Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:40:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ mặt thật Nhà độc tài phát xít Mussolini  (Đọc 14308 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 11:38:40 pm »

         
        Khi ông chuẩn bị cho trận đấu đầu tiên, suốt cả một đêm, tôi tưởng có thể chết được vì kinh hãi, và khi tôi thấy ông ra đi từ sáng sớm, có hai nhân chứng tháp tùng, tôi tin chắc rằng sẽ không còn thấy ông sống mà trở về nữa, nhất là đối thủ của ông lại là một sĩ quan, đại tá Cristoforo Baseggio, một người bỏ đảng nhưng lại là người biết xử dụng kiếm. Phần Benito thì rất bình tĩnh và tự tin :

        «Đừng có lo, Bachele, tôi đã học được mấy đường kiếm lợi hại với Camillo Ridolfi», ông nói để trấn an tôi. Nhưng tôi chắc rằng chúng không đủ để tránh sự tệ hại, ngay cả trường hợp Ridolfi là một kiếm sư rất giỏi.

        Đêm hôm trước, ông ra lệnh cho tôi mua một áo sơ mi mới, và trong vòng mấy giờ liền tôi đã nghe họ, ông, vị kiếm sư,và các nhân chứng, thấp giọng bàn luận trong phòng kế bên. Tiếng kiếm chạm nhau long cong có vẻ thê thảm đến nối tôi phải bịt hai tai, tin chắc rằng Benito đang sống những giờ khắc cuối cùng. Mới sáng tinh mơ, tôi thấy họ biến mất như những kẻ trộm đào mỏ, tất cả đều mặc đồ đen, với chiếc nón cao nghêu cầm tay.

        Khi ông trở về, tôi nghĩ là sẽ đối diện với một người đẫm máu, ông không làm sao cả. Benito trở về toàn vẹn với một con mèo nhỏ ôm trong tay.

        « Lúc ra đi tôi gặp nó trên đường, ông nói với tôi. Nó đem may mắn lại cho tôi. Ta giữ nó để nuôi».

        Tôi nghĩ rằng con mèo nhỏ này sau đó sẽ có chuyện làm vì các cuộc đấu gươm ngày càng gia tăng : mỗi lần Benito bất đồng quan điểm với ai, đối thủ chính trị hoặc ngay cả bạn bè, cuộc cái vã được giải quyết trên đồng cỏ, theo các qui luật nghiêm nhặt nhất,

        Nhà tôi bị đánh bại cả chục lần, trong số đó có vụ chống lại một đảng viên xã hội, một kẻ chủ trương vô chính phủ và ngay cả Claudio Treves, người tiền nhiệm của ông trong chức vụ giám đốc tờ Avanti. Cuộc đấu này lại là một trong các cuộc đấu gay go nhất vì Benito trở về nhà với một mẫu tai bị sứt và áo đẫm máu. Treves còn bị nặng hơn ông với một vết thương sâu hoắm bên sườn.

        Chính cuộc đấu gươm này đã tạo nơi tôi một phản ứng. Vì tôi bắt đầu quen với cảnh thấy ông trở về bình an vô sự, những điều âu lo cho mạng sống của ông đã nhường chỗ cho một sự chế riễu ngày càng gia tăng trước những tốn kém của các cuộc đấu. Benito phải trả tiền cho kiếm sư, cho ông bác sĩ tháp tùng và trả phụ cấp cho các nhân chứng dầu cho là một món quà nhưng cũng là một chi tiêu. Tôi còn quên những người canh gác mà nhiệm vụ là coi chừng khu vực lân cận để báo động khi cảnh sát đến vì các sắc lệnh của Hoàng triều qui định trừng phạt nặng các vụ đấu gươm. Vả lại nhà tôi đã bị xử nhiều lẫn vì lý do này.

        Cho nên khi thấy ông trở về và với chiếc áo sơ mi mới, ướt đẫm máu, tôi nổi giận với ý tưởng là phải hy sinh chiếc áo này sau một lần mặc. Tôi cố giặt , tẩy những vết máu, nhưng vô ích. Và tôi nói với Benito :

        «Lần này là đủ rồi. Chiếc áo này sẽ được giữ nguyên cho các lần đấu kiếm khác. Ông không hề nghĩ rằng chắc đâu tôi sẽ vui sường lắm vì được vứt tiền qua cửa sỗ mỗi khi ông Mussolini bất đồng ý kiến với ai. Hoặc là ông chấm dứt trò đấu kiếm, hoặc giả ông cứ đi với chiếc áo này...»

        Nhà tôi chấp nhận giải pháp thứ hai và ông giữ lại chiếc áo. Về lâu dài, các cuộc đấu kiếm xảy ra thường đến nỗi chúng tôi phải thỏa thuận một thứ mạt mã để cho mẹ tôi vốn không quen, đừng sợ quá. Buổi sáng khi thức dậy Benito nói với tôi :

        «Hôm nay chúng ta nấu spaghetti.»

        Và lập tức tôi sửa soạn mọi thứ xếp vào một chiếc vali nhỏ. Sau cuộc đấu ông điện thoại cho tôi và để bảo rằng mọi chuyện đều êm xuôi, ông nói như reo :

        «Bà có thế đổ spaghetti được rồi».

        Một tôi để ăn mừng biến cố, chúng tôi đi xem trò múa rối, một trò mà ông thích đặc biệt.

        Nhà tôi thường kể cho tôi nghe các vụ đấu kiếm của ông và tôi phải nói rằng tôi rất thích thú, nhất là khi ông không thiếu khôi hài và có một lối kể lại các tiết tấu khiến cho câu chuyện được thêm mắm dặm muối.

        Chẳng hạn một hôm Benito và đối thủ đang so kiếm trong một cánh đồng, đến lúc gay go nhứt thì họ nghe tiếng la hét. Đấy là các phụ nữ ra sông giặt áo quần đột nhiên rơi vào chỗ đấu kiếm, hoảng kinh họ chạy vắt giò lên cổ và la bài hãi:

        «Bớ người ta, họ đang giết nhau ».

        Họ phải ngưng lại và đổi địa điểm. Tôi nghĩ rằng họ xuống dưới mang cá một cây cầu. Một lần khác họ thuê một căn phòng Và khóa cửa ở trong đó để được yên. Họ đẩy giường tủ vào một góc và đã bắt đầu. Đến lúc cuộc đấu gay cấn nhất, những người canh gác báo động cảnh sát đến, Chiếc nón cao cầm một tay, và chiếc gươm tay bên kia họ nhào ra ngoài tìm địa điểm khác. Nhưng cảnh sát đuổi theo họ. Lúc đó như trong một cuốn phim găng tơ, họ nhào vào một chiếc xe hơi chạy ra nhà ga, nhảy lên một chiếc xe lửa chở hàng để đến một làng nhỏ, kết thúc cuộc đấu bắt đầu từ trong một phòng khách sạn.
 
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:33:51 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:50:12 pm »


        Mãi rất lâu về sau, tôi nhở lại rằng chúng tôi đã dùng một thứ ngôn ngữ ám ước để nói về các cuộc đấu kiếm và tôi cũng muốn nói y như thế khi Benito bi bắt ngày 25 tháng 7 năm 1943.

        Tôi có thể viết thư cho ông nhưng không biết ông ở đâu, tôi phải nhờ quân phòng vệ chuyển thư. Tôi biết rằng thư từ sẽ bị kiểm soát và một hôm muốn cho ông hiểu rằng mọi người đang chở ông trở lại Romagne tôi viết : « Ở đày mọi người chờ đợi nước chảy về sông ». ông trả lời tôi : « Tôi rất tiếc, Rachele, rằng Romagne bị đau khỗ vì hạn hán ». Sau đó tôi không dùng mật mã nữa.

        Trong thời kỳ ở Milan, tôi cũng còn giữ những kỹ niệm vui, tỷ như các đêm đi xem hát.

        Một buổi tối, Benito về nhà với hai tấm vẻ hát do tòa bảo tặng.

        « Tối nay, ông nói với tôi, chúng minh đi xem hát, vì tôi có nhiều bài vở phải sửa chữa trước khi cho in tờ báo. Tôi sẽ đưa bà về sau khi vãn hát và tôi sẽ trở lại nhà in ».

        Sau mẩy phút đầu tiên, tôi bắt đầu hối tiếc là đã để cho ông đưa đi xem hát. Cứ mỗi đoạn không làm ông thích, Benito phá ra cười ầm ĩ, phê bình lớn tiếng cả bản văn lẫn diễn viên vở kịch. Tất cả các cặp mắt đều đố dồn về phía chúng tôi. Tôi ngượng chín người và thu người thật nhỏ vào chiếc ghế. Phần ông thì bất cần, nhất là khi ông biết rất rõ vở kịch vì năm 1911 ông đã từng viết một cuốn tiểu thuyết nhan đề : Claudia Particella, người tình của Đức Hồng Y. Vào thời đó, tờ Popoỉo, tờ báo của Trente mà ông cộng tác từ năm 1908 bán chạy hơn trước đôi chút nhở chuyện đăng từng kỳ này.

        Tôi cố sức làm cho ông chú ý đến thải độ của mình, nhưng Benito cho rằng người ta không có quyền làm buồn khán giả với những vở kịch quá tẻ như thế.

        « Nhưng, ông viết trong tờ báo, đừng làm cho người ta chủ ý như thế.

        — Và bà không muốn sự thể này khiến cho tôi làm cho người ta chú ý, thì bà muốn gì chớ ? Tôi đi xem hát là để giải trí, để khuây khoả. Nếu tôi không đặng khuây khoả thì tôi nói lẻn điều đó. Thế thôi...»

        Vở hết kế tiếp lả một vở nhạc kịch, Parsifal, tôi nhớ thế. Tôi hy vọng được yên hơn và quả thật thế, vì Benito ngủ từ đầu đến cuổi.

        Sau đó, nhiều lần ông ngủ như vậy khi xem diễn kích vì ông mệt mỏi quá. Khi trở thành Thủ tướng Chính phủ và thoát khỏi một nhiệm vụ, hoặc đơn giản hơn, khi chương trình làm ông thích, ông cũng đi xem nhưng một khi ngồi vào ghế là ông thấy buồn ngủ. Lúc đó Benitọ thu người vào trong ghế của mình và ngủ ngon lành cho đến hết.

        Tôi không nghĩ rằng ông là người duy nhất trong trường hợp này. Biết bao nhiêu là nhân vật cũng làm y như thế: họ ngủ một cách kín đáo. Và lúc vãn hát ít ra họ cũng thích thú cho người khác thấy như vậy. Song le, tôi có thể xác nhận rằng kịch và nhạc là nguồn giải trí của nhà tôi,

        Trong thời kỳ đầu mới lên cầm quyền ông thường đi xem hát. Nhưng vì các cuộc biểu dương cuồng loạn của đám đông ông phải sớm giảm bớt các cuộc giải trí. Lúc đó ông cho tổ chức các buổi hòa nhạc tại Villa Torlonia. Các con tôi còn nhớ vì chúng phải tham dự các buổi đó và đấy là một khổ hình thật sự mà cha chúng bắt chịu đựng.

        Nhưng trở lại với các cuộc «đi giải trí» tại Milan. Nếu ông tỏ ta khó chịu đựng mỗi trong các buổi diễn kịch, thì Benito trở nên một khán giả lý tưởng ngay khi có chương trình tạp diễn, các màn ảo thuật hoặc ngay cả các vở hài kịch. Lúc ấy ông như một đứa trẻ : say mê, chú tâm đến nỗi người ta có thể nói hay làm gì ông mà không hề gây được một phản ứng nhỏ nào nơi ông.

        Ông vẫn như vậy cho đến lúc cuối cuộc đời. Khi chúng tôi dự một buổi chiếu phim ban tối tại Villa Torlonia hay tại Gargano, tôi biết ngay là sau tên phim. Benito có ở lại cho đến khi chấm dứt hay không. Nếu đó là một cuốn phim buồn, trữ tình hay lăng mạn thì tôi chắc chắn là ông không ngồi lại cho đến hết.

        Nếu đó là một cuốn phim lịch sử hay một tuồng «Laurel và Harđv» (hài hước), Benito ngồi im trong ghế, bày tỏ sự vui vẻ đối với mỗi cảnh buồn cười và nhấn mạnh «Hay ! rất hay !» mỗi khi chiếc bảnh kem bay trúng đích.

        Vi biết ông luôn luôn như thế, sau khi biết các vở kích nguy hiểm, tôi lựa chọn và quyết định không đi theo ông đối với vài vở tuồng. Lúc đó chính mẹ tôi bị ông chọn làm vật hy sinh. Bà nhận lời, tội nghiệp, nhưng sau tối đầu hẹn, bà thề là sẽ không bao giờ đi thêm một lần thứ hai. Tôi phải, thừa nhận là bà đã được nể nang và ưu đãi tối hôm đó ; để bày tỏ sự bất bình, Benito chỉ có cởi giày và ném lên sân khẩu. Mẹ tôi hoảng kinh và khi về nhà bà vẫn còn lắp bắp vì xúc động trong khi Benito ôm bụng cười bà.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:38:24 pm »


        Vì tin chắc là các sự việc như vậy sẽ lại tái diễn, từ đó bà nại đủ lý do có thể tưởng tượng ra được để khỏi đi xem hát với con rể. Và vì không bao giờ ông muốn đi đến rạp hát một mình, cho nên tôi phải tìm ra giải pháp khác.

        Lúc đó tôi phải thuê một cô gái trẻ tuổi để giao phó cho sứ mạng tế nhị là đóng vai trò bạn đồng hành» để đi xem hát với ông.

        Giải pháp này kẻo dài không lâu vì do cẩn thận tôi đã chọn lựa các cô xấu xí. Benito không muốn có cô nào đi theo nữa và thích đi một mình. Như thế là chúng tôi được yên thân.


Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2019, 11:26:26 pm »

               
5

MUSSOLINI LÊN CẦM QUYỀN NHƯ THẾ NÀO

        Một hôm, trong khi đang lật một cuốn sách Sử ký của Edda, con gái tôi, tôi đọc được một câu tuyên bố rất hay của nhà tôi lúc ông được vua Victor-Emmanuel III tiếp kiến ngày 30 tháng 10 năm 1922, tại Hoàng cung Quirinah. Benito tuyên bố với nhà vua :

        « Tâu bệ hạ, tôi mang lại cho Ngài một nước Ý của Vittorio Veneto ».

        Tôi nghĩ rằng các tác giả của cuốn sách ấy muốn giải thích rằng Mussolini mang lại một nước Ý chiến thắng như Vittorio Veneto đã làm, sau cuộc thất trận tại Gaporetto, trong Đệ I Thế Chiến. Tình trạng cũng như thế vào năm 1922 ; không khi vô trật tự và hỗn loạn vốn có trước đó và gây ra cuộc Tiến về La mã, nay đã bị khuất phục và nước Ý trở lại thống nhất trong chiến thắng.

        Tôi đã nói với nhà tôi là những lời nấy có một âm vang, như tiếng kèn đồng và rất xứng hợp với thời cơ lúc ấy, nhưng tôi kinh ngạc xiết bao khi nghe ông xác định là mình đã không hề tuyên bố những lời ấy, như vậy để đừng làm phiền Lịch sử, tôi phải đoan xác rằng Mussolini đã không hề nói: «Tâu bệ hạ, tôi mang lại cho cho Ngài một nước Ý của Vittorio Veneto».

        Điều này cũng không làm giảm thiểu được tầm quan trọng của biến cố, bởi vì nếu không có cuộc Tiến về La mã thì số phận của chúng tôi chắc có lẽ đã khác đi.

        Dầu sao chăng nữa, năm 1919, còn lâu nhà tôi mới nghĩ là ba năm sau, ông sẽ là Thủ tướng Chính phủ.

        Năm 1919 đối với chúng tôi là một năm gặp vận đen dồn dập, và nếu tôi có một lời cầu xin vào đầu năm 1920 — có lẽ tôi đã cầu xin rồi — thì tôi sẽ mong ước được sống một năm khác hẳn với năm trước.

        Chúng tôi gặp đủ thứ chuyện buồn năm 1919 : chính trị và gia đình. Về phương diện gia đình, phần tôi thì bị làm bệnh cúm Tây ban Nha, trong khi tôi vẫn còn cho Bruno bú. Vào thời đó, bệnh này đã làm cho 500.000 người chết ở Ý, con số cao hơn số nạn nhân trong Đệ nhất Thế chiến.

        Rồi vẫn trong năm 1919, Bruno lại bị bệnh vết hầu, và đối với Benito, bệnh này còn quan trọng hơn bất cứ thành công nào hay bất cứ thất bại chính trị nào. Tôi nói là bại trận đúng hơn vì ông vừa trải qua những thời khắc khó khăn về phương diện này. Nhà tôi và tôi ngồi trên đầu giường con suốt ngày, nghe ngóng từng hơi thở, từng cử động, từng dấu hiệu nhỏ chứng tỏ bệnh khá hơn hay trầm trọng hơn. Vào bàn ăn, Benito chỉ đụng đến đồ ăn một tí và ông chỉ rời khỏi nhà trong những trường hợp thật cần thiết trong việc in một tờ báo. Và trong trường hợp đó, ông cũng còn điện thoại về hỏi tình trạng của con ra sao. Chủng tôi không tin rằng con tôi sẽ qua khỏi và hàng giờ liên tiếp tôi bồng con, khóc lặng lẽ.

        Sau cùng, các bác sĩ tuyên bố nó thoát nguy và khi tôi báo cho nhà tôi hay, mắt ông ngập tràn nước mắt sung sướng.

        Nhưng vừa mới khỏi, Bruno lại bị ngay các biến chứng trầm trọng của bệnh sưng phổi và khi nó mạnh trở lại nó chỉ còn cân nặng có bảy kí lô. Cả nhà tôi lẫn tôi đều rã rời vì tai họa này ; nhà tôi còn hơn tôi nữa bởi vì không những ông không chịu nổi bệnh tật, của ông cũng như của người khác, nhưng nhìn con cái đau ốm còn làm cho ông hoàn toàn hoảng kinh. Ông cảm thấy bất lực đến nỗi có thể mời tất cả các bác sĩ trên thế giới nếu như ông biết việc đó có thể làm gia tăng hy vọng chữa lành bệnh.

        Về phương diện chính trị, công chuyện cũng không khả hơn bao nhiêu. Ngày 23 tháng 3 năm 1919, ông sáng lập tổ chức những người Fasci di combatimento nghĩa là phong trào phát xít. Và khi trở về nhà tối hôm đó, ông không hoàn toàn hài lòng. Mặc dầu đã được loan báo trong tờ Popolo d' Citalia cho những cảm tình viên biết rằng một phong trào mới đã được khai sinh và họ có thể gia nhập bằng cách ghi tên thâm dự buổi đại hội sẽ được tổ chức tại Dal Verme, một rạp hát tại Milan, thế mà chỉ có một trăm bốn mươi bảy người ghi tên. Nhà tôi phải đổi cả địa điểm để cho đại hội khỏi có vẻ lố bịch quá với một số người tham dự nhỏ bẻ, và sau cùng đại hội được tổ chức tại môt căn phòng ở đường San Sepolcro, nhỏ hơn căn phòng được dự liệu trước.

        Đến lúc bầu ủy ban chấp hành, Benito nói với tôi rằng ông được chọn lựa một cách tình cờ do những người nhiệt liệt hăng say ngồi ở hàng đầu.

        Vài tháng sau, tháng 11 năm 1919, các cuộc bầu cử dân biểu được tổ chức. Nhà tôi ra ứng cử với các nhân vật có uy tín khác lấy danh nghĩa đảng của ông, trong số đó có hai nhân vật nổi tiếng: Filippo Tomaso Marinetti, người sáng lập phong trào theo chủ nghĩa vị lai, và Arturo Toscanini, người nhạc trưởng trứ danh.

        Buổi tối khi công bố kết quả — đâu khoảng 11 giờ đêm —, Benito điện thoại cho tôi:

        « Thật là một sự thất bại hoàn toàn, ông nói. Mình không được một ghế nào cả. Trong khu Gale- rie (khu vực trung tâm của Milan) mọi người lồng lộn làm dữ với chúng tôi, nhất là những đảng viên xa hội. Tôi sợ là một số sẽ kéo đến tận nhà mình. Bà đừng lo gì cả, nhưng để đề phòng, bà nên đem các con lánh mặt đâu đó. »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 10:14:24 pm »


        Hoảng kinh, mẹ tôi và tôi đi lòng vòng. Sau cùng tôi chỉ tìm được một chỗ chắc ăn, trên tầng gác thượng, chỉ có thể lên đó bằng một chiếc thang bên trong. Tôi lấy mền quấn Edda, Vittcrio và Bruno lại và ẵm chúng đặt bừa lên trên ấy. Vittorio đã lên ba tuổi hỏi tôi :

        « Chuyện gì vậy má? Cháy nhà hả ! »

        Và Edda mới vừa lên chín trả lời em:

        « Câm miệng lại ! Nếu họ nghe mầy nói, họ sẽ cắt cổ mầy... »

        Rồi tôi trở xuống phòng của chúng tôi và đứng canh đàng sau cửa sổ. Từ mùa hè, chúng tôi dọn về chỗ ở mới, số 38 đựờng Bonaparte, tầng chót một tòa nhà coi được, không xa một công viên là bao, nhưng cũng không xa trụ sở đảng xã hội là bao, chính từ nơi đó tôi e ngại có sự đe dọa xảy đến. Càng e ngại hơn khi tôi nghe văng vẳng những tiếng la hét ồn ào từ dưới đường và từ các căn nhà do đối phương của chúng tôi chiếm giữ.

        Sau khoảng hơn một tiếng đồng hồ phập phồng chờ đợi, tôi thấy một đoàn người kéo đi, chính giữa đường như tôi thấy họ có khiêng nhiều có quan tài. Trong đêm tối, ánh sáng của những chiếc đèn lồng hai bên đường chiếu lờ mờ qua màn sương và những cây đèn sáp do đoàn người đi theo quan tài cầm tay tạo cho quang cảnh ấy thêm vẻ ảm đạm thê lương. Khi đám đồng đến ngay dưới cửa sổ nhà tôi, lần nay tôi phân biệt được nhiều cỗ quan tài và vẻ mặt của những người đang đưa cao nắm đấm về phía nhà tôi và hò hét:

        « Mussolini chết rồi ! Mussolini chết rồi ! Đây là thây ma của hắn và đồng bọn ! ».

        Tôi lâm vào tình trạng hỗn loạn tinh thần và tưởng phát điên lên được. Bởi vì một mặt tôi tin chắc rằng nhà tôi quả thật đã chết và mặt khác tôi muốn chạy về phía những người ấy để giành lại thây chồng. Nhưng tôi không thể bỏ mặc mẹ tôi vả các con tôi trên kia.

        Rất lâu về sau, năm 1945, tôi cũng lại căm thấy cùng một nỗi kinh hoàng như thế khi nghe nhiều súng nổ và khi thấy nhiều thanh niên ngã gục, phát xít hay không phát xít dưới làn đạn của bọn du kích quân đang săn đuổi họ.

        Nỗi lo âu điên cuồng ấy kẻo dài cho đến sáng. Suốt đêm nhà tôi không hề gọi điện thoại một lần nào, trái với thói quen của ông và dường như xác nhận cuộc diễn hành giả trang mà tôi đã thấy là chuyện thật. Tệ hơn nữa, sáng hôm sau, người gác cổng bị xúc động, bảo cho tôi biết rằng tờ Avanti, tờ nhật báo xã hội mà nhà tôi từng điều khiển, loan tin có một xác người được nhận, diện là xác Benito, mới được vớt từ dưới sông lên.

        Sau cùng, một cảnh sát viên thúc đẩy bởi lòng thương hại, đến chám dứt những cực hình của tôi bằng cách yêu cầu người gác cổng báo cho tôi rõ là nhà tôi bình an vô sự, rằng ông đã bị bắt trong các cuộc biểu tình đêm hôm trước và hiện đang bị giữ tại nhà lao San Vittore. Theo người cảnh sát viên này, nhà tôi sẽ được phóng thích mau lẹ. Và điều đó đã xảy ra trong ngày hôm ấy.

        Khi gặp lại Benito, ông kể hết mọi chi tiết, và nói với tôi rằng chính Toscanini và Luigi Albertini, giám đốc tờ Corriere della Sera, tờ báo quan trọng nhất nước Ý, đối lập với nhà tôi một cách hung dữ, lại can thiệp để Benito được thả ra. Cử chỉ nay của viên giám đốc tờ Corriere theo tôi, sẽ cứu vãn tờ báo của ông ta ba năm sau.

        Benito rút ra được bài học cho gia đình khi tôi kể lại quang cảnh đêm hôm trước dưới cửa sổ. Ông nhắc cho tôi nhở là trong nhà có sẵn loại bom ném tay mà ông đã mang từ mặt trận về nhân một cuộc đi phép thời Đệ I Thế Chiến. Ông giải thích cho tôi cách vận hành của chúng, và tôi, đã bình tĩnh lại, cẩn thận xếp chúng lên đầu tủ.

        «Như thế này tôi nói, chúng phải đốp vài quả trước khi làm hại được chúng ta».

        Tôi bổ túc kho vũ khí của mình bằng một khẩu súng lục do nhà tôi mang về cho tôi. Ban ngày tôi để nó trong xắc tay, ban đêm tôi nhét dưới giường Vittorio trong cùng phòng với chúng tôi. Chẳng bao giờ Benito ưa thích vũ khí, nhưng tôi thì quyết tâm trả giá đắt mạng sống của các con tôi, nhất là tôi lại rất thích bắn súng và săn bắn. Tôi tin rằng, trong hai đứa chúng tôi, tôi là người ít ngần ngại nhất khi phải nổ súng nếu cần.

        May mắn thay cho tất cả mọi người, tôi không phải sử dụng đến vũ khí và năm 1919 chấm dứt với vài biến cố không quan trọng, nhưng một trong các biến cố ấy cũng đã có thể trả giá cả mạng sống của nhà tôi:

        Đấy là lúc ông trở về nhà sau một đại hội đảng phát xít, Benito đi xe hơi với một trong các cộng sự viên, Leandro Arpinati, ông này lái xe. Lúc vượt qua một cổng xe lửa, thình lình cây cản hạ xuông chắn ngang. Chiếc xe húc vào nó và nhà tôi đã trình diễn một màn bay ngang tuyệt diệu cả chục thước. Ông lồm cồm đứng dậy với vài vết trầy sơ sài và một mẻ sợ điếng hồn. Phần Arpinati thì bị thương trầm trọng hơn...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:43:03 pm »


        Viết rằng năm 1919 chấm dứt mà không có biến cố nào khác đáng ghi là một điều sai lầm nặng, vì vào tháng 9 năm ấy, lại còn có cuộc phiêu lưu của Gabriele D’ Annunzio tại Fiume.

        Flume là một thành phố nhỏ trên bờ biển Ađriatique, nơi mà sau các hiệp ước được ký kết cuối Đệ Nhứt Thế Chiến, không thuộc về khu vực do Ý chiếm đóng.

        Người Ý không chấp nhận sự việc ấy và từ nhiều tháng qua, nhiêu vụ rắc rối đã xảy ra ngày càng gia tăng giữa người Ý và người Pháp, làm cho công luận Ý bị xúc động và kích thích tinh thần quốc gia Ý.

        Trong khi một ủy ban quốc tế có trách nhiệm nghiên cứu tình hình, thì D’ Annunzio quyết định hành động theo ý riêng : Với những bộ hạ thân tín, ông ta chiếm luôn Flume,

        Một buổi tối, tôi nhớ là ngày 11 tháng 9, nhà tôi và tôi đi xem hát về, vừa ra khỏi rạp, thì một người xáp lại gần và đưa cho ông một tờ giấy. Đó là một điệp văn của D’ Annunzio; « Chiếc lao đã phóng đi rồi, ông ta viết. Bây giờ tôi đi. Sáng mài, tôi sẽ võ trang chiếm Fiume. Xin Chúa của nước Ý phò hộ tôi».

        Một hành động như thế, một hành động đúng kiều của nhà thi sĩ trứ danh, rõ rệt là đã mạ lỵ uy quyền của nhà chức trách Ý và ngoại quốc. Đấy là điều làm cho nhà tôi rất phiền, mặc dầu nhà tôi cũng có ý tưởng là Fiume phải là một thành phố của nước Ý.

        Do đó, ông giúp đỡ D’ Annunzio, nhưng tuyệt nhiên không tin rằng sự giúp đỡ có thể mang lại kết quả thành công.

        Đó chính là điều đã xảy ra : quá bị mệt nhọc bởi các cuộc phô trương và các cuộc trình diễn lố bịch mà D’Annunzio bắt dân cư tại Fiume tham dự liên miên, bạn bè của ông ngày càng ít ủng hộ ông và trước ngày Noel 1920, một đơn vị hải quân Ý oanh tạc Fiume. Bốn ngày sau, D’Annunzio rời khỏi thành phố.

        Nhà tôi không vì vậy mà bỏ rơi ông ta. Ông được biết rằng qua việc chiếm Fiume, D’Annunzio đã đánh mạnh vào ý thức quốc gia của dân tộc Ý. Một tình cảm như thế luôn luôn hiện hữu và có thể khích động được. D’Annunzio đã chứng tỏ điều đó.

        Mặt khác, gần như tất cả mọi người được nhà thi sĩ tập trung xung quanh ông ta, những Artidi, nghĩa là những người lê dương mà D’Annunzio đã võ trang cho, họ đều quay về phía nhà tôi và mang cho đảng phát xít một dòng máu mới.

        Những nghi thức mà D’Annunzio ưa chuộng — ít ra những điều không quá đáng — đã gợi ý rất nhiều cho những người có trách nhiệm tổ chức các cuộc biểu tình phát xít.

        Tất cả những điều đó Benito đều mang ơn D’Annunzio và ngay cả khi ông lãnh đạo chính phủ, ông cũng không bao giờ quên. Nhất là, ngoài khả năng lãnh đạo nhân sự — một vài người còn nghĩ cả đến việc đặt ông ta thế vào chỗ nhà tôi — Benito còn ngưỡng mộ D’Annunzio trong tư cách là một nhà thơ. Do đó họ rất thản thiết với nhau.

        Về phần tôi thì không phải luôn luôn đồng ý. Nhất là sau năm 1922, khi tôi thấy tác phong của D’Annunzio trong việc xử dụng và lạm dụng lòng ngưỡng mộ và tình bạn của Benito Mussolini.

        Điều làm tôi tức giận hơn cả là lối sống của ông ta, chẳng hạn ông ta không gởi một bức thư nào qua nhà bưu điện cả. Nếu ông viết thư cho ai ở lại một thành phố khác, ông gởi thư bằng cách giao cho một người cầm tay đem đi. Nếu người nhận thư ở ngoại quốc, ông đánh điện tín. Và vì điện tín cũng dài như một bức thư, điều này tạo ra những phí tốn điên khùng mà dĩ nhiên là không phải do ông ta trả. Đến mức độ khiến nhà tôi một hỏm phải chỉ thị cho ông Tổng trưởng Bưu điện đó đừng bắt D’Annunzio trả tiền khi ông đánh điện tín nữa, Benito thấy làm như thế sẽ ít tốn kém cho Quốc gia hơn là gia tăng phụ cấp cho ông ta để ông ta trả tiền.

        « Làm sao mà ông lại có thể đi ngưỡng mộ một người như thế được ? nhiều lần tôi hỏi nhà tôi, ông, người luôn luôn cố trả nợ của mình cho đến đồng xu cuối cùng, bộ ông không thay khó chịu vì cái sự bê bối của ông ta sao ?»

        Với thái độ hòa giải, Benito tìm cách làm cho tôi dịu đi.

        «Bà im đi, ông vừa cười vừa nói với tôi, tài năng không thể đo lường bằng những món nợ tứ giăng được...»

        Tôi còn nhớ nhân dịp đám cưới con gái tôi, Edda, D’Annunzio đã làm chúng tôi cười lăn chiên. Ông phải một « thông tín viên có cánh bay » đến với nhiệm vụ trao quà tặng của ông Thiếu tá cho ái nữ ông Duce. Edda và tôi tin chắc một cách long trọng rằng gói quà do người « thông tín viên có cánh bay » từ hồ Garde mang đến chắc phải chứa cả mọt kho tàng. Nhưng chúng tôi quá đỗi ngạc nhiên khi khám phá ra một bộ áo ngủ màu đó chói với hình rồng lộn và hoa sen, giống như thứ của những người bán dạo mời các dư khách với nhãn hiệu « sản phẩm của Trung hoa ». Tôi đã biến bộ áo quần ấy thành một bộ dùng để mặc khi đi xe đạp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2019, 11:04:53 pm »


        Tôi phải nói rằng Benito bắt đầu bớt ưa thích những trò ỉập dị của ông bạn trứ danh khi ông đến nghỉ hè mấy ngày tại nhà ông ta bên bờ hồ Garde, ông hy vọng được đi nghỉ ngơi lại trở về với vẻ mệt mỏi hơn trước khi đi và càng tỏ ra kinh hoảng hơn vì những điều đã trông thấy.

        Chẳng hạn ông kể lại với tôi rằng gia nhân của ông ta đều mang những tên phức tạp của các nhân vật thần thoại trong tiếu thuyết và thi văn của D’Annunzio. Ngoài ra, mỗi lẫn họ gặp « chủ nhân », họ phải cúi gập mình xuống trong khi hai tay lại khoanh tròn trên ngực. Lẽ tất nhiên để làm như thế họ phải buông bỏ tất cả, điều đã gây ra thiệt hại không ít.

        Ngoài ra, Benito không bao giờ có thể quen được với các phát súng thần công mà cứ mỗi buổi sáng lúc 5 giờ, do chiếc Redipnglia, chiếc tàu chiến nhỏ mà D’Annunzia đã đem để; trong hoa viên bắn đi.

        «Bà biết không, Benito nói thêm, mỗi sáng tôi gần như thoát nợ khi bước ra khỏi chiếc giường, mà ngay dưới chân giường có hai bức tượng thần bằng đá lớn đến nỗi người ta có thể tưởng đó là người thật. »

        Riêng chính D'Annunzio thì nhà tôi điếng hồn khi khám phá ra rằng vào thời đó, ông ta ngủ trong một cỗ áo quan, ông ta nói với nhà tôi là để tập quen với cái chết sắp đến. Ít lâu sau, quả thật D’Annunzio chết, nhưng tôi phải minh xác, trước khi đóng lại dấu ngoặc, rằng ông ta đã làm cho chúng tôi ngẩn ngơ ngay cả sau khi chết rồi.

        Thật vậy, ông ta chết ngày 1 tháng 3 năm 1938. Nhà tôi đến tận tư gia của ông ta để giã biệt lần cuối và khi trở về, nhà tôi kể lại cuộc phiêu lưu lạ lùng mà ông vừa trải qua.

        Sau khi mặc niệm rất lâu trước thi hài của D'Annunzio, ông sắp cáo lui thì được trình cho biết là trong chúc thư của người quá cố trứ danh, có một khoản liên quan đến đích thân ông Duce và điều khoản ấy phải được chấp hành ngay.

        Lập tức với vẻ trọng đại, một bác sĩ dâng lên nhà tôi một lưỡi dao cạo sắc lém đặt trên một chiếc gối nhung. Dao ấy dùng để cắt một lỗ tai của nhà thi sĩ vì ông ta đã di tặng cho ông Duce, để bày tỏ tình bạn, «phần đẹp nhất và tinh khiết nhất của cơ thể ông ta». Và Benito phải mang về di sản ấy. Ông thú nhận với tôi là chưa bao giờ bị đặt vào một hoàn cảnh bối rối như vậy.

        Chúng tôi đang ngồi ăn trong khi nhà tôi kể chuyện, vớỉ Romano và Anna Maria. Bruno, sĩ quan không quân, thì đang ở phi trường Guidonia và Vittorio, lúc ấy đã lập gia đình, không còn ở chung tại Villa Torlonia nữa.

        Tôi thấy Romaiio và Anna Maria bỏ nĩa xuống, ngừng ăn vơi vẻ ghê tởm, và lúc đó, Ramano lên mười một tuổi hỏi cha:

        « Và ba đã cắt lỗ tai ấy, hả ba?»

        Nét mặt nó đầy vẽ hãi sợ đến nỗi tôi cũng đâm ra ngại câu trả lời cửa nhà tôi. Không có câu trả lời. Benito chỉ cho tay vào tủi áo và lôi từ từ ra chiếc khăn tay to lớn của ông mà thôi.

        Romano thét lên một tiếng như người bị cắt cổ và Anna Maria thì lấy tay bụm mặt khi nhà tôi mở chiếc khăn ra. Phần tôi thì ngạt thở. Chúng tôi chỉ trở lại thoải mái khi ông hỉ mủi ầm ĩ như ông vẫn làm khi bị cảm cúm...

        « Bộ các người cho tôi là mọi ăn thịt người sao chớ? Lúc đó ông mới can nhằn. Tôi rất bối rối nhưng tôi cũng đã thành công trong việc làm cho họ chấp nhận rằng tôi không thể nào nhận món di sản ấy được. Nhưng, ông cười nói tiếp, như là để xin lỗi cái vu kéo khăn tay ra dọa cả nhà, (tôi chắc chắn rằng ông đã muốn làm cho chúng tôi sợ chơi), tôi đã ngã bệnh tại Gardone...

        Ngoại các vụ cảm cúm lắc nhắc năm ấy, 1920 trôi qua trong hỉnh lặng so với năm 1919 và các năm 1921-1922. Chủng tôi sống đã sống trưỏng giả và về phương diện chính trị may mắn lại bắt đầu đến với nhà tôi.

        Trong gia đình cũng còn một biến cố quan trọng nữa. Benito mua chiếc xe hơi đầu tiên, một chiếc Bianchi, kiễu torpedo bốn chỗ với những ghế xếp phụ. Chiếc xe màu trắng hay xám tôi cũng không còn nhớ rõ nữa, nhưng có điều chắc chắn là chúng tôi rất sung sướng. Chúa nhật cả nhà đi chơi xa, trẻ con ngồi đàng sau, Benito và tôi ngồi trước. Vào thời đó chúng tôi trở thành một cặp vợ chồng sung sướng, Benito rất phong nhã — ông trở thành như thế từ sau khi ở mặt trận trở về năm 1917 — trong một bộ áo quần đen hoặc xám, vì ông luôn luôn mặc màu sậm với một chiếc sơ mi cổ cứng và một chiếc cà vạt đẹp. Phần tôi thì mặc theo thời trang và tôi có nhiều áo đẹp lòa xòa phía dưới và bò thắt phía trên. Tôi rất thích những đôi giày cao cổ gài nút khiến cho tôi càng thêm thanh lịch như là những phụ nữ phong lưu của thời 1800.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 11:49:09 pm »


        Sau đó chúng tôi có một tài xế và không còn gì có thể phân biệt chúng tôi với giới trưởng giả ở Milan nữa.

        Buổi tối chúng tôi thường đi xem trình diễn nhạc kịch tại rạp Fossati, gần bên nhà chúng tôi, và tôi còn đạt được cả một thỏa hiệp với Benito : ông sẽ phản ứng ít đi khi có màn kịch không làm ông ưa thích. Tôi nghĩ rằng chính trong thời kỳ nầy tôi cảm thấy thật sự rằng buộc với Milan.

        Chúng tôi sung sướng, các con tôi lớn dần và có bạn bè của chúng. Edda đi học và cũng như tất cả những người làm cha không có khiếu, nhà tôi nhất định thuê thày dạy cho con gai các bài học vĩ cầm đặc biệt — mà trẻ con rất lấy làm đau khổ để học! — nhưng chúng tôi có hai mạng chống lại một mình ông, Edda là kẻ không thích chút nào và tôi, vì mỗi bài học làm hao tốn của tôi 10 lires.

        Tôi ít được gặp nhà tôi hơn trước, hiểu theo nghĩa gần như ông sống một cuộc sống rất bình thường... của một người rất hoạt động,một giám đốc nhật báo và một chính trị gia. Ông đi đây đó luôn, nhưng mỗi khi trở về Milan, tổng hành dinh của ông được đặt tại «hang thú», một văn phòng được thiết trí trong tòa soạn tờ Popolo d’Italia, dường Paoỉo de Cannobio. Trong hai năm tiếp theo đó, nhiều vụ liên lạc bằng điện thoại gọi đến và gọi đi tại nhà xảy ra rất thường, như vụ nhà vua trao quyền cho năm 1922, nhưng tôi tin rằng trung tâm đầu não thật sự của cuộc Tiến về La mã chính là «hang thú» ở đường Paolo de Cannobio.

        Nhưng vì tại Ý bao giờ cũng vậy «khu Galerie», nghĩa là khu vực trung tâm Milan, không xa khu Scala là bao, với những cơ sở nổi tiếng vẫn còn tồn tại như Biffi và nhà hàng Sayini, cũng vẫn là một trung tâm của sinh hoạt chính trị. Nhà tôi đến uống cà phê ở đó, bàn luận rất mau với bạn bè ở đó. Tóm tắt, ông sống cùng một cuộc sống tại Forli, nhưng với một tầm mức khác, khi ông điều khiển tờ Lotta di classe và khi còn quán cà phê Macaron. Vào thời đó, ông là chủ nhiệm một nhật báo lớn và là lãnh tụ một chính đảng do chính ông sáng lập và đang trong thời kỳ thăng tiến.

        Cũng trong năm 1920, phong trào phát xít như gặp hồi thuận cảnh. Trong cuộc bầu cử địa phương được tổ chức vào tháng chín, đảng viên phát xít chiếm được bốn ghế ngay trong thành trì của đảng xã hội tại Bologne và chính những người xã hội cũng chỉ chiếm được một đa số rất yến tại Milan.

        Có lẽ kề từ thời kỳ này mà tiến trình nắm chính quyền được quyết định và khởi phát, với một biến cố trầm trọng đánh dấu phiên họp khai mạc của Hội đồng Thị xã Bologne, ngày 21 tháng 11 năm 1920 : đã có một vụ bạo động và một trong các nghị viên phát xít, Giulio Giordani, bị giết bởi một phát súng lục.

        Tôi thấy Benito trở về nhà với vẻ “mặt của những ngày khó khăn, đang tỏ vẻ giận dữ kịch liệt. Ông kể cho tôi nghe các chuyện đã xảy ra và ngay sau khi ăn tối ông lại ra đi. Tôi bối rối cảm thấy rằng chúng tôi lại sắp sống trong những giờ phút sôi bỏng.

        Kề từ lúc đó, cuộc chiến đấu đã trở thành khốc liệt giữa đảng viên phát xít và « bọn đỏ » đông hơn vì không còn đảng viên xã hội, cộng hòa, hay bình dân v.v... nữa, chỉ có « bọn đỏ » mà thôi. Nhà tôi chấp thuận cho phép các cuộc trả đũa có tổ chức, nhưng trước đó, tôi còn nhớ ông đã viết một bài báo cực kỳ cứng rắn đăng trong tờ Popolo d’ltalia, công khai báo cho các đối thủ biết rằng ông có ý định trả lời bằng sức mạnh trước những hành động bạo lực của những kẻ cực đoan, mặc dầu ông vẫn không bao giờ chấp nhận mọi hình thức chiến tranh và càng không chấp nhận nội chiến.

        Cũng từ thời kỳ này, những tiểu điền chủ và các kỹ nghệ gia nhỏ, vốn tỏ ra lo ngại về cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917 tại Nga và và tình trạng gây hỗn loạn đây đó trên khắp nước Ý đoàn kết với các cựu chiến binh và với tất cả những người đã hâu thuẫn cho Mussolini. Từ đó phát sinh ra một sự thay đổi nơi ông và trong chánh sách của ông.

        Con người, vào các năm 1908-1912 và ngay cả vào năm 1920, muốn thay đổi bằng bạo lực cơ cấu kiến trúc xã hội, đã trở thành người bảo vệ cho trật tự. Điều này có nghĩa là «bạn đỏ» và bọn cộng sản mà Mussolini càng ngày càng e ngại trước sự xâm nhập của họ vào toàn cõi Âu châu, đã trở thành bọn người chuyên gây xáo trộn và ông, con người trước đó luôn luôn kích động quần chúng nổi loạn, nay nếu vẫn tiếp tục muốn có cuộc cách mạng xã hội này, thì lại mong ước cuộc cách mạng ấy xảy ra trong vòng hợp pháp. Cuộc chiến đấu bùng nỗ trên hai mặt trận : chống lại «bọn đỏ» và chống lại sự yếu kém, nhu nhược của chính quyền.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2019, 11:28:05 pm »


        Mặt khác, ông đã ý thức được rằng về phương diện thực hành, sẽ không làm gì được nếu không được sự hậu thuẫn tối thiểu của quân đội. Và chính từ đó tôi thấy cái đức tính của một nhà lãnh đạo được xây dựng, nghĩa là của một người vừa phải tiết chế bạn bè vừa phải duy trì hào khí của quân sĩ. Về sau có người trách nhà tôi là đã chơi trò bắt cá hai tay. Tôi đã trả lời rằng đối với Mussolini, kềm hãm bớt con người là công việc khó khăn hơn là để cho họ tự do nhiều. Vi nếu ông để cho họ hoàn toàn tự do, có lẽ là ông đã hủy bỏ được các nguyên nhân của một nửa chuyện phiền lòng mà ông sẽ đương đầu sau đó, với nhà vua và cận thần của ông ta : từ tháng 10 năm 1922, đã sẽ không còn nhà vua nữa.

        Ở nhà, tôi đã quyết định dẹp những trái bom ném tay, vì tôi tiên liệu các cuộc lục soát sắp đến của cảnh sát. Do đó một hôm tôi giao chúng cho chị Pina của tôi, lúc đó đang đau yếu gầy mòn vừa mới đến nhà tôi ở lại, khi chị đi ngang qua Milan.Vả lại tiếp theo sau đó, tôi biết rằng Benito đã gởi giúp chị tôi tiền bạc mà không cho tôi biết. Người đàn bà khốn khổ tin rằng giờ phút cuối cùng của cuộc đời đã đến khi mang những quả bom trong áo nịt ngực để mang đi ném xuống một chiếc hố trong khuôn viên lâu đài Sforzesco gần nhà. Cứ mỗi lần như thế là chị ngờ trước cảnh sát sẽ đến bẳt vì chị có vẻ là một kẻ trộm cắp, đi tới từng bước một sợ làm cho bom nổ.

        Năm 1921 là năm rất sôi động như tôi tiên liệu về cả phương diện gia đình lẫn chính trị. Tháng 3 năm 1921, tôi đã có một giấc mơ báo trước: từ ít lâu nay, nhà tôi học lái máy bay với một huấn luyện viên cực giỏi, Cesare Redaelli. Một đêm, tôi nằm mơ thấy nhà tôi bị lửa bao bọc khi ông đang còn ở trong phòng lái. Lúc thức dậy, tôi kế lại ác mộng cho ông nghe và van xin ông đừng bay nữa.

        « Bà đừng lo, tôi hứa sẽ không bay nữa », ông nói.

        Và để chứng tỏ là ông đã nghe tôi, ông để lại nhà chiếc áo choàng da mà ông vẫn mặc khi lái máy bay. Vài giờ sau chuông điện thoại reo và ngay cả trước khi nhắc máy tôi nói với mẹ tôi :

        « Con chắc rằng đó là Benito, ông gặp tai nạn rồi. ông đâu có thèm nghe lời khuyên của con».

        Tôi đã đoán không sai. Lủc cất cánh tại phi trường Bresso, phi CO’ hỏng máy và rơi xuống đất. Đầu gối nhà tôi bị bể và người ta mang ông về nhà. Khi nhìn qua cửa sổ, thấy xe dừng lại trước nhà, tội vội chạy xuống cầu thang. Benito bước lên một cách khó khăn, được một bác sĩ quen nâng đỡ, bác sĩ Binda. Tôi không thèm hỏi ông có đau không mà giận dữ nói lớn :

        «Hay quá, tôi bằng lòng quá !»

        Và tôi nức nở khóc trong lúc ông thi thầm một cách dịu dàng;

        «Hãy bình tĩnh đi Rachele, có gì đâu. Tôi còn phải nằm yên ở nhà nữa kìa...»

        Thay vì yên tĩnh, nhiệt độ lên đển 41o, nhưng tôi được ở bên ông liền 20 ngày.

        Ngày 15 tháng 5 năm 1921, lần đầu tiên Benito Mussolini trở thành «onoreuole» nghĩa là dân biểu quốc hội. Ông đắc cử trong đơn vị Bologne — Ferrare — Rayellne — Forli cũng như tại Milan — Payie. Chính kết quả bầu cử tại Milan làm ông thích nhất vì ông đã được 124.918 phiếu so với 4084 phiếu năm 1919. Chính trong thời kỳ này những dây liên lạc ngày càng thắt chặt giữa ông với những người sau đó sẽ trở thành «Từ đầu chế» của cuộc «Tiến về La mã» và với một số cộng sự viên như Italo Balbo, Michele Bianehi, De Vecchi; De Bono.

        Trong suốt thời kỳ này tôi chưa bao giờ thấy Benito biểu dương nhiều nỗ lực như thế đế tránh bạo hành. Tháng 7 năm 1921, ông đã tranh đấu ngay nội bộ đảng nhân một hội nghị của Hội đồng phát xít toàn quốc để đại hội chấp thuận một dự án của chủ tịch Hội đồng Bonomi, nhằm ký một thỏa ước ngưng chiến giữa đảng viên xã hội và phát xít. Không đếm xỉa gì đến các đảng viên riêng của mình, ông đã ký thỏa ước này tại La mã ngày 2 tháng 8 năm 1921 ; hành động này đưa ông đến vị thế thiểu số trong nội bộ phong trào, ngày 10 tháng 8 năm 1921, trong một đại hội phát xít thuộc khu vực Emile, Romagne, Mantoue, Crémone và Venise. Những người về sau giúp đỡ ông, lúc ấy bỏ phiếu chống lại ông ; trong số đó có Italo Balbo và Farinacci.

        Lần đó, con người cũng đã vượt thắng chính khách. Cũng y như ông đã làm năm 1914 và cũng như ông đã làm năm 1943 khi chấp nhận một quyết định cấp cao, Benito chiu rút lui. Ông từ chức trong Ủy ban Chấp hành phát xít. Hôm ấy, ông tuyên bố, và tôi còn nhớ lời ông, bởi vì tôi đã tự hỏi không biết liệu rồi chúng tôi có sắp phải bắt đầu lại từ số không hay không :

        «Vấn đề đã được giải quyết. Người chiến bại phải ra đi. Tôi từ bỏ hàng ngũ lãnh đạo. Tôi vẫn còn, và tôi hy vọng được phép còn là một chiến sĩ trong phong trào phát xít tại Milan»,
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2019, 11:38:46 pm »


        May thay, công chuyện được dàn xếp ngày 7 tháng 11 năm 1921 nhân một hội nghị qui tụ 4000 đại biểu phát xít từ khắp nơi trên nước Ý về dự. Cũng cần phải nói rằng tình thế lúc này của Benito tỏ ra khác với tình thế của ông đối với đảng xã hội khi ông bị loại trừ. Lần này, ông có tờ báo riêng và do đó không lệ thuộc vào một ai. Mặt khác, nếu hai lần ông đã là ủy viên hội đồng chấp hành năm 1921, ông không từ bỏ đảng và nhiều người thuộc giới lãnh đạo, trong số đó có Casare Rossi, phó tổng thư ký, vẫn trung thành với ông. Điều này giải thtch rằng những chiếc cầu không bao giờ bị cắt đứt — càng không bị cắt đứt, Benito nói với tôi, vì phong trào phát xít là «con đẻ» của ông.

        Làm như mọi chuyện lựa cùng một lúc để xảy đến, ngoài những âu lo chính trị, tôi lại còn bị thêm một nỗi âu lo khác mà từ vài tháng nay tôi đã mất thói quen chịu đựng : một cuộc đấu gươm mới. Đối thủ của ông là một người bạn cũ thuộc đảng xã hội, Francesco Ciccotti, chủ nhiệm một nhật báo, tờ Paese. Ông ta thách thửc nhà tôi nhân một bài báo công kích ông ta xuất hiện trong tờ Popolo d' Italia. Lẽ tất nhiên vì cảnh sát canh chừng ông liên tục, Benito phải dùng mưu mẹo của người da đỏ để chiến đấu. Sau cùng cuộc đấu được tồ chức trong một biệt thự tại Livourne, và chỉ chấm dứt sau hiệp thứ 14, khi các bác sĩ lo ngại cho quả tim của Ciccotti, đã ra linh cho ông ta ngưng trận đấu.

        Chính ngày 22 tháng 11 năm 1921, trong một bài báo đăng trên tờ Popolo d' Italìa, lần đầu tiên nhà tôi để cho mọi người biết là sẽ có thể có một sự thay đôi chính phủ. Nhưng theo ông thì sự việc ấy sẽ xảy ra rất chậm, không trước hơn trong vòng mười năm đổ lại.

        Tôi không trở lại cách tổ chức và khía cạnh chính trị của cuộc «Tiến về La mã».Tôi để công việc này cho các sử gia và tôi tin là các sử gia cho đến nay đã giải tỏa rất nhiều về chuyện đó vì đã có hàng ngàn tác phẩm viết về Mussolini. Tôi tự hỏi rằng liệu ngày nay vấn đề có được giải tỏa nhiều hơn là lúc nhà tôi đang cầm quyền không. Đây là vấn đề mà người ta gọi là, theo tôi nghĩ, sự cấm chỉ tản dương chủ nghĩa phát xít, vốn vẫn bị trừng trị bởi một đạo luật vẫn còn hiệu lực tại Ý.

        Điều tôi biết và thấy giúp tôi mô tả rằng chúng tôi không có tổ chức nhiều canh bài tại nhà. Trước hết Benito xuất hiện cùng lúc khắp nơi, trên toàn nước Ý, vì ông muốn tránh những sự đụng chạm quá... trầm trọng và tổng quát. Để đến tại chỗ thật nhanh, ông dùng một chiếc phi cơ săn giặc cũ thời chiến tranh 1914 — 1918, điều làm gia tăng thêm mối âu lo của tôi. Nhân vấn đề này, tôi tin rằng ông là chính khách đầu tiên, năm 1922, sử dựng một phi cơ riêng để di chuyền.

        Tôi nhớ lại rằng chính Italo Balbo là người đã tung ra những chiến dịch đầu tiên đe dọa quyền uy của Quốc gia.

        Vào tháng 4 năm 1922 ông ta đặt chương trình đơn giản nhằm bắt cóc một Tổng trưởng, đó là Tổng trưởng Canh nông, hiện đang viếng thăm vùng Ferrare cùng với viên Thị trưởng Bologne. Balbo được ông Tổng truởng tiếp kiến đế ông ta trình bày một tài liệu về tình hình nông nghiệp địa phương. Trong khi cuộc tiếp xúc đang diễn tiến, ông mời viên Thị trưởng Ferrare đến riêng một chỗ và lạnh lùng tuyên bố với ông này rằng, ông ta đã quyết định bắt cóc ông Tổng trưởng nếu nhiều đảng viên phát xít hiện bị bắt giữ tại Bologne không được thả ra ngay lập tức. Viên Thị trưởng đảm bảo với ông ta rằng những người ấy chỉ bị tạm giữ vì các biện pháp phòng ngừa và họ sẽ được thả ra trong vòng hai ngày sắp đến. Ông ta can thiệp với đồng nghiệp tại Bologne và ông ta đã giữ lời hửa.

        Vàa tháng 8, lần đầu tiên, đảng phát xít bắt buộc được quân đội chính phủ thi hành mệnh lệnh riêng của đảng.

        Câu chuyện theo tôi xảy ra tại Parme, vẫn với Italo Balbo, người được các đảng viên địa phương yêu cầu đến chiếm thành phố vì tình hình ở đấy không được tốt đẹp, và vì «bọn đỏ» được tổ chức chặt chẽ ở đó. Khi vừa đến nơi, Italo Balbo ra lệnh đưa những Squadre đến, nghĩa là các đội phát xít của nhiều thành phố và hôm sau, ông ta đến gặp viên thị trưởng, ông này tiếp khách với sự hiện diện của Tướng Lodomez, chỉ huy trưởng quân đồn trú tại đấy. Italo Balbo trách cứ dữ dội viên thị trưởng đã dung thông với « bọn đỏ » và tuyên bố rằng trong vòng mười hai tiếng đồng hồ nếu quân chính phủ không dẹp các rào cản trên đường và giải giới các đảng viên xã hội, thì ông ta, Balbo sẽ cùng với lực lượng riêng của mình, đảm trách quyền uy của Quốc gia. Tóm tắt, đấy là lần đầu tiên một lãnh tụ phát xít đe dọa thế chỗ nhà cầm quyền bất lực trong việc duy trì trật tự công cộng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM