Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:02:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37798 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:02:42 pm »


        Thế là chỉ còn việc lật qua trang sử. Ngày 19 tháng giêng, ông Cordell Hull tiếp ông Tixier và ôn tồn trình bày tường tận lý do làm cho ông theo chính sách hiện thời. Sau đó ít lâu, ông ghi nhận những câu trả lời của tôi. Ngày 22, ông Churchill trở về Anh mời tôi đến chơi. Tôi đến thăm ông cùng với Pleven. Thủ Tướng Anh cũng có ông Eden ở bên cạnh, ông nhân danh Hoa Thịnh Đốn, Luân Đôn  và Ottawa đề nghị một cách dàn xếp theo đó Saint-Pierre và Miquelon sẽ giữ nguyên tình trạng mà chúng tôi đã tạo ra tại đó. Để bù lại, chúng tôi phải để cho ba chính phủ công bố một thông cảo cứu vãn lá mặt cho bộ Liên Bang Mỹ. « Sau đó, không ai nói đến vấn đề ấy nữa. » Chúng tôi chấp nhận sự dàn xếp. Nhưng rút cục chẳng có một thông cáo nào cả. Chúng ta giữ được Sain-Pierre và Miquelon còn về phần đồng minh thì họ không để ý đến nữa.

        Vả chăng, mặc dầu Hoa Thịnh Đốn có lập trường pháp lý và tình cảm thế nào đối với chúng tôi, nước Mỹ đã tham gia chiến cuộc thì họ buộc lòng phải hợp tác với Pháp Tự Do. Điều ấy rất đúng, ngay từ bây giờ quân Nhật tiến như vũ bão ở Thái Bình Dương, các thuộc địa của chúng ta có thể trở thành những điếm then chốt của chiến lược đồng minh : Nouvelle-Calétlonie, các đảo như : Marquises, Touamotou, Société, Tahiti. Một sổ hải đảo đã được sử dụng làm trạm thủy phi thuyền. Ngoài ra, kền ở Calédonie rất cằn cho việc đúc súng. Người Mỹ chẳng bao lâu nữa sẽ nhận thấy mối lợi lớn khi thỏa hiệp với chúng tôi. Cái nhìn ngược lại cũng đúng, vì nếu xảy ra chuyện gì thì chúng tôi cũng không đủ sức để phòng thủ các đảo ấy. Bởi vậy cho nên chúng tôi đã quyết định từ trước sẽ thỏa mãn sự đòi hỏi của người Mỹ về các thuộc địa của chúng ta ở Thái Binh Dương với điều kiện duy nhất là họ tôn trọng chủ quyền của người Pháp và quyền hành của chúng tôi ở những nơi đó.

        Nhưng quyền hành đó cũng phải được thực thi nghiêm chỉnh ở những nơi ấy. Điều này không phải là dễ, vì các đảo ở rải rác tại những nơi cực kỳ xa xôi, vì phương diện thiếu thốn, vì dân chúng tuy đã tập kết để tỏ lòng yên mến nước Pháp, những họ dễ bị dao động, dễ bị xách động bởi những người trong xứ hay ngoại bang mưu đồ tư lợi. Ngoài ra,trong số những yếu tố được động viên, nhiều người đã theo lệnh của tôi rời khỏi Đại Dương Châu theo Pháp Tự Do sang chiến đấu tại Phi Châu. Một đại đội Thái Bình Dương và nhiều yếu tố khác dưới quyền chỉ huy của trung tá Broche đã được gửi sang Trung Đông. Sự đóng góp của Đại Dương Châu vào những trận đánh giải phóng nước Pháp có một ý nghĩa cao cả. Nhưng sự phòng thủ trực tiếp đất đai thật là khó khăn. Sau hết, tình trạng chiến tranh gầy rối loạn trong đời sống kinh tế của những thuộc địa xa xôi ấy. Tóm lại, Cần có một quyền trung ương mạnh và tập trung tại Đại Dương Châu.

        Từ mùa xuân 1941, tôi đã cho rằng nên gửi vị toàn quyền Brunot sang thanh sát vùng ấy, Brunot chưa nhận chức vụ gì từ ngày Leclerc trở về Cameroun. Nhưng Brunot đã và chạm mạnh với công chức, những người này đổ lỗi cho ông muốn đem bạn hữu lại chiếm địa vị của họ. Những tấn bi hài kịch như vậy đã xảy ra tại Papeete. Thống đốc, tổng thư ký, lãnh sự Anh bị bắt giam theo lệnh của Brunot tại Noumea, thống đốc Sautot bày tỏ sự bất tín nhiệm đối với Brunot. Như vậy cần phải có những biện pháp đặc biệt. Đến tháng bảy 1941, tôi bồ nhiệm hải quân đại tá— sau là đô đốc Thierry d‘Argenlieu làm Cao Ủy Thải Bình Dương với toàn quyền dân sự và quân sự để thi hành đặc vụ « Tái lập hoàn toàn quyền hành của Pháp Tự Do, không chấp nhận những biện pháp lưng chừng, khai thác mọi tài nguyên để phục vụ chiến tranh, bảo đảm sự phòng thủ các lãnh thổ Pháp trong sự cộng tác với đồng minh, chống lại những hiềm họa có thể xảy ra và có lẽ sắp xảy ra. »

        Tôi rất tin tướng d'Argenlieu. Tâm hồn ông cao cả, tính ông cương trực, như vậy, về phương diện tinh thần ông sẽ ngự trị được mọi âm mưu tranh chấp. Khả năng chỉ đạo của ông sẽ cho phép ông sử dụng những phương tiện của chúng ta một cách hợp tình hợp lý. Khả năng ngoại giao sẽ có dịp đem ra áp dụng. Theo bản tính của ông, có thể  nói, theo thiên khiếu của ông, ông quan niệm hành động của Pháp Tự Do như một loại thánh chiến, ông nghĩ rất đúng rằng có thể thực hiện cuộc thảnh chiến một cách rất khéo léo. Chiếc tuần dương hạm nhẹ Triomphant và tiêu hạm Chevreuil được đặt dưới quyền sử dụng của vị Cao Uy tại Thái Bình Dương. Ông bắt đầu lập lại trật tự ở Tahiti. Orselli được bổ nhiệm làm thống đốc, còn Brunot và các « nạn nhân » của ông ta sẽ về Luân Đôn giải thích. Mặt khác, vi tinh hình Viễn Đông ngày càng thêm nghiêm trọng, d‘Argenlieu nhận thêm nhiệm vụ phối hợp hành động của các đại diện Pháp Tự Do ở Úc Châu, Tân Gia Ba, Manila, Batayia. Đồng thời, Escarra, người đã nổi tiếng ở Trung Hoa là một luật gia quốc tế, sẽ đến Trùng Khánh để hội đàm với thống chế Tưởng Giới Thạch và sửa soạn việc thiết lập bang giao chỉnh thức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:50:58 pm »


        Bất thình lình, vào đầu tháng chạp, Thái Bình Dương nổi sóng. Sau khi quân Nhật đánh úp Pearl Harbor, họ đổ bộ lên Mã Lai thuộc Anh, Nam Dương Quần Đảo, Phi Luật Tân, chiếm đảo Guam, Wake, Hong Kong. Vào đầu tháng giêng họ phong tỏa một quân đoàn Anh ở Tân Gia Ba, đạo quân này phải đầu hàng. Đồng thời họ tiến chiếm Manila. Mac Arthur bị bao vây tại bản đảo Bataan. Những điều tôi biết về Mac Arthur làm cho tôi rất mến trọng ông. Một hôm tôi gặp John Winant, đại sứ Hoa Kỳ ở Luân Đôn, một nhà ngoại giao rất thông minh và đức độ, tôi nói với ông điều này : « Nhân danh một quân nhân và một đồng minh, tôi cần phải nói cho ông biết rằng để mất Mac Arthur sẽ là một sự bất hạnh cho chúng ta. Trong hàng ngũ của chúng ta rất ít tướng lãnh lỗi lạc. Ông ấy là một người lỗi lạc. Không nên để mất ông ta. Thực ra bây giờ ông ta lâm nguy rồi, trừ khi chính phủ Mỹ ra lệnh cho ông ta phải rời khỏi Bataan bằng một mưu chước thoát thân với tầu nhỏ và thủy phi cơ. Tôi thiết nghĩ cần phải ra lệnh ấy yêu cầu ông nói lại Tổng thống Roosevelt biết, đây là ý  kiến của tướng de Gaulle. Tôi không biết rõ người ta có kể đến ý kiến của tôi khi quyết định về việc này không. Dẫu sao thì tôi cũng rất vui lỏng khi biết rằng sau đó ít lâu tướng Mac Arthur đến được Melbourne.

        Từ cuối tháng chạp, Nouyelle Caléđonie bị đe dọa nhất là đảo này nằm sát nách Úc Châu, mục tiêu chính yếu của dịch. Vả chăng, ngày 22 tháng chạp, Vichy, đoán trước Nhật sẽ chiếm các đảo của chúng ta ở Đại Dương Châu, và cũng muốn lấy lại quyền hành ở đây, bèn bổ nhiệm đô đốc Decoux làm Cao ủy Thải Bình Dương, nhờ sự che chở của kẻ xâm lăng. Deeoux không quên dùng đài phát thanh Saigon xúi giục dân chúng Xouyelle-Caléđonie nổi loạn chống Pháp Tự do. Cũng trong thời gian ấy, d‘ Argenlieu phải đối phó với nhiều khó khăn và lo lắng, ông gửi về cho tôi những bản phúc trình đầy nghị lực nhưng không có ảo tưởng. Còn như tôi, tôi cho ông biết rằng tôi tin chắc ít ra ông cũng cứu vãn được danh dự ; tôi đưa sang Noumea ít nhiều viện binh có sẵn : sĩ quan, đại bác hải quân, tuần dương hạm phụ Cap del Palmes sau hết là tiềm thủy đĩnh Surcouf. Khả năng và tầm hoạt động rộng lớn của tầu này sẽ hợp với công dụng ở Thái Bình Dương. Nhưng đêm hòm 19 tháng hai, gần cửa Panama, chiếc tầu ngầm lớn nhất hoàn cầu ấy đã va phải một chiếc tầu chở hàng và làm mồ chôn thiếu tá Blaison cùng 130 thủy thủ.

        Nhưng dưới áp lực của hoàn cảnh, người ta bắt đầu tổ chức sự hợp tác của các đồng minh. Ngày 15 tháng giêng, chánh phủ Mỹ gửi cho phái đoàn của chúng ta ở Hoa Thịnh Đốn một giác thư minh định sự cam kết của Hoa Kỳ « tôn trọng chủ quyền của nước Pháp trên các hải đảo Thái Bình Dương; những căn cứ và công sự của họ thiết lập trên các hải đảo ấy sẽ thuộc quyền sở hữu của nước Pháp; nước Pháp sẽ được hưởng quyền tương đương trên lãnh thổ Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ còn dùng các căn cứ ấy sau thời chiến. » Ngày 23 tháng giêng, ông Cordell Hull đánh điện tín cho tôi biết rằng « các tham mưu trưởng Anh và Mỹ công nhận tầm quan trọng của đảo Nouyelle Call- donie và tìm mọi biện phảp đề phòng thủ đảo ấy, phù hợp với những điều kiện dự định trong giác thư ngày 15 tháng giêng. » Quốc vụ khanh ân cần bày tỏ « hy vọng rằng sự giúp đỡ mỹ mãn và sự cộng tác tốt đẹp trong quá khứ của vị cao ủy Pháp sẽ được tiếp tục trong tương lai. »

        Tiếp theo sau là những biện pháp thực dụng. Ngày 25 tháng hai, tôi đã có thể báo tin cho d‘Argenlieu biết rằng tướng Patch được bổ nhiệm tư lệnh lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương, ông đã nhận lệnh của chính phủ ông đến Noumea để thỏa thuận với d‘ Argenlieu « trực tiếp và trong tinh thần thân hữu nhất », hầu tổ chức việc chỉ huy.

        Ngày mùng 6 tháng ba, Uỷ Hội Quốc Gia Pháp được mời gửi đại diện đến « Uỷ Ban Chiến Tranh Thái Bình Dương » họp tại Luân Đôn để trao đổi tin tửc và ý kiến, có các đại diện của Anh quốc, Tân Tày Lan, Úc Châu và Hoa Kỳ tham dự. Ngày mùng 7 tháng ba, chính phủ Mỹ yêu cầu chúng tôi và được chúng tôi cho phép thiết lập căn cứ trên quần đảo Touamotou và quân đảo Sociẻté. Sau hết, ngày mùng 9 tháng ba, tướng Patch đến Noumea, đem theo những lực lượng quan trọng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:10:34 pm »


        Như vậy các lãnh địa Pháp ở Thải Bình Dương từ đây có nhiều may mắn tránh được xâm lăng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện được sự cộng tác tại chỗ với đồng minh như hằng mong ước, chúng ta còn phải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Hẳn là, lúc đầu vẫn có sự giao hảo giữa Patch và d‘ Argenlieu. Nhưng chẳng được bao lâu sự có mặt của lực lượng quân sự, dô la và dịch vụ Mỹ giữa một dân tộc sống trong tình trạng nóng sốt sau hồi bị phong tỏa, đã làm gia tăng nguyên do rối loạn. Một phần dân quân có tham vọng địa phương không tuân lệnh cao ủy và tìm sự che chở của tướng Patch, ông này đã lầm lẫn mà dung túng cho họ. Mặt khác, thống đốc Sautot không chịu phục tòng d‘Argenlieu, ông ta tìm cách thân thuộc với dân chúng dễ lợi dụng quần chúng vào mục tiêu nào đó. Sau khi đã nản lòng chờ đợi ít lâu, tôi triệu hồi Sautot để bồ nhiệm ông đi nơi khác, vả chăng việc này cũng là để trả ơn công lao của ông ; mới đầu ông cũng nghe lời, nhưng sau ông viện lý « lệnh trên đã làm cho dân chúng vô cùng công phẫn » ông « hoãn cuộc khởi hành đến một ngày vô hạn định. »

        Nhưng dầu sao Saútot cũng được mời xuống tầu một cách cương quyết nhưng dưới hình thức đứng đắn. Tôi gửi Montchamp từ Tchad sang thay thế ông và gửi đại tả Conchard từ Luân Đôn sang để chỉ huy quân đội. Nhưng sau đó đã có những cuộc biểu tình bạo động ở Noumea và ngoài rừng rậm ; người Mỹ công khai khuyến khích những hành động gây rối loạn ấy. Tôi cảm thấy trước sẽ có những phong trào này khác cho nên đã có lời cảnh giác Hoa Thịnh Đốn ; mặt khác, tôi cảnh cáo Patch rằng «chúng tôi không thể chấp nhận để ông ta xen lấn vào việc của nước Pháp. Nhưng, đồng thời tôi yêu cầu d'Argenlieu « cố gắng gây mối giao hảo cá nhân với tướng Patch và nếu có thể thì cố gắng lấy lại cảm tình của dân chúng đế bớt sự rối loạn.» Sau ba ngày lộn xộn người ta trở lại với lương tri và d‘ Argenlieu nắm được then chốt chỉ huy. Điều đó rất quan trọng vì ngày mùng 6 tháng năm ở Corregidor, ngày mùng 10 ở Mindanao, những lực lượng Mỹ cuối cùng ở Phi luật Tân đã đầu hàng, trong khi tại biển Corail Đông Bắc Úc Châu có cuộc giao tranh giữa hạm đội Nhật Bản và hạm đội Hoa Kỳ, tất cả đều tùy thuộc cuộc hải chiến này. Bất cứ lúc nào Noumea cũng có thể  bị tấn công.

        Đứng trước nguy cơ hiển nhiên ấy dân chúng chán ghét những vụ rối loạn mới đây, trở lại siết chặt hàng ngũ xung quanh nhà cầm quyền Pháp. Những thủ lãnh các vụ biến loạn được gửi sang Syrie. Về phía Patch, ông ta cũng đến thăm d‘Argenlieu đế xin lỗi vì đã nhúng tay vào vụ «hiểu lầm». Tôi gửi điện văn cho tướng Mỹ bày tỏ cho ông biết sự tín cẩn của tôi và của Pháp chiến đấu miễn là ông thân thiện với vị cao ủy của nước Pháp. Sau đó Mỹ và Pháp cùng nhau quyết chí cầm súng ra trận. Vả chăng họ cũng không cần phải khó nhọc gì cả. Vì giữa lúc ấy quân Nhật thua trận biển Corail, phải từ bỏ mộng tấn công Úc Châu và Nouyelte-Calédonie.

        Như vậy, chiến tranh thúc đẩy Hoa Kỳ duy trì những liên lạc ngày càng mật thiết hơn với chúng ta. Cần phải nói rằng dân chúng Hoa Kỳ sẵn lòng giao hiếu với chúng ta. Người Mỹ theo bản năng của họ hướng về lý tưởng cho nên khi bước vào cuộc thánh chiến này, họ quyết tâm thực hiện nỗ lực lớn lao và huy hoàng để trang bị và động viên, trong một bầu không khí như vậy tất nhiên các chiến sĩ Pháp Tự Do dễ lấy được cảm tình của họ. Tất nhiên phải có hậu quả đến chính sách chính trị. Tháng hai năm 1942 chúng tôi đã có thể bổ túc phái đoàn Hoa Thịnh Đốn bằng một phái đoàn quân sự giao cho đại tá Chevigné. Ngày mùng 1 tháng ba, trong một bản tuyên cáo công khai, nước Mỹ thừa nhận « các hải đảo Pháp ở Thái Binh Dương đều thực sự dưới quyền kiểm soát của Uỷ Hội Quốc Gia Pháp, chính phủ Hoa Kỳ sẽ điều đình và tiếp tục điều đình với người cầm quyền kiểm soát ấy. Đối với Trung Phi, bộ Liên Bang Hoa Kỳ tuyên bố trong một thông cáo ngày mùng 4 tháng tư rằng họ thừa nhận quyền hành của Pháp Tự Do, trong khi ấy họ sẽ hồ nhiệm một tổng lãnh sự Hoa Kỳ đến Brazzayille. Họ yêu cầu chúng ta cho phép sử dụng phi trường Pointe- Noire làm căn cứ cho oanh tạc cơ hạng nặng,chúng ta nhận lời với điều kiện họ cung cấp ngay cho chúng ta 8 phi cơ « Lockheed » cần thiết cho việc giao thông của chúng ta. Sau một cuộc điều đình khít khao, chúng ta nhận được phi cơ, nhờ vậy đại tá có thể  thiết lập một đường bay Pháp từ Brazzayille đến Damas, phi cơ Mỹ cũng có thể dùng Brazzayille làm trạm nghỉ. Giữa người Mỹ và chúng ta, bầu không khí đã thêm sáng sủa và chúng ta không ngừng củng cố địa vị của nước Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:11:16 pm »


        Trong khi chúng ta giảm bớt lần hồi sự cách biệt ngoại giao giữa Hoa Thịnh Đốn và Pháp Tự Do thì sự liên lạc liên minh giữa chúng ta và Mạc Tư Khoa được thành lập ngay một lúc. Cần phải nói rằng vì có cuộc tấn công của Hitler làm cho Nga Sô lâm nguy chơ nên mọi thủ lục đều được giản dị hóa. Vả chăng người Sô Viết cũng nhận thấy chính sách phi lý của họ khi họ chỉ điều đình với nước Đức vào những năm 1917 và 1939, họ đã quay lưng vào nước Pháp và nước Anh. Người ta nhận thấy các yếu nhân điện Cẩm Linh trong lúc rối loạn cực điểm vì cuộc tấn công của Hitler, đã thay đổi ngay thái độ không cần đắn đo gì cả. Đài phát thanh Mạc Tư Khoa không ngừng mạt sát «đế quốc Anh » và « tụi de Gaulle đánh giặc mướn » chờ đến lúc chiến xa Đức vượt biên giới Nga Sô, chỉ một giờ sau người ta đã nghe thấy họ ca ngợi Churchill và de Gaulle.

        Trong trường hợp nào, nước Nga bị lôi vào vòng chiến cũng là một biến cố quan trọng mở ra cho nước Pháp bị tàn phá nhiều hy vọng lớn lao. Nếu Đức không thanh toán được lực lượng Nga Sô một cách mau chỏng thì lâu ngày quân Nga sẽ làm cho lực lượng Đức hao tổn ghê gớm. Hẳn là tôi không lạ gì một cuộc chiến thắng trong đó người Sô Viết đóng góp phần lớn sẽ gây ra nhiều tai họa lớn lao khác cho thế giới sau này. Tuy chúng ta chiến đấu bên cạnh họ nhưng chúng ta vẫn phải để ý đến vấn đề  ấy. Nhưng tôi nghĩ rằng trước khi làm triết lý chúng ta cần sống cái đã, nghĩa là chúng ta cần chiến thắng. Nước Nga là cơ hội để chúng ta chiến thắng. Vả chăng, sự hiện diện của Nga Sô trong hàng ngũ đồng minh đem lại cho Pháp Chiến Đấu một yếu tố quân bình đối với người Anh Mỹ ; tôi muốn dùng yếu tố ấy.

        Tôi đến Damas sau khi các bộ đội của chúng ta đã tiến vào đây, ngày 23 tháng sáu 1941 tôi được tin người Nga và người Đức bắt đầu thù nghịch nhau. Tôi đã quyết định ngay mình phải làm gì. Từ ngày 24, tôi gửi cho phái đoàn Luân Đôn chỉ thị sau đây : « Hiện thời chúng ta không bàn đến tật xấu và tội ác của chế độ Nga Sô, chúng ta cần phải tuyên bố như Churchill rằng chúng ta hợp tác thẳng thắn với người Nga vì họ chiến đấu chống quân Đức... Không phải quân Nga tàn phá nước Pháp, chiếm Ba Lé, Reims, Bordeaux, Strasbourg... Phi cơ, chiến xa, lính Đức mà người Nga đã tiêu hủy và sẽ tiêu hủy sẽ không còn đấy để ngăn trở chúng ta giải phỏng nước Pháp, » Tôi đã chỉ thị cho các phái đoàn của chúng ta dùng luận điệu ấy để tuyên truyền. Đồng thời tôi yêu cầu họ thay mặt tôi nói với ông Maisky, đại sứ Sô Viết ở Luân Đôn : « Dân tộc Pháp sát cánh với dân tộc Nga chống lại quân Đức. Như vậy, chúng tôi mong rằng sẽ tổ chức liên lạc quân sự với Mac Tư Khoa. »

        Gassin và Dejean đến thăm ông Maisky và ông này ra vẻ mặn mà ngay. Còn như hậu quả thực dụng thì sự gián đoạn bang giao giữa Vichy và Mạc Tư Khoa dưới áp lực của Hitler sẽ làm cho mọi việc được dễ dàng. Bởi thế cho nên từ Beyrouth, ngày mùng 2 tháng tám, tôi yêu cầu Cassin và Dejean hỏi ông Maisky cho biết « nước Nga có sẵn sàng thiết lập liên lạc trực tiếp với chúng ta không... có ý định tuyên bố ý muốn phục hồi nền độc lập và sự hùng mạnh của nước Pháp, nếu có thể  được thì thêm chữ vẹn toàn quốc gia. »

        Những cuộc hội đàm đưa đến việc trao đổi thư tín của ông Maisky với tôi vào ngày 26 tháng chín. Đại sứ Liên Bang Sô Viết nhân danh chính phủ ông tuyên bố rằng chính phủ ông «thừa nhận tôi là lãnh tụ Pháp Tự Do... chính phủ ông sẵn sàng liên lạc với Hội Đồng Phòng Thủ Đế Quốc Pháp để giải quyết mọi vốn để hợp tác với các lãnh thổ hải ngoại dưới quyền lãnh đạo của tôi... chính phủ ông sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ người Pháp Tự Do trong cuộc trạnh đấu chung... chính phủ ông quyết định phục hồi đầy đủ và toàn vẹn nền độc lập và sự hùng mạnh của nước Pháp... » Tuy nhiên Nga Sô không nói gì đến sự vẹn toàn quốc gia —  cũng như nước Anh không nói đến trong thỏa ước ngày mùng 7 tháng tám 1940.

        Sau đó ít lâu, chính phủ Sô Viết gửi ông Bogomolov làm đại diện bên cạnh Uỷ Hội Quốc Gia. Ông Bogomolov từ Vichy sang, ông đã làm đại sứ bên cạnh Pétain từ một năm nay. Ỏng không hề lúng túng, ông thích ứng được ngay với điều kiện mới trong công việc của ông. Tuy nhiên, chưa bao giờ tôi nghe ông nói một lời ác cảm đối với những người vừa mới làm việc với ông trước đây : Thống Chế và các bộ trưởng của Thống Chế. Trong một cuộc hội đàm ông còn kể lại cho tôi nghe câu chuyện sau đây : « Tại Vichy, tôi có thời giờ rảnh rang để giấu tên tuổi, một nông dân tay kẻo cày bảo tôi : « Người Pháp bị thua trận thì đáng buồn thật. Nhưng ông xem thửa ruộng này ! Tôi còn được cầy ruộng là nhờ người ta đã khéo thu xếp với quân Đức để lại ruộng cho tôi. Rồi ông xem người ta sẽ thụ xếp nữa để người Đức đi khỏi nước Pháp.» Tôi giả thiết rằng ông dùng cách nói bóng gió này để tỏ ra ông am hiểu tình hình nước Pháp, và đồng thời giải thích thái độ của Nga Sô.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:11:33 pm »


        Từ ngày ấy tôi thường gặp ông Bogomolov. Tuy ông buộc lòng phải có một thái độ phù hợp với vai trò đại diện ngoại giao nhưng nếu tình thế cho phép ông vẫn có sức bày tỏ qua cử chỉ và hành động rằng ông cũng sống như một người bình thường. Khi ông đưa ra hay nhận lãnh một bản thông điệp chính thức, ông trưng ra thái độ cứng rắn, dè dặt, nhất phiến, nhưng vào những dịp khác ông tỏ ra người có văn hóa cao, nhã nhặn và thiệp liệp. Ông biết dùng hài hước để phán đoán người và vật, có khi ông còn biết mỉm cười Tôi cần phải nói rằng tuy kỷ luật thép Nga Sô bắt buộc cán bộ của họ phải đeo một bộ giáp sắt không kẽ hở nhưng dưới bộ giáp sắt đó họ vẫn sống như một người thường.

        Về phía chúng tôi, chúng tôi đã gửi tướng Petit sang Mạc Tư Khoa giữ liên lạc quân sự. Người Sô Viết có ngay thái độ niềm nở trọng vọng: hội nghị tham mưu, viếng thăm mặt trận. Staline đích thân tiếp đón. Vả chăng, sau cùng thì tự hỏi phải chăng sự niềm nở đón tiếp tướng Petit chỉ là mảnh lới nhà nghề. Trong trường hợp nào thì phúc trình các nơi gửi về cũng cho tôi cảm tưởng rằng quân đội Nga Sô trước tiên bị quân Đức đánh tan rã nhưng dần dần đã phục hồi, toàn thế dân tộc vùng lên chống cự ; trong lúc quốc gia nguy biến. Staline tự phong mình làm Thống Chế, ông không rời bỏ bộ đồng phục nữa, ông không muốn xuất hiện như một người được chế độ ủy nhiệm đứng ra cầm quyền mà như một lãnh tụ của Nga tự ngàn xưa.

        Địa đồ ghi bãi chiến trường mênh mông khắp thế giới được treo trên tường các văn phòng của chúng ta. Cỏ thể trông thấy nỗ lực quân sự vĩ đại của người Đức. Ba quân đoàn : Von Loeb, Von Bock, Von Rùmđstedt đã tiến vào trung tâm nội địa nước Nga chỉ trong ba tháng, họ bắt được hàng trăm ngàn tù binh và đoạt được rất nhiều chiếm lợi phẩm. Nhưng đến tháng chạp, ở xung quanh Mạc Tư Khoa, Joukov phản công mãnh liệt, nhớ có mùa đông đến sớm và lạnh lẽo hơn mọi khi, ông chặn đứng được địch rồi đến lượt địch phải rút lui. Leningrad không thất thủ. Sebastopol vẫn đứng vững. Đã rõ là Hitler chưa bắt được bộ tư lệnh Đức tuân theo triệt đế chiến lược của mình, chỉ có chiến lược" ấy có tầm quan trọng quyết định, đó là việc tập trung tất cả các lực lượng cơ giới tiến theo một hướng duy nhất vào thẳng thủ đô Nga để đánh trúng trái tim của địch. Mặc dầu có những chiến thắng vẻ vang trong các cuộc hành binh ở Ba Lan, Pháp, Ba Nhĩ Cán. Đức Quốc Trưởng lần này cũng phải trở lại nền nếp cổ phong, phân chia phương tiện xung kích đồng đều cho ba vị thống chế, tỏa rộng một mặt trận, chứ không phóng ra một mũi dùi cực mạnh. Người Nga đã qua sự kinh ngạc lúc ban đầu, họ lợi dụng được địa thế rộng mông mênh để bắt quân Đức phải trả giá đắt.

        Trong khi chờ đợi, chúng tôi cố gắng góp phần trực tiếp vào mặt trận phương Đông, mặc dầu sự đóng góp rất khiêm tốn. Các tầu buôn của chúng ta tham dự vào các đoàn tầu đồng minh vượt qua Bắc Băng Dương trong những điều kiện cực kỳ nguy hiểm, chuyên chở vật liệu đến Mourmansk. Trước tiên người Anh không chịu cho hai sư đoàn nhẹ của Larminat thành lập ở Trung Đông tham dự vào mặt trận Libye, đến tháng hai tôi ra lệnh cho tướng Catroux sửa soạn gửi một sư đoàn sang Iran và miền Caucase, điều đó làm cho người Nga khoan khoái nhưng làm cho ngưòi Anh phải suy nghĩ. Sau đó, các bộ đội của Larminat được đưa ra mặt trận đương cự với quân của Rommel, tôi gửi sang Nga Sò đại đội khinh binh « Normandie », sau gửi thêm cho đoàn «Normandie- Niemen», chi đoàn này chiến đấu rất anh dũng,đó là đơn vị Tày Phương duy nhất chiếu đấu trên mặt trận Đòng Phương. Ngược lại, chúng tôi đã chứng kiến ở Luân Đôn một toán 15 sĩ quan và 200 quân nhân thoát khỏi trại giam Đức và trốn sang Nga nhưng bị giam giữ ở đấy. Đại úy Billotte cầm đầu toán người này. Sau khi khởi sự chiến cuộc Đức - Nga họ được trả tự do và trở về Luân Đôn bằng ngã Spitzberg trèn một đoàn tầu từ Arkhangelsk trở về.

        Ngày 20 tháng giêng 1942 tôi nói chuyện trên đài phát thanh, tôi chào mừng sự phục hồi quân sự của Nga Sô và xác nhận sự liên minh với Nga Sô trong hiện tại cũng như trong tương lai. Đến tháng hai, Roger Garreau công sử toàn quyền tại Vọng Các đã theo Pháp Tự Do được gửi đến Mạc Tư Khoa làm đại lý Ủy Hội Quốc Gia Pháp. Trong ba năm, ông đại diện nước Pháp tại Nga Sô, ông phục vụ một cách thông minh và đắc lực, ông tiếp xúc với đủ mọi nơi có thể tiếp được và cho chúng ta biết đủ mọi tin tức cần thiết. Ngay từ ngày đến nhiệm chức, ông đã tiếp xúc với các ông Molotov, Vichynsky, Ủy viên và phó ủy Ngoại Giao, ông cũng tiếp xúc cả với ông Lozovsky, thứ trưởng, cả ba người đều cho biết ý muốn của chính phủ họ thiết lập với Pháp Tự Do những liên lạc càng chặt chẽ càng hay.   
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:12:05 pm »


        Đến tháng năm ông Molotov sang Luân Đôn. Ngày 21 tôi mở cuộc hội đàm sâu rộng. Tháp tùng ông có ông Bogomolov, còn tôi có ông Dejean. Ngày hôm ấy cũng như về sau này tôi thấy ông Molotov là một người hầu như cả thể chất lẫn tinh thần được cấu tạo để đảm đương vai trò của ông. Ăn nói nghiêm chỉnh, cử chỉ cao nhã, ân cần nhưng đứng đắn đúng mức, ông biết quan sát nội tâm ông để trình bày ý nghĩ của ông rất từ tốn và ông cũng biết chú ý nghe người khác nói. Nhưng không bao giờ ông SO’ sẩy mà nói ra điều gì kín đảo bao giờ. Không có cách nào làm cho ông xúc động, bật cười hay tức giận. Đề cập đến vấn đề này người ta cũng có cảm tướng như ông biết hết hồ sơ, ông ghi nhận không thiếu sót những yếu tố mới do cuộc thảo luận đem lại, ông diễn đạt ý tưởng đúng với lập trường chính thức của ông, nhưng không bao giờ ông vượt ra ngoài phạm vi những điều đã được quyết định ở nơi khác. Trước đây, ông đã kỷ kết với Ribbentrop thỏa ước Đức - Nga một cách chắc chắn, không khác nào thái độ của ông lúc này để điều đình với Tây Phương. Ông Molotov chỉ muốn là một bánh xe thật trơn tru của một guồng máy cay nghiệt, tôi nhận thấy đây là sự thành công trọn vẹn của một hệ thống độc tài. Tôi nghiêng mình chào nét vẻ cao siêu đó. Nhưng mặc dầu người ta có giấu giếm tôi cái gì về sự thật thâm sâu của chế độ, tôi cũng cảm thấy một sự buồn rầu man mác.

        Trong một cuộc hội đàm ở Luân Đôn, bộ trưởng Ngoại Giao Liên Sô đồng ý với tôi về điều gì phải thực hiện ngay, về phần chính phủ của ông cũng như về phần úy Hội Quốc Gia Pháp. Pháp Tự Do sẽ thúc đẩy đồng minh Mỹ và Anh mở ngay một mặt trận thứ hai ở Âu Châu. Mặt khác Pháp Tự Do cũng dùng ảnh hưởng bang giao và quần chúng của mình để giúp Nga Sô thoát khỏi tình trạng cô lập của họ từ lâu nay. Về phía Nga Sô, họ sẽ ủng hộ chúng ta ở Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn để tái lập nền thống nhất quốc gia và Đế Quốc bằng sự nghiệp chiến chinh. Khái niệm thống nhất ấy sẽ áp dụng cho việc hành chánh tại các lãnh thổ — thí dụ Madagascar —, cho các công tác được gọi là có tính cách song song nhưng thực ra có tính cách ly tâm mà người Anh dung túng ngoài ý muốn của chúng ta, sau hết, cho các phong trào kháng chiến tại Pháp mà Mạc Tư Khoa thừa nhận rằng không có chính phủ ngoại bang nào, kể cả Sô Viết, có quyền tách rời khỏi quyền chỉ đạo của tướng de Gaulle. Còn như tương lai thì chúng tôi đồng ý rằng Pháp và Nga sẽ thỏa hiệp với nhau đế xây dựng hòa bình, ông Molotov nói : « Chính phủ của tôi là đồng minh của các chính phủ Luân Đôn  và Hoa Thịnh Đốn. Điều cốt yếu là chúng tôi cộng tác mật thiết với họ để theo đuổi chiến tranh. Nhưng Nga Sô muốn có sự đồng minh độc lập với nước Pháp ».

        Đã có nhiều nỗ lực của Pháp Tự Do để tăng gia mối liên lạc với Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa, nhưng trung tâm của nước Pháp vẫn phải hoạt động ở Luân Đôn và công việc của nước Pháp hầu như bị sức mạnh của hoàn cảnh làm cho bị cột liền vào với công việc của người Anh. Như vậy chúng ta buộc lòng phải giữ liên lạc chạt chẽ với họ hơn bao giờ hết. Nhưng chúng ta càng lớn mạnh thì sự xen lẫn của họ càng khó chịu cho chúng ta. Tuy nhiên Nga và Mỹ tham giạ chiến cuộc, sự liên lạc với hai nước khổng lồ ấy đặt ra cho người Anh nhiều hệ lụy nặng nề, tình trạng ấy có thể làm cho họ xích gần lại với chúng ta dễ đoàn kết thẳng thắn với chúng ta, theo đuổi một chính sách gần gụi với chúng ta đối với các vấn đề Âu Châu, Trung Đông, Phi Châu, Thái Bình Dương. Chúng ta sẵn sàng thực hiện sự thay đổi ấy và có khi chúng ta có cảm tưởng rằng một vài nhân vật chỉ đạo của nước Anh cũng có ý kiến như chúng ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:12:30 pm »


        Thỉ dụ ông Anthony Eden, vị bộ trưởng Anh này, tuy có phong độ một người Anh và một bộ trưởng, nhưng cũng tỏ ra người khoáng đạt và nhạy cảm ở đất liền Âu Châu hơn là người ở hải đảo, ông có tâm hồn một người bình thường hơn là tác phong của một nhân viên chính phủ. Ông là đứa con cưng của nền nếp cổ truyền Anh : Eton, Oxford, Đảng bảo thủ, Hạ Viện, Bộ Ngoại Giao ; trên chính nghiệp của ông ông đã từng ấy đoạn đường, nhưng tâm hồn ông còn biết mở ra đón những ngọn gió thần hứng và cái cách. Nhà ngoại giao hoàn toàn tận tâm với quyền lợi của xử sở này không coi thường quyền lợi của người khác và còn để tâm đến vấn đề đạo đức quốc tế giữa một thời đại mà người ta chỉ dùng những sự tàn bạo vô liêm Sỉ. Tôi thường có việc phải giao thiệp với ông Eđen. Nhiều vấn đề phái thảo luận quả là rất khó chịu. Trong phần lớn những cuộc thảo luận ấy không những tôi khen ngợi trí thông minh tuyệt vời của ông, sự hiểu biết công việc của ông, cách cục phong nhã của ông, mà tôi còn khen ngợi tài nghệ tạo ra một bầu không khí thân hữu thuận lợi cho Sự thỏa hiệp nếu có thể thỏa hiệp được và tránh được sự thương tồn cho hai bên nếu không thể thỏa hiệp được. Bên trên hết, tôi tin chắc rằng đối với nước Pháp, ông Anthony Eden rất có thiện, cảm. Phần lớn kiến thức văn hóa của ông, ông hấp thụ của nước Pháp. Nước Pháp xuất hiện tư tưởng chính trị của ông như sự kiện cần thiết cho sự quân bình của một thế giới lung lạc bởi nhiều yếu tố dã man. Sau hết, con người nhân từ bác ái này không thể không rung động trước sự thống khổ của một dân tộc lớn. Tuy nhiên, thành tâm thiện chí của Eden không thể làm cho sự liên minh trở thành một đóa hoa hồng không gai. Tôi biết rằng trên bước đường cố gắng của ông ông thường gặp phải thái độ gồ ghề và đa nghi của chúng ta. Nhưng phần lớn sự khó khăn là ở phía người Anh : thái độ ngờ vực của bộ Ngoại Giao, tham giọng của thực dân, thành kiến của quân nhân, âm mưu của tình bảo. Mặt khác, giới chánh khách ở Luân Đôn nói chung có cảm tình với Pháp Tư Do, nhưng bị ảnh hưởng của những người không hẳn là có cảm tình ấy. Một vài giới bảo thủ cau mặt khi nghe những người Pháp đeo thập tự Lo Ren này nói đến cách mạng. Nhiều yếu tố đảng lao động tự hỏi rằng de Gaulle và các đồng chí của ông ta liệu có theo phát xít không ? Tôi còn thấy ông Attlee nhẹ nhàng bước vào phòng tôi yêu cầu tôi cho biết những bảo đảm để một người dân chủ như ông được yên lòng, khi đã nghe tôi nói rồi, ông mới mỉm cười mà rút lui.

        Xét cho cùng thì mọi việc đều tùy thuộc vị Thủ Tướng, ông này không thể chấp nhận được sự độc lập của Pháp Tự Do. Ngoài ra, mỗi lần chúng tôi phải đụng độ với ông vì bênh vực quyền lợi của hai khối dân tộc, ông lại cho rằng sự và chạm ấy là việc riêng của cá nhân ông. Tình thân hữu của ông đối với tôi càng nhiều bao nhiêu thì ông lại càng tê tái và buồn rầu bấy nhiêu. Tâm hồn ông đã như vậy, lại thêm mánh lới chiến thuật chánh trị của ông nữa, cho nên ông thường nổi những cơn tức giận lôi đình khiến cho tình thâm giao bị thương tồn.

        Vả chăng còn nhiều lý do khác làm cho vị chính khách lỗi lạc này hay gắt gỏng. Trong thời kỳ ấy người Anh đã có những nỗ lực đáng khen và đáng phục, nhất là trong các trận đánh của tiềm thủy đĩnh, nhưng họ cũng chịu đựng những tổn thất nặng nề, tuy rằng địch không có phương tiện vật chất hùng hậu hơn họ. Ngày mùng 10 tháng chạp 1941 ngoài khơi Mã Lai Á thiết giáp hạm Princes of wales và tuần dương hạm lớn Repulse đã bị phi cơ Nhật đánh chìm trước khi cho nổ một tiếng đại bác. Ngày 15 tháng hai 1942, 7300 quân Anh ở Tân Gia Ba đầu hàng sau một thời gian ngắn chống cự với Nhật. Đến tháng sáu, mặc dầu có những phương tiện hùng hậu của người Anh xúc tích ở Trung Đông, tướng Đức Rommel cũng đánh tan phòng tuyến của Quân Đoàn Vlll và đẩy lui về tận Alexandrie trong khi ấy thì 33.000 quân vội vàng đầu hàng quân Đức, điều đó khó mà giải thích vì đạo quân này trước đầy đã giữ vững được Tobrouk. Ông Churchill là người sáng suốt hơn ai hết để ước lượng hậu quả của sự thảm bại đến tình hình chiến sự, ông cũng đau khổ vì sự thảm bại ấy như một người Anh và một người chiến sĩ.

        Cần phải nói thêm rằng trong các giới chỉ đạo một số người không quên âm thầm đồ lỗi cho ông đã gây ra tổn thất của quân đội Anh. Tuy rằng toàn thể nước Anh coi Churchill là tai mắt của mình nhưng báo chí, nghị trường, các ủy ban, các hội đoàn, không thiếu những người chỉ trích ông gay gắt. Do đó mà ông Churchill, trong những ngày tháng đầu năm 1942 không sẵn sàng hòa dịu và hỉ hả nhất là đối với tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:13:18 pm »


        Sau hết có lẽ Thủ Tướng Anh đã quyết chí không làm gì quan trọng mà không có sự đồng ý của Roosevelt. Hơn bất cứ một người Anh nào, ông thấy vướng víu vì cung cách của Hoa Thịnh Đốn, ông khó chịu vì tình trạng lệ thuộc vào Hoa Kỳ khi phải nhận viện trợ của họ, ông cay đắng vì giọng kẻ cả của Tổng Thống Mỹ đối với ông, nhưng ông đã quyết chí một lần cho cả mọi lần nghiêng mình trước nhu cầu cấp thiết duy trì sự đồng minh của Hoa Kỳ. Bởi thế cho nên ông không muốn có một thái độ đối với Pháp Tự Do mâu thuẫn hẳn thái độ của tòa Bạch Ốc. Roosevelt có thái độ ngờ vực đối với de Gaulle, Churchill sẽ tỏ ra dè dặt.

        Khi tôi đến Luân Đôn vảo tháng chín 1941, Churchill đang thời kỳ buồn bực lớn. Ông khó nuốt trời những biến cố xảy ra ở Syrie và Liban giữa chúng tôi và Anh Quốc. Ngày mùng 2 tháng chín ông viết thư cho tôi biết rằng vì thái độ của tôi lúc này ông có gặp tôi cũng vô ích. Trước Hạ Viện ông tuyên bố những điều đáng lo ngại vào ngày mùng 9 tháng chín. Hẳn là ông thừa nhận rằng «trong cường quốc Âu Châu,địa vị của nước Pháp ở Trung Đông có ưu thế hơn cả». Nhưng ông vội thêm rằng «không có vấn đề nước Pháp duy trì ở Syrie địa vị của họ có trước ngày chiến tranh... Trong thời chiến cũng không thể nói đến việc để cho Pháp Tự Do thừa hưởng quyền lợi của Vichy.» Cũng như thường lệ, sự bất bình của ông Churchill kèm theo một tình trạng căng thẳng trong mối liên lạc Pháp Anh. Trong mấy ngày liền chính phủ Luân Đôn làm như không có việc gì điều đình với chúng ta và họ đóng cửa không tiếp chúng ta khiến cho tôi ngưng việc tham dự vào chương trình phát thanh của đài Luân Đôn. Tuy nhiên việc đời vẫn có nhịp thăng trầm của nó, sau chuyến giận dỗi ấy, chúng tôi lại tiếp nối liên lạc với nhau. Ngày 15 tháng chín, tôi hội đàm với ông Churchill, tuy lúc khởi sự rất khó khăn nhưng lúc chấm dứt lại có kết quả. Để kết luận, ông cam đoan với tôi rằng chính sách Trung Đông của chính phủ ông vẫn giữ đúng như đã quy định trong thỏa ước Le Caire giữa Anh và Pháp.

        Để biết rõ thêm các cạnh khía, tôi trở lại thăm ông Eden nhiều lần vào tháng mười và tháng một. Chúng tôi đi đến một sự dàn xếp về các điều chính cốt. Nước Anh thừa nhận rằng nước Pháp vẫn còn quyền ủy trị ở Trung Đông và tướng de Gaulle  thi hành quyền ấy cho đến khi có những hiệp ước khác phê chuẩn theo pháp chế Cộng Hòa Pháp, nghĩa là ngoài thực tế, khi nào chấm dứt tình trạng chiến tranh. Nước Anh chấp nhận rằng Pháp Tự Do tuyên bố nền độc lập của Syrie và Liban sẽ không làm thay đổi gì tình trạng pháp lý. Ngoài ra chúng tôi còn đồng ý rằng các thỏa ước Lyttelton de Gaulle sẽ dùng làm hiến chương để quy định mọi liên lạc Anh - Pháp ở Trung Đông.

        Ngày 27 tháng chín, tướng Catroux xác định độc lập và chủ quyền của nước Cộng Hòa Syrie dưới quyền lãnh đạo của Tổng Thống Cheik Tagedđine, ngày 26 tháng một, độc lập và chủ quyền của nước Cộng Hòa Liban dưới quyền lãnh đạo của Tổng Thống Alfred Naccache ; nước Anh dị nghị nhiều về quyết định của Catroux nhưng rồi cũng ưng chịu và thừa nhận hai nước cộng hòa cùng hai vị Tổng Thống nói trên. Mặt khác, tôi thông báo những quyết định ở Syrie và Liban cho hội Quốc Liên ngày 28 tháng một, cho chánh phủ Hoa Kỳ, chính phủ Thổ và các đồng minh khác ngày 29 tháng một. Văn kiện nói rõ rằng «những điều khoản ấy không làm thay đổi tình trạng pháp lý xuất phát từ văn kiện trao quyền ủy trị, tình trạng pháp lý ấy sẽ tồn tại cho đến ngày ký kết những văn kiện quốc tế mới ». Chính phủ Anh không kháng nghị gì khi nhận được những văn kiện ấy, vả chăng chính họ cũng gợi ý cho chúng tôi.

        Như vậy, người ta có thể cho rằng vấn đề đã được giải quyết ít ra cho đến ngày có hòa bình. Tuy rằng tôi là người thận trọng tôi cũng viết thư cho tổng phải đoàn của chúng ta ở Trung Đông rằng theo ý tôi thì « đứng trước những khó khăn tại các xứ A Rập, nước Anh cũng như chúng ta muốn chấm dứt tình trạng tranh giành quá khứ và bắt đầu cuộc đoàn kết của hai đại cường Hồi Giáo ». Tôi ra chỉ thị cho phải đoàn : « tránh việc gia tăng khó khăn cho đồng minh của chúng ta và tìm mọi dễ dàng cho họ trong tinh thần hợp tác chân thành, nhưng phải bảo vệ sự toàn vẹn của địa vị và chủ quyền Pháp.» Khốn thay, nói như vậy là chắc bằng ở cái gì không có thực. Thực ra chính sách của người Anh tuy không khước từ chủ quyền trên lý thuyết nhưng vẫn không tôn trọng chủ quyền ấy ngoài thực tế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:13:49 pm »


        Nhiều việc ngẫu nhiên xảy ra tại Trung Đông đã làm cho sự xung đột giữa người Anh và người Pháp vẫn còn. Người Anh đã tuyển một đội kỵ binh người bản xứ, điều này bất hợp pháp. Họ tự ý tuyên bố tình trạng phong tỏa Djezưch để chiếm lấy quyền hành, ở đây tình hình xáo trộn vì ảnh hưởng cuộc nổi loạn ở Irak; tất nhiên chúng ta ngăn cản họ. Họ lạm quyền xen lấn vảo hoạt động của Cục Lúa Mì do chúng tôi thành lập ở Trung Đông, họ bắt buộc phải được dự phần quản trị với mục đích bảo vệ nền hành chánh địa phương. Tướng Wilson đe dọa sẽ trục xuất một vài công chức Pháp làm khó dễ cho ông, nhưng đe dọa cũng vô ích. Spears có những luận điệu khiếm nhã và đe dọa, ông ta còn can thiệp vào việc giao thiệp của phải đoàn trung ương Pháp với các chính phủ Damas và Beyrouth.

        Tướng Catroux bơi thuyền giữa một nơi đầy đá ngầm. Tuy ông không thích mưu mô và ông nhượng bộ người Anh nhiều hơn sự mong muốn của tôi, nhưng mỗi lúc ông lại bị đặt trước những vụ xâm lấn mới. Do đó mà Trung Đông lâm vào tình trạng dao động thường xuyên trong khi tại Luân Đôn diễn ra những cuộc điều đình cay cú.

        Đến tháng năm 1942, người Anh làm áp lực để đòi phải có bầu cử ngay ở Syrie và Liban. Ủy Hội Quốc Gia của chúng ta không hề chống đối một cuộc trưng cầu dân ý để lựa những chánh phủ đại diện toàn diện quốc dân. Những chánh phủ do chúng tôi thành lập chỉ là những cơ quan lâm thời. Đặc biệt là ở Damas ; riêng tôi, tôi rất lấy làm tiếc rằng Tổng Thống Hachem Bey không chịu trở lại cầm quyền. Nhưng chúng tôi chủ trương phải chờ ngày hết chiến tranh mới tổ chức cuộc bầu cử nghĩa là phải đợi khi nào hai quốc gia trở lại đời sống bình thường, chúng tôi nhẹ bớt trách nhiệm thừa ủy trị và phòng thủ, người Anh không còn có mặt ở đây để gây áp lực. Tuy nhiên, tướng Catroux bị ông Casey, bộ trưởng chính phủ Anh ở Le Gaưe, làm áp lực, ông hứa sẽ có bầu cử nay mai, báo chí công bố ngay tin ấy. Tôi đành phải chấp nhận sự thỏa thuận ấy nhưng chỉ thị cho ông đình hoãn ngày bầu cử. Nhưng cũng dễ nhặn thấy đây là nguồn gốc phát sinh nhiều cuộc và chạm giữa người Anh và người Pháp.

        Tại nơi khác không phải là không có. Đồng minh của chúng ta đi nước đôi ở Djibouti. Họ để cho lực lượng ít ỏi của chúng ta, một đại đội của Bouillon, tiếp tục phong tỏa trên đường bộ, trong khi họ đã giải tỏa đường biển. Thuộc địa này đã có thể nhận đồ tiếp tế từ Madagascar bằng tiềm thủy đĩnh, bằng tiểu hạm d‘ Iberville, để yên chí chờ đợi trời giải phóng giùm. Nhưng trong thời kỳ ấy người Anh điều đình với Négus một hiệp ước chấp nhận quyền giám hộ của họ trên lãnh thổ Ethiopie. Hành động của họ tại Addis- Abéba giải thích tại sao họ không làm gì ở Djibouti. Bởi vì, nếu họ giúp Pháp Tự Do tập kết được Somalie và nắm giữ hải cảng, hỏa xa và một lực lượng quan trọng, thì Pháp Tự Do có thể bảo vệ an ninh và mở đường thông thương cho Abyssinie. Trái lại, nếu Vichy chiếm đóng ở đấy thì người Anh sẽ độc quyền nắm giữ số mệnh của nhà vua và đất đai của nhà vua.

        Bởi thế cho nên Gaston Palewski không thuyết phục được họ phong tỏa thuộc địa ấy. Ông cũng không thuyết phục được người Anh và người Abyssinie ký thỏa ước tay ba chứ không phải tay đôi. Tuy nhiên, hoạt động của ông và các phụ tá của ông cũng có ích lợi là sửa soạn đường đất cho việc tập kết sau này. Palewski lập liên lạc với những yếu tố Pháp ở Djibouti và người bản xứ, tuyên truyền bằng truyền đơn và đài phát thanh, lập liên lạc với tướng Platt : hậu quả là đến ngày tình thế chín mùi, việc tập kết Somalie chỉ còn là một vấn đề hình thức. Mặt khác, ông lập lại đại diện của nước Pháp ở Addis - Abéđa.. Chúng ta lấy lại quyền lợi về hỏa xa ; các hoạt động tôn giáo và dân sự đình chỉ trong thời kỳ chiếm đóng của người Ý nay lại tiếp tục ; như vậy sứ quán Pháp lại mở cửa hoạt động. Tuy tôi phàn nàn sự chậm trễ nhưng tôi biết rằng trái cây đang chín trên bờ biển Hồng Hải.

        Nhưng bất thần người Anh lại can thiệp vào một nơi khác trên Đế Quốc của chúng ta khiến cho tôi lo ngại và tức bực đến cùng cực. Ngày mùng 5 tháng năm 1942 vào lúc 3 giờ sáng, một cú điện thoại của một hãng thông tin cho tôi biết rằng một hạm đội Anh vừa đổ bộ lên Diego — Suarez, Các đồng minh của chúng ta dùng vũ lực chiếm một thuộc địa Pháp mà không hỏi ý kiến chúng ta !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:14:35 pm »


        Từ ngày xảy ra vụ Pearl Harhor, tôi vẫn cố gắng vận động nhiều cách đế bàn với chính phủ Luân Đôn về việc tập kết Madagascar : ngày mùng 10 tháng chạp, hội thảo với tướng Brooke, tham mưu trưởng ; ngày 16, thư gửi cho ông Churchill ; ngày 11 tháng hai kế hoạch hành binh gửi cho Thủ Tướng, tướng Brooke và Cao Uy Nam Phi, ngày 19 tháng hai thư thứ hai cho ông Churchill, sau hết, ngày mùng 9 tháng tư, điệp văn gấp cho ông Eđen. Trong các tài liệu ấy tôi đề nghị để đổ bộ một sư đoàn Pháp Tự Do lên Majunga và tiến nhanh về Tananarive, nếu cầu thì nhờ không quân Anh yểm trợ, trong khi đó đồng minh của chúng ta dùng nghi binh phong tỏa Diégo bằng đường biển. Mặt khác, tôi đòi hỏi cho Uỷ Hội Quốc Gia quyền hành chánh trên đảo này.

        Trong khoảng thời gian ấy, Nam Phi có vẻ như chú trọng đặc biệt đến việc này, tôi bèn hỏi ý kiến chính phủ Pretoria. Từ cuối năm 1941, tôi đã gửi đại tá Pechkoff làm đại diện Pháp Tự Do. Pechkoff được tướng Smuts yêu mến, tôi hy vọng rằng nếu Nam Phi muốn can thiệp vào vụ này thì ông sẽ không giấu giếm đại diện của tôi. Sau hết, đến tháng ba, Cao ủy Sicẻ ở Brazzayille đến thăm Nam Phi. Trong những cuộc hội đàm với Smuts và các bộ trưởng của ông, Sicẻ có cảm tưởng rằng Nam Phi không tự mình can thiệp vào Madagascar. Như vậy nỗ lực của tôi phải hướng về Luân Đôn, tôi yên trí rằng không thể nương tay một chút nào.

        Quả vậy, người Nhật nhảy vào vòng chiến làm cho Madagascar bị đe dọa. Cần đề phòng trường hợp quân Đức ép buộc Vichy phải để cho phi cơ và tầu ngầm Nhật sử dụng căn cứ Madagascar và làm tê liệt hải lộ đồng minh ngoài khơi Nam Phi.

        Chúng tôi biết khá nhiều tin tức về tâm trạng dân chúng trên đảo nhờ những người tình nguyện theo chúng tôi thỉnh thoảng trốn thoát khỏi đảo hay nhờ những thủy thủ tầu bè ghé bến đảo ấy. Trước tiên người ta không tán thành cuộc đình chiến 1940. Toàn quyền de Coppet có thể theo Pháp Chiến Đấu không khó khăn gì nếu ông ta cứ hành động theo lời tuyên bố trước. Nhưng ông ta không cương quyết. Vichy gửi ngay Cayla đến thay thế; Cayla được tướng không quân Jeannaud phụ tá, đã cố sức ru ngủ phe kháng chiến trước khi nhường chỗ cho toàn quyền Annet. Nếu Pétain ra lệnh cho phép quân Nhật đố bộ lên hải đảo hẳn là lệnh sẽ được thi hành. Nếu ông ra lệnh chống lại cuộc đổ bộ của đồng minh thì người ta cũng nghe ông. Nhưng vì chính sách của quân Anh vẫn có những ngẫu hứng theo truyền thống của họ cho nên Pháp Tự Do phải có mặt ở cuộc hành quân này.

        Xem như vậy thì đủ hiểu hành động và cung cách của người Anh đã làm cho tôi phải lo ngại đến mức nào. Nhất là ngày đánh DiegơSuarez, Hoa Thịnh Đốn công bố một thông cáo tuyên bố rằng « Hoa Kỳ và Anh quốc đồng ý quy hoàn Madagascar cho nước Pháp khi nào sự chiếm đóng đảo này không cần thiết cho cuộc hợp tác giữa các quốc gia đồng minh,» Nhưng trong khi chờ đợi Madagascar sẽ bị cắt ra khỏi lãnh thổ Pháp hay sao ? Madagascar sẽ sáp nhập vào cường quốc nào nếu không phải vào Anh - Mỹ ? Ở đây sự đỏng góp của Pháp vào cuộc chiến sẽ như thế nào ? Trong tương lai sẽ còn lại cái gi là chủ quyền của nước Pháp ?

        Chúng tôi phải đánh ván bài thật quyết liệt. Tôi cố ý để 6 ngày trôi qua rồi mới tiếp xúc với ông Eden theo lời mời của ông. Trong cuộc hội đàm ngày 11 tháng năm với ông, ông tỏ vẻ hơi lúng túng. Ông bảo tôi : « Tôi bảo đảm với ông rằng chúng tôi không có tham vọng đất đai ở Madagascar. Chúng tôi muốn người Pháp vẫn tiếp tục cầm quyền ». Tôi vội hỏi : « Nhà cầm quyền nào ? » Nghe lời ông Eden tôi hiểu rằng người Anh định thương lượng với toàn quyền Annet để giữ nguyên tình trạng ở Madagascar, mọi việc vẫn như trước ; được như vậy đồng minh sẽ đóng ở Diégo-Suarez và canh phòng phần còn lại của hải đảo!

        Tôi tuyên bố với ông Eden rằng chúng tôi phản đối kế hoạch ấy. « Một là kế hoạch thành công, kết quả sẽ là sự trung lập hóa một lãnh thổ Pháp dưới sự bảo đảm của đổng minh, điều mà chúng tôi không chấp thuận bao giờ. Hai là không đi đến đâu, trong vài tuần lễ nữa một mình các ông sẽ phải thực hiện một cuộc hành quân có tính cách một cuộc chinh phạt, vả chăng giả thuyết thứ hai này rất dễ trở thành sự thực vì người Đức biết cách ép buộc Vichy phải đánh lại các ông,» Ông Eden cững phải công nhận : « Quả là chúng tôi bước vào một cuộc phiêu lưu có thể gây ra nhiều rắc rối lắm. Nhưng tôi có thể cam đoan với ông, chính phủ tôi ước mong rằng rốt cuộc ông sẽ nắm giữ chủ quyền trên đảo Madagascar. Chúng tôi sẵn sàng tuyên bố công khai ». Họ quyết định để chính phủ  Luân Đôn công bố một thông cáo có ý nghía đó ; bản thông cáo được đưa ra ngày 14 tháng năm : « Về vấn đề Madagascar, ý muốn của chính phủ  Anh hoàng là Uỷ Hội Quốc Gia Pháp với tư cách đại diện cho Pháp Chiến Đấu và đã hợp tác với các Quốc Gia Liên Hiệp, sẽ đỏng vai trò dành cho họ trong nền hành chánh của lãnh thổ được giải phóng.»
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM