Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:19:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ mặt thật Nhà độc tài phát xít Mussolini  (Đọc 14302 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2019, 10:49:34 pm »


        Cái gì mà có vẽ thực dụng là chinh phục được ông ngay. Vì thế ông nhận thấy rằng sự hiện diện của ông có hiệu quả kích thích sự tiến hành công việc. Do đó ông đích thân đi đây đó khắp nơi nào mà ông nghĩ rằng nhân cách của ông sẽ có tác dụng kích thích.

        Năm 1933 chẳng hạn, đã chấm dứt «Trận chiến lúa mì» trứ danh. Mọi năm, Ý phải nhập cảng quả nhiều lúa mì và lại có gạo thặng dư mà một số dân Ý, đặc biệt ở vùng Basse - Italie, không tiêu thụ. Vì thế ông quyết định làm gia tăng sản xuất lúa mì và làm cho dân chúng ăn gạo,

        Trong năm cuối, ông đã thi hành tất cả. Trong các cánh đồng được phục hồi trên những đầm lầy tại Pontins, đôi khi ông đã trải qua từ bốn đến năm giờ mỗi ngày, mình để trần, để làm việc với nông dân. Buổi tối ông lãnh tiền công như những thợ khác, ba líres thì phải. Điều đáng ngạc nhiên nhất là ông sung sướng thật tình khi về nhà với mấy lires đó. Ông sáng chế ra nhiều huy chương đặc biệt, nhiều cuộc thi đua. Ông khiêu vũ với các thôn nữ làm việc giỏi.

        Ngày nay tất cả các phương thức ấy dường như có vẻ ấu trĩ; nhưng thời đó rất hữu hiệu. Và cuối năm 1933, «trận chiến lúa mì» đã hoàn toàn thắng lợi : năm ấy chỉ có 179.805 tạ ngũ cốc được nhập cảng so với 1.091.866 tạ trong năm trước. Tôi tìm thấy các con số này trên báo.

        Sau đó lại còn phải làm cho dân chúng tiêu thụ số gạo đã được sản xuất quá nhiều và làm cho dàn Ý chịu chấp nhận ăn gạo. Ông bắt đầu bằng phần vụ chính yếu : một chiến dịch trên báo chí và với các bác sĩ, bởi vì ông biết rằng lời nói của các bác sĩ sẽ được dân chúng nghe theo. Trong một đại hội y sĩ phát xít tổ chức tại La mã năm 1932, ông giải thích bằng cách lấy sự thành công của chiến dịch nho tươi làm ví du rằng gạo không phải là một sản phẩm chỉ dành cho người nghèo như người ta tưởng nhưng là một thực phẩm hoàn toàn và cung cấp nhiều năng lực đã từng giúp cho binh sĩ Ý đứng vững trong trận Đệ I Thế chiến. Ông yêu cầu các bác sĩ mang đến cho các gia đình một lời tốt đẹp và nếu được, nên lợi dụng để giải thích cho các phụ nữ Ý rõ rằng sự thai nghén không làm cho người đàn bà xấu đi như họ tưởng, mà trái lại.

        Song song với việc ấy, Benito cho tổ chức cả một chiến dịch biểu diễn trên khắp nước Ý để giải thích các cách tiêu thụ gạo khác nhau. Ông cho thực hiện 30 chiếc xe biến chế thành nhà bếp với những phụ nữ trẻ tuổi trên xe, trong các thành phố, họ nấu cơm trước mặt công chúng và mời ăn thử miễn phí. Chính ông cũng tuyên bố rằng mỗi gia định chỉ ăn một số lượng gạo nhỏ, số thặng dư sẽ được tiêu thụ mau lẹ. Đó là điều đã xảy ra : trong vài tuần lễ; tất cả đều được thanh toán. Chính tại các vùng mà lúc ấy chê không ăn gạo, lại tiêu thụ mạnh nhất, mãi đến năm nay vẫn còn.

        Trái lại, có đôi khi vẫn do những ý tưởng thực tiễn thúc đẩy, các sáng kiến của ông không mang lại kết quả tốt đẹp. Đó là trường hợp ông muốn thiết lập đường một chiều dành cho khách bộ hành trên vỉa hè. Từ cửa số trong Điện Palazzo Venezia, ông đã thấy cảnh chen chúc xô lấn ngoài đường trong những giờ tan sở. Ông cho rằng các sự chen lấn ây làm mất nhiều thì giờ vô ích và quyết lập đường một chiều trên các vỉa hè, thế nào để cho đảm đông người lưu chuyển mau lẹ hơn. Đó là một sự thất bại, và một hôm tôi đã báo cáo với ông vài phản ứng do biện pháp này gây ra.

        «Đấy, nhiều người bảo, bây giờ ông ta muốn hắt chúng ta đi hàng một nối đuôi nhau như đàn ngỗng... »

        Ông cũng không vui sướng hơn khi bị khích động bởi mỗi ưu tư phát triển gia đình và tạo một không khí riêng cho sự bành trướng gia đình, ông đặt ra các biện pháp chính thức nhằm chế tài về mặt pháp luật những người đàn ông nào đánh vợ. Với các sứ mạng «điệp báo», tôi cũng đã có thể thu thập những cảm nghĩ phủ định tại Predappio.

        «Cái thẳng cha khật khùng ở trong chính quyền ấy, tôi đã nghe nói, lại muốn tước đoạt của chúng ta tất cả : nếu giờ đây ta không thể đánh vợ nữa, thì ta còn lại những gì ? »

        Benito cười sặc sụa khi tôi báo cáo lại lời dị nghị này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2019, 10:50:00 pm »


        Ngược lại, chính ông gần như là người đã sáng chế trò đua xe hơi vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay tại Ý, Ông không ngần ngại đích thân ngồi sau tay lái một chiếc xe đua dự một vòng đua. Chuyện này làm ông say mê đến mức nối kết sự hữu ích với sự thoải mái. Cũng như ngày mà ông khánh thành chiếc xe Ô-tô-rây đầu tiên chạy đường La Mã Riccione để kích thích ngành hỏa xa. Đấy là vào năm 1930 : trước đó một hôm ông báo cho tôi biết :

        «Tôi không quên là đã lâu lắm rồi tôi có hứa với bà là mình sẽ đi hưởng tuần trăng mật. Xong rồi, ngày mai ta sẽ đi»

        Và trước vẻ ngạc nhiên của tôi ông nói thêm : «Bà sẽ đi với tôi trên chiếc ô-tô-ray dầu tiên trên thế giới và chúng ta sẽ đi Riccione. Không những sẽ khỏi phải trả tiền, mà bà còn có một viên tài công đặc biệt : chồng bà».

        Đúng như vậy ngày hôm sau. Ông bảo mọi người xuống hết, ra lệnh cho viên tài công chính thức ngồi vào một chiếc ghế khác, chụp lên đầu một chiếc nón kết và cầm tay lái cho đến Riccione.

        Tôi không nghĩ rằng có nhiều Thủ Tướng chính phủ có thể hãnh diện vì đã lái một chiếc ô- tô-rây. Nhà tôi đã làm thế, và kết quả rất là thực tiễn.

        Tôi có thể viết cả một cuốn sách về loại giai thoại ấy. Nhưng tôi cho rằng kể nhiều quá cũng đâm ra lạc lẽo vô vị. Tuy nhiên tôi muốn nói rằng các khu vực thể thao mùa đông của Ý, bãi biển Ostie, các bãi biển trên bờ biển Ađriatique và đặc biệt hơn cả là Riccione, cũng như các khu vực suối nước nóng của Ý đều đã được khởi phát và phát triền bởi nhà tôi.

        Tại Terminillo, địa điểm trượt tuyết mà chúng tôi đã khám phá theo nghĩa đen của danh từ, nhà tôi và tôi, biết bao nhiêu là màn không thể kể lại được đã xảy ra giữa chúng tôi ! Mặc kệ, Mussolini đã định trong đầu là phải khởi phát phong trào trượt tuyết, và ông đã khỏi phát.

        Tại Ostie, ông cũng làm y như vậy, lần này hơn bao giờ hết, mang cả con người của ông ra trả giá và công chúng đổ xô đến xem ông Duce tắm. Tại Riccione chẳng hạn, nơi mà chúng tôi đi nghỉ mát cả gia đình, các con tôi và tôi chỉ cần lắng nghe tiếng reo hò là đủ biết Benito có xu6ng nước hay không, chứng cớ là nhà tôi phải cho giới hạn một bãi tằm riêng để, trên nguyên tắc, được yên thân. Và mỗi lần ông bước xuống nước, ông ráng sức bơi càng xa bờ càng tốt để ít ra cũng loại bớt được những người không biết lội. Điều này cũng không cản được ông khi trở lại với những vệt son đỏ trên cánh tay, trên cổ. Tồi còn thấy cả những phụ nữ để nguyên y phục và cứ thế nhảy ào xuống nước. Điều đó có vẻ khó tin, nhưng những người đã chứng kiến được cảnh cuồng nhiệt này mới có thể hiểu được, bằng sự hiện diện của mình, Mussolini đã kích thích một hoạt động như thế nào.

        Một lần khác, ông lấy một quyết định vẫn luôn luôn vượt khuôn khổ ước lệ, nhưng rất có lý và nhất là thực tiễn. Đó là nhân một vụ chấp tranh xưa cũ giữa hai xã đối đầu nhau tại Romagne : Castrocaro và Terra del Sole. Castrocaro có các suối nước nóng nhưng ít được du khách lai vãng, càng ít hơn vì trung tâm kinh tế và hành chảnh lại nằm trong xã Terra del SoJe. Cuộc tranh biện đã kéo dài trên ba thế kỷ. Một hôm nhà tôi đến tận nơi. Ông cho gọi các trắc địa sư đến và ra lệnh cho họ định một điểm chính xác giữa hai xã, cách đều hai xã. Khi xong, ông chỉ vào điểm này và cho biết quyết định của ông : ở đấy ông sẽ cho xây dựng một thị trấn mới chung cho cả hai xã. Nghĩa trang và nhà thờ nằm trên lãnh thổ xã Terra del Sole, tiếp giáp với tòa thị chính nằm đối xứng với phòng làm hôn lễ nằm trên đất của xã Castrocaro.

        «Như thế đó, ông nói, người ta sẽ cưới nhau ở bên đây và chấm dứt cuộc đời ở bên đó». Từ đó mọi việc đều đã luôn luôn như vậy. Và mỗi khi nhà tôi chia xể với tôi sự thành công trong việc tung ra một chiến dịch, hay xây dựng một thành phố, ông vẫn nói cùng một điểm giống nhau : «Và bây giờ, cần phải tìm một cái gì khác.»

        Tôi muốn kể lại hai giai thoại nữa để kết thúc chương này. Một chuyện có tính cách riêng tư cho thấy Benito không mấy tha thiết với kỷ vật và quà biếu, chuyện kia cho thấy cách ông giúp đỡ người khác. Trong trường hợp sau, óc thiết thực của ông đã bị hạ bởi một nữ tu sĩ, mẹ bề trên một nữ tu viện. Chuyện thứ nhất xảy ra từ năm 1931. Ít lúc trước đó nhà tôi và tôi đã đến thăm nhà các nông dân đang canh tác trên đất đai mà chúng tôi đã mua, sau khi dọn về ở tại Rocca delle Caminate.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2019, 10:50:42 pm »


        Ông rất xủc động vì điều kiện sống quá thấp kém của những nông dân này và nói với tôi rằng ông phải làm một cái gì để cái thiện đời sống của họ. Do đó ông giao cho Camillo Ridolfi tìm cách vay một số tiền của ngân hàng có thể giúp xây cất những mái nhà mới. Ngân hàng chấp nhận cho vay ngay không có vấn đề gì khó khăn. Tổng số lên đến 300.000 lires một số tiền rất quan trọng vào thời đó.

        Xong rồi, ông hoàn toàn quên mất kỳ hạn phải trả nọ và khi đáo hạn, ông chẳng có đồng nào đế trả. Lẽ ra ông đã có thể kiểm ra số tiền ấy bằng cách chỉ cần viết mỗi tuần một bài cho báo chi ngoại quốc nhất là báo Mỹ vốn trả nhuận bút rất hậu, nhưng ông không hề nghĩ đến hoặc không có thì giờ. Trong tư cách Thủ Tưởng chính phủ và là giảm dốc một nhật báo quan trọng đang in 6 hay 7 tuần báo khác, ông cũng có thể cố được sổ tiền này bất cứ ở đâu. Nhưng đấy! Nhà tôi cho rằng đấy là một vấn đề riêng tư, vậy phải giải quyết theo lối riêng tư.

        Một hôm sau khi suy nghĩ lâu hàng giờ, chúng tôi đi đến quyết định là bán một số trong rất nhiều quà tặng mà chúng tôi nhận được từ khắp nơi và được chất đầy trong một căn phòng lớn tại Rocca delle Caminate, được Benito mệnh danh cho là «bảo tàng viện ghê rợn».

        Có đủ mọi thứ : độc bình, thảm, đồ trang trí vặt, đồ gốm, tranh v.v... Chúng lôi đã tin chắc rằng tất cả các món ấy sẽ đem lại cho chúng tôi 300.000 lires dễ như chơi.

        Ngay tối hôm đó một nhà kim hoàn đến nhà, và chúng tôi hãm mình vào «bảo tàng viện ghê rợn». Quang cảnh cũng không kém phần thú vị : Như là những nhà buôn thảm, ông Duce, vợ ông, và một nhà buôn kim hoàn điều đình giá cả, cân nhắc, ước lượng giá trị cho đến cả một chiếc muỗng cà phê bé nhỏ hoặc một thứ đò sành tý hơn sản xuất tại Saxe. Không làm gì hơn được : chúng tôi không kiếm đủ 300.000 lires. Ngay cả một chiếc khay thật đẹp do thành phố Gênes tặng mà chúng tôi cứ ngỡ là bằng vàng, thật ra chỉ bằng kim loại mạ vàng.

        «Lại còn đồ giả nữa ! Benito vừa cười vừa nói. Bà thấy không, Rachele, trong tất cả những thứ này, cũng chẳng có lấy được 300.000 lires ! Khi nghĩ đến thời gian bị mất đi vì đọc diễn văn để được tặng những thứ này. Và ta khám phả ra được gì ? Toàn là sắt! »

        Ông đã vui thú thật tình trước mỗi một khám phả. Trong lúc về phần tôi, tôi thấy vấn đề dưới khía cạnh bi đát. Dầu sao cũng phải tìm ra một giải pháp !

        «Này Benito, hay là đem bán các huy chương của ông ?

        — Điều đó không được, không ! Không bao giờ! Thử tưởng tượng quốc vương Ba Tư sẽ như thế nào, nếu một ngày nào đó ông ta biết rằng Mussolini đã đem bán lại chiếc huy chương mà ông ta đã gởi tặng !

        — Rồi, tôi nghĩ ra rồi ! Còn chiếc vòng mà ông tặng tôi lúc trước ! »

        Benito nhìn tôi, khổ tâm :

        «Đấy là mòn tặng phẩm duy nhất của tôi cho bà !

        — Nhưng, ông sẽ lại tặng tôi nhiều thứ khác. Dầu sao chiếc vòng này không làm tôi thích và Augusta cũng có một chiếc giống y.

        — Vậy thì bán ! »

        Như thế là chúng tôi có thể bổ túc cho số tiền bán những quà tặng trong «bảo tàng viện ghê rợn» và trả được nợ.

        Chuyện thứ hai xảy ra vào năm 1935. Lần này khung cảnh là một tu viện dòng Sainte Claire.

        Trước khi đi xa hơn, tôi cần nói rõ rằng khi nhà tôi đi thăm các khu bình dân hay vùng Romagne, ông có thói quen bảo tôi, khi tôi đi theo ông, kín đáo nhét vài tờ giấy bạc cho những người đang hết sức cần đến.

        Vẫn rất thực tế, ông cho rằng một cử chỉ như thế có ích hơn là những lời nói hoa mỹ, và khi không có tôi ở đấy thì chính ông bí thư của ông, hay là vị chỉ huy cảnh sát đoàn hộ tống ông, phải làm sứ mạng ấy.

        Vậy thì lần này, chuyện xảy ra tại một làng nhỏ gần Rimini, nơi Benito và tôi đến thăm, có viên thị trưởng tháp tùng, để thanh tra công tác dẫn thủy.

        Trong khi Benito thảo luận với các kỹ, sư tôi đến một nữ tu viện đang nuôi trẻ em mồ côi. Tôi không bao giờ quên buổi thiếu thời khốn khó của mình, và đến lượt tôi phải cố gắng thoa dịu những người khác. Tôi tin rằng nếu tất cả những người đã trở nên giàu có chỉ cần thỉnh thoảng nhớ lại những lúc khổ đau trong cuộc đời — mọi người đều ít nhiều phải trải qua những lúc đó — thì trên quả đất sẽ không còn điều bất hạnh nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2019, 11:06:08 pm »


        Lúc rời khỏi tu viện, Mẹ bề trên níu tay tội và nói:

        « Thưa bà, liệu bà có thể thỉnh ông Duce đến với chúng tôi một lát trước khi rời khỏi thị trấn này không ?

        — Nhưng thưa mẹ, ông đâu có thế đến được. Luật của giáo hội cấm mẹ tiếp đàn ông trong tư viện mà !

        — Đâu nào, đâu... những gì cấm người khác đều không có giá trị với ông Duce. Hãy yêu cầu ông đến đây, chúng tôi sẽ rất sung sướng tiếp ông ».

        Tôi tuân lệnh một cách tuyệt đối đến nỗi khi gặp lại ông, tôi chuyển lời mời.

        « Bà giỡn sao Rachele, ông nói. Bà biết rõ là một người đàn ông không thể bước vào một nữ tu viện Sainte Claire chớ. Tôi không muốn có rắc rối với Vatican trong lúc mọi chuyện đang êm xuôi. Tôi rất muốn đến để làm vui lòng họ vì họ đã rất khổ công với đám trẻ mồ côí, nhưng tôi sẽ không bước vào khỏi cửa tu viện đâu.»

        Và chúng tôi đến trước tu viện, công tu viện mở lớn và Mẹ bề trên đang chờ chúng tôi. Benito và viên thị trưởng không đến đấy. Mặc dầu trong sân đồ giải khát đã được dọn sẵn.

        Sau cuộc viểng thăm, ông Duce hỏi Mẹ bề trên xem cò cần giúp đỡ gì không. Trước câu trả lời có, ông quay lại bảo viên thị trưởng thực hiện một tặng dữ cho tu viện. Lúc ấy, một ngạc nhiên mới: Mẹ bề trên thì thầm với ông Duce rằng nếu như có được tặng dữ ngay lập tức thì quí hóa lắm.

        «Nhưng, thưa mẹ, chúng tôi đâu có sẵn một số tiền như thế tại đày.

        — Thưa Duce, ngài không có thể ký cho chúng tôi một chi phiếu sao ?

        — Tôi cũng không có cả chi phiếu nữa.

        — Thế còn ông thị trưởng ?»

        Choáng váng, nhà tôi quay lại viên thị trưởng. Ông này cho tay vào túi và rút ra một cuốn chi phiếu, ông Duce nói số tiền, viên thị trưởng ghi và ký vào chi phiếu và giao cho mẹ bề trên.

        « Bây giờ xin mẹ cho tôi biết tại sao lại có sự nài nỉ để có ngay tấm chi phiếu trong lúc vẫn chưa lãnh được tiền, nhà tôi hỏi bằng giọng hơi chua nhát..

        — Thưa Duce, trưởc hết xin Ngài đừng lo vụ lãnh tiền. Chúng tôi vẫn sẽ xoay sở được. Riêng về lý do khẩn nài thì rất đơn giản. Với Ngài, chúng tôi chắc chắn là sẽ có số tiền này, nhưng với cơ quan hành chảnh, thì không biết bao giờ...

        — Đấy cứ tin là những bà thánh này lại không có tiếp xúc gì với cuộc đời hàng ngày và không biết cơ quan hành chánh là cái gì mà lầm», nhà tôi vừa vui thích bình luận vừa nhìn xéo viên thị trường  đang còn cầm cuốn chi phiếu trong tay.

        Để được người ta nói đến và cũng nhờ những sáng kiến của ông, dầu có làm thích thú hay không, nhưng rất xứng đáng để có, nhà tôi đã đạt kết quả mà ông kiếm cách đạt đến từ năm 1923, khi từ cuộc du hành đầu tiên và cuối cùng tại Luân đôn, ông nói với tôi :

        «Giờ đây, nếu muốn gặp tôi, mọi người chỉ việc đến La mã. »

        Tôi phải nhận rằng ông đã thành công bởi vì hôm nọ, tôi đã làm một bài tính nhỏ. Trong hai mươi năm cầm quyền, ông đã tiếp 229.000 người, bắt tay họ, tiếp xúc với từng cá nhân hay từng nhóm. Như vậy là trung bình khoảng bốn mươi người mỗi ngày. Người ta uổng cộng rêu rao Mussolini là một kẻ điên, một nhà độc tài, một kẻ không ra gì. Tôi cũng muốn nói thế. Nhưng trong trường hợp này, không phải ông là người duy nhất : có từ bốn mươi đến năm mươi phần trăm tống số 229.000 người này cũng giống như ông, bởi vì họ không phải là người Ý và không có quyền lợi gì để tán dương ông sau khi gặp ông.

        Tôi không nhớ tên tất cả những người này, nhưng trong số đó có những du khách ngoại quốc đến thăm Mussolini cũng như đi thăm diện Colisée hay Thánh đưởng Saint Pierre, những nhân vật bán chính khách như con trai Tổng Thổng Roosevelt hay Bá tước de Paris, mà nhà tôi nói với tôi sau đó.

        «Ông ta trông không cố vẻ thông minh lắm, nhưng ông ta có đôi mắt thật tuyệt...»

        Nhiều nghệ sĩ các bộ môn khác nhau, những họa sĩ cũng như tiểu thuyết gia, các nhà điện ảnh —Walt Disnev chẳng hạn đã mang đến một con chuột Mickey biết đi, to lớn, cho Anna Maria —  đối với các chính khách chỉ cần lấy căn bản các Quổc trưởng hay Thủ tưởng chính phủ đương thời, không nói đến Tổng Bộ trưởng, đều đã đến gặp ông: trong số đó có Hailé Sélassiẻ, Hoàng đế xứ Ẹthiopie. Ông Duce đã tặng ông ta một chiếc máy bay và còn tính cả việc — ngày nay tôi có thể tiết lộ — giữ ông lại trên ngai vàng sau chiến thắng của Ý tại Ethionie :

        «Tôi sẽ đặt bên cạnh ông ta một viên toàn quyền, như người Anh vẫn làm», lúc ấy ông nói với tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2019, 09:26:42 pm »


        Thế rồi khi quốc vương rời khỏi xứ ông ta, nhà tôi còn nói thêm :

        «Chính người Anh đã xúi giục ông chạy trốn. Họ muốn dùng ông làm phương tiện tuyên truyền trên thế giới bởi vì họ sợ rằng chúng ta đụng chạm vào đế quốc của họ tại Phi châu. Không phải Ethiopie là xứ mà họ quan tâm đến, nhưng chính là các xứ chung quanh.

        Ông Mahatma Gandhi cũng có đến La mã vào năm 1931 để dự một buổi hòa nhạc. Nhà tôi —  biến cố thật hiếm hoi — đã tổ chức một cuộc tiếp tân chào mừng ông ta, ngay tại phòng khách lớn nơi chúng tôi vẫn tổ chức chiếu phim buổi tối. Tôi còn ghi trong trí nhớ cuộc viếng thăm này, không những chỉ vì Gandhi là một nhân vật khó quên, mà còn vì ông ta là một trong những người gây cho Mussolini nhiều xúc động nhất.

        Tôi còn thấy lại được những bộ mặt của các nhân vật quốc tế cũng được mời hôm đó. Khi Gandhi bước vào phòng khách dắt theo con dê con, một sự im lặng hoàn toàn tiếp đón ông. Tất cả mọi nhân vật đều kinh ngạc, sững sờ. Trước bết vì y phục quá ít của ông Mahatma1. Sau đó là vì con dê cái.
         
       Trong vài ngày ghé qua thăm nước Ý, Gandhi và con dê của ông đã trở thành đề tài thời sự số một. Cũng như tại nhà tôi. họ là trung tâm điểm của mọi câu chuyện, nhất là của đám trẻ con : cuộc phiêu lưu của Gandhi khi đến thăm điện Colisẻe với con dê, con dê đã suýt kéo ông té từ trên cao xuông tại đó, những vấn đề đặt ra cho các người có trách nhiệm về nghi lễ với con dê mà họ phải canh chừng để bảo vệ các tấm thảm — con vật được huấn luyện rất kỹ — sự ngạc nhiên của những người tiếp Gandhi lần đầu tiên, khi thấy trước mặt mình một con người nhỏ thó, để nửa mình trần có con dê cái đi theo ; tất cả những chuyện ấy làm họ vui thú rất nhiều và châm biếm cũng không ít. Đến mức độ một hôm ba chúng phải mắng dữ dội :

        «Ba muốn các con ngưng ngay các lời đùa cợt, ông ra lệnh. Các con có biết rằng con người nhỏ thó ấy với con dê mà các con chế giễu, lại đơn thương độc mã, làm cho Đế quốc Anh rung chuyền không? Gandhi là một ông Thánh, một bậc kỳ tài đã xử dụng trong chính trị một vũ khí cho đến nay chưa từng được biết đến : lòng nhân ái...»

        Về phía ông ta, Gandhi không ngớt lời khen ngợi nhà tôi. Về lâu dài, cứ nghe mãi lời tán dương Mussolini tôi tự hỏi ông làm thế nào để lôi cuốn được tất cả mọi người ấy, ngoại quốc cũng như đồng bào, vào trong màn lưới của ông. Đã có lúc tôi còn nấp cả sau cánh cửa mở hé tại Rocca delle Caminatẹ và theo dõi cuộc tiếp xúc giữa ông với một người khách để khám phá ra «tài khéo léo » của ông. Đây là những gì đã xảy ra, tác động tâm lý của nhà tôi thể hiện như thế nào.

        Người khách mà ông sẽ tiếp được mời ngồi đợi trong một phòng khách. Khi người khách được đưa vào và giới thiệu, Benito đứng dậy và vẫn đứng sau bàn làm việc hoặc tiến tới trước để tiếp đón tùy theo trường hợp. Trong vài giày, tia nhìn của ông dán chặt vào mặt người khách. Đấy là cả một công cuộc khai phá thật sự mà ông đã tung ra và ngay lập tức người đối diện bị bối rối, mất đi năng lực của mình. Lúc nay Benito bắt đầu nói. Thông thường ông nói mấy câu chào đón, nhưng rất mau lẹ, ông đề cập thẳng đến mục tiêu của cuộc viếng thăm và để cho khách trình bày, giải thích.

        Trong khi khách nói, ông không hề bộc lộ vẻ nóng nảy nào. Ông không mân mê cây viết chì, chiếc dao rọc giấy hay vò chiếc cổ áo. Rất thoải mái, hai cảnh tay đặt trên bàn,ông lẳng nghe, đầu hơi nghiêng về bên trái, mày cau lại, mắt nhìn khách đăm đăm.

        Khi đến lượt ông nói, nhà tôi tỏ ra rất tự tin, bình tâm, nghiêm khắc, tùy theo trường hợp, nhưng giọng nói của ông thì vẫn không đổi, nồng nàn, khá trầm và có đôi chút rụt rè.

        Và cuối cuộc tiếp xúc, là cả một phát súng ân huệ, với một cái bắt tay nồng nhiệt, một nu cười và một cái nhìn «mê hoặc» cuối cùng.

        Tất cả những bài bình luận mà tôi có thể đọc tiếp theo sau các cuộc gặp gỡ, đều ghi lại cùng những cảm nghĩ : những người đối thoại đều bị chinh phục bởi cung cách khả ái của ông. Ngay cả Churchill cũng đã thừa nhận rằng Mussolini đã gợi cho ông ta cảm tình và sự nể trọng.

        Trong một quyển sách của ông thuộc bộ : «Đệ nhị Thế Chiến», ông đã viết:«Hai lần tôi gặp Mussolini năm 1927, các mối giao thiệp giữa chứng tôi rất thân hữu và dễ dàng...»

--------------
        1. Mahatma biệt danh dùng để gọi Thánh Gandhi của Ẩn độ, cùng như Duce dùng để gọi Mussolini, gọi Hitler, Rạis gọi Tổng thống Nasser của Ai cập, Shad gọi Quốc vương Ba tư...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2019, 10:34:48 pm »


        Hitler thì không đồng ý, ông ta thích sự biểu hiện sức mạnh thay cho sự duyên dáng. Một hôm ông ta nói :

        «Thật đáng tiếc cho ông Duce đã để mất tất cả sức mạnh phát sinh từ con người ông trong các bài diễn văn đọc trước công chúng, ngay khi ông mở cuộc tiếp xúc diện đối diện. Lúc đó ông trở thành một người khả ái...»

        Bởi vì, trước công chúng, nhà tôi khác hẳn. Giọng trầm ấm, rất êm tai của ông trở nên vang động, tuôn ra hàng tràng không dứt. Tôi phải thừa nhận rằng đối với một người biết rõ ông, nghe ông nói chuyện riêng êm dịu hơn là nghe ông nói trước đám đông.

        Người ta kể lại rằng Mussolini thường hay tập nói trước một tấm kiếng như Hitler vẫn làm trước khi đọc một bài diễn văn. Điều này hoàn toàn sai. Ông đã bắt dẫu nói trước công chúng rất sớm —  lúc mới được 16 tuổi — đến nỗi ông biết tất cả các kỹ thuật hùng biện. Khi trở thành người lãnh đạo chính phủ hơn ai hết ông thấy khỏe hơn trước đám đông quần chúng và có thể khởi đầu, khi nào ông muốn, những lời hoan hô, tiếng hò hét, sự cuồng nhiệt của ông.

        Ông biết đúng lúc phải ngừng lại, ngửa đầu ra sau, hướng cằm về phía trước, chống nạnh hai tay, hay là khoanh tay trước ngực. Tôi nghĩ rằng đó là một điều thiên phủ và ông tạo được một dây cảm thông vô hình giữa đám đông và ông. Tôi còn được biết nhiều hơn khi, ngày 18 tháng 9 năm 1943 ông ngỏ lời với dân tộc Ý trên đài phát thanh Munich, từ trong một phòng vi âm được sắp xếp tại tầng trệt của khách sạn Karls Palast.

        Tôi còn nhớ đã được đặt ngồi cạnh ông và tôi thử bắt gặp tia nhìn của ông trong khi ông nói trước máy vi âm. Bởi vì tôi biết rằng diễn tả trước khoảng không nghĩa là không có sự xúc tiếp với quần chúng, sẽ như tước mất thiên tài của ông. Chỉ có cách nhìn ông chăm chú để cho ông coi tôi như là đám đông quân chúng thì ông mới tìm thấy lại được sự thoải mái, tự tin.

        Tôi biết rằng người ta đã chỉ trích nhiều về các phương thức hùng biện của Mussolini, những nghi thức trong các vụ biểu tình, kiểu cách mà ông tạo ra cho chế độ của ông. Đồng ý, nhưng chỉ cần nhìn qua vô tuyến truyền hình và các cuộc biểu tình chính thức trong tất cả các quốc gia dân chủ, tại Mỹ, tại Pháp, tại Anh và ngay cả tại Liên Sô với tất cả những sự xuất hiện đường bệ trước công chúng của các nhà lãnh đạo, thì ai cũng có thể khám phá ra rằng tất cả những gì gọi là nghi thức kiểu Mussolini đều chẳng có gì là quá đáng.

        Trong thâm sâu có lẽ Mussolini là một trong những người đầu tiên sáng tạo ra các hoạt động giao tế công cộng...

        Với một câu chuyện nhỏ sau đây, tôi có thể tiết lộ rằng sự thành công của Mussolini đã có những kết quả bất ngờ : sách của ông được dịch ra Hoa ngữ do lệnh của Tưởng Giới Thạch, và ông được phong làm chủ tịch liên đoàn chống đối sự báng bổ thần thánh, cũng như chủ tịch danh dự của Mark Twain Society tại Kirkwood y như Andrè Maurois, Masaryk, Kennedy v. v...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2019, 11:22:54 pm »

     
12

NHỮNG BÍ ẲN CỦA THỎA ƯỚC LATRAN

        Nói đến chế độ tại Ý, một hôm Benito đã phảt biểu : « Đó là một chiếc giường vợ chồng có hai chỗ. »

        Lẽ ra ông phải nói là có «ba chỗ» bởi vì còn có Vatican từ ngày 11 tháng 2 năm 1929, ngày ký các thỏa ước Latran giữa Tòa Thánh và Quốc gia Ý.

        Đối vói tôi, nghĩa là về phương diện cá nhân và gia đình, giai đoạn quan trọng này của lịch sử xứ tôi đã bắt đầu từ ngày 29 tháng 12 năm 1925, khi chúng tôi làm hôn lễ theo tôn giáo. Ngay từ năm 1924, ba đứa con chúng tôi, Edda, Vittorio và Bruno đã nhận phép thánh từ tay đức Hồng y Vannutelli, trong một tu viện dòng franciscain1 cổ xưa tại Camaldoli, một địa phương nhỏ trong vùng núi Apennins nơi chúng tôi đến nghĩ hè thời đó.

        Thế rồi một hôm tại Milan, trong khi tôi đang ở trong bếp đang nấu món tagliatelle thì cina người hầu phòng của chúng tôi bước vào :

        «Thủ tướng đã trở về, bà ta nói, với ông Giám Đốc (Arnaldo), một linh mục và công tước Paoluci. Ông muốn bà lên phòng khách ngay».

        Tôi trả lời là đang bận và sẽ lên sau. Vài phút sau đến lượt Benito đi vào.

        « Lên đi Rachele, đủ rồi, đừng để người ta cầu khẩn ».

        Và vì tôi làm ra vẻ không nghe, chính ông đến tháo chiếc áo choàng ngoài của tôi và đẩy tôi đến bồn nước để rửa tay. Rồi ông kéo tôi lên phòng khách. Và ở đó, trong căn phòng được cải biến thành nhà thờ ấy lễ cưới theo tôn giáo của chúng tôi được cử hành dưới sự chủ lễ của Đức Tổng giám mục Magnaghi, giám tòa thánh đường Saint PieFre de Sales, với các nhân chứng là Arnaldo, em chồng tôi và công tước Paoluci đi Calboli.

        Khi nghi lễ chấm dứt, và khi Benito hôn tay tôi, tôi còn nhớ là đã nói vời ông với giọng chế biếm :

        « Và bây giờ, tôi hy vọng là ta chấm dứt, không còn cưới nhau nữa... »

        Lý do : chúng tôi đang trải qua giai đoạn thứ ba của cuộc sống vợ chồng.

        Về phần tôi, ý tưởng làm hôn lễ theo nghi thức tôn giáo không làm tôi hào hứng gì lắm, và tôi đã tránh né mỗi lần Benito đặt vấn đề với tôi. Nhưng đối với ông; cuộc lễ này rất quan trọng trong khung cảnh các dự tính thỏa hiệp với Tòa Thánh và bình thường hóa tình thế. Ngoài ra lại còn có Arnaldo thúc đẩy để cho gia đình của Thủ tướng có bộ mặt phải có đối với giáo hội.

        Trong thực tế từ 1921, khi chỉ hãy còn là Dân biểu, nhà tôi đã để cho công cuộc dàn xếp của ông xâm nhập về phía Vatican và trong một bài diễn văn đọc tại Quốc Hội, ông đã lôi cuốn sự chú ý bởi các lời lẽ thân hữu khi đề cập đến Tòa Thánh và sự cần thiết phải đạt đến một thỏa hiệp.

        Ngày 5 tháng 2 năm 1922, trước ngày bầu cử Pie XI một hôm, ông đến công trường Saint Pierre cùng với Coslanzo Ciano và Acerbo trong niềm hy vọng trông thấy làn khói trắng báo hiệu hội nghị bầu Giáo hoàng chấm dứt. Hôm ấy, nghĩa là 8 tháng trước khi trở thành Thủ tưởng chính phủ, ông đã nói;

        «Thật khó tin! Các chính phủ tự do không hiểu rằng tính cách phổ quát của Giáo hoàng là di sản của tính cách phổ quát của Đế quốc La mã, và biểu tượng cho mối quang vinh to lớn nhất của lịch sử và truyền thống của Ý quốc.»

        Cũng vì vậy mà ngay từ khi lên cầm quyền ông liền chăm chú vào kế hoạch qui mô nhằm hòa giải giữa Giáo hội và Quốc gia.

        Tôi không tin rằng ông đã hành động như vậy vì chủ nghĩa đạo hóa2. Cho đến phút chót của cuộc đời, nhà tôi vẫn duy tri tinh thần vô tôn giáo. Nhưng một hoạt động như thế đã đi vào đường 1ối hành động của một người muốn đặt tất cả trong vòng trật tự và của một người được ban cấp cho một cảm quan thực tiến. Tôi xin giải thích : trong nhiều năm trời Mussolini là một con người cách mạng. Thế rồi trước sự đột khởi của «bọn đỏ», cảnh hỗn loạn tại Ý và sự yếu kém của chính phủ, ông trở thành người bảo vệ trật tự mà ông thấy là cần thiết cho sự thành công của một cuộc cách mạng xã hội. Theo ông, cuộc cách mạng ấy chỉ có thể xảy ra trong vòng hợp pháp.

        Một khi trở thành thủ tướng, ông bắt đầu phục sinh nước Ý. Các cuộc cải cách xã hội được ban hành, quyền chính được củng cố, chính ông cũng ổn định cuộc sống gia đình của mình. Chỉ còn lại Giáo hội mà ông phải giải quyết tình thế bằng cách lấp đầy chiếc hố phân cách từ năm 1870 với Quốc Gia. Thêm vào đó là các nhận định thực tiễn: Tòa thánh Vatican là cực điểm lôi cuốn tin đồ công giáo trên khắp thế giới. Thế thì tại sao lại không sở cậy vảo mối lợi này, tại sao không chính thức hoá tình thế này và làm cách nào đó để La mã lợi dụng được tính cách phổ quát ấy ? Nhất là đây chẳng phải là một sáng kiến mà chỉ là một sự quay trở lại với La mã cổ xưa vốn , là nguồn cảm hứng của ông Duce trong việc kiến lập chế độ phát xít.

------------------
        1. Do Thánh Saint Frangois d’Assise thành lập.

        2. Cléricalisme : Chủ nghĩa đạo hóa (muốn cho mọi tổ chức xã hội đầu có màu sắc đạo )
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2019, 10:54:51 pm »


        Đấy là khung cảnh tâm lý. Chỉ còn vấn đề tiến qua lãnh vực hành động, vấn đề bắt chiếc cầu qua hai bên bờ của một nữa thế kỷ đoạn tuyệt. Tại đấy sự can thiệp của các thừa số nhân bản; nhân sự, có tính cách quyết định.

        Trước hết, về tánh tình : Giáo hoàng Pie XI cũng như Mussolini đều xuất thân từ giới nông dân, khiêm nhường. Họ có thể thông cảm nhau hơn là với các người khác. Tôi còn nhớ một hôm nhân đề cập đến Đức Giáo hoàng, Benito nói:

        « Trong thâm sâu, chính nhờ hai chúng tôi có cùng tánh khí của người nông dân mà mọi việc được dàn xếp dễ dàng».

        Sau đó là có các trung gian : Arnaldo đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, luật sư Francesco Pacelli, em của người sẽ trở thành Giáo hoàng Pie XII năm 1939, và Hồng y Pietro Gasparri, ngoại trưởng của Pie XI, người sẽ kỷ thỏa ước Latran với nhà tôi. Tôi quên giáo sư Barone, cố vấn của Tòa thánh, người đã khởi đầu các cuộc thương thuyết,.

        Căn cứ theo những gì mà Benito kể lại, các cuộc thương thuyết không phải dễ dàng luôn luôn, bởi vì bên này hay bèn kia đều có nhiều người không ủng hộ một dự tính như vậy. Nhà tôi phải sở cậy vào truyền thống cộng hòa cũ xưa mà chính ông là biểu tượng. Lại còn có nhà vua vốn chẳng tha thiết gì lắm, nhiều đảng viên phát xít không tha thiết gì hơn, và các tôn giáo khác, không nói đến những hội viên Tam Điểm1 và đảng viên đảng Bình dân thời đó, nay là Dân chủ Thiên Chúa giáo do nhân vật trứ danh, don Sturzo lãnh đạo ; năm 1919 nhà tôi đã định nghĩa ông ta là «một giáo sĩ người Sicile với chiếc mũi dài nhằn, có thế nói rất rành về Thiên đường nhưng lại chẳng làm gì được trên trái đất» Ngay trong lòng Tòa Thánh Vatican, cũng có những người không ủng hộ lắm. Ở ngoại quốc cũng vậy, vài chính phủ mong muốn rằng những thỏa hiệp như thế không thể được ký kết.

        Nhưng kể từ năm 1922, người ta đã đủng đỉnh tiến về một sự bình thường hóa các mối tương quan. Nhà tôi thực hiện những bước đầu tiên bằng cách ra lệnh treo lại hình Chúa Gia tô trên Thập tự giá trong các trường học và tòa án, và tăng cường các biện pháp trừng phạt tội báng bổ Chúa Trời. Tiếp theo đó, công cuộc giáo dục tôn giáo được thực hiện trong các trường sơ cấp và một sự bình đẳng được thiết lập giữa trường Nhà nước và trường tư của giáo hội. Chẳng hạn trong năm 1924 và 1925, một ngân sách 65.00.00 Glires được thiết lập để trợ cấp cho Giáo hội Công giáo tại các tỉnh mới như trong vùng Trentin, và các tỉnh tại Phi Châu. Rồi Viện Đại học Công giáo Milan được thừa nhận cho tính cách chính thức, và các quan chức đã đến dự lễ tôn giáo tại nhà thờ. Hơn thế nữa : các tuyên úy được bổ nhiệm vào các đơn vị quân đội và tu sĩ được quyền miễn dịch. Năm 1925 một đạo luật được biểu quyết nhằm trả cho các linh mục một phụ cấp. Rất mau lẹ, 30.000 giáo sĩ được hưởng khoản phụ cấp này.

        Vẫn trong năm 1925 một biến cố đã xảy ra : một đạo luật, tuyên bố hội Tam Điểm là bất hợp pháp, được biểu quyết. Mussolini phải gánh chịu lấy hậu quả về sau, vì như thế là ông đã tách khỏi hậu thuẫn của hội bí mật này vốn đã mọc gốc mọc rễ khắp nơi, trong ngay cả đích thân nhà Vua lẫn Thống chế Badoglio.

        Rồi chúng tôi làm phép cưới theo nghi thức Công giáo, rồi đến cuộc đại xá. Đấy tất cả mọi người đều ăn nên làm ra, hằng triệu du khách từ khắp nơi trên trái đất đố đến, mang theo ngoại tệ và có thể khám phá thấy tân chế độ tại Ý vì chính quyền hoàn toàn hậu thuẫn họ.

        Như vậy Giáo hội có thể thụ hưởng được nhiều điều nhờ sự lưu tâm của Nhà nước, vì điều đó đã kích thích tín đồ Công giáo đến nhiều hơn và Pie XI đã không quên tỏ vẻ hài lòng trong một bài diễn văn đọc trước Hội nghị Chủ giáo.

        Giờ đây âm điện đã phát động. Chỉ còn cần vượt qua giai đoạn chót. Tất cả những điều đó nay thuộc về Lịch sử, nhưng tôi muốn thêm vào một chi tiết khi nói rằng, phần lớn các cuộc thương nghị đã không diễn ra trong các phòng khách trang trọng dưới các bức tường vàng ông, và các ngọn đèn bách đăng diễm lệ, như người ta có thể tưởng, mà chỉ diễn ra một cách đơn giản trong phòng làm việc của nhà tôi, nghĩa là trên đường Via Rasella tại La mã. Để được kín đáo hơn, luật sư Pacelli đã đến lúc 21 giờ và ra đi vào khoảng 1 giờ sáng. Vài giờ sau, Đức Giáo hoàng được thông bảo diễn tiến của phiên họp, và cứ như thế kéo dài hàng tháng. Riêng phần Đức Hồng Y Gasparri thì Benito đến gặp ông ta tại một tu viện gần La mã. Thường thường, tờ Popolo d'Italia của Mussolini và tờ Osservatore romano của Pie XI duy trì bầu không khí thuận lợi đối với công chúng và hàm nóng không khí khi cần.

----------------
        1. Franc - maconnerie, một hội bí mật ở Âu Châu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2019, 08:36:46 pm »


        Sau cùng ngày 11 tháng 2 năm 1929 đến. Nhà tôi đại diện cho nước Ý, và Đức Hồng Y Gasparri cho Tòa Thánh, ký vào hai thỏa ước tại lâu đài Latran. ông Duce đọc một bài diễn văn lâu 45 phút trong đó, sau đó ông kể lại với tôi, Đức Hồng Y Gasparri đã ngẩng đầu lên nhiều lần tỏ dấu tán đồng.

        Tối hôm đó, trong khi đang bận săn sóc con cái ở nhà, tôi thấy cha Facchinetti đến, một giáo sĩ dòng franciscain từ lâu là một người bạn của gia đình. Nhà tôi đã mang lại cho ông ta niềm vui đầu tiên vào năm 1925, khi ông chọn Thánh Francois d’Assise làm bổn mạng cho nước Ý.

        Nhưng, trong ngày 11 tháng hai ấy, vẻ mặt của cha Facchinetti rạng rỡ hạnh phúc.

        « Cha có chuyện gì mà vui vậy, tôi nói, cha mới kiếm được vài triệu dành cho kẻ nghèo của cha ư ?

        — Còn đẹp hơn thế nữa, donna Rachele ạ ! »

        Vừa nói ông ta vừa lôi trong áo dòng ra một chìa khóa và hai chai sâm banh và đặt — một cách trịnh trọng — lên bàn.

        «Cha kiếm đâu ra vậy ?» tôi hỏi.

        Ông ta không trả lời tôi ngay và tôi vẫn tiếp tục cho Romano ăn xúp, nó mới được mười lăm tháng và la hét chói tai mỗi khi tôi ngưng lại.

        Ngước mắt nhìn lên, tôi thầy cha Facchinetti ôm hôn tất cả mọi người, các con tôi, Cina và Pia» hai người tớ gái.

        «Nhưng chuyện gì xảy ra cho cha vậy ?

        — Xong rồi ! ông kêu lên, giọng rung động. Thỏa ước đã được ký kết giữa chính phủ và Vatican. Ông Duce đã thành công trong một việc mà những người như Cayour! hay các bậc thánh như Jean Bosco đã thất bại. ông nhà có thể hãnh diện, donna Rachele ạ ! Liệu thể nào điện thoại được cho ông ấy không, tôi muốn khen tặng ông ta biết bao.»

        Đúng lúc đó chuông điện thoại reo vang. Chính Benito báo tin cho tôi.

        «Rachele, thời kỳ vàng son của chủ nghĩa phát xít bắt đầu từ hôm nay !» ông nói như reo mừng.

        Rồi ông kể lại, diễn tiến buổi lễ ký kết và không ngớt lời tán dương Đức Giáo hoàng Pie XI, «cung cách giản dị và thân ái, và thông minh biết bao !»

        Chính khi nghĩ lại tất cả những điều đó, tôi có thể nói rằng những kẻ đã sáng chế ra tin đồn đê tiện về việc Mussolini ám sát Đức Giáo hoàng Pie XI tỏ ra hoàn toàn không biết gì về nhà tôi. Tốt hơn là họ nên tìm kiếm các chuyện khác bởi vì không bao giờ nhà tôi lại nghĩ đến sự xâm hại vào đời sống của một ai vốn đã cung cấp cho ông một niềm vui sướng lớn lao như vậy.

        Một cách vắn tắt, tôi khen ngợi ông và thấy cha Facchinetti dậm chân trước mặt ra dấu cho tôi là muốn nói chuyện với nhà tôi, tôi đưa máy cho ông ta.

        Tôi không thấy phản ứng của Benito ra sao vì ông rất ghét nói chuyên cà kê trong điện thoại, nhưng tôi hiểu nỗi vui sướng của vị tu sĩ này và không dám bảo ông ngừng lại. Tội nghiệp cha Facchinetti ! đấy chính là hình ảnh của một linh mục mà người ta yêu mến: cao quí, có giáo dục, tốt bụng có khả năng cho ta thấy viễn ảnh của thiên đàng bên kia thế giới.

        Tôi thích đừng để bị lôi kéo biết bao vì nghĩ lại mười hai năm không được mai táng theo nghi lễ công giáo ấy mà nhà tôi phải chịu, ông, con người đã làm cho Giáo hội biết bao nhiêu, và tôi chắc phải làm cho niềm hạnh phúc của cha Facchinetti hư hỏng đi.

        Tiếp theo sau đó, người ta vạch lá tìm sâu không biết là bao nhiêu chuyện về thỏa ước Latran, nhất là nói rằng chỉ mình nhà tôi là trục lợi được nhờ thỏa ước ấy. Sai lầm. Có nhiều người được hưởng lợi : nhà tôi, chắc chắn rồi, mặc dầu ông phải vượt qua không biết bao nhiêu là vấn đề đặt ra ngay trong số các đồng chí của ông, đến mức một hôm ông phải dằn từng tiếng khi tuyên bố với họ.

        « Tôi chỉ vui sướng khi tôi làm một công việc hữu ích cho nước Ý.»

        Lại còn có nhà Vua, người rốt cuộc được Giáo hoàng thừa nhận tước vị Quân Vương, và nhất là còn có Tòa thánh Vatican nữa.

        Nếu muốn tỏ ra có ác tâm, tôi sẽ nói rằng Đức Giáo hoàng sẽ không ký vào một thỏa ước như vậy nếu Ngài không thấy có lợi trong đó. Chắc chắn là, Ngài đã chính thức từ bỏ La mã, mà dưới mắt Giáo hội, đã trở thành thủ đô của nước Ý, một điều mà từ năm 1870, Vatican luôn luôn không chấp nhận. Tuy nhiên khi trao đổi, Ngài đâu có thua thiệt.

        Tôi không phải là một chuyên viên, nhưng tôi cũng không phải là một phụ nữ chỉ biết ru rú trong nhà như người ta đã rêu rao, vì lý do đơn giản là tôi có cặp mắt để nhìn, đôi tai để nghe và bộ óc để suy nghĩ.

-------------------
        1. Cayour (CamilloBenso, comle De) Chánh khách Ý, sanh ở Turin ( 18Ỉ0-186Í). Sáng lập viên tờ nhật báo II Risorgimento (18i7),người bênh vực cho các tư tưởng tự do, dân biểu Quốc Hội từ năm 1848, Thủ tướng Chánh phủ (1852-1861) và là một trong những người chủ xướng sự Thống nhứt nước Ý.

        Tôi muốn làm cho ông giáo sĩ hài lòng, nhưng tôi sợ làm rộn nhà tôi vì tôi chỉ đích thân gọi ông mỗi khi có chuyện trầm trọng, vì thường thì chính ông gọi cho tôi. Luôn luôn như thế ngay cả trong các cuộc đi thăm viếng chính thức. Đối với mọi người, tôi hay các Tổng bộ trưởng, đều y như vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2019, 07:27:04 am »


        Tôi chỉ lấy một ví dụ : theo nguyên tắc, một trong những sứ mạng chính yếu của giáo hội là truyền giảng Phúc âm. Nhưng, chỉ cần nghĩ đến tất cả các ngôi nhà thờ mở cửa khắp nơi nào mà nước Ý xâm nhập được. Khi người binh sĩ Ý đặt chân đến một nơi nào, các giáo sĩ đều đi theo. Tại Phi châu, trong vùng Dodécanèse, cho đến tận Nga khi quân đội Ý chiến đấu trong vùng Ukraine bên cạnh quân Đức vốn chẳng ưa các giáo sĩ là bao.

        Thêm vào đó còn có những hậu thuẫn tài chánh mà Vatican nhận được sau đó, bởi vì không phải tất cả chỉ được trao đổi bằng nụ cười. Và sau cùng Tòa thánh đã làm gì sau năm 1929 ? Càng ngày càng tham dự vào chính quyền tại Ý. Tôi không nói rằng mỗi khi một thỏa hiệp được ký kết, thì một Hồng y hay một Giám mục được ngồi vào bàn. Nhưng nhờ thỏa ước Latran, Vatican có phương tiện thâm nhập chính thức cho đến các ngõ ngách tận cùng của nước Ý. Giáo hội không những chỉ trờ thành một sức mạnh tinh thần mà còn là một sức mạnh thế tục có khả năng áp đặt chiều hướng này, chiều hướng kia trêu chính sách của nước Ý và tác động lên các biến cố. Chính vì vậy mà tôi nói rằng chính quyền của Ý từ năm 1929 trở thành không phải là một chiếc giường vợ chồng có hai chỗ mà nhà Vua và Mussolini chia xẻ, nhưng là một chiếc giường ba chỗ nằm. Tôi tự giới hạn bằng cách chỉ đưa ra một ví dụ thứ hai về uy lực mà Vatican biểu hiện lúc bấy giờ.

        Kể từ năm 1937-1938, ngay khi Mussolini bắt đầu xích lại gần Hitler, Vatican giữ cách biệt với phong trào phát xít, không ngần ngại đồng hóa phát xít với chủ nghĩa quốc xã của Đức mà tòa thánh lên án.

        Được đi, suy cho cùng Giáo hội đóng vai trò bảo vệ lý tưởng công giáo và sự tôn trọng các tự do của dân tộc thì cũng phải. Thế nhưng trái ngược lại, tại sao tại Vatican, người ta lại cho phép người Mỹ, vốn đang chính thức là kẻ đối đầu trong chiến tranh với Ý, có quyền có các tin tức về chúng tôi, nghĩa là về kẻ thù của Mỹ ? Nói rằng Tòa Thánh đóng vai trò nhân đạo, tôi chấp nhận. Nhưng sự can thiệp của Tòa thánh để làm lợi cho một xứ —  mà dưới mắt Tòa thảnh có lẽ đóng một vai trò tuyệt đẹp — và để chống lại một người từng giương cao lá cờ của ngai vàng Thánh Pierre, thì rõ rệt là đã đi quá xa.

        Tất nhiên là người ta có thể luôn luôn vặn lại rằng tôi đã lên án mà không có bằng chứng : rằng đó chỉ là lời vu khống, hay nhẹ hơn hết, là một vụ án có chủ tâm. Tôi đã trả lời rằng đó là những suy luận hợp lý và tôi sẽ rất sung sướng nếu được biết rằng đặc sứ của Tổng thống Roosevelt, Myron Taylor đến làm gì tại Vatican, ông này đã đến La mã ngày 20 tháng 9 năm 1942 nếu tôi không lầm, và ra đi ngày 28 tháng 9 sau một tuần lễ lưu lại Vatican.

        Bởi vì có một điểm mà ít người được biết: trong cuộc Đệ II Thế Chiến, nước Ý chính thức lâm chiến chống lại các nước khác, những quốc gia này vẫn có đại sứ cạnh Vatican. Nhưng vì Tòa Thánh không có phi trường, thì những nhân vật đó đến đâu mà từ đâu họ ra đi ? Thật đơn giản, từ La mã nghĩa là họ có thể đi xuyên qua thủ đô của một nước đang có chiến tranh với nước của họ mà không bị khó dễ gì.

        Mặt khác, Vatican nằm ở đâu ? Vẫn luôn luôn tại đấy, trong một diện tích 480.000 thước vuông thì phải, ngay giữa lòng La mã. Ai là người được thông báo tin tức nhiều nhất nước Ý ? Giáo Hoàng, với khoảng 80.000 tu sĩ của ông rãi rác trên khắp lãnh thổ.

        Đấy tôi lại phải cân nhắc từng cữ : tôi không nói rằng các tu sĩ này làm gián điệp ăn lương của địch. Tuyệt đối không ! Nhưng tôi viết rằng trong lòng Tòa Thánh thật khó mà không để cho một vài tin tức lọt ra ngoài. Những tin tức này vốn là vô hại, nhưng đã được các tay chuyên nghiệp khai thác và biết rút ra từ đó những kết luận không phải luôn luôn tốt lành.

        Đấy chính là điều mà ông bạn Myron Taylor ấy đã làm. Trở về Mỹ, ông ta bảo cho Roosevelt rằng dân Ý bắt đầu thấm mệt và chán ngán chiến tranh và nếu gia tăng thêm cường độ thì sẽ có thể bắt họ khuất phục được. Đó là điều đã xảy ra và nếu còn ai nghi ngờ thì chỉ cần nhớ lại kể từ lúc nào các cuộc oanh tạc của Đồng minh đã gia tăng dữ dội : sau tháng 9 năm 1942.

        Vì lẽ chúng tôi cũng có cơ sở tình báo cho nên nhà tôi đã được thông báo mau lẹ vai trò mà Myron Taylor đã đóng tại Ý. Ông phản ứng rất dữ dội và ra các chỉ thị rất rõ rệt cho Galeazzo Ciano, thời đó là Tổng trưởng Ngoại giao trong một thời gian không bao lâu nữa.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM