Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:53:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37389 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:12:41 am »


        Một vài ngày trước khi khỏi hành đã xảy ra một cuộc tranh luận gắt gao với người Anh về khối lượng vàng để ở Bamako ; nếu thành công thì tôi sẽ đem số vàng ấy đi đâu. Đây là số quý kim của Pháp Quốc Ngân Hàng giữ cho mình và cho các ngân hàng Nhà Nước Bỉ và Ba Lan. Vào lúc quân Đức tiến vào Pháp, Pháp Quốc Ngàn Hàng đã di chuyển một phần trữ kim và ký thác sang Senegal, phần khác sang Federal Bank Mỹ Quốc, sẽ còn lại chở sang Martinique, Vùng Bamako vẫn bị các cơ quan tình báo của các nước giao chiến dòm ngó qua hàng rào phong tỏa, biên giới và các đồn canh.

        Người Bỉ và người Ba Lan muốn lấy lại phần của họ, tôi đã cam kết trả, lại họ với ông Spaak và ông Zauski. Nhưng người Anh, tuy không đòi hỏi gì hết vì họ không có quyền sở hữu, nhưng họ nhưng họ cũng muốn sử dụng số vàng ấy để thanh toán việc mua bán với người Mỹ, họ nại cớ chi tiêu để trang bị quân đồng minh. Trong thời kỳ ấy, Hoa Kỳ chỉ bán tiền ngay chứ không cho chịu. Mặc dân Spears nhấn mạnh đến chuyện ấy và đe đọa bỏ cuộc, tôi cũng nhất định khước từ tham vọng của người Anh. Sau cùng họ cũng thỏa thuận theo sự đề nghị tiên khởi của tôi là vàng Bamako chỉ được, dùng để chi tiêu hàng hỏa do người Anh mua ở Mỹ cho quân Pháp Chiến Đấu.

        Trước khi lên đường, tin tức tập kết của vùng Tchad, xứ Cameroun, xứ Congo và xứ Oubangui đưa về kịp thời để tăng thêm hy vọng cho chúng tôi. Mặc dầu không chiếm nổi Dakar, ít nhất chúng tôi cũng hy vọng rằng có quân viện, chúng tôi sẽ tổ chức ở Trung Tâm Phi Châu một căn cứ để hoạt động và xác định chủ quyền của nước Pháp dự chiến.

        Các bộ đội gởi đi từ Liverpool ngày 31 tháng tám. Chính chúng tôi cũng ra đi với một phần các đơn vị Pháp và một bộ tham mưu hạn chế, trên chiếc tầu Wester land treo cờ Pháp bên cạnh cờ Hòa Lan, thuyền trưởng Plagaay, các sĩ quan và thủy thủ, đều tỏ ra những gương mẫu thân hữu và tận tâm. Spears đi theo tôi, thay mặt Churchill, với tư cách sĩ quan liên lạc, nhà ngoại giao và thông tín viên. Tại Anh Quốc tôi để cho Muselier trông coi những lực lượng đang thành lập của chúng ta, Antoine điều khiến việc, quản lý và Dewavrin giữ việc liên lạc và thông tin trực tiếp.

        Ngoài ra, tướng Catroux từ Đông Dương sắp về tới nơi, tôi để lại bức thư trao cho ông khi ông về đến nơi, thư này trình bày toàn bộ các kế hoạch của tôi và ý định của tôi muốn ủy thác cho ông công việc gì. Tôi tính rằng, trong khi tôi vắng mặt không đến nỗi lâu ngày quá, các đồng chí của tôi cũng tích lũy được đủ khôn ngoan để tránh tranh chấp nội bộ, mưu toan lung đoạn từ bên ngoài, sự nghiệp mong manh của chúng tôi đến nỗi bị lung lay. Nhưng đứng trên cầu tầu rời khỏi hải cảng cùng với dúm quân nhỏ bé và vài chiếc tàu tý hon, tôi cảm thấy trách vụ lớn lao đè nặng xuống hai vai. Ngoài khơi, trong đêm dày, một con tầu ngoại quốc, không đại pháo, không đèn đóm, đang vượt sóng trùng dương mang theo cả vận mệnh của nước Pháp.

        Trạm nghỉ thứ nhất là Freetown. Theo kế hoạch, chúng tôi phải tập hợp lại ở đây và thâu góp những tin tức cuối cùng. Ngày 17 tháng chín mới đến nơi vì các tầu chở hàng chỉ có tốc lực thấp, vì phải đi một đường vòng vo qua Đại Tây Dương để tránh phi cơ và tầu ngầm Đức; khi đi đường chúng tôi nhận được điện tín từ Luân Đôn cho biết tình hình lực lượng của Vichy, một tin tửc mới khiến cho chúng tôi phải đặt lại các vấn đề. Ngày 11 tháng chín, ba tuần dương hạm lớn: Leygues, Gloưe, Montcalm và ba tuần dương hạm nhẹ : Audacicnx,Fantasqui, ra khỏi Toulon, qua eo biển Gibraltar mà hạm đội Anh không ngăn cản được. Những hạm đội đó sẽ tới Casablanca và vào Dakar. Khi vừa bỏ neo ở Freetown, một tin mới rất quan trọng làm cho chúng tôi càhg thêm lo ngại. Hạm đội ở Dakar vừa có thêm tuần dương hạm Prưnauget, vừa nhổ neo và mở hết tốc lực đi về phía nam. Một khu trục hạm Anh đi theo để canh chừng, vẫn chưa để mất tích.

        Tôi biết chắc rằng lực lượng hải quân quan trọng này sẽ đến Trung Phi, bến Libreville sẽ mở rộng cửa đón họ và họ sẽ vào Pointe-Noire và Douala dễ dàng . Nếu việc động trời ấy không đảo ngược được tình thế ở Congo và Cameroun thì ít ra mấy chiếc tầu ấy cũng có thể chuyên chở lực lượng từ Dakar, Konakry hay Abidjan sang để đàn áp Congo và Cameroun. Giả thuyết này được thực tại xác định ngay vì chiếc tàu chở hàng Poitiers từ Dakar sang Libreville và được người Anh cho phép, đã bị thuyền trưởng đánh đắm. Đã rõ là Vichy thực hiện một kế hoạch lớn để lấy lại đất đai đã theo Pháp Chiến Đấu ; việc giữ 7 chiếc tuần dương hạm đến vùng xích đạo chỉ có thể thực hiện với sự đồng ý của người Đức nếu không phải là theo lệnh của người Đức. Đô đốc Cunningham đồng ý với tôi rằng phải ngăn cản ngay hạm đội của Vichy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:13:12 am »


        Chúng tôi đồng ý rằng sẽ khuyên cáo người của Vichy chỉ được đến Casablance thôi chứ không được đến Dakar, nếu không, hạm đội Anh sẽ tạo ra tình trạng thù nghịch. Chúng tôi nghĩ rằng chỉ cần đe dọa thôi, những tầu ấy cũng phải lảng xa. Vi tầu Anh, tuy tốc lực kém không theo kịp tầu của Vichy, nhưng đông gấp đôi, sẽ chiếm ưu thế khi tầu Vichy vào đậu trong các bến Trung Phi không có giàn đại pháo phòng thủ. Nhưng vậy kẻ xâm lăng dành phải bỏ cuộc hay chấp nhận cuộc đụng độ trong nhũng điều kiện bất lợi cho họ. Vị chỉ huy đoàn tầu ít khi chịu để dồn vào thế lưỡng nan như vậy.

        Ngoài thực tế, các tuần dương hạm Anh liên lạc với đô đốc Bourragué, trưởng đoàn tầu Vichy, bắt buộc ông này phải quay đi chỗ khác khi ông này kinh ngạc mà nhận thấy có một hạm đội Anh - Pháp ở quanh vùng. Nhưng đoàn tầu Vichy hất chấp ai đuổi theo, vẫn vào được Dakar. Chỉ có hai chiếc Gloưc và Priniauguet vì hư máy; hải quân trung tá Thierry d’Argenlieu của chúng ta liên lạc trực tiếp với họ, đã yêu cầu được họ đến Casablanca, họ chấp nhận nhưng từ chối không chịu đến sửa chữa ở Freetown.

        Nhờ vậy, Phi Châu Pháp Tự Do tránh được một nguy cơ lớn. Chỉ việc ấy cũng chúng minh rằng chúng tôi thực hiện cuộc hành quân này trăm phần hợp lý. Mặt khác, thái độ của đoàn tàu Toulon đi đến vùng xích đạo như không biết chúng tôi đã có mặt ở đấy, sau lại từ bỏ công tác khi biết chúng tôi đã có mặt ở dẩy, như vậy chúng tôi phải ngờ rằng Vicky không biết có đoàn tầu của chúng tôi đi đâu. Nhưng sau khi đã khen tặng nhau rằng phá vỡ được kế hoạch của địch, chúng tôi công phải công nhận rằng kế hoạch của chúng tôi cũng bị xúc phạm nặng. Quả vậy, nhà cầm quyền Dakar đã để ý canh chừng, họ lại nhận thêm được một số tầu quan trọng. Nhân viên tình báo lại cho biết rằng người ta đã thay thế pháo đội thuộc địa yếu kém bằng những khẩu đại bác lớn để giữ mặt trận ngoài biển. Tóm lại, hy vọng chiếm Darka của chúng tôi trở nên rất mong manh.

        Tại Luân Đôn, ông Churchill và bộ tư lệnh Hải Quản Anh cho rằng tốt hơn hết là không nên thi thố gì nữa. Ông đã gửi điện tín cho tôi ngày 16 tháng chín, nói rằng hạm đội của ông chỉ hộ tống tầu bè của chúng tôi đến Douala thôi, sau đó sẽ rời di nơi khác. Tôi cần phải nói rằng sự thoái hộ ấy chỉ là một giải pháp tồi tệ. Quả vậy, nếu chúng ta để cho Dakar giữ nguyên được tình trạng như lúc này, thì Vichy chỉ việc chờ cho các tầu Anh trở về phương Bắc là trở lại uy hiếp Trung Phi. Đường biển mở rộng thênh thang, các tuần dương hạm của Bourraguet sẽ lại thẳng đường tiến tới đường xích đạo. Như vậy các chiến sĩ Thập Tự Lo Ren, kể cả tướng de Gaulle, chẳng sớm thì muộn sể bị kẹt trong những vùng xa xỏi, nếu không ngã quỵ thì cũng làm vào một cuộc chiến vô hồ với những người Pháp khác trong rừng hoang hay rừng rậm. Trong điều kiện ấy thì không còn hy vọng đánh Đức hay đánh Ý nữa, Tôi chắc rằng đây là mưu sâu của địch mà những bù nhìn Vichy đã làm tay sai cho họ dù ý thức được hay không ý thức được âm mưu ấy. Sự thể đã như vậy, chúng tôi đành phải tiến vào Dakar với bất cứ giá nào.

        Vả chăng, tôi nhận thấy những cuộc tập kết đã đạt được ở Phi Châu đều đem lại cho tôi chút hy vọng âm thầm, những tin túc mới nhận được từ Luân Đôn chứng thực sự nhận xét của tôi rất đúng. Ngày mùng 2 tháng chín, những thuộc địa Pháp ở Úc Châu dưới quyền các ông Ahne, Lagarde, Martin, đều theo Pháp Tự Do.

        Ngày mùng 9 tháng chín, thống, đốc, Bonvin tuyên bố rằng các lãnh địa Pháp ở Ấn Độ đều đứng về hàng ngũ chúng ta. Ngày 14 tháng chín, tại Saint-Pierre và Miquelon, Đại Hội Đồng Cựu Chiến Binh gửi thư cho tôi xin chính thức gia nhập, sau đó chính phủ Anh yêu cầu chính phủ Gia Nã Đại nâng đỡ họ. Ngày 20 tháng chín, toàn quyền Sautot đến Noumea sau khi tập kết Nouyelles-Hébrides ngày 18. Tại Noumia «Ủy Ban de Gaulle» do ông Michel Verges cầm đầu đã làm chủ được tình thế nhờ sự hưởng ứng nhiệt liệt của dân chúng, nhờ vậy và Sautot có thể lên cầm quyền. Sau hết, tôi đã thấy đoàn tầu của Bourraguet quay trở về khi nhận được lời khuyên cảo thứ nhất. Ai có thể khẳng định rằng chúng ta không thấy tuy có lệnh nghiêm ngặt nhưng dân chúng đã theo chúng tôi rồi? Dầu sao mình cũng phải làm thử.

        Đô đốc Cunningham cũng phản ứng như tôi. Chủng tôi đánh điện tín về Luân Đổn khẩn khoản yêu cầu cho phép thử cuộc hành quân. Sau này ông Churchill cho tôi biết rằng lời khẩn khoản ấy làm cho ông vừa kinh ngạc vừa khoan khoái, ông bằng lòng ngay và cuộc hành quân được quyết định.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:13:31 am »


        Tuy nhiên, trước khi đi, tôi bị Cunningham yêu cầu đặt mình dưới quyền chỉ huy của ông, cả số quân nhỏ nho của tôi, để bù lại, ông để tôi sang ở chiếc soái hạm Barham của ông. Dĩ nhiên, tôi từ chối cả lời yêu cầu lẫn lời mời. Tối hôm ấy có lời qua tiếng lại trên chiếc Westerland, nơi hội đàm. Đến đêm, đô đốc viết cho tôi bức thư rất thân hữu và bỏ ý định trước. Chủng tôi nhổ neo ngày 21 tháng chín. Đến bình minh ngày 23, chúng tôi đến trước mặt Dakar giữa lớp sương mù dầy đặc.

        Sương mù sẽ làm cho cuộc hành quân rất khó khăn. Theo Churchill thì đoàn chiến hạm cửa chúng tôi không có ảnh hưởng tinh thần đến đồn trại binh sĩ và dân chúng vì họ trông ra ngoài khơi không thấy gì. Nhưng không thể đình hoãn được. Kế hoạch dự liệu đành phải đem ra thi hành. Đến 6 giờ, tôi dùng VTĐ gửi điện văn cho hải quân, bộ đội và dân cư báo tin sự có mặt của chúng tới và bày tỏ sự thân hữu của chúng tôi. Ngay sau đấy, từ cầu tầu Royal hai chiếc phi cư « đom đóm » loại du lịch Pháp, không võ trang, cất cánh và đậu xuống bãi đậu của chiếc chở đến ba sĩ quan : Gaillet, Scamaroni, Souffet, ba người đưa tin thân hữu. Tồi được tin ngay hai phi cơ đom đóm hạ cánh xuống không có gì là khó khăn, trên bãi đậu đã vang lên tiếng «Hoàn hảo !».

        Bất thần có tiếng súng phòng không nổi lên khắp nơi. Đại bác của tầu Richelieu và các giàn pháo ở khắp nơi bắn vào các phi cơ Pháp tự do và Anh đang bay trên thành phố để tung xuống những truyền đơn thân hữu. Tuy nhiên, loạt sủng nghe ghê rợn thật nhưng có vẻ ngập ngừng. Bởi vậy, tôi cho lệnh hai chiếc tầu nhỏ du thuyết tiến vào hải cảng trong khi các tầu nhỏ Pháp Tự Do và hai chiếc Wester land, Pennland, tiến vào cửa khẩu.

        Mới đầu không có phản ứng gì. Hải quân Trung tá d‘ Argenlieu, đại đội trưởng Gotscho, hai đại úy Bccourt-Focli và Perrin, thiếu úy Porgès đều bỏ neo và lên bộ xin vào gặp thiếu tá chỉ huy hải cảng, ông này ra tiếp D‘ Argenlieu cho biết có bức thư của tướng de Gaulle gửi cho vị toàn quyền và phải trao tận tay. Nhưng ông ta không giấu vẻ bối rối, ông ta tuyên bố có lệnh bắt giam thuyết khách. Đồng thời ông ta tỏ ý muốn gọi lính cận vệ. Thấy vậy bọn d’Argenlieu trở về tầu của mình. Tầu quay mũi ra, từng loạt liên thanh bắn theo. D’Argenlieu và Perrin bị thương nặng phải đưa về tầu Westerlaml.

        Giàn pháo Dakar bắt đầu bắn vào đoàn tầu Anh và Pháp Tự Do từng đợt nhát gừng trong nhiều giờ nhưng không có tiếng trả lời. Chiếc được tầu kéo quay mũi trong bến để sử dụng đại bác dễ dàng hơn, bây giờ đã bắt đầu nhả đạn. Đến 11 giờ, đó dốc Cunningham dùng VTĐ gửi bức điện tín : « tôi không bắn các ông. Tại sao các ông bắn tôi?» Trả lời: « Rút ra-cách đây 20 dặm ! » Bây giờ đến lượt người Anh nổ vài tiếng súng. Nhưng thời giờ vẫn trôi qua, hai bên chưa ai thực sự muốn đánh mạnh. Cho đến giữa trưa không có chiếc phi cơ nào của Vichy cất cánh lên không trung.

        Căn cứ vào những dấu hiệu ấy, tôi không có cảm tưởng là Dakar cương quyết kháng cự. Có lẽ hải quân các đồn trại và vị toàn quyền đang đợi một diễn biến nào đó để vin lấy làm cơ hội hòa giải ? Đến trưa đô đốc Cunningham gửi cho tôi một điện tín cho tôi biết ông cũng có cảm tưởng như vậy. Hẳn là không thể nghĩ đến việc đưa đoàn tầu vào bến. Nhưng tại sao lại không đồ bộ các bộ đội Pháp Tự Do lên nơi nào gần hải cảng để tìm cách tiến lại gần bằng đường bộ ? Chúng tôi đã nghĩ đến trường hợp này từ trước. Hải cảng nhỏ Rufisque ở ngoài tầm súng của phần lớn công sự chiến đấu có thể dùng được miễn là cuộc đổ bộ không gặp sức kháng cự mạnh, Nhưng chỉ có tầu nhỏ vào được Rufisque còn tầu lớn không vào được vì nông quá. Như vậy, phải dùng xà lan để đổ độ, không mang theo được súng lớn, và phải thực an toàn mới đồ bộ được. Tuy nhiên Cunningham đã hứa sẽ phòng vệ mặt biển, tôi bèn kéo đến Rufisque.

        Vào lúc 15 giờ, sương mù vẫn dày đặc, chúng tôi thực hiện cuộc đồ bộ. Chiếc Commandant Duboc chờ một toán thủy quân lục chiến tiến Vào hải cảng và đưa lên bộ vài người thủy thủ để cột tầu. Trên bờ đã có một đám đỏng người bản xứ chạy đến để tiếp đón toán thủy thủ trong khi bộ đội của Vichy dàn trận quanh vùng khai hỏa vào chiếc tiểu hạm của chứng tôi, làm bị thương và tử thương vài người. Trước đây ít lâu hai oanh tạc cơ Glenn-Martin đã bay thấp trên đoàn tầu của chúng tôi để cho chúng tôi biết rằng họ vẫn để ý canh chừng, nên liệu cái thần hồn. Sau chót, đô đốc Cunningham cho biết rằng các tuần dương hạm Georges Leygues và Montcalm ở cảng Dakar chỉ cách chúng ta có một dặm trong sương mù, còn các tàu Anh mắc ở chỗ khác không thể bảo vệ được chúng tôi. Thôi thì là đành phải bỏ ngang. Không những vì không thể đồ bộ được mà còn nguy hiếm là khác, chỉ cần một vài loạt đại bác của tuần dương hạm Vichy bắn ra là đưa cả đoàn quân Pháp Tự Do xuống đáy biển. Tôi quyết định trở ra khơi, lúc về được trôi chảy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:13:49 am »


        Suốt đêm thao thức. Sáng hôm sau hạm đội Anh nhận được của ông Churchill một điện tín cho phép hoạt động mạnh, họ bèn hạ tối hậu thư cho Dakar. Nhà cầm quyền ở đây nhất định không nhượng bộ. Suốt ngày hôm ây người Anh và giàn pháo trên mặt đất và trên tầu đậu tại bến cùng nhau trao đổi từng loạt súng qua sương mù dầy đặc. Đến chiều cũng chưa thấy có kết quả rõ rệt.

        Đến tối, chiếc Barham tới gần chiếc và đô đốc Cunningham yêu cầu tôi sang bàn tính. Trên chiếc chiến hạm Anh bầu không khí căng thẳng và buồn tẻ. Hẳn là người ta than phiền vì không thành công. Nhưng cảm tưởng nối bật là sự kinh ngạc. Người Anh họ thực tế, họ không hiểu tại sao nhà cầm quyền, hải quân và bộ đội ở Dakar lại kiên quyết đánh lại đồng bào và đồng minh trong khi nước Pháp nằm bẹp dưới gót giầy xâm lăng. Còn như tôi, tôi đã không còn ngạc nhiên gì nữa. Những việc mới xay ra lại một lần nữa tố giác manh tâm của Vicliy lạm dụng can đảm và tinh thần kỷ luật của những .người dưới quyền họ để chống lại quyền lợi của tổ quốc.

        Đô đốc Cunningham cho biết tình hình. Ông nói: « Cứ thái độ của Dakar và hạm đội yểm trợ họ thì tôi cho rằng oanh tạc chưa chắc đã giải quyết được tình trạng » Tướng Irwin chỉ huy các đơn vị đổ bộ nói thêm : « sẵn sàng đưa bộ đội lên mặt đất để xung kích các chiến lũy, nhưng cần phải hiểu rằng như thế sẽ nguy hiểm cho mỗi chiếc tầu và mỗi người lính ». Cả hai người đều hỏi tôi, nếu chấm dứt cuộc hành quân này thì «phong trào» Pháp Tự Do sẽ ra sao.

        Tôi nói : «Cho đến bây giờ chúng ta chưa tận lực đánh Dakar. Cuộc vận động hòa giải đã thất bại. Việc oanh tạc không đem lại kết quả gì. Sau hết, cuộc đổ bộ bằng sức mạnh và việc xung kích các chiến lũy sẽ đưa đến một trận đảnh quy mô mà theo ý tôi thì tôi muốn tránh, vả chăng chính ông cũng cho biết rằng kết quả không chắc chắn. Như vậy lúc này nên bãi bỏ việc chiếm cứ Dakar. Tôi đề nghị đô đốc Cunningham nên ngừng việc ném bom như tướng de Gaulle đã yêu cầu. Nhưng việc phong tỏa vẫn tiếp tục để ngăn cản sự hoạt động của các tầu ở Dakar. Sau này chúng ta sẽ thử một chuyến nữa bằng cách tiến theo đường bộ sau khi đổ bộ lên những điểm không có hay kém phòng thủ như Saint - Louis chẳng hạn. Dẫu sao thì Pháp Tự Do cũng cứ tiếp tục ».

        Đô đốc Cunningham và tướng Irwin nghe theo lời tôi về những việc phải làm ngay tức khắc. Trong đêm tối, tôi rời khỏi tầu Barham lên chiếc xà lúp bềnh bồng trên ngọn sóng, bộ chỉ huy và đoàn thủy thủ bồng súng chào trong sự buồn rầu.

        Nhưng có hai sự kiện làm cho đô đốc Cunningham bỏ quyết định hồi tối. Trước bết là một bức điện tín của ông Churchill yêu cầu tiếp tục cuộc hành quân. Ông ngạc nhiên và tức giận là khác, tại sao lại bỏ cuộc trong khi các giới chánh trị ở Luân Đôn và nhất là ở Hoa Thinh Đốn bắt đầu thắc mắc vì đài phát thanh Vichy và Bá Linh làm rùm beng. Mặt khác, sương mù đã tan, có thể thực hiện cuộc oanh tạc. Lần này họ không cần hỏi ý kiến tôi, cuộc giao tranh khởi diễn từ bình minh, đại bác Anh và bên kia nổ rền. Nhưng đến chiều, thiết giáp hạm Resolution trúng mìn của tiềm thủy đĩnh gần chìm, phải cho tầu khác kéo. Nhiều tầu Anh khác bị tổn hại nặng. Bốn phi cơ của Ark Royal bị bắn rơi. Phía bên kia tầu Richelieu và nhiều chiến hạm khác bị thiệt hại nặng. Diệt ngư lôi hạm Audacieux, tiềm thủy đĩnh Persée và Ajax bị đánh chìm, đoàn thủy thủ chiếc sau được một tuần dương hạm Anh cứu vớt. Nhưng các pháo đài trên hải cảng vẫn bắn xuống. Đô Đốc Cunningham quyết định bỏ cuộc. Tôi đành phải nghe theo. Chúng tôi chạy thẳng về Freetwon.

        Những ngày kế theo đó thật là tàn ác cho tôi. Tôi có cảm tưởng một người nhà bị động đất dữ dội, mái ngói trên nóc trút xuống đầu.

        Ở Luân Đôn, cơn giận nổi lên như bão. Tại Hoa Thịnh Đốn lời châm biếm chua cay giáng vào đầu tôi như mưa bão. Đối với báo chí Mỹ và nhiều tờ báo Anh thì sự thất bại nảy phải đổ hết lên đầu de Gaulle. « Chính ông ta đã bảy ra trò phiêu lưu phi lý này, ông ta đã đánh lừa người Anh bằng những tin tức thất thiệt về Dakar, làm như Đông Ký Xuất nhào vào Dakar trong khi Dakar đã đưa viện binh tới giữ vững như bàn thạch, vả chăng, những tuần dương hạm Toulon chỉ kéo đến vì Pháp Tự Do vụng về bất cần làm báo động Vichy... cần nói một lần cho cả mọi lần để mọi người thấy rõ rằng không thể tin được những người không giữ nổi một sự bí mật». Chẳng bao lâu, ông Churchill cũng bị chỉ trích nặng nề, người ta chê trách ông đã để cho mình bị lôi kéo đi quả dễ dàng. Spears, mặt sa sầm, mang đến những điện văn của thông tín viên tiên đoán de Gaulle  thất vọng, bị các đồng chí bỏ rơi, bị người Anh gạt ra ngoài, sẽ bỏ cuộc ; chính phủ Anh sẽ cùng với Catroux, Muselier tuyên một người Pháp giúp việc trong một phạm vi nhỏ hẹp hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:14:17 am »


        Các sự tuyên truyền của Vichy thì họ lên giọng đắc thắng không kiêng nể gì ai Những bản thông csdo của Dakar trình bày như một trận hải chiến thắng lợi lớn. Nhiều điện tín chúc mừng gửi cho toàn quyền Boisson và các chiến sĩ anh dũng ở Dakar, các báo chính thức của hai khu vực đều đăng tải và phê bình, các làn sóng phát thanh gọi là « làn sóng Pháp » cũng nói nhiều đến những tin ấy. Còn tôi, trong căn phòng nhỏ lạc lõng giữa một hải cảng nóng như thiêu như đốt, tôi được dịp hiểu rõ rằng thế nào là phản ứng của sự sợ hãi, địch phải trả thù vì tôi đã làm cho họ sợ hãi, đồng minh bất thần khiếp nhược vì thất bại.

        Tuy nhiên, tôi nhận thấy ngay rằng người Pháp tự do thảm bại nhưng không thối chí. Khi đã bỏ neo tôi đến thăm các đơn vị viễn chinh, không ai muốn bỏ về. Trái lại, tất cả đều thêm cương quyết trước thải độ thù nghịch của Vichy. Một chiếc phi cơ từ Dakar đến bay lượn trên đoàn tàu bỏ neo, trên tầu bắn lên như mưa, một tuần lễ trước đây người ta không hung hăng như vậy. Chẳng bao lâu những điện tín nồng nhiệt của Laminat và Leclerc gửi đến cho tôi biết rằng mọi người vẫn một lòng cương quyết trung thành. Tại Luân Đôn, không có gì nao núng, tuy rằng khắp nơi gửi đến lời trách móc chua chát. Sự tin tưởng của những người kết nghĩa với tôi đem lại cho tôi một nguồn an ủi lớn. Như vậy tỏ ra rằng Pháp Tự Do được đặt trên nền móng chắc chắn. Nào! Chúng ta tiếp tục mọi việc ! Spears đã nguôi nguôi, trong một cuộc nỏi chuyện với tôi, ông trích dẫn Victor Hugo: « Ngày hỏm sau, Aymeri chiếm được thành».

        Cần phải nói rằng tại Luân Đỏn dư luận ác cảm bùng lên như bão, nhưng chính phủ Anh rất kín tiếng. Churchill tuy bị người ta làm rầy rà nhưng không chối bỏ tôi và tôi cũng không hề chối bỏ ông. Ngày 25 tháng chín, ông tường trình việc ấy trước Hạ Viện hết sức khách quan và tuyên bố rằng : « những việc đã qua chỉ làm cho chính phủ Hoàng Gia thêm tin cẩn tướng de Gaulle ». Hẳn là lúc ấy Thủ Tướng Anh biết rõ tại sao hạm đội Toulon có thể  đi qua được eo biển Gibraltar, tuy ông không nói ra, chính ông nói cho tôi biết khi tôi trở về Anh quốc hai tháng sau.

        Một điện tín gửi đi từ Tanger do một sĩ quan Pháp tình báo bí mật tập kết với Pháp Tự Do, đó là đại úy Luizet, ông báo cho Luân Đòn và Gibraltar biết việc khởi hành của đoàn tầu Vichy. Bức điện tín đã đến nơi, nhưng có trận oanh tạc của không quân Đức hàng mấy giờ tại Whitehall, nhân viên phải ở dưới hầm nủp, sau đó công việc của bộ tham mưu bị chậm trễ. Việc phiên dịch mật ngữ chậm qua, Hải Quân không kịp báo động hạm đội Gibraltar. Tồi tệ hơn ! Tùy viên hải quân của Vichy ở Madrid đã ngây thơ báo tin ấy cho tùy viên quân sự Anh ; đô dốc chỉ huy Gibraltar được hai nguồn tin khác nhau báo động, ông không làm gì để ngăn cản đoàn tàu nguy hiểm đó.

        Tuy nhiên, thái độ công khai của Thủ Tướng Anh đối với phe de Gaulle đã làm giảm bớt tình trạng sôi động tại nghị trường và trên báo chí. Dẫu sao thì vụ Dakar cũng để lại trong tâm trí người Anh một vết thương không lành và trong trí óc người Mỹ cảm tưởng không hay rằng nếu một ngày kia phải đổ bộ lên đất đai của Vichy thì không nên để cho Pháp Tư Do và người Anh tham dự.

        Dầu sao, ngay lúc này đồng minh Anh của chúng ta cũng nhất quyết không thử lại một lần nữa. Đô đốc Cunningham tuyên đố dứt khoát rằng phải bỏ hẳn việc ấy không trở lại bất cứ dưới hình thức nào. Chính ông cũng không biết làm gì hơn đưa tôi về tôi Cameroun. Đoàn tầu thẳng tiến về Douala. Ngày mùng 8 tháng mười giữa lúc các tầu Pháp vào cửa biển Wouri, đoàn tầu Anh chào từ biệt và quay ra khơi.

        Tuy nhiên dân chúng trong tỉnh vui mừng nhiệt liệt khi tầu Commandant Duboc chở tôi vào hải cảng Douala, Leclerc đợi tôi ở đấy. Sau khi duyệt binh, tôi đến dinh thống đốc trong khi các đơn vị từ Anh quốc, sang đặt chân lên bờ. Công chức, thực dân Pháp, nhân sĩ bản xứ bày tỏ lòng ái quốc nồng nhiệt. Nhưng ho không quên nghĩ đến công việc riêng của họ, điều chính yếu là xuất cảng sản phẩm trong nước và nhập cảng nhu dụng phẩm không kiếm được ở đây. Nhưng, vượt lên trên những bận tâm và ý kiến dị biệt, sự đoàn kết người Pháp Tự Do tự nhiên bộc lộ ở Luân Đôn cùng như ở Phi Châu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:14:39 am »


        Những người đứng về hàng ngũ Croix để Lorraine đều có một bản chất như nhau, sau này tính chất đồng nhất ấy trở thành yếu tố cố định của mọi sự nghiệp cứu quốc. Bất cứ ở đâu, bất cứ việc gì, người ta cũng có thể tiên đoán được «cánh de Gaulle » sẽ nghĩ thế nào và hành động thế nào. Thí dụ : mối xúc động phấn khởi mà tôi vừa thấy đấy, sau này có cơ hội nào tiếp xúc với dân chúng tôi cũng thấy bộc lộ sự phấn khởi ấy. Tôi cần phải nói rằng lâu dần tôi bị lệ thuộc vào thái độ phấn khởi của quần chúng. Đối với các đồng chí tôi tượng trưng cho chánh nghĩa, đối với quần chúng Pháp tôi tượng trưng cho hy vọng, đối với ngoại quốc tôi tương trưng cho nước Pháp quật cường giữa cơn thử thách ; sự kiện đó chi phối phong độ của tôi và tôi chấp nhận nó là một cá tính không thể thay đổi được. Nó trở nên một trụ cột nâng đỡ nội tâm nhưng đồng thời cũng là một thứ gông cùm quá nặng.

        Lúc này cần phải nuôi sống Trung Phi thuộc Pháp và huy động nhân lực và tài nguyên để tham dự cuộc chiến Phi Châu. Ý kiến của tôi là thiết lập trong rừng sâu hồ Tchad và xứ Libye một mặt trận vùng sa mạc đợi ngày tình thế biến chuyển, quân đội Pháp có thể chiếm lấy Fezzan và bước chân vào Địa Trung Hải. Nhưng vì sa mạc hoang vu, giao thông và tiếp tế khó khăn, tôi chỉ có thể cung cấp được những quân số ít ỏi và chuyên về một loại hành quân. Bởi thế cho nên đồng thời tôi muốn gửi sang Trung Đông một đạo quân viễn chinh bên cạnh người Anh. Mục tiêu xa xôi đối với cả mọi người là Bắc Phi thuộc Pháp. Tuy nhiên, trước tiên phải thanh toán xứ Gabon, phần đất nội địa thù nghịch với chúng tôi. Ngày 12 tháng mười tôi ra lệnh cần thiết cho Douala.

        Trong khi đang sửa soạn cuộc hành quân khó nhọc ấy tôi rời khỏi Cameroun để viếng thăm các lãnh thổ khác. Trước hết tôi đến hồ Tchad sau khi lưu lại một thời gian ngắn ở Yaounde. Sự nghiệp của Pháp Chiến Đấu kể cả lãnh tụ lẫn đồng chí thiếu điều sụp đổ trong chuyến đi này. Chiếc phi cơ Potez 540 đưa chúng tôi về Fort - Larny bị hư máy, thật là may mắn phi thường mà phi công đậu xuống được giữa đồng lầy không bị hư hao nhiều.

        Ở Tchad tôi thấy bầu không khí sôi động. Ai nấy có cảm tưởng rằng ngón tay Lịch sử vừa đặt xuống mảnh đất đáng khen và đau khổ này. Ở đây muốn làm cái gì cũng phải mạnh tay liều lĩnh vì người ta phải đương đầu với đủ mọi khó khăn lớn : xa xôi, hẻo lánh, khí hậu, thiếu đủ mọi phương tiện. Nhưng bù lại, đã vượng lên bầu không khí hào kiệt từ đó xuất hiện những sự nghiệp lớn lao.

        Eboué tiếp tôi ở Fort - Lamy. Tồi nhận thấy ông bày tỏ cho tôi biết lòng trung tín không sờn của ông. Đồng thời tôi cũng nhận thấy ông có tài thao lược để tham gia những sự nghiệp lớn lao. Ông  đưa ra những ý kiến thích đáng và không bao giờ phản đối về phươ'ng diện cố gắng và mạo hiểm. Tuy nhiên, công việc của ông là phải thực hiện những trục lộ giao thông để vùng Tchad có thể  nhận được vật liệu và lương thực từ Brazzaville, Duala, Lagos rồi chuyên chở đến biên giới Libye thuộc Ý để quân Pháp Chiến Đấu có thể chiến đấu hữu hiệu, Tất cả 6.000 cây số đường mòn qua lãnh thổ, ông phải tạo lấy phương tiện mà đắp đường hay sửa chửa. Ngoài ra, còn phải mở mang kinh tế trong nước để nuôi binh lính và công nhân còn phải xuất cảng để có tiền chi phí mọi việc. Công việc khó khăn vì sẽ có một số lớn thực dân và công chức phải nhập ngũ.

        Tôi cùng với đại tá Marchand, chỉ huy bộ đội ở Tchad, bay đến Faya và các đồn ngoài sa mạc. Tôi được biết các bộ đội đều cương quyết chiến đấu nhưng thiếu thốn đủ mọi phương tiện, về đơn vị lưu động, ở đây chỉ có các đơn vị lạc đà và một vài đội xe hơi. Bởi thế cho nên khi tuyên bố với sĩ quan rằng tôi trông cậy ở họ để một ngày chiếm Fezzan và tiến đến Địa Trung Hải, họ kinh ngạc hiện ra nét mặt. Họ cho rằng việc oanh tạc của phi cơ Đúc và Ý còn dễ xảy ra hơn là cuộc tấn công đại quy mô mà tôi vừa phác họa. Không có ai tỏ vẻ ngập ngừng khi nói đến tiếp tục chiến đấu vì ở đấu người ta cũng bị thu hút bởi hình Thập Tự Lo Ren.

        Tuy nhiên, trên lãnh thổ Niger và ốc đảo Sahara, bạn hữu họ cũng sống như họ, cũng ở tận thâm sơn cùng cốc xứ Libye, nhưng không có cấp trên dìu dắt, những người bạn không may ấy sẽ chĩa súng bắn chết ngay người nào nói đến chuyện đánh kẻ thù của nước Pháp ! Trong số những thử thách tinh thần mà lỗi lầm của Vichy đã bắt tôi phải gánh chịu, thật không còn gì đau khổ hơn phải chứng kiến những cảnh trải ngược phũ phàng như vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:36:59 am »


        Nhưng khi trở về Fort - Lamy, đã có tin mừng đưa lại cho tôi khá nhiều phấn khích. Đây là tin của tướng Catroux. Khi ông trở về tới Luân Đôn, tôi đã đi Phi Châu, những người tài đặt điều đã tưởng tượng ra người Anh muốn dùng vị tướng quân đoàn đã có những sự nghiệp lớn này trong khi những người thủ cựu thì khích bác đã tự hỏi ông tướng ấy có chịu thuộc quyền một tướng lữ đoàn chăng ? Catroux đã đến thăm Thủ Tướng Anh nhiều lần và nhiều người đã phỏng đoán trong những cuộc hội đàm ấy Thủ Tướng Anh đã gọi ý cho ông nên chiếm lấy chỗ của tôi, không phải để ông thử điều khiển xem sao, mà để Thủ Tướng Anh dùng mánh lới «chia để trị». Một vài ngày trước khi đến Dakar, Churchill đã bất thần báo tin cho tôi biết ông gửi Catroux đến Le Caire để hoạt động ở Trung Đông, nơi người ta vẫn đợi xảy đến dịp may mắn thuận lợi. Tôi đã phản ứng rõ rệt ngay việc ấy, tôi cho rằng không phải là một ý kiến dở, nhưng sáng kiến phải đợi tôi chấp thuận. Churchill đã giải thích một cách trôi chảy, ông nại cớ cấp bách.

        Bày giờ Catroux từ Le Caưe đến Fort – Lamy. Trong bữa ăn tôi nâng ly chúc mừng vị tướng lãnh cao cấp, xưa nay tôi vẫn có lòng ngưỡng mộ. Ông trả lời một cách rất cao thượng và rất giản dị rằng ông nhận quyền chỉ huy của tôi. Eboué và những người có mặt đều xúc động, đối với Catroux thì de Gaulle  đã vượt ra ngoài cấp bậc quân nhân để đảm nhiệm một trách vụ không thể đồng hóa với cấp bậc quân đội. Không ai có thể không biết đến giá trị của tấm gương sáng như vậy. Khi đã ấn định nhiệm vụ của ông, tôi từ biệt tướng Catroux ở gần chiếc phi cơ đưa ông về Le Caire, tôi cảm thấy cá nhân ông đã lớn mạnh thêm nhiều khi ông ra về.

        Tôi đến Brazzaville ngày 24 tháng mười. Ở đây cái nhìn tổng quát cũng cho thấy là đáng tin tưởng như ở Douala và Fort - Lamy. Nhưng người ta chỉ nhìn thấy dần dần.

        Đối với « thủ đô » thì như thế là bình thường. Hành chánh, bộ tham mưu, dịch vụ, kinh doanh, tôn giáo, mọi giới đều ước lượng những khó khăn cần phải vượt qua để các vùng xích đạo nghèo nàn nhất Đế Quốc có thể sống được khi mất liên lạc với chánh quốc và góp phần nỗ lực chiến tranh. Thực ra rất dễ bán cho Anh và Mỹ một vài sản phẩm như dầu, cao su, gỗ, bông, cà phê, da. Nhưng vì không có cơ xưởng, không có khoáng sản, ngoại trừ một ít vàng, tổng số xuất cảng không thể quân bình được số hàng hóa mua ở nước ngoài.

        Để giúp việc Larminat về lãnh vực này, tôi bổ nhiệm Pleven làm tổng thư ký. Ông này, khi đã làm cho guồng máy chạy rồi, sẽ sang Luân Đôn và Hoa Thịnh Đốn điều đình các vấn đề giao dịch tài chánh. Khả năng của ông, nhờ có uy tín của Larminat nâng đỡ, quả là rất hữu hiệu. Các giới công chức, trồng tỉa, doanh thương, vận tải, nhận thấy cần phải hoạt động nhiều và cũng đáng công hoạt động, họ khỏi sự giai đoạn sinh hoạt phồn thịnh đã thay đổi sâu xa đời sống Trung Phi ngay từ những năm chiến tranh. Đến cuối tháng mười tôi viếng thăm Oubangui, được thống đốc Saint-Mart tiếp đón, rồi thăm Pointe - Noire, thống đốc-là Daguin, tôi đã có dịp khích lệ mọi nỗ lực cần thiết.

        Sau hết, ngày 27 tháng mười, tôi đến Leopold nhà cầm quyền, quân đội, dân chúng và những người Pháp sống ở Congo Bỉ đã dành cho tôi một sự tiếp đón nồng hậu. Toàn quyền Ryckmans cũng sống cô lập với tổ quốc, nhưng mong mỏi nước Bỉ tham dự cuộc chiến và thân hữu vời Pháp Tự Do. Vả chăng nhóm Pháp Tự Do đã che chở cho Congo Bỉ khỏi bị tiêm nhiễm tinh thần đầu hàng từ phía Bắc tràn xuống. Ryckmans phải giữ liên lạc mật thiết với láng giềng Pháp ở bờ bên kia sông Congo. Những bạn đồng liêu người Anh của ông cũng vậy : Bourdillon ở Nigeria và Huddleston ở Soudan. Trước đây vẫn có âm mưu và tranh giành làm mấy nước lân bang kình chống nhau, nhưng bây giờ từ Lagos đến Douala, Brazzaville, Leopoldville, Khartoum, các thống đốc đoàn kết với nhau, có lợi cho nỗ lực chiến tranh và trật tự Phi Châu.

        Tuy nhiên, tất cả đều sẵn sàng để thanh toán vấn đề Gabon. Trước khi tôi đến Douala, Larminat đã xếp đặt những việc đầu tiên. Dưới quyền chí huy của thiếu tá Parant, một vài yếu tổ rút ra từ lực lượng Congo, đã tiến tới Lambaréné, bờ sông Ggooué. Nhưng họ bị cản lại bởi các lực lượng của Vichy. Đồng thời, một toán nhỏ, gửi từ Cameroun sang, chỉ huy trưởng là đại úy Dio, đang bao vây đồn Mitzic. Tại Lambaréné và Mitzic, hai phe de Gaulle và Vichy trao đổi vài viên đạn và nhiều lời cãi vã. Thỉnh thoảng, một chiếc Glenn- Martin từ Libreville sang địa phận của chúng ta, thả xuống vài trải bom và nhiều truyền đơn. Một chiếc « Bloch 200 » từ Brazzaville, ngày hôm sau, sẽ bay sang trả đũa. Nhưng cuộc giao tranh kẻo dài và đau đớn ấy không đem lại giải pháp nào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2019, 11:28:32 pm »


        Từ ngày tôi đến, tôi đã quyết định chiếm Libreville và đã có kế hoạch hành động. Khốn thay, không ai ngờ Libreville có thể chống lại mãnh liệt các lực lượng của chúng ta. Tướng Têtu, đóng ở Libreville, có bốn đại đội, pháo binh, bốn oanh tạc cơ tối tân, tiểu hạm Bougainville và tiềm thủy đĩnh Poncelet. Ông ta đã huy động một số thực dân. Mặt khác ông ta cũng nhận được lệnh phải chống cự. Muốn ngăn cản viện binh, tôi phải yêu cầu ông Churchill cảnh cáo Vichy rằng, nếu cần thì hạm đội Anh sẽ can thiệp. Sau khi tôi gửi điện tín đi, đô đốc Cunningham đến thăm tôi ở Douala. Chúng tôi đồng ý với nhau rằng tầu của ông không tham dự trực tiếp vào cuộc tấn công Libreville, nhưng ông sẽ đậu ở ngoài khơi để ngăn cản Dakar gửi thêm tuần dương hạm đến nếu họ có ý ấy. Về phía chúng tôi, chúng tôi bất dắc dĩ mà phải hành động ; tôi tuyên bố trước sự ưng thuận của mọi người, trong dịp hành quân đau khổ này sẽ không có tuyên dương công trạng.

        Ngày 27 tháng mười, chúng ta chiếm đồn Mitzic. Ngày mùng 5 tháng một đồn Lambaréné buông súng. Ngay sau đó một đoàn tàu đã khởi hành từ Douala đưa quân đến Libreville. Leclerc chỉ huy toàn khối, Koenig cầm đầu bộ binh : một đại đội Lê Dương, một đại đội thuộc địa hỗn hợp; người Senegal và thực dân ở Cameroun. Đổ bộ ở mũi Mondali đêm mùng 8 tháng một, ngày mùng 9 xảy ra nhiều cuộc giao tranh dữ dội ở xung quanh thành phố. Cũng ngày hôm ấy dưới quyền chỉ huy của thiếu tá để Marmier, nhiều phi cơ « Lysanđer» đem từ Anh sang, mới ráp vội vàng ở Douala, đã bay và thả xuống ít nhiều trái bom. Bấy giờ d‘Ar- genlieu, đưa tầu Savorgnan de Brazza vào cảng, theo sau là chiếc Commandant Dominé. Mặc dầu đưa tin tức tỏ tình thân hữu nhiều lần, tầu Bougainville của phía bên kia đậu ơ bến vẫn bắn ra không ngót. Tầu Brazza bắn lại làm họ phải ngậm miệng. Trong khi ấy thì đội Lê Dương bẻ gay sức kháng cự ở phi cảng của những đơn vị Vichy. D'Argenlieu gửi đến tướng Tètu mật điện tín bách thúc phải ngừng tiếng súng. Họ đầu hàng. Koenig chiếm Libreville. Trước đây tôi đã bổ nhiệm Parant làm thống đốc Gabon, bây giờ ông đến nhậm chức. Dầu sao, cũng có đến 20 người tử thương.

        Hôm qua, chiếc tiêm thủy đĩnh Poncelet ra khỏi cảng Port Gentil và phóng một thủy lôi vào một tuần dương hạm của Cunningham. Chiếc tiềm thủy đĩnh bị mìn, phải nổi lên mặt nước, đoàn thủy thủ được người Anh cứu,chỉ huy trưởng là trung tá hải quân Saussine phá hủy chiếc tầu và chết theo.

        Bấy giờ còn việc chiếm Port-Gentil. Mọi việc hoàn tất ngày 12 tháng một, sau nhiều cuộc hòa đàm, không có kháng cự. Nạn nhân duy nhất của cuộc hành quân chót này là thống đốc Masson, tháng tám mới rồi ông đã tập kết Gabon, nhưng sau lại đổi ý. Ông lo sợ hậu quả cho nên khi Libreville thất thủ ông lên tầu Brazza chạy sang Port-Gentil, cùng với đại tá Crochu, tham mưu trưởng của Têtu, để yêu cầu đồn binh ngưng cuộc huynh đệ tương tàn. Nhờ vậy mà tránh được thảm họa. Nhưng ông Masson mệt trí sau những cuộc thử thách ấy đã tự vẫn trong ca bin chuyến tầu đưa ông về.

        Tôi đến Libreville ngày 15, đến Port-Gentil ngày 16 tháng một. Chân tướng nổi bật trong dân chúng là được yên lành khi thoát khỏi tình trạng phi lý. Đến nhà thương đòi thăm thương binh của cả hai bên đặt nằm bên cạnh nhau. Sau đó, người ta trình diện các sĩ quan của các đơn vị Vichy. Một vài yếu tố theo Pháp Tự Do. Phần lớn đã nhận được lệnh của cấp trên và đã tuyên thệ trung thành với Thống Chế, nhưng họ muốn chịu giam cầm hơn là trung thành. Họ chờ đợi Bắc Phi trở lại cuộc chiến để ra mặt trận như nhiều người khác. Tướrng Têtu được trao cho các Cha dòng Thánh Trí và sau này đưa sang bệnh viện Brazzaville. Năm 1943 ông cũng trở lại Alger.

        Đài phát thanh Dakar, Vichy và Ba Lê tung ra một loạt bài thóa mạ, trước đây họ đã loan những tin thẳng trận quả đáng. Tôi bị vu cáo là đã oanh tạc, đốt phả và cướp bóc Libreville, bắn chết nhân sĩ, bắt đầu từ giám mục Tardy. Người của Vichy bịa ra những tin dối trá ấy để che đậy việc làm ám muội nào đây. Trong vụ Dakar, họ đã bắt giam ba phi công Pháp Tự Do thả xuống Ouakam không có khí giới, rồi đến Boislambert, Bissagnet và Kaouza, bác sĩ Brunei. Những người này được tôi mật gửi đến để du thuyết ôn hòa. Chỉ một người thoát thân được chạy sang Gambie của người Anh đó là Brunel. Lời tố cáo của Dakar làm cho tôi nghĩ rằng có lẽ họ sửa soạn dư luận để trả thù bằng cách hành hạ các tù binh. Tôi đã kín đáo đề nghị với Boissou trao đổi số tù binh ấy lấy tướng Têtu và các sĩ quan của ông, đài phát thanh Dakar công bố ngay đề nghị của tôi kèm theo lời thóa mạ và khiêu khích. Tôi bèn báo cho viên cao ủy của Vichy biết rằng tôi còn giam giữ nhiều người của họ, họ phải đối xử tử tế với tù binh Pháp Tự Do. Họ bèn xuống giọng ngay lập lức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2019, 11:02:41 pm »


        Vả chăng, nhiều dấu hiệu cho thấy rằng thời cuộc diễn biến làm cho các nhà cầm quyền của Vichy rất bối rối. Thứ yên ồn thấp hèn sau ngày đình chiến tan rã rất chóng. Trái với tin tức họ loan truyền trước đây để biện hộ cho việc đình chiến, địch không làm gì được nước Anh. Mặt khác, nhiều thuộc địa về tập kết với de Gaulle, vụ Dakar, sau hết vụ Gabon, chứng tỏ rằng Pháp Tự Do biết dùng đài phát thanh, chứ họ không phải một « nhóm người đánh giặc mướn xúm quanh một máy vi âm ». Bất thần người ta bắt đầu nhận thấy nước Pháp chỉ có thể trỏng cậy ở người Pháp, còn như người Đức thì đã phải đếm xỉa đến những khó khăn mỗi ngày mỗi lớn gây ra bởi phong trào kháng chiến. Ở tận thâm sơn cùng cốc Phi Châu tôi cảm thấy những dao động mà tình trạng ấy tạo ra cho những người của Vichy.

        Sau vụ Dakar, họ bắt đầu phản ứng bằng vũ lực. Phi cơ từ Maroc sang oanh tạc Gibraltar. Nhưng ngay san đó người ta trở lại hòa dịu. Điện tín của các ông Churchill và Eden cho tôi biết tin tức về cuộc hòa đàm ngày mùng 1 tháng mười ở Madrid giữa đại sứ Pháp, ông de la Baume, và đại sứ Anh, Sir Samuel Hoare. Vấn đề là quân Anh để cho các tầu từ Phi Châu sang được phép đến nước Pháp, nhà cầm quyền Pháp bảo đảm là sẽ không để lọt vào tay quân Đức. Ngoài ra, ông de la Baume còn tuyên bố rằng « nếu địch chiếm những hàng hóa ấy thì chính phủ sẽ thiên đò sang Bắc Phi và nước Pháp trở lại cuộc chiến bên cạnh đồng minh Anh.»

        Tôi ghi nhận tình trạng hoang mang nhận thấy qua lời tuyên bố trên đây và nói cho người Anh biết để đề phòng. Khó mà biết được lý do tại sao những người đã chịu phép phục tùng địch và lên án chiến sĩ tiếp tục chiến đấu lại có thể bất thần chống cự mãnh liệt như thế chỉ vì kẻ xâm lăng lấy thêm thực phẩm nhiều hơn số họ lấy hàng ngày. Quả như vậy, mặc dầu chính phủ Luân Đôn khuyến khích Vichy nên có thiện ý, mặc dầu Anh Hoàng và Tổng Thống Hoa Kỳ gửi thư riêng cho Thống Chế, mặc dù ngưới Anh đã tiếp xúc với tướng Weygand bây giờ ở Alger, với Noguès ở Maroc, nhưng vì có áp lực của người Đức cho nên không ai còn ảo tưởng gì nữa. Ngày 2 tháng mười, Pétain gặp gỡ Hitler tại Montoưe. Sự cộng tác giữa Vichy và địch được chính thức công bố. Sau hết, vào những ngày đầu tháng một, Vichy chấm dứt những cuộc điều đình với Madrid.

        Kể từ đây, những lý do hiển nhiên bắt buộc tôi phải khước từ tính cách họp pháp của các nhà đương quyền Vichy; tôi phải tự coi mình như người quản lý quyền lợi của nước Pháp, nhất là hành xử quyền hạn tại các vùng giải phóng với tư cách một chính phủ. Quyền hành tạm thời đó tôi mệnh danh là nền Cộng Hòa, tôi tuyên bố chủ quyền của nhân dân, tôi sẽ nhận sự trao quyền ấy và chịu trách nhiệm trước nhân dân, tôi long trọng tuyên bố cam kết trả lời trước nhân dân khi đã phục hồi được tự do. Ngày 27 tháng mười, trên lãnh thổ ở Brazzaville, tôi xác định lập trường quốc gia và quốc tế ấy bằng một bản tuyên ngôn hai đạo dụ và một văn kiện tổ chức thành phần, toàn bộ sẽ có giá trị một hiến chương. Tôi thiết nghĩ chưa bao giờ tôi để thiếu sót nhiệm vụ ấy cho đến ngày trao trả quyền hành cho các đại diện quốc gia, năm năm về sau. Mặt khác, tôi lập ra Hội Đồng phòng vệ Đế Quốc để góp ý kiến cho tôi, có các ông: Catroux, Muselier, Cassin, Larminat, Sicé, Sautot, d'Argenlieu. Sau hết, tôi gửi một văn thư ngày mùng 5 tháng một cho chính phủ Anh xác định thải độ của Pháp Tự Do và yêu cầu các đồng minh nên có lập trường dứt khoát với chính phủ Vichy và các đại lý chấp chỉnh của họ như Weygand và Noguès, nhiều người lạc quan vẫn cho rằng sẽ có một ngày kia họ trở lại hoạt động chống địch.

        Nói tóm lại, cuộc vận động ở Phi Châu tuy chưa đạt được hết mục tiêu dự định, nhưng ít ra cũng đặt được những căn cứ vững chắc cho nỗ lực chiến tranh từ Sahara đến Congo và từ Đại Tây Dương đến lưu vực sông Nil. Eboué được bổ nhiệm toàn quyền Trung Phi thuộc Pháp, sang ở Brazzaville, Marchanđ chỉ huy trưởng các bộ đội. Lapie từ Luân Đôn sang, nhiệm chức thống đốc Tchad, Cournarie nhiệm chức thống đốc Cameroun thay thế Leclerc. Leclerc muốn ở lại hoàn thành công tác đã khởi sự ở Douala, nhưng tôi cũng phải yêu cầu ông đến Tchad chỉ huy những cuộc hành quân ở Sahara, chính nhờ những cuộc hành quân ấy mà ông biết đến vinh quang qua lao khổ gian nan. Sau hết, Larminat, được hồ nhiệm cao ủy Tchad, thống lãnh quyền dân sự và quân sự.

        Trước khi đi Luân Đòn, tôi cùng ông phác họa chương trình hoạt động trong những tháng tới. Một mặt là đánh những trận đầu tiên bằng quân cơ giới và không quân ở Mourzouk và Koufra. Mặt khác, là đưa sang Erythrée một lữ đoàn hỗn hợp và một đội phi cơ oanh tạc để dự các trận đánh quân Ý. Trận đánh quân Ý sẽ mở màn cuộc tham dự của quân Pháp vào mặt trận Trung Đông. Nhưng cần phải tuyền mộ, huấn luyện, võ trang những yếu tố để tăng cường các đạo quân tiền phong ở Sahara cũng như ở lưu vực sông Nil. Không ai có thể tưởng tượng được chúng tôi đã cố gắng đến mức nào tại Trung Phi mênh mông, khí hậu nóng bức, để tuyên mộ, huấn luyện, võ trang và chuyên chở những lực lượng sau này được tung ra mật trận và đưa đi những nơi cách xa hàng ngàn dặm. Người ta cũng không thể ước lượng được mọi người sẽ phải cố gắng đến mức phi thường.

        Ngày 17 tháng một, tôi rời khỏi Phi Châu thuộc Pháp Tự Do để về Anh quốc, qua Lagos, Freetown, Bathurst và Gibraltar. Dưới trời mưa thu, phi cơ bay là là mặt biển, tôi nhớ lại những đường lối quanh co mà qua cuộc chiến tranh kỳ dị này, quân Pháp Chiến Đấu đã phải dùng đến để đánh quân Đức và quân Ý. Tôi ước lượng những trở ngại giữa đường mà chính người Pháp lại dựng lên để ngăn cản chúng tôi, than ôi! đó lại là những trở ngại to tát nhất. Nhưng đồng thời tôi cũng thêm phấn chấn khi nghĩ rằng chính nghĩa quốc gia đã làm say mê những người yêu chuộng tự do và muốn phục vụ tổ quốc.

        Tôi cũng thấy lòng mình phơi phới bay theo tiếng gọi phương xa như những người bước vào một cuộc phiêu lưu có kích thước toàn cầu. Mặc dầu thực tại phũ phàng nhưng có lẽ tôi cũng làm chủ được tình hình, vì tôi có thể, theo câu nói của Chateaubriand, « dẫn dắt người Pháp bằng mơ mộng ».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:24:59 pm »


LUÂN ĐÔN

        Tại Luân Đôn, vảo lúc đầu mùa đông năm ấy, sương mù phủ kín tâm hồn, người Anh lo lắng và buồn rầu. Hẳn là họ tự hào rằng mới thắng một trận công kích và giảm bớt được áp lực xâm lăng của địch. Nhưng, trong khi họ dọn dẹp các nơi tàn phả, nhiều mối lo khác lại đè nặng xuống đầu họ và các đồng minh nghèo khổ của họ.

        Các trận đánh dưới nước của tiềm thủy đĩnh tăng cường đến cao độ. Dân chúng Anh lo ngại mà thấy tầu ngầm và phi cơ Đức phá hoại tàu bè của họ, vận mệnh của chiến cuộc và cho đến khẩu phần thực phẩm của họ cũng tùy thuộc những tầu bè ấy. Nội các và các cơ quan chính phủ chỉ bàn đến vấn đề hàng hải. Số trọng tải của thương thuyền trở thành một ám ảnh, một áp lực cưỡng chế vượt lên trên hết. Hàng ngày, đời sống và vinh dự của nước Anh được diễn ra trên mặt biển.

        Tại Trung Đỏng, bắt đầu có những cuộc hành quân kịch liệt. Từ khi Vichy thất thế, Địa Trung Hải trở thành nơi cấm địa đối với những đoàn tầu chậm chạp của người Anh. Quân đôi và quân nhu của Luân Đôn gửi sang Ai Cập phải đi vòng qua Cấp ở Nam Phi Châu, đường xa đến nửa trái đất. Hàng hóa từ Ấn Độ, Úc Châu, Tân Tây Lan gửi về Anh cũng phải qua những chặng đường dài dằng dặc. Mặt khác, nước Anh cần nhập cảng một khối lớn nguyên liệu, vũ khí và tiếp tế — 60 triệu tấn năm 1941 — cần cho kỹ nghệ, quân đội và dân chúng, những hàng hóa ấy phải mua từ những nơi xa như Mỹ Châu, Phi Châu, Ả Châu, cần phải có một số trọng tải khổng lồ, đưa vòng vo qua rất nhiều nơi xa xôi và cần nhiều đoàn tầu hộ tống, mới đưa được hàng hóa đến các hải cảng Mersey và Clyde.

        Sự lo ngại của người Anh càng nặng nề khi họ nhận thấy không có một viễn tượng tốt lành ở góc trời nào. Trái với sự ước mong của nhiều người Anh, việc oanh tạc các thành phố của họ và những thắng lợi của Không lực Hoàng Gia không làm được cho người Mỹ lâm chiến. Hẳn là ở Hoa Kỳ dư luận căm phẫn Hitler và Mussolini. Hẳn là Tổng Thống Roosevelt sau khi tái đắc cử ngày mùng 6 tháng một, đã tăng gia hoạt động ngoại giao và tuyên ngôn dân chúng để lôi kéo nước Mỹ can thiệp vào cuộc chiến. Nhưng thái độ chính thức của Hoa Thịnh Đốn vẫn là trung lập, vả chăng luật pháp Mỹ cũng bắt buộc họ phải có lập trường ấy. Bởi thế cho nên trong mùa đông u ám này người Anh vẫn phải chi tiền mua hàng của Mỹ bằng vàng và ngoại tệ. Quốc hội và báo chí Mỹ chỉ trích cả những sự can thiệp gián tiếp mà Tổng Thống Roosevelt dùng tài khéo léo điệu xảo của ông để giúp đỡ nước Anh. Tóm lại, theo nhịp gia tăng nhu cầu và chi tiêu như vậy, chẳng còn bao lâu người Anh sẽ kiệt quệ không nhập cảng được đủ vật liệu cần thiết để theo đuổi chiến tranh.

        Về phía Nga Sô Viết, sự gắn bó của họ với nước Đức vẫn chưa có kẽ nứt rạn. Trái lại, sau hai cuộc du hành của Molotov sang Bá Linh, một thỏa ước giao thương Đức-Nga được ký kết vào tháng giêng, sẽ tăng cường việc tiếp tế nước Đức. Mặt khác, vào tháng mười năm 1940, nước Nhật đã ký vào minh ước tam cường, tuyên bố liên minh với Bá Linh và La Mã. Đồng thời, hầu như Đức đã thực hiện được mộng bá chủ Âu Châu, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Slovaquie, gia nhập Trục vào tháng một, Franco hội kiến Hitler ở Saint- Sébastien và Mussolini ở Bordighera. Sau hết, Vichy không giữ nổi bề ngoài độc lập theo hiệp ước đình chiến, phải tích cực hợp tác với kẻ xâm lăng.

        Bên ngoài thì chân trời tối sầm, bên trong thì dân chúng Anh phải gánh vác những khoản quốc phí nặng nề. Hai mươi triệu người nam nữ được huy động để đưa vào quân đội, xưởng máy, đồng áng, cơ quan hành chánh, phỏng không thụ động. Sự tiêu thụ phải giới hạn nghiêm ngặt cho đủ mọi người, tòa án phạt rất nặng việc buôn bán chợ đen. Mặt khác, hoạt động không quân của địch tuy không nhắm vào những kết quả quyết định nhưng vẫn đánh phá hải cảng, kỹ nghệ, đường sắt, bất thình lình họ trút bom xuống Coventry, trung tâm Luân Đôn, Portsmouth, Southampton, Liverpool, Glasgow, Swansea, Hull v.v. Họ làm cho dân chúng phải thức nhiều đêm liền trong tình trạng báo động làm cho nhân viên mệt nhọc, họ bắt buộc một số lớn người nghèo phải bỏ nhà cửa đến ngủ tại các hầm núp, tại các trạm xe điện như ở Luân Đôn. Cuối năm 1940 ấy, người Anh bị phong tỏa trong hòn đảo của họ, cảm thấy như sống dưới hầm núi tối đen.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM