Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:40:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời Nhật Hoàng Hiro - Hito  (Đọc 9809 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2018, 08:41:03 pm »

            
        - Tên sách : Cuộc đời Nhật Hoàng Hiro - Hito

        - Tác giả : Lê Đình Hà

        - Nhà xuất bản Thanh Niên

        - Số hóa : Giangtvx
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2021, 02:24:16 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2018, 07:55:00 am »

         
LỜI NÓI ĐẦU

        Mỗi dân tộc đều có những nét bí ẩn riêng, không thể dễ dàng xét đoán một cách đơn giản. Chính vì vậy, tôi đã suy nghĩ rất nhiều khi nhà Đông phương học Lêông Vanđecmes (Léon Vandermeerch) viết về Nhật Bản: "Không một nước nào việc Hán hoá có kết quả độc đáo như ở Nhật. Trong tất cả mọi lĩnh vực, những công cụ của nền văn hoá mượn từ Trung Quác đã được áp dụng tài tình vào truyền thống dân tộc".

        Có rất nhiều sách viết về Nhật, phân tích khá sâu sắc về những biến đổi của Nhật trong thế kỷ XX. Sự biến đổi này, gốc tích sâu xa của nó có lẽ là điều Léon Vandermeerch đã nói ở trên. Nước nào cũng vậy, văn hoá - kinh tế - chính trị quyện đan với nhau rất chặt chẽ. Logich này dẫn tôi tới việc bước đầu nghiên cứu cuộc đời của Hiro Hito, tìm ra những móc xích giữa ba yếu tố này thông qua cuộc đời của một ông vua nước Nhật để sơ bộ giải thích phần nào sự tiến bộ của Nhật Bản.

        Tất cả những cuốn sách của Nhà xuất bản Thanh Niên đều chú ý tới mục đích cao nhất: Thế hệ trẻ được nâng cao về tư duy lý trí, tạo điều kiện đóng góp vào sự giàu có trí tuệ, của cải của đất nước, tạo nên tảng vững chắc bản sắc dân tộc của một cộng đồng đầy gian nan thử thách hàng ngàn năm.

        Cuốn sách này tới bạn đọc nằm trong ý nguyện đó.

        Tôi vô cùng biết ơn Edward Behr, G. Sansom, André Calabuig, Edward Edwin, O. Reischauer, Keiko Yamanaka, Shoichi Yamashita..,; những "bộ óc" đã giúp tôi hiểu nhiều về nước Nhật. Nhưng tác giả mỗi nước đều viết theo cách riêng, vì thế tôi rất thận trọng khi sử dụng những tư liệu đã có.

        Phương pháp viết cuốn sách này là tổng hợp nhiều tư liệu trong các lĩnh vực khác nhau để hình thành một vấn đề có chủ định.

        Không phải dễ dàng hiểu được Nhật Bản vì văn hóa - nghệ thuật - tôn giáo ở Nhật Bản rất đa dạng. Tình hình chính trị càng phức tạp. Từ tháng 12-1885 đến tháng 7-1972, Nhật thay đổi 65 Thủ tướng; trong đó có ba Thủ tướng chỉ làm trong 3 tháng, 4 Thủ tướng 4 tháng, 6 Thủ tướng 5 tháng, 1 Thủ tướng 6 tháng, 4 Thủ tướng 7 tháng, 3 Thủ tướng 8 tháng, đặc biệt có Thủ tướng chỉ làm trong 2 tháng (Higashikanu Higashikuni: 8-1945 đến tháng 10-1945).

        Về vua của nước Nhật, từ Minh Trị đến Akihitô:

        - Meiji sinh năm 1852, lên ngôi năm 1867, mất năm 1912 (thọ 60 tuổi).

        - Taisho sinh năm 1879, lên ngôi năm 1912, mất năm 1926 (thọ 47 tuổi).

        - Hiro Hito sinh năm 1901, lên ngôi 1926, mất năm 1989 (thọ 88 tuổi).

        - Akihito sinh năm 1933, lên ngôi năm 1989.

        Cũng cần lưu ý thêm, nước Nhật là nước duy nhất trên thế giới có dòng Thiên hoàng kéo dài 2700 năm, 126 đời vua. Chính nét độc đáo này buộc ta phải suy nghĩ để lý giải chuẩn xác các vấn đề về Nhật Bản.

        George Sansom cho rằng: Cuộc sống đấu tranh chật vật của người phương Đông không dễ hiện ra trong tầm nhìn của các nhà triết học1.

        Có lẽ đấy là điều ta cần nghiên cứu chăng?

        Chắc chắn cuốn sách này còn nhiều thiếu sót, mong bạn đọc lượng thứ.

        Tác giả

        
HIRO HITO

        Tên riêng nhà vua thứ 124 của Nhật Bản. Người mở đầu kỷ nguyên Showa, còn gọi là "sự hài hòa rực rỡ".

        Năm 1921, ông nhận chức nhiếp chính thay cha mình là Taisho Tenno. Ông lên ngôi vua năm 1926.

        Năm 1924, cưới công chúa Kuni Nagako. Năm 1941, tuyên chiến với Anh và Hà Lan, ngay sau đó, tấn công Pearl Harbor, đánh hạm đội Mỹ (7-12-1941). Nhưng trách nhiệm của ông trong chiến tranh 1941 - 1945 không được xác định chính thức, vì quyền lợi của ông lúc đó bị các nhà lãnh đạo quân Nhật hạn chế. Tuy nhiên, ông chịu trách nhiệm về đường lối chính trị đế quốc và chủ nghĩa bành trướng. Năm 1954, ông buộc phải ký bản tuyên ngôn Potsdam và từ bỏ một phần đặc quyền của mình. Là nhà sinh vật, đặc biệt về thực vật học, ông là một nhà nghiên cứu hơn là một chính khách. Mặc dù khi trị vì ông có những nỗi đắng cay, tuy vậy, ông vẫn được coi là một trong những nhà vua vĩ đại của Nhật Bản.

        Con trai ông, Akihito, sinh năm 1933, là hoàng tử nối ngôi.

PAUL ROBERT                        
Từ điển tên riêng thế giới                  
Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin 2000          

-------------------
       1. George Sansom: Lịch sử Nhật Bản. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội 1994.
      
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2018, 08:03:32 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2018, 08:07:25 am »

       
Chương I

ÔNG NỘI CỦA HIRO HITO

        QUYẾT ĐỊNH DỜI ĐÔ

        Năm 1868, ông nội của Hiro Hito là Minh Trị mới 16 tuổi nhưng hiểu thấu cuộc đời, thông minh kì lạ. Chàng trai có đôi lông mày xếch đỡ bộ trán cao, má xuôi theo cằm tròn trĩnh tạo nên bộ mặt cương nghị. Đôi con mắt luôn phóng ra những ánh mắt tinh nhanh sắc sảo.

        Minh Trị biết kinh đô cũ quá điêu tàn về mọi mặt nên đã quyết định dời đô. Chàng trai hiểu rõ từng năm tháng lịch sử di dời kinh đô ở Nhật từ xa xưa.

        Có một giai đoạn lịch sử là "Thòi Nara". Nara chính là kinh đô của Nhật Bản từ năm 7101. Năm 794, kinh đô dời đến Heian (Kyoto)". "Thời Heian" bắt đầu. Năm 1192, Yoritomo được Thiên hoàng phong cho danh hiệu tướng quân (Shogun) mở đầu cho việc thiết lập chính quyền quân sự của tầng lớp Samurai. Hệ thống chính quyền thường gọi là Bakufu - tức Mạc Phủ (Bộ tư lệnh trong quân đội).

        Nó tồn tại song song với chính quyền Thiên hoàng.

        Năm 1336, Takaudi đã chiếm Kyoto, lập Thiên hoàng Mixtaki làm bù nhìn (Bắc triều). Thiên hoàng Godaigo chạy xuống phía nam Kyoto lập một triều đình mới (Nam triều). Năm 1392, Nam triều "thoái vị", chuyển giao quyền lực cho "Bắc triều". Từ đó, Kyoto càng ngày càng sa sút. Ieyasu (1542-1616) đã xây thành đắp lũy ở vùng Edo, năm 1600, tự xưng là Tướng quân, lập Mạc phủ ở Edo. Thiên hoàng vẫn ở Kyoto.

        Năm 1868, công cuộc thống nhất quốc gia hoàn thành, Minh Trị Duy Tân quyết định dời đô về Edo và đổi thành Tokyo. Lâu đài Edo cạnh làng chài Edo với phong cách xây dựng của một hầu tước nổi tiếng đã được chọn làm Hoàng cung. Đó là một lâu đài nằm giữa Tokyo, chung quanh có hào sâu, tường cao bằng đá tảng, có nơi cao tới 30m. Hơn năm thế kỷ trước, lâu đài này đã được xây dựng. Sau đó, dòng họ Đức Xuyên (Tokugaoa) chiếm, xây dựng rộng lớn hơn.

        Tokyo từ đó trở thành trung tâm chính trị của Nhật Bản.

        CƯƠNG LĨNH HÀNH ĐỘNG

        Ngày 6-4-1868, Minh Trị long trọng tuyên bố cương lĩnh:

        - Tất cả vì quyền lợi dân tộc.

        - Không phân biệt quan, dân; tất cả nguyện vọng được thực hiện, tài năng được phát triển.

        - Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

        - Học tập nước ngoài, xây dựng đất nước hùng mạnh.

        Những cải cách về hành chính, xã hội được ban bố:

        Mọi quyền hành nhà nước tập trung vào Thiên hoàng. Chính viện (nội các chính phủ), hữu viện (tư pháp), tả viện (lập pháp) điều hành. Các lãnh chúa phải trao trả quyền hành cho Thiên hoàng.

        Chế độ đẳng cấp khắc nghiệt từ thế kỷ XII được bãi bỏ. Những đặc quyền phong kiến của quý tộc và võ sĩ bị thủ tiêu. Nông dân, thợ thủ công được giải phóng khỏi thân phận lệ thuộc.

        Những cải cách quân đội được thiết lập:

        Tháng 1-1873, theo sắc lệnh nghĩa vụ quân sự, mọi thanh niên đến tuổi 20, bất kể quý tộc hay bình dân đều phải vào quân ngũ 3 năm, sau đó 4 năm dự bị. Mặc dù quân đội theo mẫu châu Âu (hải quân theo Anh, lục quân theo Pháp) nhưng tư tưởng theo cơ sở đạo đức của "võ sĩ đạo". Theo "Bộ luật Buxido" quân đội phải tuyệt đối trung thành với Thiên hoàng, "sĩ quan được coi là cha của binh sĩ".

        Tổ chức giáo dục mới hình thành:

        Năm 1871, Bộ Giáo dục được thành lập theo mô hình phương Tây, chủ yếu là Pháp. Trẻ em 16 tháng tuổi phải được gửi vào các nhà trẻ. Hệ thống giáo dục tiểu học bắt buộc kéo dài 6 năm. Các thầy giáo lưu động được cử đi khắp nước để dạy những người không có điều kiện đến trường.

        Minh Trị ra lệnh thuê và sử dụng nhiều chuyên gia nước ngoài. Năm 1890, Nhật Bản có 3000 chuyên gia làm cố vấn cho chính phủ, từ năm 1868-1911 khoảng 170 giáo sư người Anh, Đức, Mỹ, Pháp đã được mời sang dạy. Năm 1872, có 373 sinh viên Nhật du học, nhiều nhất ở Mỹ và Anh.

        Các trường ngoại ngữ, chủ yếu dạy tiếng Anh, thành lập lên nhiều vô kể ở Tokyo. Đặc biệt, Minh Trị rất chú ý tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

        Năm 1872, tuyến đường sắt Tokyo - Yokohama hoàn thành. Năm 1893, Nhật Bản có 100.000 tấn tàu thủy chạy bằng hơi nước. Chỉ 10 năm Minh Trị nắm chính quyền, Nhật Bản đã có 500 xí nghiệp công nghiệp.

        Cương lĩnh hành động mới như những tia nắng len lỏi trong các ngóc ngách phong kiến rách nát, vừa đốt cháy rác rưởi, vừa bùng lên ngọn đuốc trí tuệ mới. Đường phố với những ngọn đèn thắp sáng bằng khí đốt xua tan bóng đêm u ám.

        Nhiều ngôi nhà kiến trúc phương Tây bất ngờ mọc lên. Người Nhật bắt đầu ăn vận âu phục, nữ uốn tóc. Năm 1873, dương lịch thay âm lịch. Nhà vua khuyên dân tăng cường ăn thịt để nâng cao trí thông minh. "Phải đuổi kịp phương Tây!". Đó là mệnh lệnh, lương tri của cây đũa thần Minh Trị gõ vào đầu mỗi người dân Nhật Bản.

------------------
        1. Nara được xây dựng với kiến trúc mô phỏng như Trường An nhà Đường nhưng mang nhiều sắc thái kiến trúc Nhật Bản. Đông Tây dài 5,9km, Nam Bắc 5,l km; có đại lộ rộng 90m, chạy thẳng đến cung điện hoàng gia. Đầu phía bắc tập trung nhiều cơ quan các bộ - phía đông và tây có nhiều chợ, miếu mạo, lăng tẩm. Ước tính có khoảng 100.000 người cư trú. Thành Nara xây bằng đất có 12 cửa, có hào sâu bao xung quanh.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2018, 10:44:58 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2018, 10:47:39 am »


        NHỮNG CUỘC ĐỐI PHÓ

        Tầng lớp Samurai mất nhiều độc quyền kinh tế, chính trị. Dưới chiêu bài bảo vệ sắc thái dân tộc, những cuộc nổi loạn bùng nổ. Tháng 2-1874, 2000 võ sĩ dưới sự chỉ huy của Eto dấy loạn ở Hizen, chiếm Saga. Những cuộc nổi loạn khác cũng diễn ra ở Kumamoto và Choxu năm 1876.

        Mùa xuân năm 1877, Saigo Takamori nguyên là Bộ trưởng chiến tranh đã phát động cuộc chiến tranh nổi loạn ở Satsuma. Sau vài tháng chiến đấu ác liệt với quân chính phủ, tháng 9-1877, toàn bộ kiểu đánh dũng cảm đó đã trở thành trò hề tuyệt đối. Minh Trị càng tăng thêm uy tín trước những chiến công lừng lẫy.

        Nhưng vừa dẹp xong những vụ nổi loạn, Minh Trị lại phải đối phó ngay với Phong trào Tự do - Dân quyền (Ziunumkenundo). Đây là phong trào đòi thông qua hiến pháp chống chuyên chế và độc tài. Do Minh Trị trẻ tuổi nên phần nào không hiểu ý đồ sâu xa của phong trào, đôi khi tỏ ý tán thành ngầm. Tất nhiên chính phủ rất lo ngại. Đầu năm 1874, "Ái quốc công đảng" đòi nhân dân tham gia chính quyền và lập Viện dân biểu chủ yếu là những người giàu có. Tháng 6-1875, chính phủ phản công lại. Đảng "Ái quốc" tan rã. Năm 1879, đại hội tái lập "Ái quốc xã", chủ trương xác lập chế độ dân quyền, thành lập Quốc hội. Tháng 10-1880, phong trào "Tự do và Dân quyền" thành lập1. Năm 1884, nông dân bạo động tới 146 vụ. Chính phủ buộc phải công bố hiến pháp ngày 11-2-1889.

        Sau Đại chiến hai, hai đảng này thông nhất thành đảng "Tự do Dân chủ".

        Hiến pháp được xây dựng theo mẫu nước Đức, khẳng định:

        Thiên hoàng có quyền triệu tập, giải tán Quốc hội, đình chỉ các đạo luật Quốc hội đã chấp thuận, ra sắc lệnh thay cho các đạo luật, quyết định chiến tranh hay hòa bình, Tổng tư lệnh quân đội, bổ nhiệm và bãi miễn các Bộ trưởng. Quốc hội gồm hai viện: Viện quý tộc và Viện dân biểu.

        Năm 1900, chính phủ đưa ra các đạo luật giữ gìn trật tự, cấm bãi công, cấm hoạt động của công đoàn và các tổ chức của giai cấp công nhân. Tuy vậy, phong trào công nhân vẫn phát triển mạnh làm cơ sở cho việc thành lập chính đảng.

        Tháng 5-1901, Đảng Xã hội dân chủ thành lập, sau bị giải tán nhưng những người xã hội chủ nghĩa vẫn hoạt động. Năm 1904, báo "Hâyminxinbun" (Nhân dân) đăng "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" nên bị tịch thu, biên tập viên phải trốn ra nước ngoài.

        Năm 1906, Đảng Xã hội chủ nghĩa Nhật Bản thành lập. Chính phủ truy nã khắp nơi nhưng các đảng viên vẫn hoạt động mạnh mẽ.

        Như vậy, cùng một lúc, Minh Trị phải đối phó với rất nhiều xu hướng chính trị khác nhau. Nhưng do tài ba điều hành quản lí, biết phối hợp chặt chẽ với hai Viện nên tình hình trong nước ổn định, quân đội tăng vọt, hiện đại hóa nhanh chóng, tạo thành sức mạnh hùng cường, các nước khác bắt đầu cảm thấy lo ngại.

        CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

        Tháng 11-1871, Minh Trị cử một phái đoàn chính phủ gồm 48 người do Ioakuradẫn đầu sang Mỹ và các nước châu Âu để thương thuyết. Tuy không thành công nhưng Ioakura và các thành viên trong gần 2 năm ở nước ngoài đã hiểu thêm nhiều về phương Tây.

        Năm Minh Trị 34 tuổi, ông tổ chức hội nghị thương lượng với các nước Âu-Mỹ vể việc sửa đổi những điều ước bất bình đẳng mà Nhật ký cuối thời Tokugaoa. Các nước trao trả quyền quan thuế. Nhật thừa nhận quyền đi tự do của người nước ngoài. Minh Trị không đồng ý việc nếu xử người nước ngoài thì số thẩm phán của họ phải chiếm đa số.

        Ngày 16-7-1894, hai tuần trước chiến tranh Trung -  Nhật, Anh kí với Nhật một hiệp ước quy định Anh xoá bỏ mọi đặc quyền về lãnh sự tài phán, quyền lập tô giới, về thông thương và hàng hải.

        Anh muốn đồng minh với Nhật diệt Nga, muốn chiến tranh Trung-Nhật để dễ xâu xé Trung Quốc. Từ 1894- 1897, Nhật lần lượt kí với Mỹ, Đức, Pháp, Nga... những hiệp ước tương tự như đã kí với Anh.

        Năm 1893, phong trào nông dân nổ ra ở Triều Tiên. Chính phủ Triều Tiên nhờ Mãn Thanh giúp. Nhật vội đem quân sang lấy cớ ủng hộ chính phủ thân Nhật. Ngày 25-7-1894, không tuyên chiến, hạm đội Nhật tấn công Nha Sơn. Cánh quân của Yamagata tấn công Bình Nhưỡng. Ngày 7-9-1894, hạm đội Nhật đánh tan hạm đội Thanh ở Hoàng Hải. Quân Nhật vượt sông Áp Lục, chiếm bán đảo Liêu Đông, tấn công bán đảo Sơn Đông và Uy Hải Vệ, định uy hiếp Bắc Kinh. Ngày 17-4-1894, Trung Quốc buộc phải thừa nhận độc lập của Triều Tiên (thực chất là thuộc Nhật), cắt cho Nhật đảo Đài Loan, Bành Hồ và bán đảo Liêu Đông, bồi thường cho Nhật hơn 300 triệu yên, mở nhiều cảng...

        Minh Trị rất hài lòng với chiến thắng của quân Nhật, liên tiếp mở nhiều tiệc chiêu đãi các tướng quân. Vấn đề được nhà vua nêu ra trong bữa tiệc là phải tiếp tục chiến thắng, đây mới chỉ là bước đầu. Minh Trị thường nói đùa: "Quân đội Nhật đã chào mừng sự ra đời của Hiro Hito bằng chiến thắng quân Thanh". Cháu nội của ông đã ra đời trong tiếng đại bác chiến thắng của quân Nhật.

        Ngày 8-2-1904, đô đốc Togo cho tàu chiến tấn công hạm đội Nga ở Lữ Thuận, ngày 9-2 đổ bộ lên Nhân Xuyên và Xêun, ngày 10-2 tuyên chiến với Nga. Tháng 5-1904, quân Nhật đột nhập vào Đông Bắc Trung Quốc rồi Liêu Đông, Lữ Thuận, Liêu Dương. Tháng 3-1905, trong trận đánh đẫm máu ở Phụng Thiên (Thấm Dương), 70000 quân Nhật chết và bị thương. Nga tổn thất 90000 người. Ngày 28-5-1905, ở eo biển Tsusima, 38 tàu chiến Nga từ biển Ban Tích đến Viễn Đông bị tiêu diệt.

        Ngày 5-9-1905, Nga kí hòa ước thừa nhận quyền lợi về chính trị và kinh tế của Nhật ở Triều Tiên. Nhật sẽ bảo hộ Triều Tiên, chiếm bán đảo Liêu Đông, đường sắt Nam Mãn Châu, được quyền đánh cá miền biển Viễn Đông của Nga.

        Minh Trị hoàn toàn thỏa mãn. Nhật thực sự bình đẳng với các nước phương Tây. Năm đó, Minh Trị 53 tuổi. Trong một cuộc họp với các hầu tước, nam tước, ông nói: "Chúng ta đã đẩy nước Nhật lên một nấc thang mới, kẻ thù thực sự khiếp sợ. Từ nay đối với châu Á, ta làm bá chủ; còn Âu - Mỹ thì phải dè chừng, luôn luôn đề phòng . Ta chắc chúng cỏn gây cho ta nhiều khó khăn, nhưng không sợ. Nước Nhật mãi mãi sẽ xứng đáng là con của Nữ thần Mặt Tròi Amatêraxư. Ta không hổ thẹn với Jimmu, Thiên hoàng đã sáng lập ra nước Nhật năm 660 trước Công nguyên". Không khí im lặng bao trùm đã làm cho Thiên hoàng rất mãn nguyện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2018, 09:44:30 am »


        VÕ SĨ ĐẠO

        Minh Trị triệu tập một cuộc họp quan trọng, đề cập tới một vấn đề rất lớn: "Võ sĩ đạo". Trong cuộc họp này, Minh Trị mời tướng Maresuke phát biểu đầu tiên.

        Maresuke Nogi thời kì ấy được coi là người tiêu biểu cho truyền thống võ sĩ đạo. Nogi xin phép Thiên hoàng và nói rất hùng hồn:

        "Ngay từ khi còn nhỏ, cha tôi đã truyền cho tôi dòng máu võ sĩ đạo. Tôi thường khoả thân luyện võ giữa tuyết phủ. Cha tôi đứng bên cạnh dội thêm nước đá. Đôi khi, người hét: Trung tiết - Vũ dũng - Kỉ luật. Mỗi lần hét lại một xô nước đá dội vào người. Chính vì thế, tôi đã nhanh chóng trở thành một thanh niên dũng cảm, khao khát sự khổ hạnh và luôn luôn có tinh thần chịu đựng sắt đá. Cha tôi dạy tôi thế nào thì tôi cũng dạy hai con trai tôi như thế.

        Khi Thiên hoàng giao trách nhiệm cho tôi phải chiếm Liêu Ninh bằng bất cứ giá nào, tôi đã thề trước Thiên hoàng: "Liêu Ninh không chiếm được có nghĩa là tôi đã chết". Thiên hoàng đã dũng cảm đi đến tận trận địa để quan sát và họp bàn với từng người có trách nhiệm trong từng khu vực. Tôi đã truyền lệnh tới tất cả quân sĩ phải chiến đấu như một đội quân cảm tử: "Trong trận này, Thiên hoàng đã là người cảm tử đầu tiên. Thiên hoàng đang đứng tại Liêu Ninh, lẽ nào chúng ta không thể hi sinh vì lệnh của Thiên hoàng".

        Trong 5 tháng, pháo binh của ta nã liên tiếp những trái phá vào tuyến phòng thủ của Nga. Trong các đợt tấn công, chính tôi đã nhìn qua ống nhòm, rất vui sướng khi thấy hai con trai của tôi xông pha ở tốp đầu với hai lưỡi gươm samurai sáng chói. Rất nhiều người tử trận. Rất nhiều những người con anh hùng của nước Nhật trước thế cùng đã tự sát. Tôi xin được chết. Thiên hoàng khóc ôm tôi trước khi tôi ra trận. Tôi đã dốc hết sức cùng anh em quyết tử. Cuối cùng chúng ta đã thắng!".

        Tất cả mọi người trong phòng họp đứng dậy, vỗ tay, quay về phía Thiên hoàng hô: "Muôn năm". Thiên hoàng đứng lên nói rất to: "Lúc đó Trẫm đã nói: "Khi Trẫm còn sống thì tướng quân không có lí do gì được chết! Từ nay trở đi, Nogi là người anh hùng của nước Nhật. Nhưng nước Nhật không chỉ có một Nogi mà có hàng trăm nghìn Nogi. Tất cả những người đã ngã xuống đều là Nogi! Toàn nước Nhật hãy đứng lên, yên lặng suy nghĩ về những người anh hùng của nước Nhật. Nước Nhật vĩnh viễn sống bên những người anh hùng! Nước Nhật muôn năm!". Tất cả sôi động hò hét như sấm dậy.

        Minh Trị cũng hết lời ca ngợi đô đốc Togo "Người cha của hải quân Nhật". Togo không những hiểu tỉ mỉ kĩ thuật đóng tàu mà còn hiểu rất kĩ cách sử dụng và các kĩ năng chiến đấu trong mọi tình huống trên biển cả. Isakoru Yamato, một sĩ quan trẻ tuổi cũng được ghi nhận như một tiêu điểm về tinh thần chiến đấu của quân đội. Anh bị cụt hai ngón tay, mặt đầy sẹo vì bị chấn thương bất ngờ, khẩu đại bác bên anh đã nổ tung vì quá nóng. Mặc dù bị thương nhưng anh vẫn không chịu rời trận địa, lại còn pha trò hài hước cho đồng đội vui trong chiến đấu. Sau này, Yamoto trở thành đô đốc thiết kế trận Trân Châu cảng. Chính đô đốc Togo đã theo ý của Yamoto sử dụng những tàu phóng ngư lôi một cách có hiệu quả buộc quân Nga thua trận. Hideki Tojo, học sinh trường quân sự, đang học nhưng tự nguyện đầu quân, nổi tiếng là một người chịu đựng được những kỉ luật khắc nghiệt và có tài tổ chức. Sau này, Tojo làm Thủ tướng Nhật từ 1941 đến 1944.

        Minh Trị rất xúc động trước những hình tượng biểu trưng cho tinh thần hi sinh dũng cảm, mang theo tinh thần võ sĩ đạo sâu sắc. Ông cũng chính thức mời Nogi tập trung dạy dỗ Hiro Hito - cháu đích tôn rất thông minh của ông. Nogi vô cùng cảm động vì những lời mời tha thiết của Minh Trị. Nhiều hoàng thân biết rất rõ năm 16 tuổi, Nogi bị chặt đứt một chân và một tay, nhưng Nogi vẫn nổi danh là người anh hùng bất tử được Minh Trị mời làm Hiệu trưởng trường Võ sĩ đạo quý tộc quốc gia. Phương châm sống của ông là: "Sống đẹp, chết vẻ vang".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2018, 10:30:49 am »


Chương II

HIRO HITO THỜI THƠ ÂU - NHỮNG NĂM THÁNG TRƯỞNG THÀNH (1901-1918)

        THÁNG TƯ NĂM ĐẦU THIÊN NIÊN KỶ XX

        Nhà vua Yoshihito mặc dù có nhiều khuynh hướng hiện đại nhưng vẫn thuận theo ý của cha và sự chọn lựa của Thiên hoàng cưới Sadako một cô gái trẻ rất đẹp, xuất thân dòng Fujiwara, một dòng thường kết giao với các thế hệ Thiên hoàng qua nhiều thế kỉ. Sadako đã sinh Hiro Hito ngày 29-4-1901. Năm đó Sadako mới 16 tuổi.

        Hiro Hito sinh vào năm đầu tiên của thế kỷ XX. Thế kỷ này, Nhật đã được hưởng trọn vẹn những thành tựu của nền văn minh Trung Hoa, hệ thống triết học Nho giáo, Phật giáo, chữ tượng hình, khối lượng đồ sộ về nền tảng tư tưởng, tinh thần Ấn Độ; những thành tựu của ánh sáng cách mạng tư sản Pháp, mười phát minh của phương Tây: đầu máy xe lửa, mỏ ga, máy ảnh, điện báo, cột thu lôi, báo, trường học hiện đại, hệ thống bưu điện, tàu thủy chạy bằng hơi nước, hệ thống ngân hàng mới. Bốn mảng được xã hội lưu tâm đặc biệt: giáo dục, tổ chức hành chính, những đồ án thiết kế tổng hợp, quốc phòng. Thế kỷ này đón nhận những thành tựu tuyệt vời của con người nhưng cũng không ít những thảm họa mà con người không lường trước được. Chính Nhật Bản với những đau thương của bom nguyên tử gây ra đã in hằn dấu vết của một tình cảnh không quên được của con người.

        QUÊ HƯƠNG

        Quê hương của Hiro Hito gắn với thành phố Heian- Kyo (Kyoto) như một tiếng chiêng của lịch sử Nhật Bản chưa biết kéo dài đến bao giờ mới kết thúc. Kinh đô Nhật Bản với ước vọng hòa bình và yên tĩnh đã luân chuyển nhiều lần. Trước năm 710, triều đình đã chuyển từ Asuka đến Nara. Năm 794, nhà vua dời đô đên Kyoto và đến năm 1868 dời về Tokyo.

        Kinh đô Kyoto được xây dựng giống như kinh đô Tràng An của Trung Hoa vào thời Tùy, cũng giống như kiểu cách ở Nara. Các thầy địa lý Trung Hoa đã chọn cho vua Nhật nơi này để đóng đô. Quan Thượng thư bộ Hộ của triều đình là Wake no Kiyomara, một đại thần trung thành của nhà vua, bảo đảm rằng kinh đô mối là đất lành có thể chống lại được các ác thần của bốn phương và triều đại nhà vua có thể dựng với quy mô lớn, bề thế. Có những đường phố chạy dọc từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, rộng rãi thênh thang, bên cạnh nhiều phố hẹp cắt ngang nhau. Kinh đô mới vuông vắn, phong cảnh kỳ vĩ, có các tòa cung điện nguy nga, có các dinh cơ của triều đình, có phòng họp lớn và nhiều tòa nhà làm nơi hội họp của các hội đồng hoặc nơi cử hành các lễ nghi trọng thể.

        Kinh đô mới cách cố đô Nara không xa nhưng đi lại rất khó khăn. Cảnh quan ở đây đẹp hơn Nara nhiều.

        Hoàng đế Kammu ngay khi đến Kyoto đã ban bố một chỉ dụ ngừng việc xây dựng các đền chùa mới, hạn chế quyền lực của đền chùa, không bán hoặc cấp không đất cho các đền chùa nữa. Triều đại của ông là một thời kì lịch sử đạt đỉnh cao của sự thịnh trị.

        BIẾT NGẨNG ĐẦU LÊN NHÌN MẶT TRỜI

        Trong lễ đón nhận hoàng thân Actua đờ Cônnô (Arthur de Connaugh) anh của vua Êđua (Eduard) VII, Hiro Hito mới 4 tuổi đã mặc quân phục sĩ quan Nhật Bản. Ngay từ hai tháng rưỡi, mẹ của Hiro Hito đã được sự chỉ đạo nuôi dưỡng của bá tước Kaoamura, 70 tuổi với phương châm: "Bộ óc độc lập, trái tim thương yêu và tình cảm nhân đạo". Chính bá tước đã yêu cầu Hiro Hito mặc quân phục trong nhiều lần ra mắt khi có cuộc họp. Trước khi ông mất, ông đòi gặp Hiro Hito lúc đó mới 4 tuổi và dặn mẹ của Thiên hoàng tương lai:

        "Hãy dạy con sao cho mỗi buổi sáng, con người thiêng liêng nhỏ bé đó biết ngẩng đầu lên nhìn bầu trời! Dạy con để mỗi buổi sáng, bầu trời và con người đó hòa quyện trong tuyết trắng của núi Phú Sĩ và màu xanh bất diệt của đại dương. Hãy dạy con biết hưởng cái "ân" của bầu trời và biết trị cái "oán" của mặt đất. Buổi chiều, chính là lúc phải dạy con biết nhìn xuống đất để thấu hiểu nỗi đau khổ và cay đắng của người dân Nhật. Hạ thần ra đi thanh thản nhưng nỗi đớn đau của đất nước thì xin được mang theo tới chốn tuyền đài".

        Đám tang của bá tước đã được tổ chức rất trọng thể.

        Hiro Hito cúi lạy theo đúng nghi thức.

        Sau khi bá tước mất, Hiro Hito được đưa về lâu đài Akasala sống với cha. Cậu được sống trong một ngôi nhà nhỏ độc lập, xung quanh có những vườn cây đẹp. Có một vườn trẻ của Hoàng gia dành riêng cho Hiro Hito và các trẻ cùng lứa tuổi. Những yếu tố độc đáo về sông, núi của Nhật Bản được đan quyện trong những trò chơi mẫu giáo gây ấn tượng sâu sắc đối với Hiro Hito. Trông coi cậu là nhiều viên quan coi sóc về thể chất và tinh thần. Chịu trách nhiệm chính là một giáo sư già có nhiều kinh nghiệm đã từng làm hiệu trưởng của một trường nổi tiếng.

        Hiro Hito ngay từ năm 5 tuổi đã là một đứa trẻ cương nghị và trầm lặng, không chịu tuân theo những điều gì bình thường trong cuộc sống gia đình. Cậu đã sống bên nhiều người lớn, những con người chuyên việc chăm sóc về tinh thần, tư tưởng và ý thức lãnh đạo của một hoàng đế tương lai. Cậu đã sóm được hòa mình trong không khí vinh quang của những bản anh hùng ca về chiến thắng của một đất nước đứng đầu châu Á và siêu việt về sức mạnh quân sự.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2018, 10:19:23 pm »


        SAY MÊ THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT

        Hiro Hito có bạn là Tsuchiya rất thích thú với những thực vật biển, chính người bạn này đã lôi kéo Hiro Hito say mê nghiên cứu sinh vật biển sau này. Một bà bảo mẫu, bà Takako Suzuki, vợ của một sĩ quan hải quân (sau này viên sĩ quan đó đã trở thành Thủ tướng cuối cùng trong thời kì chiến tranh) cũng nuôi dưỡng thêm lòng say mê biển của Hiro Hito.

        Hiro Hito rất say mê thực vật, động vật ở vườn thú của công viên Ueno nhưng không thích những lời thuyết giáo của các vị chịu trách nhiệm hướng dẫn đi xem nên thường phản ứng bằng cách đòi về.

        Về nhà, Hiro Hito thường chơi đùa với Chichibu, em trai kém một tuổi, cả hai đều được nuôi dưỡng rất cẩn thận, thường chỉ gặp mẹ một lần trong một tuần và cha thì ít hơn, lí do chính là thời gian biểu được các quan coi sóc trong khuôn khổ đó trao đổi rất kĩ với cha và mẹ. Việc kiểm soát gắt gao việc chơi mà học được giao riêng cho một số quan chức. Có hai căn bệnh được đặc biệt lưu ý đối với Hiro Hito là cận thị và vẹo cột sống. Các bác sĩ đã đưa nhiều đề án để ngăn hai căn bệnh này xuất hiện.

        Trong những cuộc chơi đùa, Hiro Hito thường được coi là thủ lĩnh. Chichibu luôn thích làm cận vệ của Hiro Hito chứ không thích làm kẻ địch. Nhiều cuộc thực nghiệm về thực vật, động vật đã được tổ chức một cách chu đáo nhằm thu hút thú say mê khoa học ngay từ thời niên thiếu của Hiro Hito.

        NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ÔNG NỘI - VĨNH BIỆT ÔNG NỘI

        Ồng nội với dáng lùn mang theo sắc thái độc đáo luôn luôn đi bộ theo phong cách của một nhà vua độc tài, lại điểm thêm bộ râu ngắn, con mắt tinh nhanh, sắc sảo, tạo nên hình ảnh một người ông đáng sợ. Ông nội rất nghiêm khắc, không tha thứ bất cứ cháu nào có hiện tượng xấu vì thế đã để lại những ấn tượng rất sâu sắc đối với các cháu, đặc biệt đối với Hiro Hito. Ông bao giờ cũng trừng phạt Hiro Hito nặng nhất. Chính Hiro Hito không sợ cha Yoshihito bằng ông nội.

        Ông nội có ý thức rất sâu sắc trong việc dạy các cháu vì ông phát hiện càng dạy sớm, kết quả càng chắc chắn. Ông chỉ bảo cặn kẽ cách bắn cung, luôn có những lời khen mang bốn sắc thái: tâm lí, tế nhị, khích lệ, sâu sắc.

        Hiro Hito luôn có ý thức tự khẳng định mình, phản đối những điều không ưng ý một cách mãnh liệt. Nếu không đồng ý, rất cương quyết không chịu nhượng bộ bất cứ ai. Điều này rất phù hợp với ông nội. Minh Trị là một con người rất quả quyết. Dưới thời ông, các công ti Mitsu, Sumitomo, Ioasaki trở nên rất thân cận trong triều đình. Những công ti công nghiệp khổng lồ cai quản nền kinh tế cũng thực hiện nghiêm chỉnh những yêu cầu của Minh Trị.

        Bên những nét đẹp đó, Minh Trị cũng nổi tiếng là một ông vua ăn chơi vào loại ghê gớm. Các cận thần cũng không kém, luôn luôn say sưa cùng Thiên hoàng. Nhiều lần Minh Trị không đủ sức leo lên yên ngựa, các viên quan phải công kênh Thiên hoàng lên. Mỗi lần nhìn thấy ông nội ngã ngựa vì say, Hiro Hito lại tìm cách chế giễu, trêu ông bằng việc bắt chước giả vờ ngã. Những sự việc này đã để lại những bàn tán phía sau không tốt đẹp lắm. Các quan cũng nhiều người can ngăn nhưng Hoàng đế chưa bao giờ kiềm chế được mình.

        Yoshihito kế ngôi sau này, cũng chịu ảnh hưởng của cha, đã khai tâm cho con trai của mình về rượu ngay khi con mới 5 tuổi, gần như bắt chú bé uống sake nhưng Hiro Hito đã chống lại rất ác liệt. Yoshihito đành cười xoà, xoa đầu Hiro Hito.

        Tuy vậy, Minh Trị chưa bao giờ sao lãng công việc chính trị. Tháng 12-1905, ông cho đặt ở Triều Tiên chức Tổng thống đốc, cử Ito Hirobami đảm nhiệm. Quân đội Nhật được trao quyền điều khiển chính phủ Triều Tiên và chính quyền các địa phương. Vua Triều Tiên buộc phải thoái vị, nhường ngôi cho hoàng tử kế vị. Năm 1909 khi nghe tin Ito Hirobami bị giết, Minh Trị cho tiến hành khủng bố nhân dân cả nước Triều Tiên. Năm 1910 Nhật tuyên bố xoá bỏ nền độc lập của Triều Tiên. Ngày 22-8-1910, vua Triều Tiên buộc phải kí văn kiện từ bỏ chủ quyền, nhường ngai vàng cho Hoàng đế Nhật.

        Minh Trị cũng rất chú ý về mặt kinh tế. Ông đốc thúc gắt gao mọi hoạt động sản xuất. Chỉ trong hai năm 1905-1907 , trọng tải tàu biển tăng 2 lần. Khối lượng sản phẩm luyện kim từ sau chiến tranh Nga-Nhật đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất tăng 10 lần. Sau khủng hoảng 1907-1908, các nhà máy, công xưởng có trên 500 công nhân, chiếm gần 20% tổng số các công ty tài chính - thương nghiệp gia đình, các nhà băng Mitsui, Mitsubisi, Xumimoto, Yaxuda... tiến tới hình thức côngxoocxiom (Liên hiệp giữa nhà băng và độc quyền công nghiệp).

        Đặc biệt, Minh Trị rất chú ý tới chính sách đối ngoại. Tháng 7-1907, Nhật ký với Nga hiệp ước phân chia khu vực ở Mãn Châu và sẽ cùng phối hợp nếu bị Mỹ-Anh tấn công. Ngày 30-11-1908, Nhật - Mỹ trao đổi công hàm, đồng ý giữ nguyên thực lực ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương, tôn trọng quyền lợi lẫn nhau. Nhưng tháng 10- 1909, Mỹ yêu cầu "quốc tế hóa" đường sắt ở Mãn Châu, Nhật từ chối. Ở Mỹ, phong trào tẩy chay người Nhật diễn ra khắp nơi. Ngày 12-8-1905 (trước khi kí hòa ước Poxmao), Anh - Nhật kí hiệp ước liên minh mới thay cho hiệp ước 1902. Hiệp ước này cho phép Nhật tự do ở Triều Tiên, còn Anh có quyền thống trị ở Tây Tạng, Apganixtan, Iran đề phòng thủ Ấn Độ.

        Năm 1912, Minh Trị có nhiều triệu chứng sa sút ghê gớm về mặt sức khỏe. Ông thường xuyên nói chuyện với Hiro Hito, căn dặn cháu nhiều điều. Mặc dù Hiro Hito năm đó mới 11 tuổi nhưng ông luôn gợi ý để Hiro Hito có thể biết được phần nào ý nghĩa những cuộc họp quan trọng. Ông thường dò hỏi mức độ hiểu biết về vấn đề chính trị của Hiro Hito. Ông lo lắng nhiều cho nước Nhật thời Hiro Hito vì biết cha của Hiro Hito có nhiều khiếm khuyết trong cuộc sống và đôi khi thấy thiếu ý chí trong cách suy nghĩ về chiến lược chính trị của Nhật. Ông luôn cầu nguyện trong đền Shinto và cầu mong sự nối tiếp xứng đáng của Hiro Hito trong dòng Hoàng gia.

        Những đóng góp cuối cùng của Minh Trị trong cuộc đời là những ý kiến về giáo dục.

        Trong các cuộc họp, ông thường chỉ Hiro Hito, nói:

        "Các người nên nhìn cậu bé này. Nếu không bắt đầu từ sớm thì không thể nói đến sự hưng thịnh của nước Nhật. Sớm ở đây có nghĩa là phải bắt đầu từ giáo dục. Ngay từ khi ta lên ngôi, ta đã hiểu dân ta về tri thức kém xa các dân tộc khác. Nhưng nếu biết sớm chăm lo đến giáo dục thì không sợ. Càng nhiều tuổi, ta càng hiểu giáo dục là gốc rễ của tất cả. Nó không những là chìa khóa mà còn là ánh sáng phủ mọi đen tối của bất cứ nước nào. Nhưng vấn đề đặt ra là phải "sớm". Nếu muộn thì hỏng hết. Chẳng hạn như cậu bé Hiro Hito đây, nếu giáo dục muộn thì tìm đâu ra sức mạnh. Nhật chiến thắng Nga trước hết vì nền giáo dục Nhật đã ăn sâu vào dân Nhật, cắm rễ vào trí não người dân ngay từ giữa thế kỉ trước."

        Những triệu chứng về bệnh tật của Minh Trị ngày càng phát triển theo xu hướng xấu. Tất cả các bác sĩ giỏi nhất của nước Nhật đã được lệnh về Tokyo nhưng không thể cứu vãn nổi. Ngày 30-7-1912, Minh Trị vĩnh biệt nước Nhật. Hoàng cung chìm đắm trong đau xót. Nước Nhật rung lên trong tiếng khóc. Tất cả đền Shinto1 đều làm lễ cầu nguyện.

-------------------
        1. Thần đạo - Tôn trọng sự tinh khiết - Ngày giỗ, người Nhật chỉ cúng cơm gạo, hoa quả, không giết súc vật. Giáo lý Shinto: ‘Trong sạch cả thể xác lẫn tinh thần”.

        Chữ kami: thần, thượng đế; sau thêm nghĩa: linh hồn, trong sáng,được coi là gốc của Shinto.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2018, 08:55:06 am »

    
        NOGI, NGƯỜI ANH HÙNG VÕ SĨ ĐẠO

        Trước lễ quốc táng một đêm, Nogi, người anh hùng võ sĩ đạo, người thầy, người cha thiêng liêng của Hiro Hito, người mà Yoshihito và Minh Trị cùng thống nhất trao chiếc kiếm quyền uy võ sĩ đạo của dòng Thiên hoàng để nuôi dạy Hiro Hito sớm nhập được những linh cảm của tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản, đã đến gặp Hiro Hito lần cuối cùng và nói: "Tôi đã không làm tròn nhiệm vụ của Thiên hoàng trao cho. Tôi xin chịu tội. Nhưng trước khi được sống với cõi u tịch, tôi tha thiết cầu mong Hiro Hito chủ soái tương lai của nước Nhật hãy cố giữ được cái gốc của một quân nhân, cái gốc của võ sĩ đạo Nhật Bản. Tôi xin vĩnh biệt Hiro Hito".

        Ngày hôm sau, tiễn đưa Minh Trị xong, Nogi trở về biệt thự. Ông cùng vợ tắm gội để thân thể được tinh khiết rồi mặc bộ Hòa phục trắng như tuyết, quỳ xuống trước bức di ảnh của Minh Trị, trên đó có chữ kí đề tặng của chính nhà vua. Theo đúng tinh thần võ sĩ đạo, ông mổ bụng bằng đoản kiếm1 còn vợ ông chỉ được sử dụng dao găm đâm cổ.

        Cái chết của vợ chồng Nogi một lần nữa chứng minh sự huyền bí thiêng liêng của tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản. Sống hay chết đối với người võ sĩ như nhau, nhưng sống thì phải đẹp và cao cả, chết phải trong sáng và hiên ngang.

        Hiro Hito rất xúc động trước cái chết của ông nội và thầy học. Trong nhiều ngày sau đó Hiro Hito rất thích sự im lặng, có khi cả ngày không nói câu nào. Từ nay, với sứ mệnh chuẩn bị kế nghiệp chính thức, Hiro Hito được sống trong một phòng riêng, trang trí nội thất đơn giản nhưng mang ý nghĩa võ sĩ đạo sâu sắc.

        LỚN LÊN CÙNG VỚI NƯỚC NHẬT

        Hiro Hito tiếp tục học trường "Võ sĩ đạo" hai năm nữa. Một gia sư mới là đô đốc Togo, người anh hùng trong chiến tranh Nga - Nhật. Ông là một chỉ huy nghiêm khắc, mọi người rất tin cậy. Cuộc sống hằng ngày của ông là một hình mẫu khó có thể theo nổi của một Samurai. Sáng dậy rất sớm, tắm nước lạnh trong bất cứ thời tiết nào, kể cả những ngày dưới 0 độ. Ông ăn uống rất ít nhưng chế độ tập luyện lại cực kì căng thẳng. Ông rất coi trọng "Trà đạo", thường uống trà sau mỗi buổi luyện kiếm và suy nghĩ triết lý: "Bí ẩn của phương Đông là nỗi khiếp sợ của các nhà triết học".

        Hiro Hito học tiếng Pháp với một giáo sư Pháp. Tiến sĩ Sugiura đã từng dạy hóa trường Đại học Tổng hợp ở Luân Đôn, dạy môn "Luân lí". Giáo sư Sugiura già, sống rất đạo đức, giảng bằng tiếng Anh những vấn để Triết học phương Đông.

        Đặc biệt, tiến sĩ Hattori dạy về khoa học tự nhiên và sinh vật học. Ông đã dẫn cậu học trò của mình về vùng nông thôn để nghiên cứu về lịch sử tự nhiên. Ổng còn đưa Hiro Hito ra biển để nghiên cứu hải sản. Hattori đã coi Hiro Hito như một cộng tác viên khoa học, hướng Hiro Hito vào bộ môn khoa học của mình niềm say mê vô tận đến ngay cả những giây cuối cùng trong đời mình.

        Hiro Hito ngay từ năm 10 tuổi đã có những sưu tập về bướm, côn trùng, hoa dại. Do ý thức tự lập sớm phát triển nên Hiro Hito hỏi các thầy rất ít, chủ yếu tự mình học tập, nghiên cứu.

        Hiro Hito đã lớn lên cùng với nước Nhật. Từ một thuộc địa nghèo nàn, nước Nhật đã trưởng thành với sự dũng cảm phi thường.

--------------
       1. Harakiri, seppuku hoặc kappuku (mổ bụng).

        Theo tinh thần võ sĩ đạo, các bushi (võ sĩ, hiệp sĩ, samurai) phải theo luật của võ sĩ (bushi doo), khi mổ bụng phải tuân theo 5 điều sau:

        - Lễ “Harakiri” ở đền Shinto;

        - Dùng đoản kiếm mổ bụng (biểu tượng tự sát);

        - Thanh thản với sắc mặt bất khuất;

        - Ngã về phía trước;

        - Khi không chịu đựng nổi, vệ sĩ (được chọn kỹ) đứng bên sẽ cầm trường kiếm chém một nhát đứt đầu.

        Nếu là thương nhân mới được tự sát bằng thuốc độc.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Hai, 2018, 11:46:42 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2018, 11:47:28 am »


        TÌM THẤY CON ĐƯỜNG LẮT LÉO GIỮA MỘT CUỘC CHIẾN TRANH TÀN BẠO

        Từ năm 1912 đến 1918, Hiro Hito đã sống trong một giai đoạn nước Nhật tìm thấy con đường lắt léo giữa cuộc chiến tranh tàn bạo của hai phái: Anh, Pháp, Nga và Đức, Áo, Hung, Italia. Những bộ óc điện tử của nước Nhật đã giúp cha con Hiro Hito rất nhiều. Nhật hiểu rõ chiến tranh thế giới tất yếu sẽ xảy ra và còn đoán được bên nào sẽ thắng. Nhật mâu thuẫn rất gay gắt với Anh trong vấn đề Trung Quốc nhưng ngày 23-8-1914 lại tuyên chiến với Đức (đêm hôm trước, tất cả báo chí Nhật đều tuyên truyền chống Anh, tỏ ra có thiện chí với Đức). Nhật đã chiếm Thanh Đảo thuộc bán đảo Sơn Đông. Sau đó, chiếm các đảo Mariana, Côrôlin, Macsan. Khi thấy phương Tây vướng chiến tranh ở châu Âu, Nhật vội bành trướng thế lực ở Trung Quốc. Tháng 1- 1915, chính phủ Nhật đưa ra "21 yêu cầu" buộc Trung Quốc phải lệ thuộc Nhật về kinh tế, chính trị, quân sự; thừa nhận quyền lợi của Nhật ở Sơn Đông, Nam Mãn Châu, phần phía đông Mông cổ, thành lập lực lượng cảnh sát hỗn hợp Trung - Nhật, xây dựng các nhà máy quân sự Nhật - Trung, cho Nhật xây dựng đường sắt ở Nam Trung Hoa, trao cho Nhật quyền truyền giáo ở Trung Quốc. Sau khi xin cắt giảm một số điểm, Viên Thế Khải chấp nhận "21 yêu cầu". Mỹ - Anh không phản đối vì nghĩ Nhật không đủ sức khống chế Trung Quốc về kinh tế và chính trị. Trong chiến tranh, Nhật tranh thủ xuất khẩu hàng hóa (trước hết là hàng dệt) sang Trung Quốc rồi xâm nhập sang cả châu Âu và châu Phi. Thu nhập thương thuyền tăng lên tới 10 lần.

        Khi kết thúc chiến tranh, Nhật không thiệt hại gì lớn, nghiễm nhiên là kẻ thắng trận. Hòa ước Vecxai 1919 đã cho Nhật làm chủ vùng bán đảo Sơn Đông, các đảo ở Thái Bình Dương phía Bắc đường xích đạo. Nhật còn là Ủy viên thường trực của Hội Quốc Liên, một cường quốc đế quốc chủ nghĩa ở châu Á.

        Hội nghị Hoàng cung đã đánh giá rất cao dự đoán của những bộ óc thông minh thời đó, phán xét chính xác tình hình thế giới sẽ xảy ra như thế nào trong vòng 10 năm. Hiro Hito sau này nhớ lại về những cuộc tranh cãi đầy thú vị trong hoàng cung để tìm ra cách tốt nhất có lợi cho nước Nhật. Quyết định đánh Đức mặc dù mâu thuẫn chủ yếu với Anh, Mỹ là một ý đồ cực kỳ sáng suốt đối với tương lai của nước Nhật sau Đại chiến I.

        Các nước châu Âu trở thành bãi chiến trường nên hàng xuất khẩu sang châu Á giảm sút. Mỹ, Nhật thay nhau độc chiếm. Hàng Nhật tràn khắp châu Á. Trong nước Nhật, không còn nguồn cung cấp máy móc, phụ tùng, hàng từ phương Tây, do đó các ngành công nghiệp nặng và hóa chất phát triển mạnh, tạo được nền tảng vững chắc. Xuất khẩu của Nhật tăng gấp 4 lần, từ 799 triệu yên năm 1914 lên 3243 triệu yên năm 1919. Từ chỗ nợ nước ngoài 1,1 tỷ yên năm 1914, Nhật trở thành chủ nợ 2,7 tỉ yên năm 1920, dự trữ vàng và ngoại tệ hơn 2 tỉ yên, tăng 6 lần trong vòng 6 năm.

        Nhìn chung, từ năm 1914 đến năm 1920, tổng sản lượng công nghiệp tăng gấp 3,2 lần về danh nghĩa, số lượng công nhân nhà máy tăng gần gấp đôi. Nhiều công ti đạt tỉ xuất lợi nhuận trên 100%. Ngành hàng hải đứng thứ ba trên thế giới. Công ti Mitsui với tiền vốn 7 tỉ yên, chỉ huy 214 xí nghiệp lớn. Công ty Mitsubisi tiền vốn 4 tỉ yên, chỉ huy 50 xí nghiệp lớn.

        HOÀNG THÂN SAIONJI

        Chiến tranh vừa kết thúc, Hoàng cung đã có một cuộc họp bàn về việc giáo dục Hiro Hito. Nhiều đại lão quan đã xác định: Hiro Hito 17 tuổi, ở lứa tuổi đó có hai việc cần làm gấp, một là cho thâm nhập sâu vào các phong tục tập quán cỗi rễ nhất của nước Nhật; hai là cho đi thăm Anh, Pháp để hiểu biết chính xác về thế giới phương Tây.

        Nhưng Hiro Hito chưa học xong, Nhật hoàng Taisho lại mới có triệu chứng lâm bệnh khó chữa; hơn nữa Anh - Pháp còn đang tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh nên mọi việc tạm dừng lại.

        Hoàng thân Saionji thời kỳ này đóng vai trò quan trọng trong những công việc lớn. Ông đã học luật ở Pháp 10 năm, nói tiếng Pháp rất giỏi. Ông là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, trưởng đoàn Nhật ở Hội nghị Vecxai. Ông là người tìm được mối liên hệ rất chặt chẽ giữa phương Tây và Nhật Bản, tạo nên được một lý thuyết chỉ đạo về bản sắc dân tộc Nhật cần được bảo tồn như thế nào trước sự công phá của thế giới Âu - Mỹ. Ông đã trở thành bạn thân thiết với Gioocgiơ Clêmăngxô, Gôngcua... Ông xác định: Hiệp ước Hòa bình đã ký ở Vecxai là nền tảng của Hội Quốc Liên, chấm dứt thời kỳ cách biệt của Nhật vói thế giới, ông đã viết cho Nhật hoàng Taisho:

        "Những kết quả của Hội nghị Vecxai sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến vị trí của Nhật Bản trong nền chính trị quốc tế. Chúng ta đã được xếp vào hàng thứ năm những nước mạnh và đánh dấu sự khởi đầu tham gia của chúng ta vào nền chính trị châu Âu. Ngoài ra, chúng ta còn đứng ở vị trí quan trọng trong Hội Quốc Liên, chúng ta có quyền quyết định tất cả những công việc ở phương Đông và phương Tây".

        Ông cương quyết đấu tranh phải đưa gấp Hiro Hito đi nghiên cứu tình hình Anh - Mỹ, nhất là từ năm 1920, Taisho bắt đầu ốm nặng đến mức độ phần lớn công việc Hiro Hito phải chịu trách nhiệm kí thay. Không thể trì hoãn, một hội đồng chuyên nghiên cứu về chuyến đi của Hiro Hito được thành lập. Y niệm về Tổ quốc cần được ghi dấu ấn sâu đậm bằng mọi hình thức phù hợp với lứa tuổi 20. Saionji khẳng định nếu không nghiên cứu kĩ tâm lí của Hito trước khi đi nước ngoài thì đấy là một sai lầm lớn của nước Nhật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2018, 08:04:27 am »


        TÌNH YÊU, NGHỆ THUẬT VÀ CHỦNG TỘC

        Ngày 3-3-1921, Hiro Hito chính thức cùng đoàn tùy tùng chuẩn bị mọi nghi lễ xin phép vua cha và mẹ cho ra nước ngoài. Hiro Hito còn phải đến núi Phú Sĩ cầu khấn, chịu những nghi lễ trong đền thờ Shinto với rất nhiều chi tiết phức tạp kéo dài suốt ngày đêm.

        Hiro Hito phải thề trước Thần và xin tự nguyện hi sinh toàn bộ cuộc đời cho sự nghiệp quang vinh thiêng liêng của nước Nhật.

        Trên đường đi Luân Đôn, Hiro Hito đã đến Hồng Kông, Xingapo, Côlômbô, Ai Cập, Manta và Gibranta. Khắp nơi, Hiro Hito đều được đón tiếp rất chu đáo vì nước Nhật thời đó đang vươn lên rất mạnh, nhiều nước muốn học tập. Ở Ai Cập, đô đốc Alenbi đã chuẩn bị bữa tiệc độc đáo thịnh soạn ngoài trời, nhưng không may, một cơn bão cát kéo đến bất ngờ đã cuốn đi toàn bộ các món ăn và bàn ghế lẫn cốc chén. Có những chai rượu lăn xa đến 500 mét. ở Manta, Hiro Hito lần đầu tiên được xem ôpêra Ôtenlô. Có ba ấn tượng được ghi nhận sâu sắc mãi sau này.

        Một là tình yêu: trước khi đi, Hiro Hito đã được người yêu, Hoàng thân Kuni, bố vợ tương lai và giáo sư Sugiura vừa tiễn đưa vừa dặn dò những câu nói chứa chan tình cảm. Hiro Hito rất xúc động. "Tình yêu, đó là một tình cảm mang theo màu sắc huyền thoại sâu sắc nhất, ẩn hiện bất ngờ nhưng bao giờ cũng phải tuân theo luật lệ của dòng máu truyền thống đã có hơn hai thiên niên kỉ". Phải sau khi xem Ôtenlô, Hiro Hito mới hiểu hết câu nói đó của giáo sư Sugiura trước lúc tạm biệt. Hiro Hito hiểu rằng đối với hoàng tử của nước Nhật thì tình yêu không đơn giản như những chàng trai Nhật khác, nó phải gắn với tâm linh của Nữ thần Mặt trời Amatêraxư và Thiên hoàng Jimmu (Thần Vũ). Hiro Hito hiểu tình yêu của mình phải nằm trong sứ mạng thiêng liêng của ông vua thứ 125 của Nhật Bản tính từ Jimmu năm 660 trước Công nguyên.

        Hai là nghệ thuật: Hiro Hito đã được xem rất nhiều những buổi biểu diễn nghệ thuật Nhật đậm màu sắc dân tộc, tính khiêm tốn, giản dị đôi khi phải được giải thích rất chi tiết mới hiểu hết. Giờ đây, chàng trai phương Đông tiếp xúc với nhạc kịch phương Tây với tất cả sự ngỡ ngàng, đôi lúc phải cầu viện tối sự phân tích của các nghệ sĩ phương Tây, nhưng cũng không hiểu nổi. Tất nhiên, sau khi xem, những ấn tượng mạnh về một nền nghệ thuật xa lạ đã làm Hiro Hito mất ngủ mấy đêm liền.

        Ba là chủng tộc: vấn đề này được coi là mấu chốt trong đời sống chính trị của Hiro Hito. Lần đầu tiên Hiro Hito hiểu được chủng tộc là một trong những vấn đề  phức tạp nhất của thế giới tương lai. Vấn đề tình yêu của Sêchphia nêu trong vở kịch thực ra chỉ là một tia chớp của vấn đề chính trị. Nhân loại sẽ còn khổ đau nhiều chung quanh khái niệm chủng tộc. Nhận thức được điều này, Hiro Hito cảm thấy sức mạnh của nghệ thuật phương Tây cũng cần được người Nhật tiếp thu học hỏi. Nghệ thuật gắn với truyền thống và chính trị sẽ tạo được sức mạnh lớn lao có sức thuyết phục con người ở những tầm vóc tư tưởng cao nhất. Vấn đề chủng tộc thực chất là vấn đề về quan niệm bình đẳng giữa những con người khác màu da. Hiro Hito cảm nhận sâu sắc điều này. Chàng trai da vàng thấu hiểu rất chính xác điều đó khi tiếp xúc với thanh niên da trắng.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM