Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:55:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời Nhật Hoàng Hiro - Hito  (Đọc 9920 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 11:36:37 pm »


        TƯ TƯỞNG "SÔVANH" HOÀNH HÀNH

        Hiro Hito trong những ngày này được bảo vệ vô cùng cẩn mật.

        Sayoya sau đó được ân xá. Điều đó chứng tỏ thế lực phái tả đang rất mạnh. Việc ám sát Hamaguchi mở đầu một thời kì bạo lực trong thời trị vì của Hiro Hito. Cảnh sát không quan tâm lắm những kẻ cực tả quanh vụ ám sát Hamaguchi vì những vụ bùng nổ mang theo một âm mưu gì đó ngày càng diễn ra nhiều, đôi khi họ gạt cho phía theo Cộng sản.

        Đầu năm 1931, một số sĩ quan cốt cán của Bộ tham mưu đã hướng tới Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tướng Ugaki, mà Thiên hoàng đã dành cho nhiều ân huệ để tránh được những cuộc đảo chính. Ugaki từ năm 1924 đã đề xuất việc giảm ngân sách quân sự mặc dù đã bị phản đối dữ dội. Chính điều này đã gây ra nhiều điều rắc rối trong quá trình hòa giải những vụ xung đột. Phái tả tìm mọi cách tấn công.

        Ngày 2-3, trong một cuộc biểu tình được tổ chức bởi tiến sĩ Okawa và Đảng "Rồng đen", tuy không đổ máu nhưng Ugaki cũng phát hiện được điều quan trọng là phải biết cách nhượng bộ.

        Mặc dù nguy cơ xâm lấn, bành trướng của Mỹ ngày càng rõ rệt nhưng vẫn chưa đủ lí do để nâng thêm ngân sách quân sự, tiền vẫn dành nhiều cho việc mở thêm hệ thống đường sắt ở Mãn Châu.

        Tuy nhiên sự kiện 2-3 vẫn làm cho Hiro Hito đau đầu. Ông cũng biết với vấn đề Triều Tiên, biết bao những vấn đề phức tạp sẽ bùng nổ, nay lại thêm những sự cố khác, chắc sẽ khó ổn định. Ông vẫn muốn tư tưởng "Sôvanh" chỉ hoành hành ở mức độ nhất định chứ không thể lan tỏa quá mức như hiện nay. Trong hoàn cảnh này, Ugaki vẫn còn có sức thuyết phục. Nhưng việc hình thành "Quân đoàn Quan Đông" vẫn được nêu ra để mở đầu cho một cuộc hòa giải và chuẩn bị cho một cuộc tiến công mới ở tầm xa. Sự thành lập đội quân xâm lược này nhằm chuẩn bị ráo riết cho việc chiếm toàn bộ Mãn Châu thành lập Mãn Châu Quốc (Manchutuo), đưa Phổ Nghi lên làm nguyên thủ quốc gia này.

        Con trai Trương Tác Lâm lúc này đã là lãnh tụ của một binh đoàn thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân có hiệu quả. Quân đội Trương nhiều gấp 20 lần quân Nhật vì thế nếu gạt được sang cuộc chiến vói Cộng sản thì Nhật sẽ rất lợi.

        Những thành viên đầu tiên của đội quân Quan Đông đã xây dựng những khu vực bí mật, xung quanh có một hàng rào gỗ rộng mênh mông để chuẩn bị đưa những xe vận tải và pháo 23mm vào. Nhiều hang chứa vũ khí và sân bay bí mật được thiết lập.

        Ngày 4-8, tướng Minami, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới đã ra chỉ thị cho những người cầm đầu các sư đoàn về việc xử lý những tình huống nghiêm trọng sẽ xảy ra ở Mãn Châu và Mông cổ. Hiro Hito và Thủ tướng cũng thường xuyên có những chỉ thị về đội quân Quan Đông và những chỉ dẫn về các kế hoạch quân sự ở Mãn Châu.

        Thủ tướng cũng tìm một người ít có tư tưởng kì quái để thay thế tướng Tatekawa, một con người cực đoan, nóng vội trong việc sử dụng lực lượng quân đội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:48:58 pm »

         
        CHIẾM MÃN CHÂU - MỘT ÂM MƯU LỚN

        Một vụ nổ vào 22 giờ 20 phút đêm 18-9 đã mở đầu cho một cuộc xâm lược mới. Những khẩu đại bác bắt đầu tung hoành. Quân Nhật tấn công bất ngờ quân Trung Hoa trong thành. Chỉ một vài giờ, Thẩm Dương đã lọt vào tay quân Nhật. Có tới 400 người Trung Hoa tử nạn. Đại tá Doihara được cử làm thị trưởng.

        Ngay lúc khởi đầu, những quyết định về Mãn Châu đã được đại tá lưu ý; tham gia thêm còn có Ishiwara và Itagaki; đặc biệt tướng Honjo rất say sưa với những kế hoạch quân sự nhằm nhanh chóng chiếm toàn Mãn Châu. Itagaki cũng đã cộng tác với Honjo ngay từ những kế hoạch quân sự năm 1924 và đã làm việc với Doihara từ năm 1918, vì thế các kê hoạch đưa ra đều có sự thống nhất và ăn khớp một cách tự nhiên.

        Những lực lượng quân sự Nhật Bản chiếm Trường Xuân, Bắc Thẩm Dương ngày 18-9, rồi Cát Lâm ngày 21. Có điều đáng ngạc nhiên là ngay cuối ngày 19-9, tướng Tatekawa lại gửi cho tướng Honjo bức thư của Thủ tướng: ngoài những chiến dịch chính, vai trò quân sự của Nhật hầu như kết thúc. Thực ra thì ngược lại, một loạt các hoạt động quân sự xuất hiện: máy bay Nhật ném bom vào những cứ điểm của Trung Hoa; ngày 22, một đoàn lính Nhật từ Triều Tiên tiến sang miền Trung Mãn Châu mà không có lệnh của Chính phủ.

        Quả thật nhiều sự kiện bùng nổ vượt qua sự tưởng tượng của Thủ tướng và Hiro Hito.

        Thời gian này, tại Tokyo, Chính phủ phải hoàn tất việc sửa đổi lại những chỉ thị cho các Bộ trưởng một cách nhanh chóng để tránh trình trạng ngỡ ngàng - Thủ tướng liên tục phải giải thích để đỡ đòn cho những hoạt động lấn chiếm. Hiro Hito cũng phải trả lời rất khéo để tránh những sơ hở. Ở Giơnevơ, những nhà ngoại giao Nhật Bản cũng lí giải theo kiểu những hoạt động mang tính khẩn cấp, cứu nguy và chống lại người Trung Hoa để tự vệ.

        Một mật sứ Nhật Bản đã bí mật gặp Phổ Nghi để chuẩn bị sẵn sàng cho việc thiết lập một triều đại ở Mãn Châu.

        Ngay sau những cuộc chiến đấu dừng ở Mãn Châu, Minami Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tìm mọi cách lấn tiếp, chuẩn bị cho những cuộc ngoại giao tương lai với Trung Hoa. Ý đồ này thường không được tham khảo Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao nên đôi khi Hiro Hito có ý không bằng lòng, phần lớn chấp nhận một cách miễn cưỡng. Những cuộc xâm chiếm vượt qua vòng kiềm chế đó được giải thích kĩ để dân Nhật ủng hộ.

        Tất nhiên, cũng có nhiều cuộc chống đối bất thường buộc Thiên hoàng phải xét lại nhiều vấn đề mang theo ý đồ phiêu lưu mạo hiểm.

        Việc chiếm Mãn Châu đã đem lại những ảo tưởng kích động sự phát triển công nghiệp và kinh tế nói chung của Nhật Bản. Vị trí thứ nhất ở châu Á với sức mạnh Nhật Bản thường là đề tài thuộc những luận điểm mới: nước Nhật sẽ làm chủ phương Đông, học thuyết Mơnrô Á châu đã hình thành. Vấn đề Viễn Đông luôn luôn được đề cập tới trong các cuộc họp giữa Anh và Mỹ.

        Cách giải thích của Hiro Hito bao giờ cũng mang tính hai mặt: đó là một chiến thuật tất yếu của một sức mạnh đang được khuếch trương có liên quan tới lợi ích của một nền chính trị tiến bộ, đó là sự tự do của một chính phủ, không thể mãi mãi cầm tù trong một nền quân sự đang có sức bật. Việc chọn lựa những hành động quân sự này là tiếp nối ý muốn thiêng liêng của Minh Trị, đảm bảo cho một nền ngoại giao vững chắc của Nhật Bản.

        CHƯA CÓ CON TRAI

        Những năm 1932-1933 là những năm Hiro Hito bị dằn vặt ghê gớm về chuyện không có con trai (1925 sinh con gái Shigeko, 1927 một người con gái tiếp sau lại bị chết sau khi sinh, 1929 có con gái thứ ba, 1931 có con gái thứ tư). Báo chí và dân chúng đều có lời bàn tán. Người ta đã chuẩn bị một danh sách các cô gái trẻ để thay thế hoàng hậu có kèm theo cả ảnh. Nagako rất đau buồn, kiên nhẫn chịu đựng, tìm mọi cách lí giải để đảm bảo cho sự tồn tại của mình và luôn luôn khẳng định chắc chắn sẽ có con trai.

        Người Nhật đã quan tâm tới em trai Hiro Hito là Chichibu với hi vọng sẽ đem lại sự ổn định cho dòng Thiên hoàng. Nhất là trong hoàn cảnh phức tạp, rất có thể sẽ có hiện tượng chính trị bùng nổ trong tình huống này.

        Mặt khác, hàng loạt bác sĩ và những lời khuyên chân thành cũng đã đến với Nagako để cứu vãn tình thế khó xoay chuyển. Vấn đề thực ra không đơn giản vì phái quân sự muốn nhân chuyện này buộc Thiên hoàng phải chấp nhận một chính phủ quân sự, nếu không sẽ đảo chính để đưa Chichibu lên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:35:07 pm »


        BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VỚI TRUNG HOA

        Việc chiếm Mãn Châu và những sự biến xảy ra vào tháng ba, tháng mười đã tạo được lí do để duy trì chính phủ. Nhưng uy thế của chính phủ bị sụp đổ khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Adachi đã tìm mọi cách lật đổ chính phủ. Hiro Hito trước tình hình này đã theo lời khuyên của Saionji đưa Tsuyoshi Inukai, 75 tuổi, Chủ tịch Đảng Seiyuken lên làm Thủ tướng. Inukai là bạn già của Tưởng Giới Thạch nên có khả năng xoá bỏ được đám mây u ám của "Sự cố Thẩm Dương" và từ đó có thể ngăn được cuộc chiến tranh với Trung Hoa và kìm hãm được sự hung hăng của phái quân sự.

        Bình thường hóa quan hệ với Trung Hoa luôn luôn được Hiro Hito nhắc đến. Trong bối cảnh này, tháng 3- 1932 "Sự cố Thượng Hải" lại xuất hiện, những người dân và thủy thủ Nhật Bản trong nhiều tuần lễ đã tấn công các cơ sở quân sự của Quốc dân đảng ở ngoại vi Thượng Hải. Những máy bay Nhật Bản ném bom vào dân thường Trung Hoa làm hàng nghìn người chết. Inukai tắt thở ngày 8-1-1932. Chiếc xe ngựa 4 bánh của Hiro Hito bị một người Triều Tiên ném một tạc đạn. Tên này tưởng Hiro Hito ngồi trong đó nhưng lúc này Hiro Hito đang trả một tập san quân sự ở thư viện nên thoát chết. Tình hình ở Trung Hoa ngày càng rối ren, nhiều người Nhật bị thủ tiêu, những lực lượng quân sự của Trung Hoa và Nhật Bản liên tiếp xung đột. Làn sóng xua đuổi người Nhật ngày càng mạnh ở Thượng Hải.

        Ngày 7-2-1932, một sinh viên thuộc tổ chức bí mật "tình máu mủ" đã giết Bộ trưởng Bộ Tài chính ngay trước cổng trường vì ông này đã chống lại việc không tăng chi phí quốc phòng. Tiếp theo là nhiều vụ ám sát các chính khách1. Tính cuồng tín của tổ chức này đã làm Hiro Hito đôi khi kinh hoàng. Chỉ một thời gian ngắn, phần lớn thành viên của tổ chức này đã bị bắt và những phần tử còn lại đều nằm trong phạm vi kiểm soát của cảnh sát. Nhưng sự khống chế này đã quá muộn. Ngày 15-5-1932, Thủ tướng Inukai lại bị ám sát. Tiếp sau đó là hàng loạt những nguy cơ ám sát khác làm náo động Tokyo. Tất cả những kẻ chủ mưu đều đưa ra lời tuyên bố "Hành vi của họ ẩn dưới mệnh lệnh thiêng liêng của Thiên hoàng". Điều này làm Hiro Hito rất bối rối, luôn luôn trong tình trạng lo lắng.

        Ngày 5-3, nam tước Takuma Dan, 75 tuổi, bị giết trước bàn giấy của ông ngay trung tâm Tokyo.

        Ngày 15-5-1932, bốn nhóm thuộc tổ chức "Tình yêu tối cao của làng xóm quê hương" đã đột nhập vào trung tâm Tokyo. Ba nhóm tấn công những nhà băng và những trung tâm điện tử bị thất bại thảm hại. Nhưng cả bốn nhóm bao gồm những người dân, sĩ quan hải quân và học sinh trường sĩ quan quân đội đã tập hợp lại trước lâu đài - Thánh đường Yakusuni. Thánh đường này là một đền thờ nổi tiếng của đạo Shinto thường tổ chức truy điệu và đọc những lời thề trang trọng ca ngợi những binh lính Nhật chết trong chiến tranh. Họ tiến về nhà Thủ tướng Inukai, đòi được chứng kiến Inukai sau khi bị ám sát. Người gác cửa đã bị bắn chết vì không cho họ vào.

        Lăm lăm trong tay những khẩu súng lục, họ lao vào nhìn thấy Inukai trong bộ áo kimono đầy máu, bên cạnh là bác sĩ và những người chăm sóc. Với một dòng máu lạnh lùng đáng sợ, Inukai còn đủ sức ngước mắt lên hỏi chúng: "Cần gì? Tại sao lại hỗn xược đột nhập vào không đúng nghi thức của người Nhật?". Chỉ trong nháy mắt, tiếng súng lại vang lên, Inukai tắt thở.

        ÁM SÁT THỦ TƯỚNG

        Sự kiện 15-5 chấm dứt tình trạng nước đôi của chính sách Nhật Bản. Thủ tướng phải luôn luôn cùng Hiro Hito hướng về những sĩ quan lục quân hoặc hải quân. Người kế tiếp Inukai là Makono Saito, một thủy sư đô đốc đã về hưu, 81 tuổi.

        Những sự CỐ’ vẫn liên tiếp bùng nổ với tốc độ khẩn trương: tháng 8-1932, cảnh sát dập tắt được từ trong trứng mưu đồ ám sát Thủ tướng mới Saito. Tháng 9, cảnh sát lại khám phá tiếp một vụ có liên quan tới Thủ tướng cũ Wakatsuki. Tháng 11, một vụ chống bá tước Makino bị võ lở...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2019, 11:22:02 pm »


        SINH CON TRAI

        Cuối năm 1933, biết bao chương trình và đề án đã dồn dập tập trung ở Hiro Hito khiến Thiên hoàng luôn luôn đau đầu. Nhưng tháng 12-1933, Nagako sinh con trai. Tin vui này như một sức mạnh vĩ đại tràn lan khắp cung đình và toàn dân. Một đại thần đã hoan hỉ nói lại: "Tôi đã nhìn thấy rồi! Đó là một cậu con trai. Tôi đã thấy những bảo chứng đầy hào quang của một sức mạnh hùng tráng dành riêng cho nam giới!".

        Hiro Hito cũng khẳng định "Vấn đề quan trọng nhất về tương lai đã được ấn định một cách suôn sẻ!".

        MỘT THẦY TU VĨ ĐẠI

        Năm 1932, thời kì ám sát Inukai, C. Grew đến Tokyo với cương vị đại diện sứ quán Mỹ, giai đoạn này quan hệ hai nước ngày càng xấu đi. Grew khá thông thạo về phong tục, ngôn ngữ Nhật, ông hiểu rất rõ về chủ nghĩa sôvanh Nhật: ngay từ năm 1933, những bản đồ vùng Viễn Đông ở nhà trường tiểu học đã vẽ Nam Việt Nam, Thái Lan, Malaisia, Philipin, vùng đất Ấn Độ thuộc Hà Lan có lá cờ của Nhật. Chính vì thế, nguy cơ chiến tranh Nhật-Mỹ chắc chắn không tránh khỏi. Grew phải đóng vai trò thiết lập những mối quan hệ mật thiết nhất giữa Nhật và Mỹ để giải tỏa những mối lo âu của cả hai chính phủ. Hiro Hito cũng phải làm điều này vì nếu chiến tranh Nhật - Mỹ nổ ra sớm thì Nhật sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mỹ cũng cảm thấy điều này1.

        Những tin tức phát ra từ nội bộ cung đình thường là nguồn tin săn của các đại sứ để đón nhận những thay đổi bất thường trong những tình huống phức tạp. Grew luôn có mối liên hệ rất chặt chẽ với các báo, thông qua báo chí để tìm ra những ý đồ của Hiro Hito. Tổng biên tập tò Temps, M.Dubose, sau khi gặp quan Chưởng ấn đã công bố”: "Nước Nhật đã chuyển qua giai đoạn nguy hiểm". Hugh Byas cộng tác viên tờ New York Times viết về Hiro Hito: "Một con người thần thánh, một biểu trưng của tính vĩnh cửu của quốc gia, đó là một người máy chấp nhận những ý kiến không có cam kết vì những ý kiến này được đề nghị bởi ý muốn của dân chúng, đó là một thầy tu vĩ đại không mang dáng dấp của một nhà vua trị vì đất nước".

----------------
        1. Có một chuyện nhỏ phản ánh Nhật muốn hòa hoãn với Mỹ lúc này:

        Grew ở Tokyo có con chó Sambo chẳng may rơi vào thùng rượu của một lâu đài, người Nhật đã cứu nó. Chuyện đó được đăng trên báo, ai cũng biết. Vì thế, ngày 23-2-1934, nhân kỷ niệm ngày sinh Hoàng tử Akihoto, Thiên hoàng gặp Grew, hỏi ngay: "Con Sambo thế nào?".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 10:00:21 pm »


        QUYỀN LỰC HOÀNG ĐẾ - CHỦ NGHĨA TỰ DO

        Tháng 4-1935, Hiro Hito đón Phổ Nghi viếng thăm chính thức Nhật Bản. Đó là hình thức trả thù lao cho nhà vua bù nhìn Mãn Châu đã làm thuê trong 4 năm với bóng ma "độc lập".

        Cũng chính trong cuộc viếng thăm này một vấn đề mới đặt ra đối với Hiro Hito đó là "quyền lực hoàng đế". Nhiều cuộc hội thảo, bàn cãi tranh luận về vấn đề này. Honjo, tướng lĩnh, trợ lý thứ nhất của Hiro Hito từ năm 1933 - 1936 đã có nhiều ý đồ làm sáng tỏ sự xác định về quyển quyết định của Thiên hoàng. Ông ta biết rõ tất cả những ý kiến chống đối với quyền lực của Thiên hoàng thuộc về ai và có bao nhiêu người đồng ý. Hiro Hito thường phê phán Ichiki Ikki viết những bài báo về vai trò của Thiên hoàng trong những công việc quốc gia thường không gắn liền vói các điều luật nên sức mạnh phê phán bị hạn chế.

        Cuộc tranh cãi được tiếp tục trong Hội đồng quân sự cấp cao. Rõ ràng những tướng mạnh của Nhật Bản đều hiểu phải thuần phục Thiên hoàng trên cương vị tinh thần nhưng không thể theo ý muốn của Hiro Hito được. Các Bộ trưởng Quốc phòng, Giáo dục, Tư pháp và Nội vụ bàn nhiều đến mối quan hệ giữa "Quyền lực hoàng đế" và "Hiến pháp".

        Honjo phê phán giới quân sự thường chỉ quan tâm tới quyền lực Thiên hoàng như một yếu tố tôn giáo, thần thánh hóa tính chất thông trị nhưng thực tế không nghe theo ý của Thiên hoàng.

        Tiếp ngay sau, một thuật ngữ mối cũng được bàn đến nhiều. Đó là "chủ nghĩa tự do". Có bốn vấn đề được nêu lên.

        1. Mối quan hệ giữa "chủ nghĩa tự do" và "Quyền lực hoàng đế".

        2. "Chủ nghĩa tự do" có gắn liền với chủ nghĩa tư bản và có là nguồn gốc của sự phát triển xã hội không?

        3. Mô hình của các nước Âu Mỹ có gắn với "chủ nghĩa tự do" không?

        4. Nhật Bản có nên theo "chủ nghĩa tự do" không?

        Hiro Hito rất quan tâm đến thực trạng xã hội Nhật lúc này, một xã hội: rất nghèo, nghèo đến mức nạn đói đã lan tràn ở miền Bắc Nhật Bản. Có những gia đình nông dân không những chỉ chết vì nạn đói mà còn bán con cái của họ. Phải chăng nếu thiên về "Quyền lực hoàng đế" thì Nhật sẽ lúng túng trong tình trạng này và không thoát được cảnh trì trệ?

        Rất nhiều người Nhật tin những biện pháp thực hiện cho đến năm 1936 là sai lầm và dẫn đến những lỗ hổng lớn về mặt bằng kinh tế, nhất là về nông nghiệp. Một cuộc khủng hoảng đang ngập lên trong từng ngày từng giờ. Phái quân sự đã tìm mọi biện pháp để có thể khởi đầu cho một cuộc chiến tranh với Liên Xô. Bộ trưởng Quốc phòng đã ngăn cấm toàn bộ các báo chí đề cập tới những yếu tố của cuộc khủng hoảng 1936. Sự phân hóa trong giới sĩ quan cũng bắt đầu, phái cực đoan càng ngày càng thắng thế. Nguy cơ Nhật Bản ngả hẳn về phía quân sự đang tràn lan khắp đất nước.

        Kể từ sự biến 26-2-19361 đến khi Thiên hoàng kí đầu hàng với Đồng minh, 8 năm 6 tháng sau đó, Hiro Hito luôn luôn trong trạng thái lo lắng tới vận mệnh của quốc gia nhưng đồng thời cũng là giai đoạn mà Thiên hoàng nếu không có chủ nghĩa lạc quan tinh thần luôn luôn được đánh thức thì khó có thể để lại những dấu ấn quan trọng đối vói nước Nhật.

        Năm 1935, Masahito, con trai thứ hai ra đời càng đem lại niềm vinh dự cho Hiro Hito. Bây giờ vấn đề kế thừa của dòng Thiên hoàng càng được xác định. Những nỗi lo âu của dân Nhật về sự nối tiếp truyền thống đã tan biến.

        NẤM DẠI "SÔVANH"

        Xu hướng "chống đỏ" tức chống Cộng sản được coi như là nền tảng khởi đầu của phái quân sự cực đoan. Khái niệm "Quyền lực hoàng đế" được tô vẽ bởi nhiều lí thuyết sặc mùi hiếu chiến. Các giáo sư có tư tưởng đỏ đều bị gạt khỏi trường đại học. Cơn giông điên dại bắt đầu phủ khắp nước Nhật. Các tổ chức bí mật bất ngờ mọc lên với những học thuyết khiếp đảm, đâu đâu cũng thấy tin tức ám sát... ám sát... Chủ nghĩa sôvanh như một thứ nấm dại tràn lan khắp mọi nơi.

        Trung tá Aizawa, huấn luyện viên kiếm thuật cũ, đã nghi tướng Nagata phụ trách các vấn đề quân sự của hoàng gia, hay xúc xiểm Hiro Hito, ngăn cản những hoạt động của các sĩ quan trẻ nên đã lẻn vào nơi làm việc bắn chết Nagata để ghi nhận sâu sắc tinh thần sô vanh "Đại Nhật" và đe dọa những kẻ chống lại.

        Một quan ba pháo binh đã thấy trong nhà con rể của tướng Honjo - một người đã tham gia vào việc phân phát khoảng 200 bản đồ đường phố có ghi những địa điểm sẽ biến loạn. Nấm dại "Sôvanh" mọc ở khắp mọi nơi.

--------------------
        1. Sẽ nói sau về sự biến này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:41:12 pm »


        SỰ BIẾN 26-2-1936

        1. Nhóm sĩ quan trẻ

        Chiều 25-2, hai viên quan thân cận của Hiro Hito là Suzuki và Saito cùng Thiên hoàng đón tiếp đại sứ Mỹ. Grew sau bữa cơm chiều, đã chiêu đãi phim Naughty Marietla. Đêm hôm đó, tuyết rơi nhiều.

        Cho đến 2 giờ đêm 25 rạng 26, những ngọn đèn vẫn soi rọi những đơn vị bảo vệ cung điện, nhưng thực sự ẩn náu ở nhiều nơi những mầm mong của một cuộc đảo chính. Trong khi có những nhóm bảo vệ còn đang yên lặng trong giấc ngủ gà ngủ gật hoặc còn say sưa trong bữa tiệc đêm thì nhóm sĩ quan trẻ chạy như điên cuồng để chuẩn bị cho một sự biến.

        Nhóm "Sĩ quan trẻ" thuộc phái Araki với sự ủng hộ của 1400 hạ sĩ quan và lính của sư đoàn I ở Tokyo (đội quân này được chuẩn bị đưa sang Mãn Châu nên bị dồn nén rất uất ức) đã tiến hành đảo chính.

        Nhóm trẻ còn khôn khéo lôi kéo những sĩ quan già có tư tưởng quân phiệt trong những năm tháng còn trẻ để tăng thêm thanh thế. Quan ba Koda còn tìm mối liên hệ giữa chính trị và quân sự khi viết về những bài dưới nhãn hiệu "Mục đích lớn":

        "... Chúng ta cần xác định nền tảng của tính chất thần thánh của Tổ quốc chúng ta là sự khuyếch trương của quyền lực của đế chế với toàn thế giới. Phải tìm cách mở rộng và phát triển đất nước trong mọi lĩnh vực".

        Những sĩ quan trẻ tố giác "những con người tham vọng và ương ngạnh đã lấn át quyền lực hoàng đế, xâm phạm vào cuộc sống trung thực ngày càng phát triển của dân chúng, đẩy sâu họ vào sự khôn khổ, đẩy đất nước Nhật Bản vào những sai lầm... Không còn có từ nào có thể diễn tả nổi sự giận dữ của chúng ta trước những điều kinh tởm này"... "Rõ ràng là đã đến ngày đất nước ta đứng bên bờ của cuộc chiến tranh chống Nga, Anh, và Mỹ, những kẻ muốn xâu xé mảnh đất tổ tiên của chúng ta... Chúng ta phải tự xác định nhiệm vụ của chúng ta là phải ngăn chặn bọn vô lại đang rình rập đế chế của chúng ta".

        Những hạ sĩ quan và lính của trung đoàn pháo binh 1 và 3 của sư đoàn I đã tham gia sôi nổi cuộc đảo chính. Nhưng rất nhiều sơ hở đã bị bộc lộ ngay từ phút đầu nên nhiều kế hoạch chống lại cũng đã được tung ra hòng bóp chết cuộc đảo chính trong trứng nước. Phần lớn những sĩ quan cấp trên của sư đoàn đã phát hiện được những chứng cứ về mầm mống của cuộc đảo chính và đã tính toán được trước khoảng bao nhiêu người sẽ tham gia. Đặc biệt không quân được bảo vệ với mọi biện pháp để tránh những cuộc cướp máy bay.

        2. 9 tốp tấn công các nơi

        Bọn phiến loạn chia làm 9 tốp thâm nhập vào các khu phố để thực hiện các mưu đồ đã có trong kế hoạch.

        Tốp thứ nhất áp sát nơi ở của Bộ trưởng Quốc phòng Kawashima trong chớp nhoáng. Khi những sĩ quan phiến loạn yêu cầu gặp ông ta, ông ta đã tìm cách lẩn trốn, cho người báo bị cảm cúm nặng. Bọn phiến loạn cũng ngần ngại chỉ nói nhiều về yêu cầu tổ chức "mục đích lớn" buộc ông phải thực hiện. Họ còn cho phép những sĩ quan cao cấp của Bộ Quốc phòng và Bộ tham mưu được đi và đến tự do trong 3 ngày tiếp để gặp Kawashima mà không có sự ngăn cản. Có lẽ những t,ư tưởng của Kawashima cũng có những điểm đồng nhất vói bọn phiến loạn mang nặng tính sô vanh.

        Tốp thứ hai tấn công trụ sở cảnh sát thủ đô ngay trước cung điện, không gặp sự phản kháng nào. Sau khi đã thiết lập chướng ngại vật trên đường phố, chúng rất hoan hỉ khi nhận được tin Bộ Quốc phòng đã bị bao vây.

        5 giờ sáng tốp thứ ba đã tiến vào đô đốc Kantara Suzuki, đại thần đại nội của Hiro Hito. Suzuki vì tối khuya hôm trước tiếp đại sứ Mỹ nên sáng sớm hôm sau còn đang ngủ say. Tiếng ồn ào đã đánh thức ông ta dậy. Ông nhanh chóng cầm chắc thanh bảo kiếm nhưng đã quá chậm. Một tên lính quát "Ông là đại quan phải không?" Suzuki trả lời: "Các anh phải có lí do về việc khuấy động này chứ? Hãy cứ nói tôi nghe". Không trả lời, một hạ sĩ quan kêu to: "Không còn thời gian!... Chúng tôi sẽ bắn!". "Nào! Bắn đi! Hãy bắn đi!" - Suzuki thách đố. Ba sĩ quan lên đạn bắn Suzuki bị thương ở đầu, phổi, vai và háng. Đô đốc hầu như đã chết nhưng bọn phiến loạn còn bắn thêm. Suzuki phu nhân hét lên "Dừng lại!". Trưởng nhóm, quan ba Ando, ra lệnh dừng vì biết chắc Suzuki đã chết.

        Tốp thứ tư, khoảng 300 lính xông đến nhà Thủ tướng Okada, giết 4 cảnh sát ở hàng rào sắt. Thủ tướng kêu lên "Ngày tận cùng đã đến rồi!". Người em rể, cánh tay phải, đại tá đã về hưu tên là Matsuo, tìm kiếm chỗ ẩn nấp. Với sự giúp đỡ của một cảnh sát trung thành còn lại, anh ta đẩy Okada (luôn luôn mặc áo sơ mi ban đêm) vào chỗ ẩn náu dự trữ rồi anh ta đi ra tìm cách cứu. Viên cảnh sát vừa được làm nhiệm vụ bảo vệ đứng trước chỗ ẩn, nói Okada không được động đậy. Viên thư kí đặc biệt của Thủ tướng, Hizatsune Sakomizu cũng là con rể của ông đã gọi điện thoại đến. cảnh sát thủ đô yêu cầu cứu giúp. Một cảnh sát trả lời: "Chúng tôi không còn kiểm soát được tình trạng này. Chúng tôi còn làm gì được nữa đâu?". Một giọng khác vang lên: "ở đây tất cả đã ở trong tay bọn phiến loạn" rồi đặt máy xuống.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2019, 11:03:27 pm »


        Matsuo dũng cảm hết sức để dời khỏi nhà nhưng đã bị bắt giữ ngay trong sân. Ông bị đẩy vào tường và phải áp mặt sát vào đó. Chỉ trong khoảnh khắc, một trong những sĩ quan kêu lên: "Thế nào, mày có muốn tồn tại không? Hay là vù sang Mãn Châu? Mày không nghĩ rằng chúng tao có thể giết chết mày được hả?" Một tiếng nổ vang lên, Matsuo chỉ kịp hô "Thiên hoàng muôn năm!" Một sĩ quan bồi tiếp một viên đạn cho chết hẳn. Một tên phiến loạn khác đã mang ảnh Thủ tưởng trong căn phòng ngủ ra so sánh với bộ mặt của một người chết khác. "Đó là Okada!" Hắn ta xác định. Xác chết bị chuyển vào phía trong, đặt trong một góc phòng và được xác định là xác Thủ tướng.

        Chỉ một vài phút sau, trong đống xác của cảnh sát và người hấp hối, người ta tìm thấy xác của Matsuo. Ông đã nhắm mắt giữa đống máu nhầy nhụa. Một tên phiến loạn chạy vào và kêu to với bọn lính: "Tao đã thấy một bóng ma!". Hai người vội đẩy một xác vào chỗ Okada ẩn. Tủ tường bị phủ đầy vải. Phía ngoài, hai người hầu giơ tay hàng.

        Tốp thứ năm đã tấn công đơn vị bảo vệ hoàng cung, đột nhập vào nhà Bộ trưởng Tài chính Takahashi. Một Trung uý bất ngờ thấy ông ta trên giường vội lật ngay khăn giải giường hét "Trời trừng phạt!" Takahashi la: "Vô lễ!" Nhưng viên trung uý đã bắn liền 3 phát, một vài người khác đã dùng gươm xiên vào hông và bụng. Takahashi chết ngay tại chỗ. Viên trưởng nhóm hô những người phục dịch "Ném ngay cái xác hôi thối này đi!".

        Tốp thứ sáu khoảng 200 lính thuộc quân đoàn pháo binh thứ ba đột nhập vào căn nhà của đô đổc Saito, cố Thủ tướng, gần đây được phong làm quan Chưởng ấn, vừa dự cuộc hội đàm với đại sứ Mỹ về. Trưởng nhóm viết lại: "Khi tôi tiến sát buồng, nữ bá tước Saito mở cửa nhưng lập tức đóng lại. Bà ta nói to để tôi nghe thấy: "Hãy đợi một chút, Saito sẽ ra!" Nhưng lửa đã bùng lên ở nhiều nơi, nữ bá tước cầm một cái thuẫn bên người nhưng không thể kháng cự nổi. Rất nhiều phát súng vang lên. Lửa càng bùng to hơn. Saito bị chém đứt cổ. Chúng tôi buộc phải bỏ đi vi nữ bá tước không chịu rời thi thể của chồng. Chúng tôi đã tập hợp trước cổng chính".

        Sau này người ta tìm thấy khoảng 47 viên đạn trong thi thể Saito và nữ bá tước cũng bị nhiều vết gươm đâm.

        Tốp thứ bảy tấn công ngôi nhà của tướng Watanabe. Quân phiến loạn nhảy qua hàng rào lăm lăm trong tay những khẩu súng lục, phá cửa tiến vào nhà rồi vào phòng ngủ. Vợ của Watanabe yêu cầu giữ yên lặng thì bị xô dạt vào tường. Watanabe bị nhiều phát đạn, sau đó bị chém đầu.

        Tốp thứ tám đột nhập vào tòa báo Asahi Shimbun, trong khi tốp thứ chín từ nửa đêm đã đi ôtô kéo vào làng Yagawara, gần Aztami, ở đây, cựu cố Chưởng ấn bá tước Makino đang sống với cháu gái 20 tuổi Kazuko. Quân phiến loạn đã giết một cảnh sát và đốt nhà nhưng nhờ ở lòng gan dạ và ý chí của Kazuko chúng không giết nổi Makino. Cô ta đã đưa được Makino lên đồi, ở đó có nhiều lính bảo vệ. Cô cháu gái kèm sát ông nội, bao quanh ông và thách đố bọn phiến loạn bắn. Bọn phiến loạn bỏ cuộc.

        Một nhóm khác (thuộc tốp thứ chín) giữa đêm xông đến nhà của Saionji ở một làng quê nhưng nhờ một cú điện thoại báo trước nên Saionji đã trốn vào nhà trưởng công an địa phương. Nơi này có tới 60 công an có vũ khí bảo vệ.

        Sáng 26-2, Hiro Hito còn đang ngủ, không biết đến bọn phiến loạn đang chém giết. Những chướng ngại vật trên đường phố đã ngăn toàn bộ những thông tin đến với Thiên hoàng. Một trong những người đầu tiên trong hoàng cung biết là tướng Honjo. Tiếp sau, Trung uý Ito đã đến trong tình trạng run rẩy, mang theo tin tức của con rể Yamaguchi, quan ba trong sư đoàn pháo binh thứ nhất, thông báo về tình trạng hỗn loạn của 500 sĩ quan và lính trong sư đoàn pháo binh.

        Honjo đã ra lệnh cho viên trung uý nói với con rể phải tìm cách ngăn chặn mọi hoạt động rối loạn. Nhưng Honjo không thể biết được Yamaguchi đã đầu hàng hoàn toàn trước sự rối loạn này.

        Honjo đã điện thoại cho Cục trưởng cảnh sát quân sự về việc bảo vệ gấp cung điện. Lúc này Hiro Hito đã biết được tin tức về các vụ Okada, Takahashi và Watanabe đã bị ám sát như thế nào và tìm mọi cách để trấn an tinh thần mọi người. Hiro Hito cảm nhận một cách sâu sắc về vụ phiến loạn này và suy đoán về những hậu quả sẽ xảy ra. Bằng mọi biện pháp, Hiro Hito muốn ngăn khả năng phiến loạn quân sự mở rộng đến mức trở thành một cuộc khởi nghĩa trong toàn quốc. Nhưng rất may, sự biến chỉ xảy ra ở Tokyo.

        Đây là vụ biến động ảnh hưởng rất lớn đến Hiro Hito. "Sự biến Liêu Châu" và động đất 1923 cũng chỉ là những sự kiện gây những chấn động nhỏ. Sau vụ này, Hiro Hito trầm tính hẳn và bắt đầu ra lệnh cho Bộ trưởng Hải quân phải gấp rút chuẩn bị mọi tình thế để tiếp cận với cuộc chiến tranh chắc chắn sẽ bùng nổ trong một vài năm tới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 11:45:48 pm »


        CỐ ĐẠT TỚI MỤC TIÊU: ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ

        Có một vấn đề Hiro Hito vẫn luôn thấy khó xử, đó là cậu em trai, Chichibu, sinh viên Học viện quân sự. Chichibu có mối liên hệ rất chặt chẽ với 4 sĩ quan, những người xúi giục phiến loạn. Hiro Hito cũng biết Chichibu đã gặp rất nhiều những người cầm đầu đảo chính. Rõ ràng nếu đảo chính thành công, những kẻ phiến loạn sẽ tôn Chichibu lên vói mục đích "cứu Nhật Bản". Ngay sau khi đến ga Tokyo, Chichibu đã có một số hoạt động khá tích cực nhằm gây ảnh hưởng cho mình.

        Tiếp sau, Hiro Hito phải bàn với Kawashima, Bộ trưởng Quốc phòng để tính toán việc sử dụng lực lượng quân đội như thế nào để đè bẹp quân phiến loạn nhưng vẫn phải chú ý tới sự ổn định chính trị.

        Báo chí nước ngoài cũng đưa tin rất nhiều. Phần lớn các nhân viên đại sứ quán đều chú ý bám sát tình hình để đưa ra những ý kiến chuẩn xác nhất về vụ phiến loạn, đồng thời cũng lắng nghe những tin tức phát ra hằng ngày để xác định cách ứng xử. Những nhân viên đại sứ Pháp, Đức còn túc trực ở ngay các chướng ngại vật để do thám tình hình giao chiến giữa hai bên. Rất nhiều cộng tác viên của các báo chí phương Tây gặp khó khăn trong việc săn lùng tin tức nhưng vẫn cố gắng thoát khỏi mọi sự bắt bớ của cảnh sát để tránh việc bị tịch thu các tư liệu đã thu thập được.

        LÍNH PHIẾN LOẠN BỒNG SÚNG CHÀO (!)

        Ngay trong biệt thự của Thủ tướng, bọn phiến loạn nửa tin nửa ngờ về thông báo Okada đã bị giết. Người con rể đã khôn khéo tìm đủ mọi cách để đánh lừa bọn phiến loạn, không chú ý tới đống quần áo, nơi Okada ẩn.

        Sakomizu con rể của Okada cũng tính toán rất nhiều để vừa có thể báo cho Hiro Hito biết Okada còn sống nhưng cũng vừa phải dè chừng vì chính tin báo này sẽ khiến bọn phiến loạn tiếp tục lùng giết Okada. Trong khi đó, Hiro Hito đã quyết định Bộ trưởng Nội vụ Fumio Goto làm Thủ tướng mới. Tin tức về Okada vẫn rất mập mò. Mãi sau Hiro Hito mới nhận được tin chính thức Okada còn sống nên đã bàn đến việc hủy quyết định mới và tìm cách đưa Okada ra khỏi ngôi nhà bị bao vây.

        Ba người đã được bố trí để đưa Okada thoát khỏi nơi nguy hiểm. Sáng 27-2, một đám tang giả được sắp xếp chu đáo để đưa quan tài của Okada ra. Bọn phiến loạn không thể ngờ đám tang đã được tổ chức chu đáo đến mức tất cả những tập tục về tang lễ đều được hoàn tất một cách cẩn thận nhất. Điều đáng ngạc nhiên là để tỏ lòng kính trọng người chết, lính phiến loạn đã bồng súng chào!

        Sakomizu đã sử dụng một taxi bí mật đưa Okada về cung điện để gặp Hiro Hito Có nhiều chuyện phức tạp xảy ra: một là nếu bọn phiến loạn biết thì lập tức chúng sẽ tấn công vào cung điện; hai là lúc này Goto, Thủ tướng mới được bổ sung đang trình bày các kế hoạch mới nhằm trấn áp bọn phiến loạn. Okada về cũng chỉ được coi như là một Thủ tướng vừa bị mất chức; ba là đám tang Okada vẫn phải được tiếp tục diễn ra ở nhà cũ của Okada để đánh lừa bọn sĩ quan trẻ. Sakomizu điện thoại cho các nhà tu hành Phật giáo ở một chùa đã được chọn để tiến hành nghi lễ cho một đám tang.

        Trong khi Sakomizu đi đi lại lại rất nhiều lần giữa căn nhà của Okada và cung điện thì một cuộc hộ tống gấp rút đưa Chichibu từ ga Kyoto về. Chichibu từ bắc Honshu về Tokyo. Honjo khẳng định Chichibu là một thành viên trong nhóm nổi dậy và bàn cách cùng với Hiro Hito để giải quyết vấn đề này cho khéo tránh hậu hoạ. Chắc chắn, Chichibu đến Tokyo với nhiều lí do khác nhau, đôi khi còn để cứu nguy cho nhóm phiến loạn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2019, 11:25:34 pm »


        HARAKIRI - NHỮNG DƯ ÂM CỦA CUỘC PHIẾN LOẠN

        Trong những ngày này, Hiro Hito rất chuyên tâm cùng với Honjo để suy xét về tiến trình của âm mưu này. Đôi khi, ông đã ra lệnh phải dập tắt ngay bằng vũ lực, nếu cần thiết kiên quyết sử dụng quân đội để dập tắt biến loạn. Nhiều người trong cung điện tán thành. Vấn đề được đặt ra tiếp sau: chấp nhận harakiri (mổ bụng) nếu sĩ quan nào yêu cầu.

        Quốc hội bị khống chế trong 3 ngày. Nhiều sĩ quan cao cấp ủng hộ bọn phiến loạn. Nhưng hải quân chống lại. Nhiều đơn vị quân đội phản kháng. Đông đảo nhân dân ở Tokyo phản đối. Ngày 27-2, chính phủ ban hành lệnh giới nghiêm, tư lệnh hải quân cho hạm đội liên hợp tập trung ở vịnh Tokyo, sẵn sàng tác chiến. Nhiều truyền đơn và buổi phát thanh kêu gọi đầu hàng. Tối 29- 2, thủ lĩnh của bọn phiến loạn đầu hàng. Hai thủ lĩnh khác tự tử. 19 người bị kết án tử hình, Kita (1883-1937) người lãnh đạo tinh thần của cuộc đảo chính, người sáng lập chủ nghĩa phát xít ở Nhật cũng bị tử hình.

        Cuộc phiến loạn bị dập tắt nhưng dư âm của một số vấn đề vẫn rộn lên.

        Vấn đề thứ nhất là đương chức và bãi chức. Hiro Hito không tán thành những bộ trưởng không chịu trách nhiệm nặng nề về công việc của mình vì thế khi các sĩ quan phiến loạn đòi gặp tướng Mazaki, người thích châm ngòi bạo lực thì Bộ trưởng Quốc phòng đã dứt khoát không thương lượng và ra lệnh cho Mazaki giữ đúng tư thế của mình. Mazaki cũng hiểu rất rõ nếu không thực hiện được như vậy tức là buộc phải bãi chức nên càng khẳng định việc cương quyết phải trấn áp bọn phiến loạn.

        Vấn đề thứ hai là phải đề phòng sự biến loạn ngay từ trong hậu cung. Tám ổ khóa ngăn cách để tối phòng làm việc của Hiro Hito đã là một dẫn chứng điển hình về điều này. Mặt khác, tất cả các hoàng thân đều được xem xét về độ trung thành và ý thức phản kháng trong mọi hành động, ngay cả hoàng thân Kamin đã ốm liệt nghỉ tại làng quê, khi xuất hiện ở cung điện cũng được thẩm vấn rất kĩ. Hiro Hito luôn đưa ra những yêu cầu đòi lí giải về chuyện này chuyện khác vào các buổi tối và trong thời kỳ này có tới 2 đêm liền, ông ngủ trên chiếc giường trong phòng làm việc.

        Vấn đề thứ ba là nhanh chóng chiếm lại những vùng vừa bị mất và sắp xếp lại hệ thống quan chức đảm bảo độ trung thành cao nhất và những vùng trọng tâm thành phố phải tuyệt đối an toàn, diệt hết những mầm mông khởi loạn. Đặc biệt các khu nhà đại sứ phải được bảo vệ chu đáo.

        Vấn đề thứ tư là rà soát lại sự trung thành của các tướng. Hoàng thân Kinin Tham mưu trưởng quân đội vắng mặt trong cuộc họp thứ nhất đã phải trình bày tường tận về những ngày ốm đau của mình. Hoàng thân Nashimoto đã già, nguyên soái đã về hưu, cũng được xem xét lại về sự trung thành. Chichibu thì phải nhận trách nhiệm về việc thuyết phục các sĩ quan trẻ dừng ngay những hoạt động phiến loạn.

        Vấn đề thứ năm là không chấp nhận việc tự sát tập thể của một số sĩ quan. Honjo đã khóc khi nhận được tin sẽ có một cuộc tự sát tập thể. Chính Okada cũng yêu cầu được harakiri để tỏ rõ về lương tâm trách nhiệm của một quan chức. Hiro Hito đã tìm mọi cách can ngăn. Tuy vậy, ở đây đó vẫn xuất hiện những hiện tượng "mổ bụng" mang theo tính thiêng liêng của ý niệm "bất khuất can trường" đối với người dân Nhật.

        MỘT CUỘC CHIẾN TRANH SẼ BÙNG NỔ Ở TRUNG HOA

        Hiro Hito luôn luôn suy nghĩ về vụ phiến loạn. Mặc dù Honjo đã đề ra nhiều ý kiến nhưng ông vẫn không yên tâm. Honjo còn đưa ra cả những dẫn chứng do con rể cắm rễ trong bọn phiến loạn để thuyết phục nhưng ông vẫn cảm thấy có những điều mập mờ cần làm sáng tỏ. Những tư liệu bí mật được nghiên cứu kĩ về hoàng thân Chichibu, hoàng thân Higashikuni và ngay cả hầu tước Kido cũng được đưa ra phán xử cẩn thận.

        Chính những sự kiện đó đã sơ bộ phác thảo ra một chương trình chính trị mối của Hiro Hito, một chương trình phù hợp với xu thế của phái quân sự.

        Tháng 8-1937, Rober Craigie, đại sứ mới của Anh đến Tokyo (một chuyên gia về Nhật Bản đã tham gia cuộc họp, về hạn chế lực lượng hải quân ở Luân Đôn năm 1930) cũng phán đoán Nhật sẽ đưa ra một chính sách xâm lược có tính toán và nghiên cứu sâu về con đường xâm lược của Hitle để bắt chước. Joseph Grew đại sứ Mỹ đưa ra những ý kiến xác định về một cuộc chiến tranh rộng lớn đều rất chính xác.

        Có một vấn đề Hiro Hito rất quan tâm, đó là dầu hỏa. Chất đốt này cũng cần như những thứ khác. Hai chư hầu Triều Tiên và Mãn Châu cung cấp. Ông buộc phải hòa giải với Anh, Mỹ, Hà Lan để được sử dụng các tàu chuyên chở dầu. Việc xâm lược Đông Nam Á càng thôi thúc thêm để hoàn chỉnh công việc này. Những suy nghĩ chuẩn xác của Hiro Hito đã giảm bớt khả năng xuất hiện một vụ biến loạn mới. Chương trình xâm lược Trung Hoa, Đông Nam Á, Trân Châu cảng phù hợp với xu thế xâm lược của các sĩ quan thời đó. Tham mưu trưởng lục quân và hải quân đã chọn lựa lại, bổ sung những sĩ quan năng động và có nhiều tham vọng nối tiếp được truyền thống quân sự cực đoan của Nhật. Thực tế vấn đề này không đơn giản vì mối liên kết giữa ý tưởng của Thủ tướng, Chính phủ, Thiên hoàng chặt chẽ mới có thể gây dựng được sức mạnh quân sự của Nhật Bản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2019, 11:35:51 pm »


        KOKI HORATA - THỦ TƯỚNG MỚI

        Thủ tướng mới (từ tháng 5-1936 đến tháng 1-1937)

        Koki Hirota, cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là con trai một người thợ nể nhưng nhờ học vấn uyên bác, tinh thần làm việc hăng say và đặc biệt trong thời kì thanh niên là đảng trưởng "Hắc Long đảng", rất được ưu ái nên mặc dù gặp nhiều trắc trở nhưng vẫn len lỏi được vào Bộ Ngoại giao và tạo được sức mạnh quan trọng trong chính trường ngoại giao. Mặc dù rất say sưa với chủ nghĩa dân tộc của "Rồng đen" thời kì thanh niên nhưng Hirota vẫn nổi tiếng về mặt ngoại giao theo phái tự do. Chính Joseph Grew đã coi Hirota như "một con người đầy sức mạnh và chín chắn biết tạo ra màng lưới dịu hiền trước phái quân sự và biết ứng xử trong chính sách đối ngoại một cách khôn ngoan vì có tính toán đến vấn đề hòa giải các phái ở trong nước".

        Bộ trưởng Quốc phòng mới, một con người xứng đáng là cánh tay phải của Hirota, một tướng "siêu việt": Masatake Terauchi. Ông đã tạo ra những hướng lớn trong chính sách mới về việc phòng thủ đế chế với những mục đích lâu dài của chính sách đối ngoại Nhật Bản. Kế hoạch của ông gắn với việc thiết lập chủ quyền của Nhật ở Đông Á và những mối quan hệ mật thiết với các siêu cường, ép Mỹ phải từ bỏ Viễn Đông. Song song với điều này là thuyết phục Trung Hoa từ bỏ sự lệ thuộc vào Âu- Mỹ để gắn nhiều hơn với Nhật. Chính Anh lần đầu tiên đã phải công bố: "Thời kỳ này, Nhật là kẻ thù chính!"

        Mặc dù có những sự phản kháng thường xuyên của Hoàng gia Anh, Hiro Hito vẫn chấp nhận chuẩn y một ngân sách khổng lồ dành cho lục quân và hải quân để chuẩn bị giành giật những thuộc địa của Anh ở châu Á.

        Hiro Hito đã triệu tập Thủ tướng mới để bàn cách đưa ra Quốc hội thông qua nhanh nhất ngân sách khổng lồ dành cho lục quân và hải quân. Hirota cảm thấy rất bất ngờ về mệnh lệnh này. Sự thực thì ngay ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ, Hirota đã bị dồn vào thế buộc phải suy nghĩ trong nhiều tuần lễ. Chính vì thế, ông cảm thấy rất khó làm việc. Điều này dần đã dẫn đến chỗ ông buộc phải từ chức để quay trở lại làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao như cũ.

        CHỌN THỦ TƯỚNG KẾ TIẾP

        Trong tình hình nan giải này, hoàng thân Saionji đã giới thiệu tướng Ugaki nhưng Hiro Hito không chấp nhận mặc dù Thiên hoàng rất nể Saionji, một người nhiều tuổi được kính trọng vô cùng.

        Kế tiếp là tướng Senjuro Hayashi, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được chấp nhận nhiều hơn Ugaki dưới con mắt của các sĩ quan cao cấp. Nhưng cũng chỉ một vài tháng sau, Hayashi từ chức. Tháng 6-1937, hoàng thân Fuminaro Konoye lên thay. Ông nổi tiếng về sự chắc chắn trong chính trường chính trị cùng rất nhiều bài viết trên báo chí và những ý kiến độc đáo khi tiếp xúc với dân chúng. Lãnh đạm, kiên nhẫn, say mê và khó lòng thấy trước được, ông còn là con người duy nhất hiểu được tính hai mặt của ngoại giao. Chính điều đó dẫn ông tới lãnh đạo thành công trong thời điểm Nhật Bản coi quân đội là ý niệm của sự chiến thắng chứ không phải ngồi bàn cãi lí.

        Konoye1 từ thời thanh niên đã là một người có chính kiến độc lập, khi theo hoàng thân Saionji với tính chất như trợ lí trưởng, ông đã không tán thành những ý kiến thiên về quý tộc và tự do của các vị trưởng lão. Cũng như Saionji, ông khinh bỉ những thứ tạp nhạp của giới quân sự Nhật Bản, vì thế sau này, năm 1941, ông trở thành nhà đạo diễn tài ba của chủ nghĩa dân tộc. Năm 1918, khi tham gia hội nghị Vecxai, trong một ý tưởng nổi tiếng, ông đã phản đối Đảng Quốc gia lúc đó được coi như công cụ có giá trị của chính sách thực dân Anh - Mỹ. Ông nhìn nhận chuẩn xác về sức mạnh phương Tây, kinh tế đế quốc nhưng cũng nhận rõ tệ phân biệt chủng tộc và thái độ coi thường châu Á của bọn da trắng.

-----------------
        1. Konoye 3 lần làm Thủ tướng 1-6-1937 đến 1-1939; 2-8- 1940 đến 7-1941; 3-7-1941 đến 10-1941 - một trong những người bạn và cố vấn gần gũi nhất của Hiro Hito đóng một vai trò quyết định trong việc xâm lược Trung Hoa năm 1937, nhưng ngược lại lại phản đối rất dữ việc Nhật đánh Mĩ. Bị quy là tội phạm chiến tranh, ông đã tự sát năm 1945, không chịu nhục trước TMIEO (Tribunal militaire international d'Extreme - Orient - Tòa án quân sự quốc tế ở Viễn Đông), đưa ra nhiều tập luận sắc bén trong các cuộc phán xử.

        Ông thuộc dòng Fujiwara, dòng này có nhiều mối quan hệ về việc gả con gái hoặc con trai cho dòng Thiên hoàng từ thế kỉ VII và được xác định như một dòng quý tộc, trí thức cỡ lớn của Nhật Bản.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM