Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:40:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ mặt thật Nhà độc tài phát xít Mussolini  (Đọc 14296 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2019, 11:11:43 pm »

       
        Tôi còn nhớ nhiều giai thoai về đề tài này. Một lần, trong khi đi đến Điện Palazzo Venezia làm việc, ông bảo xe dừng lại trên đường Nazionale. Trước khi các cảnh sát viên hộ tống — theo nguyên tắc có ba người đi trên một xe hơi thứ nhì — kịp phản ứng, thì ông đã mở cửa xe bước xuống lề đường bình thản đi dọc theo con đường, sung sướng vì cảm thấy được tự do. Đằng sau những thiên thần hộ mệnh không biết làm sao : họ không thể yêu cầu ông bước lại lên xe cũng như không dám bao quanh ông gần quá. Phần ông thì tiếp tục đi như chẳng có gì xảy ra cả.

        Tình trạng kéo dài như thế trên một quãng đường chừng mười thước. Thế rồi dân chúng có người bắt đầu tự hỏi có phải mình bị hoa mắt chăng, có người bạo dạn hơn gọi ông và đến bắt tay óng. Benito không thể nào tính chuyện thoát thân được. Ông phải dừng lại. Thế là hỗn độn xảy ra. Đảm đông nhào vào ông để sờ ông, để hoan hô, để hôn ông. Khi ông kể lại với tôi chuyện này, tôi thấy ông sợ thật tình. Đây không phải là một vụ khủng bố nhưng đám đông quần chúng cuồng nhiệt này không còn có gì có thể ngăn chận lại được.

        Nếu cảnh sát không đến can thiệp, tôi không biết ông sẽ thoát ra khỏi chỗ đó bằng cách nào. Ông không bao giờ tái diễn thí nghiệm này nữa.

        Trong những ngày nghĩ hè, đã hai lần chung tôi tìm ách thoát khỏi các cảnh sát viên. Một hôm vào năm 1933, chỉ có hai chúng tôi lên đường đi La Fratta, một xã nhỏ nằm giữa Forlimpopoli và Bertinoro. Ở đấy có suối nước nóng và nhà tôi muốn xem công tác tu sửa đã đến đâu. Khi chúng tôi dừng xe để tiếp tục đi bộ, đồng hồ chỉ 13 giờ 30. Không có một cảnh sát viên nào đi theo chúng tôi cả. Tai khách sạn Thermes, chúng tôi bình thản nói chuyện với viên quản lý nhà hàng và quán rượu, Godoli, trong khi chờ đợi viên giám đốc nhà mảy, Collitti, đến. Nhà tôi có vẻ sốn mắt vì mặt tiền của rạp hát mà ông cho là đã được thực hiện quá xấu. Đột nhiên, trong một không khí xôn xao cảnh sát ào đến và bắt đầu gieo rắc một quang cảnh lộn xộn mà khi chúng tôi ở một mình không hề có.

        «Đấy, họ lại tìm ra chúng ta rồi, nhà tôi thở dài. Đi thôi Rachele, cuộc đi dạo kể như chấm dứt».

        Vài ngày sau, tại Riccione, tôi đề nghị với ông thực hiện một cuộc «đi dạo yêu đương» trên bờ đê. Mới đi được vài thước là chúng tôi nghe những tiếng «clap, c!ap» của bước chân các cảnh sát viên đi theo.

        «Bà thấy không, nhà tôi nói, thử thoát khỏi họ là chuyện vô ích. Chúng ta luôn luôn bị họ theo bén gót. Tôi không thể nào thoải mái được khi biết rằng đang có một người nhìn mình không rời. Tôi tự hỏi, không biết họ đi theo để bảo vệ hay để do thám tôi đây.

        — Để do thám, ông có thể tin chắc như vậy — Tôi đã xác định như thế với ông.

        Như thế dần dần, để sống những phút vui thú thường nhật của đời sổng, chúng tôi đã phải tự khép mình lại. Nhà tôi chỉ được thoải mái thật sự, chỉ trở lại với con người thật của ông khi về nhà. Và ông đã dựng lên một bức tường không thể vượt qua được giữa đời tư và đời công của ông.

        Chính vì vậy mà trong mười bốn năm ở tại Villa Torlonia, không một lần nào là tôi thấy có một người lạ ngoài gia đình được mời dùng bữa với chúng tôi. Nghĩa là chẳng có Tổng, Bộ trưởng, chẳng có bạn bè của chồng tôi lẫn nhân vật ngoại quốc nào cả. Những người duy nhứt được chấp nhận là bạn của các con tôi. Ngay cả các ký giả và nhiếp ảnh viên cũng đều bị mời ra khỏi nhà. Những lần hiếm hoi mà tôi thấy các chuyên viên điện ảnh quay phim trong nhà — Benito chấp nhận vì họ là người Mỹ — thì nhà tôi cũng đặc biệt tỏ vẻ không vui thích gì vì sự hiện diện của họ.

        « Khi tôi trở về nhà và treo chiếc nón lên móc, tôi trở thành « ông Mussolini » và không là gì khác. Ông Duce, ông Thủ tướng đã ở lại với điện Palazzo Venezia ».

        Tôi còn nhớ một hôm, có ai đó, Galeazzo Ciano thì phải, hỏi ông rằng tại sao ông không tiếp khách tại Villa Torlonia, thì nhà tôi trả lời :

        « Ai cũng nghĩ rằng tôi là ông Duce 24 trên 24 giờ. Nếu tôi cũng nghĩ như vậy thì tôi điên mất. Tôi phải được đôi chút thoải mái tối thiểu, đôi chút yên tĩnh để lấy lại sức, để duy trì nhân cách của mình. Tôi không phải là một người máy. tôi không có kết hôn với nước Ý như Hitler đã nói với tôi là ông ta kết hôn với nước Đức, khi tôi hỏi tại sao ông ta không cưới một trong những phu nữ tuyệt vời đang ở quanh ông ta. Phần tôi, tôi là một người bình thường nhưng tôi muốn mọi người tôn trọng sự riêng tư của tôi. Trong thâm tâm, ông nói thêm, tôi thấy người Anh có lý khi họ không muốn một người lạ nào chõ mũi vào nhà họ, vì đấy là tượng trưng cho đời sống riêng tư của họ . Họ có lý và tôi cũng như họ

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2019, 12:20:39 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2019, 12:21:43 am »


9

NHỮNG BÍ MẬT NHO NHỎ CỦA MỘT NHÀ ĐỘC TÀI

        Một ngày của nhà tôi bẳt đầu lúc 6 giờ 30 khi Irma đánh thức ông bằng cách kẻo màn cửa. Ông không nằm ráng trên giường và trong khi người hầu phòng sửa soạn áo quần, ông đi cạo râu rồi uống một ly nước cam hay nước nho. Tất cả từng ấy việc kéo dài chừng 10 phút. Sau đó ông xuống một trong các phòng khách và sau một màn tập thế dục ngắn, ông ra vườn gặp Camillo Ridolfi, cũng đồng thời là kiếm sư, từ thời kỳ của các cuộc đấu kiếm, là thầy dạy cưỡi ngựa, và cũng là cộng sự viên riêng : một thử người thân tín. Mỗi buổi sáng Ridolfi đến Villa Torlonja với ba hay bốn con ngựa và, tùy theo tánh khí, Benito sẽ cưỡi ngựa chạy qua chưởng ngại vật hoặc đi dạo trong vườn. Việc này không kẻo dài quá nữa giờ.

        Chừng 7 giờ 30 ông trở lên phòng tắm, tắm bông sen và chà xát mình bằng nước hoa Cologne, mặc áo quần do Irma chuẩn bị trước và bước qua phòng ăn ngốn thật nhanh bữa ăn sáng gồm có một ổ bánh cắt lát, sữa với một ít cà phê và trái cây. Thường thường ông bảo Irma hỏi liệu xem tôi có thể ăn sáng với ông không, nhưng tôi phải công nhận rằng ít khi tôi làm cho ông hài lòng vì, vốn đã bận bịu với việc nhà rồi, tôi trả lời ông là không có thì giờ.

        Tôi còn nhớ một hôm, sau một câu trả lời như thế tôi thấy Irma trở lui vẻ rất xúc cảm. Benito đã nói với bà ta với giọng tâm sự :

        «Bà biết không, Irma, vợ tôi như vậy đó. Nhưng dưới vẻ bề ngoài khó khăn như vậy, bà ấy thật tuyệt vời. Đấy là một cuốn sách chứa đựng một câu chuyên tuyệt diệu, vấn đề là cuốn sách không chịu mở ra để cho người ta không thể đọc những gì được viết trong đó».

        Tôi đành chỉ biết càu nhàu khi bà ta kể lại điều lưu ý nay, nhưng trong thâm tâm tôi rất cảm động vì ông có lý. Và để hoàn toàn thẳng thắn tôi nhận rằng, nếu ông có gây ra cho tôi những phiền não thật, thì tôi cũng không phải là kẻ dễ dàng gì để mà sống chung.

        Nhân nói về áo quần và các sự chăm sóc thân thể của nhà tôi, tôi phải kể lại vài giai thoại về vài chi tiết thầm kín để có một Mussolini với bộ mặt thật thật sự.

        Trước hết là áo quần : nhà tôi không bao giờ chú ý đến thứ gì ông mặc trên người. Chính Irma là người quyết định cả trong lãnh vực này. Phòng bí thư đặc biệt của Benito, mỗi tối, thông báo cho Irnia danh sách các cuộc tiếp xúc vào ngày hôm sau của ông, và các cuộc biểu tình mà ông phải dự, cũng như là đồng phục, các huy chương và thường phục mà ông phải mặc cho mỗi cơ hội. Nếu một hôm nào đó Irma lầm lẫn, rất có thể ông sẽ đi dự một buổi lễ quân sự trong bộ thường phục màu sậm, hoặc là tiếp một khách ngoại quốc trong bộ quân phục, điều này đã gây kích động không phải là ít. Nhưng Benito cũng như tôi đều hoàn toàn tin tưởng vào Irtna, và không bao giờ chúng tôi phải hối tiếc cả. Mãi đến nay, chúng tôi còn nhắc lại biết bao nhiêu lần về những trường hợp bà ta toát mồ hôi lạnh khi phải chọn lựa giữa năm mươi bộ đồng phục và thường phục dự lễ của nhà tôi,

        Những chi tiết duy nhất thuộc về y phục mà ông đặc biệt lưu tâm là giày và găng tay. Trong thời gian đầu, cũng có vấn đề nón nữa ; Benito trở thành nổi danh vì những chiếc nón đặc thù mà ông chưng diện và thường chẳng ăn nhập gì với y phục trên người. Đây là nét đặc biệt của riêng ông, một lối phản ứng cá nhân trước những qui tắc đã được thiết lập. Như thế ông có thể đi ra ngoài với một chiếc nón hình quả dưa với bộ y phục cưỡi ngựa hoặc một chiếc nón bê-rê với một bộ thường phục sậm, cổ cứng. Nhưng cùng với năm tháng ông trở nên tôn trọng các ước lệ hơn và các chiếc nón từng làm bọn con cái thích thú vô cùng, thường chỉ được dành cho những lúc ông về nghỉ hè tại Rocca delle Caminate.

        Đôi ghết trắng mà ông từng yêu thích biết bao và vốn có một lịch sử riêng, cũng đã biến mất. Năm 1922, nhà tôi đi Cannes để dự một hội nghị quốc tế trong tư cách là giám đốc tờ Popolo d’Itaỉia. Nhân dịp này ông được Aristide Briand tiếp, người mà ông rất ngưỡng mộ. Tuy nhiên gặp vị chính khách Pháp, ông nhận thấy đôi giày không được bóng, và vì thấy nhiều người mang ghết, lúc đó, là thời trang, ông liền mua một đôi để che bớt một phần đôi giày. Thấy chúng rất thực dụng, sau đó ông thích nghi ngay và thật khó nhọc khi phải thuyết phục ông đừng có mang chúng trong một vài cơ hội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2019, 10:39:37 pm »


        Vẫn liên quan đến chuyện giày dép, Benito mang giày không dây « để khỏi mất thì giờ cột dây », ông biện bạch và thường rộng hơn kích tấc thường lệ một số để được thoải mái hơn. Về sau ông chọn loại giày cao cổ có khóa kéo hiệu Eclair vì lý do là bị một vết thương bên chân mặt từ Đệ I Thế Chiến làm ông rất đau đớn. Một trong những đôi giày ông mà ông mang nay còn được đặt trên mộ ông. Bọn dân quân du kích đã cạy giày để xem ông có giấu gì trong đó không.

        Luôn luôn có óc thực tiễn khi một đôi giày làm ông thích là ông không muốn rời nó nữa. Năm 1930 thì phải, tôi phải cho đóng đế lại cùng một đôi giày bốn lần liền chỉ vì ông thấy chân mình thoải mái khi mang đôi giày ấy.

        Găng tay cũng luôn luôn là điếm yếu của ông. Ông có cả một bộ sưu tập do các nhà chế tạo Ý gởi tặng, nhất là từ Milan, La mã, nhưng những đôi găng mà ông thích nhất là loại làm bằng da hoẵng thuộc và loại da mềm. Những đôi khác bằng da heo rừng, bằng len v.v... nằm im trong tủ năm này qua năm khác.

        Trong số những chuyện bịa đặt, người ta có kể rằng Mussolini cho đổ hàng lít nước hoa vào bồn tắm của ông. Trước hết ông ít khi tắm trong bồn mà gần như bao giờ cũng tắm bằng bông sen. Sau đó ông không bao giờ tự mình làm trò quái gở như vậy bời vì ông đâu có điên như đã có lúc người ta muốn làm cho mọi người tin như thế.

        Ngược lại, quả đúng ; ông đặc biệt chăm sóc thân thể, vừa vì vệ sinh, vừa vì ưa làm đỏm, mặc dầu tôi thấy danh từ này có vẻ hơi quá đáng. Ông khám răng thường xuyên và mỗi tuần ông cho làm móng tay móng chân một lần. Ông luôn luôn nói rằng không chịu đựng nổi một người mà đôi bàn tay không được chăm sóc sạch sẽ và loại móng chân đâm vào thịt cần cắt luôn, ông chà xát thân mình mỗi buổi sáng bằng nước hoa Cologne. Khi bị tôi chế giễu nhẹ nhàng, ông trả lời là nếu không gìn giữ một thân thể hoàn toàn cường tráng thì đàn bà không thích ông nữa, và một người đàn ông không còn làm cho đàn bà thích nữa thì chẳng còn có giá trị gì nữa. Câu trả lời này hẳn là đã không đóng góp gì cho việc tạo không khí vui vẻ trong ngày.

        Vẫn câu chuyện về hình dáng của ông Duce, tôi phải nói lên sự thật về hai điểm đã trở thành lịch sử : người ta đã bàn tán nhiều về chiếc Sọ dân La mã của nhà tôi, và về thú vui tinh quái của ông trong việc bước lên thang lầu từng bổn bậc một, kéo theo đàng sau cả một đoàn tùy tùng, gồm tướng lãnh và các chức sắc khác thở hổn hển.

        Trong thực tế, chiếc đầu trọc phát nguyên từ vụ tóc rụng mà theo nhà tôi là do việc đội nón sắt trong thời Đệ I Thế Chiến. Đã có một thời kỳ ông tin rằng sử dụng một vài thứ nước hoa là có thể ngăn không cho tóc rụng và còn làm chúng mọc thêm là đàng khác. Mỗi buổi sáng, ông quan sát hiệu quả của những loại nước hoa này bằng cặp mắt tin tưởng, nhưng sau vài tuẫn lễ, thấy chẳng có kết quả nào, ông bèn chấp nhận giải pháp căn bản : cạo trọc luôn. Chính như thế nảy sinh hình ảnh ông Ducé với chiếc sọ của Hoàng đế La mã. Tôi nhìn nhận là điều đó làm ông thoải mái hơn, nhưng thích thú nhất là con cái, rồi cháu chúng tôi, vì chúng tìm được trò giải trí được yêu chuộng nhất : đùa với nối ruồi sau ót nhà tôi, như tôi đã từng kể.

        Riêng về phần các cuộc chạy ma-ra-tông trên cầu thang thì chúng phát sinh do sự kiện một hôm Benito bị mắc kẹt trong thang máy. Kế từ vụ rủi ro này, ông chỉ xử dụng loại máy móc này một cách bất đắc dĩ, ông thích leo bộ lên cầu thang hơn. Và vì những người tháp tùng không dám làm khác hơn nên họ đành theo ông. Tôi phải nói rằng ông cảm thấy thích thú khi thấy họ thở hổn hển, vì ông là người muốn làm cho cả nước tập thể thao.

        Để trở lại với chương trình hàng ngày của ông, vào khoảng tám giờ, Benito rời khỏi Villa Torlonia, chỉ một chiếc xe hộ tống chạy theo xe ông với hai hoặc ba nhân viên an ninh. Tài xế của ông từ lâu là Ercole Boratto, tôi sẽ trở lại với ông này sau, chỉ mất vài phút là đưa ông đến Điện Palazzo Venezia, vì các cảnh sát viên điều khiển lưu thông lập tức bật đèn xanh khi thấy bóng xe ông.

        Khi đến bàn giấy tại Điện Palazzo Venezia, nhà tôi đã thấy có phúc trình của quân đội, cảnh sát của các tỉnh trưởng và các đảng, ông đọc rất nhanh và với một cây viết chì xanh đỏ lớn mà ông dùng cho đến cùng, phê vào bên lề các phúc trình. Nếu có vấn đề gì để viết, ông dùng các phong bì đựng thư gởi cho ông, bóc keo và lật ngược để viết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2019, 10:40:10 pm »


        Sau đó là cuộc họp hàng ngày với viên Tổng Trưởng Nội vụ, Tổng Trưởng Ngoại giao, Tổng Giám đốc cảnh sát, và Tham mưu trưởng Quân đội trong thời chiến. Theo nguyên tắc, buổi sáng được dành cho các cuộc tiếp xúc quan trọng, như tiếp các nhân vật chính phủ ngoại quốc, Đại sứ. v.v... Buổi chiều dành cho khách ít quan trọng hơn : các đoàn thể, sinh viên, du khách quan trọng hoặc thân hào nhân sĩ ở các tỉnh.

        Thứ năm và thứ hai là hai ngày duy nhất nhà tôi không đến bàn giấy trước : ông đến Hoàng cung Quirinal lúc 10 giờ.

        Vào khoãng 14 giờ ông trở về Villa Torlonia. Ngay khi ông rời khỏi Điện Palazzo Venezia người ta đã điện thoại báo cho người gác cổng của chúng tôi biết. Khi xe về đến trước hàng rào, người gác cổng bảo cho trong nhà bằng cách nhấn vào nút chuông điện phát động cả một chuỗi hoạt động: chị bếp cho bột vào nước sôi, một cảnh sát viên đứng trong phòng đợi ngay lối vào, liền đi xuống mở cửa và đỡ lấy chiếc cập hồ sơ mà nhà tôi không bao giờ rời. Chiếc cập ấy cũng đã ở trong tay ông khi ông bị ám sát ngày 28 tháng 4 năm 1945.

        Ngoại trừ thứ năm và thứ bảy chúng tôi ăn trưa với nhau, những ngày khác trong tuần, các con và tôi đều đã ăn xong khi nhà tôi về đến. Nhưng không vì thế mà chúng tôi để ông một mình, chúng tôi vẫn ngồi vào bàn lúc ông ăn.

        Trước khi ngồi vào bàn ăn, Benito đọc lướt qua báo chí trong phòng làm việc, trong vài phút. Ông đọc rành tiếng Pháp, Đức, và Tây ban Nha mà ông đã thử dạy tôi học. Vụ đọc báo này cũng được thực hiện với cùng một tốc độ như lức ở tại Forli. Trong tay thủ sẵn các cây viết chì xanh, đỏ mà ở nhà không ai có quyền đụng đến, «vì nó thuộc về tài sản Quốc gia», ông đóng khung hay gạch dưới các đoạn ông thích. Ông giữ lại các tờ bảo có ghi chú và liệng các tờ khác luôn luôn về bên phải ghế ngồi, điều đó có nghĩa là ông không còn cần đến chúng nữa.

        Nhà tôi nhịn đói mỗi tuần một lần. Ông cho rằng để cho cơ thể được nghỉ ngơi là điều rất tốt. Ông đã tập chế độ nầy từ nhiều năm qua, và khi ăn, bữa cơm không kéo dài quả vài phút.

        Vì lý do bệnh loét bao tử thỉnh thoảng làm cho ông đau đớn và vì công cuộc điều trị do bác sĩ bắt buộc, Benito chỉ uống nước suối và sữa. Ông không ăn các món có nhiều sốt cũng như không ăn quá nhiều thịt. Thực đơn gồm có bột, đôi khi trứng, thịt gà, nhiều rau và trái cây. Rau thì ông thích để sống, và ăn một cách khá đặc biệt : ăn rất nhiều, đủ mọi thứ, trộn trong một thố đựng rau lớn. Bên cạnh để một thố muối thật đồ sộ trong đó ông chấm đậu và hành trước khi ăn.

        Tôi nhớ rằng trước khi Benito phải đi ăn tiệc chính thức, ông đến «chọc» vào dĩa của chúng tôi trước khi đi để bớt bi đói khi dự tiệc.

        «Tôi không thể ăn với một người đứng đàng sau rình rập từng cử chỉ của tôi, bưng mất dĩa trước khi tôi ăn xong, ông nói. Điều đó làm mất ngon».

        Một hôm ông kề lại với chúng tôi là ông đã làm cả bàn tiệc của nhà vua lạnh mình vì vô ý móc khăn ăn vào cô.

        « Khi ăn, tôi thích được thoải mái, ông giải thích với tôi. Với trò kiểu cách của họ, họ biến những giây phút ấy thành khổ hình. Và rồi có ích lợi gì chứ ! »   7

        Tôi còn thấy ông nổi sùng như thế nào khi lần đầu tiên trông thấy ở nhà Franco, người hầu bàn, mà chúng tôi vừa mướn, đứng chờ, rất đúng kiểu, trong áo vét trắng để dọn ăn.

        « Tôi đến phải ăn một miếng săng uých trong phòng mất», ông vừa lầm bầm vừa ném cho anh chàng một cái nhìn hắc ám.

        May thay, anh này làm quen mau lẹ và trong mười năm trời chúng tôi có người hầu bàn.

        Cho đến 16 giờ, đó là thời gian thoải mái của gia đình. Khi trời xấu, các con rủ ông đánh mấy ván bi da, hoặc giả chúng tôi kéo vào phòng làm việc của ông nói chuyện khào. Đấy là lúc lý tưởng để xin chấp thuận một điểm xấu, để biện hộ một vụ gì hay để xin được phép làm một cái gì. Đứa con trái nhỏ nhất Romano, lợi dụng rất kỹ thời khắc này vì kết quả học hành ở trường không lấy gì làm tốt đẹp cho lắm. Các anh nó cũng có vấn đề nhất là khi chúng trở về nhà với một điểm số quá xấu về môn toán vì đó là môn mà Benito rất coi trọng. Nhưng rồi mọi chuyện cũng được dàn xếp êm xuôi, ngay cả hôm mà Romano, để khỏi trình sổ học bạ, đã có ý tưởng sáng chói là giả chữ ký của cha. Vì nó không viết nổi chữ «M» của tên Mussolini, nó liền gạch bỏ để ký lại kế bên.

        «Liệu anh có nghĩ rằng ông Duce viết lộn khi ký tên không ?», ông giáo vốn không dễ bị lừa đã hỏi nó với giọng mai mỉa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2019, 10:40:39 pm »


        Nếu trời tốt nhà tôi thích đi dạo trong vườn hơn. Lúc ấy ông cài một lá khuynh diệp sau tai và đi trên các lối đi nhỏ. Đến khu vườn rau, ông hái những trái đậu, củ cải và cử thế ăn ngay sau khi lau sạch. Hay là ông đến thăm vườn thú của chúng tôi vì chúng tôi thường có dã thú do người ta cho. May thay chúng tôi không tiếp nhận cùng lúc tất cả. Chúng chỉ ở lại nhà trong vài tuần, tối đa là hai hay ba tháng, trước khi được mang cho thảo cam viên La mẵ hay Milan. Những con thú duy nhất mà chúng tôi giữ lại là chó với mèo.

        Chính vì thế mà ngoài con Pitini, một con chó do Vittorio mang từ Abyssinie về. Trong mười bảy năm trời có lẽ, chúng tôi còn có Chariot, một con chó lai khôn đến nổi không sủa sợ làm rộn nhà tôi. Chariot trở thành trứ danh trong nhà kế từ hôm, hồi còn ở Milan, Vittorio và Bruno đã gán cho nó một giống do chúng tưởng tượng ra khi một người hàng xóm hỏi giống của con chó.

        « Đó là một giống có vãy, Bruno trả lời.

        — A! Tôi biết rồi! Người kia kêu lên. Quả là một giống tuyệt vời, giống chó vãy.»

        Thật không bao giờ chúng tôi có thể biết được ai điên hơn ai.

        Còn có con Brock nữa, con này thuộc loại cho Đan mạch, và vài con mèo trong đó có một con do một bà ngưỡng mộ nhà tôi tặng, đó là vợ của một nhà quí phái đáng kính trọng, và lớn tuổi.

        Về phía dã thú, lần lượt chúng tôi có một cặp sư tử, Ras và Italia, đặc biệt rất dễ thương đối với ông Duce và đã làm chúng tôi vui sướng bằng cách để ba chú sư tử con rất dễ yêu ; rồi đến một con báo, một con phượng hoàng, con khỉ Coco ở lại với chúng tôi ít lâu, một con hưu, một con linh dương, một con diêu hâu, nhiều chim két, vài con tước và hai con ngựa con rất dễ yêu từ Anh quốc gởi đến,

        Ngược lại, đôi khi những giờ phút xã hơi này không làm tôi thích. Đặc biệt trong «mùa bóng tròn», thời kỳ mà Vittorio, Bruno và cha chúng đá banh với nhau sau bữa ăn. Ngay khi thấy nhà tôi cởi áo vét, tôi đã phập phòng lo cho các cửa kiếng vì thường thường Benito ngượng ngập đến kiếm tôi sau khi bảo hiệu trước bằng một tiếng kiếng bể loảng xoảng.

        «Bà biết không, Rachele, rõ rằng tôi đâu có cố ý làm thế, tôi nhắm vào Bruno và banh đi bổng. Nhưng bà đừng lo, người thợ cắt kiếng đến ngay. Chúng tôi đã gọi ông ấy rồi».

        Rồi để làm cho tôi cười, ông nói thêm :

        «Anh thợ kiếng rất thương chúng ta. Anh ta làm việc với chúng ta. Vả chăng cần khích thích nền kinh tế của xứ sở. Thợ kiếng cũng phải có việc để làm như các người khác...

        — Một ngày nào đó tôi sẽ đến đập bể lại kiếng của Điện Palazzo Venezta của ông cho ông biết.

        — Đồng ý ! Nhưng coi chừng các cánh cửa số bên mặt, của tôi đấy ! »

        Sau đó, tôi được yên tâm khi trò đánh quần vợt thay cho đá banh, nhưng dầu sao quả bóng tròn cũng vẫn còn là một trong các môn thể thao được yêu thích nhất trong gia đình. Bằng cớ là Vittorio đã to chức các giải bóng tròn giữa các lớp trong một đấu trường với các bạn học. Một lần nữa các cơ quan an ninh lại bị một cơn thử thách ghê gớm nhưng nhà tôi vẫn không thôi. Các bạn con tôi có thể đến nhà, ngay cả đó là tư dinh của ông Duce.

        Không nên tin rằng giờ phút thoải mái của gia đình Mussolini đều chỉ dành cho thể thao. Chúng tôi cũng có những giờ phút thân một trong ngày, nhà tôi và tôi. Và thường đúng sau bữa ăn trưa; như hai cô cậu học sinh, chúng tôi ưa ẩn mình trên những bậc tam cấp ở thềm nhà, dưới ánh nắng mặt trời vì Benito nhát lạnh, gần bên một cây sung già, và chúng tôi tâm sự. Nếu cày sung này biết nói, tôi tin là nó sẽ tiết lộ rất nhiều điều. Tại đây, chúng tôi thanh toán với nhau các vấn đề giữa vợ chồng, Benito báo cho tôi tin vui cũng như tin buồn, phần tôi thì báo cảo các tin đồn nguy hiểm về những hành động không tốt của một vài đảng viên phát xít, Tổng Bộ trưởng hay không. Bởi vì, trong gia đình, ai cũng biết : điệp viên, siêu công an, chính là tôi.

        Chẳng hạn, một hôm, các con nghe chúng tôi cười. Chúng hỏi tại sao nhưng chúng tôi không muốn trả lời. Chúng tôi không thể nói với các con, sợ rằng chúng lại phổ biến ra chung quanh rằng Benito Mussolini vừa nhái lại điệu bộ của một vị Tổng trưởng Nhựt Bổn mới ghé qua La mã, cầm đầu một phái đoàn. Nhà tôi vừa tiếp ông ta ngay sáng hôm ấy và ông kể lại với tôi cuộc tiếp kiến ;

        «Bà có thể tưởng tượng là trong gần nửa giờ tôi phải cố nén để đừng cười. Nhiều lần trong bài diễn văn ngắn của ông ta, tôi giật nảy mình. Ông bộ trưởng cứ lập lại bằng một giọng chát chúa «Kokodé ! Kokodé ! » hay một tiếng gì nghe tương tự. Và không biết tại sao tôi cứ định ninh trong đầu khi nghe tiếng kêu ấy là ông ta sắp đẻ ra một cái trứng. Thiệt bậy, nhưng càng lý luận, tôi càng cảm thấy sắp điên lên vì tức cười...»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2019, 10:41:31 pm »


        Một hôm khác, ông mô tả cảnh hỗn loạn do «đứa con dị thường của Mỹ quốc». Jacky Coogan, vai Kid trứ danh trong các cuốn phim của Charlie Chaplin, gieo rắc tại Điện Palazo Venezia : «Vào cuối cuộc thăm viếng, anh ta xin tôi một tấm ảnh có để tặng, tôi bèn lấy một tấm ảnh và viết trên ẩv «Benilo Mussolini tặng người nhỏ con vĩ đại nhất.» Anh ta hứa sẽ gởi ảnh của mình cho tụi nhỏ.»

        Chỉnh dưới cây sung nầy mà nhà tôi báo cho tôi biết rằng tôi phải chấp nhận chúng tôi sống xa các con trong trận chiến tranh Abyssinie, rồi đến xa Bruno trong trận chiến tại Tây ban Nha. Đấy cũng chính là nơi mà chúng tôi phỏng ước tỷ lệ may mắn thấy con gái chúng tới, Anna Maria thoát khỏi thần chết khi nó làm trọng bệnh năm 1935, nơi mà ông chia xẻ với tôi những nỗi lo sợ trước ngày Đệ II Thế Chiến bùng nổ...

        Vao khoảng 18 giờ, Benito lại đi đến Điện Palazzo Venezia. Một lát sau, Irma mang cho ông sữa mà ông rất thích uổng vào buổi chiều.Như tôi đã nói, chương trình ít nặng nề hơn, và đôi khi ông thích đứng khuất sau các cửa sổ phòng làm việc vừa ăn trái cây vừa nhìn xe cộ chạy qua lại dưới đường. Quang cảnh người cảnh sát viên mang găng trắng bằng cử chỉ, đã chế ngự hàng trăm chiếc xe, khiến ông rất say mê.

        «Bà biết không Rachele, thật là tuyệt. Đôi khi ông ta làm những cử động trang trọng trên đầu như một người máy, và một đôi khi ông ta tạo ra một thứ cảm thông giữa ông và người lái xe. Bằng một cử chỉ bí mật đàng sau lưng, ông ra hiệu cho xe chạy tới, chạy ngang hay chờ đợi. Đến mức này công việc trở thành cả một nghệ thuật. »

        Mấy ông lớn cảnh sát được biết đôi khi ông Duce quan tâm đến sự di chuyền của xe cộ tại cổng trường trước Điện Palazzo Venezia liền vội vàng, phải đến nơi ấy các nhân viên đặc biệt thuần thục và có dáng điệu uy nghi. Mọi người đều được lợi : lưu thông, người lái xe, du khách đứng nhìn quang cảnh và... nhà tôi.

        Đến 21 giờ, ông lại trở về Villa Torlonia. Bữa ăn tối cũng được thanh toán nhanh như bữa ăn trưa. Benito ăn một đĩa xúp rau; đôi khi một chút thịt, gà hoặc trứng, rau và trái cây. Buổi tối chúng tôi ngồi nán lại bàn ăn lâu hơn và chúng tôi còn vài phút để chuyện vãn trong khi chờ đợi đặt máy móc chiếu phim tại phòng khách chính.

        Trong suốt 14 năm sống tại Villa Torlonia, tôi chỉ thấy thời khóa biểu này thay đổi độ mươi lần. Lại phải là với lý do quan trọng lắm, chẳng hạn như đám cưới của Edda — mà khi nghi lễ chấm dứt tôi quyết định rằng lần khác sẽ được tổ chức một nơi khác chứ không tại nhà tôi nữa, trước hết là vì sự xáo trộn và sau đó là vì sự trống rỗng cùng thấm thía hơn sau bao nhiêu là náo nhiệt và sau sự ra đi của một đứa con — hoặc là một cuộc viếng thăm quan trọng như các cuộc viểng thăm của Gandhi, Chamberlain, Hitler, Layal, hoặc sau cùng, chiến tranh.

        Thật là bất di dịch : sau bữa ăn tối, chúng tôi xem chiếu phim. Cuộc chiếu bóng được tổ chức trong phòng khách lớn, mọi người trong nhà đều có mặt kể cả giai nhân. Không có một nghi lễ nào được áp dụng cho các buổi tối này cả, và nhà tôi ngồi trong một chiếc ghế bành kê ở cuối phòng, nói chuyện với người này người nọ một cách bình dị nhất thế giới. Tôi nhớ rằng chúng tôi có hai người bà con không ưa nhau lắm và một hôm Benito muốn giỡn chơi, cho mời cả hai và xếp họ ngồi gần nhau. Nhiều lần trong khi đang chiếu phim, ông lấy cùi chỏ thúc tôi để chỉ cho thấy hai bà xoi bói nhau đương đầu nhau như thế nào. Thế mà sau cùng cả hai bà cũng đã thông cảm với nhau được.

        Trong một phần đầu nhà tôi xem tài liệu thời sự. Những tin tức ngoại quốc làm ông lưu tâm nhiều nhất và chính vì thế mà ông đã cho chiếu các phim tài liệu mà Vittorio hay những người khác cung cấp, liên quan đến quân đội Sô viết và cuộc chiếm đóng Ba lan. Tôi nghĩ rằng chính qua các buổi xem phim này mà sự tham chiến của Ý bên cạnh nước Đức, tháng 6 năm 1940, đã được quyết định phần nào.

        Ông cũng đặc biệt chủ ý đến các phim tài liệu thực hiện tại Ý để đưa ra ngoại quốc, để đích thân kiểm soát hình ảnh của xử sở sắp được trình bày tại xứ ngoài và hơn một, lần ông đã chống, không cho xuất cảng vài cuốn phim.

        San đó nếu có một phim tuồng mà ông không có tham dự vào việc chọn lựa. Nếu đó là một cuốn phim lịch sử hay hài hước, tôi chắc chắn là ông sẽ ngồi lại cho đến phút chót. Cũng như vậy nếu phim có Greta Garbo đóng vai chính. Lúc ấy ông trở thành một khán giả chăm chú không ngần ngại phát biểu sự hài lòng của mình. Nhưng khi chuyện phim không làm cho ông thích, ông không ném giày lên màn ảnh. Ông đứng dậy và nhón gót rút lui.

        Trong khi Irma sắp lại quần áo, ông uống một ly sửa hay nước trà cúc, leo lên giường và trong vòng hai phút, ngủ ngay. Không còn có gì có thể đánh thức ông dậy cho đến sáng hôm sau, ngay cả bom nổ cũng không, như tôi có dip kiếm chứng lại khi ở Gargnano. Để nói rõ tất cả, tôi còn có thể nói ngay cả rằng Mussolini không ngáy khi ngủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2019, 10:43:53 pm »

   

Bá tước Galeazzo Ciano

10

KHÔNG BAO GIỜ NÊN NGỒI ĂN 13 NGƯỜI TRONG MỘT BÀN

        Cũng như mọi người, Benito có những cái kỳ cục nho nhỏ. Chẳng hạn ông không thể chiu đựng nổi người đau ốm. Kể cả ông lẫn người khác.

        Một bà hầu phòng, một hôm, bị cảm ho. Tôi thấy ông cau mày và bảo tôi liền tức thì :

        «Bà ta đi nghỉ đi, tôi không muốn nghe tiếng ho trong nhà.»

        Tôi rất khó nhọc để thuyết phục ông rằng bệnh đâu có trầm trọng gì, nhưng trong nhiều ngày liền bà người lảm phải tránh mặt trên đường ông đi qua, mỗi lần trông thấy, ông đều ném cho bà ta một cái nhìn khủng khiếp.

        Đối với các con cũng vậy, hay khi chính ông bị cảm cúm. Lúc đó ông ở biệt trong phòng và căm mọi người ra vảo.

        «Ba không muốn thấy các con ! ông la hét. Nếu có muốn nói gì thì cứ đứng ngoài phòng mà nói lớn lên.»

        Trái lại nếu bệnh không có truyền nhiễm, các con được lệnh ở bên cạnh để đọc báo cho ông, và khốn khổ cho đứa nào đọc vấp một danh từ...

        Người duy nhất không bị ràng buộc bởi các điều cấm ấy chính là tôi. Khi tôi đau, ông cho đặt trong phòng tôi một chiếc bàn và dùng bữa cùng với tôi, để khỏi bỏ tôi một minh dầu cho tôi có bệnh truyền nhiễm hay không.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2019, 10:45:51 pm »


        Là một nhà độc tài chính cống, nhà tôi lại tỏ ra là người vâng lời nhất trong tay các bác sĩ. Ông nguyền rủa họ và thuốc men của họ, nhưng ngay khi có mặt họ, ông chấp nhận tất cả mà không hề gắt gỏng và còn thay cả chiếc ảo ngủ thưởng mặc bằng một bộ Pyjama thật đẹp.

        Ngoài các bác sĩ còn có một uy lực khác mà ông kinh trọng : uy lực của những Jettaiore nghĩa là những người xấu vía chuyên đem chuyện rủi cho người khác. Bởi vì cũng như mọi người dân vùng Địa Trung Hải, Benito Mussolini rất tin dị đoan.

        Không bao giờ ông ngồi vào bàn ăn nếu số thực khách kể cả ông là mười ba người. Ngày chúa nhật ở nhà, đích thân ông đến xem chúng tôi có bao nhiêu. Và rất thông thường một trong các con, phần nhiều là Romano hay Anna Maria bị đẩy xuống ăn dưới nhà bếp khi đã có mười hai người khách.

        Tương tự như vậy không bao giờ ông bắt đầu làm việc gì trong ngày thứ sáu và không phải là chuyện hiếm khi thấy ông đặt bàn tay mặt lên một chỗ nào đó trên cơ thể, để khu trừ sự xúi quẫy.

        Như tôi đã có viết trên đày, ông đặc biệt rất sợ những người xấu vía. Một trong những cộng sự viên tại tòa báo Polopo d’ltalia có tiếng về vụ này. Benito rất thương ông ta. Tuy nhiên rốt cuộc ông cũng khéo léo làm cho người này hiếu rằng ông thích ít gặp ông ta hơn.

        Tôi thường chế giễu ông nhưng tôi phải xác nhận là đã có những sự trùng hợp khá bối rối; nhiều lần, hễ khi có người này đến nhà là các chuyện không hay lại xảy ra: đèn bị bể, một bình pha cà phê nổ tung, nhiều dĩa bàn bị bễ tan dù không ai dụng đến.

        «Đó, bà thấy không, tôi đã nói rồi mà. Hắn xấu vía lắm ! »

        Rất nhiều nhân vật chỉ được ông chấp nhận gặp gỡ một cách miễn cưỡng vì ông không thể nào làm khác hơn.

        Chẳng hạn một hôm, ông phải đến thăm xã giao Quốc Vương Tây ban nha, Alphonse X11I lúc nhà vua này ghé ngang qua La Mã. Nhà vua này lại là người nồi tiếng về Jetiatore. Người ta kể lại rằng nơi nào ông ta đi qua tai họa cũng xảy ra; câu sập, đèn bách đăng rơi đổ...

        Sau khi rời ông ta, Benito, bảo người tài xể phải hết sức thận trọng và ông chỉ trở lại thoải mái vào sáng hôm sau khi ông nghĩ rằng tác dụng của sự xấu vía của vua Alphonse XIII không còn nữa.

        Các con trai chúng tôi hay cười các chuyện ấy cho đến một hôm Romano, đứa mê tín nhất, tìm thấy, tôi không biết ở đâu, một mảnh sành màu hồng có hình dáng lưỡi liềm. Nó định ninh rằng, đó là một vật mang lại sự may mắn và mỗi lần chơi bài với Vittorio và Bruno, nó đều cầm vật ấy trong tay. Và nó thua đều đều. Lúc đó, nó mới đem cho một trong những người bạn, cậu này sau khi thử nhiều lần với kết quả thua thiệt, đem đi cho một người bạn khác; Sau khi đi một vòng trong lớp, vật mang lại sự may mắn lại trả về tay Romano. Một hôm, Romano liền đề nghị với các anh em làm một cuộc thí nghiệm. Trong một ván bài, chúng lần lượt chuyền cho nhau cầm mảnh sành ấy. Và trước sự sững sờ của chúng, mỗi lần đứa nào cầm mảnh sành trong tay là bị thua. Chúng đành kết luận là có một cái gì kỳ dị trong đó...

        Ngoài óc dị đoan, nhà tôi còn tin có vong linh, ma quỷ, và tôi cũng vậy. Vả chăng tôi còn tin, cũng như tôi chắc chắn là đôi khi ta có những điểm báo trước về những việc gì sắp xảy ra cho mình. Riêng đối với tôi, các điểm ấy đã xảy ra và luôn luôn tỏ ra ứng nghiệm.

        Các con tôi đã chế giễu tôi khi tôi kề lại rằng hồi còn nhỏ, một đêm tôi đã thấy ma tại Salto. Chúng tôi đã nghe hát, chị tôi và tôi, và chúng tôi thức dậy. Dán sát mặt vào cửa kính, chúng tôi thấy xuất hiện trong đêm, những người đàn ông râu dài, mặc sơ mi trắng nhìn chúng tôi trân trối. Hồi ấy chúng tôi không sợ lắm vì họ không có vẻ gì hung dữ, và trong một thoáng chúng tôi nghe một thứ âm nhạc kỳ là từ ngoài sân vọng vào. Tôi vẫn còn tin đấy là vong linh các người khuất mặt.

        Bằng một cái gật đầu, Benito đồng ý khi tôi nói có ma và đôi khi, tại Romagne hay tại La mã, chúng tôi đã dự những buổi cầu cơ chiêu hồn. Một đèm, một chiếc bàn tự nhiên di chuyển trong phòng, dồn đẩy tất cả mọi thứ trên đường đi và một lần khác, tại Villa Torlonia chúng tôi chứng kiến một điều hết sức kinh lạ : ông Hoàng Torlonia cầu cơ gọi hồn bà mẹ và bà này cho biết:

        «Ngay khi ta biến đi, Giovanni, hoa đổng thảo sẽ nở rộ trên bàn».

        Và ngày sau đó, một mùi hương hoa đổng thảo tỏa ra ngào ngạt khắp mặt chiếc bàn trướe mặt chúng tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2019, 10:47:59 pm »

         

Đức Hồng y Schuster


        Tại Romagne, có rất nhiều ngôi nhà mà người ta bảo là có ma. Một trong các ngôi nhà ấy nằm trên đường giữa Forli và Predappio, đã bị bỏ trống từ lâu. Các người thuê nhà đã lần lượt bỏ đi sau khi nghe một nhạc sĩ bí mật kẻo đàn vĩ cầm trong đêm tối.

        Rocca dellé Caminate cũng có tiếng là có ma và Benito rất phục tôi vì tôi dám ngủ ở đó một mình,

        «Bà làm thế nào ? ông hỏi tôi. Bộ bà không sợ sao ? Tôi thì chẳng bao giờ dám làm như vậy !

        — Nhưng ma rất tử tế, người giữ nhà bảo . Tôi cũng vậy, tôi có nghe âm nhạc ban đêm, lúc ấy tôi ngồi ở bậc thềm và lắng nghe... Họ không bao giờ phá phách tôi... »

        Chỉnh vì vậy mà một hôm tại Rocca delle Caminate xảy ra chuyện xáo trộn. Chuyện ấy xảy ra đầu năm 1927 trong khi sắp xếp ngôi nhà của chúng tôi. Bộ Hải quân cho đặt ở đấy một ngọn đèn pha ngay trên đỉnh tháp mà mỗi đêm đều chảy sáng. Nhiều quân nhân do một sĩ quan điều khiển đến đấy làm việc.

        Tuy nhiên chính họ cũng nghe nói có ma, và người ta còn nói với họ là một ngôi nhà cách đó vài trăm thước có ma ở. Thế rồi họ mời một người nhà quê đến, người nầy bảo rằng để làm cho ma bỏ đi, phải nấu một thùng nước nóng, nhúng vào đẩy một con mèo đen rồi đem rảy nước này chung quanh ngôi nhà.

        Do đó họ lấy một chiếc thùng đổ đầy nước và nấu sôi. Khi sẵn sàng tất cả, họ quăng vào đó một con mèo đen mà họ vừa bắt được. Như ai cũng rõ, con mèo không thể thưởng thức trò đùa này. Nó vùng hết sức nhảy xẹt ra ngoài và biến mất vừa kêu inh ỏi, như một con mèo bị lột da.

        Đám binh sĩ cũng biến đi luôn, tin rằng ma sẽ trả thù. Mãi vài ngày sau chúng tôi mới thấy có toán quân nhân khác đến rõ rằng là ít mê tín hơn, bởi vì họ ở lại cho đến khi công tác hoàn tất.

        Còn một khía cạnh khác liên quan đến cá tính của Mussolini có thể làm ta ngạc nhiên. Ông tin tưởng rằng một công việc đã bắt đầu tệ hại thì không thể nào kiểu chính lại được. Chính vì vậy mà, chẳng hạn, ông rất bị rúng động khi ngày 30 tháng 6 năm 1940, chiếc phi cơ, trong đó có Italo Balbo. bị hạ do lầm lẫn, bởi một tràng đạn phòng không của chiếc chiến hạm Ý Sangiorgio. Ông coi đó là điều xấu và sau đó cứ thường hay nghĩ đến chuyện ấy mãi.

        Mãi về sau, hôm trước ngày 25 tháng 7 năm 1943 và ngày 28 tháng 4 năm 1945, khi Vittorio, Romano hoặc tôi khuyến dụ ông phản ứng chống lại kẻ thù, và sau cùng, đi trốn ở một nơi nào đó ông khăng khăng trả lời chúng tôi với một nụ cười chán ngán ;

        «Không còn gì để mà làm nữa, tôi phải theo số mạng cho đến cùng.»

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2019, 10:48:59 pm »


11

MUSSOLINI VÀ GANDHI

        Nhà tôi có một quan niệm ít thích đảng, có lẽ, nhưng chắc chắn rất là hiệu nghiệm, về chính phủ của một xứ. Dưới mắt ông chỉ có hành động và kết quả mới đáng kể. Các phương pháp có thể khác thường, đối với ông không quan trọng. Vũ khí của ông là điện thoại, máy bay, sự xúc tiếp thẳng với dân chúng và sự có mặt tại chỗ, ngay cả nếu phải trải qua cả buổi trong một cánh đồng đang gặt, đầu để trần, giữa đám nông dân. Chủ trương thực tiễn của ông đôi khi vấp phải các nhà khảo có thế lực lớn tại La mã, nhưng ông bất cần.

        Ông làm cho họ thất vọng, chẳng hạn nhân công tác kiến tạo đường xe điện hầm đầu tiên tại La mã. Nhà tôi đã ra lệnh làm thật mau, vì ông muốn sáng tạo một thành phố mới ở vùng phụ cận của kinh đô, thành phố Eur, ông tính đến năm 1942 sẽ tổ chức một cuộc triển lãm vĩ đại để kỷ niệm 20 năm ngày thành lập đảng Phát xít Ý, Tuy nhiên, các công nhân phải dừng lại vì khám phá ra vài di tích cổ La Mã và từ đó, tất cả đều dừng lại. Chỉ là hội nghị tiếp theo hội nghị giữa kỹ thuật gia và các nhà khảo cổ để quyết định các điều phải làm.

        Sau cùng nhà tôi phải nhúng tay vô nội vụ, ra lệnh đừng chú ý đến các di tích ấy và tiếp lục công trường. Với các nhà khảo cỗ hoảng hốt, ông giải thích rằng sự tôn kính quá khứ là một tình cảm cao quí, nhưng sự tiến bộ của một quốc gia phải đòi hỏi vài hy sinh.

        «Người ta trách tôi không yêu thích các bảo tàng viện, một hôm ông nói với tôi. Điều đó không đúng, nhưng tôi sẽ vui sướng hơn khi thấy ở đấy cờ chiếm được của địch nhiều hơn là tượng cỗ một chút. Chúng ta luôn luôn muốn sống trên quá khứ của chúng ta ! Tại sao ta lại không xây dựng một quá khứ của chúng ta cho các thế hệ tương lai. Hoặc chúng ta có khả năng hoặc không có khả năng làm chuyện ấy. Chúng ta chỉ sẽ biết được điều ấy khi thử làm.

        Ngay cả trên bình diện nhân sự, cũng chính chủ trương thực tiễn đã điều hướng ông. Tôi nhớ một lần, lúc đó ông đã là Thủ Tướng chính phủ và tôi hãy còn ở tại Milan, ông đã muốn thuyết phục tôi rằng «mốt» của phụ nữ tại La Mã bấy giờ là để tóc theo kiêu «d la garconnee» nghĩa là cắt rất ngắn.

        Tôi không bị ý tưởng ấy quyến rũ và tôi bướng bỉnh quấn chúng thành lọn hay thắt bính hai bên. Một hôm, tôi đi ngang qua tiệm hớt tóc mà ông thường đến để cạo mặt thì tôi nghe tiếng ông gọi tôi Benito đang ngồi trong ghế với xà bông đầy mặt. Tôi đi vào và ông bảo tôi đến gần hơn vì ông muốn nói nhỏ với tôi điều gì đó. Tôi nghiêng người mà không để phòng tí nào. Đột nhiên trong khi ông đang thì thầm chuyện tào lao nào đó không biết, ông cắt mất của tôi một chiếc đuôi sam bằng một lát kẻo. Tôi không còn làm gì được với cái đuôi sam bên kia. Tôi giận sôi gan nhưng ông thì đạt được điều ông muốn.

        Khi cầm quyền, một hôm có một phúc trình được gởi lên ông theo đó thì sữa, mà một công ty giao cho các trường học, bệnh viện, và nhà dục anh, bị pha chế. Ông lập tức ra lệnh điều tra để khám phá ra thủ phạm. Vì việc điều tra kẻo dài và ông vẫn chưa thấy kết quả, ông lấy một quyết định làm mọi người kinh hoảng trừ tôi, vì biết rõ ông quá ! vì lẽ không ai muốn tự giác nhận tội, ông cho sa thải tất cả nhân viên của công ty này từ người gác cổng cho đến viên giám đốc...

        Tôi đã có kể lại là, ở nhà, ông bắt tôi thay đế cùng một đôi giày nhiều lần vì ông thấy mang nó thì chân thoải mái. Đối với áo quần, cũng tương tự như vậy : lúc mà vài áo quần không vừa với ông nữa mặc dầu còn tốt, ông không hiểu tại sao người ta lại không dùng chúng may áo quần cho trẻ con. Irma vốn cũng là một tay may vá khéo léo có hạng đã may sửa như thế, trong hàng nhiều năm trời, những y phục của các con trai tôi, từ áo quần của cha chúng.

        Đối với người thợ may riêng cho nhà tôi cũng thế : Galeazzo Ciano có lần đề nghị với ông chọn một người thợ may khác bởi vì vị Lãnh đạo Chính phủ phải có một thợ may danh tiếng mới được. Benito la con rể và trả lời rằng người thợ may của ông rất tốt và ông không thấy tại sao lại phải thay thế ông ta.

        «Khi tôi đi ra ngoài, không phải là tôi đi dạo với một tấm bảng trên lưng cho biết tôi may mặc ở hiệu nào», ông trả lời con rể.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM