Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:37:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truman ông là ai  (Đọc 12426 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2019, 08:39:05 pm »


        Ngoài ra, các nhân vật hiện diệu tại Blair House còn phải đương đầu với một vẫn đề nhức óc nữa. Thực tế phũ phàng đã chứng tỏ Hoa Kỳ không có đủ sức mạnh quân sự để hậu thuẫn một nền ngoại giao « cứng rắn » trên thế giới. Lục quân Hoa kỳ năm 1950 chỉ có 592.000 người, chưa bằng phân nửa quân số của những thời kỳ gay cấn chưa chuẩn chiến kịp thời, như sau vụ tấn công vào Trân châu cảng chẳng hạn. Lục quân Hoa kỳ được chia thành 10 sư đoàn - mỗi sư đoàn ít binh sĩ hơn quân số ấn định - phần lớn được trang bị võ khí của thế chiến thứ hai. Quân đoàn 8, chiếm đóng ở Nhật (nghĩa là ở gần Cao ly nhất) gồm 80.000 người, với 4 sư đoàn bộ binh và một trung đoàn chiến đấu. Hải quân cũng bị giảm quân số nặng nề như lục quân, ngoại trừ Không quân là còn hùng hậu. Bộ chỉ huy của tướng George Stratemeyer ở Viễn đông gồm gần 1.200 phi cơ đủ loại.

        Quân đội Nam Cao được Hoa kỳ huấn luyện và trang bị gồm 8 sư đoàn bộ binh với quân số tổng cộng 65.000 người, và con số này đã hạ xuống dưới 25.000 trước khi kết thúc tuần lễ giao tranh thứ nhất. Hoa kỳ cố ý không trang bị võ khí tấn công như thiết giáp xa, trọng pháo, chiến đấu cơ, để ngăn ngừa tham vọng cuồng nhiệt của Lý Tổng thống muốn thống nhất xứ sở bằng võ tực. Chiến lược thận trọng này suýt gây đổ vỡ toàn diện trong những tuẫn lễ đầu tiên của chiến cuộc. Quân đội Nam Cao có tinh thần can đảm và ý chí chiến đấu, song bị địch tràn ngập về quân số và pháo lực, tới một mức độ mà khi ấy hội nghị Blair House không ngờ tới.

        Ngày thử hai, Tổng thống tới văn phòng sớm. Các cộng sự viên Bạch Cung thuật lại là ít khi họ thấy Tổng thống ưu tư, và quyết tâm như hôm ấy. Ông thông báo ngắn ngủi cho các cộng sự viên sự việc xảy ra cuối tuần và hội nghị hồi hôm tại Blair House. Tiễn tới quả địa cầu lớn đặt trong phòng ông chỉ ngón tay vào Cao Ly và nói : « Đây là Hy lạp ở Viễn đông. Nếu bày giờ chúng ta cứng rắn đúng mức, nội vụ sẽ được giải quyết. » Đúng 11g30. ông ra lệnh cho tùy viên Báo chí công bố bản tuyên bố chính thức thứ nhất về cuộc khủng hoảng Cao ly. Bản văn được soạn thảo chu đáo, tránh nhưng danh từ gây hoang mang, song cương quyết và không úp mở :

        « Cuộc tấn công vào Cao ly cho thấy rõ là Cộng sản chủ nghĩa đã vượt qua thời kỳ xử dụng phiến động để chính phục các quốc gia độc lập và nay xử dụng cả xâm lăng võ trang nữa. Những kẻ chịu trách nhiệm về hành động xâm lăng này phải nhận thức được rằng Hoa kỳ đã cứu xét một cách nghiêm trọng những đe dọa ấy đối với hòa bình thế giới. Các quốc gia hậu thuẫn hiến chương LHQ không thể làm ngơ trước cố tâm xao lãng nhiệm vụ bảo vệ hòa bình.»

        Sáng thứ ba TT Truman triệu tập các lãnh tụ lập pháp lưỡng Đảng tại Bạch Cung, cùng toàn thể bộ trưởng, các nhân viên cao cấp bộ Quốc phòng và Ngoại giao. Hơn 40 người ngồi quanh cái bàn chữ nhật trong phòng họp Nội các để nghe Tổng thống loan báo những tin tức mới nhất về Cao ly cùng những biện pháp đã được áp dụng trong cuộc khủng hoảng. Ông đọc bàn tuyên bố chính thức, dự định sẽ công bố hồi trưa, tóm lược những hành động kể trên,

        Các nghị sĩ đặt nhiều câu hỏi, phần lớn về vấn đề Hoa kỳ nên gia tăng quân lực, và về hành động đối phó có phù hợp với hiến chương LHQ hay không. Toàn thể đều ca ngợi việc làm của Tổng thống. Chiều hôm ấy khi bức thông điệp của Tổng thống được đọc trước Quốc hội. Thượng và Hạ viện đều hoan nghênh. Hầu hết thế giới đều không ngớt lời tán dương quyết định của Hoa kỳ đối phó cấp thời và quyết liệt để chặn xâm lăng cộng sản tại Cao ly, và xử dụng không hải quan không quan tâm tới thủ tục ngoại giao phiền toái.

        Hồi 10 giờ 45 tối, Hội đồng Bảo an, thể theo đề nghị của trưởng phái đoàn Hoa kỳ Warren Austin đã chấp thuận một bản quyết nghị mạnh mẽ vô tiền khoáng hậu, kêu gọi chặn đứng xâm lăng bằng can thiệp binh bị. Bản quyết nghị yêu cầu các quốc gia hội viên « hỗ trợ Cộng hòa Cao ly trong khuôn khổ cần thiết để đẩy lui cuộc tấn công võ trang và vãn hồi hòa bình và an ninh quốc tế trong vùng». Quyết nghị được thông qua với 7 phiếu chống 1 của Nam Tư trong khi Nga sô tiếp tục vắng mặt.

        Không có quyết định mới và quan trọng nào ở Hoa thịnh đốn trong ngày thứ tư. Thượng viện đồng thanh thông qua một dự luật đã được Hạ viện chấp thuận, gia tăng thời hạn quân dịch thêm một năm, và nghe thượng nghị sĩ Taft phàn nàn là TT Truman «đa soán quyền Quổc hội» bằng cách quyết định tham chiến tại Cao ly. Lần này, không ai quan tâm đến lời tố cáo của ông Taft vì dư luận còn quan tâm đến nguồn tin theo đó Thủ tưởng Atlee vừa tuyên bố với Thứ dân Nghị viện rằng mọi chiến hạm Anh trên hải phận Nhật đã được đặt dưới quyền xử dụng của vị tư lệnh Mỹ để trợ chiến ở Cao ly.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2019, 12:30:32 am »


        Tuy nhiên, trong ngày thứ tư ấy, biến cố quan trọng đã xảy ra ở Cao ly. Cuộc xâm lăng cộng sản đã chọc thủng phòng tuyến cuối cùng Nam Cao trên đồi núi và thung lũng dọc vĩ tuyến 38, với 2 đơn vị thiết giáp và bộ binh hùng mạnh trực chỉ vùng ngoại ô phía bắc Hán thành. Hàng ngàn binh sĩ thuộc các đơn vị Nam Cao bị tan rã, cộng với hàng ngàn nông dân lếch thếch hớt hải từ miền quê tới, kẻo vào và băng qua thị trấn, làm kẹt cứng đường phố và những cây cầu trên sông Hàn rộng lớn ở ngoại ô phia nam.

        Ngày thứ năm, Hoa thịnh đốn nhận được phúc trình của tướng Mac-Arthur về thảm họa sông Hàn. Tổng thống triệu tập Hội đồng Quốc an ngay buổi chiều để cứu xét tifnh thế báo nguy, đồng thời cũng để nghe khẩu trình của ông John Foster Dulles, vừa từ Viễn đông về. Ông có mặt tại Hán thành, và lên tiếng trước Quốc hội đúng 3 ngày trước cuộc xâm lăng. Ông không tin quân đội Nam Cao có thể đơn phương đẩy lui xâm lăng. Quan điểm của ông đã được bộ trưởng Quốc phòng Johnson và các tư lệnh tham mưu hỗn hợp ủng hộ.

        Bộ trưởng Johnson còn nói rằng tình thế đã chứng tỏ hoạt động không yểm và hải trợ bị mất hiệu năng vì bị hạn chế vào các mục tiêu phía nam vĩ tuyến 38. Vì phải cất cánh từ các căn cứ xa xôi trên đất Nhật, phi cơ Mỹ chỉ có ít thời gian trên không phận oanh kích, mặc khác, việc nhận diện mục tiêu rất khó khăn vì thiếu liên lạc hoàn hảo dưới đất. Theo Johnson, các kho tiếp liệu và tập trung quân lực của địch đều ở phía bắc vĩ tuyến 38, nếu phi cơ không thể tiêu diệt thì hy vọng chặn đứng cuộc tiến quân vũ bão của địch dọc bán đảo sẽ vô cùng mong manh. Acheson và Pace cho rằng không tập sâu trong đất địch sẽ gây ra nguy hiểm bất thường, vì có thể lôi kéo Trung cộng hoặc Nga sô nhảy vào vòng chiến, hỗ trợ Bắc Cao công khai.

        TT Truman gạn đúc hai quan điểm này thành chỉ thị mới chuyển cho tướng Mac Arthur. Tướng Mac Arthur được phép cho phi cơ vượt bắc vĩ tuyến, song phải tuyệt đối thận trọng, chỉ oanh kích mục tiêu quân sự mà thôi. Ngoài ra, ông còn được lệnh mang thêm lục quân Mỹ vào Cao ly để thiết lập một hệ thống giao thông thích ứng về không kiểm, đồng thời chiếm lĩnh các tiện nghi phi trường và hải cảng trong vùng Pusan, cách phía nam mặt trận 320 cây số.

        Quyết định này đã được bộ Tư lệnh Viễn đông tại Đông kinh đón nhận một cách hân hoan. Mấy giờ sau khi quyết định được ban hành, tướng Earl E. Partridge, tư lệnh Không lực tại chiến trường, nhận được lệnh ngắn sau đây của thượng cấp :

        « Stratemeyer gửi Partridge : Tấn công phi trường Bắc Cao lập tức. Không loan cho báo chí biết. Mac- Arthur đã chấp thuận.» Vài giờ sau, 33 binh sĩ của tiểu đoàn cao xạ 507 đáp xuống phi trường Suwon cách Hán thành 32 cs về phía nam, và đặt súng máy M-55. Dàn súng vừa yên vị thì một phi đội gồm 4 chiến đấu cơ địch Yak bay qua. Một chiếc bị bắn hạ, số còn lại bay thẳng.

        Sau phiên họp của Hội đồng Quốc an trong phòng họp Nội các chiều thứ năm ấy, TT Truman tới văn phòng Bàu dục, chủ tọa cuộc họp báo thường lệ đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng Cao ly bắt đầu. Theo bản tin báo chí thì vụ Cao ly được coi là một «hành quân cảnh sát». Bốn chữ «hành quân cảnh sát» đã khiến ông Truman gặp phải nhiều khó khăn chính trị trong tương lai, vì Hoa kỳ đã tổn thất 100.000 người trong vòng 3 năm tới trong cuộc «hành quân cảnh sát» ấy.

        Trong thời gian này, tướng MacArthur tiến hành cuộc thanh tra tại chỗ đầu tiên ở Cao ly. Chiếc C-54 của ông, được mệnh danh là Bataan để nhớ lại cuộc chiến đấu ở Bataan, Phi luật tân, là phi cơ đầu tiên hạ xuống trường bay Suwon sau khi đơn vị cao xạ Mỹ chiếm đóng phi đạo. Ông rời phi cơ, vẻ mặt rực sáng như thường lệ, với cái mũ nồi nhà binh, trên lưỡi trai óng ánh «sợi rau muống» bằng vàng, cái áo choàng ngắn da đen trên áo sơ mi kaki hở cổ, và cái ống tẩu lớn quá khổ bằng lõi ngô quen thuộc ngất ngưởng trên môi, ông dự một cuộc tiếp đón ngắn ngủi do LÝ Tổng thống tổ chức, đoạn đòi được chở ngay tới mặt trận. Xe hơi lái ông thẳng lên sông Hàn, nơi mà quân đội Bắc Cao trên bờ bắc xa xa đang tập trung và chuẩn bị vượt sông, tràn ngập Nam Cao trong một cuộc tấn công thần tốc và quyết định.

        Một lát sau 3 giờ sáng thứ sáu, giờ Hoa thịnh đốn, hệ thống viễn ký từ Đông kinh chuyên tin tức tới trung tâm viễn thông tại Ngũ giác đài. Mac Arthur báo cáo về cuộc thanh tra chiến trường Cao ly. Nhân viên trực nhật cho gọi tướng Collins đang ngủ gật ở phòng ngoài văn phòng các vị tư lệnh tham mưu hỗn hợp trên lầu. Tướng Collins gọi điện thoại cho Dean Rusk và một số viên chức khác, yêu cầu tới bộ Quốc phòng trước rạng đông. Một đường viễn ký hai chiều được thiết lâp với Đông kinh để bộ Tư lệnh Viễn đông và thượng cấp tại Hoa thịnh đốn có thể trò chuyện với nhau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2019, 11:02:13 pm »


        Bản phúc trình chính thức của tướng Mac- Arthur chứa đựng tính chất quyết liệt và khẩn cấp. Quân đội Nam Cao, chỉ được tổ chức và trang bị cho công cuộc nội an, đã bị quân dội Bắc Cao võ trang hùng hậu gây tồn thất nặng nề, và đang lâm vào tình trạng hoảng hốt và tuyệt vọng. Quân đội Nam Cao phải rút lui tứ tán, cấp chỉ huy thi tan rã, đồ tiếp tế và thiết bị thì rơi vào tay địch, trong tương lai gần khó có hy vọng dành lại quyền chủ động. Tướng Mac Arthur nói như sau :

        «Bảo đảm duy nhất để giữ vững phòng tuyến hiện hữu và sau này chiếm lại những vùng đã mất là đưa lực lượng chiến đấu Hoa kỳ vào mặt trận Cao ly. Tiếp tục xử dụng không hải quân mà không có lục quân hữu hiệu thì không thể tiến tới kết quả quyết định được. Nấu được phép, tôi sẽ cấp thời chuyển một trung đoàn tác chiến Hoa kỳ để tăng cường khu vực tối hệ kể trên, và bổ xung quân đội từ Nhật tới để thành hai sư đoàn cho một cuộc phản công trong thời gian ngắn. Ngoại trừ trường hợp lục hải không quân Mỹ được xử dụng toàn diện trong khu vực nghiêng ngả này, sứ mạng của chúng ta sẽ là một sự hy sinh vô ích về nhân mạng, tiền bạc và uy tín. Ấy là chưa nói đến viễn tượng thảm bại nữa.»

        Tướng Collins cho tướng Mac Arthur biết rằng ngày hôm trước đã vô cùng lưu tâm tới toàn bộ vấn đề xử dụng lục quân, vì có thể khiến Trung cộng hoặc Nga sô trả đũa tương tự. Cũng theo tướng Collins thì Tổng thống còn do dự không biết nên mở rộng các cuộc oanh kích không-hải-quân phía bắc vĩ tuyến 38 để đáp ứng nhu cầu hay không. Dầu sao, lời tướng Collins, thì đề nghị của tướng Mac Arthur quá lớn lao, vượt khỏi thẩm quyền của bộ Tham mưu hỗn hợp, nên cần được đệ trình Tổng thống trong buổi sáng.

        Mac Arthur phản đối lại mạnh mẽ. Chiến lược Bắc Cao nhằm tổng tấn công nhất loạt cho tới Pusan trước khi Mỹ hoặc bất cứ ai có thể can thiệp. Nếu tình hình không thay đổi thì thế cờ khó hy vọng lật ngược. Ông yêu cầu tướng Collins xin Tổng thống quyết định ngay vì đây là một vấn đề từng giây, từng phút,

        Đúng 4 giờ 30 sáng, tướng Collins gọi cho bộ trường Quốc phòng Pace tường trình nghị văn của tướng Mac Arthur, và đề nghị, tuy trời chưa sáng, đệ trình ngay lên Tổng thống. Pace chấp thuận và mấy phút trước 5 giờ kêu điện thoại cho Tổng thống ở Bạch Cung. Khi ấy, ông Truman đã tỉnh ngủ từ trước và cạo râu xong. Tổng thống nghe ông Pace báo cáo và không cắt lời. Sau đó, không hề ngần ngừ, ông phê chuẩn đề nghị đầu tiên của tướng Mac Arthur, cho phép vận chuyển tức thời một trung đoàn tốc chiến bằng cầu không vận từ Nhật tới Cao ly. Đến 10 giờ sáng, ông chấp thuận đề nghị gia tăng 2 sư đoàn do tướng Mac Arthur đệ trình. Ngoài ra, ông còn chấp thuận đề nghị của đố đốc Sherman phong tỏa Bắc Cao.

        Bộ máy can thiệp của Hoa kỳ đã chuyển động. Làn thứ nhất trong lịch sử, một vị Tổng thống đã đơn phương đưa Hoa kỳ vào vòng chiến. Biến cố này đã xảy ra trong vòng một tuần lễ ngắn ngủi, nhưng khẩn trương, từ thứ bảy 24-6 đến thứ sáu 30-6-19Ỗ0.

        Tuy nhiên, điều quan trọng hơn trước lịch sử là Hoa kỳ đã cụ thể hóa bằng hành động chính sách cầm chân Cộng sản xâm lược.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2019, 12:18:15 am »

       
        NSC-68

        Muốn hiểu phản ứng thần tốc của chính phủ Truman trước cuộc xâm lăng Cộng sản tại Cao ly, cũng như phần lớn những biến chuyển kế tiếp, thiết tưởng nên biết tới NSC-68 tức là Chính Văn số 68 của Hội đồng quốc an. Một vài nhân vật ngoài các yếu nhân cao cấp trong chính quyền là được nghe nói tới, số người được đọc còn ít hơn nữa. Theo Dean Acheson, đó là «một trong các tài liệu vĩ đại nhất trong lịch sử chúng ta», ý nghĩa vượt xa cuộc chiến tranh Cao ly.

        Ông Truman yêu cầu Hội đồng Quốc an tiến hành một cuộc nghiên cứu mới mẻ và hiểu biết về chính sách phòng thủ và đối ngoại Mỹ trong khuôn khổ thế giới hiện tại và tương lai. Ông muốn biết rõ, không những Hoa kỳ cần bao nhiêu binh sĩ, võ khí, chiến đấu cơ cho công cuộc quốc phòng, mà cả phương sách đương đầu với một trong, các thực tại chính trị tân kỳ và thúc bách nhất của thế kỷ 20: tính cách liên lập giữa an ninh quốc gia và an ninh toàn cầu. Sau khi nghiên cứu, Hội đồng Quốc an thảo ra chính văn 68, đây không phải một tài liệu dài dòng như thường lệ, tuy nhiên đã chứa đựng nhiều chi tiết tường tận và thống kê cụ thể. Những nét chính có thể được tóm lược như sau :

        « Những biến chuyến sau khi đại chiến thứ hai chấm dứt đã tạo ra trêu thể giới một mối tương quan lực lượng mới, không có tính cách nhất đán mà là làm căn bán trường cửu cho việc phân phối giữa các quốc gia. Việc phân khối này xuất phát từ 2 biến chuyên lịch sử : cuộc cách mạng Nga và sự bành trướng của phong trào Cộng sản trên khắp thế giới và sự phát triển võ khí nguyên tử với khả năng tiêu diệt vô tận. Thế giới được chia thành 2 cực với Hoa kỳ và Nga sô.

        « Chính sách của điện Cẩm linh nhằm 3 đối tượng chính : (1)- duy trì và củng cố cương vị trung tâm ý thức hệ và quyền lực trong thế giới Cộng sản ; (2)- bành trướng và tăng cường quyền lực này bang cách kết nạp thêm chư hầu mới; (3) chống đối và làm suy yếu mọi chính thể cạnh tranh, đe dọa ưu thắng của Cộng sản trên thế giới.

        Cảc mục tiêu này đối nghịch với lý tưởng Mỹ được xây dựng trên khái niệm tự do và nhân phẩm. Mục tiêu của chúng ta được minh định trong Hiến pháp, ấy là «thành lập một liên bang hoàn bị, thiết lập công bằng, đảm bảo an bình quốc nội, bố trí quốc phòng chung, xúc tiến phúc lợi cộng đồng, và đảm bảo tự do cho chúng ta và hậu thế.»

        « Khái niệm và mục tiêu của sinh hoạt Mỹ chắc chắn mỗi ngày một bị công kích mạnh thêm. Để bảo vệ, quốc gia Mỹ phải quyết tâm, bằng mọi giá hoặc mọi hy sinh, duy trì trong và ngoài nước những điều kiện sinh hoạt hầu các mục tiêu này có thể sinh tồn và phát triển. Chúng ta phải tìm cách làm tròn việc này bằng phương tiện hóa bình, và bằng sự hợp tác với các dân tộc cùng chí hướng. Nhưng nếu phương tiện hòa bình thất bại, chúng ta phải có ý chí và sẵn sàng chiến đấu.

        « Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, khả năng tương đối của Hoa kỳ cùng đồng minh tương lai và Nga sô cùng đồng minh tương lai ra sao ?

        Thứ nhất, tiến triển của Nga sô trên lãnh vực bành trướng bom nguyên tử có lẽ sẽ đưa tới tình trạng hầu như bế tắc về võ khí nguyên tử vào năm 1954. Hoa kỳ có thể kéo dài ưu thế thêm vài ba năm nữa nếu hoan bị kịp bom khinh khí, nhưng thắng lợi trong nỗ lực này không có gì chắc chắn. Tuy khả năng kinh tế và sản xuất Nga sô còn kém xa Tây phương, tiềm lực phát triển lại lớn lao, các quổc gia Cộng sản lại đang cố gắng một cách quyết tâm hơn Tây phương hầu động viên toàn bộ tiềm lực phát triển.

        « Mặc dầu sự yếu kém này, khả năng quân sự Cộng sản về chiến tranh qui ước hoặc phi nguyên tử hiện nay mạnh hơn Tây phương nhiều, và vẫn tiếp tục cái tiến với vận tốc nhanh hơn. Tình trạng chênh lệch này sẽ còn kéo dài cho đến khi nào Tây Au phục hồi được kinh tế, và liên minh Bắc Đại tây dương được thực hiện toàn diện.»

        Có thể nào giảm bớt cuộc khủng hoảng giữa 2 đại cường Mỹ - Nga bằng thương thuyết, và nhất là bằng đồng giảm thiểu võ trang không ? Hiện nay, hy vọng rất mong manh, bời vì Nga sô vẫn đeo đuổi những mục tiêu bất biến, và đang chiếm ưu thế quân sự. Tây phương không thể bỏ dở nỗ lực thương thuyết, đặc biệt để loại trừ hiểm họa tận diệt nguyên tử (tuy nhiên đừng quên rằng Staline quan tâm nhiêu đến thực tế lực lượng hơn là hòa bình trừu tượng)
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2019, 10:57:54 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2019, 11:16:26 pm »


        « Vì những lý do kể trên, Hoa kỳ và Tây phương sẽ còn trải qua một thời kỳ vô hạn định đầy khẩn trương và hiểm họa, và thời kỳ này không phải là cuộc khủng hoảng ngắn hạn mà là sự biến đổi thường trực và cơ bản trong diện mạo bang giao quốc tế. Muốn đối phó lại điều kiện mới, Hoa kỳ có thể lựa chọn 4 giải pháp sau đây :

        «1— Tiếp tục chính sách hiện hữu là giảm thiểu ngân sách quốc phòng và hạn chế khả năng quân sự, nhưng không giảm thiểu cam kết đảm bảo an ninh cho thế giới tự do.

        « 2— Từ bỏ những cam kết này, duy trì khả năng quân sự ở mực độ hiện hữu, và rút lui về chính quốc, núp sau tấm mộc «pháo dài Mỹ».

        «3 — Bằng «chiến tranh phòng ngừa », tiến nhanh, tiến mạnh và có thể giành lại lợi thế, trên đường lật ngược cán cân quyền lực.

         «4 — bắt tay hăng hái vào chương trình táo bạo và đại qui mô nhằm tái thiết tiềm lực phòng thủ của Tây phương để vượt hẳn thế giới sô viết và đương đầu với một thách đố mới một cách cấp thời và dứt khoát. Muốn thực hiện chương trình này, Hoa kỳ phải giữ vai trò trung tâm chính trị và vật chất, và các quốc gia khác vây quanh. Liên minh nay sẽ có sức mạnh vô song nếu hội viên nào cũng hùng bậu ».

        «Ai cũng nhận thấy giải pháp thứ tư là giải pháp tốt nhất. Giải pháp này đòi hỏi Hoa kỳ nắm quyền lãnh đạo trong Công cuộc kiến tạo thần tốc và đại qui mô quyền lực phòng thủ của Tây phương, khỏi nhóm từ «trung tâm », rồi tỏa ra tứ phía. Nghĩa là Hoa kỳ từ bò quan niệm tách biệt an ninh quốc gia và an ninh toàn cầu. Nghĩa là phải chấm dứt việc lệ thuộc nhu cầu an ninh và thói quen cố hữu cắt xén ngân sách ; nói cách khác, an ninh phải là thành phần ưu thắng trong ngân sách quốc gia, mọi lãnh vực khác phải lệ thuộc lãnh vực an ninh. »

        « Tiềm lực Hoa kỳ phong phú đến nỗi có thể dùng 20% tổng sản lượng quốc gia vào mục đích an ninh mà không bị kiệt quệ. Khái niệm mời về an ninh này đòi hỏi Hoa kỳ chuẩn chi đồng niên chừng 50 tỉ đô la hoặc những ngân khoản không quá thấp hơn mức thời chiến».

        T.T Truman chấp thuận chính văn NSC-68 trong tháng 4, và từ đó nó trở thành đường lối chính thức của Hoa kỳ. Đường lối này đang được tiến hành thì khủng hoảng Cao ly bùng nổ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2019, 04:53:13 pm »


CHƯƠNG XII

TT TRUMAN VÀ ĐẠI TƯỚNG MAC ARTHUR

        Hội nghị thượng đỉnh

        Chiến tranh Cao ly diễn ra trên hai mặt trận, mặt trận quân sự giữa lực lượng LHQ và xâm làng Cộng sản, và mặt trận chính trị giữa Tổng thống Hoa kỳ và viên đại tướng hào hoa và bướng bĩnh nhất, Douglas Mac Arthur, thủ lãnh phe quí tộc quân sự đang biến dạng, và tư lệnh quân lực Mỹ ở Viễn đông. Cuộc xung đột nào cũng chấm dứt nửa chừng, và thời gian trôi qua, cuộc xung đột nào cũng được giải quyết tốt đẹp : thế giới tự do đã chứng tỏ ý chí chiến đấu để sống tự do, và chức vụ Tổng thống Hoa kỳ đã tăng quyền uy và phẩm cách. Phần chính của chương này được dành cho cuộc xung đột thứ hai, nhuộm màu sắc chính trị.

        Ngay cả khi có vẻ sắp chiến thẳng, Hoa thịnh đốn vẫn còn lo ngại đống tro tàn chiến cuộc Cao ly bùng cháy và bành trướng dữ dội trở lại. Hoa kỳ cũng lo ngại Trung cộng tham chiến nếu binh lửa tới quá gần biên giới Mãn châu. Và còn Nga sô ? Thành phố sò viết Hải sâm uy chỉ cách mũi đông Cao ly hơn 60cs, cho nên Nga sô cũng có thể hoảng hốt. Các vị tư lệnh tham mưu hỗn hợp yêu cầu tướng Mac Arthur, tư lệnh Viễn đồng, thận trọng, đành rằng đuổi theo địch quân qua vĩ tuyến 38, song không nên có hành động nào phía bắc sông Hoàng hà khiến Trung cộng hoặc Nga sô có thể can thiệp. Trên thực tế, bộ tham mưu hỗn hợp khuyến cáo Mac Athur đặt căn cứ dọc phòng tuyến Bình nhưỡng - Wonson, trên Hán thành gần 200cs, và dành cho quân đội Nam Cao quyền tiễn xa hơn nữa.

        Hoa thịnh đốn không hoàn toàn chắc chắn Mac Arthur đồng ý với thượng cấp dân sự của ông về lý do Hoa kỳ chiếu đấu tại Cao ly, và về mục tiêu tối hậu của Hoa kỳ : chiến tranh cầm chân xâm lược, không phải tiêu diệt xâm lược, chiến tranh nhằm mục tiêu hạn chẽ chống lại kẻ địch thứ yếu để tránh chiến tranh vô hạn chế, chống lại kẻ địch chính yếu, những khái niệm mà Hoa thịnh đốn e ngại vị lão tướng kiêu hãnh và ngạo mạn phủ nhận.

        Hoa thịnh đốn càng lo ngại thêm khi Mac Arthur tới Đài loan cuối tháng 7 để kiểm điểm khả năng của Quốc quân để tự vệ chống lại một cuộc tấn công mà Cộng sản có thể tung ra từ lục địa. Chính giới Hoa thịnh đốn hoảng hồn vì Mac Arthur nồng nhiệt ca ngợi Tưởng thống chế và kín đáo bất bình về thái độ kềm chân Tưởng của đệ thất hạm đội. Cảm nghĩ của Hoa kỳ đối với Tưởng là bỏ thì thương, vương thì tội, cho nên tuy có thiện cảm với tham vọng tái chiếm lục địa của Tưởng, Hoa kỳ coi đó là trái bom sẵn sàng nổ tung, và không thể ủng hộ. Hồi ấy, Hoa kỳ chỉ muốn giữ Tường yên lặng, và không đả động gì tới Tưởng.

        Đã đến lúc Hoa thịnh đốn phải sửa lưng tuớng Mac Arthur, không những về chính sách đối với Cao ly mà còn cả với toàn thế giới nữa. Ngày 3-8, TT Truman cử ông Averell Harriman làm sứ giả tới gặp Mac Arhur. Harriman được đón tiếp khả ái, và trò chuyện hơn 8 giờ trong hai ngày với Mac Arthur. Ông lại nói chuyện với nhiều cộng sự viên của tướng Mac Arthur và mở một cuộc thanh tra chớp nhoáng ngoài mặt trận. Ông bay về Mỹ, bối rối và bực mình.   

        Trong phức trình lên Tổng thống, ông Harriman nói rằng tướng Mac Arthur hoàn toàn tán đồng quyết định can thiệp ở Cao ly, tin tưởng sẽ có thể tiêu diệt lực lượng Bắc Cao, và tiên liệu Trung cộng hoặc Nga sô không trực tiếp tham chiến. Nhưng Mac Arthur không vui về việc Hoa thịnh đốn lãnh dạm với Tưởng, và mặc dầu Harriman mất nhiều thời giờ giải thích, Mac Arthur vẫn không nghe.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 11:23:32 pm »


        Ngày 26-8, các thông tấn xã loan bức thông điệp của Mac Arthur gửi cho cuộc cắm trại hàng năm của tổ chức Hải ngoại Cựu chiến binh. Bộ Ngoại giao nhận định rằng bức thông điệp của tướng Mac Arthur đã đề ra chính sách đối ngoại mới cho miền Thái bình dương. Trên thực tế, Mac Arthur đề nghị lập con đường phòng thủ từ Hải sâm uy xuống Tân gia ba, được bảo vệ thích ứng bởi hải, không, lục quân Mỹ, biển Thái bình dương thành «cái hồ hòa bình». Kết luận, ông đả kích «lý luận nhạt phèo và lầm lạc», nhuộm màu «chủ bại», cho rằng khích lệ Trung hoa quốc gia ở Đài loan là tạo nguy hiểm cho tư thế của Hoa kỳ trên toàn cõi Á châu. Lời nói này là một cách úp mở chí trích đường lối quen thuộc của chính phủ Truman nhằm cô lập hóa Tưởng giới Thạch.

        TT Truman giận tím mặt khi đọc bản tin này, theo lời một viên chức được triệu tập tới Bạch Cung tham dự phiên họp khẩn cấp sáng hôm sau. Như thày giáo với học trò, ông Truman hỏi các bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng, các vị tư lệnh tham mưu hỗn hợp xem có ai được biết trước lời tuyên bố của tướng Mac Arthur không. Mọi người đều đáp không. Ông quay lại bộ trưởng Quốc phòng Louis Johnson, và nói : «Tôi muốn lời tuyên bố này được thu hồi, và muốn ông ra lệnh cho Mac Arthur rút lại, và nói rằng đó là chỉ thị của tôi. Ông đã hiểu chưa ?»

        Bộ trưởng Johnson đáp . «Thưa, hiểu». Dĩ nhiên là bức thông điệp đã được đưa cho các báo, tuy vậy, Mac Arthur bắt buộc phải rút lại.

        Khi các cuộc hành quản bắt đầu lan lên bắc vĩ tuyến và khi những bản tin tình báo đầu tiên đầu tháng 10 cho biết quân đội Trung cộng tập trung dọc biên giới Mãn châu, mối lo ngại của Tổng thống đối với vị tư lệnh cứng đầu lại bột khởi lần nữa. Ông Truman nhận thấy nên tới gặp mặt Mac Arthur. Cuộc gặp gỡ lịch sử tại đảo Wake, một mẩu đất trơ trọi trên biển Thái bình xa xôi diễn ra sáng tinh sương chủ nhật 15-10. Tháp tùng Tổng thống có Dean Rusk, Averell Harriman, chủ tịch tham mưu hỗn hợp Omar Bradley, và một số phụ tá và phóng viên. Về phía Mac Arthur có phụ tá chính yếu tướng Courtney Whitney, đô đốc Arthur W.Radford, tư lệnh hạm đội Thái bình dương và đại sứ Muccio. Phiên họp thật sự gồm 2 phần. Phần đầu Tổng thống và tướng Mac Arthur nói chuyện riêng trong một giờ đồng hồ trong một căn phòng nhỏ. Sau đó, toàn thể ngồi họp độ vài giờ quanh một cái bàn dài, gồm 5 cái bàn nhỏ kê sát nhau. Trời nắng nhiệt đới chang chang, tòa nhà lại không được điều hòa khí hậu, nên mọi người đến dự họp với sơ mi trần. Phiên họp không có nghị trình chính thức, Tổng thống điều khiển cuộc thảo luận, dựa trên những điều ghi chú bằng bút chì trên một tấm «lốc», trong giờ đồng hồ cuối cùng trên phi cơ từ Honolulu tời Wake. Phần lớn cuộc thảo luận chỉ xoay quanh những câu hỏi đặt ra cho tướng MacArthur, và những câu trả lời. Những chi tiết chiến cuộc chỉ được đề cập tới ngắn ngủi, vì ai cũng tin vững chiến thắng, cử tọa quan tâm nhiều nhất tới các kế hoạch hậu chiến tái thiết Cao ly, hoàn bị hòa ước Nhật, và các vấn đề tổng quát về khu vực Thái bình dương. Ngoài ra cũng có những lời chúc tụng lẫn nhau nữa.

        Người ta không biết nhiều về phần đầu của cuộc họp, Tổng thống và đại tướng diện đàm. Tổng tư lệnh Truman có khiển trách thuộc viên MacArthur không ? Không ai dám chắc. Trong hồi ký, ông Truman chỉ nói rằng trong cuộc diện đàm chính MacArthur đã nhắc trước tới bản tuyên bố của ông về Đài loan cho hội Hải ngoại Cựu chiến binh, và tiếp thêm :

        «Ông (MacArthur) tỏ vẻ hối tiếc nếu điều này gây ra rắc rối. Tôi đáp lại là theo tôi thì việc đã qua, không nên nhắc lại nữa. Ông MacArthur nói là ông muốn tôi hiểu rằng ông không làm chính trị bằng cách này, hoặc cách khác, và năm 1948. ông đã để cho các chính trị gia biến ông thành « anh chàng ngốc» (danh từ này là của ông), nên ông không thể để tái diễn nữa. Tôi nói ông biết phần nào kế hoạch tăng cường Âu châu của chính phủ... Cuộc nói chuyện giữa chúng tôi rất hữu nghị. Tôi có thể nói là hữu nghị hơn tôi dự tính nhiều.»

        Trong phiên họp khoáng đại tiếp sau, Tổng thống nói với cử tọa : «Tướng MacArthur và tôi bàn bạc nhiều về Đài loan. Vấn đề này không cần phải nhắc lại nữa. Đại tướng và tôi hoàn toàn đồng ý với nhau.» Dĩ nhiên là trên thực tế, chẳng có gì được giải quyết giữa hai nhân vật cương nghị và cứng đầu ấy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2019, 09:13:00 pm »


        Trung Cộng tham chiến

        Ngay cả trước hội nghị Wake, giông tố đã vần vũ trên trời Bắc kinh mà vị tư lệnh Viễn đông và thượng cấp ở Hoa thịnh đốn vẫn chưa thấy rõ. Ngày 1-10, Ngoại trương Trung cộng Chu ân Lai mời đại sứ Ân Sardar Panikkar tới và nói rằng Cộng hòa Nhân Dân Trung hoa sẽ tham chiến về phe Bắc Cao nếu lực lượng LHQ phản công qua vĩ tuyến 38, vào lãnh thổ Bắc Cao. Họ Chu không dùng từ ngữ ngoại giao tối nghĩa mà là tuyên bố rõ rệt. Panikkar điện về New-Delhi, và chính phủ Ấn thông báo cho mọi thủ đô trên thế giới, trong số có Hoa thịnh đốn được biết. Một tuần sau, họ Chu nhắc lại lời de dọa trên đài bá ám chính quyền cốt cho toàn thế giới nghe rõ.

        Song tướng Willoughby, chỉ huy tình báo dưới quyền MacArthur, lại cho rằng có thể họ Chu săng-ta chính trị. Ông lý luận rẳng với chiến thắng sau cùng của LHQ gần kề, không quân lại rõ rệt có khả năng đập tan mọi mưu toan của Trung cộng vượt sông Hoàng hà, họ Chu chỉ có thể hăm dọa với mục đích tuyên truyền mà thôi. MacArthur tán thành quan điểm của Willoughby. Bởi vì MacArthur là tư lệnh chiến trường Cao ly, Hoa thịnh đốn lại ở cách Cao ly gần 26.000 cs nên Ngũ giác đài và bộ Ngoại giao cũng tán đồng. Lời hăm dọa của họ Chu không làm giảm bớt sự tin tưởng hân hoan của hội nghị Wake.

        Trở về Đông kinh, MacArhur bắt đầu đặt kế hoạch cho cuộc phản công vĩ đại tối hậu, hầu có thể hồi hương binh sĩ vào dịp lễ Giáng sinh như đã hứa. Đó sẽ là một cuộc càn quét chớp nhoáng các phần tử Bắc Cao bị phân tán và tan rã, rút lui vào vùng núi trung bộ Bắc Cao và thung lũng Hoàng hà. Kế hoạch phản công được dựa trên phóng đoán là Nga sô sẽ không can thiệp, cũng như Trung cộng.

        Lực lượng LHQ sẽ mở một gọng kềm đại qui mô và xiết chặt địch quân trong một cái túi nhỏ, sát sông Hoàng hà, bắt họ phải đầu hàng hoặc phải chạy trốn sang Mãn châu. Quân đoàn 8, từ vùng phụ cận Bình nhưỡng tiến lên phía bắc sẽ là tây dực của gọng kềm, còn đông dực là lữ đoàn X, vận chuyển đường biển từ Jnchon vòng bán đảo tới Wonsan, cùng các đơn vị Bắc Cao chủ yếu, ở chính diện, và giữ nhiệm vụ yểm trợ. Phần nào kế hoạch này có vẻ táo bạo và liều lĩnh - mà trong tương lai các nhà chỉ huy quân sự vẫn chưa thể đồng ý với nhau vì Mac Arthur biệt phải lữ đoản X từ bộ chỉ huy của tướng Walker, phụ trách toàn bộ cuộc phản công mà đặt dưới quyền bộ tổng tư lệnh ở Đông kinh. Ngoài ra, MacArthur lại tách lữ đoàn ra làm hai, và tuy quân số còn thiếu hụt, hậu bị thích ứng cũng thiếu hụt, hai đơn vị lại ở xa nhau, hầu như không thể liên lạc với nhau được giữa vùng núi hiểm trở, không có đường sá chuyển vận ở bắc trung bộ Cao ly. Cũng có vài con đường, song đó chỉ là những đường mòn đầy bụi cát, lượn ngoằn  ngoèo qua những đồi cao vút và những đèo tối om trong rặng núi chạy từ bắc xuống nam, không có lối ngang ăn thông với nhau. Địa thế này hoàn toàn bất lợi cho quân đội cơ khí hóa Tây phương, song lại gần như là điều kiện lý tưởng đối với du kích Á châu. T.R. Rehrenbach viết như sau:

        « Hành động của LHQ được căn cứ vào địa hình, địa vật hạn chế, và vào tin tức cuối tháng 10 cho rằng địch quân sẽ không kháng cự lại. Trên hết mọi yếu tố, tai họa đã xảy ra vì địa bình, và sự thiếu hụt tin tức tình báo hoàn toàn. Trên đường Bắc tiến, LHQ đã rêu rao cho toàn thế giới biết thành phần quân đội, kế hoạch tác chiến, và cả giờ giấc thực hiện kế hoạch nữa. Không cần cố gắng, địch đã am tường nội bộ quân đội LHQ. Ngược lại, LHQ không khi nào am tường địch tình, đến khi am tường thì đã muộn màng.»

        " Cuối tháng 10, đã có trên một phần tư triệu binh sĩ Trung cộng thiện chiến phân tán thành nhiều nhóm nhỏ vô hình phía sau đạo quán « giải phóng» LHQ. Không bị cản trở bởi thiết bị nặng, và vận chuyển cơ giới, những toán nông binh giỏi đi bộ, sống dưới kỷ luật thép, di chuyển lặng lẽ ban đêm, ban ngày phân tán trong hốc đá và đỉnh núi hiểm trở, ở đó họ có thể quan sát mà phi cơ thám thính Mỹ trang bị máy ảnh tối tân bay liên tục không thể nào nhìn thấy họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2019, 12:29:09 am »


        Mac Arthur báo cáo bộ tham mưu hỗn bợp ngày 24-10 rằng ông đang chuyển quân từ đường Bình nhưỡng — Wonsan, tổng phản công lên miền Bắc. Độ mươi toán tiền sát của quân đoàn 8 và lữ đoàn X đã tiến sâu vào nội địa địch gần sông Chongchen ở tây bắc, và lưu vực Changjin ở đông bắc, trong đợt đầu của kế hoạch gọng kèm. Trong tuần lễ thứ nhất, lực lượng LHQ chỉ gặp sức khảng cự ít ỏi, nhưng phải tiến quân trong vùng đồi núi hiểm trở, đường tiếp tế mỗi lúc một thêm gay go. Dọc đường, đụng độ nhỏ xảy ra, lực lượng LHQ bắt được một số tù binh chắc chắn là người Trung cộng, song tổng hành doanh tướng MacArtbur không tin rẳng «chí nguyện quân» Trung cộng quá đông đảo để có thể thay đổi kết quả cuộc chiến.

        Ngày 1-11, một tiểu đoàn kỵ binh Mỹ trên đường tới Chongchen đột nhiên rơi vào ổ phục kích, súng trường và liên thanh bắn như mưa, binh sĩ Trung cộng từ tứ phía ào tới la hét. Cũng gần trong thời gian ấy, một sư đoàn Nam Cao ở cánh phải và một tiểu đoàn thủy quân lục chiến trong lữ đoàn X, ở xa hơn về phía đông, cũng đương đầu với một cuộc giao phong tương tự. Chiến cuộc kéo dài ác liệt trong 4 ngày, rồi đột ngột chấm dứt cũng như đột ngột bắt đầu. Lực lượng phục kích tản mác trong đồi núi. Quân đội LHQ bị tổn thất nặng nè, và tinh thần bị giao động dữ dội. Giờ đây người ta mới biết rằng địch quân không phải là «chí nguyện quân» mà là binh sĩ Trung cộng thiện chiến ở trong những đơn vị hẳn hoi.

        Ngày 6-11, MacArthur báo nguy với bộ tham mưu hỗn hợp rẳng binh sĩ và quân trang được chở rầm rập qua mọi cây cầu từ Mãn châu qua sông Hoàng hà. lực lượng hùng hậu đến nỗi quân đội LHQ dưới quyền ông có thể bị đe dọa tiêu diệt. Ông xin phép được cấp thời oanh tạc những cây cầu này và các cơ sở yểm trợ địch quân ở «vùng bắc» Tướng MacArthur cho rằng lệnh hạn chế trước đây về việc oanh tạc trong đường kínb 8 cs cách sông Hoàng hà sẽ dẫn tới «hậu quả thảm hại» nếu không được cấp thời bãi bỏ. MacArthur chưa hoàn toàn tin là Trung cộng sẽ tham chiến toàn diện, song trường hợp này cũng có thể xảy ra. Tại tổng hành doanh ở Đông kinh cùng ngày ông ấn hành một thông cáo, nói rằng quân dội LHQ đang phải đương đầu với một quân đội mới, với đồ tiếp tế và hậu bị hùng hậu, «một trong những hành động tấn công ác liệt nhất chà đạp lên công pháp quốc tế chưa từng thấy trong lịch sử. »

        Hoa thịnh đốn đồng ý cấp thời cho tướng Mac Arthur oanh tạc các cầu trên sồng Hoàng hà, song lại nhắc nhở là nên tránh các mục tiêu trên nội địa Mãn châu, và đặc biệt là đập nước và hệ thống thủy điện trên sông Hoàng hà. Theo chỉ thị của bộ , tham mưu hỗn hợp «điều quan trọng là phải vô cùng thận trọng để tránh vi phạm lãnh thổ và không phận Mãn châu, vì cần được phù hợp với đường lối và chỉ thị của LHQ, và cũng vì trên tinh thần bảo vệ quyền lợi quốc gia, Hoa kỳ muốn thu hẹp chiến cuộc vào Cao ly chứ không mở rộng. »

        Sau hành động đầu tiên của Trung cộng, một thời gian êm ả diễn ra khiến lập luận của tướng Willoughby cho rằng Cộng sản áp dụng chiến thuật săng-ta ngoại giao chứ không tham chiến thật sự, bắt đầu được coi là đúng. Hai đại đơn vị của quân đoàn LHQ củng cố vị trí trên sông Chongchon, thuộc mặt trận tây, và lưu vực Changjin - Chosin, về, phía đông, cách biên giới Mãn châu khoảng 80 cs. Khoảng 200.000 binh sĩ LHQ và Nam Cao đồn trú dọc phòng tuyến hoặc ở hậu cứ, đường tiếp tế được tăng cường, không quân tự do hoạt động, song không thấy điều gì khả nghi ở phía nam sông Hoàng hà để dội bom, còn một số đơn vị đệ thất hạm đội thì bỏ neo ngoài khơi gần Hungnam trong biển Nhật bản Lễ Tạ ơn được tò chức rầm rộ ngay cả tại các vị trí tiền tuyến của quân lực LHQ, và hy vọng «hồi hương trước Giáng sinh» đã được gợi lại.

        Ngày 24-11, MacArthur bay qua Cao ly, tuyên bố đợt phản công cuối cùng để kết thúc chiến tranh. Bản thông cáo chính thức ngày hôm ấy của ông viết như sau :

        « Gọng kèm bao vây đại qui mô của LHQ tại Bắc Cao chống lại những đạo quân Cộng sản hoạt động trong vùng hiện gần đạt tới nỗ lực quyết định. Trong vòng 3 tuần qua, không lực của ta trong cuộc tấn công yểm trợ, được coi là gương mẫu về phương diện điều hợp và hữu hiệu, đã không tập thắng lợi những đường yểm trợ từ bắc xuống nam của địch, khiến cho nỗ lực tăng cường của địch bị giảm chế mạnh mẽ. Khu vực đông của gọng kèm LHQ nay đã siết chặt, cắt đôi tiềm lực địa lý của địch ở phía bắc. Sáng nay, khu vực tây của gọng kềm đã tiến quân, trong cuộc tổng phản công trong nỗ lực hoàn tất vây hãm và khép chặt gọng kềm. Nếu thành công, cuộc hành quân này sẽ chấm dứt chiến cuộc trên thực tế...».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2019, 04:58:46 am »


        Hơn 800 000 binh sĩ Trung cộng chờ quân đội LHQ tiến tới. Ngày 25, họ chống trả ác liệt, thoạt đầu đánh tan những đơn vị của quân đoàn 2 Nam Cao trong vùng núi trung bộ gần Tekchen, rồi đụng độ sư đoàn 24 Hoa kỳ tại Unsan, về phía tây trước khi đẩy lui qua sông Chongchon. Trên mặt trận đông của lữ đoàn X, sư đoàn thủy quân lục chiến I trên đồi gần lưu vực Chosin gặp mũi dùi tấn công khủng khiếp mở đầu, và đến tối thì bị bao vây trong tình trạng tuyệt vọng cách căn cứ Bung- nam 80 cs. Quân lực LHQ không những bị tấn công bất ngờ, lại ở vào hoàn cảnh gần như một chọi hai, với một kẻ địch hữu hiệu, được huấn luyện hoàn hảo về du kích chiến biến hóa vô lường, hình thức chiến tranh độc nhất có thể mang lại chiến thắng trong khí hậu và địa hình Bắc Cao.

        Ngày 28, tướng Walker nhận thấy quân đoàn 8 của ông chỉ còn 2 giải pháp, hoặc bị tiêu diệt, hoặc phải rút lui, và ông đã ra lệnh rút lui. Tướng Almond ở mặt trận tây cũng sa vào tình trạng nan giải tương tự, và ông đã bắt đầu thoái quân về đầu cầu Hungnam. MacArthur không đại ngôn khi ông gửi bản thông cáo khẩn cấp hôm ấy cho LHQ, nói rằng «chúng tôi đang phải đương đầu với một cuộc chiến tranh hoàn toàn mới ». Cuối tuần lễ thứ nhất tháng 12, phòng tuyến kháng cự chính yếu LHQ đã bị đẩy lui cách vĩ tuyến 38, 80 cs ở mặt trận tây và trung bộ, trong khi ở phía tây lữ đoàn X với đệ nhất sư đoàn thủy quân lục chiến, bị cô lập trong lưu vực Chosin và mắc kẹt trong một cái túi nhỏ quanh Hungnam. Ngày 3-12, MacArthur báo cáo với bộ tham mưu hỗn hợp rằng quân đội của ông bị tổn thất nghiêm trọng, gần như kiệt lực, cho nên ông dự định thoái triệt về vùng phụ cận Hán thành. Ông nói :

        «Bộ tư lệnh nhỏ bé này đang phải đương đầu với toàn bộ quốc gia Trung hoa (cộng sản) trong một cuộc chiến tranh không tuyên chiến. Trừ phi hành động tích cực và cấp thời, chúng tôi khó có hy vọng chiến thắng, và trên bình diện hữu lý, tình trạng kiệt quệ kéo dài còn có thể dẫn tới diệt vong nữa . Muốn tổng ước đúng tình hình Cao ly phải coi đó là một cuộc chiến tranh hoàn toàn mới, và trong những điều kiện hoàn toàn mới...»

        «Khái niệm chiến lược thích ứng cho những cuộc hành quân chống quân đội Bắc Cao đã thắng lợi rạng rỡ, ngày nay không thể được tiếp tục áp dụng ở Cao ly nữa. Tình hình mới đòi hỏi những quyết định chính trị và kế hoạch chiến lược hầu đáp ứng với thực tại.»

        Giản dị hơn, Mac Arthur muốn nói như sau «đừng trói chân, trói tay tôi nữa, hãy để tôi cho phóng pháo cơ bay vào sào huyệt địch ở Mãn chân để tiêu diệt các căn cứ tiếp tế của họ. Hãy cho tôi binh sĩ, súng ống, tàu bè, và trên hết là cho tôi toàn quyền đè bẹp địch, dầu địch là ai, và dầu địch ở đâu » Mac Arthur liều lĩnh không phải là vô lý : ông là vị tư lệnh lớn lao thứ nhất bị xiềng xích trong tân khái niệm quân sự, chiến tranh hạn chế để đạt mục tiêu hạn chế. Cá nhân ông không chấp nhận, hoặc không thể chấp nhận hạn chế, song Hoa thịnh đốn lại chấp nhận.

        Trung tuần tháng 12, quân đoàn 8 đã rút về phòng tuyến mấy cây số phía nam vĩ tuyến 38, còn các đơn vị chủ lực của lữ đoàn X thì đang được di tản từ Hungnam bẳng đường biển. Báo chí Mỹ, hoặc đa số báo chí Mỹ, mô tả những biến chuyển trong 3 tuần trước như là một trong các thảm bại quân sự lớn lao vô tiền khoáng hậu, «đồi tệ nhất mà Hoa kỳ phải trải qua từ xưa đến nay», theo tuần báo Time. Công luận ở trong và ngoài nước có vẻ bàng hoàng tê tái trước sự yếu kém của Tây phương và sức mạnh của Á châu.

        Từ cực đoan này đến cực đoan khác, tướng MacArthur trong những lời tuyên bố công khai, đã coi đó là «rút lui chiến thuật» được thực hiện bằng lề lối ưu thắng ’. Theo ông thì cuộc phản công tháng II chỉ là «hành quân thám sát võ trang» không hơn không kém để đo lường phản ứng của địch. Nhưng lời giải thích này khó thể ăn nhịp với lời tuyên bố sôi nổi ngày 24-11, theo đó «gọng kềm bao vây đại qui mô của LHQ tại Bắc Cao chống lại những đạo quân Cộng sản hoạt động trong vùng hiện gần đạt tới nỗ lực quyết định... Nếu thành công, cuộc hành quân này sẽ chấm dứt chiến cuộc trên thực tế.»

        Dĩ nhiên trên thực tế sự thất bại của lực lượng LHQ không có tính cách rộng lớn như một số tin tức hồi ấy loan truyền, cũng không nhỏ bé như tướng MacArthur tìm cách biện hộ. Dầu sao thi cả quân đoàn 8 cũng như lữ đoàn X đều rút chân ra khỏi cạm bẫy, không bị sứt mẻ nghiêm trọng. Song họ đã thất bại nặng nề trong việc thực hiện mục tiêu. Trung cộng đã thành công rạng rỡ trong chiến lược đánh lừa, và MacArthur đã bại trận một cách không vẻ vang vì đã khinh thường địch, và không hiểu địch tình.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM