Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:54:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời Nhật Hoàng Hiro - Hito  (Đọc 9806 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 10:30:58 pm »


        GIẢM BỚT MỤC TIÊU CỦA CUỘC "HÀNH TRÌNH NAM TIẾN"

        Ngày 30-7-1941, Hiro Hito triệu tập Bộ Tổng tư lệnh đến và lo lắng hỏi Tổng tư lệnh hải quân: "Liệu trong cuộc chiến tranh với Mỹ, Anh, Nhật có thể thắng như 1905 không?". Nagano tỏ ra lúng túng, không dám nói chắc sẽ thắng; Hiro Hito bực mình vì cách trả lời này. Kido cũng nhấn mạnh: "Không chắc thắng có nghĩa là thất bại".

        Nhưng trong thực tế, đô đốc Yamamoto đã đưa ra kế hoạch chiến tranh Thái Bình Dương (bao gồm cả bản khởi thảo việc tấn công Trân Châu cảng) tới Tổng tư lệnh Hải quân và một sơ đồ về Trân Châu cảng đã được vẽ chi tiết nhờ công sức của những người giảng dạy ở trường Hải quân.

        Tojo, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, rất trung thực đã cố thuyết phục Thiên hoàng yên tâm về giá trị đạo đức của những lực lượng quân đội, nhưng ông không thể nói hết được sự thật. Các sĩ quan đã bắt đầu yêu cầu phải có những chỉ thị và biện pháp gấp rút về việc nhanh chóng chiếm Đông Dương và làm chủ phương Đông để phù hợp với tinh thần của phe Trục.

        Hiro Hito rất khó xử trí, ông sợ cuộc chiến tranh với Mỹ không đơn thuần chỉ là vấn đề đạo đức mà là sự thất bại vì thê ông luôn tìm cách giảm bớt mục tiêu của cuộc "Hành trình Nam tiến" và đôi khi cũng nhượng bộ thật sự với Mỹ trong khu vực Trung Hoa.

        Trước khi tấn công Trân Châu Cảng, trong nhiều tháng, Hiro Hito đã đặt ra nhiều vấn đề chung quanh chiến dịch này. Mỗi một giai đoạn đều có sự chuẩn bị chu đáo, Thiên hoàng lưu ý tới những chi tiết lật ngược và những câu hỏi mới được đặt ra rất chặt chẽ trong suốt tháng 9, tháng 10. Ông không những muốn đưa ra phân định xét xử về đạo đức mà còn bàn đến cả những nạn nhân, những nỗi đau khổ và những sự chịu đựng, hi sinh của nhân dân Nhật Bản.

        TIN TƯỞNG VÀO MỘT CUỘC CHIẾN TRANH CÓ LÍ

        Hiển nhiên, Hiro Hito vẫn tin tưởng vào một cuộc chiến tranh có lí, nhanh và thắng lợi có thể dẫn tối những cuộc thương thuyết mới đem lại nhiều quyền lợi cho Nhật ở châu Á. Ông còn tìm kiếm sự ủng hộ của Vatican trong lĩnh vực hòa giải và những biện pháp đề tạo ra sự suôn sẻ trong cuộc chiến sẽ xảy ra.

        Với sự đồng ý của Hiro Hito, lính Nhật và những tốp máy bay đã xâm nhập Nam Đông Dương. Ngày 29-7- 1941, tàu Nhật rời đảo Hải Nam. Ngay từ 1-8, Mỹ và Anh đã thông báo đến Tokyo việc ngừng một tàu chở dầu và hầu hết những cuộc trao đổi buôn bán. Konoye tố cáo lại những hoạt động quân sự của Mỹ. Vấn đề dầu hỏa càng được coi như một chứng cớ về khả năng tức thời của cuộc chiến tranh. Mặc dù vậy, những cuộc thương thuyết ngoại giao giữa Nhật và Mỹ không chấm dứt ngay, trái lại kéo dài tới 4 tháng và hai bên bàn luận tựa như cuộc đấu võ Sumo.

        MAGIC

        Thời kì này, Mỹ đã tìm ra bản Magic, bản thu bắt và giải mã tất cả các bức điện mà Bộ Ngoại giao Nhật gửi cho tòa đại sứ Nhật ở Oasintơn và các Tổng lãnh sự ở các địa phương. Người Nhật tin rằng không ai có thể giải được các mật mã ngoại giao và hải quân của họ. Nhưng Hoa Kì với chiến dịch Magic đã giải được toàn bộ. Hoa Kì nhiều khi biết trước cả tòa đại sứ Nhật những gì Tokyo gửi đến, biết đến mưu đồ "Trật tự mới", "Kế hoạch phát triển Đại Đông Á". Đầu tháng 8-1941 Cordell Hull biết (nhờ Magic) những quyết định của Gozen Kaigi (cuộc họp Hoàng gia) ngày 2-7. Magic cho biết những điều bí ẩn đằng sau việc thiết lập những cơ sở quân sự Nhật Bản ở Đông Dương. Toàn bộ những điện tín từ Bộ Ngoại giao Nhật đến các đại sứ, đến Beclin đều bị dịch mật mã.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:42:44 pm »


        TỪ NGÀY 3-9 ĐẾN NGÀY 16-9-1941

        Ngày 3-9, Ruddven bác bỏ lời đề nghị họp Thượng đỉnh, phái quân sự Nhật luôn luôn công bố Mỹ đã tạo ra những điều kiện không thuận lợi, bắt ép dư luận của quần chúng phải ủng hộ việc tiến tới chiến tranh Thái Bình Dương. Những người Nhật luôn nói rằng họ ở trong tình trạng kiên nhẫn chịu đựng. Cuộc họp Thượng đỉnh trong tình trạng cấp bách này chắc chắc sẽ diễn ra dưới dạng trao cho nhau những bằng cứ ngoại giao mang tính chất tối hậu thư và vấn đề đặt ra cuối cùng là sự thất bại sẽ thuộc về ai? Chính vì thế rất khó họp.

        Chắc chắn một cuộc họp Hoàng gia mối sẽ phải xảy ra đẩy Nhật vào con đường chiến tranh với những áp chế không thể chịu đựng nổi.

        Tuy vậy vẫn còn nhiều khó khăn nên sau 31 tháng 10, Nhật vẫn né tránh chiến tranh ngay với Mỹ, Anh, Hà Lan. Những điều kiện ngoại giao "tối thiểu" vẫn không được chấp nhận: không có người Mỹ và Anh xen kẽ trong những khu vực phân biệt giữa Nhật và Trung Hoa, giảm nhẹ sự giúp đỡ của Mỹ, Anh tới Tưởng, thiết lập lại những hoạt động thương mại bình thường với Nhật, "Liên kết thân thiết" với Mỹ, Anh trong lĩnh vực buôn bán giữa Nhật - Thái Lan - Ấn Độ (phần thuộc Hà Lan). Từ đó, yếu tố "tích cực" của một lí luận bị chèn ép buộc phải xâm lăng đã tung ra để biện hộ cho việc chiếm Đông Dương: "buộc phải đi đến một kết luận cho một hiệp ước hòa bình công minh ở Viễn Đông".

        Ngày 5-9, Konoye đã đề nghị Hiro Hito cho họp Hội nghị đế chế ngay ngày hôm sau. Thiên hoàng nói những vấn đề quan trọng đã đề cập tới trong giới lãnh đạo quân sự rồi. Nhưng Thứ trưởng vẫn khuyến nghị phải gặp lại. Hiro Hito ưng thuận. Hai phái quân sự đã được mời tới ngày 6-9.

        Vấn đề được đặt ra là phải có những lí giải về việc vượt qua những yêu cầu ngoại giao trước khi có chiến tranh. Sugiyama, Tư lệnh trưởng quân đội, nổi tiếng là một người lựa được chiều gió đã chế ngự được những cơn thịnh nộ của Thiên hoàng, đưa ra được rất nhiều chi tiết cụ thể, những chiến dịch dự đoán về việc xâm lược Mã Lai và Philippin. Hiro Hito chất vấn về việc dẹp Tưởng, kế hoạch là 5 tháng nhưng một năm chưa xong. Hiro Hito rất lo lắng đến yếu tố thời tiết. Konoye cũng cảm thấy không tin vào sự thắng lợi một trăm phần trăm nhưng ủng hộ cuộc chiến khi có thời cơ tốt. Đô đốc Nagano đưa ra những lập luận xảy ra trong thế kỉ XVII và xác định rõ Nhật phải chấp nhận những điều kiện để bước vào cuộc chiến, nếu chậm sẽ lợi cho kẻ thù. Hiro Hito còn đọc một bài thơ của ông nội (Minh Trị).

        Đi khắp thế giới
        Tất cả đều là anh em
        Tại sao gió và sóng
        Không thể đi nếu không dữ tợn ?


        Ngày 9-9, chiến dịch "Tiến xuống phía Nam" được bàn kĩ. Sugiyama hứa với Hiro Hito sẽ đảm bảo yên tĩnh ở phía bắc trong khi tiến xuống phía nam. Ngày 18-9, kỉ niệm lần thứ 10 "Sự biến Thẩm Dương".

        Kế hoạch Đại Đông Á đang như diều gặp gió.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2019, 11:00:28 pm »


        VAI TRÒ CỦA KONOYE

        Vấn đề ngoại giao thời kì này rất phức tạp. Ngay từ 6-9, Konoye đã phải tìm mọi cách để vừa trấn an Thiên hoàng, vừa tìm cách để Roosevelt ngày càng hiểu không thể có cuộc họp Thượng đỉnh, lại vừa ngăn tính hiếu chiến sôi động của những sĩ quan trẻ muốn chiến tranh sớm bùng nổ. Trong 3 giờ gặp Grew, cả hai đểu tìm cách lẩn tránh để không cho người đối thoại hiểu được âm mưu bên trong của cả hai bên. Hoàng thân Ito cùng con gái đã chuẩn bị một bữa cơm thân mật tiếp đãi hai bên.

        Konoye hiểu được những quyết định cuối cùng của Thiên hoàng thường phải rơi vào những tình huống rất khẩn cấp vì thế tự mình thuyết phục Grew hiểu rõ những yêu cầu của Hull là không thể thực hiện được trong những cuộc thương thuyết và nhận thức được

        Nhật Bản không bao giờ lầm lỗi trong ngoại giao và không thể hứa "những lời hứa vô trách nhiệm". Ông cũng thoáng để cho Grew hiểu quyền quyết định trong thời điểm này thường nằm trong quyển lực của phái quân sự. Ông cũng nói nếu Grew muốn, ông sẽ cùng Grew đến gặp tướng 5 sao, Tojo, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó tổng tư lệnh quân đội.

        Ngày 2-10, Hull trả lời theo kiểu phủ định cả những ý nghĩa tốt của Konoye về việc hi vọng gặp Roosevelt. Theo Magic, người Mỹ biết nếu gặp thì không phải là ngày 15 mà là 31-10, giới quân sự cần thêm 15 ngày nữa để hoàn thành kế hoạch riêng.

        Ngày 12-10, Konoye lại tìm cách thuyết phục Tojo giải thích thêm về trách nhiệm cần xác định trong một cuộc chiến tranh, trước kia chiến tranh với Trung Hoa và bây giờ lại thêm một cuộc chiến tranh khác. Liệu Nhật Bản có thể chịu đựng ngay được không? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng rất khó tính, cố tìm ra chỗ yếu của Konoye để phản công. Nhưng Konoye nói thẳng chính phủ hiện đang rất khó giải quyết đối với những nạn nhân chiến tranh người Nhật trong vòng 4 năm nay.

        Rido nhấn mạnh, Nhật chỉ nên tuyên chiến với Mỹ khi tình hình châu Âu hoàn toàn được kiểm soát. Hitle có khuynh hướng triệt Sơcsin và Stalin trước, vì thế phải có những hoạt động ngoại giao để thức tỉnh Hitle trong mối quan hệ hợp tác với Nhật, có những hoạt động chống Mỹ. Vaticăng cũng chúc mừng Nhật Bản đã thiết lập mối quan hệ ở cấp cao với Giáo hoàng Pie XII.

        Ngày 14-10, tại Hội đồng Bộ trưởng, người ta biết rõ Konoye không thể tiếp tục làm Thủ tướng. Buổi chiều, trong bữa cơm khách, nhiều người đã quan tâm tới việc tìm người thay thế cho người cầm đầu việc phát triển vùng Bắc Trung Hoa. Konoye đến vào lúc 18 giờ trong bộ kimono và thông báo: "Cuộc tranh cãi của chúng ta không cần thiết nữa. Chính phủ đã đến thời điểm kết thúc". Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhếch mép công bố những ý đồ của Hải quân trong cuộc chiến tranh chống Mỹ bị thủ tiêu, Konoye hơi tái mặt nhưng vẫn cười nói thêm: "Tối nay, tôi không chỉ ở đây để thưởng thức việc đãi khách của các bạn". Sau bữa ăn, ông đã chọn một cái bút và viết một từ mang theo một ý niệm: "Giấc mơ". Ông thì thầm: "2600 năm, một thời gian dài đối với một giấc mơ".

        Sau đó, viên sĩ quan tùy tùng đã đến nhà Konoye mang theo tin tức nhận được từ Tojo. Ồng được coi là người chống lại những thắng lợi của Hải quân Nhật Bản. Tuy nhiên, vấn đề chắc thắng không phải là vấn đề không được bàn đến. Tojo cũng đã biết Konoye và toàn bộ chính phủ của ông đã từ chức, Hoàng thân Higashikuni sẽ lên nếu trong chính sách mới có vấn đề thiết lập lại sự hòa nhập giữa hai phái quân sự.

        Konoye muốn giới thiệu với Hiro Hito hoàng thân Higashikuni làm Thủ tướng vì Higashikuni biết tính toán sâu sắc mối quan hệ giữa ngoại giao và chính trị. Ngày 16-10, Konoye từ chức. Hiro Hito lúc đầu từ chối vì biết vấn đề thương thuyết và chiến tranh từ nay sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng biết không thể khác được đành chấp nhận. Tojo không chấp nhận Higashikuni tuy ông là một sĩ quan cương trực và có tài, lí do cơ bản là ông không nhiệt tình đối với một cuộc chiến tranh mà Tojo ao ước. Kido là người rất hiểu về giá trị tinh thần của quyền uy Thiên hoàng đồng thời lại hiểu sâu về "sự phẫn nộ của quần chúng" nên đã khuyến nghị Tojo làm Thủ tướng. Hiro Hito chấp nhận. Sau này, Higashikuni có nhắc lại câu nói của Harada thư kí riêng của Saionjo: "Đó là sự kết thúc của Nhật Bản" khi biết tin Tojo lên làm Thủ tướng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2019, 03:26:15 pm »


        TOJO - NGƯỜI ĐEM LẠI NIỀM TIN MẠNH NHẤT

        Kido đã giới thiệu chính xác một số quý tộc siêu cấp và những tên lính có ý chí xâm lược mạnh nhất. Cả hai đều mong muốn có một sức mạnh thật sự và sự tận tâm của Tojo đối vối Hiro Hito cũng vô bờ bến. Tojo được coi là người đem lại niềm tin mạnh nhất. Từ trái tim, Hiro Hito và Kido đều cảm nhận Tojo xứng đáng là một biểu tượng cần thiết trong thời điểm này. Đó là một con người có sức làm việc tuyệt vời và trung thực tới mức khó tin nổi. Ngay thời kì là chỉ huy lực lượng cảnh sát quân sự ở Mãn Châu, Tojo đã sử dụng tiền lương của mình chia cho những người gặp khó khăn trong trung đoàn của ông.

        Kido còn hiểu rõ cả về tâm lí của Thiên hoàng trong việc duy trì quyền uy Hoàng tộc. Hiro Hito cũng rất mong muốn có một cuộc chiến tranh quyết liệt nhưng chớp nhoáng, ít thiệt hại để ngay sau đó có một nền hòa bình chính thức với sức mạnh bá quyền của Nhật ở Đông Á.

        Ngày 20-10, Thiên hoàng chúc mừng Kido về việc chọn lựa của ông. Kido giải thích thêm về những nguy hiểm của cuộc chiến tranh trong giai đoạn này rất cần tới Tojo. Hiro Hito vừa cảm thấy yên tâm vì có Tojo vừa lo lắng về cuộc chiến sắp bùng nổ, không biết con hổ nhỏ có thể trở thành con hổ cái không.

        Nhiều người lo lắng Tojo không biết sẽ xoay sở thế nào trước những tình huống phức tạp vì sau ngày 22-6-1941, Hitle thúc Nhật tấn công Liên Xô. Ngoại trưởng Matsuoka tán đồng, cho phải tấn công gấp Xibia, tin sớm tiêu diệt Liên Xô, sau đó sẽ tiến xuống phía nam. Bộ trưởng Hải quân Okawa lại cho đánh Liên Xô thì Mỹ, Anh sẽ đánh sau lưng Nhật vì thế "Nam tiến" là đúng. Tổng tham mưu trưởng lục quân Sugiyama vừa tán thành "Nam tiến" vừa cho có thòi cơ thuận lợi nhất sẽ đánh Liên Xô (dự tính cuối tháng 8, Hitle sẽ chiếm được Matxcơva). Tojo thời làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trong cuộc tranh cãi, chuyển từ "Bắc tiến" sang "Nam tiến". Thủ tướng Konoye ngả theo Tojo. Hội nghị đế chế 2-7 chính thức "Nam tiến", mở đầu chiếm Đông Dương. Konoye muốn bành trướng nhưng không muốn có chiến tranh Mỹ - Nhật. Vì thế đô đốc Teijiro Toyoda có nhiều quan hệ tốt với Hoa Kì lên thay Matsuoka. Vichy chấp thuận nên Nhật từ 24-7 tiến vào Nam Đông Dương và rất mong Hoa Kì nhượng bộ. Cuộc đàm phán giữa Nomura và Gordell Hull từ tháng 3 đến tháng 7 bế tắc, chính phủ Nhật đề nghị hội nghị thượng đỉnh giữa Konoye với Roosevelt. Song Roosevelt không muốn nhượng bộ nên khước từ và công bố lệnh cấm vận đối với Nhật.

        Hai tháng tiếp thương lượng không kết quả, đầu tháng 9, các thế lực hiếu chiến tìm mọi cách gạt thương lượng. Ngày 2-9, Nagano Tổng tham mưu trưởng hải quân, xét duyệt "chiến dịch Z", chú ý tới kế hoạch chiếm đóng Đông Nam Á do lục quân xây dựng.

        Hội nghị Đế chế 6-9 quyết định chiến tranh với Anh- Mỹ nhưng "Z" vẫn chưa chuẩn y. Ngày 11 đến 20-9, Bộ Tổng tham mưu hải quân cho diễn tập theo kế hoạch bị bại. Làn sóng phản đối càng mạnh. Nhiều đô đốc cho đánh Hawai theo "Z" làm yếu lực lượng yểm trợ cho "Nam tiến".

        Yamamoto tuyên bố sẽ từ chức nếu "Z" không được chuẩn y. Ông cho hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ là nguy cơ chủ yếu đối với Nhật. "Z" là phương án tối ưu để diệt. Phải vào tận hang mới bắt được cọp con. Phó đô đốc Kusaka trước cho là đánh bạc sau ủng hộ và bàn nhiều về việc khắc phục những nhược điểm của Yamamoto.

        8 CUỘC HỌP CẤP CAO

        Từ ngày 23-10 đến 1-11 có tới 8 cuộc họp cấp cao để tu chỉnh và cụ thể hóa những quyết định của Hội nghị đế chế cuối cùng: "Nam tiến" và sự tiến triển của cuộc xung đột, chỉ có một vấn để bàn về mối quan hệ với Mỹ. Ngày 1-11, những nghi ngờ của Hải quân đã tiêu tan, "ngày X" đã được bàn đến với điều kiện khí hậu khớp với chiến dịch, như thế chỉ có thể xảy ra vào đầu tháng 12, nếu không phải đợi đến tháng 3-1942. Trong khi những cuộc thương thuyết còn đang tiếp tục thì các chiến hạm ngay từ đầu tháng phải có sự chuẩn bị tổng hợp bao gồm 3 vấn đề lớn: 1. kết hợp với "Z". 2. Chuẩn bị những đòn "lật ngược" 3. Chú ý mối quan hệ quân sự ở Thái Lan. Một nhóm người Nhật đặt cơ sở ở đó để chuẩn bị tấn công Bắc Mã Lai tạo hiệu quả cao nhất về việc gây yếu tố bất ngờ cho "Z". Cũng cần lưu ý nếu Mỹ không bị đánh lừa bởi những động tác giả tưởng như Nhật đã nhượng bộ chút ít thì chắc chắn kế hoạch "Nam tiến" sẽ bị bại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2019, 11:17:58 pm »


        "VÀO HANG BẮT CỌP"

        Theo kế hoạch "Vào hang bắt cọp" của Kido, nhiều thủ thuật đánh lừa Grew được sắp xếp khá chu đáo. Grew tin ngày 25-10 sẽ được gặp Hiri Hito và Hiro Hito sẽ yêu cầu những thành viên chính của Hội đồng cơ mật và những lực lượng quân sự sẵn sàng tiếp tục đảm bảo một chính sách mềm dẻo trong việc chống Mỹ.

        Sự thật ngày 2-11, Thiên hoàng đã yêu cầu phải báo cáo những thiệt hại ban đầu. Số liệu thực sự bi quan: 1 xe bọc thép, 2 tuần dương hạm nặng, 4 tuần dương hạm nhẹ và 1800 máy bay. Hiro Hito yêu cầu phải báo cáo cả những thiệt hại của lục quân. "Tôi hi vọng các anh cũng phải nghĩ đến những phương tiện vận tải đường biển bị hư hại. Việc bảo vệ không quân liệu có chu tất không? Các anh sẽ làm gì nếu kẻ thù phá hàng rào ở Triều Tiên?".

        Sugiyama đảm bảo với Thiên hoàng tất cả những điểm nói trên sẽ có cách giải quyết.

        Thiên hoàng nghĩ đến những chiến dịch ở Trung Hoa - Hồng Kông: "Tôi hiểu các anh muốn giải quyết Mã Lai bất ngờ trước Hồng Công nhưng liệu bọn nước ngoài có nhượng bộ không?" Hiro Hito muốn biết những cuộc tiến công sẽ được khởi động như thế nào? Nếu chúng can thiệp nhiều, Hiro Hito cảnh cáo việc đánh bất ngờ sẽ không thực hiện được và việc tấn công Mã Lai sẽ thất bại.

        Sugiyama trả lời trong thực tế những việc này sẽ được báo trước. Hiro Hito lại đề cập tới những khó khăn của thời tiết. Mùa mưa đến sớm và như thế liệu có hiệu quả không?

        Sugiyama giải thích về việc ông sợ mùa mưa kéo dài ở Mã Lai nên phải xem xét lại kế hoạch. Nhưng riêng Philippin thì không phải nghĩ đến điều này.

        TẤN CÔNG TRÂN CHÂU CẢNG

        Đặc biệt là việc tấn công Trân Châu cảng, Hiro Hito hỏi Nagano về ngày giờ. Nagano khẳng định ngày 12-12. Thiên hoàng chất vấn: "Tại sao không là thứ hai?" Nagano nhấn mạnh giờ Hawai khác Tokyo (8-12 ở Nhật là 7-12 ở Hawai). Ngày chủ nhật tất cả đều mệt sau ngày nghỉ CUỐI tuần, lính Mỹ chắc ở tình trạng không tốt.

        Thiên hoàng muốn biết tỉ mỉ hơn, Nagano báo cáo về các cuộc do thám và tin vào hiệu quả của cuộc tấn công bất ngờ: Xu hướng chung là muốn kết thúc chiến tranh chớp nhoáng và không để Mỹ lợi dụng cuộc chiến đang xảy ra ở Liên Xô.

        Hiro Hito lưu ý Nagano không được bỏ qua sự đe dọa có thể xảy ra đối với những tàu ngầm địch ở một số cảng châu Âu và những điều phải gánh chịu khi các tàu chở dầu bị phong tỏa.

        Ngay 4-11, Thiên hoàng nói với Kido nhiều về nhiệm vụ chính chuẩn bị cho "cuộc xâm lược Thái Lan". Trong khi tranh cãi, Hiro Hito nêu rõ đất nước này trước kia có nhiều mối liên hệ gần với Nhật Bản vì thế nên có một hiệp ước quân sự cho một nhóm lính Nhật có quyền qua Thái Lan, biện pháp nên mềm dẻo tránh xung đột.

        Cũng ngày này, một chuyên viên ngoại giao cao cấp Saburo Kurusu rời Tokyo để đến Oasintơn liên kết với Nomura "thiết lập lại" cuộc thương thuyết. Vợ Kurusu là người Mỹ nên Kurusu, đại sứ cũ ở Berlin, càng được tin cẩn có thể làm tăng được tính bí mật của cuộc tấn công Hawai, đưa những vấn đề trọng đại vào bóng tối, biến vấn đề lớn nhất thành bộ xương của một con ngựa chết và luôn luôn tỏ ra lịch thiệp trong giao tiếp để có thể kéo dài tình trạng thương thuyết, ru ngủ Mỹ, tạo được niềm tin với Mỹ nhưng lại thực hiện được ý đồ quân sự của Nhật.

        Ngày 5-11-1941 lại có một cuộc Hội nghị đế chế. Hiro Hito đề cập tới một số vấn đề về sự phối hợp giữa các mặt trận và yếu tố bất ngờ cần được dựa trên những chiến thuật nào? Sugiyama nêu trận tuyến phía bắc phải được giữ yên để tập trung cho phía nam. Nhưng nghi binh thì phải làm ngược lại, phải có những hoạt động tưởng như sắp có một cuộc chiến tranh ở biên giới Trung-Xô.

        Sư đoàn thứ năm được thành lập chớp nhoáng chuẩn bị chiếm Mã Lai được tuyển lựa ở Hirozima, phần lớn lính mới này đều biết bơi. Ngoài ra còn lấy lính ở Trung Quổc và "ngày X" càng đến gần thì quy mô tổ chức càng phải được đưa ra công khai để lừa Mỹ nhưng đồng thời cũng là lực lượng dự trữ cho một âm mưu lớn hơn.

        Ngày 7-11 ở Oasintơn, Nomura và Kurusu gặp Hull để bàn tiếp về cuộc họp Mỹ - Nhật. 3 ngày sau đó, Nomura yêu cầu gặp Rudơven. Ngày này ở Tokyo "mệnh lệnh chiến dịch 01 đã tung ra" cho tất cả Hải quân phải kết thúc thời kì chuẩn bị để 20-11 có thể lao vào một trận đấu mới.

        Tuy nhiên, Rudơven và Hull vẫn tìm mọi cách thuyết phục Kurusu hãy quan tâm tới những vấn đề tối thiểu để có thể dẫn tối một sự hòa hợp. Hai đại sứ đều đệ trình những đề nghị cuối cùng lên Tổng thống và Thiên hoàng. Đó là cả Nhật và Mỹ đều cố không xung đột trong vấn đề Đông Nam Á. Nhưng thực sự lính Nhật vẫn ở lại Đông Dương, hòa bình vẫn rất mong manh trong khi Mỹ vẫn phải ưng thuận chở dầu hỏa và buôn bán và từ bỏ tất cả hoạt động quân sự ở Trung Hoa đối với Nhật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2019, 11:28:25 pm »


        Đối với Hull, đôi khi vẫn hiểu lầm rằng Nhật cho Mỹ đã ngủ ngon giấc mộng hòa bình ở Trung Hoa và chỉ tuyên bố chiến tranh với Mỹ nếu Đức tấn công hạm đội Nhật ở Đại Tây Dương. Ngày 20-11, Hull lại gặp Nomura và Kurusu hi vọng có thể yêu cầu Nhật nhượng bộ. Ngày nay, "Magic" đã dịch: thông báo cho Nomura biết Bộ trưởng Bộ Ngoại giao mới là Shinegori Togo.

        Thời kì này ở Mỹ, Henry Stimson là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Frank Knox Bộ trưởng Hải quân; Đô đốc Harold R.Stark Tổng chỉ huy các chiến dịch Hải quân và George C. Marshall Tổng tham mưu trưởng lục quân. Những cuộc tranh cãi thảo luận thường diễn ra sôi nổi sau mỗi lần thương thuyết với Nhật. Chính Rudơven đã nói với Stimson "Chúng ta rất lo lắng về ngày thứ hai sắp tới (1-12) vì Nhật đã báo về một cuộc tấn công không báo trước". Bằng những ý phán đoán thông qua Magic, Tổng thống biết những cuộc tập trung Hải quân lớn đến Thượng Hải để chuyển đi một số lớn lính Nhật Bản.

        Ngày 26-11, Hull cố vớt vát đề nghị với Kurusu và Nomura về một hiệp ước chống xâm lược trong tất cả những nước ở Đông Nam Á và rút hết những người Nhật ở Trung Hoa và Đông Dương. Hull biết Tokyo khó chấp nhận nhưng vẫn đề nghị.

        Những lính Mỹ ở nước ngoài đều nhận được lệnh phải luôn luôn ở tình thế chiến tranh bùng nổ, Đô đốc Kimmel ở Trân Châu cảng nhận được điện: "Sẽ có chiến tranh". Nhưng Rudơven và Hội đồng Quốc phòng vẫn cho rằng sẽ có những cuộc tấn công vào Mã Lai và Inđônêxia. Mọi người đều hình dung Nhật khó có thể có cuộc chiến tranh cùng một lúc diễn ra trên bộ, biển và không trung ở nhiều trận tuyến.

        Nomura tuy nhận được liên tiếp điện của Hull nhưng cũng chỉ báo rất ít cho Tojo về việc tiếp tục họp. Nhưng Thủ tướng vẫn từ chối. Ngày 29-11, Hiro Hito cho triệu tập các cựu Thủ tướng chuyên về quân sự đến bàn, hai ý kiến xung đột được đưa ra; ý thứ nhất thiên về chiến tranh sẽ đem lại lợi nhuận tức thời và rất cao cho Nhật, ý thứ hai lo lắng chiến tranh kéo dài liệu Nhật có chịu đựng nổi sự nghèo đói không? Hiro Hito không thể tìm kiếm nổi sự giải thích trong sáng và mạch lạc đành phó thác cho Thượng đế. Nhưng ông tỏ ra rất lo lắng với thời cuộc. Ông luôn luôn đặt ra nhiều câu hỏi với Takamatsu, Kido và thường xuyên gặp gỡ Tojo, Nagano.

        Ngày 1-12, Hội nghị đế chế một lần nữa lại xác định: "ngày X". Tất cả mọi sự chuyển động về quân sự phải rất nhanh, rất khớp và hoàn toàn bí mật.

        Ở Tokyo, những nhà ngoại giao và phóng viên báo chí đều hiểu sau những đề nghị cuối cùng của Hull và những điều tung ra từ phía Nhật, chiến tranh chỉ còn tính đến từng tuần từng giờ. Nỗi phiền muộn chính của Rudơven là trong tuần lễ từ 1-12 không còn là thương thuyết với Nhật nữa mà suy nghĩ về những biện pháp chống cuộc xâm lược ở những phần đất của Mỹ ở châu Á; khốn khổ hơn là ông biết có thể mất hết. Ông ta ao ước với một giấc mơ 6 tháng sẽ trở lại như cũ. Ông nghĩ đến lời cam kết chính thức với Anh và chính phủ "tự do" Hà Lan (thiết lập ở Luân Đôn) rằng nếu Nhật tấn công thuộc địa của Mỹ ở châu Á, Mỹ sẽ được sự ủng hộ của những người bạn. Nhưng một quyết định như thế chưa thể đảm bảo được sự ủng hộ thật sự mà thậm chí khi đất nước Anh bên miệng hố chiến tranh với Nhật Bản thì xu hướng tránh xa vẫn là điều tất yếu, mặc dù Sơcsin đã công bố gấp tuyên bố "Toàn bộ hoạt động xâm lược mới của Nhật Bản sẽ dẫn tới tức khắc những hậu quả nghiêm trọng hơn".

        Vào lúc những sự thay đổi tạm lắng này xảy ra ở Mỹ tuần cuối cùng hòa bình, những phóng viên báo chí không thể biết được cuộc chơi đã bắt đầu. Đô đốc Yamamoto đã nhận được mật mã ("NITAKA YAMANOBORE,1208") nghĩa là: Cuộc chiến tranh toàn diện chống các nước A (American) B (British) c (China) D (Dutch-Hà Lan).

        Đô đốc Isoroku Yamamoto, 57 tuổi, 40 năm hải quân (cho đến năm 1941, dựng lại cuộc tấn công bất ngờ hạm đội Nga ở cảng Lữ Thuận của đô đốc Heihachiro Togo năm 1904 (năm đó thiếu úy Yamamoto bị thương ở chân và bàn tay trái). Năm 1937, ông đã nói "không tin Hải quân của Thiên hoàng thắng Mỹ, Anh. "Ông đã từng là sinh viên Đại học Harvard, tùy viên hải quân Nhật tại Hoa Kì. Tháng 8-1939, phần tử quá khích muốn thủ tiêu ông nên đô đốc Yonai đã chuyển ra làm Tư lệnh hạm đội Liên hợp. Khi Konoye làm Thủ tướng, ông nói với Konoye "Tôi hi vọng Ngài sẽ làm mọi việc để tránh cuộc chiến tranh Nhật-Mỹ". Nhưng không thể khác được, năm 1940, ông dự định đánh bất ngờ Trân Châu Cảng để làm què hạm đội Mỹ và quân Nhật phải đánh chiếm Đông Nam Á trước khi Mỹ xây dựng lại hạm đội này.

        Có 3 điểm cần lưu ý:

        1. Hạm đội Mỹ phải có mặt tập trung ở Trân Châu Cảng.
        2. Khi băng qua một nửa Thái Bình Dương địch không biết.
        3. Tiếp tế nhiên liệu đảm bảo từ đầu đến cuối không cần vào bất cứ cảng nào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 12:26:27 am »


        Mùa xuân năm 1941, Bộ Ngoại giao Nhật đã cử Nagao Kita làm Tổng lãnh sự Nhật tại Honolulu (thủ phủ quần đảo Hawai) cùng với Tadashi Morimura, phó lãnh sự 28 tuổi (điệp viên thực thụ, tên thật: Takeo Yoshikawa). Kita là một nhà ngoại giao có quan hệ chặt chẽ với tình báo hải quân.

        Tháng 4-1941, mật danh "chiến dịch Z" (kỉ niệm một hiệu lệnh Togo sử dụng khi đánh chìm hạm đội Nga hoàng) xuất hiện.

        Yamamoto chỉ định trung tá Mitsuo Fuchida, phi công 39 tuổi đã có kinh nghiệm trong chiến trường Trung Hoa, đã bay 3000 giờ, chỉ huy không quân thuộc các tàu sân bay.

        Ngày 17-11, hầu hết các chiến hạm thuộc lực lượng đặc nhiệm đã đến vịnh Hitokappu thuộc đảo Oturup, một đảo ít người để ý tới. 6 tàu sân bay, với 390 máy bay chiến đấu, 2 thiết giáp hạm nhẹ, 9 khu trục hạm, 8 tàu chở dầu, 3 tàu ngầm. Tổng cộng 32 hạm tàu các loại. Phối hợp có 25 tàu ngầm chia làm 4 đội ở 3 căn cứ khác nhau, từ đêm 18-11 đều tiến về Hawai.

        Đảm bảo bí mật, đoàn tàu được lệnh đánh chìm mọi tàu bè các nước trung lập khi gặp. Nếu gặp tàu Mỹ trước 6-12 thì quay trở về, trong ngày 6 thì xét, còn trong ngày 7 thì tiêu diệt. Hơn 10 ngày, may mắn không gặp tàu nào.

        Sáng 6-12, đoàn tàu cách đảo Oahu 600 dặm. Hạm đội tàu ngầm đã vây quanh Oahu.

        23 giờ 6-12, 5 trong số 9 tàu ngầm ở Tây Nam Oahu được lệnh mỗi tàu nhả ra 1 tàu lặn con chở 2 người và 2 ngư lôi lọt vào tận trong, nằm dưới đáy biển chờ đánh từ trong ra.

        Phi công than phiền dưới ánh trăng tàu chòng chành, cất cánh khó nên lui lại 2 tiếng đúng lúc địch mất cảnh giác. Suốt đêm các phi công viết thư tuyệt mệnh. Nhiều người cắt móng tay gửi về cho mẹ hoặc vợ.

        5 giờ 30 ngày 7-11, Nagumo cho 4 máy bay trinh sát đi quan sát. 6 giờ, phó đô đốc Kusaka hạ lệnh kéo cờ có chữ z lên làm hiệu lệnh chiến đấu (Lá cờ này đã dùng trong hải chiến 1905). Trung tá Mitsuo Fuchida mặc sơ mi đỏ quấn ngang đầu băng trắng bước vào buồng lái máy bay ném bom 2 động cơ Mitsubishi 97 cùng với phi công và hiệu thính viên. 43 chiến đấu cơ Zero1 sẽ đi trước, 49 máy bay ném bom nặng loại Mitsubishi, 541 máy bay bổ nhào loại Atchi 99 và 40 máy bay phóng ngư lôi kiểu Nakazima 97 theo sau.

        Đúng 6 giờ 20 phút, lá cờ đỏ hình tam giác với một vòng trắng ở giữa từ cột buồm rơi xuống. Lệnh "Cất cánh" xuất hiện. 183 máy bay chiến đấu theo hình chữ V nổi tiếp nhau ào lên.

        Đợt thứ 2: 168 chiếc. 351 chiếc chiến đấu, chỉ còn lại 39 chiếc để bảo vệ.

        7 giờ 55 phút, thủy binh trên tất cả các hạm tàu ở Trân Châu Cảng mặc lễ phục trắng tập hợp làm lễ chào cờ trên boong các thiết giáp hạm, các dàn quân nhạc đã sẵn sàng cử quốc thiều.

        Vừa dứt tiếng kèn báo hiệu bắt đầu lễ chào cờ, toàn hải cảng tràn ngập tiếng động cơ.

        7 giờ 58 phút, chuẩn đô đốc Patrik Bellinger cho phát thanh bằng vô tuyến điện: "Không kích bất ngờ Trân Chầu Cảng - không phải diễn tập!".

        8 giờ tin đó được điện về Oasintơn và thông báo cho các hạm tàu trên biển.

        8 giờ 50 phút, 168 máy bay đợt 2 tấn công.

        9 giờ 45 phút, Mitsuo Fuchida ra lệnh tất cả máy bay Nhật quay tụ về mũi đất Kaena để quay về hạm đội, kết thúc tấn công.

        Phía Nhật 29 máy bay bị hạ (9 đợt 1 và 20 đợt 2), 74 chiếc bị thương, 5 tàu lặn con, 1 tàu ngầm lớn, 45 phi công và lính không quân, 9 người lái tàu ngầm bị diệt, 1 thiếu uý lái tàu ngầm bị bắt. Số người chết theo tàu ngầm lớn không rõ.

        13 giờ, Đô đốc Nagumo ra lệnh nhổ neo thẳng tiến về bờ biển Nhật Bản.

        Phía Hoa Kì, tổng cộng 18 hạm tàu bị loại khỏi vòng chiến (toàn bộ thiết giáp hạm đậu tại cảng). Máy bay bị phá hỏng: 188, bị thương: 128. Số quân bị chết: 2.403.

        Quay trở lại thời điểm trước chiến tranh.

        Tại Tokyo, đại sứ Grew bị Bộ Ngoại giao đánh thức lúc 7 giờ sáng 8-12. 7 giờ 30, Grew có mặt ở đại sảnh và tưởng rằng được biết giờ vào yết kiến Nhật hoàng vì 0 giờ 30 phút Grew đã đến nhà Togo mang theo thông điệp từ Oasintơn gửi đến. Giữa đêm, Togo đành nói: "Khó thực hiện nhưng cũng sẽ điện vào hoàng cung". Togo đề nghị đọc thông điệp, Grew đọc toàn bộ:

        "... Tôi tin rằng không ai đe dọa Đông Dương cả. Trong vài tuần lễ gần đây, sự tập trung của một lực lượng lớn hải quân và không quân Nhật tại Nam Đông Dương gây nên một tình trạng hết sức căng thẳng...

        Tôi xin long trọng cam kết, Hoa Kì không bao giờ có ý định chiếm Đông Dương nếu người Nhật rút khỏi đó và tôi cũng đã được sự cam kết tương tự của chính phủ Hoàng gia Hà Lan, chính phủ Hoàng gia Anh, chính phủ Hoàng gia Thái Lan cũng như chính phủ Trung Hoa dân quốc...".

-----------------
        1. Zero: số 0, ẩn hai ý tưởng đan quyện nhau: năm 1940 là năm sáng chế ra máy bay này, năm 1940 cũng là năm kỷ niệm 2600 năm sinh Yimmu Thiên hoàng thần thoại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 10:41:31 pm »


        Togo không bất bình, thản nhiên nói: "Tôi sẽ làm hết sức mình dàn xếp một cuộc bệ kiến với Hoàng thượng".

        Togo điện cho Tojo vào lúc lgiờ 20 phút. Tojo nói: "Vào giờ này còn không mấy khắc nữa phi cơ sẽ cất cánh tấn công Trân Châu cảng. Vậy chúng ta nên cùng nhau quyết định ngay bây giờ về bức điện trả lời". Tojo còn nói thêm:

        "May mắn là nó đến trễ, đến sớm hơn thì chúng ta khó xử lắm".

        3 giờ 19 phút, Togo đến Hoàng cung, Hoàng thân nội cung đón từ cổng vì được gọi điện trước. Hoàng thân Chưởng ấn Kido cũng có mặt. Togo nói về bức thông điệp trả lời: Tojo đã đồng ý rồi.

        Hoàng thân nội cung vào tiếp sau Hiro Hito. Thiên hoàng già đi trước tuổi 39 và lắng nghe thông điệp. Hiro Hito cũng hiểu rõ trách nhiệm về mọi mặt thuộc Thủ tướng và Hội đồng Bộ trưởng. Điều này đã xảy ra ngay từ mùa thu 1941, Nhật hoàng không bằng lòng về Tổng tham mưu trưởng lục quân và Tổng tham mưu trưởng hải quân đã có ý định đánh Đồng minh nhưng cũng chỉ nói bóng gió văn vẻ mà thôi.

        Togo nói thêm: "Tháng 7, Rudơven đã có đề nghị tương tự nhưng Thủ tướng Konoye đã khước từ. Nay thần và Thủ tướng Tojo cũng đã soạn một bức phúc điệp trình lên Hoàng thượng rõ. Nội dung chính có câu: Sự tạo dựng hòa bình ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á là ý muốn cuối cùng của Nhật hoàng, do đó Nhật hoàng đã đặt hết kì vọng vào cuộc họp ở Oasintơn và hi vọng rằng Tổng thống Hoa Kì thấy được sự cố gắng của người".

        Nhật hoàng nghe xong gật đầu: "Được!".

        3 giờ 25 phút, Togo ra khỏi Hoàng cung.

        Sáng ra khi gặp Grew, Togo để tập hồ sơ xuống bên cạnh và nói: "Sau khi tham khảo thông điệp của Tổng thống Mỹ, Hoàng thượng đã chỉ thị cho chính phủ phúc đáp, đây là bản phúc đáp".

        Đoạn Togo rút trong cặp ra một xấp giấy và nói: "Đây là điện văn 14 điểm của Bộ Ngoại giao Nhật sẽ gửi cho đại sứ Nomura để trao cho ngoại trưởng Hull báo cho biết nước Nhật đã quyết định chấm dứt đàm phán với Hoa Kì. Đây là bản sao để Đại sứ tham khảo".

        Grew biết và ra về.

        Cũng đúng 7 giờ, Tojo đến phòng họp và Bộ trưởng hải quân Shimida đã công bố thắng lợi ở Trân Châu Cảng.

        Tojo ra lệnh cho Đổng lí văn phòng Phủ Thủ tướng soạn chỉ dụ về tuyên cáo quốc dân cho Nhật hoàng kí. 7 giờ sáng hệ thống phát thanh NHK đã thông báo về cuộc chiến tranh với Mỹ, Anh trong vùng Thái Bình Dương.

        8 giờ, Hội đồng cơ mật gồm 31 vị trong đó cả Thủ tướng, phần lớn các Cựu thủ tướng. Gần kể Nhật hoàng là chủ tịch Hội đồng cơ mật Hara và Phó Chủ tịch bá tước Suzuki đô đốc hải quân.

        Chủ tịch Hội đồng Hara đọc to bản dự thảo chỉ dụ.

        11 giờ 45 phút, đài phát thanh Tokyo truyền đi chỉ dụ tuyên chiến:

        "Thiết lập một sự ổn định ở Đông Á và góp phần vào hòa bình thế giói là chính sách cơ bản của các tiên đế. Phát triển tình hữu nghị giữa các nước và chia sẻ sự thịnh vượng chung là ánh sáng dẫn đường cho chính sách đổi ngoại của Trẫm. Vì vậy, Trẫm rất buồn khi không tránh được việc so gươm với Hợp chúng quốc Hoa Kì, Đế quốc Anh và Vương quốc Hà Lan..."

        Còn ở Oasintơn thì tình hình xảy ra như sau:

        8 giờ sáng ngày 7-12, Trung tá Kramer ở Phòng mật của Bộ Hải quân vừa giải xong phần thứ 14 công hàm của Bộ Ngoại giao Nhật gửi cho Đại sứ Nhật, ra lệnh phải trình công hàm đúng 1 giờ trưa ngày 7-12 (tức 7 giờ 30 phút sáng ở Hawai).

        Quá trưa ngày 7-12, Bộ trưởng Hải quân Frank Knox vừa ra lệnh mang bữa ăn trưa đến thì đô đốc Harold Stark Tổng tư lệnh hải quân xô vào cầm bức điện từ Hawai: "Không kích bất ngờ Trân Châu cảng -  không phải là diễn tập". Bộ trưởng sửng sốt "Lạy Chúa, chẳng lẽ đây lại là sự thật" - Knox gọi điện thoại đến Nhà trắng lúc 13 giờ 47 phút. Cố vấn Hopkins nhận điện chưa tin. "Chắc có sự nhầm lẫn gì đây. Nhật Bản không thể tấn công tận Honolulu được!". Nhưng tiếng nói của Tổng thống đã vang lên trong ống nghe: "Đây chắc là một sự bất ngờ mà người Nhật thường làm".

        14 giờ 05 phút, Tổng thống gọi điện cho Hull, Hull thông báo Đại sứ Nhật đã đến và chờ tại đại sảnh.

        Rudơven chỉ thị: "Hãy tiếp họ nhưng đừng lộ vẻ cho họ biết là ta đã biết tin Trân Châu cảng. Giữ nghi lễ và tống họ về rồi ông đến đây". Rudơven điện cho Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimsơn. Stimsơn sửng sốt lặng người.

        2 giờ 20 phút, Nomura được Hull tiếp. Nomura nói: "Tôi nhận được chỉ thị trao công hàm này cho Ngài vào 1 giờ trưa".

        "Tại sao phải vào lúc 1 giờ trưa?".

        "Tôi cũng không rõ nữa". Hull sau khi đuổi khéo Nomura, vung ra hàng loạt câu chửi. 3 giờ chiều, Đài phát thanh công bố: Nhật đánh Trân Châu Cảng.

        8 giờ 30 phút tối, Chính phủ Hoa Kì họp ở phòng Đỏ. Rudơven công bố thiệt hại.

        12 giờ 30 trưa thứ hai, Rudơven đọc diễn văn tại điện Capitol:

        "Hôm qua, ngày 7-12, một ngày của sự nhục nhã. Hợp chúng quốc Hoa Kì đã bị các lực lượng hải quân và không quân của Đế quốc Nhật tấn công bất ngờ và không tuyên chiến...

        Tôi yêu cầu hai viện của Quốc hội Hoa Kì tuyên chiến với Nhật kể từ ngày chủ nhật hôm qua".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2019, 11:20:44 pm »


        CHIẾN TRANH LAN RỘNG

        Hiro Hito đã họp với Bộ Tổng tham mưu lục quân và hải quân quyết định cùng một lúc đánh Hawai, Philippin, Xingapo... (hải quân); Mã Lai, Thái Lan, Hồng Kông (lục quân).

        Ở Mã Lai, Anh bắn trả rất dữ dội. Nhật trù tính cả tình trạng bị bao vây trong rừng già sau bãi biển nên đã trang bị cả hạt giống rau muống cho quân đội.

        Hai tàu đổ bộ, 200 quân lên bờ. Nơi nào cũng đầy quân Anh, chỉ còn một cồn cát đầy mìn bẫy quân Anh dành cho Nhật. Nhật nghĩ công binh đặt mìn vẫn phải dành một lối ra nên phải tìm bằng được lối này và phải tìm cho ra thật nhanh. Sau khi chết 7 người, họ tìm được lối đi. Một người lấy thân lấp lỗ châu mai. cả đoàn lao lên. 300 người lên tiếp. Quân Nhật tràn vào sân bay nằm cách thành phố Khota Baru 2km. Tra xét tù binh, quân Nhật biết: Bộ chỉ huy Anh hốt hoảng khi nghe có hàng chục ngàn quân Nhật đổ bộ lại có cả quân nhảy dù nên ra lệnh rút không ứng chiến nữa. Sân bay đầu tiên của Anh ở Mã Lai bị chiếm.

        Ở Pattani, viên thiếu tá Nhật trước cải trang làm nhà buôn thu mua xơ dừa, vui mừng báo bãi cát trắng, thích hợp với việc đổ quân. Nhưng đấy là lúc nước lớn, lúc đổ bộ, nước xuống, quân Nhật phải vượt gần l km bùn lầy mới tới bãi cát. May không có quân Anh chờ. Chính viên thiếu tá này cũng phải mang 25kg trên vai, lội bùn 3 giờ mới tới bãi cát. Lính và sĩ quan Thái bị mua chuộc không phản ứng gì.

        Tại Singora, sở chỉ huy cảnh sát Thái Lan nhận được quà của Nhật cũng không chống cự gì.

        Ở Xingapo, 4 giờ sáng, máy bay Nhật tấn công, 133 người chết nhưng hạm đội Anh với hai tàu chiến không chống lại được.

        Ở Philippin, sân bay Clark bị nghiền nát, không quân biển Đông Hoa Kì bị xóa sổ. Thảm họa thứ hai này tương tự trận Trân Châu Cảng. Người Nhật sử dụng 108 oanh tạc cơ và 75 chiến đấu cơ Zero, cuối cùng chỉ mất có 7 chiếc.

        70% không lực Hoa Kì ở Philippin thiệt hại là tiền đề cho việc mất Philippin. Tiếp sau, quân Nhật đổ bộ lên Đavao.

        Như vậy, ngay trong ngày đầu, Hiro Hito cùng bộ máy quân sự Nhật Bản đã chỉ huy đánh Hawai, Philippin, Mã Lai, Xinggapo. Nơi nào cũng chiến thắng. Anh, Mỹ choáng váng với những trận đòn bất ngờ. Quân Nhật đã phối hợp đồng loạt rất độc đáo.

        Hawai là mục tiêu chiến thuật. Mục tiêu chiến lược là dầu hỏa, mỏ thiếc, đồng và cao su của Inđônêxia, Mã Lai. Với chủ trương "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", Nhật muốn sử dụng nguyên liệu dự trữ dồi dào ở Đông Nam Á để kéo vào Trung Quốc và tiến xuông Ôttrâylia.

        Ở vịnh Thái Lan, các phi công Nhật đã làm đảo lộn chiến thuật hải quân từ xưa đến nay: "Muốn đánh thắng hạm đội phải có một hạm đội mạnh hơn về hải pháo, nhanh hơn về tốc độ và tài hơn về thao lược". Sơcsin buộc phải nói: "Giờ đây người Nhật tự do tung hoành từ đảo Xâylan đến tận Hawai". Nếu Yamamoto đã chứng minh học thuyết của mình qua trận Trân Châu Cảng, chỉ cần 6 tàu sân bay và máy bay thuộc các tàu đó đủ tiêu diệt một hạm đội thì Terauds lại muốn chứng minh một yếu tố mới: vai trò của các sân bay. Anh đã mất 30 sĩ quan, 555 thủy binh đầy kinh nghiệm trên tổng số 2775 người thuộc hạm đội z. Trong số mất tích, Tư lệnh hạm đội hi sinh theo chiến hạm của mình.

        Thời kì này, Hitle tiếp đại sứ Nhật Oshima, đại sứ Nhật được gắn huân chương tối cao của Đức quốc xã. Nhưng khi nghe đại sứ trình bày về ý đồ của Nhật sau khi chiếm Xingapo sẽ chiếm Miến Điện, Ấn Độ và yêu cầu Đức cùng đánh Ấn Độ thì Hitle trả lời thẳng: "Nước Đức đánh Cápca và sẽ tiến vào Iran và Irăc". Nhật hiểu Đức chỉ nghĩ đến dầu mỏ chứ không phải vì đồng minh.

        Xingapo, thành phố con sư tử, sau 70 ngày chiến đấu đã rơi vào tay Nhật. Tại Tokyo, tờ Ashah Shimbun viết: "Nhật Bản như mặt trời rực chiếu trên thế gian đem lại sự ấm no và hòa bình. Ai chiến đấu theo ý của mặt trời sẽ lớn mãi, ai chống lại, chỉ chết mà thôi. Xingapo thất thủ, chiến tranh chắc chắn sẽ kết thúc thắng lợi cho ta".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 10:20:12 pm »


        Sơcsin buồn thảm nói trước Quốc hội:

        "Hôm nay tôi nói chuyện với quý vị đại biểu trong một tình huống vô cùng đau đốn. Xingapo đã thất thủ.

        Đây là một thảm bại của quân lực và của toàn Đế quốc Anh. Một thảm bại lớn nhất trong lịch sử của chúng ta."

        Philippin là nước có hàng ngàn đảo nhỏ, trải dài Bắc Nam khoảng 1800km.

        Ngày 1-1-1942, quân Nhật từ hai hướng Nam và Bắc tiến về Manila. Cách Manila 20km, quân lính được lệnh tắm rửa, cạo râu, mặc quần áo sạch sẽ. Tướng Homma với 20 năm kinh nghiệm đã từng được Hiro Hito khuyên: "Một đội quân ăn mặc bẩn thỉu, dân không kính nể và dễ dẫn tới cướp phá, hãm hiếp. Khi họ trang bị sạch sẽ, họ giữ phẩm chất tốt hơn". Bên ngoài Manila, kho dầu nổ, khói đen khắp bầu trời. 5 giờ 45 phút chiều, Trung tướng Koichi Abe hướng dẫn 3 tiểu đoàn bộ binh tiến vào Manila, ở Phủ cao uỷ Mỹ, cờ Mỹ kéo xuống, 3 tiếng đại bác nổ, cờ rơi xuống đất. Một hải quân Nhật đạp lên cờ Mỹ rồi kéo cờ Nhật lên. Quân nhạc cử quốc thiều Nhật "Kimigayo".

        Ở Philippin, sau 1 tháng chiến tranh, tướng Homma mất 7000 quân trong trận Bataan và 10000 quân ngã nước, sốt rét, kiết lị. Hai lần xin thêm quân không được. Thủ tướng Tojo bất bình vì duy nhất Bataan không lấy được. Ngày 2-4, hơn 65000 quân Nhật với 100 đại bác bước vào chiến dịch cuối. Đổi lại là 78000 quân Mỹ-Phi đang thiếu ăn, thực sự chỉ có 27000 còn khả nàng chiến đấu. Rudơven vội điện giao toàn quyền cho tướng Wainwzight. Pháo binh và máy bay Nhật đã thiêu cháy tuyến phòng ngự. 76000 quân Mỹ-Phi đầu hàng. Philippin rơi vào tay Nhật.

        Ở Inđônêxia, trưa ngày 26-2, phát hiện đoàn tàu chiến Nhật ở đông bắc Giava, Hellfrich, Tư lệnh hải quân Đồng minh ở Inđônêxia người Hà Lan đã điện cho đô đốc Doorman (người đồng hương) chuẩn bị tiêu diệt quân Nhật. Doorman đã điều 15 chiến hạm rời cảng Surabaya tiến về biển Java. Suốt đêm, truy tìm không thấy phó đô đốc Nhật Takeo Takagi nhờ thông báo của 3 thủy phi cơ trinh sát biết rõ vị trí và lực lượng đoàn chiến hạm của Doorman. Quân Nhật có 18 chiến hạm. Thủy binh Nhật mặc quân phục trắng, quấn băng trắng quanh trán, đội mũ, sẵn sàng nạp đạn. 4 giờ 15 phút, 20 khẩu đại pháo trên hai chiếc Nachi và Haguro đồng loạt nhả đạn: hải chiến bắt đầu. 5 giờ chiều, đại pháo của Haguro rót đạn trúng chiếc Exter, tuần dương hạm hiện đại nhất của Đồng minh. 5 giờ 15 chiều, khu trục hạm Kortenar của Hà Lan bị trúng ngư lôi nổ tan thành hai mảnh và chìm. 11 giờ 20 phút đêm Takagi, từ xa 9000m, ra lệnh phóng ngư lôi. Kì hạm De Ruyter nổ tan tành. Tư lệnh hạm đội Doorman và 366 thuyền viên cùng chết theo tàu. Tiếp sau đó, tuần dương hạm Java nổ tung và chìm. Hạm trưởng tuần dương hạm Perth tạm nắm quyền chỉ huy hạm đội đưa cả đoàn chạy về cảng.

        Hải chiến kết thúc. Đồng minh mất 5 chiến hạm cùng với tư lệnh hạm đội và 1 chiến hạm khác bị thương, không gây thiệt hại cho quân Nhật.

        Ngày 9-3-1942, Bộ tư lệnh quân đội Hà Lan tại Inđônêxia ra lệnh hạ vũ khí đầu hàng. Nhật tổn thất không đáng kể.

        Thế là chỉ trong 4 tháng, mục tiêu chiến lược chủ yếu của Nhật đã thực hiện xong.

        Hiro Hito đã phải dự nhiều cuộc họp tranh cãi giữa lục quân và hải quân Nhật.

        Lục quân do nguyên soái Sugiyama đứng đầu cho rằng phải củng cố Đông Nam Á, Trung Quốc và các nơi khác. Nếu Anh, Mỹ đến đánh, Nhật sẽ có nhiều thuận lợi diệt chúng.

        Hải quân do đô đốc Tổng tham mưu trưởng Nagumo đại diện lại cho rằng nếu phòng thủ sẽ không giữ được. Từ đầu chiến tranh, Nhật chỉ mất số lượng tàu chiến tổng cộng 25000 tấn trọng tải, lớn nhất chỉ là 4 khu trục hạm. Vì vậy cần đánh tiếp Úc, Ấn Độ, Hawai, hoặc các căn cứ khác ở Thái Bình Dương hay Ấn Độ Dương lập vành đai phòng thủ từ xa.

        Ngày 11-3-1942, Thủ tướng Tojo nói ở Đài phát thanh Tokyo: "Nước Úc phải ý thức rằng mình không đủ khả năng chống lại sức mạnh vô địch của quân lực Hoàng gia Nhật, vì dân số ít ỏi và sự xa cách với Hoa Kì và Anh quốc". Ngày hôm sau ông lại tuyên bố trước

        Quốc hội: "Úc và Niu Dilân giờ đây nằm trong tầm tay của quân lực Hoàng gia Nhật. Nếu họ không thay đổi chính sách đối ngoại thì sẽ phải chịu chung số phận với quần đảo Inđônêxia".

        Sách lược của Đồng minh lúc này là "lùi để tiến". Tướng Mac Arthur lui về Úc thành lập Bộ tư lệnh Tây Thái Bình Dương ở Melbourne. Hải quân Mỹ-Úc cũng kiên quyết không cho Nhật tiến vào Úc.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM