Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 06:58:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truman ông là ai  (Đọc 12406 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2019, 07:45:43 am »


        Các quốc gia gia nhập xác định lại sự trung thành với LHQ, và cam kết gia tăng các định chế tự do, khuyến khích hợp tác kinh tế, và tham khảo lẫn nhau mỗi khi nền vẹn toàn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị bị đe dọa. Điều 5 được coi là điều nòng cốt của minh ước, mang lại hy vọng cũng như ấn định nhiệm vụ cho các hội viên, như sau :

        « Các hội viên thỏa thuận rằng mọi cuộc tấn công võ trang vào một hoặc nhiều hội viên ở Âu châu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là cuộc tấn công vào toàn thể... và mỗi hội viên sẽ tức thời giúp đỡ đương sự, trên phương diện đơn phương và đồng hợp với các hội viên khác, với mọi hành động xét ra cần thiết, kế cả việc dùng quân lực, hầu phục hồi và duy tri an ninh trong khu vực Bắc Đại tây duơng.»

        Liên minh Đại tây dương được coi là liên minh đầu tiên với hải ngoại được Hoa kỳ ký kết trong thời bình. Đầu tháng 1-1949, một sự thay đổi quan trọng lớn lao xảy ra trong cấp lãnh đạo chính quyền Truman. George Catlett Marshall, sau hơn 40 năm phục vụ liên tục với tư cách quân nhân -  chính khách, rút khỏi chức ngoại trưởng. Đối với ông Truman, ngoại trưởng Marshall là - và mãi mãi Vẫn là - nhân vật nổi bật trong thế chiến thứ hai.

        Ông Marshall bị giải phẫu thận, TT Truman lại triệu tới Dean Acheson. Về tình bạn riêng, và ảnh hưởng tới chính sách quốc gia, Acheson còn được Tổng thống trọng vọng hơn tướng Marshall nữa. 18 tháng trước, ông Acheson từ chức thứ trưởng để trở về nghề luật sư. Giờ đây, ngoại trưởng Acheson phải đương đầu với nhiệm vụ nặng nề lớn lao là hướng dẫn không những minh ước Bắc Đại tây dương mà còn cả chương trình võ trang phụ thuộc qua cuộc thảo luận lập pháp nữa.

        Thượng viện nhóm trong trụ sở của Tối cao Pháp viện bên trong tòa nhà Quốc hội, vì phòng họp thường lệ đang được sửa chữa. Lãnh đạo phe ủng hộ là thượng nghị sĩ Vandenberg vì lẽ bạn đồng viện cùng Đảng với ông đã phản đối. Thực tế đã chứng tỏ đó là cuộc đấu tranh nghị trường lớn lao cuối cùng (vì mấy tháng sau, ông bị liệt giường vì bệnh), và cũng là một trong cuộc chiến thắng hãnh diện nhất của thượng nghị sĩ Vandenberg. Riêng ông cũng hiểu sai phần nào giới hạn của chương trình võ trang, song ông đã quan niệm minh ước như là pháo đài thiết yếu ngăn ngừa thế chiến thứ ba. Theo lời ông, thì bỏ phiếu phê chuẩn minh ước không có nghĩa là thượng nghị sĩ phải phê chuẩn luôn dự luật võ trang, ông nói rằng minh ước không chứa đựng một chữ nào có tính cách gây hấn, mà chỉ phục vụ nguyện vọng hòa bình... và là cụ thể hóa hữu lý một trong các câu châm ngôn vĩ đại của Mỹ «đoàn kết là sống, chia rẽ là chết».

        Tuy nhiên, lý luận của thượng nghị sĩ Vandenberg không lay chuyển nổi thượng nghị sĩ Taft và nhóm người lèo tèo chủ trương cô lập của ông. Ông nói trước Thượng viện như sau :

        « Tôi đã tiến tới kết luận là không thể bỏ phiếu phê chuẩn hiệp ước, vì tôi nghĩ rằng theo điều khoản của hiệp ước chúng ta phải đài thọ việc võ trang các quốc gia Tây Âu. Nhiệm Vụ võ trang này, theo thiển ý sẽ xúc tiến chiến tranh hơn là hòa bình trên thể giới ».

        Ông Taft cho biết là chỉ phê chuẩn nếu hiệp ước có khoản dè dặt, không bắt buộc Hoa kỳ cung cấp võ khí. Ông đưa ra một tu chính án về điểm này song bị bác bỏ.

        Sau đó Thượng viện đã phê chuẩn với đa số tuyệt đối 82 thuận, và 13 nghịch, ngày 21-7-1949. Một tháng 3 ngày sau, tổ chức NATO trở thành sự thật. Chính sách cầm chân Cộng sản đã hoàn toàn trưởng thành với sự thực thi minh ước Bắc Đại tây dương. Từ bấy đến nay, chính sách cầm chân vẫn tiếp tục là nòng cốt chiến lược của nền ngoại giao Hoa kỳ, với minh ước Bắc Đại tây dương làm nền tảng chính yếu. Dĩ nhiên người ta phải nhìn nhận là NATO chưa bao giờ phát triển đúng như dự tính. Trong vòng 2 năm đầu, NATO đã tỏ ra là không khi nào có thể tiến tới một quân lực hợp nhất có đủ khả năng đẩy lui một cuộc xâm lược vào Tây Âu. Trên địa hạt kinh tế, phải đợi 15 năm mới thành lập được Thị trường Chung. Dầu sao thi minh ước hầu như đã cớ tác dụng ngăn chặn xâm lăng từ trong trứng, và sự thật là biên giới Âu Cbâu vẫn còn nguyên vẹn và bức màn sắt vẫn bất động từ 1948.

        Thảm họa kinh tế và hỗn loạn chính trị 17 năm trước ở Âu Châu ngày nay đã hoàn toàn thuộc về quá khứ xa xôi. Làn sóng đỏ không còn tìm ra nhiều ngõ ngách ở Âu Châu hoặc ở Trung đông để chảy vào nữa. Cộng sản chú nghĩa bèn tìm lối thoát ở các vùng xa xăm khác trên thế giới. Dầu muốn dầu không, cũng nhờ NATO thành công nên giữa khoảng thời gian 1960-70, các quốc gia Âu Châu hội viên mới có thể quan tâm hơn tới việc củng cố độc lập, thoát ra ngoài sự lãnh đạo của Hoa kỳ, và lơ là phòng thủ chung chống xâm lăng Cộng sản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2019, 10:30:29 pm »


        Chương trinh Điểm Tư : mới mẻ và táo bạo.

        Chương trình Điểm Tư là một kế hoạch ý nghĩa khác của ông Truman, nhằm cầm chân Cộng sản. Đó là một kế hoạch tân kỳ, xử dụng kỹ thuật và kiến văn chuyên môn hơn là đô la Mỹ, để dìu kéo các quốc gia hậu tiến trên thế giới vào nếp sống thế kỷ 20, và - với hy vọng - đưa họ ra khỏi tầm tay đón bắt của Nga sô. Kế hoạch này mang sắc thái đặc biệt của ông Truman — sự hợp hòa mâu thuẫn nhưng hợp lý giữa chủ nghĩa nhân bản thực dụng, và tư lợi kinh tế - và đã gây ảnh hưởng lâu dài đổi với nền ngoại giao Hoa kỳ. Tuy danh tính Điểm Tư đã nhòa trong quên lãng từ lâu, tư tưởng của nó đã bén rễ trong chương trình ngoại viện Mỹ trong vòng 15 năm qua, và là nguồn gốc của Đoàn Công tác Hòa bình hiện nay được coi là ưu tiên đặc biệt.

        Thoạt tiên, một ủy ban trong bộ Ngoại giao có nhiệm vụ nghiên cứu ý kiến về kế hoạch Điểm Tư. Sau khi hình thành, chương trình này chỉ gây ra tổn phí nhẹ, nhằm cái thiện mực độ văn hóa và sinh hoạt của dân chúng trong các quốc gia hậu tiến. Hoa kỳ cung cấp kiến thức và chuyên viên, như kỹ sư, giáo viên, chuyên viên y tế công cộng, kinh tế gia, kỹ sư nông học, vân vân... còn các quốc gia tiếp nhận, có thể với sự giúp đỡ của các cơ quan quốc tế khác nhau, thì cung cấp tư bản và các tài nguyên cần thiết để thực thi kế hoạch cái thiện địa phương. Tới một mực độ nào đó, người ta hy vọng là tư bản tư nhân Tây phương sẽ thấy lợi mà đầu tư tại các quốc gia đang mở mang này.

        Kẽ hoạch kể trên nhằm 2 đối tượng, nhân bản, chính trị, và kinh tế. Trên khía cạnh thứ nhất, nếu được giúp đỡ để thoát khỏi cảnh thất học và nghèo đói từ bao thế kỷ, nhân dân Á Phi sẽ trở thành những công dân thế giới khá giả, khó bị Cộng sản dùng làm con cờ bóc lột. Trên khía cạnh thứ hai, vì là kho sản xuất phần lớn nguyên liệu trên thế giới, các quốc gia chậm tiến mỗi ngày một trở thành quan trọng đối với nền kinh tế Tây phương tái sinh, cho nên không những phải bảo vệ kho sản xuất mà còn phải nghĩ đến việc biến Á Phi thành thị trường tương lai cho Tây phương nữa.

        Tổng thống chuyển bản thông điệp Điểm Tư cho Quốc hội trong tháng 6-1949, chỉ yêu cầu một ngân khoản ít ỏi là 45 triệu đô la để thực hiện chương trình. Ngày 5-6-1950, Quốc hội chế định khái niệm Điểm Tư thành luật, song lại dè dặt và cắt xén nhiều khoản, khiến cho tác dụng tuyên truyền lớn lao ban đầu, khi Tổng thống đề nghị kế hoạch, đã bị suy giảm rất nhiều.   

        Trên địa hạt hành động, kế hoạch Điểm Tư trở thanh Cơ quan Quản trị Hợp tác Kỹ thuật (TCA). Về hành chính, TCA lại lạc vào sự điều khiển của bộ Ngoại giao. Ngoại trưởng Acheson và các cộng sự viên không tỏ vẻ sốt sắng, vì lẽ bộ Ngoại giao được thành lập không phải để phụ trách những vấn đề liên quan đến công chính, giáo dục, nông nghiệp, v.v...Tuy sống lêu bêu, TCA vẫn tìm cách phát động được một số kế hoạch, phần nhiêu rất hữu ích. Cơ quan TCA không xây dựng công trình thủy lợi trên sông Jordan, nhưng đã vét cạn các vùng đồng lầy gây bệnh sốt rét rừng chung quanh hàng chục làng Nam-Mỹ, cung cấp nước uống tinh khiết đầu tiên cho hàng chục xã khác, cung cấp xe tờ rắc tơ và chuyên gia giúp Ai cập cải biến khoảng ba triệu mẫu sa mạc thành đất canh tác, thiết lập chế độ tiền tệ và ngân hàng tân tiến tại Ả rập séoudite. Tài khóa 1953, TCA được xử dụng ngân khoản 155,6 triệu đô la, với nhiều kế hoạch được tiến hành lại 33 quốc gia. Tuy nhiên năm ấy, TCA bắt đầu bị trùm lấp bởi Cơ quan An ninh Hỗ tương khởi thủy phụ trách viện trợ kinh tế và quân sự đại qui mô cho nhiều vùng trên thế giới ngoài Âu châu. Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Eisenhower, TCA được sát nhập vào chương trình ngoại viện.

        Viện trợ kỹ thuật vẫn còn là một bộ phận của ngoại viện từ bấy đến nay, song ngọn cờ nhân bản vĩ đại và tuyên truyền của Điểm Tư từ lâu đã bị cuốn cất, bụi bặm bám đầy. Ông Truman đã nhắc tới một cách say mê trong hồi kỷ :«Mệnb danh công cuộc này là một chương trình táo bạo và mới mẻ» không phải là phóng đại. Đó là một ý kiến phiêu lưu chưa hề được quốc gia nào đề nghị từ trước đến nay trong lịch sử thế giới.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2019, 11:44:11 am »


        Thảm họa ở phương Đông : Trung hoa.

        So sánh với sự đại thắng ở Âu châu thi nỗ lực của chính phủ Truman trên đường mưu tìm một chính sách đối với Trung hoa chỉ là sự thất bại chua cay, và như Herbert Feis, đó là «những hy vọng và kế hoạch suy sụp biến thành thất bại» Hy vọng biến Trung hoa thành pháo đài của nền tự do hậu chiến ở Viễn đông đã hóa ra thất vọng, song không hẳn vì sự can thiệp quỉ quyệt của Nga sô mà chính vì sự bất động và rủi ro của chính phủ Quốc dân đảng và đồng minh Hoa kỳ. Hai chính phủ Quốc dân đảng và Hoa kỳ đã để cho một khoảng trống chính trị phát sinh, tạo điều kiện cho quyền lực Cộng sản ào tới như thác lũ. Việc phải tới đã tới, hồng thủy đã ngập tràn Hoa lục. Hoa kỳ có thể ngăn chặn được làn sóng đỏ hay không ? Câu hỏi này đã khơi mào cho một trong các cuộc tranh luận gay gắt nhất trong kỷ nguyên Truman, và cuộc tranh luận này vẫn ầm ĩ đế thỉnh thoảng bột phát dữ dội trong vòng 20 năm sau.

        Trung quốc, được mô tả trong sách giáo khoa Mỹ như là xứ hoang đường, thần bí và truyền giáo, chính là một nước khổng lồ về chúng tộc phức tạp và địa lý mênh mông của châu Á. Quằn quại dưới nạn nhân mãn và nền kinh tế phong kiến, Trung quốc đã là sân khấu của cách mạng xã hội từ đầu thế kỷ 20. Cuộc cách mạng được đẩy mạnh năm 1927, sau cuộc đoạn giao công khai thứ nhất giữa thiểu số khuynh tả hùng hậu do Mao trạch Đông, môn đệ của Lẻnine, lãnh đạo và đảng Quốc dàn Đảng, chiếm ưu thế do anh hùng cứu quốc Tôn dật Tiên truyền lại cho Tưởng giới Thạch. Từ đó, lịch sử Trung quốc hầu như diễn ra trong nội chiến liên tục, gián đoạn (song không bao giờ ngưng hẳn) lần thứ nhất do cuộc xâm lăng Nhật bản, năm 1937, xé vụn Mãn châu, và lần thứ hai, do thế chiến thứ hai mà Trung quốc trở thành pháo đài chống phát-xít của đồng minh ở phương Đỏng.

        Mặc dầu được Hoa kỳ ủng bộ đại qui mô về tiền bạc võ khí và tiếp liệu. Trung quốc vẫn tỏ ra là đồng minh vô hiệu lực trong trận chiến tranh chống Nhật. Chính phủ Quốc dân đảng bị nạn tham nhũng cấu xé, và đặt dưới tác phong sứ quân của nhiều tổng trưởng và đại tướng. Tuy là người có cao vọng và tinh thần yêu nước vĩ đại, Tưởng thống chế không thể nào bắt thuộc viên nghe theo lý tưởng liêm khiết và dân chủ, cũng như không thể nào lôi kéo được đàn em của Mao. Thành thử ra, khi đại chiến gần chấm dứt, đất Tàu có hai bộ tư lệnh quân sự và chính trị thù nghịch lẫn nhau hiệu năng chống Nhật phần lớn bị triệt tiêu vì họ chỉ nghĩ đến tổ chức phục kích và trả thù lẫn nhau. Cuộc chiến tranh chống kẻ thù chung được coi là thứ yếu, sau cuộc nội chiến để dành quyền kiểm soát chính trị tại Hoa lục.

        Khi Nhật đầu hàng tháng 8-1945, có hơn một triệu binh sĩ Nhật trên đất Tàu và một quân số tương đương lại Mãn châu. Hồng quân sô viết tràn qua biên giới Nga Mãn, cụ thế hóa lời cam kết của Mạc tư khoa, trong khuôn khổ thỏa ước Yalta. Lực lượng Hoa cộng bị phân tán tại những điềm nòng cốt ở Hoa Bắc và một số vùng Mãn châu, còn Tưởng thống chế thì bắt buộc phải kéo về tây-nam, đặt tổng hành doanh tại Trùng khánh. Bộ tư lệnh tối cao đồng minh băn khoăn chưa biết xử trí cách nào để tiếp thu các đồn quân Nhật bản trên đất Tầu. Tưởng giới Thạch cực lực phản đối với lý lẽ thực tiễn rằng nếu Cộng sản được hường vinh dự tiếp thu, không những họ sẽ nắm được rất nhiều võ khí, quân trang, mà còn đưa cán bộ cai trị đến những vùng mà quân đội Nhật vừa rút đi nữa. Tỏ vẻ lo ngại, Hoa kỳ cố tránh ủy quyền tiếp thu cho Nga sô, tuy nhiên Nga sô có vẻ tôn trọng điều khoản của hiệp ước Nga - Hoa, một trong nhiều điều kiện của hội nghị Yalta, và họ lại công nhận chính thể Trung hoa quốc gia là quyền hành chính trị duy nhất trên đất Tầu. Nhưng không ai chắc trước Nga sô sẽ tiếp tục đàng hoàng như vậy cho đến khi nào, hoặc đến khi nào họ sẽ từ bỏ thái độ thụ động và giúp Mao cùng phe cách mạng tích cực.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2019, 01:22:56 am »


        Một mặt è cổ dưới gánh nặng quân sự và hỗn loạn chính trị, chính phủ Trung quốc, mặt khác, lại bị khánh kiệt về kinh tế và vật chất. Nạn lạm phát đã biến tiền tệ Trung hoa thành giấy lộn (1.300 quan kim bằng 1 đô la), 90% hoạt động hỏa xa bị ngưng trệ, phương tiện chuyển vận đường bộ và đường thủy bị hư hại trầm trọng, các xưởng máy bị hư hại nặng nề, tình trạng thiếu thốn hầu như nạn đói kém tồn tại ở một số địa phương trong xứ.

        TT Truman tóm lược tình hình mà chính phủ Mỹ phái đương đầu tại Hoa lục trong mùa thu 1945, như sau :

        « Vấn đề Cộng sản chủ nghĩa ở Trung quốc khác hẳn các vấn đề chính trị ở mọi nơi. Tưởng giới Thạch phải đối phó không những với một thiểu số chính trị đấu tranh rải rác trong dân chúng, mà còn với một chính quyền cạnh tranh hiện kiểm soát một phần lãnh thồ, qui tụ khoảng 1/4 dân số Hoa lục.

         Chủng ta đanq bị kẹt ở Trung quốc. Vì chúng ta không thể rũ áo ra đi một cách giản dị, trong khi còn gần 5 triệu người Nhật ở đó mà gần 1 triệu là quân nhân. Ngoại trừ khi nào chúng ta chắc chắn là những lực lượng này bị loại trữ vì lẽ, ngay cả ở vào hoàn cảnh bại trận, người Nhật vẫn có thể lại nắm quyền ở Trung quốc bằng cách đơn giản làm nghiêng cán cân trong cuộc tranh quyền.

        Giải pháp quyết liệt cũng không thể thực hiện được, Theo giải pháp này, chúng ta phải tung vào đất Tàu những tài nguyên và hạn vô những đạo quân Mỹ đông đảo hầu đánh bại Cộng sản, trục xuất người Nhật ra khỏi lục địa, vả cưỡng bách Nga sô rút khỏi Mãn chầu bẵng võ lực. Nhân dân Mỹ sẽ không bao giờ ủng hộ một công cuộc như vậy.

        Do đó, con đường duy nhất trước mắt chúng ta là giúp bằng mọi cách vào việc duy trì hòa bình tại Trung quốc, làm hậu thuẫn Tưởng thống chế về chính trị kinh tế và phần nào về quân sự. Nhưng chúng ta không thể can dự vào cuộc huynh đệ tương tàn tại Trung quốc».

        Phần lớn nhiệm vụ hoạch định một chính sách mạch lạc cho Trung hoa được ủy thác cho Ngoại trưởng Byrnes và Bộ trưởng chiến tranh Patterson và rồi giao phó cho thứ trưởng Ngoại giao Dean Achesoa và thứ trưởng Chiến tranh Robert Lovett. Mấy năm sau, Acheson tường trình trước một ủy ban Thượng viện như sau:

        « Việc phải giải quyết là làm cách nào trên thực tế tạo lập được một quốc gia, và làm cách nào cho quyền hành của chính phủ Trung hoa được thực thi trên khắp quốc gia ấy.

        Tôi không dùng từ ngữ «tạo lập lại một quốc gia» mà muốn nói «tạo lập», bởi vì theo chúng ta hiểu, hầu như trải qua một thời kỳ vô tận trong quá khứ, không một quốc gia nào được thiết lập trên lãnh thổ được mệnh danh là Trung hoa... quốc gia ở đây có nghĩa là chính phủ nắm quyền kiềm soát trên toàn lãnh thồ.»


        Hoa kỳ không thể thản nhiên rút lui, không quan tâm đến mọi quyền lợi và trách nhiệm ở Trung hoa nữa, cho nên việc phải làm là ổn định tình hình lục địa, với một trong hai giải pháp ủng hộ Tưởng chống Mao đến cùng hoặc hòa giải Mao -  Tưởng.

        Theo giải pháp thứ nhất. HOA kỳ phải viện trợ tiền bạc, dụng cụ và nhân sự, nhất là nhân sự trên bình diện đại qui mô, và đứng về phe Tường chống kẻ thù Trung cộng. Tưởng thống chế đón nhận kế hoạch này một cách nồng nhiệt. Ông cho rằng Trung quốc chỉ có thể được thống nhất sau khi đè bẹp Mao cộng bằng võ lực. Quan niệm như vậy, ông quên bẵng đông đảo dân chúng không Cộng sản đã mất thiện cảm với chính phủ quốc gia, mặt khác, với biện pháp giải ngũ đang được thực hiện mạnh mẽ, Hoa kỳ không còn đủ quân số để ứng đối với tình thế, và càng không muốn mắc kẹt vào một cuộc chiến tranh mới ở Á châu.

        Rốt cuộc, tổng tư lệnh quân lực Mỹ trên chiến trường Trung hoa, tướng Albert C. Wedemeyer, chủ trương minh bạch là không nên hợp tác quân sự với Tưởng trên phạm vi rộng lớn. Trong một phúc trình tháng 11-1945, ông thông báo cho Hoa thịnh đốn biết rằng Tưởng chỉ có thể giữ vững được Hoa Nam nếu chịu tiếp nhận các hành chính viên và chuyên viên ngoại quốc tới giúp đỡ, tẩy sạch chính quyền tham nhũng, và phát động cái cách xã hội thật sự. Trong nhiều tháng hoặc có lẽ cả nhiều năm nữa Tưởng cũng không hy vọng cai trị tại Hoa Bắc, nếu không dàn xếp với Trung Cộng, và Mãn châu nên được đặt dưới quyền kiểm soát quốc tế trong nhiều năm rồi mời có thể chuyển lại cho Tưởng.

        Hoa thịnh đốn bị dụ vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan : nghĩa là không thể khuyến lập chế độ Cộng sản ở bất cứ nơi nào ở Hoa lục, và chỉ có thể ủng hộ chế độ quốc gia, song le sự thật hiển nhiên là phe quốc gia khó hy vọng kiểm soát những vùng khác ngoài Hoa Nam nếu Cộng sản chống đối, và dĩ nhiên là Cộng sản sẽ chống đối. Hoa kỳ phải công khai can thiệp bắt họ hợp tác. Theo quan điểm Mỹ, kế hoạch này sặc mùi ghê tởm về chính trị và hầu như bất khả thực hiện về quân sự. Hoa kỳ lại cũng không thể bỏ mặc nước Tầu, thu xếp hành trang hồi hương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:30:14 am »


        Do đó, chỉ còn giải pháp thứ hai, tìm cách hòa giải Quốc Cộng để thành lập chính phủ liên hiệp, và chắc chắn là trên căn bản có lợi cho phe Tưởng hơn là phe Mao. Nói cách khác, giải pháp này khác nào đặt chú bé lên lưng cọp, với hy vọng chú bé có thể cưỡi thẳng về nhà mà khổng bị ăn thịt.

        Từ những ngày đầu chiến cuộc, Hoa kỳ vẫn đeo đuổi mục tiêu chính trị liên hiệp ở Trung hoa. Năm 1944, TT Roosevelt bổ nhiệm tướng Patrick J. Hurlev, một nhà ngoại giao - quân nhân có khả năng nhưng nóng tính, với nhiệm vụ chính là xúc tiến liên hiệp Quốc-Cộng. Hurley đã nhiều lần đưa Tưởng Mao tời bàn hội nghị, song chưa bao giờ đạt được kết quả lâu dài. Tháng 11-1945, Hurley được triệu về Hoa thịnh đốn để tham khảo. Trong phút nòng nảy và chán chường bắt thần, ông từ chức, và trở về quê nhà ở New Mexico giữa lúc đường lối và nhân sự của chính quyền bị chỉ trích. Hồi ấy, chính quyền sửa soạn gây áp lực bắt Tưởng tẩy sạch guồng máy cai trị và cố gắng một cách lương thiện để chấp nhận những yêu sách tối thiểu của Mao để tiến tới hợp tác. Hurley từ chức, Tổng thống lại vời đến George Marshall, mới về hưu được mấy tuầu lễ ở Virginia, và yêu cầu ông qua Trung hoa với tư cách sử giả đặc biệt của Tổng thống. Tuy đã già, mỏi mệt, tướng Marshall vẫn sốt sắng phục vụ. Ngày đầu năm 1946, ông tới Trùng khánh.

        Sứ mạng của tưởng Marshall ở Trung hoa, đã được ví với một ván cờ mà hai phe kềm nhau từng nước, và dần dà triệt hết những con cờ được Hoa kỳ vận dụng để tiến tới thủ hòa. Hoa thịnh đốn chỉ ban những chỉ thị lờ mờ, khiến ông được rộng tay hành động. Chỉ thị này là đòi Tưởng và Mao nhân nhượng lẫn nhau để thành lập chính phủ liên hiệp. Điều này có nghĩa là chính phủ quốc gia phải cải tổ xã hội và kinh tế rộng rãi, và chấp nhận phần nào sự tham dự của Hoa cộng vào địa hạt hoạch định và thực thi chính sách. Ngược lại Hoa cộng cũng phải nhường quyền kiểm soát của họ ở Hoa Bắc, đồng thời hợp tác để mở rộng quyền cai trị của chính phủ quốc gia tới Mãn châu, nơi mà Hồng quân sô viết giữ một thái độ thụ động khó hiểu. Trong trường hợp những mục tiêu này có triển vọng được thành tựu, ông Marshall sẽ cho phép phi cơ và tàu biển Hoa kỳ chuyển vận một số sư đoàn Quốc quân tới miền Bắc để tiếp thu sự đầu hàng của Nhật, và đặc quyền kiểm soát quân chính trong những vùng do quân đội của Mao trấn giữ. 50.000   thủy quân lục chiến Hoa kỳ đang đồn trú trên đất Tàu sẽ giúp vào việc hồi hương binh đội Nhật.

        Để làm đòn bẩy cho việc gây áp lực, tướng Marshall được phép cam kết tiếp tục viện trợ kinh tế và quân sự cho Trung hoa nếu đề nghị liên hiệp được chấp nhận, bằng không sẽ cắt đứt. Tuy nhiên, TT Truman lại dặn riêng tướng Marshall là dầu dưới tình thế nào Hoa kỳ cũng khổng bỏ rơi chế độ của Tưởng, và Hoa kỳ sẵn sàng ủng hộ tận lực, miễn hồ không phải trực tiếp can thiệp quân sự, để bảo vệ uy thắng của Tưởng trong mọi cuộc dàn xếp chính trị hoặc quân sự tương lai,

        Tháng 2-1946, sứ mạng Marshall đã đạt được bước đầu khích lệ. ông đã dàn xếp được cuộc hưu chiến, và chuyên phái một số phái đoàn tay ba, Quốc, Cộng và Mỹ, để đảm bảo hưu chiến tại hàng chục địa điểm còn tiếp tục xung đột. ông cũng đã dàn xếp cho việc triệu tập Quốc dân đại hội để thảo hiến pháp mới, đồng thời thiết lập chính phủ lâm thời, với Cộng sản tham sự, song quyền chính hoàn toàn do Tưởng nắm giữ. Sau cùng, ông Marshall dàn xếp cho quân đội Quốc-Cộng hợp nhất thành 60 sư đoàn, trong số có 10 do Cộng sản kiểm soát. Lực lượng này sẽ được đồn trú tại những vị trí chiến lược trên toàn Hoa lục, kể cả Mãn châu, với trách nhiệm giải giới, và trục xuất quân đội Nhật và duy trì hòa bình, hậu thuẫn chính phủ dân sự. Từng sư đoàn Quốc quân trang bị đầy đủ võ khí nặng và thiết bị, được không vận tới Hoa Bắc bằng phi cơ Mỹ để tiến hành cuộc hợp nhất. Cuối mùa đông 1946, người ta có cảm tưởng là hòa bình và ổn cố sắp được vãn hồi tại Trung hoa.

        Nhưng đến tháng 4-47, thì viễn tượng này tan rã, Mặc dầu sự hiện diện của các đoàn tuần tra hưu chiến, xung đột tái diễn lần lượt khắp các trung tâm lớn. Quân đội cộng sản ở Mãn châu chiếm lĩnh những kho tiếp tế quân sự khổng lồ tịch thu của Nhật. Quốc quân, lẽ ra hợp nhất với Cộng quân lại mưu toan đánh đuổi họ ra khỏi căn cứ. Quốc hội được triệu tập trong thảng 5 bị tan rã sau một thời gian ngắn vì phe nào cũng đặt tiên quyết cho vấn đề liên hiệp. Phe Tưởng cương quyết tiêu diệt phe Mao trước khi chịu cải cách chính trị, và đòi Mỹ gia tăng mạnh mẽ hậu thuẫn binh bị. Phe Mao phản ứng lại tương tự và dọa xin Nga viện trợ. Cả hai phe đều tích cực tuyên truyền bài Mỹ khiến tướng Marshall bị kẹt cứng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2019, 12:38:08 am »


        Tại Hoa thịnh đốn, thảm trạng Trung hoa đã thôi bùng ngọn lửa tranh chấp chính đảng. Vì Trung hoa là nước ở xa, ít người biết tới nên một số nhân vật Cộng hòa cũng như Dân chủ đã đưa ra nhũng nhận định lầm lạc và ác khẩu. Ngoài ra, sự từ chức đột ngột của tướng Hurley đã làm công luận hoài nghi thêm là các phàn tử «phiến động» trong bộ Ngoại giao đang bí mật âm mưu dành phần thắng cho Cộng sản tại Trung hoa. Tướng Mac Arthur, nhân vật Cộng hòa được tòn sùng đặc biệt, đã vững tay chèo ở Nhật, nên đảng Cộng hòa đã lấy đó làm gương để đả kích Dân chủ, chịu trách nhiệm về tình hình xụp đổ ở Hoa lục. Trên khắp Hoa kỳ, một phong trào phần lớn do các phần tử hữu khuynh cuồng nhiệt kiểm soát được phát động, hầu kêu gọi công luận Mỹ « cứu nguy » Trung hoa.

        Tình trạng mù mờ, trống đánh xuôi kèn thổi ngược này về Trung hoa đã làm cho Bạch Cung và bộ Ngoại giao chán nản. Mấy năm sau, ông Truman nói:

        « Những biến chuyển ở Trung hoa làm tôi lo ngại. Nào là các nhóm Quốc dân đảng biểu tình bài Mỹ tại nhưng nơi như Nam kinh, nào là tân chính sách cứng rắn đối với phe cấp tiến, nào là Tưởng đòi được tự do hành động trên lãnh vực quân sự...  toàn thể những điều này có vẻ chứng tỏ rằng chính phủ trung ương không quan tâm đến nỗ lực của tôi nhằm duy trì hòa bình ở Trung hoa.

        Đọc phúc trình Marshall, tôi thấy là có một số phần tử Quốc cũng như Cộng muốn hợp tác tiến tới một giải pháp hòa bình. Nhưng ở mỗi phe Quốc-Cộng lại có những phần tử không chịu thương thuyết. Tưởng thống chế dường như giữ thái độ trung dung. Trong mùa xuân, ảnh hưởng của nhóm ôn hòa quanh ông chiếm ưu thế nên ông đồng ý nhượng bộ. Hiện nay, có vẻ là nhóm quân sự cực đoan đã thắng nên ông còn sẵn sàng nghe theo khuyên cáo của tướng Marshall nữa».


        Ngày 10-8, sau nhiều cuộc bàn cãi, và liên lạc điện tín với Marshall ở Trung hoa, TT Truman gửi Tưởng thống chế một diệp văn lời lẽ gay gắt như tối hậu thư:

        « Từ ngày tôi cử tướng Marshall tới bên Thống chẽ, với tư cách đặc phái viên, tôi luôn luôn theo sát tình hình Trung quốc. Tôi rất tiếc phải tới kết luận là nỗ lực của tướng Marshall có vẻ đã vô hiệu...

        Hiện ở Hoa kỳ có một luồng dư luận lớn đòi tái thẩm toàn bộ chính sách của chúng tôi sau khi nội chiến lan rộng... khuynh hướng bãi bỏ tự do báo chí cũng như sự phát biểu quan điểm cấp tiến... sự ám sát các yếu nhân cấp tiến Trung hoa... sự xử dụng võ lực để giải quyết các vấn đề xã hội trọng yếu... đã gia tăng cảm tưởng rằng nguyện vọng của nhân dân Trung quốc đang bị ngăn chặn bởi quân phiệt và một nhóm nhỏ phản động.

        Tình trạng này đã bị nhân dân Mỹ thù ghét mạnh mẽ. Trừ phi có bằng chứng cụ thể trong một thời gian ngắn là có sự tiến bộ thật sự trên đường tìm kiểm giải pháp hòa bình cho các vấn đề nội bộ Trung quốc, tôi không tin rằng công luận Mỹ sẽ tiếp tục thái độ hữu ái đối với qui quốc.»

        Tình hình thay đổi lắng dịu trong một thời gian ngắn, song trong phúc điệp gửi cho TT Truman Tưởng hoàn toàn qui tội cho Cộng sản, và mấy tuần sau Tưởng lại tiếp tục tìm cách đè bẹp đối phương bằng quân sự trước khi điều giải chính trị. Tưởng đã vận dụng toàn diện nhân lực để thực hiện mục đích.

        Tháng 1-1947, TT Truman cụ thể hóa lời hăm dọa đối với Tưởng : phái bộ Marshall cùng với đa số nhân viên Mỹ khác ở Trung hoa, ngoại trừ đại sứ John Leighton Stuart và các cộng sự viên, đều được triệu hồi. Tướng Marshall (sau đó một thời gian ngắn được bổ nhiệm Ngoại trưởng), trong bản phức trình kết thúc lên Tổng thống đã nói rằng vấn đề Trung hoa không khi nào có thể được thanh thỏa với tình trạng hoài nghi lẫn nhau giữa Quốc Cộng. Bằng giọng bi quan, ông không tiên đoán bao giờ tình trạng này sẽ chấm dứt.

        Thời gian trôi qua, mớ bòng bong Trung hoa càng thêm rối rắm. Quốc quân tạm thời xâm nhập được cứ địa Cộng quân tại Hoa Bắc, song không thể nào kiểm soát nổi, trong khi ấy làn sóng đỏ cuồn cuộn chảy về phía nam. Viện trợ Mỹ khô cạn, Tường bèn mở chiến dịch tuyên truyền, yêu cầu tiếp tế. Lời kêu cứu của Tưởng đã âm vang trong Quốc hội Mỹ với hậu thuẫn của những người thân Trung Hoa quốc gia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2019, 08:29:25 pm »


        Tháng 7, TT Truman cử tướng Wedemeyer qua Trung hoa lần nữa để cứu xét xem trong tình thế mới Hoa kỳ nên tiếp tục toàn bộ chương trình hợp tác hay không. Năm 1945, Wedemeyer đã thất vọng. Lần này, năm 1947, ông lại thất vọng. Và ông viết :

        « Ở Trung hoa hiện nay, tinh thần bầt cần và ươn hèn tràn lan trong nhiều giới. Đáng lẽ phải tin giải pháp cho những vấn đề trước mằt họ lại dành rất nhiều thời giờ và nỗ lực để phiền trách ảnh hưởng ngoại bang và tìm viện trợ ngoại bang..

        Muốn tranh thủ và duy trì lòng tin của dân chúng, Chính phủ Trung ương sẽ phải thực hiện ngay những cải cách quyết liệt và rộng lớn về chính trị và kinh ế. Lời hứa xuông không đủ, phải cụ thể bằng hành động. Chúng ta cần nhìn nhận rằng võ lực đơn phương sẽ không loai trừ được chủ nghĩa Cộng sản.»


        Mặc dầu thất vọng về việc chính phủ liên hiệp chưa được thành tập, Quốc quân lại chỉ kiểm soát một góc Trung hoa, tướng Wedemeyer vẫn khuyến cáo tiếp tục viện trợ đại qui mô, với cố vấn quân sự và 1,5 tỉ đô la chia trong 5 năm. Đề nghị mâu thuẫn này làm các kế hoạch gia ở Hoa thịnh đốn đã điên đầu càng điên đầu thêm giữa cảnh ông nói gà, bà nói vịt. Phần đầu của khuyên văn Wedemeyer phù hợp với quan điểm nổi bật trong chính phủ về việc đã đến lúc Hoa kỳ không can dự tới Trung quốc nữa và rút lui. Phần cuối lại ăn nhịp với lập truờng của nhóm hậu thuẫn Trung hoa quốc gia tại Quốc hội và một thiểu số khẩu chiến Cộng hòa. Để che đậy đường lối bất nhất, chính phủ đã tỏ ra không thành thật, không cho công chúng Mỹ biết rõ thực trạng Trung hoa. Chính phủ lại không thành thật hơn nữa sau khi giấu diếm bản phúc trình Wedemeyer.

        Vì áp lực quốc nội, hơn là vì nhu cầu hợp lý về chính sách thế giới, chính phủ Truman đã tiếp tục chương trinh viện trợ quân sự và kinh tế hạn chế cho Tưởng giới Thạch. Đầu 1948, Quốc hội thông qua dự luật 400 triệu đô la viện trợ cho Trung hoa. Song con bệnh Trung hoa dân quốc đã đến thời kỳ vô phương cứu chữa. Tinh thần dân chúng bị suy xụp, guồng máy hành chính xiêu đổ và tan rã, binh sĩ hạ giới và đào ngũ theo địch.

        Ngày 9-11-1948, ngày Tưởng gửi TT Truman một điện văn báo nguy, yêu cầu Hoa kỳ tăng viện trợ đại qui mô hầu cứu « chính nghĩa dân chủ» tại Trung hoa, cũng là ngày đại sứ Stuart đệ trình Tống thống bản liệt kê ngắn về tồn thất của Quốc dân quản trên mặt trận Chang chun-Mudken: 8 sư đoàn do Hoa kỳ huấn luyện với 85% quân bị Hoa kỳ, gồm 84.000 người; 1 sư đoàn do Hoa kỳ huấn luyện với 50% quân bị Hoa kỳ gồm 15.000 người , 2 sư đoàn do Hoa kỳ huấn luyện với 30% quân bị Hoa kỳ, gồm 22.000 người.

        Cũng trong thời gian ấy, tướng Dayid Barr, tư lệnh Đoàn Cố vấn Quân sự Hoa kỳ tại Trung hoa, báo cáo về Lục quân như sau :

        « Tôi tin chắc rằng tình hình quần sự đa suy đồi tới mực độ mà chỉ có sự tham gia tích cực của quân đội Hoa kỳ mới có thể cứu chữa nổi.

        Từ ngày tôi đến đây, chưa trận nào bị thua vì thiếu đạn dược hoặc quân trang. Theo thiển ý, sự thảm bại quần sự của Quốc quân chỉ có thể hoàn toàn quy cho sự lãnh đạo của chính phủ quốc gia, sự lãnh đạo tệ nhất thế giới, và cho các yếu tố làm tinh thần suy nhược khiến Quốc quân mất hết ý chí chiến đấu.»

        Tháng 1-1949, Tường loan tin từ chức Tổng thống Trung hoa Dân quốc, trao quyền lại cho phó Tổng thống Lý tôn Nhân. Nhưng Tưởng chỉ từ chức trên lý thuyết mà thôi. Trên thực tế, Tưởng tiếp tục vận dụng ảnh hưởng hùng hậu của mình trong thời gian ở tư dinh tại Fenghua, nơi ông cất giữ phần lớn quốc khố gồm 200 triệu đô la, bằng vàng và bạc. Đồng thời, trước cuộc tiến quân của Mao, thủ đô phải rời khỏi Nam kinh - đây là lần thứ tư trong 4 năm - xuống Quảng châu thuộc Hoa Nam.

        Lý Tổng thống mở nhiều cuộc thăm dò hòa bình, song Mao và tổng tư lệnh Chu Đức vững tin ở chiến thắng nên ra điều kiện vô cùng nặng nề, đòi đầu hàng vô điều kiện, và nộp cho họ một danh sách gồm nhiều «chiến phạm», trong số có Tưởng giới Thạch. Khoảng tháng 4, gần một triệu binh sĩ Hoa cộng đóng dọc bờ bắc sông Dương tử, con sông xuyên lục chảy về phía tây trên 3.200 cây số, ở bờ nam là mấy tỉnh Hoa Nam còn trung thành với Quốc quân. Tưởng đã bí mật di chuyển không lực và số ít lôi đĩnh của hải quân Trung hoa tới các căn cứ trên đảo Đài loan, đề phòng Cộng quần tiến chiếm. Mặt khác, ông đưa 200.000 binh sĩ thiện chiến từ phòng tuyến phía nam sông Dương tử về bảo vệ Thượng hải, biến thành vòng đai kiên cố.

        Ngày 24-4, quân đội dạn dầy trận mạc của tướng Chu Đức ào qua Dương tử giang dọc một phòng tuyến dài hàng trăm cây số, chỉ vấp phải sự đối kháng rải rác của Quốc quân đã mất tinh thần. Hai tuần sau, Tưởng và các lãnh tụ nòng cốt của Quốc dân đảng đặt chân xuống Đài loan đế thiết lập căn cứ cuối cùng của Trung hoa quốc gia, mang theo đạo quân đồn trú Thượng hải, được coi là nền tảng của một lực lượng «giải phóng» hứa hẹn song khó có hy vọng thành tựu. Các phân tử Quốc quân trên lục địa tiếp tục chiến đấu rời rạc mấy tháng sau, phần lớn bằng hoạt động du kích trong vùng đất dần dần bị thu hẹp ở phía nam và phía tây, chống lại Hồng quân thắng trận như chẻ tre. Nhưng trên thực tế, cuộc đấu tranh giành Hoa lục đã chấm dứt. Nửa thế kỷ nội chiến đế hoàn thành cách mạng Tam dân do Tôn trung Sơn phát động đã kết thúc trong chiến thắng của chủ nghĩa độc tài mác- xít. Và giấc mộng của Roosevelt, nhằm biến Trung hoa thành giường cột của cuộc Liên minh vĩ đại các quốc gia tự do ở phương đông đã tan ra khói.

        Đối với Hoa kỳ, Trung hoa không những là một thảm bại quân sự mà còn là một thảm bại chính trị nữa. Công luân đã quy tội một cách bất công cho chính phủ Truman, bằng chứng là không chính phủ kế tiếp nào có đủ sáng suốt để sửa ai hoặc có đủ can đảm để sửa sai, đó là chưa nói đến việc tìm ra khuyết điểm để sửa sai nữa. Kết quả là chính sách đối ngoại Mỹ bắt buộc phải bước qua sân khấu quốc tế một cách vụng về, một mặt bị trói buộc trong sợi giây trung thành quá lố với Trung hoa dân quốc trên đảo Đài loan, một thực trạng lỗi thời, mặt khác, bị mờ mắt vì kiêu hãnh bướng bỉnh nên không chịu công nhận thực trạng chính phủ Cộng sản kiểm soát lục địa. Thật đau buồn khi phải nói rằng ngày nay cũng như gần 20 năm trước, chính sách Hoa kỳ đối với Trung hoa đã bắt nguồn từ những đòi hỏi chính trị quốc nội, hơn là từ thực trạng tình hình thế giới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2019, 12:22:11 am »

     
CHƯƠNG II

CAO LY

        Bất hạnh và may mắn

        2 giờ chiều thứ bảy, 24-6-1950, phi cơ riêng của TT Truman thuộc không lực Hoa kỳ bắt đầu sà thấp xuống, sửa soạn tới phi trường thị trấn tại Kansas City, Missouri. Hai giờ trước, Tổng thống vừa khánh thành tân phi trường Quốc tế Hữu nghị tại Baltimore «để phục vụ chính nghĩa hòa bình thế giới», và có thể trên đường gần về tới quê nhà, trong giờ phút có tính chất lịch sử bất ngờ này, ông đã suy nghĩ về hòa bình thế giới.

        2 giờ chiều thứ bảy tại Kansas City, Hoa kỳ là 4 giờ sáng chủ nhật tại thị trấn Hwach’on, sát vĩ tuyến 38 về phía bắc. Vĩ tuyến 38 là đường ranh giới giữa Bắc Cao và Nam Cao. Mờ mờ sáng chủ nhật 25-6 ấy, trời mưa như trút nước ở Hwach'on vì là đầu mùa mưa. Dầu không phải giờ làm việc thường lệ, đèn vẫn sáng trong tổng hành doanh của thượng tá Lee Hak Ku, sĩ quan hành quân của Quàn đoàn 2, Quân đội Nhân dân Triều tiên (NKPA). Ông và những người chung quanh đều có vẻ mặt suy tư. Khi kim đồng hồ tay chỉ đúng 4 giờ, thượng ta Lee hạ cánh tay xuống trong một động tác chỉ huy mạnh mẽ. Ngay khi ấy, đoan thiết giáp xa thấp lè tè do Nga chế tạo, thuộc sư đoàn 7 Bắc Cao đang rên gừ gừ trên bãi đất kế cận vụt réo lên ầm ầm, và băng qua bùn lầy, trực chỉ miền Nam. Đồng thời, vùng trời ở bên tả hữu bộ chỉ huy của thượng tá Lee và trên phần lớn bán đảo Hàn quốc, loé sáng tia lửa hàng trăm họng súng đại bác nhả đạn như trời long đất lở. Giờ phút ấy, thượng tá Lee không suy tư về hòa bình, mà là suy tư về chiến tranh.

        Khoảng 9 giờ tối hôm ấy, Ngoai trưởng Acheson và phu nhân đang ngồi với khách trên sân thượng của tư trại yên tĩnh ở Sandy Springs, Maryland, cách Hoa thịnh đốn mấy dặm, thì chuông điện thoại reo. Người gọi là John D. Hickerson, Phụ tá Ngoại trưởng, chuyên trách LHQ. Hickerson nói rằng ông và Phụ tá Ngoại trưởng Dean Rusk có mặt tại Bộ từ một giờ đồng hồ vì tin tức báo chí cho biết tình hình Cao ly rối loạn, hơn nữa một công điện của đại sứ Muccio vừa gửi tới. Cuộc rối loạn này có vẻ nghiêm trọng, quân đội Bắc Hàn đã tấn công và xâm nhập biên giới tại một số cứ điểm trên toàn bán đảo, và như lời đại sứ Muccio phúc trình, «xuyên qua thực chất của cuộc tấn công, và lề lối tấn công, chúng tôi thấy rằng đó là một cuộc phản công toàn diện vào Cộng hòa Cao ly.»

        Trong vòng nửa giờ sau, Acheson và các cộng sự viên hoạch thảo đường lối bảo vệ nên toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Cao ly, nhằm biểu lộ sự quyết tâm nhậm lẹ và minh bạch chặn đứng xâm lăng, với hậu thuẫn toàn bộ của LHQ. Rusk và Hickerson triệu tập các cộng sự viên, và thông báo cho đại sứ lưu động Philip Jessup và Ernest Gross trong phái đoàn LHQ. Bộ trưởng Lục quân Frank Pace cũng được báo động, bởi vì bộ trưởng Quốc phòng Louis Johnson và tướng Omar Bradley, chủ tịch bộ Tham mưu Hỗn hợp trong khi ấy đang đáp phi cơ trên Thái bình dương từ Đông kinh về Mỹ. Nửa đêm, điện thoại được gọi cho Tổng thư ký LHQ Trygve Lie lại tư thất ở Long Island yêu cầu triệu tập phiên nhóm khẩn cấp của Hội đồng Bảo an ngày hôm sau, chủ nhật. Công điện được gửi tới sứ quán Hoa kỳ trên khắp thế giới, thông bảo hành động dự liệu của Hoa kỳ tại LHQ và yêu cầu họ ủng hộ toàn diện...

        Trong khi guồng máy đối phó khẩn cấp chuyển minh, Dean Acheson kêu điện thoại cho Tổng thống tại tư thất ở Independence, báo cáo sự việc xảy ra, và yêu cầu Tổng thống phê chuẩn những kế hoạch mà ông mới hoàn thành với ông Rusk và các phụ tá. Khi ấy là gần 11 giờ, giờ lên giường ngủ thường lệ, song ông Truman đáp là sẽ bay ngay về Hoa thịnh đốn. Acheson trình Tổng thống là không phải bỏ ngủ, và trước ngọ hôm sau sẽ đệ thêm một báo cáo mới.

        Ngày chủ nhật, sau khi nhận được thêm tin tức ở Cao ly, và biết Hội đồng Bảo an sẽ nhóm vào buổi chiều, Acheson lại liên lạc với Tổng thống. Lần này, Tổng thống ra lệnh cho ông Acheson triệu tập các viên chức cao cấp Ngoại giao và Quốc phòng tại Blair House để tham dự phiên họp khẩn cấp hồi 7 giờ tối, và ông sẽ lên đường ngay về Hoa thịnh đốn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2019, 04:27:55 pm »


        Vài giờ sau khi lên phi cơ tại Kansas City, Tổng thống, vẻ mặt nghiêm trọng, nói với đoàn phóng viên tháp tùng về tình hình Cao ly. ông khuyên họ :« Không nên hoảng hốt. Tình thế có thể nguy hiểm, song tôi hy vọng là không. Theo chỗ tôi biết thì không có tuyên chiến chính thức. Tôi chỉ có thể trả lời mọi câu hỏi khác sau khi được phức trình đầy đủ.»

        Ông Truman chấp thuận toàn bộ kế hoạch do Ngoại trưởng đề nghị. Sau này, ông nói :

        « Trong thế hệ tôi, đây không phải lần đầu người khỏe tấn công kẻ yếu. Tôi xin đơn cử một số trường hợp đã qua : Mãn châu, Ethiopie, Áo. Tôi vẫn nhớ rõ trong quá khứ là hễ các quốc gia dân chủ án binh bất động, phe xâm lăng được khích lệ đã tiến xa hơn nữa.

        « Chủ nghĩa Cộng sản đang hành động tại Cao ly cũng như Hitler, Mussolini và người Nhật đã hành động, 10, 15 và 20 năm trước. Nếu họ được rảnh tay hành động, thế chiến thứ ba sẽ xảy ra. Tôi thấy rõ rằng nên móng và nguyên lý của LHQ sẽ bị đe dọa nếu cuộc tấn công khiêu khích này tại Cao ly không có thể bị chặn đứng.»

        Tại sao vùng đất xa lạ này đột nhiên trở thành đề tài nghiêm trọng trong chính sách đối ngoại Hoa kỳ ? Từ thời xa xưa, Cao ly đã là con cờ trong cuộc đấu tranh vô tận dành quyền hành giữa Trung quốc và Nhật bản. Trong thế chiến thứ hai, Cao ly sống dưới gót sắt chiếm đóng Nhật bản. Tại hội nghị Le Caire năm 1943, Hoa kỳ, Anh quốc và Trung hoa đã đồng ý là sau khi chiến thắng phe Trục, Cao ly sẽ được «tự do và độc lập». Hội nghị Le Caire đưa ra cam kết này, không hẳn vì có liên hệ tình cảm với nhân dân Cao ly mà vì lợi ích thực tiễn, muốn lấy khỏi tay Nhật một vị trí sau này có thể trở thành quan trọng trên phương diện địa lý quân sự ở Viễn đông. Nga sô cũng đồng ý trên tinh thần hội nghị Yalta. Tại đó, Nga sô đã nhận lời tham chiến chống Nhật.

        Tháng 6-1945, khi Nhật đầu hàng, hàng chục ngàn binh sĩ và hành chính viên Nhật còn ở Cao ly. Nga sô phái tới một lực lượng chiếm đóng, gồm gần một sư đoàn, từ Mãn châu vượt biên vào Cao ly, và các đơn vị của quân đoàn 24 Hoa kỳ, dưới quyền chỉ huy của tướng John R.Hodge, đã đổ bộ tại cảng Pusan ở miền Nam cũng với mực đích ấy. Để giản dị hóa vấn đề giải giới và hồi hương quân Nhật, và cai trị trong những tuần lễ đầu tiên ấy, hai đồng minh Nga Mỹ đã đồng ý, hoàn toàn trên phương diện xúc tiến công việc, là Nga phụ trách vùng đất phía bắc vĩ tuyến 38, còn Mỹ phụ trách phía nam. Đường phân ranh địa lý này được lựa chọn vì lẽ giản dị nó chia Cao ly gần làm đôi, chứ không phải vì do yếu tố chính trị hoặc kinh tế.

        Nhưng trong khỉ Hoa kỳ coi vĩ tuyển 38 là đường phân ranh thì Nga sô lại coi là đường qua phân, Dần dà, người ta thấy rõ là Nga sô không muốn Cao ly được thống nhất. Họ cấm lưu thông qua vĩ tuyến 38, cắt hơi điện, không cho hàng hóa được chuyển xuống miền Nam và thiết lập một chính phủ lâm thời rập khuôn Cộng sản. Năm 1947, Hoa kỳ đưa nội vụ ra trước LHQ, và Đại hội đồng thành lập một phái bộ đặc biệt chuyên trách thống nhất, và giảm sát tổng tuyển cử tại Cao ly trong năm sau. Nga sô và bọn bù nhìn Bắc Cao từ chối không cho các ủy viên lo liệu tuyển cử vượt tuyến vào lãnh thổ của họ. khiến cho cuộc bầu cử 1948 chỉ được diễn ra tại miền Nam mà thôi. Kết quả là ngày 15-8, Cộng hòa Cao ly được khai sinh dưới quyền lãnh đạo của Tổng thống Lý thừa Vãn già nua, có khuynh hướng độc tài, và ngay cả hối ấy cũng không được Hoa kỳ trọng vọng. Trả lễ, Cộng sản thành lập mấy tuần sau Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều tiên với Kim nhật Thành, một nhà cách mạng được huấn luyện tại Mạc tư khoa, làm thủ tướng.

        Năm 1949, Nga sô và Hoa kỳ đồng thỏa thuận một sự thỏa thuận ít khi xảy ra thoái triệt lực lượng chiếm đóng khỏi bán đảo, chỉ lưu lại các cán bộ huấn luyện cho quân đội bản xứ. LHQ vẫn tiếp tục ghi «vấn đề Cao ly» vào nghị trình, chứng tỏ tổ chức  thể giới tha thiết tới việc thống nhất Hàn quốc. Nhưng trên thực tế, ngày nay đã có hai nước Cao ly tự trị, thù nghịch lẫn nhau, ngờ vực lẫn nhau, miền Bắc theo Cộng sản, miều Nam theo tự do, sẵn sàng chẹn cổ lẫn nhau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2019, 09:20:46 pm »


        7 ngày trong tháng 6

        Chiều chủ nhật ấy, trong khi TT Truman đáp máy bay về Hoa thịnh đốn ở hướng đông, thì Hội đồng Bảo an nhóm phiên khẩn cấp tại tổng hành doanh Thành công hồ, Long Island. Do một may mắn lịch sử, Nga sô vắng mặt. Họ tẩy chay Hội đồng từ tháng I, phản đối LHQ đã không thu nhận Trung cộng, Chiều chủ nhật tháng 6 này, ghế ngồi của đại biểu sô viết Jacob Malik bị bỏ trống. Nếu Malik tham dự, hầu như chắc chắn sẽ phủ quyết, và vì Malik khiếm diện một cách hợp thời nên Hội đồng đã tố cáo, với 9 phiếu chống 0 xâm lược Bắc Cao «là vi phạm hòa bình». Hội đồng yêu cầu chấm dứt ngay cuộc xung đột, và quân đội xâm lược phải rút về phía Bắc vĩ tuyến 38. Đó là một thắng lợi ý nghĩa đối với Tây phương.

        Khi phi cơ hạ cánh xuống phi trường quốc gia Hoa thịnh đốn hồi 7 giờ l5, Tổng thống được Dean Acheson, bộ trưởng Quốc phòng Johnson, và bộ trưởng Lục quân Pace ra nghênh đón. Toàn thể lên xe về Blair House (tư dinh tạm thời của Bạch Cung), nơi các nhân vật phụ tá cao cấp đã đợi sẵn.

        Tham dự cuộc họp có các chuyên viên lỗi lạc nhất Hoa kỳ về an ninh quốc gia. Mọi người đều nhận thức rằng Hoa kỳ đang đối đầu với một cuộc khủng hoảng lớn, có lẽ lớn nhất từ trước đến nay. Mọi người cũng đều cho rằng Hoa kỳ chỉ có một giải pháp duy nhất : ấy là không chơ phép cuộc xâm lăng được tiếp tục. Tuy nhiên, các cộng sự viên chỉ có thể đề nghị, quyền định đoạt là do nơi Tổng thống, vì duy Tổng thống là có trách nhiệm hòa hay chiến. Và điều đáng nói là Tổng thống đã chấp thuận giải pháp cương quyết.

        Acbeson đọc cho cử tọa nghe một số khuyến cáo hành động, và Tổng thống yêu cầu toàn thể tự do thảo luận. Sau đó, ba giải pháp sau đây được Tổng thống lựa chọn.

        1- Chỉ thị sẽ được gửi cho tướng Mac Arthur để đưa phi cơ và tàu biển cần thiết tới tản cư toàn thể nhân viên dân sự Mỹ ra khỏi Cao ly. Chiến đấu cơ có nhiệm vụ hộ vệ đoàn tàu, luôn luôn ở phía nam vĩ tuyến 38 nhưng trong trường hợp cần thiết có thể vượt tuyến.

        2- Mac Arthur sẽ cung cấp thật nhiều đạn dược và các tiếp liệu khác cho quân đội Nam Cao.

        3- Đệ thất Hạm đội được di chuyền từ miền bắc Phi luật tân tới eo biển Đài loan, với nhiệm vụ ngăn chiến cuộc lan tràn đến vùng này.

        Đây mới là những biện pháp đầu tiên, dựa trên phóng đoán cuộc xâm lăng sẽ tiếp diễn. Ngoài ra, Tổng thống còn ra lệnh các cơ quan tình báo nghiên cứu xem Nga sô sẽ xâm lăng thêm ở các vị trí khẩn trương nào trên khắp thế giới nữa, bởi vì cuộc phiêu lưu ở Hàn quốc có thể chỉ là chiến thuật dương đông kích tây. Ông cũng ra lệnh nghiên cứu một kế hoạch trả đũa quân sự vào các căn cứ sô viết ở Viễn đông trong trường hợp Nga sô tích cực can thiệp để hỗ trợ Bắc Cao.

        Sau này thuật lại nội vụ hầu hết các nhân vật dự họp đều nói rằng phiên nhóm đã diễn ra trong bầu không khi thoải mái, và hoàn toàn cởi mở. Tổng thống cho phép toàn thể góp ý tự do, và dường như mọi người đều hăng say thảo luận. Toàn thể đều cho rằng đường lối duy nhất của Hoa kỳ là biểu lộ lập trường cương quyết, và đeo đuổi đến cùng, dầu phải trả giá nào. Một trong các nhân vật hiện diện nói rằng « nếu chúng ta muốn ngăn cản thế chiến thứ ba, chúng ta phải chặn trước từ trong trứng, và có thể là ngay bây giờ, trên chiến trường Cao ly».

        Các phát ngôn viên Hải Không quân tuyên bố rằng trước sức mạnh đầu tiên của Mỹ trên mặt biển và trên không bọn xâm lược sẽ chạy trốn và bỏ cuộc. Tuy nhiên tướng Bradley và các nhân vật khác không tin. Kẻ thù phải được tống xuất ra khỏi Nam Hàn, song quân đội Nam Cao cần có khả năng đẩy lui địch, với đầy đủ tiếp liệu. Đáng tiếc là trong phiên họp này, toàn thể đã không thấu triệt được sức mạnh đại qui mô của quân đội Bắc Cao, và sự quyết tâm chiến thắng của họ. Mãi sau này, cử tọa mới biết rằng kiến thức tình bào của Mỹ về tình hình Cao ly là sơ lược và thiếu chính xác.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM