Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:51:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ mặt thật Nhà độc tài phát xít Mussolini  (Đọc 14299 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2018, 08:54:35 pm »

            
        - Tên sách : Bộ mặt thật Nhà độc tài phát xít Mussolini (Mussolini Sans Masque)
                         Người dịch : Người Sông Kiên và Lê Thị Duyên

        - Tác giả : Rachele Mussolini

        - Nhà xuất bản Người Sông Kiên và Lê Thị Duyên

        - Năm xuất bản : 1974

        - Số hóa : Giangtvx
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2021, 02:25:46 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2018, 08:04:17 am »


1

MUSSOLINI, ROOSEVELT VÀ TIA SÁNG TỬ THẦN

        «Benito, ông nhớ Nã Phá Luân chớ, ông là người ngưỡng mộ ông ta lắm mà. Ông ta có thế lực mạnh, ngự trị như chủ nhân ông trên toàn cõi Âu châu, có lẽ vượt khỏi cả Âu châu nữa. Nhưng ông ta đã làm gì ? Sau chiến thắng này, ông ta lại tìm kiếm chiến thắng khác. Sau các cuộc chinh phục thành công, ông ta lại muốn nới rộng thêm đế quốc của mình. Và chuyện gì đã xảy ra cho ông ấy, hở Beinto ? Ông ta mất tất cả ! Tất cả đều bị sụp đổ dưới chân ông ! Ông đừng làm như ông ấy ! Ông còn nhớ bài hát mà hồi còn trẻ chúng mình vẫn hát chứ «Nã Phá Luân, với tất cả vẻ oai nghi đường bệ... đã bỏ thây trên đảo Elbe».

        — Nhưng bà muốn tôi làm gì ? Muốn tôi từ chức chăng ? Muốn tôi về Romague nuôi gà chăng? Bộ bà giỡn sao, Rachele !

        — Không, tôi không muốn ông về Romagne nuôi gà ; tôi muốn rằng ông dừng lại kịp thời ; rằng ông vẫn còn sống mà đi vào lịch sử ! Tôi cũng muốn rằng ông hy sinh cho vợ, cho con ông mười hay mười lăm năm sau khi đã cung hiến cho chính trị suốt ba mươi năm trời. Chính trị quá xấu xa tồi tệ, chẳng có khía cạnh nào hay. Ông là người có may mắn được biết những sự xấu xa đó cho đến ngày nay, nhưng hãy coi chừng nhưng gì sắp xảy đến.»

        Đây là những lời mà tôi đã nói với Benito Mussolini, chồng tôi, vào tháng 5 năm 1936 tại Rocca delle Caminate, nhà riêng của chúng tôi ở Romagne. Mấy hôm trước đó, từ trên bao lơn của Điện Palazzo Venezia trước đảm đông quần chúng cuồng nhiệt ông đã tuyên cáo sự hình thành của Đế Quốc Ý sau khi chinh phục được Abyssinie 1. Lúc ấy chỉ có một mình chúng tôi, không có một nhân chứng nào đã tham dự vào cuộc trò chuyện, trong đó tôi cố yêu cầu chồng tôi từ bỏ chính quyền.

        Trong thực tế, không có gì có thể biện minh được cho một cuộc vận động như thế. Vào thời, kỳ ấy, Benito vì chưa quá 53 tuổi — Ông ấy sinh ngày 29 tháng 7 năm 1883 — cho nên sức khỏe còn dồi dào. Về phương diện chính trị, chưa bao giờ ông có một thế đứng vững chắc như vậy, kể cả tại Ý lần thế giới bên ngoài. Chiến cuộc tại Abyssinie sẽ chấm dứt và quân đội chúng tôi đã toàn thắng. Đồng lire hết sức dồi dào, là một trong các đồng bạc vững chắc nhất Âu châu, và các biện pháp trừng phạt do Hội Quốc Liên quyết định tiếp theo sau cuộc chinh phục Abyssinie của Ý đã hoàn toàn thất bại. Người dân Ý đã góp sức làm cho các biện pháp trừng trị ấy phải thất bại bằng cách mang cho vàng của họ để giúp chính phủ trong khí thế một trào lưu yêu nước vĩ đại. Chẳng hạn tại La mã, Nữ Hoàng và cả chính tôi là hai trong số 250 ngàn dân chúng đã ném nhẫn cưới của mình vào trong một chiếc lò than đỏ rực đặt trên tiền đình bằng cẩm thạch của đài kỷ niệm người Chiến sĩ vô danh. Hàng triệu người Ý tại Hoa kỳ bằng một mánh lới khôn khéo đã gởi về hàng tấn đồng mà nước Ý rất cần : họ đã sáng chế một kiểu các-pốt- tan độc đáo, làm bằng một lá đồng trên đó có khắc câu chúc giáng sinh năm 1935. Hàng triệu tấm thiệp như thế đã được gởi về Ý. Ngay cả những nhân vật đối lập nổi danh như triết gia Benedetto Croce hay cựu thủ tướng Vittorio Emmanuele Orlando, cũng đứng về phía hàng ngũ của chồng tôi. Chính ông Duce2 cũng được các quốc gia bên ngoài coi như là một nhà lãnh đạo chính phủ « có óc thực tế», «lỗi lạc» hay «có tài lôi cuốn đặc biệt.»

        Vậy thì không có đám mây đen tối nào xuất hiện ở chân trời cả, thế nhưng hơn bao giờ hết, tôi cảm thấy cần thuyết phục chồng tôi rút lui khỏi đời sống chính trị, nhờ không khí của những ngày nghỉ hè khoan khoái mà chúng tôi cùng nhau trải qua với cả gia đình tại Rocca delle Caminate. Chúng tôi lại càng sung sướng biết chừng nào khi hai trong số các con của chúng tôi, Vittorio và Bruno, vốn là phi công, đã trở về bình an sau những ngày chiến trận tại Ethiopie,

        Cơ hội đã đến với tôi vào một buổi chiều sau một cuộc du ngoạn xa bằng xe hơi trong vùng thôn dã Romagne. Ngay sau khi cơm trưa xong, một mình chúng tôi ra đi trên chiếc Alfa-Roméo. Không có một «vú em» nào đi theo cả, không có thư ký, lẫn tỉnh trưởng, lẫn cảnh sát lo về an ninh. Nhà tôi, một chiếc nón bê-rê sụp xuống tận mang tai, còn tôi, một chiếc khăn quàng quấn quanh đầu, chúng tôi đã vui đùa như những thanh thiếu niên hai mươi tuổi.

        Dọc đường chúng tôi nhiều lần dừng lại trước nhà các nông dân như Benito vẫn thích làm mỗi khi ông trở về Romagne. Và cũng như mọi lần, sau giây phút ngạc nhiên và đầy cảm động đầu tiên, Benito cùng với những nông dân vô danh ấy nói đủ thứ chuyện : chuyện mùa màng, trâu bò nhà cửa và con cái. Đối với những người dân ở Romagne, nhà tôi lúc ấy chỉ còn là ông «Musièn» — Mussolini đọc theo thổ âm — con của Alessandro, một «Fabbro — Ferraio, nghĩa là một thợ rèn. Tôi đã phải kẻo tay ảo ông ta để nhắc chừng giờ giấc.

----------------------
        1. Abyssinie tên cũ của xứ Eihiopie, một xứ ở Đông Phi Châu.

        2. Duce : biệt danh của Mussolini cũng như Fuhrer được dùng để gọi HITLER,
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2018, 08:13:32 am »


        Lúc này, nhà tôi cùng với tôi ở trong vườn, tay áo xắn cao, đang bửa củi. Tôi thì chăm sóc một khóm hoa hồng. Thỉnh thoảng tôi quan sát ông và trông thấy hình ảnh một người sạm nắng, với một vẻ dịu dàng khó tả do tuổi tác đem lại như thế , gần như tôi thông cảm với những người đàn bà đã nhảy choàng vào ông quỳ dưới chân ông hay nhảy xuống biển khi ông đang tắm biển.

        Khi bửa xong hết củi, Benito gọi tôi :

        «Này, Rachele, bà có biết cách đây hai ngày Đức vua đề nghị cho tôi cái gì không ? Ông ấy muốn phong tôi làm Hoàng thân.

        — Tôi hy vọng rằng ông không nhận !

        — Bà nói giỡn sao ? Bà sẽ thấy khi tôi đến một nơi nào đó với một tên môn lại hô lớn : «Hoàng thân Mussolini, đến ! »

        — Còn tôi thì công chúa Rachele Mussolini ! lạy đức mẹ ! kỳ cục quá...

        — Bà đừng lo. Lúc đó tôi ráng giữ nghiêm chỉnh khi trong bụng muốn cười phá lên vì chỉ cần tưởng tượng đến chiếc đầu của tôi được hóa trang thành đầu ông hoàng, và tôi trả lời ông ấy rằng : «Tâu bệ hạ, tôi rất cảm động vì lòng tốt của bệ hạ, nhưng tôi không thể chấp nhận đuợc. Tôi được sinh ra là Mussolini, khi chết đi, tôi cũng vẫn là Mussolini, không có gì thay đổi. »

        — Và Đức vua không nói gì ông sao ?

         — Có chớ ! Ông ấy nói với tôi rằng : «Thì ít ra Ông cung nhậu tước hiệu Quận công chớ ? Tôi cũng đã từ chối».

        Lúc đó, với vẻ hối tiếc Benito nói thêm :

        « Như vậy bà sẽ không phải là công chúa Mussolini lẫn nữ công tước Rocca belle Caminate. Bà vẫn là Rachele Mussolini...»

        Và chúng tôi cười phá lên. Tôi có vẻ không tin câu chuyện tước hiệu mà nhà tôi vừa kể đến nỗi ông phải thề đó là chuyện thật. Nhưng ông nói thêm :

        «Có một người rất muốn được phong làm Quận công đấy là người «anh em họ» của bà, Hầu tước de Sahotino.

        — Bađoglio à? Bộ chiếc huy chưongAnnon- ciade1 và tước hiệu hầu tước chưa đủ cho hắn hay sao ?

        — Không, chưa đủ. Đối với chúng ta chiếc huy chương ấy là quả đủ, nhưng nhiều người khác vẫn muốn được nhiều hơn».

        Tôi cần giải thích rõ rằng chiếc huy chương đeo cổ Annoncia de là loại huy chương hoàng gia cao quí nhất. Nhà tôi đã nhận được huy chương ấy cách đây vài năm và nó ban cấp cho chúng tôi tước hiệu «anh em họ» của Đức vua. Cũng như vậy, chúng tôi cũng là «anh em họ» với Thống chế Bađoglio, người cũng được trao tặng huy chương ấy.

        Cuộc trò chuyện hết sức cởi mở này với Benito là một cây sào tình cờ được đưa ra, lập tức tôi nắm lấy :

        « Này Benito. Tại sao ông không làm hơn thế một chút. Sao ông không nói với Đức vua : « Tâu Bệ Hạ, Ngài đã cho vời đến tôi khi Ý quốc đang ở trong tình trạng hỗn loạn sắp sụp đỗ, đối nội tôi đã tái lập hòa bình và « thịnh vượng, đối ngoại, tôi đã làm cho Ý quốc trở nên vĩ đại và cường mãnh. Giờ đây, người Ý không còn là bọn «Macaroni» nữa ; dân tộc Ý đang hãnh diện vì xứ sở của họ. Trước khi tôi cầm quyền, Ngài là vua Ý, ngày nay Ngài là Hoàng Đế. Tất cả mọi chuyện ấy đều tốt đẹp, tôi xin dâng lại nước Ý trong tay Ngài, và tôi xin ra đi...»

        — Tóm tắt, bà muốn tôi về hưu trí chứ gì ?

        — Không phải, Benito. Ông sẽ viết báo, viết hồi kú. Ông có tờ báo riêng tại Milan, nó được điều hành rất khá ; nó có thể nuôi sống chúng ta nữa là đằng khác. Tôi không đòi hỏi ông phải hưu trí. Nhưng ông hãy nghĩ lại những gì ông đã làm cho nước Ý. Ông còn muốn làm gì hơn ? Chưa bao giờ xứ sở của chúng ta được vĩ đại, được kỉnh nể như thế. Hãy nhìn lại mười lăm năm trước. Đấy là một tình trạng nội chiến. Và bây giờ?»   

        Nhà tôi không nói gì. ông nhíu mày nghe tôi, vẻ ngạc nhiên hơn là tức tối trước những Lời lẽ được tuông ra một mạch của tôi. Tôi phải nói rằng lúc đó tôi đã toan dừng lại, bị kềm hãm bởi sự sợ hãi là đã đi quá xa. Nhưng, những lời tiên đoán của một bà thầy bói người Gitane, lúc tôi mới 16 tuổi, lại hiện ra trong trí tôi : «Cô sẽ được những vinh hạnh lớn lao nhất, bà ta nói với tôi. Cô sẽ được như hoàng hậu. Thế rồi mọi sự sẽ sụp đổ dưới chân cô và tang tóc sẽ giáng lên đời cô...»

        Đột nhiên, tôi chợt thấy rằng phần đầu của lời tiên đoán ấy đã được thể hiện. Tôi đã được tràn đầy vinh dự và tôi đã là «chị em họ» với hoàng hậu... còn phần thứ hai sẽ ra sao?

        «Ông hãy nghĩ lại, Benito. Chúng ta đã có con cái trưởng thành cả rồi. Chúng ta có hạnh phúc; nhưng chúng ta có thể có hơn thế nữa. Tôi biết ! Tôi quá ích kỷ ! Nhưng tôi cũng nghĩ đến ông. Khi ông ra đi để gặp Đức vua tại Hoàng cung năm 1922 và khi ông điện thoại để kể cho tôi chuyện gì đã xảy ra, tôi đã nói với ông những gì ? Tôi đã nói rằng từ nay ông là công bộc của dân tộc Ý và như thế ông tự làm chủ lấy mình. Hôm nay tôi nói: Benito, ông có thể trở lại con người trước đây của ông cộng thêm với sức nặng của sự thành công. Ông sẽ có thể làm trọng tài, là người sẽ được vấn kế, tham khảo mỗi khi có vấn đề đặt ra cho xứ sở. Ông sẽ còn sống mà đi vào lịch sử.

--------------------
        1. Huy chương cao quý nhất của Ý-đại-Lợi được Qnận công Amédéc VI thiết lập năm 1363.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2018, 10:52:11 am »


        «Hãy chấm dứt các quyết định cần phải mang đến cho nhà vua phó thự, các cạm bẫy phải tránh, cuộc sống căng thẳng, lo âu đối với ông và với con cái. Hay dứt khoát với những kẻ chỉ chờ chực bước lầm lạc đầu tiên của ông để vừa cười nhạo báng vừa nói : Mussolini đã lầm lẫn...»

        Tôi dừng lại, thở hào hển, Tôi đã đặt tất cả vào lời cầu khẩn này, gánh nặng của hai mươi sáu năm đầy âu lo, nước mắt, hạnh phúc cũng như tình yêu. Đây là lần đầu tiên, tôi để cho con tim lên tiếng.

        — Benito choàng tay ôm lấy tôi, trìu mến như muốn che chở tôi. Tia nhìn của ông có vẻ xa xôi, có lẽ muốn đo lường con đường phải trải qua. Tôi có cảm nghĩ rằng mình có thể thắng, rằng mơ ước của tôi còn có một chút ít hy vọng cụ thể hóa được. Lúc đó, tôi đặt tay tôi vào tay ông và thì thầm ; «Cố thử đi Benito, tôi van ông !»

        — Đề tôi xem , ông trả lời tôi, với cùng một giọng nói mà tôi lại được nghe chín năm sau, vào giờ khắc của tấn thảm kịch cuối cùng lúc ông nói qua điện thoại yêu cầu tôi chăm sóc con cái : một giọng nói dịu lại vì cảm động. «Tôi sẽ nghĩ đến việc đó, đừng lo. Rachele»

        Thế rồi, chúng tôi trở vào nhà. Từ trên các bậc thềm, tôi quay nhìn trở lại. Mùi gỗ bị đốt cháy trộn lẫn với hương thơm của thông rừng và của hoa cỏ trong vườn ; đồng quê chuẩn bị đi vào giấc ngủ yên lành. Chưa bao giờ cảnh mặt trời lặn đằng sau những đỉnh đồi bao phủ sương chiều thuộc vùng Romagne, nơi chôn nhau cắt rốn của chúng tôi, lại đẹp đến thế...

        Vài ngày sau, nhà tôi trở lại La Mã. Chúng tôi không đề cập lại vấn đề từ chức nữa, vì tôi tính đợi đến những ngày nghỉ hè ở Ríccione sắp đến mới nhắc lại. Ngoài ra tôi biết rằng nhà tôi đã bị những lời lẽ của tôi làm cho bận tâm rất nhiên, như vậy nếu cứ thôi thúc ông ấy mãi, thì đó là một chiến thuật kém hữu hiệu.

        Thế nhưng, lần này thời gian đã phản lại tôi và tôi đã trở thành nạn nhân của cuộc vận động thành công ấy. Ngay khi vừa trở lại La ma, Benito đã đề cập đến vấn đề từ bỏ chính quyền với Achille starace, Tổng thư ký đảng Quốc gia Phát xít, và còn yêu cầu ông nầy ngay cả việc nghiên cứu các phương thức thực tiễn của sự ra đi của ông.

        Hốt hoảng với ý tưởng là sẽ thấy Mussolini rời khỏi chính quyền, starace báo động cho vài chức sắc của chế độ biết. Chính Starace cũng như nhiều người khác đều là các viên chức trung kiên, liêm chính. Đối với họ, ông Duce chưa hoàn tất sứ mạng , ông còn phải tiếp tục lãnh đạo xử sở. Thế nhưng cũng có những kẻ cơ hội chủ nghĩa, những kẻ đã được Mussolini Jôi ra từ bỏng tối, những kẻ chuyên lẫn lộn quyền lợi Quốc gia với túi tham của mình, và là những kẻ đầu tiên phản bội mỗi khi thời cơ biến đổi. Tóm tắt, tất cả đều đồng ý : cần phải ngăn cản Mussolini ra đi bằng mọi giá. Tôi biết rằng họ sẽ không thiếu các luận cứ thuyết phục trong đó chẳng hạn có tình trạng cộng sản thâm nhập vào Tây ban Nha khiến cho ông Duce đã phải gởi quân viện cho Tướng Franco.

        Rót cuộc nhà tôi đành để cho bị thuyết phục và từ bỏ ý định rời khỏi chính quyền. Ngoài các lý do chính trị, nhiều yếu tố khác cũng xoay ra chống lại tôi. Thoạt tiêu là sự kiện Benito tiết lộ dự tính quá sớm: tôi không có mặt ở đó và vì thế không thể đặt sức nặng của sự can thiệp lên đĩa cân bên kia. Thứ đến là tôi đã quên mất rằng một bậc nam tử khó mà từ bỏ những gì thủ đắc được sau công trình tranh đấu gian khổ. Sau bao năm hoạn nạn, giờ đây Benito Mussolini đang thưởng thức mùi vị êm dịu của sự thành công và để cho hào quang chiến thắng làm cho say sưa mê mệt. Mấy ngay trước đây trên bao lơn của Điện Palazzo Venezia, ông đã nhìn ngắm cả một biển người xao động tận lực reo hò theo nhịp : «Duce ! Duce » để chứng tỏ sự hậu thuẫn toàn diện của dân tộc Ý dành cho ông. Làm sao tôi có thể quên được giờ khắc trong đó chính tôi, tay dắt hai con nhỏ Romano và Anna Maria, chìm ngập trong biển người như một kẻ vô danh, đang lắng nghe bài diễn văn ông đọc qua máy phóng thanh, cổ họng như thắt lại vì cảm động, tôi tự để cho mình bị lôi cuốn say sưa, bằng cách tự nhủ : «Nếu những người này biết rằng mình là vợ của người đang nói và đang được hoan nghênh... Rằng đêm nay khi về nhà, ông ấy hỏi mình : « Sao? bà thấy sao về bài diễn văn của tôi...»

        Vào cuối tháng sáu năm ấy, Benito Mussolini lại có cơ hội thay đổi chiều hướng tiến triển của thời cuộc : khoa học gia vật lý trứ danh của Ý, Guglielmo Marconi đã hoàn tất một phát minh thật cách mạng. Nhờ một tia sáng, ông có thể làm ngưng mạch điện của tất thảy mọi loại động cơ chạy bằng máy từ điện. Nói vắn tắt, từ xa ông có thể làm cho xe hơi, xe gắn máy ngưng chạy và còn có thể hạ cả máy bay nữa. Một cuộc thí nghiệm được thực hiện, vài tuần lễ sau một biến cố mà tôi đã sống qua, đã có thể đốt cháy hai máy bay trên cao độ hai ngàn thước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2018, 09:48:14 am »


        Tôi chủ ý viết « biến cố mà tôi đã sống qua »; bởi vì, tôi đã tham dự ngoài ý muốn vào một cuộc thí nghiệm tia sáng ấy trong lúc tôi đang di chuyển trên xe riêng.

        Hôm đó, trong bữa ăn trưa, tôi nói với Benito rằng chiều nay tôi sẽ đi Ostie, bãi biển danh tiếng gần La mã, để kiểm soát công việc mà chúng tôi đang cho thực hiện trên một thửa đất canh tác của gia đình. Nhà tôi cười và trả lời tôi:

        «Từ 15 giờ đến 15 giờ 30 bà hãy có mặt trên xa lộ La mã — Ostie. Bà sẽ thấy có chuyện lạ sẽ làm bà ngạc nhiên...»

        Vào lúc 1 giờ tôi rời Biệt thự Torlonia nơi cư trú của chúng tôi tại thủ đô, và dùng xe hơi để đi Ostie như đã dự tính. Trên xe chỉ có một mình tôi và người tài xế, một cảnh sát viên mặc thường phục của cơ quan an ninh. Trong phần đầu của lộ trình, mọi chuyện đều êm thấm. Trên xa lộ; mặc dầu đã được mở cho công chúng xử dụng nhiều năm trời rồi — từ 1929 hay 1930 gì đó — lưu thông cũng không có gì đông đúc, bởi vì phương tiện xe hơi lúc ấy chưa được coi là vừa tầm mua sắm của tất cả mọi người.

        Vào khoảng chừng nửa đường giữa La-mã và Ostie, động cơ xe ngừng lại. Vừa lầm bầm trong miệng, người tài xế xuống xe và chúi đầu vào dưới nắp đậy máy xe. Anh ta xáo lực lung tung, vặn vít, mở vít, rồi vặn vào lại; anh ta thổi vào ông dẫn xăng, chẳng ăn thua gì. Động cơ không muốn chạy trở lại. Thình lình một chiếc xe hơi chạy cùng chiều cũng đứng dừng lại cách xe tôi một khoảng ngắn. Người lái xe cũng chúi mũi vào đầu máy. Rồi, như vẫn thường xảy ra trong các trường hợp tương tự, ông ta xoay qua nói chuyện tầm phào với người đồng hành bất hạnh của ông ta, nghĩa là viên tài xế xe tôi.

        Phía trước, cách vài trăm thước, nhưng theo chiều ngược lại, tôi trông thấy nhiều xe hơi và gắn máy khác dừng lại. Càng lúc tôi càng ngờ vực và nghĩ lại những lời nhà tôi nói lúc ăn trưa. Tôi nhìn đồng hồ : 15 giờ 10. Bẹnito đã nói với tôi: «Bà hãy có mặt trên xa lộ trong khoảng 15 giờ đến 15 giờ 30, bà sẽ thấy chuyện lạ...»

        Nói thật ra, tôi chẳng hiểu gì cả, nhưng có một điều chắc chắn : chung quanh chúng tôi, dọc theo hai chiều của xa lộ La-mã — Ostie, trong một chu vi vài trăm thước, tất cả những gì chạy bằng động cơ đều bị «ăn banh». Có chừng ba mươi chiếc xe đủ loại. Tôi gọi viên tài xế và nói với anh ta :

        « Hãy đợi cho đến 15 giờ 30, nếu xe không chạy lại, lúc đó rồi hãy tìm cách sữa chữa».

        — Nhưng thưa Bà, mới có 15 giờ 15, tại sao phải chờ đến 15 giờ 30 nếu tôi có thể tìm ra nguyên nhân xe bị hỏng trước đó ?

        — Đúng vậy... Đúng vậy.

        Đến 15 giờ 35 tôi bảo anh ta thử mở máy lại. Tất nhiên là động cơ chạy ngay trong lần mớ máy đầu tiên. Những người lái xe khác gần đó cũng mở máy xe khi nghe tiếng động cơ xe tôi chạy. Tất cả đều nổ máy như chẳng có gì xảy ra cả.

        « Tại sao Bà bảo tôi chờ cho đến 15 giờ 30 ?» viên tài xế hỏi tôi vẻ ngờ vực.

        — Chẳng là một ý nghĩ thoáng qua vậy thôi..»

        Anh ta không ráng hỏi thêm, nhưng tôi cảm thấy rằng nhiều câu hỏi đã đượ’c đặt ra trong đầu anh ta. Suy cho cùng, một cảnh sát viên được đào tạo để đặt câu hỏi với người khác, theo thói quen. Lần này sự việc xảy ra đã làm thay đổi anh ta. Tuy nhiên anh ta không phải là người độc nhất, bởi vì ngay chính cả tôi cũng vậy, tôi rất muốn biết nguyên do. Tôi quyết định sẽ bắt Benito trả lời một cuộc thẩm vấn đúng qui tắc mới được.

        Lúc trở về, người tài xế nói với tôi khi anh ta mở cửa xe :

        « Tôi sẽ làm một báo cảo, vì câu chuyện chiếc xe tụ nhiên dừng lại đột ngột rồi chạy lại cũng đột ngột, như thế là một chuyện kỳ lạ. Bà sẽ nói chuyện ấy lại cho ông Duce chứ, thưa bà ?

        — Tắt nhiên là tôi sẽ hỏi !»

        Buối tối khi dùng bữa, sự việc không kéo dằng dai. Vừa ngay khi ngồi xuống ghế, tôi chú ý rằng nhà tôi đang quan sát tôi với nụ cười nơi khóe miệng.

        « Này Benito, tôi tấn công ngay, ông có biết chuyện gì xảy ra hồi chiều không ? Xe chúng tôi đã bị hỏng máy trong suốt nửa giờ trên xa lộ, từ 15 đến 15 giờ 30. Và không phải chỉ một mình chúng tôi đâu. Cỏ cả 30 chiếc xe, đang lưu thông trên hai chiều của xa lộ mới lạ chứ !»

        Lập tức các câu hỏi được tuôn ra từ khắp các cửa miệng đang ngồi xung quanh bàn ãn.

        Vittorio và Bruno vốn là các phi công nên đã suy nghĩ như là các kỹ thuật gia, nhất là Vittorio vẫn biết rất rành về động cơ máy nổ. Nhưng đối với Romano và Anna Maria thì như là tôi đã nằm mơ hay là kể chuyện cổ tích.

        Không ai tìm được cách giải thích điều bí ẩn này. Sau cùng chỉ một mình ông Duce nói.

        «Đúng, Má có lý. Hồi chiều nay đã có một cuộc thí nghiệm được thực hiện trên quãng xa lộ La mã — Ostie. Má các con đã có thể theo dõi kết quả cuộc thí nghiệm. Ba tin rằng các kết quả ấy rất thú vị.»

        Về cuộc thí nghiệm này, ông giữ im lặng và không muốn trả lời bất kỳ một câu hỏi nào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2018, 10:32:59 am »


        Sau bữa ăn tối, chúng tôi tham dự một cuộc chiếu phim thời sự và một phim tuồng như mọi đêm khác hay gần như thế trong phòng khách chính ở tầng trệt của Biệt thự Torlonia. Như thường lệ, sau khi xem đoạn đầu của cuốn phim tuồng, nhà tôi kín dáo rời phòng khách và ra dấu cho tôi đi theo. Chúng tôi cùng lên lầu vào phòng làm việc của ông.

        Khi nào nhà tôi không có việc gì làm, chúng tôi có thói quen ngồi chuyện vãn chừng nửa giờ trước khi đi ngủ. Benito kể cho tôi nghe các chuyện xảy ra trong ngày, những nhân vật mà ông tiếp kiến, những vấn đề làm ông điên đầu. Phần tôi thì thuật lại những chuyện đại dột của con cái mà ông vội vàng đứng ra xin lỗi tôi ngay, và đôi khi tôi báo cáo cho ông tin đồn ngoài phố liên quan đến tình hình, đến các ông Tổng Bộ Trưởng và liên quan ngay đến cả ông nữa.

        Đêm ấy, nhà tôi không đề cập đến vấn đề nào thuộc loại ấy, Vừa được cùng nhau ở riêng biệt, ông vội nói với tôi ngay :

        «Bà biết không, Rachele, những điều mà bà chứng kiến hồi chiều là một cuộc thí nghiệm tối mật. Đây là một phát minh của Marconi có thể giúp cho nước Ý có được một sức mạnh quân sự vượt lên trên tất cả mọi Quốc gia trên thế giới.» Và ông kể lại đại khái thế nào là tia sáng, mà có người, Benito nói thêm, mệnh danh là «tia sảng tử thần». «Dầu sao, nhà tôi minh xác, tia sáng ấy vẫn còn trong vòng thí nghiệm. Marconi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm và ông ta đang tự hỏi không biết liệu nó có tác dụng gì đối vời con người không. Chẳng hạn, - liệu có thể làm tê liệt tạm thời các sinh vật nhờ phát minh này không. Nhà tôi nói thêm rằng trong thời chiến, phát minh ấy làm cho Ý quốc có được một vũ khí bí mật có thể vây hãm địch quân và tiết kiệm được hàng ngàn sinh mạng con người. Bà có thể hình dung phần nào sức mạnh mà chúng ta có thể có được hay không ?»

        Tôi như bị ngộp thở vì tưởng tượng những gì mà Guglielmo Marconi có thể làm được. Edda, con gái đầu của tôi cũng đã dự kiến và ngay cả tham dự vào hai trong số các cuộc thi nghiệm của ông la. Cô bé đã kể lại với tôi những gì nó thấy : lần đầu, từ trên chiếc tàu dùng làm phòng nghiên cứu chiếc Electro, Marconi đã thắp sáng cả các đèn điện của thành phố Sydney nhờ một chiếc máy truyền điện. Một lần khác lúc ở Thượng Hải, nó có thể nói chuyện với ba nó lúc đó đang ở trên chiếc Electrn, và như vậy, lần đầu tiên, liên lạc vô tuyến tầm xa được thiết lập.

        «Marconi sẽ cho chế tạo nhanh chóng nhiều máy móc phóng ra tia sáng nầy, nhà tôi nói tiếp, lúc đó nước Ý sẽ trở thành hầu như vô địch, ít ra là cho đến khi nào có một phát minh mới chống lại sáng chế của ta...»

        Bốn năm sau, nước Ý lâm chiến. «Tia sáng tử thần», theo như lời nhà tôi, có thể thay đổi cuộc diện tình hình... nếu xứ sở chứng tôi có sẵn trong tay vũ khi ấy.

        Thế nhưng, Giáo Hoàng Pie XI, hoảng sợ vì khám phá mới ấy và vì tầm mức tàn hại mà nó có thể gây ra, đã yêu cầu Marconi đừng phổ cập phát minh ấy, ngưng tất cả mọi cuộc nghiên cứu và phá hủy những kết quả đã thực hiện được. Nhà Bác học vốn rất thân thiết với Benito đã đến thông báo một cách trung thực cuộc hội kiến vừa qua với Đửc Giáo Hoàng và hỏi nhà tôi cần phải làm gì trước tinh trạng lương tâm khó xử được đặt ra như vậy, Benito không muốn đặt một người vừa đến tâm sự với mình vào tinh cảnh quẫn bách, và những sự cẩn thận của nhà tôi rốt cuộc đã thắng các lý lẽ Quốc gia : ông cho phép Marconi bỏ rơi công cuộc nghiên cứu về tia sáng tử thần. » Năm sau, nhà bác học qua đời và các công sự viên nối tiếp sự nghiệp cửa ông đã không còn chủ tâm đến phát minh ấy nữa.

        Ngay cả người Đức sau đó cũng thử tìm hiểu «tia sáng tử thần» là gì: họ đã không bao giờ đạt được kết quá bởi vì tất cả dấu tích của công trình phát minh ấy đêu đã biến mất.

        Một hôm tôi hỏi ông Duce tại sao Guglieliuo Marconi lại đi kể chuyện phát minh ấy cho Giáo Hoàng Pie XI nghe làm gì. Nhà tôi trả lời rằng nhà vật lý học có những tương quan rất chặt chẽ với Tòa thánh Vatican. Không những ông chỉ đã thiết trí đài phát thanh cho Tòa Thánh, nhưng năm 1929 ông còn được Tòa Thánh chấp thuận cho hủy bỏ cuộc hôn nhân của ông. Quyết định ấy đã một thời gây nhiều xúc động vì Marconi đã có con. Từ đó ông rất thụ cảm đối với những gì do Đức Giáo Hoàng đề nghị. Tôi tin rằng nếu ông Duce yên cầu ông ta chọn lựa giữa quyền lợi của Ý và tương quan với Tòa Thánh, ông ta sẽ không ngần ngại gì. Nhưng Benito Mussolini muốn chứng tỏ tâm hồn quảng đại của ông...

        Khoảng một năm sau hai câu chuyện từ chức và tia sáng tử thần ấy, nhà tôi lại có cơ hội, thay đổi vận mạng của ông và của nước Ý một lần thứ ba. Đấy là vào tháng 10 năm 1937.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2018, 10:24:45 pm »


         Vào thời ấy Vittorio, con tôi, là nhà sản xuất phim ảnh, và nó nghĩ rằng thị trường Mỹ quốc, một thị trường quan trọng nhất thế giới theo những gì nó trình bày với ba nó, có thể là một ngõ thoát rất tốt cho kỹ nghệ điện ảnh của Ý. Mặt khác, một số tư bản phát sinh từ công cuộc khai thác phim Mỹ tại Ý đang bị phong lỏa trong các ngân hàng của Ý. Vì thế dự định của Vittorio là thực hiện phim ảnh tại Ý, nhằm khai thác các đề tài trữ tình chẳng hạn, với số tư bản ấy, rồi tung chúng vào thị trường Hoa kỳ. Làm như vậy là giúp các công ty Mỹ thâu hồi lại vốn đồng thời lại xuất cảng được nền văn hóa Ý và thúc đẩy kỹ nghệ điện ảnh trong xứ hoạt động. Tiếp theo sau nhiều cuộc tiếp xúc sơ hộ với người Mỹ, một cuộc du hành sang Hoa kỳ đã được dự liệu.

         Vittorio sợ rằng thân phụ sẽ chống lại dự tính đó vì lẽ không khí chính trị giữa hai quốc gia không được thuận lợi lắm. Nước Ý đã giúp Tướng Franco để đánh cộng sản tại Tây ban Nha, và người Hoa kỳ, ít ra cũng là chính phủ của họ, đã không nể nang gì cả trong các sự chỉ trích của họ về vấn đề ấy.

         Song le, Benito lại tỏ ra thích thú trước dự định ấy và chấp thuận đề nghị của con trai, để cho Vittorio lên đường sang Mỹ. Tại Hoa kỳ, Vittorio đã qua nhiều cuộc tiếp xúc, thăm viếng phim trường, tóm tắt, nó lo công việc của nó. Ít lúc trước khi lên đường nước, nó được báo cho biết rằng Tổng Thống Hoa kỳ và bà Roosevelt muốn được tiếp Vittorio tại tòa Bạch ốc. Thật ra, lời mời ấy không có gì gây ngạc nhiên, bởi vì trước đó mấy tháng, nhà tôi đã tiếp con trai của Tổng Thống  Mỹ John Roosevelt tại Điện Palazzo Venezia, nhân dịp ông này ghé ngang qua La mã. Vittorio nghĩ rằng, Tổng Thống Roosevelt cũng làm như thế vì phép xã giao.

         Cuộc tiếp xúc diễn ra ngày 13 tháng 10 năm 1937. Cùng hiện diện trong buổi tiếp kiến ấy còn có Fulvio Suyich, Đại Sứ Ý tại Hoa thạnh đốn và Đại Sứ Philips của Hoa kỳ tại La mã. Vittorio được tiếp tại phòng khách «Lò sưởi», đấy là một căn phòng nổi tiếng vì chính là nơi mà Roosevelt ngỏ lời với dân chúng Mỹ qua đài phát thanh về tình hình đất nước. Bà Roosevelt đãi trà và câu chuyện tầm thường nhưng rất là tao nhã diễn ra quanh cuộc du hành của Vittorio tại Mỹ và của con trai Tổng thống tại Ý. Đoạn, theo lời Vittorio kể lại, Roosevelt bước vào tham dự cuộc nói chuyện với thái độ hết sức nồng hậu. Ông ta đề nghị Vittorio kéo dài thêm cuộc du hành tại Mỹ và phát biểu rất nhiều điều tốt đẹp về nước Ý.

         Đến một lúc, với tất cả sự từ tốn hòa nhã, ông ta nói với Vittorio :

         Ông làm ơn chuyển đến Thủ tướng Ý những kỷ niệm tốt đẹp nhất của tôi và nói rằng tôi hết sức mong ước được gặp ông. Tôi muốn có một cuộc tiếp xúc riêng với ông để hiểu biết nhiều hơn các vấn đề liên quan đến hai Quốc gia chúng ta. Ý quốc là xứ duy nhất mà Hoa kỳ có thể duy trì các bang giao tốt đẹp nhất, mà không làm sụp đổ các truyền thống dân chủ. Sở dĩ có như vậy là nhờ lịch sử, vị trí địa dư của nước Ý và trụ sở của giáo hội công giáo được đặt trên đất Ý. Mister Mussolini, Roosevelt nói tiếp, là người duy nhất có thể giữ cho Âu châu được thăng bằng. Đức quốc và Nga sô là hai cực đoan đối với Hoa kỳ và không có gì có thể làm được với hai xứ ấy cả.»

         Đề chấm dứt, Tống thống Hoa kỳ nói thêm với Vittorio :

         «Tôi biết rằng Mister Mussplini không thể rời khỏi xứ lâu ngày được. Tôi cũng thế. Vậy anh vui lòng nói lại với ông rằng tôi đề nghị một cuộc gặp gỡ tay đôi tại một vùng trung lập, trên một tàu thủy đậu ngay giữa biển khơi, chẳng hạn. Và tôi sẽ rất sung sướng nếu cuộc gặp gỡ ấy được tổ chức chậm lắm là vào mùa xuân năm tới».

         Khi về nước, ngay khi vừa đến nhà, Biệt thự Torlonia, tối đó Vittorio đã kể lại cuộc gặp gỡ kỳ dị tại Hoa Thịnh Đốn. Nó còn nhấn mạnh điểm chính Roosevelt đã nói rằng, ông ta thích dùng các phương cách bất thường để đưa ra để nghi vì theo ông ta như thế tốt hơn, nhưng sau đó, các nhà ngoại giao đôi bên có thể đảm trách phần chi tiết.

         Nhà tôi đã có vẻ muốn chấp thuận một diễn tiến thuận lợi cho dự định gặp gỡ này mặc dầu đối với ông việc ấy nhuốm màu sắc phiêu lưu « rất có vẻ Mỹ». Tuy nhiên, ông nói rằng ông chưa hoàn toàn tin ở lòng thành thật của Roosesvelt và ông thích tiếp xúc với một Tổng thống khác của Mỹ hơn. Dưới mắt ông, bên trong vẻ dân chủ biển kiến, thật ra Rooseselt đã áp dụng một chế độ độc tài thật sự. Mặt khác, vẫn theo Benito, ông ta cũng đã phạm cùng những sai lầm về Âu châu như các người tiền nhiệm của ông ta. Tôi còn nhớ rằng năm 1919. khi trở về nhà sau một buổi tiếp tân khoản đãi Wilson tại Milan, trong đó nhà tôi được mời với tư cách chủ nhiệm tờ báo Benito đã nói với tôi rằng ông rất thất vọng về Tổng thống Mỹ và chinh sách vị kỷ của ông ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2018, 08:57:04 am »

     
         Mặt khác, lời mời này đã đến chậm mất một tháng, bởi vì vào cuối tháng chín, Benito đã thực hiện một cuộc du hành đầy thắng lợi trong năm ngày tại Đức và giờ đây, mối tương quan với ông Fuhrer quả chặt chẽ đến nỗi không còn có thể trở mặt được nữa.

         Dầu sao, nếu như Roosevelt đừng có tấn công nước Ý quá dữ dội như thế vì chuyện giúp đỡ Franco, nếu như ông ta đừng có đặt trên cùng một bình diện ngang nhau ba thứ « tai họa » là chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa Phát xít, và như thế là gạt bỏ hoàn toàn vai trò điều hợp của Mussolini, rất có thể là có một cái gì đó đã xảy ra. Nhất là khi mà Benito có những tương quan tuyệt hảo với báo giới Hoa kỳ, và tại đó, ông rất được quý trọng.

         Có một hôm, tất nhiên là trước đó rất lâu mãi từ năm 1910, một tuần san xã hội đã yêu cầu nhà tôi qua Mỹ ở để điều khiển ấn bản hàng ngày của tờ báo ấy. Chúng tôi đã toan tính đi rồi, nhưng Benito đã từ chối cuộc hành trình chỉ bởi vì lúc ấy tôi đang thai nghén Edđa. Nhà tôi đã sợ rằng tôi có thể lâm bệnh dọc đường.

         Khi ở trong một trại tập trung vào lúc chiến tranh kết liễu, tôi có kể cho một sĩ quan Mỹ nghe rằng nhà tôi đã từng có thể qua sống tại Hoa kỳ, thì ông sĩ quan này trả lời tôi :

         «Thưa bà, bà nên rõ rằng chúng tôi sẽ đã có thể bầu Benito Mussolini làm Tổng Thống Hiệp chủng quốc»

         Trong thực tế, Benito Mussolini đã có nhiều cơ hội thay đổi diễn tiến thời cuộc, có thể làm biến đổi Lịch sử. Nhưng rất thường, như là đã xảy ra sau này, định mệnh của ông đã dính liền với số phận binh khoa, với vận may.

         Ngược lại, trong ba trường hợp mà tôi vừa kể, nhà tôi nắm tất cả mọi lá bài trong tay : ông có thể quyết định một mình không cần lệ thuộc vào bất cứ ai cả.

         Và tại đó, vai trò lãnh đạo chính phủ bị lu mờ trước bản chất con người. Chính phẩm cách cao quý hay những khiếm khuyết của con người đã lấn bước trước các nhận định chính trị.

         Khi hành động như thế, Mussolini đã có lý hay không, tôi không muốn phê phán gì, nhưng tôi nghĩ rằng điều đó xứng đáng được mọi người biết đến.

         Và nếu phải kể thêm một biến cố khác, trong đó con người, trong một giờ khắc quyết định nào đó của cuộc đời, đã hành động nhịp nhàng với chính cá nhân mình, nghĩa là nghĩ đến kẻ khác trước tiên, thì tôi có thể nói rằng ngày 25 tháng 4 năm 1945, ba ngày trước khi chết, nhà tôi có thể trốn thoát được, có thể qua Tây ban nha tỵ nạn, và có lẽ sẽ có một số phận khác hơn !à số phận mà ông đã phải nhận chịu.

         Chính Vittorio đã kể lại sự việc cho tôi nhiều năm sau khi chiến tranh chấm dứt và chính con tôi là kẻ đã nghĩ ra dự tính mà trong đó, duy chỉ có thiếu một chi tiết : sự đồng ý của thân phụ nó. Ngày 25 tháng 4, Vittorio đã có tiếp xúc rất lâu với Tướng Không quân Bonomi. Nó trình bày ý định đem thân phụ qua Tây ban Nha tỵ nạn. Tướng Bonomi liền dò hỏi tình hình và đảm bảo rằng tại phi trường Ghedi gần Brescia, có nhiều phi cơ ba máy sẵn sàng cất cánh, ông ta đảm bảo có thể đưa Benito lên một trong các phi cơ ấy và đưa ông đến tận Tây ban nha, nhưng phải hành động gấp.

         Hôm ấy, ngày 25 tháng 4, Benito đang ở tại Milan. Ông có mặt trong tòa thị chinh, và các cuộc hội họp được tổ chức liên tiếp để định đường lõi hoạt động. Sau nầy tôi sẽ trở lại những ngày cuối cùng ấy, hiện tại, tôi chỉ nhấn mạnh theo như lời xác nhận của con tôi rằng, nhà tôi đã tỏ ra hoàn toàn dửng dưng về số phận của chính ông. Thật thế, Vittorio đến gặp thân phụ từ buổi sáng. Ông đang ở một mình trong văn phòng. Bên ngoài, trong sân, trong các hành lang cả một không khí xao động chưa từng có, mỗi người ai cũng có một ý kiến, mọi người đều tìm kiếm một giải pháp vô vọng. Con tôi bèn cấp tốc trình bày dự định sợ rằng sẽ bị ngắt quãng. Nó quả quyết rằng một khi được an toàn rồi. ông có thể thương thuyết ký kết hiệp ước với Đồng Minh, bởi vì ông có thể được xem như là một người đối thoại có giá trị và như thế, ông có thể giúp nước Ý vượt qua cơn khó khăn. Tóm tắt, con tôi cố thuyết minh bằng lý lẽ hùng hồn tối đa cũng như tôi khi khấn cầu ông từ bỏ quyền hành ngay trong thời kỳ vinh quang tột đỉnh,

         Benito nghe con nói mà không hề có một phản ứng cỏn con nào từ đầu đến cuối, và khi Vittorio dứt lời, ông cười và chỉ tay về phía cửa, nơi để lọt vào những tiếng thì thầm bên ngoài, ông hỏi con :

         «Con tưởng đó là giải pháp tốt đấy ư? Được rồi! Thế nhưng mà con sẽ dùng chiếc máy bay nào để chở cho hết những đoàn viên phát xít ngoái kia và những người đang còn ở khắp miều Bắc nước Ý nữa ?...»

         Và cũng giống như trường hợp ông đã hứa ở lại chính quyền chín năm về trước bởi vì nghĩ rằng mình còn có ích cho nước Ý, sau cùng, trung thành với chính mình, vào giờ khắc mà định mệnh đã điểm, ông đã ước tính rằng không nên rời bỏ những người mà ông đã kéo theo mình. Tôi không tin rằng ông đã nghĩ đến chủ trương anh hùng cả nhân, nhưng — chúng tôi đã nói đến điều đó mấy ngày trước đó — ông thấy rằng thải độ ấy của ông là thật tình hoàn toàn đúng lý.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2018, 11:51:28 am »

       
2

SÚNG LỤC CẦM TAY MUSSOLINI CƯỚI ĐƯỢC TÔI

         Khi biết tồi sẽ viết cuốn bộ mặt thật nhà độc tài phát xít Mussolini, tại Ý cũng như tại ngoại quốc phản ứng thật là nhiều. Vài người đã nói và viết rằng tôi sẽ không quên trình bày Mussolini dưới một ánh sáng thuận lợi, tìm cách xin lỗi về những lầm lẫn của ông. làm cho mọi người tha thứ ông.

         Những người ấy tỏ ra khôn g biết gì về tôi cả. Tôi hẳn đã phải được coi như là một người đặc biệt  khách quan và không bị nhuốm màu sắc chính trị nào để vào năm 1945, lúc nhà tôi đã mất và tôi thì đang bị cầm tù, một dân quân du kích mới đến tìm tôi và nói một cách bí mật :

         « Donna Rachele, xin bà đừng lo ngại gì cả. Chúng tôi đã nhận được lệnh rõ ràng của Mạc tư khoa là không đụng đến một sợi tóc của bà... »

         Khi Benito còn ở chính quyền, tôi đã không ngần ngại đe dọa rằng tôi sẽ đi một mình đến công trường trước Điện Venezia và la lớn qua cửa sổ của ông : « Đả đảo Mussolini ! » bởi vì tôi không chấp nhận tình trạng ông lại có thể đặt lòng tin nơi những cộng sư viên mà tôi có bằng chứng về những hành động phản bội của họ.

         Không, không bao giờ tôi tìm cách van xin ai tha thứ cho Mussolini, bởi vì tôi thấy Mussolini không có gì cần phải xin được tha thứ. Ông đã gây ra chiến tranh ! Nhưng đâu có phải ông là vị lãnh đạo chính phủ độc nhất đã làm việc đó ?

         Điểm duy nhất mà người ta có thể trách cứ ông là ông đã thua trận. Nhưng ngay cả về phương diện này, các lãnh tụ quân sự thời đó hoặc các Tổng trưởng mà nay hãy còn sống cũng nên tự vấn lương tâm của mình. Họ sẽ thấy liệu trong một lúc nào đó, họ có «phạm tội» hay không. Vì ông liên minh với Hitler ư ? Thi hãy cứ mở những hồ sơ văn khố mật ra mà xem, và ta sẽ thấy đâu có phải Mussolini không tận lực làm mọi chuyện để cứu vãn hòa bình "! !:

         Do đó tôi không muốn có vụ tha thứ hay lòng thương hại gì cả đối với ông cũng như đối với tôi. Người ta xì xầm với nhau rằng tôi là một người vợ khốn khổ, bị bỏ rơi, bị lừa dối, khuất phục và nhẫn nhục. Ở vào tuổi 83 hiện tại, tôi có thể khẳng định rằng tôi chẳng hề bị lâm vào bất cứ một trong các tình trạng trên. Tôi đã sống cuộc đời tôi mong ước, tôi chẳng bao giờ bị khuất phục hay bị nhục nhã. Trái lại tôi là người đàn bà được biết nhiều tin tức nhất nước Ý là đàng khác. Còn biết nhiều tin tức hơn cả một vài giới chức cảnh sát chính thức nữa, nhờ hệ thống tổ chức tình bảo riêng của tôi. Riêng đối với các vụ chinh phục phụ nữ của nhà tôi thì đó là vấn đề của tôi. Tôi xác nhận rằng có ba người trong số các phụ nữ ấy đã làm tôi đau khổ : Ida Dalser, Margherita Sarfatli và Clara Petucci. Nhưng đâu là người đàn ông không lừa dối vợ một lúc nào đó trong cuộc đời ? Mussolini là ông Duce. Người ta chú ý đến ông nhiều là chuyện thường tình...

         Nhưng nếu kiêu hãnh một chút, tôi có thể nói rằng trong tất cả những phụ nữ đã từng ở trong vòng tay của Benito, tôi là người duy nhất biết rõ về ông. Nghĩa là người duy nhất có thể nói về «bộ mặt thật của Mussolini » bởi vì tôi đã khám phá ra bộ mặt thật của ông từ khi mới lên bảy tuổi.

         Đấy là năm 1900, Hồi đó tôi 10 tuổi và Benito 17, Ông là đứa lớn nhứt của ba người con thuộc gia đình Mussolini. Thân mẫu ông, Rosa Maltoni, cô giáo của tôi, dịu dàng và có vẻ ẫn dật chừng , nào, thì thân phụ ông, Alessandro Mussolini lại là một nhân vật danh tiếng chừng đó tại Roniagne và ngay cả tại ngoại quốc nữa.

         Gia đình Mussolini sống tại Dovia, một ấp thuộc xã Predappio, ngay giữa xứ Romagne, nơi đó Alessandro có một xưởng rèn. Nhưng Alessandro được biết đến chính là do tư cách một nhân vật có khuynh hướng xã hội rất cách mạng, và câu chuyện về những hành động vĩ đại của ông là đầu đề phong phú cho buổi chuyện vãn đầu hôm của mọi gia đình thuộc vùng thôn đủ Romagne. Chẳng hạn người ta kể lại rằng không có ai dám phá phách các phòng đầu phiếu trong những kỳ tuyền cử như ông, rằng ông là hung thần của Cảnh vệ hoàng gia, và những nhân viên công lực này không bao giờ bỏ qua cơ hội bắt trói ông, lập hàng rào cảnh vệ cưỡi ngựa vây ông vào giữa và tống ông vào tù. Ngay từ hồi còn nhỏ tuổi. Benito đã bắt đầu làm cho mẫu thân lo âu : ông nói rất nhiều. Một hôm bà mẹ đưa ông đến nhờ bác sĩ khám bệnh, và được trấn an :

         « Bà đừng lo. Cậu ấy sẽ còn nói, duy chỉ nói nhiều một tí thôi ».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2018, 08:05:40 am »


         Về sau, Alesasnđro giáo dục con trai mình một cách cứng rắn, không ngần ngại phối hợp cử chỉ kèm theo lời nói khi muốn thuyết phục con, và Benito khám phá ra các thực tại của cuộc sống vừa qua ống bễ lò rèn vừa qua các câu chuyện của thân phụ mà ông chẳng hiểu gì được bao nhiêu.

         Bằng cách dạy cho con ngay từ thời ấu thơ, những khải niệm vỡ lòng của cuộc cách mạng xã hội — lại còn đặt cho con những tên Benito, Amilcare, Andrea để ghi nhớ những vì anh hùng cách mạng Benito Juarez của Mễ tây cơ, Amilcare Cipriano và Andrea Costa của Ý — Alessandro không muốn con mình là một kẻ dốt nát. Do đó Benito được gởi đến trường sơ cấp Predappio, nơi mà ông đã để lại nhiền kỷ niệm khó phai mờ trên mặt của những bạn học nào không chịu chấp nhận ông.

         Đến năm lên chín, cha mẹ ông gởi ông vào ở nội trú với các cha dòng Saint Francois-de-Salestại Faenza. Tại đó, theo như lời kể lại của nhà tôi sau này, thì kết quả rất đáng buồn bởi vì ông không chấp nhận bị xếp vào dãy bàn hạ đẳng, loại chỉ phải trả 30 lires, tại phòng ăn của ký túc xá, trong khi còn có dãy khác dành cho hạng trung lưu, 45 lires, và hạng nhất dành cho con nhà quyền quý, 60 lires.

         Tánh ưa đánh nhau của ông lại được dịp chứng tỏ. Ngay quả đấm đầu tiên, ông đã hạ hai đối thủ và cha hiệu trưởng buộc lòng phải trả ông về với gia đình.

         Đến tháng 10 năm 1895, lại một thí nghiệm mới, lần này tại trường sư phạm hoàng gia ở Forlimpơpoli. Tại đây, mọi chuyện êm xuôi, mặc dầu cũng có vài điều nông nổi bốc đồng. Trong những năm cuối cùng tại Trường Sư phạm Hoàng gia, ông bắt đầu tổ chức các cuộc hội họp chính trị với đôi chút thành công. Từ lúc mười bảy tuổi ông còn viết cho các tờ báo tại Forli và tại Rayenne; Vì lẽ ông có giọng nói tốt cho nên một hôm viên giám đốc nhờ ông diễn thuyết tại rạp hát địa phương nhân dịp lễ kỷ niệm công nghiệp của Verdi. Trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, ông đã ứng khẩu một bài diễn văn về tình hình xã hội đường thời và được tờ nhật báo xã hội Avanti, nhật báo mà ông sẽ điều khiển mười hai hay mười ba năm sau đó, dành cho mấy dòng.

         Phần tôi, thời ấy tôi đang học năm thứ hai của trường sơ cấp tại Dovia. Mặc dầu đất đai phi nhiêu và luôn luôn được mặt trời chiếu sáng, nông dân vùng Romagne nổi loạn luôn luôn để chống lại trật tự đã được thiết lập, nghĩa là ngoài những đối tượng khác, chống lại Vương quyền và Giáo Hội : và cảnh một tài công hỏa xa cho xe lửa dừng ngay lại khi thấy một linh mục bước lên xe xảy ra không phải là hiếm. Tổng quát, ngoại trừ những đại địa chủ, nông dân không được giàu có gì. Cha mẹ tôi canh tác trên một trong những lãnh địa của các đại địa chủ ấy mà đất đai nằm men theo sườn đồi trải dài từ Salto là nơi chúng tôi sinh sống, cho đến những mái nhà đầu tiên của Predappio — Le Haut. Chúng tôi có năm chị em trong gia đình, ai nấy đều có vẻ sống động, Tôi nghĩ rằng tôi là kẽ lanh lợi nhất trong số chị em với thân hình nhỏ thó, mái tóc vàng rất nhạt, và cặp mắt nhỏ, sắc sảo, tinh quái. Người ta gọi tôi là «con bé chẳng biết sợ gì». Không có ai giống tôi dám trèo cây và bẫy chim.

         Nhưng đến mùa khai trường, tôi là kẻ duy nhất trong số các chị em, quyết định đi học. Tôi muốn học hỏi, được giáo dục, muốn biết tất cả. Cha mẹ tôi rất muốn giữ tôi lại bên cạnh nhưng rồi phải nhượng bộ trước gan lì, và nhất là nước mắt của tôi. Ngay cả khoảng đường xa tám cây số từ nhà đến trường mà tôi phải đi qua mỗi ngày cũng không làm cho tôi ngán.

         Vì lẽ Rosa Maltoni, mẹ ông và là cô giáo của tôi bị bệnh, Benito đến dạy thay bà. Ngay từ hôm đầu tiên, ông đã lưu ý đến tôi rồi. Không phải vì cùng các lý do thúc đẩy ông mười năm sau, khi dọa tôi là sẽ đâm đầu vào xe lửa điện để tự tử, nhưng tại vì trong lớp tôi là đứa không ngồi yên một chỗ được, mà cứ cục cựa luôn luôn : quả như là một con sâu bị cắt làm hai thật sự. Vậy thì trong khi không biết đang làm trò gì, tôi trông thấy cây thước kẻ của thầy giáo giáng lên đầu mấy ngón tay. Bảy mươi lăm năm sau, nếu tôi không còn cảm thấy đau đớn nữa thì tôi cũng vẫn còn nhớ đòn thước kẻ ấy đã làm tôi đau lắm. Và giữa những dòng nước mắt và sự hờn giận, tôi đưa tay lên che miệng, nhưng khi sự chú ý của tôi chạm phải cặp mắt đen láy, mênh mông, sâu thẳm, từ đó phát ra một thứ ý lực mà không hiểu thầy giáo nói những gì, tôi nín khóc tức khắc. Sau đó tôi tìm được một tính từ để diễn tả cặp mắt của ông : chúng « phát ra lân quang ».

         Sau cuộc biểu dương sức mạnh ấy, tôi không còn gặp lại được Benito trong chín năm trời. Tuy nhiên tôi vẫn luôn luôn nghe nói đến Mussolini. Đấy là các tin tức liên quan đến thân phụ ông và về lâu dài, tên Mussolini ăn sâu vào tâm trí tôi.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM