trước cho ông biết rằng tôi chỉ kể đến những điều kiện đã thỏa thuận ngày 19 tháng 6, và không biết đến những điều kiện nào khác. Sự dè dặt ấy có tầm quan trọng của nó, sau này người ta sẽ thấy.

        Vì những lý do nào Vichy đợi đến hơn 3 tuần lễ mới quyết định dứt khoát điều đình khi chỉnh họ có ý muốn điều đình trước ? Tại sao lại tiếp tục những cuộc giao tranh không thể thay đổi được gì, ngoại trừ tổng số tổn thất? Tôi chỉ tìm ra lời giải thích khi người Đức mở cuộc tấn công vào nước Nga. Ngày 22 tháng sáu, sau ngày lãnh sự Hoa Kỳ Ở Beyrouth trao thư trả lời của Anh quốc cho vị cao ủy Pháp, Hitler tung quân sang Nga tiến về Mạc Tư Khoa, ông ta thấy có lợi hiển nhiên khi càng cầm chân được nhiều lực lượng địch ở Phi Châu và Syrie càng hay. Rommel lãnh trách nhiệm ấy ở một phía, phía kia là phần của những lực lượng Pháp Vichy ở Trung Đông.

        Tuy nhiên, ngày 21 tháng sáu, sau một trận giao tranh kịch liệt ở Kiswa, các bộ đội của chúng ta tiến vào Damas. Catroux vội vàng tới nơi. Ngày 23 tôi cũng đến nơi. Đêm hôm ấy, phi cơ Đức đến oanh tạc thành phố, giết hại hàng trăm người trong khu phố công giáo, bằng cách ấy họ chứng tỏ sự cộng tác với Vichy. Nhưng chúng tôi vừa vào đến nơi thì có nhiều tin đáng lo ngại về thái độ của người Anh gửi đến từ Hauran, Djebel, Druze, Palmyre, Djezưeh. Không nên để mất thời giờ, cần phải chứng tỏ ngay rằng sự tan rã của Vichy không phải là dấu hiệu nước Pháp thụt lùi, cần phải xác định quyền hành của chúng ta.

        Ngày 24 tháng sáu, tôi hồ nhiệm tướng Catroux làm tổng đại lý toàn quyền ở Trung Đông và ấn định mục tiêu đặc vụ của ông : « Tái lập một tình trạng nội bộ và kinh tế càng gần với tình trạng bình thường càng hay trong khi chiến tranh còn tiếp diễn ; điều đình với các đại diện có uy tín của dân chúng những thỏa ước tái lập nền độc lập và chủ quyền của các quốc gia Trung Đông và thiết lập sự đồng minh của các quốc gia ấy với nước Pháp ; giữ việc quốc phòng chống quân thù ; hợp tác với đồng minh trong cuộc hành quân ở Trung Đông,» Trong khi chờ đợi sự áp dụng những hiệp ước sau này, tướng Catroux đảm lãnh « toàn thể quyền hành và trách nhiệm của một Cao Ủy Pháp ở Trung Đông». Còn như việc điều đình thì phải thực hiện với những «chánh phủ được tấn phong bởi các quốc hội thực sự đại diện cho toàn thể dân tộc và hội họp ngay khi nào có thể được ; khởi điểm cho việc điều đình là các thỏa ước 1936 ». Như vậy, « quyền ủy trị trao cho nước Pháp ở Trung Đông sẽ được đưa đến chỗ hoàn tất và sự nghiệp của nước Pháp vẫn tiếp tục ».

        Thời kỳ tôi ở Damas tôi tiếp xúc vời đủ mặt nhân sĩ, các giới tôn giáo và hành chánh, một số người rất đông đảo. Qua thói quen thận trọng ở Đông Phương, người ta có thể nhận thấy dân chúng đã thừa nhận chúng ta đại diện cho quyền hành của nước Pháp ; người Đức đã thất bại trong kế hoạch tiến chiếm Syrie, điều đó có lợi cho chúng ta; sau hết, mọi người chờ đợi chúng ta tái lập guồng máy công quyền và thành lập chính phủ mới. Tướng Catroux với sự hiểu biết sâu xa người và vật xứ này sẽ thực hiện trật tự tiếp tế, y tế xã hội, nhưng ông sẽ đành nhiều thời giờ để bồ nhiệm các bộ trưởng.

        Vả chăng, thảm kịch đã đến ngày kết thúc. Ngày 26 tháng sáu, tướng Legentilhomme tuy bị thương nặng nhưng vẫn cầm quyền chỉ huy, ông chiếm Nebeek, và ngày 30, đầy lui một cuộc phân công tối hậu. Một đơn vị Ấn Độ từ Irak vượt sông Euphrate ngày mùng 3 tháng bảy, qua cầu Deư-ez-Zor, tiến về Alep và Homs. về phía ven biển ngày mùng 9, người Anh tiến tới Damour và về phía Đông, tiến tới Zezzin. Ngày mùng 10 tháng bảy, Dentz đưa hết tầu chiến và phi cơ sang Thổ Nhĩ Kỳ để chịu giam cầm ở bên ấy. Sau ông ta xin ngưng chiến và được đồng minh chấp thuận. Hai bên thỏa thuận đưa đặc sứ toàn quyền đến họp ở Saint-Jean-d‘Acre ba ngày sau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 11:11:34 pm »


        Nhiều dấn hiệu cho tôi biết rằng kết quả đạt được trong cuộc hội đàm này sẽ không phù hợp với quyền lợi của nước Pháp. Hẳn là ngày 28 tháng sáu tôi đã cảnh cảo ông Churchill rằng « thái độ của nước Anh đối với chúng tôi về vấn đề  Trung Đông sẽ có tầm quan trọng cực lớn đối với cuộc đồng minh Anh-Pháp.» Hẳn là tôi đã yêu cầu được cho tướng Catroux có mặt tại cuộc thương nghị. Hẳn là các đại lý của chúng ta ở Luân Đôn đã nhận được chỉ thị minh bạch về cách thiết lập quyền hành của chúng ta ở Trung Đông để họ sử dụng làm tài liệu vận động ngoại giao. Nhưng tình hình không thuận lợi cho chúng ta, điều kiện đinh chiến của ông Eden với tướng Dentz, bầu không khí của các cơ quan quân sự và hành chảnh Anh, tướng Wayell vừa được chỉ định lảm phó vương bên Ấn Độ, ông vừa rời khỏi Le Caire, người kế vị ông là Auchinleck chưa tới nơi, như vậy cửa vẫn mở rộng cho những người «thân Ả Rập ». Sau cùng, hiệp ước đình chiến cũng được ký kết giữa Wilson và Verđilhac. Tôi không có cách nào giới hạn sự thiệt hại khác cách bay lên mây cao và từ đó đưa ra một thỏa ước không ràng buộc gì cả và lúc nào thuận tiện thì sẽ xẻ bỏ.

        Đám mây ấy là Brazzayille. Tôi ở yên Brazzayille trong khi tại Saint-Jean-d‘Acre người ta đang thiết lập bản thỏa ước mà nội dung cũng như hình thức vượt hẳn cả cái gì tôi cho là tồi tệ nhất.

        Quả vậy, bản văn của thỏa ước có nghĩa là chuyên giao một cách đơn thuần vá giản dị hai nước Syrie và Liban cho người Anh. Không có một chữ nói đến quyền của nước Pháp hiện tại cũng như tương lai. Không nói gì đến các quốc gia Trung Đông. Vichy nhượng hộ hết cho nước ngoài để đổi lấy một điều duy nhất là hồi hương toàn thể quân đội, tối đa công chức và công dân Pháp. Như vậy, tướng de Gaulle sẽ khó mà tăng cường lực lượng và giữ được địa vị của nước Pháp ở Trung Đông.

        Khi ký bản án đầu hàng ấy, Vichy tỏ ra trung thành vởỉ xu hướng suy vong của mình. Nhưng người Anh thì như mở cờ trong bụng. Họ làm ra vẻ không biết đến đồng minh Pháp Tự Do của họ ngay trên văn tự, tuy rằng Pháp Tự Do đã có sáng kiến và cộng tác với họ để đạt mục tiêu chiến lược, họ lợi dụng cái bề ngoài bỏ liều của Vichy để áp đặt bộ máy chỉ huy quân sự của họ vào quyền hành vừa được Dentz trao cho ở Beyrouth và Damas. Ngoài ra họ cũng đồng ý để các bộ đội rời khỏi Trung Đông càng sớm càng hay. Theo thỏa ước thì các bộ đội sẽ được tập trung lại để đưa xuống tầu của Darlan gửi sang. Hơn thế, người Pháp Tự Do bị cấm ngặt không được tiến xúc với bộ đội và tìm cách dụ hàng, Vật liệu quân nhu để lại sẽ giao cho người Anh. Sau hết, những bộ đội đặc biệt, nghĩa là người Syrie và Liban vẫn trung thành với nước Pháp, thậm chí Vichy không dám dùng họ để đánh chúng ta trong những trận mới đây, những lực lượng ấy phải trao nguyên vẹn cho người Anh.

        Trước khi biết rõ chi tiết, tôi căn cứ vào những lời chỉ dẫn đã gọt gạnh bớt đi như thế do đài phát thanh Luân Đôn loan đi, tôi tuyên bố rằng tôi không thừa nhận thỏa ước Saint-Jean d‘ Acre. Sau đó, tôi đi Le Caire, trên mỗi trạm dừng chân trên đường về tôi nói cho các thống đốc và các nhà quân sự Anh biết rằng việc này rất nghiêm trọng. Tôi đã nói như vậy với tướng Sir Arthur Huddleston thống đốc Soudan ở Khartoum, với thống đốc Kampala, với một nhân vật ở Ouadi-Halfa, bởi vậy cho nên tôi đến đâu là có điện tín báo động trước. Ngày 21 tháng bảy, tôi tiếp xúc với ông Olivier Lyttelton, bộ trưởng chính phủ Anh vừa được phái sang Le Caire để cứu xét toàn bộ các vấn đề của nước Anh ở Trung Đông.

        Lyttelton là người dễ thương, điềm đạm, linh lợi và cỏi mở, ông không muốn khỏi sự đặc vụ của ông bằng một biến cố lớn. Ông tiếp tôi với thái độ lúng túng. Tôi có gắng tránh những phút gắt gỏng, tôi lạnh lùng tuyên bố với ông :

        — Nhờ cuộc hành binh chung mới rồi, chúng ta đã chiếm được lợi thế chiến lược đáng kề. Như vậy là chúng ta thanh toán được ở Trung Đỏng một chướng ngại mà tình trạng lệ thuộc của Vichy vào phe Trục đã tạo ra cho chúng ta ở mặt trận Trung Đông. Nhưng tôi cần phải nói rằng thỏa ước của ông mới ký với Dentz không thể nào chấp nhận được. Tại Svrie và Liban, quyền hành không thể chuyển giao từ tay người Pháp sang tay người Anh. Chỉ có Pháp Tự Do là người duy nhất có tư cách đảm lãnh quyền hành ấy cho nước Pháp. Mặt khác, tôi cần tập kết càng nhiều càng hay những bộ đội vừa chống cự chúng tôi. Việc hồi hương cấp tốc toàn khối binh sĩ, việc tập trung họ lại và cô lập họ ở một nơi như vậy làm cho tôi không có cách gì thu phục được họ. Tóm lại, người Pháp Tự Do không thể chấp nhận tình trạng bị cô lập đối với một nguồn nhân lực khả dĩ tăng cường lực lượng chiến đấu, nhất là Pháp Tự Do không chấp nhận rằng nỗ lực chung Anh Pháp đưa đến kết quả là để các ông áp dặt quyền thống trị lên Damas và Beyrouth.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM