Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:56:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ mặt thật Nhà độc tài phát xít Mussolini  (Đọc 14294 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2019, 11:52:23 pm »


        Viên thị trưởng xin một kỳ hạn hai giờ và khi hết hạn, quân đội phả hủy tất cả chướng ngại vật nhưng không giải giới đảng viên xã hội.

        Raibo liền trở lại gặp viên thị trưởng và bảo báo cho ông này biết rằng, trong trường hợp này, ông ta bắt buộc phải dùng võ lực. Michele Bianchi lúc đó là thư ký của đảng đến can thiệp để yêu cầu Balbo tránh đụng chạm đổ máu. Balbo liền bó buộc viên thị trưởng trao quyền cho quân đội. Đức Giám Mục tại Parme đề nghị đứng ra làm trung gian giữa đảng viên xã hội và phát xít, nhưng đề nghị của ông bị bác mặc dầu vẫn được đối xử với sự kính trọng và một đội phòng vệ được biệt phái đặt dưới quyền xử dụng của ông.

        Nửa đêm mồng 5 tháng 8, đích thân tướng Lodomez đến khách sạn nơi Balbo lập bản doanh, để loan báo tình trạng thiết quân luật vừa được ban hành và quyền lực trong tay viên thị trưởng từ lúc ấy do quân đội hành xử.

        Vào tháng 9 gần hai tháng trước cuộc « Tiến về La mã», một hành động tương tự cũng đã xảy ra, lần này tại Bolzano, trong vùng Haut — Adige. Dưới mắt người Phát xít tình thế ở đấy đã trở nên vô lý đến nỗi nó đã làm cho thành phổ ấy trở thành một quốc gia trong Quốc gia. Những dấu hiệu của chính quyền Ý lu mờ đến nỗi người ta có thể tự hỏi liệu chủ quyền Quốc gia có phải chỉ là tạm bợ không. Các kiểu đồng phục của dân quân trông giống như thời Đế quốc Áo, vùng Haut —  Adige có luật lệ riêng v.v... Một trong các chủ tịch Hội đồng tiền nhiệm, Bonomi, còn dung túng cho viên thị trưởng Bolzano tên Perathoner, đọc một bài diễn văn bằng tiếng Đức để chào mừng nhà vua khi y ghé ngang qua viếng thăm thành phổ.

        De Stefani. staraca và Giunta đồng ý với các chức sắc cao cấp của đảng phát xít là phải giải quyết mau lẹ vấn đề.

        Với những Squadre của vùng Trentin, vùng Venẻtie và vùng Lombardi, họ chiếm đóng tòa thị chính và các trường học Đức vốn đẹp hơn và tiệu nghi hơn các trường học dành cho người Ý nhiều, rồi áp đặt các điều kiện của họ : viên thị trưởng từ chức lập tức, giải tán quân phòng vệ dân sự được trang bị đồng phục của nước Áo, và di chuyên các trường học Ý vào các khu vực người Đức. Chính quyền La mã, sau một thời gian ngần ngại khá lâu, rốt cuộc cũng chấp nhân các điều kiện đó, xác nhận cho đến việc từ chức của viên thị trưởng, do đảng viên Phát xít bỏ buộc.

        Sau Bolzano, đến lượt Trente là nơi đảng viên Phát xít can thiệp. Một người tên Credaro gì đó, vốn là ủy viên của Vénétie và‘Trentin, bị thôi thúc từ chức vì đã không chu toàn tốt đẹp nhiệm vụ theo nhãn quan của người phát xít. Chính quyền khất lần nhưng một lần nữa phải nhượng bộ cái yêu sách của nhóm phát xít và đơn từ chức của Credaro được chấp nhận.

        Tất cả các hành động đó được tổ chức một cách thành công bởi những người bạn của nhà tôi, ngày càng kích thích người Ý tin rằng lần này có một lực lượng được tổ chức chặt chẽ trong xứ để chống lại với tình trạng hỗn loạn và đảm bảo cho guồng máy nhà nước chạy đều. Và cùng với thời gian, người ta thấy tại Ý có hai hệ thống chính quyền được thành lập : một có tính cách chính thức do chính phủ ở La mã hành xử, và hệ thống kia, có tính cách thực tế đo những người phát xít hành xử tại các tỉnh.

        Tình trạng này không thể kéo dài mãi vì, ngay khi hệ thống chính thức yếu đi, hệ thống thứ hai được tăng thêm sức mạnh.

        Tôi còn có thể nói ngay rằng Mussolini có thể chiếm quyền ngay từ tháng 8 năm 1922. Quân trú phòng ngã theo ông, tướng lãnh ngày càng công khai ủng hộ ông, ông không thiếu phương tiện. Chỉ cần một vụ đảo chánh.

        Nhưng đấy ! Mussolini muốn chiếm chính quyền, nhưng như tôi đã viết trên đây, ông quyết tâm làm cho việc ấy xảy ra trong vòng hợp pháp với hậu thuẫn của quân đội và sự thỏa thuận của công luận vì ông cho rằng cuộc cách mạng tại Ý vào thời đó, chỉ có thể được thực hiện với quân đội chứ không phải chống lại quân đội.

        Tôi không có theo dõi tại thủ đô kết quả của «cuộc Tiến về La mã». Tôi đã muốn có mặt ở đấy để nhìn nhà tôi đến lúc 17 giờ 30 ngày 29 tại nhà ga xe lửa. Qua điện thoại, ông nói với tôi rằng thật là kỳ diệu, khi ông ở bên cạnh nhà vua trên bao lơn hoàng cung Quirinal, để dự kiến cuộc diễn hành của đoàn thanh niên áo đen, ông đã nhắm mắt lại ít lâu. Chỉ đến lúc mở mắt ra lại ông mới ý thức rằng đây không phải là mộng: ông, Benito Mussolini, quả thật là người lãnh đạo chánh phủ Ý.

        Phần tôi thì vẫn âm thầm hoạt động bên trong hậu trường cho đến khi Benito lên đường đi La mã trong đêm 29 tháng 10 năm 1922. Tôi có nhiệm vụ nhận và chuyển lại cho nhà tôi những cuộc liên lạc điện thoại từ khắp nơi trên nước Ý.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 11:15:12 pm »


        Ngay từ 16 tháng 10, tiến trình đã bắt đầu tiến hành. Các cấp lãnh đao đảng phát xít hội họp tại Milan, đường San Marco; để nghiên cứu tình hình dưới quyền chủ tọa của nhà tôi. Chính tại đó một «tứ đầu chế» được thành lập gồm có De Bono, De Vecchi, Balbo và Michele Bianchi. Tôi còn nhớ rằng chúng tôi mệnh danh De Vecchí là «tay đánh trống», và tôi cũng nhớ rằng lúc đó râu của De Bono đã bạc phơ. Sau đó tôi cũng có thể xét đoán được tính ngay thẳng của Bianchi.

        Tôi thấy nhiều người liên tục đến nhà chúng tôi. Có đủ hạng tuổi tác, một vài người ăn mặc như đồng phục, những người khác chỉ mặc thường phục đơn giản. Họ mang mỗi người một chiếc giỏ trên lưng đựng bánh mì, thịt, muối, phó mát, khoai tây cũng như củi, dầu để đốt lửa cắm trại. Bởi vì, để tránh không bị cảnh sát bắt giữ, họ phải ngủ ngoài đồng.

        Một vài người ngủ trên mái nhà chúng tôi để canh chừng vấn đề an ninh cho nhà tôi khi ông trở về nghỉ ngơi vài giờ. Chúng tôi chờ đợi biến cố xảy ra từng giờ từng phút vừa từ phía chính quyền vừa từ phía «bọn đỏ». Những người phát xít còn thuê cả một tòa nhà đối diện nhà chứng tôi để tránh không cho các phần tử nguy hiểm chiếm ngụ và để có thể canh chừng con đường, sau các cửa sổ, một cách kỹ hơn.

        Mỗi lần xuất hiện một dấu hiệu nguy hiểm, họ báo động chúng tôi bằng cách hát một bài hát mà tôi vẫn lẩm nhẩm luôn ;

        « L' Ardito è bello, Vardito è forte, piace alle donne, paura nonha...» (Ardito rất đẹp, ardito rất mạnh, phụ nữ rất thích, không biết sợ là gì...)

        Từ trong chỗ ở, chúng tôi luôn luôn canh chừng bên ngoài, kể cả một cây kè dưới sân. Chúng tôi sợ có kẻ trèo lên cây ném một vật gì vào nhà.,

        Ngày 22 tháng 10, Benito đi La mã. Sợ rằng một vài lãnh tụ của đảng bị lôi kéo bởi ý muốn đạp đổ tất cả và cướp chính quyền, ông muốn đích thân có mặt tại chỗ, và coi chừng từng lì từng ti. Hiếm khi tôi thấy ông căng thẳng như thế vì một lần nữa ông kềm hãm phong trào để giữ tính cách hợp pháp càng nhiều càng hay.

        Ở lại La mã vài giờ, Benito lên đường đi Naples, nơi đại hội đảng đang được tổ chức. Cuộc « Tiến về La mã » lẽ ra đã có thể khởi đi từ Naples và nhà tôi có đầy đủ thầm quyền, đưa tay ra hiệu bật đèn xanh cho 40.000 đảng viên phát xít hoan hỉ cuồng nhiệt chỉ chờ đợi có thế. Nhưng ông cẩn thận xem xét lại các chi tiết cuối cùng của cuộc « Tiến về La mã » : Cuộc động viên bí mật ngày 27 tháng 10, cuộc chiếm đóng các tòa hành chánh v.v... ngày 28 và buổi sáng cùng ngày ấy, ba đạo quân phải được kéo về thủ đô.,. Các cuộc đụng chạm với quân đội phải được tránh và các thành phố phải rợp bóng Quốc kỳ.

        Trở về Milan, Benito tiếp tục theo dõi bằng điện thoại các cuộc thương thuyết mà các đại diện của ông đang thực hiện tại La mã với các giới lãnh đạo chính phủ lâm thời. Cho đến phút chót, chỉ có vấn đề đảng phát xít tham dự vào một chính phủ chứ không có vấn đề một chính phủ do Benito Mussolini lãnh đạo.

        Trong đêm 27 tháng 10, Benito đề nghị với tôi nên đi xem hát tại rạp Manzoni, vở tuồng «quả phụ vui vẻ ». Tôi cảm thấy hơi bực dọc.

        «Làm sao ông có thể đi xem «quả phụ vui vẻ» với tất cả những chuyện trong đầu như thế ?» tôi nói với ông.

        Lúc đó ông không trả lời. Nhưng lúc đang cài nút cổ áo, ông bắt đầu huýt sáo khe khẽ. Tôi còn kinh hoàng hơn khi nghe ông huýt sáo bởi vì ông rất ghê tởm việc đó và khốn nạn cho con cái hay chị ở nếu bị ông bắt gặp thình lình đang huýt sáo miệng. Chỉ đến lúc trên đường từ nhà đến rạp hát ông mới giải thích cho tôi rõ.

        «Tất cả đều sẵn sàng cho «cuộc Tiến về La mã», ông nói với tôi. Nhưng sự hiện diện của tôi ở rạp hát chỉ để đánh lừa cảnh sát, họ sẽ nghĩ rằng chắc chưa có gì xảy ra đâu nếu tôi đi coi hát. »

        Và, thực sự, sau khi làm cho mọi người trông thấy rõ, ông, Edda và tôi, như một gia đình nhỏ ấm cúng, chúng tôi bí mật rời khỏi rạp « Manzoni » sau khi vở hát bắt đầu khoảng 20 phút.

        Sáng hôm sau, Benito giải thích với tôi rằng ông sợ vị chủ tịch Hội đồng nội các lúc đó là Luigi Facta, người sẵn sàng từ nhiệm, nhưng nhất quyểt xin ban bố tình trạng thiết quân luật, sẽ dùng võ lực nếu ông nghĩ rằng Mussolini sắp chuyển qua hành động.

        Trong trường hợp này những cuộc đụng độ sẽ khó tránh giữa đảng viên phát xít và các phần tử quân đội còn trung thành với chính phủ.

        Đấy là lý do khiến nhà tôi cố ý xuất hiện rất thoải mái đêm hôm trước trong rạp hát để đánh lừa cảnh sát.

        Ngày 28 tháng 10, màn đầu thắng lợi : nhà vua, một chiến thuật gia khôn khéo đã từ chối không ký sắc lệnh ban bố tình trạng thiết quân luật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2019, 11:31:43 pm »


        Trong suốt ngày 28 tháng 10 ấy, nhà tôi có cái vẻ bình tĩnh của lực sĩ thế vận hội, như ông vẫn tỏ ra như thế mỗi khi lấy một quyết định quan trọng. Trong «hang thủ», cũng như khi ở nhà, các cuộc điện đàm không ngớt do các cộng sự viên từ La mã gọi về. Salandra, một cựu thủ tướng đề nghị với ông nắm ghế tổng trưởng trong chính phủ mà ông ta đang ra sức thành lập. Ông khô khan từ chối ông biết rằng chánh quyền đang nằm trong tầm tay của mình, rằng chỉ còn là vấn đề vài giờ nữa. Lẽ tự nhiên, ở nhà, vẻ náo nhiệt ngày càng gia tăng, nhưng nhà tôi về ăn trưa và ăn tối làm như chẳng có gì xảy ra, lại còn để thì giờ liếc qua bài vở của Edda nữa. Rồi sau bữa ăn tối, ông trở lại tòa báo để chuẩn bị cho số ra ngày hôm sau, trong đó có bài bảo cuối cùng của ông viết với tư cách ký giả.

        Tôi còn nhớ vài câu mà mới đây tôi đã mang ra đọc lại :

        «Một chiến thẳng vĩ đại đang xuất hiện trước mắt, với sự tán đồng gần như là nhất trí của toàn thể dân tộc. Chính phủ rõ rằng phải là phát xít. Phong trào sẽ không lạm dụng chiến thắng của mình, nhưng nhất quyết là không để cho uy quyền giam thiểu. Phong trào phát xít muốn nắm giữ quyền binh và sẽ có quyền bính».

        Nếu đọc tờ bảo vào ngày 29 thì là cả một một sư say mê cuồng nhiệt. Tại nhà, lúc Benito đang còn ngủ, Cirillo, tài xế của ông đang chờ ông, đánh đàn dương cầm và hát «chúng ta đã nắm chính quyền...» làm như một mình anh ta đã làm tất cả vậy. Bọn trẻ con, Edda và Vittorio lợi dụng cơ hội để không đi học.

        Ngay khi ngủ dậy, Benito gọi tôi vào phòng riêng và hạ lệnh cho tôi bảo các đảng viên phát xít tại Milan bằng mọi giá không được đốt tòa báo Corriere delleJera. Trả lời cho viên giám đốc tờ báo nầy khi ông ta điện thoại đến ít lâu sau đó, tôi hết sức trấn an ông. Đoạn nhà tôi đến tòa soạn nhật báo Popolo d’Italia.

        Vào khoảng 10 giở, tôi nhận được điện thoại từ La mã gọi đến. Một giọng đàn ông nói với tôi :

        — Chúng tôi muốn tiếp chuyện với chính ông Mussolini.

        — Ông không có ở đây. Xin ông gọi đến tòa soạn báo Popolo d’ltalia.

        —  Không có ông ở đó, chúng tôi đã gọi ở đó rồi.

        Nữa giờ sau, chuông điện thoại lại reo vang, vẫn từ La mã, và, lần này, tôi biết được từ đâu gọi đến :

        «Chuyện gấp lắm, chúng tôi muốn biết phải tìm ông ở đâu. Đày là Hoàng cung gọi».

        Quả vậy, người ở đầu giây bèn kia chinh là tùy viên của nhà vua, ông ta giải thích cho tôi biết rằng nhà vua đã quyết định mời Mussolini lập chính phủ mới.

        «Miễn là họ tìm được ông ấy» lúc đó tôi nghĩ. Vài phút sau nhà tôi gọi tôi.

        «Benito, Hoàng cung tìm ông khắp nơi, tôi nói vời ông. Ông ở đâu vậy ?

        « Tỏi biết, tôi biết, tôi đã tiếp xúc với Điện Qairinal. Tôi phải đi La mã ngay. Sửa soạn cho tôi một va li với một bộ áo quần và vài đồ lặt vặt. Nhưng đừng nói gì cả».

        Trước khi rời Milan, Benito chờ một công điện xác nhận rằng nhà vua giao cho ông thành lập chính phủ mới. Trước 12 giờ trưa, một điện văn đầu tiên đến, do Tướng Cittadini ký, yêu cầu nhà tôi đến La mã để bàn thảo với nhà vua về vấn đề thành lập tân chính phủ, Benito từ chối làm theo, công điện này. Ông đòi hỏi một điện văn thật rõ rệt thông báo là ông được trao quyền thành lập tân chính phủ. Công điện này được đưa đến giữa trưa vẫn do Tướng Cittadini ký và chứa đựng bản văn mà nhà tôi muốn.

        Chính lúc đó ông mới tuyên bố một câu, có lẽ là có tính cách lịch sử, nhưng chắc chắn là phát xuất tận đáy lòng ông : « Phải ba mình còn sống nhỉ», ông nói với anh Arnaldo của ông trong khi đưa cho anh xem bức điện văn phong Benito Mussolini làm Thủ tướng.

        Vì lẽ không có xe lửa đi La mã, Benito trải qua buổi chiều tại tòa soạn. Ông sắp đặt công chuyện, chuẩn bị một số đặc biệt của tờ Popolo d’Italia, tổ chức sự kế nhiệm trong việc điều khiển tờ báo mà ông giao cho anh Arnaldo của ông, rồi tổ chức một phiên họp với Ce sare Rossi và cho loan tin cho tất cả các đơn vị phát xít cũng như cho Tổng hành dinh tại Perouse biết, và yêu cầu là sự phấn khởi không được làm quên mất kỷ luật.

        Tối đến, ông trở về nhà, nơi đang bao trùm một không khí cuồng nhiệt, ông lấy chiếc va li nói vắn tắt vài lời từ biệt tôi — chúng tôi vẫn ít hay thổ lộ tình cảm trong gia đình — hôn các con và lên đường đi đến ga xe lửa, mà vẫn không quên nhắc tôi coi chừng đừng để cho tòa báo Corriere della Sera bị đốt phá.

        Tất nhiên có vô số dân chúng chờ ở sân ga, và tôi được biết do Cirillo, người tài xế xách va ly cho ông, rằng ông đã nói với viên trưởng ga : « Tôi muốn khởi hành đúng giờ. Tất cả mọi chuyện phải được tiến hành hoàn hảo... »

        Ở nhà không khí bình tĩnh trở lại dần, để nghỉ ngơi sau biết bao nhiều là xúc động ấy, tôi bước ra khỏi nhà một lúc và ngạc nhiên thấy mình đi vào một nhà thờ. Quỳ xuống tôi đọc một lời cau nguyện mà từ lâu tôi giữ riêng cho mình :

        «Lạy chúa, tôi cầu khẩn, xin cho chúng con đừng có thay đổi. Xin cho nhà con vẫn như vậy, vẫn như bấy lâu nay và xin giúp đỡ để con đừng nhường bước trước sự kiêu hãnh cũng như lòng hư vinh. »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2019, 12:10:49 am »

     

Mussolini trong trang phục nhà Ngoại giao

6

NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA NHÀ ĐỘC TÀI MUSSOLINI

        Những gì chủng tổi khảm phá được như tình bạn thật rất kỳ quái, tỷ như những người cố giúp đỡ chúng tôi đều đã, một cách ít hay nhiều kín đáo, nhắc lại cho chúng tôi nhở khi nhà tôi trở thành Thủ tưởng chính phủ.

        Một hôm, tôi thấy có một người đến Milan bảo cho tôi biết rằng ông ta đã cố cho cha chồng tôi là Alessandro mượn một chiếc bánh xe bò ệt và ông đã chưa trả lại cho ông ta. Alessandro đã chết cách đây 12 năm, và khi tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, thì người này nói rằng vụ cho mượn ấy đã xảy ra cách 27 năm rồi. Do vậy tôi phải bồi hoàn trị giá chiếc bánh xe.

        Một người khác cho đưa đến biếu tôi một bó hoa lớn kèm theo một tấm thiệp trong đó ông ta xin được gặp tôi. Tôi tiếp ông ta. Mục đích là để xác nhận với tôi ông ta là một chiến sĩ phát xít hăng say, và từ nay Mussolini có thể tin cậy vào ông ta. Tỏi còn nhớ rõ ông khách này : tôi đã gặp ông ta trên chuyến xe lửa giữa Forli và Milan cách hai năm về trước. Trong một cuộc đàm thoại mà đề tài là chính trị, ông ta đã để rất nhiều thì giờ để giải thích cho nhiều hành khách trong toa rằng Mussolini là một kẻ không đáng gì. Hồi đó tôi đã đương đầu với ông ta, bác bỏ tất thảy mọi luận điệu của ông ta, điều đó đã đưa đến kết quả là ông ta giận điên cuồng.

        — Ông có biết Mussolini không mà nói như vậy? không ngồi im được nữa, tôi hỏi ông ta.

        — Sao lại không, không những tôi biết ông ta rất rõ, mà tôi còn biết cả vợ ông ta nữa.

        — Thật hân hạnh cho tôi, — lúc đó tôi đã buông lời với vẻ chế giễu, — bởi vì tôi là bà Mussolini, vợ ông ta đó.

        Người thanh niên cứng họng, hai năm sau ông ta mới tìm thấy lại ngôn ngữ dễ dàng để nói về Mussolini, khi nhà tôi đã lên cầm quyền.

        Tại La mã, Benito cũng làm quen được vô số người, những kẻ mà chúng tôi từng hàm ân một việc gì đó.

        Như đã thỏa thuận lúc ông lên đường về kinh đô, là mỗi tối sẽ gọi điện thoại cho nhau, chúng tôi thường kể những chuyện xảy ra trong ngày và trao đổi những cảm nghĩ của mình.

        «Bà biết không, một buổi tối ông nói với tôi, những gì mà tôi tìm thấy lại được như là bạn chiến đấu cũ trong Đẹ Nhất Thế Chiến, thật là điên rồ, Chẳng hạn hôm nay tôi tiếp một người đã giúp mang tôi về bệnh xá khi tôi bị thương năm 1917.

        — Hy vọng là ông đã tiếp ông ta tử tế chứ ? tôi hỏi.

        — Tất nhiên ! nhưng có một vấn đề; đó là người thứ bổn trăm đến với cùng lý do ấy. Khi tôi bị thương, chắc chỉ có sáu hay tám người khiêng tôi là cùng.

        Một hôm khác ông kể lại rằng trong cùng một buổi chiều ông đã nhận cho hai cuộc tiếp kiến. Người khách đầu tiên, người đã khẩn khoản xin cho bằng được cuộc tiếp kiến, khi vào văn phòng của ông, đã chỉ có thế thì thầm :

        «Tôi muốn gặp ông ! tôi muốn gặp ông!» rồi ngã lăn ra ngất xỉu.

        Người khách thứ hai, một trung sĩ quân phòng vệ, đã mang đến một cây dùi cui. Ông ta muốn xin Benito tha lỗi vì một hôm ông ta đã bắt nhà tôi tại Forli nhân một cuộc biểu tình và ông nhất quyết biếu nhà tôi chiếc dùi cui mà ông ta đã dùng để «dàn chào» nhà tôi.

        «Tôi đã tha thứ và đã nhận chiếc dùi cui» nhà tôi kết luận với vẻ rất triết lý.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:48:57 pm »


        Chúng tôi lại gặp nhau sau chừng 40 ngày. Nhà tôi trở vê Milan không báo trước, nhưng tin ông đến lập tức được loan truyền. Tuy nhiên chúng tôi đã ở yên tại nhà được cả tuần lễ, từ 16 đến 22 hay 23 tháng mười hai.

        Vì có thể nói chuyện tự do và nói dài hơn ở điện thoại, tôi không quên hỏi ông về đời sõng mới, về các hoạt động của một người lãnh đạo chính phủ, về cảm nghĩ của ông. Ông cũng kể lại cho tôi nghe cuộc tiếp xúc đầu tiên với vua Victor-Emmanuel III.

        Ông nói với tôi rằng ông có đôi phần « thất vọng» vì phong cách và vì đức thiếu bình tĩnh của nhà vua, và nói thêm :

        «Tôi có cảm tưởng là ở Hoàng cung, vali đã được sắp sẵn trong trường hợp vụ nổi dậy bùng nổ. Nhưng tôi tin rằng Victor-Emmanuel đã yên tâm mau lẹ vì các mục tiêu của tôi, và vì những gì tôi nói với ông ta. Tôi nghĩ rằng giờ đây ông ta tin nơi tôi và từ rày về sau tôi sẽ có thể có sự hậu thuẫn của ông ta».

        Tôi mở một dấu ngoặc để nhấn mạnh rằng các phản ứng của nhà vua, được kể lại cho tôi ít lâu sau cuộc tiếp xúc với nhà tôi, đã cắt ngang những cảm nghĩ của Benito.

        «Đấy là một thanh niên còn vững bền lâu dài, nhà vua đã tuyên bố lúc đó. Tôi đã có một ý tưởng khác về ông ta trước khi tiếp ông ta.»

        Về vài đảng viên phát xít, nhiều tham vọng hơn các người khác, nhà tôi kể lại ông phải đương đầu với các yêu sách của họ ngay hôm sau ngày chiến thắng : họ đã đến để đòi phần tưởng thưởng và vinh hoa.

        Chẳng hạn một trong những người có trách nhiệm chính yếu trong việc tổ chức cuộc Tiến về La mã đã muốn được phong làm thống chế ngay tức khắc. Benito còn phải cho bắt giữ cả một vài đảng viên của ông, vì họ đã không chịu trả tiền sau khi ăn uống no say trong các tửu quán.

        «Chiến thắng đã dâng tràn đầu óc họ, và họ say sưa, ông nói với tôi. Họ trở nên ngạo mạn, tự phụ, kiêu căng và, trước một sự trái ý nhỏ nhặt nào họ cũng muốn chứng tỏ thái độ bất tuân ngay. Họ còn đánh lộn cả với nhau nữa, và không thể nào nghĩ được rằng, sau khi chinh phục được quyền chính, họ lại phải khép mình vào khuôn khổ luật pháp và còn trở thành cả người bảo vệ cho những kẻ bại trận. Điều đó, họ không hiểu được và thay vì để giúp tôi chuyên chú vào các vấn đề quốc tế và quốc nội quan trọng, nhiều người thuộc hạng này, đáng lý phải giúp tôi, thì lại bắt tôi phải bỏ ra một phần lớn thì giờ điên rồ để giải quyết các vụ tranh chấp nhỏ nhặt của họ. »

        Đáy là lý do khiến ông phải vội vàng đưa những người có tham dự vào cuộc tiến về La mã trở về nguyên quán của họ để tránh tình trạng xáo trộn. Tiếp sau đó, ông sáng lập thật lẹ lực lượng dân quân chí nguyện đặc trách an ninh quốc gia để hội nhập tất cả các cựu chiến binh và những người phát xít này vào lực lượng cảnh sát biên phòng, kiểm lâm, vào lực lượng quan thuế v. v...

        May thay các vấn đề ấy đã được giải thích mau lẹ và những ông « Duee » con được an vị đúng chỗ.

        Phần quan trọng nhất còn lại phải làm là : làm cho guồng máy nhà nước đang bị tê liệt hoạt động trở lại. Thoạt đầu, nhà tôi đặt văn phòng thủ tướng tại trụ sở Bộ Nội vụ : lâu đài Viminale, rồi ông chuyện sang lâu đài Chigi. Nhưng nếu các bức tường còn đứng vững thì bên trong đó không có cái gì chạy đều được cả.

        «Tôi thừa hưởng một chiếc ghe bị vô nước khắp nơi, tôi thấy nơi các người công chức một thái độ tắc trách và phó mặc không tưởng tượng được, nhất là trong giới công chức cao cấp. Đặc biệt chính họ là những người buổi sáng đến hơn mười giờ mới đến sở.»

        « Một hôm, ông kế lại với tôi, tôi trèo lên cầu thang của trụ sở Bộ và tôi gặp một người đi xuống. Lúc đó đã hơn tám giờ.

        — Không có ai trên đó à ? tôi hỏi ông ta.

        — Chắc là phải có cái ông khùng Mussolini ấy. Ông ta thì bao giờ cũng có mặt từ lúc 8 giờ», anh ta trả lời tôi. Đoạn nhận ra tôi, đột ngột, anh ta muốn độn thồ.»

        «Phải gia nhập vào ngoại giao đoàn mới biết nước Ý được đối xử ra làm sao», một hôm một nhà ngoại giao Ý nói như thế và thêm rằng nước Ý thống nhất còn ít được kính trọng hơn là khi còn bị chia vụn ra. Cho nên, ngay từ những tuần lễ cầm quyền đầu tiên, nhà tôi lo lắng làm sao tái lập lại vị trí mà xứ sở phải chiếm giữ trên bình diện bang giao quốc tế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2019, 11:09:46 pm »


        Tôi không có tư cách gì để phân tách, phê phán các hội nghị Lausanne (Thụy sĩ) và Luân đôn. Nhưng nếu ông tỏ ra hài lòng với cuộc du hành tại Lausanne bao nhiêu thì ông lại tỏ ra thất vọng về những ngày ở Luân đôn bấy nhiêu :

        «Đó là một thành phố dễ sợ, bị bao phủ bởi một thứ bụi xám xịt xuyên qua tất cả, vào trong phòng, trong áo quần, trong va li. Còn tệ hơn cả cát trong sa mạc nữa. Tôi không muốn đến đó nữa. Riêng phần người Anh, họ không hiểu các vấn đề của chúng ta, hoặc không muốn hiểu. Đối vói họ, nước Ý là một vấn đề không đáng kể... Nhưng rồi bà sẽ thấy, người ta sẽ thay đổi tất cả những điều đó. »

        Vài người tự hỏi là tại sao Mussolini trong suốt hai mươi năm trời ít đi công du ngoại quốc đến như vậy, ngoại trừ sang Đức. Tòi nghĩ rằng trong ‘thực tế, ông cảm thấy không được thoải mái khi ra nước ngoài, và các cảm tưởng từ Luân đôn mang về đối với nhiều người, vốn do sự it ham thích mà ông vẫn bày tỏ trước các cuộc xê dịch ra khỏi biên giới.

        Trên bình diện thuần túy cả nhân, nói rằng sự hành sử quyền chính đã không có tác dụng nào đối với nhà tôi là không đúng sự thật. Ông đã rời Milan với một chiếc quần đen và một chiếc áo vet xanh, ông trở lại với tôi với những bộ y phục cắt khéo mà một vài bộ lại được may bằng hàng Anh quốc, nhiều áo sơ mi cổ cứng, và nhiều cà vạt mềm mại và rất xinh, ông cũng đội những chiếc nón làm trẻ con rất thích thú, nhất là một chiếc nón hẹp vành và một chiếc nón mơ lông1 mà ông đã đội một đôi lần. Ông không muốn bỏ nó, dầu cho nó không còn hợp thời trang nữa, bởi vì nó gợi cho ông những kỷ niệm đẹp, ông nói : « Dầu cho trên thế giới chỉ còn có ba người chúng tôi là đội chiếc nón ấy : Stan Laurel, Oliver Hardv2và tôi, thì hơn một lần chiếc nón ấy cũng đã bảo vệ chiếc sọ của tôi dưới các đòn dùi cui dàn chào của cảnh sát».

        Vẫn nhân câu chuyện nón, tôi nhớ một câu chuyện từng làm chúng tôi cười hả hê, nhưng lại ít làm cho viên tài xế trung thành Cirillo, «ông bạn» của các con tôi, thích thú. Ông ta đã ở lại Milan và hãy còn chưa quen với những vật mới lạ này.

        Một hôm vừa từ La mã trở về, Benilo sai ông ta xuống lấy chiếc gibus3 mà ông đã bỏ quên trong xe : «Xuống tìm cái gibus cho tôi, nhà tôi bảo, ở dưới xe ấy».

        Cirillo đi xuống. Vài phủt sau không thấy trở lên. Sau 15 phút cũng không. Benito sốt ruột. Sau cùng ông bảo tôi xuống xem coi chuyện gì đã xảy ra. Tôi thấy Cirillo đứng dưới dường, lưng tựa vào xe.

        — Cirillo, anh làm gì đó ?

        — Tôi đợi, Donna Rachele.

        — Nhưng ông đợi gì đó ?

        — Đợi ông Gibus. Thủ tướng bảo tôi xuổng tìm ông ấy dưới này, có lẽ ông ta đến trễ. »

        Một lần khác, Benito vừa cười vừa kể lại với tôi qua điện thoại rằng một người bạn già xưa cũ, ký giả của tờ Popolo d’ltalia, đã gọi điện thoại hỏi nhà tôi từ nay phải xưng hô ra làm sao với ông, ông ta có phải gọi ông là Thủ tướng không, ông ta có còn anh anh em em thân mật với ông không.

        «Bà có tưởng tượng được không ? Hẳn coi tôi là hạng người gì chứ ? Tôi vẫn luôn luôn là Benito Mussolini và theo chỗ tôi biết thì đầu óc tôi không bị thay đổi. Tôi có thay đổi không, Raehele ?

        — Tôi không tin như vậy, theo như những gì tôi thấy tuần trước, nhưng ông có vẻ thanh lịch hơn. Ông làm ra vẻ « trưởng giả » hơn.

        — Nhưng tôi bị bắt buộc phải như thế tại La mã. Dầu sao tôi cũng là người lãnh đạo chính phủ mà. Tôi phải làm gương và phải tỏ ra đàng hoàng khi tiếp khách ngoại quốc. Và nếu tôi nói với bà rằng trong triều đình, họ học thói giữ gìn vẻ bề ngoài thì phải biết !

        — Thế thì tôi sẽ phải học để có thể đến La mã.

        — Chỉ còn thiếu có bao nhiêu đó.

        — Và phần tôi, Benito, tôi phải xưng hô với Ông ra sao đây ?

        — Đừng có khùng, bà không tính làm lại cho tôi một vổ như ở Forli đó chở !»

        Và chúng tôi phá lên cười...

        Câu chuyện tai Forli rất trứ danh trong gia đình, vì Benito rất thích kể lại để trêu tôi. Chuyện xây ra từ hồi năm 1910 khi chúng tôi quyết định sống chung với nhau. Như mọi người tại Forli, tôi gọi ông là «ông giáo» vì ông có bằng cấp và ông đã đi dạy học. Vả chăng, tại Ý, luôn luôn là như thế. Khi đã ổn định chỗ ở, tôi vẫn tiếp tục kêu ông là «ông giáo». Hơn thế nữa tôi cam thấy gọi anh em là một chuyện rất khó khăn, Đến mức độ một hôm, ông hỏi tôi là có phải tôi chờ đến, lúc có bốn đứa con rồi mới chịu quyết định gọi ông là Benito, và xưng hô anh, em với ông không.

----------------
        1. Chapeau melon : nón nỉ cứng, cao, giống qua dưa gang có sọc, người Anh ưa đội.

        2. Hai anh hề nổi danh ở Việt Nam với biệt danh : Thắng mập, Thắng ốm.

        3. Gibus : chiếc nón cao có lò xo có thể bóp bẹp lại được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2019, 10:45:08 am »


        Tôi chỉ đổi được cách xưng hô trong đêm mà ông say một cơn say nhớ đời. Con giận dữ đã giúp tôi vượt được bức tường e lệ. Nhưng vấn đề chức tước nếu không đặt ra cho tôi thì ít nhất cũng cho người khác, chẳng hạn Cirillo, Năm 1912, Benito trở thành giám đốc nhật báo ; do đó ông có quyên được gọi là «uiiretloro». Năm 1921 đắc cử dân biểu, ông trở thành «onorevole» và một năm sau, ông là thủ tưởng, nghĩa là «Presidentey».

        «Tôi, thì tội gọi ông ấy là ông Duce»,Cirillo nói với tôi, vì ông là «người lãnh tụ», đấy là chức tước không thay đối đối với chúng ta».

        Trong thực tế, ông ta có lý vì tước vị « Du- ce » đà được ban cấp cho ông từ năm 1912. Và xin thưa đó là do những đảng viên xã hội phong cho! Quả thật vào thời đó, nhà tôi là một nhân vật trứ danh nhất của đảng. Hồi đó nhân một dạ tiệc được tổ chức sau khi ông được phóng thích, một trong những cựu chiến binh, Olindo Vernocchi nói với ông :

        «Kể từ hôm nay, Benito, anh không chỉ là đại biểu của những đảng viên xã hội tại Romagne nữa mà anh còn là ông Duce của tất cả những đảng viên xã hội cách mạng của nước Ý».

        Chính như thế, Benito Mussolini đi vào lịch sử trong tư cách lãnh tụ phảt xít, với một danh hiệu do đảng viên xã hội ban cấp cho. Quả thật trong thẳm sâu con người ông không bao giờ hết còn là đảng viên xã hội. Nhưng điều đó sau này chúng la sẽ có dịp đề cập đến.

        Trong số những người có lẽ lấy làm tiếc vì thấy Mussolini lên cầm quyền, chắc chắn là có một linh mục : Don Ciro Damiani. Vị linh mực này vốn là bạn lâu đời của gia đình Mussolini, lại là một người sáng tạo, ngoài các tài ba khác. Ông ta đã hoàn tất một hệ thống rất tân kỳ để thông ống khỏi lò sưởi trong nhà, rồi một kiểu đại bác có nhiều nòng, mà sau đó người Nga cũng sáng chế và gọi là (theo chỗ tôi được thấy) Katioushka1.

        Cho nên Don Ciro có liên lạc thư từ với nhà tôi năm 1922 nhân vụ sáng chế một cản chắn bùn có lân quang dành cho xe hơi. Benito đã viết thư trả lời ngày 26 tháng ! năm 1922 rằng ông sẽ đích thân chăm lo công trình sáng chể này vào tháng 3 năm mới, bởl vì, ông đã minh xác :«Tất cả những gì mới mẻ đều lôi cuốn tôi, càng lôi cuốn hơn nữa khi tôi vừa mới dự lễ khởi công thiết lập một nhà máy chế tạo những kiều chắn bùn mới. Tôi cũng đã giúp một thanh niên hoàn tất một kiều bu-gi mới cho xe hơi và dự án của ông làm cho tôi rất thích thú. »

        Khốn thay, vụ nhà tôi lên đường đi La mã đã làm cho dự án của ông Don Ciro bị chôn vùi. Sau đó biết bao nhiêu lần chúng tôi có dịp nói lại dự án này !

        Hoàn toàn mới mẻ, hoàn toàn đẹp đẽ, ngay khi nhà tôi mới ngồi vào ghế chính quyền tại La mã, tôi thấy những lời mời mọc được gởi đến như mưa. Người ta yêu cầu tôi làm mẹ đỡ đầu cho con cái, và cho một số lớn hiệp hội. Lịch sự nhưng cương quyết, tôi lánh xa các cuộc mời đón ấy, tuy nhiên tôi không thể từ chối tháp tùng nhà tôi trong một vài cuộc biểu tình, nhất là khi chúng được tổ chức tại quê hương Romagne của chúng tôi.

        Kể lại tất cả những cuộc nhóm họp mà tôi đã tham dự hay đã chủ tọa sẽ dài quá bởi vì đã có không ít các vụ như thế. Nhưng tôi còn nhớ đặc biệt là cuộc xuất hiện chính thức lần đầu tiên của tôi, trong mùa hè năm 1923.

        Lần đầu tiên tôi đứng trên khán đài danh dự tại ngay nơi mà tôi đã từng sống đói khổ, nghĩa là tại Forli và Predappio, hai thành phố của tuổi ấu thơ và tuổi trưởng thành của tôi.

        Phủ nhận niềm kiêu hãnh và sự xúc động là nói láo, và Benito cũng cảm thấy cùng những tình cảm như tôi.

        Trong toa xe lửa đặc biệt dành riêng của chuyến tàu đi Milan, cả hai chúng tôi chờ đợi lúc đến Forli.

        «Bà biết không, Rachele, Benito vừa cười vừa nói với tôi, trong số những cảnh sát viên đứng chào mình hôm nay, có một vài người đã từng còng tay tôi, kéo tôi đến nhà giam, đánh, đập và chửi bới tôi ! Tôi làm gì họ bây giờ đây ?

        — Đá cho họ một phát, tôi trả lời, vì trong đầu tôi nổi lên ý tinh nghich.

        — Làm thế đâu có ổn ? Họ làm bổn phận mà. Giờ đây họ làm bổn phận còn đầy đủ hơn nữa vì họ sợ tôi nhớ lại. Vả chăng, trả thù mà làm gì ? Tôi còn cấm cả việc dùng dầu đu đủ (Tiuile de ri- cin) kia mà.

        — Ông lầm. Ông sẽ thấy là ông lầm ! »

-----------------
        1. Về loại đại pháo nhiều nòng này xin đọc «Những trận đánh lịch sử của Hitler» — Sông Kiên in lần thứ tư.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2019, 11:38:20 pm »


        Tôi mở một dấu ngoặc để giải thích ý nghĩa của việc dùng dầu xổ đối với người phát xít. Đó là một cách trừng phạt do các đoàn viên các phân đội võ trang phát xít xử dụng trong các hành động trả đũa, nhưng chỉ dành cho các nhân vật, cho những người có một địa vị xã hội nào đó. Đảng viên phát xít ập vào nhà một luật sư hay một công chức cao cấp chẳng hạn, những người đã bày tỏ những tư tưởng chống phát xít hoặc đã giúp đỡ đối phương. Họ tóm lấy những người này và đồ vào miệng họ một số dầu đu đủ, không quá mạnh khiển cho tính mạng có thể bị nguy, nhưng đủ để cằm giữ họ ở lại nhà. Bởi vì dầu đu đủ có tác dụng trong vài ngày, và nạn nhân không thế nào rời xa một chỗ nào đó trong nhà...

        Sau đó, có tin loan truyền rằng các người phát xít đã dùng những biện pháp dã man. Tôi không mấy tán đồng các biện pháp ấy, nhưng tôi tự nghĩ thà rằng bị kẹt trong nhà cầu còn hơn là nằm trong bệnh viện với một cái chân gãy hay tệ hại hơn nữa, như vẫn xảy ra ngày nay với các phương tiện tân kỳ như dây xích, đá, cốc tai Molotov v,v...

        Dù thế nào, biện pháp đầu tiên được ban hành khi Mussolini lên cầm quyền là cấm dùng dầu đu đủ và những người không thi hành mệnh lệnh đa bị trừng phạt rất nghiêm khắc.

        Vậy thì không có vấn đề áp dụng cách đối xử này cho các cảnh binh tại Forli.

        Khi con tàu đi vào ga, tôi sửng sốt vì quang cảnh bên ngoài. Cả một biển người dưới mắt chúng tôi. Vì là lần đầu tiên trong đời, thấy cảnh đó, tôi rất xúc động.

        Lực lượng an ninh không còn nữa. Chúng tôi bị bế ra đến tận xe và ở đó tôi muốn đội chiếc non kết hoa đẹp đẽ mà tôi mang theo. Trong tay tôi chỉ còn lại một mảnh giẻ rách dơ bằn. Tôi vừa khám phá ra một điều bất tiện khác của sự thành công - Benito thì nhờ đã quen nên dùng thổ ngữ vùng Romagne đàm luận với những người chung quanh trong khi xe nhích lên từng bước một.

        Trong một buổi lễ tại tòa thị chính, tôi rơi đúng vào Bà Bá tước Merenđa. Chính bà này là chủ nhà của chúng tôi khi chúng tôi đóng đô ở Forli năm 1910, trong căn nhà tận cùng của một hành lang tối om. Đây là lúc thanh toán nợ nần với bà ta bởi vì tôi không bao giờ quên được những điều bà ta nói về chúng tôi, 13 năm trước, khi nhà tôi còn giữ những chức vụ khiêm tốn. Khi đi viếng qua tòa nhà, bà ta trèo lên cho đến tầng chúng tôi ở và tôi nghe bà ta buông ra câu nói sau với người quản lý: «Có thể nào nhà tôi lại chứa bọn bần cùng bần thỉu ấy được chứ ! »

        Sáng hôm sau, trong khi Benito đang cạo râu, tôi đã lặp lại mấy câu nói của bà Bà Tước Merenda. Nhà tôi không để cho tôi nói dứt câu, với bộ mặt còn đầy xà bỏng, vội nhào tới lấy một tờ giấy và viết:

        «Bà Bá Tước, bà nêu nhớ rằng, nhà tôi còn cao quí hơn bà nhiêu...»

        Chúng tôi đã dừng lại đó. Nhưng tôi không bao giờ quên câu nói ấy, và trước đông đủ mọi người, những kẻ bần cùng bẩn thỉu sẽ trả lời bà ta. Khi, tôi không hiểu tại sao, có người muốn tôi nói đôi lời, tôi chấp nhận ngay và tấn công tức thời:

        «Khi trở nên quan trọng, mọi người đều muốn kết thân với quí vị, mọi người đều ca ngợi, tiệc tùng thết dãi quí vị. Nhưng khi ta nghèo khổ, lúc đó... Tôi không bao giờ quên được cái bà Bá tước nào đó, vả lại hiện cũng đang có mặt ở đây...»

        Tôi không thể nói hết lời. Cảm thấy cơn giận của tôi sắp ào đến, Benito vừa cáo lỗi vừa gọi tôi đến gần ông và yêu cầu tiếp tục buổi lễ. Từ đó, tôi phải nhận rằng bà Bá Tước Merenda đối với tôi rất tử tể. Sự lịch thiệp của bà ta đã làm cho tôi quên năm 1910.

        Khốn thay không phải mọi năm hay ngay cả mọi tháng đều sung sướng như vậy. Không phải lúc nào nhà tôi cũng có thể tham dự các cuộc lễ xa hoa rực rỡ.

        Sau khi lấy hơi, phe đối lập lại tấn công ông còn dữ dội hơn trước khi ông lên cầm quyền. Những cuộc xung đột trở thành đẫm máu và vụ ám sát dân biểu xã hội Giacomo Matteotti làm cho phong trào phát xít rung chuyển tận nền mỏng. Ngay cả nhà tôi cũng không được trừ ra, nhất là khi ông đã chứng tỏ rằng người phát xít có nhúng tay vào. Tôi tin rằng đó là một trong những lần hiếm hoi mà tôi thấy ông vừa chán ghét, tức giận và nản lòng như vậy. Ông làm tất cả để tìm cho được các kẻ sát nhân. Khi những người này, bị bắt, họ đã bị trừng trị nặng nề, không một ai được che chở, kể cả những đảng viên phát xít.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2019, 11:49:29 pm »


        Nhưng Benito không dừng lại tại đó : ông đích thân xem chừng để cho gia đình Matteotti không bị bỏ rơi, và còn lo chăm sóc cả việc học hành cho con cái vị dân biểu xấu số này.

        Sau cùng, lần đầu tiên ông ý thức được rằng những người bạn eủa ông có thể biểu tượng cho một cơ nguy. Đã hơn một lần ông lặp lại với tôi rằng từ nay ông không còn tin vào bất cứ ai nữa : «Nếu mẹ tôi mà sống lại, tôi tin rằng, tôi cũng không còn tin cậy ở bà được nữa ».

        Phần tôi thì biết Benito quá rõ, tôi biết rằng rồi đâu cũng vào đấy, bởi vì với ông, lòng tin dính liền với bản tánh đôn hậu. Tương lai sẽ chứng tỏ với tôi điều đó...

        Trong mười năm trời tôi tưởng là đã có thể học hỏi hết được cuộc đời : nỗi sợ hãi vì các cuộc đấu gươm, các cuộc bắt giữ, chiến tranh; tương lai bấp bênh ; nỗi say sưa của sự thành đạt. Tôi được biết tất cả những điều đó và tôi cũng đã khám phả ra một Mussolini khác.

        Tôi không lập một bảng liệt kê các cuộc mưu sát được tổ chức nhằm vào nhà tôi, những vụ ấy không nhiều. Điều duy nhất mà tôi có thể nói là cùng với cuộc ám sát Matteotti, bảy mươi phần trăm các hành động ấy là nguyên nhân của việc tái lập chế độ độc tài tại Ý. Phe đối lập ở Quốc hội tạo ra phần còn lại bằng cách rút vào tháp ngà của họ. Đã nhiều lần nhà tôi giải thích với tôi là khi nắm hết mọi quyền hành trong tay, ông đã trở thành chủ nhân ông duy nhất, cốt chỉ không còn để cho mọi người, bạn cũng như thù, tự do muốn làm gì thì làm nữa.

        Cỏ hai vụ khủng bố đã làm tôi bị tốn thương đặc biệt. Tôi không nói rằng những vụ khác không làm cho tôi bị gì cả. Không một người vợ nào lại dửng dưng trước nguy cơ thấy chồng mình lúc về nhà với hình hài tả tơi hay bị thương trầm trọng, nhưng hai câu chuyện này vẫn còn ghi sâu trong ký ức tôi :

        Vụ đầu tiên — thật ra đây là vụ mưu sát thứ hai nhắm vào Mussolini — xảy ra vào tháng 4 năm 1926. Nhà tôi vừa chủ tọa một đại hội y khoa tại biện Qapitole ở La mã. Lúc ông đi ra, một phụ nữ người Anh, Violet Gibson, bắn vào ông năm phát súng lục. Chỉ có một viên trúng, nhưng nhờ phép lạ, đúng vào lúc Benito quay đầu ngước nhìn lên một bao lơn. ông chỉ bị thương nơi mũi. Người ta đã kể lại với tôi câu bình phẩm mà ngay lức đó ông đã phát biểu : chính một phụ nữ làm chuyện đó chứ !»

        Khi ông kể lại biến cố với tôi, tôi thấy ông có vẻ gần như vui thích :

        «Bà biết không, Kachele, không phải người phụ nữ Anh ấy suýt giết chết tôi đâu, mà chính là mấy ông bác sĩ. Bởi vì tôi thiếu may mắn. Đấy là một đại hội y khoa và có cả hai chục ông bác sĩ nhảy vào tôi, ai cũng muốn được cái vinh dự là đã cứu Mussolini. Tôi đã gặp một mẻ sợ điếng hồn là không thoát ra khỏi đám bác sĩ chen chúc ấy được kia chứ, và tôi chỉ thoát khỏi tay họ bằng cách vẫy vùng với quả đấm ».

        Ngày 31 tháng mười cùng năm ấy, tại Bologne, chinh mắt tôi thấy một cuộc mưn hại xảy ra như thế nào và hậu quả ra sao. Tôi có chứng cớ cho thấy là nhà tôi đã không nói quả đáng trong Vụ Violet Gibson.

        Chúng tôi có mặt trong thành phố này nhân dịp khánh thành một loạt các cơ sở thể thao. Lúc ăn cơm, vì chúng tôi, phía phụ nữ, có tất cả là 13 người, nên Benito kêu lên : «Đó là một điềm xấu !»

        Buổi chiều, chúng tôi chờ nhà tôi tại nhà ga lúc buổi lễ kết thúc. Khi tôi thấy Hầu Tước Paolucci chạy đến, vẻ mặt thảm hại chỉ còn sức nói với tội : «Can đảm, bà ạ ! Hãy can đảm lên !»

        Làn này tôi không có đủ thì giờ để thất kinh vì Benito đã đi theo ông ta trong sự rộn rịp của đám đông, ông kể lại rằng lúc còn cách chúng tôi không bao xa, khi đang ở trong xe hơi, thì một người trẻ tuổi, mà ông đã kịp phân biệt bộ mặt nhợt nhạt, khổ sở, đã bắn vào ông, nhưng hụt. Nhưng, trước khi cảnh sát có thể can thiệp, đám đông dân chúng đã đập chết hắn ta tại chỗ.

        «Quả là điên rồ khi biến một thanh niên còn trẻ tuổi như thế thành công cụ sát nhân», ông nói với tôi, khi vẫn còn xúc động trước số phận dành cho kẻ sát nhân hơn là số phận của chính mình nữa.

        Mãi đến lúc đã lên đường, ông mới chú ý thấy chiếc áo vét bị cháy và khi về đến Villa Carpena, tôi mới thấy chiếc áo sơ mi và áo len mặc trong có vết máu. Viên đạn đã bay phớt qua làm trầy da ngay quả tim. Một cuốn sổ bỏ tủi đã làm đổi hướng viên đạn.

        Vài phút sau, khi chúng tôi về đến nhà, trong khi những người khác tự trấn tĩnh lại thì ông vào phòng kéo đàn vĩ cầm, ông chỉ ngừng lại để nói với tôi :

        «Hành động như thế thật gớm ghiếc. Đưa một vũ khí cho một đứa bé con. Có thể là nó có một bà mẹ tối nay đang chờ nó ở nhà».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 11:27:05 pm »


7

MUSSOLINI VÀ ĐÀN BÀ

        Ông thích họ ở nhục thể, tóc vàng, tóc nâu hay tóc hung, không quan trọng. Duy có điều là họ đừng có tẩm đầy nước hoa. Ông đây chính là Benito Mussolini ; họ đây là đàn bà.

        Đàn bà và liên minh giữa ông với Hitler, theo tôi, là hai trong số các đề tài ưa thích của báo chí từ một thời kỳ nào đó.

        Ngày nay tôi có thể viết rằng về phương diện số lượng, thành tích săn đuổi phụ nữ của Mussolini cũng chỉ ngang với thành tích của một người Ý bình thường, được phụ nữ ưa thích. Tôi không tìm cách giảm thiểu mức độ quan trọng của con số vì hờn giận, nhưng không cần phải suy nghĩ lâu dài, tôi muốn xác định sự thật : nhà tôi luôn luôn ngủ ở nhà, ngoại trừ khi ông đi xa có công chuyện. Ông rời nhà lúc 8 giờ sáng, trở về lúc 13 giờ, lại ra đi lúc 16 giờ và trở về nhà lúc 20 giờ. Mỗi khi ông rời điện Palazzo Venezia, thì điện thoại tại Villa Tprlonia, nơi chúng tôi ở, lại reo vang, Người ta báo cho tôi : Ông Dnce vừa đi ra ngoài, ông trở về Villa Torlonia. Khi ông đi chỗ khác, người ta nói : ông đến chỗ nào đó.

        Vậy thì đến lượt tôi, tôi tự đặt một câu hỏi : ông đã làm việc ấy ở đâu và khi nào ?

        Ở đầu ? Tỏi tưởng có thể trả lời được : tại văn phòng làm việc, nơi ông đã sắp đặt một phòng khách nhỏ, không có giường ngủ, nhưng có một chiếc ghế đệm dài để nghỉ ngơi. Và khi nào ? Giữa khoảng thời gian đi làm và về nhà.

        Đấy, cuộc đời tình ái vĩ đại của Mussolini là thế đấy. Ai lại không làm như ông ? Ai là kẻ không có nhiều phương tiện hơn mà làm được nhiều hơn ông ? Để đi đến khách sạn, để nói với vợ là đi nhậu một ly vời bạn bè hay có một buổi họp Hội đồng quản trị ?

        Chuyện ấy cho qua, có một điều chắc chắn : Mussolini không bao giờ ve vãn một người đàn bà nào cả. Chính những người đàn bà đã thót lên cổ ông, bởi vì họ ưa thích ông, bởi vì họ hy vọng kiếm được nhiều mối lợi, hay đơn giản hơn, vì họ tin là có thể làm bạn bè phục lăn khi nói : « Tôi là bồ của ông Duce ».

        Tôi có thể kể hai câu chuyện : Một hôm, ông Duce tiếp tại văn phòng, điện Palazzo Venezia, một thiếu phụ trẻ mà chồng là một phi công đã chết một cách anh dũng khi chiến đấu. Ông đang ban phát cho bà ta những lời khuyên hãy can đảm, nói với bà những lời cao quí và vĩ đại về sự hy sinh của chồng bà, đột nhiên, ông ý thức rằng ngay cả khi tên ông chồng bà ta được nhắc nhở đến, bà vợ người quả cố — bà quả phụ viên phi công — nhìn ông trân trối, với cặp mắt thèm khát không có vẻ gì là đang sầu khổ cả. Tức thời, ông tìm cách khéo léo chấm dứt ngay cuộc tiếp xúc.

        Buổi tối khi ông mô tả lại cảnh tượng ấy với tôi, ông tỏ vẻ chán ngán đến nỗi không một lúc nào tôi có thể nghi ngờ những điều ông nói với tôi.

        Một lần khác, ông đưa cho tôi một lá thư của một bà công chúa, nay vẫn còn sống. Bà ta viết cho ông toàn những điều khó chịu vì ông đã không chú ý đến bà ta. Lần này tôi nghi ngờ. Lúc ấy Benito vừa xắn một cánh tay ảo vừa nói vói tôi :

        «Bà nhìn coi Rachele, chỉ nghĩ đến bà ta thỏi, tôi cũng đủ nổi da gà, nếu như phải ở trong rừng với người đàn bà ấy và một con khỉ, tôi chắc chắn sẽ thích con khỉ hơn, không phải vì tôi không thích đàn bà, nhưng vì bà ta không làm cho tôi thích được. Do đó, như bà thấy, bà ta trả thù trong phạm vi có thể.»

        Sau khi Benito chết rồi, tôi có gặp chồng bà công chúa này, tôi có nói với ông ta những điều tôi nghĩ về vợ ông ta và tại sao. Tỏi đã kể lại nhữn gì mà tôi cho là đáng phàn nàn nơi thái độ của bà ta. Tôi vẫn chờ đợi một lời đính chính.

        Tuy nhiên nhà tôi không phải là một ông thánh. Gần như không việc gì mà tôi không biết. Tôi đã không phản ứng khi người ta báo cho tôi biết rằng Magda Fontanges đi rêu rao khắp nơi mình là nhân tình của Mussolini, đến mức độ nhà tôi phải cấm cửa không cho bà ta vào đất Ý, qua trung gian của Đại sứ Pháp tại La mã, DeCham brun, và ông nầy đã bị bà ta bắn một viên để trả thù. Tôi vẫn giữ bình tĩnh khi được biết Cécile Sorel bước ra khỏi văn phòng nhà tôi mặt mày đỏ rần, bối rối, long lanh v. v... Tôi biết nhà tôi rõ hơn bất cứ ai. Tôi biết rằng khi ông còn trẻ, ông đã lẻn lấy trong bóp của chị Edvige ông một ít tiền để bao đào ăn kem và đưa họ đi nhảy. Sau bà chị phải an ủi các cô khi họ đến nhào vào lòng bà khóe ngất vì ông đã bỏ rơi họ. Trước khi tôi gặp ông, ông đã làm tan nát tim của nhiều thiếu nữ khắp đây đó, tại Predappih, tại Forli, rồi tại Tolmezzo, Oneglia, Gualtieri, tại Thụy Sĩ, tóm tắt, tại bất cứ nơi nào ông đi qua. vả chăng ông không phủ nhận ông yêu đàn bà, với một biệt lệ độc nhất, một hôm ông nói với tôi : «Bà sẽ là người đàn bà xinh đẹp độc nhất mà tôi có trong đời, bởi vì phải đề phòng sắc đẹp : nó làm ta điên đầu».
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM