Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:08:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời Nhật Hoàng Hiro - Hito  (Đọc 9813 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2019, 11:50:40 pm »


        SỰ BIẾN LƯ CẦU KIỂU

        Sáu tuần lễ sau khi Konoye lên làm Thủ tướng, những tốp lính Nhật đã bắt đầu gây rối ở Bắc Trung Hoa, với sức mạnh còn rất hạn chế nhưng cũng đủ để đập tan những cuộc chống cự của lính Trung Hoa. Đó là "Sự biến Lư Cầu Kiều" 7-7-1937. Sự kiện này bắt đầu như một trận đánh nhỏ nhưng thực sự chính là ngọn lửa khởi đầu của một cuộc chiến tranh. Đây là một tấn kịch đã được chuẩn bị từ lâu và sắp sẵn rất chu đáo. Với sự tán đồng của Hiro Hito, những người lính Nhật Bản đã đập vỡ nhanh chóng những chướng ngại ở Bắc Trung Hoa, tạo điều kiện cho "Quân đoàn Quảng Đông" hoạt động. Không chậm trễ, chúng đã uy hiếp Bắc Kinh và tiến thẳng về Thượng Hải. Những cuộc tiến công này đều được đại bác của hải quân Nhật Bản hỗ trợ trên các sông và cửa biển. Với kinh nghiệm của mình, Konoye đã tìm mọi cách biến chính quyền Tưởng Giới Thạch thành một chính phủ phải chấp nhận những chính sách gần gũi với Nhật Bản hơn. Những người thân cận của Thiên hoàng, hoàng thân Higashikuni và hoàng thân Osaka đã chấp nhận làm những chỉ huy quan trọng trong chiến dịch tiến vào Trung Hoa. Cuối năm 1937, Higashikuni chỉ huy không quân ở Trung Hoa, hoàng thân Osaka chỉ huy trưởng lục quân áp sát Thượng Hải.

        Ngay sau vụ này, chính phủ Anh, Pháp và Mỹ đã cùng nhau tìm cách ngăn chặn bàn tay quân sự của Nhật Bản. Sau "Sự biến Lư cầu kiều", Quốc Dân Đảng Trung Hoa và Đảng Cộng sản đã liên kết, coi Nhật Bản là kẻ thù chính. Ngày 17-7, 19 sĩ quan Nhật phiến loạn bị kết án tử hình đã trốn khỏi nhà tù.

        Đúng ngày này, báo chí lại toàn đưa tin chiến tranh ở Trung Hoa nên chỉ có những gia đình liên quan bị chất vấn, còn những kẻ trốn thoát hầu như biến mất hoàn toàn. Điều này làm Hiro Hito cảm thấy lo lắng vô cùng. Mặt khác sự liên kết giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản càng làm cho Hiro Hito phải suy nghĩ nhiều về khả năng Cộng sản ngày càng phát huy thanh thê ở mọi nơi.

        MỘT CON NGƯỜI CÓ PHẨM CÁCH LỚN

        Hiro Hito giám sát tất cả các hoạt động của các nhóm và những sự thăng cấp trong quân đội nên những báo cáo về sở trường của các sĩ quan được Hiro Hito nghiên cứu rất kĩ. Ông cũng chấp nhận những cuộc hội ý chớp nhoáng của các sĩ quan cao cấp dưới nhiều dạng khác nhau. Đặc biệt trước những sự cố lớn như "Sự biến Lư Cầu Kiều", Hiro Hito cũng phải đấu trí rất khôn khéo như cuộc gặp gỡ với đại sứ của Tưởng ở Tokyo, và tìm cách hòa giải với Anh, Mỹ hoặc gặp gỡ với Tổng thống Philippin... Lúc nào, ông cũng phải tỏ ra thân thiết trong khung cảnh rất khó nói. Chính Joseph Grew đã phải nhận định "Rất khó tìm thấy ở Thiên hoàng sự hiền dịu". Hai tháng sau khi xảy ra chiến tranh ở Trung Hoa, Craigie, đại sứ Anh (1937-1941) đã nhận định "Hoàng đế luôn luôn tỏ ra đáng yêu một cách đặc biệt và luôn nhấn mạnh cần một cuộc sống có mối quan tâm của các thành viên trong gia đình hoàng gia với dân chúng Anh. Đó là một con người rất nghiêm túc trong các nghi lễ, song trong các cuộc đàm thoại lại rất cởi mỏ trong từng thời điểm; quyền uy hoàng đề luôn được nhấn mạnh trong các cuộc tiếp xúc và bộ mặt của ông luôn thể hiện một sức sống đặc biệt, hầu như gắn rất chặt với sự lo âu, áy náy trong mối quan tâm với những sự kiện trong cung đình. Rõ ràng ông không phải là một người máy mà là một con người hiểu rất sâu sắc mọi điều dưới ảnh hưởng của những truyền thống quân sự cứng nhắc với những ao ước thực sự về một vai trò có ích và có quyền lợi trong những công việc ngoại giao quốc tế. Mặc dù đôi khi có tí chút mạnh mẽ nhưng ông luôn được coi là một con người có phẩm cách lớn và tạo được một ý niệm chân thành thực sự". Chính Hoàng hậu cũng nói "Thiên hoàng luôn luôn là một con người có những hiểu biết đúng đắn về những công việc và những sự kiện diễn ra ở Anh... Người ta cũng nói nhiều về những cuộc hội thoại bình dân giữa hai nhà vua". Craigie cũng ngợi khen Hoàng hậu "Một người đàn bà nhỏ nhắn luôn mang theo sức mạnh của cá nhân và những hiểu biết đáng quý về nhân loại". Khi Chichibu đến Anh để dự lễ trao vương miện cho nhà vua George VI thì Craigie cũng đã có mặt ở Yokohama để kiểm tra việc giao hàng. Sự ngưỡng mộ của dân chúng được thể hiện khá rõ khi Chichibu đến Anh. Hơn nữa, chính hoàng thân Arthur de Connaught đã hai lần đến Nhật Bản; khi mất, hoàng thân Chichibu và vợ cùng nhiều quan chức quan trọng khác của chính phủ đã đến dự lễ tang ở nhà thờ Anh Thánh Andrew ở Tokyo. Chính vì vậy, mặc dù coi Nhật là kẻ thù chính nhưng vấn đề ngoại giao vẫn diễn ra ở mức độ thân thiết pha lẫn sự khó hiểu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 11:12:25 pm »


        VỚI ANH, ĐỨC

        Những kỉ niệm của Hiro Hito khi đến thăm Anh vẫn còn được lưu lại, vì thế mối quan hệ giữa Craigie với cung đình vẫn đượm những yếu tố thân thiện. Những nhà ngoại giao cũng được thuyết phục một cách mềm mỏng trong mối quan hệ với hoàng gia. Hai đại sứ Mỹ, Anh luôn tỏ ra có sự kính trọng cần thiết đối với nền quân chủ hiện hành. Chính nhờ ở mối quan hệ đó mà ý niệm về một cuộc chống đối bằng vũ lực xuất hiện một cách rất từ từ.

        Riêng đối với Đức, những người chống chủ nghĩa phát xít cũng tìm mọi cách để ngăn ngừa thảm họa này ở mức cao nhất. Ernst von Reichenau, một nhà truyền giáo xác định chủ nghĩa Hitle sẽ tàn phá văn minh nhân loại ghê gớm nên đã làm việc với "Phòng nhì" Pháp và Cục tình báo Anh để sớm ngăn ngừa những ảnh hưởng của chủ nghĩa này tới Anh, Mỹ. Ngược lại, em ruột, Waltor von Reichenau (chết trong chiến tranh ở mặt trận Nga) lại là một tướng thân cận của Hitle, một phần tử phát xít nhiệt thành đã từng gặp Hiro Hito để bán vũ khí cho Nhật Bản với hi vọng thành lập một cầu nối Đức - Nhật.

        HOÀNG THÂN SAIQNJI

        Hoàng thân Saionji (1849-1940) là một trong những gương mặt chiến lược nhất của triều đình, vị trưởng lão, cố vấn chính của nhà vua, người hiến thân cho giấc mộng của Nhật Bản tự do và dân chủ bằng việc khuyếch trương quân sự xâm lấn nước ngoài. Ông luôn tỏ ra khắc nghiệt, thản nhiên trước mọi biến cố. Ông khuyên nên liên kết với Tưởng Giới Thạch và nhà vua đã chấp nhận họp bàn với giới quân sự trong cuộc chiến tranh toàn thể chống Trung Hoa. Ông còn nhấn mạnh chỉ có mối liên hệ hẹp với Anh, Mỹ nhưng phải mở rộng gấp bội với Ý và Đức phát xít hướng tới thiết lập phe trục. Một năm trước khi mất (11-1940), ông từ chối việc chọn ông làm Thủ tướng.

        LUÔN LUÔN QUÊN MÌNH LÀ THƯỢNG ĐẾ

        Sự kiện Lư Cầu Kiều tháng 7-1937 mở đầu cuộc chiến tranh thật sự với Trung Hoa, nhưng cũng không ngăn được chuyến nghỉ hè ở bãi biển Hayama và hưởng thụ câu cá của Hiro Hito. Nhà văn Mỹ Willard Price được sông gần Thiên hoàng hồi đó đã nhận xét: "Ông luôn luôn giữ được thế cân bằng của một người cưỡi ngựa và độ mềm dẻo của một người bơi lội, chưa bao giờ thấy cứng nhắc và cáu gắt trong chiếc áo thụng của ông trước đám đông. Trong những lúc này, chiếc áo măng tô thần thánh luôn đè nặng lên đôi vai của ông. Ông luôn luôn quên ông là Thượng đế. Dáng vẻ của ông khi câu cá hay đi dọc theo bãi cát đều thấy xuất hiện một bóng người kèm theo "Những giấc mơ hiều dịu và những nỗi vui sướng trí tuệ".

        Price mô tả cả những chi tiết chỗ ở của Thiên hoàng: "Ngay phía trước nơi ở là gỗ đặc sệt màu xám đục trượt dài qua thời gian. Khắp mọi chỗ bụi bám đầy. Không có điện thoại, tủ lạnh, bếp điện, bình nóng lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy giặt. Ruồi rất nhiều", vẻ đồng áng quê mùa, nơi ở của Thiên hoàng đã làm Price ngạc nhiên. Tất cả hầu như có vẻ không sạch sẽ nhưng chính điều này lại làm cho Price suy nghĩ về sự vô vị của những căn nhà hiện đại mà Hiro Hito đôi khi rất ghét. Thường xuyên, Price được đánh thức bởi chiếc đồng hồ để trong vườn giá 3 đô la với tiếng kêu như làm vỡ cả khu vườn.

        Trong lúc câu cá, Hiro Hito gần như quên hết những phong cách của Thiên hoàng, cũng ném lao phóng cá, cũng tự mình làm hết cả mọi việc. Bọn cận thần thi ngâm cả người xuống nước cố kéo chiếc thuyền đánh cá lên cạn.

        Một ngày, Hiro Hito quên một cuốn sách dịch ra tiếng Nhật thơ ngụ ngôn Ésope trên bãi cát. Price muốn đưa trả nhưng người cận vệ đã nhanh chóng làm việc đó. Tin tưởng nhà văn nên Price không bị cấm vào bãi biển. Thiên hoàng cũng biết việc bảo vệ được tính toán rất nghiêm ngặt, đặc biệt mỗi lần đi câu cá. Tất cả những chỗ Thiên hoàng đến đều được kiểm tra kĩ lưỡng trước. Tại đây, mọi sự linh thiêng có tính chất tôn giáo vẫn xảy ra. Một người Nhật đã cầu Hiro Hito làm lễ rửa tội cho con, khi con hư hỏng đã chính mình giết đứa con đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2019, 11:28:10 pm »


        MỞ RỘNG XÂM LẤN

        Cuối hè 1937, Hiro Hito quay trở về Tokyo. Trong căn phòng nghiên cứu về quân sự, Thiên hoàng theo dõi tiến trình những chi tiết lớn nhất xảy ra ở Trung Hoa. Con số nạn nhân dân sự ở Thượng Hải ngày càng tăng: lần đầu tiên, vùng ngoại ô, những khu dân ở bị ném bom ngày càng tăng nhiều. Những cộng tác viên báo chí phương Tây liên tiếp phê phán những vụ xung đột để ngăn cấm bọn lính Nhật Bản. Tất cả các tốp lính Nhật đã tăng cường mở rộng xâm lấn. Một số tàu đô đốc nước ngoài đã bị hải quân Nhật giáng cho những bài học đích đáng.

        Nhật tiến xuống phía nam tàn phá vào tháng 11 và tháng 12-1937, đỉnh cao nhất là "cuộc tàn sát Nam Kinh" hàng chục nghìn lính và dân Trung Hoa bị tàn sát, hàng nghìn phụ nữ bị hãm hiếp, toàn thành phố bị cướp phá đến cực điểm. Viên tướng lùn Iwane Matsui chỉ huy một lực lượng quân sự Nhật ở Nam Kinh đã bị tố cáo. Toà án quân sự quốc tế chỉ tử hình duy nhất viên tướng Nhật Bản phạm tội ở Nam Kinh để khuyên bảo mọi người không nên làm như thế.

        Đặc biệt ở Nhật Bản, những cuốn sách sử thường ít đề cập tới vấn đề này, cuộc tàn sát ghê sợ ở Nam Kinh đã được công bố ngày càng phong phú từ những quan sát viên Trung Hoa, Mỹ, Anh và Đức. Có hai vấn đề cần được đặt ra: Tại sao có cuộc tàn sát Nam Kinh? Thái độ của Thiên hoàng như thế nào?

        DẰN VẶT TỰ THÚ

        Một vài người Nhật tham gia vụ này lương tâm hối hận dằn vặt (do ý niệm về điều thiện của Phật giáo muốn đền tội cho những lỗi lầm của mình trước cái chết) đã tự thú công khai tội lỗi của mình. Điển hình là Shiro Azuma đã chém đầu 10 người lính Trung Hoa, năm 1987 đã quay trở về Trung Hoa xin lỗi nhân dân Trung Hoa. Những người bạn của anh ta còn xiên những em bé trên đầu mũi kiếm, chôn sống những người tù trước khi cho bánh xe lăn qua, hãm hiếp tập thể nạn nhân ở độ tuổi từ 12 đến 80. Tất cả đã điên dại theo bọn chỉ huy. Sau này, số cựu chiến binh Nhật dũng cảm tự thú và đã tham gia vào những nhóm hòa bình hoặc chống vũ khí hạt nhân.

        "TRUNG TÂM 731"

        Trung Hoa còn là nơi thí nghiệm của Nhật Bản về việc sử dụng vũ khí hóa học và vi trùng. Người Nhật đã đi đầu trong việc nghiên cứu dạng chiến tranh này. Ngân sách quân sự năm 1936 đã được Thiên hoàng thông qua nhanh chóng trước Quốc hội, uỷ thác cho Horota thực hiện. Nhóm sĩ quan hiếu chiến trong đề chế đã được phụ cấp thêm để tiến hành một đề tài "Tập hợp mọi thứ cung cấp để đề phòng bệnh truyền nhiễm và lo việc lọc nước sạch". Tổ chức này đầu tiên có tên "Trung tâm 731" rất được hoàng gia tin cậy, đó là điều bí mật của hoàng gia, có ngân sách hàng năm trực tiếp thuộc hoàng gia điều khiển (ngay năm đầu đã dành 3 triệu yên cho những người tham gia, 200 đến 300.000 yên cho một đơn vị độc lập và 6 triệu yên cho những thí nghiệm và công việc nghiên cứu).

        "731" có thể là chương buồn nhất trong lịch sử Nhật ngay trước chiến tranh, lịch sử Mỹ coi đây là điểu ám muội nhất, Mac Arthur coi đây là vết nhơ không thể tẩy rửa được. "731" thực tế có 2 chức năng: mỗi sư đoàn đều phải có một đội làm sạch nước và cung cấp nước cho lính Nhật (một phần hoạt động của tổ chức này). Vai trò quan trọng hơn, rất bí mật là phát triển và thực hành kĩ thuật chiến tranh vi trùng với ý niệm làm thay đổi cán cân quân sự của Nhật. Để làm tốt kĩ thuật phải đưa khoa học vào nghiên cứu không chỉ thực vật, động vật mà cả con người. Phải có nhũng phòng thí nghiệm và những cơ sở thực nghiệm cách xa Xingapo, Nam Kinh và Rangun và phải tập hợp gấp các nhà bác học Nhật Bản và những chuyên gia dân sự cho gọi nhập ngũ ngay vào "731" kể từ 1936.

        "731" được khởi xướng từ tướng Shiro Ishii, một nhà bác học lỗi lạc với những thiết bị làm sạch nước, tưởng đơn giản nhưng rất độc đáo đã thu hút sự chú ý của Thiên hoàng, một trong rất nhiều điều cần phải được kiểm tra trong các đơn vị quân đội trước chiến tranh. Những quan chức trong cung đình nghi ngờ nhìn tướng Ishii chuyển hoàn toàn nước giải sang nước uống được, Hiro Hito cũng bị thôi miên và được mời uống một cốc nước trong sạch tuyệt vời. Tất nhiên sự nghi ngờ chỉ hoàn toàn chấm dứt khi nhìn Sihii uống cạn một cốc lớn.

        Tuy nhiên, viên tướng này cũng có những đề tài khoa học tàn bạo nhất. Như lời công bố của một người trong "731" với một nhóm truyền hình Anh về một tư liệu mang tên "Hoàng đế có biết không?" năm 1985: "Tôi đã có ấn tượng Ishii xác định chiến tranh vi trùng như một biện pháp để Nhật xâm lược thế giới". Trước chiến tranh và bom nguyên tử, chiến tranh vi trùng ở trận tuyến và khu dân sự là một chủ đề được tranh cãi ác liệt. Tướng Ishii tin tưởng chắc chắn rằng: Nhật Bản không ký trong cuộc họp của các nhà ngoại giao ở Giơnevơ năm 1925 về vấn đề Hội Quốc liên cấm loại chiến tranh này và vũ khí này phải có chỗ đứng của nó.

        Ngay năm 1931, Ishii còn là một trung tá đã lập một phòng thí nghiệm để nghiên cứu ở trường quân y Tokyo. Hầu như không có sĩ quan nào dũng cảm làm điều đó vì tài sản, thiết bị quá nghèo nàn. Năm 1935, một điều gay cấn đòi với Bộ tham mưu Nhật: bệnh truyền nhiễm dịch hạch ghê sợ ở Mãn Châu đã làm 6000 người chết, trong đó có lính của "quân đoàn Quảng Đông". Những sĩ quan phục vụ hậu cần xác định ngoài bệnh truyền nhiễm thông thường còn có những thứ bệnh khác do nguồn nước bị ô nhiễm. Họ đã bắt giữ một số kẻ phá hoại với những con chuột cỏ nhồi bọ chét ở trong mang theo vi trùng thương hàn và đậu mùa. Ngay sau đó, Ishii đã dành ra một ngân sách rất lớn để thiết lập một "công xưởng" vi trùng học của người Nhật. Năm 1936, Hiro Hito kí chính thức việc thiết lập "Trung tâm 731".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2019, 12:04:48 am »


        Ishii đã chọn lựa một nhóm trung thành sống ở Ping Fan một địa điểm nam Cáp Nhĩ Tân 60 km ở Bắc Mãn Châu. Ngay từ năm 1939 đã có một địa điểm rộng có các phòng thí nghiệm, nhà để ở và nơi trú ẩn dưới sự kiểm soát ngặt nghèo của đơn vị đồn trú cho 3000 các nhà khoa học, người trong phòng thí nghiệm và người gác cấm ngặt lính Nhật không được lai vãng đến trừ có công việc. Những vi trùng thương hàn, uốn ván, than, đậu mùa... được chứa trong những phòng lớn.

        Thói quen của Ishii đối với công việc là rất say mê, cần mẫn. Trước cấp cao, Ishii đề cao hết sức việc làm của mình là đề phòng thủ quốc gia với tinh thần trách nhiệm cao và luôn luôn nhấn mạnh ý thức bí mật tuyệt đối. Đối với những sĩ quan thân cận và những người thí nghiệm, ông ta luôn hứa đảm bảo sẽ được kính trọng cùng với việc sở hữu những mảnh đất trù phú nhất và lâu dài trong một làng nhỏ gần Tokyo.

        Đối với những thí nghiệm thực sự có giá trị khoa học, Ishii sử dụng cả người sống. Với một hệ thống cảnh sát nổi tiếng thuộc sở cảnh sát ở Mãn Châu, ông ta đã làm mọi chuyện tàn ác.

        Những tội phạm chiến tranh thích thú biến con người thành vật thí nghiệm. Khởi đầu là những người lang thang, tù nhân, người bị kết tội phản bội, mật thám, những người Cộng sản, những người Nga trắng không quốc tịch, những kẻ phạm pháp dưới thời bù nhìn Phổ Nghi. Sau đến thời chiến tranh với Trung Hoa và Á châu là những tù nhân người Hoa, có cả Anh, Hà Lan, Úc và Mỹ... Tất cả đều có tên marutas (người ngu đần) và được đưa đến những nơi giam cầm. Trong những năm đầu, họ bị giam dưới hầm ở Cáp Nhĩ Tân.

        Những vật thí nghiệm dần được chở đến Ping Fan vào ban đêm và được đưa đến một đường hầm chính chuẩn bị cho các cuộc thí nghiệm.

        Nhiều thành viên của "731" ngày nay đã già, kể lại những hoạt động thời đó. Naionji Ozono chịu trách nhiệm in và phát hành những tài liệu "tối mật" xác định khoảng 3000 vật thí nghiệm đã chết. Những chuyên gia Nhật Bản nhật báo của Đảng Cộng sản đã đưa con số lên 10.000 (kể cả vòng xung quanh). Ozono đã giải thích sơ về những marutas mặc quần áo khó coi đến theo danh bạ đã chịu những thí nghiệm khác nhau: một số bệnh lị, một số bệnh uốn ván, số khác (được trang bị hoặc không có mặt nạ) bị buộc ở những cọc giữa trời để thử về tác dụng của hơi ngạt, một số còn được đặt trong nhiệt độ dưới 50 độ trong nhà lạnh cho đến khi khô chết. Vào năm 1936, rất nhiều sĩ quan cấp cao của Bộ tham mưu đã nghĩ đến cuộc chiến tranh chống Liên Xô chỉ còn là vấn đề thời gian vì thế cần được thử nghiệm ở nhiệt độ lạnh cực đại hay bay ở độ rất cao để biết được giới hạn chịu đựng của con người. Hai người Nga đã bị chết cứng sau cửa kính trong cuộc thử về hoạt động của tim và phổi. Những người khác đeo những ba lô quân sự nặng bị cưỡng bức chạy vòng tròn trong khí lạnh khắc nghiệt của Mãn Châu và đồ ăn uống tối thiểu, cuối cùng đã chết vì kiệt sức. Theo Shimosato, ở đó còn có một lò hỏa táng trông như ống khói, một sưu tập những lọ tro tử thi. Một vài người còn bị giải phẫu sông. Một số bị giam trong các xà lim ở trung tâm đã bị trúng độc vì hơi ngạt.

        Vấn đề lớn nhất của tướng Ishii không phải là xưởng chế tạo vi trùng ở quy mô lớn, thiếu vật thí nghiệm mà là hệ thống thực hiện có hiệu quả, nghĩa là phải có biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. Người ta phát hiện ra thả bom ở độ thấp đã có hiện tượng phá hoại ngay cả đối với Nhật, những vi trùng chỉ được rải ra ở khu vực có kẻ thù đã lan ra khắp nơi. Vì vậy phải tìm ra những biện pháp chắc chắn và rẻ tiền nhất.

        Những con chuột bị nhiễm đầy rẫy vi trùng do bọ chét truyền đã được thả xuống từ máy bay trong cuộc chiến tranh chống Trung Hoa từ 1937. Tưởng Giới Thạch liên tiếp gửi những báo cáo phản đối tới Roosevelt và chính phủ Anh. Nhưng thật sự các tướng trong Bộ tham mưu Nhật cũng nhận được các báo cáo về 1600 lính Nhật bị nhiễm vi trùng do chiến dịch "thả chuột".

        Hiro Hito trước vấn đề này như thế nào? Ngay cả những người hiểu biết Nhật Bản cũng chạy trốn trước sự việc này. Nhưng chính quyết định thành lập "731" lại do Thiên hoàng kí, ngân sách lại rất lớn (năm 1941, riêng trợ cấp đã 3 triệu yên) còn tài chính thực chi thì hầu như vô hạn. Một vấn đề nữa cần được đặt ra, Hiro Hito là một nhà khoa học có chuyên môn riêng rất gần với tướng Ishii và cũng có ham muốn nâng cao ý thức "Trật tự dưới Mặt trời". Nhưng có điều không thể phủ nhận được là trách nhiệm của quân đội rõ ràng trước hết phải từ Thiên hoàng. Thật sự Thiên hoàng đã ban thưởng cho các lực lượng "nghiên cứu và phát triển" trong các lĩnh vực quân sự đặc biệt, chẳng hạn các kĩ sư về không quân Nhật chuyên nghiên cứu các máy bay bay ở độ rất cao, có thể phá hủy B-29 của Mỹ.

        Tội ác vô cùng ghê tởm này không thể không gắn với hoàng gia. Một bức ảnh có hoàng thân Mikasa (người em trẻ nhất của Hiro Hito) cùng các sĩ quan đến Ping Fan với trách nhiệm thanh tra. Yamashita đã đưa Mikasa đến tận phòng thí nghiệm "cấm". Bức ảnh ghi rõ Yamashita đang bị tướng Ishii khiển trách và tìm cách tránh cái nhìn của Mikasa.

        Hoàng thân Chichibu tuy không đến Ping Fan nhưng 9-2-1939 lại ngồi ở cuộc họp bí mật với Ishii và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Hoàng thân Takeda, chịu trách nhiệm chính về tài chính "731", tên trong thời kì chiến tranh là "đại tá Suneyochi Miata" mẹ là Masako, con gái thứ sáu của Minh Trị.

        Ngược lại, Shinosato biện luận cho Hiro Hito về một sự hiểu biết thuần tuý trên "sơ đồ" còn công việc cụ thể thì không lưu ý tới. Nhà văn Morimuta, tác giả của nhiều sách về "731" cũng cho Thiên hoàng chỉ hiểu "731" như là "một ý niệm tổng quát" và trên những điểm cơ bản, Hiro Hito vẫn được coi như là "một nhà nhân văn" buộc phải thiết lập "một nền tảng cho một cuộc chiến tranh".

        Cuối cùng thì "731" đã có tới 30000 hồ sơ và sự thật chắc đã sáng tỏ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:47:07 pm »

       
        YAMAMOTO - THỨ TRƯỞNG HẢI QUÂN

        11-12-1937, những máy bay của hải quân Nhật đã ném bom vào tàu Panay thuộc hải quân Mỹ ở gần Thượng Hải trong khi pháo binh Nhật bắn vào tàu hộ tống chống tàu ngầm Anh Ladybird. Tàu này đi tuần tiễu thường xuyên ngoài sông để bảo vệ những tàu nước ngoài và làm yên tâm khối cộng đồng quốc tế. Nhiều người chết trong vụ này vì thế gây ra những vấn đề lớn về ngoại giao. Đô đốc Yamamoto đã khôn khéo giải quyết, công bố: "Một tốp máy bay hải quân do lầm lỡ đã ném bom 3 tàu hơi nước của công ti Standard". Sự kiện này thật là điều đáng tiếc.

        Yamamoto với tư cách cá nhân đã xin lỗi Joseph Grew và hứa cách chức người có trách nhiệm trong vụ này.

        Yamamoto có ý thức về việc thiết lập một chính phủ cân bằng, không quá khắc nghiệt như phái cực tả dẫn tới sự kiện tháng 2-1926, những cái đầu bốc lửa. Năm 1937, hải quân có vẻ có những hoạt động gần hơn với quan niệm của Thiên hoàng. Chính điều này đã dẫn tới thành công của ông. Ông biết sử dụng đại tá Hashimoto đúng thời điểm, biết tạo ra những điều kiện để dẫn tới vụ Trân Châu cảng sau này, biết ép Mỹ đúng lúc. Vào những thời điểm bối rối, ông đã xuất hiện như một người anh hùng cứu vãn tình thế. Thực tế từ lúc khởi đầu cuộc chiến tranh Trung Hoa đến khi có cuộc tấn công chống hạm đội Mỹ, ông là người không chỉ duy nhất hiểu được phương Tây và có ý thức sâu sắc khi đất nước lao vào cuộc chiến tranh mà còn là người chống phái tả, luôn nuôi dưỡng niềm tin sâu sắc đối với phần lớn những chiến hữu, đồng thời hiểu được tính ngoại lệ của các sĩ quan sôvanh, tạo được sự cân bằng giữa lục quân và hải quân.

        Con người này tuy chỉ cao lm6, nặng 60 kg nhưng cũng làm cho mọi người kính nể bởi cái đầu hói như một viên bi-a pha thêm chòm râu, môi dưới xấc xược tạo nên một tư chất dường như luôn khẳng định một sự nhất quán trong con người đã hình thành một tính cách ngay từ khi ở trường hàng hải với phương châm tất cả đều có thể xảy ra những chuyện bất trắc. Ông đã hai lần được sang Mỹ. Trong thời kì học tập ở Harvard, những người bạn Mỹ rất khâm phục phẩm chất đạo đức của ông. Trong những năm 20, được phép đến Mêchxich để nghiên cứu công nghiệp dầu lửa, ông đã ở tầng nóc chim bồ câu trong những khách sạn tồi nhất, không bao giờ ăn ở khách sạn, chỉ sống với bánh mì, nước và chuối nhưng lại đi khắp Mêchxich để nghiên cứu về dầu lửa. Cả khi Thiên hoàng đến thăm tàu hải quân, ban đêm ông vẫn du ngoạn trong những khu vực có vũ khí.

        Thiên hoàng sau khi ca ngợi việc tấn công Trân Châu Cảng đã nói đùa: "Nếu các tướng muốn thật sự làm vừa lòng bệ hạ, tốt hơn là chiếm và mở một sòng bạc ở Xingapo". Việc chiếm toàn bộ Đông Nam Á đã trở thành mục tiêu của Nhật Bản. Nếu sau chiến tranh, Đờ Gôn chú ý đến chiến xa tấn công thì Yamamoto lại hướng tối chiến tranh trên biển và trên không. Nhưng điều này không dễ dàng. Yamamoto cũng khẳng định không có máy bay và sân bay thì khó có thể giành được chiến thắng trong chiến tranh. Phụ trách các tàu sân bay hoàng gia, Thứ trưởng hải quân rồi chỉ huy các tàu hỗn hợp, Yamamoto đã tấn công thành công Trân Châu Cảng nhưng lúc khởi đầu hầu như bị phản đối. Ông đã phải dựng nên kế hoạch tấn công Hawai như là một miếng mồi nhử đầu tiên vì ông biết rất rõ tình trạng thiếu thốn của Nhật Bản.

        Ngay từ cuộc chính biến 2-1926, Yamamoto đã là trưởng nhóm nghiên cứu tàu sân bay trong ban tham mưu Bộ Tư lệnh hải quân. Ngày thứ hai của cuộc đảo chính, một số sĩ quan trẻ hải quân gặp Yamamoto yêu cầu phải tuân lệnh chúng, Yamamoto đã tức giận quát: "Tao đây! Hãy ném tao vào rọ đi!". Với sức mạnh khí phách của ông, bọn kia phải trùn bước.

        Những chiến hữu và ngay cả cấp trên cũng rất khâm phục ông. Ông được coi như thành trì của chính phủ. Kẻ thù đánh giá cao tư tưởng quân sự của ông. Với chức vụ Thứ trưởng hải quân, ông được cấp một xe bọc thép thường xuyên ra vào nơi ở và Bộ Tham mưu nhưng trong cuộc gặp gỡ với các sĩ quan cấp trên, ông từ chối việc bảo vệ an toàn của cảnh sát quân sự.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Giêng, 2019, 11:02:53 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2019, 11:03:52 pm »


        Ông ghét những kẻ xu nịnh không đúng lúc và rất trực tính: có lần em trai của Thiên hoàng - Hoàng thân Takamatsu đến Bộ Hải quân năm 1937, sau khi đã tốt nghiệp trường Hải quân với cương vị là quan ba tân binh, người được coi là tay phải của Yamamoto đã đề ra việc đón tiếp long trọng, yêu cầu tất cả mọi người trong Bộ phải đứng dưới nhà đón chào. Yamamoto giận dữ ra lệnh giải tán và gọi những người đi theo Takamatsu trừ những người trong Bộ, nói rõ đây không phải là Hoàng thân mà là một sĩ quan thứ yếu chỉ được ứng xử ở mức độ đến để bàn bạc trao đổi thôi. Nhân dịp tổ chức lễ năm 1940 về 2600 năm ngày sinh ông tổ Jimmu tổ tiên Hiro Hito, Yamamoto tuy được mời song không đến dự. Ông giải thích về sự vắng mặt của ông: "Nước Nhật đang có chiến tranh với Trung Hoa, nếu tôi là Tưởng Giới Thạch tôi sẽ ra lệnh tất cả máy bay hủy diệt gia đình hoàng gia và triều thần Nhật Bản. Trong 2 ngày, tôi sẽ ra biển để bảo vệ vùng trời". Yamamoto luôn xác định đúng đắn mọi tình huống, ông rất ghét khuynh hướng phô trương tuyên truyền dưới những huyền thoại "thần thánh" và "Con đường của Chúa" tạo cho quần chúng những hiểu lầm về sức mạnh vô địch của Nhật Bản. Ông muốn quần chúng hiểu đúng đắn nhất về tiềm năng mỗi bên nếu cuộc chiến tranh Nhật - Mỹ bùng nổ.

        Ngay trong thời kì làm Thứ trưởng Bộ Hải quân, ông đã nói với Hiro Hito: "Cuộc chiến tranh Mỹ - Nhật sẽ là tai họa lớn trên thế giới". Lúc này, phe trục Nhật, Ý, Đức đã hình thành. Ngày 14-10-1940, trong bữa cơm tối, Harada thư kí riêng của Saionj đã được nghe ông nói: "Thật là tai hoạ, nhưng với cương vị của tôi, Thứ trưởng kiêm Tổng tham mưu hải quân, tôi sẽ chuẩn bị đầy đủ các nhiệm vụ Bộ Hải quân sẽ phải chịu đựng" (trong thực tế, Yamamoto đã công bố kế hoạch tấn công Trân Châu cảng). Yamamoto còn tính toán tới khả năng đánh Mỹ thì phải lo tới sự khiêu khích của nhiều nước trên thế giới. Chẳng hạn không kí hòa ước với Liên Xô thì sẽ xảy ra điều gì. Hoặc kí rồi nhưng vẫn bị tấn công ở mặt sau. Điều này vẫn có thể xảy ra. Cần phải làm thế nào để Nhật Bản đỡ thiệt hại nhất.

        Yamamoto còn phát hiện rõ những thành phố của Nhật phần lớn có chất liệu gỗ và bìa nên bốc cháy rất dễ. Khả năng bị ném bom toàn thể có thể xảy ra. Nếu có chiếm được đảo cũng phải xây dựng các sân bay nhanh chóng (trong vòng một vài tuần) để giữ đảo và bảo vệ bầu trời, biển cả. Mac Arthur cũng nhìn thấy rõ toàn bộ vấn đề này nhưng Yamamoto thì còn lo thêm cả khả năng về nền công nghiệp của Nhật Bản.

        Chiến lược giữa hai con đường của đô đốc Yamamoto đã được biểu lộ rõ qua khả năng chống đỡ cả hai ý kiến của những nhân vật cao cấp và ngay cả Thiên hoàng. Thực tế những zích zắc của một tiến trình chiến tranh rất phức tạp, đầy rẫy những nỗi lo âu, những sợ hãi, những cạm bẫy mà con người không thể lường trước được.

        Hầu như tất cả đã tin vào cách tuyên truyền khuếch đại về cách nhìn của người Nhật đối với thế giới. Hiro Hito cũng vậy, ông đã đọc và nghiên cứu nhiều, đã biết cả những sai lầm của nhiều nhà quân sự nhưng vẫn trượt dài theo đường dốc chiến tranh, vẫn tin vào khả năng của Nhật, nhất là khi kí với Ý và Đức.

        Hiro Hito còn tin rằng sau Trân Châu cảng, Nhật Bản sẽ có biện pháp thương thuyết nhanh chóng vói thuật ngữ hòa bình, đấy là nền hòa bình mà quyền chuyên chế châu Á sẽ thuộc về ông. Chỉ riêng Yamamoto hiểu rõ về sự phát triển và nguy cơ thất bại của Nhật Bản.

        Nhật đã kí với Đức hiệp ước chống Quốc Dân Đảng tháng 12-1936 và tìm mọi cách liên kết với Đức để ngăn Liên Xô khi Nhật chiếm Trung Hoa. Đồng thời còn tìm mọi cách để ngăn phong trào Cộng sản quốc tế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2019, 10:38:41 am »


        KOICHI KIDO1 - CỐ VẤN THÂN CẬN NHẤT CỦA HIRO HITO

        Từ năm 1937, Koichi Kido trở thành cố vấn thân cận nhất của Hiro Hito. Đó là một người làm việc không biết mệt mỏi, mỗi ngày đều ghi lại những sự kiện nhỏ nhặt nhất để tìm ra những yếu tố mới có thể giải quyết được tình huống lớn. Tờ báo Kido Nikki sau này đã được coi như một cuốn sách kinh điển để truy xét tội phạm.

        Kido là thư kí riêng của quan Chưởng ấn ngay từ vụ biến động tháng 2-1926. Hiro Hito đã ca ngợi nhiều về sự sáng suốt, hăng hái và sự trung thành của ông.

        Từ năm 1936, vào những giai đoạn quyết liệt, Hiro Hito không có biện pháp nào để có thể hạn chế được thế lực của phái quân sự. Việc tấn công Liên Xô ở biên giới Mãn Châu và Mông cổ, việc chiếm Trung Quốc đều ở trong tình trạng không có lệnh của Hiro Hito.

        Đó cũng là chính sách của Konoye2. Konoye là người có tính toán rất cẩn thận, luôn có cách nhìn hai mặt. Ông vừa là người đề xướng việc xâm lược Trung Hoa vừa là người kìm cuộc chiến tranh trong những thời điểm cần thiết. Nội các của ông có hai nhân vật có tư tưởng quốc gia điển hình. Một là đô đốc Nabumara Suetsugo một sĩ quan cực đoan, chống Anh quyết liệt. Hai là Yosuki Matsuoka, trúng cử Thủ tướng lần thứ hai năm 1949. Ngay thời kì làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông thường đem lại những nỗi kinh hoàng cho những ai không muốn đối đầu với Mỹ.

        Konoye rất ca ngợi Suetsugo. Cũng như tướng Itagaki, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, họ là những tín đồ của sức mạnh quân sự luôn nêu cao sức mạnh tinh thần Nhật Bản, rất thông minh và sáng suốt khi phán xét các tình huống bất ngờ; những cái đầu bốc lửa nhưng được việc. Hiro Hito nắm được những hạn chế của họ nhưng không thể xoay chuyển được tình thế vì được Konoye bảo đảm và biện lí trong nhiều trường hợp. Đôi khi Hiro Hito chỉ trả lời bằng điệu cười khoan dung.

        MỐI QUAN HỆ ANH - NHẬT

        Anh - Mỹ ngày càng lo lắng phải đối mặt với cuộc chiến tranh ở Trung Hoa. Ngược lại, Hitle liên kết với Nhật chống Anh, Pháp, Bỉ kéo dài chiến tranh ở Trung Hoa. Đại sứ Đức đã đến Tokyo và Hán Khẩu để tìm cách buộc Tưởng phải công nhận chính phủ bù nhìn Mãn Châu, ngăn không cho hợp tác với Cộng sản Trung Hoa, trả tiền thiệt hại chiến tranh, chấp nhận những đất đang thuộc Nhật Bản với thời gian vô hạn định và gần như chấp nhận là một chư hầu của Nhật Bản. Đó là những điều khó có thể thực hiện được.

        Anh cũng cương quyết giữ lại những thuộc địa và đất ở Trung Hoa, ủng hộ việc chấp nhận Tưởng Giới Thạch. Mỹ ủng hộ Tưởng phần lớn về tài chính.

        Theo dự đoán của một số sĩ quan, mối quan hệ Anh - Nhật sẽ ngày càng xấu, Thiên hoàng không hài lòng về cuộc khủng hoảng ngày càng tăng giữa hai nước vì trước kia mối quan hệ giữa Thiên hoàng vói Hoàng gia Anh rất thân thiết. Hiro Hito xác định cuộc xung đột này đem lại sự buồn rầu và một nỗi khủng khiếp tràn ngập.

        Ngày 21-7-1940, Kido đến cung điện thăm Hiro Hito, Thiên hoàng nói: "Tôi tin tưởng Anh sẽ không thực hiện yêu cầu của chúng ta, tiếp tục ủng hộ Tưởng. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ chiếm Hồng Kông và tuyên bố chiến tranh với Anh".

        HIỆP ƯỚC 27-9-1940

        Về mốc khởi đầu chiến tranh tháng 8-1939, Hiro Hito luôn bào chữa cho sự đổ vỡ mối quan hệ với Anh, Pháp, Mỹ. Henry Stimson, thư kí Văn phòng quốc gia Mỹ, vô cùng bực mình khi thấy Dunkerque đổ vỡ. Anh chấp nhận dừng toàn bộ, trong 3 tháng kể từ tháng 7- 1940, mọi chuyến tàu chở vũ khí, thiết bị và lương thực cho Tưởng theo đường Miến Điện. Hiro Hito đã dựa vào sự đổ vỡ này để chứng minh cho việc liên kết với Hitle là hợp lý. Điều này rất phù hợp với "ý đồ lớn" của Konoye.

        Kể từ 1939 đến 4 năm sau, Nhật Bản luôn trong tình trạng khó khăn, phái tả quân sự nắm toàn bộ uy quyền, uy hiếp châu Âu và luôn tự khẳng định sức mạnh ở châu Á, gây chiến với ý niệm "quyền chiếm đoạt thiêng liêng". Đức liên tiếp thắng lợi ở châu Âu, chiếm Ba Lan không hề bị ngăn cản. Ý với Mutxolini cũng giương oai diễu võ và liên kết với Đức, Nhật.

        Hiệp ước không can thiệp kí giữa Hitle và Stalin năm 1939 không hề ảnh hưởng tới mối quan hệ Đức -  Nhật. Nam tước Hiranuma3 thay thế Konoye. Konoye đã từ chức vì các Bộ trưởng tối cao đã có những lời khuyên xấu đối với Thiên hoàng. Đại sứ ở Beclin, Oshima, cũng bị gọi về nhưng năm sau lại được cử sang. Hiệp ước 27-9-1940 kí kết giữa Ý, Đức, Nhật ra đời.

-------------------
        1. Koichi Kido: nam tước, quan Chưởng ấn, sáng lập tờ "Journal" (Kido Nikki) cung cấp những tư liệu quý về những sự kiện xảy ra trước chiến tranh.

        2. Konoye: 3 lần Thủ tướng từ 1937 đến 1940. Bị kết án tử hình vì tội phạm chiến tranh, ông đã tự sát năm 1945.

        3. 4-1-1939 nội các mối do Hiranuma cầm đầu. Đây là chính phủ hiếu chiến nhất, coi việc chống Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ là mục đích chính. Các đội cảnh sát kinh tế đã được thiết lập nhằm tập trung toàn lực cho việc chế tạo vũ khí.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2019, 11:35:46 pm »

   
       NGÂY NGẤT VÌ CHIẾN THẮNG

        Ý và Đức liên kết với ý thức tôn trọng chủ quyền của Nhật trong việc thiết lập trật tự mới ở Đông Á. Chiến tranh đã lan rộng toàn thế giới. Hầu như bất cứ nước nào cũng chịu ảnh hưởng không ở phía này thì ở phía kia.

        Pháp thất bại (7-1940) đã tạo điều kiện cho Nhật vào Bắc Đông Dương thiết lập trận tuyến thứ hai chống Tưởng. Anh phải đình lại "con đường Miến Điện" trong việc giúp Tưởng.

        Giữa mùa hè năm 1940 thì những dự đoán về sự sụp đổ của nước Anh càng ngày càng lớn. Hai đại sứ ở Luân Đôn, Shigeru Yoshida và người kế tiếp Mamoru Shigemitsu đã cố gắng hết sức thuyết phục Hiro Hito hãy tin tưởng vào những lời tuyên truyền của Đức về việc dẫm nát Anh quốc. Hoàng thân Saionji cũng nói với người thư kí trung thành Harada một vài tuần trước khi mất: "Cuối cùng tôi tin rằng Anh quốc sẽ bị cuốn đi!".

        Đô đốc Yamamoto không chỉ thể hiện sự lo lắng của mình trong việc chịu trách nhiệm về sức mạnh quân sự mà còn lưu ý tới việc "kiểm tra tư tưởng" và nâng cao hơn nữa ảnh hưởng của Kempei, cảnh sát quân sự đáng sợ trong việc dò xét những ai coi mối liên minh Đức, Y, Nhật là đỉnh cao của sự phản bội.

        Có mấy vấn đề Hiro Hito luôn phải suy nghĩ:

        - Liệu chủ nghĩa phát xít ở Nhật có là điều đáng sợ không?

        - Việc vận dụng chủ nghĩa phát xít nên đến mức độ nào?

        - Những biện luận của phái quân sự chỗ nào đúng chỗ nào sai?

        - Sự khác biệt giữa "phát xít", "quốc gia dân tộc" và "nhiệm vụ thần thánh thiêng liêng"?

        Thời kì này, Hoàng thân Konoye với tất cả niềm tin của mình ngay từ 22-12-1938 đã đưa ra khái niệm "Kỉ nguyên mới" và "Trật tự mới ở Đông Á", "Sứ mệnh thiêng liêng của Thiên hoàng". Ông cho rằng trật tự châu Âu phải sụp đổ và nước Nhật có nhiệm vụ thay thế. Ngày 1-8-1940, Konoye còn xác định "cơ sở của chính sách quốc gia" để làm sụp đổ "một thế lực đã có". Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Yosuke Matsuoka đã yêu cầu mọi công dân phải đi theo "con đường đế chế xuyên khắp thế giới" và khuyếch trương "Mục đích lớn: sự thịnh vượng của Đông Á". Chính điều này đã dẫn tới việc chiếm thuộc địa Đông Dương của Pháp và Inđônêxia của Hà Lan. Những thắng lợi bước đầu đã làm cho Hiro Hito ngây ngất vì chiến thắng.

        CẦU XIN THẦN THÁNH VỀ HIỆP ƯỚC TAY BA

        Người ta thường cho rằng chiến tranh với Trung Hoa là một thí dụ thấy rõ Hiro Hito không kiểm soát nổi tình hình chính trị và không thắng nổi phái quân sự. Hiro Hito đã bảo vệ vị trí của Konoye (1-1938) trong tình trạng yếu ớt và vì thế không thể thuyết phục được chuyện ngưng chiến mà đành chấp nhận một ý kiến là ngưng để chĩa súng sang Liên Xô, một cuộc chiến tranh mới tất yếu sẽ xảy ra. Tổng tham mưu trưởng muốn nhanh chóng dừng chiến tranh chống Trung Hoa để chuẩn bị chống Liên Xô. Trước ước nguyện này, Hiro Hito giữ thái độ yên lặng, không phản đối.

        Hiro Hito trước mọi sự cố đều có những mối lo về nghi thức. Ông đã yêu cầu Bộ trưởng Văn phòng đế chế kiểm tra những tư liệu cũ về những nghi lễ đã tiến hành khi kí hiệp ước Anh - Nhật (năm 1904). Bộ trưởng đã tìm thấy một quyết định về nghi lễ được tiến hành theo đạo Shinto. Thiên hoàng đã khẳng định về sự việc quan trọng này và quyết định phải tổ chức ngay tại thánh đường trong lâu đài để cầu xin thần thánh vê hiệp ước tay ba Đức, Ý, Nhật.

       QUAN TÂM TỚI ĐÔNG DƯƠNG

        Hiro Hito cũng đặc biệt quan tâm tới Đông Dương, thuộc địa của Pháp. Sau hai ngày, Pétain và Hitle kí đình chiến ở Montoire. Hải quân Nhật đột nhập cảng Hải Phòng với chính sách ngoại giao bằng đại bác. Tướng Georges Catroux Tổng tư lệnh Đông Dương đành chấp nhận Nhật xâm lấn ở những đòi hỏi: chấm dứt ngay những chuyến tàu chở vũ khí cho Tưởng và đường sắt Hà Nội - Vân Nam bị cắt đứt.

        Thòi gian này, dựa vào sự sụp đổ của Pháp, tư tưởng của phái quân sự Nhật Bản đã có thay đổi, chú ý vào nhu cầu cơ sở quân sự thường xuyên trong cuộc tiến tới phía nam. Ngày 2-8-1940, đầu tiên Nhật gửi cho Tổng tư lệnh mới ở Đông Dương, đô đốc Yean Decoux một yêu cầu tối thiểu về quyền di chuyển những nhóm người Nhật ở Bắc Đông Dương và tự do về bầu trời hàng không. Decoux biết khó có thể chống lại. Ngày 30-8-1940, chính phủ Vichy chấp nhận cho Nhật "dễ dàng về mặt quân sự" ở Bắc Kì và hứa cung cấp gạo (lúc đó là một nhu cầu rất lớn). Nhật càng ngày càng muốn chiếm toàn bộ Đông Dương. Hàng ngàn lính Nhật đột nhập vào Bắc Kì, vây quanh Hà Nội. Roosevelt nhận thức được Nhật Bản luôn tìm cách khuếch trương thế lực nên tìm mọi cách khống chế, đặc biệt đóng chặt kho dự trữ dầu hỏa và than không cho Nhật lai vãng tới khu vực này.

        Thái Lan thời kì này cũng muốn lợi dụng sự suy sụp của Pháp, âm mưu giành lại một số vùng của Campuchia mà theo người Thái là những vùng của Thái Lan. Nhật tỏ ra trung lập trước hiện tượng này mặc dù biết ý đồ tham lam của người Thái Lan. Có lẽ lúc này Nhật đang bận chỗ khác.

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2019, 11:47:24 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2019, 11:44:42 pm »

             
        KHỐi THỊNH VƯỢNG ĐẠI ĐÔNG Á

        Không thể chối cãi được, Nhật Bản đã phát triển khát vọng chiếm đất với thuật ngữ "Khối thịnh vượng Đại Đông Á" (bản đồ Nhật Bản đã vẽ Đông Dương và Inđônêxia thuộc Hà Lan có cờ Nhật) công khai chiến lược "tiến xuống phía nam" với Thiên hoàng. Trong cách nhìn mới, Đông Dương rất quan trọng, là chốt trong chiến lược toàn cầu của Nhật, từ đó tấn công Inđônêxia, Mã Lai và Philippin.

        Tư liệu về cuộc bàn luận giữa Thiên hoàng, các tướng lĩnh quân sự và Konoye cũng như về những cuộc họp tối mật giữa Tổng tư lệnh quân đội Hajimo Sugiyama và Thiên hoàng hầu như đã bị đốt bản gốc khi Sugiyama tự sát vào tháng 8-1945, nhưng một bản sao đã được giữ lại ở bộ phận tư liệu những lực lượng phòng thủ của Nhật.

        Tháng 1-1941, phái quân sự không bằng lòng với những cơ sở hạn chế ở Bắc Kì. Người Nhật muốn mở rộng sang Campuchia, Lào và Nam Đông Dương, đồng thời còn nghĩ cả tới Thái Lan nữa rồi tiếp tục xâm lấn toàn Đông Nam Á. Ngay từ tháng 10-1940, đô đốc James O. Richardson, Tư lệnh trưởng hạm đội Thái Bình Dương đã nói: "Nếu người Nhật chiếm Thái Lan hay eo biển Kra (eo biển nốì Mã Lai với lục địa) hoặc Inđônêxia, người Mỹ sẽ không tuyên chiến nhưng nếu chiếm Philippin, chiến tranh với Mỹ sẽ bùng nổ".

        Hiro Hito luôn quan tâm tới hải quân, tàu sân bay và vị trí Đông Dương. Đô đốc Nagano, tổng tư lệnh hải quân rất quan tâm tới vịnh Cam Ranh. Sugiyama chú ý tới nhiều cơ sở quân sự mới ở Sài Gòn, Phnom Penh, Nha Trang, Tourane (Đà Nẵng). Hiro Hito trong các cuộc trao đổi luôn chú ý tới việc xây dựng cơ sở không quân ở Thái Lan. Sugiyama cho thời điểm này chưa thể nghĩ tới một địa điểm quân sự ở Nam Thái Lan.

        Những cuộc thương thuyết với chính phủ Vichy vẫn tiếp tục. Những hoạt động của Mỹ, Anh trước việc thiết lập cơ sở Nhật Bản ở Bắc Kì cũng xiết chặt thêm nhưng chưa thành vấn đề lớn. Toàn bộ công việc sản xuất thép ở Mãn Châu, Triều Tiên và Nhật Bản đều chuyển gấp sang hoạt động phục vụ quốc phòng. Những cuộc gặp gỡ thượng đỉnh giữa Nhật, Mỹ bàn cách giải quyết vấn đề chiến tranh Triều Tiên đều đổ vỡ. Hiro Hito, Matsuoka đã đến châu Âu gặp Hittle, Mutxolini và Stalin. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cố gắng liên kết với Đức, Ý và kí một thỏa ước với Liên Xô để tạo mọi điều kiện thực hiện "Học thuyết Mơnrô của Nhật Bản.

        Thòi kì này (tháng 3,4 - 1941, Hitle chuẩn bị chống Liên Xô và tin tưởng Nhật như một nước cờ để sai khiến. Đức mong Nhật sớm đánh Xingapo, thực hiện cuộc chiến tranh tức thời với Anh ở Viễn Đông để tập trung tấn công Liên Xô vào 22-6-1941.

        MỞ RỘNG CHIẾM ĐÔNG DƯƠNG

        25-6-1941, Hiro Hito, Konoye và Tổng tư lệnh quốc phòng tập trung bàn việc mở rộng chiếm Đông Dương. Sugiyama cho rằng Mỹ, Anh, Trung Hoa và Inđônêxia sẽ hợp tác chống Nhật vì thế phải gấp rút khởi chiến trước. Thiên hoàng lưu ý mọi hoạt động quân sự phải gắn với cuộc chiến tranh Xô-Đức và quan tâm bàn tới số người cần thiết phải có mặt ở Đông Dương, khẳng định cần chiếm Đông Dương để làm bàn đạp tiếp tục tấn công các nơi khác.

        Tin từ Hà Nội cho biết người Nhật phải rất khôn khéo để tránh thương vong trong cuộc chiến với Pháp, phải luôn luôn đề phòng những tình huống bất ngờ, và lưu ý nhiều tới cảng Hải Phòng để khống chế cảng này.

        Lúc này, Nhật còn đe dọa Pháp nếu động đậy chống lại thì không chỉ dừng ở cuộc xung đột Nhật - Pháp mà còn cả Đức - Pháp. Ngày 21-7-1941 đô đốc Jean Darlan, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao của Pêtanh đã nói sẽ chấp nhận hoàn toàn và còn hợp tác với Nhật đề phòng  thủ Đông Dương.

        Trong lúc Nhật Bản đang say sưa với mạng lưới kế hoạch cơ sở quân sự ở nước ngoài, trong cuộc "Nam tiến" thì nhóm sĩ quan cuồng nhiệt tự đốt cháy lên ngọn lửa thiêng liêng "Hoàng đế" qua các lễ nghi để gây sức ép cho phái quân sự.

        KỶ NIỆM 2600 NẮM NĂM SINH JIMMU THIÊN HOÀNG THẦN THOẠI

        Kỉ niệm 2600 năm năm sinh Jimmu Thiên hoàng thần thoại đầu tiên đã được tổ chức rất lớn năm 1940 với cuộc duyệt binh của hải quân và những lễ nghi truyền thống, những cuộc mít tinh đẫm màu sắc hiếu chiến. Cuộc diễu hành của hàng trăm ngàn công nhân, học sinh, đại biểu các cơ quan nhà nước, những thành viên của Liên đoàn sở công nghiệp quốc gia với hàng ngàn lá cờ và đội kèn binh đã được tổ chức để chào mừng Thiên hoàng.

        Người tổ chức là nam tước Hiranuma, Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ông đã cố gắng tổ chức để mọi người dân hiểu được sự linh thiêng nhưng rất gần gũi của Thiên hoàng. Ông cũng nhấn mạnh nhiều về sự hi sinh của Thiên hoàng trong những năm chiến tranh như việc ngừng đi dạo chơi bằng ngựa vào lúc sáng sớm, việc ngủ muộn dậy sớm và làm việc giữa đêm khuya, tiếp khách lúc nửa đêm... Tất cả đều chịu ảnh hưởng của "Trật tự mới trên thế giới" theo cách nhìn của Tokyo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 11:24:01 pm »


        "CON ĐƯỜNG THỐNG TRỊ" CÓ NGHĨA LÀ KHOA HỌC CHIẾN TRANH TỔNG HỢP

        Sự trừng phạt của phe trục sẽ giáng chủ yếu vào ba nước Anh - Mỹ và Liên Xô: những địa danh Gibranta, Đông Địa Trung Hải, Mantơ, Aden và Biển Đỏ, Xingapo Hồng Kông và tất cả những cơ sở của Mỹ ở Thái Bình Dương... đểu phải đổi chủ. Toàn thể hạm đội Hoàng gia Anh phải bị đánh bật khỏi Địa Trung Hải, tiếp theo là quyền kiểm soát kênh Suez và phe Trục sẽ chuyển tới một số thuộc địa của Anh ở châu Phi rồi Bắc Phi, từ Gibranta tới Xômali, tất cả sẽ bị bóp chết bởi bàn tay của phe Trục.

        Hàng loạt vấn đề khác cũng nổi lên: tàu hỏa ở Iran và Irắc, quyền của những công dân Nhật di đến Úc, mức độ ảnh hưởng của Mỹ tới Canada, Trung và Nam Mỹ, vùng Đất Mới và Grơnlen, Haoai...

        Những cuộc diễu binh liên tiếp được tổ chức ở Nhật. Hiro Hito trên con ngựa trắng đóng yên, Shiranyuki duyệt đội quân 30000 lính và 100 xe tăng, cùng lúc đó, 500 máy bay bay trên bầu trời. 27-5-1941 "Ngày hội của hải quân" với 500 chiếm hạm, 4000 máy bay sẵn sàng chiến đấu.

        "Con đường thống trị" trở thành đạo lí thống trị được tuyên truyền rộng rãi trong tất cả văn bản tối mỗi công dân để tạo cho họ có niềm tin, có mục đích. Nhiều bản công bố mang tính "đế chế" của Hiro Hito được phân phát khắp toàn quốc, trong các nhà trường, những người lớn tuổi và tất cả các hội ở Nhật. "Hội tiến tối quyền lực đế chế" được thiết lập năm 1940 dưới ảnh hưởng của Konoye, đã có sức sống bao trùm lên tất cả các đảng phái chính trị, xâm nhập một cách cưỡng bức tới tất cả các cơ quan, xí nghiệp, kiểm soát mọi hoạt động của các hội viên và quần chúng. Thòi đó, người Nhật phủ định nền văn hóa Âu, Mỹ. Tất cả chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa vật chất đều là những cái xấu đã nhập vào Nhật. Trật tự mới với nền thống trị mới sẽ khác.

        Hiro Hito bào chữa rất nhiều việc chiếm Mãn Châu. Đó là "sự bảo vệ" của Nhật Bản trước tình hình xâm lược chung trên thế giới. Mãn Châu là một xứ sở đầy hạnh phúc và hòa hợp chủng tộc..., hàng năm phát triển rất nhanh và tốt, tạo được sự liên kết vững chắc trong cấu trúc thống nhất Nhật - Mãn Châu chống lại sự'đe dọa của châu Âu và châu Mỹ. Hiro Hito cũng biết hiệp ước hạn chế hải quân giữa các nước thực sự để ngăn chặn đường tiến của Nhật, ông luôn luôn tuyên bố" nước Nhật tin vào sự ổn định của Đông Á, sự ổn định này là sự khởi đầu của sự thịnh vượng và thiết lập nền hòa bình thế giới. Nước Nhật càng ngày càng nhận thêm trách nhiệm quan trọng trong lịch sử thế giới, cố gắng thuyết phục các quốc gia Đông Á ngừng sao chép nền văn hóa châu Âu, châu Mỹ và phát triển nền văn hóa phương Đông tạo nên sự sáng tạo mới cho một thế giới chuẩn xác hơn. Hiro Hito nghĩ tới một nước Nhật phát triển đến mức đủ để có một hệ thống phòng thủ cao nhất, thiết lập được một tình trạng chiến tranh toàn thể quốc gia. "Con đường thống trị" có nghĩa là khoa học chiến tranh tổng hợp bao gồm cả ngoại giao, kinh tế luôn luôn hài hòa với chính trị. Với ý niệm của một đế chế thần thánh, nước Nhật luôn được coi là bất tử trong sự suy nghĩ của dân Nhật.

        "ĐẠI BÁC TRƯỚC, BƠ SAU”

        Nước Nhật thời kì này luôn trong không khí cấm đoán, tối mật. Điện thoại trong nước chỉ được sử dụng tiếng Nhật để dễ giám sát, quốc tế thì thêm tiếng Anh và mở rộng nữa thì chỉ được dùng thêm tiếng Đức. Toàn bộ nền kinh tế là "đại bác trước, bơ sau". Tất cả những thông tin về chiến tranh ở châu Âu phải nằm trong phạm vi thuộc quan điểm phe Trục. 26-4-1941, một tờ báo ngay trang đầu tiên đã có ảnh thành phố Luân Đôn bị bom, minh họa cho một bài báo có nhan đề: "Thủ đô Anh thử thách, sức mạnh toàn cục của Đức".

        Những cuộc thương thuyết giữa Mỹ và Nhật ngày càng không có kết quả. Cuộc chiến giữa Đức và Liên Xô bùng nổ ngày 22-6-1941. Người Nhật lao vào Sài Gòn, vịnh Cam Ranh và Tourane (Đà Nẵng) chuẩn bị sẵn cơ sở chiếm toàn bộ Đông Dương. Ngày 2-7-1941, những chính sách cơ bản của Nhật được công bố:

        - Chính phủ đế chế quyết định một chính sách có kết quả tạo lập sự thịnh vượng cho Đại Đông Á và hòa bình thế giới theo tiến trình độc lập.

        - Chính phủ đế chế tiếp tục mọi cố gắng trong vấn đề Trung Hoa để tạo một cơ sở vững chắc cho sự an toàn và bảo vệ quốc gia.

        - Cần chiếm Đông Dương và Thái Lan để củng cố vị trí Nhật Bản vùng đất phía nam.

        - Đối với chiến tranh Xô-Đức cần xác định đó là nền tảng của tinh thần phe True, cần chuẩn bị để chống Xô viết.

        - Cần chuẩn bị mọi điều kiện để dốc sức vào cuộc chiến chống Anh, Mỹ.

        Rõ ràng việc Đức tấn công Liên Xô đã tạo điều kiện cho Nhật bớt lo Mỹ tấn công, đồng thời yên tâm trong việc chiếm Đông Dương. Đôi khi Matsuoka (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) đòi tấn công ngay Liên Xô, Hiro Hito thấy lúng túng.

        Hiro Hito hiểu Tưởng tồn tại là do có Anh, Mỹ, Liên Xô ủng hộ. Liên Xô đã bị Đức tấn công. Nếu Anh, Mỹ bại thì Tưởng cũng bại theo. Chiến tranh Xô-Đức đã tạo điều kiện ổn định cho Nhật ở trận tuyến phía bắc. Bây giờ phải dồn xuống phía nam. Lúc này Anh cũng đã điều nhiều lính vào Thái Lan, có tới 30.000 người ở Miến Điện, 40.000 đến 50.000 ở Mã Lai nhưng chỉ 1/4 là lính Anh còn toàn người bản địa và thổ dân. Sự thống trị của Anh ở những nơi này nặng về tài chính và kinh tế nên việc chiếm lại cũng không khó lắm. Chính vì thế trong nhiều cuộc họp bàn, xu hướng đánh xuống phía nam được nhiều người tán thành hơn đánh lên phía bắc.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM