Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:29:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ mặt thật Nhà độc tài phát xít Mussolini  (Đọc 14295 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 09:03:13 pm »


        Chuyện sau đó diễn tiến rất nhanh. Khi nhà tôi muốn đi đến xe của ông, sau khi nhà vua đã đi vào nhà, một đại úy hiến binh, đại úy Vigneri tiến đến gần ông và bảo :

        «Đức vua giao cho tôi lo bảo vệ an ninh cho ông vì chúng tôi được biết rằng ông đang bị đe dọa. Tôi được lệnh hộ tống ông.

        —   Tôi không cần hộ tống, tôi có người hộ tống riêng rồi, nhà tôi đáp.

        — Không, chính đích thân tôi cần hộ tống ông.

        — Trong trường hợp này thì anh hãy lên xe tôi đi.

        — Không thể được. Để được an ninh hơn chúng tôi có chuẩn bị một xe cứu thương.

        — Bộ anh giỡn sao ! Chuyện này là nghĩa lý gì đây ? Anh làm quá đấy nhé !

         Tôi rất tiếc, thưa Duce, nhưng đó là lệnh của Đức Vua ! »

        Lúc ấy để chấm dứt cuộc đàm thoại phi lý này và do lòng kính trọng hoàng gia, ông Duce tiến về phía chiếc xe cửu thương.

        «Tôi bị những người có võ trang bao quanh, ông kể lại. De Cesare ngồi trước, cạnh tài xế. Lúc đó tôi nghĩ rằng biện pháp này đã được áp dụng quả thật vì vấn đề an ninh của tôi, và tôi không lo lắng gì. Ngoài đường vẫn quang cảnh rộn rịp, của ngày chúa nhật. Nhiều ban nhạc đang hòa tấu, người người đi dạo, ra vào các rạp chiếu bóng. Xe cứu thương chạy rất mau và chòng chành đến nỗi tôi không thể không nói với viên sĩ quan : «Nếu các anh luôn luôn chăm sóc bệnh nhân theo kiểu này thì chắc các anh làm giản dị bớt nhiệm vụ của các bác sĩ». Nghe những lời này, tài xế chạy chậm lại.»

        Đối với Benito ngay cả đoạn đường này và một đêm trải qua tại trường huấn luyện phòng vệ binh cũng chưa tạo cho ông cảm tưởng mình là tù nhân. Mãi đến sáng hôm sau, khi thấy các lính gác ngoài hành lang trước phòng, ông mới bắt đầu ngờ rằng mình bị mưu hại.

        Riêng phần tôi, giờ đây khi có ông bên cạnh, điều làm cho tôi quan tâm nhiều nhất là sức khỏe của ông.

        «Còn bao tử của ông thì sao? Ai săn sóc ông?

        — Khi đến trường huấn luyện ngay đêm ấy, tôi được y sĩ Thiếu tá Santillo đến thăm bệnh. Tôi từ chối không cho khám và không muốn ăn uổng gì. »

        Nhớ lại một chi tiết, Benito ngưng kể chuyện và kêu lên:

        «Ồ ! tôi nghĩ ra rồi, Rachele, tôi còn thiếu tiền, cạo râu của một thợ hớt tóc đã đến cạo râu cho tôi. Tôi không thể đưa cho ông ta cái gì cả vì trong mình có gì đâu, nhưng tôi cần biết tên ông ta để cảm ơn mới được ?

        Rồi trở lại câu chuyện đang được kể lại, ông nói đến những gì xảy ra trong đêm đầu tiên bị cầm tù này :

        «Vào một giờ sáng, tôi thấy Tướng Ferone đến, mang theo một lá thư của Thống chế Badoglio. Trong khi tôi mở chiếc phong bì xanh có tiêu đề của Bộ Chiến tranh, ông Tướng Férone mà tôi đã có gặp tại Albanie này có một nụ cười hài lòng trên môi làm như y khoái chí vì quang cảnh mà y trông thấy. Bức thư do chính tay Badoglio viết. Đai cương y nói với tôi: «Thủ tướng chính phủ ký tên dưới đây xin báo để Ngài biết rằng tất cả những biện pháp liên quan đến Ngài đều phải sinh từ lợi ích của bản thân Ngài. Chúng tôi tập trung được nhiều nguồn tin chính xác cho có thấy một âm mưu ác hại nhằm chống lại Ngài. Tôi rất tiếc về tất cả những sự việc ấy, nhưng tôi quyết tâm thông báo để Ngài rõ là tôi sẵn sàng giúp Ngài để ban hành những mệnh lệnh ngõ hầu Ngài được đưa đi một cách bình an, và với những sự đối đãi xứng hợp cho đến nơi cư trú nào mà Ngài chọn lựa.» Và Benito kết thúc, bức thư được ký tên : Thủ tướng chính phủ, Thống chế Sadoglio.

        — Và ông đã tin vào những gì mà lên phản trắc ấy viết sao ? Tôi không thể giữ không nói được.

        — Tại sao tôi lại không tin ? Một mặt, tôi được biết sau tuyên cáo của nhà Vua, Badoglio cũng ra mặt tuyên cáo khác, xác nhận cuộc chiến đấu tiếp tục. Mặt khác dưới mắt toàn thể thế giới, nghĩa là đối với người phát xít cũng như với kẻ thù, Badoglio là một đảng viên phát xít công khai nhất, đã ghi tên cung như cả gia đình xin gia nhập đảng.

        — Nhưng y cũng ghi tên gia nhập hội Tam Điểm, tôi nói thêm, và lại chính là một chức sắc quan trọng trong hội ấy !

        — Bà biết đấy, y đâu phải là người duy nhất. Nhưng tôi không thể nào nghĩ rằng một người đã bòn rút được biết bao là vinh quang, tước vị và tài sản của chế độ phát xít lại có thể phản lại tôi chóng vánh đến thế. Y còn nhận cả chức Chủ Tịch Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia. Bà còn nhớ không, Rachele ? Quả thật là thỉnh thoảng y mới đặt chân đến đấy để đọc tờ bảo. Nhưng tôi lặp lại điều này với bà, là lúc ấy, tôi thật tin rằng khi thay đổi chính phủ, Badoglio đã quyết định không thay đối đường lối chính trị chung của Ý nữa. Và, nhất là, tôi tin rằng y áp dụng các chỉ thị của nhà vua liên quan đến vấn đề an ninh của tôi. Nếu tôi tin rằng tình trạng thật ra khác hẳn, thì không bao giờ tôi lại đọc cho Tướng Ferone chép một bức thư gởi cho Badoglio trong đó tôi cho y biết rằng tôi sẵn sàng trở về Rocca delle Caminatc ngay lập tức. Và nhất là tôi, Mussolini, chắc tôi không bao giờ viết cho Badoglio rằng tôi đảm bảo với y sự hậu thuẫn của tôi và chúc y may mắn, nếu như chỉ cần có một lúc nào đó tôi tưởng tượng rằng y đã không quyết định tiếp lực chiến đấu bên cạnh đồng minh của chúng ta, tức là người Đức. Trong trí tôi, y đã hành động theo chiều hướng tôn trọng các cam kết đã được đưa ra, điều làm vinh dự cho nước Ý.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 10:10:42 pm »


        Ngày hôm sau, bất chấp các lời khẩn cầu của Thiếu Tá Santillo, nhà tôi không muốn ăn gì cả. Sau cùng ông chấp thuận ăn một cái trứng luộc chín, một mẩu bánh mì và một trái cây.

        Tối ngày 27 tháng 7, nếu còn nghi ngờ về số phận của ông, Bcnito sẽ hoàn toàn hiểu rõ hết khi thấy xuất hiện Tướng Polito — quả nhiên tên này có mặt khắp nơi —, y xác nhận đến kiếm ông, để đưa ông về Rocca delle Caminate.

        «Vén bức riềm xe, tôi thấy chúng tôi chẳng, phải đi lên phía bắc gì cả mà đúng hơn là ngược xuống phía nam. «Cbúng ta không đi về Rocca delle Geminate sao ? lúc đó tôi hỏi Polito. — Không, có một sự thay đổi», y đành phải trả lời».

        Đoạn dầu tiên của cuộc hành trinh : Gaète.

        «Các anh dành cho lôi vinh dự lớn quá, Benito lưu ý. Đấy là nơi nhà Đại ái quốc Giuseppe-Mazzini bị lưu đày. Quả thật các anh chu đáo với tôi quá!»

        Nhưng đấy chỉ là nơi dừng chân.

        « Khi ấy tôi bước lên một chiếc tuần dương hạm, chiếc Persefone, đưa tôi đến đảo Ponza, nơi tôi sống qua mười ngày trong sự cô lập hoàn toàn. Tôi lợi dụng thì giờ để dịch sang tiếng Đức cuốn «Odes barbarés» của Carducci và đọc hết cuổn «Cuộc đời của Jesus» mà bà gởi cho tôi ».

        Điều làm cho Benito xúc động trong thời kỳ này và làm cho ông được an ủi rất nhiều là những biểu lộ cảm tình và sự kính trọng của mọi người, ở khắp nơi. Trên chiếc Persefone, nhiều thủy thủ đã hỏi ông cần giúp đỡ gì. Điều đó khiến cho ông nhận được lệnh phải trở vào ca-bin ! Tại Ponza, cũng tình trạng như thế khi ông bước lên bờ cũng như tại Madđalena, nơi ông ở lại trong hai mươi ngày.

        « Khi tôi đến đấy, nhà tôi kể, hai binh sĩ chạy đến trình diện tôi. Họ cho tôi biết tên Avallone và Marini. Mắt họ đầm đla nước mắt và Marini chịu nguy hiểm chào tôi theo kiểu phát xít và nói rằng anh ta mong gặp tôi sớm để kể lại tất cả những gì anh ta nghe thấy. « Dự định của anh nay đã được thực hiện rồi, tôi trả lời, nhưng trong hoàn cảnh kỳ cục phải không... »

        Nhà tôi đột nhiên im lặng một lát, nhìn chăm chú vào một điểm trên tường, rồi làm như nói với chính mình, ông kể tiếp :

        « Điều đáng ngạc nhiên hơn cả, chính là dân chúng, mà theo như bọn Badoglio, Polito và các tên mưu phản khác, thì tôi cầm bằng phải sợ các phản ứng, lại đã tỏ ra tử tế với tôi vô cùng. Chẳng hạn khi chúng tôi đặt chân lên bờ, tại Mađdalena, quí ông Đô đốc và tướng lãnh bình thản kéo nhau đi ăn tối, không đếm xỉa gì đến tôi nữa. Chúng bỏ mặt tôi trong một gian phòng chỉ có một chiếc bàn dơ bẩn và lung lay, một chiếc ghế và một chiếc giường sắt có lò xo, không đệm không chăn chiếu, Tôi cuốn chiếc áo vét kê dưới đầu, như tôi vẫn làm mỗi khi mệt nhọc trở về sau các phiên họp tại Romagne năm 1909 để nằm nghĩ ngơi trong một chiếc hố bên dường, và tôi ngủ thiếp đi. Chính dân chúng trên đảo và binh sĩ đến đánh thức tôi. Người thì mang cho tôi cá, kẻ mang cho trái cây, và binh sĩ thì nhờ vợ con nấu cho tôi chén xúp và cho trứng. Đấy, những người muốn trả thù tôi đã hành động như thế đấy. Ngày 1 tháng 8, sau cùng tôi nhận được tin tức của bà. Tôi tìm thấy mười ngàn lires mà bà gởi cho tôi, gói áo quần cùng như tấm ảnh của Bruno, bức thư của Edda và thư của bà. Lủc đó tôi mới bắt đầu nghĩ rằng mình không còn cô đơn nữa.»

        Ngày 28 tháng 8 nhà tôi rời Maddalena trên một chiếc thủy phi cơ để bay đến hồ Brecciano, cách La mã chừng 60 cây số ! Vẫn bằng xe cứu thương — nhà tôi không bước lên loại xe này kể từ Đệ I Thế chiến nhưng nay phải bước lên lại bất chấp ý muốn của ông — Benito đến một ngôi làng nhỏ, làng Assergi, gần Aquila. Ở đó ông sống qua ba ngày trong một biệt thự đã được trưng dựng cho mục đích này.

        Những tên cai ngục không còn biết làm gì để tránh không cho người Đức tìm ra dấu vết của Mussolini. Ngay từ 26 tháng 7 họ đã nhận được lệnh của chính Hitler phải giải phóng ông Duce.

        Sau cùng, ngày 31 tháng 8, đến Gran Sasso, đoạn cuối cùng của cuộc hành trình.

        «Bà hãy tưởng tượng, nhà tôi nói với giọng mỉa mai, Badoglio đã hành động chu đáo đến mức nào. Y không thể nhốt tôi đâu khác hơn là trong một nhà tù cao nhất thế giới : cao 3000 thước».

        Tôi phải nói thêm rằng nếu «người anh em họ Badoglio của chúng tôi đã làm mọi việc chu đáo» thì y cũng chu đáo không kém đối với các biện pháp an ninh ; những người canh giữ nhà tôi cũng như những kẻ canh chừng chúng tôi tại Rocca delle Camihate đã nhận được lệnh bắn bỏ nếu một người trong chúng tôi bỏ trốn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 09:22:20 pm »


        «Chỉ có một lần, Benito nói, tôi được bước ra khỏi khách sạn Gran Sasso. Một lính gác theo tôi, nhưng anh ta gặp khó khăn trong việc giữ bốn con chó săn to lớn níu kéo dây buộc cổ như những tên tù khỗ sai. Chúng cũng vậy, được giao cho nhiệm vụ canh giữ «tù nhân». Có một lúc, người lính gác bị chó kéo đi, rời xa tôi mấy bước. Lúc ấy tôi thấy một người chăn cừu lớn tuổi, có dáng diệu rất kiêu hùng trong phong cảnh vĩ đại này, với một chiếc áo choàng bằng lông, một chiếc quần nhung và hàm râu dài,

        «— Thật ông ở đây sao, ông Duce, ông ta thì thầm với tôi. «Người Đức tìm ông khắp nơi để giải thoát ông. Tôi sẽ đi báo tin cho họ, ông đừng có lo sợ gì cả ! Khi nói với vợ tôi rằng tôi đã gặp ông, chắc nó sẽ không tin tôi quá !»

        «Và, nhà tôi kết thúc, trước khi biến đi, ông ta đã cầm tay tôi và hôn lên đấy.»

        Ngày nay tôi có thể minh xác một điểm : không bao giờ Benito Mussolini cho phép Bađoglio giao ông cho phe Đồng minh.

        Cũng vì vậy mà vào ngày 10 tháng 9 thì phải, khi được biết qua đài phát thanh rằng một trong các điều khoản ngưng bắn do Ý ký kết có tiên liệu việc giải giao ông cho người Anh - Mỹ, ông liền có quyết định tự hủy mình.

        «Mặc dù các lời thề thốt của Trung úy Faiola, người chỉ huy bính sĩ canh giữ ông, theo đó thì anh ta sẽ không bao giờ giao ông cho quân Anh, Benito nói thêm. Faiola đã vừa khỏe vừa nói với tôi rằng chính anh ta đã từng là tù nhân của người Anh ; rằng anh ta biết bị quân Anh cầm tù là như thế  nào, rằng trong tư cách là một người Ý, anh ta sẽ không giao cho họ một đồng bào của mình. Nếu Skorzeny không đến ngày 12 tháng 9, tôi sẽ tự tìm lấy cái chết. »

        Tôi thấy không ích lợi gì mà kể lại thêm một lần nữa cuộc giải thoát Mussolini. Đấy là một trong những sự kiện vang dội trong những năm cuối cùng của Đệ nhị Thế Chiến,

        Có lẽ việc thích thú hơn là nói rằng, đứng trên cửa sổ phòng mình tham dự cuộc giải phóng chính mình, nhà tôi lo cho những binh sĩ Ý nhiều hơn ; nhà tôi không muốn thấy họ bị ngả gục dưới hỏa lực của đoàn cảm tử quân của Skorzeny.

        Từ trên cửa sổ, ông la lớn về phía quân Ý khi họ sửa soạn nổ súng :

        «Đừng bẳn. Có một tướng lãnh Ý ở đấy ! Mọi chuyện đều bình thường ! »

        Đấy không phải là một mưu kế : người Đức đã bắt Tướng Soleti như là con tin, nhưng tôi tin rằng chính ông ta muốn đi đến đấy.

        « Trong số các cuộc mạo hiểm mà tôi đã trải qua cho đến bây giờ, Benito kết thúc, chính cuộc cất cánh từ Gran Sasso trên một chiếc «Con Cò», nghĩa là một chiếc phi cơ Fieseler Storch, là sự kiện làm tôi xúc động nhiều nhất. Hãy tưởng tượng một chiếc phi cơ chở quá nặng lăn bánh, xóc lên xóc xuống, tiến đến mép núi. Bên dưới là vực thẳm. Chiếc phi cỡ như bị hút xuống. Chúng tôi chúi mũi xuống vực, nhưng viên phi công — một tay cừ khôi, phi công Gherlac ấy — đã thành công trong việc điều khiển chiếc máy bay của minh, riêng phần Skorzeny thì thích bám sát tôi không rời dầu cho với nguy cơ cũng bị gãy cổ, còn hơn là về trình diện Fuhrer mà không có tôi.

        — Và giờ đây ông tính làm gì ? tôi hỏi ông mà không giấu được mối âu lo.

        — Bắt đầu lại từ con số không, ông trả lời tôi với ít nhiều cay đắng trong giọng nói, sau khi giữ im lặng một lúc.

        — Không còn gì nữa đâu, Benito ! Tất cả đã mất hết rồi. Tất cả những gì ông gây dựng đều đã bị hủy diệt trong một tháng rưỡi qua».

        Liệu đến lượt tôi sắp phải giấu ông sự thật chăng ? Không nói cho ông rõ rằng tất cả những kẻ đã từng thề nguyền trung thành với ông, đều đã mau mau quên ông, đều đã giày xéo lên ông sau khi đã bợ đỡ ông rồi chăng ? Liệu tôi có quyền nhất loạt khui tất cả ra một lần chăng? Lần đầu tiên, tôi đã dối trá bằng cách giữ im lặng. Tôi chỉ để cho ông hiểu một cách đơn giản rằng ông sẽ tìm thấy lại một nước Ý đã : «thay đối rất nhiều».

        Làm như đoán được tư tưởng của tôi, lúc đó Benito nói với tôi :

        «Tôi biết rằng chuyện đó có thể bắt trả giá bằng mạng sống của tôi, nhưng tôi phải tôn trọng bằng bất cứ giá nào các hiệp ước nối kết chúng ta với Đức. Đây là cách duy nhất đế tránh cho dân Ý khỏi bị trả món nợ do việc ký kết đình chiến ngày 8 tháng 9. Nếu tôi không ở về phía họ đế làm dịu bớt sự kích xúc, cuộc trả thù của người Đức sẽ rất kinh khủng. Dầu sao chăng nữa, tôi phải thảo luận với Hitler và chúng ta sẽ thấy».

        Một lần nữa, ngày 13 tháng 9 năm 1943, Benito vừa khóa chặt định mệnh của mình.

        Ông rút ra được lợi ích nào với một thái độ như thế ? Trước sau gì Đồng minh cũng sẽ là kẻ thắng trận ; không ai còn nghi ngờ gì nữa.

        Mussolini có gia đình ở chung quanh, trong tình trạng an toàn. Ông có thể qua sống tại một xứ trung lập và chính Đồng minh chắc cũng hoan nghênh một quyết định như vậy.

        Nhưng còn có nhân dân Ý, tại Đức cũng như tại Ý, bị kẹp giữa Đồng minh và người Đức.

        Tất cả cũng giống như năm 1936, 1937, trong khi nhiều con đường mở ra trước mắt ông, nhà tôi đã chọn lựa con đường khó khăn nhất... Ai có thể khẳng định rằng ông làm như vậy vì một mực tiêu khác hơn là để cứu vãn vài trăm ngàn mạng sống? Các thành viên của ủy Ban Giải phóng ư? Thật là chuyện khôi hài.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 04:47:22 am »

     
24

ĐIỀU MƠ ƯỚC BÍ MẬT CỦA NHÀ TÔI

        «Bà có lý, Rachele. Không còn lại gì cho tôi cả. Giống như một trận cuồng phong quét sạch tất cả, trên đường nó thổi qua »

        Đấy là nhận định đầu tiên mà Benito đã nói với tôi khi tôi trở lại Ý, vào cuối tháng 11. Nhà tôi đã quyết định trở về sớm hơn, trong tháng 9, ngay khi ông biết bản văn tuyên chiến chống Đức do chính quyền Badoglio quyết định.

        «Điều mà Badoglio vừa làm thật là ngu dại, ông nói với tôi, nó sẽ là nguyên nhân của sự đối chọi giữa người Ý và người Đức.»

        Lẽ ra nhà tôi muốn trở lại đóng đô tại La mã, nhưng về phía người Đức thì họ không lấy làm hoan hỷ mấy, nhất là vì sự kiện thành phố La mã đã bị tuyên bố là một thành phố bỏ ngỏ và như vậy khó có thể bảo vệ. Ngoài ra, do vị trí địa dư, La mã từ đây ở cách quá xa phần của nước Ý được đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ Cộng hòa Xã hội.

        Milan cũng không được đồng ý hơn La mã vì để tránh cho nó khỏi bị các cuộc oanh tạc phụ, làm gia tăng thêm những khó khăn cho dân chúng, vốn chưa bao giờ dữ dội đến thế trong tháng 8, nghĩa là trong thời gian Badoglio cầm quyền.

        Sau cùng ông quyết định đặt trụ sở các Bộ trong những thành phố nhỏ có sẵn nhà cửa, nằm chung quanh hồ Garde.

        Chính vì vậy mà nền Cộng hòa Xã hội Ý về sau được biết đến nhiều hơn dưới tên nền Cộng hòa Xã hội Salô : thật vậy trụ sở Bộ Ngoại giao được đặt tại công xã Salô.

        Thành lập một chính quyền mới không phải là chuyện dễ dàng vì nhà tôi muốn có đồng thời những người mới, xứng đáng được tin cậy — ít ra chúng tôi cũng hy vọng như vậy — và có kinh nghiệm công việc Quốc gia. Rốt cuộc ông đạt được và rất bằng lòng có Thống chế Graziani ở chức vụ Tổng trưởng Chiến tranh, Chính vì Thống chế này ít lúc trước khi ông Duce đi đến Villa Sayoia ngày 25 tháng 7 năm 1943, đã cho biết là sẵn sàng phục vụ ông Duce. Cũng chính ông là người chiến thắng thật sự, như tôi đã nói, trong cuộc chiến tranh tại Ethiopie. Sự hiện diện của ông trong chính phủ Cộng hòa Xã hội Ý có một tầm quan trọng vô cùng rộng lớn.

        Ông Duce sắp xếp Đại sứ Đức Hahn đặc trách các vấn đề chính trị. Tướng Wolff, người chỉ huy quân s.s. trong khu vực miền Bắc nước Ý, đặc trách các vấn đề an ninh và Kesselring, người vừa được xác nhận là một thống chế dũng cảm, đặc trách các cuộc hành quân, cả ba nhân vật đều được coi như là thành phần liên lạc giữa nhà tôi và Hitler.

        Vào một buổi chiều nắng ráo của tháng 11 năm 1943, tôi về đến Gargnano, bên bờ hồ Garde; nơi nhà tôi đã đến trước. Phong cảnh ở đây quả không kém phần cao nhã, với chiếc hồ mà mặt nước chói sáng xuất hiện trước mắt tôi khi đi qua một con đường vòng, với ngọn núi Baldo phủ đầy tuyết chế ngự cả hồ nước.   

        Ngôi nhà được chọn lựa cho chúng tôi là Villa Fellrinelli vốn thuộc về gia đình của nhà xuất bản có khuynh hướng cực tả, Giacomo Feltrinelli. Giá mướn được thỏa thuận là 8000 lires mỗi tháng điều này có nghĩa là ông Duce đã không đến ở đấy như là ở trên đất chinh phục được, mà không tôn trọng tài sản kẻ khác.

        Tóm lại, đó là một chỗ ở rất đẹp, với cây ô liu đầy vườn, và bên trong, nhiều hàng cột và nền nhà bằng cẩm thạch hồng. Dẫu sao, ngôi nhà cũng có vẻ lạnh lẽo và buồn, và cũng như đối với Villa Torlonia, tôi vội vàng làm cho nó có một vẻ vui tươi hơn, nồng nàn hơn. Với sự giúp đỡ của Pierina, đã đi theo chúng tôi, và vài người giúp việc trung thành tại Romagne, những người đã không bỏ tôi dầu lúc ở bên bờ địa ngục, ngôi biệt thự Villa Feltrinelli mau lẹ trở thành một ngôi nhà, đúng là điều mà Benito đang cần cho sự quân bình của ông.

        Nếu vấn đề trang hoàng và sắp xếp bên trong không đặt ra vấn đề khó khăn nào thì việc thuyết phục cho các công chức và các quân nhân di tản ra khỏi nhà không phải là dễ dàng.

        Để bào chữa cho hộ, tôi phải nói rằng thoạt tiên Villa Feltrinelli được dự liệu không những để làm chỗ ở cho ông Duce mà còn làm văn phòng cho Thủ Tướng chính phủ và cho Quốc trưởng, bởi vì Mussolini đồng thời là Quốc trưởng và là Thủ tưởng của nền Cộng hòa Xã hội Ý. Ngoài ra, sau kinh nghiệm ngày 25 tháng 7 năm 1943, mệnh lệnh của Hitler rất hà khắc : ông Duce không thể nào bị đe dọa bị bắt hay là nạn nhân của một vụ khủng bổ nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 11:36:05 pm »


        Điều này đã làm cho Villa Feltrinelli trông giống như một trại binh và trụ sở một bộ trong chính phủ với sự đi về của quân nhân và công chức, hơn là một ngôi nhà.

        Ở đấy cũng vậy, sự việc không được kéo dài thêm. Trong nhiệm vụ này tôi được sự giúp đỡ lớn lao của nhà tôi vì ông đặc biệt không ưa tất cả các biện pháp liên quan đến vấn đề an ninh của ông.

        Trong không đầy một tháng các văn phòng được chuyển sang một chỗ ở khác. Villa delle Orsoline, rồi đến lượt các sĩ quan s. s. và binh lính của họ đến ở chỗ khác. Chỉ còn lại hơn 30 người thuộc đội «hộ vệ của ông Duee», được thành lập bằng những thành phần ưu tú nhất của vùng Romagne cũng như một đơn vị s. s. nhỏ. Đơn vị này rồi cũng được tách rời vì Benito đặt vấn đề danh dự chỉ được bảo vệ bởi những người Ý.

        Những người duy nhất mà tôi không rứt ra được ngay là vài sĩ quan s. s., những người có sứ mạng bảo vệ chính tính mạng ông Duce. Tất nhiên là họ tỏ ra rất lịch sự, nghiêm chỉnh không có gì đáng trách, đối với gia đình tôi, nhưng lòng nghi kỵ của họ thì vô bờ bến. Hơn một lần người hầu phòng của chúng tôi, Maria, phải một mẻ sợ điếng người khi cảm thấy có ai đi theo mình : đấy là một trong các sĩ quan s.s. đi theo bà ta như chiếc bóng, và chỉ rời bỏ khi bà ta đi vào phòng riêng của chúng hay tôi đi vào bếp. Do sự khẩn cầu của tôi, ông Duce phải xin Tướng Wolff để cho người làm của chúng tôi yên, những người mà ông hoàn toàn tin cậy, thì sự canh chừng ấy mới chấm dứt.

        Cứ như thế, từng chủt một, đời sống hằng ngày tại Gargnano được tổ chức xong. Phần nhà tôi thì ông lấy lại được nhịp độ làm việc như ở La mã, cũng chính xác và có tổ chức như thế. Thời khóa biểu của ông cũng luôn luôn bận rộn như vậy.

        Thì giờ một ngày của ông được phân chia giữa Villa Feltrinelli nơi chúng tôi ở — cũng như Villa Torlonia tại La mã — và Viila delle Orsoline —  Điện Palazzo Venezia tại thủ đô — nơi đặt vĩnh viễn văn phòng phủ Quốc trưởng Cộng hòa Xã hội Ý, một Quốc gia mà tất cả đều mới được sáng lập và phải bắt đầu từ số không.

        Không đi sâu vào chi tiết, tôi chỉ nói rằng, trước hết nhà tôi phải thiết lập mọi bánh xe của guồng máy Quốc gia, tất nhiên là trong kích thước thu hẹp hơn là lúc chính ông lãnh đạo toàn diện nước Ý từ La mã, nhưng lại giữ tầm quan trọng có lẽ còn lớn hơn, vì trên lãnh thổ mà nền Cộng hòa xã hội kiểm soát — cho đến 8 tháng 9 năm 1943, La mã cũng thuộc dưới sự quản trị của Cộng hòa xã hội Ý — có những cơ sở kỹ nghệ lớn nhất và các hoạt động kinh tể sống còn đối với toàn diện nước Ý.

        Nhưng nền Cộng hòa Xã hội Ý không có Quốc kỳ lẫn đồng phục lẫn hạ tầng cơ sở hiến định. Phải sáng tạo tất cả.

        Lá cờ mới thì do Vittorio, các anh em họ Vito và Vanni cũng như vài người bạn khác sáng chế : màu sắc thì vẫn là lục, trắng và đỏ, nhưng thay vì là huy hiệu của dòng họ Sayoie mà cho đến lúc đó vẫn được kẻ lên khoảng trắng, nay người ta thấy một con đại bàng chân cắp phủ việt. Trong những tháng đầu tiên, các quân nhân tự chọn đồng phục, và như thế tạo cho quân đội của nền Cộng hòa Xã hội Ý một màu sắc riêng cùng lúc với rất nhiều kiểu biến đổi vì những gợi và cảm quan nghệ sĩ được phát triển hoàn toàn tự do. Nhưng tất cả điều đó cũng được sắp đặt xong và quân đội sớm được cấp cho một đồng phục chung, tùy theo ngành chuyên môn của đơn vị.

        Cũng còn có phần chính trị cần sắp xếp lại nữa. Ngay từ lúc khởi đầu, sự cần thiết của một Quốc hội lập hiến được chấp nhận, nhưng nhà tôi đã dời phiên họp của Quốc hội này cho đến một ngày định sau, vì ông ước tính rằng nền Cộng hòa Xã hội Ý trước hết phải tái chiếm một cách thật sự và hữu hiệu, vị trí của nó trên các chiến trường.

        « Chúng ta ít cần lời nói hơn là cần hành động và chúng ta phải chiến đấu hơn là nói dài dòng vô vị», một hôm ông đã tuyên bố như vậy với một người đối thoại.

        Do đó, một quân đội gồm 500.000 người được thành lập và đến tháng 9 năm 1944, nỗ lực chiến tranh của Ý bên cạnh Đức có thể điếm được 780.000 người, gồm có binh sĩ có võ trang và các công nhân bán quân sự đặt dưới quyền sử dụng của tổ chức Todt. Thêm vào đó là nhiều phi đoàn săn giặc và phi cơ phóng thủy lôi cũng như căn cứ Hải quân Bordeaux mà Hải quân Ý còn nắm giữ. Nhiều khinh tốc đỉnh khác mà người ta nói với tôi là rất hữu hiệu trong các cuộc hành quân săn đuổi và tấn công bất ngờ cũng đã bồ túc cho sức mạnh võ trang của chúng tôi. Sau cùng là đơn vị «decima MA.S» vổn nổi tiếng về các hoạt động phá hoại do Valerio Borghese chỉ huy thường nhắm vào các bộ tham mưu Đồng Minh. Tôi quên một yếu tố cực quan trọng nếu không nói rằng các xưởng chế tạo xe cam-nhông, như Fiat vẫn tiếp tục chạy đều và cung ứng xe cộ mà người Đức đã thụ hưởng phần lớn nhất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2019, 03:42:13 am »


        Tất cả những điều đó chứng minh rằng nền Cộng Hòa Xã hội Ý không phải là một thứ chính quyền bù nhìn như tuyên truyền của địch chỉ trích một cách thích thú. Nếu là một chính quyền như thế thì mặt trận Ý đã không đứng vững được sáu trăm ngày.

        Nhà tôi càng tha thiết với sự tái lập đạo quân này khi ông vẫn giữ trong trí một câu nói đầy thương tổn của Thống Chế Keitel; thật vậy, một hôm ông này đã nói :

        «Đạo quân duy nhất của Ý không thể phản lại Đức quốc xã là một đạo quân không hiện hữu trong thực tế».

        Nhưng ông Duce bị lâm vào một tình thế nghịch thường: trong khi mà cho đến năm 1943, ông đã phải đấu tranh chống bộ Tổng tham mưu hoàng gia Ý để áp đặt ý tưởng tái lập và canh tân quân đội, thì giờ đây ông lại không bị Bộ Tham mưu này cản đường, nhưng lại phải đấu tranh chống lại Bộ tham mưu Đức vì người Đức được học hỏi kinh nghiệm phản bội tháng 7 năm 1943, đã tỏ ra tối kỵ làm việc với một đạo quân Ý quan trọng...

        Bộ Tham mưu này không hề giấu giếm sự ngờ vực và ý chí hành động một mình mà không cần đếm xỉa gì đến chủ quyền quốc gia của Ý và đã hơn một lần ông Duce bắt buộc phải đích thân can thiệp để cho nhân dân Ý khỏi bị chịu đựng gánh nặng gây ra bởi sự hiện diện của quân đội Đức.

        Tôi có thể nói rằng kể từ tháng 9 năm 1943 cho đến năm 1945, Benito đã đơn thương độc mã đương đầu với các tướng lãnh, các nhà ngoại giao và những người thân cận với Hitler để áp đặt quan điểm của ông và để tránh sự đoạn tuyệt cứ chực bùng nổ giữa quân lực của Cộng Hòa Xã hội Ý với quân Đức. May thay, tình bạn và lòng kinh nể của Hitler cũng như sự kính trọng và lòng tin cậy mà cá nhân, ông Duce được thọ hưởng trước các tướng lãnh Đức đã nhiều lần giúp ông tránh được chuyện thảm hại.

        Tóm tắt, Mussolini bị bắt buộc gắn lại chiếc bình đã vỡ, sau cuộc ngưng bắn không có ý nghĩa gì cả này và sau hành động trốn tránh trách nhiệm mà vua Ý và Badoglio đã dâng hiến cho người Anh -  Mỹ mà không một lúc nào đếm xỉa đến những người không theo phe họ để trốn núp dưới các họng súng của Eisenhower.

        Nhà tôi — tôi rất hãnh diện để nói lên điều này — đã có thể dàn xếp tốt đẹp vô số sự việc để cho đến phút chót, tránh được đồng mark của quân chiếm đóng, trên phần lãnh thồ do nền Cộng Hòa Xã hội Ý kiếm soát, trong khi đó đồng «Am-lires» nghĩa là đồng lire của Mỹ được phân phối ào ạt bởi người Mỹ trong các khu vực bị họ chiếm đóng. Hơn thế nữa không hề có một tình trạng lạm phát nào, sản phẩm trong khu vực miền Bắc rẻ hơn bên phía đã «được giải phóng», và chính quyền Cộng Hòa Xã hội Ý đã có thể trả được một món nợ quan trọng do chính phủ Ý vay trước tháng 7 năm 1943. Trung thành với các nguyên tắc của mình, nhà tôi luôn luôn lo thanh toán nợ nần, ngay cả khi món nợ không còn liên quan gì đến ông nữa.

        Đổi với tất cả những ai còn nghi ngờ những điều tôi nói, tôi xin trả lời là chỉ việc lục văn khố ra xem. Ít nhất là nếu các tài liệu văn khố không bị «che giấu» bởi những người không được quyền lợi gì để minh chứng một Mussolini hữu ích cho đến phút chót.

        Riêng phần đời sống gia đình thường nhật của chúng tôi, thì nó đã diễn tiến ra sao? Câu trả lời là nó cũng trở lại nhịp độ bình thường, ít cuồng nhiệt hơn và thân mật hơn tại La mã, phải chăng là vì về mặt địa lý cũng như về mặt tinh thần, chúng tôi ở gần nhau hơn.

        Về phần tôi, tôi đã lập xong sân nuôi gia súc và chuồng thỏ, cũng như tại Villa Torlonia. Tôi còn có cả một con bò cái có thể giúp tôi cung cấp sữa cho những ai muốn và không những chỉ trong gia đình mà thôi. Các con rồi các cháu đều lục tục kéo đến ở với chúng tôi trong sự vui vẻ cực độ của Benito, vì hơn bao giờ hết, ông cần có một trung tâm gia đình.

        Nhà tôi đã thay đổi về mặt tâm lý: ông đã rất khó nhọc trong việc ồn định tinh thần trước sự va chạm dữ dội gây ra bởi vụ bắt giữ ông. Không phải tất cả là do việc ông bị gạt bỏ ra khỏi chính quyền, mà chính là do thứ thù hận mà những tướng lãnh, và vài chức sắc trong đảng, những người ông đã tạo cho cả sự nghiệp, đã vận dụng để đối xử với ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2019, 12:16:33 pm »


        Tôi còn nhớ rằng ông đã nói với một người trong bọn họ lúc ông bị lôi kéo đi khắp nơi giữa tháng 7 và tháng 9 năm 1943:

        «Tại sao anh lại làm như vậy? Cá nhân tôi, bao giờ tôi cũng tôn trọng ngay cả đối thủ của mình, tôi đã làm như thế đối với các nghị sĩ hoặc là tôi đã tiếp tục chứng tỏ với họ niềm kính trọng của tôi. Không bao giờ tôi khinh thường họ hay làm giảm giả trị của họ...»

        Ngoài các kỷ niệm nhọc nhằn ấy lại còn có thêm mối e sợ cho số phận mà người Đức dành cho nước Ý.

        Ngoài ra và nhất là kể từ tháng 7 năm 1943, Benito Mussolini tự coi là một người hết thời từ đó, ông chỉ nói đến mình như là một « defunlo» nghĩa là một « mồ ma Mussolini ». Ông đã biết rằng những gì ông đang làm trong hiện tại, trong cương vị lãnh đạo nền Cộng Hòa Xã hội Ý, chỉ có một mục tiêu duy nhất là cứu vãn nhân dân Ý thoát khỏi sự trả thù của người Đức. Ông đã quyết định sống trong sự thống khố của mình cho đến cùng và ít ra, sau khi ông biến mất đi, cũng để lại được một cái gì tích cực cho những người kế tục. Tóm lại, chẳng phải ông là người bắt đầu soạn thảo văn kiện khai sinh ra chính thể Cộng Hòa của Ý hiện nay là gì ? Khi mà, vào ngày 15 tháng 11 năm 1943, cả một loạt biện pháp xã hội thâu tóm trong 18 điểm (Bản Tuyên Ngôn Vẻrone) đã được ban hành trong đó nhà tôi đặt tất cả sự chú ý của mình và là các biện pháp mà sau đó người ta gọi là «những quả mìn xã hội» liệu tất cả những điều đó đều được thực hiện cho chính ông hay sao ?

        Cũng như trong những ngày đầu khi ông xác tín niềm tin xã hội, nhà tôi ước mơ sáng lập một Nhà nước nhân dân và xã hội, nhưng là một chủ nghĩa xã hội khác với thứ hoạt đầu mà ta thấy ngày nay.

        Nghề viết báo ư? Nhà tôi đã bán tờ báo của ông, công trình do chính bàn tay ông tạo dựng nên và giúp ông bước vào chính quyền. Ông đã bán vì ông không bao giờ chịu đựng nổi những gì thuộc về lá cờ của Mussolini lại bị đặt dưới sự kiểm soát của người Đức. Cũng như khi chính Mussolini tự cho rằng mình đã đi đến tận cùng của cuộc hành trình diệu vợi, thì tờ Popolo d'Italia của ông phải nên đóng cửa.

        Tôi chỉ được biết vụ bán tờ báo khi công việc đã xong xuôi. Benito biết rằng nỗi nhọc nhằn của tôi cũng sẽ ngang bằng với nỗi nhọc nhằn của ông và ông không muốn nói trước với tôi chuyện ấy là vì thế. Số tiền thu được, ông mang ra chia cho các con trong gia định và nhất là dùng để trả đến từng cắt bạc cho tất cả những người đã cộng tác với tờ Popolo d'ltalia.

        Làm xong việc ấy, Benito bắt đầu viết cuốn «storia di un anno», cuốn sách kể lại một năm lịch sử từ tháng 11 năm 1942 đến tháng 11 năm 1943. Ông cũng cộng tác với các tờ báo khác. Vào buổi xế bóng của cuộc đời, nhà tôi đã trở lại với những tình yêu ban đầu.

        Ở nhà, sự thoải mái lớn lao nhất gồm có việc đi dạo bằng xe đạp, đọc sách, chơi quần vợt với các con. Ngay cả tiếng động ồn ào mà chúng gây ra trước đây rất làm phiền ông, thì ngày nay đối với ông là một nguồn vui thú. Tóm lại, bằng cách xa lánh dần dần tất cả những sự ngẫu nhiên vật chất của cõi đời, ông trở nên hòa hợp với xã hội hơn, nhân bản hơn trước, biểu hiện lòng tốt nhiều hơn trong các cuộc xúc tiếp với những người ông tiếp đón.

        Song song với nhu cầu hơi ấm của tình người này, một xu hướng tự nhiên mà ông đã có sẵn, xu hưởng tha thứ, cũng phát triển mạnh. Tỏi còn nhớ một hôm ông trở về nhà với một hồ sơ trong tay.

        « Bà nhìn đây, ông vừa lật các tờ giấy vừa nói với tôi. Trong đó có mạng sống của một người chỉ cần tôi ký hay không ký, thanh niên đào ngũ này sẽ bị hành quyết hay không».

        Tôi phải thú nhận rằng tôi đã không xúi ông khoan hồng. Chúng tôi đang lâm chiến và không một sự yếu lòng nào có thể tha thứ được.

        Ông suy tư suốt đêm, nhưng đến sáng hôm, sau khi ông bước vào để ăn sáng, tôi biết rằng ông đã ân xá thanh niên đào ngủ ấy: ông tỏ ra hoàn toàn tươi tỉnh và thoải mái.

        Tôi chỉ còn giữ lại trong trí nhớ vài biến cố quan trọng của thời kỳ đầy xao xuyến này: vụ án Vẻrone, những biến cố bi thảm của năm 1944, cuộc xuất hiện cuối cùng trước công chúng của nhà tôi tại Milan và hồi chung cuộc.

        Không nên chờ đợi nơi tôi bất cứ một nhận định nào về vụ án Vẻrone, trong đó, các chức sắc cao cấp của đảng phát xít đã bỏ phiếu chống lại ông Duce đêm 24 rạng ngày 25 tháng 7 năm 1943, bị mang ra xét xử.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:18:34 pm »


        Đối với nước Ý cũng như đối với cả thế giới trung tâm điểm chú ý là sự hiện diện của Galeazzo Ciano trong số các bị cáo.

        Cả 19 người mưu phản đều bị lên án tử hình nhưng chỉ có 5 người hiện diện trên hàng ghế bị cáo. Trong số năm người này, Ciano là bị cáo duy nhất mà số phận đã bị toàn thể các thầm phán nhứt trí ghi trong phán quyết: tử hình.

        Đối với người phát xít cũng như đối với người Đức, đây là một cuộc trắc nghiệm: Liệu Mussolini sẽ để cho Ciano bị hành quyết chăng? Tôi có thể đoán xác rằng các nhân vật hữu trách của đảng cũng như của chính phủ đã không trình cho Benito một hồ sơ xin ân xá để khỏi đặt cho ông thêm một thử thách phụ nữa. Điều này là nguyên nhân của vô số các lời bình phẩm sau đó.

        Tôi cũng có thể xác nhận rằng, ít lâu sau ngày 4 tháng giêng, nghĩa là sau cuộc hành quyết các tử tội tại Vérone, nhà tôi tâm sự với tôi : «Piachele, từ sáng hôm ấy, tôi đã bắt đầu chết rồi».

        Đêm hôm trước ngày hành quyết, cả ông lẫn tôi đã không tài nào ngủ được. Nhiều lần, tôi đứng dậy và đến tận cửa phòng ông. Dưới cánh cửa, ánh sáng trong phòng lọt ra và tôi nghe bước chân ông đi trong phòng. Nhưng tôi không dám bước vào.

        Vào 9 giờ sáng, hai sĩ quan — một Ý, một Đức — đến xin được tiếp ngay : họ mang lại tin tức kinh hoàng về vụ hành quyết Ciano và các tử tội khác.

        Suốt buổi sáng, nhà tôi không rời bàn giấy. Ông không ăn, không uống, và khi tôi thuyết phục được ông ngôi vào bàn, tôi thấy ông đứng dậy ngay, không nói một lời nào cả.

        Sau đó tôi được biết rằng người Đửc đã thiết lập một hệ thống canh chừng đặc biệt các tử tội cho đến lúc họ bị hành quyết. Người Đức sợ rằng một người nào khác sẽ bị bắn thay cho Galeazzo Ciano.

        Có thể nào nhà tôi tránh cho Ciano khỏi bị xét xử và bị hành quyết không ? Rất thẳng thắn, tôi không tin như vậy, càng không tin khi mà chính Galeazzo mang thân nhảy vào miệng sói.

        Tôi nghĩ rằng chắc Benito đã cho phiên tòa ấy vô ích hiểu theo nghĩa những tội phạm quan trọng nhất lại không hiện diện, nhưng bất chấp ý muốn của ông, lòng nhân ái của ông không thể nào đi quá xa đến mức có thể hủy bỏ vụ xử án được.

        Biến cố đáng chú ý thứ nhì mà tôi còn nhở là tấm thảm kịch tại Milan tháng 8 năm 1944.

        Tiếp theo sau các vụ khủng bố do các dân quân kháng chiến gây ra và làm nhiều binh sĩ Đức mất mạng, nhà cầm quyền Đức đã đem 15 con tin Ý ra hành quyết rồi cho trưng bày tại công trường Loreto, ở Milan, tất nhiên là không tham khảo gì với ông Duce.

        Khi biết được cuộc tàn sát, nhà tôi tỏ lòng phẫn nộ cực điểm đối với người Đức;

        «Nếu họ muốn làm với người Ý những gì họ đã làm với người Ba Lan, thì họ đã lầm, ông nói với tôi. Không thể nào giáng cho một thành phố như Milan quang cảnh một thứ công lý hời hợt như vậy được !

        Lần ấy ông nói chuyện thẳng với Hitler và với thái độ rất cương quyết ông nói với Hitler rằng từ nay ông cấm người Đức làm một hành động trả đũa cỏn con nào chống lại người Ý mà không có sự đồng ý của chính ông... Musslolini. Chi tiết đẫm máu này đã đè nặng trên cán cân vào cuối cuộc chiến trong nỗ lực đấu tranh của phát xít và các dân quân kháng chiến.

        Ngày 20 tháng 7 năm 1944, tự nó là một ngày đáng nhớ vì vụ mưu sát Hitler, nhưng đối với nhà tôi hôm ấy là một ngày hết sức quan trọng vì ba lý do : trước hết nếu ông đến cuộc hẹn gặp với Hitler tại Tổng hành dinh sớm hơn nửa giờ, có lẽ chính ông cũng là nạn nhân của vụ nổ bom; sau đó vì lợi dụng quang cảnh hỗn loạn đang bao trùm tại đó mà ông đã rút được từ nơi Hitỉer và bộ tham mưu của ông ta nhiều sự nhượng bộ hơn cả một năm trời cố gắng, chẳng hạn việc gởi trả lại một số đông người Ý đang sống ở Đức trong tình trạng bán giam cầm; sau cùng, như ông đã nói với Vittorio vốn có tháp tùng theo ông, bởi vì không những chỉ có sĩ quan Ý để bội phản : «Người Đức cũng có những kẻ phản bội riêng của họ».

        Nếu, ngày 16 tháng 12 năm 1944, có kẻ nào đoán quyết với tôi rằng vài tháng sau nhà tôi sẽ bị ám hại, tôi tin lúc ấy tôi sẽ trả lời rằng đấy là một trò đùa đen tối. Bởi vì cuộc tiếp đón mà người dân ở Milan dành cho Benito hôm ấy đã thật sự cuồng nhiệt.

        Cũng như vậy khi nghe các cựu đảng viên cộng sản huênh hoang về các hành động rực rỡ của họ tôi không thể không hỏi lại :

        «Thế tại sao quí ông chẳng làm gì cả ở Milan ngày 16 tháng 12, đế chống lại Mussolini ?»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 10:06:13 am »

       
25

GIỜ HY SINH

        Đấy là lễ giáng sinh cuối cùng của chúng tôi, nhưng cả ông lẫn tôi đều không ngờ gì. Phải chăng là do hiệu quả của cuộc hội họp công cộng tại Milan mà Benito tỏ ra đặc biệt thoải mái.

        Bốn tháng sau, chuyện không thể tránh được đã xảy ra. Tôi không biết tại sao, nhưng khi tôi thấy nhà tôi khởi hành đi Milan ngày 17 tháng 4, tôi cảm thấy cuộc chia tay này không giống như các lần khác. Tôi đã khẩn nài ông để ông ở lại Gargnano, và được một sĩ quan s. s. hậu thuẫn, nhưng ông không muốn thay đổi quyết định. «Tôi sẽ trở về trong hai hoặc ba ngày», ông đã nói thế để trấn an tôi. Ông cũng nói thêm là phải đi Milan để lấy các quyết định quan trọng tại đó và ông cũng có nói với tôi về Hồng y Schuster.

        Tôi còn nhớ cuộc khởi hành : đấy là ngày 17 tháng 4, lúc chập tối. Chúng tôi đứng gần chiếc xe sơn vẽ sặc sỡ « để nguy trang » của ông, và ông sắp bước lên xe. Đột nhiên, ông quay trở lại, nhìn tôi chăm chú thật lâu, rồi trở vào nhà. Trên bậc thềm cao, ông trìu mến nhìn khu vườn, nhìn mặt nước xanh phẳng lặng của hồ Garde, ngước đầu nhìn về phía cửa sổ phòng ông, lắng nghe một lúc tiếng Romano đàn dương cầm trong một phòng khách.

        Và như hối tiếc rằng đã để cho bị lôi cuốn theo một phút yếu lòng, ông rảo bước đi về phía chiếc xe, đóng sập cửa và bảo với người tài xế : « Đi thôi, trễ rồi ». Đàng sau xe ông hai xe hộ tống cũng chuyến bánh.

        Đấy là lần cuối cùng tôi thấy nhà tôi khi còn sống.

        Đối với tôi, cái chết của Benito Mussolini, chính là một bức thư nguệch ngoạc vài dòng, một cơn lốc biến cố kéo dài trong bốn ngày và một ngày trước khi chết, một giọng nói cảm động —  giọng nói của chính ông  — đã nói với tôi : « Tôi phải tuân theo định mệnh, Rachele, phần bà, xin hãy làm lại cuộc đời... »

        Sau khi ông ra đi, ngày 17 tháng 4, tôi không được tin tức gì cho đến ngày 23. Hôm đó, ông gọi điện thoại cho tôi báo tín sẽ về đến nhà vào khoảng 19 giờ. Vài giờ sau ông lại điện thoại báo tin không thể trở về được vì con đường từ Milan về Gargnano đã bị cắt đứt, quân Đồng minh đã chiếm Mantoue.

        « Không đúng sự thật, tôi thét vào máy, người ta lừa ông một lần nữa, Benito ! Một quân xa vừa từ Milan trở về. Chính tôi đã chuyện trò với các binh sĩ : họ không hề gặp chướng ngại nào trên đường cả. »

        Lập tức ông ngắt lời để ra lệnh cho tôi đi ngay đến Monza, nơi các sự sắp xếp đã được thực hiện cho chúng tôi.

        Tại Monza tôi gặp lại Gatti, thư ký của ông, ông ta chẳng được ăn uổng gì trong hai ngày liền, và tôi đã dọn một chén xúp và một ít thịt gà cho ông ta.

        Benito điện thoại cho tôi hai lần. Trước hết để hỏi chúng tôi ra sao, rồi để thông báo ông không về gặp chúng tôi được, và chúng tôi phải đi đến Côme. Hôm ấy là ngày 24 tháng 4.

        Tôi trải qua hai ngày 25 và 26 tháng 4 trong nỗ lực liên lạc với ông mà không được. Tôi bị cô lập với Romano và Anna Maria, rình rập từng tiếng động nhỏ đằng sau cảnh cửa, hay nhảy qua cửa sổ ngay khi tiếng còi bắt đầu hú lên.

        Trong đêm 26 rạng 27 tháng 4, tôi nghe có tiếng đập cửa ngôi biệt thự mà chúng tôi đang ẩn náu. Đó là một binh sĩ.

        «Tôi có một phong thư của ông Duce gởi cho Bà». ông ta nói.

        Tôì vội vàng mở cửa và cầm lấy phong thư. Tôi nhận ra nét chữ của nhà tôi.

        «Ai đưa thư này cho ông?»

        — Ngài Buffarini.

        Buffarini? ông này lại vừa làm gì nữa đày? Từ cuộc viếng thăm Clara Petacci cho đến nay, tôi nhất định khăng khăng không tiếp ông ta và ông ta cũng không còn là Tổng Trưởng nữa. Tôi tự hỏi làm sao mà ông ta có thể nắm lá thư này trong tay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 10:07:28 am »


        Tôi đánh thức các con và chúng tôi cùng đọc mấy hàng chữ ông viết cho tôi. Nhưng ngay những chữ đầu tiên, tôi cảm thấy ớn lạnh cả người:

        «Rachele thân mến, đây là lúc tôi bước vào giai đoạn tối hậu của cuộc sống, vào trang cuối của cuốn sách đời tôi. Có lẽ không bao giờ chứng ta còn gặp lại nhau nữa. Chính vì vậy mà tôi gởi cho bà lá thư này. Tôi xin bà tha thứ cho tôi những lỗi lầm mà tôi đã không cố ý gây ra cho bà. Nhưng bà biết rằng bà luôn luôn là người phụ nữ mà tôi yêu thương thật sự. Tôi thề điều đó với bà trước Đức chúa Trời và trước linh hồn Bruno của chúng ta trong giờ phút cuối cùng này. Bà biết rằng tôi phải trở về Valtellina. Phần bà, hãy cố chạy đến biên giới Thụy sĩ với các con. Bà và các con sẽ làm lại cuộc đời ở đấy. Tôi tin rằng họ sẽ không từ chối để bà đi qua bởi vì tôi đã luôn luôn giúp họ trong mọi trường hợp và bởi vì bà không bao giờ làm chính trị. Nếu không thể được, mẹ con hãy trình diện với Đồng minh. Có lẽ họ sẽ quảng đại hơn người Ý. Tôi xin phó thác lại cho bà Romano và Anna Maria, nhất là Anna, vốn cần biết bao nhiêu là tình thương. Bà biết rằng tôi yêu nó biết dường nào. Bruno, từ trên cao xanh kia sẽ phò hộ bà. Tôi hôn bà và các con, Benito của Bà».

        Tôi đã không thể giữ lại bức thư này, nhưng tôi còn nhớ từng chữ, từng dấu phẩy. Thư được viết bằng viết chì xanh và chữ ký vạch bằng viết chì đỏ.

        Thế là hết. Trong không đầy hai phút, ba mươi lăm năm của cuộc đời đã đến hồi cáo chung. Điều mà tôi cảm thức lúc ấy, thật không ai có thể hiểu được. Và phần tôi thì cũng không thể nào giải thích nổi.

        Tôi muốn được nghe giọng nói của ông một lần chót! Để chia ly nhau vĩnh viễn như thế này, vừa rất gần gũi lại vừa xa cách muôn trùng như thế nầy, thì thật ngốc quá !

        Hy vọng vào phép lạ, tôi nhấc điện thoại vốn đã bị cắt đứt hai ngày qua. Đường dây đã được tái lặp! Trong vòng nửa giờ, tôi miệt mài tìm cách tiếp xúc với ông và sau cùng tôi nghe giọng nói của ông.

        «Hãy làm những gì tôi viết trong thư đi,Rachele ! Tốt hơn hết là bà đừng có theo tôi vào Valtellina. Hãy thoát thân và cứu thoát các con !»

        Nước mắt mà tôi thấy sắp trào ra đã ngăn không cho tôi nói. Tôi chuyển mảy cho Romano.

        «Ít ra ba cũng cho tổ chức để tự vệ chứ? nó hỏi. Có ai ở gần ba không?

        — Không có ai cả, Romano. Ba chỉ có một mình. Hết rồi con ạ !

        — Nhưng bỉnh sĩ đâu ? Cận vệ của ba đâu?

        — Ba không rõ. Ba chẳng thấy ai cả. Ngay cả Cesarotti, viên tài xế, cũng bỏ rơi ba. Con nói với Mamma rằng mẹ có lý khi bảo phải đề phòng y».

        Romano khóc nức nở, đột nhiên ý thức rằng sẽ không bao giờ còn gặp lại cha nó nữa. Tôi lấy điện thoại từ trong tay con. Tôi muốn tiếp tục nói hàng giờ nữa nghĩ rằng kéo dài thì giờ như thế họa may thắng được định mệnh tàn khốc.

        « Mẹ con bà hãy làm lại cuộc đời đi, Rachele. Phần tôi, phải tuân theo định mệnh, ông thỉ thầm với giọng khàn đục. Đi đi, đi gấp đi ! »

        Rồi ông cắt điện đàm.

        Kể lại trường hợp nhà tôi chết để làm gì. Cả thế giới đều biết và từ hai mươi tám năm qua, không có tháng nào mà lại không có những khám phá mới để giết ông một lần nữa.

        Còn lại những gì của Mussolini ? một bộ xương cuốn trong một tấm trải bàn, nhét trong một hộp gỗ trắng và để canh giữ cho giấc ngủ ngàn thu của ông, có lòng thương mến của hàng trăm hàng ngàn người trên khắp thế giới không quên ông.

        Vì phải nói hết nên tôi cũng mặc khải thêm rằng, trong nhiều năm trời, không những tôi không được đến cầu nguyện tại mồ chôn Benito vì lẽ xác ông đã biến mất, mà ngay khi di hài được trả lại cho tôi, tôi còn khám phá ra một điều kinh khủng; một nửa xương sọ của nhà tôi đã bị người Mỹ lấy mang đi. Chắc chắn là họ muốn biết chiếc sọ cua một nhà độc tài được cấu tạo như thế nào !

        Tôi đã phải viết thư cho Đại sứ Hoa kỳ tại La mã mới thâu hồi lại được phần hài cốt của nhà tôi, một người mà sau khi chết cũng không được để yên.

        Ngày nay, với 83 tuổi trời, hòa bình ngự tri trong tim tôi và trong tâm hồn tôi. Tôi đã tập hợp được cả gia đình chung quanh tôi, và những phần tử vì bận bịu, không thể sống dưới cùng một mái nhà với tôi, vẫn thường về thăm tôi. Vậy thì tôi là một người mẹ, một tổ mẫu, một tằng tổ mẫu vẹn toàn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM