Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:31:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời Nhật Hoàng Hiro - Hito  (Đọc 9805 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:26:39 am »


        NHỮNG CHÂN TRỜI MỚI

        Đến Gibranta, Hiro Hito tham gia đánh cá ngựa để tạo không khí bình dân, một yếu tố quan trọng để dễ dàng thâm nhập thực tế. Có điều rất ngẫu nhiên là Hiro Hito liên tiếp thắng khiến mọi người ngạc nhiên.

        Đến đâu, Hiro Hito cũng đòi xem tỉ mỉ các công trình kiến trúc. Ông cố tìm những yếu tố khác biệt giữa các công trình này, đặc biệt mối quan hệ giữa kiến trúc, tôn giáo và bản sắc dân tộc được thể hiện rõ rệt nhất ở chi tiết nào.

        Hiro Hito quan tâm nhiều hơn đến những vườn thực vật và những bảo tàng lịch sử tự nhiên. Ông xuất hiện như một nhà nghiên cứu trẻ mong muốn đề xuất những vấn đề mối về thế giới tự nhiên; đồng thời cũng trình bày thêm về thế giới tự nhiên độc đáo ở Nhật.

        Hiro Hito rất thông minh và năng động. Đến đâu, trước bữa tiệc, ông cũng đọc một bài diễn văn ngắn

        bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh. Ông nói cả hai thứ tiếng khá thành thạo.

        Đến Anh, vấn đề đầu tiên được đặt ra trong quan hệ ngoại giao là tìm mối liên lạc thân thiện với Hoàng gia Anh để tạo được mối liên kết về vấn đề nâng cao hiệu quả kĩ thuật chiến đấu trong các hạm đội hàng hải. Hiro Hito có con mắt khá nhạy bén khi tiếp thu những thông tin khi gặp vua Gioocgiơ. Ngay lúc đầu gặp gỡ, Hiro Hito tự nhiên như một người bạn cũ lâu ngày không gặp, nói chuyện vui vẻ, cười đùa bên hành lang của lâu đài.

        Hiro Hito ở ba ngày trong lâu đài Buckinhham, thăm nhà vua, dự các yến tiệc, trao đổi những vấn đề chính trị, thể chế quân chủ ở Anh, ghi chép rất cẩn thận những điều được giải đáp.

        Hiro Hito ở tiếp 8 ngày tại Sextơphin (Chesterfield House), ngày nào cũng có một cuộc trao đổi với một thành viên của Chính phủ về một vấn đề ông quan tâm.

        Hiro Hito đến Êcôt (Ecosse), tham quan trong một tuần. Ông đã đi săn cùng công tước Atôn (Atholl) ở Blair Castle và cùng gia đình công tước nhảy điệu múa dân gian xứ Êcôt. Ông coi thời gian nghỉ tại đây như một sự chuẩn bị cho một cuộc tìm hiểu quan trọng các vấn đề thiết yếu nhất của chuyến đi.

        Tuần tiếp theo, Hiro Hito rất căng thẳng thần kinh vì đi thăm các công xưởng quốc gia và các xưởng đóng tàu, tiếp xúc với những vấn đề kĩ thuật hiện đại nhất của Anh quốc. Ông đã đến Mancheste Glasgow, thăm nhà băng Anh, trường Đại học Oxphord, trường trung học Eton.

        Trước khi rời Anh, Hiro Hito đã có cuộc gặp với Gioocgiơ tranh luận nhiều về vấn đề chiến tranh thế giới. Nhưng với Thủ tướng Lôi Giooc thì những cuộc gặp gỡ hiếm hơn.

        Giai đoạn hai của cuộc đi là thăm Pháp, gặp gỡ những sĩ quan cao cấp, cựu chiến binh Pháp. Hiro Hito đã ăn sáng với Tổng thống Minlơrăng ở điện Elidê, đặt vòng hoa tại nghĩa trang liệt sĩ vô danh, thăm tháp Epphen. Đôi khi, Hiro Hito mất hút trong những con đường hầm quanh co, một lúc sau lại thấy trong đám đông đi bộ thăm bảo tàng Luvrơ. Hiro Hitó dừng chân rất lâu trước mộ Napôlêông.

        Đến đâu, Hiro Hito cũng được đón tiếp như là một nhà lãnh đạo. Nhưng ông có vẻ thích đi những nơi không có sự chăm sóc của nhiều người. Ông cũng sử dụng tiền để mua một bức tranh sơn dầu thời Trung cổ và một tượng bán thân Napôlêông. Tượng này sau để trong phòng làm việc riêng, cạnh Lincôn và Đacuyn.

        Hiro Hito đã sống ở Vecxai, xem ôpêra Macbeth, tự đi mua hàng ở các cửa hiệu, ăn món ốc sên ở Laperouse và cùng các bạn thâm nhập thành phố với những suy tư của người già trước tuổi. Hiro Hito được các phóng viên báo United Press bám sát và đặt bài viết. Ông đã viết những bài ca ngợi về "những lí tưởng quý tộc của chủ nghĩa yêu nước" của người Mỹ, thể hiện những hi vọng và ước mơ về nước Mỹ, khao khát sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước trên thế giới, ông cũng khẳng định về sự đóng góp của nước Nhật vào nền văn minh và công cuộc hòa bình trên toàn thế giới.

        Tướng Pêtanh, người chiến thắng mang tính huyền thoại, ở Vecđoong đã đi cùng Hiro Hito thăm các di tích chiến tranh còn lại và đề cập tới những vấn đề lớn của tình hình chính trị thế giới.

        Hiro Hito đã đến xưởng đúc súng ở Alsace, thăm trường Saint Cyr rồi quay trở lại Metz để tham quan những công xưởng quân sự lớn của Pháp.

        Trong chuyến đi này, một số sĩ quan Nhật cũng gấp rút được cử sang Pari để bảo vệ Hiro Hito vì có tin có những hiện tượng nằm trong chiến dịch do thám có hại cho nước Nhật. Những sĩ quan này trước kia đã từng qua châu Âu, châu Mỹ, châu Á trong ba năm để học hỏi nghiên cứu về vấn đề này.

        Trước khi trở lại Nhật, Hiro Hito qua Bỉ, Hà Lan rồi quay về Toulon để lên tàu về Nhật. Trên đường trở về, tàu đã thả neo ở Naple, Hiro Hito nhân đó đã đi thăm La Mã, tòa thánh Vaticăng, yết kiến giáo hoàng Bơnoa 15 và tham quan thêm một vài xưởng quân sự. Hiro Hito cũng đã gặp Tổng thống nước Cộng hòa Cheslovaki, Thomas Masaryk khi ông đến thăm Italia

Hiro Hito đã nói về chuyến đi này: "Đây là những ngày tháng hạnh phúc nhất trong đời tôi". Chuyến đi đã tạo dựng được chân trời mới, những suy tưởng mạnh làm bàn đạp cho những ý nghĩ táo bạo của Hiro Hito trong giai đoạn nở hoa về sau. Nước Nhật đã đón tiếp nồng nhiệt Hiro Hito trở về. Rõ ràng chuyến đi đã bắc một nhịp cầu tiến bộ tới nước Nhật để có thể khởi đầu chuyển tiếp theo hướng Tây phương, xoá bỏ những lạc hậu lỗi thời cuối cùng trên đất Nhật.

        Rất tiếc cuốn sách ghi tỉ mỉ chuyến đi đã bị mất toàn bộ ngay trong lần in thứ nhất vì trận động đất năm 1923. Những tư liệu gốc do viên thư kí của triều đình được cử đi kèm với mục đích ghi chép một giai đoạn tuyệt vời về mối quan hệ Âu-Á, tạo nên một phần trong cuốn sử biên niên của triều đình cũng không còn nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:27:59 am »


Chương III

HIRO HITO TRONG THỜI KÌ NHẬT XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC, ĐÔNG NAM Á 
SỰ THẤT BẠI THẢM HẠI CUỐI ĐẠI CHIẾN II (1918 1945)

        NHẬT BẢN NHỮNG NĂM 20

        Thời kì này, số lượng công nhân tăng lên rất nhanh. Năm 1921, Tổng liên đoàn lao động Nhật Bản thành lập, lãnh đạo những cuộc bãi công của công nhân ở những trung tâm lớn về công nghiệp. Tại một số thành phố như Kobe, Nagoia, Osaka, những khu công nhân mỏ đã diễn ra những vụ xung đột gay gắt giữa công nhân với cảnh sát và quân đội. Ở những thuộc địa cũng nổ ra những cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại Nhật.

        Tháng 9-1923, động đất lớn ở vùng Kanto tàn phá Tokyo và Yokohama, 143000 người chết. Công nghiệp đóng tàu, một trong những ngành công nghiệp quan trọng bị phá hủy phần lớn, mất hàng tỉ đô la. Tình hình kinh tế trở nên khó khăn hơn. Nhật Bản thiếu nhiên, nguyên, vật liệu cần thiết cho công nghiệp, thiếu vốn để kinh doanh. Nông nghiệp chỉ đáp ứng 4/5 nhu cầu trong nước.

        Đến năm 1927, phần lớn các xí nghiệp công nghiệp chỉ sử dụng tới 20% đến 25% công suất. Năm 1928, một triệu người thất nghiệp. Ngày 15-3-1927, ngân hàng lớn nhất ở thủ đô Tokyo đình chỉ thanh toán. Dân chúng vội rút hết tiền. Một số ngân hàng đóng cửa, công ty Suzuki có quan hệ chặt chẽ với ngân hàng Đài Loan cũng bị phá sản. 20 ngân hàng khác bị phá sản theo. Chính phủ Oakasuki từ chức tháng 4-1927. Tướng Tanaka thành lập chính phủ.

        Trở về Nhật, Hiro Hito dự ngay cuộc họp bàn về vấn đề đẩy mạnh ảnh hưởng của Nhật trong chính sách ngoại giao vùng biển, thỏa hiệp có mức độ với phương Tây để mở rộng xâm lược châu Á. Hiro Hito hiểu rõ khởi đầu những năm 20, thời kì đầy hứa hẹn nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Nông thôn tiêu điều, dân chúng đổ xô vào thành thị, nạn thất nghiệp tăng, đấu tranh giai cấp phát triển. Những câu lạc bộ quân phiệt mọc lên rất nhiều, nền tảng tiền đề là Thiên hoàng, dưới vỏ bọc thần thánh, đòi trị vì không chỉ Nhật Bản mà là toàn thế giới. Họ hoàn toàn trung thành với chính quyền nhưng kiên quyết chống lại không khí hòa dịu, khôn khéo và đạo đức.

        KHÔNG RƯỢU, KHÔNG VŨ NỮ

        Ngay khi về Nhật, Hiro Hito đã chấp nhận những cuộc vui chơi giải trí theo kiểu phương Tây. Ông xuất hiện trong những hộp đêm, mặc những bộ quần áo tây, ăn những bữa điểm tâm theo kiểu Tây. Đôi khi ông còn ra lệnh tổ chức những vũ hội: nội thất, quần áo trang phục hoàn toàn theo phương Tây. Hiro Hito chỉ mặc kimônô sau khi tắm.

        Trong lần đón tiếp Aton, ông đã nói với người trợ lí: "Điều quan trọng nhất của Hoàng tộc là làm sao tiếp cận được dân chúng". Tháng 12-1921, Hiro Hito đã cho tổ chức lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, vũ hội tại lâu đài Akasaka, rất nhiều bạn của Hiro Hito ở trường cũ đã đến dự. Công tước Aton cũng đến dự, vui chơi nhảy múa với Hiro Hito như một người bạn hơn là một Thiên hoàng sẽ trị vì Nhật Bản.

        Có một số người chống lại gay gắt, Hoàng thân Saionji đã tìm mọi cách để kéo Hiro Hito quay trở lại. Ông đã lập tức đến Tokyo bằng tàu hỏa, tìm mọi cách đưa Hiro Hito trở về với không khí chan hòa sức mạnh của tổ tiên. Saionji đã khẳng định: Không rượu, không vũ nữ, đó là sự "giải thoát bắt buộc" của Hiro Hito. Nước Nhật không thể để mất Hiro Hito. Chính trong hội nghị Vecxai, cụ già 72 tuổi này đã sử dụng bộ óc của mình tạo dựng được khá nhiều vinh quang về mặt ngoại giao cho Nhật Bản. Thời đó, Saionji đã nói: "Thượng đế của một người dân Nhật Bản chính là bộ óc người đó". Saionji không chấp nhận phong cách Tây hóa của Hiro Hito nên đã phác họa một chiến dịch chống lại Tây hóa thu hút rất nhiều các quan chức cao cấp.

        Saionji đã thắng. Hiro Hito kịp thời quay lại, chấp nhận những giá trị truyền thống không gì lay chuyển nổi của nước Nhật.

        Hiro Hito đã mau chóng dẹp hết các chương trình vũ hội để tập trung vào thảo luận về vấn đề phát triển lục quân và hải quân Nhật sao cho tiếp nối được sức mạnh của cuộc chiến tranh Nhật với những yêu cầu mới: giảm chi phí, tăng hiệu lực.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:20:58 am »


        TIẾN SĨ OKAOA VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC NHẬT BẢN

        Trong một cuộc họp, tiến sĩ Shumei Okaoa, con người đầy sức mạnh, chìa khóa của lâu đài hoàng tộc, đã trình bày nhiều kế hoạch rất mạnh bạo nhằm tăng trưởng quân sự. Ikki Kita, người bạn của tiến sĩ, đã bị bắn năm 1936, cũng đề ra nhiều kế hoạch chi tiết rất độc đáo được Okaoa chấp nhận. Ảnh hưởng của hai ông không chỉ là tinh thần dân tộc trong lục quân và hải quân mà còn ảnh hưởng cả tới hoàng gia. Chichibu, em trai Hiro Hito rất quan tâm tới chiều sâu, vấn đề nền tảng cốt lõi của quân đội.

        Đặc biệt, trong cuộc họp, xuất hiện hoàng thân Fuminaro Konoye, sau này ba lần làm Thủ tướng, người dẫn Nhật Bản đến chiến tranh rộng lớn ở châu Á, là người luôn có tư tưởng tiên tiến thời kì này. Konoye tốt nghiệp hoàng gia Tokyo, đã viết một bài báo khá dài về mối quan hệ giữa hiệp ước Vecxai và sự thành lập Hội Quốc Liên, nhằm kêu gọi thu hẹp thuộc địa của phương Tây và những biện pháp giải quyết triệt để vấn đề này. Konoye đã đưa ra nhiều luận chứng sắc sảo buộc người nghe phải công nhận.

        Tiến sĩ Okaoa, tốt nghiệp xuất sắc Đại học Tokyo sống nhiều năm ở Trung Hoa cùng bá tước Makino, chủ soái về tư tưởng truyền thống Nhật Bản được giao trách nhiệm điểu chỉnh những suy nghĩ và hoạt động của Hiro Hito trong thời gian này.

        Okaoa sáng lập trường Daigaku (trường mang màu sắc Nho giáo), Makino thiết lập Học viện Nghiên cứu những vấn đề xã hội. Hiro Hito thường xuyên liên hệ với trường và học viện này, vừa nghe giảng vừa thực tập nghiên cứu.

        Hiro Hito chính thức theo học trường Đại học quân sự cấp cao. Trong 4 năm, ông đã học cùng những hoàng thân trẻ xuất sắc, các thanh niên được chọn lựa để chuẩn bị làm những công tác bí mật nhất của quân đội và cảnh sát hoặc bảo vệ các chuyên viên tư tưởng, thành viên hoàng gia, tướng tá xuất sắc và các viên chức cao cấp của Bộ Chiến tranh. Cũng chính trường này đã đào tạo ra những người đứng đầu trong nhóm đảo chính những năm 30, những người có những tham vọng về một nước Nhật thống trị Mãn Châu, Triều Tiên, Đông Nam Á... gắn liền với sức mạnh thiêng liêng của Thiên hoàng.

        Trường Daigaku dần trở thành nơi đào luyện tư tưởng tả khuynh của chủ nghĩa dân tộc xã hội mang màu sắc siêu quốc gia. Okaoa vừa là một nhà hùng biện vừa là một nhà thực hành ưu tú nên đã cuốn hút rất nhiều thanh niên Nhật vào chủ nghĩa dân tộc, biến họ thành những người sùng đạo tôn thờ ánh sáng duy nhất của Okaoa.

        Trường này bị đóng cửa năm 1924. Trước hết, tòa nhà này không còn an toàn sau trận động đất năm 1923. Lý do cơ bản là tư tưởng của Okaoa đã phát triển tối mức Hiro Hito phát hiện có những triệu chứng phản loạn nguy hiểm dẫn tới những hiện tượng gào thét đòi chiến tranh thế giới bùng nổ để Nhật mau chóng thống trị thế giới.

        Tiến sĩ Okaoa bằng tất cả nghệ thuật hùng biện của mình đã kêu gọi thanh niên Nhật phải dốc hết sức mình vào việc mở rộng lãnh thổ, dồn Liên Xô đến tận Sibêri, "Bắc tiến" chiếm Mãn Châu, "Nam tiến" chiếm lại hết các thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan hoành hành khắp châu Á. Nhật Bản chỉ dừng lại khi nào trở thành một nước hùng cường trên thế giới và có đầy đủ các biện pháp chống lại các nước hùng mạnh khác. Trong hội nghị Vecxai, Nhật đã đấu tranh kịch liệt để giành lấy sự "không phân biệt chủng tộc". Thời kì đó, Thượng nghị viện Mỹ cấm những người Nhật trở thành công dân Mỹ; trong khi đó chỉ hạn chế đối với Canada, Mỹ Latinh, Úc, Niu Dilân. Hiro Hito trong chừng mực nào đó cũng tán đồng việc chống Mỹ gay gắt, thậm chí đôi khi còn mạt sát Mỹ thủ đoạn, lừa dối, mập mờ, nước đôi.

        Kojiro Sato, một tướng đã về hưu, đã viết cuốn "Nếu Nhật và Mỹ lao vào cuộc chiến tranh" năm 1921, kích động sĩ quan tiếp nối truyền thống chiến thắng trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật, nhóm lại ngọn lửa tàn bạo.

        Đối lại, những nhóm 3B (Berlin-Budapest-Bagdad), 3C (Le Caire-Le Cap-Calcuta), 3A (Amerique-Alaska- Asie) thành lập răn đe Nhật Bản. Năm 1925, tiến sĩ Okaoa trong cuốn "Châu Á, châu Âu và Nhật Bản" đã tiên đoán về cuộc chiến Nhật- Mỹ.

        TRẬN ĐỘNG ĐẤT NGÀY 1-9-1923

        Ngày 1-9-1923, trận động đất dữ dội xảy ra ở Tokyo, Yokohama và tất cả các vùng lân cận Kanto. Lửa thiêu cháy hầu hết các vùng có dân ở Tokyo và Yokohama. 143000 người chết.

        Thiên hoàng và Hoàng hậu đang nghỉ dưỡng bệnh bên những quả đồi. Lâu đài chỉ bị hư hại nhẹ. Hiro Hito vẫn đang làm việc trong phòng của ông. Phần lớn những phương tiện truyền thông bị hỏng trong một thời gian dài không hoạt động được.

        Theo những câu chuyện ngày xưa, những vụ động đất ven bờ biển là do một con cá khổng lồ sông dưới đáy biển tức giận vì dân Nhật đã làm điều xấu nên người Nhật phải giải hạn, cầu sự giúp đỡ ở khắp nơi. Những người Nhật đã tìm mọi cách để ngăn những tai họa của nạn động đất, kể cả những cuộc cầu cúng tại các đền và chùa.

        Một sĩ quan trẻ của hải quân Anh, George C.Ross đã tự nguyện lái chiếc tàu của mình tới Yokohama mang theo nhiều thuốc và chăn. Anh ta đã tới tận nơi, lắng nghe những tiếng kêu cứu để đào bới, hết sức giúp đỡ những người còn sống sót.

        Một phần công viên của cung điện được dùng làm nơi chăm sóc những người ốm. Hiro Hito cũng chỉ huy những công việc cứu người hằng ngày ở đây. Ông đến các vùng bị nạn, tìm kiếm một hai hoàng thân không thấy trở về. Trong nhiều tuần lễ, ông sử dụng ngựa đi tìm kiếm khắp nơi. Ông còn điều hành nhiều công việc như để xuất việc cứu trợ lên tới 10 triệu yên (khoảng 2 triệu rưỡi đô la lúc đó). Tại lâu đài Akasaka, đô đốc Yamamoto nhận chức Thủ tướng để giải quyết gấp những vấn đề thuộc về hậu quả của nạn động đất. Khắp nơi, nội các mới đã chỉ đạo làm hết sức để có thể cứu vãn những thảm họa đang giáng tiếp vào những người dân Nhật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:45:01 am »


        LỄ CƯỚI HIRO HITO

        Ngày 27-9, ở Toramoron, Hiro Hito trên một xe ngựa bốn bánh trong chuyến đi họp Nghị viện, một thành viên của dòng họ Choshu Daisaku Samba đã bắn trượt ông. Anh ta đã bị bắt và khai là con một chính trị gia nổi tiếng, đã giấu một khẩu súng lục trong một cái bình nhỏ, anh ta nằm trong một tổ chức đang bị truy nã vì những hành động phản bội nước Nhật. Chính vì sự việc này, lễ cưới của Hiro Hito đã hoãn lại.

        Hơn ba tháng sau, đám cưới mới được tổ chức.

        Đám cưới của Hiro Hito cũng nằm trong luật chung của phương Đông và phương Tây: đám cưới đế vương sẽ làm lãng quên những phiền muộn của cuộc sống hàng ngày. Hàng loạt những lễ nghi sống động đã hướng mọi người quên đi những đau buồn của thảm họa ba tháng trước. Những bài viết trên báo chí đã làm ngừng lại những cuộc bàn cãi tranh luận về một vấn đề chính trị nan giải, cả một rừng bài báo về phong tục tập quán lâu đời về lễ cưới được tung ra. Từ trẻ em đến người lớn, ai ai cũng quan tâm đến lễ cưới của hoàng tử.

        Tháng Giêng không phải là tháng lí tưởng, nhưng 26-1-1924, thời tiết lại quá hiền dịu và tươi vui. Ngày đó bỗng vụt trở thành ngày lễ vừa mang tính thần thánh vừa mang sắc thái lễ hội trong toàn quốc. Không biết bao nhiêu người đã tụ tập trước cung điện và kéo dài hai bên đường để đón hoàng tử và phu nhân sẽ đi qua. Hiro Hito ngồi trên một xe ngựa bốn bánh che kín, mặc bộ quân phục trung tá. Hoàng hậu cũng ngồi trên một xe ngựa 4 bánh che kín. Một đoàn hộ tống hai xe cũng cuốn theo.

        Những tiếng "Banzai" (vạn tuể) vang lên, ẩn sâu trong từng ánh mắt nụ cười. Đôi lúc tiếng la hét lại dội lên cùng một lúc suốt con đường từ lâu dài Akasaka đến cung điện. Mọi người cuốn hút vào các nghi lễ một cách tự nguyện.

        Tất nhiên, đoàn người phải dừng lại trước lăng mộ của hoàng gia rồi một đền nhỏ ẩn sau những vòm cây. Chỉ có những người trong hoàng tộc mới được đứng ở ngôi đền để nhận lễ cầu của thầy tu đạo Shinto. Thiên hoàng Taisho do quá đau đón vì bệnh đã không tham dự được, chỉ đợi ở ngoài đền. Chủ lễ là hoàng thân Kuju, tiến hành nghi lễ cho hoàng tử Hiro Hito và Nagako. Hiro Hito mặc bộ quần áo truyền thống nặng nề, tay cầm trượng, đội mũ sơn đen.

        Trong số 200 khách mời, để bảo đảm sự thống nhất và đoàn kết có cả Toyama, người cha đỡ đầu của "Hắc long đảng". Những tổ chức chống đối cũng được đối xử rất thân thiện để tạo thành không khí hòa giải bước đầu chuẩn bị cho một kiểu ứng xử mới thời Hiro Hito.

        Trước khi tuyên thệ, Hoàng tử phải đọc một bài tự viết trình bày theo đúng tập tục đã có hàng nghìn năm. Sau đó, cả hai đều đọc những lời thề ngắn gọn, cùng nhấp 3 ngụm rượu sakê. Một loạt đạn đại bác nổ vừa để chào mừng hoàng tử vừa báo hiệu kết thúc nghi lễ. Tất cả dời đền thờ. Hiro Hito và phu nhân từ trên một đài cao đã tỏ bày những lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả. Rừng người im lặng trong phúc chốc rồi hô vang "Banzai" trước khi ra về.

        Hoàng tử và phu nhân ngủ qua đêm ở lâu đài Okasaka, sớm hôm sau đến thăm Thiên hoàng Taisho và thái hậu Numazu với sự kính trọng sâu sắc.

        Mùa xuân năm 1925, con gái đầu lòng của Hiro Hito ra đời. Tin này thực ra cũng không vui lắm. Những người dân Nhật ước mong Hiro Hito có con trai để toàn dân yên tâm có người nối dõi dòng Thiên hoàng.

        NHỮNG TRUNG TÂM CHIẾN TRANH RA ĐỜI

        Từ năm 1924 đến năm 1927, nước Nhật trải qua một giai đoạn tự do chưa từng có. Quyền bầu cử được chấp nhận ở tất cả mọi người từ 25 tuổi trở lên. Đảng Minseito đặt tự do lên cao nhất được Mitsubishi ủng hộ. Đảng Seijuki được Mitsui ủng hộ. cả hai đảng đều tranh cãi nhiều vấn đề nhưng bao giờ cũng thống nhất ở hai điểm lớn: độc lập phát triển và xâm nhập Trung Hoa. Đất nước phải tập trung đầu tư với mục đích duy nhất: gây sức mạnh; chính vì thế nhiều quyền dân chủ của người dân bị vi phạm. Đôi khi quyển bình đẳng không được quan tâm. Tất cả phải được đặt dưới khẩu hiệu: "Vì nước Nhật, sẵn sàng hi sinh". Trong các khách sạn, việc theo dõi những người nước ngoài được tiến hành rất cẩn thận. Theo lệnh của Đảng Minseito, tất cả các chủ khách sạn đều phải ra lệnh bí mật cho các nhân viên lắng nghe kĩ các cuộc nói chuyện của những người ở nước ngoài, kịp thời báo về cho trung tâm phân tích tình hình thế giới ở Tokyo.

        Ý niệm dân tộc nặng về quốc phòng với những tổ chức bí mật chuẩn bị gấp rút cho một cuộc chiến tranh đã phát triển rất nhanh. Đạo luật mới ra đời nhằm nâng cao hiệu quả của quyền lực lãnh đạo, khống chế hà khắc quyền tự do của dân và tự do xuất ngoại. Đạo luật mang tính đế chế rõ rệt. Hiro Hito đã kí vì Taisho sắp mất. Đạo luật không được đem ra bàn cãi ở nghị viện. Hoàng thân Konoye bạn của Thiên hoàng đề xướng, đã tìm mọi cách thuyết phục Thiên hoàng kí trước sự ngạc nhiên của nhiều người. Đạo luật công bố sẽ phạt những công dân không thực hiện đúng luật, ngăn cấm triệt để các cuộc họp của những người Cộng sản, những nhóm tiên phong của Đảng Xã hội và cánh hữu xuất hiện trong tất cả các tầng lớp xã hội. Từ tháng 7 năm 1928, tất cả những giáo sư có tư tưởng tự do trong các trường đại học bị đuổi. Ngay từ năm 1926, việc dạy quân sự đã được tiến hành trong các trường tiểu học. Toàn bộ hệ thống giáo dục đều phải thấm nhuần hệ thống chương trình quân sự trong tất cả các môn học, đặc biệt khoa học xã hội.

        Để tăng niềm tin vào Thiên hoàng, trong giờ quân sự, học sinh phải mặc đồng phục, thề trước ảnh của Hiro Hito, tạo dựng niềm tin tuyệt đối với Thiên hoàng. Những sĩ quan về hưu được mời đến làm giảng viên quân sự trong các trường.

        Trong quân đội, một số ngành ít hiệu lực chiến đấu bị giảm đi, nhưng những đơn vị xe bọc thép, chống tăng, thông tin liên lạc tăng lên rất nhanh. Đặc biệt, trung tâm chiến tranh hóa học và vi trùng xuất hiện. Trung tâm này do hoàng thân Kuni, bố vợ Hiro Hito thành lập. Kuni là một nhà khoa học nên tìm mọi cách ứng dụng khoa hóa và sinh vào lĩnh vực quân sự. Hiro Hito ủng hộ và có vẻ cũng say sưa nghiên cứu công trình này. Khi tham gia, Kuni thiên về hướng diệt nhiều kẻ thù bằng vũ khí hóa học và vi trùng dịch bệnh. Hiro Hito nặng về nghiên cứu khoa học nhiều hơn vì thế nhiều dự án của Kuni không được thực hiện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:25:36 pm »


       VĨNH BIỆT THIÊN HOÀNG TAISHO

        Thiên hoàng Taisho đã đảm nhận ngai vàng 14 năm, mất ngày 18-12-1926, thọ 47 tuổi. Ông không để lại những dấu ấn sâu sắc lắm vì không chú ý tôi luyện con người trong gian khổ như cha ông lúc nhỏ. Lớn lên thường sa vào những tiệc rượu vô bổ, thậm chí Hiro Hito đã chống đối với cha về chuyện này ngay từ hồi thơ ấu. Chính vì thế, ông mắc nhiều bệnh và qua đời sớm.

        Tin tức về cái chết của ông được thông báo ngày 25- 12 vì phải chuẩn bị rất nhiều lễ nghi trước ngày công bố. Sự thật, Taisho đã ốm từ lâu, Hiro Hito đảm đương thay thế nhiều công việc quan trọng trong cung đình. Taisho có bốn con: Hiro Hito, Chichibu, Takamatsu, Mikasa. Hiro Hito đã chăm sóc cha rất tận tình, luôn đứng bên giường trong lâu đài Hayama bên bờ biển, nơi Taisho sống từ khi lên 5. Nhưng Hiro Hito sau này rất ân hận vì đúng lúc cha mất, ông lại vừa thiếp đi vì quá mệt mỏi sau cuộc họp ở Nghị viện. Hiro Hito là một người rất thẳng tính. Ông không muốn che giấu bất cứ hạn chế nào của bản thân. Ngược lại ông thích nói ra tất cả những tính xấu của mình mà không sợ người khác chê cười. Chính vì thế, ông đã sửa được nhiều thói xấu, các quan đại thần cũng không sợ phê phán Hiro Hito vì biết Hiro Hito rất mong được nghe những lời phê phán đó.

        Nhưng Hiro Hito cũng không phải là người chỉ biết nghe mà không biết phản ứng. Ông cũng nắm được sức mạnh về quyền lực thiêng liêng mà Trời đã ban cho ông và ông biết sử dụng nó vào lúc nào. Câu chuyện sau đây chứng minh điểu này:

        Mỗi hoàng đế Nhật Bản đều có hai tên: một tên dành cho những năm đang sống và một tên dành cho mai sau. Lúc sinh thời, Minh Trị (Meiji) mang tên Mutsuhito và Taisho mang tên Yoshihito. Meiji và Taisho đều có nghĩa là những con người vĩ đại, đức độ lớn. Hiro Hito cũng phải chọn một tên nữa dành cho hậu thế. Ngay lúc đó, tờ báo hàng ngày Mainichi đã công bố tên được chọn là Kobun, nghĩa là "Văn chương loé sáng và đầy thành tựu". Từ này thực ra chỉ là ý bàn đưa ra từ cung đình nhiều tuần lễ trước khi Taisho mất, chưa được sự đồng ý của Hiro Hito. Hiro Hito tức giận quyết định trừng phạt nặng tòa báo. Cuối cùng Hiro Hito chấp nhận từ "Showa", nghĩa là hòa bình và năng động, khôn ngoan một cách thông minh, chói sáng. Sau này, Mainichi - một nhà văn, trong tác phẩm "50 năm ánh sáng và bóng tối" kỉ niệm 50 năm ngày sinh của Hiro Hito đã châm biếm dè bỉu từ này bằng một câu khá sâu cay: "Hòa bình và sự khéo léo chói sáng. Nhiều người Nhật nhận định: Đây là một sự hài hước độc ác, điều này không cân bằng với lịch sử dân tộc chúng ta".

        Thực ra, để hiểu câu nói của Mainachi cũng không đơn giản. Cuộc đời Hiro Hito với khát vọng hòa bình đã bị cuốn vào cơn lốc chiến tranh không cưỡng nổi đè nặng lên không chỉ nước Nhật mà là toàn thế giới. Hiro Hito trong cơn bão lửa đó nếu không khôn khéo cuốn quanh mình một lớp bùn dày đặc chắc đã bị hỏa thiêu rồi.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:50:00 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:51:13 pm »


        XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC

        1. Kế hoạch xâm lược của Tanaka


        Từ năm 1924-1929, vấn đề xâm lược Trung Quốc là vấn đề Hiro Hito đau đầu nhất. Bề ngoài rất thân thiện nhưng bên trong tìm mọi cách xâm lược. Nhật Bản đã xây dựng được nhiều cơ sở ở bán đảo Liêu Đông, mua chuộc được bọn quân phiệt ở An Huy và Phụng Thiên, chuẩn bị xâm chiếm Mãn Châu.

        Tháng 1-1926, Thủ tướng Kato bị bệnh mất. Oakasuki lên thay phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng. Không chống đỡ nổi, tháng 4-1927, Oakasuki từ chức. Tướng Tanaka, một phần tử quân phiệt được thành lập chính phủ. Tanaka đã ra lệnh cho các ngân hàng ngừng dịch vụ, chỉ xuất tiền trong 3 tuần, mặt khác, ngân hàng Nhật Bản cho các ngân hàng bị phá sản vay tối 2 tỉ yên (gấp 10 lần tiền vay trước khi có khủng hoảng). Tình trạng hỗn loạn tạm yên. Tanaka là Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, kiên quyết sử dụng vũ lực xâm lược để giải quyết triệt để khó khăn về kinh tế và tài chính trong nước. Ngày 28-2-1927, Tanaka cho quân đổ bộ lên Sơn Đông, chiếm các địa điểm quan trọng. Người Trung Quốc chống lại mãnh liệt, tẩy chay hàng Nhật. Tư bản Nhật phản đối Tanaka. Quân phiệt Nhật buộc phải rút khỏi Sơn Đông. Tanaka không chịu dừng, lại tiếp tục đề xuất kế hoạch xâm lược quy mô hơn, đệ trình lên Hiro Hito nêu rõ Nhật không thể không có chiến tranh với Liên Xô và Mỹ, vì vậy để tồn tại phải chiếm Trung Quốc, Mông cổ, Ấn Độ... Hiro Hito tất yếu miễn cưỡng chấp thuận vì những lí lẽ rất sắc sảo của Tanaka. Không, như thời

        Minh Trị, người đã tạo lập nền quân chủ tuyệt đối, dựa vào hiến pháp Phổ, hiến pháp 1889 đã quy định Thiên hoàng phải tập hợp được mọi quyền lực đối với việc cai trị, Thiên hoàng là người chỉ huy tối cao của mọi lực lượng quân sự, Thiên hoàng phải gắn liền với mọi dấu ấn của đề chế.

        Nhưng đến thời Taisho, thống lĩnh lục quân và hải quân đã chuyển sang hai vị tướng chịu ảnh hưởng của Thủ tướng. Vì thế, đến thời Hiro Hito quyền lực vẫn tiếp tục bị hạn chế.

        Thời kỳ này, Tưởng muốn chiếm toàn Trung Hoa nhưng sức yếu nên muốn dựa vào Nhật; Trương Tác Lâm thống lĩnh vùng Mãn Châu cũng có mối liên hệ với Nhật. Năm 1926, lực lượng Nhật ở Mãn Châu cũng còn ít, chỉ còn vài nghìn người để bảo vệ đường sắt ở Trung Mãn Châu. Những người Nhật ở đây đều được coi là nội cứ bên trong khi chiến tranh bùng nổ nên thường xuyên có mối liên hệ bí mật với quân đội Nhật và chịu sự chỉ huy chung từ nước Nhật.

        2. Mộng ước diệt Tưởng chiếm Trung Quốc

        Hai ngày sau khi Tưởng chiếm Nam Kinh, Tanaka lên làm Thủ tướng đã để mắt đến hiện tượng này. Ông nghĩ ngay tới một chiến lược diệt Tưởng chiếm Trung Quốc. Ông đã bàn rất kĩ kế hoạch này với Hiro Hito. Hiro Hito nhấn mạnh đến việc điều khiển Trương Tác Lâm trong kế hoạch sao cho có hiệu quả.

        Đầu tiên, Tanaka chấn chỉnh tình hình trong nước, giải quyết toàn bộ các vụ suy thoái về tài chính. Tiếp sau, ông lưu ý ngay đến tinh thần quân đội, triệt thoái những phần tử dao động, nâng đỡ những người có nhiệt huyết với quan điểm của ông, phóng tầm mắt xa tới các ngóc ngách của vấn đề chính trị trong nước và thế giới, sử dụng những yếu tố bề ngoài để giải quyết yếu tố bên trong.

        Ông quyết tâm chiếm Mãn Châu và Mông cổ để vừa bước đầu uy hiếp Liên Xô vừa nhanh chân chiếm Trung Hoa đang suy yếu và phân cát. Còn với Trương Tác Lâm thì mọi mưu đồ xúi Lâm đánh Xô viết đều không thực hiện được vì sức Lâm yếu, thái độ không rõ ràng. Trong trường hợp vướng chân, có khả năng phải diệt để thuận đường xâm chiếm.

        Ngày 1-7-1927, "Hội nghị Viễn Đông" họp ở Tokyo. Chuẩn bị hội nghị là những chuyên viên quân sự nhiễm nặng tư tưởng dân tộc và khuyếch trương thế lực. Hiro Hito cũng gián tiếp bị chi phối bởi khuynh hướng này. Người tác động mạnh mẽ tới Hiro Hito trong hội nghị này là Anami (sau này là Bộ trưởng Bộ Chiến tranh) rất gần gũi với Hiro Hito và có nhiều khả năng thuyết phục Hiro Hito.

        Vấn đề nóng bỏng bàn cãi nhiều trong hội nghị là "Nam tiến". Nhiều sĩ quan say sưa với việc chiếm ngay Mãn Châu để làm bàn đạp chiếm toàn Trung Quốc. Kế hoạch "Mein Kampf" (tên cuốn "Cuộc đời chiên đấu của tôi" của Hitle) của người Nhật hình thành từ đây. Tướng Muto, tư lệnh đội quân Quan Đông đã tuyên thệ sẽ dốc hết sức chiếm ngay Mãn Châu làm đại bản doanh.

        Tưởng thời kì này đã đến Nhật để thăm dò. Ông ta đã đi vói tư cách cá nhân cùng với Mayling Soong, con gái của chủ nhà băng C.J. Soong, người Trung Hoa (ông này đã ở Nhật thời kì này). Sang Nhật, Tưởng rất khôn khéo, nhận được quà biếu của Hiro Hito, ngày 5-11-1927 lại được gặp Thủ tướng Tanaka. Trong nhiều cuộc tọa đàm thấy rất rõ Nhật, Tưởng và Trương đều không muốn Đảng Cộng sản chiếm Mãn Châu, đều muốn liên kết với nhau nhưng mỗi bên lại có ý đồ riêng. Nhiều cuộc thương thuyết thất bại vì mỗi bên trong khi thảo luận luôn luôn nêu ra những thủ đoạn riêng khó chấp nhận.

        Tháng 12-1927, đại tá Daisaku Momoto thuộc quân đoàn Quảng Đông đóng ở Mãn Châu, cho lệnh đặt một cốt mìn ở cầu một đường sắt và tung tin khắp nơi thổ phỉ đang hoạt động rất mạnh. Trong những tháng tiếp theo, nhiều vụ như thế đã xảy ra. Chính hỏa mù này đã tạo điều kiện cho Nhật nhúng sâu vào vùng này. Hiro Hito đã nhiều lần lưu ý phải hoạt động rất khéo để giữ danh dự cho nước Nhật. Một vài mưu mô quá lộ liễu đã bị Hiro Hito lên án. Cuối cùng, hiệu quả của trò chơi đó đã buộc Trương Tác Lâm phải lui về Bắc Kinh để được sống yên ổn.

        Vào đầu mùa hạ 1928, Tưởng đã tiến về phía bắc. Lực lượng Trương suy yếu nhiều. Nhưng quân Tưởng không tiến nhanh được vì bị Nhật ngăn ở nhiều nơi. Ngày 8-5-1928, Nhật tấn công Tưởng, hàng nghìn lính và dân thường chết. Tưởng rất căm nhưng không làm gì nổi.

      3. Cái chết của Trương Tác Lâm

        Mười hôm sau, Thủ tướng Nhật sau khi gặp Hiro Hito đã loan báo với những nhà ngoại giao Anh, Pháp, Mỹ và Y ở Tokyo những chi tiết về sự quan tâm của ông về Trương Tác Lâm. Yoshizawa, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật ở Bắc Kinh cũng công bố sẽ đảm bảo tính mạng cho Trương nếu Trương chấp nhận rời Bắc Kinh. Trương biết mình đã rơi vào cạm bẫy nhưng thế cô lập không bám víu được vào đâu, đành chấp nhận. Trương cũng dọa dựa hẳn vào phương Tây vì phương Tây tuyên bố sẽ bảo đảm toàn bộ gia đình an toàn. Nhưng Trương biết chắc sẽ bị Nhật ám sát trước khi công bố tin này nên không dám. Những sĩ quan của Trương hiểu Nhật chắc chắn sẽ vào Bắc Kinh.

        Ryukishi Tanaka, sĩ quan Nhật đã lãnh trách nhiệm trông coi chuyến tàu chở Trương đi. Chuyến tàu có 7 toa rời Bắc Kinh chiều 2-6 với rất nhiều tướng thân cận của Trương. Nhưng bom đã nổ trên đường đi, Trương chết. Vụ này gây nhiều rắc rối khiến Hiro Hito bực tức thẩm vấn Thủ tướng Tanaka nhiều lần. Cuối cùng, mọi việc vẫn không lí giải được. Sự thực viên chỉ huy Komoto, dưới sự chỉ đạo của Ryushiki Tanaka, đã tính toán rất chi tiết trong vụ nổ bom này trên danh nghĩa là hoạt động của bọn thổ phỉ. Nhưng phương Tây đã chất vấn liên tiếp Hiro Hito. Hiro Hito trả lời qua loa cho xong chuyện nên báo chí phương Tây công kích hết mức về thủ đoạn nham hiểm này của Nhật. Vụ này Hiro Hito tỏ ra rất đuối lí, không giữ nổi bình tĩnh trong cuộc họp toàn sĩ quan.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:33:46 am »


        CHUẨN BỊ CHO VIỆC ĐỘI MŨ VƯƠNG MIỆN

        Mặc dù bận rất nhiều công việc, Hiro Hito vẫn có những ngày ngồi nghe hoàng thần Saionji, người hiểu biết rất sâu về văn học Pháp, nhà soạn nhạc, nhà thơ, trình bày về văn học Pháp thế kỷ XVII: Văn chương trữ tình với đặc trưng barôc (baroque): gốc tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là viên ngọc trai không đều đặn (nghĩa bóng là kì dị, bất thường). Văn chương đài các hình thành ở các xalông phòng khách quý tộc hay tư sản trang trọng. Đặc biệt văn chương cổ điển với Môlie, Boalô, Raxin, Phôngten (Molière, Boileau, Racine, La Fontaine).

        Saionji còn lưu ý Hiro Hito về sự kiện mà nước Nhật cần học tập. Đó là việc thành lập Viện hàn lâm Pháp năm 1635, một sự kiện quan trọng trong đòi sống văn hóa Pháp. Năm 1672, vua Lui XIV quyết định nắm quyền bảo trợ Viện hàn lâm, đặt Viện trong lâu đài Luvrơ. Mỗi kì họp công khai, công chúng có thể đến dự. Ông còn kể cho Hiro Hito nghe về cuộc đời của Francoise - cô gái sinh trong nhà tu, mồ côi sớm. Năm 16 tuổi lấy nhà văn Scarron hơn cô 25 tuổi. Scarron mất, cô dạy học con của bà Đơ Montespan, tình nhân vua Lui XIV. Sau khi vợ vua mất, vua bí mật cưới bà. Bà xây dựng trường nữ sinh Saint-Cyr thành trường võ bị trông nom dạy dỗ 250 con gái các nhà quý tộc nghèo.

        Saionji luôn truyền cho Hiro Hito ý thức vươn lên trong cuộc sống để đảm nhận trách nhiệm lớn lao trong sứ mệnh mang tính thiêng liêng mà bất cứ người dân Nhật nào cũng không có được vinh dự đó.

        Tất cả những cố gắng của Saionji nhằm chuẩn bị cho nghi lễ Hiro Hito chính thức đội mũ vương miện thứ 124 trong lịch sử Nhật theo nghi thức đạo Shinto.

        Những nghi lễ đầu tiên thường bắt đầu với ý niệm cầu chúc cho sự phồn thịnh của nền nông nghiệp trồng lúa. Tiếp sau là những nghi lễ khác kéo dài suốt năm, đỉnh cao là nghi lễ tiến hành vào tháng 11 ở thành phố cổ Kyoto.

        VẠN TUẾ!


        Ngày 6-11-1928, Thiên hoàng và phu nhân trên hai chiếc xe ngựa bốn bánh rời lâu đài về nhà ga Tokyo, ở đó đã có hai hàng lính và dân chúng in hằn trên những bức tường gạch đổ. Chuyến đi về Kyoto kéo dài trong hai ngày. Tàu nhích từng chặng một vì những đám đông trong các làng xóm và các học sinh, những khách mời đổ ra ở khắp nơi. Gia đình Thiên hoàng ngủ đêm ở Nagoya.

        Ở Kyoto, hàng ngàn người đã ra đón tiếp: cha mẹ những người có trách nhiệm, gia đình hoàng thân, thành viên chính phủ, các tu sĩ, các quan chức và những người nước ngoài. Trong số này có cả hoàng thân Chichibu và vợ Setsuko diễm lệ, con gái của nam tước Matsudaira nguyên là đại sứ của Nhật ở Oasintơn. Vợ chồng Chichibu tốt nghiệp Oxphot, được coi là một người hiểu nước Anh tuyệt vời. Ông ta đã gặp Setsuko trong dịp lưu lại nhà đại sứ ở Oasintơn. Cô ta được tôn lên như một nữ quý tộc cao sang, cả hai đều có những phong cách của các tài tử xinê Mỹ và mốt "Tây hóa".

        Do hoàng hậu chỉ mới sinh được hai con gái nên những nghi lễ càng cần phải thêm tính linh thiêng và bí hiểm. Nghi lễ tiến hành trong 3 ngày tại "phòng bí mật thuộc vương quyền". Những phòng ngoài có sự hiện diện của khách mời, những nhà báo. Những bộ quần áo lễ hội được trưng diện theo từng kiểu cách. Hiro Hito với bộ quần áo kiểu cổ nhất cùng với hoàng hậu đã thành kính dâng lên Thánh thần những lời cầu nguyện hòa bình giữa tiếng hoan hô "Vạn tuế" vang khắp nơi. Quốc ca Nhật Bản "Kimigayo" ngân lên trang trọng.

        Lần đầu tiên, một hệ thống nghi lễ kéo dài hai tuần lễ với những bữa tiệc, những nghi lễ bài trừ cái xấu, những tập tục rước lễ để làm thanh thản tinh thần vừa mang màu sắc huyền bí tự hào là con cháu thần Mặt trời kéo dài trong nhiều đêm. Tục "Hoá vàng" cũng được dành cho buổi kết thúc, lửa bùng cháy trong niềm thành kính của tất cả mọi người.

        Sau 20 ngày, Thiên hoàng và hoàng hậu quay trở về Tokyo trong muôn tiếng chào mừng của quân đội và dân chúng. 100 phát đại bác vang lên. Giữa lửa pháo dân chúng vô cùng hoan hỉ chào mừng Thiên hoàng. Hiro Hito được coi như chủ của những tăng lữ Shinto, người duy nhất là cầu nối giữa người sông và linh hồn người chết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2019, 11:26:25 pm »

     
        CÔNG VIỆC HẰNG NGÀY

        Để nâng tính hiện đại của khu vực lâu đài, một sân gôn chín lỗ được tạo ra ngay trong công viên và nhiều khu vực khác được sửa lại.

        Nội thất được sửa đổi theo phương Tây. Trong phòng làm việc, Hiro Hito treo ảnh các nhân vật ông đã gặp gỡ trong chuyến đi châu Âu: Thống chế Pêtanh, vua Bỉ, hoàng tử xứ Galơ; cũng có những tượng bán thân Lincôn, Đacuyn và Napôlêông. Tháng 8-1928, một mạng điện thoại được nối với nơi làm việc của những người phụ tá, những bộ trưởng và các tướng. Thư viện hoàng gia cũng được bổ sung thêm nhiều sách.

        Hiro Hito cũng bãi bỏ nhiều hủ tục cũ ảnh hưởng đến công việc chung. Điều ông quan tâm là làm thế nào để có thể xứng đáng làm chủ một nhà nước ở đầu thế kỉ XX.

        6 giờ sáng, nếu không có việc quan trọng, ông thường đi ngựa dạo chơi, ăn điểm tâm. Tiếp sau, theo lời khuyên của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Hiro Hito thường đọc hai tạp chí Japan Times và Advertiser bằng tiếng Anh và có những cuộc gặp gỡ chớp nhoáng với các quan chức, viên trợ lí và họp với những nhân vật quan trọng theo lịch. Từ 10 giờ đến 14 giờ, ông luôn có mặt trong bàn giấy đọc, nghiên cứu và thảo các văn bản, tiếp khách mời hoặc đọc sách trong thư viện. Sau bữa ăn trưa, ăn rất nhẹ theo kiểu Nhật, ông thường có mặt ở sân gôn. Phần lớn các bộ trưởng đều ham thích môn này, đặc biệt là Kido và Konoye. Tiếp sau là những trận bơi lội thỏa thích trong các bể bơi làm theo kiểu phương Tây. Rồi những cuộc trao đổi bàn luận với hoàng hậu.

        LÀM VIỆC VỚI CÁC QUAN CHỨC

        Nhiệm vụ cao nhất của Hiro Hito là làm sao dung hòa được cuộc sống gia đình riêng với công việc chung. Bộ trưởng chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc lớn của đế chế trong cung đình, ông Chưởng ấn và Trợ lí thứ nhất của Thiên hoàng đều được phân rõ trách nhiệm trong hai vấn đề lớn: ngoại giao và quân sự. Ông Chưởng ấn là người chính thức công bố các chính sách lớn trong quá trình đưa ra công khai. Ông Trợ lí thứ nhất trong thời kì chiến tranh sẽ được coi là người thay mặt triều đình phụ trách quân đội.

        Để đảm bảo vấn đề tài chính trong nước, các quan chức lớn đều có mối quan hệ với các zaibatsu - những công ti công nghiệp lớn. Phần lớn những gia đình hoàng thân đều có tiền đầu tư vào các zaibatsu hoặc các nhà băng.

        Công việc của triều đình, đa số thông qua những cuộc bàn luận của bốn người. Tuỳ từng trường hợp, vị trí của các quan chức nổi bật lên trong từng giai đoạn.

        Một vài nhiệm vụ chính được quy định từng ngày trong tuần. Thứ tư là ngày họp với Quốc hội, tranh luận về những hiệp ước, những sắc lệnh đế chế và những nét lớn về chính sách đối nội hoặc đối ngoại.

        Những ngày thứ sáu dành cho việc họp với các đại sứ, khách nước ngoài, những nhà văn hóa, bác học, thể thao nổi tiếng. Riêng sáng thứ bảy dành cho việc nghiên cứu sinh vật biển.

        Mỗi tháng hai lần, Hiro Hito gặp gỡ các tướng tá và nhiều lần trong năm, ông tham dự các lễ hội truyền thống.

        Trong các cuộc họp, dù là dân sự hay quân sự, những cuộc tranh cãi thường ngả theo lời kết thúc của Thiên hoàng nhưng Hiro Hito không quyết đoán mạnh như Minh Trị. Hiro Hito thường ngả về phía quân sự, do đó những cuộc tranh cãi không kéo dài. Quan Chưởng ấn ghi nhận ý kiến của Thiên hoàng và phác thảo sơ bộ những hoạt động để thực hiện ý đó. Có một lần Tướng chỉ huy hải quân gặp trực tiếp Hiro Hito để phản đối một số vấn đề trong hiệp ước kí với Anh nhưng các quan chức cao cấp như Kantora Suzuki cũng là đô đốc (sau này là Thủ tướng) đã thuyết phục thực hiện theo đúng ý tưởng của Thiên hoàng.

        Bốn viên chức cao cấp nhất luôn luôn được coi là những người tuyệt đối trung thành và tin cẩn. Nhưng từ khi có "vụ biến" thuộc dòng Choshu, một dòng đã được công bố hạn chế về sự kết hôn với hoàng tộc, Hiro Hito mối hiểu được rất nhiều năm ông đã có một niềm tin mù quáng về dòng Choshu. Năm 1928, quan chức ngoại giao Sutemi Chinda già dặn, khéo léo cũng như Trợ lí, tướng Nara, đã theo phương Tây. Tuy vậy, Hiro Hito vẫn phải tin cậy vào những con người đã hết lòng với Thiên hoàng như hầu tước Kido hoặc như đô đốc Suzuki phục vụ trung thành suốt cuộc đời. Chính vợ ông Suzuki cũng đã dạy Hiro Hito từ khi ông 5 tuổi. Mỗi lần có tình trạng bất ổn, Thiên hoàng lại phải rà soát lại đội ngũ và căn cứ khá nhiều vào lí lịch của cha mẹ hoàng thân và những con người ông biết từ trẻ.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2019, 10:56:57 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2019, 10:58:49 pm »


        GIẢN DỊ VÀ ÂN TÌNH

        Rất nhiều viên chức cao cấp đã viết lại nhiều chi tiết trong những cuộc gặp gỡ với Hiro Hito và thường kể lại những câu chuyện mang sắc thái nhân văn của ông. Một số bài thơ cũng được ghi lại, như một bài thơ viết năm 1921.

        Một ngày bừng nở
        Với tiếng chim hót
        Với sự im lặng của buổi ban mai, và cứ lan dần lên
        Trong sự thầm kín của Yoyogi1.


        Hoặc một bài thơ sau chuyến đi châu Âu Nếu duy nhất chỉ một toàn cầu Yên lặng

        Và bao la như biển cả
        Thì vẫn bừng sáng
        Một mặt trời nóng nực buổi sớm mai


        Kanroji cũng ghi lại khá tỉ mỉ về Hiro Hito. Có một hôm ông ngã trên tuyết và lầu bầu chửi, Thiên hoàng nghe thấy, dí dỏm cười nói: "Tôi đã nghe thấy rất rõ một vài từ lạ đó!" Hiro Hito còn tìm cách chỉ cho Kanroji biết rõ nhiều sự khác nhau ngoài ở vóc dáng của một quả dưa hấu và một quả bầu khô. Ông cũng luôn thích thú được ăn những thức ăn giản dị và mong muốn điều này hằng ngày. Một nhà ngoại giao Pháp luôn nhắc lại những ân tình của Thiên hoàng trong cách đối xử luôn kết thúc câu chuyện bằng việc hỏi thăm sức khỏe của Tổng thống và xin được gửi những lời cầu ước tốt lành nhất đối với nhân dân Pháp.

        Hiro Hito bao giờ cũng là hiện thân của sự làm việc hết mình; ngay cả trong xã giao, ông cũng lịch thiệp cúi chào hàng giờ trước sự thăm hỏi của dân chúng và người nước ngoài. Kanroji kể lại trong thời kì ở thăm nước Anh, Hiro Hito đã yêu cầu Kanroji phải liên tiếp khuyến nghị với Anh quốc để ông được đi thăm thật tỉ mỉ những nơi ông chú ý.

        Mặc dù có sự cách biệt giữa Hiro Hito và dân chúng nhưng bao giờ ông cũng trân trọng mối quan hệ với dân. Những chính khách thời đó đều nói nhà vua trẻ này luôn tổ chức những dịp để đến với dân nhưng một số người ngược lại, mỉa mai về từ Showa (hòa bình và sự khéo léo chói sáng) là lừa dối vì những cuộc chuẩn bị cho một cuộc xâm lược lớn cũng được nhà vua nâng niu và chú ý tới thường xuyên. Họ vẫn nhắc lại "thủ đoạn" ám sát Trương Tác Lâm để đề cập tới một vấn đề họ lo lắng: đó là một nước Nhật không chỉ hùng mạnh mà còn là đang muốn mở rộng, tiến công nhiều nơi.

        Mặc dù có sự thanh lọc những giáo sư có tư tưởng tự do và tăng cường giờ học quân sự trong hệ thống giáo dục Nhật Bản, những quan sát viên nước ngoài từ năm 1928 cũng chỉ quan tâm tới những ảnh hưởng rộng lớn của phái quân sự. Những nhà ngoại giao chú ý nhiều đến các sĩ quan và bộ quân phục của Thiên hoàng mà không nhìn thấy những hiểm họa sẽ kéo đến.

        Người ta không thể quên được cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn bởi khủng hoảng tài chính năm 1929. Một nửa nền nông nghiệp Nhật Bản dựa trên việc chăn nuôi tằm đã bị hư hại, châu Mỹ trước nhập phần lớn lụa cũng bị đình lại. Từ năm 1930, việc bán sản phẩm thượng hạng này sang Mỹ cũng bị sa sút nghiêm trọng, từ đó rất nhiều người trở nên nghèo túng. Nhật Bản vốn xưa là một xứ sở nông nghiệp, dân cư ở vùng nông thôn rất đông, đất đai canh tác rất eo hẹp. Thuyết cấp tiến mới của giới quân sự có đất phát triển. Rất nhiều thành viên của những lực lượng quân sự xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản hoặc ở vùng nông thôn.

        Hiro Hito đôi khi ít quan tâm tới nỗi khổ của dân chúng. Có thể ông luôn được sống trong cuộc sống nhung lụa nên việc hiểu biết đời thường của dân chúng khá khó khăn. Tuy vậy, trong những cuộc tọa đàm với quan trợ lí Honjo, ông cũng biết được nhiều điều, đặc biệt là những hiểm họa của triều đình nếu như dân chúng quá đói nghèo.

        ẢO VỌNG MÃN CHÂU

        Những sĩ quan quân đội và các quan chức cao cấp về lĩnh vực khoa học kĩ thuật đã có ý thức đầy đủ về cuộc khủng hoảng. Giám đốc công ti đường sắt Trung Mãn Châu đã mở rộng công ty cho Nhật kiều. Những trại chủ Nhật Bản đến Mãn Châu được Nhà nước trợ cấp. Tất cả đều có tham vọng có thể giải quyết được vấn đề kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp (lúc đó đã có một đề tài thâm nhập Mãn Châu qua nông nghiệp, kế hoạch phác thảo đến 1956). Mãn Châu sẽ trở thành một xứ sở đầy lạc thú có thể thu hút và nuôi sống hàng triệu cư dân mới là điều không khó khăn lắm. Việc thúc đẩy xâm lược càng ngày càng được đẩy mạnh. Những luật sư về thuộc địa ở Mãn Châu đã phác thảo ra kế hoạch xâm chiếm khởi đầu từ kinh tế nhưng mục đích chính lại là quân sự. Những bác sĩ, y tá, hải quân, trưởng ga... sẽ được chọn lựa cẩn thận để trong những thời cơ nhất định lập tức trở thành các sĩ quan. Trong nhiều bài diễn văn đều toát lên cái bóng của cây to đang tỏa xuống miền này bằng sự bao dung và độ lượng.

        Năm 1928, quanh Nhật đều có những hiện tượng thiếu ổn định. Nga, khởi đầu của thời đại Stalin gặp nhiều khó khăn. Trung Quốc, Tưởng đang tìm mọi cách chống lại Cộng sản. Ở Mãn Châu, con trai Trương Tác Lâm (tướng trẻ) đã phát hiện được nguyên nhân cái chết của cha, nhưng không muốn theo Tưởng nên cũng không chống đối mạnh Nhật. Hiro Hito đã trao cho vị tướng trẻ này "Huân chương Mặt trời mọc" để tạo sự yên bình ở vùng này và tìm mọi cách để yên lòng tướng trẻ.

-----------------
        1. Yoyogi: tên một thiền sư.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:38:30 pm »


       NỘI CÁC CỦA OSACHI HAMAGUCHI

        Thủ tướng được chọn thay Tanaka cần phải dung hợp được lòng các nước phong trào để tạo cơ hội cho Nhật phát triển. Đó là Osachi Hamaguchi - một trong những nhà lãnh đạo đáng kính trọng của Đảng Minseito, có kế hoạch khá mạnh bạo trong việc làm chủ phương Đông. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được chọn là Shidehara, một người có nhiều kế hoạch chống đối với Trung Hoa và luôn chiến thắng phái "tự do".

        Người "quá khích" duy nhất là Kenzo Adachi, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, lúc nào cũng nhấn mạnh về sức mạnh và quyền lực. Ngay thời trẻ, chính ông là bộ óc của một tội ác kinh khủng: ám sát vua Triều Tiên, xiết chặt bộ máy công cụ đã có dưới dấu hiệu "con rồng đen"1 để nắm chặt quyền hành trong nước.

        Hamaguchi đã khôn khéo chọn lựa một nội các vừa tạo được thế cân bằng vừa làm vừa lòng một xu hướng tiến công đang có sức mạnh của Nhật Bản.

        SỨC MẠNH HẢI QUÂN NHẬT VÀ VỤ ÁM SÁT THỦ TƯỚNG HAMAGUCHI

        Từ năm 1929 đến 1930, vấn đề lớn không còn là kinh tế nữa mà là vai trò của Nhật trong sức mạnh hải quân. Sau những cuộc gặp gỡ sơ bộ ở Oasintơn, sức mạnh hải quân chính quy tụ ở Anh. Mục đích các cuộc hội nghị đều là dò la sức mạnh quân sự của nhau, vì vậy Nhật Bản cũng phải tìm ra phương án riêng cho mình về hải quân.

        Từ Oasintơn đến Luân Đôn, công việc chính về việc thăm dò này được giao cho chuẩn đô đốc Yamamoto. Ông ta đã phát hiện được những tiêu chuẩn cần thiết của hải quân: bao nhiêu tuần dương hạm, tàu phóng ngư lôi, chiến hạm có sân bay, tàu ngầm... là vừa. Hiện tại Yamamoto phán đoán tỉ số giữa Anh - Mỹ - Nhật là Anh (10), Mỹ (10), Nhật (6). Hiro Hito trong nhiều cuộc họp nội bộ đã đưa lên 10-10-7 để hải quân Nhật phấn đấu. Đúng như ý đồ của Hiro Hito năm 1939, con số Nhật đã đạt tới 6,9945 (tỉ lệ là 7).

        Yamato đã qua Nga và Mãn Châu để tìm kiếm thêm những điều bí mật, gặp gỡ hoàng thân Konoye để biết được những ý định của Thiên hoàng. Hoàng thân đã ca ngợi Yamamoto hết lời và coi ông như là một biểu trưng của tinh thần dân tộc. Bộ trưởng Bộ Hải quân cũng đón tiếp Yamamoto nồng nhiệt. Những hoạt động của "Con rồng đen" cũng tạo nên sự ủng hộ nhất định trong bản giao hưởng mà ai cũng muốn đề cập tới: "Làm thế nào để có thể bảo vệ được đất nước trong những cơn hiểm hoạ".

        Cũng như Yamamoto, Hiro Hito có kiến thức về kĩ thuật nên không nhìn sức mạnh hải quân ở số lượng mà chủ yếu là chất lượng. Ông cũng phát hiện được tầm quan trọng của hải quân trong chiến tranh nên đã không ký các hiệp ước với mục đích hạn chế tàu chiến.

        Thiên hoàng và Thủ tướng thường rất vất vả về việc điểu chỉnh về những cuộc xung đột giữa hai phái ngoại giao và quốc phòng; trong quốc phòng lại có hai phái, mạnh về hải quân hay mạnh về lục quân vì nghiêng về bên nào thì tài chính sẽ đổ hẳn về bên ấy.

        Trung tá Ishiwara, người có mối quan hệ rất điển hình với vụ Trương Tác Lâm đã đưa ra một kế hoạch khá tổng quát: Hiro Hito đã nghiên cứu sâu kế hoạch này và quan tâm nhiều tới Ishiwara, chiến hữu Itagaki cùng một bộ tham mưu rất thông minh có nhiều hứa hẹn để thuyết phục mọi người.

        Tháng 10-1930, Hiro Hito đã đồng ý chi tiền cho những chiếm hạm hoạt động ở vùng biển nội địa. Đặc biệt nhất là những tàu sân bay dưới quyền của chuẩn đô đốc Yamamoto.

        Ngay từ năm 1921, George c. Ross, một sĩ quan trẻ của hải quân hoàng gia Anh đã viết:

        "Nếu chúng ta không có một kế hoạch tốt về việc xây dựng hải quân thì những người Nhật Bản sẽ vượt xa chúng ta. Họ làm việc ngày đêm trong những xưởng đóng tàu. Và sẽ chẳng bao lâu nữa chỉ trong khoảng vài năm, họ sẽ vượt xa những điều mà chúng ta tưởng như mới bắt đầu".

        Nhật Bản đã có những tàu sân bay hiện đại nhất trên thế giới. Yamamoto đã làm hết sức mình để đạt được điều này, chi phí rất nhiều tiền, nghiên cứu bí mật rất nhiều khâu để hoàn chỉnh toàn bộ kế hoạch đã đệ trình.

        Tài chính cho hải quân theo dự tính lên tới 500 triệu yên (theo giá trị đồng đô la năm 1930 là khoảng 250 triệu đô la). Bộ trưởng Tài chính và Thủ tướng đề nghị 300 triệu. Thực tế, Thủ tướng Hamaguchi được trao 374 triệu.

        Do chấp nhận việc hạn chế quốc phòng và giảm các yêu cầu của hải quân, tính mạng của Thủ tướng bị đe dọa.

        Đúng lúc này, Hiro Hito đi kiểm tra các công xưởng lớn của hải quân, có Bộ trưởng Bộ Nội vụ kèm. Sáng 14- 11, tại nhà ga Tokyo, đúng lúc Thủ tướng bước lên xe lửa để gặp Hiro Hito thì Tomeo Sagoya, một phần tử của phái tả đi sát gần bắn vào dạ dày, Sagoya bị bắt ngay.

        Hamaguchi được chở gấp đến bệnh viện. Nhiều bác sĩ tin có thể cứu sống được. Nén đau đớn, ông còn đọc một bài diễn văn trước Quốc hội về tài chính của hải quân. Nhưng sau ông mất trong một ca mổ không được chu tất lắm (tháng 8-1931).

------------------
       1. Hắc Long Đảng
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM