Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:17:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ mặt thật Nhà độc tài phát xít Mussolini  (Đọc 14307 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2019, 09:22:05 pm »


14

MUSSOLINI VÀ QUỐC VƯƠNG Ý

        Victor - Emmanuel Iii và Mussolini gần như là những người đã biết nhau từ lâu khi họ gặp nhau ngày 30 tháng 10 năm 1922 tại Hoàng cung Quirinal.

        Họ đã gặp nhau hai lần trước cuộc gặp gỡ lịch sử ấy. Lần đầu, tại bệnh viện Cividale, trong thời kỳ Đệ I Thế Chiến. Lúc ấy nhà tôi ở trong quân đội và đang nằm nhà thương để điều trị bệnh phó thương hàn khi nhà vua đến đấy mở cuộc viếng thăm thanh sát.

        Họ không nói gì với nhau lần đó, nhưng trái lại khi họ gặp nhau lại sáu tháng sau — vẫn trong một bệnh viện, bệnh viện Ronchi — họ nói chuyện với nhau một lát.

        Nhà tôi nằm dán xuống giương, trong tình trạng thập tử nhất sanh, bị cơn sốt hành hạ. Các bác sĩ vừa lấy ra khỏi người ông 43 mãnh đạn trái phá nổ tung trong một cuộc thực tập mà tôi đã nói trước đây.

        Victor-Emmanuel yêu cầu được gặp Trung sĩ Mussolini. Tại sao ? Bởi vì chắc chắn là ông ta không quên rằng, trong đời sống dân sự, Mussolini là giám đốc một nhật báo có rất đông độc giả và rằng cho đến lúc đó ông vẫn luôn luôn truyền bá một chủ nghĩa chống hoàng gia dữ dội. Tuy nhiên Mussolini chỉ có một mình, ông không còn ở trong chính đảng nữa. Ông theo đường lối nào ? Có lẽ nhà vua bị lay chuyển bởi những ý tưởng đó trong đầu, khi đi về phía chiếc giường mà người ta vừa chỉ cho ông ta. Mặt xanh xao, mắt lòi ra, Benito đang nằm nghĩ trên đó.

        «Chắc ông đau lắm, Mussolini, nhà vua nói :

        — Cả một khổ hình, thưa Bệ Hạ, nhưng phải chịu đựng.

        —  Ông có nhớ không ? Tôi đã gặp ông sáu tháng trước tại bệnh viện Cividale. Tướng M... đã nói với tôi nhiều điều tốt đẹp về ông.

        —  Tôi xin cảm ơn Bệ Hạ. Tôi bao giờ cũng chỉ làm tròn bổn phận như tất cả các binh sĩ khác.

        —  Tôi biết, tôi biết. Tốt lắm Mussolini...»

        Và cuộc đàm thoại sau này trở thành có tính cách lịch sử, dừng lại tại đó.

        Ngày 30 tháng 10 năm 1922 — năm năm sau nhà vua và nhà tôi lần này phải gặp nhau tại Hoàng cung Quirinal. Một người là kẻ chiến thắng người kia vừa chịu một cuộc «bán thất bại» và chỉ gọi đến Mussolini dưới áp lực của các biến cố do mối lo sợ rằng sẽ bị mất ngôi. Victor-Emmanueì cần phải đưa ra chứng cớ về tình bạn và phải chấp nhận đánh ván bài. Mussolini thì muốn lãnh đạo xử sở, làm cho Ý trở thành một đại cường và làm cho bộ máy hoạt động trở lại. có hay không có nhà vua, không quan trọng đối với ông lắm. Nhưng vì quốc vương còn đó, lại muốn hợp tác với sự thành tín, thì tại sao không ? Ông ta không chừng lại có thể là một cái nhân chung quanh đó dân tộc Ý sẽ đoàn kết nhau lại với người lãnh đạo chính phủ, chứ không phải là lãnh tụ chánh đảng, là ông, Mussolini.

        Nhà Vua không thực hiện một công việc xấu xa, bởi vì Mussolini đã tạo thành một đập ngăn chận hữu hiệu chống lại sự phát triển của chủ nghĩa Bôn-sê-víl — chủ nghĩa Cộng sản thời đó — vốn chắc chắn không quên bắt dòng họ Sayoie chịu đựng, nếu nó thắng, cùng chung số phận đã được dành cho Nga Hoàng Nicolas II. Ngoài ra, muốn bắn một mũi tên trúng hai con chim, Victor-Emmanuel III rứt khỏi được cùng một lúc, cả một đám chính khách mà ông bó buộc phải để ý đến trong tư cách là Quốc vương theo hiến pháp, mà bây giờ không còn giúp ích gì cho ông ta nữa.

        Nhà tôi cũng làm được một việc tốt. Ông đã tránh được một cuộc cách mạng đổ máu, nắm chính quyền mà vẫn tôn trọng được các nguyên tắc dân chủ, nhưng vẫn luôn luôn là kẻ thắng trận, Bình luận về biến cố này, về sau ông có nói :

        « Dòng họ Sayoie lần thứ nhì đi vào La mã bằng xe « rờ-mọt ». Trước đó, được Garibaldi kéo, và sau đó là do đảng phát xít ».

        Ngay từ những phút đầu tiên của cuộc gặp gỡ ngày 30 tháng 10 năm 1922, thái độ đã dứt khoát : nhà Vua mặc quân phục và do đó muốn còn là người lãnh đạo quân đội, nhà tôi đã cởi bỏ chiếc áo đen của phát xít, để mặc một chiếc ảo khác, trắng, cổ cồn và một chiếc áo khoát đuôi tôm (redingote), một bộ y phục thích nghi với tước hiệu, nghi thức. Nỏ cũng có nghĩa là ông muốn tôn trọng uy quyền đương nhiệm.

        Chính vì vậy mà quyền chính được chia xẻ cho hai người : nhà vua trị vì và giữ quyền lãnh đạo quân đội, Thủ Tướng chính phủ cai trị.

        Mussolini được đặt trụ sở chính phủ tại Palazzo Chigi, rồi đến năm 1929, tại Palazzo Venezia. Cứ mỗi thứ năm và thứ hai, cho đến khi chiến tranh bùng nổ, nhà tôi lại khoát chiếc áo choàng có đuôi, đội chiếc nón cao nghệu đi đến Hoàng cung Quiniral để xin vua phó thự các đạo luật, sắc lệnh, các văn kiện bổ nhiệm Tổng Trưởng, và các nhân viên quân sự cao cấp. Nhà vua nghiên cứu rất kỹ và đôi khi lẩm bẩm mấy câu trước khi áp chữ ký của mình. Nhưng ông luôn luôn ký.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2019, 08:40:05 pm »


        Tổng quát, một sự hợp tác khả ngay thẳng đã được thiết lập giữa nhà vua và nhà tôi, về phần nhà vua vẫn giữ một căn bản để phòng khi cao khi thấp, nhưng về phần ông Thủ Tướng thì không có một hậu ý nào khác, thành thật mà nói, tôi tin rằng ông Duce luôn luôn tiếc là đã không có được một nhà vua có vóc dáng cao lớn, vạm vỡ, như hình ảnh các quốc vương của những quốc gia miền Bắc Âu. Khi giận nhà vua, ông có thể buột miệng nói:

        «Đấy là một con người nhỏ thó so với một nước Ý đang trên đường tiến tới vĩ đại, vinh quang».

        Vá chính vì vấn đề vinh quang vĩ đại này mà các vụ đụng chạm đã xảy ra. Nhà tôi muốn làm cho Ý quốc trở thành một đại cường, có uy lực và được kính nể. Trên bình diện chính trị, xã hội và ngoại giao đó là đường lối đang tiến hành. Nhà vua để tự nhiên, vậy thì về mặt này không có vấn đề.

        Những lưu ý duy nhất của nhà vua bắt đầu từ một ý tốt khi ông ta trách cứ ông Duce đã dùng phi cơ nhiều quá :

        «Nếu ông ta cứ ngăn không cho tôi làm điều tôi muốn, tôi sẽ lại trở thành có khuynh hướng cộng hòa», nhà tôi càu nhàu.

        Nhưng ở đấy cũng vậy, chỉ là sự cau có gắt gỏng chớ không là gì khác hơn. Đến khi xảy ra vụ Matteotti, Victor Emmanuel liền đánh ván bài, từ chối không nghe theo vài lời khuyên của các chính khách nhằm thanh toán Mussolini. Ít lâu sau, ngày 11 tháng 2 năm 1929, để làm quà, Mussolini đã dâng tho ông ta sự hòa giải giữa dòng họ Sayoie với Tòa Thánh. Tôi xin đoan xác về vấn đề này rằng nhà tôi đã được miễn hôn, một cách ý nhị, chiếc nhẫn của Đức Giáo Hoàng nhân cuộc yết kiến mà Pie XI đã chấp nhận cho ông.

        Như thế, ông muốn công khai chứng tỏ sự độc lập của ông trong tư cách là Thủ tướng chính phủ đối với Giáo hoàng.

        Các sự chấp tranh nghiêm trọng xuất hiện khi ông Duce muốn đụng đến một trong những thừa số cuối cùng của sự vinh quang vĩ đại của Ý : quân đội.

        Chỉ với ý thức cái tiến quân đội mà nhà tôi muốn nhúng tay vào, nhưng lập tức Victor Emmanuel phản kháng : tất cả những gì dính dáng đến quân đội đều thuộc ưu quyền của Hoàng gia, do đó thuộc lãnh vực cấm chỉ.

        Chẳng hạn một hôm Bento muốn áp dụng một kiểu đồng phục khác. Cho đến lúc ấy, binh sĩ Ý mặc một chiếc va-rơ với chiếc cổ áo có gài nút rất chật chội và ngay khi có thể, họ mở nút lập tức, điều này tạo ra cảnh luộm thuộm. Với óc thực tế, nhà tôi tự nhủ rằng, nếu có một kiều cổ áo khác, binh sĩ sẽ không cởi nút nữa.

        Đấy là cả một thảm kịch và phải mất hàng tháng giải thích, nghiên cứu, hội họp các ủy ban, nhà Vua mới chịu ký các điều khoản mới.

        Một lần khác, nhà tôi quyết định hủy bỏ chiếc xà cạp mà binh sĩ mang từ hồi Đệ I Thế Chiến. Chính ông cũng đã mang nó và thấy nó làm hại binh sĩ trên hai bình diện : thời gian và sức khỏe. Thời gian, vì để quấn xà cạp, phải mất mấy phút, và còn nữa, đôi khi nó dãn ra, trông chẳng đẹp tí nào. Sức khỏe là vấn đề làm Benito quan tâm nhất, vì nó làm cản trở máu lưu thông và còn tạo thành một chỗ dễ làm độc nữa. Lại không khí căng thẳng mới, lại hội nghị mới, giải thích mới. Một lần nữa nhà Vua đã ký và binh sĩ Ý được mang giày cao cổ.

        Cuộc khủng hoảng to lớn thật sự đầu tiên giữa Victor-Emmanuel và Mussolini năm 1928 bùng nổ tiếp theo sau vụ biểu quyết đạo luật tuyển cử biến Đại Hội đồng phát xít, do nhà tôi chủ tọa, thành một cơ chế hiến định.

        Do những điều khoản mới ấy, Đại Hội đồng trở thành bộ phận chính của guồng máy Nhà nước, bởi vì Đại Hội đồng phải được hỏi ý kiến về tất cả các vấn đề liên quan đến hiến pháp. Trong số đó có vấn đề kế vị ngai vàng, vấn đề đặc quyền của Triều đình v.v... Để đơn cử một ví dụ, nhà vua không còn có thể lật đổ Thủ tướng nữa nếu không hỏi ý kiến Đại Hội đồng trước. Mười lăm năm sau, Victor-Emmanuel đã dùng đạo luật ấy, mà lúc ấy ông đã không mấy thích, để loại trừ nhà tôi.

        Giận dữ, ông xác nhận với ông Duce rằng, đảng phát xít không việc gì mà chen vào nội bộ của triều đình. Sự kế vị, theo ông ta đã do Hiến pháp qui định và nếu một chính đảng xen lấn vào vấn đề kế vị trong lòng một nền quân chủ, thì nền quân chủ kể như cáo chung rồi...

        Sự việc không đi quá xa. Trong thực tế, theo các nhận định của nhà tôi, \ictor-Emmanuel đã sợ rằng đảng phát xít sẽ mang giao ngai vàng, sau khi ông ta chết, cho Quận Công Aoste, cháu ông ta, người mà ai cũng biết là có rất nhiều cảm tình với chủ nghĩa phát xít. Vả chăng, ông Quận công này đã tham dự vào cuộc diễn hành của lực lượng Áo đen trước Hoàng cung Quirinal ngày 31 tháng 10 năm 1922, và vì phải đứng chứng kiến từ trên bao lơn, đàng sau ông chú, ông Quận Công phải leo lên bằng một cầu thang riêng và phải lấy tay giữ kín cổ áo vét để nhà vua không trông thấy chiếc áo đen bên trong.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2019, 12:31:18 am »


        Rồi, từ 1928 đến 1938, gần như không có vấn đề gì. Mỗi thứ hai và thứ năm, «Ông Thủ tướng», như nhà vua vẫn gọi theo nghi lễ, đến gặp «Đức Vua» tại Điện Quirinal. Những tương quan thuần túy cá nhân dường như cũng đã nảy sinh và nối kết giữa hai người. Một hôm Benito đến bên giường của Victor-Emmanuel III đang bị bệnh và nhà vua thình lình hỏi ông :

        «Này ông Mussolini thân mến. Làm sao mà ông lại có được những trái táo lớn để dùng vậy ? Tôi chỉ được dọn những quả táo nhỏ thôi làm như không thể có táo lớn vậy. Tôi chẳng hiểu gì cả.»

        Ông Duce cho mở một cuộc điều tra kín đáo và khám phá ra rằng nhà vua sợ các chi tiêu của hoàng cung lên cao quá, đã ấn định một số tiền khoán cho mỗi sự chi tiêu. Song le ông đã quên không chú ý đến các trào lượng giá cả, số lượng và phẩm chất của sản phầm. Người làm đôi khi bị bắt buộc phải chọn lựa các món rẻ tiền để có thể mua sắm những thứ còn lại.

        Khi Benito nói với tôi chuyện này, tôi tin ngay chẳng khó nhọc gì bởi vì tôi đã nghe đồn về một vài khía cạnh «tằn tiện» của nhà vua. Ngoài ra tôi không cảm thấy có cảm tình nhiều với ông ta và nhiều lần, nhà tôi phải ngắt lời tôi khi tôi bắt đầu kể là nhà vua của nước Ý phải dùng một chiếc ghế đẩu để leo lèn mình ngựa.

        Ngược lại, tôi rất trọng nể Hoàng hậu và rất có cảm tình với Hoàng Thái hậu Margherita de Sayoie. Tôi gặp bà năm 1926 tại Milan, thời đó tôi còn ở đấy nhân một cuộc trình diễn lại của đoàn « Passion du Christ», tại Thao trường mà Margherita cũng có đến tham dự.

        Tôi còn nhớ khi đang thấp giọng chỉ cho các con tôi Edda, Vittorio và Bruno, Hoàng Thái hậu ngồi ở đâu, thì một tùy viên tiến gần đến tôi.

        « Hoàng Thái hậu xin bà vui lòng đến gặp Ngài trong « lô » dành riêng, ông ta nói. Ngài muốn biết bà cũng như các cô cậu ».

        Ban đầu tôi từ chối :

        « Tỏi không có thói quen tháp tùng các bà Hoàng, tôi trả lời ông ta. Xin ông vui lòng chuyển đạt lời cáo lỗi của tôi lên Hoàng Thái hậu, nhưng tôi không thể cũng như không muốn làm rộn Ngài». Người tùy viên khẩn nài quá đến nỗi rốt cuộc tôi phải chấp nhận lời mời và đẩy các con đi trước, tôi tìm đến « lô » của Hoàng Thái hậu. Bà này rất dễ thương và cho đến ngày nay tôi vẫn không quên những lời nói khi bà tiếp đón tôi :

        « Tôi cố tâm làm quen với hiền nội ông Duce để nói với bà rằng dòng họ Sayoie phải luôn luôn biết ơn phu quân của bà về tất cả những gì ông đã làm và còn tiếp tục làm cho xứ sở chúng ta... »

        Khi bà qua đời vài tháng sau, tôi được biết bà đã chỉ định nhà tôi làm kẻ thi hành chúc thư. Bà cũng còn di tặng ông một chiếc mề đay nhỏ của Thánh Antoine mà Benito sau đó đeo mãi, cho đến lúc ông mất. Chiếc mề đay này đã bi cướp mất cùng với tất cả những gì trên mình ông.

        Vào mùa xuân 1930, trong thời kỳ êm ấm giữa ông Duce và nhà Vua, tôi được làm quen vói Victor-Emmanuel III và Hoàng hậu Hélène. Lần đầu tiên nhân một cuộc tiếp tân tại Hoàng cung Quirinal, tôi đang bực bội giữa đám mệnh phụ chung quanh đang điệu hạnh kiểu cách thì nhà vua tiến về phía tôi. Chỉ một nhóm các bà có tuổi đang nói chuyện tầm phào, ông ta bảo tôi, giọng chế biếm :

        « Người ta có cảm tưởng đang ở trong một trại gà ! »

        Đấy là những lời lịch sử duy nhất mà tôi được nghe và tôi thấy chúng có vẻ rất thực tế.

        Vài tuần sau, Hoàng hậu Hẻlène mời tôi dự một buổi diễn kịch để mừng cho con gái bà, Công chúa Marie de Sayoie. Hoàng hậu đã khẩn khoản rất nhiều với Benito để ông bắt tôi nhận lời mời. Do đó tôi đến, nhưng tôi rất bồn chồn vì tôi phải cho đưa con gái út, Anna Maria, bú, nó mới được vài tháng và tôi sợ quên giờ.

        Biết việc đó, Hoàng hậu trấn an tôi. Thỉnh thoảng bà nhìn đồng hồ và khi đến giờ, bà mời tôi về, vừa tặng tôi một đóa hoa hồng rất đẹp. Tôi rất cảm động vì cử chỉ đó, tử tế biết bao, giản dị biết bao !

        Sau đó, Hoàng hậu đặt thuộc quyền sử dụng của ông Duce một khu trong tòa nhà thuộc vùng săn bắn Castelporziano, gần La mã, để ông có thể đến đấy nghỉ ngơi khi nào ông muốn.

        Vậy thì mọi chuyện đều tốt đẹp trong thế giới tốt đẹp nhất.

        Giữa năm 1937 và 1938, có hai biến cố xảy ra, trong đó có một, biến cố thứ hai, đã gây ra một cuộc khủng hoảng giữa nhà vua và Mussolini, Victor. Emmanuel không bao giờ quên biến cố này.

        Cuộc đụng chạm thứ nhất cùng loại với vụ xà cạp và áo đồng phục của binh sĩ. Lần này nhân vấn đề bước đi của binh sĩ khi diễn binh. Nhà tôi vẫn luôn luôn khó chịu khi thấy binh sĩ Ý đi đều bước như thế nào.

        «Với khẩu súng ở đầu cánh tay, tôi có cảm tưởng là họ vác va-li, và sắp bước lên xe lửa», ông lầm bầm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2019, 11:03:24 pm »


        Ông nói thêm rằng quân đội Ý là quân đội duy nhất không có «bước diễn hành» riêng, và khi qua Đức năm 1937, ông trở về với vẻ hào hửng vì dáng điệu uy nghi của binh lính Đức. Cách diễn hành của họ cũng đập mạnh vào trí não ông, và quyết định bắt binh sĩ Ý áp dụng «bước đi của người La- mã» vốn giống như một loại «bước chân ngỗng» cứng nhắt. Trong trí ông biện pháp này sẽ tạo cho người binh sĩ vẻ oai vệ, nhưng trong trí của nhà vua thì đây lại là một xâm phạm mới vào đặc quyền của triều đình, trong đó có quyền lãnh đạo tối cao quân đội và vì vậy có quyền quyết định quân nhân Ý phải đi diễn hành bằng cách nào.

        Nhà tôi giải thích rằng quân đội nào cũng phải có một kiểu bước diễn hành, nhưng vô ích, Victor Emmanuel III và bộ tham mưu của ông chẳng muốn nghe gì cả. Bước đi ấy quả có đẹp thật, nhưng nó vẫn là «bước đi của người Đức».

        Đấy là một trong những lần hiếm hoi mà Benito không dè dặt trước mặt tôi và nói những câu phê bình chua chát về nhà Vua :

        « Nếu như nhà Vua là một kẻ đèo đẹt thì đó không phải là do lỗi tại tôi, một hôm ông kêu lên. Lẽ tự nhiên là ông ta không thể nào bước kiểu bước diễn hành mà không trở nên lố bịch... Nhưng vóc dáng của một ông Vua không phải là lý do để làm cho quân đội một cường quốc bị cằn cỗi đi ».

        Sau cùng sự việc lại một lần nữa được đặt nặng và nhà Vua lại chấp nhận ký quyết định mới. Nhưng biết bao nhiêu là vấn đề đặt ra về phương diện chi tiết.

        Tình trạng lại càng khó khăn hơn nữa khi ông Duce không những chỉ lo âu đến xà cạp hay áo va-rơ của binh sĩ mà còn muốn cái tổ toàn diện cơ cấu quân đội Ý và thay đồi cách trang bị cũng như tinh thần binh sĩ...

        Tháng 3 năm 1938, cơn khủng hoảng thật sự đã bùng nổ, nhưng trong thực tế mãi đến tháng 7 năm 1943 mới chấm dứt.

        Hôm đó tại Hạ nghị viện, Benito ca ngợi quân dội. Đến khi bài diễn văn chấm dứt. Costanzo Ciano, Chủ tịch Hạ nghị viện, đề nghị thiết lập tước vị « Thống chế của Đế quốc » và ban cấp cùng lúc cho nhà vua và ông Duce. Đạo luật được chấp thuận bằng cách vỗ tay và Thượng viện cũng thông qua trong ngày hôm đó.

        Cả một thảm kịch xảy ra khi nhà tôi đến Điện Quirinal để xin nhà Vua phê chuẩn các đạo luật mới. Ông đã gặp một người cực kỳ giận dữ:

        « Đạo luật này là một đòn chết người mới đối với các vương quyền đặc biệt của tôi. Tôi có thế ban cấp cho ông bất cứ cấp bậc nào đề bày tỏ sự ngưỡng mộ của tôi, nhưng đặt tôi ngang hàng với ông là đặt tôi trong một vị thế không thể chấp nhận được. Nếu một cuộc khủng hoảng quốc tế không có kề cận thì tôi thà thoái vị còn hơn là chịu đựng sự bỉ mặt này... »

        Nhà tôi không muốn làm cho sự việc trầm trọng thèm. Nhưng ông đã tuyên bố với Ciano :

        «Tôi đã làm mọi. Tôi làm công chuyện và chính ông ta là người ký tên ».

        Tước vị này không quan trọng gì đối vói Benito, nhưng chắc là làm ông hài lòng bởi vì ít ra ông cũng được đặt ngang hàng với nhà vua, tuy nhiên nó đặc biệt gây khó chịu cho nhà vua vì ông ta sợ rằng nương theo đạo luật này, ông Duce sẽ đặt sự kiểm soát của phát xít nhắm vào quân đội, điều mà những người phát xít kỳ cựu mong muốn từ lâu.

        Dầu sao để khỏi đụng chạm vào tánh nhạy cảm của Victor Emmanuel III, ông Duce tránh không mặc bộ trang phục Thống chế trước mặt nhà vua.

        Ít lâu sau, sau chuyến viếng thăm Ý của Hitler năm 1938, Victor Emmanuel III nói với nhà tôi là ông rất sung sướng được viếng thăm Rocca delle Caminate, nơi mà Đông cung Thái tử Umberto đã đến thăm viếng năm 1936, cuộc thăm viếng này vả chăng đã rất là nồng hậu và Umberto đã đến viếng cha mẹ ông Duce sau khi thăm ngôi nhà, nơi chôn nhau cắt rốn của ông.

        Mặc dầu có những ý tưởng cách mạng xưa cũ, Benito rất lấy làm vui thích với cuộc viếng thăm này của nhà vua, nhất là khi ông ta đến tận nhà chúng tôi, tại tỉnh nhà chúng tôi. Dưới mắt nhà tôi, đây là điểm khác biệt với một cuộc viếng thăm chính thức tại các địa điểm chính thức.

        Chính tôi là người đã gây cho ông sự xúc động đầu tiên. Vài ngày trước, ông nói với tôi:

        «Phải chuẩn bị vài món thật ngon, bà đừng quên là chính nhà vua đến nhà đấy nhé.»

        Ngày 8 tháng 6, ông hỏi tôi :

        «Thế nào, Rachele, bà sẵn sàng rồi chứ ? Bà đã sắp xếp mọi thứ rồi chứ ? Bà có chuẩn bị thức uống không?»

        Và vì tôi bực mình thấy ông cử lăng xăng như vậy chung quanh tôi, đến lượt tôi cũng đâm ra cau có :

        «Xong rồi! Tôi đã chuẩn bị thức uống ! Tôi nghĩ đến tất cả mọi chuyện ! Tôi đã đặt tại nhà hàng ngoài ga xe lửa Forli nước cam và bánh Sandwiches. Ông bang lòng chưa ?»

        Ông sợ hãi kinh hồn, thật tội nghiệp :

        «Nhưng mà chỉ vậy thôi sao? Chỉ có vậy sao? Rachele, dầu sao thì cũng là nhà vua mà !

        — Vua hay không vua, chẳng ăn thua gì đến tôi! Đối với tôi nhà vua hay Minghinin (một nông dân quen biết với gia đình) đến nhà, thì cũng y như vậy thôi.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2019, 12:18:45 am »


        Trong khi xảy ra cuộc đối thoại này thì nhà vua đang mở cuộc thăm viếng theo truyền thống tại Predappio, với bài diễn văn của ông «pođestà» Baccanelli, với đường phố treo đầy cờ, dân chúng hoan hô. Tôi phải nói rằng, từ Rocca delle Caminate, dưới ánh mặt trời tháng sáu tươi đẹp, quang cảnh người ta thấy không thiếu vẻ đẹp đẽ, với cảnh đồng quê xanh ngắt, cờ xí dọc theo hai bên đường quanh co và các thôn nữ vùng Romagne minh mặc quần áo mới.

        Sau cùng nhà vua chấm dứt sự lo sợ hãi hùng của nhà tôi khi cùng với đoàn tùy tùng tiến qua cổng chính của Rooca delle Caininate. Ông ta cầm một bó hoa hồng, đưa cho tôi và nói :

        «Tôi xin nhân danh hoàng hậu tặng bà, nhưng tôi rất tiếc là chúng có phần kém tươi dưới ánh mặt trời lại Romagne. »

        Tôi cầm lấy bó hoa với lời cảm tạ ngắn gọn thông thường và đấy, đã có một chuyện thích thú xảy ra khiến cho nhà tôi cuống thêm nếu như ông biết được : tôi đưa bó hoa mà nhà vua mới tặng cho cháu tôi là Germano giữ. Phần nó thì không muốn để mất một giây phút nào về cuộc viếng thăm này, cho nên đã giao bó hoa cho Ạrmando, người gác cổng. Nhưng Armando cũng muốn xem tất cả nên ông ta đã hấp tấp bỏ bỏ hoa vào một bề nước dùng để giặt áo quần và không thèm ngó ngàng gì đến nữa.

        Nhà vua đi thăm ngôi nhà, khen tôi về cách bày biện, trang trí trong ngôi nhà Rocca delle Caminate, trong gian phòng Đại hội đồng vốn quả thật rất có nét, và nhất là trước một bức họa của chính tôi được về lúc tôi 30 tuổi. Rất là lịch sự, Victor- Emmanuel lưu ý rằng tôi tuyệt nhiên không thay đổi gì và những lời nói thanh nhã khéo léo ấy đã chạy thẳng vào tim tôi, như tất cả các phụ nữ đã 45 tuổi và được người ta nói là có vẻ mới chỉ mới ba mươi.

        Sau khi ngồi nghỉ ngơi và uống một ly nước cam tuyệt diệu của hàng Nhà ga xe lửa, nhà vua cáo từ không quèn bày tỏ với nhà tôi sự hài lòng trước cuộc tiếp đón nồng nhiệt mà dân chúng ở Romagne dành cho ông ta. Ông ta kề với chúng tôi là chưa có vị quốc vương nào được đón tiếp long trọng như vậy tại Romagne và ông càng cảm động hơn khi có lần đi ngang qua vùng của chúng tôi, ông được chào đón bằng những tiếng huýt sáo của đám đông. Điều đó làm ông ta cẩn thận hơn sau đó đến mức trong các cuộc du hành ông ta thích đi vòng để tránh vùng Romagne hơn.

        Khi nhà vua đã đi rồi, Benito muốn lấy bó hoa do ông ta tặng để ra đặt trên phần cha mẹ. Armando chạy đi lấy và Júc đó chúng tôi nghe nhiều tiếng la:

        «Khổ quá ! Trời ơi, khổ quá

        Tôi nghĩ là đã xảy ra tai nạn hay chuyện gì trầm trọng. Chúng tôi chạy vội đến. Chính là Amando đang than van trước bể nước. Trong nước có xà bông và khi ông ta bỏ bó hoa vào màu xanh của chiếc giải buộc bị bay mất. Ngoài ra xà bông còn làm phai màu vàng của cánh hoa và làm rụng lá. Thật nhìn chẳng đẹp tí nào và nhà tôi đã tỏ vẻ buồn tiếc.

        «Ít ra, ông nói với tôi, bà cũng nên cho làm một tấm bảng gắn trước mặt nhà ghi ngày giờ chính xác của cuộc viếng thăm.

        — Ông cứ tin ở tôi, tôi trả lời. Nhưng tôi chẳng làm gì cả...»

        Câu chuyện này có thể chỉ mang giá trị của một giai thoại, và có thể chứng tỏ vài khía cạnh chưa được ai biết của lịch sử mà dân chúng chỉ biết các khía cạnh chính thức và đã được sắp xếp, sửa chữa rồi. Nhưng dưới mắt nhà tôi, cuộc thắm viếng của nhà vua có tính cách rất quan trọng. Đối với ông, đó là một cuộc trắc nghiệm.

        Chính Victor-Emmanuel đề nghị với Benito đến thăm Roeca delle Caminate chứ không phải nhà tôi đệ lời mời. Ngoài ra, vì là hoàng gia, cuộc viếng thăm cũng không có tính cách riêng tư lắm vì Rocca delle Caminate là nhà ở của chúng tôi. Điều nầy có nghĩa là, đối với Benito, những tương quan giữa ông và nhà vua rất tốt đẹp, và nhà vua đã quên hai sự kiện quan trọng gây ra bởi quyền hiến định được ban cấp cho Đại Hội đồng phát xít và nhất là vụ sáng lập ra tước vị Thống chế của Đế quốc.

        Trong thực tế, không phải như vậy. Nhưng mãi năm năm sau chúng tôi mới khám phả ra rằng vua nước Ý đã rất thù dai. Và ngay cả khi có đủ bằng chứng trong tay, Benito Mussolini cũng không dám tin rằng Victor - Emmanuel III lại có thể cho phép tổ chức một cuộc âm mưu chống lại vị Thủ Tướng của mình hay lại tham dự vào sự thi hành các âm mưu ấy. Phải đợi đến lúc ông bị bắt trong sự khinh thường mọi nguyên tắc hiếu khách và bị bắt đi bởi những người nhận tiền của nhà vua, ông muốn tin rằng tất cả những sự đề phòng đều không phải là kết quả của một sự tưởng tượng, được thả lỏng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2019, 11:18:37 pm »

     
15

ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN LẼ RA ĐÃ CÓ THỂ TRÁNH ĐƯỢC

        Nhiều lần tôi được hỏi : «tại sao Mussolini lại muốn có chiến tranh năm 1940?» Tôi luôn luôn trả lời, và cả ngày hôm nay nữa, tôi xác định rằng ông ấy đã không muốn có chiến tranh. Trái hẳn lại, ông còn làm tất cả để tránh chiến tranh.

        Tôi là người chia xẻ với ông từng giày phút của đời ông trong thời kỳ này, tôi có thể nói rằng tôi đã thấy ông nhiều lần thất vọng vì ý tưởng là sẽ trông thấy một cuộc xung đột giữa các quốc gia Âu châu bùng nổ, và vì khám phá ra liên minh Ý- Đức, mà ông đã chờ đợi biết bao nhiêu và đã chỉ chắp nhận ký kết trong khung cảnh một liên minh chống Bôn sè vit, lại sắp làm cho nước Ý thành kẻ thù của các quốc gia đồng minh cũ của Ý.

        Ngoài ra, vụ ám sát Dollfuss, vụ Anschluss (xáp nhập nước Áo vào nước Đức) đã chứng minh cho ông thấy rằng các nhân vật có trách nhiệm của Đức quốc xã không bao giờ lùi bước trước bất cứ điều gì để đạt cho được cứu cảnh của họ. Sự yếu đuối hay sự vô ý thức của các cường quốc tây phương, mà thời đó ông có chứng cở, đã làm cho ông sợ rằng nước Ý sẽ bị xâm lăng, bị quấy phá nếu ông đứng về phe những người không hiểu biết lẫn không hành động đúng lúc, nghĩa là về phe nước Pháp và nước Anh.

        Chính ông đã lại thấy sức mạnh quân sự của Đức. Hitler trình bày trước mắt ông điều mà các chính khách Pháp, Anh không hề tưởng tượng đến : những cơ xưởng Krupp hoạt động ngày đêm, tài nguyên của cơ sở khổng lồ này hoàn toàn được dành cho việc sản xuất đại bác, chiến xa, tất cả các vật liệu chiến tranh có thể tưởng tượng được. Ông có bằng cớ cu thể rằng nếu một cuộc xung đột bùng nổ, các biên giới sẽ bị bay đi như những cọng rơm, rằng toàn cõi Âu châu sẽ chỉ còn là một lò than đỏ rực vĩ đại.

        Đấy là lý do khiến ông phải vận động để cho cuộc khủng hoảng tại vùng Sudètes không làm khởi động một cuộc xung đột thế giới năm 1938, vì ông chắc chắn rằng Hitler không lùi bước trước bất cứ điều gì.

        Tất cả mọi chuyện đã xảy ra trong ngày 28 tháng 9 năm ấy. Ngày hôm đó chính là ngày nhà tôi cứu vãn hòa bình bằng điện thoại, ông đã ở suốt ngày tại Điện Palazzo Venezia và không về nhà ngay cả để ăn trưa. Buổi tối tôi chờ ông và, khi ông trở về, trời đã khuya, vẻ mặt ông sa sầm. Lo âu, tôi hỏi ông các biến cố diễn tiến đến đâu.

        « Còn có một hy vọng, ông nói với tôi, nhưng mỏng manh như một sợi tơ. Tôi đã cố thử suốt ngày nhưng không biết liệu tôi có thể được các cường quốc khác chấp thuận một cuộc thảo luận hòa bình không. Tôi tự hỏi ngay cả việc liệu còn có thì giờ để tổ chức một cuộc hội nghị không. Rachele ! Các nhà lãnh đạo Pháp và Anh là những người vô ý thức ! Họ còn chưa hiểu rằng Hitler muốn các xứ vùng Sudètes và ông ta sẵn sàng phát động chiến tranh để chiếm được chúng. Ông ta chắc sẽ mở màn sự xung đột vào ngày mai. Tôi chỉ thành công nhờ phép lạ trong việc thuyết phục ông ta hãy chờ đợi và chấp thuận một Hội nghị. Đấy là hy vọng cuối cùng».

        Lúc đó nhà tôi kể lại với tôi cuộc chạy đua của ông với cây kim đồng hồ.

        «Khoảng mười giờ sáng nay, Ciano chạy ào đến Điện Palazzo Venezia. Nó vừa gặp đại sứ Anh, ông này đến yêu cầu, nhân danh Chamberlain, Thủ tướng Anh, tôi can thiệp với Hitler. Đến 11 giờ tôi gọi Attolico — Đại sứ Ý tại Bá linh — bảo tìm cách gặp Hitler bằng mọi giá và chuyển lời rằng tôi mong ước ông ta hoãn việc khởi động hành vì thù nghịch tại Tiệp khắc lại hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Attolico chạy bổ đến dinh Tể Tướng, nơi đây, sau đó ông Đại sứ báo cáo lại với tôi, một bầu không khí cực kỳ khích động đang bao trùm. Người ta trả lời rằng Fuhrer đang ở trong văn phòng với Đại sứ Pháp, Ạttolico phải vất vả lắm mới có thể nhờ một sĩ quan vào trình với Hitler rằng ông ta đang có một thông điệp hỏa tốc của tôi. Ông Fuhrer bước ra ngoài ngay lập tức và Attolico giải thích rằng tôi vừa nhận được lời yêu cầu của Anh đứng ra hòa giải. Ông ta suy nghĩ một lát rồi trả lời :

        « Xin ông Đại sứ trình lại với ông Duce rằng tôi chấp thuận đề nghị của ông ấy.»

        «Attolico chuyển lại cho tôi ngay lập tức câu trả lời, nhưng vài phút sau cuộc điện đàm, tôi nhận được một điệp văn của Chamberlain báo cho tôi biết rằng ông ta sẵn sàng đến Bá Linh ngay lập tức để thảo luận vấn đề Sudètes với chúng tôi, người Pháp, người Đức và người Tiệp khắc. Tôi lại gọi Atlolico yêu cầu trở lại gặp Hitler để nói với ông ta rằng tôi mong ước ông ta dành cho đề nghị của Chamberlain mà tôi hậu thuẫn một diễn tiến thuận lợi tiếp, theo. Nhưng tôi không nói đến người Tiệp khắc vì Hitler sẽ không bao giờ ưng thuận »

« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2019, 04:54:16 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2019, 04:54:54 pm »


        Trong khi nhà tôi nói chuyện với tôi, tôi tự nhủ rằng trong hàng chục triệu gia đình tại Âu châu cũng như tại nhà tôi, một sự im lặng hòa bình đang ngự trị. Nhưng trong một thời gian bao lâu nữa?

        «Attolico đến dinh Tể Tướng đúng ngay lúc Hitler đang tiếp Neville Henderson. Đại sứ Anh tại Bá Linh. Lại một lần nữa, ông ta bước ra khỏi phòng và ngay cả trước khi biết thòng điệp chính thức mà Henderson phải chuyển trình, ông ta, chấp thuận với Attolico và nói rằng ông ta rất mong muốn tôi đến Tham dự Hội nghị ấy. Ông ta còn chấp thuận cả việc để cho chính tôi chọn lựa địa điểm hoặc Francfort hoặc Munich. Attolico điện thoại lại cho tôi. Tôi trả lời là chọn Munich và yêu cầu đến gặp Hitler để thông báo lại. Lời mời chính thức được gởi đi ngay buổi chiều đến cả Luân đôn, Ba lê và La mã. Tất cả mọi chuyện đều sẽ diễn ra trong ba ngày tiếp theo đó. Nhưng hòa bình chỉ được treo bằng một sợi chỉ! Một sợi chỉ, Rachele ạ! Một biến cố nhỏ cũng đủ làm cho tan vỡ hết vì quân đội Đức đã sẵn sàng để đâm bổ tới».

        Suốt đêm tôi không chợp được mắt. Tôi lo sợ nghe tiếng điện thoại của Galeazzo Ciano, thời đó là Tống trưởng ngoại giao, báo tin cho nhà tôi một biến cố trầm trọng nào đó, một sự thay đổi ý kiến của Hitler, hay của một trong hai cường quốc kia. May thay không có gì xảy ra.

        Benito thì ngủ được. Khi thức dậy, ông có vẻ thoải mái hơn và hình dung diễn biến tiếp theo của tình thế với thái độ ít bi quan hơn. Ông đến Điện Palazzo Venezia rất sớm, bỏ cả buổi cưỡi ngựa thường nhật. Trong buổi sáng ông gọi tôi.

        «Xong rồi, Rachele, rốt cuộc tôi đã thành công trong việc tổ chức cuộc gặp gỡ giữa Hiller, Chamberlain, Daladier, ông nói với tôi bằng một giọng run run vì cảm động. Lát nữa tôi sẽ đi Munich. Hãy sửa soạn vali cho tôi, tôi trở về nhà trong vài phút nữa».

        Chưa bao giờ tôi sửa soạn một chiếc vali với niềm vui như thế. Tôi còn vui sướng gấp trăm lần hơn khi ông lên đường đi La mã năm 1922.

        Khi Benito trở về Villa Torlonia, mặt ông rạng rỡ, Tất cả mọi người đều muốn chào tạm biệt ông. Chỉ một mình Romano, vừa lên 11 tuổi ngày 26 tháng 9, là trách cha khi hôn ông vì ông đã quên ngày sinh nhật của nó.

        « Nếu mọi chuyện êm xuôi, Benito hứa với con khi bồng nó trong tay, ba sẽ mang về cho con một món quà tuyệt vời khi trở về. Con biết không ? Hòa bình giúp cho trẻ con lớn lên trong hạnh phủc !

        — Ô hay ! Io preferisco un treno elettrico tedesco (con thích một chiếc xe lửa chạy bằng điện của Đức) ; Romano trả lời, mặt buồn so. Nó chưa biết mùi vị cay đắng của chiến tranh.

        Từ Munich, nhà tôi điện thoại cho tôi rất ngắn để bảo tin :

        « Nguy hiểm đã đi qua. Sẽ không có chiến tranh ».

        Tôi sẽ không trở lại các quang cảnh cuồng nhiệt xảy ra sau khí nhà tôi trở về. Điều tôi có thể nói chính là Bènito đã thấy những cảnh ấy chuyển dịch bởi vì, biết rõ Hitler và biết rằng ông ta chỉ có nể vì sức mạnh, nhà tôi sợ rằng sự kính trọng của ông Fuhrer đối với nước Ý sẽ mang lại nhiều hậu quả.

        Về đến nhà, lẽ tự nhiên ông bị tràn ngập bởi các câu hỏi của tôi. Ông chỉ tóm tắt không khí của các buổi hội họp :

        « Kết quả đã vượt quá những điều tôi dự tính. Tuy nhiên, Chamberlain đã đến với thái độ nghi ngờ về kết quả của cuộc gặp gỡ. Ông ta nghi ngờ nhất là thiện chí của chúng ta và tôi phải nói thật lâu mới thuyết phục cho ông ta tin được. Ngay khi ông ta tin tưởng, thái độ của ông ta hoàn toàn thay đổi : ông ta hợp tác cho đến cùng. Riêng phần Hitler, ông ta đặc biệt hãnh diện thấy Anh và Pháp chờ đợi quyết định của ông ta, nhưng ông ta không lấy gì làm bình tĩnh và thông cảm lắm.

        «Phần Daladier thì sẵn có thái độ muốn dàn xếp. Rõ rằng là nước Pháp tuyệt đối không được chuẩn bị cho một cuộc xung đột về phương diện tâm lý cũng như về phương diện quân sự, khi thấy một giải pháp hòa bình được vạch ra, ông ta biến thái. Ông ta không thể tự ngăn mình tỏ thái độ vui sướng công khai. Tôi tin rằng chỉ một mình ông ta làm như thế.

        «Tỏi thì làm luôn cả thông ngôn và đồng thời, cố gắng trau chuốt các ý tưởng của đôi bên cho được tròn trịa trong khi dịch, vì Hitler chỉ biết tiếng Đức, Chamberlain biết tiếng Pháp và Daladier hiểu được một ít tiếng Ý.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 11:24:24 pm »


        Đấy, giữa bốn người, hòa bình đã được cứu vãn như thế nào vào năm 1938. Nhà tôi đã hứa mang hòa bỉnh về làm quà sinh nhật cho Romano con chúng tôi, nhưng ông không nói cho con biết rằng món đồ chơi ấy rất là mong manh. Trong thực tế, hòa bình không kéo dài được bao lâu. Mới được một năm, trong thời gian đó chúng tôi sống những ngày thật sung sướng mà đối với Benito lại còn đẹp hơn bao giờ hết khi, vào tháng giêng 1939, Thủ tướng Anh Chamberlain và ngoại trưởng của ông ta Halifax mở cuộc viếng thăm chính thức La mã, Như thế là họ đã mang lại sự thừa nhận chính thức Đế quốc Ý bởi chính phủ Anh, mà vị đại diện trên đất Ý đã trình ủy nhiệm thư mới lên «Hoàng đế» chứ không phải chỉ quốc vương Ý mà thôi.

        Cũng trong thời kỳ này, Halifax đã còn làm hơn nữa để chứng tỏ với ông Duce rằng Anh quốc quyết tâm giữ tình hữu nghị với Ý : ông ta đã cho chuyền đến nhà tôi, qua trung gian của Lord Perth, Đại Sứ Anh tại La mã, nguyên văn bài diễn văn mà ông ta sẽ đọc trước Quốc hội về sự bang giao Anh - Ý.

        Cứ theo như lời giải thích của Benito với tôi lúc ấy, cử chỉ này có tính cách đặc biệt quan trọng, vì nó đã bước ra khỏi cả tập tục ngoại giao. Tôi không nghĩ rằng có ngày một chinh phủ lại đi thông báo cho một chính phủ khác bài diễn văn mà một trong các Tổng trưởng của mình sắp đọc tại một diễn đàn. Đó là điều chưa hề thấy, nhưng Halifax đã làm một cách chính thức nhất. Tôi nghĩ rằng chắc phải còn dấu vết của sự việc này ở trong các văn khố.

        Tòi nhấn mạnh đến điểm này để cho mọi người hiểu sự hài lòng của ông Duce khi tiếp hai nhân vật ấy tại La mã. Tòi thấy đó là cực điểm của cuộc đời chính trị của ông về mặt quốc tế và là sự biểu hiện hòa bình vĩ đại cuối cùng trước Đệ II Thế chiến. Kết thúc huy hoàng nhất của cuộc du hành này là một buổi tối tại Đại hí viện Opéra mà nhà tôi diện lễ phục — ông đã không mặc từ ít lâu nay — tham dự cuộc trình diễn với Chamberlain và Halifax bên cạnh.

        Khi cuộc viếng thăm kết thúc, nhà tôi nói rằng ông rất bằng lòng về kết quả vì ông muốn duy trì bang giao thân hữu với Anh quốc, ngay cả về một vài điểm nào đó, hai quốc gia đã có những cạnh tranh về quyền lọi.

        «Điều duy nhất mà tôi hơi hối tiếc là người Ý không lấy gì làm nồng nhiệt cho lắm. Họ có trí nhớ dai và không bao giờ quên các sự trừng phạt nhân cuộc chiến tranh tại Abyssinie. Ngay cả Chamberlain cũng nhận thấy như thế, nhưng điều này đã không làm cho không khí bị căng thẳng».

        Như vẫn thường hay xảy ra mỗi khi có biến cố quan trọng, hay các cuộc trình diễn có tổ chức, cuộc viếng thăm của Chambertain tất nhiên là cũng có «biến cố», không có gì trầm trọng, nhưng đã làm cho lực lượng cảnh sát náo động: chiếc dù của Thủ tưởng của Anh Hoàng Georges VI biến mất.

        Tôi đã được biết là Chamberlain có một cây dù, cũng như tôi biết rằng chiếc nón quả đưa và cây dù là những dấu hiệu phân biệt của tất cả những người Anh vốn rất được kính trọng, vả lại, khi nhà tôi báo tin cho tối biết về cuộc thăm viếng của các chính khách Anh, ông vừa đùa vừa nói với tôi :

        «ChamberIain và cây dù của ông ta sẽ đến La mã ngày 11 tháng giêng».

        Khi ông nói với tôi về ông Thủ Tướng trong những ngày thăm viếng ở đây, ông luôn luôn sắp xếp để đưa từ ngữ «Chamberlain và cây dù» vào trong câu chuyện. Tại điện Capitole, hôm có cuộc tiếp tân, Benito điện thoại cho tôi:

        «Rachele, ông nói với vẻ rất nghiêm trọng, rốt cuộc chuyên đó xảy ra rồi.

        — Chuyện gì ? Trầm trọng không ?

        — Có chớ ! Chamberlain bị mất cây dù ! Có kẻ nào lấv cắp mất và cảnh sát đang mệt nhừ tử.»

        Rồi ông gác máy. Vài giờ sau ông gọi lại tôi. Lần này ông cười :

        « Tôi biết là bà lo cho cây dù của Chamberelain. Đừng lo nữa ; tìm được nó lại rồi. Không ai ăn cắp cả, nhưng nó bị bỏ lộn vào số dù của những người tiên liệu thời tiết xấu ».

        Để trở lại vấn đề nghiêm chỉnh hơn, tôi còn nhớ nhà tôi luôn luôn cảm thấy kính nể và có cảm tình rất nhiều với Chamberlain cũng như tất cả các nhà lãnh đạo Quốc gia đương thời. Người duy nhất mà ông không bao giờ ưa là Roosevelt mà nhà tôi gọi là một kẻ đạo đức giả chuyên thổi vào lửa để làm cho chiến tranh bùng nổ và là kẻ, cũng như phần đông người Mỹ khác, chẳng hề có một chút ý tưởng nào về các vấn đề của Âu châu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2019, 09:15:00 pm »


        « Nhưng ông sẽ thấy, một hôm nhà tôi nói với một ký giả, khi người Mỹ đặt chân lên Âu châu, thì không dễ gì mà tống họ ra ».

        Ông kính nể Churchill mà ông coi là một đối thủ có giá trị. « Đấy là một John Bull thật sự... bền chặt trong tình bạn cũng như khó lay chuyển với kẻ thù nghịch. Một trong các đại chính khách của thời đại, người biết nhu cầu mai hậu của Âu châu, ngay cả nếu ông không thể đóng góp gì đế đối phó được với nhu cầu ấy trong tư cách là người Anh ».

        Năm 1945 Benito đã viết thư cho chị là Edwige rằng nếu bà phải tìm kiếm một nơi nương tựa hoặc một nơi di trú, bà ta chỉ việc xin tiếp xúc với Churchill vì ông ta đã được báo trước.

        Tôi biết bởi vì người ta đã nói với tôi nhiều lần rằng vì ông Duce có duy trì một sự trao đổi thư từ bí mật với Churchill trong thời kỳ chiến tranh. Tôi còn nhớ cả một hôm, vào năm 1943, nhà tôi bảo đảm với tôi rằng ông chờ đợi Đồng minh một cách vững tâm nếu như họ là những người chiến thắng.

        «Tôi có khá đủ tài liệu để chứng minh rằng họ đẩy tôi đến chiến tranh và rằng ngay cả sau khi chiến tranh bắt đầu, tôi vẫn cố gắng cứu vãn hòa bình. Tôi có chứng cớ rành rành».

        Tắt cả những tài liệu ấy nằm trong một chiếc cặp được nhà tôi mang theo bên mình khi ông bị bắt tại Bongo. Chúng đã biến mất, lẽ tất nhiên, khi ông bị sát hại. Năm mươi giả thuyết đã được đưa ra về vụ hành quyết nhà tôi, «một cách vội vàng lén lút!» như tôi đã từng nói. Về phần tôi, tôi vẫn luôn luôn tự hỏi, liệu những người đã triệt hạ Mussolini có nhận được mệnh lệnh chính xác từ Mạc tư Khoa hay từ Luân đôn để ngăn không cho ông bị rơi vào tay người Mỹ, và cũng để thanh toán luôn kẻ thù số một của chủ nghĩa Cộng sản hay không.

        Tương tự như vậy, tôi luôn luôn thấy kỳ lạ khi sau cái chết của nhà tôi, Churchill lại đến «nghỉ hè» mười lăm ngày tại miền Bắc nước Ý. Về phương diện chính thức thì ông ta đến đấy để vẽ. Tôi biết rằng Churchill có óc tưởng tượng khá phong phú để tiếp các cộng sự viên lúc ngồi trong bồn tắm, một tay cầm điếu xì gà, tay kia cầm ly Whisky, hoặc để vẽ vời ngay khi chiến tranh đang tiếp diễn. Nhưng tại sao lúc ấy ông ta chỉ chọn có bờ hồ Côme? Tại sao lại trong thời kỳ ấy? và sau cùng, tại sao lại có vài nhân viên của Intelligence Service đi theo. Không có lẽ để cầm cọ vẽ cho ông ta !

        Tòi tin là ông ta muốn thu hồi tài liệu hơn, những tài liệu liên quan đến ông ta và là những tài liệu mà như tôi đã nói trên đây, có thể làm cho ông bị phiền hà đáng kể nếu như các đồng minh của ông ta biết được.

        Các tài liệu này đã biến mất một cách chính thức. Nếu chúng không bị tiêu hủy, hẳn chúng phải còn nằm đâu đó. Vậy thì, tôi yêu cầu những kẻ thắng trận đối với Mussolini :«Ông Duce đã chết từ 28 năm qua rồi. Ông không còn có thể trở lại để cắn được nữa. Tại sao các người không đám đưa ra ánh sáng các tài liệu liên quan đến ông ta? Nếu ông ta là người khả ố, là kẻ phản phúc đối với bạn bè như người ta đã gán cho cho ông, thì các tài liệu này chỉ có thể hậu thuẫn cho những gì đã được nói về ông ta».

        Nhà tôi đã tin tưởng một cách dại dột rằng một quốc gia đã dự chiến, đã không làm gì phạm đến danh dự của mình, mà các nhà lãnh đạo đã tôn trọng luật lệ quốc tế, và các nguyên tắc nhân đạo thì không thể nào bị nghiền nát một khi bị đánh bại. Những cựu thù địch trong Đệ I Thế Chiến hay Đệ II Thế Chiến giờ đày còn hôn môi cả lẫn nhau. Mussolini nghĩ rằng, Âu châu sẽ đoàn kết sau cuộc thử thách để tránh khỏi những biến động của ngày hôm nay. Tôi phải nói rằng ông đã lầm.

        Một hôm Vittorio đã hỏi ông sau khi hòa bình được cứu vãn tại Munich một lần đầu tiên bằng cuộc thảo luận giữa con người xung quanh một chiếc bàn, tại sao ông lại không toan tính một cuộc gặp gỡ thượng đỉnh khác, Benito trả iờỉ :

        « Rồi sao ? Nó sẽ đem lại những gì ? Hitler sẽ đọc một bài diễn văn 2 giờ với tất cả những ý tưởng bốc khói của cuốn Mein Kampf ; Roosevelt sẽ cố làm như mình là một ông thánh muốn bảo vệ hòa bình trong khi sự thực vẫn ngầm thúc đẩy chiến tranh để thủ lợi ; Staline thì sẽ giải thích là chỉ có ý chí dân tộc là sẽ chiến thẳng làm như ông ta chẳng hề chà đạp dân Nga dưới gót giày ông của ông ta, và Churchill ngồi nghe mà chẳng làm gì cả vì ông ta chẳng có thể làm gì được cả. Không, Vittorio ! Cơ may thành công của một cuộc hội họp như thế lần này là số không ! Mỹ châu chẳng hiểu gì về Âu châu và chẳng muốn hiểu gì cả. Nga sô thì chỉ mong ước bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Riêng phần chúng ta, người Âu châu, khả năng duy nhất của chúng ta để ngăn chặn cùng một lúc cả Mỹ lẫn Cộng sản là xây dựng một hiệp chung quốc Âu châu. Chúng ta đã không làm như thế sau Stresai và chúng ta sẽ trả giá đắt cho lầm lỗi ấy».

----------------
        1. Slresa, một thị trấn nhỏ trên hồ Majeur. Trung tàm du lịch. Nơi Hội nghị giữa nước Pháp, nước Anh và nước Ý sau   khi chế độ quân dịch bắt buộc được tái lập ở Đức (từ 11 đến 14 tháng tư 1935).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2019, 12:31:05 am »

     

Clara Petacci, người tình thủy chung của Mussolini


        Benito im lặng một lát rồi vừa nheo mắt cười vừa nói thêm :

        «Và nếu con muốn ba tiếu làm một chút thì ba sẽ nói rằng Staline, Churchill, Roosevelt, Hitler và Mussolini ít có may mắn thỏa hiệp được với nhau bởi vì Hitler không hút thuốc và không uống rượu ; ba cũng không ; Staline và Churchill hút thuốc như ông khói tàu và uống rượu như hũ chìm, Roosevelt hút thuốc nhưng chỉ uống trà hoặc cà phê...»

        Và vì chúng ta đang nói về các sự phẩm bình của ông Duce đối với các vai chủ động của Đệ II Thế Chiến, tôi có thể nói rằng trong số tất cả những nhà lãnh đạo quân sự, những người được nhà tôi ngưỡng mộ nhất là Eisenhouwer về phía người Mỹ, von Rundstedt về phía người Đức, Montgomery phía người Anh, và vào cuối cuộc chiến, Kesselring1, vì ông nầy đã thành công trong việc cầm chân quân Đồng minh trong 600 ngày sau cùng, Mannerheim, vị thống chế trứ danh của Phần lan, nhất là đối với cuộc chiến đấu anh dũng của ông chống lại quân Nga trong các năm 1939- 1940.

---------------------
       1. Đọc «Những trận đảnh lịch sử của Hitler» — Sông Kiên in lần thứ tư.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM