Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:19:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ mặt thật Nhà độc tài phát xít Mussolini  (Đọc 14291 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2019, 12:06:22 pm »


        Y chỉ có viết cho ông Duce một bức thư trong đó y yêu cầu ông hoãn lại biện pháp giam cầm vì gia đình y đang ở trong tình trạng cần y

        Và Mussolini đã quyết định ra sao? Ông đã phóng thích Walter Audisio và còn cho phép y làm việc trong một hợp tác xã nông nghiệp phát xít. Thời đó tiền bạc của phát xít thật không có mùi!

        Người ta đồn là người Do Thái bị ngược đãi vì chủng tộc tại Ý. Nhưng trước khi nói đến điều đó, tôi muốn mọi người hãy nghĩ đến sổ phận những người da đen và da đỏ tại Hoa Kỳ và hãy chú tâm đến đời sống của người Do Thái tại Nga sô đã ! sau đó hãy chỉ trích thái độ của Mussolini.

        Tôi không muốn nói rằng không có điều gì được qui định trên các văn kiện nhằm chống Do Thái trong thời kỳ chể độ phát xít. Nhưng đã có một khoảng cách thật lớn giữa những lời đồn đại và những gì đã thật sự xảy ra.

        Cỏ một điều chắc chắn : không bao giờ Benito Mussolini hiềm thù người Do Thái cả. ông đã chống lại chủ nghĩa Do Thái tự trị quốc tế cũng như tại Ý bởi vì ông cho rằng nó có thể tạo ra các vấn đề về sự thành tín bên trong một Quốc gia. Tôi xin giải thích : một người Ý Do thái không thể nào thuần túy là một người Ý, về phương diện nhân danh một cán bộ đời cho Do thái tự trị, người ấy có thể toan tính đem tiền bạc cho phong trào Do thái tự trị, những số tiền rút ra từ nền kinh tế Ý. Mặt khác, nếu một ngày nào đó người này phải xác định thái độ, nghĩa là phải chọn lựa, không chắc người ấy sẽ không chọn lựa tổ chức đời Tự trị cho Do thái. Nắm giữ các chức vụ quan trọng trong lòng xứ sở chánh gốc của mình, không có gì cho phép xác định rằng người ấy không làm thiệt hại cho nước Ý.

        Chính trong ý nghĩa này mà thái độ của ông Duce đối với phong trào Do thái Tự trị có tính cách phòng vệ hơn là có tính cách gây hấn thật sự.

        Nhưng riêng đối với người Do thái, gốc Ý cũng như là ngoại quốc, tôi có thế cung cấp thêm vài ví dụ về trạng thái tinh thần của nhà tôi.

        Trước hết, tôi phải nói là năm 1940, những người Do thái gốc Ý không đặt thành vấn đề nào theo nghĩa đen của danh từ, vì họ chỉ có chừng 50 ngàn, nếu tôi nhớ đúng.

        Xong rồi, bây giờ trở lại với các ví dụ : ví dụ đầu tiên đến trong trí tôi liên quan đến ông nha sĩ của nhà tôi. Ông ta tên Piperno và theo Do thái giáo. Ông Duce lại có thể giao cho một người khác đạo chăm sóc hàm răng của mình, ông không hề để ý đến điều ấy. Mặt khác các con tôi đã có nhiều bạn bè người Do thái, cửa nhà chúng tôi không bao giờ đóng lại với bạn các con tôi và theo chỗ tôi biết thì chúng chẳng bao giờ nghĩ mình là Do thái một khi đến nhà tôi chơi.

        Một ví dụ khác có tính cách riêng tư hơn, vì hai trong số những phụ nữ bị nhà tôi chinh phục là Do thái : Angelica Balabanoff mà một vài người đã nói là mẹ thật của Edda, con gái tôi, đây là điều vẫn làm chúng tôi thích thú bởi vì hơn ai hết, tôi biết nó có phải là con tôi hay không, Margheritta Sarfatti cũng là Do thái...

        Trong số những người sáng lập phong trào phát xít có những người Do thái, trong Quốc hội dưới thời đại Mussolini cũng vậy. Aldo Finzi, một trong các thành phần của nội các đầu tiên của ông, là Do thái cũng như Guido Jung là Tổng trưởng Tài chánh của nhà tôi trong một thời gian rất lâu.

        Trái lại, sau 1938, trong lúc ông Duce chẳng làm gì để chống Do thái thì có nhiều người chống phát xít, chính yếu lại là Do thải. Chắc họ không nói rằng họ chỉ phản ứng lại thôi chứ ? Ai là kẻ bắt đầu các hành động thù nghịch ? Trong lúc mà Mussolini là một trong những người đầu tiên, và có lẽ là người duy nhất trong một vài cơ hội nào đó, đã trách cứ chính sách kỳ thị chúng tộc của Hitler. Chức quyền tôn giáo và chính trị nào đã làm như thế vào năm 1933, ngay khi Hitler mới lên cầm quyền ? Chính đích thân Mussolini : ông đã giao cho Đại sứ Ý tại Bá linh trình bày cho vị Tân Tể Tướng rõ thái độ của ông đối với những người Đức Do thái. Và điều nầy đã xảy ra không đầy hai tháng sau khi Hitler lên cầm quyền ! Nhiều văn kiện liên quan đến vấn đề này chắc phải còn vì hành động đó đã được thực hiện một cách hết sức chính thức. Vậy thì, chỉ cần người ta lục ra xem !

        Vào tháng 6 năm 1934, khi nhà tôi gặp Hitler tại Venise, ông khăng khăng nói rõ rằng với Hitler rằng ông chống lại mọi hình thức ngược đãi chúng tộc. Và ngay cả nếu không bao giờ ông Fuhrer ý thức được, phần ông thì luôn luôn cố gắng cái thiện tình thế của những người Đức Do thái. Đôi khi nhà tôi không ngần ngại hậu thuẫn cho nhiều số lượng quan trọng người Đức Do thải rời khỏi Đứe quốc xã, với nước Ý là giai đoạn đầu tiên của con đường đi tìm tự do.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2019, 12:06:45 pm »


        Tôi thừa nhận điều này : nhiều biện pháp chống Do thải đã được chính quyền phát xít tại La mã ban hành trong năm 1938. Chẳng hạn cấm trẻ con ngoại quốc gốc Do thái đi học tại các trường Ý; tôi nói rõ là người Do thái ngoại quốc chớ không phải là người Ý Do thái !

        Vào tháng 9 năm ấy, một sắc lệnh được ban hành cấm người ngoại quốc Do thái cư trú trên đất Ý, tại Lybie hay trong xứ Dodecanese.

        Tại sao lại có hai biện pháp này ? Tại vì Hitler muốn trả thù những người Do thái đã trốn thoát chế độ Quốc Xã. Nhưng người Ý có gởi trả những người Do thái nầy trở về Đức, nghĩa là về chỗ chết chắc chắn không ? Không bao giờ. Tôi có thể nói hơn là nhà tôi đã thông báo cho các con ở nhà biết sự sắp xảy ra các quyết định ấy để chúng báo động cho bạn bè gốc Do thái của chúng.

        Chính như thế mà số đông người Do thái đã rời khỏi Ý. Một trong những người bạn của Vittorio ngày nay sống ở Úc. Việc rời bỏ xứ sở để di cư đi nơi khác bao giờ cũng khó nhọc, tôi thừa nhận điều đó. Nhưng thế chẳng hơn là trại tập trung, là cái chết hay sao ? Tỷ như trường hợp tại Đức, Ba lan, tại Pháp, tại Hòa lan, khắp nơi.

        Nhân kể đến nước Pháp, có một điểm lịch sử mà ít người biết : bằng mệnh lệnh viết, ông Duce đã chỉ thị cho các chức quyền chiếm đóng Ý tại Pháp đừng thông báo cho người Đức các tin tức về người Do thái cư trú trong khu vực do Ý kiểm soát mặc dầu người Đức yêu cầu.

        Đi xa hơn nữa, ông đã ra lệnh cho các nhà chức trách này để cho không những người Ý Do thái  muốn trốn khỏi nước Pháp đang bị Đức xâm chiếm, mà còn cả người Do thái Pháp và Do thái ngoại quốc được tự do đi vào và di chuyển trong khu vực mà họ kiểm soát. Nếu hiểt rằng những người Do thái Pháp và ngoại quốc ấy không hề lệ thuộc vào guồng máy hành chánh của Ý tại đó.

        Chính tôi đã thấy trong thời kỳ đó một bức thư của tòa Thị trường Nice, do một ông tên M. Goirand hay Goiran gì đó — tôi không còn nhớ cách viết ra sao — báo cáo nhận được các chỉ thị và nói rằng những hành động cần thiết đã được thực hiện.

        Tôi có thể nói thêm rằng các biện pháp như vậy không làm cho chính quyền Vichy thích, và ngay chính Layal đã phản đối, cho rằng nhà chức trách Ý có quyền chăm sóc đến những người Ý Do Thái, nhưng không có quyền gì đối với những người Do Thái khác.

        Cũng về vấn đề này, chắc các tài liệu văn khố hãy còn. Tại sao không đưa chúng ra ánh sáng ? Tôi biết rằng điều đó không bạch hóa cho Mussolini được nhưng ít ra sự thật cũng được tôn trọng!

        Và nếu tôi muốn ba hoa như một bà già, tôi sẽ đưa ra một giả thuyết : chúng ta hãy chấp nhận rằng một ngày nào đó lịch sử sẽ phán xét rằng chủ nghĩa phát xít không có gì là giống chủ nghĩa Quốc xã và tỉnh cảnh cực đoan của chủ nghĩa này, rằng đấy cũng chỉ là một chủ nghĩa chính trị và xã hội như các chủ nghĩa khác và nó đã gột sạch các tội ác mà người ta gán cho nó. Thì những kẻ thường là lên «chủ nghĩa phát xít sẽ không bao giờ trở lại», những kẻ ấy sẽ làm gì ? Lúc ấy họ sẽ dùng loại ngôn ngữ nào?

        Nhưng hãy trở lại với vấn đề của chúng ta. Mussolini đã làm gì đối với những người Ý Do Thái ?

        Qnả thật ông đã có ban hành các biện pháp chống lại họ thật, kể từ ngày ký kết « Minh Ước Thép » Tuy nhiên, cũng như trong trường hợp người Do Thái ngoại quốc, các biện pháp này không hề có tầm vóc rộng lớn và trầm trọng như các biện pháp do các chế độ khác áp dụng.

        Gần như chúng vẫn luôn luôn còn giữ tính cách là các quyết định « kiều Ý » hiểu theo nghĩa có những đạo luật, những nhật báo như tờ Teverc hay tờ Difesa dellaRazza đã được viết với giọng điệu hết sức dữ dội, nhưng sự áp dụng cự thể thì lại rất hiếm hoi.

        Về phương diện chính thức, người Ý Do Thái bị cấm không được kết hôn với người Ý có đức tin khác, không được thủ đắc hay điều khiển các doanh nghiệp dùng hơn 100 công nhân, không được làm chủ hơn 50 mẫu tây đất và không được phục vụ trong quân đội. Tất cả chỉ có thế. Các biện pháp này chỉ bắt đầu có hiệu lực — và còn vấn đề làm thế nào để áp dụng chúng — từ năm 1938 như tôi đã nói. Để cho quí vị một ví dụ có tính cách gia đình về mức độ cứng rắn của sự tôn trọng các biện pháp trên, tôi chi cần nói rằng vào tháng 4 năm 1938 Vittorio đã tham dự một cuộc đua xe hơi Mille Miglia với, một tay đua phụ, là người Ý Do Thái vốn không hề giấu giếm nguồn gốc của mình. Nếu như anh ta muốn dấu cũng không được vì cái tên của anh ta đã nói nhiều.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2019, 12:07:35 pm »


        Hơn thế nữa : chính bản thân tôi, vợ ông Duce là nguyên nhân của một biến cố có thể cho một ý niệm về quan điểm của Mussolini về chủ trương tôn chủng.

        Đấy là vào tháng 7 năm 1942. Dấu hiệu bại trận còn chưa ló dạng ở chân trời, điều này có nghĩa là tôi không hành động trong mục đích mị chúng bởi vì phong trào phát xít còn rất mạnh. Lúc ấy ông Duce đang ở Bắc Phi và tôi thì cùng với gia đình đến Riccione nghĩ hè.

        Hôm trước ngày xảy ra biến cố này, một trong những thư ký đầu tiên của đảng phát xít nhưng không còn giữ chức vụ chính thức nữa, là ông Farinacci, đã tổ chức một buổi hội thảo tại Milan. Trong buổi hội thảo, ông ta đã tỏ ra hung dữ hơn, cực đoan hơn thường lệ, điều này nói lên rất nhiều.

        Lật tờ Popolo d’Italia xem, tôi tức giận khám phá ra rằng tờ báo đã dành một chỗ quan trọng cho buổi hội thảo này. Thật điên rồ vì ai cũng biết rằng tờ báo này là của nhà tôi và một chỗ quan trọng như vậy dành cho các lời tuyên bố của Farinacci có nghĩa là Mussolini đã tán thành các lời lẽ ấy. Thật ra, đâu có phải như vậy.

        Tôi nhắc điện thoại, đích thân gọi viên chủ bút hay một người khác có trách nhiệm của tờ Popolo d’Italia, và tôi có thể xác nhận với quí vị là họ đã nghe lời tôi. Người mà tôi nói chuyện đã ghi nhận thay cho thượng cấp của mình.

        Tại sao tôi lại hành động như thế ? Bởi vì tôi cho rằng tờ báo của ông Duce không thể hoan hô cho các lời kêu gọi bạo động lẫn hậu thuẫn cho bất cứ một chủ trương cực đoan nào trên các cột báo.

        Tôi không nghĩ rằng có thể tìm được nhiều ví dụ về các sự can thiệp của vợ nhà lãnh đạo chính phủ như thế và nếu là vợ của nhà độc tài thì lại càng ít hơn. Tôi đã không ngăn ngại phản ứng dữ dội bởi vì tôi biết rằng nhà tôi cũng sẽ làm tương tự như thế.

        Những kẻ thầy đời — những kẻ chỉ xuất hiện sau khi sự thể đã xảy ra — nói rằng một ít biện pháp chống Do thái tại Ý, cũng khá đủ để lôi cuốn các quốc gia gọi là dân chủ sỉ nhục Mussolini rồi. Dầu cho tôi có đồng ý hay không điều này cũng chẳng làm thay đổi được gì và, tôi nhắc lại, điều tôi viết ở đây không phải là những lời biện hộ. Tôi cố gắng đem lại giá trị đúng đắn cho các sự việc và giải thích lý do tại sao và cách thể hiện như thế nào của các biến cố. Thế thôi.

        Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ đến tất cả những sự ngược đãi chúng tộc đã được các đảng viên quốc xã thực hiện ở tại Đức cũng như ở tại các nước bị chiếm đóng, là đủ hiểu rằng, việc Mussolini, đồng minh chính yếu của Hitler, không chịu liên đới với ông ta trên bình diện nầy, không phải là chuyện tầm thường.

        Và nếu những người Do Thái đọc ngững dòng này, họ sẽ hiểu ông Duce là một sự che chở hữu hiệu cho họ đến mức nào, chừng nào ông còn ở lại cầm quyền. Từ năm 1943, sau khi ông bị nhà vua và bè lũ Badoglio loại trừ, và cbo đến năm 1945, nghĩa là cho đến khi chiến tranh chấm dứt, người Đức đã cho mang ra áp dụng tại Ý các kế hoạch chống Do Thái mà họ đã cho áp dụng tại các nơi khác : Ngay cả lúc ấy, dầu không còn đủ thế lực để chống lại tất cả các hành động này, nhà tôi cũng thành công trong việc cứu được nhiều người Do Thái.

        Để chấm dứt chương nói về chính sách tôn chủng của Mussolini này, tôi muốn minh xác hai điểm trong đó có một điểm ít được toàn thế giới biết đến.

        Cho đến nay chưa ai tiết lộ rằng suýt nữa Mussolini đã sáng lập ra được Quốc Gia Do Thái sau khi chinh phục được Ethiopie. Nhiều lần ông đã bí mật gặp gỡ Chaim Weizmann1, người sau đó trở thành Tổng Thống đầu tiên của Quốc Gia Do Thái. Các cuộc thảo luận đã đạt tới kết quả và đã chuyển qua giai đoạn thực hiện các điểm cụ thể —  Weizmann và nhà tôi đều đồng ý — thì đụng phải một vấn đề tài chánh. Người. Do Thái Mỹ từ chối không chịu tài trợ cho một công cuộc như vậy. Tại sao? Chắc chỉ có trời và những nhà tư bản Mỹ mới biết được !

       Ngoài ra, chắc cũng không có ai biết được rằng một trung tâm huấn luyện cho người Do Thái đã được tổ chức gần La mã theo lệnh của nhà tôi. Đấy là nơi đảo tạo trong số những người sau này sẽ trở thành cán bộ của các tổ chức khủng bố Do thái chống lại cuộc chiếm đóng của người Anh tại Palestine. Các lãnh tụ của lực lượng Irgoun được huấn luyện bởi các huấn luyện viên của Mussolini. Bộ điều đó không giúp đỡ họ về sau hay sao ?

-----------------
        1. Đọc « Bức Tường Thành Do Thái » và Tủ sách Trung Đông của nhà xuất bản Sông Kiên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2019, 12:08:42 pm »


        Mặt khác tại Do thái há chẳng phải đã có một Đô đốc hải quân từng là sĩ quan cao cấp dưới chế độ Mussolini đó sao ? ông ta có bị hành hạ là vì Do thái không ?

        Tất nhiên người ta có thể nói rằng Mussolini làm tất cả những việc ấy là để chống lại người Anh! Đồng ý, nhưng ông ta cũng có thể hoàn toàn quay sang phía người Ả Rập lắm chứ !

        Tôi tin rằng ông hành động như thế không những chỉ bởi vì chiến thuật, mà còn bởi vì sự tôn trọng các dân tộc, cũng như ông đã ra lệnh hành động cho quân lực Ý tại Ukraine, tại Hy lạp và khắp nơi trên các mặt trận chiến tranh của Ý.

        Điểm thứ hai mà tôi muốn làm nổi bật là thái độ của vua Victor-Emmanuel III và các giới chức có trách nhiệm chính của Ý trong suốt thời gian này.

        Bởi vì họ cho rằng không đồng ý với Mussolini về chính sách tôn chủng, thế thi tại sao nhà vua lại không từ chối phó thự các biện pháp pháp lý được ban hành để chống lại người Ý Do thái ? Tất cả các sắc luật và đạo luật đều phải được nhà vua phó thự mới có thể có hiệu lực được ! Nếu ông ta cho rằng các văn kiện này trái lương tâm hay ít ra là trái với lương lâm của ông ta, thì tại sao ông ta lại chấp thuận, ký tên mình. Ông rất có thể nói với nhà tôi : «Ông Duce thân mến ạ, tôi không đồng ý với những điều này, tôi không ký !»

        Theo chỗ tôi biết thì mỗi tuần hai lần Mussolini đâu có đến trình diện tại Điện Quirinal bằng cách súng lục cầm tay bắt nhà vùa ký tên ! Vậy thì nhà vua sợ gì ? Sợ bị truất phế ư ? Có lẽ ! Nhưng như thế liệu nhà tôi không bị trách nhiệm hay sao?

        Và ngay cả sau khi có chữ ký của nhà vua, các Tổng Bộ trưởng là những người có trách nhiệm thi hành các quyết định này. Tại sao không có một ai trong số bọn họ từ chức vì bất đồng quan điểm với Mussolini ? Tại sao Hạ viện lại chấp thuận tất cả các bản văn ấy ?

        Tôi rất muốn tin rằng Mussolini có những tay chân riêng của ông, nhưng chính những kẻ nay lại là những kẻ phản đổi ông kịch liệt nhất! Những kẻ luôn luôn nói Amen với Mussolini, kể cả nhà vua nữa, chừng nào mà điều đó có thể dàn xếp họ.

        Tôi còn quên một điều khác mà theo đó, tôi cho là chẳng có gì là bất minh : các trại tận diệt của Đức quốc xã1.

        Với tất cả tâm hồn và lương tri, tôi có thể xác định rằng nhà tôi vẫn luôn luôn không rõ là đã có các trại như thế. Ông chỉ biết là tại Đức có các trại tập trung, nơi mà kể từ tháng 9 năm 1943 nghĩa là sau cuộc đình chiến do chính quyền Badoglio ký kết với Đồng minh, nhiều người Ý cũng đã bị giam giữ, họ là những người qua Đức làm việc và trở thành tù nhân vì lý do là chính quyền của họ lúc đó đã trở thành kẻ thù của Đức quốc xã. Tôi phải mở một dấu ngoặc để nói rằng Badoglio đã bỏ rơi sáu trăm ngàn người Ý đang ở rải rác trên các lãnh thổ do Đức kiểm soát. Chính nhà tôi đã nỗ lực đưa những người Ý này về trong thời kỳ Chính phủ cộng hoà xã hội Ý.

        Chỉ mãi đến sau khi một vài tù nhân này trở về Ý năm 1944, các tin đồn về sự hiện hữu của một vài trại tập trung loại có vẻ đạc biệt ấy, mới đến tai nhà tôi. Nhưng nhà tôi không bao giờ có được lấy một tí bằng chứng hay một chút chỉ dẫn chính xác nào.

        Trên đây tôi có nói rằng nhà tôi kính trọng các dân tộc. Tôi cũng có thể nói rằng ông cũng kính trọng các con người. Ngay cả những kẻ thù hay những người có quan điểm trái ngược với ông. Nitti, Pietro Nennỉ, Bruno Buozzi (lãnh tụ nghiệp đoàn cộng sản Ý), gia đình Matteolti v. v... Tất cả những người ấy đều biết rõ, những người đã ra đi tỵ nạn tại nước ngoài hay những người có thể chịu đựng được cuộc sống nhờ sự giúp đỡ kín đáo của Mussolini, như trường hợp con cái của Matteotti.

        Bắt giữ các đối thủ, ngay cả những người đã chạy qua Pháp là một việc dễ dàng đối với Mussolini, bởi vì chủ nhân nước Pháíp năm 1940 là Đức, đồng minh của Ý. Trái lại, khi người Đức bắt Pietro Nenni và giải giao cho nhà cầm quyền Ý, nhà tôi hẳn là có thể dành cho y một số phận khổ nhọc hơn là chế độ quản thúc tại gia tại Ponza. Tất nhiên đó không phải là tự do, nhưng đó cũng không phải là trại tập trung lại cũng không phải là cái chết hãi hùng như số phận của nhà tôi.

        Chính vì thấy sau cùng nhà tôi bị ám sát như thế nào mà tôi tự nhủ rằng tất cả những đức tánh nhân bản cao đẹp ấy thật ra đều sai lầm cả : một nhà độc tài thật sự, như Staline, giết hết tất cả những kẻ thù của ông ta.

        Những kẻ đã giết Mussólini tháng 4 năm 1945 biết rõ điều họ làm lắm chứ !

------------------
        1. Đọc: «Các tên ác quỷ của y khoa dưới thời Đệ nhị Thế chiến» và Bộ sách Hitler của nhà xuất bản SÔNG KIÊN.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2019, 12:10:09 pm »

         
20

KỶ NGUYÊN CỦA CÁC ÂM MƯU

        Trước khi đi vào chi tiết, tôi nghĩ rằng nên biết âm mưu chống lại Mussolini đã được chuẩn bị và diễn tiến trong một không khí như thế nào.

        Trước hết, về chính ông Duce. Tình trạng tâm lý và sức khỏe của ông năm 1943 ra sao?

        Về phương diện tâm lý, ông rất sáng suốt, thực tế, ý thức rõ rằng được trách nhiệm của mình, ông làm chủ lấy cá nhân mình.

        Về phương diện sức khỏe, tình trạng không được sáng sủa lắm. Bệnh loét bao tử bắt nguồn từ thần kinh đã từng làm ông đau khổ, nhất là vào năm 1925 khi tôi còn ở Milan và ông thì ở La mã, nay lại là nguồn gốc của những cơn đau đớn dữ dội.

        Đôi khi cơn bệnh gia tăng đến mức không chịu đựng nổi, khi ở nhà, khiến ông phải nằm lăn dưới đất để cố làm dịu các cơn đau.

        Phần nhiều ông ngồi bên mé ghế bành, ngửa người ra sau, co đầu gối lên tận cằm, tay bỏ chặt lấy. Ông đoan xác với tôi rằng kiểu ngồi lạ lùng ấy làm ông dễ chịu.

        Khi từ mặt trận miền Bắc Phi châu trở về, ngay từ 22 tháng 7 năm 1942, các cơn đau trở nên dữ dội hơn thường lệ và đối với một người chỉ bị ho hai lần trong một năm, một giữa mùa đông và mùa xuân và một giữa mùa hè và mùa thu, thì sự thử thách này quả thật là rất khổ nhọc.

        Trước hết tôi thử chăm sóc ông bằng cách loại bỏ tất cả chất béo trong các bữa ăn, theo đúng các lời chỉ dẫn của giáo sư Bastianelli, y sĩ điều trị của ông. Nhưng tôi phải mau lẹ mời thêm nhiều bác sĩ khác trong đó có giáo sư Castellani, Frugoni, Cesabianchi.

        Lập tức có cả một đoàn ghê gớm toàn bác sĩ cự phách và tất cả mọi cách định bệnh có thể tưởng tượng được đều được thực hiện : lở loét, ung thư, a-míp, chứng viêm gốc thần kinh, và còn biết bao nhiêu nữa !

        Vẫn về phương diện thể chất trong năm 1943, nhà tôi phải chịu đựng rất khổ nhọc cái tin tức bi thảm từ khắp các mặt trận báo cảo về cho ông.

        Về mặt trận quân sự, chưa hẳn là sự tan rã hoàn toàn, nhưng đã có dấu hiệu cho thấy tình trạng ấy sắp xảy ra. Tại Phi châu mọi hy vọng tái lập tình trạng cũ mà nhà tôi từng ôm ấp đã tan theo khói lửa của các chiến thuyền bị phá hoại, của các cuộc tấn công Anh - Mỹ và trong sự mù tịt của các bộ Tham mưu Ý cũng như Đức vốn cũng ngoan cố trong việc tham chiếm theo ý mình.

        Bắc Phi thất thủ tháng 5 năm 1943, và phòng tuyến của khối Trục co lại như một miếng da lừa. Kể từ tháng 4, báo cáo của các cơ quan tinh báo Ý đã cho biết về một cuộc đổ bộ cấp bách của Đồng minh tại Sicile, và nhà tôi chỉ có thể chinh đốn lại tình hình quân sự với hậu thuẫn của người Đức là thế lực duy nhất có thể cung cấp cho ông vật liệu chiến tranh hầu đối địch lại quân Anh - Mỹ  khi họ đặt chân lên đất Ý.

        Nhưng một mặt, chính Hitler cũng phải đương đầu với những vấn đề trầm trọng tại Nga sô, mặt khác Bộ Tham Mưu Đức lại nghi ngờ Bộ Tống Tư lệnh tối cao Ý và guồng máy hành chánh của chúng tôi cho nên đã không muốn mạo hiềm chôn chặt các đơn vị của họ tại Ý, mà không hoàn toàn mất hẳn quyền kiềm soát xứ này. Điều mà ông Fuhrer không thể làm vì lòng tin nơi Mussolini và sự kính trọng của ông ta đối với nhà tôi. Về phần nhà tôi thì không bao giờ ông chấp nhận một chuyện như thế.

        Vậy cho nên đó là một hiện trạng đã giúp ích rất nhiều cho quân Anh - Mỹ cũng như những kẻ phản bội. Ngoài ra, phần đông các lãnh tụ phát xít cũng muốn chiến đấu hoặc chấm dứt cuộc chiến này, nhưng đã không dừng lại tại đó.

        Chiến đấu ư: tốt lắm! Nhưng tinh thần chiến đấu đâu ? Tách khỏi Đức, và chấm dứt chiến tranh ư: đẩy là một giải pháp mà ông Duce đã nghĩ đến trong những tháng vừa qua nhưng, cũng như vào năm 1940, bóng ma của cuộc chiếm đóng giản dị nước Ý, bởi đoàn quân của Thống chế Kesselring vẫn còn đó.

        Chính nỗi sợ hãi bắt dân tộc Ý phải chịu đau khổ hơn nói ở đây của con người nơi Mussolini đã khiến cho một số người cho rằng Mussolini, Ông Duce, là một kẻ hèn yếu và kém quả quyết.

        Và trước thảm họa đến gần, thì bao giờ ý chí cũng yếu đi, những đam mê nổi dậy và những người có trách nhiệm ngày càng mất đi ý thức trách nhiệm của họ.

        Ngày 25 tháng 2 năm 1943, chúng tôi trở về La mã. Trước các tin tức ngày càng nguy cấp, ông Duce không muốn ở lại Romagne lâu hơn nữa vì tình trạng sức khỏe bó buộc ông.

        Tôi thấy ông kể từ ngày ấy ngồi nói điện thoại hàng giờ, ngày cũng như đêm, chỉ huy công cuộc cứu cấp dân chúng tại Milan, Turin hay Naples, nạn nhân của các cuộc dội bom, Các việc ấy cộng thêm với các trách nhiệm về mặt quân sự của ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2019, 12:12:36 pm »


        Ông chỉ ngừng lại khi biết chắc rằng tất cả các sự sắp xếp đã được tổ chức để cho những kẻ không nhà có chỗ ẩn trú.

        Về phần tôi, thì lo gói ghém áo quần và thực phẩm mà tôi có thể vận động được để gởi đến các tỉnh trưởng. Riêng nhà tôi thì ngây thơ tin tưởng rằng tất cả những ai có một vai trò phải chu toàn trong công cuộc bảo vệ xứ sở, đều luôn luôn phấn đấu, ông nói với tôi :

        «Tôi phải đòi hỏi tối đa tin tức về những thành phố mà tinh thần còn vững để khen thưởng những người hữu trách. Thấy dân chúng ở Naples chịu đựng và kiên nhẫn, tôi rất khích lệ. Chính trong những lúc này tôi mới thấy rằng mình không cô đơn...»

        Nhưng tôi còn nhớ cơn giận dữ và niềm cay đắng của ông trong một đêm, tiếp theo sau vụ nổ của một chiếc tàu chở đạn dược trong một hải cảng, khi mà ông phải một mình chỉ huy, tôi nói một mình ông, ông Duce, công cuộc cứu cấp vì lẽ đơn giản là viên tỉnh trưởng vắng mặt.

        Một đêm nọ, tôi thấy nhà tôi gọi điện thoại cho hai viên Tổng trưởng tại nhà họ cả hai chục lần để giải quyết các trường hợp khẩn cấp, mà không gặp được họ. Họ còn cả gan đến mức độ dám cho người trả lời rằng họ không có ở nhà.

        Nhà tôi đã chiến đấu chính trong không khí bỏ mặc ấy. Lẽ ra ông có thể lo lắng một chút cho tương lai chính trị của ông theo đuổi các trò phù thủy, lưu ý các tin tức mà tôi mang lại cho ông, bảo trước người ta đang âm mưu tại La mã.

        «Tôi không lo âu vì các mưu đồ, Rachele, chính những chiến xa Mỹ mới làm cho tôi lo âu», ông trả lời tôi.

        Tuy nhiên, các âm mưu vẫn diễn tiến suông sẽ. Từ tháng giêng 1943, nghĩa là từ khi mà các thất bại thật sự đầu tiên đã xảy ra, nhiều tồ chức âm mưu đã được thành lập. Nhưng có ba nhóm người mưu đồ có tính cách quan trọng hơn cả : nhóm của Bộ Tham mưu với Cayallero, Arabrosio, Roatta, Vercellino ; một nhóm khác với Badoglio, Acqùarone, được triều đình hoàng gia ủng hộ, và sau cùng là nhóm của vài. lãnh tụ cao cấp phát xít. Chính nhỏm sau cùng này đã lật được ông Duce nhờ đáp ứng được các tiêu chuẩn hiến định vì vai trò mà họ đóng trong Đại Hội đồng.

        Tôi xin giải thích : ta còn nhớ rằng một trong những chuyện rắc rối đã xảy ra giữa vua Victor Emmanuel III và nhà tôi đã bắt nguồn từ sự ban cấp các đặc quyền hiến định cho Đại Hội đồng phát xít. Vua Ý đã nhớ một cách đúng lúc các đặc quyền này và lập tức nắm lấy cơ hội khi ông Duce bị lâm vào tình trạng thiểu số trong Đại hội Đồng ngày 24 tháng 7 năm 1943.

        Người ta đã tìm được lý do để bật đèn xanh cho kế hoạch đã mưu đồ gồm có việc bắt giữ Mussolini.

        Tổng quát, cũng như lúc ông lên cầm quyền bằng cách hợp pháp nhất thế giới, ông Duce đã bị mất quyền một phần nào cũng bằng cách như thế.

        Nhưng chúng ta chưa đến lúc ấy. Tôi được tin về âm mưu của Acquarone nhờ một mệnh phụ tại triều đình hoàng gia, đặc biệt có địa vị quan trọng, trong trường họp này, bởi vì tôi đã mau lẹ biết được rằng Victor-Emmanuel III đã thuận đỡ đầu cho những kẻ âm mưu.

        Trong số những kẻ mưu phản thuộc nhóm chức sắc phát xít cao cấp, người hăng hái nhất là Dino Grandi, chủ tịch Hạ nghị viện, và cựu Tổng Trưởng Tư pháp, sau khi là Đại sứ tại Luân đôn và Ngoại trưởng. Để có một ý tưởng về ngón gian xảo của loại nhân vật nầy, tôi có thể nói, chẳng hạng ông Grandi trong khi đang âm mưu chống ông Duce mà vẫn không một chút ngại ngùng xin nhà tôi hậu thuẫn để được nhà vua cấp cho chiếc huy chương Annonciade.

        Cũng phải kể thêm Giuseppe Bottai, phát xít từ nhữug ngày đầu tiên, Tổng Trưởng Giáo dục, con người đã được nhà tôi kể tên khi ông tức tối vì cuộc thảm sát Rochm trong «đêm dao dài»1.

        «Đó cũng như là chính tay tôi đã giết Bottai, Federzoni v.v...»

        Luigi Federzoni, chủ tịch Hàn lâm viện Ý cũng tham dự vào nhóm âm mưu cũng như Bastianini, Thử trưởng Ngoại giao. Tôi biết rằng các nhân vật không lấy gì làm sáng chói này không phải là những kẻ duy nhất., nhưng thật không bao giờ tôi có thể ngờ rằng Galeazzo Ciano, rể của tôi lại có tên trong nhóm mưu phản,

        Vì vậy, khi được thông báo, tôi chỉ có thể tin điều đó, sau khi được nhiều nguồn tin khác nhau cùng xác nhận.

        Một hôm, choáng người vì biết vô số chuyện xảy ra nhưng thấy cảnh sát không động đậy gì cả, tôi quyết định gặp Carmine Senise cảnh sát trưởng. Cuộc tiếp xúc xảy ra tại Villa Torlonia vì tôi muốn giữ kín và trở nên rất sôi động.

---------------
        1. Đọc  «Đẻm dao dài» hay «Cuộc thanh trừng dữ dội nhứt lịch sử của Hitler » Sông Kiên xuất bản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2019, 09:28:24 pm »


        «Làm sao mà cảnh sát lại có thể mù tịt về tất cả những diều mà tôi không phải khó khăn gì cũng biết ?» Tòi hỏi ông ta.

        Ông ta vẫn giữ thái độ hoài nghi cho đến lúc tôi di vào mũi ông ta một số tài liệu và hình ảnh đáng kể. Lúc đó ông ta dường như mới tỏ ra bị lay chuyển nhưng tôi không rõ ông ta thành thực hay đóng kịch.

        « Ông là một người bạn hay là một kẻ thù ? » Tôi đã gằn giọng hỏi để dồn ông ta vào các vị trí phòng thủ cuối cùng của ông ta.

        Lẽ tất nhiên ông ta thề là rất trung thành với ông Duce và đảng phát xít, nhưng gần như ông ta chẳng biết gì ráo về các sự việc tôi vừa nêu ra. Điều này gọi cho tôi một loạt chỉ trích chua cay về sự hữu hiệu của các cơ sở thuộc ông ta : « Một sự không biết như thế thật không làm cho cơ quan của ông cũng như giá trị cá nhân của ông được vinh dự chút nào » tôi kết luận.

        Và toan tính đưa ra một nỗ lực cuối cùng để thuyết phục ông ta rằng chính số phận của xứ sở đang bị thử thách, tôi nói thêm :

        «Tôi nói với ông như một người mẹ, một phụ nữ Ý đã dâng cho Tô quốc một đứa con chứ không phải như là một đảng viên phát xít hay vợ của Mussolini. Ông chỉ cần suy nghĩ rằng ông Duce mà đổ trong tình thế hiện tại, thì điều này chỉ có thể đưa đến sự sụp đổ của toàn diện nước Ý... »

        Nói thêm nữa cũng vô ích. Ngay trong những lời đầu tiên, Senise đã tránh cái nhìn của tôi và chỉ tìm cách thoái thoát.

        Ông ta biết tất cả, và còn hơn thế nữa, ông ta tham dự vào nhóm mưu phản.

        Về phần dân chúng, nhân dân Ý đã chứng tỏ không những là lòng can đảm và sự nhẫn nại, mà còn cả sự hy sinh quên mình, chấp nhận các thử thách và khổ đau mà không phản kháng. Tôi có thể đoan xác rằng trước ngày 25 tháng 7 năm 1943 không bao giờ có các cuộc biểu tình của đại chúng để chống chế độ. Và ngay cả sau đó, không phải đã có các phong trào quần chúng mà đúng hơn chỉ có những vụ bùng nổ tại địa phương được tổ chức một cách thông thạo.

        Nói tổng quát, hạ tầng vững chắc hơn cấp lãnh đạo, cũng như trong quân đội. Nhưng hạ tầng đã không thế chấp nhận những sự trù trừ mà chính nó đã phải chịu phí tổn, trong lúc mà những kẻ có trách nhiệm thì lại nhét cho đầy túi. Giữa hòa bình và chiến tranh, năm 1943 quần chúng ý chọn lựa hòa bình, nhưng nếu phải chịu đựng chiến tranh, quần chúng muốn rằng tất cả mọi người phải chăng chung nhau một lập trường, chịu chung nhau một hoàn cảnh, đồng hội đồng thuyền. Ông Duce biết được tất cả các chuyện đó. Mỗí buổi sáng nhiều báo cáo đã được gởi đến Điện

        Palazzo Venezia cho ông. Chúng không nói lên tất cả nhưng tôi đã lấp đầy các chỗ thiếu sót nhờ những điều tôi biết. Sự kiện này đã vẽ nên một bức tranh không mấy vui vẻ gì.

        Sau cùng, ngày 5 tháng 2 năm 1943, nhà tối quyết định làm một vố lớn : ông cải tố toàn diện cơ cấu chính phủ, đích thân nắm giữ vài bộ quan trọng then chốt, cũng như ông đã từng làm trong những giai đoạn khó khăn. Ông gọi vụ xáo trộn lớn lao nầy là một vụ «đổi gác».

        Ông Duce đã tạo nên một nội các chiến tranh. Nhiều người trẻ hơn, hăng say hơn lên nắm quyền tượng trưng cho quyết tâm không bỏ cuộc của ông, trước mắt công luận.

        Cùng lúc đó, không nghi ngờ gì cả, ông đã triệt hạ một trong các nhóm mưu phản tí hơn đang được thành lập, nhóm của thống chế Cayaliero, bằng cách cho những người khác, như Arnbrosio, tân Tổng Tham Mưu trưởng, và Castellano, cũng như các tướng lãnh khác, nhiều phương tiện và khả năng hơn để thực hiện một cuộc mưu phản khác. Lần này thì có tính cách quyết định.

        Nhiều Tổng Bộ trưởng đã biết mình bị mất ghế bằng cách nghe đài phát thanh hay đọc báo,.

        Lập tức tình trạng hỗn loạn xảy ra. Trong số những kẻ mưu phản, trước hết là những người tưởng là mình đã bị lộ, chờ đợi các phản ứng của Mussolini đổ ập xuống đầu mình nên đã gọi điện thoại ào ạt đến cho tôi để xác nhận lòng trung thành của họ.

        Những người không dự vào cuộc âm mưu cũng "kinh hãi không ít bởi vì không hay ho gì mà bị lôi cuốn vào trong cơn lốc chính trị vào thời kỳ ấy. Họ cũng thế, đeo vào điện thoại để được biết chắc là không bị đòn quật ngược sắp đến.

        Phải biết La mã năm 1943 mới hiểu mọi chuyện đều có thê xảy ra đến mức nào. Thủ đô là cả một phòng thí nghiệm khổng lồ trong đó các mưu chước lạ lùng nhất được sắp xếp, trong đó mọi người đều âm mưu chống lẫn nhau. Ngoài ra, thời tiết, khung cảnh thiên nhiên của thành phố, sắc thái chung đã có hậu quả làm yếu mềm tất cả những con người khí phách nhất. Tình thế trở thành mờ mịt đến nổi những tay thám tử ưu tú nhất của Gestapo cũng không trông rõ được điều gì nữa. Họ đành chỉ cho rằng tất cả đều có thể thu xếp theo «kiểu Ý» khi chính họ cũng đang ít nhiều trù định điều này điều nọ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2019, 11:54:38 am »


        Tóm tắt, dầu vẫn rình rập từng dấu hiệu nhỏ của sự sa sút của chế độ chính trị tại Ý, người Đức vẫn không bao giờ ý thức được rằng phong trào phát xít đang trải qua cơn nguy biến và đang đến hồi cáo chung,

        Ngày 16 tháng 7, tôi còn nhớ rằng đã tiếp xúc với cả viên Đại Tá S.S. Dolmann, người thân tín của Himmler tại Ý, và nói chuyện rất cởi mở với ông ta về tình hình. Dầu được ông ta chia xẻ quan điểm, tôi có cảm tưởng rằng ông ta chẳng trung nghĩa gì như ông ta nói và cũng chẳng màng gì đến số phận của ông Duce lẫn số phận của ông Fuhrer.

        Vả chăng không phải vì cuộc cải tổ chính phủ đã có thể giúp thay đổi được chiều hướng của tình thế, bởi vì, vào tháng 4 năm 1943, và trong các tháng sau đó, nghĩa là sau khi Tunisie thất thủ, các âm mưu còn gia tăng gấp bội hơn nữa.

        Mỗi người đều có giải pháp riêng. Điểm duy nhất mà tất cả các combin azione, các kẻ đồng mưu cùng nhau đồng ý là phải gạt bỏ Mussolini. Một điều còn trầm trọng hơn nữa: càng ngày, các chức sắc cao cấp phát xít, do ngay tình, càng có ý tưởng yêu cầu ông Duce tự mình rút lại và giao quyền lại cho nhà vua để cho ông này tìm cách đưa nước Ý ra khỏi ngỏ cụt mà ông Mussolini, không bị đau khổ vì sự kết thúc trong vinh dự này. Thật khốn khổ, họ là nạn nhân của hệ thống tuyên truyền của «đài phát thanh Luân đôn» và của «Tiếng nói Hoa kỳ» vốn không ngừng lặp đi lặp lại qua các chương trình phát thanh rằng Đồng Minh không chống Ý mà chỉ chống Mussolini cũng như đảng phát xít mà thôi.

        Trong trí các nhân vật cao cấp này, hòa bình đang ở trong tầm tay với, nếu Mussolini muốn ra đi.

        Tôi cho rằng cần nhấn mạnh điểm quan trọng nay vì, tiếp sau đó, người ta đã toan tính làm cho mọi người tin rằng thái độ của tất cả lãnh tụ phát xít, vốn dĩ đã góp phần làm cho Mussolini rơi đầu quả thật đã đồng loạt hướng về sự chống đối ông Duce. Điều này có phần sai lạc. Và Acquarone, Grandi và Badoglio, linh hồn của cuộc mưu phản vốn cương quyết muốn loại Mussolini vì tham vọng cá nhân, đã biết lợi dụng tình trạng thiếu phân minh nầy và đã xúi giục một cách sai lầm phần lớn các lãnh tụ phát xít.

        Một tình trạng bất minh càng có tính cách tội lỗi khi mà không ai đếm xỉa gì đến tình thế thật sự của Ý ở buổi đương thời.

        Nhà tôi, rất có thế là có nhiều lầm lẫn, nhưng chắc chắn khổng phải là một kẻ ngu dốt, đã hoàn toàn biết rõ tất cả đều quay cuồng chung quanh cá nhân ông. Nếu việc ấy thật quả chỉ dính líu đến ông và nếu ông chắc chắn rằng sự ra đi của mình có thể giúp cho nước Ý thoát khỏi tình trạng hỗn loạn sụp đổ, thì chính ông đã từ chức. Một hôm ông đã tuyên bố trong vòng thân mật rằng khi vũ khí không còn quyết định được cho số phận của một cuộc xung đột nữa thì phải quay sang chính đường lối ngoại giao. Nhưng ông Duce cũng biết rằng không có một ai ngoài ông ra lại có thể nói chuyện với Đồng minh.

        « Quí ông ấy mau lẹ nói đến hòa bình, nhà tôi nói khi nghĩ đến những kẻ mưu phản, nhưng họ không biết rằng chính sự đầu hàng vô điều kiện là điều người Anh và Mỹ muốn. Điều cần cho nước Ý, ngay cả giờ đây, chính là chặn đứng bước tiến quân của Đồng minh, đạt một chiến thắng, và lúc ấy tôi biết ai là người duy nhất có khả năng thương thuyết với họ và với người Đức. Mussolini ra đi, đó sẽ là tình trạng hỗn loạn ; bằng cách này hay cách khác, dầu cho chiến tranh tiếp diễn hay đình chỉ thì đó cũng sẽ là tấm thảm kịch. Nến chiến tranh tiếp diễn những kẻ mơ tưởng hòa bình sẽ không hiểu rằng việc Mussolini ra đi đã làm thay đổi được cái gì ; nếu chiến tranh ngưng lại, người Đức sẽ làm gì ? Họ đạp nước Ý trên gót giày xâm lăng. Tất cả những gì tôi đã làm cho đến nay là để tránh tình thế đó ».

        Ông Duce cũng không quên rằng Kesselring vẫn còn mạnh với đạo quân Đức quốc xã của ông ta Ngoài ra còn có 600.000 người Ý rải rác khắp nơi trên các lãnh thổ bị nhà cầm quyền Đức kiểm soát. Những người Ý này đã ra đi vì tin ở lời nói của Mussolini, khi ông gọi họ qua một quốc gia đồng minh. Như thế là họ trở thành nạn nhân, là tù nhân tiếp theo sau sự bỏ rơi của chính phủ họ. Khốn thay đó lại là điều đã xảy ra sau ngày 8 tháng 9 năm 1943 mà tôi đã có nói đến.

        Nói rằng «phải làm điều này hoặc điều khác» thì rất dễ. Đấy là chiến lược cà phê, của những kẻ chơi «Scopa», chứ không phải của những người nghiêm chính ý thức được rằng hàng trăm ngàn mạng sống đang lệ thuộc vào hành động của họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2019, 11:41:10 pm »


        Vậy thì vào thời kỳ đó, moi ưu tư chính yếu của ông Duce là gì? Đẩy lui cuộc tiến quân của Đồng minh càng nhiều càng hay, và để làm như thế, cần được ông Fuhrer gia tăng lực lượng càng nhiều càng tốt, bằng cách rút quân từ mặt trận Nga sô sau khi ký hiệp ước với Nga. Về phía đối nghịch, các người mưu phản tính làm gì, những kẻ tự cho là cứu tinh của xử sở mà trong thực tế lại là góp phần chuẩn bị cho thảm kịch cuối cùng của xử sở? Nhóm Badoglio — Acquaarone — Grandi chờ cơ hội thuận tiện để hành động. Cùng với họ lại có thêm sự gia nhập, như tôi đã nói, của Bottai, Federzoni, Ciano, De Bono, Ambrosio là những kẻ đã nghiên cứu một kế hoạch, với sự kết nối của hoàng gia, nhâm một «giải pháp quân sự».

        Về phần nhà vua, co rúm trong hoàng cung như một con mèo rình mồi, ông ta cũng chờ đợi, cơ hội thuận tiện và chắc ăn. Ông ta ngần ngại cho đến ngày 15 tháng 7, nhưng đến ngày 16 ông ta bật đèn xanh cho nhóm mưu phản một khi ông được đảm bảo là Đại Hội đồng đang nhóm họp. Hoàn toàn giống như Ponce Pilate, ông ta có thể sau đó rửa tay và nói rằng mình chỉ theo ý chí của Đại Hội đồng phát xít, do chính đích thân Mussolini tạo nên.

        Các cuộc hội họp thưởng được tổ chức tại Castelporziano, ngay trong phạm vi hoàng cung, ngày càng gia tăng. Tôi được thông báo đều đều và mỗi một chỉ dẫn được đưa đến cho tôi chỉ làm cho điều e ngại của tôi tăng thêm. Nhất là khi tôi biết đang có chuyện với ai.

        Victor-Emmanuel III, lần đầu tiên, đã bỏ rơi các chính khách mà ông ta điều động, năm 1922, khi ông ta thấy ngai vàng bị lung lay nếu như ông không liên minh với Mussolini. Vì vậy lần ấy ông ta vội vã móc nền dân chủ vào làm cái rờ-moọc của Mussolini. Giờ đây ông ta thấy chiếc đầu máycó vài hư hỏng, ông vội vàng tìm một máy kéo khác để cứu dòng họ Sayoie. Vậy thì về mặt này những âu lo mạnh mẽ nhất của tôi đền rất có lý.

        Quận công Pietro D’Acquarone, trưởng tộc của hoàng gia, kẻ hy sinh mù quáng cho nhà vua trong công việc thảm hại này — không phải đối với việc gạt bỏ Mussolini mà đối với cung cách sắp đặt nội vụ —, mơ tưởng đạt được tột đỉnh của vinh quang. Tội nghiệp ! Lại một kẻ đầy ảo vọng !

        Badoglio, kẻ sưu tập tượng điêu khắc, đặc biệt hơn cả là tượng của chính mình, là kẻ luôn luôn biết cách đoạt tư lợi, kể cả năm 1935, bằng cách vơ vét hết danh vọng do chiến thắng tại Abyssinie của Thống chế Graziani và theo lời đồn đãi của cái của Hoàng Đế Hailé Sẻlassié. Badoglio chỉ có thể tìm được chỗ đứng trong một nhóm như thế. Ông ta cũng thấy sắp đạt đến mức vinh hoa tột đỉnh và đã đặt những tránh nhiệm lớn lao đối với tài sản lớn lao của mình. Trách nhiệm đối với nước Ý sẽ đến sau.

        Grandi, một viên luật sư được nhà tôi đưa ra khỏi bóng tối bằng cách phong cho làm Đại sứ sau khi dạy dỗ cho biết cách giữ tư cách của mình trong cộng đồng quốc tế, kẻ săn đuổi danh vọng không biết mỏi mệt, sẽ như mắc phải bệnh hoàng đản nếu không tham dự vào một âm mưu như vậy với hy vọng được là kẻ kế vị Mussolini.

        Tôi nói thế và tôi xin lặp lại: nhờ một sự trùng hợp của các cơ hội, nhờ một sự hội tụ của các quyền lợi khác biệt và nhờ thiện chỉ bị lừa dối bới một vài ké, ông Duce lâm vào thế cực kỳ cô tập trong tháng 7 năm 1943 này.

        Ông biết rằng những kẻ đó mưu phản, nhưng nếu có một người mà ông tin chắc, người mà ông đát những hy vọng cu6i cùng, thi đó chính là nhà vua.

        Tỏi tin rằng nếu Benito Mussolini chắc chắn là không thể tin được nơi Victor-Emmanuel III, thì sự việc đã xảy ra khác đi trong ngày 25 tháng 7, theo chiều hướng là đã không có ngày 25 tháng 7 nám 1943.

        Tôi đã viết ngay từ đầu chương này rằng chính nhà tôi đã dồn đẩy kế hoạch của những kẻ mưu phản. Trong thực tế, ông chỉ đi trước ý muốn của họ, bởi vì khi được vài lãnh tụ cao cấp yêu cầu triệu tập Đại Hội đồng, ông chấp nhận ngay lập tức và còn ấn định cả ngày họp là ngày 24 tháng 7.

        Đối với những người mưu phản ngày ấy quá sớm. Họ chưa sẵn sàng, Vì thế Grandi đã can thiệp với ông Duce để dời ngày họp nhưng ông Duce đã không chấp nhận.

        Tôi còn nhớ ngày 22 tháng 7,ông có vẻ âu lo hơn thường lệ. Không phải là thiếu đề tài gì, vì thế tôi tôn trọng sự im lặng của ông. Nhưng chỉ vài phút sau ông đã nói với tôi và dường như ông đã đạt đến một kết luận sau một cuộc tranh đấu nội tâm dài dằng đặc, ông nói với tôi, khi bình phẩm về sự can thiệp của Grandi để dời ngày họp Đại Hội đồng;

        «Họ đã muốn có phiên họp của Đại Hội đồng, thế thì, họ sẽ có. Giờ đây mỗi người phải chịu lấy trách nhiệm của mình. Chuyện Đại Hội đồng này là một khám phá của Grandi và Federzoni : khi nào có trò công kích chửi bới thì bao giờ hai kẻ ấy cũng đi đầu».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2019, 06:46:21 am »


        Ngày 18 tháng 7, sự tình cờ muốn cho các kẻ mưu phản có một xúc động cuối cùng; Hitler báo cho ông Duce biết ông ta mong được gặp ông. Lập tức cuộc hẹn gặp được ấn định tại Feltre, gần Venise.

        Cuộc gặp gỡ này tượng trưng cho một mối hiểm nguy bởi vì nếu nhà tôi để cho Hitler thấy một vài điểm nghi ngờ về lòng trung thành của vài kẻ thì ông này sẽ có thể cho áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh cho bạn mình và cản trở sự thực hiện âm mưu phản bội. Mặt khác, nếu ông thuyết phực được Hitler cung cấp cho ông những phương tiện quân sự mạnh mẽ hơn, ông Duce sẽ ít để sai khiến hơn trong phiên họp của Đại Hội đồng.

        Lúc ấy một ý tưởng duy nhất đã ép buộc các kẻ mưu phản : bằng mọi giả phải ngăn Mussolini và Hitler gặp gỡ nhau trong một thời gian quả lâu.

        Và chính như thế mà cuộc gặp gỡ sau cùng giữa ông Fuhrer và ông Duce đã bị phá hoại.

        Bằng cách nào ? Ồ, thật đơn giản và có thể ít bị chỉ trích nhất : vấn đề an ninh của hai nhân vật đòi hỏi các bố trí đặc biệt. Các cuộc di chuyển được thực hiện bằng xe lửa rồi bằng xe hơi đến biệt thự địa điểm hẹn gặp.

        Với những sự chậm trễ ứng biến, một phần quan trọng của thời khắc gặp gỡ đã bị làm hao mòn trước khi cuộc họp được bắt đầu.

        Không ai đã tự hỏi rằng tại sao trong một thời kỳ nghiêm trọng như thế mà Mussolini và Hitler lại bày trò đáp máy bay, rồi xe lửa và sau cùng là xe hơi để đến Feltre, trong khi để chia tay nhau, họ chỉ có việc đến phi trường Trévise. Lẽ ra, một cách giản dị, họ đã có thế gặp nhau tại Trévise.

        Tất cả các sự rắc rối này đều do các kẻ mưu phản cố tình gây ra. Có lẽ cả cuộc oanh tạc La mã, được trình báo cho ông Duce biết vào giữa trưa, nghĩa là khi cuộc hội họp mới bắt đầu được chừng một tiếng đồng hồ cũng đã được Đồng minh, mà họ đã bắt liên lạc, thực hiện để giúp họ.

        Tống cộng, hai người chỉ có tối đa chừng bổn giờ đồng hồ để bàn thảo, trong lúc mà Hitler sẵn sàng ở lại thêm bao lâu cũng được nếu cần, để giải quyết vấn đề phòng vệ nước Ý.

        Ngày hôm đó, những kẻ mưu phản không những chỉ đảm bảo cho sự thành công của họ mà còn chuẩn bị thêm vài giờ bi thảm mà dân Ý phải trải qua.

        Để kể lại một chuyện bên lề, tôi có thể nói thêm rằng, từ Feltre, nhà tôi đã gọi điện thoại về La mã để soát xét xem công cuộc cứu trợ có được tổ chức chu đáo không.

        Mọi sự đảm bảo về vấn đề này đã được trình lên, nhưng khi trở lại thủ đô, nhà tôi đứng trước một sự thật hiến nhiên : không có gì hay là gần như khủng có một dièu gì đã được hứa với ông, được mang ra thực hiện.

        Từ đó, kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1943, con dường loại trừ Mussolini đã mở rộng.

        Tối hôm ấy tại Villa Torlonia xảy ra một vụ rắc rối giữa ông Duce và tôi. Ông đang mặc áo và Irma đang gài nút cổ áo cho ông thì tôi muốn báo cáo các tin tức nhận được trong ngày về dự tính của Badoglio, Grandi và đồng bọn.

        Thật rõ ràng và minh bạch : họ không lùi bước trước bất cứ điều gì, ngay cả trước một vụ giết người. Chẳng hạn tôi biết rằng tôi phải bị trừ khử trước nhà tôi vì đã gây phiền cho họ quá ; rằng ông sẽ bị giao cho Đồng minh hay bị hạ nếu ông cố tìm cách trốn thoát hay chống lại : rằng phiên họp của Đại hội đồng sẽ là cái cớ hợp hiến mà nhà vua chờ đợi.

        Tôi cũng vừa biết rằng đường dây điện thoại của chúng tôi từ nay đã bị đặt dưới sự kiềm soát thường trực của Bộ Tham Mưu, với sự tham dự của đích thân Ambrosio, người kế vị Cayallero. Sau cùng tôi có những chứng cớ cụ thể cho thấy Giuseppe Bastianini đã cấp 11 giấy thông hành cho những người có dính líu trong cuộc mưu phản của Cayallero.

        Đây là điều trầm trọng vì Bastianini là Thứ trưởng của Bộ Ngoại giao mà từ tháng 2 năm 1943 nhà tôi kiêm nhiệm luôn. Điều nay chứng tỏ rằng Bastianini cũng không phải là kẻ trung thành. Thời đó tôi đã thông bảo cho Benito câu chuyện thông hành này. Ông đã bắt Bastianini giải thích nhưng y phủ nhận.

        Đêm ấy tôi lại đặt lại vấn đề với ông, một lần nữa, ông Duce lại quở trách tôi cùng một câu cố hữu.

        «Rachele, tôi nhắc lại với bà rằng chính các chiến xa của Mỹ mới làm tôi lo sợ chứ không phải là các sự kiểm soát của Badoglio hay là âm mưu của các kẻ khác.»

        Thế rồi khi tôi nhắc lại vụ Bastianini, ông khô khan cắt lời tôi và nói rằng đúng hơn chính tôi mới là kẻ đang làm cho ông bị bối rối.

        Lúc ấy, bị chạm tự ái tôi lấy điện thoại và không do dự gọi ngay Bastianini. Tôi nói với ông ta tất cả những gì mà tôi ấm ức trong lòng, tôi cho ông ta tên những kẻ thụ hưởng các thông hành mà ông ta đã cấp và nói thêm rằng chính tôi là người đã thông báo cho Mussolini việc đó.

        Nhà tôi giận tràn hông trước cảnh này. Ông cắt dứt điện đàm bởi vì ông đã chán nghe tôi tuông ra từng tràng sự thật về Bastianini.

        Chúng tôi chỉ còn cách phiên họp của Đại Hội đồng có bốn ngày. Tôi biết rằng đó sẽ là ngày J, nhưng tôi không thể nào thuyết phục được ông Duce hành động mau lẹ nhân vì ông vừa dựa ra một thời hạn cuối cùng vừa làm đảo lộn kế hoạch của những kẻ mưu phản, khi ông ấn định ngày nhóm họp của Đại Hội đồng là ngày 24 tháng 7. Thoạt tiên, các lãnh tụ đảng và các tướng lãnh đã thỏa thuận sắp xếp ngày 7 tháng 8,vì tin rằng Đại Hội đồng sẽ nhóm họp vào ngày ấy. Nếu ông Duce không ngần ngại nghiền nát họ bằng cách lợi dụng sự bất trắc này khiến cho những kẽ mưu phản phải thay đổi tất cả thì những biến cố sau đó có thể xảy ra cách khác.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM