Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:33:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37407 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:25:48 pm »


        Người Anh đang trải qua những cuộc thử thách như vậy, sự giao thiệp với họ không có gì là dễ dàng. Họ đang tập trung nỗ lực vào những vấn đề  của họ, công việc riêng của chúng ta đối với họ chỉ có tính cách quầy rầy không phải lúc. Ngoài ra, họ càng có ý muốn sáp nhập luôn chúng ta vào với họ cho rảnh chuyện đừng làm rắc rối thêm cho họ. Quả vậy về phương diện hành chánh cũng như chánh trị còn giản tiện hơn việc coi Pháp Tự Do cũng như những yếu tố hội nhập với lực lượng của người Anh chứ không phải coi như bọn đồng minh tham vọng và yêu sách nọ kia. Vả chăng trong thời kỳ cuộc chiến đã ổn định này, nhu dụng phẩm khan hiếm, các giới chỉ huy ở Luân Đôn ít nghiêng về sự cái cách hay giải quyết dứt khoát vấn đề gì. Đối với những vấn đề cấp bách nhưng nan giải, các bộ tham mưu và các bộ trong chánh phủ đều theo chính sách đế lòng dòng và chống bảng nhau về quyền hạn, trong khi chính phủ bị Quốc Hội và báo chí chỉ trích, khó mà dung hòa mọi ý kiến để đưa ra quyết định. Một hôm ông Churchill bảo tôi: « Ông có biết thế nào là một sự liên hiệp không ? Đó ! Nội các Anh là một mẫu liên hiệp đó ».

        Tuy nhiên, đối với Pháp Tự Do thì cái gì cũng cần gấp. Sau những thực hiện ngẫu hứng mùa hạ và mùa thu, trước khi thực hiện những công việc mới vào mùa xuân, chúng tôi cần được người Anh giúp đỡ những phương tiện cần thiết trong khi vẫn giữ được tỉnh cách độc lập hành động đối với họ. Do tình trạng đó mà xảy ra nhiều sự xích mích.

        Nhất là tổ chức của chúng ta có tính cách lưu động và phức tạp làm cho người Anh phần nào thận trọng, vả chăng tính cách ấy cũng làm cho tổ chức dễ bị ngoại nhân chi phối. Pháp Tự Do tuyển dụng một cách hấp tấp và lẻ tẻ từng người một, tất nhiên khó lòng thực hiện được sự quân bình nội bộ. Tại Luân Đôn, mỗi loại: quân đội, hải quân, không quân, tài chánh, ngoại giao, hành chánh thuộc địa, thông tin, liên lạc với nước Pháp đều được thành lập và hoạt động với thành tâm thiện chí đáng khen. Nhưng thiếu kinh nghiệm tổ chức nhất trí, mạch lạc. Ngoài ra nhiều người có đầu óc phiêu lưu hay không chịu uốn mình vào quy luật và thể thức một cơ quan công quyền, làm cho guồng máy trục trặc. Như khi tôi ở Phi Châu, André Labarthe đã rời khỏi cơ quan hành chánh và đô đốc Muselier đã gặp nhiều khó khăn với các cơ quan khác. Tại « Carlton Gardens » đã xảy ra nhiều xích mích cá nhân và nhiều bi hài kịch hành chánh làm cho những người tình nguyện của chúng ta bực mình và các đồng minh của chúng ta lo ngại.

        Từ khi tôi về, vào cuối tháng một, tôi cố gắng lập lại trật tự cho người và việc. Nhưng vừa bắt đầu cuộc tổ chức lại ấy thì gặp ngay khó khăn gây nên bởi một lỗi lầm tai hại của chính phủ Anh, chính phủ Anh cũng bị cơ quan tình báo báo cáo lầm lạc.

        Con sốt chiến tranh ám ảnh nước Anh làm nảy sinh rất nhiều cơ quan thông tin và an ninh. «Tình báo» đối với người Anh vừa là một cái thú say mê vừa là một cơ quan nhà nước, tất nhiên họ phải để tai mắt theo dõi hành vi của Pháp Tự Do. Họ dùng những người có thiên tài thật nhưng họ cũng dùng những người có thiên tài giả. Căn cứ vào lời xúi giục của một vài nhân viên không đáng dùng. Nội Các Anh bất thình lính gây cho Pháp Tự Do một vết thương chỉ thiếu điều làm độc.

        Chiều ngày mùng 1 tháng giêng, tôi đang ở nhà với vợ con tại Shropshưe, ông Eden cho mời tôi lại ngay bộ Ngoại Giao, ông mới thay thế Lord Halifax được bổ nhiệm đại sứ Mỹ. Sáng hôm sau tôi trực tiếp đến gặp ông. Khi ngồi tiếp tôi, Eden để lộ nhiều dấu hiệu tức giận ; ông nói : « Đã có chuyện tệ hại. Chúng tôi vừa thâu lượm được bằng chứng đô đốc Muselier liên lạc bí mặt với Vichy ; ông ta định thông báo cho Darlan biết kế hoạch hành binh ở Dakar giữa lúc đang sửa soạn, ông ta định giao cho Darlan chiếc tầu Surcouf. Thủ Tướng được báo tin đã ra lệnh bắt giam đô đốc. Nội Các đã chấp thuận để ông hành động. Muselier bị tống giam rồi. Chúng tôi không giấu giếm việc khốn nạn này sẽ làm xúc động người Anh và cả người Pháp nữa thế nào. Nhưng chúng tôi không thể không hành động ngay ».

Ông Eden đưa ra những tài liệu dùng làm bằng chứng để buộc tội. Đây là những điệp văn đánh máy trên giấy có tiêu đề và có dấu đóng của Tòa Lãnh Sự Pháp ở Luân Đôn — Tòa này vẫn có một công chức của Vichy — điệp văn có chữ ký của tướng Rozoy trước đây là Trưởng phái đoàn Không Quân và mới hồi hương. Những điệp văn ấy tường trình những tin tức do đó đốc Muselier cung cấp cho Rozoy. Ông này đưa những tin tức ấy cho một phái bộ Nam-Mỹ ở Luân Đôn, từ đấy sẽ gửi về Vichy. Nhưng, dọc dường, nhiều nhân viên «Tình Báo » Anh đã ngăn chận được tài liệu đó. Ông Eden còn nói thêm : « Sau khi điều tra kỹ càng, nhà cầm quyền Anh phải tin rằng đây là những tài liệu xác thực ».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:27:27 pm »


        Mới đầu tôi cũng choáng váng, nhưng sau tôi có cảm tưởng ngay là «cà-phê đặc quá », đây chỉ có thể là một sự lầm lẫn trọng đại, hậu quả của một âm mưu phá hoại. Tôi tuyên bố thẳng với ông Eden như vậy và nói rằng tôi sẽ điều tra xem là chuyện gì, trong khi chờ đợi tôi hết sức dè dặt đối với tin động trời ấy.

        Tuy nhiên, trước tiên, tôi không nghĩ rằng có cuộc âm mưu dưới sự che chở của một cơ quan Anh, tôi cho rằng đây là tác phẩm của Vichy. Phải chăng chính những người trung thành với Vichy đã để lại nước Anh trái bom nổ chậm này ? Sau 48 giờ tra hỏi và suy nghĩ tôi đến kiếm vị bộ trương Anh và tuyên bố : « Các tài liệu rất đáng ngờ vực về nội dung cũng như về nguồn gốc. Dẫu sao thì đây cũng không phải là bằng chứng. Không có cái gì biện hộ cho việc bắt bở một phó đề đốc Pháp, xúc phạm đến danh dự của chúng tôi. Ông này cũng chưa được phép nói gì để tự vệ. Chính tôi cũng không được gặp mặt ông ta. Những sự kiện này không thể chấp nhận được. Lúc này ít nhất đô đốc Muselier cũng phải được trả lại tự do và đối xử xứng đáng cho đến khi mọi việc đều sáng tỏ. »

        Ông Eden giật mình, nhưng không chịu nghe lời tôi, lấy cớ mọi điều tra của các cơ quan tình báo Anh rất đúng đắn. Tôi gửi một bức thư, rồi một giác thư khẳng định lời kháng nghị của tôi. Tôi đến thăm đó đốc Sư Dudley Pound, Tư lệnh hải quân, và nhắc đến hội quốc tế ái hữu của các đề đốc, yêu cầu ông can thiệp, rửa nhục cho một người đồng liêu của ông. Sau những cuộc vận động của ông, thái độ của nhà cầm quyền Anh có vẻ nao núng. Bởi thế cho nên tôi được phép đến thăm Muselier ở Scotland Yard không phải trong xà lim mà trong một phòng giấy không canh gác và không người chứng kiến, để tỏ cho mọi người biết và cho ông biết rằng tôi không tin lời buộc tội ông. Sau đấy, nhiều dấu hiệu cho thấy có hai người mới tuyển dụng vào «cơ quan an ninh » trong lúc tôi ở Phi Châu, dưới bộ đồng phục Pháp nhưng theo lời yêu cầu của người Anh ; hai người này đã nhúng tay vào vụ Museller ; tôi kêu họ lại, thấy họ sợ hãi, tôi biết ngay rằng đây là « một chuyện do thám ».

        Ngày mùng 8 tháng giêng, tôi cho mời tướng Spears đến khẳng định rằng tôi biết chắc vụ này. Tôi tuyên bố với ông rằng tôi để cho chính phủ Anh 24 giờ để trả tự do cho đô đốc và đền bù thiệt hại, nếu không mọi sự liên lạc giữa Pháp Tự Do và Anh quốc sẽ cắt đứt không cần biết hậu quả về sau. Ngay ngày hôm ấy Spears mặt buồn thiu trở lại cho tôi biết rằng họ đã biết lỗi lầm, các « tài liệu » đều là ngụy tạo, thủ phạm đã thú nhận, Muselier sẽ được trả tự do. Ngày hôm sau, ông chưởng lý đến thăm tôi, cho biết tin rằng đã có cuộc truy lùng những người chủ mưu, nhất là một số sĩ quan Anh, ông yêu cầu tôi gửi một người Pháp Tự Do sang theo dõi cuộc điều tra và việc xử án. Chiều hôm ấy, ở Downing Street, các ông Churchill và Eđen hẳn là khó chịu lắm nhưng buộc lòng phải bày tỏ lời co lỗi của chính phủ Anh hứa sửa lại lỗi lầm xúc phạm Muselier. Sự thay đổi thái độ của người Anh và của đô đốc thật là hoàn toàn tôi cho là quá đáng, sau này độc giả sẽ thấy.

        Tôi không giấu giếm rằng câu chuyện rắc rối này làm nổi bật tình trạng liên lạc giữa chúng ta và các đồng minh rất đỗi bấp bênh, điều đó không khỏi ảnh hưởng đến quan niệm của tôi về một chính sách phải thi hành với chính phủ Anh. Nhưng ngay lúc này hậu quả của vụ này không đến nỗi tệ hại lắm. Vì người Anh, hẳn là muốn sửa chữa lỗi lầm, đã tỏ ra sẵn sàng hơn để cùng chúng ta giải quyết những vấn đề còn bỏ lửng.

        Ngày 15 tháng giêng, tôi ký với ông Eden một thỏa ước về tài phán đối với người Pháp Tự Do sống trên lãnh thổ Anh quốc, nhất là quyền hạn Tòa án của chúng ta, các tòa này xử nghĩ theo đúng pháp chế quân sự quốc gia. Mặt khác, chúng tôi đã có thể điều đình với Ngân Khố Anh một thỏa hiệp tài chánh, kinh tế và tiền tệ. Các ông Cassin, Pleven và Denis bênh vực quyền lợi của chúng ta trong những cuộc điều đình ấy, ngày 19 tháng ba thì có kết quả.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:27:47 pm »


        Các vấn đề cần phải giải quyết đều có tầm mức lớn khiến cho chúng tôi không thể dùng những biện pháp tạm thời. Làm cách nào để nuôi sống toàn bộ những lãnh thổ tập kết ở Phi Châu và Úc Châu, trong khi chúng tôi không có ngân hàng, tiền tệ, vận tải, truyền tin, đại diện thương mại ở ngoại quốc ? Làm cách nào để nuôi quân lính của lực lượng Pháp Tự Do ở khắp mọi nơi trên hoàn cầu? Làm cách nào để chiết tinh vật liệu và dịch vụ của đồng minh cung cấp cho chúng ta hay của chúng ta cung cấp cho đồng minh ? Theo các điều khoản trong thỏa ước thì mọi khoản thanh toán sẽ thực hiện ở Luân Đôn giữa chính phủ Anh và Tướng de Gaulle , chứ không phải do các nhả cầm quyền địa phương Pháp theo ngẫu hửng của hoàn cảnh. Hối suất sẽ là 176 quan một Anh kim, nghĩa là hối suất áp dụng'trước ngày Vichy ký kết đình chiến,

        Cũng theo chính sách ấy, sau này chúng tôi lập ra « quỹ trung ương của Pháp Tự Do ». Quỹ ấy sẽ đài thọ tất cả các loại chi tiêu : lương bổng, mua bán v.v... và nhận tất cả các loại tiền thu : khoản đóng góp của các lãnh thổ hải ngoại, ứng trước của Ngàn Khố Anh, tiền quyên tặng của người Pháp ở ngoại quốc v.v... Mặt khác, quỹ đó trở thành nhà băng phát hành giấy bạc duy nhất của Pháp Tự Do. Như vậy, trong khi cuộc tập kết sau lưng tướng de Gaulle kết hợp mọi yếu tố về phương diện tinh thần thì nền hành chánh khắp nơi cũng được tập trung triệt để. Trong nội bộ của chúng tôi không có những lãnh địa đứng độc lập về phương diện ngân sách và kinh tế, hay về phương diện chánh trị và quân sự, đồng thời nước Anh không dùng phương tiện tài chánh để xin vào nội bộ bởi thế cho nên chúng tôi thực hiện được sự thống nhất của một toàn bộ tổ chức trước đây đã theo tình thế mà thành lập dần và tản mác trên khắp thế giới.

        Tuy rằng chúng tôi củng cổ nền tảng hải ngoại nhưng chúng tôi nghĩ nhiều đến Chính Quốc. Biết làm gì ? Làm thế nào ? Với cái gì ? Chúng ta không có một phương tiện nào để hoạt động ở nước Pháp và chúng tôi không biết lấy gì làm đầu mối để hoạt động, nhưng chúng tôi vẫn không ngừng bị ám ảnh bởi những kế hoạch lớn lao và ước mong cả nước sẽ nhất loạt hưởng ứng với chúng tôi. Chúng tôi nghĩ đến một tổ chức có khả năng lấy tin của địch để cung cấp cho đồng minh hành quân, có khả năng thúc đẩy mọi người kháng chiến trên đủ các lãnh vực, võ trang các lực lượng để lúc cần sẽ tấn công hậu cần của địch trong trận chiến giải phóng, sau hết, sửa soạn cuộc tập hợp quốc gia để phục hồi nếp sinh hoạt quốc gia sau ngày chiến thắng. Chúng tôi còn muốn rằng người Pháp đóng góp đủ mọi mặt vào nỗ lực chung để phục vụ quyền lợi của nước Pháp chứ không phải để đồng minh chia rẽ chúng tôi thành từng nhóm phục vụ quyền lợi trực tiếp của họ.

        Nhưng mảnh đất hoạt động bí mật này đối với chúng tôi hoàn toàn mới mẻ. Không có gì được sửa soạn trên đất Pháp đối phó với tình trạng của nước Pháp hiện thời. Chúng tôi biết rằng cơ quan tình báo Pháp vẫn hoạt động ở Vichy. Chúng tôi cũng không lạ rằng bộ tham mưu cố gắng cất giấu những kho vật liệu nào đó không để cho ủy ban đình chiến đặt tay vào. Chúng tôi cũng ngỡ rằng nhiều yếu tố quân sự muốn chuẩn bị để đối phố với trường hợp trở lại cuộc chiến với Đức. Nhưng những nỗ lực ấy đều thực hiện ở ngoài tổ chức của chúng tôi đế phục vụ một chế độ mà lý do tồn tại là không dùng đến. Vả chăng các cấp chỉ huy không tìm cách và không chấp nhận lập liên lạc với Pháp Tự Do. Tóm lại, không có một sự kiện nào để chúng tôi có thể móc nối mà hành động tại chánh quốc, cần phải làm xuất hiện tự hư không cả một guồng mảy để hoạt động trên chiến trường chính yếu này.

        Hẳn là xung quanh tôi không thiếu những người xin tình nguyện hoạt động bỉ mật. Hầu như có sự xếp đặt sẵn của thiên nhiên, năm 1940 đã có một phần thế hệ người lớn có ý hướng hoạt động bí mật theo thiên năng. Giữa hai cuộc chiến tranh thế hệ thanh niên đã tỏ ra thích những chuyện phòng nhì, mật thám, họ còn thích âm mưu và đánh phá địch là khác. Sách báo, sân khấu và màn ảnh đều nói nhiều đến những cuộc phiêu lưu của người hùng ít nhiều tưởng tượng, tuyên truyền những chiến công phục vụ tổ quốc. Tâm lý quốc dân như vậy sẽ làm cho việc tuyền dụng những người để thi hành đặc vụ dễ dàng hơn. Nhưng cũng dễ có tinh thần lăng mạn, khinh xuất, có khi gian trá nữa, gây trở ngại cho phong trào. Không có lãnh vực nào người ta tuyển dụng nhiều người như thế, nhưng chỉ nhận những người đứng đắn và can trường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:28:14 pm »


        Thật là may mắn, chúng tôi đã gặp được người tốt. Người cầm đầu là Dewarin, hiệu là Passy. Passy chưa được sửa soạn để đảm nhiệm đặc vụ chưa từng có trong lịch sử này. Nhưng theo tôi thì như thế lợi hơn. Vả chăng vừa được bổ nhiệm, ông đã có một thứ say mê lạnh lùng công việc của ông, chính sự say mê ấy đã nâng đỡ ông trên con đường tối tăm lẫn lộn cả điều hay nhất lẫn điều dơ nhất. Hoạt động kháng chiến ở Pháp là một tấm thảm kịch diễn ra hàng ngày, nhưng họ lèo lái được con thuyền chống lại những đợt sóng lo lắng, mưu mô và thất vọng ; Passy thực hiện đươc công trình ấy với sự giúp đỡ của Manuel, sau có Vallon, Wybot, Pierre Rloch, v.v... Ông đã tránh được sự ghê tởm và sự khoe khoang, những con quỷ thường ảm ảnh các loại hoạt động ấy. Bởi thế cho nên, mặc dầu « Trung ương thong tin và hành động » phải rút kinh nghiệm để cái tổ lần hồi, tôi vẫn giữ Passy ở lại giữa mọi con gió bão.

        Điều cấp bách hơn cả là thiết lập tại lãnh thổ quốc gia một nền móng tổ chức tối thiểu. Về phía người Anh thì họ chỉ muốn chúng ta đưa về những nhân viên rời rạc do thám địch đế lấy những tin tức liên quan đến một công tác nhất định nào đó. Nhưng chúng ta muốn làm cái gì hơn thế. Vì hoạch động ở Pháp sẽ thực hiện ở giữa một khối dân có rất nhiều người thiện chí, chúng tôi muốn thành lập những hệ thống tình báo chặt chẽ. Những hệ thống ấy liên lạc với nhau hằng những yếu tố chọn lọc, liên lạc với chúng ta bằng những phương tiện tập trung, sẽ đạt được thảnh quả tối đa. D’Estienne d’Orves, Duclos đổ bộ lên bờ biến Manche ; Fourcault đi qua I Pha Nho, Robert, Monnier từ Tunis đến Malte và gửi trả lại Bắc Phi, là những người thực hiện những cuộc thí nghiệm đầu tiên. Sau đấy ít lâu, đến lượt Rémy bước vào nghề mật vụ và ông đã tỏ ra người có thần khí.

        Bây giờ mới bùng lên cuộc tranh đấu trên một mặt trận mà trước đây người ta chưa biết đến. Tháng này qua tháng khác hay đúng hơn, từ trăng này tới trăng khác, vì nhiều cuộc hành quân này tùy thuộc mặt trăng đêm, trung tâm thông tin và hành động BCRA bắt đầu hoạt động: tuyển mộ chiến sĩ cho cuộc chiến tranh bí mật; ra lệnh cho các phái đoàn đặc vụ ; đọc bá cáo ; chuyên chở bằng tàu kéo lưới, tầu ngầm, tàu bay; đưa người qua Bồ Đào Nha và I Pha Nho ; thả lính nhảy dù ; tiếp xúc với những người thiện chí ở Pháp ; thanh tra và liên lạc ; truyền tin bằng máy bay VTĐ, thư từ, mật hiệu ; làm việc với các cơ quan đồng minh để họ thông báo cho biết những sự yêu cầu của bộ tham mưu, để họ cung cấp vật liệu và tùy trường hợp, làm cho mọi việc được dễ dàng hơn hay rắc rối hơn; Sau đó, sự hoạt động được mở rộng và bao trùm nhiều đoàn thể võ trang trên lãnh thổ, nhiều phong trào kháng chiến hoạt động đủ loại. Nhưng trong những ngày đông u ám ấy, chúng tôi chưa đạt được tầm rộng lớn như vậy !

        Trong khi chờ đợi, cần phải thỏa hiệp cuộc sống chung với người Anh để cho trung tâm BCRA có thể làm việc mà vẫn giữ được tính cách quốc gia. Đây quả là một thách đố gay go. Hẳn là người Anh hiểu rõ họ có lợi nhiều nếu họ có những tin tức của cơ quan tình háo Pháp — và mới đầu thì họ cũng chỉ để ý đến khía cạnh ấy thôi. Nhưng các cơ quan của người Anh chỉ muốn những sự hợp tác trực tiếp. Bởi thế cho nên đã có sự cạnh tranh rảo riết : chúng ta khuyến dụ người Pháp có bổn phận tinh thần và pháp lý không được gia nhập một cơ quan ngoại quốc ; người Anh huy động phương tiện của họ để tuyển dụng nhân viên và hệ thống làm việc của họ.

        Khi một người Pháp đến nước Anh, trừ khi họ là người đã có tên tuổi, còn thì họ được sở tình hảo mời đến văn phòng « Trường Ái Quốc » để gia nhập các cơ quan tình báo. Chúng tôi phải dùng áp lực và cầu khẩn, họ mới để cho người ấy trở về với chúng tôi. Nhưng nếu người ấy nghe theo người Anh thì người ấy sẽ bị cò lập với chúng tôi và chúng tôi không bao giờ thừa nhận họ nữa. Ngay tại nước Pháp, người Anh cũng lợi dụng sự mập mờ ấy để tuyển dụng người giúp việc cho họ. Họ đưa nhiều khẩu hiệu : « de Gaulle với nước Anh thì cũng là một !» Còn như phương tiện vật chất, chúng ta phải hoàn toàn tùy thuộc các đồng minh, có khi chúng ta phải mà cả ráo riết mỏi được chu cấp phương tiện. Làm như vậy tất nhiên có nhiều va chạm. Hẳn là người Anh luôn luôn làm dữ đến mức giới hạn cuối cùng có thể chịu đựng được nhưng không bao giờ họ vượt quá giới hạn đó. Đến lúc cần, họ sẽ nhượng bộ, ít ra một phần nào, nếu chúng ta bách thúc họ. Bây giờ sẽ mở ra một giai đoạn hợp tác hữu ích, cho đến ngày lại nổi lên giỏ bão mới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:28:59 pm »


        Nhưng sự cố gắng của chúng ta chỉ có kết quả phần nào nếu dư luận của người Pháp cũng ủng hộ chúng tôi. Ngày 18 tháng sáu tôi nói trên đài truyền thanh lần thứ nhất trong đời tôi, nghĩ đến những thính giả ngồi nghe tôi, tôi không thể không chóng mặt, tôi khám phá ra sự tuyên truyền trên làn sóng có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc chiến đấu của chúng ta.

        Người Anh cũng đáng khen ở điểm nhận thấy ngay có thể sử dụng rất tuyệt diệu một đài phát thanh tự do để tuyên truyền đến những khối dân tộc bị cô lập với thế giới bên ngoài. Họ bắt đầu tổ chức  ngay cuộc tuyên truyền của họ trên đất Pháp. Về vấn đề này cũng như các vấn đề khác, họ thành thực giúp cho de Gaulle và phe Pháp Tự Do ngày được tiếng vang trong quốc nội, nhưng họ cũng muốn nắm lấy vai trò chủ động để thủ lợi. Đối với chúng tôi thì chúng tôi chỉ muốn có tiếng nói để có phương tiện tiến hành công việc của chúng tôi. Riêng tôi, tất nhiên tôi không chấp nhận ai có quyền kiểm soát tối cao hay đưa ý kiến ngoại bang vào điều tôi muốn nói với nước Pháp.

        Quan điểm tuy khác nhau nhưng ngoài thực tế đã có sự thỏa hiệp theo đó Pháp Tự Do được sử dụng làn sóng mỗi ngày hai lần năm phút. Ngoài ra, còn có nhóm « người Pháp nói với người Pháp » những ký giả làm cho bài BBC dưới quyền chỉ huy của ông Jacques Duchesne. Nhiều người Pháp Tự Do như Jean Marin và Jean Oberlé đã tham dự nhóm ấy với sự ưng thuận của tôi. Vả chăng, chúng tôi đã đồng ý với nhau sẽ giữ liên lạc chặt chẽ rất lâu. Tôi cần phải nói rằng tài năng và hiệu lực của toán người ấy làm cho chúng tôi trọng vọng và hết sức giúp đỡ họ. Chúng tôi cũng giúp đỡ tập san France Libre, phát hành do sáng kiến của hai ông Labarthe và Raymond Aron. Chúng tôi cũng giúp đỡ « Cơ quan ngôn luận Pháp độc lập » và nhật báo France,một tờ do ông Maillaiul, hiệu Bourdan, tờ kia do ông Comert, điều khiến với sự giúp đỡ trực tiếp của bộ Thông Tin Anh, nhưng không dính dáng gì đến chúng tôi.

        Mọi việc đều diễn biến như vậy, thỉnh thoảng có ít nhiều va chạm, khi mà quyền lợi và chỉnh sách của Anh quốc và của Pháp Tự Do còn đi song song với nhau. Sau này mới xảy ra những sự khủng hoảng, những nhóm dân vận « người Pháp nói với người Pháp », « Cơ quan ngôn luận Pháp độc lập», nhật báo France, đều đứng ở ngoài không tham dự cuộc tranh chấp. Đã đành là có đài phát thanh Brazzayille, chúng tôi vẫn có thể công bố điều gì xét ra có ích. Ngay từ đầu, đài phát thanh Phi Châu khiêm tốn của chúng tôi đã hoạt động mạnh và tôi cũng dùng đến nhiều lần. Nhưng chúng tôi muốn mở rộng và tăng sức mạnh. Vật liệu cần thiết được mua từ bên Mỹ. Không những cần phải chờ đợi lâu và trả giá đắt, mà còn phải phá nhiều âm mưu bắt bí ở Mỹ. Sau hết, đến mùa xuân năm 1943, đài nhỏ kháng chiến anh dũng ở Congo được thay thế bằng đài lớn Pháp Chiến Đấu.

        Người ta sẽ hiểu tại sao chúng tôi chú trọng đến những buổi phát thanh ngắn ngủn ở Luân Đôn của chúng tôi. Mỗi ngày, người nhân danh tôi lên tiếng trên làn sóng bước vào phòng vi âm với ý thức  rõ rệt về trách nhiệm của mình. Người ta biết rằng thường thường Maurice Schumann lãnh trách nhiệm ấy. Người ta cũng biết rằng ông thực hiện với tài nghệ cao cường. Cách tám ngày tôi lại lên đài với cảm tưởng mãnh liệt rằng mình làm một thứ nghi thức tôn giáo trước mặt hàng triệu thính giả đang nghe tôi trong sự lo âu. Những bài diễn văn của tôi dùng những yếu tố giản dị như : chiến sự, chiến tranh tiếp diễn đã chứng minh lỗi lầm của kẻ đầu hàng ; lòng kiêu hãnh quốc gia, khi phải tiếp xúc với kẻ thù, tâm hồn người ta đã xúc động sâu xa ; sau hết là hy vọng chiến thắng và phục hồi sự hùng cường cho «bà mệnh phụ Pháp»,
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:29:41 pm »


        Tuy nhiên, kết quả có tốt đẹp, nhưng chúng tôi cũng nhận thấy trong cả hai khu vực, dư luận quần chúng vẫn là thứ dư luận thụ động. Hẳn là khắp nơi người ta nghe đài phát thanh Luân Đôn một cách thích thú, nhiều khi hâm mộ là khác. Cuộc hội đàm ở Montoưe được xét đoán nghiêm khắc. Cuộc biểu tình của sinh viên ở Ba Lê đi theo hai cái sào dài (deux gaulcs), ngày 11 tháng một dưới Khải Hoàn Môn, lính Đức phải dùng súng và liên thanh để giải tán, việc ấy làm cho mọi người cảm động và ấm lòng. Ông Layal bị loại ra khỏi chính phủ trong một thời gian, điều đó có vẻ như một ý muốn chính thức quật khởi. Ngày mùng 1 tháng giêng, phần đông dân chúng, nhất là trong vùng bị chiếm đóng, đã theo lời kêu gọi của tôi ở nhà một giờ : « giờ hy vọng », phố xá và thị tứ đều vắng tanh người qua lại. Nhưng không có dấu hiệu gì cho thay rằng đã có một số lớn người Pháp quyết chí hành động. Địch ở chỗ nào trên lãnh thổ của chúng ta cũng không gặp sự nguy hiểm nào. Rất ít người không chấp nhận quyền hành của Vichy. Thống chế cũng là người được quần chúng yêu mến lắm. Một cuốn phim quay cuộc viếng thăm của ông tại các tỉnh ở miền Trung và miền Nam nước Pháp đem lại cho chúng tôi biết bằng chứng hiển nhiên. Thực ra phần lớn dân chúng Pháp muốn tin rằng Pétain chỉ trá hàng đợi ngày trở lại cầm súng. Dư luận chung là Pétain và tôi đã bí mật thỏa thuận với nhau. Rốt cuộc, sự tuyên truyền xưa nay vẫn thế, chỉ có giá trị nhỏ nhoi. Tất cả đều tùy thuộc các diễn biến thời cuộc.

        Ngay lúc này, điều đáng bận tâm hơn cả là chiến trường Phi Châu. Pháp Tự Do đã bắt đầu có mặt ở chiến trường ấy. Từ ngày 14 tháng bảy, tôi đã tiếp xúc trực tiếp với tướng Wayell, tư lệnh quân Anh tại « Middle - East » để yêu cầu ông tập hợp những yếu tố Pháp trong khu vực hành quân của ông, gửi sang Djibouti tiếp viện cho tướng Legentilhomme. Khi biết rằng Somalis thuộc Pháp theo phe đình chiến, tôi đã được tướng Wayell đồng ý để cho đại đội khinh binh hải quân về tập kết ở Chypre hồi tháng sáu, phụ thêm số quân Pháp ở Ai Cập, sẽ tham dự cuộc tấn công thứ nhất của người Anh ở Tơbrouk và Derna miền Cyrénạique. Tại Pháp và ở nước ngoài, nhiều người ái quốc rùng mình khi biết rằng ngày 11 tháng chạp, đại đội anh dũng của thiếu tá Folliot đã tỏ ra rất xuất sắc trong trận đánh Sidi - Bar- rani. Nhưng vấn đề lớn là bày giờ làm cách nào để đưa một sư đoàn — nhẹ thôi — từ Trung Phi sang Hồng Hải và để cho tham dự cuộc hành quân.

        Về phía người Anh thì họ muốn dồn nỗ lực vào Erythrée và Ethiopie mùa xuân này để thanh toán đạo quân của Công Tước d ‘ Aoste trước khi thực hiện cái gì khác trên bờ Địa Trung Hải. Mặc dầu xa cách, tôi cũng quyết định gửi một toán quân Pháp đầu tiên sang dự chiến. Ngày 11 và 18 tháng Chạp tôi đã gửi cho Larminat và Catroux mọi huấn thị cần thiết. Tôi huy động một bán lữ đoàn Lê Dương, một đại đội người Senegal ở hồ Tchad, một liên đội thủy quân lục chiến, một liên đội chiến xa, một giàn hỏa pháo, nhiều yếu tố dịch vụ, tất cả được đặt dưới quyền chỉ huy của đại tá Monclar. Đã có những toán quân khác chiến đấu bên cạnh người Anh như một trung đoàn lính Spahis đưa từ Syrie về tháng sáu 1910, một số phi công từ Tunis sang với đại úy Dodelier, một số khác từ Rayak sang với các đại úy Cornez và để Maismont. Với sự ưng thuận của tướng Wayell tôi đã trả binh phí cho đội quân Lê Dương gửi sang Port - Soudan, chiến xa và pháo binh sẽ đi theo sau cùng bằng đường biển. Còn như đại đội ở hồ Tchad thì được chở đi Kartouin, bằng xe cam nhông nhỏ bản xứ đi qua các đường mòn. Vả chăng, cần phải làm sao đưa được họ đến nơi không xảy ra tai nạn dễ họ bớt tin những người đoán già đoán non đi không có ngày về ; từ ngày 20 tháng hai, đội binh ấy lâm trận ở gần Kub - Kub dưới quyền chi huy của thiếu tá Garbay và đã có thắng lợi. Sau đấy, còn thêm 4 đại đội lính Senegal bổ xung tốp đi tiền phong, tất cả cũng trở thành một đơn vị mặt trận đáng kể. Mặt khác, một toán phi công oanh tạc Pháp, có phi cơ « Blenheim » đưa từ Anh sang, sẽ được gửi đi Khartum. Sau hết, những chiến hạm nhỏ Sayorgnan để   Brazza và Commandant Duboc đã can đảm lên đường sang Hồng Hải.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:30:23 pm »


        Phần đóng góp của nước Pháp vào trận đánh Abyssinie sẽ quan trọng nhiều nếu Somalis thuộc Pháp với 10.000 binh sĩ đầy đủ võ trang và cửa bể Djibouti, nơi chấm dứt đường hỏa xa Addis-Abéba, trở lại là nước tham chiến ! Trong khi tôi làm áp lực để đưa quân vào Ethiopie, tôi muốn thử tập kết xứ thuộc địa Pháp này. Ở Djibouti, sau khi bày tỏ thiện chí khước từ đình chiến, người ta đã chấp nhân mệnh lệnh của Vichy. Nhưng có lẽ nếu tại đây có một trận giao tranh với địch và có người Pháp tham dự thì thái độ sẽ thay đổi chăng ? Trong trường hợp ấy thì phải đổ bộ Pháp Tự Do lên Djibouti để tiếp viện cho các đồn trại. Bấy giờ một lực lượng Pháp quan trọng thật sự sẽ tham gia cuộc tấn công bên cạnh lực lượng Anh. Trái lại, nếu Somalis không chịu tập kết thì chỉ có quân viễn chinh Pháp Tự Do chiến đấu bên cạnh quân Anh.

        Luân Đôn đã đồng ý với chúng ta về chương trình ấy. Tôi ủy thác cho tướng Legentilhomme thử khuyến dụ các bộ đội cũ của ông ở Djibouti trở lại cuộc chiến và hướng dẫn những bộ đội từ Trung Phi gửi sang Hồng Hải. Ông khởi hành ngay đến Khartum. Tôi báo cho tướng Catroux và tướng Waye 11 biết những điều kiện hoạt động của tướng Legentilhomme và lực lượng dưới quyền ông. Đồng thời, tôi yêu cầu ông Churchill thỏa hiệp với sáng kiến của người Pháp, mới đầu ông ta có vẻ không mặn mà cho lắm.

        Trong khi chúng tôi muốn củng cố lực lượng Anh ở Trung Đỏng thì chúng tôi cũng muốn mở một mặt trận riêng của người Pháp ở Tchad và Libye. Nói đúng ra thì chỉ còn với những phương tiện eo hẹp mà phải hoạt động trên những khoảng đất mông mênh, nhưng ở đấy chúng tôi hoàn toàn tự chủ, và đó là điều chính yếu tôi muốn có.

        Từ khi trở về hồ Tchad, tướng Leclerc đã được Cao ủy Larminat cung cấp đủ mọi phương tiện có thể có được, ông đã hăng hải tổ chức những cuộc hành quân đầu tiên trong sa mạc. Đến tháng giêng ông cùng với trung tá d‘Ornano đưa quân trinh sát đến tận Mourzouk của người Y ; Ornano bị giết trong trận đánh này ; một toán quân Anh từ sông Nil sang cũng theo quân của chúng ta. Cuối tháng giêng, Leclerc cầm đầu một toán quân, có phi cơ của ta yểm trợ, tiến tới ốc đảo Koufra cách căn cứ  tới 1.000 cây số. Trong nhiều tuần lễ đôn quân và tấn kích, ông đánh thẳng vào các đồn trại của người Ý đẩy lui những bộ đội lưu động, và ngày mùng 1 tháng ba bắt địch phải đầu hàng.

        Giữa lúc ấy quân Anh đang tiến nhanh ở Libye làm cho chúng tôi có những viễn tượng rộng lớn hơn. Bởi thế cho nên ngày 17 tháng hai, tôi chỉ thị cho tướng Larminat sửa soạn cuộc đánh chiếm Fezzan. Tình hình biến chuyển sau này ở Libye không cho phép chúng tôi thi hành. Nhưng Leclerc và bộ đội lính Sahara của ông vẫn không ngừng nhắm vào mục tiêu chính yếu đó. Tôi đã nghĩ đến số phận củaKoufra và Fezzan, đến khả năng của người Pháp so với khả năng của người Anh. Chúng tôi sẽ ở lại Koufra, tuy rằng trước đây ốc đảo này vẫu thuộc về xứ Soudan Anh-Ai. Khi nào chúng tôi chiếm được Fezzan, và miễn là người Anh thừa nhận chúng tôi có quyền đó, chúng tôi sẽ rời khỏi Koufra.

        Tuy nhiên, người Anh và người Pháp Tự Do muốn làm gì thì làm, địch vẫn là người chủ động chiến lược. Chiều hướng chiến cuộc vẫn tùy thuộc ý muốn của họ. Phải chăng vì không thể xâm lăng được nước Anh, bây giờ họ sẽ tràn xuống bắc Phi bằng 2 ngả Suez và Gibraltar ? Hay là họ muốn thanh toán nhau với Nga Sô? Dầu sao thì cũng có dấu hiệu cho thấy họ sắp sửa thực hiện chuyện nọ hay chuyện kia. Trong trường hợp nào thì những biện pháp của chúng tôi đưa ra, theo tôi, cũng cho phép chúng tôi sử dụng lực lượng của chúng tôi một cách hữu ích. Tuy rằng chúng tôi còn yếu ớt nhưng tôi cũng quyết định rằng đứng trước mỗi vấn đề đặt ra cho đồng minh về các trận tấn công địch sau này, tôi sẽ nhân danh nước Pháp mà nói chuyện và nói chuyện đàng hoàng.

        Đến tháng một 1940, quân Ý tiến đánh Hy Lạp. Ngày mùng 1 tháng ba 1941, Đức quốc bách thúc Bảo Gia Lợi phải theo Trục. Vào những ngày đầu tháng tư, quân Đức kéo vào Hy Lạp và Nam Tư. Đặt tay lên vùng Ba Nhĩ Cán, địch có thể đưa quân vào Trung Đông hay ngăn cản người Anh lập đầu cầu sau nước Đức nếu nước Đức đánh sang Nga. Từ ngày nước Ý khởi sự tấn công Hy Lạp, tôi đã gửi điện tín cho tướng Metaxas, Thủ tưởng Hy Lạp, để mọi người công khai biết rõ sự trung thành và hoài vọng của nước Pháp. Thư trả lời của Metaxas tỏ ra ông ta hiểu lắm. Tuy nhiên, tôi không thể làm cho người Anh chịu chở một toán quân Pháp mà tôi chỉ muốn gửi sang cho có tính cách biểu tượng. Cần phải nói rằng Wayell đang bận tâm với trận Libye và Erythrée, cũng không gửi đơn vị nào của ông ta sang Hy Lạp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:31:09 pm »


        Đầu tháng hai, chúng tôi biết tin một phái đoàn Đức do Von Hintig và Boser cầm đầu đã tới Syrie. Phái đoàn ấy sẽ tạo ra một luồng dư luận xôn xao, và dư luận đó sẽ sửa soạn việc đưa quân TRỤC vào cái xứ Á Rập, hoặc làm lạc hướng người Nga khi Đức bất thần đánh Kiev và Odessa.

        Đồng thời, sự đe dọa của người Nhật dần dần hiện rõ ở Trung Đòng. Hẳn là người ta khó mà biết được người Nhật có ý định nhất quyết nhảy vào vòng chiến hay đây chỉ là cách cầm chân càng nhiều càng hay lực lượng Anh và công việc sửa soạn của người Mỹ, trong khi đó thì Đức và Ý được rảnh tay để phóng binh lực về phía Mạc Tư Khoa hay vượt Địa Trung Hải. Nhưng dẫu sao thì người Nhật cũng muốn đoạt ngay lấy quyền kiếm soát Đông Dương, vả chăng nếu họ lâm chiến theo Trục thì Nouyelle Calédonie, các quần đảo của chúng ta ở Thái Bình Dương, các lãnh địa Pháp ở Ấn Độ, và cả Madagascar nữa, cũng sẽ bị đe dọa.

        Tại Đông Dương, sự can thiệp của người Nhật đã bắt đầu từ ngày Pháp thua trận ở Âu Châu. Đến tháng sáu 1940, tướng Catroux, toàn quyền Đông Dương buộc lòng phải thỏa mãn những đòi hỏi đầu tiên của người Nhật. Trước khi quyết định, ông đã thăm dò ý kiến người Mỹ và người Anh, ông đã đi đến kết luận là không thế chờ đợi gì sự cứu trợ ở ngoài. Sau đó, Vichy đã gửi Decoux sang thay thế Catroux. Đối với tôi, tôi không thể dấy lên tại Đông Dương một phong trào để nắm lấy xứ này, tôi cũng không thể lợi dụng phong trào ấy để ngăn cản người Nhật, và cũng không thể thúc đầy được đồng minh chống lại sự can thiệp của họ, như vậy, cho đến khi có điều kiện khác, tôi buộc lòng phải bỏ lửng vấn đề. Hẳn độc giả cũng đoán được tôi vui sướng thế nào khi tôi gửi điện tín từ Douala cho ông Cazaux, Tổng Thanh Tra Thuộc Địa, và cho ông Giám Đốc Tài Chánh ở Saigon, để trả lời một bản phúc trình cho biết cảm tình của phần lớn dân chúng Đông Dương đối với Pháp Tự Do nhưng không thể làm theo ý muốn. Tôi chỉ là người lái một con thuyền nhỏ bé trên biển khơi chiến trường, xứ Đông Dương đối với tôi chẳng khác nào một chiếc tàu lớn đang gặp nạn, tôi chỉ có thể đến cứu khi nào hội đủ phương tiện. Trông thấy Dỏng Dương trời xa dần trong sương mù, tôi tự nguyện sẽ có ngày đưa nó trở về.

        Vào đầu năm 1941, người Nhật xúi bay nước Xiêm La chiếm hai bên bờ sông Cửu Long, lấn đất cả ở Cao Miên và ở Lào. Đồng thời Nhật đòi hỏi gắt gao, trước hết họ đặt tay lên nền kinh tế Đông Dương, sau đấy là chiếm đóng quân sự những nơi hiểm yếu. Tôi biết tin tức về tình hình biến chuyển nghiêm trọng qua các cơ quan thông tin Anh và Hòa Lan ở Luân Đôn, và các đại diện Pháp Tự Do ở các ngã tư thế giới quan trọng. Schompré, Baron và Langlade ở Tân Gia Ba, Garreau- Dombasle ở Hoa Thịnh Đốn, Egal ở Thượng Hải, Vignes ở Đông Kinh, Brénac ở Sydney, André Guibaut, Béchamp ở Trùng Khánh, Victor ở Tân Đề Li. Tôi nhận thấy chính sách của các nơi ấy lúc này rất phức tạp và rất lúng túng ; nhưng trong bất cứ trường hợp nào, không ai chịu giúp đỡ Đông Dương chống lại quân Nhật. Tất nhiên Pháp Tự Do không có phương tiện, về phía người Anh, tuy họ biết rằng giông tố sẽ tràn tới Tân Gia Ba nay mai nhưng họ chí muốn nấn ná cho qua ngày, đại diện của họ ở Vọng Các chỉ muốn giữ liên lạc thân hữu với Thái Lan không cần biết đến chuyện ven bờ sông Cửu Long. Còn như người Mỹ thì họ chưa sẵn sàng cả về tinh thần lẫn vật chất để đương đầu với một cuộc tranh chấp, họ cho rằng tốt hơn hết là không nên can thiệp.

        Trong những điều kiện ấy, tất cả cái gì chúng tôi có thể làm được và chúng tôi đã làm là tung ra tin Pháp Tự Do không thừa nhận bất cứ sự thoái bộ nào của chính phủ Vichy đối với Đông Dương. Chúng tôi cũng còn làm cho các bạn chúng tôi ở đấy không theo chính sách và chủ thuyết Vichy và không làm gì cản trở những phong trào nội địa chống Nhật và Thái Lan. Chúng tôi cũng còn muốn phối hợp hoạt động ở Thái Bình Dương với hoạt động của những cường quốc khác bị đe dọa, và cố gắng vô vọng nhờ Anh, Mỹ, Hòa Lan đứng ra làm trung gian hòa giải việc Đông Dương. Sau hết, chúng tôi tổ chức việc phòng thủ Nouyelle Calédonie và Tahiti chung với Úc Châu và Tân Tây Lan.

        Về vấn đề sau cùng này, tôi đã hội đàm với ông Manzics, Thủ Tướng Úc, nhân dịp ông qua Luân Đôn vào tháng ba, tôi đã cùng với vị chính khách am hiểu tình hình ấy thỏa thuận những điểm chính yếu. Sau đó, thống đốc Sautot điều đình và nhân danh tôi ký kết một thỏa hiệp đích xác với người Úc, mọi điều khoản đều được trù liệu để không có việc xen lấn vào chủ quyền của nước Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:32:06 pm »


        Chẳng bao lâu, tôi biết được tin Thái Lan tiến đánh sông Cửu Long, sau nhiều cuộc thất bại trên lục địa cũng như dưới mặt biển, họ cũng chiếm được các vùng đất thèm muốn nhớ áp lực Nhật ở Saigon và Vichy. Sau này, chính Nhật Bản đặt quyền kiêm soát lên lãnh thổ Đông Dương. Không có sự chống đối hay kêu ca gì của các cường quốc liên hệ ở Thái Bình Dương. Từ lúc ấy, đã rõ là Nhật tham dự cuộc thế chiến chỉ còn là một vấn đề ngày giờ.

        Từ ngày người ta thấy rõ lý do cần phải hoạt động chung, sự liên lạc Pháp Anh trở nên mật thiết hơn. Vả chăng ngày tháng trôi qua đã làm cho người ta quen biết nhau. Tôi có bổn phận phải nói rằng nếu tôi được cấp chỉ huy người Anh yêu mến thì tôi cũng yêu mến họ như vậy. Trước hết, Anh hoàng, hoàng hậu, mọi người trong hoàng tộc, đều bày tỏ tình yêu mến đó nếu có cơ hội. Trong số các bộ trưởng, tôi chỉ giao thiệp nhiều với ông Churchill, việc công cũng như việc tư. Nhưng vào thời ấy tôi cũng tiếp xúc nhiều, hoặc để thương lượng công việc, hoặc họp mặt thân hữu, với các ông : ông Eden, Sir John Anderson, ông Amery, Sir Edward Grigg, ông Alexander, Sir Archibald Sinclaư, Lord Lloyd, Lord Granborne, Lord Hankey, Sir Stafford Cripps. Các ông Attlee, Duff Cooper, Dalton, Bevin, Morrison, Bevan, Butt- ler, Brendan-Bràcken. Trong số những nhân vật dân sự hay quân sự, thường thường có các ông : Sir Robert Vansittart, Sir Alexander Cadogon, ông Strang, ông Mortin, các tướng Sir John Dill và Ismay đô đốc Sir Dudlev Pound, Thống chế không quân Por- tal. Nhưngtất cả mọi người, mặc dầu họ là nhà cầm quyền, chỉ huy cao cấp, công chức cao cấp hay nhân vật quốc hội, ký giả, nhà lý tài v.v... ai nấy đều tỏ vẻ bênh vực và trung thành với quyền lợi Anh quốc khiến cho người ngoài phải để ý và phải kính nể.

        Tất nhiên, không phải là họ không có tinh thần phê phán, họ còn có tinh thần bay bướm là khác. Biết bao lần, tôi được thưởng thức tinh thần hài hước của họ, mặc dầu họ làm việc quá sức nhưng họ vẫn tỉnh táo để phán đoán người và việc giữa tấn thảm kịch đang lôi cuốn mình đi như biển khơi cuốn theo đá sỏi ! Nhưng người nào cũng tận tâm với công vụ, có một thứ cộng đồng ý hướng ràng buộc người nọ với người kia. Toàn bộ nhân viên chỉ huy ấy cho tôi một cảm tưởng đoàn kết mà tôi thèm muốn và thường thường lấy làm khen ngợi.

        Nhưng sự đoàn kết của họ cũng gây nhiều trở ngại cho tôi. Bởi vì, khi bộ máy chánh quyền Anh đã quay đều để áp đặt một biện pháp nào đó thì kẻ chống lại sẽ gặp phải những thử thách ghê gớm. Phải qua kinh nghiệm rồi mới hiểu chứ không ai tưởng tượng được người Anh có thể tập trung nỗ lực đến mức nào, dùng những mánh khóe tinh vi đến đâu, họ có thể trưng ra đủ bộ mặt tươi tỉnh, quyến rũ, bách thúc hay đe dọa để đòi hỏi cho được sự thỏa mãn.

        Trước hết là những cách nói bóng gió đến điểm này hay điểm khác, nhưng họ nhấn mạnh đến những nét phù hợp với nhau làm cho chúng ta phải chú ý ; như vậy họ gọi cho chúng ta ý thức về vấn đề và họ chuẩn bị chúng ta một cách có phương pháp để đợi lúc khai thác. Bất thần, giữa một cuộc hội đàm tổ chức dưới hình thức rất chính đáng, nhân vật có thầm quyền đưa lời yêu cầu hay bách thúc của nhà cầm quyền Anh. Nếu chúng ta không chịu đi theo con đường họ đề nghị —mà thường thường thì chúng ta hay làm thế— họ sẽ dùng đến « áp lực » của họ. Mà họ đã dùng thì xung quanh mình họ các cấp từ cao xuống thấp đều nhất loạt hành động ăn khớp với nhau. Cỏ những cuộc hội đàm chính thức hay bán chính thức, nhân viên các cấp từ cao đến thấp thuộc đủ mọi ngành, tùy từng dịp, bày tỏ tình thân hữu, quyền lợi, sự sợ hãi. có hoạt động của báo chí, tránh nói đến đối tượng tranh chấp, nhưng tạo ra cho chúng ta một bầu không khí chê trách buồn xo liên hệ đến những vấn đề của chúng ta. có thái độ của những kẻ đối với chúng tôi có tình thân giao, nhưng họ theo bản năng của họ, tự nhiên họ bênh vực lập trường của chánh phủ họ để thuyết phục chúng tôi. Chỗ nào cũng nổi lên cùng một lúc oán trách và than phiền lẫn với hứa hẹn và tức giận.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:43:31 pm »

       
        Khuynh hướng tự nhiên của người Pháp dễ nghe theo người ngoại quốc và dễ chia rẽ với nhau đã giúp nhiều cho người Anh thực hiện được áp lực của họ như đã nói trên đây. Đối với chúng ta, trong số những người đã có kinh nghiệm giao dịch với nước ngoài thường thường họ coi sự nhượng bộ là một thói quen, nếu không là một nguyên tắc. Đối với nhiều người, vì đã sống lâu dưới một chế độ không ổn định, họ mặc nhiên chấp nhận rằng nước Pháp không bao giờ nói : « Không ! » Bởi thế cho nên trong những thời kỳ tôi đương đầu với sự bắt buộc của người Anh, tôi thấy xung quanh tôi mọi người tỏ vẻ ngạc nhiên, bất mãn và lo ngại. Tôi nghe thấy bàn tán ngoài hành lang và tôi đọc rõ trong khóe mắt mọi người câu hỏi sau đây : «Không biết ông ta muốn đi tôi đâu ? » Làm như không chấp thuận là một điều không thể nào quan niệm được. Còn như những người Pháp di cư không theo chúng tôi, họ chống đối chúng tôi một cách gần như tự động : phần lớn họ có xu hương chính trị quái gở rằng nước Pháp mà muốn tự xác định thì chỉ có lầm lẫn mà thôi ; tất cả đều bài xích de Gaulle , họ cho thái độ cương quyết của de Gaulle là độc tài, thái độ ấy đối vó i họ đáng ngờ vực chứ không như thái độ thoái bộ mà họ cho là thái độ phải có của một nền Cộng Hòa !

        Khi tất cả những ảnh hưởng đa tạp ấy đà có đủ thì giờ tác động lẫn nhau thật sâu rộng, bất thần nổi lên sự yên lặng. Người Anh đã tạo ra xung quanh chúng ta một thứ trống rỗng. Không có hội đàm, thư từ, viếng thăm hay tiệc tùng gì nữa. Các vấn đề đều bỏ lửng. Chuông điện thoại cũng không reo nữa. Những người Anh mà chúng tôi còn gặp gỡ một cách tình cờ đều dăm chiêu kín đáo. Chúng tôi bị bỏ quên, hầu như đối với chúng tôi, trang sử liên minh, có thể là trang sách đời sống đã lật qua rồi. Một luồng khí giá băng bao phủ chúng tôi ở giữa một nước Anh cương quyết và tập trung hết nỗ lực vào mục tiêu họ muốn đạt được.

        Bấy giờ là lúc xảy ra trận đánh tối hậu. Bất thần họ tổ chức một phiên họp Anh - Pháp rất trọng thể. Họ huy đông đủ mọi phương tiện ; họ trưng ra đủ mọi lý lẽ ; họ nêu ra đủ cớ để trách cứ chúng ta ; họ đồng thanh ca hát đủ mọi luận điệu. Tuy rằng đối với những người Anh trách nhiệm thì đóng kịch hơn kém khác nhau xa, nhưng mỗi người đóng vai trò của mình như một nghệ sĩ có hạng. Những màn bi đát và giật gân kẻo dài hàng giờ. Họ từ biệt chúng tôi giữa những lời thách thức chỉ vì chúng tôi không nhượng bộ.

        Sau đó ít lâu là một màn chung cục. Nhiều nguồn tin Anh đưa ra những dấu hiệu hòa hoãn. Nhiều người trung gian đến cho biết rằng đã có sự hiểu lầm. Nhiều nhân vật quan trọng hỏi tin tức của tôi. Một vài cột báo có giọng hòa dịu, nhân nhượng. Bấy giờ là lúc người Anh đưa ra một sự dàn xếp để giải quyết vấn đề đang tranh chấp, ý kiến của họ không khác bao nhiêu những điều chúng ta đã đề nghị với họ trước đây. Điều kiện đã có thể chấp nhận được, công việc được giải quyết nhanh chóng, ít ra là bề ngoài, Trong một cuộc hội họp thân thiện nào đó, tình thế ấy chấm dứt, nhưng ít ra phe của chúng ta cũng nhân sự hòa dịu thâu lượm được ít nhiều lợi lộc rồi. Rồi sự liên lạc lại được tái lập như trước ; chỗ ách yếu của vấn đề vẫn còn nguyên, chưa nhất quyết một đường nào. Bởi vì, đối với nước Anh thì chưa bao giờ người ta nghe lời ai bao giờ. Vào đầu tháng ba 1941 tôi không còn nghi ngờ gì nữa rằng đến giai đoạn chiến tranh này, ở Trung Đông và ở Phi Châu, chúng tôi sẽ phải qua những cuộc thử thách lớn với địch, với thái độ cố chấp của Vichy và với các đồng minh của chúng ta. Tôi phải có những quyết định cần thiết ngay tại chỗ. Tôi sẽ thực hiện xem sao.

        Tôi đến nghỉ cuối tuần ở Chequers với Thủ Tướng Anh trước khi ông đi xa, ông có lời từ hiệt tôi, đồng thời báo cho biết hai tin sốt dẻo. Ngày mùng 9 tháng ba,ông Churchill đến thăm tôi từ sáng sớm, ông nhảy cỡn vui vẻ mà bảo tôi rằng Quốc Hội Mỹ đã bỏ thăm thuận luật thuê vay, bàn cái từ nhiều tuẫn lễ nay. Chúng ta đáng cho là tin mừng không những vì các nước lâm chiến chắc chắn sẽ nhận được vật liệu cần thiết cho cuộc chiến, mà nước Mỹ còn trở thành « xưởng đóng tầu của các nước dân chủ », theo câu nói của Roosevelt, nước Mỹ tiến thêm một bước vào cuộc chiến. Hẳn là ông Churchill muốn lợi dụng sự vui mừng của tôi, cho nên ông nỏi ngay đến tin thử hai : « Tôi biết rằng ông có chuyện bất hình với Spears, trưởng phái đoàn của chúng tôi. Nhưng tôi yêu cầu ông nên chịu đựng ông ấy nữa và cùng ông ấy sang Trung Đông. Đày là một việc riêng của tôi nhờ cậy ông đó. » Tôi không thể từ chối được, chúng tôi từ biệt nhau.

        Ngày 14 tháng ba, khi bay trở về đường xích đạo, lần này tôi có cảm tưởng là Pháp Tự Do đã có một cơ cấu khả quan. Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc, mặc dầu nhân viên tản mác khắp nơi, nhưng cũng trở thành một toàn bộ hữu hiệu và nhất trí, vả chăng ngày 20 tháng chạp 1940 đã được chính phủ Anh thừa nhận. Nền hành chảnh trung ương của chúng tôi được củng cố ; đầu não là những người có khả năng như Cassin, Pleven, Palewski, Antoine, Tissier, Dejean, Alphand, Dermery, Boris, Antier, v.v. Mặt khác, về plurơng diện quân sự, cũng có nhiều sĩ quan lỗi lạc như các đại tá Petit, Angenot, Dassonville, Brosset, từ Nam Mỹ sang; Bureau từ Cameroun về ; Đại tá không quân Valin từ Ba Tây về. Ở Trung Đông, tướng Catroux, ở Phi Châu, tường Larminat, đều nắm vững mọi việc. Dưới sự thúc đẩy của Garreau-Dombasle ở Hoa Kỳ, Ledouxở Mỹ, Soustelle ở Trung Mỹ, d‘Argenlieu và Martin - Prevel ở Gia Nã Đại, các phải đoàn của chúng ta đã có mặt ở khắp nơi trên Tân Lục Địa. Các ủy ban của chúng ta ở ngoại quốc không ngừng phát triển, mặc dầu các đại diện Vichy làm áp lực tại chỗ, các nhân sĩ Pháp phần nhiều có ác cảm, và đồng bào của chúng ta thường gây chuyện xích mích với nhau. Tôi đặt ra Giải Phóng Huân Chương ở Brazzayille ngày 16 tháng một 1941 và ở Luân Đôn ngày 29 tháng Giêng 1941, đó là một yếu tố khích lệ có tầm quan trọng lớn đối với mọi người trong hàng ngũ Pháp Tự Do. Bây giờ chúng tôi đã cảm thấy qua biên khơi, nước Pháp quay mặt lại với chúng tôi.

        Pháp Tự Do đã tiến bộ, đã có phương tiện, đã có tổ chức chắc chắn, tôi nhận thấy sự kiện ấy qua cuộc, hành trình của tôi, khi tôi gặp các thống đốc ở các trạm dừng chân Gibraltar. Bathurst, Freetown, Lagos. Trước kia tôi thấy họ rất thân hữu, bây giờ tôi thấy họ ra vẻ trọng vọng lắm. Đi qua khối Trung Phi thuộc Pháp, tôi không thấy ở đâu tỏ ra lo lắng hay bất trắc. Bây giờ mọi người đều tin tưởng và hy vọng, đều quay mắt nhìn ra ngoài, ngưỡng vọng của mọi người là được thấy lực lượng của chúng ta lớn mạnh từ những căn cứ xa xôi, tập hợp thêm nhiều người khác để kháng cự địch và tiến lại gần nước Pháp.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2019, 11:03:32 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM