Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:21:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ mặt thật Nhà độc tài phát xít Mussolini  (Đọc 14421 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2019, 10:19:29 pm »


        «Cái ông Taylor buồn cười ấy đã về kể lại cho Roosevelt biết là dân Ý đã chán ngán chiến tranh và chỉ cần gia tăng thêm cường độ oanh tạc là đủ bẻ gảy cuộc đề kháng của họ. Thế thì, anh nói cho những kẻ ở Vatican biết rõ rằng, cứ thỏa ước hay không thỏa ước, nếu tên Myron Taylor còn đặt lại chân lên đất Ý, tôi bắt nhốt y ngay lập tức. »

        Không cần phải nói thêm là Taylor không bao giờ trở lại Ý ; ít ra là khi nhà tôi còn cầm quyền...

        Tôi thường hay tự hỏi tại sao ông Duce lại cho phép Đại sứ các nước đang có chiến tranh với Ý, đi dạo thong thả tại La mã. Trước hết, họ không đi khắp thủ đô mà chỉ trong vòng Tòa Thảnh Vatican. Hơn nữa nếu họ không thể rời khỏi Tòa Thảnh thì nhiều người có thể xâm nhập vào đó. Nhà tôi biết nhưng để vậy vì ông không thể làm gì khác : điều đó có thể gây ra một cuộc khủng hoảng. Ngoài ra ông cũng không phải không biết là Vatican đang chứa chấp nhiều người Do Thái và nhiều nhân vật quan trọng muốn thoát khỏi tay người Đức. ông thích họ cứ ở đấy hơn là trên đất Ý vì điều này chỉ làm căng thẳng thêm những tương quan với người Đức vốn đã rất căng thẳng vì lẽ nhà tôi không tỏ vẽ sốt sắng lắm trong chính sách ngược đãi chủng tộc.

        Và lý do thứ ba, là trong thực tế không thể nào ngăn chặn được đại sứ các nước thù nghịch đi qua lãnh thổ La mã : kể từ ngày 11 tháng 2 năm 1929 thỏa ước Latran đảm bảo cho Vatican qui chế một Quốc gia độc lập đối với Ý. Ngay cả trường hợp lãnh thổ Vatican nằm ngay trong lãnh thổ Ý về mặt địa dư, Vatican được hoàn toàn tự do thiết lập liên lạc ngoại giao với bất cứ nước nào. Ngay cả chính phủ Ý cũng có đại sứ của mình cạnh Tòa Thánh, vả lại vị đại sứ đầu tiên là một người trong « tứ đầu chế », Cesare De Vecchi. Ông Duce đã bổ nhiệm ông này vào chức vụ ấy để cho thấy rằng đối với ông sự liên lạc giữa hai Quốc gia có một tầm quan trọng đặc biệt. Vậy thì không thể có vấn đề cấm các đại sứ đến nơi đặt nhiệm sở của họ.

        Tỏi biết rằng các điều giải thích trên đây có vẻ ấu trĩ, vô ích đối với các chuyên gia, nhưng có biết bao nhiêu người không hay biết gì về tình thế đặc biệt giữa chính phủ Ý và Tòa Thánh Vatican. Một đàng thì không thể đi xa quá vì không thể xen vào vai trò tinh thần của Giáo hội, đàng khác, lại phải có — và đã có — các chi nhánh tại tất cả mọi xứ cũng vì chính lý do tinh thần này, lý do mà chính phủ của ông Duce không chống đối được vì ông đã đích thân đảm bảo rằng Công giáo là tôn giáo của nước Ý.

        Vả chăng tôi cần minh xác rằng chẳng bao giờ Mussolini tìm cách tiếp xúc với các Quốc gia thù nghịch qua trung gian các đại sứ tại Tòa Thánh, bởi vì ông quan niệm Tòa Thánh không thể đóng vai trò gì khác hơn là vai trò nhân đạo.

        Chính vì theo đường lối này mà ông chấp nhận nói chuyện với Ủy ban Giải phóng Quốc gia, vào tháng 4 năm 1945, qua trung gian của Đức Hồng Ý Schuster, Tổng giám mục Milan, để nhường cho đảng xã hội Ý quyền hành do Nền Cộng hòa xã hội nắm giữ. Một kế hoạch đầu tiêu theo chiều hướng ấy đã bị Sandro Pertini, hiện nay là chủ tịch Hạ nghị viện, và vào thời đó là thành viên của ủy ban Giải phỏng Quốc gia gạt bỏ.

        Trong trí nhà tôi, vấn đề là cần cứu hàng ngàn sinh mạng vì mọi chuyện đã hết, và là tìm cho nền Cộng hòa xã hội một lối thoát hợp pháp. Ông không làm thế cho mạng sống của ông, bởi vì ông không bao giờ chấp nhận để bị Đồng minh bắt sống.

        «Không bao giờ tôi chịu đi đến Tour de Londres hoặc đến Madison Square Garden, nơi mà người Anh và người Mỹ sẽ trưng bày tôi như một con quái vật sau khi bắt được tôi, ông đã từng nói với tôi. Điều đó ư, không bao giờ ! »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2019, 07:47:21 am »


        Nhưng hãy trở lai với cuộc tiếp xúc với Hồng y Schuster.

        Câu chuyện gặp gỡ này ai cũng rõ cả : Trong một phòng khách của Tòa Tổng Giám mục Milan, đức Hồng y và nhà tôi ngồi trên một chiếc ghế bành dài, trước mặt, một bên là đại diện của ủy ban Giải phóng Quốc gia, trong số đó có Cadorna, con trai một tướng lãnh thời Đệ I Thế Chiến, người từng ủng hộ hết mình Mussolini khi ông lập chính phủ đầu tiên, và Marazza. Bên kia là các đại biểu phát xít đi theo ông Duce trong số đó có Thống chế Graziani, Tổng Trưởng Quốc phòng của chính phủ Cộng hòa xã hội. Các thương thuyết gia đã bắt đầu và thống chế Graziani đang giải thích là không thể nào ký hiệp ưởc đầu hàng vô điều kiện về quân sự mà ủy ban Giải phóng Quốc gia đòi hỏi, thì viên thị trưởng Milan, Ugo Bassi, vừa bước vào, thì thầm với ông rằng ông ta nghe chính miệng cha Bicchierai, bí thư của Đức Hồng Ý, nói rằng người Đức đã thương lượng cuộc đầu hàng từ hai tháng nay và rằng Tướng Wolff đã chờ sẵn tại một phòng khác để ký kết.

        Lập tức nhà tôi ngưng phiên họp và nói rằng ông đã bị phản bội bởi cả người Đức lẫn Đức Hồng y Schuster :

        «Đày là một vu 25 tháng 7 mới; và còn trầm trọng hơn ! ông hét lớn. Người Đức đã trả miếng ngày 8 tháng 9 năm 1943, lại chúng ta.»

        Một cách dại dột, ông đứng ra nhận việc ký kết đình chiến của Badoglio với Đồng minh là của mình. Trong đầu óc ông, ngay cả nếu ông đã cho bắt ông ta, Badoglio vẫn là người lãnh đạo chính phủ hợp pháp của Ý.

        Cũng chính Hồng y Schuster hai mươi ngày trước đó đã nói với Vittorio :

        «Ông thân anh gần như luôn luôn được phò tá rất dở, nhưng tên ông sẽ khắc sâu vào lịch sử của Ý. Với sự hòa giải, ông không những chỉ lấp đầy được chiếc hố phân cách giữa nước Ý và Tòa thánh, mà còn giải quyết dứt khoát vấn đề quyền hành thế tục của Giáo hội La mã đã kéo dài từ năm 754 cho đến ngày nay. Chức quyền Giáo hoàng, Schuster nói thèm, đã chinh phục trở lại, với thỏa ước Latran, quyền tự do vươn mãi lên cao trong tâm trí. Không một ai có thể tước đoạt của Benito sự xứng đáng phi thường ấy.»

        Thế thì tại sao ông ta lại không cho nhà tôi biết người Đức đầu hàng trong khi không còn hy vọng gì nữa cả ? Ông ta có thể làm như thế bằng cách chỉ cần nhớ lại những gì mà ông Duce đã làm cho Giáo hội, và điều này cũng không làm thay đổi tình thế chút nào.

        Tôi tin rằng ngoài vai trò nhân đạo phải là của ông ta, Hồng y Schuster đã chọn lựa phe của ông : phe Đồng minh. Các dân quân kháng chiến là những kẻ thắng trận, phải đứng về phía họ và giao Mussolini cho họ. Đấy là điếu ông Duce không chấp nhận, ông Duce lại càng khó chịu hơn khi, Hồng y Schuster nghe mà không có phản ứng gì về các lời nói của Graziani, về việc không thể ký kết đầu hàng quân sự mà không tham khảo với người Đức. Ông nghĩ rằng trong thực tế điều này không thể nào được biết.

        Cách đây vài năm tôi còn nhớ đã nói với một luật sư người Pháp, ông Jacques Isorni, người mà tôi rất quí trọng, rằng chắc quỷ phải ăn thịt Hồng y Schuster khi ông ta chết và rằng nếu một ngày nào đó tôi được biết ông ta được phong Thánh, chính đích thân tôi sẽ đến đặt một trái bom tại Vatican. Giờ đây tôi không còn ở lứa tuổi để làm chuyện ấy nữa và rốt cuộc tôi cũng đã tìm được sự bình tâm. Nhưng tôi không thể tự ngăn mình cảm thấy một đôi niềm cay đắng mỗi khi nghĩ rằng nhà tôi đã phục vụ Giáo hội biết bao nhiêu — tôi không ngần ngại lập lại điều đó —  thế mà đã bị nằm trong một chiếc thùng trong mười hai năm trời — tôi nói rõ là một chiếc thùng — không một nghi thức Công giáo và rằng, kể từ ngày ông được chôn cất cạnh những người trong gia đình tại nghĩa trang San Cassiano ở Predappio tôi được biết có nhiều Linh mục không bao giờ muốn dâng thánh lễ để cầu cho linh hồn ông được an nghỉ. Quả thật họ đã từng là tuyến úy của bọn dân quân du kích Cộng sản.

        Tòi cũng không thể tự ngăn mình cảm thấy một nỗi buồn phiền sâu xa khi nghĩ lại hai câu chuyện trong đời tôi, hai câu chuyện cách nhau đến cả ba mươi năm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2019, 10:31:58 pm »

           

Mussolini trong những ngày cuối cùng (1945)

        Câu chuyện đầu tiên xảy ra tại một tu viện ở Predappio vào thời kỳ ông Du-ce ở trên tột đỉnh vinh quang. Một hôm ngồi đàng sau một chiếc xe gắn máy do một nhân viên an ninh của tôi lái, tôi chạy vào trong tu viện này để xin tu sĩ bề trên tiếp đón các nông dân dưới thung lũng Rabbi, vì nhà cửa của họ bị nước sông dâng cao tàn phá. Chính đích thân tôi đã tạo dựng lại và nới rộng tu viện này, nhưng tu sĩ bề trên không biết mặt tôi.

        Ông ta hấp tấp chạy ra trước đầu xe và la lớn:

        «Đi ra ! đi ra lập tức ! Đàn bà không có quyền vô đây ! »

        Chúng tôi đã cố hết sức giải thích với ông ta tôi là ai, tại sao tôi đến đây, ông ta chẳng muốn nghe gì cả.

        Sau cùng để tống khử tôi, ông ta nói :

        «Vậy thì bà cử viết thư cho Đức Giáo Hoàng, Ngài sẽ chấp thuận cho bà sử dụng tu viện này...» 

        Cơn «rabbia» (cơn giận) tràn đầy, tôi đứng sững ở đây và nói tạt vào mặt ông ta :

        «Hay, hay lắm ! Tôi sẽ làm chuyện đó, để rồi sẽ thấy ! »

        Vẫn trên chiếc xe gắn máy tôi chạy đến nhà bưu điện trung ương tại Forli và từ đó tôi gọi điện thoại cho ông Duce ở La mã. Tôi giải thích tình hình với ông và ông trả lời là sẽ lập tức làm những gì tôi cần.

        Hai giờ sau, tu sĩ bề trên, vẻ kinh hoàng, vội đặt tu viện thuộc quyền sử dụng của các nông dân lâm nạn...

        Chinh trong năm 1959 hay 1960 gì đó, tôi trải qua câu chuyện thứ hai. Tôi muốn đến Vatican để gặp Giáo hoàng Jean XXIII. Tôi biết các anh em của ông và họ nói ông tối đến mức nào. Họ kể lại với tôi ngoài các chuyện khác, rằng Jean XXI11 rất đau khổ vì trở thành Giáo hoàng, vì không còn có thể uống thứ rượu ngon mà ông thích nữa, vì không còn có thể đi ra ngoài tự do nữa, tóm tắt, vì cảm thấy như là tù nhàn. Lúc đó trong trí tôi xuất hiện hình ảnh một tu sĩ hoàn toàn khác biệt với các tu sĩ khác, và là người mà tôi có thể giải bày tấm lòng và cũng có thể xưng tội được nữa. Tôi muốn đến trong tư cách là quả phụ của Mussolini, như một phụ nữ có nhiều bí mật cần phơi bày và chỉ có thể làm như vậy với một Giáo hoàng vì, ngoài tư cách là người lãnh đạo Giáo hội, ông cũng là một Quốc trưởng nữa, do đó có thể hiểu tầm mức quan trọng của một vài lời nói vào và điều bí mật

        Tôi lại càng tin tưởng là sẽ được tiếp vì sau cái chết của nhà tôi, tôi có trao đối điện tín đều đặn với Tòa Thánh nhàn dịp kỷ niệm ngày ký kết thỏa ước La tran.

        Tôi đã sửa soạn cho cuộc viếng thăm này một chiếc áo đen đẹp và một chiếc khăn trùm đầu cũng, mau đen mà tôi được tặng nhân một chuyển thăm viếng Tây ban Nha lúc trước, và là chiếc khăn tôi sẽ mang sau này khi được chôn cất. Tuy nhiên một hôm có một Giám mục đến gặp tôi, với vẻ rất ngượng ngùng, ông ta giải thích với tôi rằng, Đức Thánh cha không thể tiếp đón tôi bởi vì «về phương, diện chính trị đó là việc không thể làm được»,

        Tôi ngẩn ngơ. Là người không bao giờ sử dụng tên nhà tôi lẫn quyền lực của ông để trục lợi cho tôi hay trong quyền lợi của người khác nếu không phải là để làm điều phải, thế thì làm sao mà Đức Giáo Hoàng lại có thể tưởng tượng được rằng mười lăm năm sau cái chết của nhà tôi, vợ ông lại có thể tìm kiếm hư vinh từ một cuộc tiếp xúc tại Vatican vì lý do chính trị hay các lý do khác. Người ta vẫn luôn luôn xác nhận với tôi rằng Tòa Thánh không làm chính trị, giờ đây tôi mời chịu tin điều đó là đúng ! Trước kia, chỉ cần một cú điện thoại, các cửa mở toang ; sau này, cũng các cảnh cửa ấy lại đóng kín mít...


Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2019, 11:49:07 am »

   
13
     
MUSSOLINI VÀ HITLER

        Khi chiều hướng của các biến cố đã thay đổi trong Đệ II Thế Chiến, người ta vội vàng, tại Ý cũng như tại ngoại quốc, trách cứ Mussolini vì đã liên minh với Hitler. Thật là tiện lợi, nhưng, với những kẻ ái quốc giả tạo này, những kẻ chuyên ca bài ca chiến thắng sau khi nguy hiểm đã đi qua, cũng như với các lãnh tụ chính trị, quân sự ngoại quốc, tôi chỉ đặt một câu hỏi: tại sao người ta đã không xét xử Mussolini nơi công cộng như người ta đã muốn làm thế đối với Hitler ? Đồng minh đã có Mussolini trong tay vì các dân quân kháng chiến Ý đã bắt được ông. Hồi kết cuộc của chiến tranh không còn nghi ngờ gì nữa. Lẽ ra đó phải là một hồi chung cuộc cực kỳ ngoạn mục của đảng phát xít trong phạm vi mà nhà tôi để cho những kẻ chiến thắng xét xử.

        Thay vì như thế người ta đã làm gì ? Người ta đã muốn thanh toán Mussolini hơn. Tại sao có cuộc ám sát lẻn lút và bí mật này ? Bởi vì người ta không muốn cho ông cơ hội để giải thích, để tiết lộ các tài liệu mà ông có, và có dính líu đến vô số đối thủ của ông tại Ý và những kẻ thù của ông ở ngoại quốc.

        Nếu biết rằng ngày nào mà tình bạn giữa Mussolini và Hitler còn có ích thì người ta đã sử dụng  nhà tôi gần như khắp nơi trên thế giới, tại Pháp tại Anh, tại Mỹ v.v... thì điều đó làm phiền những kẻ chiến thắng không ít.

        Ông Churchill, cũng giống như bao nhiêu người khác, chắc sẽ rất buồn nếu thấy người lãnh tụ phát xít phơi bày các bức thư mà ông ta đã trao đổi với nhà tôi, ngay cả sau khi chiến tranh đã bắt đầu, nghĩa là khi họ được coi là kẻ thù của nhau.

        Thực tế hơn cả là ngăn không cho ông nói và rồi trách ông đã liên minh với Hitler, là cấm không cho ông tiết lộ tại sao ông phải nhận sự liên minh này. Để cho nhà tôi làm như thế là làm rối loạn mối tình ngây thơ mà Roosevelt và Churchill đã kết nối với Staline tại Yalta khi họ phân chia thế giới giống như những kẻ đồng mưu lừa bịp phân chia chiến lợi phẩm.

        Trong thực tế, Mussolini không nhảy choàng vào cổ Hitler như tuyên truyền của Đồng minh cố làm cho mọi người tin như thế. Lúc khởi đầu, về phía nhà tôi, quả có một sự ngưỡng mộ sâu xa đối "với nườc Đức. Không phải nước Đức của Đệ III Quốc Xã, mà là một xứ đã sản xuất ra những Beethoven và Wagner, Kant và Nietzsche, Frederic II và Bismarck, Goethe và Schiller Luther và còn nữa. Chính họ là những người đào tạo nhà tôi về mặt tinh thần là những người đã đóng góp để làm cho cách suy tư của ông được uyển chuyển.

        Vậy thì trong tâm trí nhà tôi, Đức quốc là cả một «dân tộc» tuyệt vời, một xứ mà sự liên minh chỉ có thể làm giàu có và đắc lợi cho cả Âu châu, trên bình diện tư tưởng, để xây dựng một chiếc đập tây phương hầu chống lại chủ nghĩa Bônsêvít.

        Nhưng dưới mắt Mussolini, Đức quốc đã cùng với Ảo là xứ đã thúc đẩy nước Ý phải chiến đấu và là quốc gia đối nghịch mà chính ông đã bị hạ trong Đệ I Thế Chiến.

        Tình trạng được quan niệm như thế khi, lần đầu tiên, ông gặp Adolf Hitler ngày 14 tháng 6 năm 1934 tại Venise. Giữa hai người, có nhiều điểm thật khác nhau : Hitler mới tập tễnh những bước đầu làm quốc trưởng, còn Mussolini đã cầm quyền từ gần mười hai năm qua.

        Còn lâu đó mới là «tiếng sét» đối với nhà tôi. Tôi còn nhớ khi trở về La mã. Benito đã chia xẻ với tôi các cảm nghĩ của ông về ông Fuhrer,

        «Đấy là một con người hung bạo, ông nói, không có khả năng tự kiểm soát lấy mình, ông ta bướng bỉnh hơn là thông minh và cuộc tiếp xúc của chúng tôi chỉ đạt được một kết quả thực tiễn duy nhất : ông ta từ bỏ ý định thôn tinh nước Áo.» Mười lăm ngày sau, buổi tối khi trở về nhà ông kẹp theo một xấp báo. ông ném chúng lên bàn giấy và với sự hiện diện của tôi ông gạch dưới các hàng«tít» bằng những nét bút chì đỏ thật mạnh và kêu lên.

        «Bà coi nè, con người này đã làm tôi nghĩ đến Attila1 ! Những người bị ông ta giết ở đây đều là các cộng sự viên thân tín của ông ta ! Đấy lại cũng là những người đã đẩy ông lên cầm quyền nữa. Cũng giống như chính tay tôi ám sát Federzoni, Grandi, Bottai và những người khác nữa vậy».

        Cầm một tờ báo, tôi thấy rằng Roehm và nhiều chính khách đã bị Hitler tàn sát, Chính vì nghĩ đến các cuộc thanh toán này mà trên đây tôi có viết rằng điều mà Mussolini còn thiếu để trở thành một nhà độc tài thật sự chính là máu đẫm nơi bàn tay.

        Nếu như người Anh và Pháp tỏ ra minh mẫn hơn trong hai tháng tiếp theo sau cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Hitler và Mussolini, rất có thể đã không có Đệ II Thế Chiến. Bởi vì, tiếp theo những cảm nghĩ đầu tiên về ông Fuhrer, nhà tôi không thiếu cơ hội để tung ra một chiến tranh chống lại Đức quốc. Nhất là sau vụ ám sát vị Tể Tướng Áo Dollfuss.

----------------
        1. Attila : Vua Hung nô tàn phá Âu, Á thế kỷ thứ V.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2019, 01:23:44 am »


        Đối với ông Duce, đấy là giọt nước làm tràn chiếc bình đã đầy, vì ông coi tội ác này như là một sự đối đầu cá nhân sau cuộc hội kiến tại Venise, trong đó ông được Hitler hứa là sẽ từ bỏ việc sáp nhập nước Áo vá nước Đức. Ngoài ra Dollfuss còn là một người bạn chi thiết của nhà tôi.

        Tôi còn nhớ ngày mà chúng tôi được biết cái chết của ông ta, đó là ngày 26 tháng 7 năm 1934. Đã từ nhiều ngày qua, Bà Dollfuss, vợ Tể Tướng Áo, đã cùng với hai con nhỏ đến Riccione. Chúng tôi đã dành cho bà một biệt thự và chồng bà định đến gặp bà đúng vào ngày ông ta bị ám sát, nghĩa là ngày 25, trong khi ông đang sửa soạn lên đường đi Ý.

        Tin dữ đến với nhà tôi chiều hôm sau trong khi ông đang đi thăm một công trường xây cất gần Forli. Tôi thấy ông hấp tấp trở lại Riccione. ông tái mặt và có vẻ bị bấn loạn.

        «Chúng đã ám sát Dollfuss, từ ngoài cửa ông đã nói trỏ vào với tôi. Bà đi với tôi, phải báo tin cho vợ ông ta và tìm cách giúp đỡ bà ta ».

        Chúng tôi lập tức đi đến biệt thự. Bà ta đang nghỉ ngơi trong lúc các con đang chơi trên bãi biên. Benito không nói với bà ngay rằng ông Tề tướng đã chết, nhưng người thiếu phụ khốn khổ đã khiếp đảm. Nghiêng người về phía bà, ông nói bằng tiếng Đức nho nhỏ, giải thích rằng chồng bà bị thương nặng và đang cần bà. Tôi thì cầm lấy tay bà cố gắng hết sức để nâng đỡ tinh thần bà. Nhưng luôn luôn trong những lúc như vậy ta trở nên hết sức vụng về. Nhất là vì tôi biết sự thật.

        Ngay đêm đó, ông Duce phái một chiếc phi cơ đặc biệt cho bà Dollfuss sử dụng để trở về Vienne. Khi lên phi cơ, bà mới biết chồng bà đã chết một cách đáng ghê tởm : người đàn bà giữ con họ trong thực tế lại là một giản điệp quốc xã đã nói tạt sự thật vào mặt các đứa bé, và chính chúng đã báo tin dữ ấy cho mẹ chúng.

        Khi về nhà, Benito tiết lộ với tôi thêm nhiều chi tiết, chẳng hạn, sự kiện Dollfuss lẽ ra có thể được cứu thoát, nhung bọn sát nhân đã để ông bị mất hết máu trong phòng làm việc của ông ta. Tối hôm đó, tại Riccione, bằng điện thoại, ông ra lệnh một chiến dịch báo chí dữ dội phải được tung ra để chống bọn quốc xã và ra lệnh cho Lục quân và Không quân tập trung thật đông tại biên giới nước Áo.

        Biện pháp đơn giản này đủ để chặn đứng Hitler, nhưng nhà tôi đồng thời cũng khám phá ra rằng ông thật không thể sở cậy gì vào các đại cường như Pháp, Anh. Tôi còn nhớ lúc ấy ông nói với tôi và sau đó luôn luôn lặp lại, nhất là sau khi xảy ra vụ sáp nhập nước Áo vào nước Đức, rằng :

        «Tôi thất vọng vì các quốc gia thân hữu Tây phương; tôi đã chờ đợi nơi họ một thái độ quyết liệt hơn. Bà biết rằng chúng ta có thể tránh được bao nhiêu điều nếu như họ đừng tỏ ra vô tình quá đáng như thế. Tôi chỉ cần nhe nanh ra là Hitler phải kết tội ngay bọn sát nhân đã ám sát Doilfuss, nhưng tôi không phải là kẻ bộp chộp. Hắn muốn nước Ảo và hắn sẽ có, nhất là khi chỉ có tôi là người duy nhất đi trên đèo Brenner. Những người khác cung phải chứng tỏ mối quan tâm đến Áo quốc và lưu vực sông Danube một chút chớ...»

        Ít lâu sau. Bà Dollfuss trở lại La mã, bà mang theo chiếc chìa khóa của thành phố Venise mà quân đội Ảo đã mang về Vienne sau cuộc chinh phục Vẻnétie, nhiều đồ chơi mà chồng bà dự trù mang cho đám trẻ con và một bức thư trong đó ông ta yêu cầu Benito chăm sóc giùm gia đình nếu có chuyện gì xảy ra cho ông. Ông Duce giữ lòng trung thành với tình bạn ấy cho đến cùng và vội vàng đưa bà Dollfuss cùng các con bà qua Mỹ khi quân Đức tiến vào nước Áo.

        Đến lúc này, Đồng minh vừa mất cơ hội đập tan chế độ Quốc xã từ trong trứng nước. Sau đó, tình thế khác hẳn. Nhưng, ngay cả khi các cơ hội khác xuất hiện, Pháp và Anh cũng không biết nắm lấy, bị mù quáng vì vô ý thức hay vì thành kiến của các chính phủ hai xứ đó. Cũng có thể là người Anh, cũng như người Pháp, nghĩ rằng nước Ý của Mussolini chắc sẽ đơn thương độc mã tuyên chiến đánh Đức quốc. Như vậy cả hai nước ấy sẽ cùng làm cho nhau yếu đi...

        Trong hơn ba năm sau các biến cố này, nhà tôi và Hitler không găp nhau lại. Lần này, cuộc gặp gỡ lần thứ nhì được tổ chức tại Đức. Điều này ai cũng rõ. Nhưng điều ít ai biết là Hitler đã ý thức được Mussolini và chế độ phát xít biễu tượng cho cái gì. Khi Hội Quốc Liên biểu quyết các biện pháp trừng phạt Ý sau trận chiến tranh tại Abyssinie. Ông ta là người duy nhất viện trợ kinh tế và giúp đỡ về mặt chính trị cho xứ sở chúng tôi. Ông ta cũng còn là người đầu tiên thừa nhận Đế quốc Ý. Khi làm như thế, ông Fuhrer đã thực hiện một cuộc đầu tư đè nặng lên cán cân, một khi Ý quốc phải quyết định liên minh với nước Đức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:30:55 am »


        Bởi vì ông Duce nhớ lại sự hậu thuẫn này trong khi phải trả lời đề nghị liên minh do Hitler đưa ra. Tôi có thể nói rằng yếu tố này là yếu tố quyết định, cùng với yếu tố khác là liên minh giữa hai quốc gia để chống lại chủ nghĩa Bôn-sê-vít, một yếu tố được cụ thể hóa qua các sự kiện Ý và Đức đều can thiệp trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha ở bên phía Franco.

        Vậy thì không khí có vẻ thuận lợi khi ngày 23 tháng năm 1937, nhà tôi rời La mã lên đường sang Đức. Ông tin tưởng là ông sẽ được tiếp đón rất long trọng, nhưng ông không bao giờ ngờ đến những điều mà ông sẽ thấy tận mắt trong chuyến viếng thăm đó. ông đã trở về với một sự bàng hoàng cảm phục.

        Trong thời gian 5 ngày của cuộc thăm viếng, Hitler không rời ông nửa bước, Ông ta săn sóc nhà tôi từng li từng tí.

        Chẳng hạn biết rằng ông Duce thích có những chiếc gối cứng mới ngủ được, đích thân ông ta xem chừng chúng mỗi buổi tối.

        Cũng như vậy, ông đã lo liệu cẩn thận để cho nhà tôi khỏi bị lạnh bởi vì người ta đã nói với ông ta là nhà tôi nhát lạnh. Viên giám đốc nghi lễ luôn luôn bị quấy rầy vì các câu hỏi của chính Fuhrer : liệu màn cửa có sậm quá quá hay không, liệu một bức tranh có thể không làm cho khách ưa đã được cất đi chưa, liệu có phải đặt hoa hay không trong phòng ông Duce, liệu xe lửa có dừng lại đủ lâu để có thể nghỉ ngơi thật thoải mái không; tôi không làm sao biết hết được...

        Ngay từ đêm đầu tiên, khi ông điện thoại cho tôi như thường lệ, Benito chia xẻ với tôi nỗi ngạc nhiên của ông trước cuộc đón tiếp cuồng nhiệt dành cho ông. Tại Munich, cuộc diễn hành trên đại lộ Konigsplatz cũng làm cho ông ngạc nhiên không ít.

        Cái định của cuộc thăm viếng này là Bá linh. Các cuộc biểu tình tiếp nối nhau, lần nào cũng vô cùng vĩ đại. Nhà tôi đọc một diễn văn bằng tiếng Đức và ngay sau đó ông điện thoại cho tôi hỏi tôi có nghe không và tôi nghĩ gì. Trước khi gác máy ông nói thêm :

        «Những gì tôi thấy ở đây thuật là phi thường. Công cuộc tổ chức không thể tưởng tượng được và dân chúng có một khí phách kỳ lạ. Với tất cả những lá bài ăn nay, Hitler có thể dám làm bất cứ chuyện gì.»

        Biết đập sắt khi còn cháy đỏ, Hitler thấy rằng ông Duce không phải đã lãnh đạm với các cuộc biểu diễn uy lực và đám đông, nên đã đưa ra các căn bản cho những thỏa hiệp mà về sau trở thành Thỏa hiệp Thép. Nhưng tất cả những điều đó đã thuộc về Lịch sử.

        Khi trở về La mã nhà tôi đã kể lại cho tôi từng chi tiết nhỏ của cuộc viếng thăm. Tôi ngạc nhiên nhất là cảm nghĩ mà ông còn giữ về guồng máy chiến tranh của Đức.

        «Phải bà biết được, Rachele. Thật không tưởng tượng được. Tôi chưa bao giờ trông thấy một bộ máy mà các bộ phận chạy một cách hoàn hảo như vậy».

        Rõ ràng rằng con người vừa tiếp đón ông Duce năm 1937 không còn là con người nhút nhát, co ro trong một chiếc áo mưa nhựa quá rộng và không biết làm gì với chiếc nón màu xám khi bước xuống phi cơ tại Venise — mà một ký giả Pháp đã mô tả như là một anh thợ hàn nhỏ bé có vẻ như đang ôm cái bò (chiếc nón của ông ta) trước bụng. Thời đó nhà tôi đã cười nghiêng ngửa. Nhưng lần này ông trở về với vẻ bị chấn động. Nhà tôi đã gặp một lãnh tụ với cả một dân tộc sau lưng và nắm trong tay một guồng máy chiến tranh toàn hảo.

        Cảm nghĩ này thêm vào với cảm nghĩ trước đã kích thích ông suy nghĩ, rằng nếu có điều gì phải toan tính chống lại Hitler, nước Ý càng không bao giờ hành động một mình. Đấy là một giai đoạn mới trong chuyển biến tâm lý của ông Duce. Không bao giờ ông trù tính một cuộc «hôn nhân vì tình», nhưng ông đã nghĩ đến một cuộc «hôn nhân vì lợi». Nhất là trong khung cành một thỏa ước «chống — Komintern.»

        «Chủng tôi cố gắng lập, Benito nói, một mặt trận chống Bôn-sê-vít bắt đầu từ Bắc Hải cho đến Địa trung Hải đối với Âu châu. Ông Fuhrer và tôi cố cùng chung quan điểm về sự đột khởi của Cộng Sản tại Tây ban Nha. Có thể nói đây là lần đầu tiên chúng tôi thỏa hiệp được với nhau về công cuộc phòng thủ chống chủ nghĩa Bôn-sê-vít, chúng tôi sẽ bành trướng và cũng cố hệ thống phòng thủ này».

        Tuy nhiên nhà tôi có đề cập thêm một quan điểm mà mãi đến năm 1940 ông vẫn chưa từ bỏ, nghĩa là năm nước Ý bắt đầu tham chiến.

        «Về phần tôi, tôi nhìn kế hoạch này dưới khía cạnh thuần túy phòng thủ, không nhằm một mục tiêu quân sự cấp thời nào, không có ý tưởng xâm lược nào. Nếu thành công trong việc kết hợp một khối các dân tộc thật mạnh mẽ, lúc đó, chúng tôi dễ thuyết phục Mạc tư Khoa là chỉ nên giới hạn hành động trong phạm vi lãnh thổ Nga mà thôi. Ý quốc và Đức quốc là tượng trưng cho thế giới la tinh và thế giới thuộc chủng tộc Đức. Sứ mạng của cả hai là bảo vệ nền văn minh Âu Châu và là nền văn minh thiên chúa giáo chống lại mọi sự xâm nhập của chủ nghĩa Bôn-sê-vít và vô thần».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2019, 12:39:37 am »


        Đấy chỉ là lời nói đầu môi, nhưng tôi lặp lại một lần nữa : ngay từ 1937, Mussolini cho rằng Đức quốc là một cường quốc nên được coi là bạn hơn là thù. Từ đó đối với ông chỉ còn có việc là cố tránh điều tệ hại nhất, nghĩa là chiến tranh. Nhưng khi ông thấy rằng điều này không thể được vì lý do thái độ quá mờ ám vô lý của Pháp và của Anh, đến phiên Benito Mussolini nhảy ùm xuống nước, Quả thật, ông cũng còn bị thúc đẩy bởi nhiều tình cảm khác ; chúng ta sẽ trở lại.

        Ngoài ra một chi tiết nữa cũng đập mạnh vào nhà tôi nhân chuyến công du này : óc khôi hài của Hitler.

        Trong cuộc diễn hành tại Bá lính, chiếc gậy của nhạc trưởng điều khiến dàn quân nhạc đã vượt khỏi tay ông ta và rơi vào đầu một đồng hạn. Người này có hành động đột ngột khiến một con ngựa giật này mình lồng lên cho đến tận khán đài nơi nhà tôi và ông Fuhrer đang đứng, Trong giây lảt, Hitler rất bực bội vì việc rủi ro ấy, vẻ mặt thộn ra trông rất tức cười. Nhưng thấy nhà tôi vui vẻ ông ta cũng yên lòng.

        « Tôi nói với ông ta rằng những chuyện rủi ro như vậy cũng đã từng xảy ra tại Ý. »

        Lúc ấy ông ta nghiêng người nói nhỏ vào tai tôi :

        « Ông có đoán ra cầu chuyện này sẽ kết thúc ra sao với người binh sĩ khốn khổ ấy không. Chính ngay giờ đây guồng máy tổ chức hoàn hảo của Đức đã bị rung chuyển rồi. Ông Tướng sẽ phạt ông Đại tá, ông này cũng làm như vây đối vời ông Thiếu tá, ông Thiếu tá sẽ phản xạ cùng một hình phạt kỷ luật lên ông Đại úy. Đến lượt ông Đại úy sẽ phạt ông Trung úy, ông này sẽ phạt lại ông Thượng sĩ. Ông Thượng sĩ sẽ không chậm trễ phạt ông Trung sĩ, ông Trung sĩ sẽ lại đổ trút lên viên Hạ sĩ, ông Hạ sĩ này cũng lại... khốn khổ cho chú lính ! »

        Tôi nhớ rằng tám năm sau, trong một tình thế nguy hiềm hơn, Hitler chắc cũng đã chứng tỏ óc hài hước này vào tháng 7 năm 19441 khi ông chỉ cho nhà tôi và con tôi Vittorio đi theo bố, những thiệt hại gây ra bởi trái bom mà ông suýt nữa là nạn nhân.

        « Quí vị biết không, ông ta nói, cái quần của tôi rách bươm. May thay, chẳng có phụ nữ nào trong khu vực gần đó. Nếu không, các bà các cô sẽ được chứng kiến một quang cảnh khá hi hữu... »

        Lần đầu tiên tôi thấy Hitler là vào tháng 5 năm 1938. Quả thật là từ xa vì tôi ở mãi trên lầu một của Điện Palazzo Venezia, nhưng thế cũng đủ. Vì, một mặt tôi không thích chường mặt ra chỗ công cộng, mặt khác tôi không bao giờ có cảm tình nhiều với ông Fuhrer mặc dầu ông ta chẳng làm gì phiền tôi cả, trái lại. Mỗi khi có cơ hội, ông gởi cho tôi đầy quà biếu, và tôi đã từng là đối tượng của các sự quan tâm đặc biệt của ông ta.

        Chẳng hạn vào cuối cuộc du hành tháng 5 năm 1938 ấy, ông ta đã gởi tặng tôi một giỏ họa lớn đến nỗi người ta không thể nào đưa nó qua cổng Villa Torlonia được. Phải tháo rời nó ra mới đưa vào được. Tôi liền so sánh một cách máy móc với giỏ hoa mà nhà Vua gởi tặng tôi nhân dịp tuyên cáo sự thành hỉnh của Đế quốc Ý một năm trước đó, và với tâm địa xấu thường lệ, tôi tự bảo là trả giá cho một đế quốc không bao nhiêu.

        Cũng tiếp theo sau đó, khi đến gặp nhà tôi tại Đức năm 1943, sau khi ông được giải thoát khỏi lâu dài Gran Sasso, không ngày nào mà ông Fuhrer không tặng hoa và quà đủ mọi loại cho tôi.

        Để đưa tôi từ Đức trở về Rocca đelle Caminate khi nhà tôi trở lại Ý, trước khi sáng lập nền Cộng hòa xã hội Salô, Hitler một lần nữa chứng tỏ lòng ưu ái của ông bằng cách để cho tôi sử dụng chiếc xe riêng của ông ta. Đến mức làm cho phân đội s.s. đang canh gác tại Rocca delle Caminate phải một phen sợ hãi hết hồn, vì tưởng rằng chính đích thân Hitler bước xuống xe.

        Đề trở lại với hậu trường của sự xích lại gần nhau giữa Ý và Đức, tôi nhớ lại ông Duce đã nói tại Villa Torlnia rằng mọi người phải đi đến Điện Palazzo Venezia kể cả người giúp việc trong nhà. «Đấy sẽ là một quang cảnh không thể bỏ qua», ông nói thêm.

        Tôi không kể lại cuộc viếng thăm này thêm vì nó đã được kể lại không biết bao nhiêu lần rồi. Nhưng tôi có thể nói rằng sự kiên nhẫn và tài ngoại giao của nhà tôi bị đặt trước một cuộc thử thách gay go trong 6 ngày viếng thăm La mã đó của Fuhrer.

        Thủ phạm của tình trạng tinh thần căng thẳng này là nghi lễ, bởi vì theo nghi lễ, chủ nhân để tiếp Fuhrer là Vua Ý. Thế mà, vì Hitler không ưa Victor Emmanuel. Vả chăng ông này cũng chẳng ưa gì ông khách, do đó giữa hai vị quốc trưởng đã có những sự chỉ trích lẫn nhau qua ông Duce.

----------------------
        1. Đọc : « Những trận đánh lịch sử của Hiller » —  Sông Kiên in lần thứ tư.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2019, 08:30:35 pm »


        Chuyện bắt đầu xảy ra ngay khi ông Fuhrer đến, ngày 3 tháng 5 năm 1938, tại nhà ga Saint- Paul ở La mã. Lúc xuống xe, ông ta được tiếp đón bởi một vị quốc vương nhỏ thó bao quanh bởi các Tướng lãnh ăn mặc lòe loẹt. Vì tôn trọng nghi lễ, nhà tôi đứng lùi ra sau một tí. Đột nhiên Hitler bỡ ngỡ, không hiểu gì cả. Trong trí ông, người lãnh đạo nước Ý, mà ông ta đã tiếp đón long trọng và hết sức nồng hậu tại Đức, là Mussolini. Vậy thì tại sao ông ta lại được tiếp đón bởi một ông vua nhỏ bé bao quanh bởi các tướng lãnh lòe loẹt trong khi đó ông Duce, bạn ông ta lại đứng chờ một bên ? Chi tiết ấy làm ông ta tỏ vẻ không vui với nhà vua.

        Khi vừa ra khỏi nhà ga, ông ta liền hỏi Mussolini ở đâu. Người ta trả lời rằng vì lý do nghi lễ, ông Duce đã đi về, vì ông ta, Fuhrer, phải đến Hoàng cung Quirinal là nơi ông ta sẽ trú ngụ.

        Đột nhiên vẻ bất bình của Hitler tại tăng thêm, ông ta càu nhàu với tất cả mọi thứ; nhưng chỉ một cách kín đáo, vì ông ta cũng lịch sự, nhưng ông vẫn cứ càu nhàu như thường. Càu nhàu về chiếc xe song mã đưa ông đi bằng cách tự hỏi không biết dòng họ Sayoie có nghe nói đến xe hơi bao giờ chưa, càu nhàu về Điện Quirinal mà ông cho là một bảo tàng viện thượng cổ ; về triều đình mà ông cho là phản động và chống quốc xã. Ông ta còn đưa ra cả một lời phán đoán nghiêm khắc về bữa tiệc do nhà vua đãi mà ông thấy là cách dọn ăn «có vẻ tùy hứng» và các món ăn «quá nghèo nàn».

        Khi Benito kể lại cho tôi những lời phê bình ấy, tôi phải thú nhận là đã có vẻ có ít nhiều sự tán đồng, nhưng nhà tôi không để cho tôi có thì giờ phát biểu ý kiến.

        «Ấy, bà chớ có xen vào nữa chứ, ông kêu lên. Tôi đã mang nặng trên lưng cả ông Hitler lẫn nhà vua rồi...»

        Bởi vì về phía ông ta, Victor Emmaunel cũng đã phát biểu những nhận xét chua cay về ông khách trứ danh của mình.

        Ông ta đã lặp lại với các người thân tín rằng Hitler là một kẻ «bị lệch lạc về mặt tâm sinh lý» và kể lại rằng một đêm ông Fuhrer đòi cho được một người hầu phòng đàn bà để làm lại giường dưới sự chứng kiến của ông ta. Tóm tắt, nhà tôi phải canh chừng thường trực sao cho những tác động tỏ thái độ này không trở thành các chuyện đáng tiếc về ngoại giao.

        Mãi đến ngày 9 tháng 5 Hitler mới tìm thấy lại được nụ cười : hôm ấy ông rời La mã đi Florence và từ đó được ở một mình với ông Duce. Phần còn lại của chuyến du hành xảy ra trong sự thoải mái hoàn toàn. Tại Florence chẳng hạn, ông Fuhrer đã tỏ ra hoan hỉ trước nghệ thuật phong phú của thành phố, đến nỗi ông tuyên bổ rằng nếu một ngày nào đó phải nghỉ ngơi, ông sẽ đến Florence.

        Khi nhà tôi kể lại với tôi rằng Hitler đã sững sờ thán phục những gì mà ông ta trông thấy, tôi lại nghĩ đến một rủi ro suýt xảy đến cho ông ta ngay một trong các đêm đầu tiên ông đến La mã, trong lúc ông đi viếng thành phố có nhà tôi tháp tùng. Trước đấu trường Colisée, ông ta bị quang cảnh một di tích cổ được ánh đèn chiếu sáng tuyệt vời quyến rũ đến nỗi phải nhô người ra khỏi xe để nhìn ngắm, đến mức mất thăng bằng. Lúc trở về Benito kể lại rằng nếu ông không nắm quần ông ta kéo lại thì ông Fuhrer chắc chắn là đã bị té xuống đường.

        Tôi chưa bao giờ đọc thấy rằng trong vô số dây liên kết cột chặt Hitler với Mussolini, có một chiếc thắt lưng quần. Xin bố cáo cho những ai ưa khám phá mặt trái của lịch sử !

        Để trở lại với những điều nghiêm chỉnh hơn, nhà tôi có cho tôi biết rằng, khi cuộc du hành này chấm dứt, ông Fuhrer trở về, lòng cương quyết hơn bao giờ hết là phải có nước Ý và ông Duce về phe mình, nhất là sau khi ngắm nhìn cuộc thao diễn hải quân vĩ đại ngày 5 tháng 5 tại Naples. Hôm ấy, khi thấy tất cả tàu ngầm, tuần dương và thiết gỉảp hạm ấy, Hitler đã nói với ông Duce rằng vai trò của Ý phải là vai trò ưu thế trên các đại dương nhất là tại Địa Trung Hải. Quang cảnh mà ông ta trông thấy ngày 5 tháng 5 có lẽ là một trong những lý do khiến ông ngưỡng mộ Mussolini. Chắc đó là sự thật bởi vì người Anh phải vội vàng đánh chìm ba trong các chiến hạm đẹp nhất của Ý, ngay từ những tháng đầu tiên Ý tham chiến, tại chính trong hải cảng Tarente.

        Điều đáng ngạc nhiên nhất trong các mối tương quan giữa Hitler và Mussolini là các cảm tình đã thúc đẩy người này cũng như người kia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2019, 12:23:17 am »


        Đối với Hitler, ông Duce là bậc thầy. Trong văn phòng của ông tại ngôi « Nhà Nâu » ở Munich chỉ có chưng một bức chân dung của Frẻdẻric II và một bức tượng tạc Mussolini. Ông Fuhrer đã nể trọng nhà tôi thật sự. Mỗi lần nói đến ông Duce, với các cộng sự viên riêng của ông cũng như với các cộng sự viên của nhà tôi, ông để lộ ra niềm cảm động sâu xa. Đó là trường hợp đã xảy ra một hôm, nhân một cuộc tiếp kiến Ciano. Nhà tôi cũng có nói rằng Hitler gần như muốn khóc khi rời nước Ý sau khi cuộc du hành tháng "5 năm 1938 chấm dứt. Năm 1943. khi Edda, con gái tôi đến Đức sau khi cha nó bị bắt, nó được Fuhrer tiếp kiến, trong dịp này ông ta run rẩy vì cảm động khi nó kể lại các biến cố :

        « Nhưng tại sao ông ấy không chịu bảo trước cho tôi biết ? Ông ta lặp đi lặp lại luôn miệng. Sao ông ấy lại có thể làm một chuyện như thế ? Tại sao ông ấy lại mang thân đi nạp vào miệng cọp bằng cách đến dinh ông Vua đó? Tỏi đã nhiêu lần nói rằng ông ấy phải coi chừng cái ông Vua giả nhân giả nghĩa đó ! »

        Vài tuần sau, con trai tôi, Vittorio cũng đến Đức và cùng mục kích cảnh tương tự, ứa nước mắt, giọng rung động vì sung sướng, Hitler báo cho Vittorio biết rằng ông Duce đã được Skorzeny1 giải thoát và sắp đến nơi. Và khi ông đến, Fuhrer không làm bất cứ cố gắng nào để che giấu sự cảm động của mình. Trong lúc tất cả nhân vật cao cấp Quốc xã đang chào kính, đứng ngay đơ như cán chổi, thì ông ta nồng nhiệt bắt tay ông Duce, ôm lấy tay ông rồi lùi lại ngay để ra hiệu cho Vittorio đến hôn cha.

        Tỏi vẫn thường hỏi Benito lý do của thái độ ấy. Mỗi lần nhà tôi trả lời rằng đấy là vì khi lên cầm quyền, Hitler đã khám phá ra tại Ý, một chế độ giống như ông đã tưởng tượng. Vậy thì Mussolini là bậc thầy của ông ta, người mà tiếp theo đó, ông ta phải vay mượn nhiều ý tưởng, và bắt chước hầu hết các điều đã được nhà tôi, thực hiện. Lý thuyết « vùng đất sinh sống » là lý thuyết của Mussolini là người muốn cấp cho dân Ý đất đai để sinh sống và làm việc. Đối với nhà tôi đó là một sự tiếp diễn hữu lý của các kinh nghiệm mà ông đã sống lúc còn niên thiếu và của những gì ông khám phá được một khi lên cầm quyền : hàng triệu người Ý đã phải ly hương để tìm đất sống. Đối với Hitler, lý thuyết ấy trở thành lý thuyết bành trướng bằng cách xâm hại, bằng cách đè bẹp nhân cách các dân tộc bị chiếm đóng, trong khi người Ý thì chủ trương thích nghi hóa.

        Phong trào «Balilla» phát xít đã gợi ý cho tổ chức thanh thiếu niên Hitler Quốc xã; kiểu chào phát xít mà nhà tôi sáng chế ra, chính yếu là vì lý do vệ sinh, để khỏi phải siết hàng trăm bàn tay, là nguồn gốc của kiểu chào Hitler ; đoàn thanh niên «Áo nâu quốc xã» là sự chuyển dịch tại Đức, các thanh niên «Áo đen phát xít». Đấy mới chỉ là vài ví dụ,

        Nói tóm lại, về phần Hitler thì đó là « tiếng sét ái tình». Ngược lại, về phần nhà tôi thì lại khác: quả thật là ông đã cảm động vì các sự chú tâm của ông Fuhrer ; ông ngưỡng mộ sức mạnh quân sự của Đức và sự thuần nhất của một dân tộc đã đưa Hitler lên cầm quyền, nhưng ông không thể tự ngăn mình cảm thấy một niềm sợ hãi nào đó trước sự biến đổi này của Đức quốc.

        Cỏ thể nói rằng khi liên minh với Hitler, thì trong tâm trí của Benito Mussolini, đấy là một cuộc «hôn nhân vì lợi».

        Điều bi thảm là, kể từ năm 1940, ông Duce đã dần dần mất đi khả năng kiếm soát liên minh này và chẳng bao lâu sau, không phải ông là người chủ động nữa, mà là Hitler.

        Tại sao có sự thay đổi ấy ? Bởi vì một người là nhà độc tài, còn người kia không phải thế ; bởi vì một người có đằng sau lưng mình cả một dân tộc thiện chiến, trong khi người kia đã quên rằng tháng 9 năm 1938, ông ta đã được tiếp đón như một vị anh hùng khi từ hội nghị Munich trở về, vì lẽ ông ta đã cứu vãn được hòa bình , bởi vì các tướng lãnh của Hitler chỉ có mình ông ta là Tư lệnh tối cao, trong khi Tướng lãnh của quân đội Ý còn có nhà vua bên trên ông Duce, tạo thành một thứ bào chữa khi họ đứng ở ngả ba đường. Nếu tôi muốn tỏ ra nghiêm khắc hơn, tôi cũng có thể nói rằng các lãnh tụ quân sự Đức đều là những nhà quân sự chính cống cho đến tận cội rễ, trong khi vài Tướng lãnh Ý chỉ là nhà binh qua bộ quân phục.

-----------------
        1. Đọc « Hitler và những sứ    mạng bi mật Skorzeny » — Sông Kiên xuất bản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2019, 04:29:36 pm »

         

Một khuôn mặt lớn của đảng phát xít Dino Grandi đối thủ chính của Mussolini

        Hơn thế nữa : theo nhà tôi, quân đội Ý sẽ bị gạt ra khỏi chiến trường, nhà Vua sẽ bị lưu đày không biết tận đàu, và nước Ý sẽ bị đặt dưới quyền của một viên Gauleiter, như trường hợp của Ba lan, Tiệp khắc, và biết bao nhiêu xứ khác, nếu bộ tham mưu Đức là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định.

        Chỉ có tình bạn và sự nể trọng mà Hitler dành cho ông Duce mới giúp cho xứ tôi tránh khỏi số phận ấy.

        Chính tôi cũng có bằng chứng về tình trạng tinh thần ấy của người Đức khi về đến Rocca délle Caminate ngày 3 tháng 11 năm 1943. Tôi từ Đức trở về và nhà tôi đã về trước tôi để bắt đầu thành lập Chính phủ của nền Cộng hòa xã hội Ý.

        Khi về đến nhà, tôi khám phá ra một việc làm tôi giận điên lên : Benito rút lui vào một phòng để làm việc không ngừng nghỉ — lúc ông đang ở tại nhà ông — trong khi đó quí ông sĩ quan người Đức, những người dưới quyền sai bảo của ông, và là những người có nhiệm vụ canh giữ an ninh cho ông thì lại ăn ở một cách có tiện nghi làm như là nhà của họ. Những đôi giày ống bóng loáng của họ sắp dài trước cửa các phòng đã được cấp cho họ. Tất cả thực phẩm đều bị ngốn hết và người hầu phòng đáng thương của chúug tôi bối rối không biết chừng nào.

        Sự thể không còn được kéo dài hôm ấy. Tôi giải thích cho viên Đại tá của họ rằng nhà tôi không phải là một khách sạn và càng không phải là một trại lính. Vậy họ phải dời đi ở chỗ khác. Lời yêu cầu được thực hiện ngay lập tức.

        Tối đi đến chỗ kết luận rằng người Đức, một dân tộc rất kỷ luật, biết tôn trọng những kẻ đối đầu với họ... hoặc là nghiền nát những kẻ ấy. Trong trường hợp của tôi, họ tuân lời. Tôi tin là sự thể cũng sẽ y như vậy giữa Mussolini và Hitler, nếu như ông Duce là chủ nhân ông độc nhất của nước Ý và nếu ông không phải chia xẻ với hai chủ thể khác chiếc giường hôn phối của quyền lực.

        Với sự hậu thuẫn của quan điểm này, tôi có thể tiết lộ rằng nhiều lần nhà tôi đã trách Hitler là không thông báo cho ông biết trước các quyết định quân sự và chính trị mà ông ta cho áp dụng. Mỗi lần như vậy Hitler giải thích rằng nếu Mussolini là người duy nhất lãnh đạo nước Ý, ông ta sẽ cho ông biết. Nhưng vì Hitler không tin vào Bộ Tham mưu Ý mà lãnh tụ tối cao lại là Victor Emmanuel, ông thích không tiết lộ các kế hoạch của ông hơn .

        Tuy nhiên không một ai trong bộ tham mưu Đức lại còn nghi ngờ một tí gì về lòng chung thủy của Mussolini. Chính từ chỗ đó mà tình thế trở nên mâu thuẫn : nhà tôi lãnh đạo một xứ và trong tước vị này phải đối xử với một đồng minh ngưỡng mộ ông sâu xa. Tất cả mọi chuyện lẽ ra phải diễn tiến tốt đẹp nhất trong một thế giới tốt đẹp nhất; nhưng vì Mussolini biết tôn trọng các định chế, chính ông bị bắt buộc không làm gì cả để chống lại bộ tham mưu Ý vốn trực thuộc nhà Vua và tạo thành chưởng ngại vật chính cho một sự hợp tác tốt đẹp nhất với nước Đức.

        Tôi phải thừa nhận rằng các biến cố rủi thay đã khiến cho Hitler có lý, nhất là về sự chung thủy của nhà Vua đối với nhà tôi.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM