Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 03:39:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ mặt thật Nhà độc tài phát xít Mussolini  (Đọc 14405 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 10:35:49 pm »


        Trong thực tế tôi tin là chẳng hao giờ ông điên đầu. Khi ông thích một người trong bọn họ hay ngược lại, mối liên lạc thật dữ dội, mãnh liệt, nhưng ngắn ngủi. Thế rồi Mussolini không còn bận tâm đến người đàn bà mà ông đã ôm ấp trong tay ấy nữa.

        Tôi nghĩ rằng cái gì nơi ông ta quyến rũ nhất đối với đàn bà, trước hết là tia nhìn của ông —  cùng cái nhìn mà tôi là nạn nhân từ hồi còn bé tí. Tiếp đó là vẻ uy nghi của ông và giọng nói trầm, êm ái, «như có bùa mê» theo như ý kiến của một vài bà. Nhưng một khi chinh phục được, cái gì tiếp diễn sau đó chính là sự thô bạo của ông. Cũng như mọi người đàn ông Ý khác, ông cho rằng phái nữ không thể vượt qua được một trình độ xã hội nào đó và vai trò của người phụ nữ phải ngừng lai tại ngưỡng cửa gia đình. Trung thành với các nguyên tắc này, ông không bao giờ kết nối chặt chẽ với ai và không bao giờ quên đối xử với những phụ nữ đáng thương kia như các đồ vật.

        Song le, đã có ba người đàn bà làm cho tôi bị tổn thương. Để chống lại mỗi một trong ba người, tôi phải dùng toàn lực chiến đấu. Đó là Ida Dalser, Margherita Sarfatti, và Clara Petacci.

        Lần đầu tiên tôi lo âu thật sự là lần sau khi nhận được một bức thư nặc danh báo cho tôi biết rằng nhà tôi đang chạy đuổi theo một cuộc phiêu lưu có thể làm tiêu tan sự nghiệp chính trị của ông. Lúc đó tôi đã quyết định nhúng tay vào nội vụ, nhưng tôi không có thì giờ nữa vì biến cố đã dồn dập xảy đến.

        Một hôm lúc nhà tôi đi Gênes để mượn tiền nơi một người bạn đại diện các nghiệp đoàn hàng hải, thuyền trưởng Giuletti, thì một người đàn bà đến kiếm tôi ở nhà. Bà ta thật xấu, già hơn tôi và trang điểm một cách lố lăng. Bà ta từ chối không cho tôi biết tên, ngược lại ép buộc tôi cho biết chúng tôi sống như thế nào, nhà tôi làm gì v.v... Bà ta còn cả gan hỏi Edda rằng, ba nó có thương má nó không, rằng ba má nó có hòa thuận với nhau không ?

        Tôi rất bực bội về cuộc viếng thăm này và khi Benito về nhà, tôi kể lại tự sự.

        «Đấy là một phụ nữ Áo. Đấy là Ida Dalser», ông nói với tôi, với vẽ cũng rất bực bội.

        Lúc ấy ông mới kể lại với tôi dây liên lạc với bà ta mà cho đến lúc đó tôi chưa hề biết, ông nói rằng ông quen bà ta tại Trente, rồi sau đó gặp lại bà ta tại Milan và rằng từ đó bà ta theo đuổi cho đến cả tòa báo nơi mà mọi người đã biết phải trả lời rằng Mussolini không có ở đó mỗi khi bà ta vác mặt đến.

        « Bà ta rất nguy hiểm, đó là một phụ nữ bồng bột quá độ », ông kết luận :

        Vì vậy khi bà ta tuyên bố với ông là đã có với ông một đứa con, ông không ngần ngại thừa nhận đứa con trai này mà bà ta đặt tên là Benỉto Albino. Chủng tôi nghĩ rằng sự việc dừng lại tại đó. Nhưng một ngày tháng 12 năm 1915, trong lúc tôi đang di mua sắm, cảnh sát đến tìm mẹ tôi ở nhà và nói rằng họ được lệnh tịch biên tất cả các đồ đạc của chúng tôi. Hoảng kinh và không hiểu chuyện gì xảy ra, bà mẹ đáng thương của tôi để cho họ làm. Khi tôi trở về, bà kể lại câu chuyện, và đến lượt tôi cũng chẳng hiểu gì cả, vì mới mấy ngày trước tôi nhận được thư của Benito từ tiền tuyến gởi về nói rằng ông được bình yên.

        Tôi được xác định ngay lập tức, vì trong ngày, cảnh sát lại đến nhà bắt tôi và giải tôi về ty.

        « Có phải bà là bà Mussolini không ? »

        — Phải, tôi trả lời.

        — Thế thì không còn nghi ngờ gì nữa, chính là bà thủ phạm ! »

        Tôi ngẩn ngơ. Tôi hỏi họ là tôi đã làm gì, tôi có tội về vụ gì. Với giọng mỉa mai, người công chức « nhắc nhở » lại rằng tôi đã đốt cháy một phòng trong khách sạn Milano ở Milan.

        « Nhưng mà có bao giờ tôi đến khách sạn ấy đâu. Tôi không rời khỏi nhà nếu không phải là để lên phố mua sắm ! Thế thì làm thế nào ông muốn tôi đốt cháy một khách sạn cho được chứ? Và tại sao tôi lại làm điều đó ? »

        Bị nao núng vì nỗi phẫn uất của tôi, ông cò lúc nào đó mới hỏi kỹ hơn về lý lịch của tôi : tên, họ, ngày và nơi sanh, tên cha mẹ v.v... Bấy giờ ông ta mới khám phả ra đấy là một «bà Mussolini» khác. Ông ta cho kiểm chửng lại lời khai của tôi và các tin tức liên quan đến người đàn bà bí mật, và chúng tôi cùng khám phá ra đó không ai khác hơn là Ida Dalser.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:45:59 pm »

     
        Lúc ấy tôi được tin là nhà tôi bị bịnh phó thương hàn và đang nằm bệnh viện tại Civỉdaíe. Tôi bèn đáp xe lửa đi thăm — trong một toa xe chở súc vật — và kể cho ông nghe tai họa vừa qua của tôi.

        « Chỉ còn có một giải pháp để ngăn không cho Ida Dalser đi rêu rao khắp nơi bà ta là Bà Mussolini: chúng ta làm lẽ cưới.

        — Để tôi suy nghĩ lại đã, tôi nói, lòng quyết trừng phạt ông để trả thù các vụ rắc rổi ấy do ông gây ra. Nhưng tôi bảo trước để ông biết là tôi có thể nói không vào phút chót.

        — Điều kinh khủng nhất là bà sẽ làm việc ấy,» ông thở dài và cầm lấy tay tôi.

        Lẽ tất nhiên là chúng tôi làm hôn thú với nhau và nghi lễ hôn phối đã được tổ chức ít lâu sau trong một phòng của bệnh viện Treviglio. Benito nằm dán trên giường bịnh, ông bị bệnh hoàng đản, trên đầu trùm một chiếc nón len phủ xuống tận tai và có vẻ rất bị khích động. Đến lúc phải nói tiếng «có» theo nghi thức, ông tuyên bố rõ rằng dứt khoát, có thể nói là bằng một giọng vui vẻ. Phần tôi, tôi không trả lời, làm ra vẻ lơ đãng, nhưng tôi vẫn quan sát ông qua khóe mắt. Đến khi viên chức bộ tịch hỏi lại lần thử hai, tôi vẫn lặng câm. Nằm trên giường, Benito nhìn tôi, kinh hoảng, hai bàn tay vặn tréo vào nhau, vẻ lo âu. Sau cùng đến lần thứ ha, đến phiên tôi mới nói «có».Tôi thấy ông thở hắt rạ một hơi dài và để đầu rơi xuống gối, như là kiệt sức vì cuộc thử thách.

        «Ông sợ hả ? » tôi hỏi ông với vẻ mỉa mai.

        Ông chỉ lườm tôi bằng cái nhìn.

        Tôì đã tưởng là câu chuyện Ida Dalser đến đấy là bị chôn vùi vĩnh viễn. Tôi lầm.

        Năm 1917, Benito bị thương trầm trọng. Ông lãnh đủ bốn mươi ba mảnh đạn của một trái phá nổ tung ngay giữa một toán quân đang diễn tập. Ông vừa vặn tránh khỏi bị cưa chân và sau mấy tuần lễ lo âu, ông được di chuyển về quân y viện tại Milan.

        Một buổi sáng khi đến đấy, tôi thấy một phụ nữ tóc hung và vẻ mặt ương ngạnh. «Bà nào mà trông khó ưa quá». Trong thâm tâm tôi nghĩ như thế, mà vẫn không nhận ra đó là Ida Dalser, người đàn bà Áo đã phóng hỏa khách sạn. Nhưng bà ta thì nhớ tôi. Trong phòng bệnh, bà ta nhảy xổ vào tôi, mạ lỵ tôi và thét vào mặt tôi :

        — Chính tôi mới là vợ của Mussolini ! chỉ một mình tôi mới có quyền được ở gần bên ông ấy...»

        Các binh sĩ ở gần đó thích thú như điên. Lúc ấy, nổi khùng, tôi nhảy vào bà ta, đấm đá túi bụi. Tỏi còn choàng được tay qua cổ bà ta và bắt đầu siết. Từ trên giường, trông giống như một xác ướp dưới lớp băng bông cản trở mọi cử động, Benito ráng can thiệp. Ông còn lăn ra khỏi giường để ngăn cản chúng tôi. May thay, các bác sĩ, y tá can thiệp kịp trước khi tôi siết cỗ bà ta đến chết, Ida Dalser thoát ra chạy trốn, phần tôi thì ngã quỵ khóc nức nở.

        Sau đó Ida Dalser khởi tố nhà tôi trước tòa án, để đời ông phải trả trợ cấp 200 lires mỗi tháng cho đứa con bắt đầu từ năm 1918.Và đến năm 1926 ông cấp cho nó 100.000 lires, số tiền này. đã được trao cho nó lúc nó đứng tuổi trưởng thành.

        Cuộc đời Ida Dalser chấm dứt thê thảm. Bà chết trong dưỡng trí viện San Clemente tại Yenise tháng 12 năm 1937. Con bà theo học ngành vô tuyến điện tại La Spezia, nhưng nó cũng vậy, cũng qua đời ngày 25 tháng 7 năm 1942 tại Mombello.

        Với Magherita Sarfatti, tôi đã quyết định là không để cho sự tình kéo dài lôi thôi. Tuy nhiên cuộc chiến đấu gay gắt hơn, hiểm nghèo hơn vì bà này tỏ ra nguy hiểm hơn, và thông minh hơn.

        Đó là một nữ ký giả giữ mục phê bình văn học và nghệ thuật của tờ Avanti, rồi sau đó tờ Popolo d’Italia.Tôi biết có vụ lẹo tẹo này từ lầu, nhưng mỗi lần đề cập đến vấn đề này là Benito nói rằng người đàn bà ấy quá tri thức, ăn học quá cao để ông có thể kết thân được, Song le, sau kinh nghiệm Ida Dalser, tôi hết sức đề phòng vì tôi biết rằng với Benito, mối hiểm nguy không phải xuất phát từ ông trong những mối tương quan như thế, nhưng chính đàn bà bám riết vào ông và không muốn rời ông ra nữa.

        Tôi tin rằng cho đến năm 1918, giữa họ chưa có gì, nhưng sau đó, sự việc khác hẳn. Tôi có nhiều tin tức, ngày càng chính xác làm cho tôi nghĩ tai họa ngày càng lớn.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Hai, 2019, 11:03:55 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2019, 11:08:05 pm »


        Một hôm, vào năm 1921, Margherita Sarfatti đến gặp ông tại nhà nhân các vấn đề nghề nghiệp, khi đó ông vừa bình phục sau tai nạn máy bay cùng bị với Redaelli. Tôi làm như không hay biết chuyện gì cả. Phần bà ta thì cũng hành động không có gì có thể trách cứ được. Nhưng tôi nổi xung thiên vì bà ta cả gan dám đến nhà tôi. Vì thế, sau khi bà ta ra về, vừa đỡ cho Benito nằm lại trên giường, tôi vừa làm như sơ suất nói :

        « Có nhiêu kẻ bạo gan đến quái quỷ. Điều nhẹ nhàng nhất mà ta có thể làm cho họ là ném hộ qua cửa sổ... »

        Vốn đã có tịch, Benito lướt phớt qua câu chuyện và với giọng nói hơi gượng gạo ông cho là tôi khéo tưởng tượng.

        Trong thực tế, từ năm 1922 đến 1926, nhà tôi vẫn tiếp tục lẹo tẹo với Margherita Sarfatti tại La mã.

        Khi lời đồn đại trở nên cường thúc quá, tôi muốn phản ứng. Vì thế năm 1925, được tin ông bị chứng loét bao tử, tôi muốn đến La mã. Tôi bị ngăn cản tại nhà ga Milan bởi chính viên cảnh sát trưởng, ông này thuyết phục tôi bằng một bài diễn văn dài, giải thích với tôi rằng sự hiện điện của tôi tại giường bệnh của ông Duce có thể được giải thích là bệnh của ông nguy kịch và tạo ra các phản ứng chính trị bất lợi vì quyền lợi của xứ sở, tôi phải ở lại Milan. Tôi nhận, nhưng không hoàn toàn bị thuyết phực. Đấy chỉ là ván bài tạm hoãn với Margherita Sarfatti :

        Năm 1926 chúng tôi, các con và, tôi cùng đến La mã nhân lễ Noel. Benito tỏ ra rất nồng nàn và là người cha, người chồng ân cần với vợ con nhất. Phần tôi thì càng vui sướng hơn vì nhà tôi thề rằng vụ bà ký giả đã dừng lại ở đấy. Và quả thật những chiếc cầu đã đứt đoạn. Bà ta còn bị tòa báo cho thôi việc, với tiền bồi thường.

        Một lần nữa, tôi nghĩ là đã được yên thân, nhất là nhà tôi đã đốt trước mặt tôi tất cả thư từ của bà này. Nhưng một hôm vào năm 1931 thì phải, tôi mở tờ Popolo d’Italia và tôi sững sờ biết bao khi thấy chữ ký của Margherita Jarfatti dưới một bài báo lẫn trong một trang trong. Máu dâng trong đầu làm tôi choáng váng. «Mụ ấy lại xuất hiện! » tôi tự nhủ. Được rồi ta sẽ thấy chuyện gì sẽ xảy ra !

        Vì lẽ tôi đang ở Merano để điều trị một chứng chốc lở và cũng để điều tra mật về vai trò của nhà cầm quyền Ý tại Haui-Adige, tôi không thể can thiệp thẳng với nhà tôi để yêu cầu ông giải thích. Nhưng tôi còn có cách đánh điện. Carolina Ciano, mẹ chồng của con gái tôi tháp tùng tôi trong thời gian ấy. Thấy tôi lấy áo choàng, xắc tay và xẹt ra đi như một mũi tên, bà hiểu là tôi sắp làm chuyện ồn ào. Bà đi theo tôi, sợ chuyện tệ hại nhất sẽ xảy ra vì bà biết những cơn giận dữ của tôi.

        Tại nhà bưu điện, tôi lấy một mẫu ấn chỉ điện tín và viết đầy chữ không cần biết đến số tiền phải trả. Người nữ nhân viên giật minh hoảng kinh khi đọc, không những là bản văn, mà nhất là tên và địa chỉ của người nhận. Carolina Ciano, đọc được bức điện tín khi nhìn qua vai tôi, mặt tái mét.

        «Rachele, chị sẽ không gửi điện tín này đi chứ ? Bà ta kêu lên.

        — Hử, tại sao không ! »

        Cô nữ nhân viên- bưu điện kinh hoàng.

        «Tôi không thể chuyển một điện văn như thế này được. Tôi từ chối không nhận điện tín này». Cô ta nói lớn với sự kinh hãi tột cùng.

        Sau bao nhiêu năm tôi quên mất bản văn, nhưng tất cả những người đàn bà đã từng đau khổ trong loại tình thế như vậy ắt đã biết mình nói gì vời chồng mình khi minh không còn chịu đựng nổi nữa ?

        — «Xin cô làm ơn nhận và gởi điện tín này đi lập tức, tôi trả lời khô khan với người nữ nhân viên. Nếu cô muốn biết vài chi tiết thì chỉ cần biết tôi lên là Rachele Mussolini và cái ông mà bức điện tín này được gởi tới là chồng tôi.»

        Thế rồi, vẫn còn chưa thỏa mãn, tôi lấy mẫu giấy thứ hai, tôi cũng viết đầy như cái trước và gởi cho Arnaldo, giám đốc tờ Popolo d’ Italia..

        Ngay đêm đó, Benito gọi điện thoại cho tôi :

        «Chuyện gì vậy? Ông vừa giận vừa lo khi hỏi tôi. Tôi chẳng thấy có bài báo nào của Margherita Sarfatti mà bà muốn nói. Tôi chỉ biết một điều là đã dứt khoát với bà ta rồi và không còn muốn nghe nói đến bà ta nữa !»

        Căn cứ vào giọng nói của ông, tôi cảm thấy nhà tôi nói thật. Nhưng không vì thế mà tôi nguôi giận và tôi cố đập cục sắt khi nó còn nóng đỏ.

        «Được rồi, - tôi nói, - nhưng ông hãy ghi nhớ cho kỹ lần chót, và nói lại với Arnaldo rằng nếu tôi con thấy tên Sarfarili trên tờ báo một lần nữa thôi, tôi sẽ đi Milan mang theo một quả bom và cho nổ tung tòa soạn Popolo d'Italia ! Và ông biết đấy, Benito, tôi có khả năng đem các lời dọa ra thực hiện ! Tôi lại càng làm cho mọi người thích thú hơn, tôi nói thêm, vì tờ Popolo không còn làm cho độc giả ưa thích nữa. Nó sẽ trở thành món ít được ai ưa...»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2019, 10:43:32 am »


        Câu đe dọa hiệu nghiệm : tên Margherita Sarfatti vĩnh viễn biến mất trên tờ Popolo d'llalia. Dầu vậy, bà ta không bị mất tất cả, bởi vì tôi được biết là bà ta đã bán những bức thư của nhà tôi gởi cho bà ta. Nếu tôi cũng làm y như vậy với những bức thư, do các phụ nữ từng yêu cầu ông những điều khó tưởng tượng được, đã viết cho ông, giờ đây tôi đã sống trên đống vàng. Nhất là vài bức thư đó đã do các phụ nữ danh tiếng ký tên, những người đàn bà thời danh, như người ta vẫn nói.

        Cuộc phiêu lưu thứ ba và sau cùng với đàn bà — cuộc phiêu lưu có lẽ đã làm tôi đau khổ nhất — là vụ ông Duce dan díu với Clara Petacci. Tôi cũng phải nói rằng, từ ngày nhà tôi chết đi, khi tôi cầu nguyện cho linh hồn ông được an nghỉ, tôi cũng nghĩ đến Clara Petacci, vì tôi nghĩ rằng phải biết tha thứ, nhất là khi thần chết đã hoàn tất sứ mạng. Trong số phụ nữ, nhảy choàng vào cổ chồng tôi, chỉ có một người đã phải trả giá cho sự dan díu này bằng cái chết trong khi bà vẫn còn có thể bỏ trốn ra nước ngoài và hưởng lợi những gì bà rút được của Mussolini như Margheríta Sarfatti chẳng hạn. Vì ]ý do này, trong thâm tâm tôi không còn cừu hận khi viết những dòng nầy. Chỉ còn nỗi sầu khổ và một niềm thương cảm bao la.

        Từ rất lâu, tôi hoàn toàn không biết về sự liên lạc giữa nhà tôi và Clara Petacci. Mọi người đều biết, các con tôi, gia nhân... cả một bức tường im lặng được xây dựng chung quanh cuộc phiêu lưu này, để tránh cho tôi nỗi ưu phiền hơn là vì đồng lõa, và trong nhiều lần hiếm hoi chỉ chút nữa là tôi khám phá ra một điều gì đó, nhờ một tổ chức cảnh sát tí hon tư, tôi đều vấp phải bức tường ngăn cản này. Đến nỗi tôi chỉ được biết tin vào ngày 26 tháng 7 năm 1943, khi mở tờ báo sau khi nhà tôi bị bắt. Cũng như thường lệ mỗi khi một Thần tượng bị đánh đổ, mọi chuyện đều được tung ra làm mồi câu độc giả, kể cả những mọi liên lạc giữa ông và Clara Petacci.

        Irma, người bồi phòng của chúng tôi, còn nhớ cơn giận xâm chiếm tôi khi đọc những « điều khám phá » này đến nỗi sự âu lo cho mạng sống của Benito lúc ấy cũng không dàn xếp được gì cả.

        Để trở lại Clara Petacci, tôi nghĩ rằng nhà tôi quen bà ta từ năm 1936. Bà thuộc một gia đình rất đàng hoàng : thân phụ là một trong các bác sĩ của Đức giáo hoàng Pie XI.

        Người ta đã kể vô số câu chuyện quanh cuộc dan díu này, nhưng tôi tin chắc là vụ ấy đã xảy đến đúng lúc, vào thời kỳ mà sự tuyên truyền của địch đang tìm đề tài cho các chiến dịch chống Mussolini. Vả chăng những gì tôi được biết về bà ta sau đó, nghĩa là từ năm 1942, đã chứng minh rằng Benito cũng chỉ đặt bà ta ngang hàng với những phụ nữ khác mà ông từng biết qua;

        Tuy nhiên, những lầm lẫn mà ông đã cùng với bà ta phạm phải đã bắt ông trả giá đắt vì đối phương đã chộp ngay vụ Mussolini - Petacci và khai thác vụ này để chống lại ông. Chính vì thế mà tôi khám phá được và đã được Irma xác nhận, trong những ngày gần đầy, nhà tôi đã cho thiết trí một đường giây điện thoại trực tiếp giữa Villa Torlonia và ngồi nhà mà Petacci đang sống với gia đình. Ông đâu có biết rằng tất cả cuộc điện đàm đều bị ghi âm bởi vì đường đày mà ông tin chắc là rất an toàn trong thực tế lại được nối vào bộ phận nghe lén.

        Nhưng như tôi đã viết, trong suối thời gian mà cuộc dan díu này kéo dài, không một đêm nào là Benito không ngủ ở nhà cả, ông không bao giờ giới thiệu Clara Petacci với bất cứ ai và không bao giờ xuất hiện công khai với bà ta. Trong những cuộc hẹn hò ngắn ngủi, hai người tự hãm minh vào trong một căn phòng nhỏ mà ông cho thiết trí tại điện Palazzo Venezia — mà mãi về sau tôi mới biết được.

        Mãi đến năm 1944 tôi mới quyết định can thiệp vào và, trong số tất cả những vấn đề tôi phải thanh toán, đó là một trong hai hay ba vấn đề đã làm tôi nhọc nhằn nhứt.

        Vào thời đó, từ vài tháng trước, chúng tôi về sống tại Gargnano, bên bờ hồ Garde — Clara Petacci cũng đã đến ở đó, trong một biệt thự cách Villa Feltrinelli của chúng tôi vài cây số.

        Tôi được biết rằng một vài người muốn lợi dựng sự có mặt của bà ta tại Gargnano để làm cho nhà tôi mất uy tín thêm, nhưng tôi cung biết rằng có nhiều người phát xít tức giận vì tình trạng ấy và vì sự bối rổi trong tâm trí mà tình trạng ấy gây ra, muốn dành cho ông «một số phận».

        Do đó tôi quyết định đích thân nói chuyện với bà ta, đến gặp bà ta và cho bà ta biết để đề phòng những chuyện không hay có thể xảy ra cho bà ta. Trước khi đến ngôi biệt thự mà Petacci đang ở, tôi điện thoại cho Benito để báo cho ông biết là tôi đi gặp Clara Petacci. «Bà cứ làm như ý muốn» ông trả lời tôi. Tôi lấy xe và ngoài viên tài xế, tôi yêu cầu hai người bạn đồng hương Romagne của tôi đi theo trong một chiếc xe khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2019, 11:26:40 pm »


        Tôi dừng xe lúc chạy ngang qua Bộ Nội vụ của Cộng Hòa xã hội Salô, vì tôi muốn viên bộ trưởng Guido Buffarini đi theo tôi. Tôi biết rằng ông ta la chủ chốt của mọi mưu đồ và có tiếp xúc với Clara Petacci. Vì tất cả các lý do ấy nên tôi không ưa ông ta lắm và cương quyết bắt ông ta dự kiến cuộc gặp gỡ sắp đến của tôi với Petacci.

        Tôi nhớ viên thư ký của Buffarini gọi ông. Ông ta đến tức khắc, rất lo âu vì sự hiện diện của tôi. Ông ta không kịp khoác cả áo vét để ra gặp tôi.

        «Hãy mặc quần áo xong xuôi và đi theo tôi, tôi nói.

—   Chúng ta đi đâu ?

—   Tôi sẽ nói khi nào tôi thấy cần thiết. Đi đi ! và nhớ trở lại cho mau ! »

        Ông ta theo lời tôi mà không gắt gỏng cau có gì và chúng tôi lại lên đường. Khi đến trước cổng nhà Clara Petacci, chúng tôi dừng xe và tôi bước xuống nhận chuông. Buffarini muốn lẫn xa các bạn tôi nhưng họ cũng như tôi đều không chịu. Trời mưa tầm tã và toán người lay động trước cổng trông khả thê lương.

        Sau nhiều tiếng chuông, một sĩ quan Đức tiến về phía chúng tôi và vẫn không mở cửa, y cho biết là tôi không thể vào được và đừng nài nỉ vô ích. Tôi bám vào chấn song sắt và cố nói qua cổng. Việc này kéo dài chừng một tiếng đồng hồ mà không kết quả. Sau cùng các bạn tôi bao vây Buffarini và đe dọa ông ta. Thật là một phương pháp tốt vì ông toát mồ hỏi dầm dề vì sợ. Người ông ta ướt đẫm như một nồi súp và hoảng kinh, nên phải ra những dấu hiệu về phía cửa sổ để một người nào đó ra mở cổng. Và cổng được mở ngay.

        «Bà có võ trang không ? Viên sĩ quan Đức hỏi tôi khi trông thấy vẻ giận dữ của tôi.

        « Không bao giờ tôi mang vũ khí khi đi thăm người ta », tôi bẻ lại y.

        Người ta đưa chúng tôi vào một gian phòng nhỏ. Buffarini, viên sĩ quan Đức và một binh sĩ khác thì đứng, nhưng phần tôi, tôi ngồi xuống một ghế bành và cố giữ bình tĩnh nhưng không được.

        Vài phút sau tôi thấy một thứ như bóng ma xuất hiện ở đầu cầu thang mà từ chỗ tôi ngồi trông thấy được : Đấy chính là Clara Petacci, mãnh dẻ, ngập ngừng, tay nắm chặt một chiếc khăn bằng vải mỏng. Tôi không hiểu tại sao, dáng điệu e thẹn, có đôi chút vụng và vò chiếc khăn tay này đã tước đoạt mất vũ khí của tôi. Mặc dầu cảm thấy giận tràn hông, tôi vẫn nói được một cách từ tốn, tránh không nhìn bà ta để khỏi để lộ những cảm nghĩ mà bà ta có thể đoán ra được.

        « Bà hay cô đày ? Tôi hỏi.

        — Bà, bà ta trả lời tôi với một giọng trầm và có phần khàn đục trái với vẻ bề ngoài mảnh khảnh của cơ thể.

        — Thưa bà, lúc ấy tôi nói, cố giữ bình tĩnh. Tôi không đến đây gặp bà, do lòng ghen tuông thúc đẩy , để mạt sát bà và càng không phải để đe dọa bà. Xử sở chúng ta giờ đây đang trải qua những giờ phút bi thảm và những tình cảm cá nhân của chúng ta chỉ có thể liên lụy đến tình hình đất nước mà thôi. Vậy thì tôi đến xin bà một sự hy sinh. Nhà tôi cần có tâm trí bình thản để làm việc, nhưng điều quan trọng nhất là tôi muốn chấm dứt vụ tai tiếng gây ra bởi sự hiện diện của bà nơi đây, trên bờ hồ này, chỉ cách nhà tôi có vài cây số ! Khi yêu một người ta, phải chấp nhận hy sinh cho người ấy, Tôi là vợ của Benito, tôi sẵn sàng ra đi, sống cô độc xa ông, trong một lâu đài hay trên một đỉnh núi cao nào đó, nếu như sự ra đi của tôi có thể giúp cứu vãn ông. Bà cho là đã yêu ông ấy, bà hãy từ chối đừng gặp ông ấy nữa. Hãy để nhà tôi yên. Tôi van xin bà không phải là để ông ấy thuộc về chỉ một mình tôi, nhưng chính là vì ông ấy.

        Clara Petacci ngồi co quắp trong chiếc ghế bành lặng yên nghe tôi nói. Vì thế tôi tiếp lời :

        «Bà biết rằng nhà tôi có nhiều con cái mà ông yêu thương. Bà biết rằng ông có 5 con và chỉ còn lại 4 từ khi Bruno chết đi. Thế thì cũng vì các con ông, tôi xin nói với bà : hãy đi đi, đừng làm xáo trộn sự yên vui của một gia đình. Hãy rời khỏi hồ Garde».

        Tôi muốn trông thấy bà ta phản ứng, từ chối tự bào chữa. Bà ta không làm gì cả. Chỉ ngồi co quắp và vừa khóc sụt sùi vừa lắc đầu làm như để nói với tôi rằng bà ta không muốn nghe tôi nữa. Điên tiết vì quang cảnh này, tôi nổ bùng. Tôi nói với bà ta tất cả những gì ấm ức trong tôi: rằng tôi không chịu đựng nổi những người đàn bà tin là có thể giải quyết vấn đề bằng nước mắt, rằng tôi thấy việc bà ta chụp hình các bức thư rất đáng phiền của nhà tôi đã gởi cho bà ta, và đưa qua Thụy sĩ và Đức giữ kỹ là hành động không thể chấp nhận được, rằng đáng lẽ bà ta không bao giờ nên nhận để cho bắt một đường dây điện thoại nối trực tiếp biệt thự của bà ta với nhà chúng tôi vì lẽ các cuộc điện đàm đều bị người Đức ghi âm và gởi về Bá linh ; sau cùng, rằng bà ta chẳng hề giữ gìn cẩn thận một chút nào đến mức còn liên lạc với cả những kẻ đáng nghi ngờ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2019, 11:37:03 pm »



ông Duce,Gano và Chamberlain

        Clara Petacci vẫn không nói gì cả. Tôi chụp lấy tay bà ta và lay mạnh cho đến khi bà ta nói «ông Duce yêu bà, thưa bà. Tôi không bao giờ nói một câu nghịch lại bà. Ông không bao giờ chấp nhận việc đó, vì ông yêu bà và kính trọng bà».

        Tôi đâm ra thương hại bà ta, một người đàn bà bị lạc lối giữa tất cả những biến cố như vậy và chỉ được lay động bằng tình yêu một người đàn ông không được đáp ứng, vì bà ta vẫn thừa nhận người mà Benito yêu chính là tôi. Cơn giận của tôi chìm xuống ngay và tôi còn nhớ rằng bà ta đã có một thái độ can đảm sau vụ Benito bị bắt giữ ngày 25 tháng 7. Bodoglio, lúc đó trở thành kẻ thù chung của chúng tôi, còn bắt nhốt cả bà ta vào lao xá ở Novare. Bấy giờ tôi cầu khẩn bà:

        «Nếu sự tình như thế thì, thưa bà, tại sao chúng ta không cùng nhau làm một cái gì để giúp chồng tôi trong một lúc cực kỳ khó khăn như vậy?»

        Bà ta đứng lên khỏi ghế và bước lên lầu một. Một lúc sau, bà ta trở xuống vời một xấp thư dầy và đưa cho tôi :

        «Đây là ba mươi hai lá thư mà ông nhà đã gởi cho tôi».

        Chỉ cần liếc sơ qua tôi cũng đã thấy đây chỉ là các bản đánh máy sao lại các bức thư ấy.

        Lúc đó tôi không còn dằn được nữa. Tôi nói tạt vào mặt bà ta những gì tôi biết về bà ta, tôi nói rằng bà ta đã làm hại Mussolini đến mức nào vì các cuộc điện đàm mà người Đức đã nghe lén tất cả, rằng bọn đảng viên cộng sản cũng như các gián điệp Đồng minh đã điều động bà ta như thế nào.

        Clara Petacci vẫn luôn luồn câm nín, chỉ đành để cho ngất đi hết đợt này đến đợt khác, với
Buffarinj lăng xăng bên cạnh tay cầm chai cô nhắc. Bà ta chỉ còn sức nói thì thầm rằng nhà tôi sẽ không sống được nếu không có bà ta.

        «Không đúng! tôi thét lên, nhà tôi biết tôi có mặt ở đây. Gọi ông ấy và hỏi ông ấy đi!»

        Bà ta gọi ông và nghe trả lòi :

        «Phải, tôi biết là nhà tôi ở đó, nhưng bà ta có lý, phải chấm dứt Clara ạ!»

        Tôi đứng dậy, đầu óc bừng bừng và lúc sắp rời khỏi nhà, tôi nói thẳng vào mặt bà ta :

        «Đời bà sẽ chấm dứt tàn tệ, bà ạ, chúng sẽ lôi bà đến piazzale Loreto».

        Tôi nhắc cho bà ta một câu mà một đảng viên cộng sản đã viết cho tôi, trong một bức thư dọa nạt, nói rằng tất cả chúng tôi đều sẽ bị đưa đến công trường ấy tại Milan, nơi mà người Đức đã tàn sát các con tin người Ý để trả đũa các vụ khủng bố.

        Bên ngoài trời tối và mưa to. Những người bạn đồng hương ở Romagne của tôi đang chờ tôi. Tôi trở về Villa Feltrinelli. Nhà tôi vẫn còn ở văn phòng của ông tại Villa Orsolina. Tôi báo cho ông biết là tôi đã trở về và không có làm gì tổn thương đến Clara Petacci: Rồi tôi tự hãm mình trong phòng và lần đầu tiên tôi muốn tự chấm dứt cuộc đời.

        Sau đó tôi được biết Benito điện thoại nhiều lần. Sau cùng ông viết mấy chữ cho đưa đến tôi trong đó ông hỏi tôi có chấp thuận cho ông gặp mặt không.

        Trong nhiều tiếng đồng hồ, ông ra sức an ủi, làm cho tôi khuây khỏa, cầm lấy tay tôi, hôn tôi dịu dàng, khấn nài xin tôi tha lỗi. Một lần nữa tôi lại chinh phục lại được nhà tôi, và tôi chắc chắn rằng ông đã cảm thấy chúng tôi đã lướt qua khỏi được tai họa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 12:30:39 am »


8

MUSSOLINI VÀ TIỀN BẠC

        Cách đây rất lâu tôi có đọc trong báo một bài nói rằng bà vợ của Mussolini sưu tập nữ trang và áo choàng lông chồn. Điều này làm tôi rất thích thú bởi vì, trong suốt đời tôi, tôi chỉ có một chiếc vòng đeo tay làm nữ trang và hơn nữa, năm 1931 chúng tôi đã phải bán đi để có thể trả một món nợ ngân hàng. Hon thế nữa, tôi nhận món qua nầy một cách bất ngờ vì trong gia đình chúng tôi không có thói quen tặng quà cho nhau. Chỉ một vài cà vạt cho nhà tôi do con cái biếu ; phần tôi, trong những dịp trọng đại, Benito tặng tôi một tấm ảnh của ông có lời đề tặng. Lần ấy em chồng tôi Arnaldo đã mua một chiếc vòng cho vợ và nhà tỏi cảm thấy cũng phải biếu tôi một cái gì : ông đã chọn lựa cùng một chiếc vòng như em.

        Riêng về áo choàng lông chồn, không bao giờ tôi có, khi tôi phải ra « ngoài xã hội tôi mượn áo của con gái tôi, Edda. Chỉ có vấn đề là áo của con tôi hơi dài, nhưng tôi sắp xếp được.

        Người ta há đã chẳng kể lại, sau khi chiến tranh chấm dứt, về kho tàng của Mussolini đó sao ! Tôi chỉ có thể trả lời một điều : nếu có tiền riêng, chúng tôi sẽ không bao giờ biết đến những vấn đề như chúng tôi đã gặp phải sau khi nhà tôi mất. Và khi tôi nhìn lại các bức tường bị đập bể, nền nha bị đào lên, ván lát tường bị cạy tung ra của ngôi nhà Rocca đelle Caminate, tôi mới ý thức được câu chuyện thần thoại ấy đã được xây dựng đến mức độ nào.

        Vậy thì với những người đã tin hay còn tin rằng Mussolini có giấu một kho tàng đâu đó, tôi xin trả lời : «Đừng tìm kiếm nữa. Chẳng có kho tàng của Mussolini gì cả, chẳng có chôn dấu hay thả chìm xuống hồ Garde gì cả.»

        Ngay cả nền Cộng Hòa xã hội Salô, mà ông Duce điều khiền gần 2 năm, cũng có những cơ cấu ngân hàng, những định chế và điều hành một cách bình thường. Các tổng, bộ trưởng không có đi dạo với hàng xấp bạc trong túi và nhà tôi không có mang theo nữ trang của hoàng gia.

        Hơn nữa, để thanh toán dứt khoát vấn đề này, tôi có thể xác định rằng Mussolini không hề nhận một xu nào trong số tiền lương Thủ Tướng của ông trong suốt hai mươi năm sáu tháng và không biết bao nhiêu ngày, ông cũng từ bỏ cả phụ cấp dân biểu của mình và tặng lai cho quỹ của Quốc hội.

        Không phải ông làm tất cả các chuyện đó vì mị dân, ngay cả khi chúng tôi không sống theo kịp mức sống của thời đại. Nhà tôi có một tờ báo, tờ Popolo d'Italia, có sổ bán rất cao, ông viết bài cho báo chí ngoại quốc nhất là cho báo chí Mỹ và được họ trả thù lao rất hậu. Ngoài ra ông còn được hưởng những số tiền bản quyền tác giả rất quan trọng về những quyển sách ông viết, trong số đó có quyền còn được dịch ra cả tiếng Tàu.

        Điều này có nghĩa là chúng tôi cũng có phương tiện để sống tiện nghi, hơn nữa chúng tôi không phải trả tiền thuê nhà tại La mã vì ông hoàng Torlonia, chủ nhân ngôi biệt thự Torlonia nơi chúng tôi ở, đã ấn định có một lire tượng trưng cho mỗi năm, mặc dầu Benito khẩn khoản xin ông tính tiền nhà. Sau cùng xe cộ thì do chính phủ cung cấp. Ngoài các chiếc xe mà con chúng tôi và cả chính chúng tôi có để dùng vào việc riêng.

        Chúng tôi còn có cả tiền tiết kiệm để mua vài mảnh đất tại Romague và tại Ostie, cũng như một biệt thự tại Riccione. Để nói ra tất cả, tôi có thể khẳng định rằng, nhiều biệt thự đã được dâng cho nhà tôi,trong số đỏ có một ở Naples,Villa Rosebery, nay là tư dinh nghỉ hè của Tổng thống Ý, do một gia đình người Anh biếu, một biệt thự khác ở La mã, Villa Chiara, nay trở thành công viên công cộng và Rocca delle Caminale. Đấy là món quà quan trọng duy nhất mà Benito giữ lại, vì mỗi người dân tại Rayenne và tại Forli đã đóng góp một lire trong một cuộc lạc quyên do họ tổ chức, để mua biệt thự tặng ông. Ông đã tặng lại tất cả những biệt thự khác cho Quốc gia.

        Riêng về các tặng dữ và di sản mà ông được thừa hưởng, ông tự động đóng vào các quỹ từ thiện hay quỹ của các Hiệp hội tôn giáo. Ngay từ năm 1942, ông còn quyết định cả việc cho những cơ quan từ thiện tôn giáo này, tất cả những số tiền quan trọng mà nhiều nhân vật đã trả để mua một tước vị hàm, mà cho đến lúc đó chỉ có một vài cá nhân «được coi là chuyên nghiệp» trong việc «đút lót» đã lạm dụng được, Từ lúc ấy chính nhà tôi trình các hồ sơ phong tước cho nhà vua vì chỉ có nhà vua mới có quyền ban phát này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 10:47:47 pm »


        Tất cả những điều đó đều có vẻ khó tin cho nên khi Đệ nhi Thế chiến chấm dứt, nhiều ủy ban đã được chỉ định để điều tra việc quản trị công ủy của Benito Mussotini. Chỉnh vị cựu Thủ Tưởng Ý, Giulio Andreolti, là người công bố kết quả của các việc điều nghiên ấy. Trong một cuộc phỏng vấn do một tờ tuần bảo của phe tả phổ biến, tờ L’Espresso, ông ta tuyên bố là không có gì để trách cứ Mussolini, về phương diện này, trong suốt thời kỳ ông cầm quyền.

        Tại sao nhà tôi lại hành động như thế ? Ông có phải là một ông thánh không ? Chắc chắn là không ! Nhưng ông chỉ cho rằng tiền bạc chỉ phục vụ cho ông có được những gì mà ông cần. Khi mục tiêu đã đạt được, ông thấy rằng vưởng bận với số dư thừa là vô ích...

        Tôi phải nói rằng trạng thải tinh thần ấy không phải là không gây ra xung đột giữa chúng tôi, vì tôi luôn luôn cho rằng tất cả mọi công nhân đều xứng đáng được lãnh lương và tôi không thể chấp nhận Benito từ chối lãnh lương của mình. Nhưng ông là như vậy và không bao giờ làm cho ông thay đổi được. Ngay cả trong thời kỳ niên thiếu, ông luôn luôn bày tỏ tinh thần bất vụ lợi đến mức đó nhiều khi lầm lộn giấy bạc tờ nay với tờ kia.

        Một ví dụ : «Trong khi tìm việc làm tại Thụy sĩ vào năm 1901, nếu những kỷ niệm của tôi đúng, thì ông chẳng có một xu trong túi. Ông nhớ rằng mình còn giữ một đồng bạc cuối cùng để tích cốc phòng cơ. Ông đi vào một tiệm bảnh mì, lấy một ổ bảnh và chìa đồng bạc ra trả. Bà chủ tiệm Cam lấy tiền nhưng lập tức đẩy trả lại vừa gầm gừ rằng ông chẳng nên đùa như vậy. Đồng bạc mà Mussolini đặt biết bao hy vọng vào vốn chỉ là một huy chương bằng kền của Karl Marx.

        «Mãi hai ngày sau tôi mới có ăn, nhà tôi vừa cười vừa kết luận, khi ông kể lại với tôi cuộc phiêu lưu này. Sau khi tôi xin được một chân chở đá bằng xe bò ệch tại một công trường».

        Về sau, năm 1909, khi ông được Cesare Battisti mời điều khiến tờ báo tại Trente, một số lương bảy mươi lăm lires được đề nghị cho ông. Ông tìm được cách nói rằng năm mươi đồng là đủ cho ông sống rồi và để lại cho tòa báo hai mươi lăm lires.

        Khi chúng tôi lập gia đình, ông đã bầy trò gìỡn chơi tôi hai lần cũng với lối như vậy- Lần đầu tiên khi ông điều khiển tờ Lotta di Classe tại Forli ; phụ cấp của ông là một trăm hai mươi lires mỗi tháng, nhưng ông để cho đảng hai mươi lires. Lần thứ nhì — tôi đã viết rồi — khi điều khiền tờ Aoanti, ông từ chối lãnh một ngàn lires mỗi tháng mà người tiền nhiệm, Claudio Treves, Ông chỉ nhận có năm trăm.

        Khi được phong làm Thủ Tướng, ông đến kể với tôi cả một câu chuyện, theo đó thì các chức vụ của một thủ tướng toàn là có tính cách danh dự. Vì lẽ tôi không dễ bị lừa phỉnh cho nên lập tức tôi đoán rằng ông đã từ chối phụ cấp theo luật lệ. Vì thế, tỏ ra thận trọng, tôi hỏi ông :

        «Tất cả những điều đó rất tốt đẹp. Ở đây ông có thể làm bất cử những gì ông muốn, nhưng phần tôi thì có môt ngôi nhà phải chăm sóc, một bầy con phải nuôi nấng và tôi biết rằng một vài người, trong tòa soạn tờ bảo của ông, tự săn sóc kỹ, trong khi đó tôi phải cực khổ tự lo liệu lấy. Ngày nào mà ông còn ở Milan, tôi không có chút âu lo nào, vì đã có ông, nhưng bây giờ chúng ta sắp xa cách, tôi muốn ông sắp xếp với tờ báo để tôi có một ngân khoản nhất định đều đặn cho việc chi tiêu trong nhà. »

        Điều này được thực hiện ngay. Một số tiền 6.000 lires mỗi tháng được cấp cho tôi và tờ báo chịu trả tiền thuê nhà, xe cộ và lương tài xế. Như thế, tôi đã được cuộc...

        Vì lẽ chuyến hành trình đầu tiên mà tôi thực hiện đi La mã, năm 1926, đã khá làm tôi ngại hơn. Vào thời đó như tôi đã viết, nhà tôi sống một mình tại thủ đô từ bốn năm qua và tôi thì ở Milan với các con. Khi ông trở về nhà thì đó là một ông lớn nghiêm chỉnh, một người cha gia đình hòa dịu... Nhưng tại La mã tôi khám phá ra ông là một « playboy » thật sự : ăn diện thanh lịch, xe du lịch, dắt cọp bằng xích để lòe phụ nữ... Và khi, kéo hộc bàn đêm của ông ra, tôi thấy chừng 11 hay 12000 lires vứt lung tung trong đó, tôi không thể kềm giữ được nữa và cho nổ bùng. Trong thực tế, đấy chỉ là tiền bạc mà do thói quen ông vẫn để đấy sau khi lãnh được vì không biết để đâu và vì không thể đưa cho tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2019, 11:23:08 pm »


        Nhưng vụ làm tình làm tội này cũng rất có ích. Và tôi nghĩ rằng nó là nguyên ủy của việc Aranlđo can thiệp với anh mình để thuyết phục ông từ đó sống một cuộc đời trật tự hơn.

        Để chấm dứt đề tài này, tôi đoan quyết rằng khi chúng tôi dọn về La mã ở, mỗi tháng, nhà tôi đưa cho tôi một phong bì đựng tiền để chi tiêu trong gia đình. Tôi nghĩ đấy là số tiền xê xích 10 000 lires mỗi tháng, nhưng khi cần thêm, tôi chỉ việc bảo ông là có ngay. Một điều duy nhất không bao giờ tôi hiểu được đó là số tiền đúng mà ông lãnh được. Là một người Ý thuần túy, ông chẳng bao giờ nói với tôi điều gì liên quan đến việc đó.

        Nhân nói về đời sống của chúng tôi tại La Mã, tôi còn nhớ là hôm sau ngày nhà tôi bị bắt, nghĩa là ngày 26 tháng 7 năm 1943, tôi thấy có một sĩ quan đến villa Torlonia, nơi mà tôi vẫn còn ở. Tôi từ ngoài vườn bước vô với trứng và rau xà lách bọc trong, áo choàng ngoài và ông ta tưởng tôi là người giúp việc.

        «Tôi muốn đi thăm ngôi nhà của Mussolini, ông ta yêu câu, tôi có thể chứ?

        — Tất nhiên là được, tôi trả lời. Tôi sẽ đưa ông đi.»

        Tôi cất trứng và rau và đóng vai trò hướng dẫn viên vừa chỉ chỏ vừa hỏi thăm ông ta về tình hình bên ngoài. Nhờ vậy mà tôi được biết bà vợ của Mussolini đã bị bắt tại Milan, tại công trường Dôme, với cả một va li đầy giấy bạc và nữ trang. Tôi không có một phản ứng nào và chúng tôi tiếp tục cuộc thăm viếng. Trong một phòng, có bức di ảnh của Bruno con tôi. Tôi thấy ông ta nở một nụ cười đầy cảm tình khi thấy tấm hình.

        «Đây là một chàng trai tuyệt vời, ông ta thì thầm. Anh ta giản dị và đáng yêu biết bao ! chúng tôi cùng học một trường với nhau.

        — Phải, tôi thở dài, đó là một cậu trai tuyệt vời.

        Tôi không biết giọng nói có phản lại tôi không, nhưng viên sĩ quan đứng khựng lại lập tức. ông ta nhìn tôi rất lâu, rồi nói :

        «Nhưng mà bà là ai ? bà là người trong gia đình à ?

         
— Phải, tôi là mẹ của Bruno. Tôi là bà Mussolini. »

        Ông ta cầm lấy tay tôi, hôn lên đấy và xin lỗi tôi vì những lời nói cách mấy phút trước về vụ bắt giữ tôi tại Milan.

        «Không bao giờ tôi lại có thể tưởng tượng rằng tôi gặp vợ của ông Duce với một chiếc áo choàng ngoài quấn trước người... Nếu người ta kể với tôi như vậy, tôi không tin», ông ta lặp đi lặp lại không ngừng.

        Thế rồi ông ta nói thêm ;

        «Cũng tương tự như vậy, tôi tin chắc rằng ngôi nhà của Mussolini là một tòa làu đài, được trang bị xa hoa lộng lẫy. Nhưng trong tất cả những vật tôi vừa trông thấy, chẳng có gì là xa hoa cả. Đấy cũng chỉ là một ngôi nhà như bao nhiêu nhà khác. »

        Chắc chắn là người ta đã kể cả lô chuyện loại này cho viên sĩ quan, ông ta gần như thất vọng vì cuộc thăm viếng. Nhưng cũng có thể là ông ta rất bằng lòng vì khám phá ra sự thật, có lẽ vậy nên khi từ giã, ông ta xin phép hôn từ biệt tôi và tôi thấy ông ta rưng rưng nước mắt.

        Trường hợp này chỉ là một ví dụ trong hàng trăm vụ. Chúng tôi không thể nào tổ chức các cuộc thăm viếng có dẫn giải ngôi nhà của chúng tôi, mở các hộc tủ, hộc bàn và nói với những người Ý, những người, ngoại quốc ;

        « Quí vị hãy lại đây xem chúng tôi sống giản dị ra sao. Chúng tôi không phải là kẻ trọc phú, quí vị nên biết cho ! »

        Bởi vì đối với chúng tôi, đối với gia đình Mussolini, đối với nhà tôi cũng như đối với chính tôi, cuộc sống này không có gì đặc biệt cả. Đây là cuộc sống của chúng tôi. Cuộc sống từ hồi chúng tôi còn niên thiếu.

        Tôi nói rằng điều thống khoái nhất của Mussolini khi trở thành người lãnh đạo chính phủ là có thể cho thay tấm vải trải giường sau hai hay ba ngày, ít ai có thể tin tôi, nhưng đó là sự thật.

        « Và còn nữa, một buổi sáng, ông xác nhận với Irma, người hầu phòng của chúng tôi, thật là tuyệt vời nếu ta có thể mỗi ngày thay một tấm trải giường ! »

        Bên ngoài, Villa Torlonia trông rất đồ sộ, dẫu cho nó có vẻ nặng nề một chút. Nó nằm trong khu vực gia cư trên đường Nomentana. Vườn cây mênh mông, với đủ loại cây cối và tươi tốt đến nỗi la có cảm tưởng đang ở trong rừng. Ngoài ra, lại còn có cả nhà kiếng để ương cây và một rạp hát kiểu cổ, nhỏ, nhưng không thiếu phần duyên dáng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 10:23:31 pm »


        Trải lại, bên trong làm tôi thất vọng. Ngôi nhà rộng lớn, đồng ý, nhưng mà nhiều chỗ chìm khuất quả ! Hết góc này đến góc kia với những phòng khách nhỏ và phòng của đàn bà rải rác khắp nơi không thể dùng làm gì cả. Mỗi khi đi vào một gian phòng là tôi đụng đầu với cột nhà. Riêng bàn ghế thì đen tối và nặng nề ; đồ gỗ trong phòng Benito thật đen và xấu xí. Nhưng đấy : nhà tôi tuyệt đối không muốn đụng chạm vào vì không phải là nhà của chúng tôi, và không nên làm cho ông hoàng Torlonia buồn lòng" Mỗi khi một chút, tôi đã thay đổi được nhiều thứ. Tôi bắt đầu bằng các chiếc ghế vì tôi chán cảnh thấy một trong các cháu tôi, Germano — có sức khỏe rất tốt — mỗi lần đến thăm là mỗi lần làm gãy những chiếc ghế mà chúng tôi tìm thấy được.

        Rồi trong vòng từ 1 đến 2 tháng, với bạn bè và bà con ở Romagne, chúng tôi đã biến đổi, bằng thợ nề, thợ hàn, thợ sơn và sắp đặt lại tất cả : phòng tắm, nhà bếp nằm ngầm dưới đất và chẳng có gì dùng được, các phòng của con cái và người làm. Sau cùng Villa Torlonia trở thành dễ chịu và tiện nghi.

        Tầng dưới có một phòng khách lớn, nơi buổi tối chúng tôi coi chiếu phim, một phòng thật đẹp với trần nhà thật cao: Hai cầu thang lớn đưa lên tăng lầu một. Hai chiếc cầu thang này đặc biệt rất hữu dụng đối với bọn trẻ con khi tôi đuổi theo chúng để thanh toán mấy roi vì tội làm trò bậy bạ, vì chúng có hai ngả rút lui.

        Cũng dưới tầng trệt, còn có các phòng khách nhỏ với các chân đèn rải rác khắp nơi và các phòng mà lũ con tôi dùng làm phòng làm việc. Chính tại đó mà Vittorio chế tạo ra tờ báo đầu tiên của nó. Tất cả các phòng này đều rất dễ chịu vì nhìn ra khu vườn qua các cửa kiếng và cửa sổ thật lớn.

        Trên tầng thứ nhất, chúng tôi có một phòng ăn hình bầu dục và phòng của chúng tôi. Phòng nhà tôi ở cánh mặt tiếp giáp với một phòng tắm và một phòng làm việc ; phòng của tôi bên cánh trải nhưng thông với phòng nhà tôi bởi một hành lang.

        Ở tầng trên là phòng ngủ các con tôi bên cánh trái và đầu kia nhà giặt ủi và phòng gia nhân.

        Kiểu sống của chúng tôi đã thay đổi so với lúc còn ở Milan. Trước hết, Vittorio và Bruno đã lớn, giờ đây là các chàng thanh niên. Edda là một thiếu nữ đã bắt đầu làm chúng tôi lo âu với các mối tình con của nó. Sau mối tình thơ đại với một thanh niên Do Thái mà Edda đã cứu sống và sau đó cứu sống luôn cha của thanh niên này, suýt chút nữa nó đã đính hôn với một bá tước trẻ rất giàu có tại Forli, Orsi Mangelli. Nhưng dự tính đã chuyển hướng tiếp theo sau một cuộc tiếp xúc trực tiếp với nhà tôi.

        «Thưa ông Duce, anh ta yêu cầu, tôi muốn đề cập  đến vụ hồi môn.

        — Hồi môn nào ?

        — Hồi môn của con gái ông, thưa ông Duce.

        — Nhưng nó có gì đâu, cũng như mẹ nó chẳng có gì cả.

        Cậu bé liền biến mất khỏi cuộc đời Edda, và ngày 24 tháng 4 năm 1930, nó lấy Galeazzo Ciano mà người cha, Costanzo Ciano, đô đốc trong thời kỳ quá khứ oanh liệt, lại là một trong những người bạn thân nhất và là kẻ kế nhiệm duy nhất của nhà tôi nữa.

        Tôi có một ngôi nhà lớn đế chăm sóc và, trong khi tại Milan tôi có thể sống cách biệt với công chúng, tại La mã, tôi phải ý thức rằng minh là vợ của người lãnh đạo chính phủ. Tình trạng khác hẳn và tôi ít được hành động tự do hơn. Điều này cũng không cản tôi đem vào khu vườn cả một vùng quê hương Romagne thu hẹp của tôi với những chuồng gà, chuồng thỏ và cả mấy con heo con nữa.

        Nhà tôi cung đã thay đổi nhịp sống. Từ năm 1929, ông sống cuộc đời của một người cha trong gia đình, và tất cả những trò quái gở của bảy năm đầu tiên sống tại Thủ đô đã biến mất. Ngày chúa nhật là ngày cả gia đình đi chơi bằng xe hơi cho mãi tận Ostie, trên vùng núi ; trong tuần đôi khi chúng tôi đi xem hát, xem nhạc kịch. Nhưng trái với các con tôi vốn được tự do hơn, chúng tôi không thể đi xem chớp bóng như ý thích. Bởi vì, trước hết là có các cảnh sát viên phụ trách an ninh luôn luôn đi theo chúng tôi khắp nơi rồi tiếp đến là mỗi khi nhà tôi xuất hiện trước công chúng thì cuồng loạn xảy ra ngay. Lúc đầu tất nhiên là tình trạng ấy làm nhà tôi khoải chí nhưng về lâu về dài ông đâm chán.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM