Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:32:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truman ông là ai  (Đọc 12296 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2019, 11:51:36 pm »


        Những vấn đề này không được giải đáp dứt khoát khi phiên họp tại Kay West chấm dứt. Song điều dứt khoát là Tổng thống Truman đã quyết định tiến tới. Ngày thứ hai, 18-11, 2 ngày trước khi Lewis xé bỏ khố ước, bộ trưởng Tư pháp Tom C. Clark vào phòng xử của thẩm phán quận liên bang T. Alan Goldsborough, yêu cầu tòa truyền lệnh cho các thủ lãnh thợ mỏ không được chấm dứt khế ước với chính phủ. Lệnh tòa được ban hành và tống đạt chiều hôm ấy cho Lewis tại văn phòng tại dường 15 và đường 1. Nhưng tại Pennsylvania, tây bộ Virginia, và Kentucky, hàng chục, hàng trăm công nhân phục vụ trong các công trường mỏ than lạnh lẽo, đầy bụi đen, không chịu đến nhận «ca», dường như đã đoán trước ý định của Lewis. Vả lại, từ Hoa thịnh đốn, Lewis không ra lệnh hoãn đình công cho họ. Nửa đêm thứ tư là kỳ hạn chót, vùng mỏ dọc núi Appalachian bị tê liệt. Sáng hôm sau, hầu như mọi khu mỏ than lịch thanh (soft coal) trên toàn nước Mỹ đều ngưng hoạt động.

        Chinh quyên đối phó bằng một loạt biện pháp tư pháp ngắn ngủi nhưng mang tính chất lịch sử. Thứ năm 21-11, thẩm phán Goldsborough truy tố Lewis và nghiệp đoàn thợ mỏ về tội bất tuân lệnh tòa án, tiếp tục đình công. Ngày thứ hai tiếp sau, Lewis và hai luật sư Joseph A. Padw y và Welly K. Hopkins, nạp biện minh trạng, phân kháng tư pháp lệnh, viện dẫn luật Norris-LaGuardia. Phụ tá bộ trưởng Tư pháp John F. Sonnett, đại diện chính phủ, lập luận rằng luật này không áp dụng cho các cuộc tranh chấp giữa nghiệp đoàn và chính phủ, vả lại, vụ này không liên quan đến quyền lợi lao động mà là nền an ninh quốc gia. Sau ba ngày nghị xét, ngày thứ sáu, tòa án xử chính phủ thắng. Thẩm phán Goldsborough truyền cho Lewis và nghiệp đoàn phải tới hầu tòa từ thứ hai về tội bất tuân lệnh tòa.

        Hoa thịnh đốn nín thở chờ đợi một cuộc tranh hùng về tư pháp. Phóng viên và nhiếp ảnh viên tụ tập săn tin tại trụ sở nghiệp đoàn ở đại lộ 15, và bám sát Lewis, vẻ mặt tức giận nhưng lầm lì, tới bàn ăn trưa tại lữ quán Carlton kế cận, và buổi tối, tới tư thất tráng lệ ở Alexandria. Lewis trò chuyện với ký giả song không cho phép trích dẫn đăng báo. Đương đầu với tình trạng thiếu hụt than tai hại, chính phủ cấm sự vận chuyển thiết lộ không cần thiết, và tái áp dụng chế độ cúp hơi điện thời chiến tai hàng chục thị trấn. Từ vùng nghỉ hè Kev West về Hoa thịnh đốn, TT Truman từ chối không bình luận về vụ tranh chấp than, khiến bầu không khí căng thẳng thêm.

        Phiên xử diễn ra ngày thứ hai, 2-12. Hàng trăm người đứng đặc hành lang và phòng xử đã tỏ vẻ thất vọng vì cuộc tranh hùng tư pháp mà họ chờ đợi không hề xảy ra, ngoại trừ vào giờ chót. Hai bên nguyên bị đều không nại nhân chứng, và các luật sư đối nghịch chỉ tập trung lý luân biện hộ vào quan điểm giải thích tư pháp luật Norris-LaGuarđia và các luật phụ thuộc. Trưa thứ ba, qua ngày thứ hai của phiên tòa, ông chánh thẩm Golđsborough, cao gầy và khắc khố trong áo thụng đen, tuyên đọc án tòa bằng giọng trầm lặng bình thản»... Không còn nghi ngờ gì nữa, bị đơn John L. Lewis (và nghiệp đoàn thợ mỏ Mỹ) đã phạm và tiếp tục phạm tội bất tuân lệnh tòa trên phương diện dân sự (và hình sự)» Trong khi ông chánh thẩm cất tiếng, phòng xử chìm trong im lặng căng thẳng. Ông chánh thẩm dứt lời, Lewis từ nãy đến giờ cố nén giận dữ, mặt tái mét, nặng nề đứng dậy, xin phép tòa được nói vài lời. Bằng giọng đều đều, và trầm trầm, ngân vang trong căn phòng cẩn gỗ đào hoa tâm, Lewis nói :

        «Lịch Sử của chế độ trưng tập lao động bằng án lệnh trước năm 1932 là một lịch sử bẩn thỉu... Phát biểu và hành động với tư cách chính thức là chủ tịch Liên hiệp Nghiệp đoàn Công nhân Mỏ Mỹ quốc, tôi không thể bằng hành động hoặc bất hành động tán thành sự tái sinh của chế độ trưng tập này. Tôi không thể phủ nhận những nguyên tắc hoặc chính sách lao động, tôi cũng không thể chấp nhận một đường lối mà kết quả là phản bội quyền lợi hợp hiến của lao động...»

        Dứt lời, Lewis hiên ngang bước ra khỏi phòng xử. Lewis định bất tuân án tòa không ? Lewis có noi gương Debs và Gompers bất tuân án tòa, và chịu ngồi tù, để trở thành «thánh tử đạo» lao động không ? Tình trạng vẫn chưa rõ rệt cho đến ngày hôm sau, hai bên nguyên bị được triệu tới tòa để nghe án lệnh : 3.500.000 đô la tiền phạt vạ nặng nề đối với nghiệp đoàn và 10.000 đô la đối với cá nhân Lewis, bản án phạt vạ nặng nề nhất chưa từng được tuyên trên phương diện bất tuân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 11:13:01 pm »

     
        Welly Hopkins la lớn «Thưa ông chánh thẩm, ngày hôm nay là ngày xấu xa trong lịch sử», còn Lewis thì tố cáo tòa án mưu toan làm nghiệp đoàn khánh tận. Ông chánh thẩm yêu cau Lewis giữ gìn lời nói thì Lewis đáp «Thưa ông chánh thẩm, dầu sao tôi cũng đã bị phạt về tội bất tuân rồi». Lewis còn muốn nói nữa, song luật sư Hopkins đã kéo ông ngồi xuống ghế. Nghiệp đoàn kháng tố thẳng lên Tối cao Pháp viện. Trong khi ấy, Lewis vẫn bướng bỉnh, không chịu ra lệnh cho công nhân trở lại làm việc. Sáng thứ bảy, Bạch Cung loan tin Tổng thống Truman sẽ lên tiếng buổi tối trên làn sóng điện, trực tiếp hiệu triệu công nhân quay lại hầm mỏ, không cần đợi chỉ thị của Lewis. Đó là mưu lược tuyệt vọng cuối cùng mà hậu quả có thể quyết định uy tín của Tổng thống.

        Tấn bi kịch sôi động kết thúc bất ngờ hồi 4 giờ chiều thứ bảy ấy. Lewis triệu tập một cuộc họp báo đặc biệt tại phòng hội của trụ sở nghiệp đoàn. Sau khi gần một trăm phóng viên và nhiếp ảnh viên đã an vị, Lewis trịnh trọng từ cửa hông tiến vào, ngồi trên bàn chủ tọa và, vẻ mặt mệt mỏi, ông đọc bằng giọng đắn đo một tuyên ngôn đã được viết sẵn :

        «Lệnh trưng tập của chính quyển, cưỡng bách công nhân phải rơi bỏ nghiệp đoàn, đã được Tối cao Pháp viện thụ lý. Vấn đề đang được tối CaO Pháp viện thụ lý sẽ định đoạt cho vận mạng của nền cộng hòa Mỹ quốc... Vì yếu tố trọng đại này và cũng vì sự kính trọng thích ứng đối với Tối cao Pháp viện9 nên trong khi nghị xử Tòa không thể được đặt dưới áp lực công chúng bị khích động bởi sự thác loạn tinh thần về một cuộc khủng hoảng kinh tế... (Bởi vậy) mọi hầm mỏ thuộc mọi quận bộ nghiệp đoàn sẽ tức thời tiếp tục sản xuất than... Mọi đoàn viên sẽ trở lại làm việc tức thời trên căn bản lương bổng và điều kiện thu dụng dương hanh đến ngày 20-11-46».

        Lewis đã đầu hàng hoàn toàn, và chiến lược «tháu cáy» của ông Truman đã thành công. Uy tín cá nhân Tổng thống của ông đã suy giảm, lại bị suy giảm vì đảng ông vừa bị thua trong cuộc bầu cử Quốc hội, song ông đã mang ra đối chọi với sự kiêu hãnh bướng bỉnh của nhà độc tài lao động hùng mạnh nhất, và ông đã thành công, và do đó, ông trở nên tin tưởng hơn trước.

        Theo dõi chính sách lao động của ông Truman trong những năm đầu tiên ở Bạch Cung, sử gia mai hậu chắc chắn sẽ lạc vào mê hồn trận, trừ phi hiểu được bề sâu liên tục của ông, một nhân vặt có một bề ngoài không liên tục. Đối với nghiệp đoàn hỏa xa và mỏ than, ông đã áp dụng hai biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất, chưa từng xảy ra trong lịch sử lao động thế kỷ 20. Nhưng hầu như cũng trong thời gian ấy, và vượt qua áp lực chính trị vô cùng nặng nề, ông lại phủ quyết dự luật Case, trù liệu về phần chính quyền những phương tiện chống đình công ít quyết liệt hơn phương tiện mà ông đích thân yêu cầu Quốc hội chấp thuận. Năm 1947, ông lại phủ quyết dự luật Taft-Harley, tương đối kém cực đoan hơn dự luật Case. Đường lối của ông Truman là mưu tìm một guồng máy cơ bản giúp cho lao động và chủ nhân điều giải những cuộc tranh chấp bản lai trên nền tảng công bằng cho hai bên, và phục vụ quyền lợi công cộng. Trên quan điểm thực tiễn và đơn thuần của ông, mọi cuộc tranh chấp phải được giải quyết theo chiều hướng công lợi, và khi cần, ông sẽ ký sắc lệnh để giải quyết. Ông không chủ trương tước đoạt những quyền lợi mà lao động đã tranh thủ một cách cam go. Song ông lại nghĩ rằng qui chế hùng hậu và nghiêm chỉnh để giải quyết tranh chấp lao động cần được thiết lập và Bạch Cung luôn luôn sẵn sàng áp dụng biện pháp quyết liệt để bảo vệ qui chế ấy, trong trường hợp cần thiết.

        Ổn định chính trị

        Cuối năm 1946, sau một năm rưỡi ở Bạch Cung, ông Harry Truman đã phải kết luận rằng hòa bình quốc nội cũng là mục tiêu bấp bênh không kém hòa bình quốc tế. Ông cố gắng tranh thủ nhiều, song chỉ đạt được ít kết qua. Quốc hội, nơi ông đã phục vụ một thời gian dài, và ông rất mực yêu mến, đã trở thành chiến trường tổn thất nặng nề nhất đối với ông. Là người phát xuất từ lòng nhân dân, ông đã thất bại hiển nhiên trong việc tranh thủ hậu thuẫn nhân dân. Nhân dân đã chán ngán chiến tranh khi ông bước lên ghế Tổng thống, và giờ đây, nhân dân lại chán ngán đảng Dân chủ.

        Năm ấy, trong cuộc tuyển cử mùa thu, giữa nhiệm kỳ Tổng thống, đảng Cộng hòa đã kiểm soát Quốc hội lần đầu sau 16 năm, đoạt được 11 ghế tại Thượng viện và 51 ghế tại Hạ viện, Thời vận của ông Truman tụt xuống mức thấp nhất.

        Nhưng như thời gian đã chứng tỏ khuất phục được con người đầy nhiệt tình như ông Truman không phải là dễ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2019, 11:29:30 pm »

    
CHƯƠNG VI

NHÀ CHÍNH KHÁCH TRONG BẠCH CUNG

        Vị Tổng thống với nhiều khuôn mặt

        Sau hai năm, nhân dân Mỹ mới hiểu được con người của Tổng thống Truman, một con người gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau.

        Ông là người bạo ngôn và thích giải trí đơn giản mỗi khi ở xa Bạch Cung. Ông là người mộ đạo, trung thành với giới luật luân lý thông thường. Ông là người có ý thức bổn phận mạnh mẽ, và có can đảm tranh đấu cho điều mà ông thấy đúng. Ông thường có thói quen quyết định chớp nhoáng, nên gặp nhiều trường hợp nan giải, ông làm tròn nhiệm vụ một cách lương tâm, ông lại có khả năng quyết định, và can đảm thực hiện quyết định. Ông là người tính tình bình dân, thật thà, thẳng thắn, không thủ đoạn hoặc cao vọng. Ông không phải là siêu nhân, song lại có rất nhiều đảm lược, tiên kiến chính trị và lương thức.

        Ông Truman đã mang vào Bạch Cung một luồng gió mới đầy hăng say và sinh lực. FDR thường dậy trưa, bắt đầu công việc hàng ngày bằng cuộc họp bên giường ngủ với các phụ tá, còn Truman - cựu nông gia ở Missouri lại trở dậy và hoàn toàn tỉnh ngủ, hồi 6 giở sáng. Không cần người hầu, ông tự tắm rửa, cạo râu, và mặc quần áo một cách tỉ mỉ, hợp với khiếu thẩm mỹ của ông chủ tiệm bách hóa ngày xưa, hồi ông mới xuất ngũ. Ông đọc lướt 3,4 tờ nhật báo, viết vội một bức thư gửi về quê nhà hoặc vài chỉ thị cho cộng sự viên, rồi đúng 7 giờ, ông vào thang máy riêng xuống từng dưới. Nhân viên Mật vụ chờ sẵn, và tháp tùng ông ra ngoài trời mát lành buổi sáng, để tản bộ trước bữa điểm tâm, một thói quen nổi tiếng của ông Truman. Một vài phóng viên thường đợi ông tản bộ để trò chuyện riêng, tuy nhiên ghi chép rất khó khăn vì ông bước nhanh, 120 bước trong một phút, vả lại, Tổng thống thích nói chuyện tầm phào khi ấy hơn là bàn bạc đề tài nghiêm trọng. 7g 45 ông trở về tư dinh điểm tâm, thường là với phu nhân và ái nữ Margaret. Mấy phút sau 8 giờ, ông rảo bước vào văn phòng hình bầu dục của ông, vui vẻ chào Rose Conway, nữ thư ký từng phục vụ cạnh ông từ thời ông còn là thượng nghị sĩ, ngồi ngay ngắn trong cái ghế lớn bọc da đen, và bắt đầu làm việc.

        Truman là một nhà hành chính gọn gàng trong công việc, song không nô lệ thủ tục hoặc biếu đồ tổ chức. Đức tính chính yếu của ông là không thích trì chậm, lần lữa. Việc nào cần làm thì phải làm xong, và ông muốn các cộng sự viên theo đúng tiêu chuẩn này. ông thu gọn tổ chức bí thư và phu tá đặc biệt do cố Tổng thống đế lại, tuy nhiên không giao việc riêng cho từng người. Buổi sáng thường có phiên họp đầu não ở Bạch Cung, ít khi kéo dài quá 20 hoặc 30 phút, với 6 hoặc 8 phụ tá chính yếu ngồi quanh bàn giấy ông. Phiên họp ít bàn luận chính sách, mà chỉ tập trung vào việc báo cáo tình hình và nhiệm vụ thực hiện. Những cộng sự viên Bạch Cung được tự do vào văn phòng Tổng thống bất luân giờ nào, ngoài giờ hội họp thường lệ, để thảo luận một điểm chưa hiểu hoặc xin giải thích rõ ràng về một chỉ thị.

         Thời giờ buổi sáng thường được dành để tiếp khách, mà danh sách do bí thư tiếp tân sắp xếp, còn buổi chiều dành cho công việc quan trọng chính quyền và thuyết trình về các vấn đề đặc biệt: hội nghị với Bộ trưởng, giám đốc Nha Ngân sách, cộng sự viên, và các nhân vật khác. Những phiên họp buổi chiều này chú trọng tới đường lối, chính sách. Ông Truman không phải là người suy tư sâu sắc, song ông lại chịu khó ngồi nghe, biết đặt câu hỏi bén nhọn, và chịu học hỏi chịu đào sâu vào sự kiện. Ông lại có trí nhớ thiên bẩm, và nhờ đọc sử nhiều ông thường có thể dựa vào sử nghiệm để so sánh, hoặc giải quyết công việc đương thời. Ông không chạm tự ái, và sẵn sàng nhìn nhận các chuyên viên ngoại giao, kinh tế, và quân sự, nghĩa là những lãnh vực mà ông phải đối phó, giỏi giang hơn ông. Ông giao nhiều trách nhiệm cho chuyên viên, và nghe theo lời khuyến cáo của họ, sau khi gạn lọc bằng lương thức bản thân. Khi ông nhận thấy đúng, ông quyết làm cho kỳ được.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Giêng, 2019, 12:06:37 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2019, 12:07:54 am »


        Phải mất hơn một năm, phụ tá đoàn, tức là tai, mắt và tay chân phụ thuộc của Tổng thống, mới chính bị xong hàng ngũ. Ba bí thư nòng cốt là Boss, phụ trách báo chí, Matthew J. Connelly, người Ải nhĩ lan sinh trưởng tại Massachusetts, khôn ngoan về chính trị, từng phục vụ trong ủy ban điều tra Truman tại Thượng viện, phụ trách tiếp tân và William D. Hassett, một nhân vật khả ái, cựu ký giả, quen thuộc với xã hội Hoa thịnh đốn phụ trách thư tín, phần hành của ông từ nhiều năm với FDR. Dưới cấp bí thư (hoặc bộ trưởng Tổng thống phủ lời dịch giả), có một nhân vật khác, từ thời Roosevelt lưu lại : Samuel I. Rosenman, luật sư Nữu ước hữu danh, và sau này là thẩm phán, mà biệt tài xử dựng biện chứng pháp cấp tiến đã tô điểm nhiều diễn văn và công kiện của Tổng thống thêm phần hứng khởi. Rosenman rời chính quyền thảng 1-1976 Cố vấn đặc biệt là một sĩ quan hải quân, cựu luật sư trẻ tuổi ở St. Louis, khôi ngô nhưng ít người biết tiếng : Clark M. Clifford. Dần dà, Clifford đã tỏ ra có nhiều biệt tài. Ông là người lịch sự, khả ái, có tài đãi khách, ông lại có một kiến văn phi thường, giầu khả năng phân luận, phát biểu dễ dàng, và minh bạch mà không cầu kỳ.

        John R. Steelman, giữ chức vụ oai vệ Phụ tá (duy nhất) Tổng thống lại không tương xứng. Sinh trưởng tại Alabama, ông nặng 110 cân, thân thể cường tráng, và trước khi vào Bạch Cuug từng là nhân viên cao cấp trong nhiều năm tại Nha Điều giải thuộc bộ Lao động. Ngoài nhiệm vụ gạch nối giữa chính phủ và nghiệp đoàn, ông còn là liên lạc viên nòng cốt giữa Bạch Cung và các nha bộ, thúc đẩy hoạt động, tiếp nhận phúc trình và hòa giải những cuộc tranh chấp nhỏ.

        Trong số cộng sự viên, còn phải kể đến thiếu tướng Harry Hawkins Vaughan, mà sự bổ nhiệm vào Bạch Cung được coi là điển hình cho nhược điểm của ông Truman : sự liên hệ tình cảm chung thủy một cách bướng bĩnh với bạn cũ khiến cho phê phán thường bị lầm lạc. Vaughan là một nhân vật cao lớn, vui như Tết, trong thế chiến thứ nhất là bạn đồng ngũ của Tổng thống, và sau đó cùng phục vụ với Tổng thống trong lực lượng trừ bị Missouri và đạo quân viễn chính Mỹ. Tài sơ, trí thiển, Vaughan từng đóng góp vào chiến dịch tái cử 1940 của ông Truman, trước khi tới Hoa thịnh đốn phục vụ trong văn phòng thượng nghị sĩ. Vào Bạch Cung, ông Truman mang theo người bạn nối khố, chuyên nổi dỏc và đánh xì này. Trước sự kinh ngạc của toàn thế. và sự bực bội của phe tướng lãnh bảo cựu tại Ngữ giác đài, ông phong đại tá trừ bị Vaugban làm thiếu tướng, giữ chức phụ tá quân sự. Ở chức vụ trên trời rớt xuống này, Vaughan bắt đầu đọc diễn văn và mời bảo chỉ phóng vấn, văn phòng của ông tại Bạch Cung trở thành sào huyệt của đám người bảnh bao «thấy kẻ sang bắt quàng làm họ» và ma đầu chính trị lợi dụng thế thần cho mục đích riêng tư ám muội. Tổng thống không phải không biết, bằng chứng là nhiêu lần đã khiển trách Vaughan nặng nề, tuy nhiên Tổng thống lại không muốn bạn cố tri bị người ngoài chỉ trích.

        Trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ nhất còn một số cộng sự viên khác, như Dayid Niles, chuyên viên xã hội, người Boston, ăn nói nhỏ nhẹ, lưu nhiệm từ thời FDR, chuyên trách đơn từ khiếu nại của các tổ chức Do thái, da đen, Ba lan và các nhóm thiểu số khác; Charles, Murphy, Dayid Lloyd và George Elsey, những chuyên gia tận tâm và có khả năng, làm mọi việc trên địa hạt viết diễn văn, sưu tầm lập pháp và điều tra sự thật ; Donald Dawson, luật sư và đàn em của Pendergast từ Kansas-City tới, phụ trách tân khách và các nhiệm vụ chính trị thứ yếu ; James E. Webb, một Viên chức chuyên nghiệp có khả năng nhưng vô danh,được vinh thăng giám đốc Ngân sách sau khi Harold Smith phục vụ từ thời EUR từ chức cuối năm 1945.

        Thời kỳ ham mê sự mới lạ trôi qua, cuộc sống gia đình ở Bạch Cung đối với ông bà Truman là một cực hình. Từ thuở nào đến giờ, gia đình ông gồm một bộ ba thân yêu, chung sống mật thiết, và quen thuộc với bà con và xóm giềng thân mật tập trung ở Iudepe dence, Missouri. Làm thượng nghị sĩ, lương bổng tương đối rồi rào, ông cũng sống với gia đình một cuộc đời xã hội tầm thường, không sôi động, trong căn nhà chung cư gồm 5 phòng, ở đoạn trên đại lộ Connecticut, Hoa thịnh đốn. Phu nhân Bess Truman là một phu nữ mập mạp, giàu nghị lực,làm phân lớn mọi việc trong nhà, không ưa đời sống xã hội, và không bao giờ xuất hiện ở những hội hè sang trọng ỏ Hoa thịnh đốn. Margaret, một cô gái 10 tuổi bé nhỏ, mảnh khảnh được cưng như trứng mỏng, khi gia đình lần đầu tới Hoa thịnh đốn, đã trở thành nữ sinh viên năm thứ nhất đại học đường George Washington, sinh đẹp một cách lả lướt, và thông minh, khi cha cô trở thành Tổng thống. Phu nhân cũng được ông yêu thương đặc biệt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:47:34 pm »


        Gia đình ông Truman tìm mọi cách tách biệt giữa đời công và đời tư. song rất khó khăn. Bởi vì một trong bộ ba đi đến đâu thì sở Mật vụ hùng hậu đều theo đến đấy. Muốn về thăm quê nhà Independence vào mùa hè thì phải dùng tàu hỏa riêng, và tham dự cuộc tiếp rước khổng lồ khi con tàu tới ga. Đời sống xã hội của gia đình bị đặt dưới sự kiểm soát liên tục của guồng máy hành chính. Dầu ông bà đổi chỗ đặt bàn ghế, thay riềm, treo lại tranh ảnh, tư dinh Bạch Cung vẫn còn là một bảo tàng viện, không đượm vẻ thân mật gia đình. Ngay cả khi ăn cơm tối riêng trên bao lơn phía nam, ông bà và cô Margaret cũng bị những người tò mò rình rập bằng ống nhòm và mảy ảnh gắn viễn kính. Phu nhân Bess Truman chỉ làm tròn nhiệm vụ đệ nhất phu nhân, nghĩa là tham dự các lễ khánh thành, tiếp tân, tiệc trà, chủ tọa danh dự .. ngoài ra, không hoạt động gì khác nữa. Chưa bao giờ bà triệu tập hội họp báo chí, cho ký giả phỏng vấn riêng, hoặc vận động để thực biện một chương trình của chính quyền trong những ngày bà ở Bạch Cung.

        Làm Tổng thống, ông Truman là người tự tin, luôn luôn nghe theo tiếng gọi bản thân. Nhưng trở về đời sống gia đình, ông lại nhiều khi hoài nghi, tự vấn lương tâm, và chính ông cũng thú nhận là giàu tình cảm mặc dầu đã luống tuổi. Phu nhân và ái nữ thỉnh thoảng vắng mặt ở Bạch Cung, khiến ông lẻ loi và buồn bã. Sau giờ làm việc, ông lơ đãng nhìn tòa lăng tẩm xưa to lớn, vặn lại đồng hồ, phòng nào cũng vào, quan sát trên trần và dưới hầm, suy nghĩ mông lung về những vĩ nhân đã cư ngụ tại Bạch Cung trước ông, và ngạc nhiên một cách kinh hoàng về việc ngày nay ông cũng ở Bạch Cung như họ. Đôi khi, như ngọn đèn nhỏ bé bừng sáng trong lương tri, ông lại nghĩ đến huyền thoại của chức vụ Tổng thống, và định mạng đã an bài ông vào địa vị cao cả đó.   

        Chức vụ tối cao đã hạn chế tự do cá nhân, tuy nhiên chỉ có vài vị Tổng thống là ít bực bội về sự hạn chẽ này hơn ông Truman. Đành rằng ông thường phàn nàn một cách tế nhị rằng nhiệm vụ quá nặng nề, tự do cá nhân lại bị hạn chế, ông Truman vẫn thật tình ham thích chức vụ. Sự đào luyện từ nhỏ đến lớn đã giúp ông đón nhận trách nhiệm. Ông cũng có tham vọng quyền bành, do chức vụ chỉ huy mà ra, song tham vọng của ông chỉ ở mức bình thường. Trời phú cho ông một lương tâm an bình, không bị ngoại cảnh chi phôai, nên ông có thể thản nhiên đương đầu với thăng trầm chính trị. ông là người kiêu hãnh, nhưng lại kiêu hãnh một cách mộc mạc và lành mạnh, bằng chứng là ông đã tỏ vẻ hoan hỉ bình dị trước những lời xưng tụng khi ông xuất hiện ngoài công chúng. Đó là lý do phần lớn ông là một trong các Tổng thống hay công xuất nhất. Hễ có cơ hội là ông về thôn đã đọc diễn văn, tham dự đại hội, cắt băng khánh thành, tham gia những cuộc nghỉ hè được loan báo rầm rộ, và đặc biệt là về Kansas City, Independence, và Grandview, nơi mẫu thân ông cư ngụ, những nơi quen thuộc và thân tình đối với ông. Ông là người của dân chúng, người xuất thân từ tầng lớp bình dân. Ông tự cảm thấy cũrg giống hàng vạn, hàng triệu người khác, nhưng được định mạng chọn lựa - vì một lý do mà ông không hiểu -  để điều khiển đất nước. Ông tự ví với cái phong vũ biểu nhậy cảm trước nhiệt lượng của quảng đại quần chúng, và am hiểu được nguyện vọng của họ.

        Khi ở xa Hoa thịnh đốn, ông Truman mới tự do bộc lộ được bản năng, bản năng của người vô tư lự, thích đùa bỡn, hơi ngang tàng, và đối với nhiều người, còn mang tính chất quá trớn nữa. Ông thường nói là thích sống theo bản năng thiêu nhiên. Và trên thực tế, đã có làn ông làm thiên hạ bàng hoàng. Năm 1946, hướng dẫn ông Churchill đi Fulton, Missouri - nơi ông Churchill đọc bài diễn văn nổi tiếng về bức màn sắt - Tổng thống Truman trèo lên ca-bin của đầu tầu đồ sộ chạy bằng dầu cặn, khi đoàn công-voa dừng lại dọc đường, đội mũ xanh, và choàng khăn đỏ thợ máy, rồi lái con tàu trên suốt 40 cây số, thích trí như cậu bé lên 10.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2019, 11:05:43 pm »


        Chuẩn bị chương trình mới

        Làm Tổng thống mà thiếu liên kiến chính trị thì sẽ gặp nhiều bực dọc như ông Wilson, hoặc đôi khi khoanh tay vô hiệu như ông Eisenhower, ông Truman tất có nhiều nhược điểm song lại không mắc phải nhược điểm này.

        Ông Truman và phu nhân về quê nhà Independence để đầu phiếu trong cuộc tuyển cử Quốc hội ngày 5-11-1946. Sáng hôm sau, trở về Hoa thịnh đốn, lúc hai ông bà xuống nhà ga Union Station cũng là lúc thời vận của ông Truman suy đồi thêm một bực nữa. Kể từ năm 1938, cuộc bầu cử Quốc hội này có nhiều người đi bầu nhất, song trên toàn quốc cử tri đã rõ rệt phản đối ông Truman và đảng Dân chủ. Lần thứ nhất sau 17 năm, đảng Cộng hòa kiêm soát lưỡng viện và chiếm da số ghế thống đốc tiểu bang. Guồng máy Dân chủ ở thị trấn lớn như Chicago, Jersey city, Nữu ước, Detroit, xụp đổ trước sự tấn công vũ bão của đảng Cộng hòa. Có lẽ từ thời Andrew Johnson, chưa vị Tổng thống nào mất nhiều uy tín và quyền lãnh đạo bằng ông Truman khi ông thầm lặng trở về thủ đô buổi sáng tháng 11-46 lạnh lẽo, đây sương mù ấy.

        Nhưng cuối thảng 11, ông lại đã giao chiến với Lewis và nghiệp đoàn thợ mỏ. Hành động làm tinh thần ông hứng khởi, và các cuộc thăm dò công luận cho biết uy tín của ông được tăng lên lại. Tháng 1-47, ông gửi Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát một thông điệp liên bang mạnh mẽ, yêu cầu ngân sách 37.5 tỉ đô la. ổng lặp lại những đề nghị đưa ra trước đây và bị chống đối, như chế độ bảo hiểm sức khỏe cưỡng bách( dân quyền, và luật thu dụng lao động thích ứng. Ông còn yêu cầu hợp nhất quân lực, một chương trình kiến ốc đại qui mô, và tái thẩm toàn bộ luật lệ lao động đương thời. Sau đó, ông còn yêu cầu Quốc hội chấp thuận chủ thuyết cách mạng Truman về việc viện trợ cho Hi lạp, Thổ nhĩ kỳ.

        Phe Cộng hòa kiểm soát chặt chẽ ở Quốc hội, với đa số 6 thượng nghị sĩ, đa số 57 dân biểu, dưới sự chỉ huy của đảng viên Cộng hòa Robert A. Taft. Quốc hội này là Quốc hội thứ 80. Ông Truman đã đưa Quốc hội thứ 80 vào lịch sử vì đã mệnh danh là « quốc hội ăn hại » trong chiến dịch vận động tranh cử toàn quốc năm 1948 (Nhiều năm sau, ông nhìn nhận rằng quốc hội này khả quan).

        Ông Truman đã biếu lộ cử chỉ hòa giải thích ứng với đảng thắng cử, và mời hợp tác, sau khi cảnh cáo rằng quyền lợi tối cao quốc gia sẽ bị thương tổn nếu Quốc hội và Bạch Cung tranh chấp vì mău sắc đảng phái. Tuy nhiên, là người có óc thực tế, ông phải biết rằng sự nhân nhượng lẫn nhau chỉ có thể xảy ra phần nào mà thôi, ông lại là người quen đấu tranh lẽ nào lại không rõ rằng tấn công là phương pháp phòng thủ tốt nhất. Chính những hoàn cành khó khăn này đã giúp ông Truman thai nghén một chương trình chính trị mang sắc thái riêng, mệnh danh là Trung Sách. Sự thai nghén này là một trong các biến cố đầy ý nghĩa nhất của kỷ nguyên Truman. Tác giả xin thuật lại sau đây, căn cứ vào chứng tích của nhiêu nhân vật phụ tá Bạch Cung đã hoạt động thầm lặng trong hậu trường từ 1947 đến 1948 để tạo ra một bản sắc sống động và riêng biệt cho nhiệm kỳ của Tổng thống Truman. Mục phiêu cấp thời của nhóm « Cận vệ Bạch Cung» này là tìm cách đảm bảo cho ông Truman tái đắc cử năm 1948, mà hồi ấy chính ông Truman cũng chưa quyết định là có tranh cử hay không. Trên đường dài, họ muốn nhào nặn công cuộc phát triển xã hội và chính trị quốc gia theo triết thuyết cấp tiến của họ. Đầu não của nhóm là Oscar R. Ewing, giám đốc Cuộc An ninh Liên bang, Clark Clifford, Phụ tá đặc biệt của Tổng thống, Leon Keyserling, nhân viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế, C. Girard («Jebby» ) Dayidson, Phụ tá bộ trưởng Nội vụ, Dayid A, Morse, Phụ tá bộ trưởng Lao động, và Charles S Murphy, phụ tá hành chính cạnh Tổng thống. Ngày nay xét lại, người ta thấy những nhân vật này không phải là một tập đoàn cách mạng. Song mỗi người lại có quyền hành trong địa hạt riêng của nền hành chính liên bang, và có thể tranh thủ hậu thuẫn của các thành phần khác. Trên thực tế, ảnh hưởng tập thể của họ có thể chi phối mọi cơ quan quan trọng của hành pháp.

        Theo lập trường của nhóm thì trong 18 tháng đầu tại chức ông Truman tự nhận thấy có bổn phận tiếp tục đường lối của FDR và Tân Sách, tuy nhiên sự gián đoạn chiến tranh đã làm Tân Sách mất nhiều ý nghĩa sống động, và tình hình hậu chiến đòi hỏi những thay đổi mới. Những vấn đề quốc nội cần được nhận thức dưới một nhãn quan cấp tiến, song đây không phải là chủ nghĩa cấp tiến hướng vào nghèo đói và bất bình đẳng, như trong Tân Sách, mà là vào sự tạo lập một guồng máy phân phối đồng đều sự thịnh vượng chắc chắn xảy ra. Tóm lại, nhóm cố vấn này tìm cách biến lý thuyết kinh tế tiếp tục phát triên thành thực tế chính trị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2019, 10:41:28 am »


        Năm 1947, đó là một khái niệm táo bạo, hoàn toàn đối nghịch với quan điểm bảo cựu chính thống cho rằng mực độ và phương hướng phát triền kinh tế chỉ có thể được quyết định trên thị trường tự do, không dính dáng đến chính quyền. Clark Clifford thuật lại như sau :

        « Năm 1946 là một sự thất bại đau đớn. Sự thất bại này cho thấy chương trình Truman không có phương hướng minh bạch và mạch lạc chính trị, dẫu rằng các chính trị gia và dân chúng không nghĩ như vậy. Nếu không kịp thời khắc phục, thì hai năm sắp tới sẽ là thời kỳ chán chường, và năm 1948 chắc chắn ông Truman sẽ thất cử.

         Theo tôi thì Jack (Oscar) Ewing là người đầu tiên đưa ra ý kiến, một số anh em chúng tôi thỉnh thoảng hội họp để tìm cách hoạch định một đường hướng chính trị mạch lạc cho chính quyền. Địa bàn hoạt động của chúng tôi là thuần túy quốc nội, không quan tầm đến quốc tế. Chúng tôi muốn hoạch định những chính sách có sức hấp dẫn mạnh mẽ về chính trị nữa. Chúng tôi muốn hoạch định những mục tiêu thật sự đáp ứng nhu cầu sâu xa nhất và lớn lao nhất của dân chúng, chúng tôi còn muốn xây dựng một chương trình cấp tiến, và trực tiến chung quanh những mục tiêu này, gọi là chuơng trình Truman.

         Mục đích của chúng tôi là 6 hoặc 8 anh em chúng tôi nhóm họp bàn bạc đế chấp thuận một đường hướng mà chúng tôi sẽ yêu cầu Tổng thống áp dụng. Rồi bằng cách thầm lặng và kín dáo, mỗi người hoạt động trên lãnh vực và lề lối riêng của minh, chúng tôi sẽ tìm cách lèo lái Tổng thống theo con đường đã vạch. Dĩ nhiên, chúng tôi đang ở trong tình trạng cạnh tranh ráo riết. Phần lớn Nội các và các lãnh tụ Quốc hội lại thúc giục ông Truman tiến chậm, để xoay lại gần cận với đường lối bảo thủ. Họ dùng ông Taft làm hung thần để dọa Tổng thống. Ngược lại, chúng tôi thúc đẩy ông trên con đường khác, thực hiện một chính sách táo bạo và mới mẻ. Bởi vì dầu ông có thái độ nào nữa thì cũng không thể xoa dịu được Quốc hội hiện do đảng Cộng hòa kiểm soát.

        « Thật vậy, hai trào lưu đang xoắn lấy nhau để chính phục tư tưởng của Tổng thống. Sự giành giật này hoàn toàn diễn ra trong hậu trường, và tôi không nghĩ rằng ông Truman thấy rõ. Đó là một cuộc đấu tranh không ngừng trong hai năm ấy, và hai phe đã tiến tới một thời kỳ mà không phe nào yêu cầu hoặc chấp thuận hưu chiến.»

        Nhóm cố vấn này ra đời cuối năm 1946. Mỗi tối thứ hai, họ nhóm họp tại nhà của Ewing tại lữ quan Ward man Park. Họ dùng cơm hồi 6 giờ tối và tranh luận cho đến gần nửa đêm. Cuộc họp diễn ra không ghi chép, không có biên bản, và cùng không được tiết lộ cho báo chí biết. Nghị trình thường được thu hẹp vào một hoặc hai vấn đề dang được hoặc sắp được đệ lên Tổng thống quyết định. Clifford và Keyserling, vì phụ trách nhiệm vụ quan trọng ngay tại Bạch Cung, có thể ảnh hưởng trực tiếp với Tổng thống, những người khác, hoạt động ở xa Bạch cung song cũng đắc lực không kém.

        Nhóm chiến lược gia Ewing - Clifford được giải tản năm 1948, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chính yếu, với việc ông Truman được thắng cử. Nhóm này đã mang lại cho chương trình Truman luồng giỏ cấp tiến liên tục vô cùng cần thiết, khiến Trung Sánh của ông Truman trở thành một biến cố riêng biệt và hữu bạng trong lịch sử của chức vụ Tổng thống.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2019, 11:37:26 pm »


Chương VII

TRÊN BỜ VỰC THẲM CHIẾN TRANH

Chủ thuyết Truman

        Ngược dòng lịch sử, chính sách đối ngoại Hoa kỳ được đặt trên nền tảng hòa bình Anh quốc, nghĩa là trên quyền kiểm soát mặt biển của hải quân Anh, và quyền kinh tế của đế quốc Anh trong việc cưỡng lập một sự ổn cố tương đối trên sinh hoạt chính trị xáo trộn ở Âu, Phi và Á châu. Trong một trăm năm từ 1815 đến 1914, thế giới an hưởng một thời kỳ thái bình vô tiền khoáng hậu, đồng thời cuộc cách mạng kỹ nghệ đã hé mở nhiều triển vọng thịnh vượng vật chất cho nhân loại. Kỷ nguyên thái bình thịnh trị này đã in dấu vết nhân ái dường như không bao giờ loãng nhạt của ngai vàng Anh quốc. Trong cảnh an hòa này, và lại thêm lợi điểm là đồng tây đều có đại dương trấn giữ, Hoa kỳ đã trưởng thành và thịnh vượng, nếp sống cô độc không hề bị quấy rối, chính sách đối ngoại đặt định trên chủ thuyết giản dị là «không dính dáp vào các liên minh phiền toái».

        Chủ thuyết này đã bị xuyên thủng trong thế chiến thứ nhất và Hoa kỳ bị lôi cuốn vào cơn lốc hùng mạnh làm suy giảm ưu thế của Anh quốc từng được coi là cột chống cho tòa nhà chính trị Âu châu. Sự suy giảm này đã hiện rõ trong những tiếng súng mở đầu đại chiến thứ hai, vì công luận bắt dầu nhận thấy Anh quốc đã để mất sáng kiến trên vũ đài chính trị thế giới và sức mạnh quân sư để hậu thuẫn sáng kiến này vào tay Đức, Nhật và Nga sô, những chế độ độc tài đang bành trướng. Sự can thiệp của Mỹ đã giúp cho cơ cấu quyền hành bảo thủ Anh quốc thoát khỏi tai họa sụp đổ gần kề. Cuối thế chiến thứ hai, mặc dầu đồng minh tây phương là phe chiến thắng, quyền lực thế giới của Anh quốc chỉ còn là vang bóng một thời. Trong nước, Anh quốc bị kiệt quệ, nền kinh tế hầu như bị tàn phá, đế quốc hải ngoại bị tan rã, và sức mạnh hải quân hùng hậu làm giường cột cho chính sách ngoại giao trong 200 năm biến thành hư ảnh trong tân kỷ nguyên không lực mà Anh quốc hầu như không có. Đồng thời trên lục địa, các quốc gia Tây Âu, sau nhiều năm tiếp tay cho bá quyền Anh quốc một cách miễn cưỡng, đã bị đè bẹp vả bất lực hoàn toàn.

        Trong khoảng trống chính trị mênh mông ấy ở Âu châu, chỉ còn Nga sô - mặc dầu bị thương tật một phần -là còn sức mạnh và ý chí của kẻ thắng trận. Và trên thực tế, Nga sô đã hành động như kẻ thắng trận : thiết lập trên đống gạch vụn chiến tranh một nền vô sản chuyên chính thế giới, mà Marx và Lénine đã tiên tri. Trên thế giới, cường quốc duy nhất còn lại có đủ tiềm lực lớn lao để ngăn chặn mưu đồ đế quốc sô viết là Hoa kỳ.

        Các nhà lãnh đạo họp tại Yalta để hoạch định thế giới chiến hậu chỉ lờ mờ nhìn thấy thế cờ quốc tế mới giữa Nga sô ở bắc bán cầu và Hoa kỳ ở tây bán cầu. Mãi đến nay, ngược dòng lịch sử, người ta mới nhận rõ được ngọn trào thời cuộc. Nhưng tại Yalta, trong khi Stalin nắm vững chủ thuyết đấu tranh xâm lược mác-xít làm phương châm cho cuộc

        cờ mai hâu thì Roosevelt và ở một tư thế hoài nghi, Churehill, lại chỉ nhắm tới một tân trật tự thế giới đặt căn bản trên sự hợp tác đoản mệnh giữa các đại cường qua trung gian LHQ. Roosevelt tin tưởng rằng sự hợp tác trong chiến tranh sẽ dẫn tới sự hợp tác trong hòa bình.

        Bởi vậy, chính sách đối ngoại mà FDR chuyền lại cho ông Truman đã được thai nghén trong sự tin cậy hỗ tương giữa Nga sô và Tây phương, sự triệt để tôn trọng mọi thỏa ước, và sự thay thế hành động đơn phương bằng hành động hợp tác trong những địa hạt liên quan đến cộng đồng quốc tế.

        Sư tin tưởng vào khái niệm hí xả này đã bắt đầu suy giảm tại Hoa thịnh đốn mùa thu 1945 vì hạt giống chiến tranh lạnh đã nầy chồi tại Ba lan Nam tư, Đức quốc, và tại hội nghị sáng lập LHQ ở  Cựu kim sơn. Sang đến 1946 và đầu 1947, thì cây chiến tranh lạnh đã đâm bông kết trái, với Việc Nga sô đẩy mạnh công cuộc cộng sản hóa Âu châu và Trung đông, không đểm xỉa đến cựu đồng minh, và lạnh lùng chà đạp lên những khẩu hiệu «dân chủ» và « tự do» mà Tây phương coi là thiêng liêng. Averell Harriman, đại sứ Hoa kỳ tại Mạc tư khoa, đã nhận thấy mưu đồ đại qui mô của Nga sô, nên trong bản phúc trình dài lên T T Truman, đã gọi đó là «cuộc xâm lược man rợ mới ở Âu châu».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2019, 11:48:05 pm »


        Mục tiêu xâm lược cấp thời của Nga sô là tiến qua Địa trung hải, tới giếng dầu Trung đông, hiệp ứng với tình hình chính trị rối rắm Phi châu và Nam Á. Thổ nhĩ kỳ, cũng như Hy lạp, có thể là miếng mồi ngon trên đường nam tiến sô viết. Tại Yalta, Staline giả vờ ngẫu nhiêu đề nghị sẽ hợp tác với Thổ sau chiến tranh để kiểm soát Dardanelles, eo đất nhỏ hẹp nối liền Hắc hải với Địa trung hải. Churchill cũng giả vờ ngẫu nhiên trả lời «không», và Roosevelt cùng tiếp lời Churchill - Hồi đó, vấn đề bị tạm gác. Nhưng đến tháng 8-1946, Staline lại nhòm ngó Thổ một cách thèm thuồng, và lần này làm dữ. Trong một giác thư gửi chính phủ Ankara, Staline đòi duyệt lại hiệp nghi lâu năm Montreux cho phép Thổ độc quyền kiểm soát eo Dardanelles. Staline đề nghị thiết lập «một chế độ mới», đặt eo biển dưới quyền quản trị hỗn hợp Nga-Thồ, đồng thời Nga sô sẽ « bảo vệ» thủy lộ này bằng cách thiễt lập căn cứ hải và không quân trên lãnh thổ Thổ. Đề nghị của Stalíne chỉ là âm mưu xâm lược quen thuộc và kinh khủng, không hơn, không kém.

        Hoảng sợ, nhà cầm quyền Thổ, «tham khảo ý kiển» Luân đôn và Hoa thịnh đốn. Tổng thống Truman vội vã triệu tập ủy hội chiến tranh gồm các bộ trưởng Chiến tranh, Hải quân và Ngoại trưởng, yêu cầu cấp tốc nghiên cứu mối đe dọa sô viết, và các đề nghị dối phó. 4 ngày sau, ngày 15-8, tái nhóm tại văn phòng Tổng thống, ủy hội đồng thanh nhìn nhận rằng mục đích của Nga sô là nuốt chửng Thổ cũng như đã nuốt chửng Lỗ và Bảo, và đó là hiềm họa mà Hoa kỷ và các cường quốc Tây phương khác không thể dung tha. Những biện pháp ngoại giao và quân sự cứng rắn nhất dược đề nghị để chặn đứng mưu đồ sô viết.

        Ngày hôm sau, Dean Acheson, Thứ trưởng Ngoại giao, sau khi hội ý với Thứ trưởng Ngoại giao Anh tại Luân đồn, yêu cầu chính phủ Thổ giữ vững lập trường. Acbeson trao cho đại sứ sô viết tại Hoa thịnh đốn một bản giác thư lời lẽ hòa nhã nhưng cương quyết như sau :

        « Quan điềm cương quyết của Hoa kỳ là Thổ nhĩ kỳ cần tiếp tục giữ trách nhiệm chính yếu trong việc phòng thủ eo Dardanelles. Trong trường hợp Eo này bi ngoại bang tấn công hoặc hăm dọa, đương nhiên nền an ninh quốc tế cũng bị hăm dọa, nên Hội đồng Bảo an LHQ rõ ràng phải cố thái độ đối phó ».

        Gần cuối thảng 8, một lực lượng hải quân tác chiến hùng hậu gồm tân hàng không mẫu hạm Franklin D.Roosevelt, và nửa tá diệt lôi hạm, vượt qua Gibraltar, trên đường tram dự « cuộc tập trận thường lệ» tại đông bộ Địa trung hải, sát nách duyên hải Thổ.

        Cuộc khủng hoảng được dập tắt, tuy nhiên ai cũng biết là Mạc tư khoa có thể châm ngòi lại hất cứ lúc nào. Thổ là vị trí chiến lược quan trọng trong chương trình chắn giữ Nga sô của Tây phương. Mặt khác, dưới mắt Hoa thịnh đốn và Luân đôn, Thổ lại là một quốc gia đang đấu tranh tuyệt vọng để rũ bỏ quá khứ chuyên chế, hầu dành chỗ ngồi bên cạnh các xã hội dân chủ trên thế giới. Chính phủ Thổ hiện hữu là chính phủ độc tài, song ổn cố và quyết tâm tuần tự thực hiện cái cách xã hội. 19 triệu dân Thổ được hưởng một mức sống khả quan, so với các quốc gia khác ở Trung đông. Nhưng duy trì một đạo quân 600.000 người để canh phòng biên giới, sợ Nga sô xâm lược, là một sự cần thiết làm kinh tế Thổ kiệt quệ. Đại sứ Hoa kỳ tại Ankara trình bày lên Tổng thống cuối năm 1946 như sau : « Thổ không thể duy trì mãi cương vị phòng thủ chống lại Nga sô. Nền kinh tế Thổ sẽ không thể tiếp tục đài thọ những tổn phí quả nặng nề như vậy ».

        Không như Thổ, Hy lạp lại bị quân đội quốc xã chiếm đóng trong thời chiến, cướp bóc và tàn phá. Quốc vương George đào tị sang Luân đôn, thành lập một chính phủ lưu vong trên hình thức, Điệp viên Anh - Mỹ thâm nhập vào bán đảo, giúp vào việc tổ chức hàng ngàn người bản xứ thành những đội di động du kích và nghĩa quân chiến đấu chống lại quân xâm lăng. Điệp viên cộng sàn vượt biên từ Albanie và Bảo sang cũng đóng góp vào chiến tranh du kích chống phát xít. Nhưng một thời gian dài trước khi quân Đức bắt đầu thoái triệt năm 1944, các lực lượng du kích bản xứ đã phân chia thành những nhóm đối nghịch về ý thức hệ, và bắt đầu tấn công lẫn nhau, sửa soạn cho ngày nắm chính quyền khi Hy lạp được giải phóng. Phe ưu thế theo khuynh hướng cộng sản, gọi là ELAS (Quân đội Nhân dân Giải phóng Quốc gia), với 20.000 binh sĩ. Đối nghịch lại là một đạo quân khuynh hữu yếu kém hơn do tướng Zevas chỉ huy. Anh quốc đã di chuyển một số lực lượng vào Hy lạp, theo sau tàn quân Đức, với hy vọng ngăn chặn một cuộc nội chiến thảm khốc, trước ngày quốc vương Hy lạp nổi loan. Nhưng nền quân chủ đã tỏ ra tham nhũng và phản động trong quá khứ, không còn được nhân dân sùng vọng nữa, nên cuộc nội chiến giữa các đạo quân ly khai và lực lượng chính phủ lâm thời khập khiễng tại Nhã điển đã gia tăng cường độ khốc liệt. Đồng thời, các chư hầu Cộng sản ở phía bắc lại phát động chiến dịch tuyên truyền rầm rộ chống vua George và chính phủ Nhã điển, và tiếp tế võ khí, lương thực qua biên giới cho du kích quân cộng sản. Anh quốc đứng ra hòa giải hưu chiến, và một hình thức trưng cầu dân ý được tổ chức tháng 3-1916, đưa nhà vua mà uy tín đã bị lung lay trở lại ngai vàng cũng bị lung lay không kém. Quốc vươug đứng vững hầu như nhờ cậy hoàn toàn vào binh sĩ Anh và tiền trợ cấp của UNRRA, cơ quan Cứu trợ và Phục hồi LHQ. Chính phủ Hy lạp cầu khẩn một cách tuyệt vọng sự giúp đỡ trực tiếp của Hoa kỳ, dưới hình thức cho vay dài hạn, song trong hoàn cảnh bấp bênh, tan tác hồi ấy Hy lạp không hội đủ điều kiện để nhận tiền của Ngân hàng Xuất Nhập Cảng, ngân hàng duy nhất cho vay. Cơ quan UNRRA đã viện trợ 700 triệu đô la hàng hóa và tiền bạc vào Hy lạp từ sau chiến tranh, lại sắp sửa ngừng hoạt động.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 11:24:26 pm »


        Để cứu vãn phần nào, TT Truman trong tháng 1-1947 cử ông Paul A. Porter (cựu giám đốc Kiểm giá Cuộc) qua Hy lạp làm trưởng phái độ kỹ thuật, với nhiệm vụ nghiên cứu biện pháp tái lập trật tự, và viện trợ trực tiếp. Cuối tháng 2, Porler cùng đại sứ Mỹ Lincoln McVeagh tại Nhã điển trình Tổng thống rằng chính phủ Hy lạp có lẽ chỉ sống được 2 tuần nữa, nếu Mỹ không cấp thời viện trợ ngân khoản đại qui mô để cung cấp thục phẩm cho quần chúng thị trấn bị đói trầm trọng, võ khí và quân trang vô cùng cần thiết cho quân đội quốc gia Hy, và mang lại hy vọng và khích lệ cho nhân dân Hy Lạp. Porter và Mc Veagh còn nhấn mạnh rằng sự sụp đổ của chính phủ do quốc vương George và Thủ tưởng Konstantin Tsaldaris lãnh đạo sẽ chắc chắn dọn đường cho Cộng sản nhậm lẹ cướp chính quyền, và đưa Hy lạp vào khối chư hầu sô viết đang bành trưởng.

        Ải địa đầu ngăn chặn Cộng sản ở phía bắc Địa trung hải sắp bị Nga sô đánh bật. Hy và Thổ, pháo đài quan yếu cho sự sống còn của các chính phủ tự do từ Ý qua phương đông tới vùng Cận đông, bị hăm dọa tiêu diệt. Anh quốc, theo truyền thống là cường quốc bảo vệ quyền lợi Tây phương trong vùng, lại bắt buộc phải rút lui. Muốn ngăn chặn cuộc đảo chính tai hại nhất của đế quốc Cộng sản, tất phải ngăn chặn tại Hy-Thổ, và trách nhiệm là của Hoa kỳ. TT Truman miêu tả tình hình hồi ấy như sau :

        «Mỹ quốc không thể và không nên bỏ mặc các quốc gia tự do này, vì sẽ gây ảnh hưởng tai hại ở Trung đông, và ở Ý, Đức và Pháp. Lý tưởng và truyền thống của quốc gia chúng ta đòi hỏi chúng ta giúp đỡ Hy lạp và Thổ nhĩ kỳ, và thông báo cho thế giới biết rằng chính sách của chúng ta là hậu thuẫn chính nghĩa tự do ở bất cứ nơi nào bị đe dọa.

        Đó là một quyết định lịch sử trọng đại, về ý nghĩa tương đương với chủ thuyết Monroe. Vì không những Mỹ chỉ tiếp tục vai trò của Anh ở Hy và Thổ, mà còn cam kết bảo vệ tự do tại bất cứ nơi nào trên thế giới bị đe dọa, đặt phương hướng mới cho chính sách đối ngoại của Mỹ, vả chính sách này vẫn được tiếp tục áp dụng đến nay.

        Ngày 12-3, ông Truman ra trước phiên nhóm khoáng đại Quốc hội - một Quốc hội đặc biệt ôn hòa, chín chắn và sẵn sàng hợp tác mặc dầu do đảng đối lập kiểm soát, và sau này ông Truman đã đi khắp nước để đả kích là «vô tích sự» - và trình bầy nội vụ như sau:

        «Sự sống còn của chính phủ Hy Lạp bị đe dọa bởi hành động khủng bố của nhiều ngàn người võ trang, do Cộng sản lãnh đạo, coi thường quyền hành chính phủ. Chính phủ Hy không thể đối phó lại với tình thế. Hy cần được viện trợ để trở thành một chế độ dân chủ độc lập... Tương lai Thổ với tư cách một quốc gia độc lập, kinh tế lành mạnh, đối với thế giới cũng quan trọng không kém tương lai Hy... Nếu chúng ta từ khước viện trợ Hy và Thổ trong giờ khắc định mạng này, ảnh hưởng rộng lớn sẽ xảy ra cho Tây phương cũng như cho Đông phương... Nhân dân tự do trên thế giới trông chờ chúng ta hậu thuẫn đề duy trì nền tự do của họ. Nếu chúng ta không làm tròn sứ mạng lãnh đạo, chúng ta có thể gây họa cho hòa bình thế giới, và chắc chắn sẽ gây họa cho phúc lợi của tổ quốc chúng ta nữa.»

        Để cụ thể hóa, ông yêu cầu Quốc hội chấp thuận ngân khoản 400 triệu đô la viện trợ quân sự và kinh tế : 250 triệu cho Hv, 150 triệu cho Thổ. Ông cũng yêu cầu Quốc hội cho phép chính phủ gửi phái bộ dân sự và quân sự qua Hy và Thổ để đôn đốc chương trình viện trợ, đồng thời giúp đỡ hai quốc gia này ổn cố chính quyền, kinh tế và quân lực. Sự viện trợ này khác hẳn chương trình cứu trợ hậu chiến đã qua. Tổng thống cho biết là tình hình quá cấp bách, nên Quốc hội cần quyết định trước ngày 31-3, hạn chót của Anh quốc triệt quân khỏi Hy lạp. Ai cũng thấy là Tổng thống đòi hỏi hơi nhiều ở Quốc hội. Số tiền viện trợ lớn lao nên Quốc hội cần có thời giờ bàn cãi. Sau khi nhận thấy Quốc hội khó thể hoàn tất trong kỳ hạn đã định, Tổng thống yêu cầu được vay tạm 100 triệu đô la của Công ty Tài chính Kiến thiết để phát động chương trình. Đầu tháng 5, Quốc hội mới chấp thuận dự luật viện trợ cho Hy-Thổ, Hạ viện với 287 phiểu thuận, 107 nghịch, Thượng viện với 67 phiếu thuận, 23 nghịch. TT Truman ký tên ban hành ngày 22-5. Mỹ quốc đã tiến một bước dài trên con đường vô định.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM