Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:01:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37395 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2018, 09:04:24 pm »

        
        - Tên sách : Hồi ký De Gaulle
                         Người dịch : Vũ Đình Lưu

        - Tác giả : Général  De Gaulle

        - Nhà xuất bản Cửu Long

        - Năm xuất bản : 1974

        - Số hóa : Giangtvx
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2021, 02:26:24 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2018, 08:06:07 am »


LỜI TỰA CỦA DỊCH GIẢ

        Hồi ký của De Gaulle trước hết là hồi ký của một quân nhân chống lại quân đội, thứ trưởng quốc phòng chống lại chánh phủ, một người lãnh án tử hình nhưnq nhất định không chịu chết. Con người nổi loạn ấy trước là một người cô đơn chỉ biết có độc thoại, ông thừa hiểu rằng « xưa nay bao giờ cũng vậy, người lãnh đạo chỉ có một mình mình đối diện với đại họa quốc biến ». Sự say mê độc đáo của ông là lý tưởng một nước Pháp có « số mệnh cao siêu và phi thường». « Con vật đam mê vô ích» ấy phải lao đầu vào « cuộc phiêu lưu rắc rối» vì y khám phá ra mình qua một triết lý hành động, giữa cơn quốc nạn mà thoái bộ, thụ động và chấp nhận đầu hàng. Sự đam vô ích của ông ít ra cũng có ích dụng thế phàm tạo ra cuộc sống, nhất là khi sự đam ấy ám ảnh một người thực tế và hoạt động. Ông xuất giữa bối cảnh lịch sử như một huyền thoại, và chính huyền thoại de Gaulle lại cấu tạo ra con người de Gaulle gang thép để có tầm vóc đương nổi vai trò làm ra lịch sử nước ông. De Gaulle làm ra lịch sử vì de Gaulle đi ngược dòng lịch sử tối đen để mở ra những trang khác bằng sự nghiệp binh bị lẫy lừng. Ông đã chứng kiến những ngày tàn của chế độ đại nghị, quốc gia đi vào con đường tê liệt, không còn sinh lực để đương đầu với biến cố, vận mệnh quốc gia trao cho những người «không chấp nhận chính trị là cái gì khác một cuộc nhào lộn múa may của những chính khách nhà nghề để sản xuất bài báo và diễn văn, chỉ để biểu diễn tài năng hùng biện và phân phối ghế ngồi, xách động quần chúng và chờ đợi phép lạ ». Những người trách nhiệm quốc phòng chỉ biết có loại chiến tranh phòng thủ lỗi thời, chấp nhận tinh thần chủ bại. Tư tưởng của Gaulle quà là tư tưởng cách mạng khi ông chủ trương không chấp nhận tinh thần Mumich để cho địch được đằng chân lân đằng đầu, tấn công tới tấp ngay từ đầu khiến cho địch trở tay không kịp. Vũ khí của ông là vũ khí tấn công với « những sư đoàn hoàn toàn cơ giới, phần nào thiết giáp, có khả năng tạo ra biến   cố, có sức tấn công vũ bão, có thể đưa đến bất cứ nơi nào và có thể tiến quân 50 cày số một ngày bất chấp thành trì kiên cố». Chúng ta biết rằng quan niệm của ông nằm trong chiến tranh quy ước và ngày nay phải bổ túc thêm khi phải đương đầu với hình thức chiến tranh nhân dân; nhưng ở thời đại ông, Hitler áp dụng chiến thuật ấy đã làm chủ được Âu Châu trong một thời gian ngắn.

        De Gaulle không có cái may mãn tạo được đạo quân cơ giới ấy. Khi nước Pháp sụp đổ ông chỉ là một kẻ chiến bại,chạy sang Anh với hai bàn tay trắnq,một tướng lãnh không quân lính, một lãnh tụ không lực lượng hậu thuẫn,  một thứ chính quyền không lãnh thổ và dân số. Tất đều phải tạo ra, kể cả tấn thảm kịch của ông mà ổng gắn liền với thảm kịch quốc gia. Chính de Gaulle đã sáng chế ra de Gaulle, một cá nhân mãnh liệt, để thu hút hào kiệt trong nước và ngoài nước, và làm nên nghiệp lớn.

        Bị quăng ra giữa đường đời sóng gió, tất cả gia tài của ông chỉ có một một niềm tin tưởng. Tia hy vọng cuối cùng của ông trước cảnh sụp đổ hoàn toàn là niềm tin tưởng ở sự tất thẳng chung của nền dân chủ tự do, thoát thai từ những bài học lịch sử đau thương của nhân loại khi bước vào thế kỷ 20. Ông linh cảm được chiều hướng tiến hóa của nhân loại là tinh thần dân chủ. Nên dân chủ liên hệ đến vận mệnh thế giới. Trận chiến tranh này không thể giới hạn trong phạm lãnh thổ của tat trận chiến tranh này không thể chấm dứt bằng chiến trường ở nước Pháp. Pháp ngã quỵ nhưng đồng minh đứng vững.Vấn đề làm sao cho nước Pháp trở lại cuộc chiến, « quân đội xuất hiện trên chiến trường, các lãnh thổ hải ngoại trở lại dự chiến cả nước chia xẻ nỗ lực với chiến sĩ, các cường quốc thừa nhận nước Pháp vẫn tiếp tục chiến đấu, chủ quyền của nước Pháp chuyển giao từ phía những người đầu hàng sang   những người chiến đấu, và, một ngày kia, chiến thắng». Đây là những nét lớn của một chương trình hành động đòi hỏi nhiều nghị lực, mạo hiểm, tài năng và mưu trí. Đứng trước những khó khăn ấy de Gaulle đã than rằng mình dồn bị vào cái thế phải uống cạn nước đại cương. Vị tướng không quân lính, vị lãnh tụ không có dân số và lãnh thổ còn phải tạo lấy một thế đứng giữa các đồng minh bận tâm với một địch thủ hùng mạnh đã thôn tính hết Ân Châu hơn là muốn bênh vực quyền lợi của nước Pháp bại trận. Vả chăng sự liên minh quân sự không phải là một lý do để người ta dẹp bỏ tranh chấp quốc gia và mưu đô tư lợi. Anh - Mỹ muốn dùng   lực lượng quân sự Pháp Tự Do nhưng muốn nương tay với Pétain để cho hạm đội Pháp khỏi lọt vào tay Hitler, hạm đội Pháp thời ấy mạnh nhất thế giới. Có lẽ vì không được đặt tay lên hạm đội ấy mà Hitler không dám phiêu lưu trên mặt biển đổ bộ sang Anh Quốc, khiến cho đồng minh có thi giờ củng cố lực lượng và sau cùng lật ngược tình thế. Muốn tập hợp tàn lực để tổ chức lại cuộc kháng chiến, de Gaulle cần phải bảo toàn thuộc địa làm mảnh đất dung thân, trong khi Anh - Mỹ muốn đặt các thuộc địa ấy dưới sự kiểm soát quốc tế hay dưới sự kiểm soát của mình đề tiện việc dụng binh ; dĩ nhiên đằng sau nhu cầu quân sự còn có nguồn tài nguyên phong phú của các xứ ấy.

        Mưu chước, tranh giành, vận động, mà cả của các đại cường đều xảy diễn trước con mắt ngơ ngác của các quốc gia bị trị chỉ được lời hứa trao trả độc lập,còn ngoài thực tế vẫn chịu sự thao túng ngoại bang ; nhiều năm sau khi chiến tranh kết liễu và qua nhiều giai đoạn tranh đấu gay go họ mới giành lại được chủ quyền. Trước bối cảnh Âu Châu kiệt quệ và các phe lâm chiến đã đổ hết tài nguyên vào bãi chiến trường, Hoa Kỳ nhập cuộc với tư thế một nước giàu mạnh cầm cân nẩy mực cho thế giới tự do. Roosevelt chợt nhận thấy trên đầu mình không còn ai, ông không khỏi vuốt ve mộng bành trướng uy thế khắp hoàn vũ. Tất cả những sự kiện ấy tạo thành tranh chấp và mâu thuẫn giữa đồng minh với nhau, lồng vào trong cuộc tranh chấp binh bị với khối Trục.

        Trước bối cảnh ấy,de Gaulle và nhóm của ông, tạo thế đứng cho mình và cho tiếng của một nước lâm chiến khi chiến tranh kết thúc, sự nghiệp cứu quốc ấy quả là thiên nan vạn nan. Ông xuất hiện trong lịch sử nước Pháp như người hùng của thời đại. Thiên hồi ký của ông tô điểm cho sự nghiêp ấy những nét mỹ miều nhưng đồng cũng cho thấy tham vọng của một người muốn cho nước mình đóng vai trò cường quốc bất cứ giá nào; tham vọng ấy bộc lộ qua chinh sách đối với Syrie, Liban và sau này; khi thế chiến kết liễu, đối với Algérie. Như vậy, ông chiến đấu cho sự hùng cường của nước Pháp chứ không phải cho chính nghĩa dân chủ,c ho sự giải phóng dân tộc và con người như ông đã lỉnh cảm được và bộc lộ qua các bài diễn văn của ông, ông có the gây rắc rối cho nền dân chủ. Phải có một trào lưu tiến hóa dân mạnh mẽ trên thế giới hậu chiến mới đem được cho các dân tộc nhược tiểu sự bình đẳng chính trị, điều kiện tối yếu để quân bình hai quan niệm ý thức hệ chi phối hoàn cầu ngày nay.

Người dịch       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2018, 08:17:49 am »


HỒI KÝ CHIẾN TRANH

TẬP 1
   
1940 - 1942

TRIỂN DỐC

        Trong đời tôi, tôi đã tự tạo lấy một ý niệm về nước Pháp, bắt nguồn từ tình cảm. cũng như từ lý trí. Về phương diện tình cảm, tự nhiên tôi tưởng tượng ra nước Pháp như một nàng công chúa trong truyện thần tiên hay như Đức Mẹ trong bức bích họa, có một số mệnh cao siêu và phi thường. Theo bản năng, tôi có ấn tượng rằng Trời sinh ra nước Pháp để thành công trọn vẹn hay đau khổ hơn người. Nếu hành động và cử chỉ của tổ quốc tôi hèn kém thì tôi có cảm tưởng như đó là một sự sai lệch phí lý, lỗi lầm tại người Pháp chứ không thể quy về thần khí của nước Pháp. Nhưng đứng về phương diện tích cực của lý trí, tôi cũng tin rằng nước Pháp chỉ là nước Pháp khi đứng hàng đầu các dân tộc ; chỉ có sự nghiệp lớn lao là hàn gắn được những mầm mống chia rẽ tiềm tàng trong khối dân tộc ; một nước Pháp như vậy, đứng bên những nước khác với cá tính của họ, phải nhìn cao và đứng thẳng nếu không thì không tránh khỏi sự suy vong, Tóm lại, theo tôi, nước Pháp không thể là nước Pháp nếu chúng ta không hùng mạnh.

        Sự tin tưởng ấy cùng lớn mạnh với tôi trong hoàn cảnh tôi sinh trưởng. Cha tôi là người có tư tưởng, có văn hóa và giữ vững nền nếp gia phong, ông thấm nhuần niềm tin tưởng danh dự của nước Pháp. Cha tôi đã làm cho tôi khám phá ra lịch sử của nước nhà. Mẹ tôi có tình yêu tổ quốc mãnh liệt và cố chấp không kém tín ngưỡng tôn giáo. Ba người con trai tôi, em gái tôi và tôi đều có một thứ tự hào ngây ngất về tổ quốc, như một bản chất thứ hai. Một cậu bé thành Lille sống ở Ba Lê như tôi, không có cái gì làm tôi xúc động mạnh mẽ hơn những biểu tượng vinh quang của chúng ta như lúc màn đêm phủ xuống Notre-Dame, trời đêm huy hoàng ở Versailles, Khải Hoàn Môn dưới ảnh thiều quang, cờ phất phới trên cửa tò vò Viện Phế Binh. Không có cái gì làm tôi phấn khích hơn những dịp hội hè biểu dương sự thành công của tổ quốc : sự phấn khởi của dân chúng nhân cuộc viếng thăm của Nga Hoàng, diễn binh ở Longchamp, sản phẩm tuyệt mỹ trưng bày tại các cuộc Triển Lẩm, chuyến bay đầu tiên của phi hành gia Pháp. Không có cái gì làm tôi buồn nản sâu xa hơn những yếu kém và lỗi lầm tôi đã chứng kiến hồi còn nhỏ: sự thoái bộ của Fachoda, vụ Dreyfus; những cuộc tương tranh xã hội, những chuyện xích mích tôn giáo. Không có cái gì làm tôi xúc động bằng những tai nạn quá khứ : cha tôi nhắc lại những trận đánh mở đường thoát một cách vô vọng ở Bonrget và Stains, ỏng đã bị thương ở đấy ; mẹ tôi nói đến sự thất vọng hồi còn con gái khi trông thấy cha mẹ ứa lệ mà than thở: « Bazaine đã đầu hàng ! »

        Khi đã đến tuổi hoa niên, tôi chú trọng hơn hết đến những việc xảy ra cho nước Pháp, dù là những việc liên quan đến Lịch sử hay đến đời sống  công cộng. Bởi vậy, tôi say mê những màn kịch chính trị trường diễn ở nghị trường, nhưng tôi phán đoán một cách nghiêm khắc ; tôi bị lôi cuốn vì trí thông minh, hoạt bát và hăng hái của các chính khách và tôi đau lòng vì chánh tình hỗn loạn, quốc gia chia rẽ, đã làm uổng phí biết bao thiên tài lỗi lạc. Nhất là từ đầu thế kỷ này, khi đã khai mào chiến tranh. Tôi cần phải nói rằng lúc thiếu thời tôi đã tưởng tượng ra cuộc phiêu lưu lạ lùng ấy, không chút ghê SỌ', mà còn tô điểm thêm những nét kỳ thú. Nói tóm lại, tôi yên chí rằng nước Pháp sẽ phải qua những cuộc thử thách vĩ đại, lẽ sống con người là một ngày kia sẽ xây dựng một sự nghiệp theo quan niệm của mình khi nào mình có cơ hội thực hiện.

        Bước chân vào binh nghiệp, tôi cho rằng đây là cái gì lớn lao nhất trên đời. Những lời chỉ trích và xúc phạm quân đội đã làm cho quân đội giữ bình tĩnh và có lẽ còn hy vọng kín đáo rằng sẽ có ngày tất cả đều tùy thuộc vào sức mạnh và tư thế của mình. Sau khi tốt nghiệp trường Saint-Cyr, tôi vào tập sự sĩ quan tại Chi Đoàn 33 Bộ Binh ở Arras. Vị Đại Tá chỉ huy đầu tiên của tôi là Pétain, ông chỉ cho tôi biết giá trị của thiên năng và nghệ thuật chỉ huy. Sau đấy, bão tố kéo tôi đi như một cọng rơm qua các thảm kịch chiến tranh ; trận khai hỏa đầu tiên, cuộc sống địa ngục dưới hầm, xung kích, bom đạn, thương tích, cầm tù ; tôi đã thấy nước Pháp suy nhược vì dân số sinh sân thấp kém, vì những ý thức hệ trống rỗng, vì chính quyền chênh mảng làm yếu kệm một phần phương tiện phòng thủ ; nhưng nước Pháp biết tự lực cố gắng hy sinh lớn lao để bù đắp khuyết điểm, chịu đựng cuộc thử thách và vươn đến thắng lợi. Tôi đã chứng kiến nước Pháp trong những ngày đen tối nhất biết đoàn kết tinh thần, lúc đầu dưới sự lãnh đạo của thống chế Joffre, về sau, dưới sự thúc đẩy của mặt trận « Tigre ». Sau đấy, tôi đã chứng kiến nước Pháp liệt nhược vì thiệt hại và tàn phá, klmynh đảo trong cơ cấu xã hội và trong thế quân hình của nếp sống tinh thần, nhưng nước Pháp đã gắng gượng tiến theo số mệnh của mình, trong khi chế độ cũ lại xuất hiện không có gì thay đổi, người ta khước từ Clémenceau, người ta khước từ sự hùng mạnh để trở lại tình trạng hỗn độn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2018, 10:53:16 am »


        Trong những năm sau, trên đường binh nghiệp, tôi đã lần lượt giữ những chức vụ sau đây : đặc vụ và hành quân ở Ba Lan, giảng huấn lịch sử tại trường Sảint-Cyr, phục vụ tại trường Vũ Bị, tại văn phòng Thống Chế, chỉ huy trưởng Đại Đội 19 Khinh Binh ở Trèves, nhân viên bộ tham mưu vùng Rhin và Trung Đông. Ở đâu tôi cũng nhận thấy nước Pháp phục hồi được uy tín nhờ các thắng lợi mới đây, nhưng đồng thời những mâu thuẫn của cấp chỉ huy cũng gây ra nhiều thắc mắc tương lai. Tóm lại nguồn cảm hửng mãnh liệt của tôi, tôi đã tìm thấy trong binh nghiệp. Quân đội bây giờ như cái máy điện chạy không, điện không đem ra dùng, tôi đã thấy nỏ là một công cụ để thực hiện những công việc lớn lao sau này.

        Quả vậy, đã rõ là chiến tranh kết thúc nhưng không bảo đảm được hòa bình. Nước Đức trở lại tham vọng của họ khi đã phục hồi được sức mạnh. Trong khi nước Nga tự cô lập để làm cách mạng ; nước Anh nương tay với Bá Linh để Ba Lê phải cần đến họ, các quốc gia mới còn yếu ớt và chưa thỏa hiệp với nhau, chỉ có mình nước Pháp lãnh lấy trách nhiệm chế ngự nước Đức. Bởi vậy cho nên chính sách đối ngoại của chúng ta trước tiên dùng đến biện pháp cưỡng bách dưới thời Poincaré, sau tìm cách hòa giải theo quan niệm của Briand, sau cùng tìm cách trú ẩn vảo Hội Quốc Liên. Nhưng nước Đức gia tăng mối đe dọa. Hitler sắp lên nắm chánh quyền.

        Vào thời ấy, tôi phục vụ tại nha Tổng Thư Ký bộ Quốc Phòng, một cơ quan thường trực dưới tầm tay Thủ Tướng để chuẩn bị chiến tranh cho chính phủ và quốc gia. Từ 1932 đến 1937, qua 14 nội các, tôi tham gia trên bình diện nghiên cứu vào tất cả các hoạt động chính trị, kỹ thuật và hành chảnh liên quan đến việc quốc phòng. Nhất là tôi biết rõ những kế hoạch an ninh và giới hạn vũ khí của Andre Tardieu và Paul-Boncour lần lượt đưa ra Genève ; tôi cung cấp cho nội các Doumergue những yếu tố để quyết định khi phải tìm con đường khác từ ngày Đức Quốc Trưởng lên cầm quyền ; tôi làm công việc bất tận lập dự án luật tổ chức quốc gia trong thời chiến, tôi nghiên cứu biện pháp động viên các tổ chức dân sự, các ngành kỹ nghệ, các cơ quan công quyền. Những công việc lôi làm những cuộc tranh luận tôi tham dự, những cuộc tiếp xúc của tôi, đã cho tôi biết nguồn tài nguyên dồi dào của chúng ta, nhưng cũng cho tôi biết điểm yếu kém của chính phủ.

        Bởi vì, chính trong lãnh vực này chính quyền tỏ ra không vững chắc. Hẳn là không phải những người trách nhiệm thiếu trí thông minh hay lòng ái quốc. Trái lại, tôi nhận thấy các bộ trưởng có những người tài trí lỗi lạc. Nhưng chính thế đã làm họ tê liệt và tiêu tan công lao của họ. Tôi là kẻ chứng kiến việc làm của chính phủ một cách kín đáo nhưng say mê, tôi biết vẫn những màn kịch ấy diễn đi diễn lại không ngừng. Vừa bắt tay vào việc, vị Thủ Tướng đã phải đương đầu với nhiều việc bó buộc, chỉ trích và nhiều hành động quá đáng ; tất cả hoạt động của ông chỉ dùng để đưa dư luận về một hướng khác, chứ ông không làm chủ được tình thế. Nghị Viện không nâng đỡ ông mà còn dựng lên nhiều cạm bẫy và có những hành vi phản bội. Các bộ trưởng của ông là những người cạnh tranh với ông. Dư luận, bảo chí, quyền lợi, đều lấy ông làm đích để trút bỏ nỗi bất bình. Ai cũng biết rằng ông chỉ ngồi vào địa vị ấy trong một thời gian ngắn — vả chăng, ông là người thứ nhất biết như vậy. Ngoài thực tế thì chỉ được vài tháng ông phải nhường chỗ cho người khác, về phương điện quốc phòng tình trạng ấy không cho phép người cầm quyền hội đủ điều kiện liên tục, quyết định chín chắn, hiện pháp đến nơi đến chốn, những cái gọi là một chính sách.

        Bởi vậy cho nên quân đội lui về tình trạng thủ cựu vì chỉ được chính phủ săn sóc một cách bất nhất và mâu thuẫn. Quân đội ngừng trệ trong những quan niệm từ trước ngày kết thúc cuộc Đệ Nhất Thế Chiến. Quân đội sẵn có khuynh hướng ấy vì cấp chỉ huy giữ mãi địa vị cho đến lúc già, họ chỉ áp dụng những phương thức ngày xưa đã đem lại vinh quang cho họ nhưng ngày nay đã lỗi thời.

        Bỏi thế cho nên quan niệm về một mặt trận nhất định và liên tục nổi bật trong chiến lược dự định cho chiến trường ngày mai. Chủ thuyết binh bị, sự tổ chức, huấn luyện và võ trang cũng trực tiếp tùy thuộc quan niệm ấy. Người ta đã đồng ý với nhau rằng trong trường hợp chiến tranh bùng nổ, nước Pháp sẽ huy động các lực lượng trừ bị để thành lập càng nhiều sư đoàn càng hay, nhưng chỉ để trấn giữ các khu vực chứ không phải để điều động, tấn công và khai thác. Những sư đoàn ấy sẽ dàn ra dọc theo biên giới nước Pháp và biên giới nước Bỉ và đứng chờ địch tẩn công, bấy giờ Bỉ còn là đồng minh tích cực của ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2018, 09:49:20 am »


        Các phương tiện như xe tăng, phi cơ, đại pháo lưu động và có trục xoay, trận đại chiến trước đã cho biết có thể dùng để đánh úp và bẻ gãy phòng tuyến địch, sau này sức mạnh gia tăng không ngừng ; người ta chỉ dùng để củng cố phòng tuyến và, nếu cần, lập lại phòng tuyến bằng những trận phản kích địa phương. Do đó mà người ta ấn định các loại chiến cụ : chiến xa chậm trang bị súng nhẹ và ngắn, dùng để yểm trợ bộ binh chứ không để đánh mau và dùng vào việc khác ; phi cơ khu trục để phòng vệ không phận, không quân chỉ có ít oanh tạc cơ và không có phi cơ xung kích ; trọng pháo chế tạo để khai hỏa từ một vị trí nhất định, sức công phá hẹp tầm ngang, không thể di chuyển đi khắp các địa thế và bắn bất cứ vào phương vị nào. Ngoài ra, phòng tuyến được họa theo mẫu phòng tuyến Maginot, nối dài ra bằng những thành lũy ở biên giới Bỉ. Như vậy, người ta tưởng rằng cả nước dự chiến cứ việc nấp sau hàng rào ấy chờ đợi cuộc phong tỏa làm tiêu hao địch, và áp lực của thế giới tự do sẽ dồn họ vào chỗ suy sụp.

        Một quan niệm chiến tranh như vậy phù hợp với tinh thần của chế độ. Chánh quyền yếu ớt và sự tranh chấp chính trị đã đưa chế độ vào tình trạng ngưng đọng, chế độ không khỏi chấp nhận một hệ thống bất động nhường ấy. Nhưng liều thuốc lang băm cũng làm cho người ta yên tâm vì phù họp với tâm trạng quốc gia quá đỗi, kẻ muốn được bầu, hoan hô và quảng cáo không thể không cho là toàn hảo. Dư luận có ảo tưởng rằng khai chiến với chiến tranh là người ta sẽ ngăn cản được kẻ hiếu chiến gây chiến, dư luận còn giữ kỷ niệm những trận công kích tốn kém và thiệt hại, dư luận không nhận thấy sự cách mạng cơ khí đã bội tăng hỏa lực cho nên không để tâm đến việc tấn công mà chỉ lo phòng thủ. Tóm lại, tất cả đều đưa đến quan niệm thụ động lả nguyên tắc quốc phòng của chúng ta.

        Đối với tôi thì một chiều hướng như vậy nguy hiểm vô cùng. Tôi cho rằng đứng về phương diện chiến lược chúng ta giao cho địch toàn quyền sáng kiến. Về phương diện chánh trị, tôi cho rằng để lộ ý định án binh tại biên giới là thúc đẩy quân Đức tiến chiếm những vị trí hẻo lánh lúc bấy giờ : Sarre, các xứ miền Rhénanie, Áo, Tiệp, các xứ miền Ballique, Ba Lan, v.v... ; nước Nga sẽ không liên minh với chúng ta, nước Ý sẽ tăng gia yêu sách của họ mà chúng ta không làm gì để ngăn chặn họ. Sau hết, về phương diện tinh thần, tôi cho là một điều tệ hại khi để cho nước nhà lầm tưởng rằng đánh trận là càng đánh ít càng hay.

        Thực ra, tôi đã chú trọng từ lâu đến các vấn đề  : triết lý hành động, chính phủ gợi hứng cho quân đội và sử dụng quân đội, sự liên lạc của chính phủ với việc chỉ huy quân đội. về các vấn đề ấy tôi đã trình bày tư tưởng của tôi trong một vài cuốn sách : La discorde chez l' ennemi, Le Fil de l’Epée, một số bài báo. Tôi đã nói chuyện trước công chúng, thí dụ tại trường Sorbonne, về sự điều hành cuộc chiến. Nhưng đến tháng giêng 1933, Hitler lên cầm quyền nước Đức. Từ đấy mọi việc chỉ có thể diễn biến một cách gấp rút. Không ai đề nghị  được điều gì để đối phó với tình thế, tôi đành phải kêu gọi dư luận và đưa ra kế hoạch của tôi. Nhưng vì việc này có thể gây ra hậu quả cho nên tôi chờ đợi sẽ có ngày người ta chĩa đèn pha rọi vào tôi. Thật là đau lòng cho tôi khi tôi phải quyết định làm theo ý riêng sau 25 năm phục vụ theo những tiêu chuẩn quân sự của quốc gia.

        Dưới nhan đề : Vers l' armée metier, tôi công bố kế hoạch và ý kiến của tôi. Tôi đề nghị thành lập ngay một quân đội có khả năng mẫn hoạt, hỏa lực mạnh, cơ giới hóa, trang bị thiết giáp, gồm những quân nhân ưu tú để thêm vào những đơn vị lớn cung cấp bởi đường lối động viên. Năm 1933, tôi dùng một bài báo đăng trong tờ Rcvuc politique et parlemcntaire làm nhập đề. Đến mùa xuân 1934, tôi ấn hành một cuốn sách trình bày lý do cần phải cấu tạo một đạo quân ưu tú và quan niệm của tôi về đạo quân ấy.

        Tại sao ? Trước hết tôi bàn đến sự phòng vệ nước Pháp, tôi chứng minh rằng quân Đức xâm lăng lãnh thổ của ta bằng phía Bắc và Đông Bắc, bản chất của dân tộc Đức có những tham vọng lớn, như vậy họ sẽ tiến về hướng Tây và sẽ tràn qua Bỉ để vào Ba Lê, bản tính của dân tộc Pháp là dễ bị lúng túng lúc ban đầu, bởi thế cho nên chúng ta phải luôn luôn đặt một phần lực lượng của chúng ta trong tình trạng báo động, sẵn sàng tỏa hết tiềm năng chiến đấu bất cứ lúc nào. «Chúng ta không thể chịu đựng được cuộc xung kích thứ nhất nếu chỉ có những bộ đội không chắc chắn để phòng thủ vội vàng. Số quân trừ bị và tân binh của chúng ta là yếu tố chính của lực lượng kháng địch nhưng chỉ động viên được một cách chậm chạp mà việc điều động nặng nề, đã đến lúc đào tạo thêm một công cụ có thể sử dụng được ngay, nghĩa là có mặt thường xuyên, nhất trí và được huấn luyện quân sự thuần thục».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2018, 10:34:17 am »


        Sau đấy tôi đề cập đến vấn đề kỹ thuật. Từ ngày cơ khí ngự trên chiến trường cũng như trên các lãnh vực khác, phẩm chất của những người tổ chức  guồng máy chiến tranh trở thành yếu tố chỉnh yếu của hiệu năng chiến cụ. Điều này rất đúng, nhất là đối với những chiến cụ mới : chiến xa, phi CO’, chiến hạm mà máy móc đã cho phép chế tạo những loại ngày càng thêm hoàn hảo theo đà tiến rất nhanh, điều đó lại đòi hỏi việc huấn luyện người sử dụng võ khí ! Tôi đã viết : «Kể từ nay, thực tại đã cho thấy rằng trong các ngành thủy lục không quân, một số người ưu tú biết sử dụng hiệu năng tối đa của một số chiến cụ cực kỳ mạnh mẽ và phức tạp sẽ vượt xa đám người bình thường khả năng không rõ rệt lắm». Tôi trích dẫn lời Valéry : «Người ta sẽ thấy khai triển những nhóm người chọn lọc, hoạt động từng toán, có thể trong chốc lát gây ra những biến cố khủng khiếp tại một nơi chưa biết trước và chỉ trong một giờ đồng hồ».

        Đề cập đến vấn đề chính trị có thể ràng buộc chiến thuật vào những điều kiện nào đó, tôi nhận thấy chiến lược không thể giới hạn trong phạm vi phòng vệ lãnh thổ vì việc phòng vệ phải nới rộng hoạt động ra ngoài biên cương. « Dù muốn dù không chúng ta cũng ở trong một lớp trật tự mà mọi yếu tố liên đới với nhau... Thí dụ việc gì xảy đến cho Trung Âu và Đông Âu, Bỉ, hạt Sarre, sẽ dụng chạm đến cốt tủy chúng ta... Chúng ta phải trả giả bằng biết bao nhiêu máu và nước mắt, lỗi lầm của thời kỳ Đệ Nhị Đế Chính đã để cho Sadowa tự do hoạt động mà không đưa quân sang miền Rhin ? ... Bởi vậy cho nên chúng ta phải sẵn sàng để tiến quân ra ngoài nước bất cứ lúc nào và bất cứ  dịp nào. Ngoài thực tế, nếu muốn thực hiện bất cứ cái gì, chúng ta sẽ trở tay sao kịp khi còn phải gọi nhập ngũ những lực lượng trừ bị?... » Ngoài ra, trong cuộc đua tranh với Đức gia tăng sức mạnh quân đội của chúng ta, chúng ta không thể không bị Đức vượt xa về quân số. Trái lại, « chúng ta có thiên năng, sáng kiến, thích ứng và tự ái, sự hơn trội về phẩm chỉ tùy thuộc ý muốn của chúng ta. » Tôi kết luận như sau :«Một lực lượng tấn công phòng ngự và diệt trừ, đó là công cụ chúng ta phải có ».

        Cách nào ? máy móc cung cấp cho chúng ta yếu tố trả lời. Đó là cái máy giúp chúng ta đem cái gì chúng ta muốn đến nơi chúng ta cần, với bất cứ tốc độ nào, đến bất cứ nơi nào ;... Đó là cái máy ; nếu có bọc sắt thì máy có sức mạnh hỏa lực và công phá cao làm cho nhịp độ giao tranh phù hợp với nhịp độ tiến hóa đủ loại ». Căn cứ và đó, tôi ấn định mục tiêu phải đạt được : « 6 sư đoàn phòng tuyến và một sư đoàn khinh binh, hoàn toàn cơ giới hóa, phần nào thiết giáp, đó là thành phần của một đạo quân có thể tạo ra biến cố. »

        Thành phần của đạo quân đó đã được minh định rõ ràng. Mỗi sư đoàn phòng tuyến phải gồm : một lữ đoàn thiết giáp gồm 2 chi đoàn, một có chiến xa nặng, một có chiến xa trung, và một đại đội có chiến xa nhẹ; một lữ đoàn bộ binh gồm 2 chi đoàn và một đại đội khinh binh di chuyển bằng xe chạy trên đất nào cũng được ; một lữ đoàn pháo binh trang bị đại bác đủ tầm, gồm 2 chi đoàn, một dùng đại pháo ngắn, một dùng đại pháo dài, thêm một đội phòng không bổ túc. Để phụ lực với ba lữ đoàn ấy, sư đoàn còn cần có : 1 chi đoàn thám báo, một đại đội công binh; một đại đội truyền tin; một đại đội ngụy trang ; các dịch vụ. Sư đoàn nhẹ dùng để thăm dò và bảo vệ an ninh nơi xa, sẽ trang bị bằng chiến cụ có tốc lực nhanh hơn. Ngoài ra, đạo quân cũng cần được sử dụng những lực lượng trừ bị tổng quát ; chiến xa và đại bác hạng lớn, công binh, truyền tin, ngụy trang. Sau hết, còn phải có một thành phần nữa là một lực lượng Không Quân Trinh Sát, Khu Trục và Xung Kích : một Phi Đội cho mỗi Sư Đoàn, một Phi Đoàn cho toàn thể đạo quân, lực lượng Không Quân ấy không làm giảm bớt hoạt động toàn bộ, cắt đặt sự phối hợp binh lực CO’ giới trên không với binh lực CO’ giới dưới đất,

        Nhưng, muốn cho đạo quân đột kích này có thể khai thác tối đa hiệu năng của những chiến cụ phức tạp và đắt tiền, muốn cho họ có thể hoạt động tức thời ở bất cứ chiến trường nào không cần tiếp viện hay tập dượt, thì phải dùng những người được huấn luyện thành nghề. Quân số tổng quát : 100.000. Như vậy, chỉ gồm những người tình nguyện, Sau 6 năm phục vụ tại một đạo quân thượng thặng họ sẽ có đủ thời giờ để huấn luyện kỹ thuật, tìm được sự khích lệ và tinh thần đồng đội. Sau đó họ sẽ cung cấp người chỉ huy cho lực lưọng hiện dịch và trừ bị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2018, 10:28:31 pm »


        Sau đó, tôi mô tả cách sử dụng đạo thiết binh. Chiến thuật ấy để bẻ gãy một sự kháng cự kiên cố và quy củ. Chỉ cần một đêm là có thể bất thần dàn một thế trận với khả năng cơ giới toàn diện, khả năng chuyển quân đi khắp các nơi bất chấp địa thế, khả năng sử dụng ngụy trang xung kích và phòng thủ. Một trận đánh tung ra 3.000 chiến xa, xếp đặt thành nhiều đợt trên một mặt trận trung bình là 50 cây số, yểm trợ sát nách bằng pháo binh di tản ra nhiều nơi, sau đó tụ tập lại ở những mục tiêu lần hồi chiếm được bằng bộ binh có phương tiện hỏa lực và tổ chức riêng ở mặt đất, tất cả đều tiến quân cho ăn khớp nhau thành hai hay ba quân khu có không quân của Sư Đoàn và Quân Đoàn dẫn dường và yểm trợ. Tất cả hệ thống đều tiến trung bình 50 cây số trong một ngày giao tranh. Sau đó, và nếu địch cố thủ kháng cự liên hồi thì toàn thể hệ thống sẽ tập hợp lại, hoặc để mở rộng chỗ lủng phòng tuyến địch theo chiều ngang, hoặc để lấy lại sức tiến binh, hoặc để giữ vững vị trí đã chiếm được.

        Nhưng khi đã chọc thủng bức tường thì người ta có thể bất thần nhận thấy những viễn tượng rộng lớn hơn. Bấy giờ đạo quân CO’ giới sẽ mỏ rộng tầm khai thác theo hình nan quạt. Về vấn đề này, tôi có viết : «Thường thường, khi đã thành công người ta vội vàng hái lấy quả và thúc quân vào những khu vực có chiến lọi phẩm. Bây giờ người ta sẽ nhận thấy sự khai thác trở thành thực tại khi nó không còn là mơ tưởng... Bấy giờ sẽ mở ra con đường chiến thắng lớn, những chiến thắng có hiệu quả sâu xa và lan rộng rất nhanh, làm cho địch bị lay chuyển toàn diện, cũng như một cái cột đổ có khi làm sụp đổ cả một ngôi nhà thờ lớn... Người ta sẽ thấy những toán quân vũ bão truy kích địch rất xa, đánh vào những nơi hiểm yếu, đảo lộn thế trận của họ... Như vậy chúng ta sẽ phục hồi quan niệm rằng kết quả chiến thuật có thể lan rộng đến phạm vi chiến lược ngày xưa quan niệm ấy là mục tiêu tối hậu cũng như nét cao thượng của nghệ thuật dụng binh...» Nhưng dân chúng và chỉnh phủ kình địch nhau, nếu tình trạng nguy khốn lên cao độ và nếu bộ máy phòng vệ bị tiêu hủy thì cả dân chúng lẫn chính phủ đều có thể sụp đổ.

        Sự sụp đổ ấy càng dễ dàng và càng nhanh chóng hơn «nếu khả năng hủy diệt của các loại chiến cơ địch đè nặng thêm sự đe dọa xuống một khối dân tộc dễ bị kinh ngạc và tan vơ». Tôi nhắc lại sự kiện sau đây : những vụ oanh tạc của không quân sửa soạn và nối dài các cuộc hành quân trên bộ của bộ đội cơ giới, ngược lại, bộ đội cơ giới tràn như nước lũ vào các vùng bị tàn phá sẽ có tầm ích dụng chiến thuật cho hoạt động tàn phá của các phi đội.

        Một sự tiến hóa sâu rộng trong nghệ thuật dụng binh như vậy đòi hỏi phải có sự tiến hóa trong việc chỉ huy. Tôi đã làm nổi bật vai trò của máy vô tuyến truyền thanh, từ đây, có thể dùng máy ấy để liên lạc hai yếu tố của đạo quân ngày mai, sau cùng tôi kết thúc cuốn sách bằng một chương nói đến phương pháp chỉ huy sử dụng những công cụ mới. Đối với cấp chỉ huy thì bây giờ không còn là lúc nấp dưới hầm sâu đưa ra những mệnh lệnh không cần cho biết người ra lệnh để điều khiến từ xa một chất liệu rất khó vận dụng là chất liệu người. Trái lại, sự có mặt người chỉ huy, một cải nhìn cảm thông, một cử chỉ làm gương mẫu, trở lại là những yếu tố khích lệ trong một thảm kịch linh động như trận chiến của lực lượng CO’giới đầy bất trắc không thể tính trước, đầy CO’ hội chóp nhoáng. Cá nhân người chỉ huy quan trọng hơn tất cả những kinh nghiệm cô đọng lại. «Nếu sự tiến triển trong binh nghiệp thuận lợi cho việc nâng cao uy tín của những người sống sót sau những giờ thảm khốc, từng loại bom đạn quét sạch ước lệ và thói quen, thì người đó sẽ trở thành những vai trò cần thiết, và như vậy có phải là hay hơn không ? »

        Để chấm dứt, tôi lên tiếng kêu gọi chính phủ. Cũng như những đoàn thể khác, quân đội không thể tự mình cải tiến được. Đạo quân chuyên nghiệp nói trên đây phải đem lại những thay đổi sâu xa trong định chế quân sự, đồng thời, trong kỹ thuật chiến tranh và chính sách chiến tranh, như vậy chính phủ có trách nhiệm đào tạo ra nó. Hẳn là lần này cũng vậy, lại phải cần đến một Louvois hay một Carnot. Mặt khác, một sự cải cách như vậy chỉ có thể là một phần của một toàn bộ, một yếu tố trong nỗ lực cải tiến quốc gia. «Nhưng, nếu sự tái tạo quốc gia phải bắt đầu bằng quân đội, thì như vậy cũng phù hợp với trật tự thiên nhiên của sự vật ». Trong sự nghiệp trẻ trung hóa nước Pháp rất khó khăn, quân đội sẽ là căn cứ để nương tựa và chất men để khích lệ. Vì lưỡi kiếm là cột trụ của thế giới và sự hùng mạnh không thể phân chia».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2018, 09:01:39 am »


        Để thiết lập kế hoạch toàn bộ này, tất nhiên tôi sử dụng những trào lưu tư tưởng trên thế giới khơi động lên bởi sự xuất hiện của nền cơ khí áp dụng vào chiến tranh. Tướng Eisenhower, vị cao đồ của chiến xa và người thứ nhất đi thanh sát chiến xa vào năm 1917, đã tưởng tượng ra một đoàn chiến xa đi tiền phong cách xa hẳn những đoàn khác đi theo bộ binh. Bởi vậy cho nên đến cuối năm 1918 các cơ xưởng đã chế tạo những chiến xa lớn nặng 6 tấn. Nhưng cuộc đình chiến đã đình chỉ việc chế tạo và thâu hẹp thuyết chiến xa trong công thức «hoạt động toàn bộ» bổ túc cho hoạt động «trợ lực». Người Anh đã tỏ ra biết đi trước thời đại khi họ tung đoàn Royal Tank Corps của họ vào trận Cambrai vào năm 1917, hỏa lực ồ ạt và sâu xa ; họ vẫn tiếp tục nuôi dưỡng quan niệm một đội thiết giáp tự lực hoạt động, tướng Fuller và ông Lidell Hart là hai người cổ võ cho quan niệm ấy. Tại Pháp, năm 1933, bộ chỉ huy thâu góp những yếu tố rời rạc lại trại Suippes, thử thí nghiệm một sư đoàn nhẹ để giữ an ninh và dùng vào việc nghiên cứu phát minh.

        Nhiều người khác còn có cái nhìn sâu rộng hơn, Tướng Von Seeckt đã viết một cuốn sách nhan đề  là: Tư tưởng của một quân nhân, xuất bản năm 1929 ; ông nói đến khả năng của một đạo binh ưu tú vượt hẳn khối lực lượng quân đội không nhất trí, hẳn là ông nghĩ đến lực lượng Pháp — ông mặc nhiên nói đến đạo quân Đức 100.000 người có thể sử dụng được dài hạn. Tướng Ý Donhet, ước lượng hậu quả của những trận không tập đến các trung tâm kỹ nghệ và đời sống quốc gia, ông cho rằng không quân có thể độc lực đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến. Sau hết, Paul-Boncour vào năm 1932 bênh vực quan niệm của ông về một «kế hoạch tối đa», ông đề nghị trao cho Hội Quốc Liên một lực lượng nhà nghề xung dụng tất cả chiến xa và phi cơ của Âu Châu để giữ an ninh tập thể. Kế hoạch của tôi nhằm thu góp những cách nhìn rời rạc nhưng cùng hướng về một mục tiêu để cấu tạo một toàn bộ phục vụ nước Pháp.

        Trước tiên cuốn sách của tôi cũng được người ta chú ý nhưng không gây được xúc động. Khi nào cuốn sách Vers ư armée de métier của tôi chỉ xuất hiện như các sách sưu tầm các ý kiến để cho người ta tùy ý sử dụng thì người ta còn muốn cho là một lý thuyết độc đáo. Nhưng không ai nghĩ rằng việc tổ chức quân đội của chúng ta có thể vì thế mà cải đổi. Nếu tôi có cảm tưởng rằng không có cái gì bách thúc chúng ta phải vội vàng, thì tôi có thể bình tâm chờ đợi các chuyên gia chấp nhận thuyết của tôi, hy vọng rằng tình thế biến chuyển, lý lẽ của tôi sẽ trở nên thích đáng. Nhưng còn Hitler, ông ta không chịu chờ đợi cho.

        Từ tháng mười 1933, ông ta rút chân ra khỏi Hội Quốc Liên và tự động cho mình quyền tự do hành động về phương diện võ trang quân đội. Trong những năm 1934 và 1935 Chính phủ Đức quốc đã có những cố gắng vượt bực để chế tạo vũ khí và tuyên mộ binh sĩ. Chế độ quốc xã Đức công nhiên bày tỏ ý muốn xóa bỏ hiệp định Versailles và đoạt lấy tự do đời sống, Một chính sách như vậy cần phải có một bộ máy binh bị có khả năng tấn công. Hẳn là Hitler chuẩn bị sự động viên đại quy mô. Lên cầm quyền được ít lâu, ông ta lập lại chế độ lao công, rồi sau đến chế độ trưng binh. Ngoài ra ông ta còn cần một công cụ can thiệp để cắt đứt những đầu mối gây trở ngại cho ông ở Mayence, Vienne, Prague, Varsovie, để mũi lao Nhật-nhĩ-man bén nhọn có thể đâm một phát thấu suốt tim nước Pháp.

        Vả chăng, những người am hiếu tình thế không lạ gì Đức Quốc Trưởng muốn in hình cá tính của mình lên quân đội Đức tân ký ; ông ta nghe theo các sĩ quan trước đây đã quy tụ xung quanh tướng Von Seeckt như Keitel, Runđstedt, Guderian, những ông này bênh vực quan niệm sử dụng máy móc, tốc lực, phẩm chất, như vậy là hướng về lực lượng quân sự cơ giới; sau hết Hitler chấp thuận lý thuyết của Goering, ông ta muốn cho không quân có thể phối hợp hoạt động trực tiếp với bộ chiến. Chẳng bao lâu tôi biết rằng chính ông ta cũng bảo người đọc cho nghe cuốn sách của tôi vì các cố vấn của ông ta đã cho là nên đọc. Vào tháng một 1931 người ta biết rằng chính phủ Đức đang thành lập ba sư đoàn Nhật-nhĩ-man Banzerdivisions đầu tiên. Vào lúc ấy Đại Tá Nehring, bộ chỉ huy quân đội Đức đã in một cuốn sách nói rằng các sư đoàn chủ lực của họ có những thành phần in hệt nhũng sư đoàn do tôi đề nghị cho các sư đoàn thiết giáp ngày mai của chúng ta. Tháng ba 1935, Goering báo tin chính phủ Đức đang thành lập một nền không quân hùng mạnh bao gồm nhiều khu trục cơ, oanh tạc cơ và nhiều đoàn phi cơ xung kích mạnh mễ. Tuy rằng những biện pháp ấy vi phạm trắng trọn các hiệp ước, nhưng thế giới tự do chỉ phản ứng bằng lời kháng nghị trên phương diện tinh thần của Hội Quốc Liên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2018, 11:54:35 am »


        Tôi không chịu đựng nổi thái độ đứng nhìn địch ngày mai có những phương tiện chiến thắng trong khi ta không có gì cả. Nhưng giữa lúc quốc dân ngụ mị trong sự uể oải, không một ai ở địa vị có quyền nói, lên tiếng kêu gọi người ta phải làm một cái gì. Tình thế ấy không cho phép tôi dè dặt mặc dầu tiếng nói của tôi không quan trọng và địa vị của tôi không đáng kể. Trách nhiệm quốc phòng là trách nhiệm của công quyền. Tôi quyết định đưa vấn đề ra tranh luận.

        Trước tiên, tôi liên lạc với André Pironneau, chủ bút báo Echo de Paris, sau chủ nhiệm bảo ông cố gắng phổ biến dự án đạo quân cơ giới và dùng uy tín của một cơ quan ngôn luận lớn để bắt buộc chính quyền phải để ý tới vấn đề. Ông phối hợp chiến dịch háo chí với các vấn đề thời sự và viết 40 bài xã luận làm cho vấn đề quân cơ giới trở nên quen thuộc với công chúng. Mỗi khi thời cục biến chuyển khiến cho công chúng chú trọng đến vấn đề quốc phòng, người bạn cộng tác với tôi lại nhân cơ hội mà chứng minh sự cần thiết thành lập đạo quân chuyên biệt. Người ta biết rằng nước Đức lập trung nỗ lực võ trang chính yếu vào các chiến cụ tấn công và khai thác, Pironneaiklên tiếng bạo động nhưng người ta vẫn lạnh lùng cố chấp bóp nghẹt tiếng nói của ông. Có đến 20 lần, ông chứng minh rằng đoàn quân thiết giáp Đức có không quân yểm trợ có thể làm sụp đổ hệ thống phòng thủ của ta, gieo rắc kinh hoảng cho dân chúng và dân chúng không vượt qua được cơn khủng hoảng ấy.

        Trong khi André Pironneau nhiệt thành như vậy thi một vài ký giả và phê bình gia khác ít ra cũng đặt vấn đề. Đó là : Rémy Roure và tướng Baratier trong báo Le TempsJean-Marie Bourget, các tướng Cugnac và Duyal trong Le Dédals, Emile Bu ré và Charles Giron trong tờ L’ ordre. Andre Lecomte trong tờL' Aube  đại tá Emile Mayer, Lucien Nachin, Jean Auburtin trong một vài tờ tập san khác v.v... Tuy nhiên, những việc đã rồi kết lại thành một khối đông đặc khó lòng mà lay chuyển bằng một vài bài báo. Phải làm sao cho giới chánh trị để tâm tới vấn đề.

        Ông Paul Reynaud là người có tư cách hơn cả để làm công việc ấy. Ông có thừa thông minh để hiểu hết lý do có tài trí để làm tăng giá trị của để án, có can đảm bênh vực quan điểm của ông, vả chăng, tuy ông đã là người tiếng tăm, nhưng xem ra ông sẽ có tương lai rực rỡ. Tôi đến thăm ông và thuyết phục được ông, từ đây tôi sẽ cộng tác với ông.

        Ngày 15 tháng ba 1935, ông ra trước quốc hội trình bày một cách linh hoạt tại sao và bằng cách nào tổ chức binh bị của chúng ta cần được bổ túc bằng một đạo quân cơ giới ưu tú. Sau đấy ít lâu, chính phủ yêu cầu chấp thuận thời hạn 2 năm quân dịch, ông Paul Reynaud bỏ phiếu thuận và đệ trình luôn một dự án luật « thành lập ngay một đạo quân chuyên nghiệp 10 sư đoàn trận tuyến, 1 sư đoàn nhẹ, quân số trừ bị tổng quát và dịch vụ, quân nhân sẽ tuyển dụng theo khế ước ; đạo quân này phải hoàn thành chậm nhất ngày 15 tháng tư 1940 ». Trong ba năm, Paul Reynaud xác định lập trường của mình bằng nhiều bài diễn văn làm xúc động sâu xa nghị trường, bằng một cuốn sách nhan đề là : LeProblème Prancais, bằng nhiều bài báo và phỏng vấn có giọng cương quyết, sau hết bằng nhiều cuộc hội đàm với các chánh khách và nhân vật quân đội quan trọng. Bởi thế cho nên ông trở thành một nhà chánh trị cả quyết và có tinh thần cải tiến, một người có đủ uy tín để cầm quyền khi quốc gia trải qua những bước khó khăn trọng đại.

        Tôi cho rằng để cho nhiều loại đàn chơi khúc ca ấy cũng là một cái hay, tôi bèn vận động nhiều người khác tham dự vào việc này. Ông Le Cour Grandmaison khoan khoái vì những khía cạnh của đạo quân nhà nghề phù hợp với nền nếp cồ truyền của chúng ta hèn đứng ra làm một cao đồ cổ võ cho để án của tôi. Ba dân biểu tả phái : Philippe Serre, Marcel Déat, Leo Lagrange, những ngươi có tài làm nổi bật cạnh khía cách mạng của để án cải tiến quân đội, đều nhận lời cộng tác với tôi. Người thứ nhất trổ tài ăn nói, ông được xếp vào hạng hùng biện đại tài, được ít lâu ông vào tham gia chánh phủ. Người thứ hai là người có thiên năng, tôi tin hơn cả, nhưng đến năm 1936 ông thất cử, ông đi theo con đường khác trái ngược với tôi. Người thứ ba không thể xác định tin tưởng của mình được vì ông phải theo chính cương đảng ông. Nhưng chẳng bao lâu những nhân vật quan trọng như ông Paul-Boncour tại Hạ Viện và Chủ Tịch Thượng Viện Mitterand đều cho tôi biết rằng hai ông cũng thuận theo khuynh hưởng cải tổ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2018, 08:07:53 am »


        Tuy nhiên, các cơ quan chính thức và những người tán trợ bản chính thức vẫn bám lấy hệ thống hiện hành chứ không thừa nhận tính cách khẩn thiết hiển nhiên, không chấp nhận sự đổi mới bằng một công thức thích hợp và những thủ tục thực hiện. Khốn thay, họ bênh vực lập trường của họ một cách quyết liệt quá, thâm chí họ tự đóng kín cửa thối lui. Để đánh đồ quan niệm quân đội cơ giới họ có gắng làm sai lệch cách nhìn của tôi. Để phản đối sự tiến hỏa kỹ thuật, họ cố gắng bài bác sự tiến hóa ấy. Để đương đầu với các biến chuyển họ làm như không biết gì cả. Nhân dịp này tôi phối kiếm lại sự nhận định của tôi quả không sai, sự đối chiếu các ý kiến sẽ làm bận tâm những người đã ngồi yên vị và đảo lộn những lề lối quen thuộc, bởi thế cho nên cuộc đối chiếu ấy hiện ra sắc thái một cuộc tranh luận thần học.

        Tướng Debeney là một vị chỉ huy quân đoàn danh tiếng lẫy lừng trong trận Đại Chiến, năm 1927 với tư cách Tổng Tham Mưu Trưởng, ông đã khởi thảo bộ luật tổ chức quân đội, ông chính thức lên án kế hoạch của tôi. Trong báo Mondes, ông dùng lời lẽ đanh thép minh thị rằng cuộc tranh chấp binh bị nào ở Âu Châu rút cục cũng kết thúc ở biên giới Đông - Bắc nước Pháp. Vấn đề là giữ vững phòng tuyến ấy. Như vậy không cần phải thêm bớt gì vào luật hiện hành cùng thể thức áp dụng thực tế, ông chỉ nhấn mạnh đến việc củng cố hệ thống thoát thai từ quy luật ấy. Rồi đến lượt tướng Weygard can thiệp, cũng trên mặt báo Revue desDeux Mondes. Ông theo tiên nghiệm cho rằng quan niệm của tôi tách rời quân đội ra làm hai khúc, ông phản đối : «Hai quân đội ! Không thể chấp nhận với bất cứ giá nào !» Còn như vai trò của đạo quân chuyên nghiệp thì ông không chối cãi sự ích lợi nhưng ông khẳng định rằng có thể trao cho những đơn vị đã thành lập : «Chúng ta đã có một số quân trù bị cơ giới hóa, di chuyển mau chóng bằng chiến xa và đã thành hình hẳn hoi rồi. Không cần phải tạo tác gì cả, tất cả đều có sẵn». Ngày mùng 4 tháng bảy 1939, tướng Weygand nói trước công chúng tại Lille, ông còn tuyên bố rằng theo ông thì chúng ta không thiếu sót gì cả.

        Thống Chế Pétain cho rằng mình cũng phải lên tiếng. Ông cho biết ý kiến trong bài tựa một cuốn sách của Chauyineau : Une Invasion esl encore possible ? Ông dạy rằng xe tăng và phi cơ không làm thay đổi các dữ kiện chiến tranh, yếu tố chính yếu cho sự an ninh nước Pháp là một mặt trận liên tục chống đỡ bởi những đồn ải kièn cố. Tờ Figaro đăng tải dưới tên ký Jean Rivière, một loạt bài có vẻ thần hứng và đáng để trấn an mọi người : Xe tăng không phải là vô địch. Sự yếu kém của xe tăng, khi chánh khách lỗi lầm, v.v... Cũng trên tớ Mercure de France, một vị tưởng Ba Sao bác bỏ nguyên tắc dùng chiến xa di chuyển các bộ đội cho thật nhanh chỏng. Ông tuyên bố : «Người Đức có bản chất hiếu chiến, tất nhiên họ phải có những sư đoàn Nhật-nhĩ-man. Nhưng nước Pháp hiếu hòa và chỉ có mục đích phòng thủ, nước Pháp chỉ có thể chống chiến xa».

        Nhiều nhà phê bình khác dùng đến luận điệu chế giễu. Một tờ báo văn nghệ lớn viết : «Muốn xử sự cho có lễ độ thật khó mà xét định những ý kiến gần với trạng thải mê sảng. Ta cứ nói một cách giản dị rằng ông de Gaulle đã có người đi trước ông cách đây nhiều năm, đó là cha Ubu, một chiến thuật gia lớn, có những ý kiến tân kỳ : ông ta nói : « Chúng ta ở Ba Lan về, chúng ta sẽ căn cứ vào khoa vật lý học của chúng ta để tưởng tượng ra một cái máy phát gió có thể bốc cả một quân đoàn ra mặt trận ».

        Phe bảo thủ tỏ ra ác cảm sâu xa, nhưng tính cách bảo thủ của phe hiếu động cũng không có gì là thiện cảm. Trong báo Le Populaire, số một-chạp 1934, Leon Blum không hề nương tay bày tỏ sự ác cảm và sự lo ngại đối với kế hoạch của tôi. Trong nhiều bài bảo : Lính nghề và quân đội nghề. Người ta tiến tới việc thành lập quân đội nhà nghề chăng ? Đả đảo quân đội nghề ! ông cũng chống lại đạo quân chuyên nghiệp. Khi viết những bài báo ấy, ông không nhắc đến vấn đề quốc phòng mà ông nhân danh một ý thức hệ ông gọi là dân chủ và cộng hòa, theo quan niệm cổ truyền về dân chủ và cộng hòa thì cái gì có tính cách quân sự cũng là một mối đe dọa cho chế độ. Leon Blum nặng lời nguyền rủa đạo quân nhà nghề, theo lời ông thì thành phần của nó, tinh thần của nó và vũ khí trong tay nó tự nhiên sẽ làm cho nền cộng hòa lâm nguy.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM