Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:15:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truman ông là ai  (Đọc 12286 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 11:37:53 pm »


        Nhưng các kế hoạch gia Mỹ, từ Tổng thống (cả ông Roosevelt lẫn Truman) xuống đến viên chức cấp dưới, lại quan tâm nhiều đến nhiệm vu cấp thời là chiến thắng, hơn đến hậu qua của chiến thắng. Trong giai đoạn đặt kế hoạch, và tại hội nghị Potsdam, ông Truman bắt buộc phải dựa vào sự phán đoán của các cố vấn mà ông thừa hưởng cùng với chức vụ Tổng thống. Nhiều vị cố vấn đã hoài nghi sự phê phán của ông Churchill, và không tin là quan điểm này ảnh hưởng tới tân Tổng thống. Phần nào ông Truman đã tiên liệu được thời cuộc, bằng chứng là ông viết :

        «Tôi có thể cảm nghĩ giống ông Churchill, và hoàn toàn chia xẻ quan điểm của ông về vấn đề trước mắt. Song tôi không thể tán đồng phương pháp do ông đề ra... chúng ta đang mắc kẹt giữa một trận đại chiến ở Thái bình dương. Ngoài ra, công chúng Mỹ lại đòi quân đội Mỹ không thuyên chuyển qua Thái bình dương phải hồi hương.

         Tôi đã nói rõ với ông Churchill ý định của tôi là tôn trọng những cam kết đã ký về các khu vực chiếm đóng và không có ý định lan sang những khu vực khác. Tôi đã bầy tỏ lập trường này sau khi tham khảo các vị chỉ huy quân sự Mỹ. Dĩ nhiên, chúng tôi rất quan ngại trước chiến thuật và mục tiêu của Nga sô... Nhưng tôi không thể bội ước. Ngoài ra, lại còn những yếu tố quân sự hùng hậu mà chúng tôi không thể và không nên đặt nhẹ ».


        Trên bối cảnh lẫn lộn giữa đường lối lý tưởng và mục tiêu thực tế ấy, hội nghị Potsdam đã thảo luận vấn đề Đức. Vấn đề này được chia làm 3 phần: kiểm soát chính trị, tải thiết kinh tế, và bồi thường chiến phí.

        Phần chính trị được giải quyết tương đổi dễ dàng, phần lớn vì Chỉ nêu ra đại cương, chi tiết được hạn chế tối thiểu. Việc cai trị Đức được giao cho một Hội đồng Tứ cường (thêm Pháp) Kiểm soát Đồng minh, mỗi cường quốc chiếm đóng thực thi chính sách của Hội đồng trong khu vực của mình. Chính sách này nhằm tái lập quốc gia Đức bằng sự tuần tự tái lập chính quyền tự trị địa phương «trên nguyên tắc dân chủ», tận diệt đảng và lý thuyết quốc xã, đảm bảo tự do chính trị cho mọi nhóm không theo quốc xã, và bãi bỏ mọi hoạt động quân sự. Đặc điểm của những thỏa ước Potsdam là hợp lý và uyển chuyển, và cũng vì vậy mà trước mùa hè chấm dứt, Nga sô thiết lập một chế độ cộng sản trong khu vực của họ, và cấm đoán mọi hành động chính trị khác, một việc có vẻ không công khai vi phạm những từ ngữ của thỏa ước. Ngày nay, 20 năm sau hội nghị Postdam, triển vọng nước Đức thống nhất về chính trị đã xa vời hơn bao giờ hết.

        Tổng thống Truman đệ trình hội nghị một công thức rộng rãi nhằm phục hưng kinh tế Đức. Tổng quát, công thức Truman tạm thời xỏa bỏ ranh giới các khu vực chiếm đóng, lấy quốc gia Đức làm đơn vị kinh tế thuần nhất phá vỡ các tổ hợp và tập trung quyền hành kinh tế quốc xã, ưu tiên hóa sản xuất cung ứng cho lực lượng chiếm đỏng và duy trì mức sinh hoạt tối thiểu cho dân chúng Đức. Mọi đề nghị của ông Truman đều được thảo luận giằng dai, và thêm bớt cho thích hợp với ý kiến của Nga sô. Chẳng hạn, công thức Truman chủ trương hàng hóa và chế phẩm được vận chuyển tự do qua ranh giới các khu vực chiếm đóng, theo nguyên tắc thương mại thông thường, thì Nga sô phản đối vì muốn ôm khư khư mối lợi lớn của mỏ than Silesie và các tỉnh đông-bắc gồm nhiều vùng đất trồng trọt bát ngát. Rốt cuộc, vấn dề được tạm gác, và chuyển lại cho Hội đồng Kiểm soát. Và kết quả tất nhiên là tài nguyên lương thực và nhiên liệu của đông Đức đã bị vơ vét, dồn về Ba lan và Nga sô, khiến những khu vực khác của Đức không được hưởng.

        Vấn đề bồi thường mặc nhiên gắn liền với vấn đề phục hồi kinh tế Đức. Vấn đề nào cần được ưu tiên ? Tiền bồi thường nên trích xuất từ tổng sản lượng kinh tế hay từ sản lượng còn lại sau khi cấp dưỡng dân chúng Đức ? Nga sô coi vấn đề bồi thường là ưu tiên, còn nhu cầu dân chúng không đáng quan tâm. Tại Yalta, Staline cho biết có lẽ Nga sô sẽ đòi Đức 10 tỉ đô la bồi thường chiến phí. Nhưng tại Potsdam, Staline nói rằng 10 tỉ là tối thiểu, chỉ có thể tăng mà không bớt. Và không cần đợi thỏa ước được ký kết, Hồng quân đã bắt đầu tháo gỡ và chuyên chở về mẫu sô viết toàn bộ những nhà máy, và kho chiến lợi phẩm to lớn ở Hung, Bảo, Lỗ, và nhiều vùng trên đất Đức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:49:26 pm »


        Cuộc bàn cãi về bồi thường dường như lạc vào mê hồn trận, thiếu đầu đuôi rõ rệt. Anh-Mỹ đã thật sự ngăn cản Nga sô dùng lao công cưỡng bách, và đòi 10 tỉ đô-la chiến phí, và chỉ bằng lòng cho Nga sô hưởng một tỉ lệ hợp lý hơn về tài nguyên hiện hữu và tương lai. Anh-Mỹ không đòi bồi thường, song mặt khác, cũng phải xếp bỏ ý kiến coi Đức là một đom vị kinh tế bất khả phán. Ký kết hay không cũng vô ích, vì không có cách nào ngăn ngừa Nga sô vơ vét trong vùng họ chiếm đóng. Cho nên hội nghị Potsdam chỉ thỏa thuận đại để là mỗi cường quốc được độc quyền quyết định bồi thường chiến phí trong khu vực chiếm đóng của mình. Sự dàn xếp nửa vời này đã hợp thức hóa tình trạng chia cắt lâu dài của nước Đức.

        Hội nghị Potsdam chỉ quan tâm qua loa tới vấn đề quyền hạn của các cường quốc chiếm đóng được ra vào Bá linh, một vấn đề gây ra tranh chấp bực bội nhất giữa Nga sô và Tây phương. Bởi vì hỏi ấy Tây phương không ngờ vấn đề lưu thông lại to lớn như ngày nay.

        Đặt chân xuống Potsdam, ông Truman có vẻ đã thật tình lo ngại Nga sô lật lọng, không tham chiến chống Nhật. Sự lo ngại này được phản ánh trong mật ước quan trọng nhất của hội nghị Yalta, mà nhiều năm sau công luận mới biết. Đền bù cho lời hứa tham chiến chống Nhật ba thảng sau ngày chiến tranh chấm dứt ở Âu Châu, Nga sô được Anh- Mỹ hứa bồi thường phần lớn tổn thất trong trận chiến tranh Nga Nhật 1901. Nga sô sẽ được thu hồi các hải cảng Đại liên và Lữ thuận tại Mãn châu, kiếm soát thiết lộ đông bộ Trung hoa, chiếm đóng một số lãnh thổ trên quần đảo Phù tang, và được tự do chính trị tại Ngoại Mông. Hội nghị Yalta quyết định giấu không cho Tưởng thống chế biết mật ước này, mà sự thực thi sẽ thay đổi tiền đồ Trung quốc, cho đến khi Hồng quân thật sự tham chiến. Nhưng, mùa hè 1945, ông Truman vẫn lo ngại về việc Nga sô có thể bội ước. Sau này, ông viễt :

        «Tôi đi Potsdam vì nhiều lý do, song lý do cấp bách nhất đối với tôi là yêu cầu Staline đích thân xác nhận lại là Nga sô sẽ tham chiến chống Nhật, điều mà các nhà chỉ huy quân sự Mỹ quan tam tới nhất».

        Trên thực tế, các nhà chỉ huy quân sự Mỹ đã thúc giục ông Truman về việc này, trong mùa hè 1945, mặc dầu khi ấy bom nguyên tử có nhiều hy vọng thành sự thật. Tuy nhiên, cũng có cộng sự viên đưa ra ý kiến ngược lại. Đại sứ Harriman, trong nhiều cuộc diện kiến và thư từ với Tổng thống, nói rằng trong hiện tình, giữ Nga sô ở ngoài vòng chiến còn khó hơn là mời Nga sô dự chiến. Ai cũng thấy rõ là Nhật bản đang bị đánh gục dưới chiền dịch không tập mỗi ngày một gia tăng ác liệt của Hoa Kỳ. Ông Harriman lý luận rằng Nga sô đã biết rõ điều này, và có ý định dây máu ăn phần, chỉ thiệt hại tối thiểu mà có thể tham gia các giải pháp hậu chiến ở Viễn đông. Bộ trưởng Hải quân Forrestal đã đệ trình Tổng thống, một thời gian ngắn sau khi tới Potsdam, bản sao của các mật điện của Nhật gửi cho đại sứ Saito ở Mạc tư khoa, cho biết là Đông kinh sẵn sàng chấp nhận mọi điều kiện đầu hàng, miễn hồ không xâm phạm đến Thiên hoàng. (Vì cũng như đối với Đức, Hoa kỳ buộc Nhật đầu hàng vô điều kiện.) Tướng Eisenhower cũng như ông Churchill, không muốn Nga tham chiến ở Thái bình dương.

        Nhưng các tham mưu trưởng tháp tùng ông Truman tới Potsdam đã nhóm họp cấp thời với các tham mưu trương trong phái đoàn quân sự sô viết, để thảo kế hoạch chi tiết về việc Hồng quân tham chiến chống Nhật tại Mãn châu. Cuộc thương thuyết này được nói là êm ả nhất trong số các cuộc thương thuyết ở Potsdam. Trong khi ấy, Staline và Molotov, trong cuộc hội đàm với Tổng thống và Ngoại trưởng Byrnes, lại không đả động đến những vấn dề dàn xếp chính trị liên quan tới Viễn đông mà hội Yalta còn bỏ lửng. Ngoài ra, Staline và Molotov còn tha thiết đảm bảo rằng Nga sô sẵn sang hợp tác với Hoa kỳ và Tưởng giới Thạch để giành lại quyền kiềm soát chính trị cho chính phủ Trung hoa Quốc gia trên toàn Trung hoa sau chiến tranh.

        Bởi vậy, ông Truman kết luận rằng Nga sô tham chiến (khuynh hướng Marshall Harry Hopkins) có lợi hơn là đứng ngoài (khuynh hướng Harriman Churchill). Tin tức về bom nguyên tử ở Alamo ordo, được báo cáo lên ông Truman trong ngày đầu ở Potsdam, đã làm cho sự tham chiến sô viết thành vô lợi. Nhưng tin tức này chỉ làm ông Truman suy nghĩ chứ không thay đổi ý định. Nền đạo đức báp-tít không cho phép ông đi ngược lại cam kết của Roosevelt và Staline tại Yalta. Vả lại guồng máy thực thi cam kết đã bắt đầu chuyển động, muốn chặn lại không phải dễ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:36:03 pm »


        Ông Truman và Slaline thỏa thuận với nhau về vấn đề này trong mấy ngày đầu ở Potsdam, và ông Churchill chỉ miễn cưỡng tán thành. Sau này, ông Truman viết:« Chúng ta đang lâm chiến, cho nên phải giữ hỉ mật mọi thỏa ước quân sự. Vì lẽ này, bản thông cáo chánh thức sau khi hội nghị bế mạc không đề cập tới. Đó là thỏa ước bí mật duy nhất của hội nghị Polsdam.»

        Hội nghị Potsdam đã mang lại những kết quả nào ? Kết quả cụ thể không lấy gì làm lớn lao, điều này các lãnh tụ Tây phương đều biết, mặc dầu không thể công khai thú nhận. Một hội đồng Ngoại trưởng được thành lập để tiếp tục cứu xét những vấn đề lòng dòng, nhất là vấn đề thảo hòa ước cho các quốc gia bại trận. Ba lan vẫn là một chướng ngại trên đường hòa hình, và nỗ lực hàn gắn bằng sự dàn xếp ỡm ờ cũng không thành công. Tình trạng hầu như tương tự đã diễn ra đối với Lỗ, Bảo, Hung và Nam tư, mặc dầu viễn tượng tạo lập chính thế dân chủ thật sự trong những quốc gia này chưa bao giờ đượm màu thực tế. Tuy nhiên, hội nghị Potsdam đã đảm bảo lần nữa cho Áo và Ý - nơi mà quân đội Anh Mỹ đã củng cố tư thế khi chiến tranh chấm dứt - một tương lai không cộng sản. Chương trình kiểm soát Đức quốc do hội nghị phác họa có thể cũng tạm đủ, nếu được toàn thể tôn trọng trên phương diện tinh thần, song Nga sô lại không muốn vậy, điều mà ai cũng thấy trước ngày hội nghị giải tán. Tây phương, gắn bó với tập quán thẳng thắn, không còn lối thoát nào khác, ngoại trừ hy vọng là tình hình sẽ cải thiện. Công thức bồi thường không phải là công thức lý tưởng, nhưng ít ra cũng giúp vào việc bao tồn phần lớn tiện nghi sản xuất quan trọng trong các khu vực chiếm đóng Tây phương. Nga sô đã thật sự tham chiến đúng hẹn. Tuy vậy, người ta vẫn chưa thể đoán quyết là nếu Nga sô đứng ngoài thì vai trò của Nga sô trong tương lai ở châu Á có đổi khác hay không.

        Hậu quả ý nghĩa của hội nghị Potsdam là thái độ giữa đông và tây trở nên cứng rắn, khiến cho chiến tranh lạnh không thể tránh khỏi, và bức màn sắt được hạ xuống. Anh-Mỹ từ giã Potsdam, miễn cưỡng phải nhìn nhận rằng hòa bình thế giới đang đứng trước mối đe dọa mới, nói rõ hơn, trước viễn vọng Cộng sản Nga sô thống trị toàn Âu châu. Nga sô, với bản chất cố hữu của dân tộc tư lạp phu (slayic) cho rằng «ai không theo ta là chống ta», từ giã Potsdam, tin tưởng sắt đá rằng Tây phương không muốn họ tận hưởng chiến quả. Quan niệm này của Nga sô vẫn không thay đổi trong 20 năm qua.

        Đối với Harry Truman, mới làm Tổng thống được ít tháng, hội nghị Potsdarn là một kinh nghiệm vô giá nhưng đầy thất vọng. Ông viết như sau :

        Ở trên đường về nước, tôi có cảm nghĩ là đã đạt được nhiêu thỏa ước quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là một số kết luận được hình thành trong tầm trí tôi, và sự cần thiết mà tôi phải làm trong việc đặt định chính sách đối ngoại tương lai...

        Sức mạnh là điều duy nhất mà Nga sô nhận thức. Đành rằng tôi hy vọng một ngày kia có thể thuyết phục Nga sô hợp tác để phục vụ hòa bình... (tôi đã biết)Nga Sô đang toan tính chinh phục thế giới.

        Tôì sung sướng được lên đường về nước.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2019, 11:24:00 pm »


CHƯƠNG V

HÒA BÌNH TRÊN ĐÃT NƯỚC

        Nói thật, mất lòng

        Đầu thu 1945, Hoa thịnh đốn là một thị trấn náo nhiệt, phản ảnh nhũng đòi hỏi thúc bách ngày một gia tăng mãnh liệt của quốc gia Mỹ, về việc chấm dứt mọi hy sinh, sầu muộn, và phiền toái lớn nhỏ. Bầu không khí hân hoan của chiến thắng lại làm cho công chúng đưa ra những yêu sách táo bạo. Khuynh hướng «cởi binh phục, trở về sổng dân sự» lan tràn khắp nước. Đối với hàng triệu phụ huynh và người vợ thì «binh sĩ phải được hồi hương». Đối với hàng triệu dân chúng, thì thực phẩm phải gia tăng, xăng nhớt cũng phải gia tăng cho họ xử dụng xe cộ. Đối với hàng triệu công nhân nhà máy thì lương bổng phải gia tăng để theo kịp giá sinh hoạt. Đối với hàng triệu doanh gia, thì chính phủ phải tháo bỏ xiềng xích kiểm soát sản xuất và ấn định giá cả.

        Đối với nhà chính trị thì đây là cơ hội thuận tiện để kết hợp những đòi hỏi hỗn độn này cho mục đích riêng tây. Đặc biệt đối với các nhà chính trị Cộng hòa, thì đây là cơ hội hướng dẫn ngọn trào bất mãn phi lý tới những hậu quả hữu lý là tống xuất đảng Dân chủ ra khỏi Bạch Cung sau 15 năm độc quyền nằm giữ. Nhưng đốì với nhà chính trị đương nhiệm, như Tổng thống Truman và các cố vấn và hành chính viên nòng cốt, thì vấn đề phải được hiểu theo nghĩa khác. Sự chuyển tiếp đột ngột từ chiến tranh qua hòa bình có thể làm phúc lợi quốc gia bị kinh động như sự chuyển tiếp từ hòa bình qua chiến tranh. Sau 5 năm, nền kinh tế Mỹ đã trở thành một quái tượng sản xuất, cho dẫu chiến tranh chấm dứt, vẫn tiếp tục hoạt động cực độ. Nếu chặn lại, và lái vào mục tiêu sản xuất hòa bình, thì chắc chắn sẽ xụp đổ tai hại. Viễn tương hàng triệu cựu chiến binh và công nhân thất nghiệp đè nặng lên đầu các cố vấn phụ trách kế hoạch. Giới lãnh đạo chính quyền, và đặc biệt là Tổng thống, đều nhớ tới thời kỳ kinh tế kiệt quệ bi đát sau năm 1930. Một tai họa tương tự sẽ có thể phương hại nặng nề đến cương vị lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ, và còn có thể phương hại nặng nề đến sự sinh tồn quốc gia nữa. Chỉ có phương pháp quản lý thận trọng nhất mới có thể tránh khỏi tai họa. Và phương pháp này không cho phép hưởng thụ mà là đòi hỏi kỷ luật. Nhiệm vụ trọng đại của ông Truman là lãnh đạo một quốc gia đòi hưởng thụ trên đường kỷ luật.

        Trung tuần tháng 8, giảm đốc Nha Động viên Chiến tranh và Tái lập Kinh tế thời bình John w. Snyder, đệ trình ông Truman một bản phúc trình về hiểm họa tương lai. Bản phúc trình viết như sau: «Viễn tượng của cuộc chiền thắng thời bình (trên mặt trận quốc nội) này có vẻ sáng sủa, nhưng không thể đạt được ngay và dễ dàng. Nói thật mất lòng, song cũng phải nói. Phần lớn khế ước chiến tranh bị chấm dứt bất thần sẽ làm nhiêu bộ phận trong nền kinh tế Mỹ bị rã rời. Hoa kỳ sẽ bị rúng động vì nạn thất nghiệp lớn lao3 nhưng tạm thời (5 triệu trong vòng 3 tháng, 8 triệu mùa xuân sang năm)- Nói cách khác, Mỹ không phải hy sinh nhân mạng ngoài mặt trận, thì phải gánh chịu nạn thất nghiệp trầm trọng trong nước. Sự đổi chác này rất có lợi, nhưng...»

        Bản phúc trình Snyder là một kế hoạch chiến lược tỉ mỉ nhằm tái chuyển kinh tế quốc gia từ cao độ thời chiến xuống thường độ thời bình. Chắc chắn sẽ có sự đổ vỡ, nhưng nhờ quản lý thận trọng, sự đổ vỡ có thể được thu hẹp tối thiểu, trên căn bản, các biện pháp đề ra gồm sự nới rộng tuần tự kiềm soát trên địa hạt sản xuất, lương bổng, và giả cả cho đến khi mức cung cầu trên thị trường thèm khát vật phẩm được quân bình hóa một cách hợp lý. Thời gian dự liệu là 18 tháng.

        Ngày 18-8, Tổng thống Truman ký nghị định hành pháp, áp dụng phần lớn những khuyến cáo chi tiết của ông Snyder. Rồi ngày 4-9, ông triệu tập phiên nhóm đặc biệt của Quốc hội hoãn nhóm từ tháng 7. Ông chuyển tới Quốc hội một thông điệp dài 16.000 chữ, làm các nhà lập pháp ngất ngư (duy Tổng thống Theodore Roosevelt là gửi tới Quốc hội một thông điệp dài hơn), chứa đựng một chương trình 21 điểm được thảo thành dự án luật. Chương trình của ông Truman yêu cầu Quốc hội cấp thời thông qua luật lệ ủng hộ một sổ chỉ thị hành pháp về việc tái lập kinh tế thời bình (nhiều cơ quan ổn định kinh tế mặc nhiên chấm dứt nhiệm vụ 6 tháng sau chiến tranh), và tiến hành những cái cách xã hội và kinh tế phục vụ tương lai. Trong số những đề nghị của ông Truman có đề nghị triển hạn Luật Quyền hành chiến tranh và Ổn định hóa thêm một năm tròn, đề nghị tái tổ chức toàn diện ngành hành pháp, đề nghị thông qua dự luật về tình trạng thợ thuyền có công ăn việc làm thường xuyên và không thường xuyên, đề nghị chính quyền liên bang kiểm soát chương trình bù trừ thất nghiệp, và gia tăng lương tối thiểu từ 40 xu lên 65 xu, đề nghị một chương trình kiến ốc nhằm xây cất 15 triệu căn nhà trong 10 năm, và mở rộng công cuộc phát hiện tài nguyên thiên nhiên. Để lấy lòng, ông đề nghị giảm thuê một phần ít, và tăng lương nghị sĩ từ 12.500 lên 20.000 đô la một năm. Trong bức thông điệp gửi Quốc hội cuối hè 1945, ông Truman đã xướng xuất một đường lối mới mà sau này được mệnh danh và Trung Sách (FairDeal),

        Nói chung phe Công hòa và các lãnh tụ doanh nghiẹp đều phản đối kịch liệt. Joe Martin, lãnh tụ thiểu số Hạ viện la ó là «ngay cả Tổng thốnq Roosevelt cũng không yêu cầu Quốc hội giải quyết quá nhiều như vậy trong một phiên họp, và đây chính là một bằng chứng về việc ông Truman muốn lấn át Tân Sách.» (New Deal, do T. T. Roosevelt chủ trương). Charles Halleck. dân biểu Indiana, phụ tá ông Martin, đứng trên quan điểm tiên liệu chính trị đã tuyên bố rằng hành động của ông Truman là cuộc tấn công mở đầu cho chiến dịch tranh cử năm 1946. Leo Wol- man, bình luận gia doanh nghiệp, trên tờ Washington Post, viết rằng chương trình đối phó kinh tế và lập pháp của ông Truman bao gồm nhiều chính sách kinh tế có ảnh hưởng rộng lớn mà chưa công quyền nào ở Hoa Kỳ áp dụng. Dưới nhãn quan bảo thủ, ông Truman trở thành một nhân vật, không những quyết tâm tiếp tục truyền thống bảo đảm phúc lợi xã hội của cố Tổng thống, mà tệ hơn nữa mưu toan xử dụng quyền hành kiềm soát kinh tế thời chiến để kéo dài chế độ kiêm soát chính quyền đối với doanh nghiệp.

        Trong bầu không khí chống đối này, tân Tổng thống phải dấn vào hai cuộc tranh đấu rộng lớn để duy trì hòa bình trong nước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 10:01:13 pm »


        Ổn định Vật giá

        Trên căn bản, cuộc tranh đấu chống lạm phát là cuộc tranh đấu nhằm duy trì Kiểm giá cuộc (Office of Price Administration, viết tắt tiếng Anh la OPA, viết tắt tiếng Việt là KGC).

        KGC là một trong những cơ quan nòng cốt được thành lập từ năm 1941 để dồn tổng lực sản xuất quốc gia vào nỗ lực chiến tranh gồm nhân lực, nguyên liệu, vận chuyển, lương thực, được phẩm, y phục, tín dụng tiêu thụ, tiền thuế, thuốc lá, nghĩa là mọi vật liên quan đến kinh tế quốc gia. Những cơ quan mới này mọc lên như nấm sau cơn mưa. Đột ngột những cơ quan này xuất hiện để dương đầu với nhu cầu tình thế khẩn cấp, rồi đột ngột biến dạng sau khi phân tán thanh những nhiều cơ quan nhỏ, hoặc sát nhập thành cơ quan lớn. Hằng hà sa số luật lệ được áp dụng, kiểm soát mọi việc, mọi ngành, như mực độ lương bổng, giờ làm việc, quyền đình công (bị cấm đoán), phân phối thép, cao su, hóa chất, hơi điện (nhiều thị trấn thường bị cúp hơi) vật liệu xây cất, giấy báo, hàng ngàn thương phẩm khác, và giá bán của mọi thứ hàng, từ sắt đúc tới đùi thịt heo, cũng như mãi lượng của các công ty và tư nhân. Đại để những cơ quan hành chính khẩn cấp, phụ trách kiểm soát nhu cầu dân sự quốc nội này là Ủy hội Nhân lực Chiến tranh, Cơ quan sản xuất Chiến tranh, Cơ quan Nhiên liệu đặc, Cuộc Ổn định hóa Kinh tế, Cuộc Động viên Chiến tranh và Tái lập Kinh tế Thời bình, và dĩ nhiên là KGC.

        KGC là cơ quan quen thuộc nhất vì ở đâu cũng có, và được coi là một phần của đời sống dâu chúng hàng ngày. Nhiệm vụ đội đá vá trời của KGC là kiểm soát phân phối Khoảng 8 triệu hàng hóa và dịch vụ khác nhau, và ấn định giá cả trong dân chúng, đồng thời kiềm soát tiền thuê của hơn 15 triệu phòng lữ quán, phòng trong chung cư và tư gia.

        Không ai ưa thích KGC vì đó là hình thức kiểm soát chặt chẽ nhất từ xưa đến nay đối với công chúng Mỹ. Thời kỳ cấm rượu, bọn buôn rượu lậu ra đời; thì triều đại KGC cũng đẻ ra bọn chợ đen, hành nghề khuất tất và phi pháp, tuy nhiên, đa số dân chúng đều tuân lệnh, dầu chỉ là miễn cưỡng vì họ nhận thấy KGC là con đường lành mạnh duy nhất. Thành tích của KGC đã rõ như ban ngày : giá hàng tiêu dùng trong 5 năm của thế chiến thứ hai chỉ tăng hơn mức 1939 là 30%, trong khi giá cả trong 3 năm của thế chiến thứ nhất. Mỹ chưa đặt ra một cơ quan tương đuơng với KGC đã vọt thêm l00%.

        Nhưng chiếu tranh đã chấm dứt, còn kiểm soát giá cả làm gì nữa ? Đó là câu hỏi day dứt của hàng ngàn chủ tiệm buôn, thương gia, địa chủ, nhà chế tạo và nhiều thành phần khác trong cộng đồng doanh nghiệp, sau ngày thắng trận. Hàng triệu người tiêu phụ chen lấn trong các tiệm buôn, sẵn sàng xỉa 5 đô la để mua đôi vớ ni-lông giá 1. 98,20 đô la để mua một cái vỏ lốp xe hơi đắp lại hoặc biếu tiền trà nước 100 đô la thuê một phòng chung cư giá 75 đô la. Phần lớn hàng hóa tiêu dùng tồn kho còn rất ít, hàng ngàn nhà chế tạo và sẵn xuất lại trì chậm tiếp tế thị trường, với hy vọng gây áp lực cho chính phủ tăng giá bán, hoặc bãi bỏ kiểm soát toàn diện. Giới chăn nuôi gia súc đình công với hy vọng đòi hỏi chính phủ tăng giá thịt bò và thịt heo. Giới điều khiển thương hội mỗi ngày một gia tăng ảnh hưởng, liên kết chặt chẽ với nhau để phản đối KGC là chướng ngại vật xã hội   chủ nghĩa có tác dụng bóp nghẹt sản xuất, gây ra thất nghiệp, và xâm phạm nền tảng của chế độ tự do kinh doanh. Theo họ thì sau khi hình thức kiểm soát được bãi bỏ, luật cung cầu thiên nhiên sẽ làm cho thị trường đầy ắp hàng hóa, giá cả hạ xuống, trong một thời gian ngắn. Luồng sóng phản đối đã lan tràn vào Quốc hội, và được sự hương ứng của thượng nghị sĩ Taft, nhà tông đồ cứng rắn của đường lối chính trực của đảng •Cộng hòa. Ngay cả trong nội bộ chính quyền, ông Truman cũng ngụp lặn trong những quan điểm giằng co. Ông John Snyder, giám đốc Tái lập Kinh tế Thời bình, qua thế giời quan lạnh lùng và thực tiễn của nhà ngân hàng, đã thúc đẫy chính phủ nhượng bộ trên những địa hạt mà áp lực đề nặng nhất. Ông Chester Bowles, mà thành tích doanh nghiệp cũng lỗi lạc không kém ông Snyder song lại thiên về Tân Sách của TT Roosevelt, lại khuyến cáo giữ vững lập trường. Theo ông Bowles, nhượng bộ cục bộ sẽ làm cho toàn diện phòng tuyến chống lạm phát xụp đổ như một dãy bài đô mi nô.

        Tháng 2-1946, ông Snyder qua mặt ông Bowles với việc chấp thuận cho các công ty thép gia tăng giá bán mỗi tấn thép 5 đô la Kỹ nghệ thép xin tăng giá để có thể tăng lương thêm 18 xu rưỡi một giờ, hầu chấm dứt cuộc đình công của công nhân thép. Tức giận, ông Bowles đệ đơn từ chức. Tổng thống Truman xoa dịu bằng cách vinh thăng ông Bowles làm giảm đốc Cuộc Ổn định Kinh tế, một siêu cơ quan thời chiến, với quyền hành không rõ rệt về kiểm soát giá cả và sản xuất, vừa được Tổng thống tái sinh trước khi mãn hạn. Ông Truman giải thích rằng thỏa ước về thép không phải là sự nhượng bộ căn bản, và cuộc đấu tranh giữ vững giá cả và lương bổng phải được tiếp tục không giảm bớt. Thay thế ông Bowles, ông bồ nhiệm ông Paul A. Porter, chủ tịch ủy hội Giao thông Liên bang, một công chức kiêm luật sư khôi ngô, hoạt động, có biệt tài gây cảm tình với Quốc hội. Tuy nhiên, sự thay đổi nhân sự trong các cơ quan kinh tế không giúp được Tổng thống là bao trong việc gỡ mối bòng bong.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:42:10 pm »


        Trước khi hoãn nhóm phiên đặc biệt Giáng sinh 1945, Quốc hội cho phép KGC sống thoi thóp thêm 6 tháng nữa, mà lẽ ra phải bị giải tán vào  đêm tất niên. Cuộc đấu tranh lớn lao về kiểm soát vật giá được nhường lại cho tân Quốc hội, nhóm họp ngày 14-1-1946. Trong thông điệp về tình hỉnh liên bang, TT Truman yêu cầu được triền quyền một năm đế điều hợp vật giá và kiểm phối hàng hỏa khan hiếm, và cam kết nới rộng kiếm soát cho từng vật bạng một nếu mức cung cầu được quân bình. Dự thảo luật được hành pháp chuyển tới lưỡng viện trong tháng 2. Cuộc điều trần tại các tiểu ban đế cứu xét dự thảo luật kéo dài trong nhiều tuần, tạo cơ hội vô tiền khoảng hậu cho phong trào gây áp lực đại qui mô ngoài hành lang Quốc hội và vận động chính trị tại Hoa thịnh đốn.

        Phe chống đối tại Thượng viện được đặt dưới sự hướng dẫn khôn ngoan của thượng nghị sĩ Taft và Kenneth s. Wherry, nhà chuyên môn tống táng tình tình lì lợm, vừa đánh bại thượng nghị sĩ cấp tiến cao niên đương nhiệm George Norris. Tại Hạ viện, thì dân biểu Johson Taber và Charles Halleck cầm đầu. Hậu thuẫn cho phe chống đối trong Quốc hội là lực lượng hùng hậu của ngành doanh nghiệp mà đại diện là Phòng Thương mại Hoa kỳ, Hiệp hội Quốc gia các Nhà Chế tạo, và hàng chục tổ chức mậu dịch đặc biệt khác. Hết ngày này qua ngày khác, hàng chục kỹ nghệ gia, thương gia và ngân hàng gia quan trọng nhất nước ra điều trần trong phòng họp lót cẩm thạch của Thượng viện, mang theo biểu đồ, thống kê, và chứng thư của các nhà doanh nghiệp khánh tận, chứng tỏ những nguy hại của chế độ kiểm soát.

        Trên khắp nước Mỹ, hàng chục nhóm doanh nghiệp triệu tập đại hội và mét tinh phản đối, và gửi quyết nghị đả đảo KGC đầy ngập văn phòng Quốc hội. Nhiều «chiến dịch giáo dục» được tổ chức chu đáo để lái giới nội trợ, y sĩ, giáo sư và giáo sĩ vào con đường chống đối. Hàng triệu đô la được tung vào bảo chí, và quảng cáo vô tuyến, hầu thúc đẩy dân chúng viết thư cho nghị sĩ, yêu cầu bỏ phiếu «Cởi bỏ xiềng xích doanh nghiệp, và cứu sống chế độ tự do kinh doanh.»

        Trong tháng 1-46, ông Truman thông báo cho Quốc hội rằng vì cần có thời giờ chuẩn bị kế hoạch, dự luật về tân KGC nên được thông qua trước 1-.4 Song mãi đến cuối tháng 6, một tuần trước ngày RGC hết quyền nhiệm, dự luật này mới được đệ trình Tổng thống ban hành. Nhưng là một dự luật bị cắt xén từ đầu đến cuối, khác với nguyên bản, và tuy thỏa thuận triển hạn KGC một năm tròn, lại kèm theo nhiều tu chính án khập khiễng, nhằm mục đích rõ rệt ngăn chặn sự thực thi hữu hiệu. Ông Chester Bowles bèn từ chức giám đốc ổn định kinh tế, và lần này nhất quyết ra đi. Ông nói với Tổng thống như sau : «Rõ ràng là tôi không thể ở lại để thực thi dự luật lạm phát mà Quốc hội trình ký.»

        Ông Truman ở vào tình trạng tiễn thoái lưỡng nan : nếu ký tên ban hành, ông sẽ gánh trách nhiệm ngăn giữ lạm phát nhưng lại không có phương tiện ngăn giữ, song nếu không ký, thì nửa đêm 30-6, nghĩa là trong vòng một tuần, mọi thể thức kiểm soát vật giả bị bãi bỏ, lạm phát sẽ xảy ra. Sáng thứ sáu 28, ông triệu tập phiên nhóm đặc biệt Hội đồng Nội các. Toàn thể yêu cầu ông ban hành, vì có ít còn hơn không có, ngoại trừ bộ trưởng Thương mại Henry Wallace và bộ trưởng Nội vụ Julius Krug là đề nghị phủ quyết.

        Chiều ấy, Alben Barkley, lãnh tụ phe đa số (nghĩa là cùng đảng với ông Truman) tại Thượng viện và chủ tịch Hạ viện Sun Rayburn, đến gặp ông. Trong phòng họp Nội các kề cận, hai ông Porter và Clark Clifford (một tân phụ tá tại Bạch Cung) đang thảo bức thông điệp phủ quyết, với hy vọng — chứ không tin tưởng mãnh liệt — là có thể thuyết phục Tổng thống chấp thuận. Tổng thống gọi hai ông vào để dự họp với các lãnh tụ lập pháp Sau nửa giờ thượng nghị sĩ khả ái Barkley, người từng giúp ý kiến cho ông Truman trong 10 năm, đi vòng bàn giấy rồi đặt bàn tay lên vai Tổng thống.

        «Anh Harry lời ông anh nên ký tên ban hành. Dầu anh thích hay không cũng vậy vì đây là luật tuyệt hào mà chúng tôi có thể yêu cầu Quốc hội này thông qua, và cũng là dự luật duy mà anh có thể yêu cầu Quốc nội chấp thuận.»

        Mặt sa sầm, miệng mím lại, Tổng thống tiễn khách ra về. «Chúng tôi cứu xét, anh Alben, vâng, chúng tôi sẽ cứu xét».Tổng thống chỉ nói lửng lơ như vậy. Trở lại bàn giấy, ông nhìn Porter và Clifford bằng cặp mắt ngạc nhiên như vừa gặp họ lần đầu. Rồi ông hỏi : «Các ông đã nghe hết cả không ? » Porter đáp nhát gừng : «Thưa, Tổng thống, vâng. Tôi nhận thấy có bổn phận trình rằng nếu Tổng thống ký tên ban hành dự luật, tôi khó thể ở làm giám đốc KGC một cách đắc lực.»

        Trên đôi môi mỏng của Tổng thống, nở một nụ cười ranh mãnh quen thuộc, ông nói: « Ai bảo các ông là tôi sẽ ký ? Các ông đang viết thông điệp phủ quyết phải không ? Vậy cử viết tiếp đi. Đêm mai, tôi muốn một diễn văn dài 30 phút đề giải thích trên đài phát thanh cho dân chúng hiểu tại sao phủ quyết dự luật.»

        Ngoại trừ một vài hành động vớt vát giờ chót, KGC đã chấm dứt vai trò kiểm soát vật giá hữu hiệu. Ông Truman đã thua trên mặt trận giữ vững vật giá, chống lạm phát, nhưng chỉ thua trong vinh dự. Hai năm sau, khi ông đi khắp nước để vận động tái cử, hàng triệu thường dân Mỹ đã nhớ lại sự thất trận oanh liệt ấy. KGC vẫn còn sống mãi, nếu không còn là một cơ quan, thì cũng còn là một biểu tượng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2019, 11:04:20 pm »


        Ổn định lương bổng

        Phần lớn vì do sự thúc đẩy của công đoàn mà ông Truman tiến tới chức vụ phó Tổng thống, và sau nầy vào Bạch Cung. Nhưng ông làm Tổng thống chưa đầy một năm, thì đã mắc kẹt vào một trong những cuộc tranh chấp kịch liệt nhất lịch sử với lao động nghiệp đoàn. Ông Truman biết rõ là chương trình hoạt động và cuộc đời chính trị của ông cần có hậu thuẫn của những lãnh tụ lao động hùng hậu như John L. Lewis thuộc nghiệp đoàn thợ mỏ, Philip Murray, nghiệp đoàn thợ thép, và A F Whitney, nghiệp đoản công nhân hỏa xa, và nhiều nhân vật khác nữa. Nhưng khi những lãnh tụ nghiệp đoàn này mưu toan phản đối chính sách kiểm soát kinh tế thời bình, thì ông quyết liệt nghênh chiến một cuộc nghênh chiến ít khi xảy ra tại Hoa kỳ .Vấn đề thắng bại chưa rõ rệt, nhưng ít ra nói theo võ sĩ thượng từ ngữ đài - ông đã hạ một đối phương đo ván, và các đối phương khác bị ngã mọp, ngất ngư trên đài.

        Nguyên nhân của cuộc tranh chấp là : Chủ nhâu có quyền tăng giá để bù cho tăng lương thợ thuyền không ? Hiển nhiên là phe chủ trả lời Có. Chỉnh phủ lại trả lời Không, ngoại trừ trường hợp khó khăn bất thường mà chính phủ sẽ đứng trung gian hòa giải. Theo lập luận của chính phủ thì trong nhiều trường hợp, số tiền lời tích lũy dưới thời chiến đã đủ để chủ nhân thỏa mãn yêu sách tăng lương hợp lý của thợ thuyền. Trên lý thuyết, lao động ủng hộ đường lối của chính phủ, nhưng trên thực tế lại tự ý hành động đòi chủ nhân nhượng bộ. Lao động có nhiều lợi khí đấu tranh hơn chủ nhân, vì trong khi chủ nhân còn bị kẹt trong luật lệ hóa giá, thì quyền đình công của nghiệp đoàn đã được phục hồi sau ngày Luật Lao động Chiến tranh hết hiệu lực.
Trong bầu không khi căng thẳng này, cuộc tương tranh lao-tư lên tới cao độ cuối năm 1945. Lời tiên đoán đen tối về nạn thất nghiệp đại qui mô không đúng với sự thật. Mức cao nhất sau ngày toàn thắng 12 tháng là trên ba triệu công nhân thất nghiệp. Làn sóng đình công tràn từ nhà máy này đến xí nghiệp khác, thợ thuyền tranh chấp với chủ nhân, đòi lương bổng thời binh phải bằng lương bồng thời chiến, đồng thời đòi hưu liễm, quỹ an ninh, bảo hiểm nghiệp đoàn và các lợi lộc phụ thuộc khác. Tàn niên 1946 mới tới, 900.000 do nghiệp đoàn công nhân xe hơi của Walter Réuther lãnh đạo đã đình công. Trong mấy tuần sau, 700.000 công nhân thép hưởng ứng, cùng với 263.000 công nhân đóng hộp thực phẩm, 200.000 công nhân điện khí và 50.000 công nhân giao thông. Thợ đình công tập hợp thành đoán đã xung đột với cảnh binh ở Chicago, lật nghiêng và đốt cháy xe hơi của nhân viên văn phòng định tới sở làm tại xi nghiệp General Motors to lớn ở Detroit, ném dá qua cửa sổ một xưởng máy điện tại St. Louis. Chưa bao giờ Mỹ quốc lại phải đương đầu với một cuộc nổi loạn như vậy của công nhân. Trong năm 1946, nạn đình công đã làm mất cả thảy 116 triệu ngày công, một con số nhiều gấp ba khi trước, và gấp đôi những năm kể từ 1946 đến nay. Trong tháng 2, tình hình còn đen tối hơn với 400.000 công nhân mỏ than dọa nghỉ việc, và cuộc tổng đình công của ngành thiết lộ Mỹ.

        Cùng một lúc, ông Truman giao chiến với nghiệp đoàn thợ mỏ và hỏa xa, tuy nhiêu cuộc đình công hỏa xa toàn diện đã tiến trước tới thời kỳ đối đầu trăm trọng.

        Ngày 18-4, tình hình hoàn toàn bế tắc sau nhiều tháng thương thuyết vô hiệu giữa 20 nghiệp đoàn thiết lộ và Chủ nhân. 18 nghiệp đoàn đồng ý tiếp tục, song nghiệp đoàn kỹ sư đầu máy, do Alvanley điều khiễn, và nghiệp đoàn phụ tá tài xế, mà chủ tịch là A.F. Whitney, tuyên bố cẳt đứt thương thuyết, và chuẩn bị đình công trong vòng 30 ngày. Johnston(Alvanley) và Whitney, hai kiện tướng lão thành bụng bự của lao động, từng quen với những cuộc tranh chấp từ đầu thế kỷ 20, là bạn cố tri chính trị của Tổng thống. Họ đã ủng hộ ông tái đắc cử thượng nghị sĩ năm 1940, và ở trong số những người hậu thuẫn ông mạnh nhất làm Phó Tổng thống. Trước khi tình hình bế tắc ngày 18-4, tuy chống lại chính sách hòa giải lao tư của ông Truman, họ vẫn giữ thái độ thân thiện. Nhưng sau ngày 10-4, họ chuyền sang chống đối quyết liệt,

        Hòa giải viên của Tổng thống từ buổi đầu là bộ trưởng Lao động Lewis B. Schwelleaback, bạn cũ tại Thượng viện, cựu thẩm phán trong tiểu bang Hoa thịnh đốn, nổi tiếng phần lớn vì nhu nhược và bất lực. Tiếp sức cho Schwellenback, khi tình hình khẩn trương, Tống thống bèn vời tới John R. Steelman, giám đốc Nha Hòa giải, đưa vào Bạch Cung làm cố vấn lao động. Steelman là một người thân hình to lớn, nặng trên trăm kí, nghị lực rồi rào, cặp mắt sảng, lông mày chổi xề, linh lợi và hoạt bát. Ông hiểu rõ các lãnh tụ của phong trào nghiệp đoàn, và thủ đoạn vận dụng quanh bàn thương thuyết, bỏ xa Schwellenback.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 11:48:22 pm »


        Tháng 4, sau khi cuộc thương thuyết xụp đổ, Tổng thống Truman đích thân theo dõi vụ tranh chấp hỏa xa, và ủy cho ông Steelman phụ tránh với tư cách đại diện riêng. Nhiều tuần lễ tham khảo và vỗ về trôi qua, song vẫn như nước đổ lá khoai. Ngày thứ tư 15-5, 3 ngày trước khi cuộc đình công bắt đầu, Tổng thống triệu tập đại diện chủ nhân và lãnh tụ 20 nghiệp đoàn tới Bạch Cung. Bằng giọng chỉ trích nghiêm khắc và thẳng thắn, ông nói chuyện với họ, và sau khi cuộc hội kiến chấm dứt, 18 nghiệp đoàn tỏ ý sẵn sàng nhận hòa giải. Nhưng Whitney và Johnston vẫn từ chối. Dầu là thiểu số, họ vẫn có thể làm ngành thiết lộ hoàn toàn tê liệt, và họ cho biết là sẽ đi tới cùng. Nhìn hai người bạn cũ bằng luồng mắt lạnh lùng sau cặp kính dầy, Tổng thống nói:« Thật là điên rồ nếu các bạn nghĩ rằng tôi chịu khoanh tay ngồi đây nhìn các bạn làm đầt nước này tê liệt. » Whitney đáp :«Thưa Tổng thống, chúng tôi có bồn phận phải đi đến cùng, vì các đoàn viên nghiệp đoàn đòi hỏi như vậỵ.» Ông Truman đứng vậy kết thúc cuộc họp. Ông nói: « Được lắm, mọi việc đều tùy các bạn. Tôĩ cho các bạn đúng 48 tiếng đồng hồ, nghĩa là cho đến thứ năm, cũng vào giờ này, hai bên phải dàn xếp xong. Nếu không, tôi sẽ nhân danh chính phủ để trưng tập ngành hỏa xa.»

        Tức thời, Quốc hội và báo chỉ la ó phản đổi trên toàn quốc. Kỳ hạn thứ năm tới mà tình hình vẫn bế tắc, ông Truman lại mời các lãnh tụ hỏa xa khác đến văn phòng để chứng kiến - và nhất là đế các phóng viên nhiếp ảnh chụp hình - khi ông ký một chỉ thị hành pháp, ra lệnh trưng tập ngành thiết lộ. Whitney và Johnston bị các nghiệp đoàn hỏa xa phản đối nên miễn cưỡng thỏa thuận hoãn đình công 5 ngày, và quyết định không chịu hoãn lâu nữa. Nghĩa là thời hạn chót là 4: giờ chiều thứ bảy 25-5. Ngay thứ năm. Steelman, mời các lãnh tụ lao tư tới họp suốt ngày tại Bạch Cung. Sau phiên họp, Whitney và Johnston vẫn khăng khăng từ chối. Đêm ấy, họ viết cho Tổng thống một bức thư ngắn, như sau : « Chúng tôi đã trình với Tổng thống rằng tình trạng xáo động hiện hữu trong giới đoàn viên hỏa xa rất nghiêm trọng, và yêu sách của họ không thể đuợc bác bỏ. Bởi vậy, chúng tôi không thể chấp nhận đề nghị của Tổng thống.»

        Trong cơn nóng giận, mắt ông Truman sáng một cách lạnh lùng sau cặp mục kỉnh, đôi môi mỏng hình chữ nhật trễ xuống mép, đầu hơi nghiêng nghiêng và mảnh khảnh như cây sậy. Đó là hình dáng Tổng thống Truman khi sáng thứ sáu ấy ông bước vào phiên họp Nội các đặc biệt. Cũng như ông Lincoln, với bản Tuyên cáo Giải phóng Nô lệ, ông Truman mời Nội các tới, không phải để hội ý mà để thông bảo việc ông sắp làm. Ngày hôm sau, ông sẽ đích thân tới Quốc hội, đòi thông qua đạo luật lao động khắc nghiệt nhất trong lịch sử, cho phép ông động viên vào quân ngũ những công nhân đình công, không hạn định tuổi và tình trạng gia đình, khi cuộc đình công có thể dẫn tới tình trạng quốc gia khẩn cấp.

        Đoạn, ông quay về phía bộ trưởng Báo chí Charley Ross, ra lệnh sắp xếp cho ông lên đài bá âm ngay buổi tối đế giải thích cho toàn quốc biết việc ông sắp thực hiện. Diễn từ này là một trong những lời kết tội cá nhân nghiệt ngã nhất phát xuất từ miệng Tổng thống Hoa kỷ. Bằng giọng bất mãn nhưng ôn hòa, ông nói :

        * Đông bào toàn quốc! Tôi nói chuyện với đồng bào đêm nay giữa lúc khủng hoảng lớn lao xảy ra. Khủng hoảng Trần chầu cảng là kết quả hành động của ngoại địch. Khủng hoảng đêm nay là kết quả hành động của một nhóm người trong nước đặt quyền lợi riêng lên trên phúc lợi quốc gia... Theo tôi, thì hai cá nhân ấy (Johnston và Whitney) đã biết rằng quyết định của họ rất tai hại, và trong tương lai, hậu quả đau khổ còn tai hại hơn nhiều nữa. Đây không phải là tranh chấp lao tư. Mà là tranh chấp giữa một nhóm nhỏ cá nhãn và chính phủ của họ.. Nếu số công nhần cần thiết để điều khiển hỏa xa không trở lại làm việc chiều mai hồi 4 giờ, với tư cách điều khiển chính phủ, tôi không còn phương pháp nào khác ngoài việc xử dụng mọi phương tiện trong khuôn khổ quyền hành của tôi để điều khiển hỏa xa... Tình hình vô cùng nghiêm trọng, vần đề hỏa xa lại vô cùng quan hệ nên tôi đã yều cầu Quốc hội nhóm họp chiều mai hồi 4 giờ, và tôi sẽ đọc trước phiên họp khoáng đại hai viện một bản thông điệp về vấn đề này.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2019, 11:26:59 pm »

       
        Ngày hôm sau, thứ bảy, nhiều sự việc sôi động Xảy ra như trong cuốn phim toát bồ hôi lạnh của Hồ ly vọng. Steelman ngồi trong phòng khách sạn Statler với Wniney và Johnston, cố gắng thuyết phục họ lần cuối. Clifford và Sam Rosenman, trong phòng họp Nội các ở Bạch Cung, đang tranh thủ thời gian, và cố gắng tiên đoán thời cuộc, để dự thảo diễn từ mà Tổng thống sẽ đọc tại Quốc hội. Liệu khi Tổng thống tới trụ sở Quốc hội cuộc đình công đã được dàn xếp xong chưa? Steelman điện thoại cho Clifford, nói rằng một thỏa ước có thể được kỷ kết, tuy nhiên không chắc lắm,

        Sau này ông Clifford thuật lại là nếu diễn văn được viết xong, mà giờ chót cuộc đình công được dàn xếp thì thật là nan giải, Bởi vậy, ông và Roseuman phải viết thêm vài ba trang, phòng hờ có sự thay đổi giờ chót. Tổng thống đã lên đường tới Quốc hội với bản văn được hoàn tất. Đầu trần, Clifford rượt theo, nhưng đến khi tới văn phòng chủ tịch Hạ viện Sam Rayburn thì được tin Tổng thống đã vào phòng họp Hạ nghị viện, và sửa soạn lên tiếng.

        5 phút sau, từ lữ quán Siatler, Steelman gọi giây nói cho Clifford, vừa nín thở, vừa báo tin : «Ký rồi.» Clifford nguệch ngoạc mấy chữ cho Tổng thống trên một mẩu giấy : «Thưa Tổng thống, thỏa ước vừa được ký, đình công chấm dứt.» và chuyền cho Leslie Biffle, bộ trưởng phụ trách Thượng viện Biffle bước rảo qua hành lang, tiễn vào phòng Hạ viện, đặt mẫu giấy lên trên bài diễn văn mà Tổng thống đã bắt đầu đọc, Ông Truman ngừng lại giữa câu, và ngẩng đầu lên, mỉm cười :

        «Thưa quí vịt cuộc đình cong đã được dàn xếp.»

        Phòng họp đông đặc nổi lên tràng pháo tay và hoan hô ầm ỹ.
Cũng như đa số kế hoạch bắt nguồn từ cơn tức giận, đề nghị của ông Truman động viên công nhân đình công sẽ gây ra nhiều tai hại nếu được đưa ra bàn cãi, và hầu như chắc chắn là bị bác bỏ vì bất hợp hiến. Các sử gia sẽ không thể tán dương hành động nốc nổi nguy hiểm này của ông Truman. Nhưng bù lại, hành động này đã đưa tới kết quả cấp thời : ngăn chặn được thảm họa lớn giữa cơn khủng hoảng trầm trọng quốc nội, và chứng tỏ rằng ông Truman là một nhân vật quyết tâm tranh đấu đến cùng, bất chấp hậu quả, để bênh vực điều mà ông cho là chính đáng.

        Đồng thời khai pháo chống nghiệp đoàn hỏa xa, ông Truman lại và chạm với John L. Lewis và nghiệp đoàn thợ mỏ than. Ngày thứ ba 21-5-46, ngày mà Whitney và Johnston nói thẳng với Tổng thống là họ không chịu hoãn cuộc đình công, ông Truman đã ký nghị định trưng tập các mỏ than để chấm dứt cuộc đình công kéo dài 40 ngày của thợ mỏ Trên nhiều khía cạnh, đây là cuộc tranh chấp dài hơn và gay go hơn, so sánh với vụ hỏa xa.

        Trong vụ hỏa xa, nếu phải đối phó cứng rắn với hai nghiệp đoàn chống đối thì chính quyền còn có thể huy động binh sĩ tiếp vận đế đảm bảo phần nào cho ngành thiết lộ khỏi tê liệt. Nhưng đối với thợ mỏ thì khác. Cho nên Lewis đã có lý khi nói với Tổng thống rằng « ông không thể Khai thác mỏ than bằng lưõi lê », và Tổng thống cũng chịu là Lewis có lý. Hồi ấy, than là huyết mạch của kinh tế quốc gia Mỹ. 95% đầu tầu hỏa chạy bằng than, 55 điện lực kỹ nghệ và 62% tổng điện lực đều do than mà ra.

        Mặt khác, Whitney và Johnston không được các nghiệp đoàn hỏa xa ủng hộ toàn diện, và nói chung phong trào lao động cũng không ủng hộ. Còn John Llewellyn Lewis, xuất thân làm thợ mỏ, và sinh trưởng trong gia đình thọ mỏ, đã là thủ lãnh độc nhất vô nhị của Liên hiệp Nghiệp đoàn công nhân Mỏ Mỹ quốc trong gần 30 năm, nên không cần ai giúp cũng có thể hành động. Lewis là một người có nghị lực và linh lợi khác thường, với dáng đi chín chắn và oai vệ, vòng tóc muối tiêu tròn như cái vung trên đâu, cặp mắt soi mói dưới lông mày chổi sể. Trong cơn giận dữ, ông nhíu cặp mày một cách oai phong lẫm liệt, giọng nói ông trầm trầm, mạch lạc và lên xuống đều đặn như nhà kịch sĩ của thế kỷ 19. Kiêu hãnh, tự phụ, và vững tin vào quyền lực bân thân, ông đã đè bẹp đối thủ trong nghiệp đoàn, song lại được đoàn viên trung thành một cách cuồng tin, vi ông đã tranh đấu để mang lại cho họ một cuộc cách mạng thật sự về điều kiện lương bổng và làm việc.

        Đơn thương độc mã, ông có thể kiểm soát công cuộc tiếp tế than cho toàn quốc một cách dễ dàng như cầm cái nĩa trong tay. Và ông tỏ ra khinh miệt mọi quyền lực chắn đường, cho dẫu là Tổng thống Hoa kỳ. Có làn ông bô bô với một phóng viên :« Ông Truman hoài nghi là những yêu sách của chúng tôi không hợp pháp ư ? ông ấy chẳng biết thể nào là hợp pháp hay không hợp pháp.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2019, 11:37:16 pm »


        Khi cuộc khủng hoảng mỏ than gia tăng, nhiều cố vấn Bạch Cung thúc giục Tổng thống không nên so găng với nhà độc tài hùng mạnh của hầm mỏ ấy. Theo họ thì nên tìm cách dàn xếp đế thỏa mãn Lewis, hơn là lao đầu vào cuộc thượng đài khiến uy tín của Tống thống có thể bị sứt mẻ.

        Cuộc tranh chấp than bắt đầu thành hình trong tháng 1-1946 khi Lewis đòi ký một khế ước mới nhuộm mầu cách mạng : công nhân phải được hưởng 10 xu huê hồng cho mỗi tấn than được khai thác, và huê hồng này được xung vào quỹ xã hội nghiệp đoàn để chăm lo thuốc men và dưỡng già cho thợ mỏ. Thật ra, Lewis yêu sách rất đúng, bởi vì trong đời cũng có một số nghề nguy hiểm như nghề thợ mỏ, nhưng không có nghề nào làm thể xác và tinh thần mệt mỏi bằng nghề thợ mỏ. Người thợ mỏ sống lẻ loi với gia đình nghèo túng trong những túp lền di động, rải rác trên những đống than cũ. Lewis còn đòi lăng lương và bớt giờ làm song giới chủ nhân ngán nhất yêu sách huê hồng 10%, và cương quyết từ chối. Ngày 30-3, khế ước cũ mãn hạn, 400.000 thợ mỏ tại 21 tiểu bang bắt đầu đình công.

        Ảnh hưởng kinh tế chưa xảy ra ngay, vì sổ than dự trữ còn đủ dùng trong 30 ngày. Nhưng cuối tháng 4 qua tháng 5, thì nhiều nhà máy phải đóng cửa, xe hỏa phải ngưng chạy, hàng chục thị trấn phải trở lại tình trạng cúp hơi điện thời chiến đế tiết kiệm than. Ngày 15-5, T. T. Truman mời Lewis và Charles O’Neill, đại diện phe chủ, tới Bạch Cung dự họp với ông và Steelman, những phiên họp kéo dài lê thê. Nỗ lực tiến tới một khế ước mới bị thất bại nên ngày 21-5 Tổng thống ra lệnh đặt mỏ than dưới quyên điều khiển của bộ trưởng Nội vụ Julius A Krug. Một tuần sau, Krug và Lewis ký một bản khế ước, thỏa mãn phần nào yêu sách của công nhân, với 5 xu (thay vì 10 xu) huê hồng cho mỗi tấn than, để tiến hành chương trình xã hội đầy tham vọng. O’ Neill và phe chủ rất tức giận, nhưng họ đành phải khoanh tay vì chính phủ đã thay thế họ tại bàn thương thuyết.

        T. T. Truman chỉ kéo dài được thời gian chứ , không ôn định được tình hình vì Lewis là người có tham vọng ghê gớm. Sau đại chiến, các lãnh tụ lao động đua nhau giành quyền thế, và tranh chấp diễn ra giữa Willimi Green thuộc công đoàn AFL, Philip Murray thuộc công đoàn CIO đang bành trướng mạnh mẽ và Lewis, thuộc công đoàn thợ mỏ. Trong quá khứ, Lewis nghiêng về mỗi phe một thời gian, nhưng giờ đây ngang nhiên đứng ra làm lực lượng thứ ba. Với mục đích nhảy lên làm đàn anh, Lewis đánh ván cờ táo bạo : so gươm với chính quyền.

        Cuối tháng 10, Lewis tuyên bố không hài lòng về một tiểu khoản trong khế ước ký với chính phủ liên quan đến tiền thưởng nghỉ bè, và đòi xét lại toàn bộ khế ước. Bộ trướng Krug từ chối, Lewis bèn nói :«Được, thợ mỏ sẽ đơn phương bỏ khế ước trong vòng 30 ngày, nghĩa là từ ngày 20-11 và dĩ nhiên « không có khế ước, thì không làm việc»

        Tổng thống nghỉ hè ở Kay West trước ngày lối hậu thư của Lewis chấm dứt. Vì Lewis vẫn giữ vững lập trường nên ông Truman yêu cầu 5, 6 phụ tá thân cận trong số có Steelman đáp phi cơ tới để tham dự một phiên họp gấp. Mở đầu phiên họp, ông cho biết là lần này muốn triệt hạ Lewis, và yêu cầu các cộng sự viên góp ý kiến.

        Chiến lược được chấp thuận không mang tính chất đao to búa lớn, như trong vụ hỏa xa, song lại nhuộm vẻ khắc nghiệt và nảy lửa đối với các thủ lãnh nghiệp đoàn. Võ khi chống lao động và bị lao động thù ghét nhất đã được áp dụng : lệnh trưng tập của tòa án. Trong những năm rối loạn đầu tiên của phong trào lao động, tư pháp lệnh là lợi khí thông dụng của chủ nhân dễ ngăn chặn đình công. Giới nghiệp đoàn cho rằng khế ước mà tư pháp có thể trưng tập công nhân là khế ước cấm công nhân gia nhập nghiệp đoàn (yellowdog contract) và hàng ngàn người chống lại lệnh cấm đinh công cua tòa án đã bị bươu đầu sứt trán hoặc ngồi tù. Theo luật Norris-LaGuardia năm 1932, tòa án liên bang không được phép trưng tập công nhân trong các vụ tranh chấp lao tư, và sự cấm đoán này đã được xiết chặt hơn nữa với luật Wagner năm 1935. Đó là một trong những thắng lợi lớn lao nhất của lao động dưới thời kỳ Tân sách của Tổng thống Roosevelt. Và nay, ông Harry Truman, bạn của lao động và thừa kế của Tổng thống Roosevelt lại phục hồi chế độ tư pháp lệnh mà lao động thù ghét,

        Lập luận của Bạch Cung là luật cấm trưng tập chỉ áp dụng vào các vụ tranh chấp giữa nghiệp đoàn và tư chủ, và không áp dụng trong trường hợp chủ nhân là chính quyền, trường hợp bộ Nội vụ với Lewis. Song lập luận này chưa có dịp thử lửa, nên người ta không thể biết tòa án chấp nhận hay bác bỏ. Nếu tòa án chấp nhận, liệu thợ mỏ có tuân lệnh để trở lại làm việc hay không. Và nếu tòa án bác bỏ thì Tổng thống và chính phủ sẽ ra sao ?
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM