Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:08:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truman ông là ai  (Đọc 12290 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2018, 08:48:08 pm »

            
        - Tên sách : Truman ông là ai (The Truman Presidency)

        - Tác giả : Cabell Phillips
                        Người dịch : Nguyễn Quang

        - Năm xuất bản : 1968

        - Số hóa : Giangtvx
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2021, 02:24:59 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2018, 08:00:31 am »

       
LỜI TỰA

        Harry s. Truman là một người hoàn toàn tầm thường. Song ông cũng là một vị Tổng thống hoàn toàn khác thường. Ít ra cũng vì sự nhận định có vẻ mâu thuẫn ấy về giá trị, và cũng vì trong ông Truman - một nhân vật lịch sử còn sống - có hai con người, nên tác giá mới biên soạn cuốn sách này.

        Xưa nay, không có vị Tổng thống nào do trời định. Nhưng toàn thể các vị Tổng thống hùng mạnh và xuất chúng đều bộc lộ một số khả năng bẩm sinh hoặc tự tạo để đảm đương sử mạng của mình. Đó là trường hợp hiển nhiên các vị tổng thống «mạnh» dễ nhớ tên nhất như Jefferson, Jackson, Lincoln, Theodore Roosevelt, Franklin Roosevelt, Wilson và Lyndon B. Johnson. Ông Truman đảm nhận chức vụ tổng thống không hứa hẹn biến chuyển trọng đại, cũng như ông Millard Fillmore hoặc Calvin Coolidae. Vậy mà pháp nhiệm cửa ông lạì là pháp nhiệm trọng đại nhất, và sôi nổi qua nhiều tranh chấp đảng phái nhất kể từ pháp nhiệm của tổng thống Andrew Johnson đến nay. Vậy mà khi tử giã Bạch Cung sau ngót 8 năm, ông đã lưu lại cho cả chức vụ tổng thống lẫn lịch sử đương thời một vết tích không thể phai mờ về tính trọng đại.

        Làm sao một người hầu như tầm thường lại có thể hòa mình tuyệt diệu vào chức vụ chính trị cam go nhất thế giới ? Đó là điều mà tác giả muốn khám phá.

        Một ly do khác khiến tác giả biên soạn cuốn sách này là vì chưa ai thuật lại một cách quân bình và mạch lạc đúng mức thời kỳ phục vụ đầy ý nghĩa và biến cố của tổng thống Truman. Hồi ký của ông gồm hai tập, tuy chứa đựng nhiều chi tiết, và giúp bạn đọc am hiểu mọi khía cạnh, lại rơi vào khuyết điểm thông thường của phần lớn văn phẩm tự thuật : đó là sự thiếu tính chất khách quan. Nói chung, các nhà văn khác đã đề cập tới một số giai đoạn đặc biệt trong pháp nhiệm Truman, song họ lại quên nhắc tới bối cảnh tình thế.

        Cuốn sách này thuật lại pháp nhiệm Truman trên bình diện báo chí. Đây không phải là một văn phẩm được đương sự ưng thuận, nhưng dĩ nhiên là có sự giúp đỡ tối thiểu của đương sự. Cuốn sách này hướng vào những nét đầy ý nghĩa trong những ngày ông Truman ở Bạch Cung. Mục đích của tác giá là minh họa ông Truman thuộc mẫu người và mẫu tổng thống nào, trình bầy thực chất những vấn đề mà ông đương đầu, tác phong và chiến lược của ông trong khi đối phó với những vấn đề này, và sau cùng là ảnh hưởng mà pháp nhiệm Truman tạo ra cho chức vụ Tổng thống.

Cabell Phillips Washington D C       
Tháng 9-1965.                 

        Vì rằng, chúng ta phải nhớ, một vị Tổng thống không phái chỉ là Tổng thống của mọi người đang sống, mà thật sự còn là Tổng thống cho cả những thế hệ mai sau nữa. Trách nhiệm của Tổng thống không phải chỉ đối với những người đã bầu ông mà còn đối với cả những người sẽ bầu các Tổng thống kế vị trong hằng chục năm sắp tới nữa.
John Fitzgerald Kennedy.         
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2018, 08:10:23 am »

     
Chương I

MỞ ĐẦU

        Xế chiều thứ năm, 12 tháng 4, 1945, chủng tôi chừng 15 hay 20 phóng viên chen chúc trên những chiếc ghế dài cứng dưới cái lọng vải dầy ở đồn Myers, bên kia sông Potomac, nhìn sang Hoa thịnh đốn. Chúng tôi được Lục quân mời đến dự lễ giới thiệu một võ khí mới vừa được đưa tới mặt trận Thái bình dương. Một viên thiếu tá đang giải thích chi tiết thì một sĩ quan khác, mặt xám tro đượm vẻ nghiêm trọng, tiến nhanh vào trong lều, và ngắt lời mà không cần cáo lỗi:

        « — Thưa quí vị, một biến cố kinh hoàng vừa xảy ra: Tổng thống Roosevelt vừa từ trần tại Warm Springs cách đây một giờ.»

        Chủng tôi ngồi lặng hồi lâu, sửng sốt và tê tái. Đa số chúng tôi đều biết ông Roosevelt lâm bệnh. Chúng tôi nhớ lại đã thấy ông, trong buổi lễ tựu chức pháp nhiệm thứ tư tại nam môn Bạch Cung, đứng dựa vào James, con trai ông. Ông đọc lời tuyên thệ, dáng người gày guộc, mặt xanh mét, mắt sâu trũng . Chúng tôi lại thấy ông 10 ngày trước, ngồi ghế xích-đu, trên sàn Hạ viện, đọc bản phúc trình về hội nghị Yalta. Khi ấy, ông đã cỏ vẻ vô cùng đuối sức và mệt mỏi quá chừng. Chúng tôi biết ông nhuốm bệnh, nhưng không một ai-kể cả số ít người trong chúng tôi đã chán ngấy ông - là ngờ ông sắp mất. Nghĩ đến cái chết của ông, người ta có cảm giác như trần nhà đổ xụp, và bị đẩy vào tình trạng vô khả thi. Cũng không ai dám nghĩ đến hậu quả sau ngày ông mắt nữa.

        Song hôm ấy, trong giờ phút bàng hoàng, chúng tôi lại thật sự nghĩ đến hậu quả của biến chuyển không ngờ ấy. Có người thốt ra một tiếng nhẹ vô cùng kinh ngạc, hầu như nhủ thầm « Trời đất ơi, ông Truman sẽ là Tổng thống ! » Tối hôm ấy, hàng triệu người cũng nghĩ và thốt ra như vậy trong các văn phòng, tiệm rượu và phòng khách trên toàn nước Mỹ, khi tin ông Roosevelt tạ thế được đài vô tuyến loan truyền. Dưới mắt đa số người Mỹ, ông Truman là một nhan vật thứ yếu, một chính trị gia táo bạo của miền trung tây được FDR (viết tắt của Franklin Delano Roosevelt) chọn làm phó Tổng thống hầu như trong phút ngẫu hứng để xoa dịu phần nào sự tranh chấp giữa Jimmy Byrnes và Henry Wallace, hoặc giữa phe bảo cựu nam bộ và phe cấp tiễn trong ủy ban Hành động Chính trị của Tổng công đoàn CIO.

        Truman là ai ? Ông là thượng nghị sĩ, đã phục vụ khả quan phần nào trong ủy ban điều tra chiến tranh, ông được coi là nhà chính trị trong sạch, chưa hề bị dính líu vào vụ con buôn chính trị cùa gia đình Pendergast ở Kansas-city, nơi ông sinh trưởng. Dân chúng chỉ thấy ông thoảng qua như ngọn gió trong cuộc tranh cử vừa qua, với giọng nói bằng phẳng của người dân Missouri, với ngôn ngữ tầm thường không hoa mỹ, giống như cái pháo xịt bên cạnh ông Roosevelt dầu là người thương hay ghét với những âm thanh,hùng tráng mà vành tai công chúng đã nghe quen từ 12 năm qua. Có thể nào vận mạng của Mỹ quốc và của thế giới, đang gắn liền với trận giặc lớn lao nhất trong lịch sử được chuyền từ bàn tay một kẻ khổng lồ xuống một tiểu địa chủ vô danh hay không ?

        Nhưng sự thật đã diễn ra như vậy. Ít khi lịch sử lại được chứng kiến sự toàn thắng khích lệ của sự nhũn nhặn, lương thiện và can đảm, những đức tính tầm thường như vậy của ông Truman. Trước kia, cũng như hiện nay, ông Truman là người tầm thường, không phải là người trung bình, như ông thường mô tả mà là một người tầm thường phải hoàn thành nhiệm vụ mà không có đặc bẩm thiên tài, trí thức hoặc khả năng lôi cuốn. Sức mạnh của ông chinh là khả năng ráng hết sức mình, và không thất vọng vì tài sơ, trí thiển. Trái đất này đầy rẫy những người tầm thường, và chỉ một số ít trở thành vĩ nhân nhờ tinh thần tự trị và biết tận dụng năng lực. Ông Truman không bao giờ hoài vọng là một Roosevelt hoặc Churchill, nhưng cũng không phiền muộn tại sao ông thua vai, kém vế. Định mạng đã gắn liền đời sống của ông với đời sống của Roosevelt và Churchill để rồi mỗi người theo một con đường riêng mà thành vĩ nhân. Và ông Truman đa trở thành vị Tổng thống vĩ đại.

        Con người không làm được lịch sử, mà bị cuốn theo lịch sử như lá mùa thu bị cuốn theo thác lũ đến bến lãng quên, thảm bại hoặc vinh quang. Muốn sống còn phải giỏi tay chèo lái, và được hồng vận chiếu cố. Nước đang nổi lên cuồn cuộn thì Harry Truman đến giữa giòng sông. Trong thời của ông, thế giới sống quằn quại trong sự bột phát dân số trên khắp năm châu, bột phát kỹ thuật và bất ổn xã hội. Những khoảng trống chính trị được tạo ra ở những nơi mà cán cân quyền lực thế giới ngả nghiêng. Những sức mạnh lớn lao ào ào cuốn từ đế quốc Anh, Tây Âu, Nga sô, Viễn đông và tây bán cầu, rầm rộ tràn ngập những khoảng trống này trong bão lốc thế chiến thứ hai. Và định mạng sắp sửa an bài thì ở chân trời đã thoáng hiện phía sau màn khói chiến tranh kỷ nguyên Nguyên tử và kỷ nguyên Chiến tranh lạnh, hai bóng đen bất hạnh đã thay đổi ngọn trào lịch sử. Đó không phải là sức mạnh do người tạo ra. Hitler cũng như Staline, Roosevelt cũng như Enrico Fermi, không làm cho sức mạnh này chuyển động, cũng như không thể ngăn giữ sức mạnh này lại. Sức mạnh này là sản phẩm không thể tránh khỏi của nhiều biến chuyển quá khứ, tích tiểu thành đại như tia nước từ triền núi hợp thành dòng thác mạnh chảy xuống thung lũng. Trên dòng thác lịch sử sôi sục ấy là Tổng thống Hoa kỳ Harry Truman.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2018, 10:49:51 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2018, 10:50:34 am »


        Viên thiếu tá nói với chúng tôi : « Chắc quí bạn muốn trở về tòa soạn. Xe hơi đang đợi quí vị bên ngoài.»

        Trên đường về, chúng tôi đều trầm lặng, tâm trí băn khoăn về cách trình bầy tin tức quan trọng bậc nhất này lên mặt báo, và cách thể hiện lên giấy trắng mực đen ý thức nghiêm trọng và nguy vong quốc gia do cái chết của Tổng thống Roosevelt gây ra. Đoàn xe lái qua cầu Memorial Bridge, vào đường 17, tới đại lộ Pennsylvania và Bạch Cung, và phần lớn chúng tôi đều ngừng lại. Dọc hành lang của chái nhà Hành pháp, khoảng một trăm phóng viên đi đi lại lại như đèn cù, thầm thì với nhau, hoặc nằm ngồi không yên trong những cái ghế da lớn. Tùy viên Báo chí Steve Early, mặt mất thần và xám xịt, chốc chốc lại bước vào, cho chúng tôi biết những mẩu tin nhỏ về tình hình tư dinh của Tổng thống. Jonathan Daniels, mắt có quầng đỏ, Bill Simmons, và các viên chức khác của Bạch Cung đến rồi đi. Edward Stettinius, Ngoại trưởng, khuôn mặt khôi ngô lấp lánh những giọt lệ chân thành, bước rảo qua không nói nửa lời, và tiến theo hành lang vào phòng họp Nội các. Một lát trước 8 giờ, Early từ văn phòng bước ra, và bằng giọng trang nghiêm dọc lời công bố đầu tiên của vị Tổng thống thứ 32 của Hoa kỳ như sau: «Hiện nay, tôi không muốn mở cuộc họp báo. Tôi sẽ nỗ lực phục vụ theo đường hướng cố Tổng thống đã vạch, và vì vậy, tôi đã lưu nhiệm Nội các.»   
        Chiều hôm ấy, sau khi Thượng viện hoãn nhóm. Phó Tổng thống Truman bước nhanh qua trụ sở Quốc hội, qua vòm sáng nhợt nhạt của viên đình, và dọc theo hành lang hẹp, quanh co, tới khu dành cho Hạ viện, vào phòng riêng của Chủ tịch Hạ viện Sam Rayburn, một người bạn cố tri. Ông vừa xô tấm cửa gụ bước vào thì ông Rayburn đã nói :

        — Harry, Steve Early vừa gọi giây nói cho anh cách đây một phút. Steve muốn anh diện thoại cho anh ấy ngay ở Bạch Cung.

        Ông Truman quay điện thoại. Giọng nói của Early đổi khác một cách lạ lùng : «Harry, phiền anh qua ngay, và tới tư dinh bằng cổng chính ở đại lộ Pennsylvania.»

        Nét mặt ông Truman đanh lại khi ông gác máy nói. Rồi ông nói: «Tôi phải đến Bạch Cung ngay, và càng kín đáo càng tốt. «ông không biết được lý do triệu thỉnh, song ý thức được tính cách khẩn cấp. Ông giã từ chủ tịch Rayburn, không nói thêm lời nào nữa, gọi tài xế, rồi lên xe phóng đi ngay.

        Ông Truman thuật lại trong hồi ký như sau «Tôi đến Bạch Cung đúng 5g25 và tức thời được đưa vào thang máy lên lầu ba và mời vào phòng làm việc của bà Roosevelt. Khi vào tôi thấy bà Roosevelt cùng đại tá John, và bà Ann Roosevelt Boettinger cùng ông Early trong phòng 5 tôi biết ngay vừa có chuyện bất thường. Dường như bà Roosevelt vẫn giữ thái độ tự trọng hữu ái cố hữu. Bà tiến lên, đặt nhẹ cánh tay lên vai tôi, giọng trầm trầm : « Harry, Tống thống đã mất» . Tôi đứng lặng ngưòi một lát. Tin tức mới nhất từ Warm Springs đưa về cho tôi biết là ông Roosevelt đang phục hồi sức khỏe khả quan. Trên thực tế, sức khỏe của ông được phục hồi khả quan đến nỗi không cần thân nhân, và cả y sĩ riêng, túc trực bên ông nữa. Những điều này thoảng qua trí trước khi tôi thốt được ra lời. Sau đó, tôi cất tiếng, hỏi «chị cần tôi giúp việc gì không ? » Tôi không bao giờ quên được câu trả lời thấm thía của bà : « Anh cần chúng tôi giúp việc gì không ? Bởi vì hiện nay anh đang gặp khó khăn». Té ra không phải tôi mà là bà mới là người đặt câu hỏi.

        Sau khi Phó Tổng thống được thông báo, Steve Early gọi điện thoại đồng thời cho ba hiệp hội báo chí, đưa ra lời công bố chính thức đầu tiên về tin ông Roosevelt tạ thế. Tin này được lập tức loan bằng điện thoại và vô tuyến trên khắp Mỹ quốc và thế giới. Ông Truman gọi giây nói cho phu nhân tại tư thất ở đại lộ Comceclicut, báo tin, và yêu cầu bà cùng ái nữ đến ngay Bạch Cung. Đoạn ông mời ông chành thẩm Tối cao Pháp viện Harlan F. Stone, đến gấp để điều khiên lễ tuyên thệ tân Tổng thống. Trong khi ấy, Early và Danielo triệu tập các nhân viên Nội các và lãnh tụ Quốc hội. Một số nhân vật khác, nghe tin qua đài bá âm, vội vã tự động đến Bạch Cung. Bấy giờ, trung tâm của mọi hoạt động là phòng họp Nội các rộng lớn, chật ních nhân vật chính quyền, hàng chục phóng viên báo chí, là cộng sự viên Bạch Cung, đứng đầy các hành lang và nguỡng cửa kế hậu. Tiễng nói rì rầm cất lên, một số người cố gắng một cách tuyệt vọng đề làm dịu bớt bầu không khí căng thẳng đang đè nặng, thỉnh thoảng lại thấy một bộ trưởng hoặc nhân viên Bạch Cung âm thầm sa nước mắt.

        Quá 7 giờ, ông chánh thẩm Stone tới. Ông và ông Truman cùng đứng ở cuối phòng, dưới chân dung Tổng thống Woodrow Wilson. Bà Truman đứng bên trái lang quân, luôn luôn lấy mù soa ướt thấm mắt. Đồng hồ chỉ 7giờ 9p, ông Harry Truman đứng thẳng người, vẻ mặt nghiêm trọng, mắt long lanh khác thường sau cặp mục kính dầy cộm, nhắc lại lời thề giản dị «... Tôi sẽ cố gắng tận dụng khả năng để duy trì và bảo toàn Hiến pháp Hoa kỳ. Cầu xin Thượng đế gia hộ cho tôi. » Dứt lời, ông Truman, trở thành vị Tổng thống thứ 32 của Hoa kỳ, cầm cuốn Thánh kinh bằng hai tay và kính cẩn nâng lên môi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2018, 09:46:47 am »


CHƯƠNG II

ĐƯỜNG ĐỜI MUÔN DẶM

        ÁO VẢI XUẤT THÂN

        Áo vải xuất thân, ông Truman sinh trưởng ở vùng biên giới trung-tây trong khung cảnh thôn đã, tiêm nhiễm tư tưởng bình đẳng. Ông bà nội ngoại của ông di cư từ Virginia và Kentucky tới vùng Missouri trong khoảng thời gian từ 1840 đến 1845. Thân phụ ông, John Anderson Truman, sinh tại quận Jackson, tháng 12-1851, sinh sống bằng nghề nông và buôn gia súc. Năm 1881, cụ kết hôn với bà Martha Ellen Young. Bà Young người nhỏ nhắn, linh lợi, nhưng ý chí rắn như thép, và có ý thức về bổn phận phù hợp với tín ngưỡng báp-tít mà bà là môn đồ. Cậu con đầu lòng ra đời buổi chiều 8-5. ông bà đặt tên là Harry, thêm chữ s làm tên tắt ở giữa, song không định rõ tên tắt này là gì.

        Sau đó, gia đình dọn tới Independence, một thời gian ngắn ở làng Belton, rồi ở tân thị trấn Kansas City náo nhiệt, trước khi trở lại Independence. Sau này Independence trở thành trú quán của cậu Harry, em trai cậu và hai em gái cậu lớn lên tại đó.

        Tính tình cậu Harry chịu ảnh hưởng sâu xa của mẹ. Bà đã thừa hưởng đức tính cương nghị của phụ nữ ở biên cảnh trung-tây, noi chôn rau

        cắt rốn của bà. Dân chúng địa phương coi nhiệm vụ là sự thiêng liêng, bắt buộc phải làm tròn. Hoang phí và lười biếng là tính xấu bị ghét bỏ. Chân lý không được coi là vật hoa hoè, dùng để che đậy, mà là căn bản của đời sống hàng ngày. Nghĩ gì, nói nấy, họ tuyệt đối tin tưởng vào nguyên lý được ghi trong Thánh kinh về thiện ác, phải quấy, thiên đường, và địa ngục, thường xuyên xem lễ, coi việc đi nhà thờ là phần tự nhiên của cuộc sống. Tuy nhiên, nề nếp chính trực không làm con người khô khan, cằn cỗi, trái lại, cậu Harry Truman đã trưởng thành trong sự hòa hợp tuyệt hảo của vui vẻ và kỷ luật, của nhiệm vụ và nô đùa. Khung cảnh này đã tạo cho cậu Truman một tính tình đặc biệt : ấy là làm tròn những việc phái làm, làm hết sức mình, không mảy may hối tiếc hoặc thương thân, trách phận.

        Cậu Truman tốt nghiệp trường trung bọc Independence, tùy không được đặc ưu nhưng cũng ở hạng đầu lớp. Một số bạn đèn sách tiếp tục vào cao học, riêng cậu Harry phải kiếm việc làm vì thị trường mễ cốc sụt giá, gia đình cậu lâm cảnh túng bấn. Cũng như mọi thanh niên khác không có nghề nhất định, cậu Harry đã làm nhiều nghề. Năm 1906, cậu quyết định không theo nghề ngân hàng mà là theo nghề nông.

        Đó là một quyết định hợp thời, vì trong khoảng 10 năm ấy, nền nông nghiệp Mỹ được cực thịnh. Cậu Truman có thể rắp danh bắn xẻ cô gái mắt xanh tóc vàng Bess Wallace mà cậu đeo đuổi từ ngày còn đi học. Từ nhà, cậu tới vùng Belton kế cận để gặp nàng tại thôn trang Masonic, đồng thời tham dự huấn luyện quân sự hàng tuần của đội vệ binh quốc gia tại Kansas City mà cậu là đoàn viên.

        Năm 1916, khỏi lửa chiến tranh Âu châu tràn sang phía tây, cậu Truman trở thành một thanh niên 32, giàu nghị lực và tham vọng, đạt được phần nào

        sở nguyện trừ sở nguyện trăm năm với nàng Bess, Nhưng không phải đợi chờ một thời gian nữa vì đại đội vệ binh bị động viên, biến cái thành đại đội sơn pháo 129 thuộc sư đoàn 35, và ông được bổ nhiệm thiếu úy. Tháng 9-1917, thiếu úy Truman lên đường đi đồn Sill, Oklahoma, để thụ huấn. Sư đoàn của ông xuống tàu sang Pháp trong tháng 3-1918.

        Sư đoàn 35, với giàn pháo D của đại đội sơn pháo 129 do đại úy Truman chỉ huy, đã tham dự nhiều trận giao phong, không thua mọi đơn vị viễn chinh Hoa kỳ. Đêm 6-9, sư đoan 35 khai hỏa lần đầu, bắn chặn địch trong một khu vực ở núi Vosges. Từ đó cho đến ngày đình chiến II-II, sư đoàn 35 hầu như liên tục tham chiến tại Saint-Miebel, trên mặt trận Mouse-Argonne, trước khi trận Verdun xảy ra, và sau cùng tại Metz.

        Harry Truman không những thành công trong nhiệm vụ, trai thời chiến. Mà còn thành công trong việc chiếm được trái tim người đẹp trong mơ. Ngày 6-6-1919 ông được giải ngũ, và ngày 28-6 thành hôn với nàng Elizabeth Vưginia Wallace tại nhà thờ Trinity (thuộc chủ giáo) tại Independence. Sau thời kỳ trăng mật ngắn, cặp tân nhân lập tổ uyên ương trong tòa nhà gỗ sơn trắng rộng rãi của gia đình Wallace tại 219, đường North Delaware. Hai ông bà trú ngụ ở đó cho đến ngày vào Bạch Cung. Ái nữ duy nhất, Margaret, ra đời cũng ở nơi này vào ngày 17-2-1924.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2018, 10:32:29 am »


        NGẪU NHIÊN BƯỚC VÀO CHÍNH GIỚI

        Khi từ mặt trận trở về và thành hôn với nàng BessWallace, ông Truman được 35 tuổi. Tìm phương kế kinh doanh, ông đầu tư vào ngành bách hóa cùng một bạn thân đồng ngũ, Eddie lacobson. Năm 1919, năm kinh doanh đầu tiên, mang lại kết quả khả quan, nhưng trong năm những năm kinh tế xuy sụp kế tiếp, công việc buôn hán bị giảm sút, và đến năm 1922 thì phải đóng cửa. Dầu sao thời kỳ này cũng có lợi cho ông Truman. Một ngày mùa xuân năm 1922, trước ngày công ty bách hỏa ngừng hoạt động, một chiểc xe hơi lớn màu đen đậu xịch trước lề nhà. Trên xe bước xuống, Michael J. Pendergast, một nhân vật quyền thế, em của Tom Pendergast, thủ lãnh hùng mạnh của Đảng Dân chủ ử Kansas City và vùng phụ cận. Ông Truman chỉ quen sơ gia đình Pendergast, mặc dầu Jim, con trai của Michael Pendergast cùng là sĩ quan trong đội sơn pháo 129. Ông Truman lại chưa hề hoạt động trong chỉnh giới địa phương, sở dĩ ông trung thành với đảng Dân chủ phần lớn là theo truyền thống của phụ thân. Pendergast tì khuỷu tay lên tủ hàng, nhìn giữa mắt ông Truman và hỏi:

        — Anh muốn làm thẩm phán quận không ? (Chức vụ thẩm phán tại Missouri không phụ trách pháp lý, mà chỉ phụ trách hành chính).

        Ông Truman đáp : «Tôi chưa nghĩ đến việc này» «Per,dergast nói: «Vậy, anh nghĩ đi. Nếu anh muốn, anh sẽ được làm thẩm phán ». Nói đoạn, Pendergast quày quả bước ra.

        Dưới mắt ông Truman, chức vụ thẩm phán sẽ mang lại một số lương bổng khá giả, và một địa vị xã hội tương đối ; hơn nữa, ông lại cảm thấy thích gia nhập chính giới. Mấy ngày sau, ông nhận lời. Trong chiến dịch tranh cử tiếp theo, ông đi khắp quận, và được đắc cử.

        Sự thật đã chứng tỏ hùng hồn rằng ông Truman phục vụ đắc lực trong chức thẩm phán, tận tụy và mẫn cán với quận vụ, tuyệt đối liêm khiết trong việc đấu thầu và chi tiêu trong quận. Nhờ vậy, ông được chính giới lưu ý.

        THƯỢNG NGHỊ SĨ CỦA LÒ PENDERGAST.

        William M. Reddig, nghiên cứu tại chỗ những năm chính trị đầu tiên của ông Truman đa nói như sau : «Ông Harry s. Truman là người quen với nhiệm vụ chính trị mà không hề đòi hỏi, bởi vậy Tom Penđergast đã nắm vai trò quan trọng, có lẽ còn quan trọng hơn chúng ta đã nghĩ, trong việc đào tạo một vị Tổng thống tương lai cho Hoa kỳ. » Ông Reddig viết tiếp :

        « Ông Truman đứng hàng thứ hai hoặc thứ ba trong danh sách những người được chọn làm Thượng nghị sĩ của đảng vào năm 1934, nên ông chỉ thọ ơn Tom Pendergast rất ít, ít nhất trong số các nhân vật quan trọng thọ ơn. Áp lực của Pendergast không làm ông quá khó chịu, vì hai lý do tuyệt vời, ấy là ông Truman vừa là người cương quyết, khó thể bị ảnh hưởng, lại vừa là đảng viên thuần thành, và ông Pendergast cũng đã nhìn thấy và chấp nhận điều ấy...

        «Bởi vậy, nói rằng ông Truman trung thành với Pendergast chỉ là huyền thoại chính trị. Nếu đúng, thì năm 1939, sau ngày lò Pendergast suy xụp, ông Truman đã không thể nói được như sau : Jom Pendergast chưa bao giờ yêu cầu tôi làm việc mờ ám. Ông ấy biết là nếu yêu cầu, tôi cũng từ chối. Nhưng bao giờ ông ấy cũng là bạn tôi. »

        Một trong những hiện tượng lạ lùng trong đời ông Truman là một người có đức tính lương thiện cá nhân và liêm khiết chính trị không ai chê trách được, như ông, lại có thể liên hệ và lệ thuộc mật thiết nhường ấy với lò Pendergast mà không bị vấy bùn. Bởi vì lò Pendergast chính là một trong những tập thể chính trị trơ trẽn và tham nhũng nhất trong toàn bộ lịch sử vàng son của chủ nghĩa bao thầu chính trị ở Mỹ. Kẻ thù chính trị của ông Truman, cũng như những người khách quan hơn, đã nhiều lần đào bới hồ sơ, mà không thể tìm ra dấu vết nào chứng tỏ ông Truman dính líu vào những áp-phe thiên hình vạn trạng của gia đình Penđergast.

        Đối với nhà luân lý, thì thật khó cho ông Truman vô tội trong khi kết tội guồng máy mà ông là một bộ phận. Nhưng đối với ông thì chẳng có gì là mâu thuẫn trong việc ông liên hệ với lò Pendergast. Chẳng qua là nhu cầu chính trị nội hộ, đoàn thể muốn tôgn tại phải có kỷ luật. Phương châm « đoàn kết là sống, chia rẽ là chết »t áp dụng cho thế chiến thứ ba cũng như cho sự hợp nhất giữa các tiểu bang. Tổ chức chính đảng không nhằm cái tiến xã hội, mà chỉ là công cụ mù quáng để chiếm đoạt và xử dụng quyền bành. Là người có óc thực tế, ông Truman biết là không thể hoạt động chính trị ở Kansas City - hoặc trên toán quốc -  nếu không được gia đình Pendergast giúp đỡ, nhưng là người trọng danh dự, ông cũng biết là có thể giữ thanh danh khỏi bị guồng máy Pendergast nhiễm độc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2018, 10:22:56 pm »


        Sự thật tầm thường mà ai cũng thấy là chính trị đã đẻ ra những tình bạn lạ lùng, và chưa có đôi bạn nào lạ lùng bằng Harry Truman và Tom Pendergast. Cho đến năm 1934, thẩm phán quận Truman chỉ là cái bánh xe quá nhỏ trong guồng máy Pendergast, nên dầu muốn thay đổi cũng chỉ như dã tràng xe cát. Bởi vậy, ông Truman đã hành động như mọi chính trị gia tập sự khôn ngoan khác : ấy là nương theo chiều gió nhưng quyết giữ tấm thân trong sạch. Đó là một thái độ thực tiễn, hơn là nhuộm mầu đạo đức, tuy nhiên theo qui luật của chính thể Mỹ đó lại là thái độ hữu lợi.

        Năm 1934, ông đã ngũ tuần, Tom Pendergast vời ông lần nữa, và lần triệu dụng này đã hoàn toàn thay đổi đời ông và ngọn trào lịch sử, Pendergast muốn ủng hộ một ứng cử viên có nhiều hy vọng thắng cử thượng nghị sĩ, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển chọn gà nòi. Một số người được ông lựa chọn lại từ chối không ra ứng cử. Jim, cháu Pendergast, nhắc đến tên Truman, là người hội đủ điều kiện. Ông Truman nhận lời liền, và mỗi ngày dành 15 tiếng đồng hồ để vận động tranh cử, đặt trọng tâm vào việc hậu thuẫn chương trình của Tổng thống Roosevelt. Trong cuộc tuyên cử tháng II, ông Truman đắc cử vào Thượng viện, bỏ xa Patterson, thượng nghị sĩ cộng hòa đương nhiệm, 265.000 phiếu.

        Ông tuyên thệ nhậm chức ngày 3-1-1935, đồng thời với 12 tân thượng nghị sĩ khác, toàn là đảng viên Dân chủ. Thường lệ, ông chỉ là nhân vật vô danh như các tân thượng nghị sĩ khác trong buổi lễ khai mạc, song nhiều bạn đồng viện và kỷ giả lại nhìn ông bằng con mắt khác thường, ông mang một sắc thái đặc biệt, khêu gợi sự tò mò, gần như là quái tượng. Một nhà bình luận mệnh danh ông là «thượng nghị sĩ của lò Pendergast».

        Sau này, ông nói : «Tôi bị dư luận ngờ vực khi đến Hoa thịnh đốn». Trên thực tế, ông đã bị ngờ vực, nhưng một phần tại ông, chứ không phải vì nhãn hiệu Pendergast được gán cho ông. Ngoài ra, ông lại cảm thấy áy náy vì ở trong nhóm người có quyền thế tại Thượng viện Hoa kỳ.

        Ông Truman là một thượng nghị sĩ tận tụy và mẫn cán. Ông được may mắn giữ những chức vụ quan trọng trong ủy ban Chuẩn Chi và ủy ban Mậu dịch Liên bang và Ngoại thương, hai ủy ban quan trọng nhất Thượng viện. Ít khi ông bỏ các phiên họp ủy ban, ông lại đọc và nghiền ngẫm rất nhiều văn kiện được đệ trình, cho nên sau một thời gian ngắn, ông bắt đầu nổi danh là phát biểu chín chắn và am hiểu mặc dầu ông không hay lên tiếng.

        Trong những năm đầu ở Thượng viện, ông Truman luôn luôn trung thành với Tân chính sách (New Deal) của Tổng thống Roosevelt. Ông bỏ phiếu ủng hộ mọi dự án luật của Tổng thống, như Luật Tương quan Lao động Wagner, An ninh Xã hội, gia nhập Pháp viện Thế giới, tăng cường Quốc doanh Trị thủy Tennessee (Tennessee Valley Authority), ông là Chủ tịch tiểu ban đề nghị dự luật Hàng không Dân sự năm 1937, theo ý muốn của Tổng thống Roosevelt, và bênh vực dự luật này trước sự đả kích của phe Cộng hòa trong Thượng viện. Ngoài giờ lập pháp, ông là người vui tính, giao du với một số bạn bè, và được ở trong nhóm tri kỷ của Phó Tổng thống Garner, hàng ngày sau khi Thượng viện hoãn nhóm, tụ tập trong phòng Phó Tổng thống, uống rượu buốc-bông và bàn luận triết lý. Tuy nhiên, trong Thượng viện, ông vẫn chỉ là nhân vật khả ái nhưng vô danh, ít khi lên tiếng, lúc cần thì phát biểu lấy lệ, vì ông rất sợ phát biểu.

        Nhưng dần dà ông đã thoát khỏi vòng kiềm tỏa xấu xa của «ông nghị thuộc lò Pendergast». Nhiều lần, ông dứt khoát đầu phiếu chống lại ý muốn của Pendergast, khiến bạn dồng viện bắt đầu hiểu ông rõ hơn.

        Chiến dịch vận động tái cử năm 1940 vào Thượng viện là chiến dịch gay go nhất, và trên nhiều khía cạnh cũng là chiến dịch hữu lợi nhất đối với ông Truman. Bởi vì trước hết chiến dịch này đã chứng tỏ rằng ông được tái cử với phương tiện bản thân. Ông không phải là gà nòi của ai, cho nên khi ông trở lại Hoa thịnh Đốn, giới lãnh đạo đảng Dân chủ khâm phục và kính trọng ông thêm. Chiến dịch này mang lại cho ông những kinh nghiệm trưởng thành, tôi luyện thêm nghệ thuật chính trị của ông. Hơn bao giờ hết, ông đã quán triệt bản chất và sự xử dụng quyền lực chính trị đảng phái, những bí mật và sắc thái tế nhị trong đầu óc công chúng, vả nghệ thuật dàn xếp và hòa hợp để khắc phục trở ngại chính trị. Và trên khía cạnh thực tiễn hơn, ông đã liên kết chính trị với nghiệp đoàn lao động một sự liên kết giúp ông vượt qua những thăng trầm mai hậu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2018, 08:56:24 am »


        Đặc điểm của nhiệm kỳ thứ hai tại Thượng viện là ông Truman giữ chức chủ tịch ủy ban Đặc biệt Điều tra Chương trình Quốc phòng. Nhờ vai trò này, ông không còn được coi như là thượng nghị sĩ trung-tây nữa, và con đường phó Tổng thống mở rộng trước mắt. Trong thời gian phục vụ trong Ủy ban Chuẩn Chi, ông đã chứng kiến hàng trăm triệu đô la được đổ ào ào vào chi phí quốc phòng, thành quân trại, phi cơ, tàu bè, và đạn dược, trong những ngày tăng cường quân lực trước vụ Trân châu cảng. Tiền được chi phí thật nhiều, nhưng chỉ được tiêu dùng rất ít, theo lối giỏ giọt, hoặc tệ hơn nữa là vung vãi hỗn độn và ngẫu hứng, khiến cho nhiều nhà đấu thầu, nhà chế tạo và thủ lãnh nghiệp đoàn giàu nổi một cách khác thường. Ông càng nghi ngờ hơn khi được mục kích thực trạng tại quân trại Leonard Wood và các cơ sở quân sự khác trong tiểu bang Missouri, trong thời gian vận động tái cử. Đặt chân tới đảo, ông cũng thấy tình trạng tương tự : đồn trại được đóng ghép vội vàng bằng gỗ tươi, hệ thống điện nước được gắn ẩu tả, mà tổn phí lại kinh khủng; hàng đống công nhân không cần thiết vừa làm vừa chơi, làm giàu cho quỹ nghiệp đoàn vì chỉ nghiệp đoàn mới được cấp giấy phép làm việc ; số lượng khổng lồ phi cơ, cam-nhông, thép, và các đồ tiếp tế chiến tranh khác được đấu thầu và đặt hàng với những mối lợi lớn lao quá mức; giới tiếp liệu và chế tạo đoản vốn bị chèn ép vì mọi khế ước và quyền ưu tiên cung cấp vật liệu hiếm được chồng chất trong tay đại doanh gia ; bọn chầu rìa và mua bán ảnh hưởng giàu vọt với tiền huê hồng kếch xù lẽ ra họ không có quyền hưởng. Ông Truman nhân thấy sở dĩ có tình trạng hỗn độn này là vì các cơ quan, chính quyền bị chồng tréo, lại thường cạnh tranh quyền hạn lại dẫm chân nhau. Ông Truman nhìn thấy những điều ấy bằng nhãn quan thành thạo và gắt gao của viên thẩm phán quận 10 năm về trước đã biết rõ bọn chủ thâu đắp đường cẩu thả, bọn lãnh khế ước vô trách nhiệm, và bọn chính trị gia lưu manh, bất lực tại quận Jacivson. Theo quan niệm thực tiễn của ông, thì ở cấp quận cũng như trên bình diện toàn quốc, việc quét dọn rác rưởi đều giống nhau, đó là yêu cầu những người liêm khiết tìm bằng chứng rồi lôi bọn có tội ra trừng trị. Và cần đối phó ngay khi còn nóng hổi để kẻ khác làm gương. Sau này, ông Truman nói « Côngviệc của chúng tôi là công việc mổ xẻ để chữa bệnh, chứ không phải giải phẫu tử thi để tìm hiểu tại sao người bệnh chết.»

        Ủy ban Truman hướng hoạt động thuần túy vào việc cứu xét thể thức doanh nghiệp được áp dụng để hậu thuẫn nỗ lực chiến tranh, thể thức phân phối và thi hành khế ước đặt hàng, thể thức xử dụng nhân lực và tài lực quốc gia, và thế thức thi hành trách nhiệm của các Cơ quan hành chính liên hệ được bành trướng rộng lớn sau cuộc tấn công Trân châu cảng.

        Sau này, ông Truman nói :« Ủy ban có nhiệm vụ cứu xét chương trình chiến tranh, toàn bộ từ đầu đến cuối, tuy nhiên ủy ban không bắt nhân viên chương trình phải nghe theo sự phê phán chủ quan của minh, ủy ban chỉ cứu xét nỗ lực quốc phòng hầu khắc phục sai lầm trước khi trở thành trầm trọng.»

        Ủy ban Truman đã thổi luồng gió hữu hiệu và lương thiện vào chương trình quốc phòng. Ủy ban đã nhận diện được hàng chục nhà khế ước gian trá, và phần tử buôn bán ảnh hưởng, và đã tiến hành công cuộc cải tổ lớn lao trong thể thức khế ước chính quyền, và trong nền hành chính kiểm soát kinh tế thời chiến. Nhiều khi ủy ban chỉ mới đưa nội vụ ra ánh sảng mà những trì chậm ngoan cố về sản xuất (như về khả năng sản xuất cao su nhân tạo và thép) đã phải ngưng chỉ, khiến cho quốc gia tiến mạnh trên đường chuẩn chiến vật chất. Cho đến mùa hè 1944, ủy ban đã công bố 44 tài liệu cứu xét và phúc trình, và theo lời chủ tịch Truman, đã tiết kiệm cho công nho 15 tỉ đô la.

        Do những hoạt động của ủy ban, ông Truman được công luận cả nước tán dương, toàn thế bạn đồng viện khâm phục, và các viên chức chính quyền, bắt đầu là Bạch Cung, kính trọng hơn trước. Bởi vậy, mùa xuân năm 1944, khi tên ông Truman được đề nghị lên FDR để chọn làm ứng cử viên Phó Tổng thống, Tổng thống gãi cằm một cách suy tư rồi nói :

        — Phải đấy... phải đấy... Chính tôi cử Truman điều khiển ủy ban điều tra chiến tranh chứ còn ai nữa !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2018, 11:49:17 am »

   
CHƯƠNG III

TÁI LẬP HÒA BÌNH

        Bom nguyên tử !

        Trong số những phiền toái lớn lao mà ông Truman phải đương đầu khi được đẩy vào Bạch Cung, không phiền toái nào phi thường, và làm ông mệt nhọc bằng vụ bom nguyên tử. Theo nghĩa tương đối, việc điều khiển chiến tranh nằm trong tay các vị đại tướng và đô đốc, công cuộc thiết lập LHQ tiếp tục tiến triển như thường lệ, và chính trường quốc nội, nếu cần cũng có thế tự lực hoạt động, ít nhất là trong một thời gian, Tổng thống không phải bận tâm. Nhưng sự phát minh và chế ngự nguyên tử năng lại là một vấn đề đòi hỏi Tổng thống đích thân đảm trách. Chỉ một nhóm nhỏ trong số hàng vạn người tham gia chương trình nguyên tử là thấu triệt được tính cách lớn lao, hoặc có khả năng tiên đoán được hậu quả vô tận. Mọi tiến triển quan trọng trong phát minh kỳ dị xử dụng 2 tỉ đô-la này phải được Tổng thống đích thân quán xuyến. Và Tổng thống là nhân vật độc nhất trên toàn thế giới phải trả lời là «có» hay «không»,khi câu hỏi kinh khủng tối hậu sau đây được đặt ra : « Hoa kỳ có nên ném bom nguyên tử xuống một mục tiêu có dân cư hay không ?».

        Thủ tướng Staline và các cộng sự viên cao cấp của ông trong điện Cẩm linh ở trong thiểu số người trên thế giới được biết dầu mới biết sơ sài sự thật xảy ra tại Oak Ridge, Tennessee, và Los Alamos, New Mexico và tại Hanford, Hoa thịnh đốn. Trong vòng hơn một năm, họ đã nắm được những tin tức tình báo khả chính xác và cập nhật hóa, qua hệ thống gián điệp của Klaus Fuchs, một vật lý gia Đức, giữ chức vụ hữu trách và bí mật trong kế hoạch nguyên tử Manhattan (Mãi nhiều năm sau, nhà chức trách Mỹ mới biết rõ sự kiện đáng buồn này sau khi Fuchs bị Anh quốc bắt quả tang về tội  do thám). Giữa năm 1944, suýt nữa thượng nghị sĩ Truman đã mở toang màn bí mật bằng một cử chỉ vụng về. Với tư cách chủ tịch ủy ban Điều tra Chiến tranh Thượng viện, ông quyết định phải nhân viên điều tra tới đông bộ Tennessee để tìm hiểu sự thật về vụ chi tiêu bí mật hàng trăm triệu đô la công quỹ. Ông kịp thời thay đổi ý kiến sau khi bộ trưởng Stimson đích thân tới vẻ mặt hốt hoảng, nói với ông :«Thưa thượng nghị sĩ, tôi không thể nói rõ nội dung, song đó là kế hoạch vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Kế hoạch này được liệt vào hàng tối mật, nhiều người thật sự tham dự cũng không biết mảy may, bởi vậy chúng tôi thành khẩn yêu cầu ông đừng tới.»

        Gần một năm sau, tức là ngày 25-4-1945, ông Stimson đã có thể tiết lộ bi mật vì ông Truman là tân Tổng thống, ông Stimson đến Bạch Cung, phúc trình chi tiết về tình hình tiến triển của bom nguyên tử, và ức đoán những hậu quả lớn lao do bom nguyên tử khởi đầu năm 1941, ông Stimson đã được Tổng thống Roosevelt cử làm trưởng đoàn liên lạc giữa Bạch Cung với các khoa học gia và quân nhân đảm trách. Trong cuộc viếng thăm Bạch Cung này, ông Stimson đã mang theo trung tướng Leslie R,Groves, trưởng khối Hành chính, với nhiệm vụ báo cáo lên tân Tổng thống những khía cạnh kỹ thuật chính yếu của chương trình.

        Đại để tướng Groves bảo cáo rằng sau 5 năm cô gắng khoa học hoàn toàn vô tiền khoáng hậu, bom nguyên tử sắp được thành hình. Theo tướng Groves, thì những nghi ngờ cuối cùng sẽ được giải quyết sau trung tuần tháng 7, khi vụ nổ thí nghiệm được tiến hành trên sa mạc New Mexico. Nếu thành công, vu nổ này sẽ tạo ra sức mạnh tương đương với 500 tấn chất nổ TNT. Cũng theo tướng Groves, khoảng 1-8, trái hom nguyên tử «tác chiến» đầu tiên sẽ có thể được xử dụng, với sức công phá gấp đôi trái bom thí nghiệm, nghĩa là tương đương với từ 1.000 đến 1.200 tấn TNT. Tướng Groves và các nhà khoa học đã tính sai, vì trên thực tế, trái bom rơi xuống Trường kỳ có sức mạnh 20.000 tấn TNT, và trước khi nó được xử dụng thì những trái bom mạnh gấp bội khác đã được chế tạo.

        Trong cuộc thảo luận sáng hôm ấy, bộ trưởng Stimson đề cập sơ sài tới phương diện vũ khí của nguyên tử năng, mà chỉ nhấn mạnh tới những vấn đề rộng lớn hơn, như vai trò của nguyên tử năng trong chiến lược quân sự và chính trị đại qui mô, và hậu quả tinh thần của việc Mỹ quốc nắm giữ độc quyền. (Anh quốc ? Gia Nã Đại chỉ giữ vai trò thứ yếu, vì những kỹ thuật thiết yếu đều do Hoa Kỳ phát triển). Ông Stimson cho rằng vấn đề trước tiên là có nên xử dụng võ khí khủng khiếp này nay không. Cao hơn một bực, là vấn đề bổn phận của Hoa Kỳ đối với nhân loại trong việc nắm giữ sức mạnh vũ trụ bí mặt này, và Hoa Kỳ sẽ làm cách nào để tiếp tục nắm giữ trong thế giới hậu chiến đầy rẫy ghen tị và căng thẳng. Ông Stimson thúc giục Tổng thống tạm gác viễn tượng gần cận về trái bom nguyên tử đầu tiên đo loài người chế tạo, mà chi cứu xét những hậu quả trường kỳ sắp sửa ló dạng. Theo đề nghị của ông Stimson, Tổng thống Truman thỏa thuận thành lập ủy ban Lâm thời, một ủy ban đặc biệt gồm các nhân vật dân sự hữu danh với nhiệm vụ nghiên cứu và tư vấn cho Tổng thống về toàn bộ các vấn đề luận lý và chính trị mà nguyên tử năng, một hình thái hoàn toàn mới mẻ của văn minh, gây ra. Từ trước đến nay, chính quyền it khi thành lập một ủy ban nào gồm nhiều nhân vật lỗi lạc như ủy ban lâm thời.

        Các biên bản và phúc trình sau cùng của ủy ban vẫn được coi là tài liệu mật, không phổ biến cho công chúng. Tuy nhiên, theo một nguồn tin thì 2 vấn đề căn bản được ghi vào nghị trình : (1) làm cách nào đặt được nguyên tử năng (mà ông Stimson cho là có nhiều ảnh hưởng tới nhân sinh hơn la thuyết của Copernic và định luật trọng lực) dưới quyền kiểm soát quốc tế, đặc biệt là đối với Nga sô ? (2)- nên xử dụng bom nguyên tử ra sao trong cuộc chiến tranh với Nhật (vì Đức đang ở trên đường bại trận) ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2018, 08:05:05 am »


        Về điểm thứ nhất, ủy ban không thể đồng ý dứt khoát. Nhiều quan điểm hoàn toàn khác biệt được đưa ra chung quanh hai cực đoan : nguyên tử năng được coi là bí mật độc quyền của Mỹ, được bảo vệ nghiêm mật, hầu làm lợi khi đảm bảo hòa bình thế giới, hoặc Mỹ phải tức thời chia xẻ bí mật nguyên tử năng với Nga sô, rồi cùng Nga Sô ủy thác cho một ủy hội quốc tế, do LHQ kiểm soát.

        Thời gian qua, kiểm điểm lại những lập luận được nêu ra cách đây 20 năm trong bầu không khí bí mật khẩn trương như vậy, chúng ta không khỏi đau buồn khi thấy nhân loại đã mất quá nhiều năm tháng mà vẫn chưa ra khỏi vòng luẩn quẩn. Lập luận ngày xưa vẫn như lập luận ngày nay, năm 1945 nhân loại bế tắc thì năm 1965 nhân loại vẫn bế tắc. Nguyên tử năng nên được kiểm soát cách nào ? Làm cách nào giảm thiểu tác dụng và gia tăng thiện dụng của nguyên tử năng ? Làm cách nào tự cứu khỏi nạn tận diệt trên lò sát sinh nguyên tử mà loài người tự tay xây dựng và châm lửa ? Những câu hỏi kinh khủng này chưa được giải đáp sau bao nhiêu ngày giờ mặc cả, dọa dẫm và thương thuyết trên bình diện quốc, mà lẽ ra phải hướng vào sự cầu nguyện, vào tấn công hòa bình, hoặc vào nhiệt tâm của các nhà khoa hoc mưu tìm phương pháp giảm bớt hoặc ngăn cản tai họa tàn sát nguyên tử. Về vấn đề kiểm soát nguyên tử năng, cũng như về rất nhiều vấn đề lòng dòng của cuộc chiến tranh lạnh, phát sinh tử 1945, đến 1950, nhân loại vẫn chưa tìm ra lối thoát.

        Về điểm thứ hai, do ủy ban Lâm thời nêu ra, một sự thỏa thuận rõ rệt đã được hỉnh thành : ấy là bom nguyên tử phải được xử dụng càng sớm càng hay vào một mục tiêu quân sự chính yếu hầu buộc Nhật bản đầu hàng cấp thời. Dĩ nhiên, sự xử dụng này đã được cân nhắc kỹ lưỡng. Quan trọng hơn hết là một nhóm khoa học gia phục vụ tại Chicago,trong khuôn khổ chương trình nguyên tử, cực lực phản đối là nỗ lực của họ bị phi nhân hóa vì được dùng vào mục đích chiến tranh tàn sát. Họ cũng lập luận mạnh mẽ chống lại chủ thuyết độc quyền nguyên tử, bởi lẽ giới khoa học tại nhiều nơi trên thế giới đã nắm giữ được nguyên lý phân chia nguyên tử. Họ cho rằng mọi nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc bí mật hóa kiến thức nguyên tử năng chỉ làm các quốc gia khác thêm thèm muốn, và có thể nuôi dưỡng quyết tâm gây chiến, nên phái tự lực chế tạo bom nguyên tử.

        Một quan diêm khác đáng được lưu ý là nên xử dụng bom nguyên tử chống lại Nhật, song chỉ nên biểu dương sức mạnh bằng cách thả xuống biển hoặc một hải đảo vắng vẻ, chứ đừng tàn sát sinh mạng. Trong hồi ký, bộ trưởng Stimson thuật lại là toàn thể ủy ban đều phản ứng mạnh mẽ trước đề nghị oanh tạc trung tâm đông dân cư, gây ra tàn sốt đại qui mô. Nhưng nếu không oanh tạc thì cuộc tấn công bằng hải lục không quân cổ điển đang tiếp diễn trước quân đội Nhật cuồng tín sẽ kéo dài ít ra một năm, và có thể làm một triệu binh sĩ Mỹ và Anh thương vong trước khi đạt thắng lợi. Ngược lại, với một hoặc có thể hai trái bom nguyên tử được thả đúng mục tiêu sự kết thúc chiến tranh sẽ chỉ thành một vấn đề ngày giờ.

        Nhiều luận cứ xác đáng được nêu ra để chống lại đề nghị biểu dương lực lượng. Muốn biếu dương có kết quả phải thông báo từ nhiều ngày trước, cho đối phương có thể mục kích, hoặc ít ra cũng biết tới vụ nổ kinh khủng, mà khiếp sợ. Nhưng trong hiện tình khoa học nguyên tử khi ấy, người ta chưa thể bảo đảm tuyệt đối là trái bom nguyên tử sơ chế sẽ nổ tung, như dự tính, hay oanh tạc cơ và phi hành đoàn sẽ bị hủy diệt trong vụ nổ. Trường hợp này sẽ làm công luân mất tin tưởng vào khả năng bách chiến bách thắng của đồng minh, và có thể sẽ khuyến khích Nhật bản quyết chiến hơn bao giờ hết. Trường hợp này lại còn có thể thúc đẩy Nga sô từng cam kết tại hội nghị Yalta là tham chiến chống Nhật ba tháng sau ngày Hitler bị hạ bệ, ngần ngại động binh.

        Vả lại, trong mùa hạ 1945 đầy ưu tư và sầu khổ ấy. chính sách thế giới của Hoa kỳ chỉ nhằm vào mục tiêu chính yếu duy nhất : quật ngã Nhật, và chấm dứt chiến cuộc trong thời gian ngắn nhất, với ít tổn phí nhất về sinh mạng và tiền bạc. Cuộc thảo luận sau đó trong chính quyền liên bang đã tiến tới một kết luận lịch sử về cách xử dụng bom nguyên tử như sau để trình lên Tổng thống: « Biểu dương kỹ thuật không thể chấm dứt chiến tranh, và không giải pháp nào khả dĩ được chấp nhận ngoại trừ giải pháp xử dụng quân sự trực tiếp.»

        Trên phương diện luân lý. kết luận này đúng hay sai, đến nay cuộc tranh luận vẫn chưa chấm dứt. Riêng Tổng thống Truman đã có quyết định dứt khoát, vì ông nghĩ rằng một khi oanh tạc phe Trục trong cuộc chiến được coi là điều minh bạch và hợp lý, thì cần tiếp tục oanh tạc để đạt mục đích.

        Dầu sao thì kỷ nguyên nguyên tử cũng phải được đánh dấu bằng lưỡi hái Tử thần. Nếu bom nguyên tử không rơi xuống Trường kỳ, thì mấy năm sau có thể rơi xuống Hoa thịnh đốn hoặc Mạc tư khoa. Ông Harry Truman không thể bị chê trách vì thiếu khả năng tiên đoán vị lai. ông tiến tới quyết định lớn lao này. Cũng như nhiều quyết định khác trong cuộc đời chính trị, sau khi cân nhắc những tin tức đầy đủ được trình lên ông hồi ấy, cho nên lương tâm ông không thể bị cắn rứt. Trong nhiều thế hệ sắp tới, các nhà luân lý sẽ còn tranh luận về quyết định của ông Truman là sai hay đúng, song đối với ông Truman, người có trách nhiệm quyết định, thì sau khi quyết định ông không còn nghĩ đến nữa.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM