Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:03:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37386 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:42:45 pm »


        Tuy rằng phải giới hạn sự tổn thất trong những trường hợp tổn thất quá quan trọng mà kết quả quá khiêm tốn nhưng chúng ta cũng phải lợi dụng lòng công phẫn gây ra vì những cuộc đàn áp của người Đức để nuôi dưỡng nghị lực và đoàn kết quốc gia. Ngày 25 tháng mười, địch vừa thủ tiêu 50 con tin ở Nantes và 50 ở Bordeaux, tôi vội nói trên đài phát thanh : « Đem xử bắn những đồng bào vô tội của chúng ta địch tưởng rằng sẽ là cho nước Pháp phải khiếp sợ, nhưng nước Pháp sẽ tỏ cho họ biết rằng nước Pháp không sợ họ... Tôi yêu cầu tất cả công dân Pháp nam cũng như nữ đình chỉ mọi hoạt động và đứng yên một chỗ từ 4 giờ đến 4 giờ 5, ngày 31 tháng mười... cử chí « đứng nghiêm » vĩ đại đó, cuộc đình công toàn quốc đó, sẽ cho địch thấy họ đang bị đe dọa trước sức mạnh của tình huynh đệ Pháp. Trước ngày đã định tôi nhắc lại lời kêu gọi một lần nữa. Ngoài thực tế, việc đình công ấy diễn ra tại nhiều nơi, nhất là tại các xưởng mảy, một cách rất cảm kích. Nhân việc này tôi quyết tâm lợi dụng sự đối kháng của quốc dân, không nên để cho sự đối kháng trở thành biến loạn, nhưng trái lại, phải làm sao cho nó trở thành một phản ứng có tổ chức , điều cốt yếu là đừng làm mất động lực chính yếu là sáng kiến và sự ngăn cách, không có sự ngán cách ấy thì ý thức kháng cự có thể biến mất hoàn toàn ngay một lúc.

        Dầu sao thì những yếu tố then chốt, tức là những phong trào kháng cự đã có rồi và đã cương quyết hành động, nhưng chỉ còn thiếu mặt cấp chỉ huy quân sự. Chủng ta có thể tuyển lựa những người chỉ huy ấy trong sổ các đơn vị còn sót lại của quân đội, nhưng Vichy đã tìm cách cản đường chúng ta. Tuy nhiên, những hành động kháng chiến đầu tiên đã xuất phát từ giới quân nhân. Các sĩ quan thuộc bộ tham mưu trung ương hay ở các nơi khác đã gửi lại được nhiều vật liệu không giao cho các ủy ban đình chiến. Cơ quan tình báo vẫn hoạt động trong bóng tối, họ áp dụng những biện pháp phản thám báo và thỉnh thoảng gửi tin tức cho người Anh. Các biện pháp động viên đã được chuẩn bị nhờ hoạt động của các tướng Frère, Delestreint, Verneau, Bloch-Dassault, Durr- mever, và cách dùng các câu lạc bộ của quân nhân. Tướng Cochet khai mào cuộc tuyên truyền tích cực chống lại tinh thần đầu hàng. Trong số những huấn luyện viên Công Trường Thanh Niên, nhiều người là cựu quân nhân, họ tập luyện cho mình và cho người khác cầm súng để ra trận. Phần còn lại của những đơn vị đã thành lập : sĩ quan, hạ sĩ quan, binh lính, tất cả đều không giấu giếm ý chí và hy vọng trở lại chiến trường.

        Vả chăng quần chúng tán thành quan điểm ấy. Một cuốn phim từ Pháp mới gửi sang và được tôi cho đem chiếu ở Luân Đôn, đã cho biết một bằng chứng rất ý nghĩa. Người ta thấy Pétain, nhân một chuyến viếng thăm Marseille, xuất hiện trước bao lơn tòa thị sảnh trước bộ đội và quần chúng đang xúc động vì lòng ái quốc. Đám quần chúng hăng say gợi ý cho ông, bỗng dưng ông la lớn : « Đồng bào chớ quên rằng tất cả đều ở trong tình trạng động binh ! » Lời nói ẩy làm mọi người, cả quân nhân lẫn dân sự, đều xúc động mạnh mẽ, kẻ cười vang, người ứa nước mắt.

        Xem như vậy thì đã rõ, mặc dầu đã có nhiều người bị bắt và bị chết, thường thường là những người ưu tú, quân đội tự nhiên vẫn sẵn lòng gánh lấy trách nhiệm kháng chiến. Nhưng « chính phủ » không muốn bao dung một phong trào kháng chiến như vậy. Vichy trước tiên đã áp dụng sự trung lập giả tạo, sau đó đã hợp tác với địch, bởi vậy chính phủ không để cho quốc dân phát triển những tiềm năng trả lời vào khuynh hướng của mình. Về phương diện tinh thần, dán chúng bị dồn vào một ngõ cụt, chỉ có thể thoát ra bằng cách dứt đoạn với kỷ luật quốc gia. Nhiều yếu tố quân sự đã vượt qua hàng rào, đó là những người gia nhập hệ thống tình báo, những người sắp gia nhập đạo quân bí mật, sau hết là những người sau này thành lập « Tổ chức kháng chiến của quân đội », nhưng thực ra lúc ban đầu các phong trào ấy đều phải tự mình thành lập lấy theo sáng kiến riêng. Trong khu vực tự do đã có những hoạt động tuyên truyền và huấn luyện lực lượng bán quân sự, đứng đầu là phong trào « Chiến Đấu » với đại úy Fresnay, phong trào « Giải Phóng », vai chính là Astier de la Vigerie, phong trào « Du Kích đầu não là Jean - Pierre Lévy. Đồng thời, một số ít nhân viên các nghiệp đoàn cũng tuyên truyền cho một khuynh hướng kháng chiến, đó là « Tổng Công Đoàn » và « Liên Đoàn Công Giáo Pháp ». Một vài đoàn thể bắt nguồn từ các đảng xã hội, dân chủ bình dân, liên minh Cộng Hòa, cũng hoạt động theo chiều hướng ấy. Và không có mặt quân Đức trong vùng này cho nên người ta hướng sự chống đối vào Vichy, người ta gây khó khăn cho cảnh sát và tòa án. Vả chăng các lãnh tụ đều nghĩ đến việc cướp chính quyền khi chuẩn bị các lực lượng để chống lại kẻ thù, họ coi những lực lượng ấy không những là công cụ chiến tranh, mà còn là phương tiện để thay đổi chế độ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:43:48 pm »


        Hẳn là cạnh khía chánh trị của những phong trào miền Nam đã đem lại tinh thần sống động và linh động của khuynh hưởng kháng địch, đã thu hút những yếu tố có ảnh hưởng vào hàng ngũ của mình, đã làm cho việc tuyên truyền thêm khởi sắc hấp dẫn, phản ảnh được thời cuộc, khiến cho công chúng phải chú ý. Nhưng, mặt khác, họ cũng gây khó khăn cho các ủy ban chỉ đạo trung ương. Cần phải nói rằng số đông gia nhập và tán trợ không hề nghĩ đến chương trình kháng chiến phải áp dụng sau này, điều kiện để sau này nắm chảnh quyền, việc tuyển lựa những người sẽ lên cầm quyền. Nói chung thì người ta chỉ mới kịp nghĩ đến việc chiến đấu, hay ít ra, sửa soạn cho cuộc chiến đấu; nhưng còn phải làm sao cho có súng ống, có chỗ chôn giấu, còn phải nghiên cứu và thực hiện những cuộc tập kích chứ ! Muốn thực hiện những điều đó thì cần phải có một tổ chức tại chỗ gồm những người hiểu biết, tìm ra phương tiện và giữ kín bỉ mật hành động. Tóm lại, trong nội bộ các phong trào, tuy rằng tinh thần người ta cùng hướng về một mục tiêu cứu quốc nhưng hoạt động của người ta phân tán ra từng nhóm riêng rẽ, mỗi nhóm có người cầm đầu riêng của mình, nhóm nọ còn tranh giành với nhóm kia những số vũ khí và tiền bạc ít ỏi.

        Trong khu vực bị chiếm đóng không có sự cạnh tranh ấy vì mọi người đứng trước nguy hiếm trực tiếp, nhưng vẫn cỏn tình trạng phân tán nhân lực và phương tiện. Ở đây người ta đụng độ trực tiếp với những lực lượng hùng hậu của địch. Người ta phải đối phó với Mật Vụ Đức. Không có phương tiện chuyên vận, thông tín và lập trụ sở, vì phải qua nhiều chặng kiểm soát gắt gao. Trong những điều kiện ấy sự hoạt động bị phân tán đến cùng cực. Nhưng trái lại, sự có mặt của địch lại khích động người ta chống cự và âm mưu sát hại địch. Bởi thế cho nên trong khu vực này phong tráo có màu sắc chiến tranh và âm mưu. « Tổ chức Dân Sự và Quân Sự » của đại tá Tony, « Người của Giải Phóng », lãnh tụ là Ripoeh, « Người của Kháng Chiến », lãnh tụ Lecompte-Boinet, « Giải Phóng Bắc » lãnh tụ Cavaillès, « Tiếng nói Miền Bắc » của Houcke trong vùng hầm mỏ miền Flajndre những phong trào ấy dẹp bỏ mọi khuynh hướng chính trị, họ chỉ chú trọng đến việc chiến đấu, họ tập hợp một số đông những toán nhỏ hoạt động bí mật và riêng rẽ.

        Cuối năm 1941, đến lượt cộng sản mở màn những hoạt động của họ vẫn có thái độ dung hòa với địch, trái lại họ công kích tư bản Anh-Mỹ và gia nô của Anh-Mỹ là phe de Gaulle. Nhưng họ thay đổi thái độ khi Hitler đưa quân sang xâm lăng tìôiký chiển tranh Nga Sô và họ lập được sào huyệt của họ, họ cũng tổ chức xong những đường dây hoạt động chìm. Vả chăng về phương diện này họ rất có khả năng với hệ thống chỉ huy ẩn danh và những cán hộ trung kiên của họ. Như vậy, họ sẽ tham dự vào mặt trận quốc gia Kháng Chiến, một cách can đảm và khéo léo ; hẳn là trong số những người có tâm hồn giản dị, nhiều người cũng xúc động vì tiếng gọi tổ quốc, nhưng cộng sản không quên rằng với tư cách chiến sĩ cách mạng, mục tiêu của họ là lợi dụng thảm kịch của nước Pháp để áp đặt chế độ độc tài. Bởi thế cho nên họ luôn luôn cố gắng giữ lấy tự do hành động của họ. Nhưng họ cũng định lợi dụng khuynh hướng của những chiến sĩ chỉ biết có cuộc chiến, họ cố thủ lũng đoạn các phong trào kháng chiến để nếu có thể  thì dùng làm công cụ phục vụ tham vọng của họ.

        Chính vì thế mà họ thành lập tại khu vực chiếm đóng «Mặt Trận Quốc Gia», một nhóm có bộ mặt thuần túy ái quốc, và « Du kích và chiến sĩ du kích », một lực lượng có bề ngoài chỉ chống đối quân Đức. Nhờ thế họ thu hút được nhiều yếu tố không cộng sản, và họ dùng những yếu tố này để che đậy âm mưu của họ. Nhờ thế, họ đưa những người của họ vào các cơ quan đầu não của tất cả các phong trào khác. Bởi thể cho nên chẳng bao lâu họ đến đề nghị hợp tác với tôi, trong khi họ không ngừng âm thầm tố giác « huyền thoại de Gaulle ».

        Nhưng tôi thì tôi muốn để họ phục vụ. Để đánh địch, không có lực lượng nào là không nên dùng, tôi cho rằng lực lượng của họ sẽ có sức nặng lớn trong loại chiến tranh xảy diễn trên lãnh thổ bị chiếm đóng. Nhưng chỉ có thể chấp nhận cho họ hoạt động như một phần của một toàn bộ, và nên nói thẳng ra rằng họ phải ở dưới quyền điều khiển của de Gaulle.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:44:23 pm »


        Tôi tin chắc ở ý thức quốc gia và lòng tín nhiệm của quốc dân, tôi đã quyết định cho họ một chỗ đứng trong nền kháng chiến Pháp, và một ngày kia cho họ tham dự việc chỉ huy. Nhưng tôi cung quyết tâm không để cho họ được đằng chân lân đằng đầu và qua mặt tôi. Trong tấn kịch bi thảm quyết định vận mệnh của quốc gia này, những người Pháp thiên cộng ấy cũng phải chịu bất công và hậu quả lỗi lầm, họ sẽ có cơ hội lịch sử để trở về với sự thống nhất quốc gia, mặc dầu chỉ trong thời kỳ chiến đấu chống địch. Cơ hội ấy tôi muốn làm cách nào để không bỏ lỡ. Một lần nữa, những người bỏ mình cho tổ quốc bất cứ ở đâu và bất cứ bằng cách nào, cũng có thể hô to trước khi nhắm mắt : « Nước Pháp muôn năm ! » Cuộc đời luôn luôn tiến tới, chủ thuyết nào, ý tưởng hệ nào, cuộc khởi nghĩa nào cung chỉ có một thời thôi. Cộng sản rồi cũng qua đi như những biến cố lịch sử khác. Nhưng nước sẽ còn. Tôi chắc chắn rằng, đến chung cục, điều đáng kể là nước Pháp chỉ còn lả một khối dân tộc đoàn kết khi nào được giải phóng, ngày giải phỏng chỉ là một khoảng thời gian ngắn ngủn trên dòng Lịch sử nhưng đó chỉ là một khoảng khắc quyết định.

        Đến tháng mười 1941, tôi được tin Jean Moulin có mặt ở Lisbonne, ông mới ở Pháp sang và đang tìm cách đến Luân Đôn. Tôi biết ông này lắm. Đặc biệt là tôi biết rằng ông đã làm quận trưởng Eure - et - Loư khi người Đức đưa quân vào Chartres, ông đã tỏ ra một gương mẫu cương quyết và danh dự, thậm chí địch giam giữ và ngược đãi ông chán rồi cũng phải trả tự do cho ông, xin lỗi và cúi chào ông ; Vichy đã cho người khác thay thế ông và không cho ông tham gia việc nước. Tôi biết rang ông muốn phục vụ xử sở. Tôi bèn yêu cầu các cơ quan người Anh đưa con người lỗi lạc ấy sang Anh Quốc. Phải hai tháng sau người ta mới thỏa mãn tôi. Sở tình báo Anh cũng muốn dùng Jean Moulin. Nhưng ông yêu cầu được đưa đến với tôi. Nhở một bức thư hối thúc gửi cho ông Eđen, người Anh chịu trao trả Jean Moulin cho tôi. Sau này tôi cũng gặp nhiều khó khăn mới gửi được ông trở lại đất Pháp.

        Trong tháng chạp, tôi có dịp ngồi nói chuyện với ông rất lâu. Trước khi đến Luân Đôn ông đã tiếp xúc rất nhiều với từng phong trào kháng chiến, mặt khác, ông cũng thăm dò nhiều giới chính trị, kinh tế và hành chánh, ông biết rõ môi trường hoạt động mà tôi muốn giao phó cho ông. Ông đưa ra những đề nghị minh bạch và những yêu cầu đích xác.

        Ông còn trẻ tuổi nhưng đã rút được khá kinh nghiệm, ông cũng là người được tôi luyện già giặn như những đồng chí ưu tú của tôi. Tâm hồn ông tràn đầy tình say mê tổ quốc, ông tin chắc rằng « chủ thuyết de Gaulle » không những chỉ là một công cụ để chiến đấu mà còn là động lực của sự đổi mới, ông cho rằng chính phủ phải đồng hóa với Pháp Tự Do, ông hoài bão những sự nghiệp lớn. Nhưng ông cũng là người biết suy xét, ông nhận định người và vật đúng với giá trị chân thực, ông biết thận trọng đi từng bước vững vàng lên một con đường đầy cạm bẫy của địch và đầy trở ngại của bạn. Ông là người tin tưởng và biết tính toán, ông không nghi ngờ gì hết và cái gì ông cũng không tin, ông vừa là một giáo đồ vừa là một tỳ khưu, sau 18 tháng hoạt động ông đã lập được một sự nghiệp rường cột. Phong trào Kháng Chiến tại Chánh Quốc mới được phác họa như một biểu tượng thống nhất, chính ông đã thực hiện được sự thống nhất ngoài thực tại. Nhưng đến sau ông bị phản bội và bị bắt cầm tù, ông đã bị một địch thủ không biết đến danh dự hành hạ tra tấn phải bỏ mình cho nước Pháp, cũng như các chiến sĩ anh dũng khác ; dưới mặt trời hay trong bóng tối, các chiến sĩ ấy hy sinh một buổi tối trống rỗng để sống đầy đủ sáng hôm sau.

        Trước hết, chúng tôi đồng ý với nhau ta hãy tác động đến các phong trào ở miền Nam để thúc đầy họ thành lập một cơ quan đầu não chung liên lạc trực tiếp Ủy Hội Quốc Gia ; cơ quan đầu não đó sẽ đặt dưới quyền chủ tọa của ông để củng cố sự thống nhất, đưa ra chỉ thị và giải quyết những tranh chấp nội bộ. Xong việc ấy, ông sẽ đến miền Bắc và cố gắng thành lập cho toàn thể lãnh thổ một hội đồng chỉ đạo tất cả các phong trào kháng chiến và phụ thuộc trực tiếp Pháp Chiến Đấu. Nhưng khi đã có đầu não trung ương cho tất cả mọi nhỏm tham dự vào công cuộc giải phóng quốc gia như vậy, thì hai vấn đề được đặt ra : vấn đề đảng phải chính trị và vấn đề lực lượng quân sự quốc nội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:44:57 pm »


        Hội đồng tôi nói trên đây sẽ có tính cách đại diện hơn là chỉ huy, bởi thế cho nên tôi không muốn loại bỏ các đảng phải, vả chăng, cũng không thể tránh khỏi được sự có mặt của đảng phái. Theo tôi thì tai họa không phải tại có mặt họ mà chỉ tại định chế suy đồi cho nên họ có dịp lấn át để đoạt lấy các công quyền. Bởi thế cho nên tôi có ý dành cho họ thế đứng, nhưng bây giờ không để cho họ cầm đầu được kháng chiến. Thực ra kháng chiến không hề có tinh thần như họ, không có hành động như họ, vì trước đây, đến lúc quốc gia hữu sự, tất cả các đảng phái đều thất bại không một ai làm được cái gì để cứu nước. Nhưng, hôm qua người ta ngã quy vì quốc nạn, hôm nay người ta bắt đầu tỉnh ngộ. Một vài yếu tố vừa theo phong trào kháng chiến, vừa tập hợp lại trong khuôn khổ những đảng phái ngày trước.

        Họ không có khách hàng để phỉnh nịnh, không có âm mưu để vận động ngược xuôi, không có «ghế» để mà cả, họ tưởng rằng và họ cho cảm tưởng rằng họ trở về nguồn gốc những cảm hửng cao thượng của hoạt động chính trị: công bình, xã hội, nền nếp cổ truyền, ý thức thế phàm,ý thức tôn giảo. Họ thanh lọc tổ chức nội bộ, hầu như họ chỉ muốn huy động một khuynh hướng nào đó của dư luận để góp phần trực tiếp vào công cuộc khảng chiến. Vả chăng dư luận cũng muốn như chấp nhận khả năng làm việc của những nhóm ấy, nhất là khi họ đã từ bỏ những thải độ lầm lỗi của họ trước đây. Sau hết, đồng minh cũng chú ý đến thái độ của lãnh tụ đảng phải. Đó là những sự kiện mà tôi không thể không biết đến khi muốn thực hiện nền thống nhất nước Pháp. Bởi thế cho nên tôi chỉ thị cho Jean Moulin, đến lúc cần thì sẽ đưa đại diện các đảng phải vào Hội Đồng bên cạnh các phong trào kháng chiến.

        Sự thống nhất mà tôi muốn có trong lãnh vực chính trị ở nước Pháp, tôi cũng muốn thực hiệp trong lãnh vực quân sự. Vì phương diện này, sự khó khăn đầu tiên cũng do các phong trào tạo ra khi họ tuyển dụng những đơn vị chiến đấu, họ lại có ý muốn giữ riêng cho họ. Vả chăng, những nhóm người chiến đấu ấy chỉ có từng toán nhỏ năm bảy người, ngoại trừ ở những nơi rừng rú rất kín đáo rậm rạp. Nhưng phong trào Kháng Chiến ở bưng biền đều như vậy, họ là những người bất phục tòng phải luôn luôn hoạt động ở miền nông thôn. Hình thức chiến tranh duy nhất có thể áp dụng được là du kích có thể có hiện lực lớn nếu những hoạt động lẻ tẻ của họ được coi là thành phần của một guồng máy lớn có sự chỉ đạo trung ương. Để cho những phần tử tự trị ấy hoạt động theo sáng kiến riêng của họ thì vấn đề đặt ra là làm sao liên lạc được các phần tử ấy với nhau bằng một bộ sườn mềm dẻo nhưng hữu hiệu đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tôi. Do đó mà có thể ấn định cho họ những mục tiêu để họ tùy hoàn cảnh mà thực hiện, nhất là khi có cuộc đồ bộ của đồng minh ; những kế hoạch ấy đều được lập ra với sự đồng ý của bộ chỉ huy đồng minh. Tôi ủy nhiệm cho Moulin thúc đẩy các phong trào cố gắng đạt được sư nhất trí cho các yếu tố quân sự của họ. Nhưng tôi phải đợi mấy tháng sau mới có thể thống nhất được sự chỉ huy đạo quân bí mật và giao cho tướng Delestraint.

        Jean Moulin được thả dù xuống miền Nam vào đêm hôm mùng 1 tháng giêng, ông mang theo lệnh của tôi bổ nhiệm ông đại diện tôi tại khu vực không bị chiếm đóng của chánh quốc để thống nhất hành động của các phần tử kháng chiến. Như vậy sẽ không ai bắt bẻ ông về nguyên tắc nhiệm quyền. Nhưng ông có nhiệm vụ thi hành quyền ấy, còn tôi thì có nhiệm vụ nâng đỡ ông. Bởi thế cho nên chúng tôi đã đồng ý để ông đứng làm trung tâm tại Pháp cho mọi công việc truyền tin và liên lạc trước hết với khu vực Nam và sau này với khu vực Bắc khi nào có thể được, ông sẽ kiểm soát hết các phương tiện truyền tin, các phái đoàn đặc nhiệm ; các việc thuyên chuyên nhân viên, vận chuyển vật liệu, thư từ, gửi từ Pháp sang Anh và từ Anh sang Pháp ; sau hết, ông tiếp nhận và phân phối ngân khoản dành cho các cơ quan hoạt động ở Chánh Quốc. Moulin bước chân vào lãnh vực thi hành khi đã nhận được những quyền hạn rộng lớn trên đây.

        Được sự thúc đẩy của ông, và nhờ những áp lực từ nguồn cội, các lãnh tụ phong trào miền Nam chẳng bao lâu thành lập được một thứ hội đồng dưới quyền chủ tọa của vị đại lý ủy Hội Quốc Gia. Đến tháng ba, họ công bố một bản thông cáo chung dưới nhan đề Một chiến một lãnh tụ ; bản thông cáo xác định lập trường thống nhất hành động dưới quyền chỉ đạo của tướng de Gaulle. Các hoạt động kháng chiến đã bắt đầu có trật tự. Về phương diện bán quân sự, người ta sửa soạn sự thống hợp làm một lực lượng duy nhất. Đồng thời, Jean Moulin, với sự giúp đỡ của chúng tôi, cần thiết lập cho phái đoàn của ông những cơ quan quản trị có tính cách tập trung.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 10:14:52 pm »

     
        Bởi vậy cho nên ngành « Hành quân không lực và Hải lực » nhận trực tiếp chỉ thị của đại tá Dewayrin về việc chuyến vận bằng phi cơ và hải thuyền. Mỗi tháng, vào những đêm có trăng, các phi cơ Lysander hay oanh tạc cơ hạ cánh xuống những bãi đậu riêng, đây là những phi cơ chuyên trách những công tác đặc biệt ấy, điều khiển bởi các phi công như Lauren và Livry-Level. Mỗi chuyến bay như thế họ mạo hiểm đời sống của họ để chuyên chở vũ khí và nhân lực đến bảo vệ an toàn cho tất cả và cho mọi người. Thường thường họ thả dù xuống những điểm định trước rồi quân kháng chiến địa phương sẽ tiếp nhận, chôn giấu và phân phối sau. Việc truyền tin bằng VTĐ được Julite khởi sự tổ chức  đơn sơ, sau này đã hoạt động dưởi sự kiểm soát của viên đại lý ; đã có liên lạc với Luân Đôn, mỗi tháng chuyển vận hàng trăm điện tín ; địch đã dùng máy dò xét theo dõi luôn luôn cho nên đài VTĐ phải làm việc lưu động và lo việc thay thế dụng cụ bị phá hoại. Moulin cũng thành lập « Phòng Thông Tin và Báo Chí », Trưởng phòng là Georges Bidault, để cho biết yếu tố tinh thần của dân chúng, nhất là trong các giới tư tưởng, tình hình xã hội, chính trị. « Ủy Ban Nghiên Cứu Trung Ương » đặt dưới quyền chỉ huy của vị đại lý sẽ lập ra những kế hoạch cho hoạt động tương lai, ủy ban này có các nhân viên Bastid, Lacoste, để Menthon, Parodi, Teitgen, Courtin, Dẹbré. Bloch- Lainé điều khiển những công việc tài chánh của phái đoàn và thu nhận ngân khoản từ Luân Đôn gửi sang. Như vậy, Moulin nắm chắc những cơ quan đầu não, đã cho thấy ảnh hưởng của chính phủ ta tại chánh quốc. Ngay từ những tháng đầu 1942, những người từ Pháp sang đã cho chúng tôi biết ảnh hưởng ấy.

        Thí dụ : Bémv. Ông từ Ba Lê sang vào một đêm tháng hai, đem lại cho chúng ta nhiều tài liệu, ông còn mang tặng nhà tôi một chậu hoa mua ở đường Royale. Hệ thống « Confrerie Notre- Dame» của ông đang hoạt động mạnh. Thí dụ, không có chiếc tầu thủy nào của Đức đến hay rời khỏi các biến cố sau đây mà không có điện tín bảo tin cho chúng tôi biết : Brest, Lorient, Nante, Rochefort, La Rochelle, Bordeaux. Không có một công sự chiến đấu nào của địch xây trên bờ biển Manche hay Đại Tây Dương, nhất là những căn cứ tiềm thủy đĩnh, mà chúng tôi không biết vị trí và họa đồ. Ngoài ra, Rémv còn tiếp xúc với các hệ thống khốc hoặc với những phong trào ở các vùng bị chiếm đóng, hoặc với các tổ chức của cộng sản. Phe cộng có giao thiệp với ông trước ngày ông sang đây đã nhắc ông cho tôi biết họ sẵn sàng chấp nhận quyền chỉ đạo của tôi và sẵn sàng gửi một Ủy viên của họ sang Luân Đôn.

        Đến tháng ba, một trong những lãnh tụ mặt trận « giải phóng — Bắc » là ông Pineau, đến làm việc với chúng tôi trong ba tháng và giải quyết được nhiều vấn đề, ông là người được tín nhiệm của các nghiệp đoàn. Đến tháng tư, ông Emmanuel d‘ Astier sang Luân Đôn, ông mang theo nhiều kế hoạch và cũng nhiều mưu mẹo ; tôi cho rằng trước khi trở về Pháp ông nên sang Mỹ cho họ biết trực tiếp nhiều chi tiết xác thực về phong trào kháng chiến. Sau đó, Brossollette sang tới nơi, ông có rất nhiều ý kiến, ông vươn lên những bình diện cao của tư tưởng chánh trị, ông ước lượng chiều sâu vực thẳm của nước Pháp và ông chỉ còn đặt hy vọng vào phong trào de Gaulle để thực hiện sự nghiệp cứu quốc, ông đưa tư tưởng của để Gaulle lên hàng một chủ thuyết. Sau này ông giúp nhiều ý kiến  cho chúng tôi để hoạt động trong nội địa nước Pháp. Rồi một ngày kia, trong khi thi hành một đặc vụ, ông sa lưới địch, ông tìm cái chết để khỏi sa xuống chỗ hèn yếu. Roques cũng sang đây, mang theo một số thư tín của nhiều dân biểu. Sau ông bị bắt và thủ tiêu. Paul Simon được gửi sang từ khu vực chiếm đóng, ông lập liên lạc cho « Tổ chức dân sự và quân sự » Simon đem trí khôn nồng nhiệt và sự cương quyết lạnh lùng của ông ra phục vụ và ông đã lập được những công trạng đáng chú ý. Sau hết, còn nhiều người khác như Philip, Charles Vallin, Vienot, Daniel Mayer và nhiều người khác nữa muốn đến Luân Đôn.

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:02:41 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:03:25 pm »


        Họ phần nhiều là những người trẻ tuổi, bầu máu nóng sôi sục, họ đều có tham vọng và ham chiến đấu ; những cuộc hội đàm với họ cho tôi biết rằng tâm hồn dân tộc Pháp đã nao núng nhiều vì chế độ xã hội trong những ngày xảy ra trận thảm bại. Cuộc kháng chiến không phải chỉ là một trận vùng dậy của kẻ bị dồn đến đường cùng, nó còn gọi lên hy vọng đổi mới. Nếu sau ngày chiến thắng khối kháng chiến này không tan rã thì người ta có thể hy vọng rằng họ sẽ khơi nguồn một cuộc thay đổi sâu xa trong cơ cấu xã hội và một nỗ lực quốc gia rộng lớn. Được tiếp xúc với các lãnh tụ đã hưởng ứng lời kêu gọi của tôi mà đến thăm tôi, tôi nghĩ rằng, có lẽ những người nào sống sót sẽ cộng tác với tôi để tạo lập một cấp chỉ huy hầu thực hiện một sự nghiệp nhân đạo và có cả tính của người Pháp. Nhưng sự nghiệp đó chỉ có thể thực hiện được nếu khi nào quốc nạn đã qua, họ còn chấp nhận kỷ luật tinh thần và hoài bão đã từng ôm ấp ; chính vì hoài hão đó mà họ sát cánh với nhau và không có hoài bão đó thì không có cái gì ra cái gì hết trọi.

        Trong trường hợp nào, bây giờ cũng đã đến lúc tôi đồng ý với toàn thể kháng chiến và nhân danh kháng chiến mà tuyên bố mục tiêu chúng tôi đang theo đuổi. Mục đích ấy, là giải phóng, giải phóng theo nghĩa trọn vẹn và đầy đủ nhất của danh từ, nghĩa là giải phóng con người và tổ quốc.

        Tôi trình bày ý tưởng ấy dưới hình thức một bản tuyên ngôn được Ủy Hội Quốc Gia chấp thuận sau khi lấy ý kiến của các phong trào và các phái đoàn. Tôi tuyên bố rằng chúng tôi quyết chí diệt địch để đem lại cho nước Pháp tự do, danh dự và an ninh; chúng tôi quyết chí đem lại cho mỗi công dân nam cũng như nữ, những giá trị tối yếu của đời sống đó, bằng cách thay đổi hẳn chế độ xã hội tồi tệ đã tước đoạt của nhiều người. Như vậy, tôi lên án chế độ tinh thần, xã hội, chính trị, kinh tế, đã thoái bộ trong thảm bại, đồng thời, tôi cũng lên án «chế độ thoát thai từ một cuộc đầu hàng đắc tội». Và tôi khẳng định: « Trong khi dân tộc Pháp đoàn kết để chiến thắng thì nhóm giải phóng tập hợp lại để thực hiện cách mạng ». Bản tuyên ngôn được công bố ngày 23 tháng sáu 1942, trên khắp các báo bí mật ở hai khu vực, trên đài phát thanh Brazzay ville, Beyrouth, Luân Đôn.

        Trong thời kỳ ấy, điều kiện hoạt động ở Chánh Quốc bắt buộc tôi phải giữ trụ sở Ủy Hội Quốc Gia ở Luân Đôn. Tuy nhiên, nhiều khi tôi đã nghĩ đến việc thiên di sang lãnh thổ Pháp, sang Brazzay ville chẳng hạn. Xưa nay vẫn vậy, mỗi lần xảy ra khủng hoảng trong mối liên lạc của chúng tôi với nước Anh, tôi lại nghĩ đến điều đó. Nhưng tôi phải tự tìm lấy câu giải đáp : «Tại thâm sơn cùng cốc Phi Châu, làm sao có thể liên lạc với tổ quốc làm cho quốc dân nghe tiếng nói của tôi, điều khiển kháng chiến ? Trái lại, ở nước Anh, tôi có thể  tìm được đủ phương tiện liên lạc và thông tin. Mặt khác, nỗ lực ngoại giao bốn cạnh các chính phủ đồng minh đòi hỏi những liên hệ giao tế, một bầu không khí quốc tế, chỉ có kinh đô nước Anh mới có được, còn Congo thì thiếu hẳn. Sau hết, tôi cần giữ liên lạc với các lực lượng của chúng ta và các lực lượng này chỉ có thể lập căn cứ trên các đảo Anh Quốc ».

        Sau khi ở Trung Đông về, tôi quyết định đặt trụ sở ở Luân Đôn. Tôi ở đây trong 10 tháng.

        Tôi có thể thấy lại cuộc sống của tôi trong thời kỳ ấy. Có thể nói là sống đầy đủ. Nói một cách giản dị, tôi ở khách sạn Connaught. Ngoài ra tôi còn thuê một căn nhà ở thôn quê để về sống những ngày cuối tuần với vợ con, trước ở Ellesmere trong miền Shropshưe, sau ở Berkhaamsted gần Luân Đôn. Sau đấy chúng tôi dọn đến quận Hampstead ở Luân Đôn. Thằng Philippe, con tôi, sau khi tốt nghiệp Trường Thủy Quân, đã theo đuổi cuộc chiến ngoài Đại Tây Dương trên tầu Roselys, sau, trong biển Manche, trên trinh sát phóng ngư lôi hạm 96. Con Elisabeth nội trú Dames để Sion, đang sửa soạn để vào trường Oxford. Xung quanh chúng tôi, dân chúng Anh có một thái độ thiện cảm kín đáo. Khi tôi xuất hiện trước công chúng người ta làm ồn ào bao nhiêu thì họ trở lại dè dặt bấy nhiêu khi họ thấy tôi cùng vợ con đi qua một phố, vòng quanh một vườn hoa hay bước vào một rạp chiếu bỏng. Bởi vậy cho nên tôi có dịp để phối kiểm cho biết dân tộc Anh kính trọng tự do của người khác, điều đó rất có ích cho tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:03:59 pm »


        Thường thường tôi sống trọn ngày ở « Carlton Gardens ». Tại đây, Francois Coulet và Billottecho tôi biết các bản phúc trình, thư tín và điện tín ; Coulet trở thành chánh văn phòng của tôi từ ngày Courcel sang Libye cầm đầu một trung đoàn liên thanh, Billotte trở thành tham mưu trưởng của tôi, thay thế Petit giờ sang Mạc Tư Khoa và Ortoli ra làm thuyền trưởng tầu Triomphant. Tại Carlton Gardens Soustelle cho biết tin tức hàng ngày, Passv - Dewayrin tường thuật những báo cáo từ Pháp gửi sang, Schuman nhận chỉ thị của tôi để thực hiện chương trình phát thanh. Cũng tại nơi đó, tôi giải quyết các công việc với các ủy viên Ủy Hội Quốc Gia và các chánh sự vụ, tôi tiếp đón các quan khách và những người được tôi mời đến thăm, tôi ban hành mệnh lệnh và chí thị, ký các sắc lệnh. Thường thường, vào bữa ăn sáng hay bữa tối, tôi họp mặt với các nhân vật đồng minh và những người Pháp mà tôi muốn tiếp xúc. Còn như công việc lớn lao đối với tôi là viết những bài diễn văn, thì tôi làm ở nhà tôi, buổi tối hay ngày chúa nhật. Dẫu sao, tôi cũng không muốn gây trục trặc cho guồng máy công quyền vì dùng thời giờ không thích hợp. Trên nguyên tắc, tại « Carlton Gardens» người ta không làm việc ban đêm, ngoại trừ phòng Mật Hiệu.

        Vả chăng, tôi cũng cần đi thăm nhiều nơi. Không kể những cuộc hội đàm với các tổng trưởng Anh, những hội nghị tham mưu, những buổi lễ mà các chính phủ Anh hay đồng minh mời tôi tham dự, tôi cũng tìm cơ hội đến những trung tâm sinh hoạt các ngành của người Pháp ở Luân Đôn. « Học viện Pháp » đã theo chúng tôi ngay từ buổi đầu, theo lời tuyên bố của giáo sư Saiưat, viện này đã đem lại cho đồng bào ta những phương tiện giáo dục quý giá và một trung tâm văn hóa tích cực hoạt động. Hội « Đồng Minh Pháp » tiếp tục công cuộc truyền bá với sự cố gắng của ông Thémoin và có Salmon. Cho đến ngày bị trúng bom, Học Viện Pháp vẫn cung cấp cho chúng tôi những tài liệu quan trọng tàng trữ trong thư viện. Những hội và đoàn thể sau đây đã đem lại cho các chiến sĩ của chúng ta sự giúp đỡ thông minh và hào hiệp : « Bạn của những người Pháp tình nguyện », hội này của các ông Lord Tyrell, Lord để la Warr, Lord Ivor Churchill; « ủy Ban Phối Hợp Pháp Chiến Đấu » bên Tô Cách Lan, chủ tịch Lord Inverclyde. Phòng Thương Mại Pháp đóng một vai trò quan trọng trong việc mậu dịch của Anh Quốc với các lãnh thổ tập kết. « Trung Tâm Tiếp Đón Pháp Tự Do » thu nhận những người Pháp sang. Bệnh viện Pháp chăm sóc nhiều thương binh. Khi gia nhập những cơ quan ấy tôi nhắm vào mục đích thắt chặt tình đoàn kết quốc gia tại Anh Quốc cũng như tôi cố gắng thực hiện ở những nơi khác.

        « Hội Đoàn Người Pháp tại Anh Quốc » đã tích cực giúp đỡ chúng tôi. Nhờ có hội đoàn này mà chúng tôi tổ chức được những buổi hội họp lớn quy tụ nhiều nhân vật dân sự và quản sự, nhân đó tôi gặp mặt quần chúng Pháp ; trong những buổi hội họp ấy người ta có cơ hội bày tỏ và khích lệ tin tưởng, đưa tiếng nói về Chánh Quốc qua làn sóng phát thanh nhắc lại những bài diễn văn và thuật lại hoạt động của buổi họp mặt. Từ ngày mùng 1 tháng ba 1941, trước hàng ngàn thính giả ở Kingsway Hall, tôi đã xác định sứ mạng của chúng tôi và hy vọng, của chúng tôi. Ngày 15 tháng một, trước một số đông người hội họp trên tầu Albert Hall, tôi long trọng công bố ba điểm trong chính sách của chúng tôi. Tôi nói :

        « Điều thứ nhất là lâm chiến, nghĩa là đem lại cho lực lượng quân sự Pháp sức bành trướng lớn nhất và hỏa lực mạnh nhất có thể đạt được... Nhưng sự nỗ lực ấy, chúng tôi chỉ thực hiện theo tiếng gọi của nước Pháp và để phục vụ nước Pháp ». Tôi lên án cả chế độ tiền chiến tranh lẫn chế độ Vichy : « Chúng tôi cho rằng cần phải có một lớp sóng ngầm dưới sâu tổ quốc nổi lên quét sạch những thảm họa liên miên và một kiến trúc xây dựng trên sự đầu hàng. Bởi thế cho nên điều thứ hai trong chính sách của chúng tôi là nói lên tiếng nói của quốc dân khi mà các diễn biến cho phép tự do bộc lộ điều mình muốn và điều mình không muốn ». Sau hết, trong điều 3, tôi phác họa nền tảng của những định chế nước Pháp đổi mới : « Những nền tảng ấy đã được minh định trong ba khẩu hiệu của Pháp Tự Do. Chúng tôi nói : « Danh dự và tổ quốc », chúng tôi hiểu rằng quốc gia chỉ có thể phục hồi trong sự chiến thắng và tồn tại trong sự tôn sùng nét kiêu hùng. Chúng tôi nói đến « giải phóng » vì sự cố gắng của chúng tôi không thể chấm dứt trước khi địch bại trận, sự cố gắng ấy phải đem lại điều kiện để sống còn và làm việc trong danh dự và an toàn ».

        Cử tọa xúc động, nổi lên từng đợt sóng vỗ tay reo hò, biểu lộ sự tin tưởng của họ, vang dội ra ngoài khuôn viên chiếc tầu Albert Hall.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:04:46 pm »


        Ít khi có những cuộc hội họp ấy. Tôi thường hay tiếp xúc với những người tình nguyện gia nhập Pháp Tự Do khi đi thanh tra quân sự. Lực lượng lục hải không quân của chúng ta tuy ít ỏi và phân tán khắp nơi và tuy chỉ mới có từng mảnh vụn, nhưng cũng tạo thành một toàn bộ nhất trí mỗi ngày mỗi thêm vững mạnh. Sơ đồ tổ chức của tôi ấn định cho các ủy viên Hải Lục Không Quân vẫn được thi hành như dự định. Tôi có thể phối kiểm điều ấy khi đi thăm các đơn vị đặt căn cứ ở nước Anh. Mọi người được thấy tận mặt người mà họ gọi « người anh cả Charles », con người ấy đã chứng kiến những cặp mắt, những cử chỉ, những niềm hăng say của đồng chí, y biết rằng sự yêu mến của các đồng chí không thể phai nhòa.

        Trên đất Anh này chỉ có những trung tâm huấn luyện đạo quân bé nhỏ của chúng tôi để gửi Sang Phi Châu và Trung Đông. Nhưng những trung tâm ấy huấn luyện rất nhiều cấp chỉ huy. Tại trại Camberley, đại tá Renouard giới thiệu với tôi đại đội kỵ binh, chi đội pháo binh, trung đoàn thiết giáp, chi đội công binh, đơn vị truyền tin, từ đó, sau tháng sau xuất hiện các sĩ quan và chuyên viên. Tôi đến thăm kho đại pháo ; dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Boutet, người ta sửa chữa những vật liệu Pháp trước đây chở từ Na Uy về Anh hoặc chở từ Pháp sang khi quân Đức xâm lăng lãnh thổ. Binh khí, đạn được, xe cộ được gửi đi để thành lập những đơn vị mới, cùng với vật liệu của người Anh cung cấp theo thỏa ước ngày mùng 7 tháng tám 1940, hay của người Mỹ cung cấp theo chế độ « Thuê Vay ». Đây là phận việc chính yếu mà Nha Quân Nhu có nhiệm vụ điều đình và tìm biện pháp thực hiện. Người chỉ huy là đại tá Morin, ông đã thực hiện được nhiều trước khi tử nạn trên một chuyến phi cơ đặc vụ ở xa. Người thay thệ là thiếu tá Hưsch. Tại Luân Đôn, thỉnh thoảng tôi cũng đến chào Hội Phụ Nữ thiện chí Pháp dưới quyền chỉ huy của cô Terré và bà Mathieu, những người xứng đáng với chức vụ chỉ đạo, y tá và thư kỷ. Thỉnh thoảng tôi đến thăm Malvern, Ribbers- ford, nơi có đặt trụ sở của « Thiếu sinh Pháp Tự Do ». Tôi đã thành lập trường này vào năm 1940, dành cho sinh viên và học sinh chạy sang Anh, chẳng bao lâu chúng tôi đã đào tạo được một số chuẩn úy. Thiếu tá Bauđouin điều khiển trường thiếu sinh. Năm khóa huấn luyện, tổng cộng 211 trưởng toán hay đội trưởng ; trong số ấy 52 người tử trận. Không có gì làm cho người lãnh tụ Pháp Tự Do ấm lòng bằng những cuộc tiếp xúc với thế hệ thanh niên này, tinh hoa hy vọng thêm vào vinh quang lu mờ của nước Pháp.

        Trong khi các đơn vị bộ binh đóng ở nước Anh huấn luyện những yếu tố để đưa ra các mặt trận thì các hải cảng Anh cũng là căn cứ xuất phát phần lớn lực lượng hải quân của chúng ta để tham dự các cuộc chiến tranh giao thông trên Đại Tây Dương, biển Manclie, Biển Bắc, Bắc Băng Dương. Muốn thực hiện cuộc chiến tranh ấy, tất cả đều bắt buộc chúng tôi phải lợi dụng các căn cứ của đồng minh. Quả vậy, chúng tôi còn không có phương tiện sửa chữa, bảo trì, tiếp tế tầu hè của chúng tôi ở nơi nào khác, huống hồ khả năng tối tân hóa hạm đội : phòng không, ra đa V.V., sự tiến triển của chiến tranh đòi hỏi những cái tiến ấy. Sau hết, trên một phòng tuyến hải chiến rộng lớn mà nước Anh là trung tâm, cần phải có sự thống nhất lực lượng về phương diện kỹ thuật và chiến thuật.

        Bởi thế cho nên, tuy rằng tầu bè được chúng ta trang bị và võ trang vẫn thuộc quyền sở hữu của chúng ta, tàu bè của chúng ta chỉ mang cờ tam sắc, bộ tham mưu và thủy thủ chỉ theo quân kỷ Pháp, chỉ nghe mệnh lệnh của cấp chỉ huy Pháp, tóm lại hải quân của chúng ta vẫn có tính cách quốc gia, nhưng chúng ta chấp nhận hải quân Pháp là một bộ phận của toàn bộ hải chiến dưới quyền chỉ huy của người Anh, ngoại trừ trường hợp chúng tôi có việc phải trực tiếp dùng đến trong một thời hạn nào đó. Vả chăng nước Anh có một hệ thống khả năng, kỷ luật và hành động để giữ vững giá trị hải quân của họ. Về phía người Anh thì họ hiểu rõ cái lợi của sự hợp tác, họ giúp đỡ hải quân Pháp rất nhiều về phương diện vật chất. Hải xưởng và các cơ quan của họ có nhiều sáng kiến để sửa chữa và trang bị tầu bè của chúng ta mặc dầu khác loại và khác vũ khí. Hải quân Anh cung cấp gấp rút vật liệu mới cho chúng ta. Họ cung cấp cho chúng ta những tầu bè mới đóng : duyên phòng, trinh sát, sau này, chiến hạm nhẹ, khu trục hạm. Hạm đội nhỏ của chúng ta giữ được vai trò của mình và bảo vệ được danh dự của nước Pháp trên các hải lộ là nhờ sự giúp đỡ của đồng minh cũng như tài năng của thủy thủ Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:05:29 pm »


        Tôi nhận thấy điều ấy mỗi lần tôi đến thăm một vài đơn vị của chúng ta ở Greenock, Portsmouth Cowes, Darmouth. Vì tính chất cuộc chiến, vì quân số giới hạn của chúng ta chỉ võ trang những chiếc tầu nhỏ. Nhưng người ta đã cố gắng đến mức cùng có thể cố gắng được trên những chiến hạm của Pháp Tự Do.

        Tất nhiên, những chiếc tàu từ Pháp sang là những chiếc được chúng tôi võ trang đầu tiên. Vào mùa xuân năm 1942, chúng tôi có giữ được 3 chiếc trong số 5 chiếc tiềm thủy đĩnh đầu tiên, đó là : Rubos, Minerve, Tunon, những tầu ấy hoạt động ở Đan Mạch, Na Uy, Pháp, đánh đắm tầu địch, đặt mìn, đồ bộ biệt kích. Chiếc Narvabị đắm ở gần Malte và vào tháng chạp 1940; Surcouf bị đắm tháng hai 1942. Khu trục hạm Triomphant và Léopard phóng thủy lôi hạm Melpomène và Bouclier, đã hộ tống các đoàn tầu trên đại dương và trong biển Manclie trong nhiều tháng. Đến sau, chiếc Triomphant được gửi sang Thái Bình Dương, chiếc Léopard đến Nam Phi, sau bị đắm ở Tobrouk. Chiếc Melpomene được gửi sang Bắc Hải. Trong số năm chiếc chiến hạm nhỏ, ba chiếc hoạt động ở Phi Châu : Sayorgnan de Brazza, Commandant Duboc, Commandant Dominé- Chiếc Moqueuse hộ tống các tầu chở hàng ở biên Ai Nhĩ Lan. Chiếc Chevreuil tuần tiễu ngoài khơi Noumea, ngày 27 tháng năm 1942 đưa các đảo Wallis và Futunu về tập kết với Pháp Tự Do. Hai chiếc tầu gỡ mìn Congre và Lucienne Jeanne đề phòng cửa vào các bến của nước Anh. Mười chiếc khu trục tiềm thủy đĩnh dự phần vào vệ những tầu đồng minh từ Cornouaille đến Pas-để-Calais. Sáu chiếc kéo lưới, tuần tiễu mới hạ thủy : chiếc này bị đắm tại Plymouth vào tháng một 1940. Viktng, đắm tại ngoài khơi Tripolitaine tháng tư 1942; Vaillant. President Honderce Reine des Flots vẫn tung hoành trên mặt biển ; Léonille, dùng vào việc hải thương. Chiếc tuần dương phụ Cap des Palmes đi lại giữa Sydney và Noumea. Bốn chiếc căn cứ Ouraqan, Anciens. Arras, Diligente, bổ túc các đơn vị hải quân Greenock; tầu Bir-Hakeim ở Portsmouth dùng vào việc huấn luyện thủy thủ. Thiết giáp hạm già Courbet dùng làm một trung tâm tân binh, một khu cơ xưởng, một kho chứa đạn và đồ tiếp tế, tầu này bỏ neo ở Portsmouth và dùng dàn pháo trên tàu đề phòng thủ bến tầu.

        Nhiều chiến hạm khác của người Anh cung cấp được sáp nhập vào hạm đội của chúng ta. Trước hết là những hải phòng hạm đóng từ những ngày đầu cuộc chiến đế bảo vệ các đoàn tầu từ Anh sang Ích Lan, Đất Mới và Gia Nã Đại. Chúng ta nhận được chín chiếc : bị chìm tháng ba 1942, Mimosa bị chìm ba tháng sau với hải quân trung tá Bươt; Aconit, Lobelca, Roselys, Renoncule, Commandant d’Estienne d’Orves. Commandant Drogou, Commandant Détroqat. Chúng ta còn nhận được 8 chiếc phóng thủy lôi của Tiểu Đội 28, những chiếc tầu này chạy qua biển Manche hết tốc lực để tấn công các tầu hàng Đức đi dọc bờ biển Pháp, có tầu chiến hộ tống. Còn 8 chiếc « Thủy Cơ » của Tiểu Đội 20, đi theo các khu trục hạm kiểu Pháp của ta ở biển Manche. Vả chăng, chúng ta cũng sửa soạn võ trang những chiến hạm mới đóng. Trong số những chiến hạm cỡ trung của Anh mới hạ thủy, nhiều chiếc mới dùng ít lâu đã dem tặng chúng ta. Đó là bốn chiếc :Découverte, La Aventure, La Surprise, La Croix de Lorraine. Chúng ta cũng giữ trước những tầu đóng gần xong: La Combattante, các tiềm thủy đĩnh Curie và Doris. Chúng tôi còn muốn có thêm nữa đế gia tăng số tầu địch bị đánh chìm, phi cơ địch bị bắn hạ. Nhưng chúng tôi phải giới hạn hoạt động và khối lượng hải thuyền vì thiếu nhân viên chứ không phải vì thiếu tầu.

        Đến tháng sáu 1942 đã có 700 thủy thủ Pháp Tự Do tử nạn, hiến mình cho nước Pháp. Lực lượng hải quân của chúng tôi có 3600 thủy thủ. Sau đó còn thêm đại đội thủy quân lục chiến do Amyot d‘Inville chỉ huy từ khi Détroyat tử nạn trên trường danh dự. Thêm vào đó còn có những chiếc thủy phi cơ riêng rẽ, không thể thành lập một đơn vị cho nên đã phục vụ cho không quân. Sau hết có những toán «biệt kích» huấn luyện ở Anh Quốc dưới quyền chỉ huy của trung úy hải quân Kieffer. Đến tháng năm, tôi điều đình với đô đốc Lord Mounlbatten, người phụ trách những cuộc hành quân phối hợp, để tìm điều kiện hoạt động cho toàn người quả quyết chiến đấu này. Chẳng bao lâu, họ tham dự vào những vụ đánh phá ở bờ biển Pháp.

        Phân nửa những quân số ấy được tuyển mộ trong số những yếu tố hải quân có mặt ở bên Anh từ năm 1940. Một số khác đã theo chúng tôi sau khi chống lại chúng tôi ở Gabon và Trung Đông. Đây cũng là trường hợp thủy thủ chiếc tiềm thủy đĩnh A jax bi đánh chìm trước cửa biển Dakar, tiềm thủy đĩnh Ponceịet chìm trước Port Gentil, tầu ville bị an trí tai bến Libreville. Thỉnh thoảng, một vài người về hồi chánh từ Chánh Quốc, Bắc Phi Alexanđrie, Antilles, Viễn Đông. Hải quân thâu nhận tất cả những thanh niên Pháp ở Anh, Mỹ, Trung Đông, Ai Cập, Saint-Pierre. Sau hết, các tầu buôn đã cung cấp cho lực lượng hải quân phần lớn nhân viên của họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:06:04 pm »


        Cũng một cảm tưởng tương tự lẫn với chút tự hào khi tôi tiếp xúc với các phi công của chúng ta tại các căn cứ Anh. Trông thấy khả năng của họ và nghĩ đến sự nghiệp mà họ có thể xây dựng nêu để họ chiến đấu từ những căn cứ ở Bắc Phi, Trung Đông hay Anh quốc, tôi có cảm tưởng rằng đã bỏ qua mất một dịp may lớn lao của nước nhà. Nhưng cảm tưởng đó càng khiến cho tôi thêm nỗ lực để những người theo tôi có thể đem tài trí ra phục vụ nước Pháp. Tất nhiên, tôi chấp nhận rằng những người lái phi cơ của nước Anh thì phải thuộc về hệ thống không lực của người Anh, nhưng tôi vẫn muốn các chiến sĩ trên không là một yếu tố quốc gia.

        Điều đó không phải là dễ. Mới đầu, các đồng minh của chúng ta không hề bận tâm đến một lực lượng không quân Pháp. Họ theo cách nhìn thực tiễn và cấp bách, cho một vài phi công của chúng ta nhập vào các đơn vị của họ. Nhưng họ chỉ thâu nhận những người tình nguyện của chúng ta vào Không Lực Hoàng Gia của họ thôi. Tôi không thể bằng lòng như vậy được. Bởi thế cho nên trong một năm trời số mệnh không quân của chúng ta vẫn chưa được giải quyết. Một số, họp lại thành phi đội Pháp bất đắc dĩ, đã có thể tham dự các trận đánh ở Erythrée và Libye. Một số khác, tạm theo người Anh, dự các trận đánh bên Anh. Nhưng một số lớn không có vật liệu, tổ chức và huấn luyện, đều ngậm hờn ngồi không ở các căn cứ Anh hay Ai Cập.

        Tuy nhiên, rồi sau vấn đề cũng được giải quyết. Đến mùa xuân 1941, tôi đã có thể giải quyết những vấn đề nguyên tắc với Sir Archibald Sinclair, bộ trưởng Không Quân Anh. Ông là người hiểu biết và rộng lượng, ông thừa nhận rằng sự hiện hữu của một nền không quân Pháp không phải là không có ích lợi gì. Theo sự yêu cầu của tôi, ông chấp nhận rằng chúng tôi sẽ thành lập những đơn vị theo kiêu mẫu những phi đội của Anh. Người Anh sẽ cho mượn nhân viên dưới mặt đất mà chúng tôi chưa có, họ sẽ huấn luyện sinh viên đầu quân trong các trường của họ. Số phi công của chúng ta có dư sẽ phục vụ trong các đơn vị Anh, nhưng sẽ ở trong tình trạng sĩ quan Pháp biệt phái, theo quân kỷ Pháp và mặc đồng phục Pháp. Từ Le Caire, ngày mùng 8 tháng sáu 1941, tôi viết thư cho Sir Archibald để xác định những thỏa hiệp đã được đại tá Valin ký kết theo nguyên tắc trên đây. Từ đây, Valin được sự nâng đỡ luôn luôn của các Thống chế không quân : Portal ơ Luân Đôn, Long more, rồi sau Tedder ở Trung Đông.

        Cuối năm 1941, chúng tôi đã thành lập tại Anh Quốc phi đội khu trục «Ile de France» đặt dưới quyền chỉ huy của Scitivaux ; sau ông bị nạn ở Pháp và được Dupérier thay thế. Sau ngày hành quân ở Syrie, phi đội khu trục « Alsace » được thành lập tại Ai Cập để chiến đấu ở Libye dưới quyền chỉ huy của Pouliguen, sau chuyển về Anh Quốc và để cho Mouchotte điều khiển, ông này bị địch hạ vào năm sau. Phi đội oanh tạc « Lorraine » ra đời ở Trung Đỏng và đặt dưới quyền chỉ huy của Pijeaud. Ông này bị hạ tại phòng tuyến địch, một vài tuần lễ sau đã thoát thân về mặt trận nhà, nhưng đã bỏ mình sau đó. Người thay thế là Corniglion-Molinier. Phi đội hỗn hộp « Bretagne » được thành lập ở Tchad, với Saint-Péreuse để yểm trợ những cuộc hành quân ở Sahara, vào mùa xuân 1942, chúng tôi đã tập hợp ở hai nơi, Luân Đôn và Ilayak, những yếu tố sau này đưa sang Nga Sô để thành lập phi đội — rồi sau phi đoàn — « Normandie » người chí huy là Tulasme, rồi sau là Littoff. Khi cả hai tử nạn thì Pouyade lên. thay thế. Sau hết, một vài phi công của ta được tôi phải sang làm việc cho Không Lực Hoàng Gia. Đó là Morlaix, Fayolle, Guedj, họ chỉ huy những phi đoàn. Hai người sau tử nạn trong một chuyến bay. Trên trời, danh vọng phải trả bằng giá đắt. Không quân Pháp Tự Do tổng cộng đã mất một số người tử nạn lớn gấp đôi số người đang thi hành phi vụ.

        Tính cách toàn cầu của cuộc chiến tranh này khiến cho tôi phải gửi các lực lượng Pháp ra khắp các mặt trận, nhưng tôi vẫn cố gắng tập trung lực lượng chỉnh yếu vào mặt trận liên hệ trực tiếp đến nước Pháp, đó là mặt trận Bắc Phi. Sau khi chúng ta đã đánh tan quân đội Ý ở Ethiopia ngăn chặn quân Đức tiến vào Syrie, ngăn chặn từ trứng nước ý đồ Vichy muốn nhúng tay vào Phi Châu của Pháp Tự Do, bây giờ chúng ta phải hành động ở Libye.

        Vào tháng một 1941, người Anh đã quay trở lại thế công them một lần nữa. Nếu họ tiến được tới biên giới Tunisie thì điều cốt yếu là chúng ta cũng phải có mặt ở đấy với họ vì chúng ta trước đây đã cùng họ chống địch. Trái lại, nếu địch đẫy lui được người Anh thì chúng ta phải làm tất cả để ngăn cản lại không cho họ tràn đến Ai Cập. Dẫu sao thì bây giờ cũng là lúc tung hết lực lượng ra chiến trường, nhưng phải biết đóng vai trò của mình để thâu đạt những thành quả có cả tính của người Pháp.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM