Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:06:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37423 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:10:48 pm »


        Ông Churchill ngồi xuống. Lord Halifax, Lor Beaverbrook, Sư Alexander Cadogan, đều ngồi xuống chỗ, cả tướng Spears đi theo phái đoàn của họ. Một phút yên lặng nhọc nhằn trôi qua. Thủ Tướng Anh ngỏ lời bằng tiếng Pháp, ông nói giọng đều đều và buồn bã, đầu lắc lư, điếu xì gà ở miệng ; ông bắt đầu bày tỏ sự thông cảm của ông, của chánh phủ ông, của dân tộc Anh, đối với vận mệnh của nước Pháp :

        « Chúng tôi biết rõ tình cảnh của nước Pháp. Chúng tôi hiểu các ông cảm thấy mình bị dồn vào đường cùng. Tình thân hữu của chúng tôi đối với các ông vẫn không suy suyển. Bất cử trong trường hợp nào, xin các ông tin chắc rằng nước Anh không rút khỏi cuộc chiến. Chúng tôi sẽ đánh đến cùng, bất cứ bằng cách gì, bất cứ ở đâu, mặc dù phải đánh một mình ».

        Đề cập đến viễn ảnh đình chiến giữa Pháp và Đức, tôi ngỡ ông phá cuộc đình chiến ấy, nhưng ngược lại ông ra vẻ cám cảnh và hiểu biết. Đến vẩn đề hạm đội thì ông rất đích xác và rất cay nghiệt. Chính phủ Anh hết sức lo ngại việc trao hạm đội Pháp cho người Đức, lúc này còn kịp để ông mà cả, ông bắt buộc chúng ta phải bảo đảm không để hạm đội lọt vào tay quân Đức nêu không thì ông từ khước luôn thỏa ước 25 tháng ba. Cuộc hội nghị thiểu não đã đưa đến quyết định ấy. Trước khi rời khỏi phòng hợp, ông Churchill còn khẩn khoản yêu cầu rằng nếu nước Pháp thôi chiến đấu thì trao lại cho nước Anh 400. phi công Đức bị bắt làm tù binh. Pháp hứa thỏa mãn ông.

        Thủ tướng Paul Iteynaud đưa người Anh sang phòng bên gặp các chủ tịch quốc hội và nhiều bọ trưởng. Sang đây thì giọng nói lại khác hẳn. Các ông Jeanneney Herriot, Louis Marin, chi nói đến việc tiếp tục cuộc chiến. Tôi đến gần Paul Reynaud hỏi ông một cách sốt sắng : « Có thể nào ông chấp nhận được nước Pháp xin đình chiến chăng? » Ông trả lời: « - Hẳn là không. Nhưng chúng ta phải dàn cảnh làm xúc động người Anh đặng đòi hỏi họ cộng tác rộng rãi hơn ». Dĩ nhiên, tôi không thể cho rằng câu trả lời thỏa đáng. Sau khi đã từ biệt mọi người giữa tiếng ồn ào trong sân tòa thị chính, tôi buồn rầu mà trở về Beauyais, trong khi Thủ Tướng Reynaud đánh điện tín cho Roosevelt yêu cầu ông can thiệp, nếu không thì sụp đổ hết không còn gì. Tối hôm ấy, ông Paul Reynaud tuyên bố trên đài phát thanh «Nếu cần một phép lạ đều cứu nước Pháp thì tôi tin có phép lạ».

        Tôi nhận thấy chẳng còn bao lâu nữa mọi việc sẽ ngã ngũ. Một địa điểm bị bao vây sẽ gần đến lúc đầu hàng khi vị thống đốc nói đến sự bao vây ; nước Pháp sẽ đình chiến. Nhưng sợ có mặt tôi trong nội các trở thành chuyện không thể có được nữa mặc dầu vai trò của tôi chỉ là phụ thuộc. Nhưng đêm ấy, giữa lúc tôi đệ đơn xin từ chức, ông Georges Mandel được chánh văn phòng của tôi cho biết tin bèn mời tôi đến thăm ông.

        André Diethelm đưa tôi vào gặp bộ trưởng Nội Vụ. Mandel nói giọng nghiêm nghị và cả quyết làm tôi phải xúc động, ông cũng đồng ý với tôi, tin tưởng rằng nền độc lập và danh dự của nước Pháp chỉ có thể cứu vãn được bằng cách tiếp tục chiến tranh. Nhưng vì nhu cầu quốc gia, ông yêu cầu tôi ở lại nhiệm vụ. Ông nói : «Biết đâu sau này chúng ta không vận động được cho chính phủ thuyên chuyển sang Alger ?» Ông thuật lại cho nghe, sau khi người Anh ra về, người ta trở nên cương quyết, tuy rằng Weygand đến đây làm rắc rối. Ổng báo tin rằng lúc này những yếu tố Đức đầu tiên đã vào Ba Lê. Nhắc đến tương lai, ông nói thêm : « Dầu sao thì bây giờ cũng mới là buổi đầu cuộc thế chiến. Ông sẽ còn những bổn phận lớn lao. Nhưng ông có ưu thế là ở giữa chúng tôi ông là một người còn nguyên vẹn. Ông phải nên nghĩ đến cái gì phải làm cho nước Pháp, lúc cần đến thì chức vụ hiện thời của ông có thể đem lại sự dễ dàng cho ông ». Tôi phải nói rằng lý lẽ của ông làm cho tôi tin là nên chờ đợi trước khi từ chức. Xét những sự kiện hình thức thì sau này tôi có lẽ làm được cái gì, có lẽ cũng cần phải dựa vào những điều đã thực hiện được trong lúc này.

        Ngày 14 tháng sáu : Chính phủ thiên cư ! Tôi đến từ biệt chủ nhà, Le Prevost để Launay. Họ không đi đàu cả, xung quanh họ là những người không phải nhập ngũ mà cũng không thể động viên được, họ ngồi nhà chờ đợi những trận đánh rút lui và đợi đón rước kẻ xâm lăng. Đến chiều tôi tôi Bordeaux sau một chuyển đi ảm đạm trên đường lộ tấp nập từng đoàn người lánh nạn, tôi hỏi thăm đến trụ sở quân khu, nơi đã đặt văn phòng của Thủ Tướng Reynaud. Ông Marquet, dân biểu thị trưởng có mặt ở đấy, kể cho tôi nghe nhiều điều buồn nản mà ông sắp trình bày với Thủ Tướng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:11:18 pm »


        Khi Thủ Tướng Reynaud đến, tôi bảo ông : «Từ ba ngày nay tôi nhận thấy chúng ta tiến tới việc đầu hàng với một tốc độ nhanh kinh khủng. Tôi đã giúp ông sự cộng tác khiêm tốn của tôi, nhưng hợp tác là để theo đuổi cuộc chiến. Tôi không chấp nhận đình chiến. Nếu ông ở lại đây, ông sẽ bị tràn ngập vì tình hình bại trận. Phải sang Al- gérie càng SỚm càng hay. Ông đã quyết định chưa?» Paul Reynaud trả lời : «Rồi !» Tôi nói : «Trong trường hợp ấy thì tôi phải sang ngay Luân Đòn điều đình với người Anh để họ giúp việc chuyên chở. Ngày mai tôi sẽ đi. Tôi sẽ gặp ông ở đàu ?». Thủ Tướng trả lời: «Ông sẽ gặp tôi ở Alger».

        Chúng tôi đồng ý với nhau rằng tôi đi ngay đêm ấy, trước hết đến Bretagne để biết có thể chuyên chở được gì. Sau hết, Paul Reynaud bảo tôi mời Parian đến gặp ông sáng mai. Ông muốn nói chuyện với Darlan về hạm đội của Pháp.

        Darlan đã lên đường đi La Guèritouldé. Tối hôm ấy tôi kêu được ông đến đầu dây điên thoại và hẹn ngày gặp ông. Ông càu nhàu mà trả lời : «Đi Bordeaux ngày mai ? Tôi không biết Thủ Tướng muốn làm gì ở đấy. Nhưng tôi, tôi còn phải chỉ huy tôi không thế bỏ phí thời giờ ». Sau cùng ông cũng nghe theo. Nhưng nghe giọng ông nói người ta cũng biết trước mọi việc sẽ tồi tệ. Vài phút sau tôi có dịp ước lượng sự biến chuyển trong tâm trạng con người khi nói chuyện với Jean Ybarnegaray, bộ trưởng Chính Phủ, trước đây ông vẫn tỏ ra người tán thành việc tiếp tục chiến tranh, ông đến gặp tôi tại khách sạn «Splenđide», nơi tôi dùng com tối vội vàng với GeolTroy de Courcel. Ông nói : «Tôi là cựu chiến binh, không có gì quan trọng hơn nghe lời cấp trên : Pétain và Weygand !» Tôi trả lời ông : «Có lẽ một ngày kia ông sẽ thấy rằng đối với một bộ trưởng thì tiền đồ quốc gia quan trọng hơn vấn đề tình cảm». Thống Chế Pétain cũng ăn cơm trong một phòng, tôi yên lặng đến chào ông. Ông  bắt tay tôi không nói một lời. Sau này không bao giờ tôi gặp lại ông nữa.

        Ông bị dòng đời lôi cuốn theo một vận mệnh khắt khe ! Một người lỗi lạc như ông mà một đời binh nghiệp chỉ là một nỗ lực dồn nén dài. Ông là người hiên ngang không muốn dùng đến mưu chước, ông mạnh mẽ quá, không chịu đựng được sự tầm thường, ông có cao vọng quá, không thể chấp nhận thái độ của người mới giàu sang, ông nuôi dưỡng tham vọng thống trị trong sự có đơn đã từ lâu vì ông tin ở giá trị cá nhân của ông, vì ông đã trải qua nhiều điều ngang trái, vì ông khinh thường người khác. Vinh quang binh nghiệp ngày xưa đã vuốt ve ông trong niềm cay đắng, nhưng không làm cho ông thỏa chí bình sinh vì ông chỉ biết trọng vọng có binh nghiệp ngoài ra không biết đến cái gì khác. Ấy thế mà bất thần, lúc cuộc đời ông đã về quý đông, biến cố đã đem lại cơ hội cho ông khai triển thiên năng và tính kiêu ngạo vô bờ của ông ; nhưng đối với điều kiện là. Ông chấp nhận sự thảm bại làm môi trường để ông vùng vẫy, đoạt lấy quyền hành và danh vọng.

        Cần phải nói rằng, dẫu sao thì Thống Chế cũng chấp nhận sự bại trận. Người lính già đã khoác chiến bào từ sau trận chiến 1870 này chỉ trông thấy có một khía cạnh cuộc chiến tranh, ông cho đây là cuộc chiến mới giữa Pháp và Đức. Thua trận 1870, chúng ta đã thắng trận 1914-18, hẳn là có đồng minh bên cạnh, nhưng đồng minh chỉ đóng vai trò thứ yếu. Bây giờ chúng ta thua trận thứ ba, Như vậy thì ác hại thật nhưng là chuyện bình thường. Sau trận Sedan và Ba Lê sụp đổ thì chỉ cần thanh toán cho xong, điều đình và nếu cần thì nghiền nát Cách Mạng như Thiers đã làm ngày trước. Theo cách suy luận của Thống Chế thì ông không biết gì đến tính cách quốc tế của cuộc chiến tranh, đến khả năng của lãnh thổ hải ngoại, hậu quả ý thức hệ của sự chiến thắng của Hitler. Theo thói quen của ông, ông không nghĩ đến những sự kiện ẩy.

        Nhưng dẫu sao thì tôi cũng biết chắc rằng vào dịp khắc hẳn thống chế Pétain không chịu chấp nhận sự thoái bộ. Tôi chắc rằng trong bất cứ trường hợp nào và nếu ông còn giữ nguyên cá tính của ông thì ông sẽ trở lại con đường tranh đấu nếu ông nhận thấy ông lầm lỗi, chúng ta vẫn có thể chiến thắng và nước Pháp sẽ được nhờ. Nhưng than ôi, dưới cái vỏ ngoài của ông, tháng năm đã làm mòn mỏi tính tình của ông. Tuổi già của ông làm cho những người khôn ngoan lợi dụng sự mệt mỏi oai hùng của ông để mưu đồ công việc của họ. Tuổi già là một cuộc đắm tầu. Chúng ta phải chịu đựng đủ mọi tai họa vì tuổi già của thống chế Pétain đồng nhất hóa với trận đắm tàu của nước Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:11:52 pm »


        Tôi nghĩ đến điều ấy trong đêm đến miền Bretagne. Đồng thời tôi thêm quyết chí tiếp tục chiến đấu mặc dầu phải đương đầu với những cảnh ngộ nào. Đến Rennes sáng ngày 15 tháng sáu, tôi gặp tướng René Altmayer chỉ huy nhiều phần tử binh chủng hoạt động ở phía đông Mayenne, tướng Guitry, chỉ huy. chiến khu và quận trưởng Ille-et- Vilaine. cả 3 người đều hết sức cố gắng trong lãnh vực của mình. Tôi cố gắng tổ chức sự phối hợp nỗ lực của họ với phương tiện sẵn có để phòng thủ đất đai. Sau đấy, tôi đến Brest, vượt qua những đoàn xe Anh kéo đến đây để lên tầu về nước. Đến ty hàng hải, tôi cùng với đô đốc Traub và đề đốc de Laborde nghiên cứu khả năng và nhu cầu của hải quân để chuyên chở các bộ đội qua hải cảng Bretagne. Đến chiều, tôi lẻn chiếc khu trục hạm Milan đi Plymouth, cùng với một phái đoàn hóa học gia đi theo tướng Lemoine; ông Raoul Dautry, bộ trưởng Quân Nhu giao cho phải đoàn này đem « nước nặng » sang, gửi bên Anh Quốc. Khi rời khỏi hải cảng Brest, tầu Richelieu kéo cờ chào tôi, tầu này đã được trang bị để đi Dakar. Từ Plymouth, tôi đến Luân Đôn, sáng ngày 16 thì tới nơi.

        Vài phút sau, trong một phòng khách sạn « Hvde Park », tôi đang rửa mặt thì hai ông Corbin và Monnet lại thăm. Trước hết vị đại sứ bảo tin cho biết rạng sáng nay sẽ có những cuộc tiếp xúc của tôi với người Anh để thảo luận vấn đề chuyên chở. Ngoài ra, đã dự định một cuộc hội đàm của ông Churchill với thủ tướng Reynaud ở Concarneau sáng hôm sau, trừ khi nước Pháp xin đình chiến với Đức. Cuộc hội đàm này giải quyết việc chuyên chở, sau đấy, hai người nói sang chuyện khác. Họ nói:

        « Chúng tôi biết rằng ở Bordeaux, tinh thần thoái bộ lan tràn rất nhanh, vả chăng, trong khi ông đi đường sang đây thì chính phủ Pháp đã gửi điện tín sang xác nhận lời yêu cầu của ông. Paul Reynaud ngày 13, trong một cuộc hội đàm. Ông Paul Reynamđ yêu cầu ông W. Churchill để cho nước Pháp giải ước ký kết ngày 28 tháng ba với nước Anh, chúng ta chưa biết thư trả lời của nước Anh, người ta đợi thư trả lời ấy vào sáng hôm nay. Nhưng chúng ta cho rằng họ sẽ chấp nhận với điều kiện là có bảo đảm cho hạm dội. Như vậy, đã gần tới phút chót rồi. Nhất là Hội Đồng tổng trưởng sẽ họp ở Bordeaux ngày hôm nay, xét tình thế thì hội đồng này sẽ có quyết định chung cục ».

        Hai ông Corbin và Monnet còn nói thêm rằng : « Chúng tôi nhận thấy hầu như có một yếu tố mới xuất hiện trên thời cuộc và thay đổi ý hướng của mọi người, vì thế mà ông Paul Reynaud thêm cương quyết rút lui về Alger. Bởi thế cho nên chúng tôi đã sửa soạn với ông Robert Vansitlart, thư ký thường trực bộ Ngoại Giao Anh, một kế hoạch có vẻ hấp dẫn. Đày là một đề nghị liên minh Pháp-Anh của chính phủ Luân Đôn long trọng gửi cho chính phủ Bordeaux. Hai nước sẽ quyết định phối hợp các cơ quan công quyền, chung nhau về tài nguyên hay thiệt hại, tóm lại, thực hiện mối tương hệ hoàn toàn của vận mệnh hai quốc gia. Một cuộc vận động như thế và trong lúc này có thể làm cho các bộ trưởng của ta tỉnh ngộ hay ít ra bỏ ý định thoái bộ. Nhưng còn phải làm sao cho chính phủ Anh chấp thuận đề nghị của chúng ta. Chỉ có ông là người có thể  làm cho ông Churchill nghe lời. Trong chương trình viếng thăm đã dự định lát nữa ông dùng bữa ăn sáng với Churchill. Đây là cơ hội chót, nếu ông chấp thuận ý kiến này».

        Tôi đọc bản văn đưa lại cho tôi xem. Tôi nhận thấy ngay rằng cái gì có vẻ vĩ đại cũng không thể thực hiện được mau chóng. Thoáng nhìn cũng thấy ngay rằng không thể trao đổi vài điệp văn mà có thể  hợp nhất dù chỉ trên nguyên tắc Pháp với Anh, hai nước có những định chế, quyền lợi và Đế Quốc khác nhau như vậy. cả đến những điểm trong kế hoạch có thể giải quyết trên phương diện thực dụng, cũng cần có những cuộc điều đình phức tạp — Thí dụ việc chung nhau chịu thiệt hại. Nhưng xét đến những đề nghị của chính phủ Anh thì đây là một cách biểu lộ sự đoàn kết, có thể có một ý nghĩa thiết thực. Nhất là tôi cũng nghĩ như các ông Corbin và Monnet rang kế hoạch này có thể đem lại cho ông Paul Reynaud trong lúc ông qua cơn khủng hoảng cùng cực, một yếu tố thuận lợi cho ông để thuyết phục các bộ trưởng. Tôi nhận lời vận động với ông Churchill để ông chấp nhận quan điểm của chúng ta.

        Buổi sáng hôm ấy công việc túi bụi, Tôi bắt đầu giải quyết vụ tầu Paste, tầu này chở từ Hoa Kỳ sang một ngàn đại bác 75, một ngàn đại liên và nhiều đạn dược. Theo phúc trình của phái đoàn quân sự của chúng ta thì tầu này đang trên đường về đã nhận được lệnh của tôi ở Bordeaux gửi đi, bắt đổi hướng sang một hải cảng ở Anh quốc, Vì tình hình biến chuyến không thuận lợi cho ta nên không thể để cho số vũ khí lớn lao này rơi vào tay địch. Ngoài thực tế thì đại bác và đại liên chở trên tầu Pasteur được dùng để tái võ trang cho quân đội Anh, sau trận Dunkerque họ mất gần hết súng ống.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:12:28 pm »


        Còn về phương diện chuyên chở thì tôi nhận thấy người Anh sốt sắng và thành tâm cung cấp thêm phương tiện cho chúng ta và hộ tống các đoàn tầu, việc thi hành sẽ do Hải Quân Anh thực hiện, liên lạc với phái đoàn Thủy quân của chúng ta dưới quyền chỉ huy của đô đốc Odendhal. Nhưng đã hiển nhiên là ở Luân Đôn người ta không tin rằng nước Pháp chính thức có thể quay trở lại chiến đấu quyết liệt. Những cuộc tiếp xúc của tôi cho tôi biết rằng người Anh sẽ căn cứ vào trường hợp chúng ta bỏ cuộc để tìm biện pháp trên mọi lãnh vực. Bên trên hết, người ta rất lo ngại hạm đội của chúng ta lọt vào tay quân Đức. Trong những giờ phút bi thảm ấy, mỗi người Pháp cảm thấy đè nặng xuống mình câu hỏi câm lặng hay thật sự của mọi người Anh : « Hạm đội của các ông sẽ ra sao ? »

        Thủ Tướng Anh cũng bận tâm với câu hỏi ấy khi tôi cùng các ông Corbin và Monnet đến dùng cơm sáng với ông tại «Carlton Club». Tôi nói : «Dù có thể nào, người Pháp cũng không tự ý mình nạp hạm đội cho quân Đức. Chính Pétain cũng không chấp nhận như vậy. Vả chăng, hạm đội là thái ấp của Darlan. Một vương hầu phong kiến không, chịu để cho mất thái ấp đâu. Nhưng muốn chắc rằng địch không đặt tay lên hạm đội của chúng tôi, thì chúng tôi phải tiếp tục chiến tranh. Tôi rất tiếc mà phải nói để ông biết rằng thái độ của các ông ở Thành Tours đã làm cho chúng tôi kinh ngạc lắm. Ông có vẻ coi thường sự liên minh của chúng ta. Thái độ thúc thủ của ông chỉ có lợi cho những người nghiêng về giải pháp đầu hàng. Những người này sẽ nói :« Đó, chúng tôi bị dồn vào thế đầu hàng. Chính người Anh cũng bằng lòng như vậy ». Không ! Trong lúc này các ông phải làm cái gì khác để khuyến khích chúng tôi trong cơn nguy biến này».

        Ồng Churchill có vẻ xúc động, ông bàn định với Thiếu tá Morton, chánh văn phòng của ông một lát. Tôi giả thuyết rằng ông dùng những biện pháp « tối hậu » để sửa đổi một quyết định đã ký rồi. Có lẽ đây là nguyên do một việc xảy ra nửa giờ sau đó ; tại Bordeaux, đại sứ Anh đến đòi lại tận tay ông Paul Reynaud một công hàm vừa trao cho ông theo đó chính phủ Anh chấp thuận trên nguyên tắc rằng nước Pháp có thể yêu cầu nước Đức cho biết điều kiện đình chiến, nếu có thể có.

        Tôi bàn với ông Churchill dự án liên minh hai dân tộc. Ông bảo tôi : «Lord Halifax đã trình bày với tôi Nhưng đây là một miếng to quá cỡ». Tôi trả lời; «Phải ! Vì thế mà muốn thực hiện thì cần phải có nhiều thời giờ. Nhưng người ta có thể biểu lộ ngay ý chí. Trong lúc này ông không nên chềnh mảng bất cứ điều gì có thể nâng đỡ nước Pháp và duy trì được liên minh của hai nước». Sau một vài câu tranh luận, Thủ Tướng Anh nghiêng về quan điểm của tôi ông triệu tập ngay nội các Anh và thân hành đến Downing Street chủ tọa phiên họp. Tôi cũng theo ông đến đây ; Trong khi các bộ trưởng Anh thảo luận trong phòng họp, tôi ngồi với đại sứ Pháp trong phòng giấy sát bên phòng họp. Trong thời gian ấy, tôi gọi dây nói cho Paul Reynauđ báo cho ông biết rằng tôi hy vọng đến chiều sẽ có thể gởi cho ông một thông tư quan trọng với sự đồng ý của chính phủ Anh. Ông trả lời tôi rằng sẽ hoãn hội đồng bộ trưởng đến 17 giờ nhưng không thể chờ lâu hơn được».

        Phiên họp nội các Anh kéo dài trong 2 giờ, trong thời gian ấy thỉnh thoảng có một vài bộ trưởng sang gặp tôi để biết đích xác về quan điểm của người Pháp. Bất thần họ đồng loạt kéo nhau vào, đi đầu là ông Churchill. Họ reo lên : «Chúng ta đã đồng ý với nhau !». Quả vậy, ngoại trừ chi tiết, còn thì bản văn họ đem vào cho tôi coi đúng như bản đề nghị của chúng ta. Tôi gọi điện thoại ngay cho Paul Reynauđ và đọc cho ông nghe tải liệu đó. Ông bảo tôi : «Quan trọng lắm ! Tôi sẽ dùng đến trong phiên họp tới đây». Tôi tóm tắt một vài lời khuyến khích ông. Ông Churchill cầm lấy máy : «Allo ! Revnaud ! De Gaulle nói có lý ! Đề nghị của chúng ta có thể có hậu quả lớn lao. Chúng ta phải cầm cự mới được!» Sau khi nghe Revnaud trả lời, ông nói: «Được rồi, ngày mai nhé ! Ở Concarneau».

        Tôi từ biệt Thủ Tướng Anh. Ông cho tôi mượn một chiếc phi cơ để trở về ngay Bordeaux. Chúng tôi đồng ý ta giữ phi cơ lại Bordeaux đề phòng trường, hợp xảy ra biến cố khi tôi cần trở lại Anh. Ông Churchill cũng phải ra xe hỏa để rồi lên một chiến hạm đến Concarneau. Hồi 21 giờ 30, tôi đáp xuống phi trường Bordeaux. Đại tá Humbert và Auburtin, chánh văn phòng của tôi, đến đón tôi tại phi trường. Họ cho tôi biết rằng Thủ Tướng Reynaud đã xin từ chức và Tổng Thống Lebrun mời thống chế Pétain lập nội các. Sự đầu hàng đã hiển nhiên rồi. Tôi phải quyết định ngay. Sáng hôm sau tôi sẽ ra đi liền.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:32:36 pm »


        Tôi đến gặp Paul Reynaud. Ông không còn ảo tưởng gì về những việc sẽ xảy ra khi Thống Chế xuất hiện trong chính phủ, nhưng ông cũng được nhẹ người về cất được một gánh nặng không chịu nổi. Ông cho tôi cảm tưởng một người đã đạt tới mức cuối cùng của hy vọng. Chỉ những người chứng kiến tận mắt mới có thể ước lượng được người cầm quyền bính phải qua những cuộc thử thách thế nào trong những ngày ghê gớm ấy, Biết bao nhiêu ngày không nghỉ, đêm không ngủ, Thủ Tướng chính phủ cảm thấy đè nặng xuống hai vai mình trách nhiệm toàn diện về vận mệnh nước Pháp. Bởi vì, xưa nay bao giờ cũng vậy, người lãnh đạo chỉ có một mình mình đối diện với đại họa. Những diễn biến đánh dấu từng giai đoạn suy sụp của chúng ta đều đánh thẳng vào người ông : quân Đức chọc thủng Sedan, trận thua lớn ở Dunkerque, cuộc rút lui khỏi Ba Lê, sự suy sụp ở Bordeaux. Tuy nhiên, ông chỉ lên cầm quyền trước ngày xảy ra quốc nạn. Không có thời giờ chuẩn bị để đối phó ; ông đã đề nghị từ lâu một chính sách binh bị có thể tránh được những tai họa ấy. Ống đã dấn thân vào cơn bão tố với tâm hồn chắc chắn của người không lùi bước. Trong những ngày bi thảm ấy chưa lúc nào ông mất tự chủ. Chưa bao giờ người ta thấy ông giận dữ, bất bình hay phàn nàn. Thật là một cảnh đau lòng khi phải chứng kiến một người có tài lỗi lạc như ông phải bó tay thúc thủ để các biến cố nghiền nát.

        Thực ra, cả tính của ông Paul Beynaud phù hợp với điều kiện chỉ đạo cuộc chiến trong tình trạng trật tự nào đó và dựa trên những nền tảng cổ truyền đã đạt được. Nhưng tất cả đều được quét sạch rồi ! Ông thấy quanh mình ông chế độ sụp đổ, dân chúng bỏ chạy, đồng minh rút về, các tướng lãnh có uy tín nhất ngã lòng. Từ ngày chính phủ di tản khỏi thủ đô, việc điều hành công quyền chỉ còn là một tình trạng hấp hối, một tình trạng tan rã công vụ, kỷ luật và tinh thần. Trong tình trạng ấy, ông Paul Reynaud đem thông minh, can đảm và uy tín của mình áp dụng vào chỗ trống không. Nỗ lực của ông không nhắm vào những biến cố vũ bão.

        Muốn trở lại nắm vững dây cương thì phải thoát ra ngoài cơn gió lốc, chạy sang Phi Châu và làm lại từ đầu. Ông Paul Reynaud đã trông thấy như vậy. Nhưng phải có những biện pháp cùng cực : thay đổi cấp chỉ huy tối cao, thải hồi Thống Chế và phân nửa các bộ trưởng, bẻ gãy một vài ảnh hưởng tai hại, chịu đựng sự chiếm đóng toàn thể chánh quốc ; tóm lại, ông bị đặt trước một tình trạng chưa hề xảy ra trong lịch sử, vượt hẳn khuôn khổ và phương vị thông thường.

        Ông Paul Reynaud cho rằng không nên nhận trách nhiệm về mình những quyết định vượt khỏi tầm mức bình thường và sự tính toán quá xa như vậy. Ông tìm các vận dụng tình thế để đạt tới đích. Do đó mà ông có ý xét lại các điều kiện của địch miễn là nước Anh chấp thuận. Hẳn là ông nghĩ rằng những người chủ trương đình chiến cũng không chấp nhận khi họ biết điều kiện của địch, bấy giờ tình hình sẽ đưa đến sự tập hợp mọi quan điểm để theo đuổi cuộc chiến tranh cứu quốc. Nhưng thảm họa xảy đến mạnh như vũ bão không thể vận dụng được tình thế. Theo đuổi cuộc chiến không chút nương tay hay đầu hàng ngay túc khắc, chỉ có hai đường lối cực đoan ấy thôi không có con đường trung dung nào khác Paul Reynaud đã không theo hẳn con đường thứ nhất ông phải nhường chỗ cho Pétain để theo hẳn con đường thứ hai.

        Cần phải nói rằng vào lúc quyết liệt này chế độ không nói gì đến vị nguyên thủ của Chính phủ cuối cùng nền Đệ Tam Cộng Hoà. Hẳn là nhiều người tại vị không thuận theo giải pháp đầu hàng. Nhưng nhà cầm quyền bàng hoàng trước thảm họa mà họ cảm thấy mình phải gánh trách nhiệm, không phản ứng gì cả. Nước Pháp bị đặt trước một vấn đề trọng đại chi phối hiện tại và tương lai như vậy mà Quốc Hội không họp, chính phủ không đủ sức đưa ra một giải pháp minh bạch, Tổng Thống Cộng Hòa không lên tiếng, mặc dầu chỉ ở hội đồng bộ tưởng, để nói lên quyền lợi tối cao của tổ quốc. Rốt cuộc, sự tan rã chính quyền là nguyên do sâu xa của thảm họa quốc gia. Dưới ánh sáng của tiếng sét, chế độ hiện ra trong tình trạng tàn tật thảm hại, không xứng đáng để bảo vệ danh dự và độc lập của nước Pháp.

        Đêm đã khuya, tôi đến khách sạn, nơi cư ngụ của ông Ronald Campbell, đại sứ Anh, và nói cho ông biết ý muốn sang Luân Đôn của tôi. Tướng Spears bàn góp với chúng tôi, tuyên bố rằng ông sẽ đi theo tôi. Tôi sai người đến báo tin cho ông PaulReynaud. Ông cấp cho tôi 100.000 quan lấy ở quỹ mật. Tôi yêu cầu ông Margerie gửi ngay cho vợ con tôi ở Carantec giấy thông hành cần thiết để chạy sang Anh ; cả nhà tôi đều đi thoát nhờ có chuyến tầu cuối cùng rời khỏi bến Brest. Ngày 17 tháng sáu và lúc 9 giờ sáng, tôi cùng với tướng Spears và trung úy Coureeldùng chiếc phi cơ hôm qua để trở về Anh. Cuộc khỏi hành không có gì là khó khăn nhưng cũng không có gì là thơ mộng.

        Chúng tôi bay qua La Rochelle và Rochefort. Trong các hải cảng này tầu đang bốc cháy vì bị phi cơ Đức oanh tạc. Chúng tôi bay qua Paimpont, mẹ tôi ở quận này và đang thời kỳ bệnh nặng. Khu rừng bốc khói đen vì cháy những kho đạn dược ở đây. Sau khi dừng lại một lúc ở Jersey, chúng tôi đến Luân Đòn vào buổi quá trưa. Trong khi tôi đi tìm nhà và Courcel gọi điện thoại cho tòa đại sử và các phải đoàn, tôi đã thấy họ hững hờ lảng tránh rồi ; bây giờ tôi chỉ còn một thần một mình trơ trụi trên đời, như một người đứng trước đại dương mà muốn bơi qua.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:16:07 pm »


NƯƠC PHÁP TỰ DO

        Theo đuổi chiến tranh ? Hẳn rồi ! Nhưng với mục đích gì và trong giới hạn nào ? Nhiều người tán thành quan điểm này nhưng không muốn làm gì nhiều hơn việc để cho một dúm người Pháp giúp tay với người Anh còn giữ vững phòng tuyến: Chưa bao giờ tôi muốn theo đuổi chiến tranh bằng cách ấy. Đối với tôi, cái cần phải phục vụ và cứu vãn là dân tộc và chính phủ.

        Tôi nghĩ rằng trong trận Thế Chiến này, nước Pháp sẽ không còn gì là danh dự, thống nhất, độc lập, nếu nước Pháp đầu hàng và chịu thúc thủ trong tình trạng đầu hàng. Bởi vì, trong trường hợp ấy, cuộc chiến tranh kết liễu thế nào, quân đội ngoại quốc sẽ đẩy lui được kẻ xâm lăng ra khỏi lãnh thổ Pháp hay nước Pháp sẽ sống trong vòng nô lệ, nước Pháp cũng phải ghê tởm mình và làm cho dân tộc khác ghê tởm mình, nước Pháp sẽ đầu độc đời sống mình và linh hồn mình qua nhiều thế hệ. Ngay lúc này, người ta sẽ lấy gì làm chính nghĩa để đưa một số con dân vào một cuộc chiến không phải cuộc chiến của họ ? Đưa người sang phụ giúp lực lượng của một cường quốc khác thì có lợi gì không ? Không! Phải làm cách nào để đưa cả nước. Pháp trở lại cuộc chiến thì mới bõ công cố gắng.

        Muốn được như vậy thì phải để cho quân đội của ta xuất hiện trên chiến trường, các lãnh thổ của ta trở lại dự chiến, cả nước chia sẻ sự nỗ lực với các chiến sĩ, các cường quốc thừa nhận nước Pháp vẫn tiếp tục chiến đấu, chủ quyền của nước Pháp chuyển giao từ phía những người đầu hàng và chờ đợi sang phía những người chiến đấu, và một ngày kia, chiến thắng.

        Sự hiểu biết của tôi về người và việc không làm cho tôi có ảo tưởng gì về những khó khăn cần phải vượt qua. Chúng ta còn phải đương đầu với sức mạnh hùng hậu của địch, còn phải lâu ngày mới tiêu mòn được lực lượng của họ, vả chăng họ cũng sẽ được bộ máy chánh quyền Pháp giúp tay để chống lại nước Pháp phục hồi binh lực. Một cuộc chiến tranh lâu dài và kịch liệt sẽ có những khó khăn tinh thần và vật chất cho những người không có phương tiện và xuất hiện với tư thế kẻ nghèo khó. Kẻ bi quan và SỌ’ sệt sẽ chống đối chiến sĩ bằng đủ mọi cách bài xích, vu khống, đồ tội, để che lấp sự thụ động hèn nhát của họ. Người Pháp thích tranh giành, họ không khỏi tạo ra những tổ chức  «song song» nhưng thực ra cạnh tranh và kình chống nhau, ngoại bang sẽ dùng họ để lợi dụng họ theo thường lệ. Về phần những kẻ có mục đích phá hoại thì họ muốn thao túng phong trào kháng chiến quốc gia, đưa đến tình trạng hỗn loạn để làm bùng nổ cách mạng và áp đặt chính thể cộng hòa. Sau hết; các đại cường cũng có khuynh hường nhân tình trạng suy yếu của nước Pháp mà mưu tính quyền lợi của họ có hại cho nước Pháp.

        Còn như tôi, tôi có ngưỡng vọng leo một triền dốc như vậy, lúc dầu tôi không có gì cả. Bên cạnh tôi không có sức mạnh nào, một tổ chức nào. Tại Pháp, không ai biết tới, không ai hướng ứng lời kêu gọi. Tại ngoại quốc, không ai tín nhiệm và cũng không có cách nào biện minh lập trường của mình. Nhưng chính tình trạng trơ trụi ấy lại vạch ra con đường hành động của tôi. Chỉ có cách dốc lòng phụng sự chính nghĩa quốc gia là tôi tạo được uy tín. Chỉ có cách tỏ ra người cương quyết bênh vực quốc dân và chính phủ là tôi có thể quy tụ được những người Pháp nghe theo tôi hay nức lòng vì chính nghĩa để người ngoài kính trọng và vị nể. Trong những ngày thê thảm đã qua, những người tức giận vì thái độ cứng rắn của tôi, không muốn tin rằng tôi cố sức ngăn ngừa những áp lực chống đối tôi vì trong lúc này một sự mềm yếu nhỏ cũng đưa đến sự sụp đổ. Tóm lại, tuy địa vị của tôi khiêm tốn và cô đơn, nhưng chính vì thế mà tôi cần phải leo lên đỉnh cao và không bao giờ xuống nữa.

        Việc thứ nhất phải làm là thượng quốc kỳ. Có thể dùng được đài phát thanh. Từ chiều ngày 17 tháng sáu tôi đã trình bày ý kiến của tôi với ông Winston Churchill. Là một mảnh ván trời giạt sang bờ biển nước Anh tôi có thể làm gì được nếu không có sự giúp đỡ của ông ta ? ông bằng lòng ngay và để bắt đầu, ông cho phép lời sử dụng đài BBC. Chúng tôi đồng ý là tôi sẽ lên tiếng khi nào chính phủ Pétain xin đình chiến với Đức. Người ta được tin ông đã làm ngay từ tối hôm ấy. Hôm sau, vào lúc 18 giờ tôi đọc trước máy phóng âm, bản văn mà người ta đã biết. Từ khi tung những lời quyết liệt ấy đi, tôi cảm thấy tôi đã chấm dứt một cuộc đời, cuộc đời sống trong khung cảnh nước Pháp vững mạnh, quân đội không chia rẽ. Năm 49 tuổi tôi bước vào một cuộc phiêu lưu như một người bị số mệnh ném ra ngoài cuộc đời.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:16:23 pm »


        Tuy nhiên, trên bước đi chập chững vào cuộc đời không tiền khoáng hậu này, tôi còn có bồn phận phải xét lại xem có một quyền hành nào có tư cách hơn tôi để đảm nhiệm được việc đưa nước Pháp và Đế Quốc trở lại cuộc chiến. Khi mà cuộc đình chiến chưa thực thi thì người ta còn có thể tưởng tượng— dù trái với sự thực rất xa - rằng chính phủ Bordeaux rồi sẽ lựa chọn việc tiếp tục cuộc chiến. Bởi thế cho nên, ngay từ khi mới đến Luân Đòn chiều ngày 17, tôi đã đánh điện về Bordeaux xin đảm nhiệm việc ở lại Anh quốc để điều đình viện trợ Hoa Kỳ, tù binh Đức và vận tải sang Phi Châu.

        Thư trả lời là một bức điện tín bách thúc tôi phải về Pháp ngay. Ngày 20 tháng sáu tôi viết thư cho tướng Weygand, ông đã ngồi vào chính phủ đầu hàng với chức vụ kỳ dị ; « bộ trưởng Quốc Phòng», tôi khẩn khoản yêu cầu ông đứng đầu phong trào kháng chiến và đoán chắc với ông rằng nếu ông nhận lời, tôi sẽ hoàn toàn phục tòng ông. Nhưng vài tuần lễ sau, bức thư được trao lại cho người gửi với lời phê phán có thể nói là hiểm độc. Ngày 30 tháng sáu, « tòa đại sứ Pháp » thông báo cho tôi biết lệnh phải tự mình làm tù binh tại nhà giam Saint - Michel ở Toulouse đợi Tòa Án Chiến Tranh nghị sử. Tòa án này trước còn phạt tôi 4 năm tù. Sau, theo lời yêu cầu của « bộ trưởng» muốn chọn thảm họa nhỏ nhoi nhất, họ khép tôi vào tội tử hình.

        Vả chăng, tôi đã tính trước thái độ của Bordeaux, tôi đã quay hướng về các nhà cầm quyền ở hải ngoại. Ngay từ ngày 19 tháng sáu, tôi đã gửi điện văn, cho tướng Noguès, tư lệnh quân đội đặt mình dưới quyền chỉ huy của ông, nến ông không chấp nhận cuộc đình chiến. Ngay tối hôm ẩy, nói trên đài phát thanh, tôi đã kêu gọi khẩn thiết: «Phi châu của Claurel, Bugeaud, Lyautey, Noguès, hãy từ khước điều kiện của địch ». Ngày 24 tháng sáu, tôi gửi điện văn đi lần nữa, kêu gọi Noguès và Cao ủy Trung Đông, tướng Catroux, Toàn Quyền Đông Dương. Tôi gọi y cho những nhà cầm quyền ấy thành lập ngay một cơ quan phòng vệ Đế Quốc, tôi có thể giữ nhiệm vụ liên lạc họ ngay với Luân Đôn. Ngày 27 tháng sáu, sau khi biết tin một bài diễn văn gây gổ của ông Peyrouton, thống sử Tunisie, tôi bách thúc ông phải gia nhập « Ủy Ban Phòng Vệ», đồng thời nhắc lại lời nói tướng Mittelhauser và ông Puaux. Cũng ngày hôm ấy, tình cờ tôi giữ chỗ cho tôi và các sĩ quan của tôi trên một chiếc tầu buôn Pháp sắp sửa khởi hành đi Maroc.

        Để trả lời tôi, tôi chỉ nhận được một bức điện tín của đô đốc de Carpentier, chỉ huy hạm đội Trung Đông, ông bảo tin cho tôi biết rằng ông Puaux và tướng Mittelhauser đã gửi điện văn cho tướng Noguès cũng theo ý kiến của tôi. Ngoài ra, một người con của tướng Catroux có mặt ở Luân Đòn, đem lại cho tôi coi một bức thư của Catroux nhắn con đến bày tỏ với tội sự biểu đồng tình của ông. Nhưng, đồng thời, người Anh cũng gửi sang Bắc Phi ông Duff Cooper, nhân viên Nội Các, và tướng Gort, để điều đình với tướng Noguès nhận sự tiếp sức của quân đội Anh, nhưng phái đoàn của họ phải trở về Luân Đôn, không được tướng Noguès tiếp đón. Sau hết, tướng Dillon, trưởng đoàn liên lạc quân sự Anh ở Bắc Phi, bị trục xuất khỏi Alger.

        Nhưng, việc làm thứ nhất, của Noguès là đưa cao lá quốc kỳ. Người ta biết rằng khi biết rõ điều kiện của Đức, ngày 25 tháng sáu ông gửi điện tín về Bordeaux cho biết rằng ông sẵn sàng tiếp tục chiến đấu. Ông dùng danh từ tôi đã đưa ra trên đài phát thanh 6 ngày trước đây, để nhắc đến « sự kinh hoảng của Bordeaux» làm cho chính phủ « không xét định một cách khách quan khả năng chống cự của Bắc Phi». Ông yêu cầu Weygand « xét lại mệnh lệnh thi hành cuộc đình chiến» và kháng nghị rằng nếu giữ nguyên mệnh lệnh ấy, « thì ông chỉ có thể đó mặt tía tai mà thi hành ». Đã rõ là nếu Noguès chọn con đường kháng chiến thì toàn thể Đế Quốc sẽ theo gương ông. Nhưng chẳng bao lâu, chính ông và các thống sứ, toàn quyền, tổng tư lệnh, đều nghe theo lệnh đốc thúc của Pétain và Weygand, chấp nhận đinh chiến. Chỉ có tướng Catroux, toàn quyền Đông Dương và tướng Legentilhomme, chỉ huy bộ đội Somalis, không chấp nhận đình chiến, cả hai người đều bị thay thế, mà những người dưới quyền họ không làm gì để nâng đỡ họ.

        Vả chăng, sự suy sụp của phần lớn các người cầm quyền ở lãnh địa hải ngoại, cũng phù hợp với sự sụp đổ chánh trị toàn diện ở chánh quốc. Báo chí từ Bordeaux và Vichy gửi sang đều chấp nhận quyết định của chính phủ Retain, cả các đảng phái, đoàn thể, tổ chức. Quốc Hội nhỏm họp ngày 9 và 10 tháng bảy, trao trọn quyền cho thống chế Pétain gần như không tranh luận gì cả. Thực ra, 80 dân biểu có mặt đã can đảm bỏ phiếu chống lại sự thoái bộ. Mặt khác, những dân biểu lên tầu Massilia Sang Bắc Phi đã tỏ ý cho mọi người biết rằng đối với họ Đế Quốc không thể ngừng cuộc chiến. Tuy nhiên, không có một người nào trong các giới chính thức cầm quyền lên tiếng bác bỏ cuộc đình chiến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:16:39 pm »


        Vả chăng, tuy Pháp sụp đổ đã làm cho hoàn cầu kinh ngạc, tuy quần chúng trên hoàn cầu nhìn ngọn đuốc sáng tắt phụt trong lo ngại, tuy thơ của Charles Morgan hay bài báo của Francois Mauriac đã làm cho biết bao người cảm động rơi lệ, nhưng các chính phủ đồng minh, chẳng bao lâu, cũng coi như việc đã rồi. Các chính phủ lâm chiến với phe trục đều gọi đại sứ của họ về nước, hoặc họ tự ý gọi về như trường hợp Sir Ronald Campell hay tướng Vanier, hoặc người Đức bắt buộc họ phải về nước. Nhưng tại Luân Đòn vẫn còn một lãnh sự ở trong dinh tự tòa Đại Sứ Pháp, giữ liên lạc với chánh quốc ; trong khi ấy thì ông Dupuis, tổng lãnh sự Gia Nà Đại vẫn ở lại bên cạnh Thống Chế. Liên Hiệp Nam Phi cũng để lại đại diện. Nhất là, tại Vichy, còn một ngoại giao đoàn quan trọng, quy tụ xung quanh Đức ông Valerio Valeri, khâm mạng của Giáo Hoàng, xung quanh ông Bogomolov, đại sứ Liên Sô, sau này xung quanh đô đốc Leahy, đại sứ Hiệp Chủng Quốc. Tình trạng ấy đã làm nguội dần vê hăng hái của những nhân vật mà trước đây đã có hành động hưởng về phong trào Pháp chiến đấu.

        Như vậy, tại Pháp cũng như tại các quốc gia khác, SỌ’ hãi, quyền lợi và thất vọng đã phối hợp ảnh hướng với nhau để đưa nước Pháp đến sư thoái bộ toàn diện. Nhiều người tâm huyết còn trung thành với quá khứ, nhiều sự tính toán còn muốn lợi dụng những mảnh vụn hiện tại để sót lại nhưng trên đời này không có một người nào hành động như vẫn tin tưởng độc lập, danh dự và hùng mạnh của tổ quốc. Đã như vậy thì những người chấp nhận như một việc đã rồi sẽ đè hạ, ô nhục và hèn nhát đến đâu. Trước sự trống rỗng hãi hùng của cảnh thoải bộ toàn diện, sứ mạng của tôi, bất thần hiện ra xán lạn nhưng cũng ghê SỌ’. Trong lúc lịch sử qua cuộc thử thách gay go nhất, tôi phải nhận lấy trách nhiệm cứu quốc.

        Nhưng không làm gì có nước Pháp nếu không có kiếm cung. Trước hết phải tạo lập lấy một lực lượng chiến đấu. Tôi đem hết tâm trí ra tổ chức lực lượng ấy. Một vài đơn vị quân sự còn ở lại nước Anh. Trước hết là những đơn vị của Sư Đoàn Khinh Binh xứ Alpes, họ đã chiến đấu anh dũng tại Na Uy dưới sự chỉ huy của tướng Béthouart, sau trở về Bretagne giữa tháng sáu và cùng xuống tàu sang Anh với quân đội Anh. Phần khác là những chiến thuyền — tất cả gần 100.000 tấn — trú ẩn ở Cherbourg, Brest, Lorient, ngoài các thủy thủ ra còn nhiều người phụ dịch khác, tổng cộng đến 10.000 thủy binh. Ngoài ra, cũng còn nhiều ngàn thương binh ở Bỉ được đưa về điều trị ở Anh quốc. Các phái đoàn quân sự Pháp đã tổ chức việc chỉ huy và quản trị những lực lượng ấy,đặt dưới quyền của Vichy đợi ngày hồi hương.

        Nguyên một việc tiếp xúc với những yếu tố đa tạp và rời rạc ấy đối với tôi đã cực kỳ khó khăn. Trước hết tôi chỉ có một số ít sĩ quan, tất cả đều ở cấp dưới, họ có nhiều thiện chí, nhưng không có đủ uy tín để vượt qua hệ thống cấp bậc. Điều họ có thể làm được và họ đã làm là tuyên truyền để lấy lòng các cấp cao hơn và những người tiếp xúc với họ. Kết quả yếu kém. Tám ngày sau lời kêu gọi ngày 18 tháng sáu của tôi, số người tình nguyện đến họp tại rạp Olympia của người Anh cho mượn chỉ có độ vài trăm người.

        Cằn phải nói rằng nhà cầm quyền Anh không thuận ý cho chúng tôi hoạt động. Đành rằng họ đã phát ra truyền đơn báo cho quân nhân Pháp biết rằng có thể lựa chọn một trong ba trường hợp : Hồi hương, theo tướng de Gaulle hay nhập các đơn vị lực lượmg Hoàng Gia. Hẳn là Churchill có ra chỉ thị ; Spears, người liên lạc Pháp Tự Do với các cơ quan công quyền Anh, đã nhiều lần can thiệp ; có khi họ làm cho người Pháp ở đây bớt nọa tính và chống đối. Hẳn là báo chí và đài phát thanh, nhiều đoàn thể, nhiều tư nhân nhiệt liệt ủng hộ và tuyên truyền cho chúng tôi. Nhưng bộ chỉ huy Anh đang chờ đợi Đức tấn công không biết ngày nào, họ còn SỌ' bị xàm lăng là khác, họ dồn nỗ lực vào việc chuẩn bị ứng chiến của họ chứ không để ý đến một loại công việc mà họ cho là thứ yếu. Vả chăng, theo tiện dụng và thói quen nghề nghiệp, họ nghiêng về sự tôn trọng lớp trật tự đã hình thành, nghĩa là chính phủ Vichy và các phái đoàn của Vichy. Sau hết, họ cũng không thể tin được những người đồng minh với họ trước đây, nhưng bây giờ nhục nhã vì đau khỏ, bất mãn với mình và với người, oán trách người này và người khác. Những người như vậy sẽ làm gì nếu địch kéo ùa sang đây ? Tốt hơn hết là nên đưa họ về Pháp càng sớm càng hay ? Và nói cho cùng thì một vài đại đội không có cấp chỉ huy và không có bộ tham mưu của tướng de Gaulle phỏng có làm được việc gì ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:17:01 pm »


        Ngày 29 tháng sáu, tôi đến Tren tham - Park, nơi đóng quân của sư đoàn nhẹ Sơn Cước. Tướng chỉ huy Sư Đoàn cũng muốn trở về Pháp, tuy rằng có ý định sau sẽ trở lại mặt trận — vả chăng sau này ông trở lại chiến đấu anh dũng. Nhưng ông đã xếp đặt để tôi có thể gặp từng bộ đội tập hợp ở một nơi. Bởi thế cho nên tôi có thể quy tụ được phần lớn hai đại đội của Bán Lữ Đoàn 13 Đội Lê Dương, chỉ huy trưởng là trung tá Magrin-Verne- ret, hiệu Monclar, và viên phụ tá của ông, đại úy Koenig, hai trăm khinh binh miền Alpes, hai phần ba một đội chiến xa, nhiều sĩ quan tham mưu và dịch vụ, trong số đó có thiếu tá Conchard, các đại tá Dewavrin và Tissier. Tôi đã làm được việc ấy tuy rằng sau khi ra khỏi trại, các đại tá Anh Chair và Williams‘của Cục Chiến Tranh gửi đến, đã hội họp mọi người lại nói thẳng cho họ biết : «Anh em có tự do để theo tướng de Gaulle. Nhưng chúng tôi cần lấy tư tình mà cho anh em biết : nếu anh em quyết định con đường ấy thì anh em sẽ bị coi như chống lại chính phủ của anh em đó... ».

        Ngày hôm sau, tôi muốn đến thăm các trại Aintree và Haydock, nơi tập trung nhiều ngàn thủy binh Pháp. Mới đến nơi, vị đề đốc Anh ở Liverpool cho tôi biết ông không muốn để tôi thăm quân lính của ông vì có thể phương hại đến trật tự trong hàng ngũ. Tôi đành trở về không. Vài ngày sau tôi được may mắn hơn khi đến Harrow-Park. Dẫu sao thì trong hàng ngũ của thủy thủ Pháp cũng có một phong trào đầu quân. Một vài sĩ quan quyết định theo tôi ngay và tận tâm phục vụ tổ quốc như các Hải Quân Thiếu Tá D‘ Argenlieu, Wietzel, Moulec, Jourđen. Thủy thủ và sĩ quan của ba chiếc tàu nhỏ : Tiềm thủy đĩnh Rubis (chỉ huy trưởng Cabanier), vẫn hoạt động ở bờ biền Na Uy, Tiềm thủy đĩnh Narưal (chỉ huy trưởng Drogou), nghe lời kêu gọi của tôi bèn rời khỏi Sfax và đến Malte, Sau này bị đánh chìm khi hoạt động ở Địa Trung Hải ; tầu kéo lưới President Honduce (chỉ huy trưởng Deschatres) Việc hồi chánh của phó đề đốc Muselier cho phép tôi thành lập một trung tâm và một nền móng kỹ thuật cho tổ chức hải quân sau này. Cá nhân ông và xích mích nghề nghiệp đã làm cho nhiều người trong Hải quân chống đối ông, nhưng ông là người thông minh và thảo vát có thể giúp ích nhiều cho tôi trong giai đoạn phiêu lưu này. Trong khi ấy, vài chục phi công tôi gặp ở trại Saint - Atham đã quy tụ xung quanh các đại úy de Rancourt, Astier de Villatte, Bécourt -  Foch đợi sự chỉ huy của thiếu tá Pijeaud.

        Nhiều người tình nguyện lẻ tẻ đến nước Anh mỗi ngày mỗi đông. Thường thường họ từ Pháp sang, đáp những chuyến tầu cuối cùng chạy hàng ngày, hay những tầu nhỏ hơn mà họ bắt gặp, hay đi qua I Pha Nho và đã thoát tay sở cảnh sát xứ này. Cảnh sát bắt giam những người bắt được ở trại Miranda. Nhiều phi công lấy được phi cơ của Vichy đã trốn thoát khỏi Bắc Phi và đáp xuống Gibraltar. Nhiều thương thuyền ngẫu nhiên ra khỏi các hải cảng Pháp hay nhân tầu của họ chạy thoát được — thí dụ chiếc Capo Olmo, thuyền trưởng Vuillemain — đều đến xin tham dự cuộc chiến. Những người Pháp sống ở ngoại quốc cũng xin đầu quân. Nhân việc tiếp đón tại White City 2000 thương binh trận Dunkerque, nằm dưỡng bệnh trong các bệnh viện Anh, tôi triệu tập 200 người đầu quân. Một đại đội thuộc địa thuộc Quân Đoàn Trung Đông và đóng ở Chypre, đã tự ý về tập kết với vị chỉ huy trưởng Lorotte. Trong những ngày cuối tháng sáu, một đội tầu đánh cá đến Cornouailles chở theo tất cả trai tráng ở đảo Sein. Ngày lại ngày, nhiều thanh niên hăng hái trở lại hàng ngũ của chúng tôi làm cho chúng tôi thêm quyết chí, nhiều người đã phải qua nhiều bước gian nan mạo hiểm mới về được đến nơi. Các sĩ quan của tôi và phái đoàn Spears đã dùng hết tài khôn khéo và vận động để lo việc chuyên chở họ,

        Bất thình lình, một biến cố tệ hại làm đình trệ phong trào tập kết ấy. Ngày mùng 4 tháng bảy, đài phát thanh và háo chỉ báo tin hạm đội Anh ở Địa Trung Hải hôm qua đã đánh hạm đội Pháp đậu ở Mers-el-Kébir.

        Đồng thời chúng tôi cũng biết tin người Anh đã đánh úp những tầu chiến Pháp đậu trong các hải cảng Anh, bắt giam bộ tham mưu và thủy thủ— có giao tranh, đẫm máu. Sau hết, ngày mùng 10 có tin phi cơ Anh đã bắn phá thiết giáp hạm Richelieu bỏ neo tại bến Dakar. Các thông cáo chánh thức và truyền đơn ở Luân Đòn có ý trình bày những vụ uy hiếp ấy như những chiến công hải lực của họ đã rõ là sự lo SỌ' nguy hiểm, vết tích những cuộc tranh giành ưu thế trên mặt biển ngày trước, những sự oán hờn từ lúc khởi sự cuộc chiến và sau khi đình chiến, đều là những nguyên nhân sâu xa làm cho chính phủ và Hải Quân Anh bùng ra những vụ xung đột ấy ; đây cũng là lối thoát cho những bản năng dồn nén của một dân tộc ; cũng vì những bản năng dồn nén ấy mà có khi họ có sức mạnh để phá đổ mọi thành trì ngăn cản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:17:22 pm »


        Nhưng không thể cho rằng hạm đội Pháp đã tự mình có những hành động căm thù đối với người Anh. Từ ngày tôi đến Luân Đôn tôi không ngừng nhắc lại điều ấy với chính phủ Anh và Hải Quân Anh. Vả chăng, tôi chắc rằng Darlan tuy không kể gì đến những lý do quyền lợi quốc gia nhưng cũng không khi nào trao Hải Quân Pháp cho người Đức vì ông cho là tài sản của riêng ông vậy. Xét cho cùng, Darlan và thuộc hạ của ông không chịu đóng vai trò cứu quốc tạo ra bởi biến cố trong khi họ giữ được hạm đội nguyên vẹn, ấy chỉ vì họ không chắc rằng sẽ bảo vệ được hạm đội ấy. Ông Alexander, tư lệnh Hải quân, Lord Lloyd, bộ trưởng Thuộc Địa, đô đốc Sư Dudley Pound, đến Bordeaux ngày 18 tháng sáu, đã được Darlan lấy danh dự mà hứa rằng không khi nào trao hạm đội của ông cho địch, Pétain và Bauđouin cũng long trọng cam kết như vậy. Sau hết, trái với tin đồn của các hãng thông tấn Anh và Mỹ tung ra, các điều khoản đình chiến không nói gì đến việc quân Đức được quyền sử dụng trực tiếp hạm đội Pháp.

        Nhưng ai cũng phải thừa nhận rằng đáng trước hành động đầu hàng của nhà cầm quyền Bordeaux và viễn tượng họ có thể hèn yếu sau này, người Anh có thể lo ngại một ngày kia địch sẽ chiếm được hạm đội của chúng ta. Trong trường hợp ấy nước Anh sẽ bị đe dọa trầm trọng. Mặc dầu chúng tôi đau đớ11 và tức giận vì thảm kịch Mers - et -  Kébir, vì hành động của người Anh mà họ lấy làm vinh dự, tôi cũng nghĩ rằng phải đặt tiền đồ của nước Pháp lên trên hết, không được đếm xỉa đến số phận của hạm đội; bổn phận của chúng tôi là phải tiếp tục cuộc chiến.

        Ngay mùng 8 tháng bảy tôi giải thích công khai quan điểm của tôi trên đài phát thanh. Chính phủ Anh theo bản phúc trình của ông Duff Cooper, bộ trướng Thông Tin, đã tỏ ra khéo léo cao kỳ khi để tôi sử dụng đài BBc mặc dầu lời tuyên bố của không làm vừa lòng người Anh chút nào.

        Nhưng đó là một nhát búa ghê gớm giáng xuống niềm hy vọng của chúng ta, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuyển mộ binh sĩ của chúng ta. Nhiều người, quân nhân hay dân sự sắp sửa đi theo chúng ta đã quay gót về. Ngoài ra, thái độ của các nhà cầm quyền ở Đế Quốc Pháp và của những đơn vị hải quân và bộ binh, trước thuận lợi cho chúng ta tuy còn ngập ngừng, sau đấy đổi ra ác cảm. Tất nhiên, Vichy không bỏ lỡ cơ hội họ đã khai thác triệt để tình trạng ấy. Hậu quả thật là tai hại đối với việc hồi chánh những lãnh thổ Phi Châu.

        Tuy nhiên chúng tôi vẫn tiếp tục công việc. Ngày 13 tháng bảy, tôi mạo hiểm tung tin : « Hỡi người Pháp! Các bạn nên biết rằng các bạn còn có một đạo quân chiến đấu ». Ngày 14 tháng bảy, tại Whitehall tôi duyệt những toán quân đầu tiên giữa một đám đông vô cùng xúc động, sau đấy tôi dẫn đầu họ đến đặt vòng hoa tam tài trước tượng thống chế Foch. Ngày 21 tháng bảy tôi xin được phép cho nhiều phi công của chúng ta dự trận oanh tạc miền Ruhr và công bố rằng những người Pháp Tự Do đã trở lại chiến đấu. Trong thời gian ấy, theo ý kiến của d’Argenlieu, tất cả các đơn vị đều dùng Thập Tự Lorraine làm phù hiệu. Ngày 24 tháng tám, Vua George VI đến thăm đạo quân nhỏ bé của chúng tôi Xem như vậy thì người ta có thể cho rằng « khúc kiếm » đã tôi già rồi. Nhưng than ôi! khúc ấy ngắn quả !

        Hết tháng bảy tổng số quân chưa được 7.000 người. Đấy là tất cả quân số mộ được ở bên Anh những yếu tố quân sự không theo chúng tôi bây giờ đã lên tầu về nước. Chúng tôi phải khó nhọc mới thâu hồi được khí giới và quân cụ để tại chỗ, người Anh và các đồng minh khác cũng tìm cách chiếm đoạt số vũ khí ấy. Còn như tầu bè thì chúng tôi chỉ võ trang được một vài chiếc, chúng tôi tất đau lòng mà thấy tàu bè của ta thượng cờ ngoại quốc. Dầu sao thì dần dần chúng ta cũng thành lập được những sư đoàn thứ nhất, với những phương tiện rời rạc, nhưng toàn là những người cương quyết.

        Những người này thuộc loại người dũng mãnh, những chiến sĩ của mặt trận kháng chiến Pháp sau này ở bất cứ nơi nào đều thuộc về loại người này. Họ đều ưa mạo hiểm và phiêu lưu và say mê như nghệ thuật, họ khinh bỉ những người ươn hèn và lãnh đạm, gặp những lúc không có cơ hội để mạo hiềm họ trở nên buồn bực và hay gây sự với nhau, đến lúc hoạt động họ hăng say đoán kết với nhau, trong cơn quốc nạn và đụng chạm với các đồng minh sống đầy đủ hơn, họ có ý thức cao độ về danh dự tổ quốc, điều đáng kể hơn hết là họ tin tưởng tuyệt đối sức mạnh và mưu chước của đoàn thể họ ; đó là những nét tâm lý của nhóm người ưu tú không đáng kể vào đâu trong lúc này, nhưng dần dần lớn mạnh và thu hút được toàn thể quốc gia và Đế Quốc Pháp.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM