Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:22:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truman ông là ai  (Đọc 12295 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2019, 12:25:32 am »


        Những tuần lễ đầu tháng 12 này là thời kỷ tái duyệt tuyệt vọng tại Hoa thịnh đốn về nỗ lực tham chiến ở Cao ly. Hầu như hàng ngày TT Truman đều nhóm họp với các cố vấn nòng cốt của bộ Ngoại giao và Ngũ giác đài, được coi như «nội các chiến trauh» của Bạch Cung. Hai hoặc ba ngày một lần, Hội đồng Quốc an được mời nhóm khẩn cấp. Đường viễn ký với Đông kinh hoạt động suốt ngày đêm, các viên chức LHQ liên tục gửi đi và nhận được nhiều công điện đầy lo ngại.

        Một sự thật mới và sáng như ban ngày vừa hiện ra : mưu toan táo bạo của Hoa kỳ nhằm xử dụng võ lực đề tiến tới một giải pháp chính trị ở Cao ly đã bị ngăn chặn, có thể là mãi mãi, bởi sự can thiệp của Trung cộng. Hoa kỳ dấn vào một cuộc chiến tranh không thể thủ thắng, và không thể rút lui, song cũng không thể để thua. Câu hỏi gay go đối với ông Truman là «Chúng ta làm gì bây giờ?»

        Hoa thịnh đốn vẫn lo ngại Nga sô lợi dụng cuộc xâm lược Cao ly để dương đông kích tây, gây hấn ở nơi khác trên thế giới, chắc là ở Âu châu. Bộ tham mưu hỗn hợp đồng thanh nhận định rằng Hoa kỳ không thể đáp ứng tham vọng của Mac Arthur tổng phản công Trung cộng, khiến hệ thống phòng thủ ở Mỹ và Âu châu có thể bị nguy hại. Bộ tham mưu hỗn hợp nghi ngờ Trung cộng lừa Hoa kỳ tiến đánh lục địa để bị sa lầy trên một lãnh thổ mênh mông vô tận, và bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh xói mòn vô vọng chống 400 triệu người Trung hoa.

        Còn một yếu tố khác mà Hoa thịnh đốn coi trọng song tướng Mac Arthur lại có vẻ không lưu ý đến, đó là sự cần thiếu duy trì hậu thuẫn LHQ. Một mặt, LHQ là tấm bình phong chính trị đúng đắn cho sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Cao ly. Mặt khác, LHQ trở thành lệ thuộc chính sách của Mỹ về Cao ly. Cuộc tiến quân của Mac Arthur qua vĩ tuyẽn 38, tới biên giới Mãn châu đã làm LHQ giật mình lo ngại Hoa kỳ có thể, hữu ý hoặc vô tình, sắp sửa lôi kéo tổ chức quốc tế vào một trận chiến tranh ý thức hệ thảm khốc. Công luận thế giới đồng thanh ủng hộ hành động nhậm lẹ của Hoa kỳ chống xâm lược Bắc Cao khi ấy lại có thể thay đổi lập trường.

        Một lời tuyên bố của ông Truman đã khiến mọi người lo ngại thêm nữa. Ngày 30-11, trong một cuộc họp bảo, ông ám chỉ rằng bom nguyên tử có thể được dùng chống Trung cộng, và tướng Mac Arthur, tư lệnh tại chỗ, được quyền quyết định. Ông đã trả lời ngay không kịp suy nghĩ một câu hỏi được nêu ra bất thần. Văn phòng báo chí Bạch Cung vội ra thông cáo giải thích rằng Tổng thống muốn nói là «một khi đã có võ khí thì mặc nhiên đã nghĩ đến việc xử dụng », nhưng quyền xử dụng bom nguyên tử theo, luật pháp, được trao cho Tổng thống, và «lệnh xử dụng này chưa được ban bố». Dầu Tổng thống đã chữa lời cho dư luận yên lòng, trong một thời gian khá lâu người ta vẫn không quên được tác động sôi sục của câu nói đầu tiên. Các đồng minh Bắc Đại tây dương cũng như các bội viên LHQ đều giật mình, và Thủ tướng Atlee vội từ Luân đôn tới Hoa thịnh đốn ngày hôm sau để diện đàm với TT Truman.

        Trước hiện tình quân sự thất bại, và chính sách hỗn độn, Hoa kỳ không thể nào có nổi một chiến lược trực tiến. Ngày 3-12, bộ tham mưu hỗn hợp ra lệnh cho Mac Arthur nếu không thể chiến thắng thì ráng sức cầm cự. «Chúng tôi xét rằng việc bảo tồn quân lực dưới quyền đại tướng hiện là quan trọng hàng đầu. Chúng tôi tán đồng việc củng cố lực lượng thành những đầu cầu». Hoa kỳ dành phải ỡm ờ trước khi tìm được lối thoát ra khỏi tình trạng nan giải đáng ghét ấy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2019, 06:13:46 am »

     
        MacArthur bị cất chức

        Giữa cảnh bế tắc bực mình ấy MacArthur lại mở cuộc tấn công chính trị chống lại thượng cấp ở Hoa thịnh đốn. Đột nhiên, ông mở rộng cửa tổng hành doanh Đông kinh đón liếp báo chí trực tiếp hoặc gửi điện văn phóng vấn. Trả lời một cuộc điều tra dài của tòa soạn báo United States News and World Report, trong tuần lễ đầu tiên tháng 12, ông quy những khó khăn của ông ở Cao ly cho «những cấm đoán kỳ lạ... vô tiền khoáng hậu trong lịch sử quân sự» khiến ông không có cơ hội đánh thẳng vào sào huyệt bất khả xâm phạm của địch.

        Bạch Cung và Ngũ giác dài chỉ được biết những lời bình luận khác thường của viên tư lệnh chiến trường qua báo chí. Sau này, ông Truman nói «lẽ ra tôi đã bãi chức tướng MacArthur ngay khi ấy.» Theo lời ông, lý do khiến ông trù trừ là vì ông không muốn thiên hạ cho rằng MacArthur bị trừng phạt vì cuộc phản công thất bại. Ngày 6-12 ông Truman ra lệnh cho bộ tham mưu hỗn hợp gửi thẳng cho MacArthur một chỉ thị mới (áp dụng cho mọi sĩ quan phục vụ tại hải ngoai), nói rõ rằng «không một diễn văn, một thông cáo báo chí hoặc tuyên bố công khai nào» được công bố kể từ nay, về chính sách đối ngoại, ngoại trừ được bộ Ngoại giao cho phép, hoặc trong trường hợp chính sách quân sự, được bộ Quốc phòng cho phép.

        Trong tháng 12 đầy biến chuyển khẩn trương này, 4 biến chuyển liên quan đến Cao ly đã xảy ra. Muốn hiểu rõ tình hình Cao ly cần cứu xét 4 biến chuyển này.

        1— TT Truman thức giục Quốc hội gia tăng chuẩn chi ngân sách quốc phòng lên gần 50 tỉ đô la, vì công cuộc xây dựng phòng thủ đồng minh Bắc Đại tây dương cũng khẩn cấp không kém công cuộc ngăn chặn xâm lăng Cộng sản ở Viễn đông.

        2— Ngày 15-12, ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, cho phép chính quyền cấp tốc gia tăng quân số lèn mức dự liệu là 3 triệu rưỡi (hồi ấy chỉ chừng 2.300.000), và tái lập một số hình thức kiêm soát thời chiến. Tuy nhiên, ông minh định rằng chính quyền không có ý định động viên toàn diện. Báo chí mệnh danh biện pháp của ông Truman là chiếc xe được «lái bằng số 2, chứ không phải hết tốc độ».

        3—  Hội dồng Bảo an LHQ chấp thuận một quyết nghị nhằm tìm kiếm một cuộc ngưng bắn trong chiến tranh Cao ly. Đề nghị này bị một phải đoàn Trung cộng được đặc biệt mời đến Thành công hồ thảo luận, bác bỏ. Mặc dầu Trung cộng bác bỏ, đề nghị ngưng bắn vẫn trở thành mục tiêu nổi bật trong chính sách LHQ.

        4 — Nghị sĩ Cộng hòa tại Thượng và Hạ viện, với một số phiếu quan trọng, yêu cầu Tổng thống bãi chức ngoại trưởng Acheson vì «đã mất lòng tin của quốc gia». Sự kiện này phản ánh tình trạng kèn cựa đảng phái gay gắt không những do các biến chuyển chán nản ở Cao ly gây ra mà còn do cao trào hoảng hốt bắt nguồn từ chiến dịch lột mặt nạ cộng sản trong chính quyền do thượng nghị sĩ Joseph McCarthy phát động. TT Truman khước từ không xét tới yêu sách của đảng Cộng hòa.

        Hố cách biệt vì hiểu lầm hoặc vì không chịu đựng được nhau giữa MacArthur và thượng cấp tại Hoa thịnh đốn tiếp tục được đào sâu thêm. Viên tư lệnh Viễn đông đa cảm dường như cho rằng thiên tài quân nhân ghi danh sử sách của mình đang bị ngăn cản bởi những phần tử dân sự tư tưởng hẹp hòi ở xa chiến trường phân nửa thế giới, nhãn quan chiến lược lại bị che mờ bởi những nhận định chính trị tầm thường và bất hợp. Văn thư liên lạc của Mac Arthur với họ được viết theo thể văn cao siêu, chứa đựng ý thức khinh miệt tế nhị. TT Truman, các bộ trưởng Acheson và Marshall và ngay cả các cựu chiên hữu của Mac Arthur trong bộ tham mưu hỗn hợp lại dường như nghĩ rằng vị anh hùng Bataan, và Corregidor đã có thái độ độc đoán không chịu chấp nhận viễn tượng một cuộc chiến thắng nhớ bé hơn ở Cao ly. Ông muốn thắng ở Cao ty, và là thắng lớn, bằng không thì rút lui. Mặc dầu có thiện cảm với sự bực bội của vị tướng lãnh vì bị cầm chân bởi một kẻ địch mà ông từng khinh miệt sâu xa, Hoa thịnh đốn vẫn bị phật ý và ngượng ngùng vì ông từ chối không chịu nhìn nhận thực tại của cuộc chiến tranh mà ông phải đối phó. Còn đối với một số thì thái độ cứng đầu của MacArthur chỉ là để che đậy sự bất lực, không thể chiến thắng vẻ vang.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Ba, 2019, 01:55:32 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2019, 01:56:32 am »


        Đầu tháng 1-1951, sợi giây liên hệ giữa đại tướng MacArthur và tổng tư lệnh Truman tới độ căng thẳng nhất. Ngày 10-1, MacArthur báo cáo với bộ tham mưu hỗn hợp rằng quân lực dưới quyền ông bị kẹt vào cuộc hành quân phòng thủ vô hạn định ở Cao ly, ông không thể tiếp tục đảm bảo an ninh cho Nhật được nữa. Ông yêu cầu quân lực được tăng cường mạnh mẽ, hoặc được thoái triệt.

        Bộ tham mưu hỗn hợp phúc đáp trong một giác thư đài rằng Hoa thịnh đốn đồng ý với nhận định của ông, theo đó Cộng sản, nếu họ quyết tâm đạt mục đích, có thể bắt buộc LHQ phải triệt thoái khỏi Cao ly. Tuy vậy, phải sau 2 thảng, một số sư đoàn Cảnh vệ hoàn tất chương trình huấn luyện, thì mới gửi thêm viện binh được. Trong thời gian này, cần cố gắng để tránh khỏi triệt thoái, Giác thư Viết tiếp ;

        « Căn cứ vào mọi yếu tố được biết, chúng tôi phải kết luận rằng trong điều kiện hiện hữu kể cả trường hợp Trung cộng liên tục hành quân đại qui mô không thế nào giữ vững được vị trí tại Cao ly trong một thời gian trường kỳ.

        Tuy nhiên, vì quyền lợi quốc gia, và cũng vì quyền lợi LHQ, trước khi ông ban bố chỉ thị minh bạch tiến tới triệt thoái khỏi Cao ly, ông nên đình hoãn một thời gian hầu có thể tiến hành những cuộc tham khảo quân sự ở Cao ly.

        « Hiện thời, ông được lệnh bảo vệ phòng tuyến, mất vị trí này thì rút về vị trí khác... dẫu rằng sự cầm cự này sẽ làm an ninh của Nhật tiếp tục bị đe dọa, và ông hãy tính trước cơ hội thuận lợi cuối cùng cho một sự triệt thoái trật tự.»

        Nhận được giác thư này, tướng MacArthur bèn dạy khôn Hoa thịnh đón về thực tại của chính sách Viễn đông. Trong một phúc thư dài chứa đựng danh từ khẩn cấp và nôn nóng, ông nhấn mạnh rằng Trung cộng đã tận lực tham chiến. Theo ông, đó là hiểm họa rõ ràng và hiện hữu, còn hơn họa xâm lược sô viết ở Âu châu hoặc nơi nào khác chỉ có tính cách phóng đoán, xa xăm, Ông lập luận rằng nếu làn sóng đỏ được ngăn chặn quyết liệt ở Cao ly ngay khi ấy, thì viễn tượng bùng nổ ở một mặt trận khác sẽ được giảm thiêu.

        Đạt mục đích này, Mac Arthur đề nghị một cuộc phản ông tứ diện : (1)-phong tỏa Trung cộng bằng hải quân, (2)-tiêu diệt khả năng quân sự và kỹ nghệ Trung cộng bằng cuộc không tập và hải kích không hạn chế (3)-sát nhập 30.000 binh sĩ lục quân đồn trú tại Đài loan, do Tưởng đề nghị, vào bộ Tư lệnh LHQ, (4)-bãi bỏ mọi sự hạn chế trước dây, và cho phép quân đội Trung hoa quốc gia ở Đài loan được tấn cồng lục địa để phân mỏng lực lượng địch.

        Trên thực tế, Mac Athur đã đề nghị một chính sách hoàn toàn đối ngược với chính sách chiến tranh hạn chế của chính phủ Truman và LHQ. Ông yêu cầu được quyền, không những gây chiến với Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, liên hệ với Nga sô bẵng một hiệp ước phòng thủ hỗ tương, mà cả bảo trợ cho Tưởng thống chế tải tục nội chiến trên Hoa lục nữa.

        Bức thư của Mac Arthur làm Hoa thịnh đốn hoảng sợ. Nội vụ được cấp tốc đưa ra phiên nhóm đặc biệt của Hội đồng Quốc an, Ngoại trưởng Acheson đang đau cũng cố gắng tới họp. Và Hội đồng ra lệnh ngay cho tướng Mac Arthur rằng đề nghị mở rộng chiến cuộc đã bị bác bỏ. Hội đồng thấy rõ rằng cần gửi thêm chỉ thị mới, với lời lẽ minh bạch cho viên tư lệnh Viễn đông, bằng không trong tương lai ông có thế có những hành động nồi hứng xô đầy Hoa kỳ vào vòng đại chiến.

        Kểt quả là hai công điện được gửi đi ngày 12-1. Bức thứ nhất là một chỉ thị của bộ tham mưu hỗn hợp nhắc lại rõ ràng hơn chỉ thị hai tuần trước : cầm cự ở Cao ly ở nơi nào có thể cầm cự được, và càng lâu càng tổt, an ninh của quân lực LHQ và an ninh của Nhật được đặt lên hàng đầu; không có hành động tấn công ngoài lãnh thổ Bắc Cao, và chỉ triệt thoải trong trường hợp quân sự bất đắc dĩ cấp thiết. Công điện thứ hai là một văn thư riêng của Tổng thống giải thích lại, và nhấn mạnh lại những yếu tố chính trị quốc tế làm căn bản cho chính sách quốc gia Hoa kỳ về Cao ly.

        Để gia tăng tầm quan trọng của hai công điện, hai tướng lãnh trong bộ Tham mưu hỗn hợp Collins và Vandenberg được phái qua Đông kinh cùng trong ngày 12-1, với nhiệm vụ cung cấp thêm cho tướng Mac Arthur tin tức cần thiết để thi hành chỉ thị. Văn thư của Tổng thống cho Mac Arthur được viết một cách thận trọng chứa đựng một tinh thần kinh nể, tránh né chỉ trích hoặc khiển trách gián tiếp mà chỉ đề cao giá trị những khuyến cáo của tướng Mac Arthur, và tài lãnh đạo rạng rỡ của ông. Văn thư viết : «Chúng tôi cần được sự phê phán của đại tướng về nỗ lực tối đa có thể trông cậy một cách hợp lý nơi lực lượng LHQ do đại tướng chỉ huy hầu hậu thuẫn cuộc đề kháng chống xâm lăng mà chúng tôi dạng tìm cách tổ chức nhanh chóng trên toàn thế giới.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2019, 06:04:13 am »


        Nhịp độ chiến cuộc Cao ly bắt đầu chậm lại từ trung tuần tháng 1-1951, mở đầu cho thời kỳ bẽ tắc dài lê thê tiếp sau. Tướng Walker thiệt mạng trong một tai nạn xe dịp ngày 23-12, và được thay thế bằng một tướng lãnh tài ba tương đương, song tính tình trầm tĩnh hơn và chín chắn hơn, Matthew Ridgway, sĩ quan xuất thân từ trường Cao đẳng Quân sự West Point, với khuôn mặt nhỏ thỏ, người đã tổ chức sư đoàn không vận thứ nhất Hoa kỳ trong thế chiến thứ hai và đã nhảy dù cùng với binh sĩ dưới quyền xuống bãi biẽn Sicile và Normandie. Sau cuộc thanh tra tại chỗ chiến trường, ông bắt tay vào việc củng cố và tăng cường các vị trí dọc một phòng tuyến chừng 80cs phía nam vĩ tuyên 38, song Hán thành đang nằm trong tay địch, ông thuyết phục được MacArthur để sát nhập lữ đoàn X vào bộ chỉ huy của ông, cùng với quân đoàn 8, chấm dứt tình trạng rời rạc mà tướng Walker trước đây đã gánh chịu.

        Khi ấy, tướng Ridgway có dưới quyền 365.000 binh sĩ. Trên phương diện tượng trưng, ít ra đó là một đạo quân quốc tế, với các thành phần tác chiến và yểm trợ (cũng chỉ có giá trị tượng trưng phần lớn), đại diện 15 quốc gia cùng Hoa kỳ và Cộng hòa Cao ly. Đối phương do tướng Lâm Bưu chỉ huy gồm khoảng 485.000 quân, hai phần là binh sĩ chính quy Trung cộng, còn một phần là binh sĩ Bắc Hàn. Địch lợi về quân số, song phần nào lại bất lợi vì đường tiếp tế dài 350 cây sổ tới tận biên giới Mãn châu, dễ làm mục tiêu oanh kích. Địch lại lợi về chiến thuật với những tiểu đoàn Á châu thiện chiến có khả năng đột biến thành chiến sĩ du kích cảm tử, tuy nhiên ưu thắng này đã giảm bớt vì Ridway đã dạy binh sĩ dưới quyền từ bỏ quan niệm chiến tranh cổ điển đánh trên đường lộ, và huấn luyện phương pháp đánh bộ trên đồi núi và dưới ruộng lúa.

        Cuối tháng 1, quân lực LHQ tung ra một cuộc tấn công thận trọng thăm dò dọc phòng tuyến, với đội tiền quân thiết giáp hùng hậu hướng về Hán thành. Địch ẩn núp an toàn trong các công thự lợi dụng triệt để trời tuyết phủ dầy và khi lạnh buốt xương tủy của mùa đông Cao ly. Trong nhiều tuần lễ, hai bên quấn lấy nhau rồi rời ra, bên này tiến sâu vài ba cây số, bên kia tạm bỏ một vài cây số vuông lãnh thổ sau nhiều trận giao phong đẫm máu. Nhưng dần dần, binh sĩ của Ridway tiến từng dặm một, nếu phải rút lui thủ cũng không rút khỏi vùng đất đã chiếm được ngày hôm trước. Khoảng trung tuần tháng 3, quân đội LHQ tái chiễm Hán thànb đúng hơn, là Hán thành bị hoàn toàn tàn phá và một lần nữa đã tiến gần tới vĩ tuyến 38, bức tường ma quái và thần bí.

        Nhưng Hoa thịnh đốn không còn ôm ấp hoài vọng chiến thắng toàn diện ở Cao ly nữa. Bên trong LHQ, nhất là bèn trong các quốc gia Âu châu thuộc khối Bắc Đại tây dương, đã nổi lên yêu sách rầm rộ về giải pháp chấm dứt cuộc xung đột, chấm dứt bằng mọi giá, để tránh cho chiến tranh Cao ly trở thành đại chiến lôi kéo toàn thể nhân loại vào vòng tàn sát. Đề nghị điều đình được đưa ra hợp thời, vì Cộng sản cũng đã nhận thấy là không thể chiến thắng cho dẫu họ không thể chiến bại.

        Nỗ lực điều đình chắc chắn sẽ tạo cơ hội cho các nghị sĩ Cộng hòa trong Quốc hội, tố cáo chính phủ chủ bại như trong quá khứ, nhưng Tổng thống và các cố vấn đã quyết định. Acheson, Marshall và các tư lệnh tham mưu hỗn hợp đồng soạn thảo một bản tuyên bố lời lẽ thận trọng sẽ do Tổng thống công bố. Tuyên bố này nói rằng quân xâm lược đã bị tống xuất khỏi Cộng hòa Cao ly, nên LHQ sẵn sàng đón nhận ý kiến ngưng bắn và thương nghị hòa bình. Bản dự thảo được hoàn tất ngày 20-3, và cùng ngày này : được thông báo nguyên văn cho tướng Mac Arthur, kèm theo giác thư giải thích của bộ tham mưu hỗn hợp như sau :

        « Bộ Ngoại giao đã đặt xong kế hoạch cho Tổng thống tuyên bố trong một thời gian rằng chủ lực của quân xâm lăng đã bị tống xuất nên hiện nay LHQ sẵn sàng thảo luận những điều kiện dàn xếp ở Cao ly. Dư luận tại LHQ có cảm nghĩ mạnh mẽ rằng nỗ lực ngoại giao tiến tới dàn xếp cần được gia tăng, và thực hiện trước khi dồn quân lực hùng, hậu lên phía bắc vĩ tuyến 38... Bộ Ngoại giao đã hỏi bộ Tham mưu hỗn hợp xem đại tướng có cần thêm quyền hành nào nữa để bảo vệ lực lượng LHQ được an toàn và sẵn sàng ứng phó với địch.»

        Bức điện nhằm mục đích rõ rệt là bảo cho vị tư lệnh Viễn đông biết là Tổng thống đang chuẩn bị thương thuyết một sự dàn xếp cho cuộc xung đột ở cấp ngoại giao cao nhất, đồng thời hỏi ông cần những gì hầu duy trì nguyên trạng quân sự trong khi cuộc thương thuyễt tiễn hành. Tướng MacArthur đã phúc đáp cấp thời và minh bạch: ông đã có đủ quyền hành, không xin thêm nữa, mà chỉ yêu cầu là trong thời gian thương thuyết Hoa thịnh đốn đừng hạn chế ông thêm nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2019, 12:11:06 pm »


        Nhưng 4 ngày sau, MacArthur toàn quyền tự ý, và không thông báo thượng cấp, đã đề nghị thương nghị với địch qua một lời tuyên bố công khai, với lời lẽ hoa mỹ đượm vẻ khinh miệt cao xa quen thuộc. Ông nhấn mạnh rằng mặc dầu bị trói chân tay, bộ tư lệnh LHQ đã hoàn toàn bẻ gãy mưu đồ xâm lược của địch, và địch cần «nhận thức thực tế phũ phàng» là nếu LHQ «từ bỏ nỗ lực khoan dung thu hẹp chiến cuộc vào lãnh thổ Cao ly» thì toàn thể Hoa lục sẽ «rơi vào tình trạng xụp đồ quân sự cấp thời». Sau khi hăm dọa tiêu diệt Hoa lục, MacArthur vạch ra một lối thoát :

        «Tuy nhiên, trong khuôn khổ quyền hành tư lệnh quân sự của tôi, tôi không cần phải nhắc lại là tôi sẵn sàng bất cứ lúc nào để thương thuyết tại chỗ với tổng tư lệnh địch quân... để tìm kiếm những phương tiện giúp cho việc thực hiện những mục tiêu quân sự của LHQ tại Cao ly có thể được hoàn tất không cần phai đổ máu thêm nữa.»

        Đỏ là một lời tuyên bố khác thường đối với một tư lệnh chiến trường. Thứ nhất, là đi ngược lại chiến lược cơ bản của LHQ với sự đe dọa tấn công Hoa lục. Thứ hai, là cố ý vi phạm chỉ thị ngay 6-12 của bộ tham mưu hỗn hợp minh định rằng mọi lời tuyên bố của viên tư lệnh Viễn đông, ngoại trừ tuyên bố thường sự, phải được Hoa thịnh đốn chấp thuận trước. Và sau hết, và cũng là đáng tiếc nhất, MacArthur đã ngáng chân Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh giữa những cuộc vận động ngoại giao khẩn cấp và phiền toái nhất.

        Xế ngày 23-3 (ngày 24. giờ Cao ly) bản hiệu triệu của MacxArthur đến Hoa thịnh đốn qua tin điện thông tấn. Một phiên họp gồm 5, 6 nhân vật thứ yếu của «nội các chiến tranh, trong số có Rusk, Lovett, Lucius Battle, và Alexis Johnson, được triệu tập hồi 11 giờ đêm ấy tại phòng khách tư thất ở Georgetown của Ngoại trưởng Acheson. Toàn thể đều tức giận, chán ngán, và sẵn sàng ảp dụng biện pháp cứng rắn, bất chấp hậu quả. MacArthur phải được bãi chức! Lovett thúc giục Acheson điện thoại ngay cho Tổng thống và đề nghị bãi chức MacArthur. Nhưng Acheson khuyên nên từ từ, tốt hơn là về ngủ để có thời giờ suy nghĩ thêm, rồi hôm sau sẽ trình Tổng Thống. Cuộc họp bễ mạc hồi 1 giờ sáng.

        Harry Truman là người xung động, song trong những lúc thử thách gay go lại biết kềm hãm nội tâm. Ông đã có thải độ dằn dịu này trước trưa thứ bảy khi Acheson và các nhân vật khác họp quanh bàn ông để thảo luận về hành động khièu khích mới nhất của MacArthur ở Đông kinh. Sau này, ông nhắc lại « MacArthur đã dồn tôi vào thế kẹt. Tôi không thể nào dung nhượng thái độ bất tuân của ông ấy nữa.»

        Vụ MacArthur được ví với trái bom giờ. Trong khi các cuộc dàn xếp và bàn cãi tiếp tục tại Bạch Cung thì trải bom giờ được rút kíp nổ. Đò là ngày thứ năm. 5-4-1951. Xế trưa, Joseph W. Martin, lãnh tụ thiểu số tại Hạ viện, một người da dẻ răn reo, giọng í ới bé nhỏ, lên diễn đàn Quốc hội đọc một bức thư vừa nhận được của MacArthur. Martin đã ngầm báo tin trước rằng hôm ấy ông sẽ «nổ bom» ở Hạ viện nên cử tọa rất đông đảo. Ông đọc như sau:

        «Những quan điểm và khuyến cáo của tôi liên quan đến tình hình do sự tham chiến của Trung cộng chống chúng ta ở Cao ly đã được đệ trình Hoa thịnh đốn với chi tiết đầy đủ nhất. Tổng quát ai cũng biết và hiểu quan điểm này, quan điềm dựa vào qui ước cố hữu là đối đầu sức mạnh bằng sức phản công tối đa mà trong quá khứ không bao giờ chúng ta xao lãng. Quan điểm của ông (Martin) về việc xử dụng lực lượng Quốc quân ở Đài loan không mâu thuẫn với luận lý hoặc với truyền thống kể trên.

        Dường như một số người đã gặp khó khăn kỳ lạ trong việc nhận thức rằng Á châu là nơi mà bọn âm mưu Cộng sản chọn làm điểm xuất phát chiến dịch chính phục toàn cầu, và chúng ta đã đối phó lại bằng biện pháp lâm chiến... ở đây chúng ta lâm chiến thay cho Âu châu bằng võ khí thì ở đó các nhà ngoại giao vẫn tiếp tục đánh giặc bằng miệng; và nếu chúng ta bị thua Cộng sản chủ nghĩa trong trận chiến tranh này ở Á châu thì chắc chắn Âu châu sẽ thất thủ, song nếu thắng thì chắc chắn là Âu châu sẽ tránh được chiến tranh lại bảo vệ được tự do nữa. Và như ông đã nhấn mạnh, chúng ta phải thắng. Ngoài chiến thắng, không còn con đường nào khác.»

        Từ nhiều tuần báo chí đã rì rầm tiên liệu một cuộc đối đầu quyết liệt giữa Tổng tư lệnh và đại tướng tư lệnh Viễn đông trực ngôn. Thái độ khinh miệt dai dẳng của MacArthur làm giảm uy tín của ông Truman, các nhà hoạt họa và bình luận mô tả ông như là người đang co vòi trong sự chán chường bất lực trước sự kiêu căng của MacArthur. Các xã thuyết gia đòi Tổng thống cho Mac Arthur toàn quyền kết thúc chiến cuộc mà ông nói là có thể thắng lợi, bằng không thì triệu hồi để đích thân khiển trách. Bức thư gửi ông Martin làm công luận, sôi sục thêm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2019, 09:27:21 pm »


        Khi ấy, cuộc đối đầu quyết liệt dường như không thể tránh khỏi giữa nhà chính khách Missouri tại Bạch Cung và vị đại tướng vương giả của quân đội. Tuy nhiên ít ai ở Hoa thịnh đốn hoặc ở nơi khác tiên đoán ông Truman sẽ đương đầu lại một cách mạnh mẽ. Thứ sáu và thứ bảy, Tổng thống nhóm họp nhiều lần với Acheson, Harriman, Marshall, Badley và các nhân vật khác trong «nội các chiến tranh». Toàn thể đều đồng ý cất chức tư lệnh của tướng Mac Arthur, không những ở Cao ly mà cả trên toàn Viễn đông. Biện pháp này có thể dẫn tới những hậu quả nguy hại to tát. Ngoại trưởng Marshall sợ ngân sách quốc phòng khổng lồ đang được Quốc hội thảo luận sẽ không được chấp thuận. Ông Acheson nói rằng Tổng thống sẽ đưa chính phủ ông vào cuộc tranh chấp lớn nhất. Tổng thống đáp rằng ông chỉ cần một đảm bảo, ấy là có sự đồng thanh hoàn toàn về việc ông sẽ làm, không những trong số nhân vật hiện diện mà còn cả các nhân vật trong bộ Tham mưu hỗn hợp nữa. Ông yêu cầu mọi người kiểm điểm lại lương tâm trong những ngày cuối tuần, đồng thời yêu cầu tướng Bradley nói thẳng với các vị tư lệnh tham mưu hỗn hợp khác, và báo cáo lại sáng thứ hai.

        Ngày thứ hai, toàn thể nhóm tại văn phòng Tổng thống đúng 9 giờ sáng. Tướng Bradlev phúc trình rằng bộ tham mưu hỗn hợp đều đồng ý cất chức tướng MacArthur và bổ nhiệm tướng Ridgway thay thế. Mọi nhân vật khác đều tỏ vẻ tán thành. Tổng thống nói rằng từ 24-3, ông đã quyết định thay thế tướng MacArthur, và ông bằng lòng vì không thấy ai còn thắc mắc. Đoạn ông ra lệnh cho tướng Bradley chuẩn bị văn thư để chuyển quyền hợp luật và hợp cách.

        11 giờ đêm ấy, tướng Bradley điện thoại báo cáo với Tổng thống rằng ông không tiếp xúc được với bộ trưởng Pace, nên xin phép gửi thẳng công diện cho MacArthur ra lệnh chuyển quyền ngay cho Ridgway. Công điện như sau :

        « Tổng thống gửi đại tướng MacArthur,

        Tôi rất tiếc là vì nhiệm vụ Tổng thống và Tổng tư lệnh quân lực Hoa kỳ phải thay thế đại tướng ở chức vụ Tư lệnh Tối cao, các cường quốc đồng minh, tổng tư lệnh lực lượng LHQ, tổng tư lệnh Viễn đông, và thống tướng lục quân Mỹ, Viễn Đông.

        Yêu cầu đại tướng chuyển quyền ngay cho tướng Matthew B. Ridgway. Đại tướng được phép ban lệnh cần thiết để lên đường tới một nơi nào. mà đại tướng chọn lựa.

        Lý do thay thế đại tướng sẽ được tôi công bố cùng một lúc khi công điện này tới tay đại tướng».

        Ván đã đóng thuyền ! Một lát sau nửa đêm tùy viên Báo chí Short điện thoại cho các văn phòng thông tấn chủ yếu tại Hoa thịnh đốn mời họp báo bất thường vào lúc l giờ sáng. Sau khi các ký giả tề tựu, mắt đỏ ngầu vì chờ đợi, Short tuyên đọc lời tuyên bố của Tổng thống Hoa kỳ «tôi rất tiếc là phải kết luận rằng đại tướng lục quân MacArthur không thể tận tình hậu thuẫn chính sách của Hoa kỳ và LHQ...» Short phát cho báo chí một tập giấy quay ronéo, chứa đựng sự vu lệnh triệu hồi tướng MacArthur, chỉ thị ngày 6-12 thông điệp của Tổng thống ngày 12-1 cho đại tướng và các chỉ thị cùng giác thư liên quan đến nội vụ. Sau hết, Short nói với các ký giả rằng Tổng thống sẽ tuyên bố trên đài bá âm hồi 10g30 đêm ấy (thứ tư) để giải thích hành động của ông trước nhâu dân Mỹ.

        Mỗi khi đương đầu với một quyết định gay go, TT Truman thường nói «khi đã ngồi vào ghế này thì không thế đổ vấy trách nhiệm cho ai nữa ». Một trong những cái ông thích nhất trong các vật sở hữu riêng của ông là cái bảng nhỏ viết bằng tay giòng chữ sau đây : Trách nhiệm dừng lại ở đây !

        Ít biến chuyển chính trị trong lịch sử Hoa kỳ đã gây ra phản ứng sôi sục trong công luận bằng việc TT Truman cất chức đại tướng MacArtbur. Chỉ có một thiểu số công dân thạo tin và đo đắn là cấp thời hoan nghênh hành động của Tổng thống là phù hợp với trách chiêm do hiến pháp qui định. Nhưng đối với đại đa số thì hành động này đượm vẻ xấc xược, ghen ghét, trả thù, và cả là vi phạm tính chất thiêng liêng nữa. Làn sóng phẫn nộ nổi lên, hàng chục ngàn thư từ bay tới Bạch Cung, văn phòng nghị sĩ, báo chí, và đài bá ám trên khắp nước. Cá nhân và tổ chức bỏ tiền đăng quảng cáo để lên án «sự nhục mạ» này. Nhiều diễn giả đăng đàn phản đối rầm rộ. Các chi hội cựu chiến binh, câu lạc bộ quân đội và hội Phụ huynh và Giáo chức thông qua những quyết nghị lời lẽ giận dữ. Những hình nộm Truman và Acheson bị đốt trong sân trường đại học và công trường thị trấn.

        Các dân biểu Cộng hòa cũng sôi sục không kém. Họ nhóm họp khẩn cấp tại Thượng và Hạ viện sáng thứ tư để đả kích Tổng thống. Sau đó, tại Thượng viện, William E Jenner, tiểu bang Indiana nói lớn : «Tôi tố cáo rằng quốc gia này ngày nay đang nằm trong tay một bè đảng bí mật do tay sai Nga sô điều khiển. Đường lối duy nhất của chúng ta là kết tội TT Truman. Lãnh tụ thiểu số Hạ viện Joe Martin gọi điện thoại thẳng cho MacArthur ở Đông kinh mời ông về ngay Hoa thịnh đốn để lên tiếng trước phiên họp khoáng đại Quốc hội. Các ủy ban Ngoại giao và Quân vụ Thượng viện chuẩn bị điều tra hỗn hợp về nội vụ. Một số dân biểu Dân chủ bênh vực Tổng thống của họ tại Quốc hội, song đa số trong những ngày nóng bức đầy xúc động đầu tiên, đã lặng thinh trong buồn nản và bất định.

        Tại LHQ và đa số thủ phủ hải ngoại, quyết định của TT Trutnan được đón nhận bằng tiếng thở phào nhẹ nhõm, vì viễn tượng mở rộng chiến cuộc Cao ly được giảm thiểu, và cũng vì TT Truman đã củng cổ được quyền kiểm soát chính sách đối ngoại Hoa kỳ. Tờ Evening Standard ở Luân đôn loan tin với tựa đề lớn bằng giọng hân hoan «Mac bị cất chức. »

        Nhiều người trong số những người khâm phục ông Truman cho rằng quyết định bãi chức tuớng MacArthur là hành động can đảm nhất của ông trong thời kỳ giữ chức Tổng thống. Có lần trong cuộc phóng vấn tôi hỏi ông có tán thành nhận xét ấy hay không, thì ông đáp ngay : «Đây không phải là vấn đề can đảm. Tướng Mac Arthur bất tuân nên tôi cất chức. Sự việc chỉ có thế.»

        Tình trạng bế tắc diễn ra tại vĩ tuyến 38 trong năm 1951, cuộc chiến kéo dài bất phân thắng bại trước khi được ông Eisenhower kết thúc. Cuộc đình chiến được tân Tổng thống thương thuyết năm 1951 vẫn còn được áp dụng. Đình chiến không thể bằng chiến thắng, nhưng thà đình chiến còn hơn chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2019, 11:53:56 am »

     
CHƯƠNG XIII

TRUNG THÀNH VÀ MỊ DÂN

        Sự trung thành của con người tự do

        Chủ nghĩa Cộng sản, với giấc mộng chính phục thế giới, là kẻ thù quyết liệt của nền an ninh Hoa kỳ, nhưng các biện pháp được áp dụng đế chống lại nhiều khi lại cũng đe dọa tự do cũng như chủ nghĩa Cộng sản vậy, Chương trình «trung thành» năm 1947 là một dẫn chứng điên hình.

        Trên phương diện lịch sử, chủ nghĩa cấp tiến ở Hoa kỳ là một chủ nghĩa nội lai, thường do người Mỹ bất mãn khởi xướng vì nhận thấy khuyết điểm trong cơ cấu chính trị hoặc xã hội hiện hữu. Sau khi đảng Cộng sản Mỹ được thành lập năm 1919, chủ nghĩa cấp tiến đã phát triển mạnh mẽ. Đây không phải là một chủ nghĩa đấu tranh vi lẽ chỉ xử dụng võ khí ý thức hệ như tuyên truyền, phiến động, và (trong thời gian sau này) gián điệp. Chưa bao giờ nó qui tụ được một lực lượng hùng hậu, năm 1932 là thời kỳ cực thịnh, do tình trạng kiệt quệ kinh tế lớn lao hồi ấy mà ra, và đã chiếm được 103.000 phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống. Tuy nhiên, ảnh hưởng ngoại vi của nó, lại thầm kín, và bởi vậy đáng sợ, có thể đe dọa nền trật tự ổn định.

        Sự đe dọa Cộng sản một là tội ác, phần khác là tà thuyết, một phần nổi, phần khác chìm, đường lối lại không luôn luôn rõ rệt. Không nhiều thì ít, đại đa số công luận Mỹ đều ghê tởm. Vì lý do này, trong vòng nửa thế kỷ chủ nghĩa Cộng sản đã được coi là con yêu tinh ám ảnh sinh hoạt chính trị Mỹ, lôi kéo sự quyết tâm nghiêm trọng của các chính khách và triết gia cũng như sự mê say bệnh hoạn của những người mị dân.

        Guồng máy theo dõi những phần tử tình nghi thân Cộng chứa đựng tính cách ngẫu hứng trong thời chiến, và trở thành hỗn độn trong cuộc sống thay đổi hậu chiến. Một số cơ quan sa đã thải hàng trăm nhân viên bị tình nghi, phần nhiều là bất công, và nạn nhân không được quyền biện bộ. Hoạt động trong sở bộ bị trì trệ vì những thủ tục phiền toái đội danh tư pháp, như diều trần, làm nhân chứng, đôi khi lại được báo chí công bố.

        Đầu năm 1946, TT Truman chưa nắm vững được tình thế, lại phải đối phó với sự giằng co này. Nhờ trực giác, ông nhận thấy cao trào bài Cộng đượm màu chính trị, phe phái, đồng thời chống lại tư tưởng tự do cấp tiến. Cao trào này lại phản Dân chủ, và phản Truman, vì lẽ năm 1946 là năm bầu cử Quốc hội, đảng Cộng hòa cố gắng kiêm soát quốc hội để dọn đường vào Bạch Cung năm 1948.

        Ông Truman không tán thành vi phạm dân quyền hầu vạch mặt chỉ trán một vài phần tử phạm tội phản bội. Sau này, ông nói: «Tôi không bao giờ tin rằng chính phủ này có thể bị phiến động hoặc lật đổ bởi nội tuyến Cộng sản. Các cơ quan an ninh của chính phủ đã có đủ khả năng đối phó kín nhiệm và hữu hiệu với mọi đảng viên Cộng sản trà trộn vào chính phủ mà không cần áp dụng phương pháp của mật vụ Gestapo ».

        Tuy nhiên, thực tế phũ phàng đã làm Tổng thống kinh hoàng. Tháng 6-1945, nhân viên FBI lục soát bảo quản tại Nữa ước của báo Amerasia một tạp chỉ thượng lưu, ít được biết tiếng, và tịch thu hàng trăm bản in tài liệu chính phủ, mà phần nhiều là «tối mật ». Tạp chí Amerasia và chủ bút Philip Jaffe nổi tiếng về lập trường thân Mao và bài Quốc dân đảng Trung hoa. Cùng bị bắt với Jaffe là hai viên chức bộ Ngoại giao, John Stewart Service và Emmanuel Larsen, và một trung úy tình báo Hải quân, Andrew Roth. Tin Service bị bắt làm dư luận giật mình vì Service là một nhân viên chín chắn của ngành ngoại giao có nhiều năm kinh nghiệm ở Viễn đông.

        Cuối năm ấy, vụ Amerasia được tòa miễn nghị, tuy nhiên sau đó một thời gian dài phe bài Cộng đã lấy đó làm chiêu bài tranh đấu. Service, Larsen và Roth thú nhận đã đưa cho Jaffe - mà họ cho là một ký giả đúng đắn bản sao một số phúc trình thường lệ và các tài liệu khác, song tòa đã tha bổng. Jaffe chỉ bị kết một tội vô thưởng vô phạt là chiếm hữu phi pháp tài sản của chính phủ, với 2,500 đô la tiền vạ. Mặc dầu vụ Amerasia được tòa án phán xét không phải là một vụ gián điệp lớn lao, như dư luận đinh ninh ban đầu, nó vẫn nhắc nhở mạnh mẽ Tổng thống và những người ưu tư tới tình hình quốc gia rằng phiến động và phản bội bên trong chính phủ, ít ra cũng là mầm mống hiểm họa thật sự.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2019, 11:40:11 pm »

       
       Vụ Alger Hiss

        Lần đầu, trong mùa hạ 1948, Elizabeth Bentley và Whittaker Chambers trình bầy trước công chúng những hoạt động gián điệp thân Cộng của họ. Bentley và Chambers là đôi điệp viên nam nữ phục sức tầm thường, trung niên, nói năng và cử chỉ rụt rè, không có nét nào đặc sắc. Vậy mà theo lời điều trần họ đều là đảng viên Cộng sản chính thức và trung kiên từ sau năm 1930. Họ đều trở thành một bộ phận hoạt động của hệ thống do thám sô viết mặc dầu thỉnh thoảng họ mới đi lại trên lộ trình quen thuộc Nữu ước - Hoa thịnh đốn. Và cả hai, vì hối hận, và sợ mang lụy, đã ly khai đảng. Chambers năm 1938, cô Bentley năm 1945. Họ lần lượt cung khai tự sự với công an FBI và tòa án.

        Cô Bentley tường trình ngày 31-7 trước tiễu ban Thượng viện, phụ trách Chuẩn chi Ngân sách Chính phủ. Ngày thứ hai, 2-8, nàng được mời đến Ủy ban Hạ viện phụ trách điều tra về hoạt động chống Mỹ, và hai ngày sau là Chambers. Gần suốt ba tuần lễ, trước đông đảo phóng viên và nhiếp ảnh viên trong phòng điều trần của trụ sở cũ Hạ viện, cả hai lần lượt tiết lộ những hoạt động gián điệp của họ, được coi là giai thoại toát bồ hôi lạnh kỳ lạ nhất của thời đại tân tiến. Người ta chưa thể biết rõ họ thêm thắt và thành thật đến đâu, Ai cũng hiểu là họ bị thần kinh căng thẳng và tâm bệnh ám ảnh. Tuy nhiên, lời khai rành rễ của họ, với tên người, ngày tháng và địa điểm đích thực đã chứng tỏ rằng điệp viên Cộng sản đã thâm nhập chính quyền Hoa kỳ.

        Phải đương đầu với cuộc tranh đấu chính trị lớn lao nhất trước ngày tái cử, TT Truman, trong tuần lễ đầu tiên của vụ Bentley - Chambers, đã hành động vụng về mà ai cũng không quên được, ấy là gọi cuộc điều trần là ngụy chứng. Có thể lời nhận định hồ đồ này đúng sự thật phần nào, song điều chắc chắn là ông Truman đã dội thêm dầu vào lửa.

        Hơn 2 năm trước, căn cứ vào những tiết lộ của cặp Bentley - Chambers với FBI Nữu ước, một cuộc điều tra rộng lớn trên toàn quốc đã được tiến hành để tìm hiểu hoạt động của Cộng sản dưới mọi hình thức. 18 tháng sau, tháng 6-1947, ông bộ trưởng Tư pháp tuyển chọn một bồi thẩm đoàn đặc biệt (từ 12 đến 23 người xuất thân từ thành phần hữu sản - blue ribbon grand jury) để cứu xét bằng chứng do FBI thu thập. Cô Bentley và ông Chamber sở trong số hơn một trăm nhân chứng được bồi thầm đoàn lục vấn trong bầu không khí bí mật tuyệt đối trong vòng gần một năm.

        Không hiểu sao các nghị sĩ Quốc hội biết được cuộc điều trần Bentley - Chambers, và có lẽ có nhiều đoạn trong biên bản tối mật của bồi thẩm đoàn. Họ cho rằng sau khi gia nhập cộng đảng, giữa thời kỳ kinh tế kiệt quệ sau năm 1930, Bentley và Chambers đã tự ý đầu quân vào guồng máy do thám. Hành động của họ bắt nguồn từ căn bản ý thức hệ và triết thuyết nhằm giúp kiến tạo một tân trật tự xã hội, không nhất thiết phương hại đến Hoa kỳ. Khi tình hình chín mùi, họ được đặt dưới sự kiểm soát của một điệp viên sô viết, Chambers tiếp xúc với J. Peters, còn Bentley thì trong thời kỳ sơ khởi tiếp xúc với Jacob Golos.

        Bời vì họ quen thuộc với các nhân vật ở chính quyền trung ương trong quá khứ nên Chambers và Bentlev được lệnh dồn nỗ lực vào việc cộng tác với các «tiểu tổ» tại Hoa thịnh đốn, với tư cách nhân viên tuyên mộ và giao liên, chuyển giao chỉ thị hoặc tiếp nhận giấy tờ bí mật và phim vi ti tài liệu chính quyền do các tổ viên cung cấp. Cả hai đều đội lốt «ký giả» đề khỏi bị nghi ngờ. Họ tiếp xúc với thuộc viên ở những khung cửa tối, những tiệm ăn hẻo lánh và trên ghế công viên có người qua lại. Dường như chưa bao giờ họ bị bại lộ.

        Chambers hoạt động từ những năm tiền chiến. Theo lời y, y có hai nhiệm vụ, duy trì một đường giây gồm đảng viên và cảm tình viên Cộng sản ở chức vụ cao cấp chính quyền, và duy trì một tổ chức do thám hoạt động, thu lượm tin tức, và hai cơ sở này thường chồng chéo nhau. Trong số hơn 10 người được Chambers tường trình với ủy ban phụ trách điều tra hoạt động chống Mỹ tại Hạ viện là nhân viên gián điệp tại Hoa thịnh đốn, có John Abt, hồi ấy tòng sự trong Nha Điều chính Nông Nghiệp, Lee Pressman, sau này làm tổng cố vấn công đoàn CIO, Victor Perlo, viên chức hạng dưới thuộc bộ Ngân khố, Nathan Witt, thuộc Hội đồng Giao tế Lao động Quốc gia và Alger Hiss.

        Bentley phục vụ cho gián điệp cộng sản trong thời chiến. Nàng tường trình trước ủy ban về hai tiểu tổ gián điệp hoạt động rời rạc dưới quyền điều khiển của nàng. Trong việc kể trên và về sơ lượng điệp viên, Bentley không tiền hậu như nhất. Tuy nhiên, những tiết lộ của đôi Bentley - Chambers đã gây sôi nổi ở Hoa thịnh đốn, và được báo chí Mỹ đăng tít lớn trong gần suốt tháng 8.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2019, 06:45:07 am »


        Ngày lại ngày, hơn 10 bị cáo thân Cộng phải ra điều tràn giữa bầu không khí hỗn loạn, ồn ào và ô nhục. Một số cương quyết phủ nhận là có liên hệ hoặc biết tới tổ chức gián điệp. Một số khác thú nhận là có liên hệ với Cộng sản nhưng phủ nhận hoạt động do thám. Đa số từ chối trả lời mọi câu hỏi của ủy ban, dựa vào Tu chính án 5 cho phép bị cáo không phải trả lời trong trường hợp bị buộc tội. Nhưng đến cuối tháng 8 thì cuộc điều trần về vụ gián điệp, mặc dầu diễn ra rầm rộ và sôi nôi, đã mất hứng khởi và công chúng cũng không quan tâm đến nữa. Hoạt động của ủy ban trở thành một phiên tòa trào lộng loè loẹt. Sau đó, người ta nhận thấy rằng những phần tử được mời đến điều trần trước ủy ban đều đã bị bồi thầm đoàn đặc biệt Nữu ước chất vấn trên căn bản của những điều tố cáo và bằng chứng tương tự, và không ai bị coi là phạm tội (I) : Công chúng bắt đầu có cảm tưởng rằng nội vụ là trái núi đẻ ra con chuột, và nếu Alger Hiss không dại đột khuấy động thì nội vụ đã được gác bỏ.

        Alger Hiss là một người 44 tuổi, cao, gày, tóc quăn và đen, mắt sáng, lộ vẻ thông minh, thái độ tự tín, sự tự tín thường thấy ở những người tốt nghiệp luật khoa đại học đường Harvard. Trong 14 năm tòng sự tại bộ Ngoại giao, Hiss đã có dịp gần gũi mật thiết với cấp hoạch định chính sách cao cấp. Hiss đã tháp tùng TT Roosevelt tại hội nghị Yalta năm 1944 và là phụ tá chính yếu cho Ngoại trưởng Stettinius tại hội nghị thứ nhất về LHQ tại Cựu kim sơn năm 1945. Hiss hội đủ tư cách của «một thanh niên lỗi lạc» trong những ngày cuối cùng của thuyết Tân sách. Vợ chồng Hiss được coi là thành phần nổi bật trong giới xã hội trí thức Georgetown nơi họ trú ngụ. Hiss từ địch đầu 1947 để làm chủ tịch Tổ chức Carnegie phụng sự Hòa bình quốc tế tại Nữu ước.

        Đa số nhân vật tại Hoa thịnh đốn đều sửng sốt trong tức giận và hoài nghi khi được tin ngày 4-8 Whittaker Changers tố cáo Hiss là đồng lõa trong tiểu tổ gián điệp. Hiss phủ nhận lời tố cảo một cách quyết liệt. Hiển nhiên là một trong hai người đã nói dối. Chambers khai với ủy ban như sau : «Trong nhiều năm tôi hoạt động bí mật tại Hoa thịnh đốn DC. Tôi biết là một nhóm độ 7 người điều khiển tiểu tổ gián điệp. Alger Hiss là một trong những người này.» Hai ngày sau, Hiss nói với ủy ban như sau : «Tôi không phải và chưa bao giờ là đảng viên Cộng đảng, và theo đường lối của Cộng đảng.... Tôi nhớ rõ là chưa bao giờ nghe nói đến Whittaker Chambers. Mãi đến 1947, tôi mới nghe nói đến tên y khi hai đại diện FBI hỏi tôi có biết y không. Theo chỗ tôi biết tôi chưa hề gặp y và tôi mong có dịp gặp y». Ủy ban căn vặn Chambers thêm để tìm chứng cớ y hoạt động với Hiss.

        Ngày 17-8, hai nhân viên ủy ban, Richard M. Nixon, thuộc tiểu bang California và John McDowell, tiểu bang Pennsylvania quyết định thỏa mãn mong muốn của Hiss được đối chất với Chambers. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong một căn phòng lớn của lữ quán Commodore, ở Nữu ước. Đó là một phiên họp căng thẳng, đầy giận dữ, và sau cùng Hiss nhìn nhận Chambers là người quen trước đây dưới tên là Crosley, một nhà văn không có sở làm nhất định, giao du được một thời gian ngắn, rồi từ bỏ vì nhận thấy Crosley là kẻ «không sòng phẳng».

        Hiss nói với hai nhân viên ủy ban : «Đấn đây, tôi xin yêu cầu ghi vào biên bàn là tôi muốn mời ông Chambers lặp lại lời tố cáo tôi trước công chúng, hầu tôi có thế truy tố tội mạ lị công khai.» Và quay về phía Chambers, Hiss tiếp : «Tôi thách ông làm như vậy, và làm thật lẹ.»

        Đó là hành động vụng về nguy hiểm của Hiss, ủy ban phụ trách Hoạt động chống Mỹ hầu như xếp bỏ những lời tố cáo của Bentley - Chambers, kể cả về trường hợp Hiss, và đã chuyển hồ sơ tới bộ Tư pháp với ý định miễn tố. Song sự thách thức nông nổi của Hiss đã lật ngược thể cờ.
       
        Ngày chủ nhật 30-8, Chambers tiếp xúc với báo chí trong một chương trình truyền thanh toàn quốc. Câu hỏi đầu tiên của một kỷ giả trong ban phóng vấn, Edward T. Folliard, bảo Washington Post là : «ông muốn lặp lại lời tố cáo Alger Hiss là Cộng sản không ?» Chambers chờ đợi câu hỏi gai góc này từ trước, song khi ấy y cũng tái mặt và ngần ngại. Đoạn bằng giọng trầm và cương quyết, V đáp : «Alger Hiss là đảng viên Cộng sản, và có thể vẫn là đảng viên Cộng sản.»

-----------------
        1. Như vậy chỉ có nghĩa là hoàn toàn vô tội. Luật trừng trị tội trạng do thám chỉ có hiệu lực hồi tố 3 năm nên có thể bồi thẩm đoàn đã căn cứ vào sự hạn chế này mà miễn nghị dầu rằng có bằng chứng cụ thể về tội do thám• Ngoài ra, trong trường hợp thiếu bằng chứng kết tội song tin là bị can phạm tội, bồi thẩm đoàn vẫn có thể đưa ra một pháp văn lưu ý toà án và công luận tới các sự việc song không khuyến tố. Trong trường hợp trên, người ta không rõ bồi thẩm đoàn có cứu xét biện pháp này hay không.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2019, 06:44:32 am »


        Tức thời Hiss đưa Chambers ra tòa về tội mạ lị, đòi 75.000 đô la bồi thường. Trung tuần tháng II, luật sư của Hiss mời Chambers tới Baltimore để khai trình trước ngày tòa xứ. Họ yêu cầu Chambers xuất trình bằng chứng về lời tố cáo Hiss là nhân viên cộng sản bí mật. Chambers đặt xuống bàn một cái phong bì vàng rơm nhạt màu dày cộm, và lấy ra bản sao của 65 điện văn và giác thư của bộ Ngoại giao và nói là Hiss đã sao lại và đưa cho y. Những giấy tờ này đề năm 1937, với những gióng chữ như «Ba lê : kính gửi Ngoại trưởng... ký tên, tuyệt đối bí mật... ký tên Bullitt», «La mẵ : kinh gửi Ngoại trưởng... kỷ tên, Phillips.» «Vienne : Kính gửi Ngoại trưởng... ký tên Messersmith», vân vân... Chambers cũng xuất trình 4 mẫu giấy viết tay, tóm lược công điện, và nói là do Hiss tự viết1.

        Những tài liệu này là bằng chứng cụ thể đầu tiên do cặp Bentley - Charnbers đưa ra về hoạt động gián điệp. Lời khai của Chambers làm luật sư của Hiss bàng hoàng. Nhưng ý nghĩa hơn là lời khai này đã giúp cho bồi thẩm đoàn (một bồi thẩm đoàn mới, tiếp tục điều tra về những lời tố cáo của Bentley - Chambers), nhóm tại Nữu ước -bằng chứng mới mẻ và giá trị để tiến hành nhiệm vụ. Và cũng vì vậy mà Bert Andrews, trưởng văn phòng Nữu ước Diễn đàn tại Hoa thịnh đốn đặt ra một câu hỏi chưa bao giờ hỏi : «ông còn tài liệu tương tự nữa không ?»

        Chambers đáp có, và bằng lòng dẫn Andrews và các nhà điều tra của ủy ban tới xem. Hồi 10g30 đêm thứ năm, 2-12 mọi người đã có mặt trên thửa vườn nhỏ phía sau trang trại của Chambers tại Maryland, và được Chambers cho coi ba cuộn phim vi-ti chụp hàng trăm tài liệu chính quyền giấu trong một trái bí rỗng ruột. Vụ tài liệu giấu trong trái bí này không được tòa án thụ lý, tuy nhiên đã trở thành một đề tài chính trị nóng hổi trong hơn 10 năm, gieo vào tâm tưởng mọi người mối lo ngại về Cộng sản trà trộn trong chính quyền. Những tài liệu ấy đã khiến dư luận tin tưởng vững chắc rằng Chambers là điệp viên Cộng sản, như y thú nhận, đồng thời, nếu dư luận không coi đó là bằng chứng cụ thể thì cũng không hoài nghi lời tố cáo của Chambers đối với những người khác, trong số có Hiss.

        Alger Hiss bị bồi thẩm đoàn kết tội ngày 16-12-1948, về hai tội bội thệ (perjury), thứ nhất chối cãi trước bồi thẩm đoàn là y không chuyển các tài liệu của bộ Ngoại giao cho Chambers (tài liệu do Chambers xuất trình tại Baltimore, không phải tài liệu trong ruột bí), thứ hai, chối cãi tiếp xúc với Chambers sau 1937. Hiss không bị kết tội theo luật bài trừ do thám. Phiên xử thứ nhất năm 1949 không đi tới kết quả vì bồi thẩm đoàn không hoàn toàn đồng ý kết tội. Trong phiên xử thứ hai, tháng 1-1950, Hiss bị lên án 5 năm tù ở. Hiss thượng tố lên Tối cao Pháp viện, song tháng 3.1951, Pháp viện từ khước can thiệp. Ngày 22-3, Hiss bắt đầu thọ hình tại lao thất trung ương Lewisburg, Pennsylvauia.

        Vụ Alger Hiss là đề tài có thật, không bao giờ loãng nhạt của báo chí Mỹ, cũng làm sôi nổi công luận, với những khía cạnh thần bí vô tận như vụ đại úy Dreyfus bên Pháp. Hàng triệu người Mỹ không tin là Hiss có tội, song cũng không thể giải thích những bằng chứng hùng hồn đã kết tội Hiss. Hàng triệu người khác lại coi Hiss là tên phản quốc trăm phần trăm, tuy y chỉ bị kết tội bội thệ mà thôi. Sau năm 1950, công luận Mỹ chia thành hai chiều hướng, và không chiều hướng nào thắng thế rõ rệt.

        Tuy nhiên, vụ Hiss đã ảnh hưởng rõ rệt tới chính tình hai đảng ở Hoa kỳ trong thời gian từ 1948 đến 1955. Đảng Cộng hòa khỏi cần bới lá tìm sâu cũng có thể biến Alger Hiss thành biểu tượng và bằng chứng cụ thể của lập luận của họ, theo đó chính phủ Truman đã «nương tay với chủ nghĩa Cộng sản». Vụ Hiss cũng là một ám ảnh cho Adlai Stevenson khi ông tranh cử Tổng thống năm 1952, và ngay cả hiện nay, thỉnh thoảng diễn đàn tranh cử còn phảng phất dư ba của vụ Hiss.

----------------------
        1. Hiss trong phiên tòa xử và sau này, không phủ nhận điều đó, song quyết liệt bào chữa rằng Chambers không nhận những tài liệu này từ tay y. Về điểm viết tay, y giải thích như sau : «Công điện được gửi về rất nhiều, hàng ngày có đến trăm bức nên ông Sayre (Phụ tá Ngoại trưởng và là thượng cấp của Hiss hồi ấy) không có thời giờ đọc hết hầu biết cái nào quan trọng, cái nào không quan trọng... Vì vậy, tôi tóm lược nội dung một số công diện vào các mẩu giầy nhỏ... Những mẩu giấy này được dính vào đống công điện trên bàn tôi cho tới khi tôi có thể viết bàn phúc trình. Sau khi phúc trình, tôi phải hủy những mầu giấy ấy...

        Ngày 17-11-1948 tại Baltimore. Chambers xuất trình 4 mẩu giấy như trên cùng những trang giấy đánh máy. Chambers có được bằng nhiêu cách (chẳng hạn, lấy của các nhân viên giao liên, hoặc phụ nữ có bổn phận đốt giấy)... Vì Chambers không thể đưa ra chi tiết cụ thể và rõ rệt, nên điều quan trọng là Chambers đã nói không đúng...

        «Bởi vậy, y phải bóp méo sự thật hầu chứng tỏ rằng y tố cáo đúng. Và y nói rằng tôi tóm lược lại cho y những tài liệu được chuyển tới tay tôi trong một thời gian ngắn, và tôi không thể nào mang ra ngoài văn phòng ...»
(Trong Tòa án Công luận, tác giả Alger Hiss Nữu ước, nhà xuất bản Alfred A, Knopf, 1957, trang 259-60),
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM