Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:10:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ mặt thật Nhà độc tài phát xít Mussolini  (Đọc 14297 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2019, 05:58:44 am »

     

Otto Skorzeny, người đã chỉ huy toán hiệt kích cảm tử Đức cứu thoát ông Duce khỏi lâu đài Gran Sasso
Đọc: «Hitler và những sứ mạng bí mật của Skorzeny » Sông Kiên Bản

        Vì chuyến bay trên lãnh thổ Nga sô bị Đức chiếm đóng được diễn ra ngay giữa mùa hè, ông Duce đã có thể trông thấy các cánh đồng ngũ cốc mênh mỏng, ông rất khoái chí nhưng đồng thời cũng bực minh vì thái độ của một vài đơn vị quân đội quốc xã.

        «Họ quá cứng rắn đối với dân chúng địa phương, ông kể lại với tôi. Họ chỉ tìm cách tiếp tế tại chỗ bằng lối bố ráp cướp bóc. Đó là một điều sai lầm vì kẻ chiến thắng bao giờ cũng phải đối xử nhân đạo đối với dân chúng các quốc gia chiến bại».

        Thời gian vài tháng mà ông Duce ấn định để tiêu diệt Nga sô đã trôi qua mà mực tiêu vẫn chưa đạt được. Từ đó, hơn bao giờ hết, ông đã tin chắc rằng tấn thảm kịch của phe Trục sẽ được gây ra bởi một thảm họa tại Nga.

        Và ngày nay tôi có thể tiết lộ rằng nhà tôi đã cố gắng trong nhiều tháng để thuyết phục Hitler thương thuyết với Nga sô, nhất là sau khi Hoa Kỳ nhảy vào vòng chiến. Ông đã làm thế kể cả bằng thư từ công văn lẫn bằng lời nói sống động. Tôi cũng còn có thể nói ngay rằng cả nhà tôi đã có tiếp xúc với người Nga qua trung gian của Nhựt bản, nhưng ông không mang lại được kết quả cụ thể nào. Không bao giờ Hitler chịu nói chuyện hòa bình với Nga sô.

        Trước khi chấm dứt chương này, còn có một điều mà tôi cần minh xảc : nhà tôi không bao giờ nghi ngờ gì về lòng can đảm của người Ý, nỗi bất bình duy nhất mà ông nói ra miệng, chỉ liên quan đến vài cấp lãnh đạo trong quân đội, những kẻ này đã quên rằng chiến tranh không phải diễn ra trong khung cảnh có tiện nghi và với các hàng rào cản không thể vượt qua được do các hệ cấp vạch ra. Nhà tôi đã quan sái sự thể nầy nhất là tại mặt trận Phi châu và ông không quên nói công khai điều đó với các người có trách nhiệm. Khi đến mặt trận Nga sô ông rất xúc động ngạc nhiên vì mối tương quan giữa sĩ quan và binh sĩ. Hitler và chính ông đã ăn trưa trong một phòng ăn cùng với các anh lính trơn và họ cũng có cùng thực đơn như các anh lính ấy...

        Trên báo chí quốc tế người ta đã nói nhiều người binh sĩ Ý, những binh sĩ chỉ biết đầu hàng không chiến đấu hoặc chỉ biết chạy trốn trong Đệ nhị Thế chiến. Hoàn toàn sai lầm. Một mặt số binh sĩ đào ngũ rất ít trong suốt cuộc chiến tranh này. Mặt khác các binh sĩ buông vũ khí là do lệnh của cấp chỉ huy của họ như là trường hợp tại Ambu Alagi ở Tunisie, tại Pantelleria hay tại Augusta, hai căn cử hải quân quan trọng vào bậc nhứt của Ý. Nếu làm khác đi quả thật việc đó cũng không làm thay đổi được gì nhiều vì các lực lượng Anh - Mỹ mạnh hơn họ gấp bội, nhưng quân đội Ý sẽ kết thúc các trận đánh với nhiều danh dự hơn. Cũng giống như các người Ý còn ở trong hàng ngũ quân đội Đức sau ngày 8 tháng 9 năm 1943, những người ở trong hàng ngũ dân quân kháng chiến, như một vài đơn vị của quân đội của Ý, đã chiến đấu rất anh dũng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2019, 06:00:59 am »


18

TÔI LÀ CHUYÊN VIÊN TÌNH BÁO CỦA ÔNG DUCE

        Bà có thể giải thích cho tôi làm cách nào bà biết được vài việc trước cả tôi, ít ra là vài tuần không ?»

        Ngày mà nhà tôi đật câu hỏi này, tôi cảm thấy hãnh diện không ít bởi vì đây là lần đầu tiên ông công khai công nhận rằng các tin tức do tôi mang lại đã có đôi chút giả trị. Có thể nói rằng tôi vừa được sắc phong làm siêu chuyên viên tình báo của Mussolini, một trong nhiều hoạt động mà ít người được biết cho đến ngày hôm nay.

        Trong thực tế tôi chẳng bao giờ cầm đầu một tổ chức cảnh sát nào cả. Chỉ giản dị có việc, với bản năng đàn bà và trí thông minh của một nông dân, khi đến La mã lần đầu tiên, tôi thấy ngay từ 1926 rằng chung quanh ông Duce có một vài người đã không tạo cho tôi lòng tin cậy. Và từ đó tôi quyết định mở mắt để quan sát.

        Về sau, nghĩa là vào năm 1929, khi có gia đình đoàn tụ tại Villa Torlonia, tôi đụng đầu phải một vấn đề nghi lễ : tôi là vợ của người lãnh đạo chính phủ và như vậy tôi không thể sổng theo kiểu riêng của tôi từ trước đến lúc đó, ngay tại cả Milan, sau khi nhà tôi lên cầm quyền. Chẳng hạn tôi không thể đưa con đi học, đến các tiệm giày để mua giày cho con hoặc, một cách đơn giản hơn, không thể ngồi trước lò bếp làm công cuộc nội trợ trong nhà hay xách giỏ đi chợ. Những cấm đoán này không làm tôi hài lòng tí nào bởi vì tôi không quen thói nhàn hạ và chiu đựng rất dở các sự bó buộc.

        Ngược lại tôi phải khám phá ra rằng tôi được rất ít người biết đến : hình tôi có xuất hiện một hay hai lần trên bảo chí và hiếm có người nào có thể tả nét mặt của Rachele Mussolini như thế nào. Càng không thể khi mà gần như không bao giờ người ta trông thấy tôi trong các buổi lễ chính thức.

        Tôi nhớ nhân hôn lễ của Edda, con gái tôi, các phóng viên đã rất ngạc nhiên khi khám phá ra con người đích thực của tôi, và vài ngày sau Benito mang về cho tôi nhiều báo chí ngoại quốc? nhất là báo Anh và Mỹ và nói với tôi:

        «Bà đã dập vào mắt các phóng viên rồi Rathele. Họ thấy bà là người tuyệt vời. Họ càng ngạc nhiên hơn vì đã tưởng bà là một người già và xấu xí. »

        Ngay lúc đó, tôi rất hài lòng vì được lời khen tặng vuốt ve, nhưng việc này cũng đã không thúc đẩy tôi nhiều để bước ra khỏi bóng tối mà tôi đã quyết định sống trong đó.

        Tại Villa Torlonia, nhân một vài cuộc lễ mà tôi không tránh được, lúc ấy tôi trở thành Ngài Rachele Mussolini, phu nhân Thủ Tướng ; thời gian còn lại tôi tên là Rachele Guidi, tên con gái của tôi và tôi có hoàn toàn tự do bành động.

        Tuy vậy cũng có một trở ngại nhỏ : Rachele Guiđi hay Rachcle Mussolini tôi cũng không phải trở nên ít là vợ của ông Duce hơn và các vấn đề an ninh vẫn được đặt ra. Do đó tôi có 3 hay 4 cảnh sát viên biệt phái riêng cho tôi để làm hộ vệ viên. Vì tôi không thể nào rứt khỏi họ cho nèn tôi biến họ làm tình báo viên. Như thế tôi làm cho họ có việc làm và họ không còn làm phiền tôi nữa.

        Ngoài ra nhờ các sự giúp đỡ nhỏ nhặt mà tôi đã làm cho người này hay người kia, như tất cả các bà vợ của những nhân vật, muốn trở thành hữu ích và chứng tỏ không những chỉ muốn tìm kiếm danh dự, tôi đã mau lẹ tạo dựng cả một hệ thống tình báo viên, mà chi nhánh có ở khắp nơi trong toàn nước Ý. Thêm vào đó là hàng ngàn bức thư mà tôi nhận được hàng tuần, quí vị biết một cách dễ dàng là tôi trở thành một cách mau lẹ người có lẽ biết nhiều nhất về tất cả những gì xảy ra trong xứ sở.

        Đến lượt nhà tôi thấy có thể hưởng lợi nhờ tình trạng này và thỉnh thoảng ông phái tôi đi «đo nhiệt độ» ngoài đường phố hay giao cho tôi một sứ mạng đặc biệt, như là trường hợp tại Haut-Adige năm 1931.

        Vào thời kỳ này, viên Tông thư ký đảng phát xít đã báo cáo rằng các nhà chức trách chính thức nghĩa là các đại diện của chính phủ tại tỉnh này đã không chu toàn được trách vụ của họ. Riêng về phần ông tỉnh trưởng thì lại bác bỏ các lời buộc tội và trách lại viên tổng thư ký xen lấn vào những việc không dính líu gì đến ông ta. Tóm tắt, theo viên tỉnh trưởng, ông ta làm quá.

        Trường hợp càng đặt thành vấn đề giải quyết rất tế nhị, khi mà từ lúc lên cầm quyền, nhà tôi cố gắng tách rời đảng và Nhà Nước để cho đảng phát xít không được tự đồng hóa với Quốc Gia. Ông cũng muốn tránh các sự lạm dụng và cứu vãn sự tôn trọng các định chế đã được thiết lập. Bằng chứng là mỗi lần xung đột bùng nổ giữa một đại đại điện đảng và đại diện chính quyền gần như luôn luôn ông bênh vực quan điểm của viên tỉnh trưởng. Điều này cũng đã gây ra không ít các sự oán hận trong đảng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2019, 06:02:15 am »


        Tuy nhiên tại Haut-Adige, lỗi lầm dường như đã được chia xẻ cho cả hai bên và ông Duce bị lay chuyển bởi các luận cứ của viên Tổng thư ký của chi bộ đảng tại địa phương. Lúc đó vì tôi phải đi Merano để điều trị một căn bệnh, nhà tôi đã yêu cầu tôi «dòm ngó» trên đó coi sự tình ra lảm sao. Tôi ở lại đấy một tháng và khi trở lại La mã, nhà tôi đã có trong tay các tin tức rất khách quan cả ông tỉnh trưởng lẫn viên thư ký đảng đều không chu toàn được nhiệm vụ của mình.

        Vả cả hai đều bị thuyên chuyền.

        Đấy là một trong các công tác xa extra muros hiếm hoi mà tôi phải chu toàn theo lệnh của ông Duce. Trong trí ông và theo vai trò mà ông quan niệm cho một phụ nữ thì tôi chỉ phải giới hạn hoạt động trong việc lượm lặt các tin đồn và chuyền lại cho ông. Lại còn cần phải có một điều kiện nữa là các tin đồn đại ấy không phải là « chuyện đầu môi chót lưỡi của các bà », trong trường hợp như vậy điều tôi kể lại với ông sẽ làm ông tức bực thêm thay vì làm cho ông chú ý.

        Về phần tôi, trái lại tôi không muốn dừng lại tại đó bằng bất cứ giá nào. Căn cứ vào những gì mà Benito đã kể lại cho tôi và căn cứ vào các tin tức riêng của tôi, thì càng ngày tôi càng tin tưởng rằng không phải luôn luôn người ta nói tất cả với ông. Vài nhân vật mà nhà tôi đặt lòng tin cậy đã làm ông tin rằng mọi chuyện đều êm xuôi tốt đẹp cả, trong lúc mà không thể nào lại không có vấn đề gì khó khăn đặt ra. Khi mà sự việc tốt đẹp thật, một thái độ như thế không đưa đến hậu quả gì nhiều lắm, nhưng tôi tự hỏi những kẻ ấy sẽ làm gì đúng vào hôm xứ sở trải qua một cơn khủng hoảng hay lâm vào tình trạng chiến tranh.

        Mối lo âu nầy lại càng lớn khi tôi lại biết tất cả những khía cạnh bí mật nhất của tính tình nhà tôi. Chẳng hạn tôi biết rằng ông dễ bị ảnh hưởng nghĩa là thông thường đối với ông kẻ nào nói lời sau cùng là có lỷ ; rằng ông đã tin người đến mức thật thà vì ông nghĩ rằng những người chấp nhận làm cộng sự viên của ông thì sẽ không thể nào phản bội ông ; rằng ông chính thật là một con người rất tốt và không ưa làm hại ai. Ông luôn luôn tìm ra lý do để tha thứ cho bạn bè cũng như cho các Tổng, Bộ Trưởng của ông. Triết lý của ông về con người là thứ triết lý khiến ông cảm thấy gần một Gandhi hay một thánh Pranẹois d’Assise mà ông tôn thờ và tôn làm thần hộ mạng của nước Ý, hơn là gần một Staline hoặc một Hitler, mà ông có ngưỡng mộ ở một vài điểm, nhưng ông vẫn luôn luôn bài xích các phương pháp tàn bạo, sắt máu của họ.

        Không nói trước những gì tôi sẽ kể lại sau, nhưng tôi có thể nói rằng con người Mussolini này gần như là không được ai biết đến. cả thế giới đều chỉ biết có hình ảnh — sai lầm — của một nhà độc tài, của một bạo chúa. Chắc có nhiều người, thành thật hay không, sẽ la lên là nói láo, khi đọc mấy dòng này, nhưng tôi có thể đưa ra hai bằng chứng liên quan đến hai biến cố lịch sử chính thức mà tôi chỉ nói trước vài điểm.

        Bằng chứng thứ nhất liên hệ đến danh sách tội nhân chiến tranh mà Đồng minh đã thiết lập vào cuối Đệ II Thế Chiến : tên Mussolini không có ghi trong ấy. Cũng như không có tên của bất cứ người Ý nào dầu quân sự hay chính trị. Đối với người Đồng minh chính của Adolf Hitler, đạt đến chỗ không bị kết án về bất kỳ tội ác nào đối với nền luân lý quốc tế, thì đâu có phải là dở !

        Bằng chứng thứ hai là một lời bình phẩm của chính Hitler vào tháng 9 năm 1943. Khi nhà tôi được Otto Skorzeny1 giải phóng khỏi lâu đài Gran Sas so, nơi mà kẻ kế vị ông, Thống chế Badoglio cho lưu đày ông, Fuhrer đã tiếp ông tại Tổng hành dinh ở Hastenburg. Chính nhân một trong các cuộc tiếp xúc này mà ông ta đã nói với ông tóm tắt cả một thảm kịch thật sự của Benito Mussolini trong một câu thôi:

        «Duce, ông tốt quá! Ông không bao giờ có thể là một nhà độc tài được.»

        Ngày nay những lời như thế đối với tôi là cả một niềm an ủi sâu xa, càng an ủi hơn nữa khi mà gần như không có ngày nào lại không có người nói với tôi:

        «Bà có nhớ không, donna Rachele, ông Duce tốt làm sao ! Ông đã làm điều này, ông đã làm điều kia...»

        Nhưng vào thời đó, tất cả những đức tính tốt này, dưới mắt tôi đều là các sai lầm tệ hại mà một nhà độc tài có thể có vì lý lẽ không có gì hợp lý hơn nữa: lấy một người có thế lực, sức mạnh, nằm quyền vững chắc; đặt trong tay người đó tất cả mọi quyền lãnh đạo : tức là tạo thành một nhà độc tài rồi còn gì nữa. Liệu con người này có thể tự mình điều khiển tất thảy mọi việc không? Về phương diện vật thể, đó là điều không thể làm được.

-----------------
        1. Đọc :«Những trận đánh của Hitler — Sông Kiên in lần thứ tư và «Hitler và những sứ mạng bí mật của Skokeuy» — SÔNG KIÊN xuất bản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2019, 06:02:48 am »


        Vậy thì ông ta làm gì bây giờ? Ông chọn vài cộng sự viên thân tín đã thề là sẽ trung thành với ông cho đến chết và đã chứng minh sự thiết tha của họ đối với chính nghĩa đã nối kết họ với nhau ngay cả trước khi đạt đến tột đỉnh của vinh quang.

        Hãy chấp nhận rằng nhà độc tài đã lầm lẫn hoặc rằng các cộng sự viên của ông ta, bị thúc đẩy  bởi tham vọng, bị thối nát bởi sự quyến rũ của tư lợi, của sự vinh hoa phú quí, đã quyết định bội phản lại người đã đặt lòng tin nơi họ. Nhưng vì thận trọng hay đúng hơn vì xảo quyệt, họ không muốn nói với nhà độc tài rằng họ không còn là họ nữa như ông ta vẫn luôn luôn tin họ vẫn là họ. Họ có thể làm gì được? Thêu dệt chung quanh ông cả một bức màn dối trá và càng ngày càng cố gắng nhốt ông ta vào trong đó. Như vậy là họ đã giấu sự thật đối với ông : sự thật liên quan đến họ vì nó không lấy gì làm đẹp đẽ, và sự thật liên quan đến thế giới bên ngoài vì nó có thế làm xảo trộn sự an nhàn của họ.

        Rồi theo dòng diễn biến của các biến cố họ chẳng ngần ngại gì chuyển từ các sự «sơ xuất» qua sự lỗi thệ, sự bất trung bất nghĩa và từ sự bất trung bất nghĩa qua sự phản bội. Tất cả những điều đó đều có thể được tha thứ khi nào mà các sự việc diễn tiến tốt đẹp, nhưng tôi nghĩ là chúng phải bị trừng phạt khi giờ của sự thật đã đến.

        Sau cùng hãy tưởng tượng rằng nhà độc tài mà lại đi giống với «một ông cha với chiếc bánh ngọt» hơn là giống «một ông cha với chiếc roi» ! Chuyện gì sẽ xảy ra ? Ngày một ngày hai ông ta sẽ mất sự kiểm soát tình hình và khi nhận ra rằng mình bị lừa gạt thì đã quá trễ !

        Đấy là điều khiến tôi luôn luôn e ngại và khiến tôi muốn tránh bằng cách mở mắt nhìn các hoạt động của một vài phần tử «trung kiên», vốn chỉ trung kiên ngoài mặt. Trước khi nói ngay rằng những điều tôi khám phá được ngày càng trầm trọng, nhưng kết quả thì bao giờ cũng thế: nhà tôi cho thay thế kẻ vừa phạm lỗi bằng cách giản dị là phong cho y một chức vụ khác hoặc đưa y cách biệt khỏi ông. Nhưng người ta ở xa, ngay cả rất xa các cuộc thanh toán hay thanh trừng đẫm máu như của Staline vậy.

        Theo chiều hướng này, các hoạt động «tình báo» của tôi thường thường rất hữu ích và không kém phần thú vị.

        Một hôm được biết nhà tôi dùng xe đi thật sớm mỗi tuần một lẫn đến một nông trại ven thủ đô La mã. Ngay lúc đó, tôi tỏ ra rất nghi ngờ, nhưng các bạn đang nói chuyện đã mô tả cho tôi chiếc xe, viên tài xế và người ngồi trên xe, tôi phải công nhận : quả đó là ông Duce.

        Do đó tôi quyết định bắt ông giải thích. Một buổi trưa, lúc chúng tôi đi dạo trong vườn Villa Torlonia như chúng tôi vẫn thường làm sau bữa ăn trưa, tôi đột ngột hỏi ông đến nông trại đó làm gì. ông đang nhấm nháp mấy hạt đậu vừa hái xong. Nhà tôi há hốc mồm sửng sốt, tay cầm chiếc vỏ đậu và nhìn tôi với cặp mắt hoảng hốt làm như đột nhiên tôi bị hóa điên. Tôi không nài ép. Phải tìm chìa khóa của sự bí ẩn ở nơi khác.

        Lúc đó tôi liền lay chuyển guồng máy «cảnh sát tư» của tôi và khám phá ra điều bí mật một cách mau lẹ : chiếc xe quả đúng là xe nhà tôi; viên tài xế quả thật là Ercole, nghĩa là tài xế của chúng tôi, nhưng ông Duce không phải là ông Duce. Tôi xin giải thích : vì xứ sở đang lâm chiến và vì nước Ý áp dụng các biện pháp khắc khổ, hạn chế, viên tài xế của chúng tôi đã hoàn thành một mưu kế xảo quyệt để buôn lậu mà khỏi bị bắt.

        Anh ta tìm được một đồng lõa, cùng vóc dáng với nhà tôi, và cũng hỏi đầu như ông. Người này giả hình giống như tạc và ngồi đàng sau xe. Trong cốp xe chất đầy hàng hóa mà Ercole tiêu thụ một cách dễ dàng, bình tĩnh nhờ tấm bình phong che mắt cảnh sát.

        Tôi thấy sự việc khả quan trọng nên bảo cho Benito. Ông làm gì? ông la rày, xát xá bông người tài xế của mình, nhưng thế thôi ; ông không đi xa hơn. Ông có rất nhiều cảm tình với Ercole Boratto vì anh ta đã ở bên cạnh ông trong những lúc khó khăn nhất. Vì lý do này nên ông đã tha thứ và khi tôi nói với ông rằng anh ta có thể làm điều tệ hại hơn, ông chỉ cười. Ông đã lâm lỗi, nhưng mãi đến khi nhà tôi mất đi, tôi mới có bằng cớ cho thấy Ercole Boratto có thể làm những gì.

        Rất thường, vào thời kỳ mà Benito còn cầm đầu chính phủ, tôi đã chú ý thấy là Boratto ghi chú vài chuyện gì đó trong một cuốn sổ tay, khi chúng tôi ngồi trên xe. Tôi kể lại chi tiết này cho Benito và cho ông biết nỗi lo sợ của tôi về việc các câu chuyện đàm thoại giữa ông và các người tháp tùng có thể bị tiết lộ.

        «Khi nào mà chỉ có hai chúng ta, tôi bảo ông, điều đó không đưa lại hậu quả gì lắm, nhưng một sự tọc mạch liên quan đến một cuộc nói chuyện chính trị có thể sẽ gây nhiều phiền phức hơn.

        — Bà nghĩ vậy sao ! lúc đó ông kêu lên. Bà thấy chuyện xấu khắp nơi, Rachele. Chàng thanh niên trung hậu ấy chỉ ghi lại số lượng cây số mà chiếc xe đã chạy qua. Thế thôi !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2019, 06:05:49 am »


        Vài năm sau, lúc chiến tranh kết liễu, một cuốn sách xuất hiện. Tác giả là Ercole Boratto. Người tài xế «trung hậu» đã kể lại trong sách các vấn đề mà anh ta đoán chắc là đã nghe được và do nhà tôi trao đổi với các nhân vật cao cấp. Đấy chinh là điều má tôi đã từng lo sợ.

        Nhưng tôi tin chắc rằng anh chàng Boratto này không hành động một mình, bởi vì không phải chỉ có các «phát giác» về những vụ tiếp xúc trên xe của ông Duce mà thôi. Được điều khiền từ xa bởi một vài nhân vật, anh ta bán mình cho các hành động xàm báng Mussolini, bởi vì vào thời kỳ này, đối với hạng người ấy, kéo nhà tôi xuổng bùn là chuyện thường.

        Hành động ấy thuộc về một người nàc khác thì tôi không ngạc nhiên, nhưng nó lại là của Boratto, một người được nhà tôi tin cẩn trong suốt hai mươi năm trời, thì điều nầy làm cho tôi buồn vô cùng bởi vì một lần nữa, tôi khám phá ra rằng lòng biết ơn là một thứ tình cảm ít người có và phải cực kỳ liêm chính sâu xa mới cảm thấy được nó. Tôi biết rằng Boratto không phải là không thể trách được về phương diện này, nhưng anh ta đã đi quá xa trong sự dối trá. Vi anh ta lại làm điều đó một lần nữa cách đây hai hoặc ba năm, khi viết một cuốn sách khác chứa đựng cả một loạt chuyện dối trá cũng đê tiện như các câu chuyện trước đó.

        Nếu những kẻ bất trung chỉ giới hạn trong số tài xế thôi thì, câu chuyện về các « khám phá » của tôi không thể hiện một lợi ích nào cả. Còn có những trường hợp trầm trọng hơn điều mà Boratto phạm phải rất nhiều.

        Năm 1935 trong cuộc chiến tại Ethiopie, Villa Torlonia thường trực được nối kết với Tổng hành dinh các lực lượng Ý bằng điện thoại. Như thế nhà tôi có thể theo dõi các cuộc hành quân bất cứ giờ nào, nhận các báo cáo và ban hành các mệnh lệnh.

        Một buổi tối, trong lúc ông đang nói, ông cảm thấy rõ rệt là có kẻ nào đang chen vào đường dây một cách lén lúỊ. Không nên quên rằng vào thời kỳ nầy những vụ nghe lén điện thoại chưa được hoàn thiện như bây giờ đâu. Vậy thì sự nghe lén vẫn tiếp tục khi nào cuộc đám thoại được tiếp tục. Tình trạng này xảy ra đều đặn đến nỗi một lần ông Duce phải giựt đứt dây điện thoại trong một cử chỉ giận dữ.

        «Thiệt hết nước nói rồi ! Tôi tự hỏi ai là kẻ cả gan đi nghe lén tôi như vậy chớ !» ông hét ầm lên giận dữ.

        Ông ra lệnh mở một cuộc điều tra, nhưng bí mật vẫn hoàn toàn bí mật.

        Lúc đó tôi quyết định can thiệp. Không nói gì với nhà tôi cả, tôi giao cho một hoặc hai nhân viên của tôi biết về điện, thoại mở các cuộc tìm kiếm. Không lâu : đường đây điện thoại của chúng tôi bị nghe lén do lệnh của Thống chế Badoglio, Tổng tư lệnh các lực lượng Ý tại Ethiopie. Nghĩa là do nơi một người mà về phương diện quân sự, nhà tôi đặt trọn niềm tin.

        Và điều quái gở nhất chính là ông Thống chế này còn nghe lén được các cuộc điện đàm của ông Duce ngay cả khi ông ta không còn làm tham mưu trưởng nữa. Phải nhờ đến tay Stroveglia, một trong các thám tử tư của tôi, can thiệp một lần nữa, trò chơi này mới chấm dứt.

        Vụ này làm tôi phải mất 5000 lires — một số tiền lớn vào thời đó — nhưng đường dây của Bađơglio giúp cho y nghe lén được đường dây của chúng tôi đã bị cắt bởi người của chúng tôi, vốn phải mua chuộc vài nhân viên của y. Bởi vì đang nói đến Bađoglio, tôi phải nói rằng tôi có thể nói đến ông ta hàng giờ: Tóm tắt, tôi nghĩ rằng ông ta là loại người điển hình không lùi bước trước bất cứ điều gì để thỏa mãn lòng khao khát danh vọng chức tước. Năm 1925, khi nhà tôi phong ông ta làm Tham mưu trưởng, rất nhiều người đã khuyên nhà tôi không nên thực hiện cuộc lựa chọn như thế. Theo họ, Badoglio là kẻ ít tin được. Trong Đệ I Thế chiến ông không làm cho ai chú ý đến vì các hành động ồn ào nhầt là tại Coporetto; ngoài ra ông ta còn là hội viên hội Tam Điểm và nổi danh là kẻ cho đến nay chỉ biết chăm lo lợi ích riêng của mình.

        Tuy nhiên ông Duce đã cho rằng một người nào đã đưa danh dự của mình ra để chấp nhận gánh vác trách nhiệm quan trọng thì không thể nào phản bội được. Vững tin ở nguyên tắc này, ông đã bỏ qua tất thảy mọi ý kiến liên quan đến Badoglio.

        Lẽ ra, tốt hơn nên theo các lời khuyên ấy, vì Badoglio đã có thì giờ phạm quá nhiều lầm lỗi trước khi ông Duce nhận thấy sự sai lầm của minh vào năm 1940. Trong số các «lầm lỗi» này, tôi chỉ kể lại, đã ghi nhớ, vụ luôn luôn trì hoãn không chịu tung ra các cuộc hành quân chống Pháp năm 1940 viện cớ là quân đội chưa sẵn sàng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2019, 12:02:50 pm »


        Nhưng có hai trường hợp trầm trọng hơn và nếu là ở các xứ khác sẽ đưa tác giả ít ra là ra trước tòa án quân sự : trước hết, Badoglio chẳng bao giờ cho ông Duce biết rõ tình trạng chính xác của quân đội Ý trước khi xứ sở chúng tôi tham chiến. Ông ta cũng không làm như thế nhân cuộc chiến tại Pháp lẫn trong cuộc chiến tại Hy lạp.

        Tôi biết rằng khó mà nêu lên các lời kết án trên ba mươi ba năm sau, lúc mà văn khố đã biến mất, ít ra cũng là một vài thứ tài liệu, và rằng cả hai nhân vật chính, nghĩa là Mussolini và Badoglio, đều không còn sống nữa. Nhưng bẵng cách cố lý luận sao cho hợp lẽ, tôi tự hỏi là nếu như Badoglio quả thật có cảnh giác ông Duce về sự thiếu chuẩn bị của quân đội và ông Duce chẳng đếm xỉa gì đến quan điểm của ông la, thì tại sao ông ta lại chấp nhận bảo chứng cho một quyết định có hậu quả nặng nề đến thế ?

        Badoglio, trong tư cách là Tổng tham mưu trưởng, lúc đó có thể từ chức hay yêu cầu sự trọng tài của nhà Vua, Tổng Tư lệnh tối cao quân lực. Tại sao ông ta đã không làm gì cả về việc đó ?

        Hơn thể nữa vả đây là trường hợp thứ hai : còn cách ngày nước Ý tham chiến ba tháng nữa, các cơ xưởng Fiat đã hoàn thiện một kiểu chiến xa trung bình 30 tấn. Trong lúc mà từ nhiều tuần qua cả thế giới đều đã khám phá ra rằng sức mạnh của quân lực Đức chính yếu là nằm trong loại binh chúng thiết giáp này, thì Badoglio đã ra lệnh giảm trọng tấn của chiến xa xuông còn 27 tấn. Các kỹ sư của Fiat phải một phen lao đao vất vả đến nỗi chẳng bao lâu sau kiều chiến xa 27 tấn cũng đã được sẵn sàng. Lúc, ấy vị Tham mưu trưởng làm gì ? Ông ta bắt buộc một sự biến cái mới: phải giảm thèm một lần nữa trọng tải từ 27 tấn xuông còn 24 tấn.

        Một sự xuẩn động như thế, cứ chấp nhận rằng chỉ có một mà thôi, cũng đủ làm cho tác giả của nó, tại một xứ khác, xứng đáng với ít ra cũng là hội đồng chiến tranh.

        Không những ông Badoglio không bị trừng phạt, nhưng ông ta còn tiếp tục đòi hỏi công danh và tài lộc. Cho đến một ngày, được sáng mắt ra, ông Duce cất chức ông ta trong trận chiến tại Hy Lạp.

        Để mở một dấu ngoặc, tôi chỉ xin kể lại rằng có một hôm, một điện tín viên bí mật trình nhà tôi bản sao một công điện của Tướng Ubaldo Soddu, Tổng Tư lệnh tại Albanie, báo động cho bộ Tổng tham mưu rằng tình hình ở đấy rất nguy ngập. Nhưng ông ta lại ghi rõ rằng trên công điện là chớ có báo cho ông Duce biết. Lập tức Ubaldo cũng bị cách chức ngay.

        Vì chúng ta đang nói đến sự phản bội, tôi có thể nói rằng nó được bắt đầu ngay từ khi nước Ý nhảy vào vòng chiến. Tôi mình xác điểm này vì ai cũng có thể tưởng tượng rằng trước các thất bại và viễn ảnh tai họa, các cấp lãnh đạo đều quay lưng đổi lòng. Điều đó không lấy gì làm đẹp lắm, nhưng rốt cuộc... Trong thực tế, các sự phản bội đã bắt đầu ngay từ đầu, ngay cả từ lúc nước Ý đang còn mạnh và Đồng minh của Ý là Đức đang chiến thắng hết trận này đến trận khác.

        Thế thì, phần tôi, tôi xin đặt một câu hỏi: Tại sao người ta không thử rứt khỏi Mussolini từ lúc ấy, nghĩa là từ năm 1940? Tại sao vua Victor Emmanuel III lại chấp thuận ký bản văn tuyên chiến với Anh và Pháp nếu như ông ta chống chiến tranh? Ông ta sợ gì? Bị lưu đày? Bị bắt giam? Bộ điều đó không thuộc về trách nhiệm của ông ta sao ?

        Sự thật còn đáng buồn hơn, đáng tởm hơn nhiều. Nhà vua, vài nhà lãnh đạo quân sự, vài lãnh tụ phát xít đã cùng một lúc đi hai ba hàng, lợi dụng Mussolini ngày nào ông còn hữu ích, nhưng vẫn đảm bảo mặt hậu để dự phòng cho tương lai, bằng cả cách phản bội nếu cần.

        Họ quên mất rằng trước khi tiêu diệt Mussolini, họ đã tiêu diệt chính binh sĩ Ý. Những thanh niên yêu đời, đặt niềm tin nơi họ và nghĩ rằng họ đã gục ngã, nạn nhân của địch, trong khi thực ra chính các người đồng bào của họ đã gây ra cái chết oan uổng của họ. Và có ai dám đến nói với tôi rằng các cá nhân ấy đã hành động vì lý tưởng đâu !

        Nếu có một kẻ ra lệnh cho họ chống lại phong trào phát xít, vậy tại sao họ không ám sát Mussolini. Điều này hữu hiệu hơn nhưng nguy hiểm hơn.

        Mưu toan độc nhất — có phải là một mà thôi không ? — đã được thực hiện nhằm chống lại nhà tôi. đã xảy ra tại Albanie năm 1941. Một hôm nhà tôi ra tiền tuyến để chứng kiến mọt cuộc tấn công của quân đội Ý vốn chưa bao giờ mở đầu cuộc tấn công cả. Trong khi xe ông chạy chầm chậm lên đĩnh một ngọn đồi nơi có đặt một vọng quan sát giúp ông theo dõi được diễn tiến của các cuộc hành quản, ông nghe một giọng nói của một người vùng Romagne nói với mình :

        «Đừng lên trên ấy, ông Duce ! Đừng đi ! Họ muốn ám sát ông ! Tôi nói bằng thổ ngữ để đừng ai nghe được ! »

        Benito kể lại với tôi rằng ông không chú ý đến lời cảnh giác, càng không chú ý vì không thể hủy bỏ cuộc tấn công. Do đó ông chỉ đành đưa mắt tìm kiếm nơi phát ra tiếng nói để bày tỏ sự hài lòng vì được nghe thổ ngữ ở Romagne, nhưng không một ai xuất đầu lộ diện hết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2019, 12:03:15 pm »


        Và nhà tôi vẫn đi đến vọng quan sát, dừng lại đó một lát, nhưng rời chỗ đó sớm hơn thời gian đã dự liệu vài phút. Vừa mới rời xa được một chút, một quả lựu đạn bay đến và nổ tung đúng ngay chỗ ông vừa đứng. Một mảnh đạn còn bay đúng cả vào chiếc ông dòm mà ông vừa để mắt vào lúc nãy. Ông đã mang nó về làm kỷ niệm.

        Liệu đã có phải là một sự tình cờ chăng ? Người lính đã đưa ra lời cảnh giác có lý chăng? Không bao giờ chúng tôi có thể biết được.

        Điều kinh khủng hơn cả, chính là kể từ một giai đoạn nào đó, Benito hoàn toàn ý thức rằng đã có các sự phản bội. Nhưng cho điều tra là việc vô ích, ông chẳng nhận được một kết quả nào. Chính bằng cách đó mà nhà tôi bị loại ra khỏi cuộc đua một cách không cưỡng lại được, bởi một sức mạnh vô hình. Trong thực tế, một vài lãnh tụ có ảnh hưởng của quân đội đã hành động hoặc bằng cách chống lại cái họ gọi là «cuộc chiến tranh của Mussolini», hoặc do lòng cuồng tín mù quáng, hoặc, đơn giản hơn, vì ông Duce đã muốn đụng chạm đến vài tập quán thiêng liêng có sức mạnh như luật lệ trong quân đội.

        Tôi còn nhớ một hôm, vào năm 1933, Benito và tôi đi một vòng trong khu gia cư của các sĩ quan cao cấp và nhà tôi ngẩn ngơ khám phá ra cách sử dụng các lính hầu của họ. Trong khi, thông thường, các lính hầu được dự liệu để phụ giúp họ trong khi thi hành nhiệm vụ, nhà tôi lại thay đám lính hầu được sử dụng bởi một vài sĩ quan cao cấp như là gia nhân : các binh sĩ khốn khổ « bị chọn lựa » để làm lính hầu này phải giúp bà chủ đi chợ, lau dọn sắp xếp nhà cửa, tắm rửa cho cô chiêu cậu ấm v.v...

        ông Duce đã làm ầm một trận ngoạn mục, duy chỉ có điều là kết quả tuyệt đối là con số không.

        Đôi khi, ông có giọng mỉa mai châm biếm khi nói đến các sự cố ý phá hoại ấy. Một hôm ông nói với tôi khi đề cập đến cuộc chiến tranh tại Abyssinie :

        « Chúng ta làm nhanh đến nỗi những tên phản bội không có cả thì giờ để bội phản... »

        Nhưng, phần nhiều, ông cảm thấy bị đụng chạm đau đớn bởi những gì ông khám phá ra.

        « Bây giờ, tôi có thể tin cậy vào ai đây ? » Ông than thở.

        Đến mức độ, khi mà các phúc trình đầu tiên của các cơ quan tình báo Ý báo động vào tháng 5 năm 1943 rằng một cuộc đổ bộ của Anh - Mỹ lên đảo Sicile có thể xảy ra trong mấy tháng sắp đến, thì ông Duce đã nói với tôi :

        « Tôi chắc chắn là họ sẽ không có thể đổ bộ được, trừ phi, ông nói thêm, tôi bị tất cả mọi người phản lại. Tôi vững tin nơi các binh sĩ, nhưng riêng phần một vài kẻ !...»

        Khốn thay đó chính là điều mà tôi lo sợ, vì tôi cũng vậy, tôi có những người đưa tin riêng, cảnh sát tư của tôi chỉ cung cấp các tin tức ngày càng, nguy hại.

        Chẳng hạn trong mùa đông 1942, một phòng vệ quân mang đến cho tôi một hỏa tiễn do một trong các cơ xưởng sản xuất vũ khí của Ý tại Terni chế tạo : bên trong hỏa tiễn không có thuốc súng, mà là mạt cưa.

        Một lần nữa nhà tôi lại ra lệnh mở cuộc điều tra. Những kểt quả hiển nhiên đã được ghi trên giấy trắng mực đen và các phúc trình đã được đệ lên bàn giấy của ông. Nhưng không ai còn có thể kiếm ra chúng nữa : chúng đã tan biến mất.

        Cũng như vậy tại Phi châu, không ai có thể giải thích tại sao các tàu chở dầu của Ý lại phát nổ ngay khi chúng vừa rời khỏi hải cảng. Riêng đối với dầu xăng mà rốt cuộc các đơn vị quân đội nhận được thì Thống chế Rommel than phiền không ngớt là đôi khi nó được pha với nước.

        Còn hơn thế nữa ; một hôm khi đến trung tâm thể thao mùa đông Terminillo, nơi mà đôi khi chúng tôi đến nghĩ ngơi, ông Duce đột ngột đến thăm viếng một căn cứ không quân nơi mà đáng lý ra phải có các phi đoàn chiến đấu được ghi trong các báo cáo của Bộ Tổng tham mưu. Ông ngơ ngẩn khám phá ra rằng thực tại hoàn toàn khác hẳn ; chẳng có chiếc máy bay nào.

        Người ta đã báo cáo cho ông những con số và để cầm giữ ông trong vòng sai lạc, một Tướng lãnh còn có cả ý tưởng di chuyển các phi đoàn chiến đấu từ căn cứ này đến căn cứ khác phù hợp với các cuộc thanh tra của ông. May thay ông đã thấy kịp thời. Tôi còn nhớ cơn giận của tôi đã đến mức khiến cho tôi phát bịnh trong mấy ngày liền.

        Tương tự như vậy một lần khác, ông Thứ trưởng Bộ Không quân được triệu dụng đến Rocea delle Carainate. Ông ta nhận được chỉ thị đến viếng thăm nhà máy Caproni là nơi đang sản xuất phi cơ. Nhà máy này nằm gần Predappio, để phát triển kinh tế trongvùng, điều nầy giúp, chúng tôi khám phá ra sự gian trá.

        Viên Thứ trưởng đi thanh tra, ghi nhận nhu cầu nguyên liệu, và hứa cung cấp đủ để sản xuất hàng trăm phi cơ. Ít lâu sau, nhà tôi qua thật được báo cáo là hàng trăm phi cơ kiểu mới nằv đã được trang bị.

        Tỏi khám phá mau lẹ ra rằng trong thực tế sổ nguyên liệu nhận được chỉ tương ứng với công cuộc trang bị hai chiếc phi cơ thôi. Tôi nói rõ là hai chiếc thôi, không hơn không kém.

        Tôi «thông báo» cho Benito cuộc khám phá «kỳ thú» này và tội phải thừa nhận rằng ít khi tôi thầy nhà tôi trong một tình trạng như vậy. Các sự trừng phạt nặng nề nhất đã được áp dụng, nhưng như tôi đã viết, phải thành lọc không biết bao nhiêu là cơ quan mới có thể tái tạo lại tình thế. Một lần nữa tôi lại có quyền nhận được một câu bình phẩm mà trước đây đã làm tôi rất hài lòng :

        « Chín mươi phần trăm, ông đã phải thừa nhận, là Mamma có lý».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2019, 12:03:34 pm »


        Điều càng khổ nhọc hơn nữa là bên cạnh các sự phản bội có chủ ý ấy lại còn có thêm sự thụ động của một số người, và ngay từ các cuộc bại trận đầu tiên, thói quen tội lỗi là không dám nói sự thật cho ông Duce, đến mức độ những kẻ nào có can đảm làm như thế lập tức đều bị nhận diện, bị gạt bỏ để ngăn không cho tái phạm. Một hôm, Vittorio, con trai tôi, sĩ quan không quân, đã về tìm gặp phụ thân. Trong nhiều chuyện khác, nó báo động là các máy nhận tín hiệu trên phi cơ đều không chạy.

        Cảc phi công phải ra hiệu cho nhau bằng tay, điều này không phải là việc dễ dàng lúc đang chiến đấu.

        Benito triệu dụng viên Thứ Trưởng Bộ Không quân và không biết bao nhiêu là Tướng lãnh, đến yêu cầu giải thích. Họ có câu giải thích: các máy vô tuyến chạy rất tốt... Rõ là đưa đầu húc vào tường.

        Tôi còn đặt cả các câu hỏi về cái chết của Bruno, con chúng tôi. Ngày 7 tháng 8 năm 1941, chiếc phi cơ của nó (một chiếc 4 động cơ) đà rơi tan nát xuống đất ngay ven lề phi đạo thuộc phi trường Pise vì một lý do vẫn chưa hề được giải thích. Bruno là một phi công lão luyện, đã có một tổng số giờ bay rất lớn. Ngay trong phút chót, nó còn cố tránh được các khu vực đông dân cư với một chiếc phi cư lúc ấy đã mất điều khiến.

        Người ta không thể bắt tôi từ bỏ ý tưởng, theo đó Bruno vốn cũng đã có khả năng khám phá không ít sự việc và đã nói với thân phụ, nên đã phải trả giá cho sự sáng suốt của mình. Người ta có xác định ngược lại cũng vô ích, tôi đã từng là nhân chứng của quá nhiều điều xấu xa ô nhục nên không thể nào tin rằng đó là một tai nạn cả ! Cũng hoàn toàn giống như không phải vì tình cờ mà ba trong số các thiết giáp hạm đẹp nhất của Hải quân Ý, chiếc Duilo, Cavour và Littorio đã bị bom Anh đánh chìm ngay tại hải cảng Tarente vào tháng 11 năm 1940. Bốn tháng sau khi Ý nhảy vào vòng chiến.

        Và còn nữa, các tiềm thủy đỉnh bị đánh chìm ngay khi vừa rời căn cứ là có ý nghĩa gì ?

        « Nếu không có bội phản, không thể nào đạt được các kết quả như vậy», ôngDuce đã phai thừa nhận như thế. Ngay cả trong thời kỳ ấy nghĩa là năm 1940, bọn âm mưu đã bắt đầu hành động rồi ! Vì vậy, trái với điều nhà tôi hy vọng, tôi có những âu lo về cơ may đẩy lùi được cuộc đổ bộ tại Sicile. Nhưng chính cá nhân tôi, dầu nổi tiếng bi quan, tôi không bao giờ nghĩ rằng cuộc chống cự của Ý trong vùng này sẽ yếu kém đến thế.

        Khi Đô đốc Pavesi, tư lệnh pháo đài Panlelleria đã ầm ĩ xin với Bộ Tổng tư lệnh tối cao Quân lực Ý, nghĩa là với ông Duce, cho đầu hàng bởi vì — ông ta xác nhận — trên đảo không còn một giọt nước và ông đang ở trong một tình trạng không thể làm gì khác hơn được, thì nhà tôi tỏ ra hết sức nghi ngờ. Tuy nhiên ông cũng cho phép Pavesi đầu hàng vì mối lo cứu vớt mạng sống binh sĩ.

        Chì vài ngày sau, một hôm tôi thấy ông trở về nhà, với vẻ phẫn nộ hết sức. Ông cầm một xấp giấy trong tay mà ông vất lên bàn làm việc và nói với tôi :

        « Bà đọc đi, Rachele ! Đây là các điện văn của người Anh mà các cơ quan tình báo của chúng ta đã nghe được. Cái lão Đô đốc Pasevi này có thể bảo rằng y đã xoay trở rất tuyệt diệu ! Y không hề mất một người. Y chỉ có tuột quần ra đầu hàng thôi ! Chính người Anh đã nói điều đó.»

        Khốn nạn thay đó chính là sự thật ! Trong các điện văn này, người Anh báo cáo cho Bộ tham mưu của họ rằng căn cứ Pantèlỉeria đã đầu hàng mà không bị tồn thất một binh sĩ nào. Cũng giống như Augusta, căn cứ hải quân siêu pháo đài mà viên sĩ quan chỉ huy không hề cho bắn được lấy một phát súng. Ngay từ khi trông thấy địch quân, y đã cho phá nổ các vũ khí của mình và mở cửa để đón họ vào.

        Vì vậy, liệu tôi có thể trả lời cái gì cho người sĩ quan Mỹ đã hỏi tôi vào tháng 4 năm 1945, khi mà mọi sự đã hết rồi và khi tôi đang ở trong một trại tập trung :

        « Thưa bà, làm sao bà có thể giải thích được là hàng triệu người Ý đã tôn thờ Mussolini trong hai muơi năm lại có thể trở mặt đến như vậy ?»,

        Liệu tôi có thể trả lời rằng dân tộc Ý không cố trở mặt và không có bội phản không. Lúc nước tôi nhảy vào vòng chiến, các quân nhân đã làm bổn phận của họ với sự say mê nồng nhiệt. Trong những giờ phút thất bại và hy sinh, dân chúng Ý đã chứng tỏ biết quên mình và lòng can đảm vô biên. Thái độ của dân chúng cũng không có gì đáng trách ngay cả khi đòi hỏi hòa bình năm 1943.

        Vậy thì dân tộc Ý đã không dính líu gì đến sự sụp đổ của Mussolini. Cũng chẳng phải là do các người chống phát xít như họ vẫn lạm xưng ồn ào sau khi sự việc xảy ra.

        Nhưng tôi vẫn không thể nào xác nhận với người sĩ quan này vốn là kẻ thù của chúng tôi rằng chế độ phát xít tự hủy diệt lấy nó; rằng vài lãnh tu cao cấp đã yếu đi vì sợ cho tương lai hay vì quá tham vọng. Kể từ 1943 trong khung cảnh một chiến dịch tuyên truyền được kết hợp chặt chẽ, người ta đã làm ra vẻ rằng sự trở mặt của vài lãnh tụ cao cấp ấy là nhắm vào Mussolini!

        Sai, bởi vì ngay cả trong số những người đã bỏ phiếu chống lại nhà tôi trong Đại hội Đồng phát xít nhóm họp trước khi ông bị loại ra khỏi chính quyền, có rất nhiều lãnh tụ phát xít mặc dầu vẫn muốn hòa bình, đã tỏ ra không mong muốn thấy ông Duce ra đi.

        Nhưng tôi chưa có thể nói được tất cả những điều đó. Vì thế tôi chỉ trả lời câu hỏi của ông ta bằng một sự im lặng và bằng cách nhún vai.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2019, 12:05:32 pm »


19

NHÀ ĐỘC TÀI KHÔNG MẶT NẠ

        Một hôm trong thời kỳ đệ ii thể chiến, tại Roccadelle Caminate — tôi cảm thấy bị bắt buộc phải nói rõ thời kỳ này bởi vì tôi biết rõ nó quá — tôi đã từng là nguồn gốc của một vụ tai tiếng xấu hổ.

        Tôi đã len lỏi vào đảng sau vài chức sắc phát xít mà nhà tôi tiếp trong văn phòng của ông. Đến lượt ông Duce bước vào phòng, như thường lệ, họ chào ông, tay dang thẳng, miệng la :

        «Xin nghe lệnh, Duce !»

        Lúc ấy, từ trong góc, lập tực tôi làm nên tiếng vang bằng cách để buột miệng:

        «Phải ! để phản lại ông !»

        Sau đó tôi đã làm gì! Nhưng Benito cũng cứ vẫn tiếp tục yêu cầu tôi đừng bỏ đi khi ông phải thảo luận với một trong các nhân vật sáng chói ấy.

        Và tôi ngồi xuống một chiếc ghế dài bọc đệm đặt dưới mỗi cửa sổ trong phòng khách và im lặng lắng nghe cuộc nói chuyện.

        Đấy cũng là trường hợp vẫn tại Rocca delle Caminate, trong một cuộc tiếp xúc giữa ông Duce và viên Tổng trưởng Canh nông thời đó.

        Ông này đến nhà với những tờ giấy đầy những con số và các đồ biểu để chứng minh với nhà tôi cấp khoản lúa mì mà ông ta muốn ấn định cho mỗi một nông dàn được hưởng.

        Chúng tôi đang ở trong thời kỳ chiến tranh, đừng quên điều đó, và các hạn chế phải được đặt ra cho thị dân cũng như cho dân chúng tại nông thôn.

        Ống ta nói rất lâu và giải thích rằng ông ước tính là cấp khoản này phải được giới hạn ở số 100 kí lô lúa mì cho mỗi đầu người lớn và 50 cho mỗi trẻ con.

        «Bà là người biết rõ vấn đề này, Benito lúc ấy hỏi tôi, bà nghĩ sao?».

        Mấy phút trước đó. một trong số các tình báo viên của tôi đến kiếm tôi để thông báo rằng ông Tổng trưởng này đã đến Forli bằng một toa xe đặc biệt với một đầu bếp riêng và một số lượng bánh bích qui khá lớn dành riêng. Trong thời kỳ thắt lưng buộc bụng, cảnh tượng ấy thật không kém phần gai mắt !

        Vì thế, ngay cả các lời nói đầu tiên, tôi nhìn thẳng vào mắt víên Tổng trưởng và nói với ông ta :

        «Đối với ông, 100 kí lô lúa mì còn nhiều quá là đằng khác, bởi vì ông đâu có cần bánh mì. ông đã có bánh bích qui ! Nhưng ông có biết rằng đối với nông dân bánh mi là tất cả không ? Dân tại Romagne hôn bánh mì trước khi dọn chúng lên bàn. Tại thôn quê, trẻ con ăn bánh mì gấp đôi người lớn bởi vì chúng luôn luôn đói.»

        Va quay sang nói với ông Duce, tôi kết luận bằng cách đòi hỏi 150 kí lô lúa mì cho người lớn và 200 kỉ cho trẻ con.

        Ngồi đàng sau bàn giấy, ông chấp thuận bằng cách gật đầu trong khi đó viên Tổng Trưởng, đột ngột như bị ngồi trên bàn chông, cũng chấp thuận bật cứ cái gì. Ông ta chỉ có một điều vội vã : ra đi. Chính vì nhờ bánh bích qui của ông ta và các tình bảo viên của tôi như thế, mà nông dân Ý có thêm được một chút lúa mì trong thời kỳ chiến tranh.

        Tuy nhiên, tôi chỉ có thể hoàn tất được các thành quả như thế tại Rỏcca delle Caminate mà thôi, vì, tại La mã, tôi không có thói quen đến Điện Palazzo Venezia. Không khí hoàn toàn khác biệt tại thủ đô, trong khi mà tại Romagne ngay cả các công việc Quốc gia cũng đã được giải quyết một cách ít có vẻ nghi lễ.

        Dầu vậy, không phải vì thế mà tôi từ bỏ sứ mạng đã được giao phó, nghĩa là canh chừng các động tác của vài chức sắc và công chức cao cap nhằm ru ngủ ông Duce.

        Mặt khác, các cuộc phiêu lưu như vụ ông Tổng trưởng Canh nông rồi ra cũng được mọi người biết cả, và càng ngày càng có nhiều người hơn đến nói với tôi để xin giải quyết một vài việc bất công...

        Điều này đôi khi tượng trưng cho một mối nguy hiểm vì không có gì lừa gạt ta nhiều cho bằng cái «người ta nói rằng)). Trong mười tin tức được đưa đến cho tôi, một hay hai là có căn cứ vững chắc, đôi khi không có tin nào như thế cả. Tòi phải hết sức cẩn thận, nhất là sau khi một lời lên án đến tai ông Duce mà sau đó lại không chứng minh được thì sẽ bị quật lại cấp kỳ.

        Tôi bắt buộc phải kiểm soát lại tỉ mỉ, nhất là trong thời kỳ này, và khi thấy sự việc đã có tính cách nghiêm chỉnh, tôi không ngần ngại đích thân, đi đến tại chỗ.

        Đấy là điều tôi đã làm khi người ta bảo với tôi rằng có một nhân vật đã cho xây mặt tiền của cái chuồng bò nhà ông giống với cái biệt thự của ông Duce tại Riccione. Thật khó mà tin một chuyện chướng đời ngu ngốc như vậv có thể là sự thật. Tuy nhiên tôi vẫn kiểm chứng : quả đúng như vậy thật.

        Một hôm người ta bảo cho tôi biết một ông Tổng trưởng đã cho lót đá con đường đưa đến nhà ông và còn cho dựng cả tượng mình tại công viên của làng ông ta. Lúc ấy tôi thấy giận quá. Tôi không thể chấp nhận rằng các nhân vật giữ trọng trách đối với nhân dân lại có thể có tác phong như thế. Một sự khoe khoang như vậy làm tôi giận điên lên, nhất là khi mà nhà tôi từ chối ngay cả việc cho tráng nhựa phần con đường đưa đến Villa Garpena. Và đoạn đường ấy chỉ có một cây số.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2019, 12:05:59 pm »


        Vậy thì tôi đến xem xét tại chỗ, và khám phả ra rằng tẩt cả những gì người ta báo cáo cho tôi đều rất đúng với sự thật. Sự việc không được kéo dài thêm, tôi đoán chắc với quí vì như thế.

        Sự việc cũng không kéo dài hơn khi tôi được biết rằng một bí thư của nhà tôi đã xây cất một biệt thự tráng lệ tại Rocca di Papa, vùng phụ cận La mã. Thời đó người ta đã đồn rằng chính Mussolini đã tặng cho Clara Petacci biệt thự ấy, nhưng may thay cái tin đồn — vã lại sai lầm — ấy đã không đến tai tôi. Do đó chủ nhân ông của ngôi nhà xa hoa này theo tôi vẫn là viên bí thư. Nhưng phải có bằng chứng rằng ngồi nhà thuộc về y.

        Tôi mang theo bà hầu phòng, Irma và một trong các cảnh sát viên tư của tôi đến tại chỗ để kiềm soát tin đồn đại. Công trường xây cất quả có thật, tôi liền nói với ông Duce và lập tức ông bắt người bí thư giải thích. Người này đưa tay thể thốt rằng tin đồn ấy sai và để chứng minh cho thiện chỉ, anh ta đưa ra một tấm ảnh một ngôi nhà khiêm nhường ở thôn quê, nhà anh ta. Quyết tâm tìm hiểu thêm, tôi liền cãi trang thành nông dân và trở lại ngôi biệt thự đang được xây cất.

        Giả vờ là một góa phụ gánh nặng sáu con nhỏ phải nuôi, tôi kể lại cho người gác cổng là tôi đang đi kiếm việc. Trong khi chuyện trò, tôi sưu tầm tin tức về chủ nhân của kiến trúc, biểu lộ lòng ngưỡng mộ cũng nhiều như sự phẫn nộ trước các vật dụng đắt tiền đến thế, Romano đi theo tôi quay phim cảnh này. Vả chăng tôi còn giữ mọi tài liệu.

        Và một tuần lễ sau, tôi đề nghị Benito xem một cuốn phim ngắn do các con ông thực hiện. Mánh lới chúng tôi tảc động rất hay, và nhà tôi theo tôi vào phòng khách, sẵn sàng chiêm ngưỡng tác phẩm của các con. Để mở một dấu ngoặc, chúng tôi tôn trọng sư thật đến mức tôi xuất hiện trong phim với y phục nông dân và đang nói chuyện với người gác công.

        Benito không hết ngạc nhiên. Thật ra tôi không rõ là ông kinh ngạc vì khám phá ra sự dối trá của viên bí thư của mình hay là vì các kỹ thuật điều tra của tôi.

        Trước các chứng cớ như vậy, ông lại yêu cầu viên bí thư giãi minh bạch vấn đề, lần này ông ta nói đại với nhà tôi rằng vợ ông ta vừa thừa hưởng một gia tài... Nhà tôi lập tức xa lánh người này.

        Chính sau các cuộc điều tra như vậy mà Bocchini, Tổng Giám đốc cảnh sát, một hôm đã nói với tôi :

        «Nếu Bà không phải là vợ ông Duce, tôi sẽ tuyển dụng Bà, bởi vì những thám tử tài ba như bà thật hiếm có.»

        Riêng về phần Romano thì có quan điểm khác hẳn ; khi thấy thân phụ thường tha thứ hơn là trừng phạt, nó tuyên bố với sự tự nhiên của trẻ con ;

        «Ta làm một cuộc đảo chánh đi má ! Và má lên làm nhà độc tài ! »

        Trước khi tiếp tục, tôi cần hiệu chính một điểm : Có người sẽ la lên rằng tôi thật bất nhã và đáng trách khi trình bày những câu chuyện như thế ; những người khác thì lại cho rằng tôi đã nói quá và cố tâm làm cho Benito Mussolini thành một con người thật tốt, bị mọi người lừa dối, thỉnh thoảng bị vợ giật dây dụi và bị Hitler xỏ mũi.

        Chấp nhận mối nguy có thể bị coi là nói lảm nhảm hoài, tôi lặp lại một lần nữa rằng, tôi không có ý định làm như thế. Cho đến nay các sách vở viết về ông Duce đều chống đối hoặc ủng hộ. Không bao giờ chúng có tính cách khách quan cả.

        Thế mà từ ngày tôi biết ông cho đến khi ông nói lời vĩnh biệt tôi qua điện thoại, nghĩa 45 năm sau, Mussolini không bao giờ lại không phải là một con người theo nghĩa đen của danh từ: một người với những sai lầm và những đức tốt của mình.

        Nói rằng Mussolini đã bị giết bởi vì ông ta là đồng minh của Hitler, hay xác nhận rằng ông đã chịu một số phận xứng đáng với những bạo chúa, hay kết án ông đủ thứ tội lỗi trên trải đất nay thì quá dễ.

        Tỏi không muốn ông trở nên vĩ đại nhờ cuốn sách này. Tôi chỉ mong ước rằng ông tìm lại được kích thước thật sự của ông, khuôn mặt thật sự của ông. Và bởi vì chúng ta đang làm như thế, cho nên trách nhà tôi là đã tha thứ cho những «kẻ trung thành)) với ông là điều rất đúng. Tôi cũng đã từng bất bình với ông về các chuvện đó.

        Nhưng người, ta có biết rằng người đã ám sát ông ngày 28 tháng tư năm 1945 lại là kẻ đã được nhà tôi, Mussolini, cứu sống hay ít ra cũng đưọc nhà tôi trả tự do?

        Walter Audisio rêu rao khắp nơi rằng y đã thi hành công lý, khi nấp dưới bi danh là Đại Tá Valerio, y đã sát hại Benito Mussolini, như người ta hạ một con vật, dọc theo một bức tường.

        Tại sao y không kể lại bằng cách nào, y đã tìm thấy lại được tự do khi bị bắt và bị giam giữ vì lý do là đảng viên Cộng sản năm 1934?
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM