Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:10:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37434 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:30:53 am »


        Quan điểm của chính quyền được chống đỡ từ tả sang hữu như vậy cho nên chính phủ từ chối mọi sự thay đổi. Dự án của Paul Reynaud bị ủy ban quân sự Hạ Viện bác bỏ. Bản phúc trình do ông Senac khởi thảo với sự cộng tác trực tiếp của bộ tham mưu quân đội kết luận rằng sự cải tổ đề nghị chỉ là « vô ích, không đáng mong đợi, không thể đứng vững được nếu lấy lý lẽ Lịch sử mà phán đoán». Trước diễn đàn Quốc Hội, tướng Maurin, tổng trưởng Chiến Tranh, trả lời các diễn giả bênh vực đạo quân chuyên nghiệp : « Khi chúng ta đã tốn bao hơi sức để xây dựng một chiến lũy kiên cố, liệu chúng ta có điên rồ đến nỗi bước ra ngoài trường thành để mạo hiểm một cuộc phiêu lưu nào chăng ? » ông còn nói thêm : « Những điều tôi nói đây là ý kiến của chính phủ, ít ra, chính phủ, qua lời phát biểu của cá nhân tôi, cũng biết tường tận kế hoạch chiến tranh ». Lời lẽ ấy quyết định sổ mệnh của đạo quân chuyên nghiệp và đồng thời báo trưởc cho Âu Châu biết rằng dầu sao thì nước Pháp cũng không làm gì khác việc trang trí phòng tuyến Maginot.

        Đúng như tôi tiên đoán, lời chê bai của bộ Chiến Tranh đã ảnh hưởng đến cá nhân tôi. Tuy nhiên, đây chỉ là những mảnh tạc đạn văng ra từng lúc chứ chưa phải sự trừng phạt chính thúc. Tại điện Elysée, sau một nhiên họp Thượng Hội Đồng Quốc Phòng mà tôi giữ nhiệm vụ thư ký, tưởng Maurin gay gắt bảo tôi : « vĩnh biệt de Gaulle ! Tôi còn ngồi đây thì ở đấy không có chỗ cho ông ! » trong văn phòng ông, khi có người nói đến tôi ông ta la lớn : « ông ta đã dùng đến một cây viết: Pironneau, và ông ta còn dùng đến một cái máy chạy đĩa hát: Paul Réynauđ. Tôi sẽ tống khứ ông ta đi Corse ! » Tuy làm cho sấm động như vậy nhưng ông ta giữ thái độ cao thượng không phỏng lưỡi tầm sét. Sau đó ít lâu, ông Fabry thay thế ông ta và tướng Gamelỉn thay thế tướng Wevgand làm Tổng tham mưu trưởng kiêm nhiệm Tham mưu trưởng quân đội, họ cũng theo những người tiềm nhiệm không chấp thuận kế hoạch của tôi và đối với tôi họ có thải độ ngượng ngập và bực tức.

        Thực ra, những người trách nhiệm tuy vẫn giữ nguyên tình trạng nhưng trong thâm tâm họ, họ cũng chột dạ vì những lý lẽ của tôi. Vả chăng, họ cũng biết quả rõ rồi không thể tin tưởng lý lẽ của mình đưa ra để bài bác. Khi họ tuyên bố rằng tôi đã đưa ra những ý kiến quả đáng về khả năng của sức mạnh cơ khí họ cũng không khỏi lo ngại vì Đức Quốc tăng cường sức mạnh ấy. Khi họ lý luận rằng sẽ thay thế bảy sư đoàn xung kích bằng những đơn vị lớn loại phòng thủ, khi họ mệnh danh những đơn vị của họ là đơn vị cơ giới vì dùng cam nhông chở lính, họ biết rõ hơn ai hết rằng (tỏ chỉ là một cách lạm dụng danh từ. Khi họ viện lẽ chấp thuận đạo quân chuyên nghiệp tức là chặt quân đội ra làm 2 khúc, họ giả bộ không biết chế độ quân dịch 2 năm từ ngày xuất bản cuốn sách của tôi sẽ cho phép sử dụng một phần lính hiện dịch ; họ giả bộ không biết ta có một hạm đội, một phi dội, một đạo quân thuộc địa, một đạo quân Phi Châu, một nha cảnh sát, một bộ đội lưu động, đó là những bộ đội chuyên môn mà sự hiện hữu không làm cho quân đội mất tích cách nhất trí. Sau hết cái làm cho các lực lượng quốc gia có tỉnh cách thống nhất không phải là tính cách đồng nhất của chiến cụ và nhân sự mà là sự kiện phục vụ tổ quốc theo những quy luật duy nhất dưới một lá quốc kỳ.

        Bởi vậy cho nên tôi rất buồn rầu mà thấy những người quyền cao chức trọng đã nhân danh một thứ trung thành lộn ngược tỏ ra mình là những phát ngôn nhân trấn an quần chúng chứ không phải những người chỉ đạo đòi hỏi nhiều. Nhưng dưới bề ngoài tin tưởng ấy tôi cảm thấy họ u buồn trước chân trời mở ra dưới mắt họ. Đây là giai đoạn đầu một loại biến cố trong đó một số thượng lưu tri thức lên án những mục tiêu tôi đang theo đuổi, nhưng trong thâm tâm họ họ cũng thất vọng vì chịu bất lực có lẽ qua lời chỉ trích của họ, họ cũng có điều hối hận, thật là hân hạnh cho tôi, một thứ hân hạnh buồn.

        Nhưng cuộc đời vẫn trôi theo số mệnh của nó. Hitler bây giờ đã biết rõ chúng ta thế nào bèn phóng ra một loạt những hành động bạo lực. Từ 1935, nhân dịp toàn dân biểu quyết hạt Sarre, ông ta tạo ra một bầu không khí đe dọa khiến cho chính phủ Pháp phải nhượng bộ trước khi nhập cuộc, sau đó người Sarrois bị làn sóng Nhật-nhĩ-man lôi cuốn và uy hiếp đều ổ ạt dồn phiếu cho chính phủ Đức. Mussolini nhờ sự trợ giúp của nội các Laval và sự nương tay của nội các Badwin, đã không đếm xỉa gì đến sự trừng phạt của Genève, ông ta xua quân sang thôn tính Ethiopie. Bất thần, ngày mùng 7 tháng ba 1936, quân đội Đức vượt qua sông Rhin.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:30:04 am »


        Hiệp ước Versailles ngăn cấm bộ đội Đức Quốc đặt chân lên lãnh thổ vùng tả ngạn sông Rhỉn và thỏa ước Locarno còn trung lập hóa vùng ấy. Đúng ra, chúng ta có quyền chiếm lại khi nước Đức đã không tôn trọng chữ ký. Nếu có đạo quân chuyên nghiệp, dù chỉ có một phần nhỏ, thì với loại chiến xa tốc lực cao và binh sĩ sẵn sàng tham chiến ngay tức khắc, sức mạnh của hoàn cảnh đã tung ngay lực lượng của ta đến bờ sông Rhỉn. Các đồng minh Ba Lan, Tiệp Khắc, Bỉ đều sẵn sàng ủng hộ chúng ta, còn người Anh đã đi với chúng ta từ trước, hẳn là Hitler đã lùi bước. Quả vậy, lúc ấy Hitler mới khởi sự nỗ lực võ trang và chưa đủ sức đương đầu với một cuộc tranh chấp có tầm mức rộng lớn khắp Âu Châu. Vào lúc ấy, một sự thất bại trên mảnh đất ấy khi đụng độ với người Pháp, ắt là có hậu quả tai hại cho nước ông ta. Chơi trò ấy ông ta có thể mất hết ngay một lúc.

        Ông ta ăn cả làng. Việc tổ chức của chúng ta, tính chất những phương tiện của chúng ta, tinh thần của việc quốc phòng, tất cả đều đưa chánh quyền đến chỗ bất động và ngăn cản chúng ta tiến bước. Vì chúng ta chỉ sẵn sàng để giữ vững biên giới và tự ngăn cấm chúng ta vượt qua trong bất cứ  trường hợp nào. Hitler không sợ chúng ta trả đũa. Đức quốc trưởng biết chắc như vậy. Khắp thế giới đều nhận thấy như vậy. Chính phủ Đức đáng lẽ chờ đợi mình phải rút quân thì lại được thể ngang nhiên chiếm đóng trọn vùng Rhénanie, sát nách nước Pháp và nước Bỉ. Bây giờ ông Flandin, bộ trưởng Ngoại Giao choáng váng vì tin ấy, có thể sang Luân Đôn dọ thăm ý hưởng của Anh quốc : ông Sarrot, Thủ Tướng chính phủ, có thể tuyên bố rằng chính phủ Ba Lê «không chấp nhận được Strasbourg bị đặt dưới tầm súng đại bác của quân Đức » ; nền ngoại giao Pháp có thể đòi hỏi Hội Quốc Liên khiển trách Hitler trên. nguyên tắc ; nhưng tất cả đều là vận động và tuyên bố, không thay đổi vì một việc đã rồi.

        Theo tôi thì biến cố ấy có thể gây xúc động trong lành cho dư luận. Nhà cầm quyền có thể rút tỉa kinh nghiệm để sửa chữa những lỗi lầm trọng đại. Tại Pháp, tuy rằng người ta còn bận bịu với bầu cử và cuộc khủng hoảng xã hội kế theo sau, nhưng mọi người đồng ý phải tăng cường sự phòng vệ quốc gia. Nếu ta không có nỗ lực hướng về sự cấu tạo công cụ chiến dấu thì ta cũng có thể cứu vãn được cái gì là chính yếu. Nhưng người ta chẳng làm gì cả. Ngân khoản quốc phòng năm 1936 thật dồi dào nhưng chỉ dùng để bổ túc hệ thống hiện hữu chứ không thay đổi gì cả.

        Tuy nhiên, tôi cũng có một cách hy vọng. Quốc gia lâm vào tình trạng bối rối trầm trọng, sự bối rối ấy phản ảnh trong việc cấu kết đảng phái thành mặt trận bình dân để ứng cử và tranh chấp nghị trường, hầu như tôi nhận thấy có một yếu tố tâm lý làm cho người ta thoát khỏi thái độ thụ động. Không có gì lạ cả nếu nhận thấy đảng Quốc Xã thắng thế ở Bá Linh, chủ nghĩa phát xít ngự trị ở Rome, chủ nghĩa quốc chỉ I Pha Nho thắng thế ở Madrid, nền Cộng Hòa Pháp đã sáng mắt ra mà cùng một lúc muốn cải tổ cơ cấu xã hội và lực lượng binh bị. Đến tháng mười, ông Leon Blum, Thủ Tướng chính phủ, mời tôi đến thăm ông. Cuộc hội kiến diễn ra đúng ngày quốc trưởng Bỉ tuyên bố chấm dứt sự liên minh với Pháp và Anh. Nhà vua viện lẽ rằng nếu bị Đức tấn công thì sự liên minh ấy không bảo vệ được nước Bỉ, Nhà vua tuyên bố : « Với khả năng của lực lượng cơ giới tân kỳ, dẫu sao chúng tôi cũng bị cô lập » Léon Blum nhiệt thành cho tôi biết rằng ông rất chú trọng đến ý kiến của tôi. Tôi trả lời : « Tuy nhiên, ông đã bài bác». Ông trả lời: « Người ta đổi nhỡn quan khi người ta trở thành Thủ Tướng chính phủ ». Trước tiên, chúng tôi nói đến việc gì sẽ xảy đến nếu Hitler đưa quân sang chiếm Vienne, Prague hay Varsovie ; chúng ta phải đề phòng trước trường họp ấy. Tôi nói : «giản dị lắm. Tùy từng trường hợp, chúng ta sẽ gọi nhập ngũ số quân nhân dự bị hay chúng ta động viên số trừ bị. Như vậy chúng ta sẽ đứng ngó qua khe tường chiến lũy mà khoanh tay nhìn địch nô lệ hoá Âu Châu». Leon Blum kêu lên : « Sao ? ông muốn chúng ta gửi một đạo quán viễn chinh sang Áo, Bô Hêm, Ba Lan chăng? » Tôi trả lời : «không ! Nhưng nếu quân Đức tiến theo dọc sông Danube hay đảo Elbe thì sao chúng ta lại không đưa quân đến miền Rhin ? Nếu họ tiến vào Vistule thì tại sao chúng ta không tiến vào Ruhr ? vả chăng chí một việc chúng ta có thể  trả đũa như vậy cũng có thể ngăn cản sự xâm lăng. Nhưng hệ thống hiện thời không cho phép chúng ta nhúc nhích. Nếu có một đạo quân thiết giáp thì tự nhiên chúng ta sẽ muốn làm một cái gì. Phải chăng một chính phủ đỡ phải lo âu khi cảm thấy mình đã có chiều hướng hành động từ trước ? » Thủ Tướng sẵn lòng tin như vậy nhưng ông tuyên bố : « Hẳn là tình hình quả ư tồi tệ khi các bạn hữu Đông Âu và Trung Âu bị xâm lăng nhất thời. Nhưng chung cục Hitler chẳng làm được trò trống gì nếu chưa hạ được chúng ta. Làm cách nào để hạ chúng ta : Hẳn là ông công nhận rằng hệ thống của chúng ta tuy không thích hợp để tấn công nhưng tuyệt hảo để phòng thủ. »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:22:48 am »


        Tôi chứng minh rằng không phải như vậy. Sau khi nhắc lại lời tuyên bố sáng nay của vua Leopold III, tôi nói rằng vì chúng ta không có một đạo quân cơ giới cho nên chúng ta kém người Đức, và vì kém người Đức cho nên chúng ta mất đồng minh Bỉ. Thủ Tướng không chối cãi điều ấy tuy ông nghĩ rằng thái độ nước Bí không phải chỉ có những nguyên nhân chiến lược, ông nói : « Dầu sao thì mặt trận phòng thủ và chiến lũy kiên cố của ta cũng bảo vệ được lãnh thổ », tôi trả lời : « không có cái gì là chắc chắn cả. Từ năm 1918 đã không có phòng tuyến nào bất khả xâm phạm. Từ ngày ấy đến bây giờ chiến xa và phi cơ đã tiến bộ bao nhiêu ! Ngày mai, với sự tập trung hỏa lực của một số binh khí vào một khu vực người ta có thể bẻ gãy bất cứ thành trì phòng thủ nào. Khi đã mở ra một lỗ hổng, quân Đức có thể đưa những đoàn thiết giáp vận tốc cao đi rất xa vào hậu cứ của chúng ta nhờ có phi cơ yểm trợ. Nếu chúng ta cũng có chiến xa và phi cơ tương đương với họ thì có thể sửa chữa được lỗi lầm. Nếu không thì tất cả đều sụp đổ».

        Thủ Tướng tuyên bố rằng chính phủ với sự chuẩn y của Quốc Hội đã quyết định đài thọ quốc phòng những ngân khoản lớn ngoài ngân khoản thường, một phần quan trọng sẽ dùng vào chiến xa và phi cơ. Tôi lưu ý ông đến sự kiện trong số phi cơ dự đóng hầu hết chỉ dùng để chống đỡ chứ không phải để tấn công. Còn như chiến xa thì có đến 9 phần 10 loại Renault và Hotchkiss kiểu 1935, đối với loại ấy thì mới thật, nhưng chậm chạp, nặng nề, đại bác nhỏ và ngắn, chỉ dùng để yểm trợ bộ binh chứ không thể dùng để thiết lập một toàn bộ đơn vị lớn có tính cách tự trị. Vả chăng, người ta cũng không nghĩ đến những đơn vị đó. Như vậy, Sự tổ chức của chúng ta vẫn còn nguyên vẹn tổ chức  cũ. Tôi nói : «Chúng ta sẽ chi tiêu những ngân khoản để đóng những loại binh khí tương đương với ngân khoản dành cho một đạo quân cơ giới mà chung quy chúng ta vẫn không có quân cơ giới». Thủ Tướng trả lời : «Việc sử dụng ngân khoản dành cho bộ Chiến Tranh là việc của ông Dalađier và tướng Gamelin » Tôi nói « Hẳn là thế, nhưng ông cho phép tôi nghĩ rằng việc quốc phòng là việc của chính phủ.»

        Trong khi hội đàm, chuông diện thoại kêu có đến mười lần làm cho Le on Blum phải đãng trí vì những việc nghị trường và hành chánh vặt vụn. Tôi có ý muốn cáo từ, chuông điện thoại lại gọi, ông ra vẻ uể oải và nói : « Ông thấy đấy, Thủ Tướng chính phủ dễ gì mà theo kế hoạch của ông khi không thể theo dõi một ý kiến trong 6 phút ! »

        Chẳng bao lâu tôi biết rằng Thủ Tướng có xúc động vì cuộc hội đàm với tôi nhưng không lay động cột trụ của ngôi đền cổ kính, người ta vẫn áp dụng nguyên vẹn kế hoạch đã dự trù trước kia. Như vậy khó mà còn hy vọng quân bình lực lượng mới của Đức cho kịp thời. Vả chăng tôi tin chắc rằng tính tình của Hitler, chủ thuyết của ông ta, tuổi tác của ông ta và phương pháp vận động quần chúng Đức của ông ta, không cho phép ông ta chờ đợi nữa. Bây giờ tình hình biến chuyển mau lẹ quá, cấp chỉ huy của nước Pháp có muốn cũng chậm trễ quả rồi không thể làm gì được nữa.

        Ngày mùng 1 tháng năm 1937, một sư đoàn Nhật-nhĩ-man toàn bộ diễn hành qua Bá Linh, trên không có hàng trăm phi cơ hộ tống, cảm tưởng của quan khách, nhất là của ông Francois Poncet, đại sứ Pháp, và các tùy viên quân sự của chúng ta thật là mãnh liệt, một lực lượng như vậy thì không gì ngăn cản nổi nếu không có một lực lượng tương đương. Nhưng phúc trình của họ không làm cho chính phủ Ba Lê thay đổi những biện pháp đã áp dụng. Ngày 11 tháng ba 1938, Hitler thực hiện cuộc tiến binh, ông ta tung một sư đoàn cơ giới sang Vienne, chỉ thấy bóng sư đoàn ấy là dân chúng đồng loạt phục tòng, ngay tối hôm ấy ông ta tiến vào thủ đô trong đắc thắng. Tại Pháp, người ta không kể đến sự biểu dương lực lượng phũ phàng ấy, người ta cố gắng trấn an quần chúng bằng cách khôi hài, người ta mô tả một vài chiến xa Đức chết máy trong cuộc tiến quân gượng ép. Người ta cũng không sáng mắt hơn khi rút tỉa bài học của trận nội chiến I Pha Nho, xe tăng Ý và phi cơ tấn kích Đức tuy chỉ có một số ít nhưng cũng đóng vai trò chính trong bất cứ chiến trường nào.

        Đến tháng chín, Đức Quốc Trưởng, với sự đồng lõa của Luân Đòn và Ba Lê, mần thịt Tiệp Khắc. Ba ngày trước vụ Munich, ông ta nói trước Viện Thể Thao Bá Linh, ông ta đánh dấu chấm vào chữ i giữa tiếng cười và tiếng hoan hô đầy phấn khích. Ông ta nói : «Bây giờ tôi có thể công khai nói thật những điều quốc dân đã biết từ trước. Chúng ta đã thực hiện được một loại vũ trang mà thế giới chưa từng nom thấy ! » Ngày 15 tháng ba 1939 ông ta ép buộc Tổng Thống Hacha phải từ chức và tiến quân vào Prague cùng ngày hôm ấy. Qua các màn liên tiếp của một vở bi kịch, nước Pháp đóng vai trò một nạn nhân đang chờ đợi lượt minh bị tấn công.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:28:24 am »


        Đối với tôi, tôi không ngạc nhiên khi chứng kiến  những biến cố ấy, nhưng không khỏi đau đớn. Năm 1937 sau khi đã tham dự cuộc nghiên cứu tại Trung Tâm Đại Học Quân Sự, tôi nhiệm chức chỉ huy Chi Đoàn 507 chiến Xa ở Metz. Với trách vụ của một Đại Tá và sống xa cách Ba Lê, tôi không có sự dễ dàng và không tiếp xúc được với mọi ngươi để bênh vực lập trường của tôi trong cuộc tranh luận lớn. Mặt khác, ông Paul Reynaud đã vào nội các Daladier từ mùa xuân 1938 ngồi ghế bộ trưởng Tư Pháp, rồi Tài Chánh. Từ đây nhiệm vụ bộ trưởng ràng buộc ông với chính phủ, ngoài ra việc quân bình kinh tế và tiền tệ cấp bách làm ông không còn thì giờ nghĩ đến việc khác. Chính quyền khăng khăng duy trì một hệ thống binh bi bất động trong khi bộ máy quân sự lưu động của người Đức tỏa ra khắp Âu Châu, chế độ mù quáng theo đuổi một chính sách phi lý trong khi quân Đức sẵn sàng chồm đến thôn tính chúng ta, những kẻ chầu rìa ngu muội hoan hô sự thoái bộ ở Munich, những sự kiện đó thực ra chỉ là hậu quả của một thái độ quốc gia thoái bộ sâu xa. Đứng trước tình trạng ấy tôi đành thúc thủ không làm gì được. Tuy nhiên, vào năm 1938, tôi biết rằng con giỏng tố đã khỏi sự, tôi cho xuất bản cuốn France et son armée. Tôi chứng minh rằng từ bao thế kỷ nay linh hồn và vận mệnh nước Pháp luôn luôn phản ảnh trong quân đội; đấy là lời cảnh cáo tối hậu của tôi đứng ở một địa vị khiêm tốn gửi cho tổ quốc trước ngày xảy ra đại họa.

        Đến tháng chín 1939, chính phủ Pháp theo gương nội các Anh nhận lời tham gia chiến cuộc đã khởi sự ở Ba Lan, tôi biết rằng người ta đánh trận với ảo tưởng không cần hao tồn nhiều sức lực mặc dầu thế giới đang sống trong tình trạng chiến tranh. Khi ấy tôi chỉ huy chiến xa của quân đoàn V ở Alsace, tôi không lấy làm lạ mà thấy lực lượng của chúng ta lâm vào tình trạng bất động trong khi Ba Lan thất thủ chỉ nội trong 2 tuần lễ đuối sức tiến quân vũ bão của các Sư Đoàn Nhật Nhĩ Man và các Phi đoàn Đức. Hẳn là vì có sự can thiệp của người Nga cho nên Ba Lan bị đè bẹp một cách mau chóng. Nhưng xét thái độ của Staline bất thần đi với Hitler, người ta hiểu rằng ông ta biết trước người Pháp sẽ án binh bất động, Đức sẽ được rảnh tay, như vậy chẳng thà đồng lòng với Đức để chia miếng mồi còn hơn làm mồi cho Đức. Trong khi địch dùng gần hết lực lượng của họ trong lưu vực sông Vistule thì chúng ta chỉ biểu diễn một vài trò vặt chứ không làm gì để đưa quân qua sông Rhin. Chúng ta cũng không làm gì để gạt nước Ý ra ngoài chiến cuộc bằng cách cho Ý chọn lựa hai điều, một là để quân Pháp chiếm đóng hai là cam kết đứng trung lập. Chúng ta cũng không làm gì để thực hiện ngay sự giao liên với nước Bỉ bằng cách đưa quân qua Liège và Kênh Albert.

        Hầu như cấp chỉ huy muốn cho rằng thái độ chờ đợi ấy là một chiến lược chiến dĩ bất chiến. Trên đài phát thanh, nhà cầm quyền, trước tiên là Thủ Tướng, trên báo chí, nhiều người tai mắt, cố gắng bênh vực ưu thế của sự bất động ; họ nói : nhờ thế bất động chúng ta giữ được toàn vẹn lãnh thổ mà không có tổn thất, ông Brisson, chủ nhiệm báo Firago hỏi ý kiến tôi nhân cuộc viếng thăm tôi ở Wangenbourg, ông thấy tôi phàn nàn lực lượng của chúng ta thụ động bèn kêu lên ; « Ông không thấy chúng ta đã bắt đầu thắng trận Marne một cách chiến dĩ bất chiến đó sao ? » Đến tháng giêng tôi qua Ba Lê, trong một bữa cơm tối tại nhà Paul Reynauđ đường Risoli, tôi gặp Leon Blum. ông này hỏi tôi : ông tiên đoán thế nào ? Tôi trả lời : « Vấn đề là cần phải biết đến mùa xuân quân Đức sẽ đánh phía Tây để chiếm Ba Lê hay phía Đông để tiến vào Mạc Tư Khoa ». Léon Bium kinh ngạc : «ông tưởng thế à ? Quân Đức mà dám đánh phía Đông ? Nhưng tại sao họ lại muốn bỏ xác trong nội địa nước Nga sâu thẳm ? Đánh phía Tây à ? Nhưng họ làm gì được chiến lũy Maginot ? » Thủ Tướng Lebrun đến thăm Quân Đoàn V, tôi đưa ông quan sát chiến xa. Ông ngọt ngào bảo tôi : «Tôi biết ý kiến của ông. Nhưng nếu địch đem áp dụng thì hình như đã muộn quá rồi ».

        Thực ra chỉ có chúng ta muộn màng quá mà thôi. Tuy nhiên, ngày 26 tháng Giêng, tôi cố gắng một lần chót. Tôi gửi cho 80 nhân vật chính trong chính phủ trong quân đội và chính giới một bức thư thuyết phục mọi người rằng địch sẽ tấn công bằng lực lượng cơ giới, bộ binh và không quân rất mạnh ; bất cứ lúc nào họ cũng có thể vượt qua phòng tuyến của chúng ta ; nếu không có phương tiện tương đương để đối phó chúng ta sẽ bị tiêu diệt ; chúng ta phải cấu tạo cần thiết, cần phải quy tụ ngay thành một đạo quân cơ giới trừ bị những đơn vị sẵn có hay đang thành lập, như thế cũng tạm được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:28:44 am »


        Tôi kết luận : «với bất cứ giá nào, dân tộc Pháp cũng không có ảo tưởng rằng án binh bất động như hiện thời là phù hợp với tính chất của cuộc chiến tranh đang xảy ra. Sự thật thì trái lại. Máy móc đem lại cho phương tiện công phá kim thời sức mạnh, tốc lực và tầm hoạt động, khác thường khiến cho cuộc xung đột chẳng sớm thì muộn sẽ có những nét đặc biệt như linh hoạt, bất ngờ, ồ ạt, truy lùng, tầm sâu rộng và nhanh chóng vượt xa những cảnh lượng ghê sợ nhất đã diễn ra trong quá khứ... chúng ta không nên lầm lẫn ! Cuộc chiến tranh đã khởi sự có thể là cuộc chiến tranh rộng lớn nhất, phức tạp nhất, tàn khốc nhất, hơn tất cả những trận chiến trước đây đã tàn phá trái đất này. Cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội, tinh thần, do chiến tranh gây ra sẽ sâu rộng và xảy ra ở khắp mọi nơi ; không thể tránh được sự đảo lộn hoàn toàn đời sống của các dân tộc và cơ cấu chính phủ của các quốc gia. Nhịp điệu huyền bí của sự vật đem lại cho cuộc cách mạng ấy một công cụ quân sự — đạo quân của máy móc — có tầm mức tương xứng với kích thước khổng lồ của cuộc cách mạng. Đã đến lúc tối hậu để nước Pháp rút ra những kết luận thích đáng ».

        Bức thư không làm ai động tâm. Tuy nhiên, những ý kiến tung ra, những chứng cớ trưng ra, rốt cuộc, cũng tạo được một chút ảnh hưởng. Đến cuối năm 1939, đã có 2 sư đoàn cơ giới nhẹ và người ta đang thành lập sư đoàn thứ ba. Tuy nhiên, đây chỉ là những đơn vị thám sát rất có ích cho việc chỉ dẫn một đoàn thiết giáp, nhưng vì không có đoàn thiết giáp cho nên hiệu năng của những đơn vị ấy chẳng là bao. Ngày mùng 2 tháng chạp 1938, Thượng Hội Đồng Chiến Tranh, dưới sự thúc đẩy của tướng Billotte đã quyết định thành lập 2 sư đoàn thiết giáp. Một thành lập vào đầu năm 1940. Sư đoàn kia sẽ hoàn thành vào tháng ba. Những sư đoàn ấy được trang bị bằng chiến xa 30 tấn loại B, những mẫu thứ nhất đã có từ 10 năm nay, bây giờ người ta mới chịu đóng 300 chiếc. Nhưng mỗi sư đoàn, mặc dầu phẩm chất của binh khí tốt đến đâu, cũng vẫn chưa đạt được sức mạnh của tôi đề nghị. Mỗi sư đoàn có 120 chiến xa, tôi muốn có 600 chiếc. Mỗi sư đoàn có một đại đội bộ binh di chuyển bằng cam nhông, theo tôi thì phải dùng 7 chiếc xe di chuyển được trên bất cứ thế đất nào. Mỗi sư đoán có 2 giàn đại pháo, tôi đề nghị 7 giàn, súng bắn đi phương vị nào cũng được... Sư đoàn không có toán quân thám sát, theo tôi thì cần phải có. Sau hết, tôi quan niệm đơn vị cơ giới chỉ sử dụng dưới hình thức một khối tự trị, được tổ chức và chỉ huy theo ý nghĩa ấy. Trái lại, người ta chỉ đặt vấn đề hội nhập các sư đoàn thiết giáp vào các quân khu thuộc loại tổ chức cũ, nói khác đi là hội nhập vào một tổ chức tổng quát.

        Ý muốn kìm hãm sự đổi thay xuất hiện trên bình diện quân sự vì thiếu thiện chí, bây giờ cũng xuất hiện trên lãnh vực chánh trị. Trần chiến tranh kỳ cục này trước tiên đà gây ra một thứ yên lành cầu an cho giới chỉ huy, bây giờ người ta đã bắt đầu lo ngại. Khi đã động viên hàng triệu người, khi đã đưa kỹ nghệ vào việc đúc súng ống, khi đã chi tiêu những khoản tiền khổng lồ, người ta phải làm đảo lộn đời sống quốc gia, hậu quả bắt đầu ảnh hưởng đến chính sách chính trị. Vả chăng, không có gì báo trước cuộc phong tỏa địch đã làm cho địch yếu dần. Tuy không ra tiếng yêu cầu một chính sách chiến tranh khác vì không có phương tiện, nhưng ai nấy đều trút sự bất mãn gay gắt vào chính sách hiện thời, vẫn như thói quen dùng, chế độ không thi hành được những biện pháp cứu quốc nhưng chỉ tìm cách dối mình và dối dư luận ; người ta gây ra một cuộc khủng hoảng nội các. Ngày 21 tháng ba Hạ Viện lật đổ nội các Daladier. Ngày 23, Paul Reynaud thành lập chính phủ. Thủ Tướng mới gọi tôi về Ba Lè, tôi thảo ra một bản tuyên ngôn minh bạch và vắn tắt, ông chấp nhận nguyên vẹn và đem ra đọc tại nghị trường. Ngoài hành lang đã bắt đầu thêu dệt đủ mọi mưu chước trong khi tôi đến Palais Bourbon dự một phiên họp trình diện. Phiên họp thật là tôi tệ. Sau khi Thủ Tướng đọc bản tuyên ngôn của chính phủ trước một nghị trường bi quan và thảm đạm, trong cuộc tranh luận người ta chỉ nghe tiếng những máy phát thanh của nhóm người nhận thấy mình bị bỏ rơi trong cuộc vận động chánh trị. Tình trạng tổ quốc lâm nguy, nhu cầu nỗ lực toàn dân, sự giúp sức của thế giới tự do, chỉ được nêu ra để tô điểm cho tham vọng và hiềm khích. Chỉ có Léon Blum dùng đến lời lẽ cao thượng tuy ông không được mời giữ ghế nào cả. Nhờ ông mà Paul Reynaud thắng cuộc tuy chỉ vừa đủ số phiếu. Nội Các được tính nhiệm chỉ bằng một lá phiếu đa số thuận. Sau này ông Herriot, Chủ Tịch Hạ Viện, bảo tôi : «Ấy thế mà tôi cũng không chắc là ông ta thắng».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:29:03 am »


        Trước khi trở về Wangenbourg, tôi ở lại vài ngày gần Thủ Tướng ở Quai d‘ Orsay. Thời gian ấy cũng đủ cho tôi nhận thấy chế độ đã mất tinh thần đến mức nào. Trong các đảng phái, trong báo giới, trong các cơ quan hành chánh, trong các giới kinh doanh, các nghiệp đoàn, đã có những nhóm rất thế lực có ý muốn đình chỉ cuộc chiến tranh. Những người thông thạo tin tức nói ra miệng rằng đó là ý kiến của Thống Chế Pétain đại sứ ở Madrid, ở địa vị ấy ông đã biết qua nguồn tin I Pha Nho rằng người Đức sẵn sàng chấp nhận cuộc dàn xếp. Khắp nơi người ta nói rằng : «Nếu Reynaud đổ thì Laval sẽ lên cầm quyền với Pétain ở bên cạnh. Quả vậy, Thống Chế có đủ tư cách để buộc bộ chỉ huy quân sự phải chấp nhận cuộc đình chiến». Hàng ngàn truyền đơn in hình Thống Chế trên ba trang giấy với lời chú thích, trước tiên ông là tướng lãnh đã thắng cuộc Thế Chiến thứ nhất với tiêu đè : «Hôm qua, quân nhân xuất chúng...» rồi đến khi ông làm đại sứ : «Ngày nay, nhà ngoại giao đại tài !...», sau cùng ông xuất hiện như một nhân vật vĩ đại và chưa rõ rệt : «Ngày mai ?...»

        Cần phải nói, một vài giới muốn cho rằng kẻ thù là Staline chứ không phải Hitler. Họ bận tâm với phương pháp tấn công Nga, hoặc bằng cách giúp Phần Lan, hoặc oanh tạc Bakou, hoặc đồ bộ Stamboul, chứ họ không muốn tận diệt quân Đức. Nhiều người lớn tiếng ca ngợi Mussolini. Một vài người ở trong chính phủ hoạt động để thúc đẩy nước Pháp làm lành với Mussolini bằng cách nhường cho ông ta Djibouti, đất Tchad, cho ông ta dự cộng đồng chủ qnyền ở Tunisie. Về phía Cộng Sản thì họ làm om sòm để theo chính nghĩa quốc gia khi Bá Linh còn chống lại Mạc Tư Khoa, sau họ chửi bới cuộc chiến tranh «tư bản » từ khi Molotov cấu kết với Ribbentrop. Còn như đám bình dân mất hướng thì cảm thấy những người cầm đầu chính phủ không có hành động nào và không có ai có tư cách để chế ngự hoàn cảnh, họ bềnh bòng trong ngờ vực và bất chắc. đã rõ là chỉ một sự thất bại nghiêm trọng là đủ làm cho quốc dân bỡ ngỡ và kinh hoảng, tất cả sự nghiệp sẽ tiêu tan.

        Trong bầu không khí u ám ấy, Paul Reynaud cố gắng tạo uy tín. Việc này càng khó vì ông luôn luôn xung đột với Daladier : ông lên làm Thủ Tướng kế tiếp Daladier và Daladier vẫn ở lại chính phủ giữ bộ Quốc Phòng và Chiến Tranh. Tình trạng kỳ dị này . không thể thay đổi được vì đảng cấp tiến bắt buộc phải giữ lại chủ tịch của họ để họ đợi cơ hội nắm lấy chính quyền, nếu không họ sẽ lật đổ chính phủ. Mặt khác, Paul Reynaud muốn tăng thêm số phiếu quá ít ỏi của ông, ông cố gắng đánh tan thành kiến của những người ôn hòa đối với ông. Việc này rất tế nhị vì phần lớn phe hữu mong muốn hòa bình với Hitler và thỏa hiệp với Mussolini. Bởi thế cho nên phải mời Paul Baudouin vào làm phụ tá Quốc Vụ Khanh. Paul Baudouin là người rất hoạt động trong phe hữu, ông mới lập một Ủy Ban chiến tranh bèn cử Baudouin làm thư ký. Thực ra, Paul Reynauđ muốn giao cho tôi chức vụ ấy.

        Ủy Ban chiến tranh chỉ đạo cuộc chiến, để đạt mục tiêu ấy ủy ban sẽ hội họp các bộ trưởng quan trọng và các tư lệnh thủy lục không quân, như vậy ủy ban có thể đóng một vai trò then chốt. Thư Ký có nhiệm vụ sửa soạn cuộc tranh luận, tham dự các phiên họp, ghi nhận các quyết định và theo dõi sự thi hành. Nhiều việc có thể tùy thuộc cách thực thi nhiệm vụ của người thư ký. Nhưng nếu ông Paul Reynaud muốn dành chức vụ ấy cho tôi thì ông Daladier lại không chịu chấp thuận. Thủ Tướng gửi công hàm đến cho biết ý muốn của mình, Daladier trả lời thẳng : «Nếu de GauHe đến đây tôi sẽ bỏ phòng giấy này, xuống cầu thang và gọi điện thoại bảo Paul Reynaud đặt ông ta vào chõ tôi ».

        Ông Daladier không có ác cảm với cá nhân tôi. Trước đây ông đã chứng minh điều ấy khi ông lấy tư cách bộ trưởng tự tay ghi tên tôi vào danh sách thăng trật, âm mưu phe đảng đã tìm cách gạt tôi ra ngoài. Nhưng từ nhiều năm nay ông nhận trách nhiệm quốc phòng cho nên ông theo đúng hệ thống hiện hành, ông biết rằng thời cuộc biến chuyển nay mai sẽ chấm dứt tình trạng, ông đã ước lượng trước hậu quả, ông cho rằng dẫu sao thì thay đổi cũng muộn quá rồi, hơn bao giờ hết, ông bám riết lấy lập trường mà ông đã bênh vực. Nhưng đối với tôi thì tất nhiên tôi không thể nhiệm chức thư ký ủy Ban Chiến Tranh với sự chống đối của bộ trưởng Quốc Phòng, Tôi trở lại mặt trận.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:29:29 am »


        Trước khi đi, tôi đến thăm tướng Gamelin, ông cho gọi tôi đến tư dinh của ông ở Vincennes. Ở đây cũng có một khung cảnh tương tự khung cảnh nhà tu, dưới trướng chỉ có ít sĩ quan, ông làm việc và suy tư, không để ý gì đến công việc thường vụ. ông để tướng Georges chỉ huy mặt trận Đông Bắc, nếu không có gì xảy ra thì mọi việc vẫn trôi chảy, nhưng nếu khởi sự giao tranh thì khó mà đứng vững được. Tướng Georges cư ngụ tại FertesousJouarre với một phần bộ tham mưu, trong khi nhiều phòng giấy khác làm việc ở Montry dưới quyền điều khiển của tướng Doumenc, tham mưu trưởng. Ngoài thực tế thì cơ quan chỉ huy tối cao bị chặt làm ha khúc. Trong cái động kín ở Vincennes, tướng Gamelin có vẻ một nhà bác học trong phòng thí nghiệm, phối hợp những phản ứng trước chiến thuật của ông.

        Trước hết, ông bảo tin cho tôi biết rằng ông muốn tăng số sư đoàn thiết giáp từ 2 lên 4 và cho tôi biết quyết định của ông trao cho tôi việc chỉ huy sư đoàn thứ 4, sư đoàn này sẽ được thành lập từ ngày 15 tháng năm. Theo cách nhìn tổng quát thì mặc dầu tôi bất mãn vì sự chậm trễ vô phương cứu vãn của chúng ta về phương diện lực lượng cơ giới, nhưng tôi cũng rất lấy làm tự hào được chỉ huy một sư đoàn với cấp bực đại tá. Tôi nói cho tướng Gamelin biết, ông chỉ trả lời tôi : «Tôi hiểu ông vui lòng. Còn như sự thắc mắc của ông, tôi thiết tưởng không có lý đo ».

        Bấy giờ vị tổng tư lệnh mới nói đến tình hình quân sự theo cách nhìn của ông. Ông đưa ra một bản đồ ghi các vị trí của địch và của ta, ông nói rằng vẫn chờ đợi cuộc tấn công sắp tới của địch. Theo dự tính của ông thì quân Đức sẽ đưa lực lượng chính vào Hòa Lan và Bỉ và nhắm vào đích Pas-de-Calais để cắt đứt liên lạc của ta với quân Anh. Nhiều dấu hiệu cho thấy địch muốn có cuộc hành quân yểm trợ hay với tính cách nghi binh về phía các xứ thuộc bán đảo Scandinavie. Chính ông, không những ông tỏ ra tin tưởng cách dụng binh và giá trị các lực lượng của ông, mà ông còn lấy làm thỏa mãn và có lẽ ông nóng lòng đợi cuộc thử thách xem sao. Nghe ông, tôi hiểu rằng miệt mài mãi một hệ thống quân sự và để hết tâm trí vào đó, rốt cuộc người ta sẽ hóa ra tin tưởng. Tôi cũng thấy rằng ông nơi theo gương thống chế Joffre ; vào giai đoạn đầu cuộc Đại Chiến thứ nhất, ông là người cộng tác trực tiếp của Joffre, rồi sau ông giúp ý kiến ; ông tin tưởng rằng ở cấp bậc ông điều cần là chấp nhận một kế hoạch nhất định nào đó rồi giữ vững ý định không để cho diễn biến thăng trăm làm lãng trí. Ông là người thông minh tuyệt vời, trí tuệ tinh vi, tự chủ cao độ, ông tin chắc rằng trong trận chiến ngày mai rốt cuộc ông sẽ thắng.

        Tôi từ giã vị tướng tài siêu việt, lòng tôn kính lẫn với cảm tưởng bực dọc, trong thâm cung của ông, ông sẵn sàng để bất thần gánh vác một trách nhiệm lớn lao, ông sẽ dốc toàn lực ra đối phó với bất cứ cái gì, theo một đề án mà tôi cho là dở quá ngán.

        Năm tuần lễ sau sấm sét bắt dầu giáng xuống. Ngày mùng 10 tháng năm, địch đã thôn tính Đan Mạch và gần trọn Na Uy, bèn khởi sự tấn công. Trong cuộc tấn công ấy lực lượng cơ giới và không quân đảm nhiệm hết, biển người cứ theo đà tấn công mà tiến tôi không cần đưa quân vào sâu. Hai cánh quân của Hoth và Kleist gồm 10 sư đoàn thiết giáp và 6 sư đoàn chiến xa tiến như vũ bão về hướng Tây. Bảy trong số 10 Sư Đoàn Nhật-nhỉ- man đó vượt qua vùng Ardennes, tiến tới Meuse chỉ trong 3 ngày. Ngày 14 họ đã qua sông Meuse ở Dinant, Givet, Monthermé, Sedan, có 1 đại đơn vị chiến xa tiếp sức và phi cơ yểm trợ, phi cơ xung kích luôn luôn đi theo, oanh tạc cơ Đức đánh phá hậu phương các đường hỏa xa, các trục lộ giao thông, làm tê liệt đường vận tải. Ngày 18 tháng năm, 7 sư đoàn Nhật Nhĩ Man đó tụ hợp lại xung quanh Saint Quentin, sẵn sàng để xông vào Ba Lê hay Dunkerque sau khi vượt qua phòng tuyến Maginot, bẻ gãy các công sự chiến đấu của ta, tiêu diệt một quân đoàn của ta. Trong thời gian ấy, 3 Sư Đoàn khác hoạt động ở Hòa Lan và Brabant ; ở đây quân đội đồng minh có các lực lượng Hòa Lan, Bỉ, Anh và hai quân đoàn Pháp. Quân Đức tung vào chiến trường này 800.000 quân gây cho chúng ta một sự bối rối khó mà trấn an được. Có thể nói rằng chỉ trong một tuần lễ số mệnh đã quyết định rồi. Trên triền dốc định mệnh đè nặng xuống nước Pháp vì một lỗi lầm trọng đại, cả quân đội, chính phủ, nước Pháp, bây giờ đang lăn tuột xuống theo một tốc độ kinh khủng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:29:52 am »


        Tuy nhiên chúng ta vẫn có 3.000 chiến xa tối tân và 800 liên thanh tự động. Quân Đức đã xài hết rồi không còn gì nữa. Nhưng những binh khí ấy, như đã dự tính, đều phân phát đi các quân khu ở mặt trận. Vả chăng, người ta không chế tạo và vũ trang để thực hiện một cuộc tiến binh ồ ạt. Cả những đơn vị cơ giới lớn có tầm vóc để dự chiến cũng chỉ hoạt động lẻ tẻ. Ba đơn vị nhẹ tung ra Liège và Breda để thám sát đều phải quay về ngay và sau dàn ra để giữ một mặt trận. Sư Đoàn thiết giáp I giao cho một quân đoàn và chỉ đưa ra để phản kích ngày 10 tháng năm ở phía Tây Namur, cũng bị bao vây và tiêu diệt. Cũng ngày hôm ấy, Sư Đoàn II di chuyển bằng hỏa xa đến Hirson, đưa đến nơi thì dần dần bị tan rã trong tình trạng hỗn độn chung. Hỏm trước, ở phía Nam Sedan, Sư Đoàn III vừa mới thành lập, đã bị phân tán để xung vào các đại đội của một sư đoàn bộ binh; những mảnh vụn ấy bị sa lầy trong một trận phản kích bất thành. Nếu những đơn vị cơ giới ấy được tập hợp lại từ trước thì tuy có khuyết điểm cũng có thể giáng xuống địch những đòn chí tử. Nhưng đứng lẻ tẻ mỗi đơn vị một nơi, chỉ sáu ngày sau khi các sư đoàn thiết giáp Đức tràn vào, sư đoàn cơ giới của ta chỉ còn là những mảnh vụn. Về phần tôi, tôi chỉ tìm ra sự thật qua mẩu tin tức rời rạc, không có gì làm cho tôi nhận thấy mình đã lầm lỗi.

        Nhưng cuộc giao tranh dù có thảm bại cũng làm cho người lính bừng tỉnh. Trận đánh này cũng làm cho tôi bừng tỉnh. Ngày 11 tháng năm tôi nhận được lệnh chỉ huy Sư Đoàn 4 thiết giáp ; không làm gì có sư đoàn này, người ta đã góp nhặt những yếu tố từ những điểm rạt xa xôi giao cho tôi. Bấy giờ tôi đóng doanh trại ở Vésinet, ngày 15 tháng năm tôi được gọi về Tổng Hành Dinh để nhận đặc vụ.

        Tham mưu trưởng đã ra lệnh đó : «Tướng Doumenc cho tôi biết rằng bộ chỉ huy muốn lập một mặt trận phòng thủ tại quận Aisne và quận Ailette để chặn đường vào Ba Lê. Quân Đoàn VI của tướng Touchon gồm những đơn vị lấy bớt ở mặt trận Đông sẽ dùng để lập mặt trận ấy. Với sư đoàn của ông hoạt động một mình và ở tiền đồn vùng Laon, ông có lợi thời để thành lập. Tướng Georges, chỉ huy trưởng mặt trận Đông-Bắc để ông tự quyết định những phương tiện cần dùng. Vả chăng ông chỉ huy thuộc một mình tướng Georges và tùy thuộc trực tiếp ; thiếu tá Ghomel là sĩ quan liên lạc. »

        Tướng Georges tiếp tôi, ông bình tĩnh, thân hữu nhưng bực dọc ra mặt. Ông xác nhận những ý kiến  của tôi và nói thêm : « ông de Gaulle ! đã từ lâu nay ông có những quan niệm mà địch đã áp dụng, bây giờ là dịp đem ra thi hành ». Sau đấy các phòng làm việc gấp rút để đưa về Laon những yếu tố cần cho tôi sử dụng. Tôi nhận thấy bộ chỉ huy bị tràn ngập bởi biết bao vấn đề điều động và vận tải đặt ra trong những ngày ghê gớm kinh ngạc và đảo lộn, nhưng người ta cố gắng làm được đến nơi đến chốn. Tuy nhiên người ta cảm thấy hy vọng tiêu tan, lò xo đã gãy.

        Tôi tức tốc đến Laon, đặt hành dinh tại Bruyeres, phía đông nam thành phố và đi quan sát

        các nơi. Quân Pháp trong vùng này chỉ có một vài yếu tố rời rạc thuộc Sư Đoàn 3 Kỵ binh, một dúm người trấn giữ thành Laon và đội Pháo Binh thứ 4 tự trị, có nhiệm vụ sử dụng khí giới hóa học nếu cần, cũng là ngẫu nhiên mà người ta để quên loại khí giới này ở đây. Tôi xung dụng đội quân ấy, họ là những người gan dạ chỉ có súng mút cơ tông ; tôi dàn quân ra dọc theo kinh Sissonne, để giữ an ninh. Ngay tối hôm ấy, các đợi tuần tiễu địch đã thấm nhập tận nơi.

        Ngày 16, được một phần bộ tham mưu tới nơi, tôi đưa quân ra thảm sát và thâu lượm tin tức. Cảm tưởng của tôi là đại quân Đức đã từ vùng Ardennes tràn sang bằng ngả Rocroi và Mézières, bây giờ họ không tiến xuống phía Nam mà tiến về phía Tây để chiếm Saint-Quentin, sườn bên trái được bảo vệ bằng những đội quân trắc vệ đưa xuống phía nam hạt Sarre. Trên khắp các ngả đường từ phía Bắc đổ xuống đều tràn ngập những đoàn người tị nạn. Tôi cũng thấy nhiều quân nhân bị tước khí giới. Họ thuộc các bộ đội mấy ngày trước đây đã bị các Sư Đoàn Nhật Nhĩ Man đánh tan nát : trong khi thua chạy họ bị các bộ đội cơ giới của địch đuổi kịp, địch ra lệnh cho họ phải bỏ súng ống chạy về phái Nam để khỏi làm nghẽn đường đi. Địch nói cho họ biết ; «chúng tôi không có thời giờ bắt các anh làm tù binh ! »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:30:18 am »


        Tôi nổi cơn tức giận khôn cùng khi thấy dân chúng rối loạn, quân lính tan vỡ, khi nghe địch đưa ra nhũng lời khinh mạn láo xược. À ! Thật là tồi tệ ! Cuộc chiến khởi sự một cách quá tồi tệ. Như vậy mình còn phải đánh nhiều. Trên thế giới này cỏn nhiều đất đứng. Nếu tôi còn sống tôi sẽ còn đảnh bất cứ ở đâu, bất cứ trong bao lâu, cho đến khi địch không còn mảnh giáp để rửa nhục cho tổ quốc. Những việc tôi có thể làm sau này tôi đã quyết định ngay từ ngày hôm ấy.

        Để bắt đầu tôi sẽ khởi thế công ngay từ sáng mai với những lực lượng đã nhận được, mặc dầu lực lượng ấy thế nào. Tiến về phía đông bắc độ 20 cây số, tôi rán sức tiến tới Serre, Montcornet ; các lộ giao thông về Saint - Quentin, Laon, Reims, đều đi qua đây. Như vậy, tôi cắt con đường thứ nhất địch có thể dùng để tiến về phía Tây, và ngăn cản hai đường khác địch có thể dùng để đánh thẳng vào mặt tiền Quân Đoàn VI. Bình minh ngày 17 tháng năm tôi nhận được 3 đội chiến xa : một, loại B (Đại Đội 46), thêm một liên đội loại Đ2 của bán Lữ Đoàn 6 ; hai loại khác thuộc loại Renault 35 (Đại Đội 2 và 24) của bán Lữ Đoàn 8. Trời vừa hửng sáng, tôi tung ra ngay chiến trường. Các đội chiến xa đè bẹp địch trên đường tràn lan và tiến vào Montcornet. Cho đến tối, họ đánh ở ven biển và ở phía trong thị trấn, phá vỡ nhiều ổ khảng cự và dùng đại bác ngăn chặn các đoàn xe Đức đang tìm cách đi qua. Nhưng lực lượng địch ở Serre rất mạnh. Dĩ nhiên, không có yểm trợ, chiến xa của ta không thể vượt qua được cửa ải này.

        Trong ngày hôm ấy, Đại Đội 4 khinh binh đến nơi. Vừa đến nơi tôi dùng ngay để nghiền nốt một đội tiền quân địch ở Chivres, họ nấp kín đợi quân ta đi qua rồi mới đổ ra đánh. Chỉ trong chốc lát đã dẹp xong. Nhưng từ mạn bắc thị trấn Serre pháo binh Đức bắn ra rát lắm. Pháo binh của ta chưa xếp đặt xong. Suốt buổi chiều phi cơ Stukas địch luôn luôn từ trên trời nhào xuống oanh kích chiến xa và cam nhông của ta. Chúng ta không có gì trả đũa. Sau hết, các bộ đội cơ giới Đức mỗi lúc thêm nhiều, đột kích hậu quân của chúng ta. Chúng tôi là những đứa con bị bỏ rơi cách xa Aisne 30 cây số, phải chấm dứt một tình trạng phiêu lưu như vậy.

        Đến đêm, tôi đặt Chi Đoàn 10 thiết giáp trinh sát ở sát nách địch, Chi Đoàn này mới đến nơi; tôi đưa chiến xa và khinh binh về Chivres. Trên chiến địa có hàng trăm quân Đức tử nạn và nhiều cam nhông địch bị đốt cháy. Chúng ta bắt được 130 tù binh. Chủng ta không tổn thất đến 200 người. Ở hậu phương, trên các ngả đường, không thấy có người chạy nạn nữa. Còn có một số người quay trở về. Bởi vì đã có tiếng đồn trong hàng ngũ không mấy vui vẻ của ta rằng quân ta đã tiến.

        Bây giờ thì không cần hoạt động ở Đông Bắc nữa mà phải hoạt động ở Bắc Laon vì những lực lượng địch quan trọng từ Marie tiến sang Tây, hướng về La Fère dọc theo sông Serre. Đồng thời quân trắc vệ Đức bắt đầu tỏa xuống phía nam và đe doạ Ailette. Sư Đoàn 4 thiết giáp suốt đêm 18 rạng ngày 19 tháng năm dàn quân ra các trục lộ bắc Laon. Đồng thời, tôi nhận được viện binh : Chi Đoàn 3 thiết giáp gồm 2 trung đoàn chiến xa Somua và Chi Đoàn 322 Pháo Binh có 2 đội đại pháo 75. Ngoài ra tướng Petiet, chỉ huy Sư Đoàn 3 khinh kỵ binh, đã hứa giúp yểm trợ Laon bắng đại bác.

        Hẳn là trong sổ 150 chiến xa của tôi bây giờ chỉ có 30 chiếc loại B và trang bị súng 75 ly, độ 40 chiếc loại D2 hay hiện Samua với đại bác nhỏ 47 ly, còn thì loại Renault 35 chỉ có đại bác nhỏ 37 ly, tằm ích dụng 600 thước. Hẳn là đối với loại Samua, mỗi xe chỉ có một xa trưởng chưa từng bắn súng đại bác bao giờ và một người tài xế chưa từng lái xe quá 4 giờ đồng hồ. Hẳn là sư đoàn chỉ có một đại đội bộ binh chở bằng xe buýt và như vậy rất dễ bị đánh trong lúc di chuyển. Hẳn là pháo binh gồm những bộ đội chở đến bằng nhiều đợt và nhiều sĩ quan ra mặt trận mới biết mặt binh lính của mình. Hẳn là đối với chúng tôi không làm gì có hệ thống VTĐ, tôi chỉ có thể ra lệnh bằng cách sai người đi mô tô đến liên lạc với cấp dưới, nhất là đến thăm họ. Hẳn là các đơn vị thiếu nhiều phương tiện chuyên chở, bảo trì, tiếp tế bình thường phải có. Nhưng một toàn bộ thành lập theo ngẫu hứng như vậy đã cho thấy một cảm tưởng hăng say chiến đấu. Nào đứng lên ! Còn nước còn tát.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:31:02 am »


        Ngày 19, lên đường từ bình minh ! Các chiến xa trong sư đoàn nhắm vào những mục tiêu liên tiếp : Crésy, Mortiers và Pouilly. Họ phải tiến tới cầu và cắt đường địch không cho vào La Fèíe. Pháo binh đi theo họ. Bên phải, chi đoàn trinh sát và đại đội khinh binh bảo vệ họ trên sông Barantpn, một toán tầm thám khác tiến về Marie. Buổi sáng, mọi việc đều trôi chảy. Chúng tôi tiến vào Serre sau khi đánh đuổi những yếu lố thẩm nhập vào vùng này. Nhưng địch đứng vững ở vị trí phía Bắc con sông. Họ giữ vững các lộ và phá hủy các chiến xa lảng vảng tới gần. Đại pháo của họ nã đâu vào ấy. Chúng tôi đụng độ với những đon vị lớn của địch đang tràn vào Saint - Quentin. Muốn qua sông và đưa chiến xa lên chúng tôi cần phải có bộ binh và đại pháo mạnh hơn, nhưng chúng tôi không có. Trong những giờ phút khó khăn ấy tôi không khỏi nghĩ đến quân cơ giới vẫn mơ tưởng bấy nay. Nếu hôm ấy có quân cơ giới bất thần kéo đến Guise thì các Sư Đoàn Nhật Nhĩ Man sẽ bị chặn đứng ngay, hậu quân của họ sẽ rối loạn, Bắc quân của ta sẽ có thể liên lạc được với Trung quân và Đông quân.

        Nhưng ở phía Bắc Laon chúng ta chỉ có những phương tiện nghèo nàn. Bởi thế cho nên quân Đức tiến qua được vùng Serre. Hôm qua họ đã lấy được Montcornet sau khi chúng ta rút lui. Từ buổi trưa, họ lấy Marie. Với một số lớn thiết giáp, súng tự động, mọt chê chở bằng xe hơi, bộ binh chở bằng chiến xa, họ đánh cánh phải của ta ở Chambry. Bây giờ phi cơ Stukas xuất hiện ! Họ oanh kích chúng ta cho tới đêm, đáng sợ cho xe của ta không thể ra khỏi mặt đường và cho những cỗ trọng pháo để trần, vào lúc quá trưa, tướng Georges ra lệnh cho tôi không nên tiếp tục nữa. Quân Đoàn VI đã dàn trận xong, sư đoàn của tôi phải đưa ngay đi dùng vào việc khác. Tôi định cầm chân địch một ngày nữa bằng cách trong đêm ấy tập hợp lại xung quanh vùng Vorges để đánh vào sườn địch nếu họ từ Laon tiến tới Reims và Sois- sons ; ngày hôm sau mới trở lại Aisne.

        Cuộc chuyển quân rất có thứ tự tuy rằng ở đâu địch cũng tìm cách đụng độ với chúng ta. Trong đêm, không ngừng có những trận du kích lối vào các đồn trại. Ngày 20 tháng năm Sư Đoàn 4 thiết giáp tiến về Braine và Fismes giữa đất địch họ có mặt ở suốt dọc đường, lập nhiều điểm tựa và đánh chúng ta bằng nhiều xe thiết giáp. Nhờ có chiến xa tảo thanh đường đi và hai bên lề, chúng tôi về được Aisne không xảy ra việc gì quan trọng. Tuy nhiên, ở Festieux, Chi Đoàn 10 thiết giáp trinh sát, đi hậu tập với một đại đội chiến xa, đã phải khó nhọc mới đi thoát ; trên đồi Craonne, xe lửa của sư đoàn bị tấn công mãnh liệt, đã phải để lại tại chỗ nhiều cam nhông bốc cháy.

        Trong khi Sư Đoàn 4 thiết giáp hoạt động ở Laon, tại phía cực Bắc tình hỉnh biến chuyển nhanh chóng theo việc tiến quân của các Sư Đoàn Nhật- nhĩ-man. Bộ chỉ huy Đức quyết định thanh toán quân đội đồng minh ở phía Bắc trước khi đánh vào Trung Tâm và phía Đông ; Họ đưa lực lượng cơ giới vào Dunkerque. Các lực lượmg này khởi sự tiến quân từ Saint-Quentin, chia làm hai cánh ; tiến thẳng đến mục tiêu bằng ngả Cambrai và Douai, cánh kia tiến dọc bờ biển qua Etaples và Boulogne. Trong khi ấy thì hai sư đoàn Nhật-nhĩ-man chiếm Amiens và Abbeville và đặt ở phía Nam sông Somme nhiều đầu cầu để sau này sẽ dùng. Về phía Đồng Minh, tối ngày 20 tháng năm quân đội Hòa Lan biến mất, quân đội Bỉ lùi về phía Tây, quân đội Anh và Quân Đoàn I Pháp bị cắt đứt liên lạc với Pháp.

        Hẳn là bộ chỉ huy Pháp muốn lập lại liên lạc giữa hai khúc bằng cách đưa những quân đoàn phía Bắc tiến từ Arras tôi Amiens, mặt khác đưa tả quân của Trung Ương tiến từ Amiens đến Arras. Tướng Gamelin đã đưa ra kế hoạch ấy ngày 19. Ngày 20, tướng Gamelin lên đường sang Bỉ, tướng Weygand thay thế vẫn giữ nguyên quan điểm của ông. Trên lý thuyết thì kế hoạch này hữu lý. Nhưng muốn thực hiện thì bộ chỉ huy phải giữ được hy vọng và ý muốn chiến đấu. Nhưng cả một hệ thống chủ thuyết và tổ chức được các tướng lãnh của ta yêu chuộng đã sụp đổ, họ không còn nghị lực nữa. Một thứ tê liệt tinh thần bất thần làm cho họ ngờ vực bất cứ cái gì, nhất là họ ngờ vực chính mình. Từ đấy bắt đầu xuất hiện những mãnh lực ly tâm. Vua Bỉ chẳng bao lâu nghĩ đến việc đầu hàng ; Lord Gort nghĩ đến việc lên tầu về, tướng Weygand nghĩ đến cuộc đình chiến.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM