Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:54:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truman ông là ai  (Đọc 12301 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:28:43 am »


        Chiến tranh chấm dứt

        Ông Truman có nói «làm Tổng thống cũng như ngồi trên lưng hổ, phải tiếp tục cưỡi nếu không sẽ bị hổ ăn thịt».

        Mấy ngày đầu của ông ở Bạch Cung là những ngày bấp bênh và hỗn độn vì ông còn phải tìm hiểu chức vụ Tổng thống, quóc gia Mỹ cũng còn phải tìm hiểu ông mà cái chết của ông Roosevelt đã đưa lên ngôi vị nguyên thủ. Trên thực tế, những ngày cuối tuần ấy, tân Tổng thống hầu như không được lưu ý đến vì toàn quốc thọ tang, còn bận thương tiếc cố Tổng thống vừa từ trần. Ông Harry Truman dường như bị chìm ngập trong đám đông buổi sáng chủ nhật 15-4 rực nắng ấy, đứng cạnh bà Eleanor Roosevelt, doug dỏng cao, mặc đồ đen, trong khi FDR được an táng trong vườn hoa hồng của ngôi nhà hương hỏa ở Hyde Park. Thứ sáu trước ngày đầu tiên ở chức vụ tổng thống, ông Truman hấp tấp đến trụ sở Quốc hội, dáng điệu mỏi mệt, để giã từ thân hữu trong Thượng viện. Sau bữa ăn trưa trong văn phòng của bộ trưởng phụ trách Thượng viện Leslie Biffle, ông nói với nhóm phóng viên chờ bên ngoài với giọng trang nghiêm : « Nếu có khi nào các bạn cầu nguyện thì giờ đây hãy cầu nguyện cho tôi ». Ngày thứ hai, ông lên tiếng trước phiên nhóm khoáng đại lưỡng viện, cam kết tiếp tục đường lối của cổ Tổng thống và khẩn cầu các nhà lập pháp và nhân dân Mỹ tỏ thái độ kiên nhẫn và hiểu biết.

        Thoạt tiên, ông lưu nhiệm Nội các của Tổng thống Roosevelt và các cộng sự viên trong Bạch Cung, nhưng trong những ngày đầu của tuần lễ thứ nhất ông đã đưa vào Bạch Cung 5,6 phụ tá quen thuộc đã ở bên ông tại Thượng viện. Trong số này có Rose Conway, cô gái chưa chồng khả ái và đắc lực, vẫn tiếp tục làm bí thư cho ông đến ngày nay, Harry Vaughan, bạn đồng ngũ thời chiến người Missouri, giọng khàn khàn tính tình vui vẻ, được dùng làm mọi việc theo kiểu «chỉ đâu đánh đấy», và Matt Connelly, một thanh niên Ái nhĩ lan có năng lực táo bạo, phụ trách tiếp tân, gạn lọc rừng người đổ xô đến Bạch Cung để tìm thời vận và chúc mừng, muốn giúp đỡ, và muốn được giúp đỡ, hoặc chỉ đến để chào qua loa Tổng thống với tư cách cố tri. Jonathan Daniels, cộng sự viên Bạch Cung hồi ấy đã nhắc lại như sau :

        «Ông Truman có vẻ là người của tất cả, và làm được tất cả mọi việc. Tất cả mọi người, từ phe theo Tân sách của ông Roosevelt đến phe chống đối, bạn và thù của ông Roosevelt, bạn cũ và bạn mới, bạn đồng ngũ trong đội sơn pháo 129, các chính trị gia của thời Pendergast cực thịnh, các nhân viên trong ủy ban Truman, những người hăng hái và đầy tham vong, tất cả đều có vẻ tin tưởng ông Truman là người của họ. Hồi ấy, ông Truman luôn luôn nhũn nhặn, bầu như cốt để khỏi làm phật lòng những người muốn tỏ ra tài giỏi hơn ông, đánh giá quá thấp nghị lực của người dân biên cảnh Trung Tây cứng đầu phía sau bề ngoài nhũn nhặn ấy.»

        Mối quan tâm hàng đầu ở Hoa thịnh Bốn. cũng như ở hầu hết khắp nơi trên thế giới là chiến cuộc Âu Châu khi ấy đã tới thời kỳ quyết liệt nhất. Nước Đức của Adolf Hitier chỉ còn là chiến trường cực kỳ thu hẹp, ngày đêm hàng tấn bom đồng minh trút xuống. Trong vòng 10 tháng sau cuộc đổ bộ ở Normandie, quân dội quốc xã bị đẩy lùi hơn 1.100 cây số khỏi vị trí cố thủ dọc Đại tây dương, và đang phải đương đầu trên đất nhà vơi sức mạnh ưu việt Anh-Mỹ. Những tài nguyên kỹ nghệ lởn lao nhất ở phía tây và hệ thổng chuyển vận của Đức bị phá nát, dân chúng mất tinh thần, và hoảng sợ, những đạo quân Đức rút lui chỉ còn có thể áp dụng du kích chiến. Cũng trong thời gian này, trên mặt trận đông, Hồng quân đã đầy lui quân Đức gần một ngàn cây số sau những phòng tuyến sâu nhất trên đất Nga và đang đồn trú cách Bá linh 50 cây số. Nam bộ Vienne bị chiếm đòng, và con đường máu xuyên sơn Tiệp khắc bị chặn kín.

        Ngày ông Roosevelt tạ thế, quân đội Nga và Mỹ gặp nhau trên sông Elbe. Sự kiện này có nghĩa là Đức quốc đã bị cắt đôi, và ngày tàn của quốc xã đã diễm. Ngày 25-4, Hoa thịnh đốn và Luân đôn nhận được tin Heinrich Himmler qua trung gian bá tước Thụy điển Bernadotte, xin đầu hàng trên toàn mặt trận tây, trong khi vẫn tiếp tục đánh Nga sô trên mặt trận đông. Tức thời Churchill và Truman bác bỏ đề nghị này, và nhắc lại yêu sách của dồng minh là Đức phải đầu hàng không điều kiện, đồng thời trên mọi mặt trận. Nga sô không tham chiến ở Ý, cho nêu sau cuộc thương thuyết bí mật kéo dài, một triệu binh sĩ quốc xã xin hàng ngày 29-4 và được các tư lệnh Anh Mỹ chấp thuận; ngày 2-5, thế giới được tin Hitler tự sát ngày 30-4 trong pháo đài bê tông dưới đất ở Bá linh. Ba ngày sau sứ giả của Đức quốc xã bại trận xin tới tổng hành doanh của tướng Eisenhower tại Reims. Tại đó, một lần nữa, họ tìm cách chia rẽ đồng minh với đề nghị chỉ hạ khí giới trên mặt trận tây. Ai cũng thấy là họ không sợ bại trận bằng sợ Hồng quân và các chính trị viên chiếm đóng quốc gia tàn phá của họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:28:38 am »


        Suỷt nữa giòng lịch sử chiến hậu đã đổi chiều. Vì nếu quân đội Đức có thể tập trung tàn lực vào mặt trận đông, ngăn cản bước tiến của Nga sô thì quyền bành Cộng sản tại trung bộ và đông bộ Âu châu có thể hoàn toàn khác hiện tình. Tại Teheran và Yalta, các ông Roosevelt, Churchill và Staline cho rằng Đức quốc xã còn cầm cự lâu, chưa tan rã nhanh chóng, cho nên đề nghị của Himmler bị bác bỏ. Ngày 5-5-1945, tại tổng hành doanh tối cao quân lực viễn chính Mỹ ở Reims, tướng Eisenhower nói thẳng cho sứ giả Đức biết là điều kiện của họ không thể chấp nhận. Sáng sớm 7-5, trước mặt đại diện Hoa kỳ, Anh quốc, Pháp và Nga sô, tướng Alfred Jodi, thay mặt bộ Tổng tư lệnh Đức, ký văn kiện đầu hàng. Tướng Jodi than thở : « Theo tôi, thì không còn đường nào khác, nếu không ký kết thl hỗn loạn xảy ra.»

        Ngày 8-5 được coi là ngày toàn thắng ở Âu châu. Công chúng Mỹ không ngạc nhiên vì đã nhìn thấy và cảm thấy từ nhiều ngày trước. 9 giờ sáng hôm ấy, tin này được Tổng thống Truman - mới vào Bạch Cung chưa được một tháng - chính thức loan báo trên làn sóng điện loan quốc như sau: « Giờ khắc này là giờ khắc nghiêm trọng và quang vinh. Đại tướng Eisenhower thông báo rằng lực lượng Đức đã đầu hàng LHQ (ông Truman cố ý đề cao LHQ mặc dầu tổ chức quốc tế này chưa chính thức khai sinh). Ngọn cờ tự do đang phấp phới trên toàn Âu lục. Nhân ngày thắng trận, chúng ta cần cảm tạ ơn Trên đã dặn dắt chứng ta qua những ngày cam go đen tối... Chúng ta chỉ có thể trả món nợ tinh thần với Thượng đế, với những người đã chết, với con em chúng ta bằng sự làm việc, bằng sự tận tâm không ngừng với trách nhiệm trước mắt. Nếu cần đề ra phương châm cho những tháng sắp tới, thì phương châm này là sự làm việc, chúng ta phải làm việc, và làm nhiều việc hơn nữa. Chúng ta phải làm việc để chấm dứt thật sự chiến tranh, vì chúng ta mới chiến thẳng một nửa.»

        3 tháng sau ngày toàn thắng Âu châu là ngày toàn thắng Nhật Bản. Ngay trước khi Hitler sụp đổ trong tháng 5, nhân lực và võ khí đồng minh đã được di chuyến từ chiến trường Âu châu sang chiến trường Thái bình dương trong khuôn khổ của một trong những cuộc tập trung hải chiến lớn lao nhất lịch sử. Cuộc tấn công cuối cùng vào đất Nhật được đặt dưới quyền chỉ huy hỗn hợp của tướng Douglas Mac Arthur và thủy quân đô dốc Chester w. Nimitz, với sự tham dự của hồi quân Anh do nam tước Louis Mounbatien điều khiển. Từ tháng 3, các vị tư lệnh tham mưu hỗn hợp ở Hoa thịnh Đốn đã ước lượng rằng phải mất từ một năm đến năm rưỡi nữa mới quật ngã được đế chế Phù tang, nhất là trong trường hợp mà trường hợp này có nhiều triền vọng xảy ra đồng minh phải chiến đấu từng tấc đất trên quần đảo Nhật bản. (Khi ấy, bom nguyên tử còn là thực thể khoa học mơ hồ, nên không thể được ghi vào kế hoạch chiến lược). Cuộc hành quân dự liệu, từ bờ biển vào trung tâm Đông kinh, sẽ gây cho Mỹ một triệu thương vong, và có thể nửa triệu cho Anh quốc.

        Lực lượng đồng minh không còn ở tư thế rút lui nhục nhã như ở Bataan, mùa đông 1941 nữa. Trong mùa xuân và đầu mùa hè 1945, đồng minh đã tái lập quyền kiêm soát an toàn tại Phi luật tân, cũng như trên bờ biển Xung thẳng và Iwo Jima đẫm máu và mang đầy dấu vết tàn phá. Sau 82 ngày bị bao vây đảo Guam thất thủ, với 45.000 người Mỹ và 94.000 người Nhật tử trận. Hàng trăm chiếu đấu cơ Mỹ cất cánh từ các hải đảo xa xôi này suốt ngày đêm dội bom nổ và dẫn hỏa xuống đất Nhật, mà đối phương hầu như không thể chống nổi ngoại trừ bằng súng phòng không vô hiệu phần lớn Chiến hạm Anh Mỹ hầu như được tự do pháo kích vùng duyên hải, và thả mìn xuống hải lộ nhiều đến nỗi Nhật bị mắc cứng giữa hàng rào phong tỏa, Các đô thị lờn, và các trung tâm kỹ nghệ hùng hậu trước đây của Nhật đã bị tê liệt hoặc đổ nát, mức sản xuất võ khí trở thành giỏ giọt, kho tiếp tế xăng nhớt và nguyên liệu bị khô cạn, 8 triệu người Nhật không nhà ở, khẩu phần gạo và thực phẩm nhu yếu bị hạn chế còn 1.500 calori mỗi ngày. Sức mạnh tấn công của hải không quân Phù tang, mới một năm trước đã chính phục và thống trị gần nửa tỉ người Á trên một vòng cung 8.000 cây số phía đông, nam và tây quần đảo Nhật Housau thuộc chính quốc , nay hầu như bị hoàn toàn tiêu diệt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:21:40 am »


        Nhưng lục quân Nhật tương đối vẫn chưa bị hư hao, tương đối được cấp dưỡng và trang bị đầy đủ, với chừng ba triệu người trên chính quốc và từ triệu rưỡi đến hai triệu tại Mãn châu và Hoa lục. Đạo quân hậu bị này được dùng dễ ngăn chặn cuộc đồ bộ tương lai, và được coi là nguồn hy vọng và là sức mạnh bướng bỉnh bất khuất của một số nhân vật trong Hội đồng Chiến tranh của Thiên hoàng, cương quyết không đầu hàng, và chủ trương kháng chiếu đến giọt máu cuối cùng. Đối chiến với Nhật là Hoa kỳ, Anh quốc và Trung Hoa. Song Trung hoa đã tỏ ra là đồng minh kém hiệu lực. Đầu năm 1945, Quốc quân của thống chế Tưởng giới Thạch đã dành nhiều thời giờ và nỗ lực đế chống lại (hoặc cổ thủ) quân đội cộng sản của Mao trạch đông hơn là kháng Nhật, hồi ấy trấn giữ toàn Mãn châu, Cao ly, Đài loan và phần lớn Hoa bắc. Bởi vậy, muốn thắng Nhật, các cường quốc đồng minh phải nhờ cậy vào sự can thiệp của Nga sô, nghĩa là Hồng quân phải vượt biên giới châu Á, đánh tập hậu quân đội Nhật ở Mãn châu. Để thực hiện mục đích này, đồng minh đã tiễn tới một thỏa ước với Staline tại Yalta, tháng 2-1945. Sau này, ông Truman viết :

        « Các vị tham mưu trưởng đều tỏ ra lo ngại trong khi ước lượng số thương vong của cuộc đổ bộ lên đất Nhật. Vì lực lượng của ta ở Thái bình dương đang tiến mạnh, với sự thiệt hại nặng nề về nhân mạng, nên việc lôi kéo Nga sô tham chiến trở thành vô cùng cấp bách. Sự tham chiến của Nga sô sẽ giúp Mỹ tiệt kiệm được hàng ngàn sinh mạng.»

        Dĩ nhiên là mùa hè 1945 ý thức cấp bách này giảm nhiều. Nhờ triển vọng của bom nguyên tử, sự tham chiến của Nga sô hầu như không còn cần thiết nữa. Nhưng khi các lãnh tụ đồng minh nhóm họp tại Potsdam trong tháng 7, Nga sô đã hủy bỏ hiệp ước thân hữu với Nhật và bí mật tập trung quân đội dọc biên giới Mãn chấu, sửa soạn xâm lăng. Dầu sao thi toàn bộ kế hoạch đã tiến quá xa trên dường thực hiện, trừ phi có phép mầu Tô Tần mới mong chặn nổi. Ngày 7-8, quả bom nguyên tử thứ hai rơi xuống Quang đảo, Nga sô tuyên chiến với Nhật, và Hồng quân ào vào Mãn châu. Ngày 10-8, Nhật xin nghị hòa, và 7 giờ tối 14-8 trong năm 1945 đầy biển cố, Tổng thống Truman từ tốn loan báo với thế giới cuộc chiến tranh lớn lao nhất và tốn hao nhất lịch sử đã chấm dứt.

        Thắng lợi của đại chiến thứ hai vừa được gặt hái thì hạt giống chiến tranh lạnh đã đâm lộc nảy mầm. Chiến tranh nóng này là chiến tranh lớn lao nhất, hao tổn xương máu và tiền bạc nhất, và tàn phá ghê gớm nhất mà con người văn minh gây ra từ trước đến nay. Nó kéo dài 5 năm, 11 tháng, và 14 ngày, với 56 quốc gia tham chiến, mà 49 thuộc phe đồng minh và 7 thuộc phe Trục, Tổng cộng 85 triệu người nhập ngũ, trong số có 14 triệu bị giết hoặc chết mà 251.000 người là Mỹ. Số thương vong này còn lớn hơn số thương vong của mọi cuộc chiến tranh từ 1793 đến nay gộp lại.

        Chưa bao giờ sau khi chiến tranh chấm dứt lại có quá nhiều vấn đề được đặt ra như vậy. Khi Tổng thống Truman nhậm chức, những vấn đề này mới bắt đầu hiện rõ, mà căn bản là giới lãnh đạo chính trị và quân sự đồng minh đã ước sai bản chất thật sự của chiến lược của cộng sản tích cực chính phục thế giới.

        Trong di sản tinh thần mà ông Truman thừa hưởng của cố Tổng thống có sự quyết tâm, theo đó Tây phương có thể tiến tới hòa hoãn với Nga sô bằng sự nhẫn nại và nhân nhượng. Nếu Nga sô hết sợ vì biên giới bị đe dọa, hoặc vì các nước dân chủ chống đối hình thái chánh quyền sô viết, hoặc vì có thể bị bỏ rơi trên đường hậu chiến tiến tới sung mãn kinh tế, Nga sô sẽ có thể nghiêng về phía hòa bình và tự do. Bởi vậy, tại hội nghị Teheran và Yalta, đồng minh đã nhượng bộ nhiều trước yêu sách phân chia Âu châu hậu chiến, đồng thời nhiệt tâm yêu cầu Nga sô tham chiến chống Nhật sau ngày Đức thất trận. Ông Roosevelt chủ trương tuyệt đối tôn trọng những thỏa ước này, cho dẫu đôi khi mất tin tưởng vì thái độ lắt léo hoặc vi phạm trắng trợn của Nga sô,

        Ông Truman cảm thấy có bổn phận tiếp tục đường lối của cố Tổng thống, nhưng hầu như từ buổi đầu đã tỏ vẻ hoài nghi. Trong giới cộng sự đã có khuynh hướng quyết liệt (tuy nhiên chỉ là thiểu số) không tin tưởng vào hảo ý sô viết. Trong số này có đại sứ Averell Harriman. Từ nhiệm sở Mạc tư khoa, ông Harriman phúc trình về trong tháng 4 như sau :

        « Hiện nay, chúng tôi đã có bằng cớ cụ thể là chính phủ sô viết đứng trên quan điểm quyền lợi vị kỷ để nhận định mọi vấn đề. Để thủ lợi chính trị, họ đã loan truyền về tình hình thực phẩm khó khăn trong những vùng do quân đội ta giải phóng như Ý, Bỉ và Pháp... Cộng đảng và đồng bọn khắp nơi đang lợi dụng những khó khăn kinh tế trong những vùng do ta quản nhiệm để phá hoại ảnh hưởng của đồng minh tây phương, và xiển dương tư tưởng và đường lối sô viết... Nga sô và các chính phủ thiểu số mà họ đặt lên đầu lên cổ nhân dân Đông âu theo đuổi một mục tiêu hoàn toàn khác biệt. Ta phải minh nhận rằng Nga sô nhằm thiết lập chế độ chuyên chế, bóp chết tự do cá nhân và dân chủ mà ta ý thức và tôn trọng.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:47:59 am »


        Ông Churchill cũng tỏ thái độ ngờ vực. Trong nhiều văn thư gửi các ông Roosevelt và Truman, ông lưu ý sâu xa tới những thực tại chính trị trong thế giới hậu chiến mà Nga sô có thể tranh thủ được quyền lực đồng minh tây phương. Sau này, ông viết trong hồi ký : « Sự tham chiến được đặt trên nền tảng liên minh nên khi chiến tranh gần dứt, khía cạnh chính trị trở thành vô cùng quan trọng. Đặc biệt tại Hoa thịnh đốn thì người ta tính chuyện lâu dài và thoáng đạt. Đành rằng người Mỹ không muốn nghĩ đến chiếm đất, song nếu trước mặt có đàu sói thì kẻ mục đồng phải bảo vệ cho cừu, cho dẫu không thích thịt cừu. Hồi ấy (mùa xuân và mùa hạ 1945), dường như các vị tham mưu trưởng Hoa kỳ không cho những điều này là tối hệ... Vậy mà những điều này đã giữ phần quyết định trong vận mạng Âu châu, và có thể cưỡng đoạt không cho chúng ta tận hưởng hòa bình lâu dài mà chúng ta đã mất bao thời gian và tâm cơ tranh đấu.

        Đoạn ông Churchile nhắc đến khoảng trống nguy hiểm sau khi ông Roosevelt chết và tân Tổng thống Truman còn phải tìm hiểu vấn đề thế giới rộng lớn, khiến cả tư lệnh quân sự cũng như bộ Ngoại giao thiếu sự hướng dẫn cần thiết, các tư lệnh quân sự thì rút vào tháp ngà binh nghiệp, còn bộ Ngoại giao thì không am hiểu tình thế. Ông viết:

        « Sự lãnh đạo chính trị cần thiết bị thiếu vào lúc cần thiết nhất. Hoa kỳ đứng hiên ngang trên sân khấu thắng trận, nắm giữ vận mạng thế giới trong tay, song lại không có chương trình kế hoạch đích thực và mạch lạc.»

        Không phải là phi lý khi người ta phỏng đoán rằng ông Truman đã nhậy cảm trước tình thế, và ngay cả trong những tuần lễ nhận chức đầu tiên ấy trực giác đã thúc giục ông hoài nghi lòng thành thật của Nga sô. Kể ra, ông cần có nhãn quan điêu luyện hơn nữa để có thể xuyên qua hành động ngoan cố hiện hữu của Nga sô mà suy đoán tương lai, hầu áp dụng nguyên tắc hòa hoãn của ông Roosevelt đẽ hoán cải Nga sô. Song ông lại thiếu tự tin, và những nhân vật có thể giúp ông như Churchill và Harriman lại chỉ là sơ giao hoặc xa lạ. Mặt khác, những nhân vật mà ông quen biết thật sự, và ông bắt buộc phải nhờ cậy hàng ngày, như Stimson, Marshall, và trên một phương diện thấp hơn, đại tướng Eisenhower, tổng tư lệnh Mỹ tại Âu châu, lại chỉ nghĩ đến hậu quả quân sự hơn là hậu quả chính trị của thế chiến. Các nhân vật này đều tán thành đường lối của cố Tổng thống là bắt tay với Nga sô bằng mọi giá. Họ lập luận rằng chỉ cần đè bẹp Đức quốc và Nhật bản, rồi sau đó thế giới hậu chiến sẽ tự liệu lấy thân. Ngoài ra và đó là chuyện dĩ nhiên, ông Truman lại cảm thấy bổn phận phải tiếp tục chính sách của cố Tổng thống.

        Vì những lý do kể trên, ông đã hành động ngược lại thói quen cố hữu, không chịu vận dụng linh tính để tiên liệu thời cuộc, và đã bỏ lỡ một trong những dịp may lớn lao nhất trong lịch sử. Bởi vì ba tháng nghiêm trọng từ tháng 5 đến tháng 9-1945 chính là thời gian mà chiến tranh lạnh có thể bị chặn đứng cùng với mưu đồ cộng sản chinh phục Âu Á.

        Hội nghị Teheran và Yalta đã hoạch định những nét lớn của chiến lược tiến đánh Đức quốc. Thiết giáp Mỹ Anh từ tây sang đông sẽ giao tiếp với Hồng quân từ đông sang tây, tại một điểm trung tâm Đức quốc, san khi tiêu hủy binh lực quốc xã. Việc chiếm đóng Đức cũng chỉ được trù hoạch đại cương do Ủy hội Tư vấn Âu châu nhóm tại Luân Đòn năm 1944, chia Đức thành 3 khu do Mỹ, Anh và Nga kiểm soát (sau này, chia thêm một khu thuộc Pháp), với thủ đô Bá linh nằm trong khu Nga, được kiểm soát hỗn hợp. Sự chia cắt này dựa vào yếu tố quân sự, hơn là chính trị, chỉ cốt thực hiện dễ dàng biện pháp đầu hàng, hơn là thiết lập nền móng cho nên hành chính hậu chiến.

        Ngay từ cuối 1944, Nga sô đã dùng mục tiêu quân sự đề đạt mục tiêu chính trị tại Âu lục. Các chính trị viên nối đuôi quân dội chiếm đóng vào Ba lan, Tiệp khắc và Hung gia lợi. Nhưng tháng 4 và 5-1945, gọng kềm dồng minh xiết quanh Đức quốc chặt chẽ hơn dự liệu. Ông Churchill coi đó là dấu hiệu bất tường trong tương lai, và ông tiên đoán rằng sức mạnh quân sự sô viết có mặt ở nơi nào trên đất Đức và Trung Âu, nơi ấy sức mạnh chính trị sô viết sẽ ở lại mãi. Nhiều lần ông khẩn cầu ông Roosevelt và sau đó ông Truman, là nên tiến quân thật nhanh để giao tiếp với Hồng quân thật xa về phía đông. Nghĩa là bước tiến của Mỹ Anh trên mặt trận tây không nên kéo chậm lại để ăn khớp với mặt trận đông của Nga sô. Churchill lập luận rằng nếu Anh Mỹ tiến sâu vào khu vực hành quân dành cho Nga sô, thì cũng không nên rút lui, hầu sau khi Đức đầu hàng, có thể dùng làm áp lực đế thương thuyết với Nga sô. Đặc biệt là Churchill muốn đồng minh tây phương tiến gấp tới Bá linh. Cuối tháng 4, tây phương có nhiều hy vọng tới Bá linh trước Nga sô.

        Nhưng vấn đề chiến lược lại do tướng Eisenhower quyết định mỗi ngày. Ông chặn bước tiến của tướng Bradley tại sông Elbe, rồi tập trung mũi dùi vào phía nam. Theo ông, Bá linh là mục tiêu  thứ yếu, nên nhường lại cho Hồng quân. Trong khi lục lượng của tướng Patton tiến như vũ bão vào Tiệp khắc, Eisenhower lại chấp nhận lời yêu cầu của Nga sô, dành vinh dự chiếm đánh Prague cho Hồng quân. Ý định rõ rệt của Eisenhower là trong trường hợp nhu cầu quân sự cho phép, tuyệt đối tôn trọng quyền lợi sô viết trong vùng chiếm đóng của họ. Anh quốc cho rằng quan niệm này hoàn toàn thiếu thực tế, song tướng Eisenhower lại được Tổng thống Truman với tư cách tổng tư lệnh hậu thuẫn. Sau này, ông Truman nói :

        «Tôi không thể thấy lý do chính đáng nào để không tôn trọng một thỏa ước mà Hoa kỳ đã cam kết minh bạch là sẽ tôn trọng, tôi cũng không thể thấy lợi ích trong việc can thiệp vào những cuộc hành quân thắng lợi. Việc thực tế duy nhất phải làm là tuyệt đối tôn trọng thỏa ước, và cố gắng hết mình để thúc giục Nga sô tôn trọng!»

        Quyết định mã thượng và ảo vọng ấy khiến cho chiến tranh lạnh bắt buộc phải xảy ra. Chiến tranh lạnh khởi đầu với «vấn đề Đức quốc», và «vấn đề Đức quốc» vẫn còn là trung tâm gay gắt và ngoan cố của chiến tranh lạnh trong nhiều năm sắp tới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:28:50 pm »


CHƯƠNG IV

HÒA BÌNH TRÊN THẾ GIỚI

        LHQ ra đời !

        20-1-1945 là một ngày lạnh buốt và đáng nhớ, Đúng ngọ, hàng chục ngàn yếu nhân và thường dân co ro tụ tập trên sân cỏ Bạch Cung dưới nam môn. Trên khán đài, một ông già sắp sửa từ giã cõi đời tay nắm chặt mép bàn, nói với đám đông bằng giọng mỏi mệt nhưng vẫn sang sảng làm con tim xúc động :

        « Chúng ta đã biết là không thể sống một mình, trong hòa bình, là phúc lợi của chúng ta tùy thuộc vào phúc lợi của các quốc gia khác ở xa. Chúng ta đã biết là chúng ta phải sống với đầy đủ tư cách con người, chớ không phải như đà diều hoặc khuyển mã trong chuồng. Chúng ta đã biết chúng ta là công dân của thế giới, là đoàn viên trong cộng đồng nhân loại.»

        Bằng những lời nói ấy, Franklin D. RooseveR, trong diễn từ tựu chức pháp nhiệm thứ tư, đã minh định di sản tinh thần được chuyền lại cho ông Han V Truman đúng 83 ngày sau, ông Roosevelt không những dưa Hoa kỳ qua cuộc chiến tranh lớn lao nhất lịch sử mà còn hoạch thảo một chương trình vĩ đại tiến tới hòa bình trường cửu, song việc thực hiện được dành cho người kế vị. Trọng tâm của chương trình này là LHQ, tập thể của nhân dân thế giới, với mục đích đặt chiến tranh ra ngoài vòng pháp luật, tổ chức mưu cầu công lý và bảo vệ cho mọi người thuộc mọi chúng tộc và quốc gia. Tiền thân của Hội Quốc liên, LHQ đã được FDR và Churchilt hoạch định những nét sơ khởi trong Hiến chương Đại tây dương năm 1941, và đuợc minh định thêm, với Staline tham dự, trong Tuyên ngôn Mạc tư khoa năm 1943. Lược đồ tổ chức được khai sinh tại hội nghị Brétton Woods và Dumbarton Oaks năm 1944, và kế hoạch thực thi được chấp thuận tại Yalta, tháng 2-1945. Một trong những hoạt động chính thức đầu tiên của ông Trumam với tư cách Tổng thống là thông báo tối 12-4-1945 rằng hội nghị cơ chế dự nhóm tại Cựu kim sơn trong 10 ngày để soạn thảo Hiến chương LHQ sẽ tiếp tục. Sau này nhắc lại, ông viết:

        «Tôi muốn minh thị mối quan tâm lớn lao nhất của tôi với việc thiết lập một guồng máy quốc tế để bảo tồn hòa bình và ngăn ngừa chiến tranh. Tôi biết rằng nếu không có guồng máy này thế giới sẽ mãi mãi bị họa tiêu diệt ảm ảnh.»

        Ngày 28-4, hội nghị được khai mạc tại hi viện tráng lệ Cựu kim sơn trong một buổi lễ trang nghiêm và rầm rộ, với sự hiện diện của đại biều - 46 quốc gia tham chiến chống phe Trục. Đặt phương hướng cho hội nghị, Tổng thống Truman, trong một diễn từ ngắn được chuyển tới bằng điện thoại, kêu gọi các đại bịều thế giới «đứng trên quyền lợi cá nhân» để tạo lập một tổ chức an toàn «đền đáp lại những hy sình ghê gờm trO'-'g 6 năm qua.»

        Quanh bàn hội nghị buổi lễ khai mạc ấy, người ta thấy một số ghế trống, nổi bật nhất là ghế dành cho A căn đình và Ba Lan. A căn đình không được phó hội, phần lớn do sự khẩn khoản của Nga sô, vì đã trắng trợn hợp tác với Đức trong thời chiến. Sự vắng mặt của Ba lan phát xuất từ những nguyên nhân phức tạp và gay cấn hơn.

        Tại Teheran và sau này tại Yalta, đồng minh đã thỏa thuận thành lập chính phủ lâm thời Ba lan gồm « mọi phần tử dân chủ » trong xứ, để nắm giữ quyền hành cho đến ngày tuyển cử tự do và cởi mở có thể được tổ chức sau chiến tranh. Một chính phủ Ba lan lưu vong do tướng Sikorski tổ chức, và sau này do Stanislaw Mikolajczyk cầm đầu, được thành lập tại Luân đôn trong khi Varsovie thất thủ. Anh Mỹ đòi hỏi số người này được giữ vai trò quan trọng trong chính phủ lâm thời. Nhưng Hồng quân lại là lực lượng giải phóng Ba lan khỏi nền thống trị quốc xã, và hiện chiếm đóng toàn quốc và các tỉnh đông bộ Đức cho tới sông Oder. Hồng quân đặt một chính phủ bù nhìn thân Nga tại Varsovie, và lập luận rằng chính phủ này đã đáp ứng những nguyên tắc được đề ra tại Teheran và Yalta, Anh - Mỹ cho rằng những điều kiện này chỉ được hội đủ với sự tham dự của chính phủ lưu vong Luân đôn, nên từ chối không cho chính phủ Varsovie phó hội Cựu kim sơn. Dường như Staline sẵn sàng rút lui, hoặc ít ra cũng cò cưa để làm hội nghị tê liệt, nếu Anh - Mỹ không thay đổi lập trường. Bởi vậy, hội nghị bị bế tắc trước khi khởi đầu.

        Trong số những gai độc ngoại giao đâm vào tay ông Truman, sau ngày vào Bạch Cung, thì vấn đề Ba lan được coi là độc nhất. Vì trên căn bản, đây là sự cách biệt ý thức hệ và chính trị giữa Nga sô cộng sản và Tây phương không cộng sản, và chứa đựng mầm giống chiến tranh lạnh. Các cường quốc Tây phương dựa vào thỏa ước Yalta đế ấn định thế chế của Ba lan. Nga sô cũng vậy, song họ lại quyết tâm giải thích, tôn trọng thỏa ước theo ý họ một cách bướng bỉnh, hoặc chà đạp thỏa ước miễn hồ đạt mục đích. Từ lâu, Churchill đã tiên liệu việc này. Một thời gian ngắn trước ngày tạ thế, Roosevelt cũng phải miễn cưỡng nhìn thấy sự thật. Nhưng các vị tham mưa trưởng Mỹ lại muốn quân lực sô viết ở trong phe đồng minh nên phản đối kịch liệt mọi cử chỉ hăm dọa nguyên trạng tế nhị hồi ấy. Và nhiều nhân vật chung quanh Tổng thống lại tiếp tực cồ súy rằng con đường duy nhất đế thúc đẩy Nga sô thành tâm hợp tác trong hòa bình nhân nhượng trước thái độ trái chướng của họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:52:10 pm »


        Ông Averell Harriman lại không tin tưởng một cách dung dị như vậy. Xuất thân từ một trong «60 gia đình » lỗi lạc ở Mỹ châu, ông tham chính với bạn cố tri Franklin Roosevelt năm 1933, để rồi trở thành một trong các nhà ngoại giao Mỹ, và nhân vật điều giải quốc tế có khả năng nhất, vai trò mà ông vẫn tiếp tục giữ dưới nhiều vị Tổng thống, ngoại trừ một vài thời kỳ. Trong thời chiến, ông là đại sứ Hoa kỳ tại Mạc tư khoa, và ở địa điểm nhu yếu này ông đã nhìn thấy sự thật rõ ràng đến nỗi làm rợn người về đường hướng một chiều vô liêm sỉ của chính sách hậu chiến sô viết.

        Khi FDR từ trần, ông Harriman thấy cần phải về ngay Hoa thịnh đốn để trình bày với ông Truman về đường lối của Mạc tư khoa. Ông chỉ quen sơ ông Truman, quen sơ bằng cách vài lần bắt tay Phó Tổng thống, sự phê phán của dư luận lại làm ông lo ngại. Cho nên buổi sáng 21-4, ông không lấy gì làm yên tâm khi bước vào văn phòng bầu dục tại Bạch Cung để tường trình những vấn đề phiền toái nhất đương thời trên địa hạt ngoại giao với một vị Tổng thống mới tựu chức hơn một tuần. Nhưng sau cuộc đàm đạo. Sự lo âu của ông Harriman đã tan biễn. Sau này, ông ghi lại như sau :

        « Sau mấy phút trò chuyện, tôi bắt đầu nhận thức là ông Truman đã nắm vững tình thể. Điều này làm tôi ngạc nhiên, nhưng cũng làm tôi vợi được lo âu. Ông đã đọc mọi điện văn và phúc trình từ nhiễu tháng qua giữa hộ Ngoại giao và tôi. Ông đã theo sát sự việc, và đã nhận định sâu sắc.

        Trước ngày rời Mac tư khoa, tôi đã sắp xếp cho Molotov, ngoại trưởng, trưởng phái đoàn Nga sô tại hội nghị LHQ sắp nhóm, dừng lại Hoa thịnh đốn trên đường đi Cựu kim sơn, để hội kiến với Tổng thống. Tôi muốn Molotov nghe tận miệng Tổng thống nói rằng Hoa kỳ không muốn vấn đề Bá linh giằng co thêm nữa, và tôi hy vọng Tổng thống cũng đồng quan điểm với tôi.

        Hôm ấy, sau cuộc hội kiến lần đầu với Tổng thống, tôi biết là Tổng thống đã nghĩ như tôi về vấn đề Ba lan. »

        Xế chiều thứ hai 23-4, ông Harriman đưa Molotov và đại sứ sô viết Gromyko tới Bạch Cung. Hiện diệp trong cuộc gặp gỡ còn có bộ trưởng Stettinius, ông Charles E. («Chip») Bohlen một trong các chuyên viên lỗi lạc về Sở vụ tai bộ Ngoại giao, và đô đốc Leahv. Sau những lời xã giao thường lệ, Tổng thống lái cuộc đàm luận thẳng vào đề tài thỏa ước giữa các quốc gia, một vấn đề thiêng liêng. Theo lời Tổng thống thì Anh và Mỹ đã tôn trọng mọi thỏa ước đạt tại Yalta hoặc các nơi khác, một cách chu đáo, tuy nhiên, sự tôn trọng này không thể mang tỉnh cách một chiều. Bằng giọng dữ dằn, Molotov đáp rằng chính phủ sô viết cũng chu đáo không kém. Tổng thống nói hắt vào mặt Molotov rằng chính phủ sô viết không tôn trọng cam kết trong vấn đề Ba lan, và luôn tiện ông thông báo cho ngoại trưởng sô viết là Hoa kỳ không chấp thuận cho chính phủ Ba lan với thành phần hiện hữu được tham dự hội nghị LHQ, và ông hy vọng Molotov sẽ trình đạt quan điểm của Mỹ lên Thủ tướng Staline.

        Bàng hoàng, Molotov nói .« Trong đời, chưa ai nói như thế với tôi bao giờ. » Tổng thống đáp ngay :«Các ông hãy th hành thỏa ước rồi sẽ không nghe ai nói như thế nữa.»

        Cuộc đối đầu thứ nhất của ông Truman với một yếu nhân sô viết chấm dứt với lời nói gay gắt ấy. Ông Harriman thuật lại là «ông Truman hơi nặng lời với Molotov, nên trên thực tế tôi cũng hơi lo, nhưng tôi phải nói là thái độ của tân Tổng thống đã làm tôi hãnh điện.»

        Đó là một cử chỉ can đảm, nhưng dẫu sao cũng chỉ thành công phần nào. Nga sô giả vờ tham khảo các chính khách lưu vong ở Luân đôn do Stanislaw Miolajczyk cầm đầu về vấn đề chính phủ lâm thời Ba lan. Thậm chí Nga sô còn mời 20 chính khách lưu vong từ Luân đôn về Mạc tư khoa để thương nghị đầu tháng 5, nhưng ngay sau đó đã bắt giữ 16 người về tội âm mưu chống lại chế độ sô viết đười thời kỳ chiếm đóng. 4 nhân vật còn lại được mời tham chính, Mikolajczyk giữ chức Phó Thủ tướng, cùng với Wladyslaw Gomulka, khi ấy còn là đảng vièn Cộng sản vô danh.

        Sự dàn xếp tắc trách và ỡm ờ này không làm ai bằng lòng, nhất là toàn thể những người Ba lan không Cộng sản ở trong và ngoài nước. Nhưng dường như đó là giải pháp tốt đẹp nhất có thể đạt tới hỏi ấy, và khi Nga sô xoa dịu bẵng cách ngưng phản đối sự có mặt của Á căn đình (mà các chính phủ châu Mỹ la tinh gia tăng áp lực đòi Hoa kỳ bênh vực), Hoa thịnh đốn và Luân đôn phải xuống nước. Ngày 23-6, một ngày trước buổi lễ ký kết lịch sử, biến LHQ thành một tổ chức cụ thể, Ba lan được gia nhập đại gia đình «các quốc gia yêu chuộng hòa bình».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:34:46 am »


        Phải chăng người chống Cộng Ba lan đã bị bán đứng như dư luận thường lên án ? Có lẽ dư luận này không đúng, nếu đúng thì cũng không thể mang tính cách cố ý và trắng trợn, Nhà viết sử không thể tìm ra các tài liệu có thể soi sáng vấn đề, vì những văn kiện này còn nằm trong tủ sắt của bộ Ngoại giao, hoặc của riêng ông Truman. Lý do chính xác dường như là hồi ấy các nhà ngoại giao Anh Mỹ bắt buộc phải tiến tới một giài pháp về vụ tranh chấp Ba lan bằng không LHQ sẽ chết non. Cho nên khi Nga sô tỏ thái độ tượng trưng trong việc mời một số nhân vật Ba lan lưu vong tham chính, và ngưng phản đối sự phó hội của Á căn đình, Anh-Mỹ chấp thuận ngay, vì cho rằng thà ít còn hơn không. Vì ít ra, người ta có thể an ủi là các phân tử dân chủ đã tạo được một đầu cầu trong chính phủ Varsovie và hy vọng họ sẽ hành trưởng được ảnh hưởng. Nhưng lịch sử đã chửng tỏ là họ thất bại.

        Hội nghị Cựu kim sơn là một trong những hội nghị trọng đại nhất trong lịch sử tân tiến. Mọi nỗ lực trong quá khứ đều thất bại, riêng hội nghị Cựu kim sơn đã thành công trong việc kiến tạo một diễn đàn chính trị quốc tế thích ứng, và một công cụ để thực thi hòa bình. Trong 20 năm qua, LHQ chưa hoàn toàn đáp ứng được những triển vọng rạng rỡ ban đầu, nhưng dầu sao thì việc này cũng không làm dư luận ngạc nhiên bằng việc LHQ đã vượt qua nhiều trở ngại, và tương đối được lành mạnh và tín nhiệm. Ngay từ thuở chào đời, LHQ đã phải đương đầu với sự xung khắc giữa hai thế giới Cộng sản và không Cộng sản, khiến sự trưởng thành và hiệu năng bị suy giảm.

        Lễ ký kết được diễn ra trong thính đường tòa nhà Cựu chiến binh. Cuối phòng là 50 lá cờ của các quốc gia phó hội trên cột cờ thếp vàng, phía trước là cái bàn tròn lớn bọc nỉ mầu lục, kê trên lục, bên trên đặt hai cuốn sách lớn bọc da xanh bóng loáng, cuốn thứ nhất là Hiến chương LHQ. cuốn thứ hai là Định chế Tòa án Quốc tế, in thành 5 thứ tiếng được chính thức dùng trong hội nghị, Anh, Pháp, Nga, Tây ban nha và Trung hoa. Đúng ngọ, đại biểu Trung hoa, thay mặt cho nạn nhân đầu tiên của phe Trục xâm lược dẫn đầu đoàn người ký kết tiến lên bục theo một nghi lễ trang nghiêm khiến đa số thế giới thành tâm tin tưởng la tà ma chiến tranh đã bị trù ếm vĩnh viễn.

        Tổng thống Truman đáp máy bay đến Cựu kim sơn để dự buổi lễ lịch sử. Khi đại biểu sau cùng, Nam tư, ký xong, ông Truman tiến lại máy vi âm, và bằng giọng trung-tây trầm trầm, đầy hân hoan và tin tưởng, ông nói như sau :

        « Hiến chương LHQ mà quí vị vừa ký kết là cơ cấu kiên cố mà nhân loại có thể xây dựng một thế giới hoàn hảo. Lịch sử sẽ tri ân quí vị. Không những quí vị cả thắng ở châu Âu, thắng Nhật, và cả thăng trong cuộc chiến tranh tàn phá nhất, quí vị lại cả thắng cả thần Chiến tranh nữa.

        Thành tích đạt được tại Cựu kim sơn đã chứng tỏ hùng hồn rằng kinh nghiệm hợp tác quân sự và kinh tế đã được cự thể hóa bằng hành động tốt đẹp. Quí vị đã sáng tạo một công cụ vĩ đại để phục vụ hòa bình, an ninh, và tiến bộ nhân sinh trên thế giới.

        Thế giới ngày nay phải xử dụng công cụ ấy. Không xử dụng, chúng ta sẽ phản bội toàn thể nhưng người đã chết cho chúng ta có thể nhóm họp ở đây trong bầu không khí tự do và an ninh để sáng tạo LHQ. Xử dụng một cách vị kỷ mưu lợi cho quốc gia hoặc một nhóm nhỏ quốc gia nào đó, chúng ta cũng sẽ phạm tội phản bội tương tự. Chúng ta hãy vươn lên, giang tay đón nhận cơ hội ngàn năm một thuở, thiết lập chế độ tương tri trị trên toàn thế giới kiến tạo một nền hòa bình lâu đài dưới sự hướng dẫn của Thượng đế...»

        Muốn tiến tới lãnh đạo cộng đồng thế giới, ông Truman phải đặt một nhân vật thân tín bên cạnh LHQ. VÌ vậy, 3 ngày sau lễ ký kết Hiến chương LHQ tại Cựu kim sơn, ông loan tin ngoại trưởng Edward R. Stettinius được vinh thăng đại sứ thường trực tại LHQ và chức Ngoại trưởng được nhường cho ông James F. Byrnes, một bạn cựu đồng viện, và có thời là đối thủ chính trị của ông Truman. Từ lâu, công luận đã tiên liệu ông Steltinius rời bộ Ngoại giao. Công luận cũng không mấy luyến tiếc vì ông tỏ ra thiếu kinh nghiệm, và nhãn quan thích hợp với nhiệm vụ khó khăn trong thời gian ông làm Ngoại trưởng và đặc biệt là trong hội nghị về LHQ. Việc ông Byrnes được cử lên thay cũng không gây ngạc nhiên. Công luận chỉ mù mờ về mối tương quan giữa ông Byrnes và Tổng thống, mà thời gian đã chứng tỏ là không lấy gì làm lâu dài và tốt đẹp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2019, 11:27:18 pm »


        Tính tình dễ thay đổi, ngôn ngữ lại gay gắt. ông Byrnes bất mãn vì không được chọn làm ứng cử viên Phó Tổng thống trong đại hội đảng Dân chủ năm 1944. Nguồn tin thuật lại là sau đó ông yêu cầu chức Ngoại trưởng trong chính phủ Roosevelt, thay vì chức chuyên viên ổn định kinh tế mà ông đang giữ. Lời yêu cầu này cũng bị bác bỏ, nhưng để an ủi, Tổng thống bất thần mời ông tháp tùng trong cuộc hội kiến vời Churchill và Staline tại Yalta, ông Byrnes không giữ vai trò quan trọng trong cuộc thảo luận, ngoại trừ việc dùng tốc ký mà ông học được nhiều năm trước, hồi làm phóng viên tòa án, để ghi chép nguyên văn các phiên họp mà ông tham dự. Mấy tuần sau ngày về Hoa thịnh đốn, nhận thấy không có triển vọng phục vụ trong ngành ngoại giao, ông miễn cưỡng rời chính trường thủ đô và về quê nhà ở Soulh Carolina tĩnh dưỡng. Hai ngày sau khi ông Roosevelt tạ thế, ông Byrnes quay lại Hoa thịnh đốn, và là một trong các nhân vật đáp chuyến tàu quốc táng khứ hồi đi Hyde Park.

        Trên chuyến về Hoa thịnh đốn, ông Truman lầu đầu ngỏ ý muốn mời ông Byrnes giữ chức Ngoại trưởng sau ngày hội nghị LHQ bế mạc, và ông Byrnes đã nhận lời liền. Có 2 lý do khiến ông Truman bổ nhiệm ông Byrnes : thứ nhất, ông không biết rõ và cũng lo ngại về mọi cam kết bí mật và công khai của cố Tổng thống tại Yalta, ông Byrnes có mặt tại hội nghị sẽ có thể giúp ông; thứ nhì, hồi còn là thượng nghị sĩ, ông Truman hằng kiêng nể ngôn ngữ sắc bén, và tài thông minh lanh lợi của ông Byrnes. Trong một năm rưỡi, ông Byrnes giữ chức Ngoại trưởng, dành nhiều thời giờ công xuất hơn là ở lại Hoa thịnh đốn. Với tư cách đại diện Tổng thống tại nhiều hội nghị quốc tế, ông đã đẩy mạnh chính sách đối ngoại Truman. Có thể ông còn thu hoạch nhiều thắng lợi hơn nữa nếu ông không có thói quen vượt khỏi quyền hạn Ngoại trường, và lẫn quyền Tổng thống.

        Hội nghị Potsdam : bức màn sắt ra đời.

        Những mục tiêu lớn lao được ấn định trong bầu không khí hy vọng Yalta, và được các chiến thắng quân sự thần tốc ở Âu châu và Thái binh dương đẩy mạnh trên đường thực hiện, đã bị tinh thần đối nghịch quốc gia của các cường quốc thắng trận làm xói mòn. Trái chiến trắng vừa chín đổ chưa kịp hái thì người ta đã run cây làm rớt. Và ông Truman nhận thấy có trách nhiệm hái quả chín trước khi bị ung thối.

        Bởi vậy, ông cần diện kiến để tìm hiểu Churchill và Staline. Chiến cuộc ở Âu châu và Thái bình dương đã tới giai đoạn quyết liệt, đòi hỏi đồng minh phối trí nỗ lực để tiến tới toàn thắng, và giải quyết những vấn đề hậu chiến cấp thời giữa các cường quốc thắng trận. Một thời gian ngắn sau ngày 7-5, ngày Đức đầu hàng, ông Truman triệu thỉnh ông Harry Hopkins, sứ giả tin cậy nhất của cố Tổng thống, yêu cầu cùng đại sứ Harriman trở lại Mạc tư khoa gặp Stalinè. Trong chuyến đi này, một kế hoạch nhóm họp Tam cường tại Potsdam vao trung tuần tháng 7 đã được chấp thuận. Trước đó, ông Churchill đã đồng ý. Mục đích chính của hội nghị Potsdam là thực thi những kế hoạch đã được chấp thuận tại Yalta trong tháng 2. Cuộc họp lịch sử trên bờ biển Crimée này có lẽ đã đánh dấu thời kỳ cao độ của tinh thần đoàn kết lạc quan và kỳ vọng của đồng minh. Tại Yalta, những điều sau đây đã được quyết định :

        Biên giới phía đông Ba lan được phóng theo đường Curzon được ấn định sau thế chiến thứ nhứt, nhưng Ba lan sẽ được hưởng một số lãnh thổ mới của Đức về phía tây trong cuộc dàn xếp hòa bình sau cùng. Một chính phủ lâm thời sẽ được thiết lập, và nắm giữ quyền hành cho đến ngày tuyển cử «tự do» được triệu tập dưới quyền kiểm soát đồng minh. Nam tư, nơi mà binh sĩ du kích do Tito chỉ huy chiếm ưu thế, cũng được hưởng một giải pháp chính trị do đồng minh kiểm soát, gần giống giải pháp Ba lan. Về Đức quốc, thì khu vực chiếm đóng được mở rộng cho Pháp tham dự, với tư cách cường quốc thứ tư. Nhưng thể chế cai trị nước Đức trong thời gian từ ngày bại trận đến ngày ký kết hòa ước đã được gác lại, sau nhiều cuộc tranh luận không đi tới đâu.

        Hội nghị Yalta chỉ hứa hẹn lờ mờ về dân chủ và tuyển cử tự do đối với các chư hầu khác của phe True ở Âu châu. Nga sô hứa tham chiến chống Nhật, ba tháng sau ngày Hitler bại trận. Đổi lại, Nga sô sẽ được hường nhiều nhượng quyền ở Trung Hoa, trong hiện tình, đồng minh không thông báo cho Tưởng thống chế biết, sợ tin tức bị thẩm lậu cho Nhật.

        Đại hội đồngLHQ được dự lập vào ngày 25-4, thêm sự tham dự của hai cộng hòa xã hội sô viết Ukraine và Byélo Russie, phần nào để giữ quân bình với các tự trị lãnh thuộc Anh và quốc gia chân Mỹ la-tinh nghiêng về Hoa kỳ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2019, 11:00:12 pm »


        Duyệt lại lịch sử, người ta thấy rằng khuyết điểm của hội nghị Yalta không phải là Tây phương đã nhượng bộ Nga sô bằng mật ước, mà chính vì không có sự ký kết minh hạch. Đáng lẽ phải cam kết chính thức thì hội nghị chỉ đưa ra những nét lớn lờ mờ. Cơ cấu mỏng manh này bị xiêu vẹo không hẳn vi Tây phương cả tin Nga sô thành thật, mà chính vì chưa am hiểu mưu đồ chính trị sô viết. Bởi vậy hội nghị Potsdam cần được triệu tập để điều chính tình thế.

        Potsdam thuộc khu vực chiếm đóng sô viết trên đất Đức nên Nga sô là quốc gia hội chủ. Họ xục xạo mọi nhà sang trọng trong vùng để lấy đồ gỗ, khăn bàn, chén bát tốt còn lại, và trưng dụng lâu đài Cecilienhof, trước kia là bất động sản của cựu Thái tử Wilhelm, làm địa điểm phó hội. Phiên nhóm khai mạc được cử hành hồi 5 giờ chiều thứ hai 17-7. Staline chủ tọa đề nghị ông Truman làm chủ tọa thường trực cho hội nghị.

        Mối bòng bong Ba lan treo lửng lơ trên đầu hội nghị Potsdam, như đám mây đen vần vũ ở chân trời, không biến thành giông tố, song cũng không tan biến, thuyền bè vẫn có thể ra khơi, nhưng lại lo sợ phập phồng. Churchill và Truman tự biết bị kém thế, Staline lợi thế hơn vì Hồng quân đã vững chân ở Ba lan, lại thêm một nhóm đảng viên cộng sẵn Ba lan ngoan ngoãn đứng ra làm tấm bình phong chính phủ lâm thời « tự do». Hơn thế nữa, Staline lại có kế hoạch rõ rệt, còn Tây phương thì chưa định gì hết. Tây phương muốn ngăn chặn Ba lan trở thành chư hầu cộng sản, song lại không muốn đoạn giao với Staline một cách công khai, vấn đề Ba lan được ghi trong nghị trình của ngày họp thứ nhất, Staline đề nghị Anh-Mỹ ngưng công nhận chính phủ lưu vong Ba lan, đồng thời chuyển cho chính thể Varsovie toàn bộ tài sản của họ, khoảng 20 triệu Anh kim bị phong tỏa trong các ngân hàng Anh và Gia nã đại, cùng với nhân lực và thiết bị của đạo quân Ba lan 150.000 người đặt dưới quyền chỉ huy của Anh. Churchill nói là ông không thể làm mích lòng những người ái quốc Ba lan đã chiến đấu dũng cảm chống phe Trục, còn ông Truman thì yêu cầu hoãn xét đế nghị của Staline cho đến sau khi tuyển cử tự do thật sự được tổ chức.

        Cuộc tranh luận về Ba lan thường bị gián đoạn vì có các vấn đề cấp bách khác cần được cứu xét, và giằng dai trong nhiều ngày, hết từ bàn họp các quốc trưởng đến ủy ban các ngoại trưởng rồi quay lộn lại. Biên giới tây bộ Ba lan được ấn định ra sao ? Hội nghị Yalta chỉ nói lờ mờ rằng đồng minh « công nhận Ba lan có quyền tiếp nhận những phần đất lớn ở phía bắc và phía tây » Tại Yalta, Boosevell và Churchill quan niệm rằng sông Oder được đồng minh chấp nhận là tân ranh giới Ba lan. Những mùa xuân 1945, Ba lan và Hổng quân đã bỏ xa biên giới cũ của Đức, và Nga sô đòi lấy sông Neisse làm đường phân ranh, về phía tây. Anh quốc phản đối vì hàng triệu người Đức sẽ phải lìa bỏ quê hương làng mạc. Hoa kỳ cho rằng nếu 1/4 khu vực sản xuất nông nghiệp nhiều nhất nước Đức bị sát nhập vào Ba lan thì phần lãnh thồ Đức còn lại, đang bị đói kém, sẽ mất một nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng.

        Ông Truman bèn hỏi : «Ai sẽ nuôi sống 4 hoặc 5  triệu người Đức mà ông để nghị tống khứ ? » Staline đáp trắng trợn :« Họ sẽ mua lương thực của nông gia Ba lan ». Giọng tức giận, Tổng thống Truman hỏi lại : “Dùng tiền cứu trợ của Mỹ để mua phải không ? Không, không bao giờ.»

        Những ngày so kè tại Potsdam làm mọi người mệt mỏi. Hiển nhiên là Anh-Mỹ không thể ngăn cản Ba lan do Nga sô hậu thuẫn, được sát nhập một phần lãnh thổ Đức. Anh Mỹ cũng không thể phủ nhận chủ quyền của chính phủ lâm thời, vì họ đã hứa tổ chức tuyền cử tự do, và trên thực tế họ đã tổ chức một cách gian lận mà không biết thẹn. Staline bình chân như vại, vì biết trước rằng Anh-Mỹ sẽ phải chấp nhận một việc đã rồi. Cuối cùng, Ngoại trưởng đưa ra một công thức tạm bợ để ra khỏi ngõ bí : ấy là hội nghị chấp nhận tạm thời nguyên trạng, và ủy thác cho các phái đoàn dự thảo hòa ước với Đức nhiệm vụ giải quyết vấn đề chính yếu về biên giới tây bộ Ba lan. 20 năm sau, hòa ước này vẫn chưa ra khỏi thời kỳ dự thảo.

        Bầu không khí gay gắt và hoài nghi do cuộc tranh chấp về Ba lan gây ra đã bao trùm những phiên nhóm về tương lai các cựu chư hầu Phe Trục như Lỗ, Hung và Bảo. Một trong các sản phẩm của hội nghị Yalta là bản «Tuyêu ngôn về Âu châu được giải phóng». Trong khuôn khổ của bản tuyên ngôn, ba đồng minh phải hợp tác để giúp các quốc gia được giải phóng thực hiện ổn định nội bộ và chính quyền dân chủ do dân chúng tự ý lựa chọn qua tuyển cử tự do. Vấn đề này cũng được nêu ra đại cương và lờ mờ, khiến Tây Phương khó thể cụ thể hóa thành hành động, song Nga sô có thể vận dụng dễ dàng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:40:23 pm »


        Sau khi quân lực quốc xã bị đẩy lui khỏi các cựu chư hầu, Hồng quân hầu như được rảnh tay hành động, và trong các chính phủ lâm thời được thành lập, những lãnh tụ dân chủ đã bị xô đẩy một cách tàn nhẫn như thế họ là quốc xã và bảo hoàng. Duy có phần tử cộng sản là được chiếm giữ địa vị nòng cốt; nhân viên Anh Mỹ trong Ủy hội Kiểm soát Đồng minh, có trách nhiệm cai trị hỗn hợp những lãnh thổ này trong thời kỳ chuyểa tiếp, bị cấm nhập cảnh, hoặc bị cô lập hóa. Churchill phản đối là phái bộ Anh ở Bucarest, bị «hàng rào sắt» vây kín thì Staline đáp lại bằng giọng tức tối rằng đó chỉ là «truyện tưởng tượng».

        Tình trạng tương tự đã xảy ra tại Áo quốc. Khu vực chiếm đóng sô viết vây quanh thị trấn Vienne. Đồng thời tại Yalta, ba đồng minh thỏa thuận cai trị chung thủ đô Vienne, và sẽ phân chia khu vực chiếm đóng sau. Nhưng cuộc kháng cự của quốc xã tại Vienne tan rã mùa xuân 1945, Hồng quân tiến vào, và khi Anh Mỹ cho biết đang sửa soạn gửi đại diện tới Vienne thì Nga sô từ chối. Trong khi Tây Phương la ó và phản đối một cách vô ích, thì Nga sô ngang nhiên nặn ra một «chế độ dân chủ nhân dân» tại Áo quốc. Họ lôi Karl Renner, cựu thủ tướng Cộng hòa Áo, 77 tuổi, ra điều khiễn một chính phủ lâm thời, gồm đa số cộng sản, và vội vã công nhận. Vì chỉ sau khi ấy, nghĩa là đầu tháng 6, họ mới cho phép Tây phương cử đại diện vào Vienne. (Trên thực tế, trong thời gian sau đó Renner đã thành công trong việc thành lập một chính phủ đại diện dân chúng rộng rãi hơn các chính phủ bù nhìn khác của Nga sô, và sự kiện này đã phản ảnh trong lịch sử Ảo quốc hậu chiến).

        Ông Truman lên đường đi Potsdam, tin tưởng rằng hội nghị này sẽ thiết lập căn bản, và đẩy chạy guồng máy hoạch thảo hòa ước với các cựu chư hầu phe Trục cũng như với Đức, Theo quan điểm của ông, thì Ý, quốc gia hợp tác chặt chẽ với Đức ở Âu châu, đã trở thành quốc gia có chủ quyền, vì đã bỏ phe Trục trước khi chiến tranh chấm dứt, tổ chức tuyên cử, và thành lập một chính phủ mang tính chất đại diện rộng rãi, và đồng minh có thể chấp nhận được, do sư lãnh đạo của Ferruccio Parri, nhân vật từng điều khiển phong trào bí mật chống phát-xít từ trước thế chiến. Ông Truman tin tưởng lạc quan rằng tại Potsdam chỉ cần thuyết phục Nga sô để họ noi gương ở Ý, cho phép dân chúng trong các cựu chư hầu quốc xã được tự do phát biểu ý chí chính trị, hầu đấy mạnh guồng máy hòa bình. Nhưng thuyết phục Nga sô để họ rời bỏ đế quốc mà họ đang tạo lập không phải dễ. Ý sẽ không được hưởng đặc quyền, nếu đặc quyền tương tự không được dành cho Lỗ, Bảo và Hung. Theo Staline, một khi Ý đã sẵn sàng để thảo hòa ước, thì ba quốc gia kia cũng đã sẵn sàng để được đồng minh công nhận toàn vẹn về ngoại giao.

        Rốt cuộc, hội nghị Potsdam chỉ quyết định lờ mờ về thể chế lương lai của các cựu chư hầu phe Trục. Tùy theo thời gian thuận tiện, và nỗ lực thương thuyết Ý và Áo sẽ có thể giành lại chủ quyền, song Lỗ, Bảo và Hung thì bị vướng chân vào bước tây tiến của đế quốc cộng sản đã được định mạng an bài.

        Đức quốc là khối từ thạch thu hút các lãnh tụ đồng minh Potsdam. Con rồng quốc xã đã bị quật ngã và xiềng xích. Giờ là lúc nhổ nanh vuốt, tẩy uế tinh thần hiếu chiến, và thuần hóa tiềm lực lớn mạnh của Đức quốc. Vì lý do dễ hiểu, Staline muốn đánh gục Đức đế trong tương lai không còn là mối đe dọa quân sự đối với Nga sô nữa. Nhưng Staline lại còn muốn và muốn một cách ghê gớm Đức trở thành pháo đài tiền phong hùng hậu của Cộng sản chủ nghĩa ở trung tâm Âu châu. Churchill cũng muốn đè bẹp tiềm năng gây chiến của Đức, song trên đường dài ông lại muốn một nước Đức ổn định tiếp tục nhiệm vụ lịch sử là giữ mức quân bình với tham vọng tây-tiến của đế quốc sô viết. Về phần ông Trumau thì hồi ấy chỉ nghĩ đến Nga sô tiếp tay Hoa kỳ chống Nhật, hơn là nghĩ đến trong tương lai Nga sô đe dọa hòa bình Âu châu, nên trên căn bản chỉ muốn tái thiết nước Đức theo đường hướng dân chủ để khỏi tùy thuộc vô hạn định vào lòng bác ái của Hoa kỳ.

        Bởi vì Mỹ và Anh không đồng ý với nhau về chiến lược nên Nga sò ung dung tự tại, như kẻ đánh xì nắm chắc trong tay những con bài lớn nhất. Nhìn lại quá khứ, ngày nay ai cũng thấy rõ rằng quyết định của bộ tư lệnh Mỹ với sự đồng ý của Truman, Marshall và Eisenhower - đình hoãn cuộc tiến quân vũ bão về phía tây, qua 1ãnh thổ Đức, trong những tuần lễ cuối cùng của chiến tranh, hầu chờ cuộc tiến quân của Nga sô từ phía đông, đã xô đẩy Đức quốc vào tình trạng bi thảm hiện tại. Nếu đồng minh Tây phương vượt qua sông Elbe, chiếm đóng Bá linh, và tiến sâu vào Tiệp khắc và Áo quốc, thì ít ra cũng hội đủ điều kiện hùng hậu để so kè bớt một thêm hai với Nga sô sau này. Và đó là chiến lược mà Churchi11 đã nhiều lần khẩn cầu Hoa kỳ áp dụng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM