Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:21:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ mặt thật Nhà độc tài phát xít Mussolini  (Đọc 14298 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2019, 06:45:52 am »


        Nhưng ông chẳng còn muốn nghe gì nữa. Ông đã quyết định và không chịu bỏ dự tính nữa. Trong trí ông phiên họp này của Đại Hội đồng trái lại sẽ chỉ có thể soi sáng thêm cho tình hình : như thế mỗi người sẽ tự đặt mình trước trách nhiệm. Ngoài ra dưới mắt nhà tôi, nếu phải cần một sự can thiệp của nhà vua, ông không hề nghi ngờ gì về việc nhà vua sẽ dành cho ông lợi thế. Tôi thì quả quyết chuyện ngược lại, nhưng ông không muốn biết gì cả. Ông đã đặt niềm tin nơi chính nhà vua vì không có gì chứng tỏ về phần Mussolini đã phản bội nhà vua; và ông vẫn tin điều này.

        Kể cả Edda cũng bất lực, khi khuyên cha nên coi chừng về Grandi lẫn Carlo Scorza, tân Tổng thư ký đảng phát xít, bằng lời lẽ bỏng gió đã nói với ông về « những ngạc nhiên có thể xảy ra », cũng như tôi đều không thể nào làm cho ông đổi ý kiến. Tôi trở nên gần như điên.

        Giờ đây tôi không còn đếm từng ngày nữa, tôi đếm từng giờ. Sáng ngày 24, tôi nhớ lại rằng mình đã dậy sớm hơn thường lệ. Suốt đêm tôi không chợp mắt được. Tôi còn không thể chuyện trò với cả một trong các con tôi và bày tỏ niềm lo âu của tôi, vì Vỉltorio thì có sứ mạng đã ra đi và Romano cũng như Anna Maria thi đang cùng các cháu tôi ở tại Riccione.

        Bên ngoài, mặt trời đã lên chói lọi báo hiệu những tia nắng chói không chịu nổi trong vài giờ nữa.

        Tôi đẩy cánh cửa phòng Benito. Ông cũng đã thức dậy rồi.

        « Cuộc triệu tập tối hôm nay liệu có còn thật cần thiết không?», tôi hỏi ông một cách đường đột.

        Òng nhìn tôi ngạc nhiên :

        « Tại sao không ? Đấy chỉ là một cuộc giải thích giữa bạn bè, ít ra tôi cũng tin tưởng như thế. Tòi không thấy tại sao lại không có cuộc họp ».

        Nghe tiếng bạn bè, tôi giận tràn hông :

        « Bạn bè ! ông gọi nhóm người phản bội lừa dối ông, bắt đằu bằng Grandi, là bạn bè sao ? ông có biết Grandi biến mất từ mấy ngày hôm nay không ? »

        Khi nghe lên Grandi, ông cho thấy có chút ngập ngừng làm như đột nhiên ông nhớ lại một điều gì, rồi, trầm tĩnh, ông cố gắng giải thích với tôi rằng chẳng có gì trầm trọng cả.

        Chúng tôi chia tay nhau sáng hôm ấy, mỗi người một lập trường, nhưng về phần tôi, tôi cảm thấy rã rời chân tay : tôi biết rằng, trong vài giờ nữa mọi chuyên sẽ được quyết định và nhà tôi đã nói với tôi mấy lời trấn an ấy chỉ là để giảm bớt nổi âu lo của tôi mà thôi.

        Tôi cũng chắc chắn rằng những kẻ đã quyết loại trừ ông sẽ không còn biếu quà cho ông vì họ không thể làm như thế. Sở dĩ tôi biết được như vậy vì mấy ngày trước cuộc tiếp xúc tại Feltrc, một báo cáo chi tiết của quân phòng vệ được trình lên cho biết về một cuộc hội họp giữa Ciano và các thành phần khác của Đại Hội đồng phát xít.

        Benito đã gọi điện thoại cho Ciano hỏi con rể có thật đã gặp những kẻ ấy không. Nó thừa nhận sự kiện và minh xác rằng cuộc họp đó nhằm giải quyết các vấn đề riêng tư.

        Lúc đó mặc dù các lời khuyên ngăn của tôi, ông cho gọi Scorza đến Villa Torlonia, giao tài liệu cho ông này và yêu cầu bắt Ciano giải thích. Rể tôi đến tìm gặp ông Duce và tái xác nhận lòng trung thành của nó.

        Nhưng sự dại dột vụng về đã được thực hiện và ngay cả chiếc mặt nạ cũng không còn cần thiết nữa: những kẻ bội phản biết rằng Mussolini đã biết.

        Nhiều lần trong suốt buổi sáng hôm ấy tôi giật mình nghĩ đến nhà tôi đang làm gì lúc ấy: «giờ này ông đang chủ tọa phiên họp ấy», tôi nghĩ thầm. Tôi có cảm tưởng đang sống trong một cơn ác mộng và sáng hôm sau, cũng như nhiều lần khác, Benito nói với tôi: «Bà thấy không ! Bà đã lầm !»

        Tôi tha thiết mong ước như thế, nhưng trong thâm tâm tội, tin chắc điều trái ngược lại.

        Lúc ăn trưa, ông không bày tỏ một sự nôn nóng đặc biệt nào ; tuy nhiên căn cứ vào vẻ mặt tái mét của ông và cách ông thỉnh thoảng đưa tay ra sau ôm lấy lưng, tôi cảm thấy rằng cơn bệnh đang làm ông đau đớn. Làm sao có thể khác hơn được với kiểu sống mà ông trải qua từ một năm nay ?

        Trong khi theo thường lệ, Đại Hội đồng nhóm họp vào 22 giờ, cuộc họp ngày 24 tháng 7 được ấn định lúc 17 giờ, vì có sự tiên liệu các cuộc thảo luận sẽ kéo dài.

        Hai mưoi phút trước, Benito từ Villa Torlonia ra đi, trong tay có chiếc cặp đựng tài liệu mà ông đã gom góp từ trong bàn làm việc.

        Tòi đưa ông ra đến ngưỡng cửa và khi ông bước lên xe tôi không thể tự ngăn mình nói vời ông :

        «Benito, cho bắt giam chúng hết đi ! Hãy làm di trước khi Đại hội bắt đầu ! »

        Ông lấy tay ra dấu hiệu cho tôi không biết để nói rằng ông sẽ làm... hay là đã quá trễ rồi.

        Khi Irma hỏi rằng có phải mang cho ông một bình thủy đựng sữa như mỗi buổi chiều không, ông trả lời rằng không được động dung gì cả nếu ông không đích thân gọi về nhà.

        Vẫn là câu chuyên bên lề, tôi có thể nêu lên rằng ngày hôm ấy ông Duce đã tự ý cho đoàn cận vệ tự do và từ chối tăng cường thêm lính gác tại Điện Palazzo Venezia.

        Một lần nữa, con người đã thắng nhà độc tài Mussolini không muốn bắt ép một ai cả.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 08:54:45 pm »


21

MUSOLINI BỊ LOẠI KHỎI CHÍNH QUYỀN NHƯ THẾ NÀO

        Kể lại thêm một lần nữa phiên họp của Đại Hội đồng mà làm gì ? Trước hết, nó đã thuộc, về Lịch sử. Sau đó tất cả những người đã tham dự hay là hầu hết những người ấy đều đã diễn tả nó với nhiều sắc thái tùy theo trường hợp và tùy theo thời kỳ khác nhau. Sau cùng, chính bản thản tôi không có dự phiên họp ấy và tôi sẽ không làm một việc hữu ích bằng cách chịu kể lại những gì tôi nghe hay đọc được về vấn đề nầy. Điều tôi có thể nói chính là không bao giờ cá nhân hay quyền uy của Mussolini bị đả động đến. Hệ thống chính trị, sự liên minh với Đức; các biến cố mới nhất đều có thể là đối tượng của các sự chỉ trích, nhưng trong tâm trí của phần đông trong số 19 thành viên đã bỏ phiếu ủng hộ bản kiến nghị của Grandi (mà 14 người là hội viên Tam Điểm), thì vấn đề chỉ là cất bớt nơi ông Duce vài chức chưởng để giúp ông chăm sóc nhiều hơn vấn đề chính trị tổng quát.

        Riêng đối với những kẻ chủ tâm đốn ngã Mussolini, những ông Grandi, Albini, Bastianini, Bottai. Ciano, Federzoni, thì không có một lần nào họ đã tỏ ra thiếu đứng đắn lễ độ đối với nhà tôi trong suốt tám giờ hội họp.

        Ngay cả khi lâm vào tình trạng thiểu số, Mussolini vẫn tiếp tục gây ra niềm kính trọng.

        Hơn thế nữa, thái độ dân chủ của ông Duce đã làm lầm lẫn ngay cả một trong các cố vấn và đã thúc đẩy ông ta bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết Grandi ? đó là Gottardi, người lần đầu tiên tham dự Đại Hội đồng, ông ta đã tưởng rằng Mussolini đã đồng ý với Grandi lúc ông cho phép đem nghị quyết này ra biểu quyết.

        Một yếu tố khác cũng đáng lưu ý : hai giờ trước khi phiên họp bắt đầu, nhà tôi đã cảm thấy đau dữ dội ở bao tử lúc ông ngồi làm việc tại Villa Torlonia. Ông đã không nói gì với tôi để khỏi làm cho tôi âu lo thêm. Nhưng suốt cuộc tranh luận — sau đó ông thú nhận với tôi — ông đã như bị trôi giạt trong một vùng mù sương.

        Ông đã làm gì nếu hoàn toàn khôe mạnh ? Thật ra cũng không có gì hơn. Bởi vì Benito muốn mổ xẻ cái nhọt ung mủ một lần dứt khoát và ông tin chắc rằng trong cuộc thử thách này, ông có nhà vua hậu thuẫn như một đồng minh.

        Và nếu lùi lại 30 kể từ nay, tôi vẫn tin rằng ngay cả nếu ông biết Victor — Emmanuel III bỏ rơi ông, thì không cũng không làm gì chống lại ý của Đại Hội đồng cơ cấu này quả thật chỉ có một vai trò tư vấn, nhưng không vì thế mà ông Duce cố tâm coi thường những quyết định của nó.

        Sau cùng, mãi đến khi viết những dòng nầy tôi mới nghĩ đến, rất có thể là Mussolini tin rằng chẳng còn có thể làm được gì nữa. Đấy không phải là sự tuyệt vọng, mà là sự tin tường chắc chắn, mà nhiều lần nhà tôi đã bày tỏ, tin tưởng rằng cái gì khởi đầu không tốt đẹp thì không thể nào cứu chữa lại được.

        Đến nửa đêm hôm đó, tôi bắt đầu lo âu. Tôi điện thoại cho De Cesare, bí thư của ôngDuce. Ông ta trả lời là phiên họp vẫn còn tiếp tục.

        Tôi gọi lại Điện Palazzo Venezia lúc 1 giờ sáng, lúc 1 giờ 30 và lúc 2 giờ; vẫn chưa chấm dứt. Tôi biết rằng có vô số vấn đề bị mang ra thử thách và tôi không hy vọng thấy ông trở về sau một hay hai giờ nữa, nhưng tôi không thể nào chế ngự nổi lo ngại.

        Những ý tưởng kỳ lạ nhất tràn ngập tri óc tôi —  như vẫn luôn luôn xảy ra trong những trường hợp trầm trọng và tôi đi đến chỗ tiếc nuối những năm khó khăn đầu tiên của cuộc sống vợ chồng của chúng tôi. Nếu như cân nhắc đầy đủ thì những năm ấy chẳng phải là những năm sung sướng nhất hay sao ?

        Trong vẻ tịch mịch của ngôi nhà, như để thông đồng với định mệnh, tôi tự bảo rằng khi cơn ác mộng này chấm dứt, nếu cần phải lôi kéo Benito bằng sức mạnh cũng đành, nhưng nhất định là tôi bắt ông phải từ bỏ chính quyền.

        Tôi cũng còn khám phả ra rằng kẻ khốn cùng, những người bé nhỏ đôi khi còn vui sướng hơn. Có thể là họ không leo cao đến thế, nhưng đồng thời họ cũng không có rơi xuống quá thấp như vầy!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 08:55:20 pm »


        Người ta đã được sanh ra như vậy. Người ta luôn luôn muốn nhiều hơn và rồi người ta sẵn sàng từ bỏ tất cả khi không có điều gì được êm xuôi. Tuy nhiên tôi không thể không cảm thấy cay đắng, vì trong suốt hai mươi năm cầm quyền, những cố gắng, những hy sinh to lớn hơn là những giây phút quang vinh. Và Mussolini đã làm tất cả điều đó cho ai ? Cho một mình ông chăng ? Thật là một chuyện khôi hài đáng buồn ! Ông đã muốn làm cho nước Ý trở thành một đại cường quốc, có sức mạnh, và được kính nể. Và tất cả những điều đó có lẽ sắp bị quét sạch, bằng một cái búng tay bởi một vài kẻ nghĩ đến họ nhiều hơn là nghĩ đến nước Ý. Bởi vì đúng vào lúc ấy, tất nhiên là tôi nghĩ đến định mệnh của nhà tôi, của tất cả chúng tôi, nhưng tôi nghĩ nhiều nhất đến số phận của xử sở vốn sắp lâm vào thế lung lay vì những tham vọng và những cuộc điều đình đổi chác đê tiện. Nhiều người sẽ chểt, nạn nhân của lòng vị kỷ nơi một số người, họ sẽ hy sinh cho điều vô nghĩa. Cũng như những chiếc thập tự giá vô danh hay không rải rác khắp nơi trên thế giới và tại Ý, đánh dấu sự hy sinh của con cái chúng ta, chúng sẽ phục vụ cho cái gì. Tôi sợ rằng cha mẹ họ cũng không còn được cả niềm an ủi là đã mất con cái cho vinh quang của Tồ quốc nữa.

        Vào lúc ba giờ rưỡi sáng, Điện Palazzo Venezia báo cho tôi là ông Duce vừa lên đường trở về Villa Torlonia. Rốt cuộc tôi sắp được biết.

        Chừng bốn giờ sáng thì tôi nghe tiếng động cơ của xe ông. Tôi chạy ra gặp Benito nơi thang lầu.

        Ông đi với Scorza. Trên nét mặt được đánh dấu bằng sự mỏi mệt và sự căng thẳng của những giờ phút vừa qua tôi có thể đọc thấy sự việc đã xảy ra như thế nào, và ngay cả trước khi ông mở miệng, tôi đã la lên :

        «Tôi hy vọng là ông đã cho bắt hết cả bọn chúng rồi chứ ?»

        Scorza nhìn tôi vẻ ngạc nhiên. Nhà tôi hạ thấp giọng trả lời tôi:

        «Chưa. tôi chưa làm, nhưng tôi sẽ làm vào sáng mai.

        — Sáng mai thì đã quá trễ, tôi nói thêm với vẻ tuyệt vọng, Grandi chắc đã đi xa rồi !»

        Ông làm một cử chỉ chán nản, cho Scorza lui và đưa chiếc cặp hồ sơ cầm nơi tay cho tôi.

        Chúng tôi lên lầu vào phòng làm việc của ông và tại đó, ông để rơi mình xuống một chiếc ghế bành.

        Hai tay ôm đầu, ông nhìn tôi thật lâu, lặng lẽ, như muốn lấy tôi làm nhân chửng rằng ông không có mơ ngủ. Thế rồi ông nhắc điện thoại đưa cho tôi và bảo : «Bà vui lòng gọi Bộ tống tham mưu cho tôi. Tôi muốn biết có báo động hay oanh tạc gì không.»

        Phần tôi thì đã biết các biến cổ xảy ra trong đêm, bởi vì trong khi chờ đợi ông, tôi đã gọi điện thoại cho nhiều người tại các thành phố khác nhau và tôi được biết rằng Bologne, Milan và nhiều thành phố khác có bị oanh tạc hoặc báo động.

        Song le tôi cứ điện thoại cho Bộ tổng tham mưu -chờ đợi cùng các tin tức ấy,và tôi đưa máy cho nhà tôi.

        «Tất cả đều yên tĩnh, thưa ông Duce, lúc ấy tôi nghe câu trả lời. Không có gì đáng lưu ý trên toàn diện lãnh thố Quổc Gia».

        Nghe những chữ này, tôi giật ông liên hợp từ trong tay của Benito và thét lớn ;

        «Đồ nói láo ! Toàn diện nước Ý hay gần như thế đều bị báo động ! Bologne đã bị oanh tạc. Tại sao các anh muốn phản ông Duce ngay cả vấn đề này nữa ? và cho đến cùng vậy ? »

        Chinh Benito gác máy.

        «Bà bình tĩnh đi Racheỉe, tất cả những chuyên đó từ nay đều vô ích, ông thì thầm. Không còn gì để làm nữa. Họ muốn thảm họa bằng mọi giả. Tỏi sợ rằng ý chí riêng của tôi cũng không còn giúp ích gì được nữa».

        Lúc đó ông bắt đầu kể cho tôi nghe phiên họp của Đại Hội đồng diễn tiến như thế nào. Tôi cảm thấy ông cần được giải phóng, vì vậy tôi để yên cho ông nói trong hai mươi phút liền mà không ngắt lời, nếu không phải chỉ là có một lần, khi ông nói với tôi rằng Gakeazzo Ciano đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Grandi.

        «Cả nó nữa !» tôi kêu lêu, đau đớn.

        Người ta luôn luôn có cảm giác đã chịu đựng tất cả trong cuộc đời, nhưng dường như là do bởi một khoái cảm tinh quái, định mệnh vẫn luôn luôn giữ lại làm trừ bị một thử thách mới chỉ được tung ra khỏi chiếc hộp ảo thuật đúng vào lúc ta ít chuẩn bị nhất để chịu đựng sự kích xúc. Phiếu bầu của Ciano là một trong các thử thách này.

        Gần 5 giờ sáng, Benito và tôi rời nhau. Câu chúc «ngủ ngon» mà chúng tôi trao đổi với nhau chỉ là một công thức vô nghĩa vì chúng tôi biết rằng không ai có thể tìm được giác ngủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 08:55:47 pm »


        Trước khi đi nằm, tôi nhìn bình minh ló dạng trên khu vườn của Villa Torlonia. Một bình minh có lẽ cũng giống như mọi bình minh khác. Và một khi lên giường nằm, tôi ngạc nhiên, trong sự khám phá, gian phòng của minh làm như tôi mới được nhìn thấy nó lần đầu.

        «Chúng tôi còn ở lại đây bao nhiêu bữa nữa v» tôi tự hỏi trước khi rơi vào một giấc ngủ nặng nề nhưng đầy xao động.

        Khi tôi thức dậy, nhà tôi đã thức trước rồi và đã ăn mặc chỉnh tề. Bác sĩ Pozzi phụ tá của giáo sư Frugoni, đã đến để chích ông thuốc hàng ngày nhưng lần nay Benito không muốn.

        «Hôm nay máu tôi chạy mạnh quá», ông giải thích việc từ chối chích thuốc.

        Thật ra, ông phải gấp ra đi và đến chín giờ ông đã đến văn phòng.

        Lập tức Carlo Scorza gọi điện thoại để trình rằng Cianetti, người đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết Grandi nay xin rút lại quyết định của mình, ông ta còn viết cả một bức thư cho ông Duce để xin tha lỗi và đưa bức thư ấy cho Scorza. ông này đã cho đem đến trình nhà tôi ngay.

        Rồi Benito cho tìm Grandi. Nhưng y trốn biệt. Lúc ấy nhà tôi nghĩ rằng y vì hổ thẹn với thái độ đầu hôm nên không dám đối diện với ông.

        Nhà tôi bèn gọi viên bí thư, De Cesare, và bảo xin một cuộc yết kiến đặc biệt với nhà vua. Điều hết sức ngạc nhiên là câu trả lời đến rất trễ. Mãi về sau tôi mới biết là vụ xin yết kiến này lại một lần nữa làm đảo lộn kế hoạch của bọn mưu phản, vì lẽ, bình thường, ông Duce vẫn được tiếp tại hoàng cung trong ngày thứ hai và thứ năm. Hỏm ấy là chúa nhật và Victor-Emmanuel III lại dang ở tại nhà riêng, Villa Sayoia.

        Trước khi chấp nhận cuộc hẹn gặp, nhà vua phải trao đổi ý kiến với Ambrosio và Acquarone về tất cả công cuộc bố trí bắt và đưa Mussolini đi. Ngoài ra việc này đặt cho hoàng hậu một vấn đề lương tâm nho nhỏ : ông Duce sẽ bị bắt tại nhà riêng của họ : đấy là một khiếm khuyết đối với các quy tắc danh dự. Rõ rệt là nhà tôi đã không biết gì hết về các việc đó.

        Sau cùng câu trả lời của hoàng gia cũng đến : cuộc tiếp kiến với nhà vua được ấn định vào lúc 17 giờ và viên giám đốc nghi lễ xin ông Duce mặc thường phục. Chi tiết sau cùng này làm Benito ngạc nhiên, nhưng các mối ưu tư khác đã làm cho ông quên đi.

        Đến 11 giờ, Albini, Thứ trưởng Nội vụ, bước vào văn phòng của nhà tôi để phúc trình như thường nhật. Nhân tiện cũng cần biết rằng đêm hôm trước Albini đã bỏ phiếu chống lại ông Duce tại Đại Hội đồng. Lẽ ra ông ta có thể đệ đơn từ chức vì không còn đồng ý với chánh sách của Thủ tướng kiêm Tổng Trưởng Nội vụ của mình, vì nhà tôi kiêm nhiệm ghế này và ghế Ngoại giao. Thế mà không một chút ngại ngùng nào, làm như là chẳng có chuyện gì xảy ra, ông ta tiếp tục trình diện với ông Duce.

        Bằng một giọng châm biếm, Benito hỏi liệu ông ta có tin là lá phiếu của mình được sử dụng tốt khi bỏ phiếu lần đầu tiên ở Đại Hội đồng không ? và ông nói thêm :

        «Nhất là khi ông được tham dự vào phiên họp của Đại Hội đồng nhờ các chức vụ mà tôi ban phát cho ông. ông đâu phải là thành viên chính thức của Đại Hội đồng».

        Mặt đó rần vì thẹn, lúc ấy Albini trả lời rằng nếu ông ta có phạm phải lỗi lầm trong sự phán đoán khi bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết Grandi, thi không một ai có thể nghi ngờ lòng trung tín của ông ta đối với ông Duce được.

        Khi kể lại cảnh nầy lức ăn trưa, nhả tôi nói hé ra :

        « Khi y đi ra, mặt y phát lộ rõ rệt là một kẻ phản bội tự tố cáo lấy chính mình».

        Phần tôi thì biết rất rõ Albini là ai. Ngay từ những ngày đầu tiên sau khi được phong làm Thứ trưởng Nội vụ, những lời đồn đãi về các biện pháp bất chính mà y phạm phải lúc còn làm thị trưởng tại Naples đã đến tai tôi. Và Albini biết chắc là tôi có tin tức đầy đủ. Vì thế y xin gặp tôi.

        Ngón tay nhỏ tí mán mê cạp quần, y đã trải qua hàng giờ để lải nhải với tôi các công thức mẫu của hạng công chức cao cấp tốt nghiệp nghề dán gáy sách :

        «Nhưng thưa Ngài, đối với chúng tôi ông Duce là tất cả ! Thưa Ngài ! Tôi sẵn sàng hy sinh tính mạng cho ông !»

        Ý sẵn sàng làm tất cả, y nói với tôi như vậy. Tốt hơn là y nên nói thêm «kể cả việc phản bội Mussolini».

        Như đã đoán trước, cuộc tiếp xúc này đã cho tôi biết rõ và tiếp theo đó tôi đã diễn tả nỗi nghi ngờ của tôi cho Benito về lòng trung thành của Albini. Nhưng một lần nữa, tôi chạm phải một nguyên tắc của ông và chạm phải triết lý mà ông đã quan niệm về bản thể con người:

        «Tôi biết, Rachele. Con người cũng giống như trái táo. Đã có nhiều trải táo ngon thì thế nào cũng có một hay hai quả thúi. Nếu đó là trường hợp của chú nhỏ này, chúng ta hãy hy vọng rằng, các chức vụ mới sẽ làm cho y trở thành một viên bộ trưởng lỗi lạc».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 08:56:18 pm »


        Từ ngày 24 tháng 7, ông Duce dứt khoải biết rõ về y. Liệu ông có phản ứng cách chức, bắt giữ cũng như bao nhiêu kẻ khác không ? Không, ông còn không nghĩ đến cả việc ấy nữa...

        Chừng 11 giờ, tôi nghe điện thoại gọi. Đấy là Guido Buffarini-Guidi, cựu Thứ trưởng Nội vu, người tiền nhiệm của Albini, bằng giọng bí mật, ông ta xin tôi cho tiếp xúc.Tôi hẹn 17 giờ.

        Đến trưa làm như đêm trước không có gì xảy ra, ông Duce tiếp tại Điện Palazzo Venezia viên Đại sứ Nhật tại La mã, Shinrokuro ldaka, với sự hiện diện của Bastianini,Thứ trưởng Ngoại giao —  một trong những kẻ bỏ phiếu chống nhà tôi — vốn dĩ vẫn đến làm việc như thường lệ, không sợ bị bắt bớ gì cả.

        Nhân danh Thủ tướng Nhật, viên Đại sứ hỏi các tin tức về tình hình quân sự tại Âu châu và ông Duce đã vạch ra một cảnh tượng rõ rệt và chính xác của các biến cố. Đặc biệt nhà tôi nhấn mạnh cần chính phủ Nhật can thiệp với Hitler để thuyết phục ông ta thương thuyết với Nga sô.

        « Khi vũ khí không tạo thành một phương tiện đầy đủ nữa để đương đầu với tình hình, cần phải nhờ cậy đến một giải pháp chính trị ».

        Câu nói này, mà sau đó tôi tìm thấy được, có thể nói là câu tuyên bố cuối cùng của Mussolin về chiến tranh trong tư cách là Thủ tưởng chính phủ. Điều này có nghĩa là ông hoàn toàn sáng suốt và ý thức rõ về tình hình.

        Tôi không biết nhà ngoại giao này còn sống hay không. Nếu còn, và vì những kỷ niệm này chắc sẽ được xuất hiện tại Nhật, có thể là ông ta sẽ đọc những dòng này. Lúc đó ông ta sẽ nhớ lại rằng Mussolini không có vẻ gì là một người đang bị tróc nã, đang sống những giờ phút tự do cuối cùng, nhưng ít hơn bao giờ hết ông không hề mất ý thức về thực tại.

        Như thường lệ đến 14 giờ tôi được báo là ông Duce vừa rời Điện Palazzo Venezia. Nửa giờ sau ông vẫn chưa về đến Villa Torlonia. Tôi bắt đầu to lắng.

        Ông trở về nhà lúc 15 giờ, ông đã đến thăm nhiều khu vưc bị oanh tạc tại La mã, cùng với Tướng Galbiati, ông nói với tôi, để thấy tận mắt tầm thiệt hại rộng lớn ! Đối với những người nghèo khổ bị màn trời chiếu đất, ông cho phát tiền cứu trợ. Tất cả những gì mà Galbiati và các cảnh sát viên có trong túi đều được đưa ra hết.

        Như vậy, trong lúc mà ông có thể lo lắng cho vấn đề an ninh của chính mình, ông Duce thích nghiêng mình trước số phận của những người Ý, nạn nhân của kẻ thù,

        Trong thời gian đó, Badoglio cho ngâm lạnh chai sâm banh vì, từ giữa trưa, ông ta đã biết mình sẽ là Thủ Tướng chính phủ và đám đông quần chúng đang nồng nhiệt tiếp đón nhà tôi tại San

        Lorenzo trong cuộc thăm viếng của ông, đâu có ngờ rằng ông chẳng còn là gì nữa cả.

        Benito cũng không ngờ gì hơn. Và như thế trong vài tiếng đồng hồ, nước Ý có đến hai Thủ Tưởng.

        Như tôi đã từng viết; chỉ có tại La mã những chuyện như thế mới xảy ra.

        Liệu tôi có nên nói thêm một câu chuyện bên lề nữa không, số là Victor-Emmanuel III cũng đã đến các khu vực ấy tại San Lorenzo mấy hôm trước và đã nhận được một sự tiếp đón khác hẳn. Và khi tôi nói «khác hẳn», thì lý do độc nhất chính là vì tôi muốn giữ lịch sự.

        Tỏi vẫn không nhớ lại được gì về chương trình buổi sáng hôm ấy. Chỉ một câu nói đã làm tôi bàng hoàng «tôi sẽ đến gặp nhà vua lúc 5 giờ chiều nay», ông nói với tôi. Như bị ong đốt, tôi nhảy nhổm;

        «Đừng đi đến đó, tôi nói với ông. Tôi van ông, đừng đi đến đó ! »

        Khi nói những lời này, chúng tôi đang ngồi vào bàn ăn. Thật ra chúng tôi ngồi vào bàn một cách máy móc. Benito không muốn ăn gì. Ông chỉ nếm một chút cháo.

        «Tôi phải đi đến gặp nhà vua, ông trả lời tôi. Bởi vì chúng ta có một hiệp ước liên kết với nước Đức, và chúng ta phải tôn trọng hiệp ước ấy. Nhà vua cũng đã ký như tôi và chúng tôi phải cùng nhau thảo luận về sự việc nầy. Nếu cần, tôi ở lại cương vị chỉ huy để khỏi làm hư hỏng lời cam kết của chúng ta. Hoặc là tôi sẽ giao lại quyền hành cho ông ấy. Bà biết không, Rachele, ông kết luận, chúng ta đang trải qua những giờ phút khổ nhọc, cũng giống như tại Caporetto, nhưng một lần nữa chúng ta sẽ ra thoát. »

        Ông không nghĩ đến bản thân mình, không nói đến trường hợp cá nhân mình, mà là vấn đề nước Ý. Chính nước Ý là điều mà ông nghĩ đến.

        Trong lúc chúng tôi đang trò chuyện, chuông điện thoại reo vang ba lần : triều đình gọi để xác nhận rằng nhà vua mong ông Duce đến Villa Sa-voia, tư thất của vua, với thường phục chứ không phải quân phục.

        Sự nhấn mạnh này làm cho nỗi lo âu của tôi tăng thêm dữ dội. Càng lúc tôi càng chắc chắn rằng Victor-Emmanuel không muốn đặt vấn đề lương tâm khi bắt giữ vị Tổng tư lệnh Quân lực Ý, người mà nhà vua đã ủy cho tất cả quyền hành vì lý do chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 08:56:57 pm »


        Trong khi Benito ở trong phòng và đang mặc áo quần, tôi đi vào.

        «Tôi phải mặc bộ nào đây ? » Ông hỏi khi thấy tôi đi vào.

        Tôi không buồn trả lời ông. Vặn tréo hai tay, cổ họng như thắt lại vì lo lắng, tôi lại cố gắng, qua những giây phút dài dằng đặc, khuyên ông đừng đi đến chỗ hẹn.

        Tôi bắt đầu nhắc lại với ông điều mà chính ông một hôm đã vừa cười vừa kể cho tôi nghe: Ông vừa nhận được bức thư của một trong các lính canh tòa nhà của hoàng gia khi đi săn bắn tại Castelporziano, đó là nơi hội họp của các kẻ mưu phản, trong bức thơ này, người lính canh khuyên ông đề phòng nhà vua; «ông ta đa nghi và đầy ác ý», anh ta viết. Và sau vài phát biểu thật là rực rỡ về nhà vua. người lính canh này kết luận : «Bệ Hạ sợ rằng ông trở nên quá mạnh vì dân chúng yêu mến ông...»

        Benito đã quên đề phòng. Nhưng tôi thì không, bởi vì tôi còn nhớ một báo cáo mật do một mệnh phụ trong hoàng gia gởi cho tôi ngày 8 tháng 5, nghĩa là hơn 2 tháng trước. Đặc biệt bà chỉ định cho tôi rõ cuộc âm mưu xảy ra ở đâu và vai trò của mỗi người : vai trò của Acquarone, linh hồn của cuộc tạo phản, của Ambrosio, kẻ sẽ phải bắt giữ nhà tôi, của Badoglio v.v...

        Tòi lặp lại một lần nữa, những điều đó với nhà tôi, trong khi ông đang mặc áo quần. Ông im lặng nghe tôi.

        Tôi nói thêm rằng tôi có đủ lý do để tin rằng cả hoàng gia, ngoại trừ hoàng hậu, đều thù nghịch với ông ; đặc biệt là công chúa Marie-Jose, từ khi bà ta gởi cho ông hai lá thư nòng nàn sau khi gặp ông tại Castelporziano, nhân dịp khai sáng Đế quốc Ý. Riêng phần Đông cung Thái tử Umberto, không phải vì ông Duce đã dìm giúp một vụ tai tiếng xấu xa vào năm 1930 mà ông ông ta tử tế hơn đối với ông, trái lại là đằng khác.

        Sau cùng chính nhà vua thì không bao giờ quên được các «xâm phạm» khác nhau vào ưu quyền của ông ta qua những biện pháp mà ông Duce đã làm, mối hiềm thù ấy lại còn được đốt cháy thêm bởi sự kiện là ông ta biết rằng nhà tôi đã ra lệnh nhắm mắt làm ngơ trước những vụ chuyển ngân của ông ta ra ngoại quốc, đúng ngay vào lúc mà nước Ý đang phải chiến đấu tại Ethiopie và tại Genève chống lại Hội Quốc liên.

        Nhưng đối với Benito, các yếu tố này không thể tiêu hủy 20 năm hợp tác chân thành với nhà vua.

        Ông kết luận :

        «Nhà vua càng không thể đứng vào vị trí đối nghịch với tôi được vì hành động như vậy, thì không những ông ta tiêu diệt chính mình mà cả nền quân chủ ở Ý nữa».

        Một khi đã sẵn sàng, ông lấy gói tài liệu trên bàn trong đó có bản văn hiến pháp qui định đặc quyền của Đại Hội đồng và lấy ra bức thư mà Scorza đã trình lên ông hồi sáng, thư của Cianetti. ông giao bức thư đó cho tôi và chính nhờ vậy mà Cianetli đã thoát khỏi tội tử hình trang phiên tòa Verone.

        Hơn 16 giờ 30 thì đến lượt De Cesare đến. Trong tư cách là thư ký đặc biệt của ông Duce, ông ta phải đi theo ông đến Villa Sayoia.

        «Tôi rất sợ rằng tối nay ông không thể trở về nhà được» tôi nói như thế khi chào đón ông ta.

        Nhưng chính ông ta, cũng như nhà tôi, đã cho nỗi lo âu của tôi là quá đáng. Đúng lúc Benito sắp đi, Scorra gọi điện thoại cho ông để nói rằng Thống chế Grazlani sẵn sàng đặt dưới quyền sai khiến của ông trong trường hợp ông cần. Benito trả lời rằng ông sẽ tiếp Graziani sau cuộc tiếp xúc với nhà vua.

        Tôi đưa ra chi tiết này để chứng minh rõ rằng, khi đi đến Villa Sayoia, không bao giờ trong trí nhà tôi lại có ý tưởng là ông nhảy vào miệng sói. Đối với ông, cuộc gặp gỡ này, vì tầm quan trọng của nó sẽ không kết thúc bằng tai họa nào cả.

        Benito trong bộ thường phục xanh bước lên xe trước 17 giờ một chút. Ereole Boratto cầm tay lái. Và mãi khi ông đã đi rồi tôi mới chợt thấy là chúng tôi không nói được với nhau cả một lời tạm biệt...

        Đến 17 giờ, như đã định. Buffarini đến, ông ta vẫn còn choáng váng vì cuộc họp của Đại Hội đồng. Trong khi cho tôi biết quan điểm của ông về những gì xảy ra đêm trước, ông ta đưa cho tôi một tờ giấy đánh máy trên đó, trong khi cuộc tranh luận diễn tiến, nhà tôi vẻ nguệch ngoạc như người ta vẫn làm khi buồn chán.

        Chúng tôi đang nói về Scorza thì chuông điện thoại reo vang.

        Gần như tôi nhảy chồm lên nghe. Đằng kia đầu dây, một giọng nói hổn hển mà tôi chỉ nghe loảng thoáng thì thầm với tôi :

        «Ngay lúc này, chúng vừa bắt ông Duce...» Tôi đứng sửng tại chỗ, như hóa đá, máy điện thoại cầm tay, không nghe cả tiếng người đối thoại đang lặp lại liên hồi : « Pronto ! Pronto ! » (allô ! allô ! )
   
        Buffarini đến gần tôi cầm lấy ống liên hợp và hỏi

        «Ông là ai ? Xin cho tôi rõ ông là ai ?»

        Và giọng người đối thoại, lạc đi vì xúc động, chỉ nói được :

        «Tôi không thể nói thêm gì được. Tôi chỉ biết có thế. Làm nhanh lên ! Báo động cho đám trẻ con ở Riccione biết».

        Rồi cuộc điện đàm bị cắt đứt.

        Không đầy nửa giờ sau khi van nài nhà tôi đừng đi gặp nhà vua vì ông ta sẽ cho bắt ông, tôi vừa được chứng cớ là tôi không nhầm : Mussolini đã là tù nhân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 08:58:07 pm »


22

MƯỜI PHÚT ĐỂ XÓA BỎ HAI MƯƠI NĂM CẦM QUYỀN

        Hôm đó là ngày 25 tháng 7 năm 1943. Tôi phải chờ đợi cho đến ngày 13 tháng 9 mới được biết những chi tiết chính xác do chính nhà tôi kể lại.

        Nhưng hôm ấy, còn lâu tôi mới nghĩ rằng một ngày nào đó tôi lại sẽ được gặp lại ông.

        Liền sau khi nghe điện thoại tôi phải mất mấy phút mới ý thức được chuyện gì xảy ra.

        Vì lẽ tôi đã thường nói trước với Benito về vụ bắt giữ ông nên lẽ ra, hợp lý mà nói, thì chắc tôi không bị sửng sốt khi được biết rằng rốt cuộc rồi chuyện đó cũng đã xảy ra.

        Nhưng không ! Tôi đứng đấy, sững sờ giữa phòng khách nhìn Buffarini, Irma, người gác cổng, mà không trông thấy họ. Một ý tưởng duy nhất trấn áp từng hồi trong tôi : Benito không còn với tôi nữa. Tôi cũng không biết cả chuyện họ đưa ông đi đâu.

        Tại Forli, tại Milan, tôi đã từng biết ông bị bắt giam. Luôn luôn có một người nào đó đến nhà thông báo cho tôi, mang cho tôi một mẩu giấy viết vội vàng. Lần này thì không cùng một qui tắc của trò chơi nữa. Vố nặng giáng từ trên chóp đỉnh xuống, tôi không còn có thể kêu cứu với ai nữa

        Và như một kẻ ngu xuẩn nhất trần đời, vào lúc đó mà tôi chỉ nghĩ đến có một điều : nếu còn sống, ông lấy thuốc đâu mà uống? Người ta có nghĩ đến việc dọn cho ông các thức ăn không có chất béo không ?

        Những giây phút bấn loạn đầu tiên đã được vượt qua, tôi cứ bắt đầu phản ứng. Tôi gọi tổng hành dinh của Dân quân, tòa Đại sứ Đức, Diện Palazzo Venezia và gọi về nhà riêng cho Tướng Galbiati, người vừa rời nhà tôi lúc 15 giờ.

        Nhưng đâu đâu tôi cũng nhận được cùng câu trả lời giống nhau : «Người ta nói dối bà đó, don na Rachele, chẳng có gì xảy ra cả. »

        Gần như tôi cũng tự hỏi liệu đây có phải là một trò đùa tai hại không, khi tôi nghe tiếng động cơ xe.

        Chạy đến cửa sổ, tôi thay nhiều xe cam nhông dừng lại trước cổng và quân phòng vệ nhảy xuống. Lập tức tôi chụp lấy điện thoại, nhưng đàng kia đầu dây, hoàn toàn im lặng, ngay cả người canh cổng cũng không trả lời tôi nữa.

        Nếu tôi còn một chút nghi ngờ nào, thì giờ đây tôi được hiểu rõ hoàn toàn bởi quang cảnh trỏng thấy trước mắt : quân phòng vệ bắt các nhân viên phụ trách an ninh của chúng tôi ra đi. Một vài người trong số đó dường như muốn đi vào nhà, quả thật là họ muốn chào từ biệt tôi, nhưng tôi thấy viên sĩ quan chận đường họ.

        Sau cùng, tất cả mọi người đều ra đi, bỏ lại Villa Torlonia cho hai nhân viên canh gác và một điện thoại viên bị tước hết khí giới. Tôi phó mặc cho một kẻ bị khích động đầu tiên muốn đến xâm hại mạng sống của tôi.

        Đuối sức, tôi bước lê ra vườn và để rơi mình xuống một chiếc ghế dài. Bên cạnh tôi, Ruffarini vốn không rời tôi nửa bước bởi vì tôi là hy vọng duy nhất cuối cùng của ông ta, đang uống hết ly có nhắc này đến ly khác để giữ vững tinh thăn.

        Lúc ấy tôi khám phá ra rằng Lịch sử thưởng chứa dựng các giai đoạn lạ lùng : không đầy một giờ sau khi nhà tôi bị bắt, tôi đã báo động tất cả mọi cơ quan có thể giải phóng Benito bằng cách phản ứng ngay lập tức, Tòa Đại sứ Đức chẳng hạn. Và đâu đâu tin ấy cũng có vẻ kỳ cục lố lăng đến mức chẳng một ai thèm đụng đậy.

         Đột nhiên tôi nhớ lại Vittorio. Nó đã đi bay đêm trước và đang bình thản ngủ trong một ngôi nhà ở cuổi khu vườn của Villa Torlonia. Tôi cho gọi nó đến.

        Nó chạy đến, cặp niắt còn ngái ngủ, huýt sáo một hơi thoải mái :

        «Chuyện gì vậy. Mamma ? Bộ cháy nhà hả ?

        — Chúng đã bắt ba con rồi ! Đi trốn lẹ lên!»

        Vittorio không dám trì hoãn. Nó nhảy vào xe hơi và rời khỏi Villa Torlonia mà không gặp khó khăn nào bằng cách mượn một cánh cổng trổ ra đường Spallanzani mà nó vẫn thường hay đi.

        Một lát sau khi nó ra đi, chuông điện thoại reo chính Romano từ Rìccione gọi về để xin phép tôi cho đi xem chớp bóng. Con dâu tôi Gina — quả phu của Bruno —  đang ở cùng với nó và Anna Maria, đã cấm nó đi vì sợ bị oanh tạc.

        Tôi biết rằng điện thoại của chúng tôi bị kiểm soát vì vậy tôi không thể báo tin cho nó hay được. Mặt khác tôi không muốn làm các con phải thất kinh. Trước các câu trả lời thoái thác của lôi, Romano tin rằng tôi đã không cho phép. Vì thế, cũng như mọi khi, lúc nào tôi từ chối điều gì, nó xin nói chuyện với bố mà theo nó có thể kiếm được tiếng «ừ» cho phép.

        Liệu tôi có thể gào lên rằng ba nó đã bị bắt cầm tù rồi không ? rằng ông đã bị đưa đi rồi không? Tôi không được ở gần con tôi để vỗ về nó. Tâm hồn đau khổ, tôi chọn lựa giải pháp không nói gì cả.

        Sau Romano, đến phiên Vittorio gọi tôi. Nỏ đã gọi nhiều lần để biết tin tức của tôi. Các cuộc điện đám với nó là dây liên lạc duy nhất mà tôi còn lại với bên ngoài. Và về sau, Vittorio thú nhận rằng nó đã tin là cha nó đã bị hành quyết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 08:59:11 pm »

     
        Mãi đến 22 giờ tôi mới có thể tiếp xúc được với Agnesina, người phụ trách an ninh của ông Duce cho đến hôm đó, và với viên Tỉnh trưởng Stracca, người giữ cùng các chức vụ này.

        Tôi không được biết thêm gì nhiều ngoài việc theo lời Agnesina, ông Duce đến Villa Sayoia lúc 17 giờ và bị đặt trong tình trạng bị bắt ngay sau đó ít lâu.

        Xe hơi của ông còn đậu trong sân của tư dinh nhà vua cho đến tối, điều này có nghĩa là Benito vẫn luôn luôn ở trong Villa Sayoia.

        Ít lúc sau khi hai người công chức cao cấp ra đi, tôi nghe bản tin đài phát thanh và lần đầu tiên tôi nghe tuyên cáo Badoglio thay thế Mussolini.

        Đêm ấy, tôi có một người khách : khủng khiếp với ý nghĩ về những gì có thể xảy ra cho mình nếu bị rơi vào tay một kẻ cuồng nhiệt nào đó, Buffarini xin tôi cho đến ở trọ. Chắc chắn là tôi không có kính nể ông này bao nhiêu và sau đó chắc, phải tỏ cho ông ta hay, nhưng vào lúc này, tất cả chúng tôi đều bước lên cùng một con tàu và tôi sẽ quá độc ác nếu đuổi y ra khỏi cửa trong lúc mà y có thể đem lại cho tôi vài an ủi.

        Làm như một cuộc thử thách vào ban ngày chưa đủ, định mệnh lại giáng lên đầu tôi thêm một thử thách khác cũng trong ngày 25 tháng 7 ấy. Vi thần kinh quá bị giao động, Irma phát giác với tôi cuộc dan díu kéo dài từ nhiều năm qua giữa Benito vời Clara Petacci. Ấn bản đặc biệt của các nhật báo khi loan tin ông Duce mất chức, cũng đã bắt đần nói đến vụ này.

        Bà Irma khốn khổ này vốn đã chăm sóc chúng tôi với biết bao nhiêu tình thương mến, lập tức nhận được hậu quả của sự thú nhận : chồng bà ta đã bạt tai bà trước mặt tôi.

        Ngoài đường nhiều nhóm người tập trung trước cổng vườn la lớn «chiến tranh đã chấm dứt» —  họ sẽ bị cụt hứng mau lẹ, những người đáng thương — và căng các biểu ngữ chống Mussolini.

        Một người chống phát xít — ai mà lại không phải là người chống phát xít buổi tối hôm ấy? —  người có lần đã từng bị nhân viên canh cổng cấm không cho thổi kèn cạnh Villa Torlonia, liền trả thù theo kiểu của mình : ông ta ngồi ngay giữa lối ra vào và ráp kèn vào để thổi.

        Mẫi đến hai ngày sau, trong buổi sáng ngày 27 tháng 7, người canh cổng mới báo cho tôi là có người muốn nói chuyện với tôi.

        Đấy là người hầu gải của công chúa Mafalda de Sayoie. Cô ta mang cho tôi một lả thư của chủ nhân cô trong đó, công chúa đảm bảo với tôi rằng ông Duce vẫn còn sống và không bị nguy hiểm gì cả.

        «Xin tạ ơn Trời !» tôi thì thầm trong khi nhắm mắt lại mấy giây đồng hồ để đặt tất cả tim tôi, tất cả linh hồn tôi vào lời tạ ơn ấy.

        Người hàu gái này kề lại với tôi rằng, theo công chúa Mafalda thì một bầu không khí căng thẳng dữ dội đã bao trùm giữa nhà vua và hoàng hậu. Bà này không chấp nhận việc cho bắt ông Duce dưới mái nhà riêng của bà, một cử chỉ mà bà coi như không những chỉ là một sự phản trắc mà còn như là một khiếm khuyết các qui tắc SO' đẳng nhất của lòng hiếu khách.

        Như vào lúc khác thì tôi đã dữ dội đương đầu với cuộc bắt cóc thật sự này, nhưng hôm ấy, dầu cho người ta có kể cho tôi những gì về nhà vua. hoàng hậu hay bất cứ nhân vật nào khác, đối với tôi cũng không quan trọng gì ; quả đất có thể ngừng quay, tôi cũng cóc cần : tôi đã biết rằng Benito vẫn còn sống.

        Trong số những biến cố mà tôi đã sống trong giai đoạn sôi động này, chỉ có vài biến cố là còn sống động trong trí nhớ của tôi, như là chúng vừa mới xây ra hôm qua.

        Chẳng hạn bức thư đầu tiên của nhà tôi, mà một ông Tướng tên Polito nào đó đã mang đến Villa Torlonia cho tôi, với sự hộ tống oai vệ của hai viên sĩ quan cao cấp.

        Khi ông ta đưa bức thư cho tôi, trước hết tôi đọc theo đường chéo nhảy từ hàng thứ nhất xuông hàng thứ nhì, cố « ngốn » nội dung bức thư một mạch.

        « Rachele thân mến, ông viết. Người mang thư sẽ nói với bà chuyện gì đã xảy ra cho tôi. Bà biết tinh trạng sức khỏe của tôi chỉ cho phép ăn được những gì, nhưng đừng gởi cho tôi nhiều thứ quá : chỉ cần vài cái áo quần vì tôi chẳng có cái nào và vài cuốn sách. Tôi không thể nói với bà hiện tôi ở đâu, nhưng tôi có thể bảo đảm với bà rằng tôi được bình an. Hãy giữ bình tĩnh và hôn các con. Benito ».   

        Tướng Polito cung cho tôi đọc một bức thư khác do Thống chế Badogỉio ký tên. Nhưng y lấy lại ngay khi tôi đọc xong.

        Đại cương Badoglio yêu cầu tôi gởi cho nhà tôi áo quần và tiền bạc. Nếu không, y đã cả gan nói rõ, y không thể cho nhà tôi ăn.

        Tỏi phẫn uất :

        « Trong suốt hai mươi năm trời, tôi nói thẳng vào mặt Polito, Mussolini đã từ chối tất cả các tước vị và kể cả lương bổng của ông nữa. Ông đã tặng lại cho Quốc gia tất cả những tặng phẩm mà người Ý cũng như người ngoại quốc biếu ông. Và giờ đây Badoglio, túi đầy bạc triệu kiếm được với chế độ của chồng tôi, lại dám từ chối một mẩu bánh mì cho một tù nhân như Mussolini, việc này làm tôi công phẫn ! »

        Cứ nghe tôi nói thì không ai có thể tưởng tượng được rằng tôi là vợ của một người đang ở trong tay kẻ thù. Nhưng niềm đau đớn và cơn giận dữ đã làm cho hàng rào thận trọng bị đẩy lui. Tôi thấy đã đến lúc đuổi Polilo ra khỏi cửa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 08:59:45 pm »


        Các sĩ quan đi theo y đã biết tánh tôi và một trong hai người, một viên Đại tá kéo tôi ra một khoảng xa để nói với tôi.

        «Thưa bà, bà hoàn toàn có lý. Khốn thay tôi không thể làm được gì nhiều để giúp bà, nhưng bà có thể tin nơi lòng trung thành của tói, Tuy

        nhiên, xin bà hãy giữ bình tĩnh bởi vì những kẻ kia sẵn sàng làm mọi chuyện. »

        Và khi nói mấy chữ sau cùng này, ông ta cho tôi thấy huy hiệu phát xít ghim vào trong ve áo.

        Do đó tôi bình tĩnh trở lại và chuẩn bị một gói vật dụng với vài món quà tặng sinh nhật của ông — hôm đó là ngày 29 tháng 7 — nghĩa là vài chiếc khăn tay, một đôi vớ và một cà vạt.

        Rồi tôi thêm vào đó những gì tôi vẫn quen gởi vào tù cho ông lúc chúng tôi còn ở Forli : một con gà, những trái cà chua thật tươi, trái cây và tagliatell. Tôi cũng nhét một chai dầu ăn bởi vì các bác sĩ cấm ngặt các món nấu bằng bơ, (sau đó tôi được biết rằng chai dầu ăn này chẳng bao giờ đến được với ông) và một cuốn sách của tôi thấy trên bàn đêm với các lời ghi chú bên lề, nhan đề cuốn sách là «cuộc đời của Jésus» tác giả là Ricciotti.

        Đúng lúc Polito cáo lui, tôi không thể kềm giữ không phóng cho y một mũi tên cuối cùng, khi thấy trên chiếc nón những ngôi sao tướng lãnh mới tinh :

        «Tôi xin gởi đến ông lời chúc mừng của tôi, tôi nói với y. Tôi thấy rằng ngày 25 tháng 7 cũng đã phục vụ cho hơn một người đấy chứ».

        Trước cái nhìn thù ghét của y, tôi hiểu rằng không phải mình vừa có một người bạn.

        Tôi bất chấp vì vừa nhớ sực lại cái ông «tướng» sáng chói Polito này là ai. Tôi đã biết y ở Bologne trong thời kỳ nhà tôi còn mạnh thế. Chính y cũng là nhân viên an ninh và là kẻ không bỏ sót cơ hội nào mà không la lối về lòng ngưỡng mộ đối với Mussolini và niềm tin phát xít nóng bỏng khiến y sẵn sàng nhảy vào lửa vì ông Duce.

        Trong khi chờ đợi đến hành động đó, vào thời kỳ này, y cam phận mang dấu hiệu danh dự của kẻ xách va-li của «donna Rachele». Công việc này ít nguy hiểm hơn là chết trong lửa.

        Ngày 2 tháng 8 tôi vĩnh viễn rời khỏi Villa Torlonia. Polito, lại vẫn là y, đến kiếm tôi và đưa tôi về Rocca Delle Caminate, nơi đây theo sự hứa hẹn của y thì tôi sẽ được gặp các con tôi.

        Tôi cố ý soạn vali trước mặt y để chứng tỏ cho y thấy rằng tôi chẳng có mang theo thứ gì quan trọng. Tôi bỏ lại tất cả và chỉ lấy có chiếc hộp đựng huy chương của Benito. Tỏi nghiến chặt răng để khỏi lộ vê xao xuyến nhưng lúc tôi đi nhanh một vòng qua các gian, tôi không thể cầm được mấy giọt nước mắt mà không một ai thấy được.

        Tôi có cảm tưởng là bàn ghế tủ giường đều mang hình dáng của con người và tất cả các đồ vật đang nhìn tôi với vẽ trìu mến như để nói với tôi : «Hãy bình tâm ra đi, chúng tôi sẽ bảo vệ những gì bà giao cho chúng tôi».

        Khi đi qua, tôi vuốt về một chiếc lưng ghế, một chiếc bàn đây đó, và tôi cảm thấy như có hơi ấm dưới tay tôi.

        Trong vài phút tới đây tôi sẽ rời khỏi những gì tôi xây dựng trong 14 năm trời. Ngay cả gia súc đột nhiên cũng im lặng dường như chúng thì thầm với tôi : «Và phần chúng tôi thì rồi sẽ ra sao ?»

        Tôi tự quở trách : «Đừng có buông trôi, ngươi đang còn tự do, nhưng Benito thì đang bị cầm tù».

        Vào khoảng 23 giờ, tôi bước lên xe. Qua cửa kiếng xe mở rộng, tôi siết tay vài người vốn đã giúp việc chúng tôi trong nhiều năm trời. Chúng tôi không nói với nhau một lời nào, nhưng tôi cảm thấy tim chúng tôi đã làm việc ấy.

        Nếu tôi đã nghi ngờ lòng thù hận của Polito, thì chuyến hành trình của tôi có y tháp tùng cho đến Rocca delle Caminate đã gột bỏ nơi tôi tất cả ảo tưởng.

        Đấy là cả một nỗi thống khổ về thể xác cũng như về tinh thần.

        Về phương diện thể xác vì cuộc hành trình mà chúng tôi có thể dễ dàng thực hiện trong vòng 6 hay 7 giờ, nay đã mất đến 12 giờ. Bên cạnh tài xế là một viên Đại Tá, đàng sau, Polito xô dồn vào cạnh tôi. Y đóng cửa xe quây kiếng kín như bưng, làm cho không khí lại ít có thể chịu đựng nổi hơn nữa, vì bị đầu dộc bởi khỏi thuốc lá mà y đốt hết điếu này đến điếu khác.

        Ngay cả khi chúng tôi dừng lại, y cũng nhốt chặt tôi trong xe làm như tôi là kẻ mắc bệnh dịch hạch.

        Khi tôi lưu ý y rằng những đoạn đường mà y bắt tài xế chạy vòng chỉ độc làm cho hao xăng thêm, y phá ra cười thô lỗ và hỗn háo :

        «Bà đừng lo chuyện đó, chúng tôi có khả đủ xăng. Chúng tôi luôn luôn có xăng... cho chúng ta».

        Khả ố cho đến cùng, thêm vào sự ghê tởm về thể xác, sự hiện diện của y gây cho tôi một thứ hành hạ tinh thần qua hình thức nhục mạ.

        Đã hết rồi những tiếng «donna Rachele» thì thầm qua giọng rung rung vì kính nể. Nay y trở giọng thân mật sỗ sàng với tôi, tên tướng lãnh phường tuồng ấy. Lợi dụng hoàn cảnh, y còn không ngần ngại làm cho tôi hiểu rằng số phận của nhà tôi chỉ lệ thuộc vào y và thái độ của tôi sẽ quyết định thái độ của y đối với nhà tôi :

        Y còn dám làm cả việc đặt tay lên đầu gối tôi và muốn đi xa hơn nữa, nhưng trước phản ứng tàn nhẫn của tôi, cử chỉ của y phải dừng nhắc lại. Tôi tin rằng nếu y vượt qua giới hạn đó, tôi sẽ giết y. Tỏi không biết bằng cách nào, nhưng chắc tôi sẽ làm.

        Sau cùng, cho là cẩn thận hơn, y đưa cho tôi một danh thiếp để tôi biết phải kiếm y ở đâu, tin chắc rằng chẳng chóng thì chầy tôi sẽ tìm đến qui dưới chân y.

        Đến 11 giờ sáng thì tôi thấy nóc tháp của Rocca delle Caminate nổi bật lên từ đàng xa. Tôi thở ra một hơi dài khoan khoái ; rốt cuộc tôi sắp được giải phỏng khỏi con người đáng ghê tởm này. Mặc cho tất cả những gì mà tôi phải khổ nhọc chịu đựng, cuộc hành trình này đã đem lại cho tôi một sự hài lòng : tỏ ra kiêu căng tột đỉnh, Polito đã kể lại cho tôi một cách tỉ mỉ các âm mưu của cảnh sát, mà một vài cuộc lẽ ra vẫn còn nằm trong bóng tối nếu như y không tỏ ra quả lắm lời.

        Xe dừng lại, tôi nghe tiếng các con tôi. Đấy là những âm thanh dịu dàng nhất mà tôi được nghe từ chín ngày nay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 09:02:27 pm »


23

CUỘC GIẢl PHÓNG KỲ DIỆU MUSSOLINI DO CHÍNH ÔNG KỂ LẠI

        «Khi xe đưa tôi đến bãi đậu của Villa Sayoia, tôi thấy một chiếc xe hồng thập tự đậu gần công, và một cách ngây thơ, tôi nghĩ rằng trong hoàng gia chắc cố ai đau ốm. «Miễn là không có gì trầm trọng quá», tôi tự nhủ».

        Chỉ có nhà tôi là nghĩ đến một điều như thế trong lúc nhà vua, đứng đợi ông ở ngưỡng cửa, nai nịt trong một bộ quân phục thẳng băng, chuẩn bị diễn cảnh cuối cùng của tấn tuồng âm mưu.

        Hôm ấy là ngày 13 tháng 9 năm 1943, Vào khoảng 14 giờ, lần đầu tiên tôi thấy lại Benito kể từ ngày 25 tháng 7. Ông đến Munich trên một chiếc phi cơ do Hitler đặt dưới quyền xử dựng của ông và khi tôi thấy ông bước xuống phi cơ, vẻ mặt xanh xao và hốc hác tiều tụy, đầu đội chiếc nón vùng Romagne rộng vành và dường như bơi trong chiếc áo choàng đen rộng quá khổ vì ông ốm quá, tôi thấy đau nhói nơi tim.

        «Tôi tưởng không còn gặp bà lại được nữa», ông chỉ nói có thế khi hôn tôi, nhưng những giây phút chúng tôi im lặng nhìn nhau đã nói lên quá nhiều hơn tất thảy những lời bộc lộ.

        Giờ đây, chúng tôi đang ở trong phòng khách sạn Karls Palast, một trong những khách sạn đẹp nhất Munich. Lẽ ra nhà tôi phải tiếp tục đường bay cho đến Rastenburg để gặp Hitler, nhưng thời tiết xấu đến bất ngờ đã bắt ông phải ở lại đêm tại Munich.

        Do đó, tôi lợi dụng thì giờ chuẩn bị cho ông tắm rửa. Vớ của ông thủng nhiều chỗ dính chặt vào chân, áo sơ mi dơ bẩn và sờn rách, chiếc quần đùi thì quá dài và quá rộng, cài bằng một hạt nút đen to tướng đã làm tôi phải thốt ra một tiếng kêu sững sờ.

        « Ai cho ông chiếc quần đó vậy? Tôi hỏi ông.

        — Một thủy thủ trên chiếc Persefone, một chiếc tuần dương hạm mà người ta sử dụng để đưa tôi hết hải cảng này đến hải cảng kia để đảnh lạc hướng truy tầm của người Đức, ông nói. Trong lúc chúng tôi lênh đênh trên biển hướng về đảo Ponza, vài thủy thủ đã đến gần tôi và hỏi tôi cần gì không. Một người cho tôi 400 lires và một người khác cho chiếc quần đùi. Tôi nhận hết vì trong người chẳng có gì. »

        Lúc sắp đi ngủ, Beniio vào phòng tôi.

        « Tôi ngủ với bà, ông nói. Phòng của tôi rộng quá và tôi ngán cô đơn một mình rồi ».

        Tôi không biết trong hai chúng tôi ai là người sung sướng nhất. Nhà tôi lợi dụng thời gian để kể cho tôi nghe tai nạn của ông :

        « Nhà Vua rất hoảng hốt khi tiếp tôi, ông ta nói một cách trúc trắc và không ngừng tỏ vẻ bồn chồn. Ngay khi ông và tôi bước vào văn phòng, ông ta kêu lên :

        «Ông Duce thản mến, không xong rồi. Nước Ý sắp quỵ gối, quân đội hoàn toàn mòn hơi, và binh sĩ không còn muốn chiến đẩu cho ông nữa. Các đơn vị miền núi còn hát cả một bài hát nói lên tình trạng ấy.»

        Và tỏ vẻ khinh thường tính cách trầm trọng của tình hình, Benito kể tiếp, nhà vua bắt đầu hát khe khẽ vài câu của bài hát ăy theo thổ âm vùng Piẻmont. Thế rồi ông ta cắn mỏng tay một cách bổi rối, và nhắc lại phiên họp của Đại Hội đồng;

        «Lúc nay ông là người bị thù ghét nhất nước Ý. Ông chỉ còn có một bằng hữu duy nhất, ông Duce ạ ! Chỉ có một người vẫn còn là bạn của ông : tôi. Vậy thì ông đừng có lo « ngại gì về vấn đề an ninh của ông.Tôi đã quyết «định giao cho Thống chế Badoglio lãnh đạo chính phủ ông ta sẽ thành lập một nhóm « công chức và cai trị đất nước vừa vẫn tiếp «tục chiến tranh.»

        — Và ông đã nói gì với ông ta?

        — Rất ít. Tôi cố gắng giữ bình tĩnh và tỏ ra xứng đáng nhưng vố này thật quá nặng. Tôi chấp nhận rằng người ta không thể cai trị hai mươi năm và tham dự chiến tranh mà lại không chịu đựng đòn phản hồi. Tôi chúc người kế vị tôi được may mắn, nhưng tôi cũng nói thêm :

        «Thưa Bệ hạ, Ngài đang lấy một quyết định rất trầm trọng và có hậu quả nặng nề. Cuộc khủng hoảng mà Ngài sắp gây ra sẽ dẫn dụ dân tộc Ý vào con đường lầm lạc và có thể gây ra thảm họa. Bởi vì, trong tâm trí của dân chúng, nếu Ngài loại bỏ người đã khởi phát chiến tranh, thì điều mong đợi phải là hòa bình. Nếu Ngài lừa dối dân tộc, phản ứng sẽ rất ghê rợn. Tinh thần của quân đội cho thấy điều đó. Ngài nói rằng binh sĩ không muốn chiến dấu cho Mussolini nữa, cũng được đi! Nhưng liệu họ có chấp nhận chiến đấu cho Ngài không ? Thưa Bệ hạ, tôi kết luận, cuộc khủng hoảng mà Ngài mở màn thật ra, sẽ chỉ là một chiến thắng của Churchill và Staline mà thôi.»

        Nhà tôi nói thêm :

        «Tất cả chỉ kéo dài không đầy 20 phút và rồi chúng tôi đi ra cửa, và khi đi qua phòng đợi nhà vua nói với tôi bằng giọng xã giao : «Hôm nay trời nóng. — Vâng, không khí nặng nề hơn thường lệ», tôi trả lời. Tại ngưỡng cửa ông ta bắt giới thiệu De Cesare mà ông ta mới thấy lần đầu — và cũng là lần cuối — rồi lúc siết tay tôi, Victor Emmanuel III hỏi tôi: «Bây giờ ông muốn đến đâu, ông Duce ?— Tôi chỉ có một ngôi nhà, thưa Bệ hạ, đó là Bocca delle Camiuate và chính là nơi mà tôi muốn lui về.»
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM