Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:28:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truman ông là ai  (Đọc 12299 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 10:32:31 pm »


        Kế hoạch Marshall

        Chủ thuyết Truman là màn giáo đầu cho vở bi kịch tựa đề «ngoại viện» hiện vẫn tiếp tục trình diễn.

        Trong hai năm sau chiến thắng Âu châu, Hoa kỳ đã cho vay và biếu không gần 6 tỷ đô ỉa, trực tiếp hoặc qua trung gian các cơ quan quốc tế như UNRRA, để cấp dưỡng dân chúng đói ăn trên thế giới, và nâng đỡ nền kinh tế lụn bại của các chính phủ bị chiến tranh tàn phả, bạn cũng như thù. Sự giúp đỡ này có tính cách phân tán, giống như một công cuộc chẩn tế khổng lồ, không theo lề lối nhất định, cũng không nhằm giải quyết gốc rễ của nạn nghèo đói và lệ thuộc của các quốc gia tiếp nhận.

        Tuy nhiên, rất nhiều nhân vật chính quyền bắt đầu nhận thức rằng nhu cầu thật sự của, Âu châu không phải là cứu trợ, mà là tái thiết, nghĩa là viện trợ cách nào cho Âu châu tiến tới tự cung tự cấp. Giữa năm 1946, ai cũng thấy là Nga sô lợi dụng sự thất vọng và xảo trộn nôi bộ của Âu châu để thỏa mãn mưu đồ chính trị riêng tây. Khi Staline cảm thấy tình hình chín muồi, và xuống tay thì dẫu thế giới phản kháng ngoại giao kịch liệt đến đâu cũng không cứu được Hung, Lỗ và Tiệp thoát khỏi nanh vuốt Cộng sản. Và trong tương lai, Ý, Pháp, Hòa lan và Bắc Âu cũng sẽ rơi vào số phận tương tự, ngoại trừ trường họp các chính phủ và nhân dân địa phương có thể phục hưng kinh tế, chính trị và tinh thần để phát triển sức mạnh bảo vệ quyền lợi của họ, và phần nào bảo vệ quyền lợi lớn lao hơn của Hoa kỳ. Muốn vậy phải thực thi một chương trình phục hưng dài hạn, với những phí khoản to tát.

        Cuối 1946, Paul Nilze, một nhà thông thái quốc tế lỗi lạc, phụ tá cho Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Kinh tế vụ Will Clayton, đã đề cập tới công cuộc vĩ đại này. Nitze đưa ra ý kiến theo đó sản lượng thặng dư của Hoa kỳ về cán cân chi phó thế giới, nghĩa là mực độ mà Hoa kỳ thu hút vàng và ngoại tệ của các quổc gia khác, có thể giúp Âu châu ra khỏi vòng khánh tận. Nitze phóng tính rằng thặng dư này là 5 tỉ đô la mỗi năm, và đề nghị dùng 5 tỉ đô la đồng niên ấy luôn trong 5 năm thì nền cơ khí sản xuất của các quốc gia bị tàn phá mới có thể trở lại mực độ tự lực cánh sinh. Nitze trình bày đề    nghị trong một bản giác thư cho Clayton khi ấy đang công xuất đề tìm hiểu tình hỉnh Âu châu.

        6 tuần sau, trở về nước, thứ trưởng Clayton đệ trình Tổng thống và Ngoại trưởng George C. Marshall một bản phúc trình với đầy đủ chi tiết kinh hoàng về tình trạng tài nguyên vật chất xưởng máy, hầm mỏ, nông trại, tiện nghi chuyển vận và cơ cấu thuế khóa của Âu châu bị chiến tranh tiêu diệt hoặc bị bất lực vì gián đoạn chính trị và khánh tận tài chính. Theo lời ông Clayton, đa số thị trấn lớn nhỏ ở Âu châu đều biến thành địa điểm tập trung đói rét, thất nghiệp và tuyệt vọng, tá điền và nông gia cũng chẳng khá hơn là bao, tình hình ngày một thêm đồi tệ, sự sụp đổ chính trị sẽ xảy ra tại nhiều thủ đô, trong số có La mã và Ba lê. Ông Clayton cho rằng phương tiện duy nhất ngăn chặn tai họa là cấp tốc thực thi một chương trình đại qui mô nhằm tái thiết kinh tế Âu châu. Công cuộc này sẽ kéo dài ít nhất 5 năm, với ngân khoản như Nitze phóng định 5 tỉ đô la mỗi năm.

        Một sổ nhân vật khác trong bộ Ngoại giao, như Acheson và George Ken nan, nghiên cứu thực trạng Âu châu bằng phương tiện khác, cũng tiến tới kết luận như Clayton, song chính bản phức trình đen tối của Clayton đã gióng lên hồi chuông báo động. Nha Kế hoạch hóa chính sách do ngoại trưởng Marshall thành lập trong Bộ, dưới sự điều khiển tài ba của Kennan, nhận chỉ thị theo dõi vấn đề. Hai nhiệm vụ được đặt ra, thứ nhất, thai nghén một kế hoạch thích ứng cho việc tái thiết kinh tế Âu châu, thứ hai đồng thời với việc áp dụng kế hoạch, phát động chiến dịch gây xúc động tâm lý, hầu tức thời mang lại hy vọng và tin tưởng cho nhân dân Âu châu, và trong hiện tình, nhiệm vụ thứ hai cũng quan trọng gần bảng nhiệm vụ thứ nhất.

        Ông Dean Acheson cũng như các yếu nhân khác hồi ấy chưa nhận thức được rõ rệt đường hướng mới nên thực hiện ra sao. Họ chỉ nhận thức rằng một cuộc khủng hoảng lớn đang xảy ra ở Âu lục, mà duy Hoa kỳ có khả năng và nhiệm vụ cấp bách đối phó trong những phiên họp dài dằng dặc của Nha Kế hoạch, và những cuộc hội ý trong văn phòng Tổng thống. Điều được thỏa thuận là Hoa kỳ phải chuẩn bị đầu tư những số tiền kếch sù liên tục trong một thời gian, với nỗ lực phi thường tái sinh nền kinh tế bệnh hoạn châu Âu. Cuộc thảo luận đã đưa tới một số cương lĩnh, làm nòng cốt cho kế hoạch thực hiện. Những cương lĩnh này gồm 3 điểm: thứ nhất, công cuộc mới mẻ này sẽ không mang hình thái chiến đấu chống Cộng, mà là chiến đấu để phục hồi kinh tế và tự do chính trị; thứ hai, không chữa ngọn mà là chữa tận gốc; thứ ba để đạt kết quả tối đa, nỗ lực viện trợ cần được tập trung trong thời gian sơ khởi vào những nơi có nhiều viễn tượng thành công nhất, nghĩa là vào Âu châu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:45:01 pm »


        Ngoại trưởng Marshall đề thêm cương lĩnh thứ tư, theo đố các quốc gia đương sự phải yêu cầu, và lãnh trách nhiệm xúc tiến kế hoạch thì Hoa kỳ mới cung cấp viện trợ. Marshall lập luận rằng giơ đây không còn là lúc chẩn tế, hoặc cưỡng thi kế hoạch phục hưng nữa. Và muốn thành công, sự nghiệp viện trợ phải là một nỗ lực hợp tác thật sự trong đó Âu châu tự đề ra kế hoạch cứu nguy, trên tinh thần tập thể, loại bỏ đường lối quốc gia chủ nghĩa hẹp hòi, với sự giúp đỡ liền bạc và vật phẩm của Hoa kỳ. Nói cách khác, kế hoạch tái thiết chỉ thành công nếu các quốc gia Âu châu đồng tâm mong muốn, và xúc tiến cho tới thành công.

        Kế hoạch tái thiết Âu châu được trở thành một khái niệm mạch lạc, ổn cố, tuy nhiên đầy rẫy tính chất mới mẻ, táo bạo, và đại qui mô. (Sau này ông Churchill gọi đó là hành động không xấu xa nhất của lịch sử). Dư luận quốc hội Mỹ chắc chắn sẽ phản đối gay gắt, và nếu dân chúng Âu châu không đủ khả năng phục hồi, nhiều hậu quả tai hại sẽ xảy ra. Để giảm thiều trở ngại, chính quyền cần khéo léo và tế nhị tuyệt đối trong việc đưa ra sáng kiến viện trợ. Lẽ ra Tổng thống phải lên tiếng, song uy tín của ông trong nước đang bị lu mờ, và Quốc hội thứ 80 do đảng Cộng hòa kiểm soát, sẵn thành kiến chống đối, nhất định sẽ chống đối một chương trình do ông Truman đề nghị, phương chi đó lại là một chương trình cấp tiến. Bởi vậy, Ngoại trưởng Marshall phải ra đứng mũi chịu sào, vì dư luận trong và ngoài nước coi ông là nhân vật đứng trên tranh chấp đảng phái. Hơn nữa, ông Marshall lại sắp lên tiếng tại một diễn đàn hữu hạng : buổi lễ Phát Bằng ở đại học đường Harvard, ngày 5-6.

        Cùng với Kennan, Clayton, Bohlen và nhiều yếu nhân khác, ông Acheson hoàn bị bài diễn văn cho ngoại trưởng(ít khi trong lịch sử bộ Ngoại giao lại có quá nhiều cô mụ như vậy tiếp tay vào một cuộc khai hoa nở nhụy văn chương), ngoài ra, còn phải đóng vai trò cổ động nữa. Không tin rằng đa số phóng viên Mỹ nắm vững được nội dung của bài diễn văn mà ngoại trưởng sắp đọc, Acheson thông báo trước một cách tường tận và kín đáo cho một số ít thông tín viên được tuyển chọn, đồng thời cho 3 ký giả Anh lỗi lạc phục vụ tại Hoa thịnh đốn.

        Tướng Marshall không phải là nhà bùng biện có tài truyền cảm. Ông có giọng nói khô khan, bình lặng, lại không có cử chỉ lôi cuốn hoa mỹ, và không biết cách ngưng nói ở những đoạn quan trọng để kích thích tinh thần thính giả. Nhưng buổi chiều 5-6, rực rỡ nắng ấm ấy, đứng thẳng và oai nghiêm trước cử tọa đông đảo trong sân trường đại học Harvard, ông đã trở thành nhà chính khách thế giới hữu trách và nhiệt thành, quyết tâm thực hiện một sứ mạng nghiêm trọng.

        Diễn từ của ông ngắn ngủi và chính xác, và ông chỉ cần 15 phút để trình bày vấn đề. Mở đầu, ông đề cập tới tai họa vật chất và tinh thần mà chiến tranh tạo ra tại Âu châu. «Sự tàn phá - lời ông - đã ảnh hưởng tới nhân dân và các định chế, và toàn bộ cơ cấu kinh tế Âu châu đã bị xé nát. Công trình tái thiết đòi hỏi một nỗ lực lớn lao hơn dự liệu». Rồi ông tiếp :

        «Muốn cứu vãn tình thể phải thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn và phục hồi sự tin tưởng của nhân dân Âu châu vào tiền đồ kinh tế của quốc gia họ, và của toàn bộ Âu châu... Thật là hợp lý nếu Hoa kỳ cố gắng toàn lực để giúp vào việc phục hồi sinh lực kinh tế bình thường trên thế giới, bằng không sẽ không thế có ổn định chính trị và hòa bình đảm bảo».

        «Chính sách của chúng ta không nhằm chống đối quốc gia nào hoặc chủ thuyết nào mà là chống đối nghèo đói, tuyệt vọng và đổ vỡ... Theo thiển nghĩ, sự giúp đỡ này không thế mang tính chất vá víu, đến đâu hay đến đấy. Sự viện trợ mai hậu của Hoa kỳ sẽ không chữa bệnh ở ngọn, mà chữa bệnh tận gốc. Tôi tin chắc rằng bất cứ chính phủ nào muốn được giúp đỡ trong nhiệm vụ phục hồi sẽ được chính phủ Hoa kỳ hợp tác toàn diện. Chính phủ nào mưu toan ngăn chặn quốc gia khác phục hồi sẽ không thể trông chờ vào viện trợ của chúng ta. »

        Kết luận, ngoại trưởng Marshall kêu gọi dân chúng Âu châu :

        « Chúng ta đã thấy rõ rằng trước khi Hoa kỳ có thế tiến xa vào nỗ lực xoa dịu tình thế... phải có sự thỏa thuận giữa các quốc gia Âu châu về nhu cầu tình thế và sự đóng góp bản thân... Thật không thích ứng và hữu hiệu nếu Hoa kỳ đơn phương hoạch thảo chương trình phục hồi kinh tế Âu châu. Đó là công việc của nhân dân Âu châu. Tôi nghĩ rằng sáng kiến phục hồi phải phát xuất từ Âu châu. Nhiệm vụ của Hoa kỳ chỉ là giúp đỡ thân hữu trong việc hoạch định một chương trình phục vụ Âu châu, rồi hậu thuẫn chương trình này trong khuôn khô khả năng thực tế. Chương trình này phải là một chương trình hỗn hợp, được một số, nếu không phải là toàn thể quốc gia Âu châu chấp thuận...»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2019, 11:01:02 pm »


        Hành động một cách khôn ngoan, TT Truman cũng không quên tranh thủ cảm tình của thành phần chống đối manh mẽ nhất trong nước : Quốc hội. Một buổi chiều, ông mời các lãnh tụ lập pháp, và một vài cố vấn riêng cao cấp thuộc bộ Ngoại giao tới thưởng trà tại Blair House. Các nhà lập pháp được nghe bản thuyết trình mật về cuộc khủng hoảng ở Âu châu, và về những kế hoạch đã được thai nghén để đối phó. Đối với những người sống hàng ngày trong sự thận trọng, thành kiến, và chủ quan vị đảng hẹp hòi ở Quốc hội, thì đây là cơ hội ngàn năm một thuở đẽ phát động công kích. Nhưng vấn đề tái thiết Âu châu đã tỏ ra cần thiết và thúc bách thật sự, không ai có thể phủ nhận, nên các nhà lập pháp đều biểu đồng tình, ngoại trừ một vài ngần ngại. Sau cùng, chủ tịch Vandenberg cử một phụ tá quan trọng trong ủy ban Ngoại vụ, Francis Wilcox, để liên lạc với nhóm viên chức đảm trách kế hoạch tái thiết Âu châu thuộc bộ Ngoại giao, hầu thông báo cho các nhà lập pháp khác biết.

        Do đó, trước khi ra quân. Tổng thống Truman đã tranh thủ được hậu thuẫn quan trọng nhất. Trong Hồi ký, ông tán dương các nhà lập pháp đã liên minh với ông như sau :

        (Tưởng nên ca ngợi thượng nghị sĩ Cộng hòa Arthur H. Vandenberg và dân biểu Cộng hòa Char, les A. Eaton, chủ tịch ủy ban Ngoại vụ Thượng viện, và chủ tịch ủy ban Ngoại vụ Hạ viện. Trong một Quốc hội chỉ chuyên giảm thuễ và cắt xén ngân khoản của chính phủ, họ đã cổ súy chương trình này trên tinh thần lưỡng đảng thật sự.»

        Ngoại trưởng Anh Ernest Bevin và Ngoại trưởng Pháp Georges Bidault triệu tập phiên nhóm sơ bộ của hội nghị các quốc gia Âu châu để nghiên cứu Kế hoạch Marshall vào ngày 17-7 tại Ba lê. 16 quốc gia đã đáp ứng lời mời : Áo, Bỉ, Đan mạch, Pháp, Hy lạp, Tô cách, lan, Ái nhĩ lan, Ý, Lục xăm bảo, Hòa lan, Na uy, Bồ đào nha, Thụy điển, Thụy sĩ, Thổ và Anh quốc. Tây Đức và Tây ban nha là hai quốc gia khổng phải chư hầu cộng sản ở Tây Âu không được mời dự, mặc dầu sau đó đại điện Đức đã có mặt. Hội nghị bắt đầu ngày 12-7-1947, và ngày 22-9, chuyển tới ngoại trưởng Marshall bản phúc trình chi tiết đâu tiêu về nhu cầu và mục tiêu của Âu châu. Hội nghị tự đặt tên là Hội nghị Tiến tới Hợp tác Kinh tế Âu châu (CEEC), và minh định những biện pháp lớn sẽ được áp dụng trên căn bản hỗn hợp và đa phương, hầu đạt tới ổn cố kinh tế trong vòng 4 năm tới, đồng thời minh định mực độ viện trợ hy vọng được Hoa kỳ cung cấp.

        Trong khi Âu châu ước định khả năng tiếp nhận thì Hoa kỳ ước định khả năng cung cấp. Trong mục đích này, TT Truman thiết lập trong mùa hè 1947,3 ủy ban đặc biệt gồm yếu nhân chính giới và công dân hữu danh để giúp ý kiến. Ủy ban thứ nhất do Avereli Harriman, hồi ấy là bộ trưởng Thương mại, điều khiển, có nhiệm vụ ước định tổng quát khả năng viện trợ của Hoa kỳ trong khuôn khổ thuế khóa, kinh tế và chính trị. Ủy ban thứ hai, đặt dưới sự chỉ huy của bộ trưởng Nội vụ Julius A. Krug, nghiên cứu vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên của Hoa kỳ (nông sản, khoáng chất, nhiên liệu, vân vân...). Ủy ban thứ ba, do bác sĩ Edwin G. Nourse, chủ tịch tân Hội đồng Tư vấn Kinh tế, có nhiệm vụ ước định ảnh hưởng của nỗ lực viện trợ đối với nền kinh tế quốc gia.

         Có lẽ điều quan trọng nhất là ông Truman đã thuyết phục được giới lãnh đạo Cộng hòa Hạ viện, từng chống lại việc tiêu pha ở hải ngoại một cách bướng bỉnh nhất, gửi một phái bộ riêng sang Âu châu để tìm hiểu xem những báo cáo về tình hình ở đó là đúng hay sai. Một nhóm 18 dân biểu lưỡng đảng đặt dưới sự điều khiển của dân biểu khả kính Massachusetts, Christian A. Herter (sau này thay ông John Foster Dulles ở chức vụ Ngoại trưởng trong chính phủ pháp nhiệm hai của TT Eisenhower) đáp tàu thủy Queen Mary ngày cuối cùng của tháng 8-47 và trở về một tháng rưỡi sau. Ngay cả nhân vật chủ trương cô lập quyết liệt như dân biểu Chicago Everett Dưksen (sau này là lãnh tụ thiểu số Cộng hòa tại Thượng viện) cũng thay đổi lập trường và ủng hộ kế hoạch Marshall, cùng với đa số nhân viên của phái đoàn.

        Đó là nước cờ quan trọng nhất trong cuộc vận động Quốc hội phê chuẩn kẽ hoạch Marshall, chứng tỏ một lần nữa nhận định chính trị sắc bén của ông Truman.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2019, 10:41:31 am »


        Tại Mỹ, cuộc thảo luận về lý do và phương thế đối phó với tình hình Âu châu được gia tăng mạnh mẽ. Tháng 9, Tổng thống công bố 3 bản phúc trình kinh tế của các ủy ban, cả 3 đều kết luận rằng Hoa kỳ có đủ khả năng - và cũng để phục vụ quyền lợi bản thân - thực hiện nỗ lực đại qui mô để tái thiết Âu châu. Đối với đông đảo đảng viên Cộng hòa chính thống, thì đề nghị tái thiết là một sự phiền toái và cũng là sự đe dọa. Đảng Cộng hòa mới dành lại quyền kiểm soát Quốc hội sau 16 năm, và nếu muốn cụ thế hóa yêu sách liên tục về việc cắt xén chi phí chính quyền và thu hẹp hoạt động chính quyền, thì đây là cơ hội bằng vàng, vì chính quyền đang yêu cầu Quốc hội chấp thuận một chương trình vô tiền khoáng hậu trong thời bình về phí khoản cũng như về qui mô.

        TT Truman yêu cầu triệu tập phiên nhóm đặc biệt Quốc hội vào ngày 17-11. Trước đó, ông đã bàn cãi tỉ mỉ với các phụ tá về việc chương trình phục hưng Âu châu có thể bị chế giảm hoặc bác bỏ và nên triệu tập phiên nhóm đặc biệt hay là chờ phiên nhóm thường lệ trong tháng 1. Sau cùng, ông cho rằng dẫu bấp bênh cũng phải triệu tập vì tình hình Âu châu đòi hỏi đối phó khẩn cấp.

        Thoạt đầu, ông yêu cầu Quốc hội tức thời chấp thuận 597 triệu đô la, với danh nghĩa viện trợ tạm thời cho Âu châu qua khỏi cảnh nguy nan mùa đông. Đoạn ông yêu cầu thông qua một loạt dự án luật kiểm soát kinh tế và tín dụng, hầu bảo vệ nền kinh tế Mỹ khỏi bị lạm phát có thể xảy ra, và ngăn chặn tình trạng xáo động mà kế hoạch Marshall có thể tạo ra trong thời kỳ phát động toàn viện. Về yêu cầu thứ nhì, Quốc hội phản đối phần nào, nhưng về dự luật viện trợ tạm thời, Quốc hội đã tỏ ra hợp tác đến độ dư luận kinh ngạc. Với đa số vững chãi ở lưỡng viện, Quốc hội chấp thuận cuối tháng 12 540 triệu đô la ngoại viện, với 100 triệu dành cho Trung hoa. TT Truman không xin viện trợ cho Trung hoa, và cũng không cho rằng hành động viện trợ này hợp lý.

        Sở dĩ dự luật ngoại viện được thông qua dễ dàng trong Quốc hội đa số Cộng hòa nhóm phiên đặc biệt là do ảnh hưởng nổi bật của thượng nghị sĩ Vandenherg, và ủy ban 18 dân biểu Hạ viện do ông Herter điều khiển đã sang Âu châu quan sát 2 tháng trước. Ngày 19-12, trong khi dự luật ngoại viện sửa soạn được thông qua, ông Truman lại gửi tới Quốc hội một thông điệp đặc biệt, chứa đựng toàn bộ chi tiết kế hoạch Marshall. Khi ấy, ván đã đóng thuyền, phản ứng thiện cảm đối với dự luật ngoại viện tạm thời la điểm báo hiệu Quốc hội sẽ chấp thuận kế hoạch viện trợ lâu dài. Dầu vậy, đề nghị đại qui mò này - 17 tỉ tiền thuế Hoa kỳ được dùng để tài trợ công cuộc phục hồi kinh tế Anh quốc và phân nửa châu Âu trong thời gian ít nhất 4 năm, và có thể lâu hơn - cũng làm kinh tế Mỹ xáo trộn. Chưa bao giờ Hoa kỳ hoặc quốc gia nào được yêu cầu gánh đỡ một trách nhiệm lớn lao và hỉ xả như vậy trong thời bình. Bản thông điệp của Tổng thống viết như sau :

        « Hiện nay, chúng ta phải tiến tới một quyết định nghiêm trọng và ý nghĩa liên quan đến nỗ lực tương lai của chúng ta trên lãnh vực tạo lập điều kiện hòa bình. Chúng ta phải quyết định có nên hay không nên hoàn tất nhiệm vụ giúp đỡ các quốc của tự do Âu châu phục hồi trên đống gạch vụn chiến tranh. Quyết định của chúng ta sẽ định đoạt phần lớn tiền đồ của nhân dân Âu lục. Quyết định của chúng ta cũng sẽ định đoạt phần lớn là liệu các quốc gia tự do trên thế giới có thể hy vọng tiến tới tương lai hòa bình và thịnh vượng với tư cách quốc gia độc lập, hay là sẽ phải sống trong nghèo khổ và lo sợ xâm lăng độc tài vị kỷ...

        «Chúng ta quan tâm nhiều nhất đến công cuộc phục hồi Âu châu bởi vì đó là điều kiện tất yếu để duy trì nền văn minh được coi là nền móng của lề lối sinh hoạt Mỹ... Nếu Âu châu thất bại trong công cuộc phục hồi, nhân dân ở các quốc gia này có thể sẽ ngả theo thuyết tuyệt vọng, nghĩa là họ sẽ lập luận rằng nhu cầu cơ bản của họ chỉ có thể được đáp ứng bằng cách chối bỏ quyền lợi cơ bản và rơi vào vòng kiềm soát độc tài.»

        « Một biến chuyển như vậy sẽ là đòn chí tử giáng vào hòa bình và ổn cố thế giới, và có thể sẽ bắt buộc chúng ta thay đổi chế độ kinh tế, và để bảo vệ an ninh bản thân, phải chối bỏ hưởng thụ nhiều tự do và đặc quyền».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2019, 11:23:23 pm »


        Kết thúc bản thông điệp dài, Tổng thống nói :

        «Tôi biết rằng Quốc hội sẽ thận trọng cứu xét thể thức luật định cần thiết để thực hiện chương trình. Sự cứu xét này cần được tiến hành càng chóng càng hay, hầu chương trình có thể được phát động từ ngày 1-4-48. Vi vậy, tôi trình bày khuyên cáo của tôi với Quốc hội hôm nay, chứ không chờ tái họp trong tháng giêng. Tôi đề nghị Quốc hội chấp thuận... tin tưởng mãnh liệt rằng đây là một chương trình sáng suốt và cần thiết, đánh dấu cho một bưóc dài của quốc gia chúng ta trên đường mưu tìm hòa bình công chúng và trường cửu.»

        Bân thông điệp lịch sử của ông Truman được phần lớn báo chí trong nước và phần lớn nghị sĩ đón nhận một cách trang trọng. Tuy vậy, một số nghị sĩ cộng hòa kiên quyết cũng đưa ra một vài lập luận chống đối. Thượng nghị sĩ Taft cho rằng một chương trình rộng lớn như vậy nên được dự liệu cho từng năm một, và không nên cam kết luôn 4 năm một lúc. Thượng nghị sĩ Joseph R. McCarthy, tiểu bang Wisconsin, nói rằng số tiền tiêu xài cho ngoại viện phải được đền bù bằng căn cứ hải ngoại và tiếp liệu chiến lược tương đương. Và Thượng nghị sĩ Homer Ferguson, tiểu bang Michigan, lại bác bỏ toàn bộ ý kiến, lập luận rằng ngoại viện sẽ làm nhụt tinh thần thắt lưng buộc bụng tự cứu của dân chúng Âu châu.

        Song le, ai cũng tin là Tổng thống sẽ được Quốc hội phê chuẩn phần lớn những ngân khoản cần thiết để phát động kế hoạch Marshall. Tuy miễn cưỡng, đa số lãnh tụ hữu trách đều đồng ý rằng thế giới tự do đã tiến tới khúc quanh không tránh khỏi trên đường sống còn và chỉ có Hoa kỳ mới có đủ phương tiện và ý chí dẫn dắt thế giới tự do trên con đường mới cứu nguy ấy.

        Kế hoạch Marshall thành sự thật ngày 2-4-48, sau khi được Hạ viện thông qua với 318 phiểu thuận, 75 phiếu nghịch, và được Thương viện minh danh phê chuẩn với đa số rộng rãi. Dự luật ngoại viện được đệ nạp Bạch Cung để lấy chữ ký của Tổng thống. Hai ngày sau, Felix Belair Jr. viết trên Nữu ước Thời báo :

        «Thoạt đầu, đó là dự luật viện trợ kinh tế cho Âu châu, sau đó đột nhiên biến thành dự luật cổ súy những biện pháp quyết liệt chỉ kém chiến tranh một bậc, hầu chống lại ảnh hưởng sô viết... Thời bình, chưa bao giờ Quốc hội lại hoạt động nhậm lẹ như vậy đối với một đạo luật trọng đại như vậy. Nhưng trước đây, ít khi các định chế dân chủ lại bị đe dọa nặng nè như vậy»

        Chủ thuyết Truman đã cứu nguy Hy lạp, Thổ nhĩ kỳ và toàn vùng Địa trung hải. Kế hoạch Marshall cứu nguy Tây Âu. Sự kiện này có thể được chứng minh bằng thống kê vô tư. Lấy năm 1938 làm căn bản (100) chỉ số sản xuất kỹ nghệ trong khu vực Kế hoạch Phục hồi Âu châu (ERP) gia tăng trong 4 năm từ 1947 đến 1951, như sau :

Nước1947         1949         1951         Gia tặng % (1947-51)
Pháp quốc9912213839
Ý đại lợi9310914354
Hy lạp699013088
Tây Đức3472106312
Anh quổc11012914532
Mọi quổc gia tham dự8711213555

        Sự ổn định chính trị bên trong khu vực phục hồi phát triên song song với sự ổn định kinh tế, mặc dầu với mực độ không đồng đều. Dầu sao thì không chế độ cộng sản được thiết lập, điều được coi là quan trọng chính yếu năm 1947, và ngày nay, nghĩa là gần 20 năm sau, viễn tượng này còn xa xôi hơn bao giờ hết. Năm 1948, nền dân chủ sơ khai của Ý bấp bênh như sợi chỉ mành treo chuông. Cuộc tuyến cử Quốc hội dự liệu vào ngày 18-4 năm ấy được coi lá mục tiên hàng đầu của chủ nghĩa Cộng sản thế giới, quyết tâm xuyên thủng phòng tuyển dân chủ Tây Âu. Song 3 tuần trước ngày đầu phiếu, kế hoạch viện trợ được thành hình, hàng chục ngàn người Mỹ gốc Ý gửi điện tín cho thân bằng quyến thuộc ở cố hương «nhân danh Marie và thánh thần» yêu cầu họ «giữ vững lập trường». Và hàng triệu người Y đã giữ vững lập trường: các đảng chống Cộng đã chiếm được 69% sổ phiếu trong cuộc trắc nghiệm trọng đại này.

        Kẽ hoạch Marshall đã tiêu ít hơn dự tính. Tống sổ chi phi cho đến 1951, năm viện trợ phục hồi chấm dứt là 12 tỉ rưỡi đô la. Kế hoạch Marshall không đem lại cho Hoa kỳ tình hữu nghị và yêu thương của thế giới, điều mà ngày nay những người chỉ trích ngoại viện đã nói đúng. Kế hoạch Marshall cũng không giảm bớt cụ thể mối lo ngại chiến tranh lạnh. Nhưng kế hoạch Marshall đã thật sự cửu nguy các chính phủ tự do và độc lập Tày Âu, thật sự đưa Âu châu trên đường tự cung tự cấp, và cho đến ngày nay đã ngăn chặn chiến tranh lạnh đột biển thành chiến tranh nóng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2019, 11:31:49 pm »

     
CHƯƠNG VIII

1948 - THỜI KỲ TIỀN TUYỂN CỬ

        Truman, con người đấu tranh

        Năm 1948, bằng nỗ lực phi thường, và trong khuôn khổ một cuộc vận động chính trị được sắp xếp khôn ngoan, và thực hiện với lòng dũng cảm, ông Truman đã thành công, không những đánh bại đối thủ Cộng hòa, mà còn đánh bại luôn cả lực lượng tứ diện của báo chí, các cuộc thăm dò công luận, và chuyên viên chính trị trong nước nữa. Bằng tài năng bản thân, ông đã đắc cử Tổng thống. Không những ông phải đối phó với sự chống đối cua đảng Cộng hòa, mà trong nội bộ đảng Dàn chủ của ông, ông còn phải đương đầu với hai gọng kềm của nhóm ly khai Cấp tiến khuynh tả, và phe ly khai khuynh hữu Miền Nam nữa. Ngoài ra trên toàn nước Mỹ bầu không khí thất bại đã bao trùm đảng Dân chủ. Tinh thần của đảng bị suy xụp, đảng quỹ thì kiệt quệ. Trong tuần lễ cuối cùng trước ngày bầu cử, không ai tin tưởng ông thắng, ngoại trừ ông. Bởi vì ông cương quyết không chịu bó giáp qui hàng, ông đã thành công trong cuộc « đảo chính » vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử chính trị Tổng thống.

        Ông tiến tới quyết định phiêu lưu nhất ấy khi nào? Và quyết định ra sao ? Trong hồi ký, ông ngầm nói rằng từ 1947 trở di ông đã quyết định tranh cử, dầu hơi miễn cưỡng. Ông nhận thấy sau 16 năm, những cải cách của đảng Dân chủ vẫn chưa được hoàn tất, đảng Cộng hòa trong Quốc hội thứ 80 lại không muốn và không có khả năng thực thi những cái cách này, ngay cả đối phó hợp lý với những vấn đề mới này ra ở trong và ngoài nước nữa. Ông không mù quáng trước những trở ngại chồng chất như núi, song ông nói : « Bình sinh tôi không thể trốn chạy, nếu là cuộc chiến đấu cho lẽ phải. Tôi không hề lo ngại khi người ta dựa ra những tiên đoán khoa học cho rằng tôi không thể thắng.»

        Hai trường hợp khác mà ít người biết có thể đã ảnh hưởng tới quyết định của ông. Trường hợp thứ nhất : ông Truman đề nghị cuối thu 1947 là sẽ nhường bước nếu đại tướng Eisenhower nhận làm ứng cử viên Dân chủ, và ông sẽ nhận làm ứng cử viên phó Tổng thống trong danh sách Dân chủ. Truyện này được nhiều người biết, song ông Truman chưa bao giờ xác nhậu. Từ cuộc tuyền cử 1946, phương danh tướng Eisenhower như có phép nhiệm mầu đã lôi cuốn sự quan tâm của các chính trị gia của hai đảng. Người ta chưa biết tướng Eisenhower thích con voi Cộng hòa hay con lừa Dân chủ, nhưng trước uy tín ngày một suy giảm của ông Tru nan, ông Eisenhower chắc chắn sẽ đắc cử dầu dưới đảng kỳ Cộng hòa hay Dân chủ năm 1948, và trên thực tế, các sứ giả hai đảng đã o bế ông một cách chuyên cần. Sự o bế này được gia tăng qua năm 1947.

        Trường hợp thứ hai : ông Truman quyết định được dứt khoát là nhờ lý luận vững chắc và hùng hồn của Clark Clifford và ủy ban chiến lược chính trị bí mật. Cuối tháng 11-1947, Clifford trình Tổng thống một bản phúc trình dài 40 trang, phân tích tư thế của ông Truman và của đảng Dân chủ. Bản phân tích này được coi là một trong các luận án lỗi lạc và nghệ thuật chính trị. Ủy ban không hứa hẹn thắng cử mà chỉ đặt đúng cương vị những chướng ngại vô cùng lớn lao trên đường tranh cử với kết luận là vị tất ông thất cử.

        Giác thư Clifford nhằm «hoạch định đường lối chính trị cho chính quyền từ tháng 11-47 đến tháng 11-48. » Theo giác thư, thì đẩng Dân chủ là sự liên minh không chặt chẽ giữa phe bảo thủ miền Nam, phe cấp tiến Miền Tây, và nghiệp đoàn tại các đại đô thị... Sự lãnh đạo Dân chủ sẽ thành công hay thất bại tùy theo khả năng của Đảng có lôi kéo được đủ số đoàn viên của các nhóm bất đồng này tới thùng phiếu hay không trong ngày bầu cử năm 1948.

        Nhưng còn phe đối lập? Trước nhất là Dewey, gần như chắc chẵn là ứng cử viên của đảng Cộng hòa Dewev là «ứng cử viên tháo vát, thông minh, vô cùng lợi hại... với những cộng sự viên vô cùng đắc lực. «Thứ hai, Henry Wallace, bị ông Truman cất chức bộ trưởng Thương mãi năm 1946, có thể ứng cử, với tư cách đại diện cho một đệ tam đảng mặc dầu tin này còn mơ hồ. Nếu Wallace ứng cử, ông sẽ chiếm được từ 5 đến 10% số phiếu tại các tiểu bang lớn, khiến cho phe Cộng hòa có nhiều hy vọng thủ thắng. Không ai nghi ngờ gì nữa về ảnh hưởng Cộng sản mạnh mẽ phía sau Wallace, hoặc về việc Nga sô sẽ hân hoan khi thấy chính phủ Truman bị lật đổ. Phương pháp tuyệt hảo để đạt mục đích và thúc đẩy nền kinh tế Mỹ tan rã là phân tán số phiếu độc lập và lao động giữa Truman và Wallace, hầu đảm bảo cho ứng cử viên Cộng hòa đắc cử. Không đếm xỉa tới mỗi de dọa Wallace là thái độ « vô cùng phi thực tế Mọi nỗ lực cần được thực hiện hầu thuyết phục Wallace rút đơn, và nếu thất bại, sẽ tố cáo cho công chúng biết ông bắt tay với Cộng sản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 12:27:38 am »


        Thứ ba, miền Nam từ xưa đến nay có thể được coi là theo đảng Dân chủ. Dựa vào sự tính toán này (sau này được chứng tỏ là sai lầm) chính phủ có thể rảnh tay chiếu cố tới khối các tiểu bang miền tây hùng hậu năm 1944 đã đầu phiếu cho đảng Dân chủ. Hai khối này hợp lại sẽ có 216 phiếu trong sổ 266 phiếu cử tri đoàn cần thiết để được bổ nhiệm ứng cử viên, còn thiếu 50 phiếu thì sẽ vận động trong số các tiêu bang lưỡng lự Trung tây và miền đông. Nếu ức đoán này thành tựu, ông Truman có thể thua ở Nữu ước, Pennsylvania, Massachusetts, Ohio và Illinois - nghĩa là toàn thể các tiêu bang lớn - mà vẫn thắng. (Clifford tiên liệu như trên ba tháng trước ngày ông Truman đệ trình Quốc hội chương trình dân quyền, châm ngòi nổi loạn của nhóm Dân chủ miền Nam, song Clifford đoán đúng phần nhì).

        Tiếp theo, giác thư Clifford phân tích khuynh hướng đầu phiếu của các thành phần dân chúng. Ưu tiên số một là nông gia đang sống trong sự thịnh vượng cao độ, ảnh hưởng của đảng Cộng hòa lại suy giảm. Số phiếu nghiệp đoàn có tính cách   quyết định tại đa số tiểu bang lớn, và hầu như chắc chắn là phe Wallace sẽ giành giật được phần nào. Số phiếu cử tri da đen cũng vậy, cho nên cần đặt trọng tâm mạnh mẽ vào chương trình dân quyền hầu khỏi mất phiếu. Người Do thái quyết định phần thắng tại Nữu ước, và để nắm vững họ chính phủ cần hành động về vấn đề Palestine.

        Về dân tình, Tổng thống được đa số nhâu dân ủng hộ trong việc điều khiển đối ngoại, tuy nhiên sự ủng hộ lúc lên, lúc xuống tùy theo thăng trầm giao tế Nga-Mỹ. Về đối nội, Quốc hội Cộng hòa hầu như chắc chắn sẽ cản trở mọi cuộc vận động của Tổng thống, cho nên Quốc hội sẽ là mối quan tâm lớn.

        Sau cùng, giác thư Clifford đề nghị thay đổi cấp thời quyết liệt và toàn diện tổ chức đảng Dân chủ. Ngoài ra, uy tín Tổng thống cũng cần được nâng cao, vì vậy Tổng thống nên gia tăng kinh lý, hầu tiếp xúc bằng xương bằng thịt với dân chúng,

        Giác thư Clifford đã tạo cho ông Truman một lý luận thực tế và một chiến lược rõ rệt, đáp ứng lại mong muốn thầm kín của ông, và đánh tan mọi e ngại mà ông còn e ấp, cuối năm 1947 đầu năm 1948, năm quyết định. Sự kiện này đã được bộc lộ rõ rệt trong mọi hành động của ông trong năm 1948.

        Bức thông điệp về tình hình Liên bang gửi cho Quốc hội, tháng 1-48 là một văn kiện táo bạo hầu như thách thức, xác nhận lại đường ỉối Trung Sách mà ông Truman cổ súy trước đây. Ông không nhượng bộ để xoa dịu một ai, dẫu là phe hữu hoặc phe tả. Thông điệp này được dùng làm căn bản cho cương lĩnh của đảng Dân chủ được soạn thảo tại đại bội Phildadelphie, tháng 7. Nội dung nhằm giảm 3,2 tỉ đô la thuế cho «người nghèo», chế định một chương trình 10 điểm chống lạm phát mà một phiên họp đặc biệt mới bác bỏ 2 tháng trước, một chương trình kiến ốc đại qui mô, chế định tân luật lệ dân quyền (chi tiết sẽ được nói rõ trong một thông điệp kế tiếp), mở rộng trợ cấp thất nghiệp và quyền lợi an ninh xã hội, cùng bảo hiểm y tế quốc gia, và dành ngân khoản 6,8 tỉ đô la cho kế hoạch Marshall.

        Bản thông điệp đặc biệt về dân quyền, chuyển sang Quốc hội trong tháng 2, đã làm cuộc nổi loạn của đảng bộ Dân chủ miền Nam nổ bùng sau một thời gian cháy âm ỉ. Tháng 4, khi ông Truman phủ quyết dự luật thuế khóa do Quốc hội thông qua, ngược với đề nghị giảm thuế cho người nghèo của ông, thì chỉ còn 88 dân biểu và 10 thượng nghị sĩ Dân chủ ủng hộ. Uy tín hồi ấy của Tổng thống trong nội bộ đảng đã tụt xuống mức thấp nhất không những ảnh hưởng tai hại tới đảng Dân chủ tại nghị trường mà còn làm toàn Đảng bị tê liệt nữa.

        Trong những tháng đầu năm 1948. ông Trutnan ở vào tình cảnh tứ diện thụ địch. Cuối tháng 2, ông đáp tầu về vùng biển Caraibes nghĩ mát 2 tuần.

        Sự lánh mặt này rất quan trọng đối với ông Truman, vì bầu không khí thù nghịch nặng nề và liên tục tại Hoa thịnh đốn sẽ bớt căng thẳng, sự tự tin và lạc quan thiên bẩm lại giúp ông lấy lại tinh thần. Ông trở về thủ đô, da rám nắng, thoải mái và đầy sinh lực. Chiều thứ hai, 8-3, ông mời chủ tịch Mc Grath tới văn phòng. Một giờ rưỡi sau, Mc Grath, nhân vật lầm lì thường ngày, lại mỉm cười với các phóng viên tụ tập ngoài hành lang Bạch Cung. Ông nói : «Tổng thống cho phép tôi tuyên bố rằng nếu được đại hội đảng Dân chủ đề cử, ông sẽ chấp nhận, và ra tranh cử.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 10:45:34 pm »


        Henry Wallace, lãnh đạo tả phái chống đối trong đảng Dân chủ, nhảy vào vòng chiến 1948 đầu tiên. Wallace là một người có khuôn mặt rộng, nhăn nheo, và rầu rĩ, vối đôi mắt xanh phớt dường như luôn luôn nhìn thẳng vào một chân trời vô hình. Ông là nhà nhân bản hăng say, dáng điệu bí mật, và đôi khi mị dân. Trong khi Tân Sách của FDR bị áp lực chiến tranh làm giảm tư thế, ông vẫn tiếp tục hậu thuẫn mạnh. Trong cuộc chạy đua ầm ầm như thác đổ để giành uy tín chính trị sau chiến tranh, ông trở thành tông đồ của nhỏm không tưởng tà phái trong dâng Dân chủ. Ít người thật sự hiểu được ông, ông Truman lại càng không thể hiểu được nữa. Song ông là người cố nhân điện mạnh mẽ, và có vẻ đã tập hợp được tả phái mà đa số đảng viên Dân chủ né tránh...

        Trong một diễn văn truyền thanh toàn quốc, lời lẽ cảm động, đọc tại Chicago đêm 29-12-47, Wallace khua chiêng, gióng trống cho việc thành lập «một đạo quân giải phóng với thiên chức» giành lại quốc gia trong tay các chính đảng cũ mỏi mệt, phản động và tham nhũng đang lãnh đạo mù quáng trên đường thế chiến. Theo ông, đảng Cộng hòa là đảng «vô vọng», còn đảng Dân chủ dưới quyền lãnh đạo của ông Truman là «đảng áp bức và gây ra kiệt quệ kinh tế», chối bỏ Tân Sách thần thảnh, và đặt ra kế hoạch Marshall mà kết quả duy nhất chỉ có thể là thường trực ly gián Nga sô và Tây phương. Ông kết luận bằng giọng hăng say như sau :

        « Khi các đảng cũ đã thối nát, thì nhân dân có quyền ủng hộ một đảng mới, để có cơ hội đầu phiếu ủng hộ đại thiện, chứ không phải ông hộ tiểu ác... Vì vậy đêm nay tôi loan báo với đồng bào là tôi sẽ tranh cử Tổng thống Hoa kỳ năm 1918 với tư cách ứng cử viên độc lập.»

        Trong thế kỷ hiện hữu lịch sử đã chứng tỏ là mọi mưu toan lập đảng thứ ba đều thất bại. Hậu thuẫn chính trị của Wallace dựa vào một tổ chức mới gọi là Công dân Cấp tiến Mỹ(PCA), mà nòng cốt là các phân tử hoạt động trong phong trào nghiệp đoàn, đặc biệt là những người liên hệ với Ủy ban Hành động Chính trị Tổng công đoàn CIO. Một tổ chức khác là Ủy ban Công dân Phục vụ Nghệ thuật và Khoa bọc, lò trui luyện của giới trí thức khuynh tả bất mãn chính trị, đặc biệt là các nhà khoa học vật lý, xung vào đội ngũ «đấu tranh Hòa bình» vì sự kinh hoàng trước tác dụng của nguyên tử năng. Phong trào PCA lại lôi cuốn được nhiều đảng viên Dân chủ Tân Sách, thất vọng trước chủ trương tự do của ông Truman, và phần nào đồng ý với Wallece là chính sách đối ngoại Truman chứa đựng ngòi nổ thế chiến thứ ba. Đảng Cộng sản không công khai ủng hộ PCA, song hàng trăm đảng viên đã gia nhập với tư cách cá nhân, và vận động để trèo lên địa vị nòng cốt ở địa phương và trung ương. Cuối 1947, PCA được coi là một phong trào tả phái trên chính trường Mỹ. PCA rêu rao là có 100 000 đoàn viên trên khắp nước, với phân bộ tại 25 tiểu bang. Đồng thanh tương ứng, Wallace trở thành lãnh tụ trên thực tế của PCA.

        Nhưng đảng tân lập này lại nhuốm bệnh chia rẽ hầu như ngay từ buổi đầu. Một số nhân vật hữu danh khởi xướng phong trào, như Chester Bowes và bà Eleanor Roosevelt, chỉ quan niệm PCA là lực lượng tiến tới cấp tiến hóa đảng Dàn chủ, chứ không chủ trương biệt lập. Hàng chục đoàn viên rút lui, và gia nhập tổ chức tân lập Người Mỹ phục vụ Hoạt động Dân chủ (ADA), theo đường lối bài Cộng minh bạch và chấp nhận chính thể lưỡng đảng. Ảnh hưởng cộng sản gia tăng trong PCA khiến cho một số thành phần lao động hùng hậu rút lui, như nghiệp đoàn Công nhân Y phục Nữu ước, và nhiều nghiệp đoàn CIO. James Roosevelt, con trai cố Tổng thống và là đương kim lãnh tụ một bệ phái Dân chủ lớn tại nam bộ Californie, chỉ chấp nhận Wallace và PCA tại Los Angeles như là hình thức trừng phạt đối với ông Truman mà uy tín suy giảm, chứ không tiến xa hơn nữa, và kết quả là không ủng hộ Wallace.

        Kết quả là khi chuyển từ lý thuyết sang tổ chức chính đảng, phong trào Wallace đã mất hết hậu thuẫn, chỉ còn lại thiểu sổ cấp tiến khuynh tả chủ chốt, mang nặng tư tưởng cộng sản. Các quan sát viên chính trị cho rằng PCA không có hy vọng trở thành một đoàn thể hẳn hỏi, song vẫn có nhiều hy vọng phân tán lực lượng khiến TT Truman và danh sách Dân chủ có thể thất cử.

        Tân đảng Cấp tiến vẫn hoạt động ráo riết, và Wallace tiếp tục vận động không nghỉ. Wallace mở cuộc vận động trên toàn quốc giữa năm 1948, song với phương tiện nghèo nàn như nhà truyền giáo tha phương kiết xác. Đặt chân xuống một thị trấn mới không kèn không trống, ông không có ban nhạc tiếp đón tại nhà ga hoặc phi trường, không có cờ xí treo rợp đường, cũng như không được thị trưởng hoặc thống đốc công khai nghênh rước. Ủy ban sở tại, phụ trách tổ chức các cuộc nói chuyện của ông Wallace CÓ vẻ là một nhóm chính trị gia tài tử xuất phát từ hàng ngũ nghiệp đoàn hoặc sinh viên, giàu nhiệt tình nhưng nghèo kinh nghiệm, và có lẽ bị xóm giềng cho là cuồng điên và cấp tiến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2019, 11:22:10 pm »


        Nhưng nếu các ủy ban địa phương kém điệu nghệ thì một số cộng sự viên thân cận của Wallace lại có năng lực : trẻ tuổi, hữu tài, ăn nói ngọt ngào, và hoạt động hăng say. Về cương vị chính trị, họ là những người vô danh, song ý thức hệ của họ lại khuynh tả rõ rệt. Họ là môn đồ của nghệ thuật biện chứng pháp, trình diễn trước công chúng, và am tường tâm lý quần chúng. Bằng thủ đoạn cầu kinh, khích lệ, cộng đồng trình diễn những bài ca vô sản quen thuộc, họ biến các cuộc tập hợp dân chúng thành liên hoan tôn giảo, rồi đến khi cử tọa say sưa cao độ thì giới thiệu Wallace lên diễn đàn. Mặc bộ đồ răn rúm, mớ tóc phơ phất trên mắt phải, ông thường dụng ý tiến sâu vào đám đông, nhe răng cười, và vẫy tay đáp lại những lời đón chào náo nhiệt.

        Đảng Cấp tiến nhuộm màu Cộng sản rõ rệt trong chiến dịch vận động tranh cử toàn quốc. Vẫn biết đảng viên Cộng sản không nắm giữ chức vụ công khai buổi ban đầu, song người ta nhận thấy một số cảm tình viên Cộng sản hữu danh, ngay cả trong số cộng sự viên thân cận nhất với ứng cử viên Wallace. Các diễn từ và ấn phẩm của đảng Cấp tiến đã đầy rẫy lý luận biện chứng pháp Cộng sản quen thuộc, mặt khác tờ Công nhân Hàng ngày (Pally Worker) đã không hết lời ca tụng. Wallace có vẻ đã thành tù nhân của những lực lượng mà ông không công nhận, hoặc ông khinh thường tác dụng. Khi được hỏi về vấn đề này. ông tỏ ra bực bội hoặc tìm cách né tránh. Ông công khai phủ nhận là Cộng sản kiêm soát đảng cấp tiến, song lại nói là hoan nghênh sự ủng hộ của Cộng sản. Các chiến lược gia Dân chủ tìm đủ mưu thần chước quỷ để tố cáo phe Wallace là cộng sản. Trong một bài diễn văn đọc tại Nữu ước trong tháng 3, TT Truman tuyên bố :« Ngày nay cái gì cũng đắt, song đối với tôi thì sự ủng hộ của Wallace và bọn Công sản của ông lại quá đắt. Cho nên tôi không cầu họ ủng hộ.»

        Do định mạng trớ trêu cuộc « nổi loạnx của Wallace ở tả phái lại tương quan với cuộc «nổí loạn» của đảng bộ Dân chủ khuynh hữu miền Nam. Dần dà, thực tế đã cho thấy rằng sự ly khai của miền Nam đã tỏ ra là mối đe dọa lớn đối với ông, khác với dự tính.

        Bản thông điệp dân quyền do Tổng thống gửi Quốc hội ngày 2-2 là một trong những đề nghị lập pháp quyết liệt nhất. Đề nghị này dựa vào một cuộc nghiên cứu soạn thảo bởi một ủy hội đặc biệt của Tổng thống đặt dưới quyền điều khiên của ông Charles E. Wilson, chủ tịch công ty General Electric. Đề nghị của Tổng thống nhằm tiến tới một đạo luật bãi bỏ phần lớn bất công mà người da đen gánh chịu từ sau ngày được giải phóng khỏi nạn nô lệ, đồng thời thiết lập một ủy hội liên bang về dân quyền, một ủy hội cứu xét thủ tục thu dụng nghiêm chỉnh hầu xóa bỏ kỳ thi trong việc thu dụng nhân viên, trong trường học, trong các tiện nghi chuyền vận và công ích như hí viện và tiệm ăn, và một qui chế liên bang cấm hành hạ người da đen.

        Với tư cách cá nhân, ông Truman tin tưởng chắc chắn rằng những cái cách này rất cần thiết, song với tư cách chính khách, ông biết rằng đề nghị cái cách được đưa ra không hợp thời nên khó thể được Quốc hội chế định. Nhưng người ta cũng có lý do để cho rằng với tư cách chính khách ông đã cố ý đưa ra trong thời gian khó khăn ấy, hầu ngăn chặn những cam kết hấp dẫn của Wallace đổi với cử tri da đen nói riêng, và đối với người da trắng cấp tiến miền Bắc nói chung. Nhóm chiến lược gia của ông Truman sợ Wallace dành được nhiều phiếu tại đại đô thị, nơi mà lá phiếu da đen có tính cách quyết định, hơn là sợ miền Nam ly khai. Họ lý tuân rằng dầu quyền lợi bị tổn thương miền Nam vẫn duy trì nền đoàn kết theo truyền thống của đảng Dân chủ. Và họ đã tính sai. Vì nước cờ dân quyền được tấn lên để ngăn chặn Wallace lại châm ngòi cho cuộc nổi loạn lớn nhất của miền Nam kể từ năm 1928.

        Miền Nam tức thời phản ứng lại bản thông điệp của Tổng thống bằng sự giận dữ. Đã có dư luận muốn ly khai khỏi đảng Dân chủ hoặc tìm cách rút 116 phiếu cử tri đoàn miền Nam, không ủng hộ ông Truman làm ứng cử viên nữa. Miệng lưõi ly khai từ lâu vẫn là sắc thái quen thuộc của biện chửng pháp chính trị ở miền Nam, tuy nhiên lần này dư luận Hoa thịnh đốn tỏ vẻ lo ngại là sự bất mãn sẽ biến thành hành động.

        Ngày 10-5, một hội nghị mệnh danh là « hội nghị của những đảng viên Dân chủ bảo vệ quyền lợi tiểu bang» được triệu tập tại Jackson, Mississippi, với sự hiện diện của khoảng một ngàn nhân vật chính quyền, chính khách và quân chúng thuộc 7 tiểu bang nòng cốt miền Nam. Đường phố chính của thành phố Jackson treo rợp cờ xí - cờ của liên bang ly khai miền Nam ngày trước - với những ban nhạc nhà trường trình tấu ầm ỹ các bài hát miền Nam. Tổ chức cuộc họp này là thống đốc Fielding L. Wright. Ngày hôm trước, Fielding L. Wright đã nói thẳng với người da đen rằng nếu muốn «bình đẳng» họ hãy «tản cư ra khỏi tiểu bang Mississippi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 10:22:19 pm »

     
        Đại hội không dẫn đến những quyết nghị mạnh mẽ như giới triệu tập dự tinh, các đại biểu Vưginia North Carolina, và Georgia, tuy chống đối ông Truman song vẫn dè dặt. Tư tưởng ly khai khỏi đảng Dân chủ từng được coi là thiêng liêng, chỉ được đón nhận một cách thận trọng, vì nếu rút ra tức là thông đồng cho đảng Cộng hòa thắng cử, khiển các lãnh tu chính trị miền Nam sẽ mất thế lực và quyền lãnh dạo hùng hậu tại Quốc hội.

        Dầu sao thì ý nghĩ dè dặt này cũng không làm giảm được nhiều bất mãn mà chĩ dẫn tới hoãn binh mà thôi. Một đại hội gồm các đại diện miền Nam sẽ được triệu tập riêng biệt ngay sau đại hội thường kỳ của đảng Dân chủ, với mục đích tuyển chọn một danh sách ứng cử viên Dân chủ «đích thực». Người ta cho rằng thủ đoạn này sẽ làm cho ông Truman cũng như đối thủ của ông trong đảng Cộng hòa không thể chiếm được đa số phiếu cử tri đoàn, thành ra nội vụ sẽ được chuyển tới Hạ viện. Tại đó, mỗi tiêu bang chỉ có một phiếu, phe miền Nam là lực lượng giữ quân bình nên có thể tạo áp lực tiến tới một vị Tổng thống Dân chủ.

        Lý luận này có nhiều kẽ hở, và kẽ hở hiển nhiên nhất là phe ly khai tiên đoán đảng Dân chủ, tuy bị chia thành nhiều phái hệ, sẽ tái chiếm quyền kiếm soát Hạ viện. Đối với đa số quan sát viên đầu mùa hè 1948 thì viễn tượng này cũng mơ hồ như viễn tượng ông Truman đắc cử Tổng thống. Tóm lại, hội nghị Jackson cương quyết giữ vững lập trường «ngăn chặn» ông Truman, song đình hoãn chiến thuật áp dụng tới một đại hội sẽ nhóm tại Bưmingham sau đại hội thường kỳ của đảng Dân chủ nếu ông Truman được chọn làm ứng cử viên. Hậu quả của bội nghị Jackson là phe ủng hộ ông Truman gia tăng lo ngại một cách thật sự, vì miền Nam từng được coi là thành trì Dàn chủ có thể bị nứt rạn.

        Nhưng với phe Walace tấn công bên tả, và phe miền Nam tấn công bên hữu, Tổng thống vẫn chưa bị nhục nhã bằng với phong trào đề cao uy thế của tướng Eisenhower, nhằm loại trừ hậu thuẫn của thanh phần nòng cốt trong đảng Dân chủ, không cho ông Truman xử dụng quyền hầu như bất khả xâm được Đảng đưa ra tranh cử nhiệm kỳ hai nếu muốn.

        Hai suy luận được nêu ra : thứ nhất, ngay cả Eisenhower cũng không thể được đắc cử dưới ngọn cơ đảng Dân chủ, vì như vậy là Đảng đã mặc nhiên phủ nhận thành tích trong 4 năm qua của mình và nhân vật đã tạo ra thành tích ấy, nghĩa là ông Truman, và hạ bệ ông Truman chỉ có thể là án binh bất động để tạo điều kiện toàn thắng cho đảng Cộng hòa; thứ hai, việc các phần tử bảo thủ miền Nam và cấp tiến miền Bắc muốn ủng hộ một nhân vật mà quan điểm về vấn đề gây nhiều ý kiến đối nghịch nhất đương thời là dân quyền, lại hoàn toàn không rõ rệt, đã chứng tỏ sự lo ngại do thất vọng mà ra. Tạp chí Tân Cộng hòa (New Republic) đã đề cập tới lý luận phỉ thực tế này như sau : «Các chính trị gia Dân chủ không quan tâm tới lập trường của tướng Eisenhower, mà chỉ muốn có một ứng cử viên thẳng cử để lôi kéo các ứng cử viên địa phương thắng cử mà thôi.»

        Phi thực tế hay thực tế thì phong trào này cũng đã bành trướng tới mức độ gióng hồi chuông bảo động cao nhóm cán bộ ít ỏi song ủng hộ ông Truman trung thành. Đó là một mối đe dọa mà kế hoạch chiến lược của Clifford! không đề ra biện pháp phản công.

        Tên tướng Eisenhower sửa soạn được ghi vào danh sách đảng Cộng hòa trong cuộc tuyển cử sơ bộ New Hampshưe, cuộc tuyển cử sơ bộ của mùa tranh cử, và do đó đã mang ý nghĩa tâm lý nhiều hơn ý nghĩa tuyển cử. Tướng Eisenhower đã chặn đứng mưu toan này bằng cách tuyên bố là ông từ chối, không nhận lời đề cử. Lập trường của tướng Eisenhower đã quả rõ ràng đối với các lãnh tụ Cộng hòa, và đã tạo cơ hội hy vọng cho các ứng cử viên Cộng hòa thứ yếu. Song, phe chống Truman trong đảng Dân chủ lại lập luận khác. Theo họ, tướng Eisenhower tuyên bổ không muốn được đảng Cộng hòa đề cử, nên có thể ông muốn là đảng viên Dân chủ.

        Nương theo tia hy vọng mong manh ấy, họ tích cực hoạt động. Từ xuân sang hạ, phong trào ủng hộ Eisenhower khua chiêng gióng trống rầm rộ, song biến cố mong đọi vẫn không xảy ra. Đại hội đảng Dân chủ dự định khai mạc ngày thứ hai 12-7 tại Philadelphia, các đại biểu được mời tham dự một phiên nhóm đặc biệt trong thành phố, vào ngày thứ bảy, trước ngày khai mạc đại hội. Danh tính tướng Eisenhower không nhắc tới. Giấy mời chỉ ghi nhận là phiên họp có mục đích «lựa chọn nhân vật có khả năng nhất và cương quyết nhất sẵn sàng tranh cử» để đề cử.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2019, 09:13:54 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM