Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 04:57:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37678 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:17:41 pm »


        Trong khi chúng tôi cố đào luyện lấy ít nhiều lực lượng thì lại đặt ra vấn đề liên lạc với chính phủ Anh Quốc, vả chăng nước Anh sẵn sàng điều chỉnh mới liên lạc ấy, không phải vì sở thích minh bạch pháp lý mà vì ý muốn bắt những người Pháp chiến đấu khả ương ngạnh tuy dễ thương này phải theo kỷ luật quốc gia khi sống trên lãnh thổ của Anh Hoàng.

        Ngay từ lúc đầu, tôi đã thảo luận với ông Churchill về ý muốn của tôi triệu tập một «Ủy Hội Quốc Gia» nếu có thể được để chỉ đạo nỗ lực chiến tranh. Để giúp đỡ chúng tôi, ngày 23 tháng sáu, chính phủ Anh đã công bố hai bản tuyên cáo. Bản thứ nhất không thừa nhận nền độc lập của chính phủ Bordeaux. Bản thứ hai ghi nhận sự thành lập một Ủy Hội Quốc Gia Phán và có ý thừa nhận Ủy Hội ấy để thảo luận mọi vấn đề liên hệ đến việc tiếp tục cuộc chiến. Ngày 23 tháng sáu, chính phủ Anh tung ra một thông cáo ghi nhận ý muốn kháng chiến của nhiều cơ quan công quyền tối cao tại Đế Quốc Pháp và đề nghị giúp đỡ những cơ quan ấy. Sau đấy, không thấy ai hưởng ứng, nội các Anh lại trở lại với một mình tướng de Gaulle và ngày 28 tháng sáu, quyết định thừa nhận công khai ông ta là « lãnh tụ của người Pháp Tự Do».

        Với tư cách ấy, tôi thảo luận với Thủ Tướng Anh và bộ Ngoại Giao các vấn đề cần thiết. Khởi điểm là một bức giác thư của tôi gửi đến ông Churchill và ông Halifax ngày 26 tháng sáu. Kết quả là thỏa ước ngày 7 tháng tám 1940 ra đời. Nhiều điều khoản được tôi bênh vực triệt để làm cho cuộc tranh luận của hai phái đoàn rất gay go : Ông Strang, phái đoàn đồng minh, giáo sư René Gassin, phải đoàn của chúng ta.

        Một mặt tôi đặt giả thuyết tình hình chiến tranh có thể đưa đến nước Anh đến chỗ chấp nhận cuộc dàn hòa, mặt khác tôi nghĩ đến trường hợp người Anh có thể dòm ngó phần lãnh địa hải ngoại nào đó của chúng ta, tôi đòi hỏi cho bằng được nước Anh cam kết lập lại biên giới chánh quốc và Đế Quốc Pháp. Người Anh chấp nhận sẽ « tái lập hoàn toàn nền độc lập và sự hùng mạnh của nước Pháp» nhưng không cam kết gì về sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta.

        Tuy rằng tôi tin chắc các cuộc hành quân chung trên mặt đất, trên mặt biển và không trung phải do các cấp lãnh đạo người Anh đảm nhận việc chỉ huy vì người Anh có tỷ lệ quân số cao hơn, nhưng tôi đòi hỏi cho lực lượng Pháp có quyền « tư lệnh tối cao » của mình, và chỉ nhận « chỉ thị tổng quát của Tư lệnh tối cao Anh ». Như vậy là chúng tôi bảo vệ được tính chất quốc gia của quân đội. Tôi còn nói rõ rằng trong bất cứ trường hợp nào quân tình nguyện cũng « không quay súng bắn lại nước Pháp », điều này không tránh được sự phản đối của người Anh. Điều khoản này không có nghĩa là họ không đánh lại người Pháp. Trái lại, cần phải đánh lại Vichy, mà Vichy chỉ là người Pháp chứ không phải nước Pháp. Điều khoản này nhắm vào sự kiện quân đồng minh, có quân ta đi theo, khi phải đụng độ với lực lượng của nước Pháp chính thức, cũng không dùng để chống lại nước Pháp chân thực, không phá hoại tài nguyên và quyền lợi của nước Pháp chân thực.

        Theo thỏa ước thì ngân khoản dành cho lực lượng Pháp Tự Do lúc đầu tạm vay chính phủ Anh vì chúng ta không có một nguồn tài nguyên nào, nhưng tôi nhất quyết ghi rõ rằng đây chỉ là tiền ứng trước và một ngày kia chúng ta sẽ hoàn lại sau khi khấu trừ những khoản thanh toán bằng dịch vụ mà chúng ta cung cấp cho họ. Sự thanh toán toàn số sẽ thực hiện dần ngay trong lúc còn chiến tranh để sau này ngân khoản chiến tranh của chúng ta không để cho nước Anh phải gánh chịu bất cứ trong phạm vi nào.

        Sau hết, mặc dầu quân Anh thu hút một số trọng tải hải thuyền khổng lồ để chuyên chở lực lượng của họ, chúng ta cũng điều đình được để họ lập một « liên lạc thường xuyên » giữa các cơ quan của họ và của chúng ta, để quy định «việc sử dụng thương thuyền Pháp và thủy thủ Pháp ».

        Churchill và tôi cùng ký bản tài liệu này tại Chequers.

        Thỏa ước ngày mùng 7 tháng tám có tầm quan trọng lớn đối với Pháp Tự Do, không những vì ngay lúc này chúng ta không phải lúng túng với vấn đề tài chánh, mà nhà cầm quyền Anh có căn bản chánh thức để giao thiệp với chúng ta, họ sẽ dành cho chúng ta nhiều sự dễ dàng. Nhất là thế giới nhìn thấy đã bắt đầu tái lặp sự liên minh Pháp Anh mặc dầu tình thế không thuận lợi. Chẳng bao lâu hậu quả tốt lành đã lan tràn đến một vài lãnh thổ Đế Quốc và một số người Pháp sống ở ngoại quốc. Nhiều nước khác nhận thấy nước Anh đi bước đầu đến việc thừa nhận Pháp Tự Do, cũng đi theo con đường ấy. Trước hết là trường hợp những chính phủ lưu vong tại Anh quốc ; hẳn là lực lượng của những quốc gia ấy chẳng có là bao nhưng họ vẫn có đại diện và ảnh hưởng quốc tế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:18:12 pm »


        Bởi vì, mỗi quốc gia Âu Châu bị quân của Hitler xàm lăng, chính phủ của họ đều thiên di độc lập và chủ quyền sang các mảnh đất tự do, sau này, những quốc gia khác bị Đức và Ý chiếm cứ lãnh thổ cũng hành động như vậy. Không có một chính phủ  nào chấp nhận sự đô hộ của kẻ xâm lăng, ngoại trừ cái gọi là chính phủ Pháp, ấy thế mà nước Pháp có một Đế Quốc to rộng bảo vệ bằng những lực lượng lớn mạnh và một trong những hạm đội hùng mạnh nhất thế giới !

        Từ ngày xảy ra cuộc thảm bại tháng sáu, Anh Quốc là nơi trú chân của quốc vương và bộ trưởng các nước Na Uy, Hòa Lan, Lục Xâm Bảo, rồi đến lượt Tổng Thống Cộng Hòa và các bộ trướng Ba Lan, chậm hơn vài ngày, đến lượt Nội Các Bỉ. Người Tiệp Khắc tìm cách tổ chức nội bộ. Quốc vương Albanie tiếp xúc với một vài nơi Nước Anh có sáng kiến tiếp đón các chính phủ lưu vong ấy trong tinh thần độ lượng nhưng cũng có tính toán. Mặc dầu họ bị tước đoạt nhiều nhưng họ vẫn còn chút ít. Nhiều người mang theo vàng và ngoại tệ. Người Hòa Lan còn có Indonesia và một hạm đội đáng kể, người Bỉ còn có xứ Congo, người Ba Lan có một đạo quân nhỏ, người Na Uy có nhiều thương thuyền, người Tiệp Khắc, đúng hơn, Thủ Tướng  Benès, có một hệ thống thông tin ở Trung và Đông Âu và họ có liên lạc tốt đẹp với người Mỹ. Ngoài ra, người Anh cũng muốn gây uy tín cho một nước Anh xuất hiện như thành trì cuối cùng của cựu thế giới đang lúc nguy vong.

        Đối với những người bạn lưu vong đó, Pháp Tự Do mình trần thân trụi là đổi tượng của một cuộc thí nghiệm rất hay. Nhưng nước Pháp được những người lo lắng và khốn đốn hơn cả để ý đến nhiều, như người Ba Lan và người Tiệp Khắc. Trước mắt họ, chúng ta là những người trung thành với nền nếp cổ truyền Pháp, bởi thế chúng ta tượng trưng cho hy vọng và chúng ta là một trung tâm hấp dẫn các dân tộc khác. Nhất là Sikorski và Beuès, tuy họ khổ tâm vì những âm mưu tranh giành và những chuyện khích bác nhau, nhưng họ cũng thiết lập những liên lạc thường xuyên và chặt chẽ với tôi. Sống trong vực thẳm này có lẽ chưa bao giờ tôi cảm thấy rõ rệt hơn lúc này rằng nước Pháp có thiên chức đối với hoàn cầu như thế nào.

        Trong khi chúng tôi cố gắng lập cho Pháp Tự Do những quan hệ quốc tế, tôi cũng thành lập một bước đầu tổ chức chánh quyền và hành chánh. Trong tình trạng trơ trụi không ai biết đến, chúng tôi không thể mệnh danh tổ chức đơn SO’ của chúng tôi là « chính phủ ». Vả chăng, tuy tôi tin rằng Vichy sẽ đi từ bước suy sụp này đến bước suy sụp khác cho đến lúc tan rã hoàn toàn, tuy tôi tuyên bố tính cách bất hợp pháp của một chế độ nô lệ dịch, nhưng tôi còn muốn có cơ hội để các cơ quan công quyền thời chiến chịu chấp nhận sự cải tổ. Bởi thế cho nên tôi cố giữ mình không làm cái gì quá đáng, dù chỉ trên danh từ, có thể gây khó khăn cho sự cải tổ chính phủ, nếu có. Đối với những người cầm quyền tại Đế Quốc, tôi chỉ gợi ý cho họ đoàn kết với nhau để phòng thủ. Khi tôi nhận thấy họ bất lực tôi mới quyết định «Ủy Hội Quốc Gia». Nhưng cũng còn phải có các nhân vật đủ uy tín để giúp đỡ tôi. Trong mấy ngày đầu, một vài người lạc quan nghĩ rằng có thể tìm ra dễ dàng. Người ta báo tin từng giờ một có chính trị gia nọ, vị tướng lãnh kia, hay nhà hàn lâm nào đó qua Lisbonne hay Liverpool. Nhưng chẳng bao lâu lại có tin cải chính. Ngay tại Luân Đòn này, trừ một vài người, còn thì những người Pháp tiếng tăm làm việc ở đây hay đi qua đây cũng không theo Pháp Tự Do. Nhiều người xin về nước. Một số người khác ở lại nhưng theo chế độ Vichy. Còn như những người chống lại sự đầu hàng thì kẻ xin sang trú ngụ tại Anh hay Mỹ tổ chức lại công cuộc làm ăn, người xin vào làm việc cho chính phủ Anh hay Mỹ, rất hiếm « người có khả năng » chịu nhập hàng ngũ chúng tôi.

        Ông Corbin, đại sứ Pháp, nói với tôi :

        « Ông có lý lắm ! Tôi đã để gần hết một đời chức nghiệp phục vụ công cuộc liên minh Anh- Pháp, khi nghe lời kêu gọi của ông, ngay ngày hôm sau tôi có thái độ dứt khoát, tôi xin từ chức. Nhưng tôi là một công chức già. Từ 40 năm nay tôi sống và hoạt động trong một khuôn khổ đều đặn. Tôi không chịu đựng nổi sự bất đồng ý kiến, sự ly khai! »

        Ông Jean Monnet viết cho tôi như sau :

        « Ông đã lầm lỗi khi ông thành lập một tổ chức  mà người Pháp cò thể hiểu là dựa vào thế lực của người Anh... Tôi hoàn toàn tán thành ý định của ông muốn ngăn cản nước Pháp bỏ dở cuộc chiến... Nhưng nỗ lực phục hồi nước Pháp không thể xuất phát từ Luân Bòn... »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:18:43 pm »


        Ông René Mayer thì nói:

        « Tôi phải về Pháp để chịu chung số mệnh với những người đồng tôn giáo sắp sửa bị hành hạ ».

        Ồng Bret khẳng định :

        «Tôi khen ngợi ông. Còn như tôi, sống ở chánh quốc hay ở Đế quốc, tôi cũng cố gắng hết mình góp phần vào việc phục hồi nước Pháp. » Các ông André Maurois, Henry Bonnet, de Kerillis, đều tuyên bố với tôi rằng :

        « Chúng tôi sang Mỹ. Vả chăng ở bên Mỹ chúng tôi có thể làm được cái gì có ích cho ông hơn cả ». Ông Roland Margerie báo tin cho tôi biết :

        « Tôi được bổ nhiệm làm tổng lãnh sự ở Thượng Hải, tôi đi qua Luân Đôn, không phải để theo ông mà để sang Trung Hoa. Tôi sẽ phục Vụ quyền lợi nước Pháp ở bên ấy cũng như ông phục vụ ở đây ».

        Trái lại, ông Pierre Cot, bốí rối vì các biến cố, cầu khẩn tôi dùng ông vào bất cứ việc gì, « quét cầu thang cũng được ». Nhưng ông ta tọc mạch quá không thể dùng được.

        Tóm lại, mặc dầu vì lý do nào, các nhân vật Pháp không hợp tác với chúng tôi, điều đó không đem lại uy tín cho chúng tôi. Bởi thế cho nên phải đình hoãn việc thành lập ủy Hội. Càng ít nhân sĩ tham dự thì lại càng ít nhân sĩ khác muốn tham dự.

        Tuy nhiên, một vài người đến hợp tác với chúng tôi ngay khi đó và đem hết tài trí, hăng say ra giữ cho con thuyền đứng vững được trước sóng gió mà ra khơi. Giáo sư Cassin là người giúp chúng tôi sự cộng tác quý giá của ông, ông đi từ số không tạo ra những tài liệu để xây dựng cơ cấu nội bộ và ngoại giao của chúng tôi, Antoine có nhiệm vụ điều khiển những công việc hành chánh đầu tiên, một loại công việc rất khó khăn trong thời kỳ phải ứng biến để thỏa man mọi nhu cầu. Lapie, Escarra, Hackin giữ liên lạc với các cơ quan của bộ Ngoại Giao Anh và của các chính phủ lưu vong — Hackin và VỌ' ông đã bỏ mạng trong một chuyến công tác. Họ cũng tiếp xúc với những người Pháp sống ở ngoại quốc theo lời kêu gọi của tôi hướng ứng với Pháp Tự Do. Pleven và Denis phụ trách tài chánh nghèo nàn của chúng tôi và sửa soạn điều kiện sống cho những nhóm trở về tập kết, Schuman đưa tiếng nói của Pháp Tự Do lên đài phát thanh, Massip phụ trách bảo chí và cung cấp tin tức cho các hãng thông tấn. Bingen quy định với các đồng minh của chúng ta việc sử dụng thương thuyền và thủy thủ Pháp.

        Về phương viện thuần túy quân sự, d‘Arge- lieu phụ giúp Muselier, Koenig phụ tá Magrin- Verneret, Rancourt phụ tá Pijeauđ, tổ chức các đơn vị hải, lục, không quân đầu tiên, Morin tổ chức việc vũ trang. Tissier, Dewavrin, Hettier de Boislambert thành lập bộ tham mưu của tôi. Geoffroy để Courcel giữ nhiệm vụ chánh văn phòng, sĩ quan hộ vệ, thông ngôn, và thường thường làm cố vấn rất đắc lực. Đó là nhân vật cộng tác với tôi, sự tuyên truyền đối lập tố cáo là bè lũ phản loạn, đánh giặc mướn và giang hồ phiêu lưu. Nhưng họ biết mình theo đuổi một chính nghĩa cao cả cho nên họ siết chặt hàng ngũ xung quanh mình tôi, dù gặp may mắn hay hoạn nạn.

        Tướng Spears lập sự liên lạc giữa chúng ta với các cơ quan chính phủ Anh, sự giúp đỡ của các cơ quan này rất cần thiết. Ông có tài kiên trì và khéo léo, sự giúp đỡ của ông trong những buổi đầu khó khăn ấy quả là có một tầm quan trọng chính yếu. Tuy nhiên, ông cũng không tìm được sự dễ dãi nào về phía người Anh. Tinh thần bảo thủ của người Anh tôn trọng giai cấp, họ không tín nhiệm một người vừa là nghị sĩ, sĩ quan, doanh nghiệp gia, nhà ngoại giao, văn sĩ; ông ta kiêm nhiều loại quá không biết xếp vào loại nào. Nhưng ông ta muốn đánh đổ những thành kiến cổ lỗ, ông ta biết sử dụng trí thông minh, biết làm cho người đời kính nể tài ngôn luận của ông, sau hết ông ta biết dùng tài hấp dẫn riêng của cá nhân mình nếu có cơ hội. Ngoài ra, ông am hiểu nước Pháp như một người ngoại quốc có thể hiểu được, và đối với nước Pháp ông có một thứ tình yêu khắc khoải và thống trị.

        Trong khi nhiều người khác coi việc làm của tôi là một trò phiêu lưu rắc rối, Spears nhận thấy ngay tính chất và tầm quan trọng. Ông đã nhiệt thành với sứ mạng bắc cầu thông cảm giữa Pháp Tự Do và cấp trên của ông. Nhưng nếu ông muốn phục vụ bao nhiêu thì ông lại càng ghen ghét bấy nhiêu, ông chấp nhận rằng Pháp Tự Do và xếp của ông phải đứng độc lập đối với những cái khác, nhưng khi sự độc lập ấy ngăn cản đường tiến tới của ông thì ông chịu không nổi. Bởi thế cho nên lúc ban đầu ông đã làm nhiều để giúp đỡ chúng ta, nhưng một ngày kia ông quay lưng vào chúng ta và bắt đầu chống lại chúng ta. Trong khi ông chống lại như vậy, không biết ông có tiếc công đã dẫn dắt chúng ta và buồn rầu vì phải bỏ rơi chúng ta chăng ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:19:04 pm »


        Nhưng nhóm Pháp Tự Do từ khi ra đời chưa từng biết có địch thủ mà sự thành công của mình đã làm xuất hiện. Chúng tôi chỉ vật lộn với sự nghèo nàn xưa nay vẫn là số phận của kẻ yếu ớt, chúng tôi làm việc ở Saint-Stephens House, trên bờ sông Tamise trong một căn phòng lỏng chỏng mấy cái bàn ghế. Đến sau chính phủ Anh cho mượn một căn nhà tại Carlton Gardens, tiện nghi hơn để lập trụ sở chính. Chính ở nơi đây mà từ ngày này sang ngày khác tràn đến từng đợt sóng thất vọng. Nhưng cũng ở đây đã có những đợt sóng khích lệ đưa bồng chúng tôi lên cao.

        Từ Pháp đưa sang tới tấp những bằng chứng khích lệ. Những người giản dị chất phác gửi thư và điện tín cho chúng tôi bằng đường lối quanh co tài tình, hay có khi người kiểm soát để cho đi lọt. Thí dụ một bức hình chụp ngày 14 tháng sáu công trường Etoile, khi quân Đức vào tôi nơi, bức hình cho thấy một đám người cả đàn ông lẫn đàn bà chết lăn trong đau khổ trước đài chiến sĩ vô danh, bức hình gửi đi ngày 19 tháng sáu với những chữ chú thích : «De Gaulle! Chúng tôi đã nghe tiếng nói của ông. Bây giờ chúng tôi đang chờ đợi ông ! » Thí dụ bức hình chụp một ngôi mộ phủ kín hoa của người đi đường đã rải lên trên ; ngôi mộ ấy là mộ mẹ tôi, chết ở Paimpoint, ngày 10 tháng bảy, kính dường Thượng Đế sự đau đớn của mình để cầu nguyện cho tiền đồ tổ quốc và sứ mạng của con mình.

        Như vậy, chúng tôi có thể ước lượng được thái độ cương quyết không chấp nhận đầu hàng của chúng tôi đã có vang âm sâu xa đến các tầng lớp dân chúng như thế nào. Đồng thời, chúng tôi cũng có bằng chứng trên khắp lãnh thổ quốc gia người ta nghe đài phát thanh Luân Đôn, do đó chúng tôi đã có trong tay một phương tiện chiến đấu mạnh mẽ. Vả chăng, người Pháp sống ở ngoại quốc cũng có tâm trạng như đồng bào trong nước. Nhiều người đến tiếp xúc với tôi và tập hợp lại để giúp đỡ Pháp Tự Do. Malglaive và Guéritte ở Luân Đôn, Houdry và Jacques để Sieyès ở Hoa Kỳ, Soustelle ở Mễ Tây Cơ, nam tước để Benoist ở Le Caưe, Godard ở Téhéran, Guérin ở A Căn Đình, Rendu ở Ba Tây, Pưauđ ở Chí Lợi, Gé- rauđ Jouye ở Constantinople, Victor ở Delhi, Leya y ở Calcutta, Barbé ở Đông Kinh, V. V... họ là những người đi bước đầu. Chẳng bao lâu tôi biết chắc rằng tuy có áp lực của nhà cầm quyền Vichy, tuy có luận điệu tuyên truyền vu khống, tuy có một số đông người mềm yếu chẳng muốn làm gì cả, nhưng dân chúng hướng về Pháp Tự Do như nguồn tự hào và hy vọng cuối cùng. Từ đấy không lúc nào tôi ngừng nghĩ đến tiếng gọi tối hậu của tổ quốc, khi dấn thân vào công việc và chịu đựng thử thách.

        Tại ngay nước Anh này người ta cũng thông cảm và ải mộ những người Pháp Tự Do. Trước hết là Anh Hoàng, sau đến mọi người trong hoàng tộc. Mặt khác, các Bộ trưởng và các cơ quan công quyền đều tỏ thiện cảm với chúng tôi nếu có cơ hội. Nhưng người ta không thể tưởng tượ'ng được lòng tử tế rộng lượng của quần chúng Anh đối với chúng tôi về đủ mọi phương diện, có đủ mọi tổ chức giúp đỡ những người tình nguyện gia nhập phong trào. Không thế đếm xuể những người đem đến giúp đỡ chúng ta nhân lực, thời giờ và tiền bạc. Mỗi lần tôi xuất hiện trước công chúng là được chứng kiến những dấu hiệu biểu lộ sự khích lệ. Khi báo chí Luân Đỏn loan tin Vichy lên án tử hình tôi và tịch thu tài sản, nhiều người hảo tâm giấu tên đến Carlton Gardens tặng tôi đồ trang sức của họ, hàng chục bà góa phụ mang đến tặng chiếc nhẫn cưới để đem vàng giúp tướng de Gaulle thực hiện đại nghĩa.

        Cần phải nói rằng có một bầu không khí khích động bao trùm nước Anh. Người ta chờ đợi quân Đức tấn công bất cứ lúc nào, trước viễn tượng ấy mọi người đều tìm một tấm gương kiên quyết để tự rèn tâm trí. Thật là một cảnh tượng đáng khen khi thấy mỗi người Anh xử sự như mỗi người đều có trách nhiệm riêng về sự hưng vong của tổ quốc. Ý thức trách nhiệm chung càng đáng cảm kích vì thực ra mọi việc đều tùy thuộc vào lực lượng không quân.

        Quả vậy, nếu địch làm chủ được không phận thì nước Anh sẽ lâm nguy ! Nếu hạm đội bị oanh tạc nặng thì các đoàn tàu Đức vẫn có thể vượt qua Bắc Hải. Lực lượng bộ binh chưa được 12 sư đoàn và đã tổn thất nặng trong trận đánh ở Pháp, lại không đủ võ trang, sẽ không thể nào chống lại được cuộc đổ bộ của địch. Khi đã đổ bộ rồi thì các đơn vị lớn của Đức sẽ chiếm trọn lãnh thổ dễ dàng mặc dầu có sự khảng cự địa phương của quân tự vệ. Hẳn là Anh hoàng và chính phủ sẽ lánh sang Gia Nã Đại. Nhưng những người thạo tin đã nói đến những nhân vật chánh trị, giáo hội, nhà văn, giới kinh doanh, sẽ đứng ra thỏa hiệp với người Đức để tổ chức việc cai trị dưới quyền lãnh đạo của họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:19:42 pm »


        Nhưng đó chỉ là những chuyện dự đoán không liên hệ gì đến khối người bình dân, Người Anh, kể về số đông đã sửa soạn để kháng chiến đến cùng. Người nào cũng tham dự những tổ chức phòng thủ. Hầm núp, việc cấp phát vũ khí, dụng cụ, vật liệu, công việc cơ xưởng và đồng áng, dịch vụ, canh gác, hạn chế thực phẩm, mọi việc đều hoàn hảo, mọi người làm việc tận lực trong kỷ luật. Chỉ thiếu có phương tiện, vì nước này đã từ lâu lơ là việc canh phòng. Nhưng tất cả đều được trôi chảy, hầu như người Anh muốn tận tâm phục vụ để bổ túc những khuyết điểm của họ. Vả chăng, họ không thiếu tinh thần hài hước. Một bức hí họa trên báo vẽ một đạo quân Đức hùng mạnh với đủ xe tăng, đại bác, chi đoàn, tướng lãnh, đứng dừng lại trước một cái cổng hàng rào bằng gỗ. Một tấm biển gỗ ghi rằng muốn đi qua phải trả giá một đồng tiền Anh. Vì quân Đức không chịu trả đồng tiền vào cửa bắt buộc ấy cho nên người canh cổng, một ông già bé nhỏ, nhã nhặn, nhưng cương quyết, không chịu mở cồng mặc dầu đoàn quân địch tức giận nhao nhao phản đối.

        Tuy nhiên Không Lực, Hoàng Gia đã được báo động cho nên đã sẵn sàng. Trong dân chúng, nhiều người không chịu nổi sự căng thẳng chờ đợi một thảm họa, họ lớn tiếng mong mỏi địch muốn đánh thì đánh ngay đi. Chính ông Churchill là người thứ nhất sốt ruột vì chờ đợi. Tôi còn trông thấy mãi trong tâm trí, hình ảnh ông ở Chequers, vào một ngày tháng tám, ông nắm hai tay đưa lên trời mà la lên : « Như vậy họ không kéo sang đây hay sao ? » Tôi hỏi ông : « ông mong mỏi họ sang tàn phá cả thành phố của ông thế à ?» ông trả lời : « ông có hiểu không ? Việc oanh tạc Oxford, Coventry, Canterbury sẽ gây công phẫn tại Hoa Kỳ làm cho họ tham dự vào cuộc chiến ! »

        Tôi tỏ vẻ nghi ngờ, hai tháng trước đây nước Pháp bại trận không làm cho Hoa Kỳ bỏ thái độ trung lập. Thủ Tướng Anh cả quyết: « Vì nước Pháp ngã quỵ ! Sớm muộn gì người Mỹ cũng can thiệp miễn là chúng tôi không khuất phục địch. Bởi vậy cho nên chúng tôi chỉ nghĩ đến phi cơ khu trục ». Ông còn nói thêm : « Chúng tôi có lý do để từ chối đem ra sử dụng vào lúc cuộc chiến ở Pháp đã tàn. Nếu các phi cơ khu trục của chúng tôi bị hư hao hết thì tất cả đều sụp đổ cho các ông cũng như tôi ». Tôi lại nói : « Nhưng trái lại, sự can thiệp của phi cơ khu trục Anh có thể hồi sinh sự liên minh và khuyến khích người Pháp theo đuổi cuộc chiến ở Địa Trung Hải. Người Anh sẽ đỡ bị đe dọa và người Mỹ muốn can thiệp vào Âu Châu hay Phi Châu hơn ».

        Ông Churchill và tôi sau cùng đồng ý với nhau về một câu kết luận nhàm chán rút ra từ những biến cố đảo lộn Tây Phương : Rốt cuộc, nước Anh là một hòn đảo ; nước Pháp là mũi đất của lục địa ; nước Mỹ là một giới khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:54:36 pm »


PHI CHÂU

        Đến tháng tám, phong trào Pháp Tự Do đã có một vài phương tiện, một nền móng tổ chức, ít nhiều người biết đến sự hiện hữu. Tôi phải dùng ngay những kết quả đầu tiên ấy.

        Nếu về nhiều phương diện tôi còn băn khoăn chưa biết mai sau thế nào, thì đối với những công việc phải làm ngay tôi không có gì là do dự cả. Hitler đã thắng keo đầu ở Âu Châu. Nhưng giai đoạn thứ hai sẽ bắt đầu, và chuyến này thì trên bình diện toàn cầu. Một ngày kia sẽ có cơ hội quyết định ở chỗ nào có thể quyết định được nghĩa là ở cựu lục địa. Trong khi chờ đợi chúng ta phải theo đuổi cuộc chiến tại Phi Châu. Vài tuần lễ trước đây tôi đã cố gắng lôi kéo chính phủ và quân đội vào con đường chiến đấu, tất nhiên, bây giờ tôi phải đi theo vì tôi đại diện cho tất cả cái gì là của chính phủ và quân đội ở lại chiến trường.

        Trong những vùng đất đai rộng lớn ở Phi Châu, nước Pháp có thể tái lập một quân đội và một chủ quyền trong khi chờ đợi những đồng minh mới tham gia chiến cuộc bên cạnh các đồng minh cũ và lộn ngược cán cân lực lượng. Bấy giờ, Phi Châu ở gần các bán đảo : Ý, Ban Căng, I Pha Nho, sẽ là một căn cứ Pháp rất tốt để khởi sự cuộc tiến về Âu Châu, vả chăng nếu cuộc giải phóng quốc gia thực hiện được nhờ lực lượng Đế Quốc thì giữa chánh quốc và các lãnh thổ hải ngoại sẽ có những mối liên lạc cộng đồng. Trái lại, nếu cuộc chiến tranh chấm dứt mà Đế Quốc không làm gì để cứu vãn tổ quốc — mẹ thì hẳn là không còn gì sự nghiệp nước Pháp ở Phi Châu nữa.

        Vả chăng cũng phải đề phòng trường họp ngoài Đức đưa cuộc chiến qua Địa Trung Hải, hoặc để che sườn phía Nam của Âu Châu, hoặc để chiếm lấy thuộc địa, hoặc để giúp đỡ đồng minh Ý của họ, — có thể là I Pha Nho nữa —  mở rộng đất đai thuộc địa. Người ta đã bắt đầu giao tranh rồi là khác. Phe Trục muốn tiến tới kênh Suez. Nếu chúng ta khoanh tay thụ động ở Phi Châu, thì chẳng sớm thì muộn địch sẽ chiếm lấy một vài lãnh địa của chúng la, còn như đồng minh thì họ cũng cần chiếm đoạt những phần lãnh thổ nào đó cần cho chiến lược của họ.

        Tham dự vào mặt trận Phi Châu với lực lượng và đất đai của nước Pháp là để cho một phần của nước Pháp trở lại cuộc chiến. Như thế là trực tiếp hảo vệ lành địa chống kẻ thù. Như thế còn là ngăn ngừa nước Anh, và một ngày kia nước Mỹ nữa, chiếm lấy những xứ ấy vì nhu cầu chiến tranh cũng có và vì tham vọng thủ lợi cùng có. Sau hết, hành động như vậy là đưa nhóm Pháp Tự Do ra khỏi tình trạng cô lập và làm cho chúng ta có lãnh thổ, có chủ quyền.

        Nhưng đến Phi Châu bằng ngả nào ? Nói chung thì cả Algérie, Tunisie lẫn Maroc, ngay lúc này tôi không chờ đợi được gì. Thực ra lúc đầu cũng có nhiều điện tin gửi về xin gia nhập của các hội đồng tỉnh thị, các đoàn thể, các đoàn thể sĩ quan, cựu chiến hĩnh. Nhưng chẳng bao lâu không ai nói đến nữa khi chính phủ có những biện pháp trừng phạt và kiểm duyệt, khi xảy ra vụ Mers-el- Kébir bóp nghẹt ý thức kháng chiến từ trứng nước. Vả chăng, tại đây người la đã hèn nhát đến nỗi cảm thấy nhẹ mình khi biết rằng cuộc đình chiến đặt Bắc Phi ở ngoài tình trạng chiếm đóng. Quyền hành của nước Pháp được duy trì dưới hình thức quân sự và trọn vẹn khiến cho thực dân Pháp yên lòng nhưng người Hồi giáo không vui. Sau hết, nhiêu khía cạnh của cái Vichy gọi là « cách mạng quốc gia » trả lời đúng khuynh hướng của nhiều người : kêu gọi các nhân sĩ, để cao vai trò của hành chánh, trình diện các cựu chiến binh, bài Do Thái. Tóm lại, tuy không ngừng tưởng tượng ra Bắc Phi một ngày kia có thể làm được gì, nhưng người ta vẫn có thái độ chờ đợi. Không thể nghĩ rằng sẽ có một phong trào kháng chiến xuất phát tự bên trong. Còn như việc gợi ý cho các nhà cầm quyền phát động phong trào từ bên ngoài thì tất nhiên tôi không thể nghĩ đến rồi.

        Phi Châu đen thì lại có những khả năng khác. Vào những ngày đầu thành lập Pháp Tự Do, những cuộc biểu tình ở Dakar. Saint-Louis, Ouagadougou, Abidjan, Kanakry, Lome, Douala, Brazzaville, Ta- nanarive, những bức điện văn gửi đến cho tôi đều tỏ ra rằng những lãnh thổ mới nầy người ta còn có tinh thần hoạt động, việc tiếp tục cuộc chiến tự nhiên phải đặt ra cho mọi người. Hẳn là bầu máu nóng của Phi Châu đã nguội bớt vì thái độ nhẫn nhục của Noguès, cảm tưởng bất lợi gây ra vì vụ Oran, hoạt động của Boisson, toàn quyền Trung Phi, sau Cao Uỷ Dakar, ông này đã làm cho sự hăng say của dân chúng tan vào trong một thái độ mập mờ. Tuy nhiên, ngọn lửa vẫn âm ỉ chảy ngầm trong phần lớn các thuộc địa của chúng ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:10:59 am »


        Chúng ta có viễn tượng tương lai nhất trong toàn thể các lành thổ Trung Phi. Đặc biệt ở Cameroun, phong trào chống đối đình chiến lan rộng đến đủ các giới. Dân chúng Pháp cũng như bản xứ ở các xứ hoạt động và sống động này bất bình vì sự đầu hàng. Vả chăng, người ta không lạ gì sự thắng trận của Hitler sẽ tái lập nền đô hộ của nước Đức như hồi Đệ Nhất Thế Chiến. Giữa sự xúc động của toàn thể dân chúng, người ta truyền tay nhau đọc những bản truyền đơn của thực dân Đức trước đây, họ đã lui về ở hòn đảo I Pha Nho Fernandơ-Po, giờ họ báo trước sẽ trở tại các đồn trại và các đồn điền. Một ủy ban hành động đã được thành lập xung quanh ông Mauclère, giám đốc Còng Chánh, và đã xin gia nhập Pháp Tự Do. Hẳn là toàn quyền Brunot lo ngại thời cục không dám quyết định.

        Nhưng người ta có thể nghĩ rằng nếu có sự can thiệp mạnh mẽ ở ngoài thì tất nhiên phải có giải pháp.

        Tại vùng Tchad, điều kiện hầu như còn thuận tiện hơn nữa. Toàn quyền Felix Eboué đã phản ứng ngay và đứng về phe kháng chiến. Người thông minh và quả cảm ấy, người Phi Châu hăng máu Pháp ấy, triết gia nhân bản học ấy, ghè tởm rùng rnình khi thấy nước Pháp đầu hàng và chủ nghĩa nazi thắng thế. Nghe tiếng gọi đầu tiên của tôi, Eboué đã đồng ý với ông Laurentie, tổng thư kỷ của mình, quyết định theo kháng chiến trên nguyên tắc. Các yếu tố Pháp trong dân chúng đều nghiêng về phía ấy. Tóm lại, đối với nhiều người, lẽ phải và can đảm đều thúc đẫy họ theo khuynh hướng kháng chiến. Quản nhân tại các đồn trại giáp ranh Libye thuộc ý đều giữ được tinh thần chiến đấu và mong đợi được de Gaulle tiếp viện. Công chức và thươnggia Pháp cũng như các lãnh tụ người Phi Châu, không khỏi thắc mắc khi nghĩ đến tình hình kinh tế vùng Tchad nếu cửa ngõ thông thương. Thường ngày là xứ Nigeria thuộc Anh bất thần đóng cửa biên giới, ông Eboué đã cho tôi biết tình hình ấy và ngày 10 tháng bảy tôi đã gửi điện tín cho ông. Để trả lời, ông gửi cho tôi một bản phúc trình chi tiết báo tin sẽ công khai tập kết, ông trình bày điều kiện phòng thủ và đời sống trên lãnh thổ, sau hết hỏi ý kiến tôi có thể để ông nhận lấy trách nhiệm mà mang phù hiệu Thập Tự Lo Ren.

        Tại Congo, tình hình có vẻ tối tăm. Toàn quyền Boisson đã ở Brazzaville cho đến giữa tháng bảy. Sau đấy ông sang Dakar nhưng vẫn xem xét công việc ở toàn thể Trung Phi. Người kế tiếp ông là tướng Husson, người quân nhân giá trị, nhưng có một ý thức sai lạc về kỷ luật. Tuy rằng Husson buồn nản vì cuộc chiến bại nhưng chắc chắn là không thoát khỏi tay Vichy. Tại Oubangui, có nhiều yếu tố nghiêng theo phe kháng chiến nhưng họ cũng còn chờ đợi thái độ của Congo. Trái lại, xứ Gabon, một thuộc địa già, bảo thủ và theo cổ lệ, vẫn tách rời khỏi các lãnh thổ khác ở vùng này, vẫn giữ một thái độ bí hiểm.

        Xem xét tình tình Bắc Phi thuộc Pháp, tôi quyết định thử thực hiện sự tập kết của toàn thể Trung Phi trong một thời gian ngắn. Tôi ước tính sẽ không phải dùng đến binh lực, ngoại trừ xứ Gabon. Nếu công việc đầu tiên này thành công thì sau đấy tôi sẽ hoạt động ở Tây Phi. Nhưng Tây Phi đòi hỏi cố gắng lâu ngày và dùng đến những phương tiện quan trọng.

        Để bắt đầu, phải chiếm một loạt Fort-Lamy, Douala và Brazzaville. Công việc phải thực hiện ngay một lúc không được ngắt quàng. Vì Vichy có tầu bè, phi cơ, bộ đội ở Dakar, nếu cần còn có thể dùng lực lượng ở Maroc, hay hạm đội ở Toulon, họ có đủ phương tiện để can thiệp nhanh chóng. Đô đốc Platon do Pétain và Darlanphải đến thanh tra xứ Gabon và Cameroon vào tháng bảy, đã tạo ảnh hưởng một vài yếu tố quân sự và dân sự ở đây theo Vichy. Như vậy, tôi phải hành động gấp. Tôi trình bày kế hoạch của tội với Lord Lloyd, bộ trưởng Thuộc Địa Anh, ông hiếu ngay tầm quan trọng, nhất là những vấn đề liên hệ đến sự an ninh của các thuộc địa Anh như Nigeria, Gold-

        Coast, Sierra-Leone, Gamble, ông ra chỉ thị cho các thống đốc đúng như ý muốn của tôi, và cho tôi mượn một chiếc phi cơ chở từ Luân Đòn đến Lagos phải đoàn của tôi.

        Phái đoàn gồm có Pleven, Parant, Hettier de Boislambert. Họ đến điều đình với thống đốc Eboué điều kiện tập kết của vùng Tchad và hiệp lực với Mauclère và ủy ban của ông ta, thực hiện cuộc « đảo chánh » ở Douala, vào lúc khởi hành tôi gửi thêm một người thứ tư, sau này người ấy tỏ ra làm việc rất đắc lực. Đó là đại úy de Hau- teclocque. Ông ta nói ở Pháp sang qua ngả I Pha Nho, đầu còn miếng băng vết thương tại mặt trận Champagne, người cũng hơi mỏi mệt. Ông ta ra mắt tôi, trông thấy ông ta tôi hiểu ngay ông ta là người thể nào, bèn gửi ngay sang Phi Châu. Nơi hoạt động của ông ta sẽ là đường xích đạo. Ông ta chỉ có đủ thời giờ để trang bị rồi bay đi với những người khác dưới cái tên thiếu tá Leclerc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:11:24 am »


        Nhưng để thượng cờ Croix để Lorraine lên hồ Tchad và Cameroun thì cũng phải tập kết ba thuộc địa Bas-Cougo, Oubangui và Gabon, muốn như vậy thì phải chiếm lấy Brazzaville kinh đô của Trung Phi, trụ sở và biểu tượng của uy quyền. Tôi ủy thác cho đại tá de Larminat làm công việc ấy. Bấy giờ người sĩ quan thông minh và hăng hái ấy có mặt ở Le Caưe. Vào cuối tháng sáu, ông là tham mưu trưởng quân đội Trung Đông, ông đã cố gắng thuyết phục tướng Mittelhauser tiếp tục chiến đấu nhưng không thành công, ông bèn tự ý tổ chức cuộc hành binh sang Palestine với những phần tử không chấp nhận đình chiến. Nhưng Mittelhauser bắt buộc mọi người phải kéo về,"nhờ có tướng Wavell tư lệnh quân đội Anh ở Trung Đòng, ông lo ngại cuộc hành binh ấy làm phiền cho ông nhiều hơn là có lợi. Chỉ có một vài phần tử không chịu về và chạy sang khu vực của người Anh. Đến lượt Larminat cũng chạy thoát, ông chạy sang Djibouti phụ giúp tướng Legentilhomme tiếp tục cuộc chiến ở Somalis, sau ông trở về Ai Cập.

        Ở Ai Cập ông nhận được lệnh của tôi đến Leopoldville. Ông nhận được sự giúp đỡ kín đáo nhưng chu đáo của toàn quyền Ryckmans, cảm tình của dư luận, sau hết, sự giúp đỡ tích cực của những người Pháp lập nghiệp ở đây, và quy tụ xung quanh bác sĩ Staub. Theo chỉ thị của tôi, Larminat phải sửa soạn cuộc tập kết từ bờ bèn này sang bờ sông Congo bên kia, hướng về Brazzaville và phối hợp hoạt động với toàn thể Trung Phi.

        Khi tất cả đã xong, Larminat, Pleven, Leclerc, Boislanibert và thiếu tá d‘ Ovarno ở Tchad đến, sẽ họp nhau lại ở Lagos. Sir Bernard Bourdillori, toàn quyền Nigeria, sẽ giúp tay người Pháp tự do trong dịp này cũng như những dịp khác, chúng ta cần đến sự giúp sức tích cực và thông minh của họ. Chúng tôi đồng ý rằng Tchad sẽ tập kết đầu tiên. Ngày hôm sau đến lượt Douala. Hôm sau nữa, Brazzaville.

        Ngày 26 tháng tám, tại Fort - Lamy toàn quyền Eboué và đại tá Marchand, chỉ huy các bộ đội ở đây, long trọng tuyên bố rằng hồ Tchad sẽ theo tướng de Gaulle, Pleven đã đến đây từ hôm trước để giúp đỡ việc tập kết này. Chính tôi loan tin này trên đài phát thanh Luân Đôn và tuyên dương công trạng của xứ Tchad.

        Ngày 27, Leclerc và Boislambert thành công tốt đẹp việc đảo chánh ở Cameroon. Tuy nhiên, họ chỉ ra đi với những phương tiện khiêm tốn. Trước hết tôi hy vọng kiếm cho họ một đội quân để dễ hành sự. Chúng tôi khám phá ra tại một trại ở bên Anh, một ngàn pháo binh da đen gửi từ Côte d‘ Ivoire sang dự trận đánh Pháp nhưng đến nơi chậm trễ quá, giờ phải dừng lại bên Anh để đợi hồi hương. Tôi đã đồng ý với người Anh để cho họ đến Acơa và giao cho thiếu tá Parant chỉ huy. Người ta có thể cho rằng việc hồi hương những người da đen này sẽ không làm cho Vichy lo ngại. Ngoài thực tế thì họ đã được đưa đến Gold - Coast. Nhưng người Anh thấy toán lính hùng dũng quá, họ sáp nhập ngay vào quân đội họ. Leclerc và Boisla nbert chỉ mộ được một dúm quân nhân và một số thực dân tị nạn ở Douala. Vả chăng, giữa lúc rời khỏi Victoria, họ nhận được lệnh của tướng Giffard, chỉ huy trưởng quân đội Anh, cấm ngặt không cho mộ binh vì người Anh bất thần nhận thấy hậu quả không hay cho họ. Nhưng tôi đã gửi điện tín cho Leclerc biết cứ tự ý hành động ; họ không kể đến lệnh của Giffard, họ thỏa thuận với người Anh ở Victoria, đưa quân lính đến Douala bằng thuyền độc mộc.

        Toán người nhỏ bé này đến nơi vào giữa ban đêm. Một số người « phe de Gaulle » theo lời chỉ dẫn của bác sĩ Mauze, chạy ra đón rước. Leclerc trở thành đại tá và thống đốc như có phép lạ, bèn nghiễm nhiên tiến vào dinh Thống Đốc. Ngày hôm sau ông mang theo 2 đại đội của đồn binh Douala, dùng xe lửa đến Yaounde gặp nhà cầm quyền. Việc chuyển giao được thực hiện không xảy ra sự đụng chạm nào.

        Tại Brazzaville, mọi việc cũng xong xuôi. Ngày 28 tháng tám, đến giờ đã định, thiếu tá Delange đến Phủ Thống Đốc với đại đội của ông mời toàn quyền Husson trao lại quyền hành, ông này không kháng cự, tuy có vài lời phản đối. Đồn trại, công chức, thực dân, người bản xứ đều chấp nhận việc đã rồi này một cách vui sướng vì đại tướng quân y Sicé, quản đốc quân lương Souques, đại tá pháo binh Series và trung tá không quân Carretier đã sửa soạn dư luận từ trước. Tướng Larminat đi qua Congo đã nhân danh tôi nhiệm chức cao ủy Trung Phi thuộc Pháp, kiêm lãnh toàn quyền quân sự và dân sự. Chiếc tầu đưa ông sang, sau trở về với tướng Husson về Leopoldville,

        Còn xứ Oubangui thì toàn quyền de Saint-Mart chỉ đợi có lúc ấy, ông đánh điện tín cho biết xin gia nhập phong trào ngay sau khi ông biết tin tức ở Brazzaville. Tuy nhiên, viên chỉ huy trưởng và một vài phần tử quân sự rút về đồn trại và đe dọa bắn vào thành phố. Nhưng Larminat tới ngay Bangui dàn xếp đưa những người ấy về với chính nghĩa. Chỉ có một số ít sĩ quan được đưa sang Tây Phi theo lời yêu cầu của họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:11:50 am »


        Như vậy, phần lớn khối Trung Phi - Cameroun đã theo Pháp Tư Do không đổ một giọt máu. Chỉ có xứ Gabon còn tách riêng khỏi toàn khối. Tuy nhiên, chẳng bao lâu nữa, thuộc địa ấy cũng về tập kết. Ngày 29 tháng tám, tại Libreville, toàn quyền Masson đã đánh điện tín cho tôi xin gia nhập vì Larminat đã cho biết có sự thay đổi chính quyền. Đồng thời, ông tuyên bố công khai sự tập kết và ra huấn thị cho vị chỉ huy trưởng bộ đội.

        Nhưng ở Dakar nhà cầm quyền Vichy đã phân ứng nhanh chóng. Theo chỉ thị của họ, tư lệnh hải quân ở Libreville chống lại thống đốc và báo tin có hạm đội sắp đến nơi ; ở Libreville ông ta cũng có một chiếc thông báo hạm, một tiềm thủy đĩnh và nhiều tầu nhỏ. Ông Masson bèn đổi thải độ, ông tuyên bố rằng việc tập kết xứ Gabon chỉ là một sự hiểu làm. Một chiếc thủy phi cơ của Hải Quân chuyên chở trên đường Libreville và Dakar trục xuất những nhân sĩ thân de Gaulle sang Tây Phi và chở nhân viên trung thành với Vichy đến Gabon. Tình thế bị đảo ngược. Một dải đất thù nghịch rất khó loại trừ vì có đường ra biển, tai hại cho toàn bộ lãnh thổ Trung Phi. Vichy muốn lợi dụng tình thế ấy bèn gửi đến Libreville vị tướng Không quân Têtu làm toàn quyền Trung Phi với đặc vụ đặt quyền hành của ông lên khắp lãnh thổ. Đồng thời nhiều oanh tạc cơ Glenn-Martin vừa hạ cánh xuống sân bay, tướng Têtu dùng làm tiền quân để tiễu trừ.

        Nói chung thì kết quả cũng thuận lợi. Tôi kết luận rằng giai đoạn hai của chương trình tập kết Phi Châu Đen có thể thành công được.

        Thực ra giai đoạn mới này khó khăn hơn. Tại Tây Phi quyền hành được tập trung mạnh mẽ và có liên lạc chặt chẽ với Bắc Phi. Phương tiện quân sự ở đây hùng hậu. Khu Dakar có những giàn súng tối tân, có nhiều phi đội yểm trợ, có căn cứ  hải quân cho nhiều tiềm thủy đĩnh và thiết giáp hạm Richelieu. Bộ chỉ huy chỉ 111ơ tưởng đến việc trả thù từ khi thủy lôi Anh đã làm hư hại chiếc tầu, như vậy Dakar quả có một lực lượng phòng thủ đáng kiêng nể thật. Sau hết, toàn quyền Boisson là một người cương nghị, ông có nhiều tham vọng hơn sáng suốt, ông đã chọn con đường phục vụ Vichy. Ông đã tỏ thải độ ấy ngay từ khi đến Dakar vào giữa tháng bảy, ông bắt giam ông Louyeau thống đốc Haute-Volta, ông này tuyên bố tập kết Pháp Tự Do.

        Với phương tiện hiện hữu tôi không thể nghĩ đến việc giải quyết trực tiếp thành trì Dakar. Mặt khác, điều chính yếu là tránh mọi sự đụng chạm, Than ôi ! Tôi không tránh được ảo tưởng giải phóng đất nước mà không đổ màu người Pháp. Nhưng thực ra lúc này trên lãnh thổ này, một trận đánh lớn giữa người Pháp, mặc dầu kết quả thế nào cũng giảm bớt nhiều cơ may của chúng tôi. Người đọc sẽ không hiểu sự diễn biến của vụ Dakar nếu không biết sự tin tưởng sâu sa của tôi,

        Như vậy kế hoạch ban đầu của tôi loại bỏ sự tấn công trực tiếp. Đường lối của tôi là đổ bộ ở một nơi cách xa Dakar với một đội quân cương quyết để tiến dần đến mục tiêu bằng cách tập kết dần những phần tử và những lãnh thổ chiếm được. Như vậy, có thể hy vọng rằng lực lượng Pháp Tự Do bành trướng dần sẽ tiến đến Dakar trên đất liền. Tôi định đổ bộ lên Konakry. Từ đấy có thể tiến vào kinh đô Tây Phi bằng đường hỏa xa hay đường lộ. Nhưng, nếu muốn ngăn cản hạm đội Dakar tiêu diệt quân của chúng tôi thì cần phải được bảo vệ về phía mặt biển. Bởi thế tôi cần yêu cầu sự giúp đỡ của hạm đội Anh.

        Tôi đã trình bày kế hoạch này với ông Churchill vào những ngày cuối tháng bảy. Ngay lúc ấy ông không trả lời dứt khoát, như sau đó ít lâu ông mời tôi đến thăm ông. Ngày mùng 6 tháng tám, tôi gặp ông tại phòng lớn Downing Street; theo thường lệ phòng này vẫn dùng làm văn phòng Thủ Tướng và phòng họp của Hoàng Gia. Ong đã dặt nhiều tấm địa đồ lên cái bàn lớn và di lại quanh bàn nói thao thao bất tuyệt.

        Ông nói: « Chúng ta phải cùng nhau làm chủ được Dakar. Việc ấy tối quan trọng cho ông. Vì nếu chúng ta thành công thì đây sẽ là những phương tiện lớn lao của người Pháp để trở lại cuộc chiến. Việc ấy cũng rất quan trọng cho chúng tôi. Vì nếu có thể dùng được Dakar làm căn cứ thì chúng tôi sẽ có nhiều dễ dàng trong trận chiến gay go ở Đại Tây Dương. Bởi vậy cho nên sau khi đã hội đàm với Hải Quân Anh và các tham mưu trưởng tôi có thể cho ông biết rằng chúng tôi sẵn sàng tham dự cuộc hành quân. Chúng tôi dự tính tung vào trận này một hạm đội hùng hậu. Nhưng chúng tôi không thể để hạm đội ấy lâu ngày ở bờ biển Phi Châu. Chúng tôi cần phải hành động mau chỏng để sau đó đưa ngay hạm dội về phòng vệ nước Anh và các cuộc hành quân ở Địa Trung Hải. Bởi thế cho nên chúng tôi không thể chấp nhận kế hoạch của ông đổ bộ lên Konakry và tiến quân chậm chạp qua rừng rậm, chúng tôi sẽ phải giữ hạm đội ở gần đấy mấy tháng. Tôi sẽ đề nghị với ông một kế hoạch khác ».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:12:19 am »


        Sau đấy, ông Churchill trổ hết tài hùng biện ra phác họa bức tranh sau đây :

        «Một buổi sáng kia, Dakar tỉnh giấc trong sự buồn rầu và bất trắc. Dưới ánh mặt trời, dân chúng trông thấy tầu hè kẻo đến đầy mặt biển. Một hạm đội lớn ! Một trăm tầu chiến và chở súng ống ! Đoàn tàu tiến lại gần, dùng máy truyền thanh gửi lời chào thân hữu cho thành phố, hải quân, các đồn trại. Một vài chiếc tầu kẻo cờ tam tài. Những chiếc khác kéo cờ Anh, Hòa Lan, Ba Lan, Bỉ. Một chiếc tầu nhỏ hiền lành, kẻo cờ trắng của phải đoàn du thuyết tiến vào bờ, chở theo sử giả của tướng de Gaulle . Các sử giả đến hội kiến với vị thống đốc. Vấn đề là nói cho ông ta hiểu rằng nếu ông ta để cho tướng de Gaulle đổ bộ thì hạm đội đồng minh sẽ rút lui, chỉ còn việc điều đình điều kiện hợp tác giữa hai người. Trái lại, nếu ông ta nhất định kháng cự thì ông ta sẽ đại bại ».

        Và ông Churchrll, tin chắc kế hoạch của mình, mô tả và phóng tác khung cảnh cuộc sống ngày mai theo ý muốn và trí tưởng tượng của ông : Trong lúc thống đốc và đại diện của ông thảo luận vời nhau thì phi cơ Pháp Tự Do và Anh quốc bay luôn trên nền trời hòa bình, ném xuông truyền đơn thận thiện. Quân nhân và dân sự, trong số đó có các nhân viên tuyên truyền của ông tranh luận sôi nổi về lợi ích của sự thỏa hiệp và nguy hại của một cuộc xung đột lớn với những người dẫu sao cũng là đồng minh của nước Pháp. Vị thống đốc hiểu rằng nếu ông ta cưỡng lại thì đất sẽ sụt xuống dưới chân đứng, ông sẽ thấy họ theo đuổi cuộc hội đàm cho đến lúc có kết quả mỹ mãn. Có lẽ trong lúc ấy, họ muốn cứu vãn danh dự, họ cho nổ một vài tiếng súng. Nhưng không đến nỗi đi quá trớn. Đến tối, họ sẽ cùng ông cụng ly chào mừng sự thắng lợi cuối cùng ».

        Phân tích kế hoạch của ông Churchill, một kế hoạch được ông dùng tài ngôn luận tô điểm những nét hấp dẫn, tôi suy nghĩ kỹ thì biết rằng ông dựa vào những dữ kiện chắc chắn. Vì người Anh không thể đưa những lực lương hồi quân quan trọng đến vùng xích đạo lâu ngày, tôi không thể dùng đường lối hành quân trực tiếp để làm chủ Dakar. Cuộc hành quân ấy, trừ phi có tính cách đại quy mô, cần phải dung hòa hai phương pháp thuyết phục và hăm dọa. Mặt khác, tôi cho rằng hải quân Anh rất có thể một sớm một chiều thanh toán vấn đề Dakar, có hay không có quân Pháp Tự Do tham dự, nơi đây cố một căn cứ lớn ở Đại Tây Dương và có chiếc thiết giáp hạm Richelieu làm cho họ vừa ham muốn vừa lo ngại.

        Tôi kết luận rằng, nếu chúng ta có mặt ở đấy, thì có nhiều cơ may để cuộc hành quân có sắc thái một cuộc tập kết với Pháp Tự Do mặc dầu người Anh không nỡ vuốt mặt mà phải làm vậy. Trái lại, nếu chúng ta không đồng ý với họ thì sớm muộn gì họ cũng tự ý làm lấy để ăn cả. Trong trường hợp sau này, Dakar sẽ chống cự kịch liệt bằng công sự chiến đấu và đại pháo của tầu Richelieu, trong khi các oanh tạc cơ Glenn - Martin, các khu trục cơ Curtiss, các tiềm thủy đĩnh, rất nguy hiểm cho tầu bè không có phươmg tiện phòng thủ, sẽ tàn phá hết đội thuyền chuyên chở. Đến lúc Dakar bị tan nát rồi có chịu đầu hàng người Anh thì rốt cuộc, cuộc hành quân cũng tai hại cho chủ quyền của người Pháp.

        Sau một thời hạn ngắn, tôi trở lại cho ông Churchill biết rằng tôi chấp thuận ý kiến của ông. Tôi thảo luận kế hoạch hành binh với đô đốc John Cunningham chỉ huy hạm đội Anh quốc ; nhân dịp này tôi được biết ông là một người rất khó chịu nhưng là một tay thủy thủ lành nghề và tận tâm. Đồng thời, tôi chuẩn bị những phương tiện nghèo nàn của chúng ta để tham gia cuộc hành quân. Chúng ta có ba chiếc tiểu hạm : Savorgnan de Brazza, Commandant Duboc, Commandant Dominé, hai chiếc ngư thuyền võ trang : Vaillant và Vikinq. Chúng ta còn gửi qua hai tầu buôn Hòa Lan Pemdand và Westerland, một đại đội lê dương, một liên đội lính mới mộ, một liên đội thủy quân lục chiến, nhân viên đủ cho một liên đội chiến xa, một giàn đại pháo, sau hết là các nhân viên dịch vụ : tất cả hai ngàn người. Ngoài ra còn phi công cho hai phi đội. Sau hết là bốn tầu chuyên chở Pháp: Anadyr, Casamance, Fort-Lamy, Nevada để chở vật liệu nặng : chiến xa, đại bác, phi cơ Lysanderf Hurricance và Blenheim còn đóng, hòm, xe vận tải đủ loại, và vật liệu tiếp tế.

        Còn như người Anh thì hạm đội của họ không phải là có đủ tàu bè như ông Churchill đã nói trước đây. Hạm đội chỉ có hai thiết giáp hạm kiểu cũ : Barham và Resolution, bốn tuần dương hạm, hàng không mẫu hạm Ark Roya, một vài chiếc khu trục hạm và một chiếc tàu dầu. Ngoài ra còn ba tầu vận tải chở hai đại đội thủy binh dưới quyền chỉ huy của lữ đoàn trưởng Irwin, cùng những phương tiện cần thiết để đồ bộ. Nhưng không thấy nói đến lữ đoàn Ba Lao trước đã dự định tham dự cuộc hành quản này. Hầu như các bộ chỉ huy không mấy tin tưởng tầm quan trọng và kết quả cuộc hành quân cho nên đã tìm cách cắt bớt phần nào lực lượng trù định trước.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM