Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:43:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ mặt thật Nhà độc tài phát xít Mussolini  (Đọc 14301 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:29:34 am »


         Năm 1903, thân phụ tôi qua đời đột ngột, từ đó chúng tôi sống trong cảnh đói khổ và chúng tôi, mẹ tôi và hai trong số các chị tôi và tôi, phải dọn đến Forli. Chúng tôi không còn một xu dính túi. Gia đình tan tác : mẹ tôi phải xin đi ở đợ và chúng tôi cũng vậy.

         Lúc lên tám tuổi. Tôi đã kiếm được đồng tiền đầu tiên : 3 lires mỗi tháng, Nhưng đó là cả một nỗi đau đớn ê chề bởi vì các chủ nhân của tôi, những người bán hoa quả đầu mùa, là những người khả ố. Thay vì một chiếc giường họ cho tôi một đệm rơm rách bươm vứt trong một phỏng nhỏ, nơi lạnh lẽo dành để xếp những chai rượu. Trên chiếc bao rơm này trước tôi đã có một cô tớ gái trẻ tuổi bị bệnh lao nằm. Nhưng điều làm cho tôi khổ sở nhất, là thấy những đứa trẻ khác trong gia đình ngồi quanh bàn, ăn uống trong tiếng cười rộn rã, trong khi đó tôi bị gạt ra hè nhà với một chiếc đĩa sứt mẻ và một chiếc thìa bang sắt để dùng bữa : tôi chỉ là kẻ tôi đòi. Thường thường với nước mắt tuông tràn, tôi khám phá ra ngay từ hồi còn bé, thế nào là bất công xã hội.

         Sau những người bán hoa quả mà tôi rất sung sướng được rời khỏi họ, chủ nhân của tôi là một giáo sư kiếm thuật. Con gái ông ta và tôi thường theo dõi các buổi tập dượt một cảnh rất thích thú và nhiều lần dùng cành cây, chúng tôi chơi trò « ba chàng ngự lâm pháo thủ » với nhau. Song le chẳng bao lâu sau tôi đã phải rời chỗ làm, bởi vì bà vợ ông ta tính tình lẵng lơ, cũng đã mở các buổi dạy tư.

         Những chủ nhân mới của tôi, gia đình Chiedini là những người tốt nhất. Dầu cho là những người «bảo thủ» như chúng tôi vẫn gọi người giàu có tại Romagne, họ tỏ ra rất tử tế và thương yêu tôi.

         Từ đó tương lai đối với tôi không quả đen tối. Mẹ tôi rốt cuộc rồi cũng kiếm được việc làm ổn định tại lữ quán của Alessandro Mussolini. Sau khi bà vợ qua đời, năm 1905 ông ta bỏ nghề thợ rèn cũ chuyển qua nghề mới. Mặt khác lúc đó tôi được 16 tuổi, và ở tuổi này thường người ta nhìn đời với màu hồng, nhất là tôi xinh xắn và không thiếu lời khen ngợi. Tôi cũng đủ thông minh để không làm trò điên khùng, nhưng điều đó cũng làm cho tối rất hài lòng.

         Tôi còn được cả một chàng thanh niên trai trẻ xin cưới, con trai một người láng giềng với gia đình Chiedini. Khi đi ngang qua lãnh địa của chủ tôi, anh ta thề rằng sẽ làm cho tôi được hạnh phúc nếu tôi chịu lấy anh ta, và để thuyết phục, anh ta nói rằng tôi đẹp quả không xứng làm tôi tớ; tôi phải là công chúa mới đúng. Vì anh ta cưỡi ngựa và tôi thì đứng trong vườn nho, tôi chờ đợi anh ta nhấc bổng tôi lên, bắt cóc đem đi, nhưng anh ta không làm thế. Do đó tôi từ chối lời cầu hôn của anh ta.

         Vài ngày sau, một người đàn bà Gitane đã nói với tôi các lời tiên đoản số phận — mà tôi đã có nhắc lại trước đây — những lời nói khắc sâu vào tâm tri tôi, đến nỗi tôi có thể nhắc cho Benilo mãi thật lâu về sau khi yêu cầu ông từ chức. Thấy vẻ xúc động của tôi, bà ta lấy một viên đá nhỏ đặt vào lòng bàn tay tôi và nói thêm : «Giữ lấy nó, nhưng em hãy cho ta một bao bột.» Tôi không thể nào làm khác hơn. Tôi cho bà ta và bị chủ nhàn xát xà phòng một mách điếc tai... Nhưng tôi bất cần : tôi đã suýt là công chúa, và sẽ được ngang hàng với hoàng hậu lo gì.

         Lúc ấy là năm 1908. Một hôm chúa nhật, khi từ nhà thờ Eorli buớc ra cùng với con gái của chủ nhân, tôi nghe có ai gọi tên. Chính là Benito Mussolini, để râu mép và râu cằm, mặc bộ y phục đen sậm sờn rách, một chiếc cà vạt lớn và một chiếc nón cũng màu đen sậm trên đầu. Túi áo nhét đầy báo.

         Nhưng tôi nhìn nhiều nhất vào cặp mắt ông. Còn lớn hơn trước, và đối với tôi, dường như vẫn có thứ ảnh sáng lân tinh ấy phát ra. Mặc dầu sau này sẽ trở thành nhà hùng biện, nhưng câu giáo đầu của ông không lấy gì làm đặc sắc : « Chào Chiletta — tiếng gọi tắt tên Rachele — cô lớn quá. Bây giờ cô là một thiếu nữ rồi. » Tòi cũng phải trả lời bằng một thái độ lạt lẽo tương tự. Nhưng, để bù lại, tôi đã bị bối rối vì cái nhìn của ông.

         Trời rất đẹp, quảng trường Dôme tràn ngập ánh nắng, chúng tôi đi bên nhau. Tôi rất hãnh diện khi thấy người đi đường chào Benito với vẻ nể trọng. Tôi có cảm tưởng là sự nể trọng này cũng một phần nào tỏa hướng vào tôi. Benito đưa tôi về đến tận nhà Chiedini. Tôi giữ kín không nói với họ về cuộc gặp gỡ này vì tôi nhớ lại vẻ hài lòng mà cách đây mấy hôm ông bà Chieđini đã bộc lộ khi mô tả vụ bắt giữ — một trong vô số các cuộc bắt giữ khác — Mussolini, tay bị trói, bị lính canh cỡi ngựa vây quanh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:29:34 am »


         «Tại sao cô chẳng bao giờ đến lữ quán của ba tôi để thăm mẹ cô ? Benito nói trước khi từ giã tôi.

         — Bởi vì ông bà Chiedini cấm tôi lui tới nhà một nhân vật cách mạng. Nhưng tôi sẽ xin phép bà Chiedini», tôi trả lời.

         Chúng tôi lại gặp nhau các chúa nhật kế tiếp : giao tình giữa chúng tôi ngày càng thắm thiết, không phải vì Benito chửng tỏ có tâm hồn rất lãng mạn, nhưng sự có mặt của ông lúc đó cũng quả đủ đối với tôi. Chúng tôi cùng đi dạo trong đồng quê, im lặng đi bên nhau thật lâu. Thỉnh thoảng Benito đá mạnh vào một hòn đá, làm như để xua đuổi một ý tưởng hay một đối thủ. Rồi cầm lấy tay tôi, Benito nhìn thẳng vào mắt tôi và nói :

         «Rachele, rồi ra chúng ta sẽ tống được bọn trưởng giả, bọn giàu có ra ngoài, những kê sống phè phỡn và lười biếng nhờ đất đai mà chúng không tốn một chút hơi sức nào để canh tác...»

         Tôi lắng nghe, như là đã trở thành đệ tử của cách mạng rồi, nhưng vẫn lo âu trước vẻ hăng hái bồng bột đến thế :

         «Họ sẽ bỏ tù anh, Benito ạ, họ đã làm rồi. »

         — Rồi sao ? Tôi không có xấu hồ vì bị tù do các nguyên nhân như thế. Tôi hãnh diện vì điều đó. Tôi không giết người, không ăn cắp.»

         Một bữa chúa nhật, Bà Chiedini cho phép tôi đến quán ăn của Mussolini. Tôi ở đây suốt buổi sáng, giúp dọn bàn, và sau khi ăn trưa, Benito đưa tôi đi khiêu vũ trước khi về nhà chủ. Anh ấy nhảy giỏi làm sao !

         « Tại sao cô vẫn ở lại nhà Chiedini ? — Trước khi chia tay Benito hỏi tôi — Chỗ của cô không phải ở đấy mà là ở gần mẹ có và ba tôi. Này, Radicle, tám ngày nữa, tôi sẽ đi Trente. Tôi sắp làm cho tờ nhật báo của Cesare Battisti. Tôi muốn cô về ở tại lữ quán trước khi tôi đi.

         — « Để xem », tôi trả lời.

         Nhưng rồi chuyện đã được sẳp đặt rồi. Ba ngày sau tôi gõ cửa lữ quán. Alessandro Mussolini có một cô giúp việc mới. Ông ta không có gì để hối tiếc, bởi vì chẳng bao lâu sau khách hàng chỉ muốn được «cô bé tóc vàng» phục dịch.

         Một ngày trước khi Benito đi Trente, thân phụ ông mở mấy chai rượu đế uống mừng. Benito chơi vĩ cầm và chúng tôi khiêu vũ. Nhân dịp này tôi khám phá ra ông còn là một nhạc sĩ tuyệt vời. Khi bạn bè ra về hết ông cầm tay tôi và nói với tôi:

         « Khi trở về, chúng ta sẽ làm lễ cưới, Rachele nhé. »

         Đó không phải là một lời cầu hôn, một đề nghị, một ý định, mà ông nói ra để mong có sự chấp thuận của tôi, mà đó là một quyết định nói ra cho cả hai. Không cần có câu trả lời : trong tâm trí ông, sự việc đã được giải quyết. Nhưng đòi hỏi một thiếu nữ mười sáu tuổi chờ đợi! « Anh cứ nói, tôi tự nghĩ. Bây giờ anh cứ đi, sau này rồi hẵng hay...» Và ngay khi đặt mình xuống giường, tôi không còn nghĩ gì đến đề nghị hôn nhân ấy nữa.

Những thanh niên tiếp tục bao quanh tôi tán tỉnh , trong khi đó, được vững tâm hơn bao giờ hết, tôi dành tất cả thì giờ làm việc cho lữ quán của Alessandro Mussolini. Người ta nói rằng tôi rất tuyệt diệu khi vô cùng khéo léo dọn các đĩa to lớn món cá biển Adriatique. Một lần nữa, tôi lại được cầu hôn: một nhà trắc địa trẻ tại Rayenne, một người tên là Olivieri thì phải. Đấy là đề nghị thứ ba thuộc loại này trong vòng mấy tháng, sau đề nghị  của con trai nhà đại điền chủ và của Mussolini. Tôi đã từ chối trước nỗi thất vọng lớn lao của me tôi và nhất là của Alessandro Mussolini khi ông biết rằng tôi có cảm tình với con trai ông. Càng tiếc cho quyết định tình cảm của tôi hơn khi má ông biết rõ Benito, vốn được đào tạo trong chính trị và biết là tôi sẽ khổ.

        Hai tháng sau, một tấm hình gởi qua bưu điện từ Trente được đưa đến. Dưới chữ ký, Benito lưu ý thân phụ: «Chuyển cho Rachele những kỷ niệm đẹp nhất của con và nhắc cô ấy đừng quên những gì con nói». Quả Benito có ý tưởng rất liên tục! Chính Alessandro cũng khuyên tôi đừng chờ đợi nữa.

        «Vợ tôi đã là nạn nhân của chính trị, ông ta tâm sự với tôi, Benito sẽ không làm cho cháu sung sướng đâu, Rachele ạ, đừng chờ nó nữa. Khi nào gặp được người vừa ý, chớ nên ngần ngại tiến tới hôn nhân đi».

        Tôi nhớ lại Rosa Maltoni, bà đã phải khóc rất nhiều khi chồng bà bị lôi vào tù. Tôi thật không ham đời sống ấy nhưng tôi không làm sao quyết định được.

        Tám tháng sau khi ra đi, Mussolini trở lại Forli, bị trục xuất khỏi Trente, ông nói, bởi các nhà chức trách Áo vì tôi đánh thức chủ nghĩa Quốc gia Ý và viết trong một bài báo dữ dội đăng trong tờ Popolo, tờ báo của Cesare Battisti, rằng biên thùy của Ý không dừng lại tại Ala, một thành phố nằm giữa Áo và Ý. Với thải độ rất kiêu hãnh, ông kể lại với chúng tôi rằng những đảng viên xã hội tại Trente đã đình công toàn diện để phản đối vụ trục xuất ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:22:16 am »


        Ông vẫn để râu mép, nhưng đã cạo mất râu cằm. vẫn các túi áo căng phồng những báo chí và chiếc vĩ cầm bất diệt kẹp dưới tay. Tiếng tăm từ Trente, theo ông về tận Forli. Lập tức ông được phong làm tổng thư ký liên đoàn địa phương của 4 đảng xã hội.

        Song song với các hoạt động chính trị, Benito bắt đầu giải quyết sắp xếp đời sống gia đình. Trước hết, ông xác định vị trí rõ rệt ; khi biết rằng tôi có một anh bạn trai, ông buộc tội đốt mấy lá thư của anh ấy gởi cho tôi. Hơn thế nữa, trong một lời vắn tắt, ông báo cho anh bạn tôi là từ nay hãy để cho tôi yên vì chính ông, Benito, là người ở vị trí của anh ta. Thật rõ rệt, không cần nhắc lại. Tiếng tăm của Mussolini đã gây kết quả cuối cùng: anh bạn trê ấy đã biến khỏi cuộc đời tôi.

        Tất cả những việc ấy không làm tôi ưa. Chắc chăn la tôi thiên về Benito rồi, nhưng còn trong vòng bí mật.. Tôi phản ứng, bắt đầu bằng từ chối lấy Mussolini. Luận cứ duy nhất của tôi là chính trị. Tôi luôn luôn lập đi lập lại với Benito rằng tôi không thế lấy làm chồng một người chia xẻ thời gian đời mình cho các cuộc biểu tình và cho các lao xá.

        «Chiletta có lý, Alessandro, thân phụ ông nói thêm, để cho cô ta yên. Không thiếu gì con gái."

        Tạm thời tôi bị nhốt trong lữ quán. Không có vấn đề đi khiêu vũ — điều này làm tôi rất bực —  cũng như không có vấn đề dọn ăn cho khách —  điều làm cho tôi ít thích hơn nữa — vì tôi bị bắt buộc ở trong phòng riêng. Riêng phần Benito, ông không ngầu ngại thay tôi làm bồi bàn, ban đêm thì về ngủ tại một gian phòng thuê tại Fork vì ông không ở chung với cha mẹ.

        Ông rửa chén và dọn ăn cho khách. Họ không có vẻ ưa thích lắm : một cô gái tóc vàng dầu sao cũng ưa nhìn hơn là một anh bồi có râu mép, nhưng nếu họ mất vẻ yêu kiều của tôi thì lại được nghe âm nhạc do Benito chơi trong phòng ăn. Trong bếp, thân phụ ông phàn nàn :

        «Thế có khổ không chứ ! một «giáo sư» lại đi làm bồi trong quán ăn ! »

        Nhưng Benito chẳng lo gì cả :

        «Không có nghề nào là hèn hạ», ông trả lời thân phụ. Lòng ghen tưông đã khiến cho ông làm bất cứ những gì để cô lập tôi với các người đàn ông con trai khác.

        Biến cố đã dồn dập xảy đến vì một cuộc khiêu vũ. Đấy là vào mùa thu năm 1909. Một tối, Alessandro nói với tôi :

        «Benito tổ chức một cuộc hội nghị của đảng xã hội. Cháu có đi dự với tôi không ? Chúng ta đến nghe. Sao đó tôi đưa cháu đi khiêu vũ».

        Tôi rất thích mà cũng rất lo, vì cùng lúc tôi đã vượt khỏi hai điều cấm của Benito : đi khiêu vũ và tham dự một cuộc họp chính trị. Ông cho rằng sự hiện diện của tôi làm cho ông như bị tê liệt.

        «Tôi không nói gì được khí biết có cô ở đó», một hôm, ông đã giải thích như thế.

        Tuy nhiên tôi nhận lời mời và thành công trong việc đến nghe mà không để cho Benito trông thấy. Tỏi rất hãnh diện khi nghe các đảng viên xã hội hoan hô ông và la lớn « Benito ! » « Viva Muslèn !»

        Chúng tôi đến cuộc khiêu vũ lúc ban nhạc chơi bản Bandiera Rossa (Cờ đó), «đảng ca» của đảng xã hội, mở đàu cho cuộc vui buổi tối. Bản đầu tiên là một điệu luân vũ. Một thanh niên đến mời, tôi nhảy ngay. Và đấy, nguyên do của tai họa. Vừa mới đi được vài bước là tôi chạm trán với Benito. Ông ném cho tôi một cái nhìn khủng khiếp. Với một cử chỉ giận dữ, ông gỡ tôi ra khỏi tay người kỵ sĩ và đưa tôi cho hết bản nhạc một cách quay cuồng, nóng nảy, trong khi mắt vẫn nhìn tôi trừng trừng, Rồi tôi bị kéo ra ngoài, ông kêu một chiếc xe ngựa, và chúng tôi cùng đi về quán ăn của thân phụ ông. Phần Alessandro thì không hay biết gì cả và không có thì giờ để can thiệp nữa. Trên đường về, không ai nói một lời. Tôi thì muốn thu người thật nhỏ vào trong góc xe, phần Benito thì không ngừng giữ chặt lấy tay tôi. Một trong những người bạn, luật sư Gino Giommi, cũng có mặt trong xe, cố trấn tĩnh Benito, nhưng bị quở trách thậm tệ. Vừa về đến quán ăn, màn chính bắt đầu : Benito trách móc mẹ tôi và thân phụ ông là đã để cho tôi đi dự khiêu vũ và không muốn nghe bất cứ lời giải thích nào. Đã từ vài tuần lễ nay Benito thay đổi phương pháp và từ những cuộc thuyết phục do vẻ thanh lịch và dịu dàng qua các lời đe dọa với những tràng như «nếu cô không ưng tôi, tôi sẽ đâm đầu vô đường ray xe lửa». Hoặc «nếu cô cự tuyệt tôi, tôi sẽ kéo cô cùng nhảy xuông dưới xe lửa.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:48:43 am »


        Mặc dầu đầy kiên nhẫn và dịu dàng, lần này mẹ tôi quyết định can thiệp.

        Lúc đó chúng tôi đang ở trong bếp và tôi còn nhớ tôi ngồi gần mẹ tôi ở một đầu bàn. Benito ngồi phía kia đối điện chúng tôi.

        — Tôi báo cho anh rõ, Rachele đang còn vị thành niên. Nếu anh không để cho nó yên tôi sẽ đi thưa và người ta sẽ bỏ tù anh, — mẹ tôi nói.

        — Được rồi — Benito trả tời rồi bỏ đi ra.  Lát sau ông trở lại, để khẩu súng lục của thân phụ vào ngay mặt mẹ tôi và lãnh đạm buông lời :

        — Vậy thì, phần tôi cũng báo để bà rõ. Bà đẫ thấy khẩu súng này chứ, Bà Guiđr. Nó chứa sáu viên đạn. Nếu Rachele còn cự tuyệt xua đuổi tôi, sẽ có một viên dành cho cô ấy và năm viên dành cho tôi. Bà cứ lựa chọn!»

        Trong vòng hai phút, tất cả đều được quyết định : tôi nhận đính hôn với Benito. Và tôi phải nói rằng tôi sung sướng vì, từ lúc mười tuổi, tôi đã yêu ông ấy rồi. Chỉ cần một sự thúc đẩy là tôi hết ngần ngại.

        Sau đó Benito từ giã chúng tôi và trở về căn phòng của ông tại Forli. Nhưng ngay sáng hôm sau, ông trở lại và công bố quyết định : tôi bị đày đến ở với chị Pina của tôi, tại Villa Carpena, cách Forli 8 cây số và phải tuân hành mệnh lệnh ở yên đó.

        Mỗi tối ông đến thăm tôi. Mười sáu cây số đi về hảng ngày khi thì đi bộ khi thì; bằng xe đạp giúp cho ông suy nghĩ, Benito đoan xác với tôi như vậy.

        Khi đến, ông lôi trong túi ra một gói báo vá nhiều tờ giấy đặc kịt nét chữ mềm mại của ông. Sau khi đọc các bài báo sẽ đăng vào ngày mai cho ông nhạc của chị tôi «Chinchin», một nông dân tốt tại Romagne, chúng tôi đi dạo trong vùng thôn dã...

        Tất nhiên là chúng tôi nắm tay nhau, hôn nhau, chúng tôi không hề là những kẻ yêu nhau nhút nhãi đến nỗi nhìn nhau mắt trong mắt hàng giờ, nhưng cũng không phải là những kẻ lăn tròn trong cỏ như tôi đã từng thấy họ làm, kế nhà tôi. Và dầu có muốn chúng tôi cũng không làm thế được vì đang ở vào mùa đông. Trời rất lạnh và mưa lớn.

        Được phú cho một tâm trí hết sức thực tiễn, Benito mau lẹ ý thức rằng tình trạng này không thể kéo dài được mãi. Do đó một buổi chiều tháng giêng năm 1910, ông đến sớm hơn thường lệ. Khi chị tôi ra tiếp, ông nói một cách bình thản với Pina:

        — Tôi đã tìm ra chỗ ở cho Rachele. Tôi muốn nàng đến sống với tôi và là mẹ các con tôi... Nhờ chị bảo nàng sửa soạn gấp vì tôi còn nhiều việc phải làm...

        Và trong khi Pina, nước mắt đầm đìa. chạy lên lầu báo cho tôi biết thảm họa, Benito kiên nhẫn chờ đợi, tin chắc nơi mình, đọc cho ông nhạc của Pina nghe bài báo sẽ đăng vào ngày mai. Trong vòng năm phút tôi đã có ngay quyết định. «Thế thì đi», tôi nói.

        Hành lý của cô dâu gồm có một thùng đựng áo quần giặt, đựng một đôi giày cũ từ ba năm, hai chiếc khăn tay, một chiếc áo, một áo choàng làm bếp và... bảy xu. Dưới bầu trời mưa tầm tả, chúng tôi đi qua tám cây số, tất nhiên là đi bộ, và nhiều chó chạy theo chúng tôi sủa vang như là trách móc việc chúng tôi làm.

        Tại Forli, Benito đã chuẩn bị cho tôi một ngạc nhiên êm dịu : ông đã giữ hai phòng thông nhau trong một khách sạn sang nhất, và khi vào đến cửa ông ra lệnh như một chúa tể :

        — Cho nước chảy để bà đây tắm nhé !

        — Tôi nghĩ rằng đã có rồi — người bồi phòng vừa trả lời vừa chùi vũng nước đọng dưới chân tôi.

        Sáng hôm sau, Benito đưa tôi đến một tòa nhà cũ kỹ đường Merenda, tại Forli, mà ngày xưa chắc phải đẹp lắm.

        «Đây rồi», ông nói với tôi.

        Chỗ ở của tôi nằm trên tầng chót, trong cùng một hành lang tối tăm. Để lên đến đó, phải leo lên một cầu thang hẹp đến nỗi tôi phải đi qua một cách khó khăn khi mang thai Edda, con đầu lòng của chúng tôi vài tháng sau.

        Benito đã sắp đặt một vài vật dụng ở đấy rồi: một chiếc giường, một cái bàn, hai chiếc ghế và một chiếc lò nấu than. Tôi sẽ kiếm những gì còn lại cần thiết tại nhà mẹ tôi và chúng tôi bắt đầu ba mươi sáu năm chung sống.

        Tôi phải minh xác ngay rằng đối với luật pháp, chúng tôi chưa được coi là ông bà Mussolini ngay. Về phương diện chính thức chúng tôi không được kết nối bằng các dây liên hệ hôn nhơn vì chủ thuyết xã hội cấm đoán, vào thời đó, không được làm đủng với các qui tắc do giới «trưởng giả» thiết lập. Tất cả các đảng viên xã hội lập gia đình theo nghi lễ dân sự hay tôn giáo đều bị xem rất xấu. Do đó Benito và tôi đều không ra trước ông thị trưởng lẫn ông linh mục. Chúng tôi chỉ làm phép cưới mãi rất lâu về sau, vì các biến cố. Lễ lập giá thú được tổ chức sau năm năm sống chung, năm 1915, bởi vì một tình nhân đầy thù hận của Benito, Ida Dalser, muốn qua mặt tôi, tạo cho tôi nhiều khó chiu. Chúng tôi đợi mười lăm năm sau mới tổ chức lễ cưới theo lễ nghi tôn giáo ngày 29 tháng 12 năm 1925 tại Milan, lần này là để làm vui lòng Đức Giáo Hoàng Pie XI. Và chúng tôi chỉ đi hưởng tuần trăng mật hai mươi năm sau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:31:43 pm »

       

Mussolini


3

ÔNG CẤM TÔI SANH TRONG KHI ÔNG VẮNG MẶT

        Trong suốt thời gian cầm quyền, Benito chỉ nếm sơ qua các ly rượu đặt trước mặt. Có lúc ông để môi vào một tí, vì không thể nào quan niệm được vì lãnh đạo chính phủ của một nước sản xuất rượu lại không thích sản phẩm quốc gia. Do đó nảy sinh ra huyền thoại và sự tiết độ của ông Duce. Ông tiết độ, đúng vậy, nhưng điều mà người ta ít được biết là phẩm tính trứ danh ấy bắt nguồn từ một câu chuyện mà tất cả mọi gia đình ít ra cũng có ngày được biết đến : một cơn say nhớ đời. Đấy là vào năm 1911 chúng tôi đã chung sống từ một năm qua, và chúng tôi không giàu có gì, Chúng tôi có một trăm hai mươi lires do Benito kiếm được trong tư cách là tổng thư ký liên đoàn xã hội địa phương, rồi trong tư cách người phụ trách tờ tuần báo của đảng, tờ Lotia di Classe, do chính ông sáng lập tháng giêng năm ấy. Trong sổ lương bổng, ông tặng cho đảng hai mươi lire, và giao cho tôi hết phần còn lại. Sau khi trả tiền nhà mười lăm lire, chúng tôi không có gì nhiều để sống,

        Tài sản của chúng tôi giới hạn trong số bàn ghế mà ông mua sắm và trong tủ áo, Benito chỉ có một bộ màu đen mà tôi đã thấy cách đấy hai năm, một chiếc nón rộng vành mà người dân ở Romagne thích đội, một chiếc cà vạt lớn màu đen đã sờn rách, hai chiếc áo sơ-mi đã mất màu trắng qua thời gian và một đôi giày. Riêng phần tôi, tôi vẫn có những gì chứa trong chiếc thùng cũ.

        Ngay trong những ngày đầu tiên, Benito đã có những thói quen bất di dịch. Buổi sáng dậy sớm, rửa mặt, cạo râu, ăn sáng — cà phê sữa bánh mì — và đi làm. Tất cả mọi chuyện mất từ 15 đến 20 phút; Ra ngoài đường ông dừng lại trước tiên tại một sạp báo ở piazza Saffi. Với một tốc độ chóng mặt, ông đọc lướt qua tất cả các bài đăng trên tất cả các báo. Ông chủ sạp bảo không bắt ông trả tiền không những chỉ vì quen mà còn vì mỗi buổi sáng ông ta thích ngắm cuộc chạy marathon ấy. Sau đó Benito đến tòa báo hay dự các cuộc họp bí mật, với cử chỉ hùng hồn, cũng tại đó.

        Giữa trưa, ông trở về nhà để ăn trưa, bữa ăn được thanh toán trong vài phút. Một tờ báo để dựa vào chai rượu, ông vừa ăn vừa đọc; nhưng thói quen ấy biến mất mau lẹ. Benito không hề chú ý có thức ăn gì trong đĩa: món tagliatelles — loại bánh lớn làm tại Romagne — rau tươi mà ông rất thích và trái cây. Khi tôi thức giục ông ăn nhiều hơn, ông trả lời rằng hồi còn bé, người ta không có thói quen cho ông ăn nhiều.

        «Ở nhà, buổi trưa chúng tôi ăn súp, buổi tối ăn rau diếp, hàng ngày trong tuần. Chúa nhật mẹ tôi nấu một nồi súp, với một cân thịt cừu cho năm người: ba, má, anh Arnaldo, chị Eđuige và tôi».

        Đôi khi ông viết báo vào buổi chiều tại nhà. Với nét chữ mềm mại và viết nhanh, ông viết kín hết trang này đến trang kia. Khi có đoạn nào bất như ý, ông nóng nảy vò tờ giấy vứt xuống đất, hoặc đứng dậy đi tới đi lui cho đến khi nào có hứng viết trở lại.

        Buối tối, bộ tham mưu của ông chuyển đến Macaron, quán cà phê chính tại Forli, chiếm một góc tòa nhà Serrughi, trên đường Aurelio Saffi. Tại đấy các đảng viên xã hội gặp nhau, bạn nhà tôi, và đôi khi cả cảnh binh đen lục soát và bắt bớ. Nhiều thiếu niên đến đó nhờ ông giúp làm bài tập ở trường, vì đối với tất cả mọi người, ông vẫn là « ông giáo sư » với cấp bằng sư phạm và một bằng cấp khác về Pháp văn. Lúc ấy Benito ngồi trước một bàn viết, lấy cây viết chì, và ngay trên đá cẩm thạch, ông viết các lời giải thích. Rồi khi mặt bàn đã bị ông viết đầy, ông tiến qua bàn khác để tiếp tục.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:53:05 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:53:33 pm »


        Các cuộc hội họp ấy chăm dứt rất khuya nhất là vào thứ hai và thứ sáu. Trong hai ngày họp chợ ấy, tinh trạng căng thẳng lên cao độ và không phải là hiếm có các toán lính phòng vệ cưỡi ngựa, dùi cui cầm tay sẵn sàng, vì Benito có một cử tọa rất đông và ứng khẩu các bài diễn văn làm cho nông dân các xã lân cận đến dự họp bốc lửa. Tôi thấy ông về nhà, áo quần rách bươm, lấm lem bùn đất, vết bầm khắp chỗ. Ông rất vui sướng.

        «Mặc đồ gì đây-! Rachele», ông vui thích.

        Khi không có chuyện gì với công lực, các cuộc đụng độ xảy ra với đảng viên Cộng Hòa hoặc ngay giữa những đảng viên xã hội với nhau vì những liên đoàn xã hội các thành phố khác, ôn hòa hơn, không chấp nhận lập trường cực đoan của Benito muốn triệt hạ tất cả : nền Quân chủ, Giáo hội và nền trật tự đã được thiết lập.

        Hai năm chúng tôi sống ở Forli thật nhiều biển cố và tôi không thấy thời gian trôi qua. Tôi chỉ đếm giờ khắc trôi qua vào ban đêm, khi, tai lắng nghe động tĩnh, tôi cố nghe bước chân của ông hay tiếng nói của ông. Tôi đã tin rằng người ta mang ông về máu me đầy mình hoặc không bao giờ còn thấy ông nữa.

        Đấy là điều mà một đêm tôi tưởng xảy ra thật. Tôi đã thức chờ ông cho đến rạng đông, hai tay ôm đầu, tôi khóc nức nở tin chắc là ông bị bắt bỏ tù hay được đưa đến nhà xác rồi, khi tôi nghe tiếng ồn ào chát tai tử phía cầu thang. Vừa run tôi vừa mở cửa và trông thấy quang cảnh ; hai người lạ mặt đỡ nhà tôi mặt tái nhợt, mắt thất thần

        « Bà đừng sợ, không có gì đâu. Ông ấy đã nói nhiều quá đêm qua và không biết rằng đã uống quá nhiều cà phê và có nhắc.»

        Leo lên đến phòng, họ để ông lại cho tôi và bỏ đi. Tạm thời tôi cố cởi áo quân của Benito, vẻ nhìn của ông trống vắng hướng chăm bẳm vào tôi tnà không nhận ra tôi. Và thình lình ông bùng nổ. Ông đập phá lung tung, la hét như một người bị quỹ ám. Không thứ gì thoát khỏi tay ông: bàn ghế, một chút ít chén bát... cho đến tấm kiến soi mặt. Kinh hoàng, tôi đánh thức một bà láng giềng và chúng tôi gọi một y sĩ, bác sĩ Bofondi, thân phụ của viên thị trưởng Forli năm 1940 (và vẫn còn là thị trưởng cho đến 1945 lúc nhà tôi bị bắt). Ông bác sĩ giúp chúng tôi cột chặt ông vào giường và dần dần ông dịu trở lại.

        Đến chiều, khi thức giấc, ông tỏ vẻ hoảng kinh. Benito không muốn tin những chuyện đã xảy ra.

        «Nhìn coi! Tôi hét vào mặt ông, trong khi đẩy về phía ông một đống mảnh vỡ. Ông đập phá hết cả rồi. Phải có cả một gia tài tôi mới mua sắm lại được.»

        Ông không nói gì cả, nhìn chăm chủ vào đống gỗ. mảnh vỡ thủy tinh và mảnh sành.

        «Ông hãy nhớ kỹ lấy một điều, tôi kết luận. Tôi không bao giờ chấp nhận một tên bợm rượu làm chồng. Tôi đã có một bà cô ghiền rượu, khi tôi còn bé, và tôi đã quá khổ sở về chuyện đó. Tôi biết ông có những đức tính cao quí và tôi có thể bỏ qua cả chuyện lăng nhăng với đàn bà, nhưng nếu ông còn trở về nhà trong tỉnh trạng như vậy một lần nữa, tôi sẽ giết ông.»

        Benito nghe tôi từ đầu đến cuối, răng nghiến chặt, Khi tôi dứt lời ông nắm lấy tay tôi và kéo tôi đến tận bên giường trong đó Edda vừa mới một tuổi đang nằm ngủ.

        «Tôi thề trước mặt con là tôi sẽ không tái phạm nữa».

        Tôi biết là ông tôn trọng lời thề vì Eđda là tất cả đối với ông. Ông ru nó, nhìn nó ngủ hàng giờ và đôi khi để đánh thức con, ông kéo đàn vĩ cầm trên đầu giường.

        Và trong thực tế, ngoại trừ vài cơ hội ông phải nhúng môi vào một ly rượu vì không thể làm khác, Benilo không bao giờ uống rượu nữa Cái đêm nhớ đời ấy là nguồn gốc của câu chuyện truyền kỳ về đức tính tiết độ của ông Duce.

        Tình thương mà chồng tôi luôn luôn chứng tỏ với con cái đã làm cho cả thân phụ ông ngạc nhiên, không bao giờ lại ngờ con mình một ngày nào đó lại bị lay động bởi tình cảm ấy.

        Với Edda, con gái đầu lòng, thật kinh ngạc. Khi nó ra đời, ông muốn đích thân đi mua chiếc nôi, trong khi mà thường lệ không bao giờ ông chú tâm đến các công việc nội trợ như thế. Và sau khi trả tiền, ông nhất định vác chiếc nôi về nhà. Ban đêm, cũng như các trẻ con khác, Edda hay thức dậy và khóc. Lập tức, bất kể giờ giấc, ông mang cây đàn ra và kéo. Ông chỉ ngưng chơi đàn khi nào con đã ngủ say lại. Về sau, ngay từ khi vừa được ba tuổi, ông đưa nó đi theo khắp nơi, ngay cả đến tòa báo. Nhờ đó, mới bốn tuổi, nó đã biết đánh vần, tập viết, một cách rất kiêu hãnh bằng một mẫu phấn trên nền nhà bếp. Và Benito hãnh diện không kém, không cho tôi xóa đi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:36:15 am »


        Cũng trong thời kỳ nay Benito hớt tóc rất ngắn để về sau mọc đẹp hơn. Ông cũng cắt ngắn tóc của Edda. Nhưng ngay đêm đầu tiên, tai họa đã đến vì con nhỏ quen dùng đầu ngón tay xoe xoe một lọn tóc lúc sắp ngủ. Không còn lọn tóc dài, không ngủ, và khóc. Ngay cả chiếc đàn vĩ cầm cũng không làm gì được. Lúc đó, vẫn với tinh thần thực tiễn luôn luôn, hôm sau Benito đi mua một cuộn chỉ gai. Ông tước ra từng sợi chỉ nhỏ một và mắc vào thanh giường sau đầu con. Như thế khi buồn ngủ, Edda chỉ việc với lấy chùm chỉ gai.

        Tiếp sau đó khi Vittorio ra đời, cũng vẫn đời sống ấy tại Milan. Những người láng giềng có quyền nghe trình tấu âm nhạc khi nó giật mình thức giấc giữa đêm.

        Nhân nói về vụ sinh con, các con tôi lúc trưởng thành vẫn thích thú so sánh ngày sanh của chúng: ngoại trừ Bruno, sanh ngày 22 tháng 4, tất cả đều được sanh trong tháng 9, Edda, Vittorio, Romano, và Anna Maria. Và mỗi lần chúng nói lại chuyện ấy tôi lại nghe một câu hỏi có hậu ý luôn luôn làm tôi nổi giận :

        «Má à, có thật tụi con đều là con cái mùa Noel không ?...»

        Đối với Eđđa và Vittorio là cả một cuộc lễ, nhưng đổi với Bruno thì thật tệ hại, chúng tôi ở tại Milan và Benito điều khiển tờ báo d’Italia, một nhật báo do ông sáng lập về có số bán rất khá, ngày 22 tháng 4 năm 1918, Benito có chuyện phải đi Gènes. Trước khi đáp xe lửa ông vừa «trợn mắt» vừa nói với tôi :

        — Hy vọng rằng bà không lợi dụng lúc tôi vắng mặt để sanh thằng nhỏ (vì trong tâm trí ông, đã là một đứa con trai rồi). Tôi đã quá chán vì đã là người cuối cùng được biết vê sự ra đời của con cái, như đối với Vittorio.

        — Ông đừng lo, cứ yên chí ra đi, tôi trả lời trong khi lau nhà. Ông sẽ có mặt ở nhà khi nó ra đời».

        Ngay đêm đó, khi ra đón ông ở ga xe lửa, Morgagni, quản lý tờ Popolo vừa cười vừa nói với ông :

        — Con trai ! Rachele khóe lắm.

        Benito nhảy vào một chiếc taxi, trèo lên cầu thang như gió và ngay cả trước khi nhìn đứa bé, đã nghiêm khắc nói với tôi :

        «Tôi đã bảo bà đợi tôi, sao bà không chịu đợi ? »

        Đàn ông thế đấy, họ muốn làm chủ nhân hai mươi bốn giờ trên hai mươi bốn.

        Để tham dự vào vụ sinh nở này, bằng mọi giá, ông muốn thay mẹ tôi trong những ngày kế tiếp và để làm thức ăn cho tôi ăn. Từ phòng ngủ ăn thông qua nhà bếp tôi cố vẫn cho ông, nhưng tôi thấy ngay là vô ích : Benito đốt cháy tất cả các dụng cụ và tôi không còn có thể dùng để chiên cả một quả trứng nữa. Mặt khác, chỉ trong hai ngày, ông đã tiêu hết tất cả chỗ tiền tôi để dành cho cả tháng. Do đó mới sau 48 giờ tôi đã phải đứng dậy để tránh những tổn hại nặng nề.

        Hơn chín năm sau đó — trong vụ sinh Romano ngày 26 tháng 9 năm 1927 — chúng tôi suýt gặp phải tai họa. Tôi vượt qua những sụ thận trọng bao quanh vụ sinh nở đó vì lần này tôi là vợ của nhà lãnh đạo chính phủ. Người ta áp đặt cho tôi một người nữ hộ sinh và một bác sĩ sản khoa nồi tiếng, ông này đã làm cho tôi phát cáu vì những phương pháp mới lạ và những lời nhắc nhở không ngừng rằng tôi là vợ ông Duce của ông ta, đến mức một hôm tôi chịu không nổi phải nói toạc ra :

        «Ông nên biết rằng khi một người đàn bà sanh con, những cơn đau không có phân biệt giai cấp. Một phụ nữ bình dân, cũng giống như bà hoàng hậu, cũng cảm thấy đau như nhau.»

        Do đó, một hôm lúc đang ở La Mã. chồng tôi được báo tin là tôi sắp sanh. Vì lẽ tin chắc lại là một đứa con trai, ông để cho hãng thông tấn Stefani loan đi báo tin tôi sanh một bé trai, đặt tên là Romano, để tôn vinh thành phố Rome (La mã). Nhưng khi trở về Villa Carpena, nơi tôi ở hiện giờ, vào lúc 17 giờ, sau một chuyến đi nhanh như chớp bằng xe hơi, Benito kinh hãi khám phá ra rằng tôi chưa sanh.

        «Làm sao bây giờ đây ? ông nói với tôi. Hãng thông tấn đã loan tin đi với tất cả các chi tiết.

        — Tôi đâu thể biết được ? Ông đi ngủ đi. Người ta sẽ báo tin cho ông khi tôi sanh.»

        Ông không có vẻ hãnh diện cho lắm !

        Vào nửa đêm, Cina, người nữ hộ sinh của tôi gõ cửa phòng ông :

        «Thưa Dưce, xong rồi, một cậu trai !»

        Nhà tôi khoát vội chiếc áo sơ mi, áo trái, và nhào vào phòng, ông bồng thằng nhỏ hôn hít và la lớn, bình thường ông lúc nào cũng ăn nói dịu dáng :

        « Tốt lắm Rachele ! Tốt lắm ! Bà làm tôi thú quá ! »

        Tôi chẳng hề biết được ông bằng lòng nhiều hơn vì có con trai hay là có được sự xác nhận bản tin đã được loan đi quá sớm cho tất cả thế giới biết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2019, 11:27:50 pm »


        Đến vụ sanh đứa con út, Anna Maria, ngày 3 tháng 9 năm 1929 — lại một đứa con của mùa Noel nữa — cả hai chúng tôi đêu ngạc nhiên như nhau, Benito và tôi cần thận nhờ kinh nghiệm Romano, tôi nói với ông là ngày sanh sẽ chậm hơn hạn kỳ thật sự. Và tôi sanh bất ngờ, không có ông bác sĩ sản khoa luôn luôn năn nỉ xin được nêu tên trong thông cáo phổ biến cho báo chí, không có cả cô đỡ cũng muốn y nhu vậy, tôi làm một mình hết công việc, rồi tôi điện thoại cho Benito tại La mã.

        «Con bé ra đời rồi», tôi bình thản nói với ông.

        — Ai ?

        — Con bé chứ ai.

        — Con bé nào ?

        —  Con chúng ta. Bây giờ ông kiếm tên đặt cho nó đi.

        Và tôi gác máy, rất bằng lòng vì đã có cơ hội giỡn lại ông. Tôi có ý chờ ông gọi lại để hỏi đặt tên đầu như thế nào cho con. Sáng hôm sau, lật tờ báo và tôi được biết là mình vừa sanh một bé gái tên Anna Maria. Đến phiên Benito giỡn lại tôi, nhưng tôi rất bằng lòng : Anna Maria là tên đầu của mẹ tôi...

        Khi đã trở thành ông và bà, Benito cũng giống như những người khác, rất sưng sướng khi chơi đùa với cháu. Điều duy nhất mà ông yêu cầu các cháu là đừng làm ồn vì tiếng động làm ông đau đầu. Nhưng lúc đó với lũ con cháu, thật lắm trò. Duce hay không, bất biết, nhà tôi bò xuông thảm làm ngựa hoặc hò hét om sòm. Tóm tắt, ông có tác phong giống như bất cứ bậc cha mẹ, hoặc ông bà nào khác. Một hôm chúng tôi được mời đến ăn tại nhà Edda và Galeazzo Ciano, Benito biến mất với lũ trẻ trước khi ngồi vào bàn ăn. Thình lình một cô bồi phòng nghe tiếng la sau cửa phòng khách. Cô ta mở cửa và hoảng kinh thấy ông Duce nằm lăn dưới đất, cô ta tưởng ông đau bụng hay bị thương. Thật ra đó chỉ là một trò chơi với Dindina và Cicino, hai đứa con của Edda mả tên thật là Fabrizio và Raimonda.

        Một trong những mối bận tâm của Benito cho con cái là lựa chọn giày cho chúng. Ông bắt buộc chúng mang giày hơi rộng hơn cỡ bình thường.

        «Bà biết không, ông nói với tôi, hồi còn nhỏ tôi đã đau khổ biết bao. Tôi phải mang giày ngay cả khi không còn vừa chân nữa,vì cha mẹ tôi không có tiền để mua đôi khác. Và về sau tôi cũng không đủ sức mua. Vậy thì giờ đây, tôi không muốn các con tôi chịu đựng những nối thống khổ như thế. Chúng phải được thoải mái trong khi mang giày dép » :

        Vẫn nhân chuyện con cái, tôi nhớ một câu chuyện : Trên đầu Benito, phía sau gáy có một mục ruồi lớn. Một người bạn bác sĩ của chúng tôi, Bá tước Pullé, một hôm muốn thuyết phục ông cắt bỏ đi.

        «Duce, không can gì đâu, chỉ vài phút là xong. Cắt bỏ nó đi, trông chẳng thẫm mỹ tí nào.

        — Thẩm mỹ hay không, tôi cóc cần. Bởi vì nốt ruồi này làm cho con cháu tôi vui thích. Chắc chiu của tôi cũng sẽ rất thích vì nó ở đâu vẫn còn ở đấy !»

        Quả thật, trò chơi thích nhất của lũ trẻ con, nhất là Guido, con đầu của Vittorio, gồm có việc trèo lèn vai chồng tôi và chí ngón tay trỏ vào nốt ruồi. Lúc đó, với một giọng the thé, ông Duce làm «dring, dring...» và cười phá lèn như một đứa trẻ con.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2019, 11:01:37 pm »


4

MUSSOLINI TRỞ THÀNH PHÁT XÍT NHƯ THẾ NÀO

        Chúng tôi đã sống ở Milan từ hai năm qua, nghĩa là từ tháng 12 năm 1912, khi nhà tôi được cử làm Giám đốc tờ Avanti, tờ nhật báo chinh thức của đảng xã hội Ý. Một đêm tháng 10 năm 1914 — tôi nhớ là ngày 19 — Benito từ Boiogne về, tỏ vẻ cay đắng và thất vọng.

        « Racbele chúng ta phải làm lại từ đầu. Họ tống tôi ra khỏi tờ bảo rồi.

        — Chuyện gì đã xảy ra ?

        — À, đảng xã hội không đồng ý với chiến dịch báo chí của tôi nhầm cỗ vỏ cho sự can thiệp của Ý bên cạnh Đồng minh trong chiến tranh hiện tại, và trong hội đồng chấp hành người ta xác định rằng lập trường của tờ báo trải với lập trường của đảng. Vì thế, họ loại trừ tôi.

        — Bây giờ ta sẽ làm gì ?

        — Trước hết phải kiếm tiền để sống, rồi để sáng lập một tờ báo khác, vì tôi sẽ hoàn toàn bị mất hướng nếu tôi không thể diễn tả tư tưởng của mình. Tôi phải có tờ báo riêng của mình mới được.

        — Nhưng họ phải trả bồi thường cho ông, họ mắc nợ ông mà ?

        — Tôi biết, nhưng tôi từ chối hết. Tôi không còn muốn thứ gì nơi họ nữa. Tôi nói với họ là nếu cần tôi đi làm thợ nề, nhưng lấy tiền của họ thì không.»

        Tôi như bị sụp xuống hố. Trước hết vì Benito đã bỏ tất cả công của vào tờ báo trong hai năm ấy. Khi ông kế nhiệm Claudio Treves trong chức vụ giám đốc tờ Auanti, tờ báo chỉ bán được 20.000 số mỗi ngày. Trong không đầy hai năm, ông đã nâng con số bản lên đến 100.000. Tôi đã thấy ông viết bài, viết bình luận cho đến một giờ khuya. Đôi khi, trong khi chờ đợi máy in chạy để có thể kiếm soát các ấn bản, chúng tôi đi xem hát và lúc trở về, Benito trải qua nhiều giờ tại tòa báo.

        Tôi lại còn khổ sở hơn vì tính vô vụ lợi thường lệ của ông, ông từ chối lãnh nguyên lương bổng khi ông điều khiển tờ báo. Một vài người lãnh lương cả ngàn lires nhưng phần ông, đế giảm bớt phí tốn cho tờ báo, ông chỉ nhận có 500. Việc này đã làm tôi nổi giận khi ông về Forli bảo cho tôi biết, tôi đã bùng nổ :

        «Tại sao ông để cho người khác hưởng những gì ông xứng đáng hưởng ? Làm sao ông có thể phán đoán liệu số tiền ấy có đủ cho ông hay không? Ai phải đi mua sắm và ai là kẻ biết giá cả?»

        Benito khó mà làm cho tôi nguôi giận và chúng tôi cùng đi Milan sau khi bán tất cả vật dụng để trả tiền xe và tiền ở trọ trong những ngày đầu.

        Nhưng cùng với ngày tháng, tình thế dường như cũng được sắp xếp êm. Chúng tôi đã sắp xếp chỗ ở số 19 đường Castel Morrone, trong một khu vực bình dân tại Milan, và tôi tin là những ngày đen tối đã hoàn toàn biến mất.

        Tôi không thể làm cho mối ưu tư của nhà tôi tăng thêm, nhưng tôi cũng tự hỏi làm sao có 80 lires để trả tiền nhà tháng này và lấy gì để ăn vì trong túi không còn một xu. Vốn thường nghĩ đến vợ con trước hết, với một phản xạ tuyệt diệu, ngay cả vào những giây phứt cuối của cuộc đời, Benito ý thức ngay hiện trạng. Ông đi mượn tiền để ít ra chúng tôi cũng sống cái đã.

        Còn lại là vấn đề tìm vốn để sáng lập tờ báo. Benito tổ chức tại nhà một phiên họp hội đồng chiến tranh, tập hợp vài bạn bè chiến tranh chính trị, và những người thích sáng lập một tờ báo, với Mussolini làm giám đốc. Trong số đó có Filippo Naldi giám đốc tờ Resto del Carlino tại Bologne, Manlio Morgagni sau đó trở thành quản lý tờ Popolo d’ Italia, Nicolas Bonservizi, Sandro Giuliani,

        Lido Caiani, Gino Rocca, Giacomo Di Belsiio. Filippo Naldi có trong túi 200 lires, và đó là số tư bản đầu tiên của tờ báo.

        Morgagni thành công trong việc kiếm được một hợp dòng quảng cáo đầu tiên, trả tiền trước, mang lại 1000 lires tiền mặt mới toanh. Một chiến dịch ghi tên mua báo dài hạn được tung ra và tôi đóng vai trò thủ quỹ vì tôi chịu trách nhiệm giữ tiền được gởi đến và phát biên lai. Ngoài ra Benito và vài người bạn chạy đôn chạy đáo khắp xứ để tìm ngân khoản và nhờ Naldi, một toán gồm một chuyên viên kỹ thuật xuất bản và hai biên tập viên được thành lập. Nhiều tiền ứng trước đã được gởi đến với những hối phiếu đối chiếu. Hãng Messagerie italiane đảm bảo sự giới thiệu tờ báo và phát hành Rồi một công ty mới lại đảm trách tất cả phần quảng cáo cho tờ báo.

        Sau cùng nhà tôi cũng cho ra mắt được số Popolo d'llalia đầu tiên. Đối với ông, tôi tin rằng đó là một chiến thắng vĩ đại trước những đảng viên xã hội cái lương chiếm đa số, trước những kẻ muốn hạ ông, và trước cả chính ông nữa, vì ông không tin mình thành công được. Ngày 15 tháng 11 năm 1914 là một ngày trọng đại, đêm hôm trước đó tôi không thấy Benito đâu. Ông ở lại nhà in, kiểm soát từng dòng từng chữ, toàn diện tờ báo. Dưới tên báo, để chứng tỏ ông vẫn luôn luôn giữ chủ trương xã hội, ông ghi « Nhật báo xã hội ».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:42:28 pm »


        Xanh xao, râu ria không cạo, mệt mỏi, nhưng ông vẫn cứ vui sướng. Nhưng ông biết rằng việc khó khăn nhất có lẽ vẫn còn phải làm, vì các đảng viên xã hội sẽ làm mọi chuyện để tiêu diệt tờ Popolo d’ltalia. Do vậy, chúng tôi bị động viên tất cả : mẹ tôi, tôi, bạn bè để thay phiên đến các sạp báo xem coi tờ Popolo có được trưng bày đàng hoàng không, có bán được khá không.

        Ở nhà, cả một quang cảnh lộn xộn thường trực. Ông tiếp và tiễn đưa liên miên nhiều người mà tôi không hề quen biết. Từ khắp nơi trên nước Ý, những món tiền đóng góp nhỏ được gởi về đôi khi chỉ bốn hay năm lires. Người Ý ghi tên mua báo theo khả năng, nhưng chúng tôi cũng nhận được những món tiền 500 hay 1000 lires. Chẳng bao lâu sau Morgagni điều khiển phần quảng cáo của tờ báo và càng ngày số hợp đồng được ký kết càng nhiều.

        Một hôm chúa nhật, Benito và tôi dắt Edda đi dạo. Chúng tôi dừng lại trước một quán bán báo và nhà tôi, vẻ lạ mặt, hỏi :

        «Tờ này bán chạy không ?

        — Không tệ, người bán báo trả lời, nhưng nếu tờ Popolod' Italia mỗi ngày có một bài của cái ông Mussolini «đầu bự», thì số báo sẽ gấp trăm lần hơn.»

        Nhà tôi vẫn tỉnh bơ như không.

        Người ta kể lại rất nhiều chuyện về Benito và sự khai sinh tờ báo Popolo d’Italia. Người ta nói rằng ông nhận tiền của ngoại bang trả cho để thúc đẩy chính quyền và nhân dân Ý tham chiến bên cạnh phe Đồng minh chống lại Đức và Áo. Tôi có thể đoán quyết rằng Mussolini luôn luôn xác định với tôi ngay từ đầu Đệ I Thế Chiến rằng nước Ý phải đứng trung lập. Nhưng sau trận đánh sông Marne, ông suy đoán rằng đứng ngoài vụ tranh chấp sẽ không mang gì lại cho nước Ý và đến lúc giải quyết chấm dứt chiến tranh, Ý sẽ không rút ra được lợi ích nào cả.

        Nhà tôi giải thích cho tôi biết rằng không bao giờ ông quên được vụ ông bị trục xuất khỏi Trente năm 1908. Và rằng ông sẽ không bỏ qua cơ hội sửa lại biên giới chung giữa Ý và Áo quốc thuộc dòng họ Habsbourg. Ngoài ra, Benito tin tưởng rằng cần phải có chiến tranh thì dân tộc Ý mới ý thức được sự cần thiết của một công cuộc cái cách xã hội rộng lớn. Đối với ông, chiến tranh là một cánh cửa mở hé cho công cuộc cách mạng xã hội. Vả chăng điều này đà xảy ra rồi.

        Ít lâu sau trong một cuộc hội họp sôi động tại Milan, nhà tôi trình bày cho các đảng viên xã hội của thành phố và trong vùng những động cơ làm ông thay đổi thái độ đối với chiến tranh. Ông nói với họ rằng không phải ông quyết định một cách bốc đồng, nhưng quyết định sau khi suy nghĩ lâu dài và thấy rằng không có sự chọn lựa nào khác. Tôi còn nhờ hai câu mà ông đã viện dẫn với tôi khi ông trở về nhà :

        «Họ ghét tôi vì họ còn yêu tôi. Không phải vì xé thẻ đảng viên của tôi mà họ triệt tiêu niềm tin tưởng xã hội của tôi và ngăn cản tôi tranh đấu cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng».

        Riêng về các ngân khoản của người ngoại quốc, tôi có thể chứng nhận rằng tôi chưa bao giờ thấy, nhất là chính tôi là người tập trung tiền bạc trong nhà trong một thời gian. Tôi cũng nói thêm rằng nếu tôi có các số tiền ấy thì các công sự viên, các thợ nhà in đã được trả lương đều đặn, những người khốn khổ... Về sau, năm 1915, Marcel Cachin, vốn là một đảng viên Cộng sản Pháp, quả có đến nhà chúng tôi tại Milan. Tôi nhớ rất rõ ông ta vì ông ta không hiểu cũng như không nói được tiếng Ý, và để hiểu ông ta là, cả một vấn đề đối với chúng tôi một khi Benito không có mặt tại đó.

        Cachin tiếp xúc với chồng tôi nhiều lần, nhưng tôi biết rằng ông ta đã không mang tiền lại như người ta nói. Vả chăng Cachin không phải là đảng viên xã hội hay cộng sản ngoại quốc duy nhất đến tiếp xúc với Mussolini. Chính ông quen biết nhiều người mà ông đã gặp, và đích thân cả Lénine cũng có đến thăm ông tại Milan.

        Vụ đó xảy ra ít lâu sau khi sáng lập tờ Popoỉo d'Tlỉalia.

        Lénine từ Thụy Sĩ đến, muốn thuyết phục ông trở lại tái hội nhập với đảng xã hội. Nhưng Benito khống muốn biết gì khác. Dầu vậy ông vẫn rất thích Lénine mà ông đã quen tại Thụy Sĩ khi làm việc và học tập ở đó. Ông ta ở lại Milan vài giờ rồi quay trở lại Thụy sĩ. Sau đó nhà tôi nói :

        « Lénine gặp may lớn trong đời : ông ta đã chết trước khi Staline ám sát ông ».

        Sau kinh nghiệm hào hứng của việc sáng lập một tờ báo, mà tôi đã sống trong đó, còn có các kinh nghiệm mãnh liệt về các vụ đấu gươm, vì tôi chưa đi đến tận cùng của các sự ngạc nhiên khi sống với Benito Mussolini.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM