Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:35:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truman ông là ai  (Đọc 12289 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 10:09:25 pm »


        An ninh và Tự do

        Trong suốt pháp nhiệm, TT Truman phải đấu tranh thường trực với Quốc hội để minh định vai trò lãnh đạo an ninh quốc nội là của hành pháp hay lập pháp. Đây không phải là một vấn đề trừu tượng về pháp lý và đặc quyền, mà là một vấn đề thực dụng, và triết thuyết nhằm tìm mức quân bình giữa nhu cầu an toàn của chính quyền và quyền cá nhân của công dân. Thắng lợi bất ngờ của ông. Truman trong cuộc tuyến cử 1948 chỉ làm cuộc đấu tranh tạm lắng một thời gian Năm 1950 còn một cuộc tuyên cử khác, và năm 1952 là cuộc tuyên cử khác nữa, và đảng Cộng hòa nhận thấy chắc chắn rằng không có khí giới nào bén nhọn bằng vấn đề « nương tay với chủ nghĩa Cộng sản » để đánh bại ông Truman. Ông Truman đã thấy rõ hậu quả chính trị đối với bản thân và quốc gia trong trường hợp ông bị Quốc hội triệt hạ. Phong trào cố chấp và cảnh giác quá trớn sẽ ngự trị trên khắp nước.

        Năm 1949, bắt đầu pháp nhiệm mới, ông đã va chạm với nhiều dấu hiệu của phong trào này. Nghị viện California và có nhiều tiểu bang khác thành lập những ủy ban giống hệt như ủy ban điều tra hoạt động chống Mỹ tại trung ương để săn tìm những ảnh hưởng phiến động ở địa phương. Hàng chục ban giám đốc trường trung và đại học bắt giáo sư phải tuyên thệ trung thành và phải được công an điều tra lý lịch, đồng thời tổng xuất những ai từ chối. Hiệp hội Chiến binh Yêu nước Mỹ và các tổ chức tương tự thuộc nhiều cộng thể tự đóng vai trò kiểm duyệt sách giáo khoa, thư viện và diễn văn công cộng. Những chi bộ Ku Klux Klan cực hữu ở miền Nam và ở một số địa phương Trung Tây, với áo choàng đen từ lâu không mặc còn thơm mùi băng phiến, bắt đầu chiến dịch tố khổ các phần tử « Cộng sản, lai giống và vô thần » ở địa phương. Tại Nữu ước, 4 cựu nhân viên FBI tháo vát, dựa vào hồ sơ của nhiều ủy ban Quốc hội, xuất bản một cuốn sách tựa đề Red Channels (Con đường thâm nhập của Cộng sản) tố cáo với đầy đủ chi tiết sự liên quan của 150 văn gia, diễn viên, giám đốc và các phần tử khác trong kỹ nghệ giải trí với Cộng sản. Một trong các nạn nhân đầu tiên của phong trào ghi sổ đen được thương mãi hóa này là nữ tài tử nổi danh Jean Muir. Kết quả là công ty truyền hình NBC hủy bỏ khế ước theo đó Jean Muir thủ vai chính trong chương trình « Gia đình Aldrich », chương trình truyền thanh được công chúng ưa thích. Công ty NBC giải thích bằng giọng đạo đức rằng ban giám đốc thật sự không nghĩ Jean Muir là cộng sản hoặc cảm tình viên cộng sản, song le tên nàng bị ghi trong Red Channels khiến dư luận đàm tiếu, và như vậy công cuộc kinh doanh của công ty sẽ bị phương hại. Hàng chục diễn viên, văn gia, giáo sư và nhân vật khác đều bị Red Channels tố cáo. Một cao trào đột ngột nỗi lên, a dua với Red Channels để tố cảo theo. Làn sóng đe dọa ấy đặc biệt tràn tới Hoa lệ ước. Nhiều sự việc về hoạt động phiến động được phanh phui kịp thời đã nuôi dưỡng cao trào cố chấp.

        Tháng 3-1949, nhân viên FBI tại Nữu ước bắt giữ Judith Coplon, một thiếu phụ trẻ đẹp tòng sự tại Nha Nội an, trong bộ Tư pháp, về tội chuyên giao tin tức bí mật cho một điệp viên sô viết. Trong mùa hè năm ấy, phiên xử kéo dài của 12 lãnh tụ cộng đảng bị bồi thẩm đoàn Nữu ước kết tội, lại làm công luận thêm tức giận vi các luật sư của bị cáo áp dụng chiến thuật cản trở và quấy nhiễu. Một thời gian sau, Klaus Fuchs, một khoa học gia nguyên tử Anh phục vụ ở cấp tối mật trong kế hoạch bom nguyên tử tại Alamogordo, bị bắt tại Anh quốc, và Fuchs đã thú nhận hoạt động nhiều năm trong tổ chức gián điệp sô viết. Hai trong số đồng lõa người Mỹ của Fuchs, là Harry Gold và Dayid Greenglass đã bị bắt trước đó, năm 1950, do FBI Nữu ước.

         Trong thời gian này, các điều tra viên của tiểu ban Nội an Thượng viện mở lại hồ sơ vụ Amerasia, với lời ám chỉ nặng nề rằng một số yếu nhân trong bộ Ngoại giao đã dính líu tới. Hiss bị phạt tù, khiến ủy ban điều tra hoạt động chống Mỹ tại Hạ viện gia tăng uy tín và tư thế. Cuối mùa hè 1950, nhân việc binh sĩ Mỹ chiến đấu tại Cao ly xa xôi bị thiệt mạng vì đạn Cộng sản, một số người cho rằng đó là phần thưởng của chính sách phản bội Tưởng giới Thạch và Trung hoa một cách trắng trợn của chính phủ Truman.

        Những biển chuyển này đã dấy lên cao trào bài Nga, khiến công luận phải băn khoăn không biết Hoa kỳ, quốc gia tuyệt đối tôn trọng những khía cạnh tế nhị của luật pháp và bang giao quốc tế, có đủ khả năng để tự vệ trước một chiến dịch phiến động tàn bạo như vậy hay không. Xuyên qua các cuộc thăm dò dư luận, và thư từ của độc giả gửi về tòa soạn háo chí trên khắp nước, người ta nhận thấy dân chúng Mỹ gia tăng lo lắng, và mạnh mẽ đòi chính quyền cương quyết hơn với họa nội thù. Và Quốc hội Mỹ đã nghiêng về phía quần chúng.

        Đầu năm 1950, ông Pat MoCarran chủ tịch tiểu bang Tư pháp Thượng viện bắt tay vào việc pha trộn nhiều đạo luật lại với nhau để hoàn thành một đạo luật bài Cộng. Trên thực tế, McCarran đã hoàn thành một dự luật «tạp pí lù» gồm 32 trang in. Dự luật này trên căn bản không cấm gia nhập đảng Cộng sản song kẻ gia nhập lại phải đăng ký với bộ Tư pháp, nghĩa là mặc nhiên tự quàng ách luật pháp vào cổ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 09:21:26 pm »


        TT Truman mạnh mẽ phản đối dự luật. Ông nói «Dự luật McCarran cũng giống như Luật ngoại kiều và Phiến loạn năm 1798, một đạo luật không thích hợp». Theo ông Trumau, dự luật McCarran sẽ thất bại trên đường tiến tới mục tiêu chính là loại trừ chủ nghĩa Cộng sản vì Cộng sản rút lui sâu vào bí mật, chính quyền sẽ khó thể kiểm soát hữu hiệu. Tuy nhiên, điều tệ hại hơn là quyền tự do ngôn luận và tụ họp bị xâm phạm ngược với hiến pháp, và mọi sự xâm phạm vào những quyền quí báu này còn phương hại tới xứ sở nhiều hơn là bành động phá hoại của Cộng sản. Ông đề nghị một số tu chánh án để củng cố những đạo luật bài trừ gián điệp. Theo ông, khuyết điểm cần khắc phục là luật bài trừ gián điệp còn quả lỏng lẻo. Song đề nghị của Tổng thống bị xếp bỏ. Chủ tịch McCarran cất kỹ trong ngăn kéo bàn của Ủy ban Tư pháp, và dĩ nhiên là Ủy ban chỉ o bế dự luật McCarran.

        Sau nhiều tuần thảo luận gay go, Quốc hội thông qua dự luật McCarran ngày 17-9 với đại đa số 354 chống 20 tại Hạ viện, và 70 chống 7 phiếu tại Thượng viện. Nữu ước Thời báo tường thuật rằng «nhiều dân biểu chỉ trích dự luật trong cuộc thảo luận đã bỏ phiếu thông qua, vì dường như cảm nghĩ tại trụ sở Quốc hội là trong năm bầu cử tương lai chính trị của các dân biểu sẽ bị bất lợi lớn lao nếu chống lại các dự luật bài Cộng».

        Ngay cả trong khi Quốc hội đang thảo luận, Tổng thống đã ra lệnh thảo soạn thông điệp phủ quyết, một trong những thông điệp khẩn cấp nhất từ trước đến nay. Phó tổng thống Barkley và các lãnh tụ lập pháp Dân chủ khác thúc giục Tổng thống ký tên ban hành. Họ nói rằng tình hình chính trị đòi hỏi như vậy, và biện pháp phủ quyết chắc chắn sẽ bị Quốc hội bác bỏ. Họ nhắc Tổng thống rằng chỉ còn một tháng rưỡi nữa là tuyển cử Quốc bội được tổ chức. Mặc khác Dean Acheson và đa số nhân viên Nội các lại đề nghị phủ quyết, lập luận rằng nếu Tổng thống không thể ngăn cản dự luật McCarran trở thành luật, thì ít ra cũng nói lên được tinh thần chống đối.

        Về phần ông Truman, thì ông đã quyết. Quyết không những phủ quyết mà còn tranh đấu cho biện pháp phủ quyết được Quốc hội chấp nhận nữa.

        Tuần lễ cuối thảng 9 ấy, Quốc hội nhóm trong bầu không khí sốt ruột vì các dân biểu mong sớm bế mạc để trở về đơn vị, bắt đầu vận động tái cử. Dự luật McCarran là điều cuối cùng của nghị trình. Dự luật này được chuyển tới văn phòng Tổng thống ngày thứ tư 20-9. Tổng thống hoàn lại Quốc hội trưa thứ sáu, kèm theo một thông điệp lời lẽ bén nhọn và hữu lý dài 9 trang giấy đánh máy giòng một.

        Ông Truman còn áp dụng một biện pháp khác thường nữa. Sáng hôm ấy, mỗi dân biểu đều nhận được bản sao của thông điệp phủ quyết, với thư riêng của Tổng thống. Tổng thống thúc giục các dân biểu, trước khi bỏ phiếu về thông điệp phủ quyết trong ngày, hãy đọc không những toàn bản văn dự luật McCarran mà nên đọc cả những lý do khiến Tổng thống từ chối ký tên ban hành nữa. Vốn là cựu thượng nghị sĩ giàu kinh nghiệm, ông gần như chắc chắn rằng phần lớn dân biểu chỉ biết nội dung dự luật một cách lờ mờ, và nếu họ chịu nghiên cứu kỹ lưỡng, có thể họ sẽ tán thành lý do phủ quyết của Tổng thống.

        Hạ viện hoàn toàn không đếm xỉa tới yêu cầu của Tổng thống. Phiên họp bắt đầu đúng ngọ, thì trong vòng một giờ sau, Hạ viện đầu phiếu khống cần thảo luận, bác bỏ biện pháp phủ quyết với 286 chống 48 phiếu, hơn hẳn đa số 2/3 cần thiết. Nhưng Thượng viện muốn có thêm thì giờ thảo luận lại, đã đình hoãn, và ông Truman không bỏ lỡ cơ hội khai thác tình thế. Ông điện thoại cho Hubert H. Humphrey, một thượng nghị sĩ trẻ tuổi can đảm, mới đắc cử nhiệm kỳ thứ nhất, và yêu cầu tập hợp lực lượng cấp tiến tại Thượng viện hầu trì hoãn cuộc bỏ phiếu cho đến nửa đêm thứ bảy. Muốn kéo dài phải áp dụng chiến thuật xa luân chiến, hết người này đến người khác phát biểu. Kéo dài được đến nửa đêm thứ bảy thì nếu không thắng phiếu cũng đã thắng tinh thần. Ông Truman nói với thượng nghị sĩ Humphrey rằng ông hy vọng 24 giờ trì hoãn sẽ cho báo chí và vô tuyến có thời giờ thông báo cho dân chúng toàn quốc biết nội dung của cuộc tranh chấp, và có thể lôi kéo cử tri chống lại quyết nghị của Quốc hội

        Đó là một mưu toan táo bạo và tuyệt vọng, song không thành công. Với 5, 6 thượng nghị sĩ cấp tiến, trong Số có Paul Douglas thuộc tiểu bang Illinois, Herbert Lehman, Nữu ước và là một thượng nghị sĩ Cộng hòa lão thành thường phát biểu rầm rộ chống lại Đảng, và William Langer, North Dakota, ông Humphrey đã níu kéo Thượng viện sôi sục căm phẫn tiếp tục họp suốt đêm, bằng chiến thuật xa luân chiến, mỗi người độc chiếm diễn đàn nhiều giờ liên tiếp. Langer ngất đi vì kiệt sức trước khi trời sáng rõ trong ngày chủ nhật và được chở bằng xe cứu thương vào bệnh viện. Humphrey và các chiến hữu tiếp tục kế hoạch một cách ương ngạnh, song đến gần xế chiều thi hy vọng tan dần. Sau 22 giờ đồng hồ đấu tranh dũng cảm nhưng vô vọng. TT Truman cho phép các thượng nghỉ sĩ «bỏ cuộc» 4 giờ chiều, Thượng viện bác bỏ thông điệp phủ quyết với 57 phiếu chống 10, và dự luật Nội an 1950 trở thành luật.

        Cuộc đấu tranh này điển hình hóa tâm tính của ông Truman, đấu tranh không quan tâm đến thắng bại. Ông đã giữ vững lập trường trước một đối phương hùng hậu vì ông tự tin là đúng. Đối phương khoái trá khi thấy ông thất bại, song ông được báo chí vô tư kính nể hơn trước. Và, đúng như ông tiên liệu, luật McCarran đã tỏ ra là một quái tượng luật pháp và hành chính, khiến tòa án phải gỡ rối trong hơn 10 năm, mà nền an ninh của quốc gia cũng không cải thiện được bao nhiêu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 04:45:39 am »


        McCarthy

        Sau khi từ giã Bạch Cung TT Truman viết như sau : «Đó là một trong những tấn bi kịch của thời đại chúng ta vì chương trình an ninh của Hoa kỳ đã bị những kẻ mị dân và báo chí giật gân khai thác một cách xấu xa với mưu toan dọa hoảng và gạt gẫm nhân dân Mỹ.»

        Lời nói của ông ám chỉ thượng nghị sĩ Joseph R. McCarthy, tiểu bang Wisconsin. Theo lời Richard H. Rovere, McCarthy «trên nhiều khía cạnh là kẻ mị dân tài ba nhất từ trước đến nay trên đất Mỹ; và từ trước đến nay chưa có kẻ tạo loạn nào hoặc chính khách nào lại ngự trị được nhanh chóng và vững chắc trong những vùng tăm tối của tinh thần người Mỹ như Mc Carthy.»

        Joe McCarthy là một người to lớn, dáng dấp khoan thai, phục sức thiếu chải chuốt, trông như tài xế cam-nhông trong bộ đồ «sẹc» xanh. Gốc gác Ai nhĩ lan, ông có bàn tay lớn, đầy lông, má có thẹo, cặp mắt nghi ngờ một cách lạnh lùng dưới lông mày đen rậm. Trông ông, người ta có cảm tưởng ông là con hổ vờn mồi, nếu ông không có tính hay cười tủm tỉm, và choàng vai bá cổ sỗ sàng và thân mật. Dường như ông là người ít biết thân mật, tin cậy, và thắc mắc. Ông là người tự tôn cuồng nhiệt, luôn luôn cảm thấy cần phải biểu lộ sự cứng rắn, và khinh miệt quy ước và lễ nghi của những người ôn nhu. Ông là người ít ngại ngùng trên phương diện đạo đức, và chỉ có ý thức hời hợt về nhân phẩm hoặc trách nhiệm, ông là một phần tử «phiến loạn không tìm ra minh chủ» vì ông không tranh đấu cho một mục đích công ích nào, không ôm ấp hoài bão lớn lao nào cho xứ sở, không đặt định kế hoạch hoạt động nào cho cả chính ông nữa, ngoại trừ sở thích căn bản giản dị của ông là được xen vào giữa một cuộc ẩu đả mà ông là người độc nhất có cây gậy trong tay. Ngay cả những người tận tình bênh vực ông nhất cũng không thể động lòng trắc ẩn, hoặc tìm thấy trong hành động của ông một ý nghĩa cao cả. Một cách giản dị, ông chỉ là tên lính đánh thuê đắc lực phi thường.

        Vậy mà trong 5 năm từ đầu 1950 đến gần hết 1954, Joe McCarthy đã ngự trị trên sinh hoạt chính trị Hoa kỳ, ở mực độ mà trước ông chưa chính khách mị dân nào đạt tới. Ông đã khích động niềm kinh sợ trong lòng dân chúng và biến niềm kinh sợ ấy thành tâm bệnh. Ông đã phỉ nhổ vào chính quyền hợp hiến, phá đổ lòng tin của công chúng vào chính quyền và lãnh tụ chính quyền, và công kích chính sách đối ngoại của quốc gia với sức húc mãnh liệt và thục mạng của xe ủi đất. Ông đã dùng sự dối trá, phỉ báng, và lời nói bóng gió để đè bẹp đối thủ, và tạo ra ấn tượng ông là kẻ vạn thắng. Ngoại trừ một số ít thượng nghị sĩ thân tình, toan thể đều bị ông liệt vào hạng hèn nhát, ông đã làm hai Tổng thống tức giận, và phải đỡ đòn một cách tuyệt vọng trước hầu hết mọi mũi dùi của ông.

        May mắn cho Hoa kỳ vì Joe McCarthy trong thâm tâm là một chiến sĩ quần chúng, chứ không phải là kẻ cuồng tín. Nếu có nhiêu mưu mô và tài cán hơn, ông đã có thể làm chính quyền xụp đổ.

        Là tân thượng nghị sĩ không xuất sắc và hầu như vô danh, ông đột nhiên nổi tiếng năm 1950 khi vấn đề chống Cộng được đặt ra một cách gần như tình cờ. Trong Thượng viện, ông chưa có hoạt động nào nổi bật, mặt khác lại phải vận động tái cử trong hai năm tới ông cố mầy mò tìm kiếm một đề tài giật gân để lôi kéo cử tri của tiểu bang nhà. Một linh mục Thiên chúa giáo gặp ông tại một bữa ăn đêm trong tháng 1-1950 nói với ông rằng sự xung đột với Cộng sản chủ nghĩa là vấn đề quan hệ nhất thế giới đương thời.

        Mắt McCarthy vụt sáng. « Đúng rồi - ông đáp -  chính quyền đày rẫy Cộng sản. Việc phải làm là tấn công họ. «Hôm sau ông báo cho văn phòng phát ngôn của ủy ban Quốc gia Cộng hòa rằng ông nhận lời lên tiếng tại cuộc lễ sinh nhật của Lincoln và ông sẽ nói về chủ nghĩa Cộng sản. Tối 9-2 ông lên tiếng lần đầu về Cộng sản tại câu lạc bộ Phụ nữ Cộng hòa ở Wheeking, tây bộ Virginia. Tuy có giọng ấp úng, thiếu hấp dẫn, đêm ấy ông lại có vẻ lôi cuốn được cử tọa tại lữ quán McLure, nhờ cách trình bày trắng trợn bình dị, và tố cáo sự phản bội trong giới chính quyền cao cấp. Thật ra, điều ông nói không phải là mới mẻ, song ông thêm thắt để thêm hấp dẫn;

        « Lý do khiển chúng ta cảm thấy bị đặt vào tình trạng bất lực không phải vì kẻ thù hùng mạnh duy nhất mai hậu của ta tung người xâm lược bờ biển Hoa kỳ, mà chính vì hành động phản bội của những kẻ đã được quốc gia này trọng vọng... Sự thật này đã hiện rõ như ban ngày tại bộ Ngoại giao. Tại đó những người trẻ lỗi lạc sinh sống trên nhung lụa cũng là những kẻ phản bội nhất...

        «Và thưa quí bà, quí ông, tôi không thể làm quí vị mất thời giờ với việc vạch mặt chỉ tên những viên chức Ngoại giao là đảng viên Cộng sản hoạt động, và là nhân viên của một tổ chức gián điệp, song hiện giờ tôi có sẵn trong tay danh sách 205 người được trình lên cho Ngoại trưởng là đảng viên Cộng sản nhưng vẫn được tiếp tục phục vụ và hoạch định chính sách tại bộ Ngoại giao.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 11:32:21 pm »


        Đó là một lời tuyên hố không đúng sự thật và Mc Carthy cũng biết như vậy. Trong khi chạy vạy để tìm tài liệu cho bài diễn văn, ông gặp một nhân viên trong Ủy ban Chuẩn chi Hạ viện, và nhân viên này cho ông coi bản mật lược mà ủy ban nhận được năm 1947 về 108 trường hợp đang được hội đồng Kiểm nhận Trung thành của bộ Ngoại giao cứu xét. Tên người được giấu kín, và chỉ được ghi bằng mật mã. McCarthy không có cách nào biết được kết quả. Ngoài ra, ông lại được đọc một giác thư năm 1946 của Ngoại trưởng Byrnes gửi cho dân biểu Hạ viện Adolph Sahath, tiểu hang Illinois, theo đó trong số 4.000 người do Cơ quan Tin tức Chiến tranh (OWI) và các nơi khác chuyển tới bộ Ngoại giao sau khi chiến tranh chấm dứt, 284 người được khuyến cáo thu dụng thường trực, và 79 người thật sự bị kết thúc nhiệm vụ.

        McCarthy đã căn cứ vào những hồ sơ đóng bụi lờ mờ này để hoạch định cáo trạng là trong bộ Ngoại giao có những phần tử «phản quốc». Người ta không biết ông tính toán cách nào để tiến tới con số 205 ban đầu, để rồi sụt xuống 57, rồi trồi thành 81 «nhân viên mang thẻ Cộng đảng» trong bộ Ngoại giao. Trong thời gian này, ông đã lặp lại bài diễn văn Wheeling trong nhiều đêm liên tiếp tại Reno và Salt Lake City, nơi ông gửi điện cho TT Truman đòi thanh trừng trong chính phủ. Thế là phong trào tố cộng McCarthy ra đời.

        Ngày lại ngày, tiếp tục tố cáo những phần tử phản quốc, McCarthy ra điều trần trước phiên họp kín của một ủy ban đặc biệt Thượng viện, rồi «tiết lộ» khá nhiều chi tiết của cuộc điều trần này cho báo chí, và trong các dịp phát biểu tại Thượng viện. Đa số người bị ông tố cáo đều vô danh, ngoại trừ một vài người được công luận chú ý đặc biệt như Philip c. Jessup, đại sứ lưu động chuyên trách Viễn đông vụ, và John Stewart Service, một viên chức ngoại giao thâm niên đã được hội đồng Kiểm nhận Trung thành của bộ Ngoại giao cho là vô can sau khi bị tố cáo là Cộng sản, và lời tố cáo đầu tiên là của đại sứ Patrick Hurley, năm 1946, Cả Jessup lẫn Service đều được gọi từ nhiệm sở hải ngoại về để ra trước ủy ban Tvdings biện hộ.

        John E. Peurifoy, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao, bằng giọng tức giận, lên án lời tố cáo của McCarthy là «một sự xấu hổ và đồi bại», và nói rằng McCarthy đã mọi móc những luận cứ «đã chết, đã bị coi là sai lầm, và không được ai tin nữa.» McCarthy đáp rằng lời nói của ông Peurifoy là «thêm một cố gắng khác của bộ Ngoại giao nhằm che đậy và đánh lạc hướng vấn đề.» TT Truman, nghỉ hè ở Key West, mệnh danh McCarthy là kẻ «nói láo», được hậu thuẫn bởi những đảng viên Cộng hòa muốn biến đề tài tố Cộng thành thủ đoạn tranh cử mùa thu sắp tới. Tổng thống nói rõ ông hoàn toàn tin cậy Jessup và Service.

        McCarthy bắt đầu tố Cộng tại Thượng viện, và dùng diễn đàn này để minh dẫn những lời tố cáo của ông trước ủy ban đặc biệt, đồng thời ông còn kết tội ủy ban là toa rập với chính quyền và Ngoại trưởng Acheson trong âm mưu che đậy quái gở. Acheson trở thành mục tiêu tấn công số một của McCarthy, vì theo lời ông «đảng viên Cộng sản Acheson» đã dùng chức vụ Ngoại trưởng để bao che Cộng sản thuộc cấp.

        Trong chiến dịch tố Cộng, McCarthy thường xuyên dùng báo chí, cũng như đã thường xuyên dùng diễn đàn Thượng viện. Lúc nào ông cũng sẵn sàng gặp các phóng viên, khi họ không đến tìm ông thì ông đến tìm họ, và thường ra dấu cho họ tới tiếp xủc tại Thượng viện bằng cái nháy mắt hoặc gật đầu ý nghĩa, ông đã biết giờ giấc làm tin và ấn hành tại các báo quán, đồng thời đã biết che đậy một tin tức bất lợi bằng tin tức khác hữu lợi cho ông. Ông có thể choàng vai bá cổ một phóng viên bồ bịch trong khi đi ngoài hành lang Thượng viện, hoặc mời vào văn phòng ông để uống nước rồi cho hay trước bài diễn văn tố cáo sắp tới của ông. Điều mà hồi ấy nhiều phóng viên nghi ngờ sau này đã được xác nhận là đúng : ấy là McCarthy đã có tai mắt trong bộ Ngoại giao và các bộ khác trong chính phủ. Những phần tử bất mãn phục vụ tại các vị tri chiến lược trong nền hành chính đã đóng vai mật báo viên, cung cấp cho McCarthy những tài liệu rút từ hồ sơ an ninh và các tin tức mật khác.

        Cuối tháng 3, trong một diễn từ được quảng bá từ trước, McCarthy tuyên bố trước Thượng viện rằng «điệp viên cao cấp sô viết» trong bộ Ngoại giao là Giáo sư Owen Lattimore của đại học đường Johns Hopkins, một chuyên viên nổi tiếng về Viễn đông vụ. Theo lời McCarthy, Lattimore không những là đảng viên Cộng sản mà còn là điệp viên hoạt động trong hệ thống do thám sô viết và đã góp phần vào sự xụp đổ của Tưởng giới Thạch, còn Dean Acheson là «tiếng nói và tư tưởng của Lattimore» trong bộ Ngoại giao, ông khoe khoang rằng lời tố cáo của ông hoàn toàn xác thực, nên sẵn sàng chấm dứt chiến dịch tố cáo bộ Ngoại giao nên nếu chính quyền xuất trình được bằng chứng là Lattimore vô tội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2019, 03:38:27 am »


        Owen Latrmore, 49 tuổi, là một người gày gò, nội tâm phong phú, kiến văn rộng rãi, từng sống nhiều năm tại Trung quốc và Mông cô, viết nhiều sách về Viễn đông, và từng phục vụ một thời gian ngắn trong thế chiến thứ hai với tư cách cố vấn chính trị của Tưởng giới Thạch. Tại Hoa kỳ, ông là nhân vật hàng đầu trong những năm tiền chiến của Viện Bang giao Thái bình dương. Trong thời gian ông phục vụ tại Viện này, tên ông được ghi vào hồ sơ của cơ quan an ninh, và nội vụ đã lọt vào tay McCkrthy. Sau ngày đại chiến chấm dứt, Lattimhre dạy học tại học đường Johns Hopkins, ở Baltimore. Ông chưa hề tòng sự tại bộ Ngoại giao, song ông được Bộ coi là một chuyên gia lỗi lạc và thỉnh thoảng được hỏi ý kiến về Viễn đông vụ nên uy tín ông được trọng vọng trong nhiều năm. Khi bị McCarthy tố cáo, Lattimore đang hoàn thành một sứ mạng đặc biệt cho LHQ tại A phú hãn.

        Tại Bạch Cung và bộ Ngoại giao, ai cũng cho là lời tố cáo Lattimore của McCarthy có vẻ tối vô lý. McCarthy lại mang đầu ra đánh cuộc nên chủ tịch Tydings quyết làm ra lẽ. Lattimore được triệu từ A phú hãn về, và McCarthy được mời ra trước ủy ban xuất trình bằng cớ. Như thường lệ, McCarthy thỏa mạ ủy ban bằng cách nói rằng muốn đủ bằng cớ hãy mở hồ sơ của hội đồng kiểm nhận Trung thành và của FBI. Quyết định đi tới cùng Tvdings thuyết phục TT Truman tạm thời cho ủy ban duyệt xét hồ sơ về trung thành, ít ra là trong vụ Lattimore.

        Ngày 6-4, Lattimore ra trước ủy ban và được thẩm vãn suốt một ngày. Hồi ấy, phiêu nhóm của ủy ban được coi là một trong các phiên nhóm sôi động nhất. Linh lợi, hoạt bát, có tài thuyết phục, Lattimore đã gây được thiện cảm. Ông cho biết là chưa bao giờ là Cộng sản hoậc đặt mình dưới chủ thuyết Cộng sản. Gần cuối phiên nhóm, chủ tịch Tydings bất ngờ tung ra «trái bom» với hy vọng làm Joe McCarthy chết chẹt. Bằng giọng nghiêm trang của ông chánh thẩm trước tòa, ông nói:

        « Bác sĩ Lattimore, vụ ông được mệnh danh là vụ số một trong nhiều vụ tố cáo của thượng nghị sĩ McCarthy. Ông bị gọi một cách rõ ràng, nếu không là đích thật, là điệp viên Cộng sản cao cấp ở Mỹ quốc. Thượng nghị sĩ McCarthy nói rằng nếu chúng tôi được xem xét một số hồ sơ thì lời tố cáo này sẽ được xác nhận.

        « Với tư cách chủ tịch ủy ban này, tôi có bổn phận đối với ông, và quốc gia, mà nói với ông rằng 4 trong 5 nhân viên của ủy ban (nhân viên vắng mặt là ông Hickenlooper), trước sự hiện diện của ông J. Edgar Hoower, đã nhận được bản tóm lược đầy đủ về hồ sơ của ông... Sau khi đọc xong bản tóm lược, toàn thể nhân viên ủy ban và mọi người trong phòng họp đều đồng thanh nhìn nhận rằng trong hồ sơ này không có điều gì chứng tỏ ông là Cộng sản, hoặc đã từng là Cộng sản, hoặc liên hệ cách này hoặc cách khác với một tổ chức gián điệp... Hồ sơ FBI đã chứng tỏ, ít nhất là cho đến hiện thời, ông hoàn toàn vô can.»

        Tràng pháo tay nổi lên trong phòng điều trần đông nghẹt. Lattimore dựa lưng vào ghế, nụ cười chiến thắng nở trên môi. Các nhân viên ủy ban cũng vậy, và Brian McMahon đi vòng cái bàn dài đến tận gỏc đế bắt tay giáo sư Lattimore. Nhưng Joe McCarthy mà cái ghế tân khách dành cho ông hôm nay bị để trống (phải chăng, ông đã được báo trước sự việc sẽ xảv ra ?) lại không hài lòng. Một phóng viên đến tìm ông tại văn phòng, ông nói : « Hoặc Tydings chưa được đọc hồ sơ, hoặc ông ta nói láo. Ngoài ra không còn đường lối nào khác. »1

        Joe McCarthy không phải là người chán nản dễ dàng. Đáng lẽ đình chỉ chiến dịch tố cáo sau khi thất bại trong vu Lattimore, như ông đã cam kết, ngược lại, ông tố cáo kịch liệt thêm. Hầu như hàng ngày ông đọc diễn văn tại Thượng viện và mở những cuộc họp báo bất thần, lời lẽ chứa dầy miệt thị và hờn giận. Thượng viện có vẻ coi ông như là sự pha trộn kinh sợ và ghê tởm. Chỉ vài ba đảng viên Dân chủ đứng dậy thách đố ông, ngay cả khi ông thóa mạ Tổng thống hoặc Ngoại trưởng. Đối với đa số đảng viên Cộng hòa thì McCarthy đã mang lại cho họ một cơ hội hãn hữu. McCarthy đang mài sắc võ khí chính trị tuyệt hảo của đảng Cộng hòa, tuy nhiên hành động này sẽ phương hại đến mực độ nào cho giá trị của sự đoan chính và trách nhiệm mà Đảng cần báo tồn ?

----------------
        1. 2 cựu lãnh tụ Cộng đảng hữu danh sau này đã đưa ra những chứng từ khác nhau về Latt more. Louis Budenz cho biết là năm 1957 người ta đã nói với y và y cũng tin như vậy, rằng giáo sư Lattimore là đảng viên Cộng sản. Earl Browder nói với ủy ban rằng y chưa bao giờ nghe nói là Lattimore liên hệ tới công việc của Đảng. Tuy được thượng nghị sĩ Lydings rửa sạch hàm oan/ sau này giáo sư Lattimore vẫn bị McCarthy tiếp tục tấn công, và bị phiền nhiễu bởi ủy ban điều tra hoạt động chống Mỹ và ủy ban Nội an. -
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2019, 12:14:49 pm »


        Không phải đảng viên Dân chủ mà là đảng viên Cộng hòa đã phản công hữu hiệu lần thứ nhất vào McCarthy. Margaret Chase Smith, cựu nữ giáo viên ở Maine, người nhỏ nhắn, tóc bạc phơ, và là nữ thượng nghị sĩ duy nhất, bất thần lên diễn đàn chiều 1-6, đọc một bài thuyết giảng đáng nhớ về vấn đề đạo đức chính trị. Maggie Smith luôn luôn theo lập trường riêng tại Thượng viện, không nghiêng về phe bảo cựu hoặc cấp tiếp. Tuy nhiên hôm ấy bà là phát ngôn viên cho một nhóm ít thượng nghị sĩ cấp tiến như Ives thuộc Nữu ước, Tobey thuộc New Hampshưe, Aiken thuộc Vermont, Morse thuộc Oregon, vân vân, để nghiêm khắc cảnh cáo McCarthy. Bài diễn văn của bà Smith sau này được mệnh danh là «Tuyên ngôn Lương tâm» của đảng Cộng hòa.

        Bà Smith công kích chính quyền Dân chủ đã gây ra một tình thế tồi tệ, khiến cho sự sợ sệt và chán chường có thể phát triển. Nhưng bà lại khiển trách các chiến hữu Cộng hòa, cùng đảng với bà, và nhất là McCarthy (bà không đích danh nêu tên ông McCarthy) là đã khai thác tình thế này một cách táo bạo. Băng giọng đều đều, bà Smith nói :

        «Tôi sẽ cố gắng phát biểu càng ngắn càng tốt, vì quá nhiều nguy hại đã xảy ra do những lời nói vô trảch nhiệm chứa chất sâu cay và tính chất chính trị hoạt đầu vị kỷ.

        «Từ lâu, Thượng viện Hoa kỳ được nổi danh trên toàn thế giới là cơ quan lập pháp vĩ đại nhất. Nhưng trong thời gian gần đây tư thế này thường bị suy giảm để trở thành diễn đàn căm thù và mạ lị cá nhân núp sau bình phong bất khả xâm phạm của Quốc hội.»

        Giọng nói khác thường của bà Smith vang dội từ tai người này đến tai người khác, khiến các phóng viên kéo tới khu báo chỉ đông nghẹt, những người đang thả bộ ngoài hành lang và phòng tắm vội quay lại Thượng viện. Nhiều cặp mắt hướng về phía McCarthy chỉ ngồi sau bà Smith một khoảng ngắn, lông mày nhíu lại một cách lạnh lùng. Bà Smith nói tiếp :

        « Dân chúng Mỹ đã chán ngán và mệt mỏi, không dám nói ra cảm nghĩ của họ vì sợ bị vấy bùn trên phương diện chính trị là «Cộng sản» hoặc «phát xít». Dân chúng Mỹ đã chán ngán và mệt mỏi khi thấy những người vô tội bị bôi tro, trát trấu, và những người có tội được miễn nghị

        «Nhìn vào hoạt động của chính quyền Dân chủ hiện hữu, chúng ta đã tìm ra đầy đủ đề tài để công kích trong cuộc vận động tranh cử, không cần phải áp dụng chiến thuật bêu xấu về chính trị. Nhưng nếu thay thế chế độ Dân chủ bằng chế độ Cộng hòa thiếu tinh thần lương thiện chính trị hoặc liêm khiết trí thức thì cũng tai hại không kém.

        «Quốc gia thiết tha cần tới sự thắng cử của đảng Cộng hòa. Nhưng tôi không muốn thấy đảng Cộng hòa thắng cử trên lưng ngựa của Sợ hãi, Xuẩn động, Cố chấp và Bêu xấu.

        «Tôi không muốn nhìn thấy đảng tôi thắng cử như vậy. Bởi vì đó là thắng lọi nhất thời của đảng Cộng hòa song cũng là thảm bại trường kỳ của dân chúng Mỹ.»

        Khi thượng nghị sĩ Smith về chỗ ngồi, các thượng nghị sĩ khác xúm lại khen ngợi và bắt tay. McCarthy, mặt tái mét, không nhếch mép cười, đứng dậy và ra khỏi phòng hội.

        Tuyên ngôn Lương tâm của bà Smith là một cái mốc trên đường ngăn chặn ảnh hưởng McCarthy, tuy nhiên đó chỉ là một cái mốc cô độc. Ủy ban Tydings kết thúc cuộc điều tra cuối tháng 6, sau 4 tháng hoạt động, nghe 25 nhân chứng, ghi chép gần 3 triệu chữ điều trần, và có lẽ đã phả kỷ lục về nghiệt ngã trong lịch sử Thượng viện. Ngày 20-7, ủy ban đệ phúc trình cho Thượng viện, và dĩ nhiên phúc trình này chỉ được 3 ủy viên Dân chủ ký tên, còn 2 ủy viẻn cộng hòa thì đưa ra quan điểm riêng biệt. Tuy nhiên, toàn thể đều đồng ý rằng McCarthy không xuất trình được bằng chứng cụ thể về «81 đảng viên Cộng sản có thẻ đảng bên trong bộ Ngoại giao». Trên thực tế, ủy ban không tìm ra một đảng viên Cộng sản hoặc tình nghi Cộng sản nào. Bản phúc trình đã chỉ trích McCarthy bằng những lời lẽ nghiêm khắc ít khi được Thượng viện dùng đối với thượng nghị sĩ, như sau :

        «Chúng tôi bắt buộc phải đặt định đúng vị trí của những lời tố cáo và những phương pháp được dùng để tạo một bộ mặt hợp lý, ấy là một sự nguy tạo và lộng ngôn được đưa ra trước Thượng viện Hoa kỳ và nhân dân Mỹ. Có lẽ đó là chiến dịch tai hại nhất về sự thật nửa vời và sự thật tưởng tượng trong lịch sử nền cộng hòa này... kỹ thuật độc tài của «đại xảo ngôn » được dùng một cách liên tục.»

        Trong lời kết luận riêng biệt, hai ủy viên Cộng hòa chỉ tìm cách bào chữa qua quít cho McCarthy, tuy nhiên cũng chỉ trích đa số Dân chủ là thiếu tìm hiểu tường tận những lời tố cao của McCarthy.

        Thượng viện nhóm họp suốt ngày trong bầu không khí sôi động để quyết định xem nên chấp nhận bản phúc trình hay không, vì chấp nhận là mặc nhiên ám chỉ, nếu không là dọn đường cho một quyết nghị khiển trách McCarthy, một biện pháp trừng phạt khác thường, nói theo từ ngữ Thượng viện. Tydings và McMahon châm ngòi tấn công, còn phe biện hộ do William E. Jenner, tiểu bang Indiana và Kenneth Wherry, tiểu bang Nebraska, hai chiến hữu dẻo dai của McCarthy lãnh đạo. Đó là một phiên nhóm mà hai phe đánh võ miệng hỗn độn và dữ dằn chưa từng thấy tại Thượng viện, mọi qui luật về xã giao đều bị gác bỏ. Và kết quả là Thượng viện không thể tiến tới một nhận định khách quan về vấn đề đặt ra, ấy là có nên khiển trách McCarthy hay không, và là tiến tới vấn đề tuyệt đối trung thành với Đảng. Trong cuộc bỏ phiếu kết thúc, 45 thượng nghị sĩ Dân chủ chấp thuận bản phúc trình và 37 thượng nghị sĩ Cộng hòa phản đối. Trong nhóm Dân chủ cũng như nhóm Cộng hòa, không đảng viên nào phản thùng. Ngay cả bà Smith và các thượng nghị sĩ đồng soạn bản « Tuyên ngôn Lương tâm» cũng răm rắp tuân theo đường lối của Đảng Cộng hòa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:17:55 pm »


        Trong cuộc thiệt-chiến, Joe McCarthy ngồi yên lặng, khoái trá một cách nhẹ nhõm như khán giả.

        Chiến tranh Cao ly bùng nổ giữa lúc cuộc tranh luận về bản phúc trinh Tydings lên tới cao độ, đã làm loãng nhạt phong trào McCarthy một thời gian mà thôi. Trong khi TT Truman tranh đấu để nắm vững cơn khủng hoảng ngoại giao thiên hình vạn trạng và chứa đầy nguy hiểm chưa bao giờ xảy ra cho quốc gia Mỹ, thì McCarthy và bè bạn của ông lại tiếp tục làm xói mòn sự tin tưởng của quần chúng đối với chính quyền. Theo McCarthy, cuộc xâm lược của cộng sản Bắc Han là kết quả chua chát của chính sách Hoa kỳ « phá hoại» Tưởng và Trung hoa quốc gia. Và bằng cách ấn định chu vi phòng thủ ở Thái bình dương, chính phủ Truman đã «bật đèn xanh cho Cộng sản tấn công Nam Cao». Thượng nghị sĩ Wherry nói rằng Dean Acheson « mang bàn tay vấy máu con em chúng ta ở Cao ly». Trước tình trạng này, ông Truman phải có can đảm khác thường mới phủ quyết nổi dự luật nội an McCarran tháng 9 năm ấy. Sự kiện Quốc hội bác bỏ biện pháp phủ quyết với đại đa số phiều đã khiến cho chiến dịch MeCathy thêm hứng khởi và kiêu căng.

        Những biển chuyển ấy đã gieo một ám ảnh đen tối vào viễn tượng của cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới, đối với đảng Dân chủ. Vẫn biết chiến tranh Caoly đang tiến triển, đoàn kết là phản ửng thông thường của dân chúng sau lưng Tổng thống và đảng cầm quyền, song cử tri lại tỏ ra bất mãn, và sự bất mãn này được gia tăng vì đảng Cộng hòa tố cáo mọi sự đều do chính quyền vụng về mà ra. Arthur Krock viết trên tờ Nữu ước thời báo rằng «ít khi, có lẽ là chưa bao giờ mà cuộc bầu cử Quốc hội lại được sửa soạn trong bầu không khí như vậy.»

        Đảng Cộng hòa đã thắng thế, với thêm 5 ghế tại Thượng viện và thêm 28 ghế tại Hạ viện. Đó là thất bại nặng nề cho TT Truman và đảng Dân chủ, nâng cao uy tín của McCarthy. Nhận định cuộc tuyển cử, Nữu ước thời báo viết rằng đề tài quan trọng nhất là chiến tranh Cao ly và chính sách đối ngoại, song tiếp thêm như sau :

        «Tâm trạng này có vẻ đã mang nặng màu sắc McCarthy. Trên thực tế cử tri có thể tin hay không tin lời tố cáo của McCarthy, nhưng dường như nhiều cử tri đã có cảm nghĩ là chính sách của Hoa kỳ bị trục trặc, và trách nhiệm là do nhân vật nòng cốt hoạch thảo chính sách ấy, Ngoại trưởng Dean Acheson,»

        Với Joe McCarthy, đảng Cộng hòa đã có một nhà vô địch lôi kéo quần chúng, vắng bóng từ thòi Wendell Willkie. mặc dầu trên nhiều khía cạnh không thể so sánh giữa McCarthy và Willkie. Đảng. Cộng hòa luôn luôn khan hiếm nhân tài hò hét, ngày nay họ đã tìm ra một người mà không ai có thể bắt ngậm miệng, ngoài ra lại còn được báo chí chú tâm tới gần như là Tổng thống Hoa kỳ, McCarthy có dưới trướng một lực lượng kiên cố gồm cả phần tử cuồng tín hữu khuynh, chống Cộng, và những người tự nhận là ái quốc tập hợp thành đoàn thể trên khắp nước, mà một số cũng theo khuynh hướng hoạt động rùm beng và thóa mạ như ông. Ông lại qui tụ được sự ủng hộ hùng hậu của báo Chicago Diễn đàn, Washington Times Herald, đa số báo chí của công ty Hearsi, và một nhóm bình luận gia báo chí và vô tuyến Tư nhân lớn nhỏ ùn ùn giúp tiền để «đóng góp vào cuộc đấu tranh chống Cộng sản chủ nghĩa». Từ 1949 đến 1952, hơn 200.000   đô la được bỏ vào trương mục ông, và trương mục của Ray Kiermas, phụ tá hành chính của ông, tại ngân hàng Quốc gia Riggs, Hoa thịnh đốn.

        Trên thực tế, McCarthy đã trở thành «lực lượng chính tri thứ ba». Nhiều đảng viên Cộng hòa sợ ông, nhiều người ghét ông, và phần lớn không tin ông. Đa số không thể mặc nhiên tán trợ đường lối của ông đã tự an ủi bằng luận lý trơ trẽn rằng «nếu ta không luôn luôn tán thành phương pháp của McCarthy, thì mặt khác, ta cũng thấy McCarthy đang làm một việc cần làm». Dưới nhãn quan thực tế khách quan, McCarthy là võ khí chính trị đắc lực nhất lần đầu tiên đảng Cộng hòa nắm trong tay. McCarthy được đảng Cộng hòa đưa lên tuyến đầu của lực lượng xung kích vào Bạch Cung năm 1952.

        TT Truman và đa số lãnh tụ Dân chủ đều bàng hoàng trước ảnh hưởng lan rộng của McCarthy. Dường như không có chiến lược nào phản công lại hữu hiệu. Mùa xuân 1950, Tổng thống thành lập một đặc ban lại Bạch Cung dưới quyền Stephen J.Spingarm và Max Lowenthal với nhiệm vụ «trả đòn» qua các nghị sĩ Dân chủ và trên mặt báo ngay sau khi bị McCarthy công kích. Điều không tránh khỏi là những lời cải chính chỉ như nước đổ lá khoai. Ngay cả những tờ báo có tinh thần trách nhiệm nhất cũng rơi vào khuyết điểm cũ xưa của nghề nghiệp bằng cách đăng lời tố cáo của McCarthy với tựa đề lớn vì là «tin tức», bất luận nghi ngờ tin tức ấy đẹp mã, không đúng hoặc ngụy tạo đến đâu. Tổng thống dùng các cuộc họp báo và diễn văn thỉnh thoảng để phản công McCarthy, song ông không thể nói trước công chúng những điều ông nói thành thật trong các cuộc mạn đàm, gọi McCarthy là «thằng cha lưu manh ấy». Trong một diễn văn đọc tại Hiệp hội Chiến binh Mỹ, ông Truman tố cáo không đích danh «những kẻ gây rùm beng và phỉ báng cá nhân» trong Quốc hội, M.Carthy đòi trả lời và được trả lời trên ba hệ thống truyền thanh. Các thượng nghị sĩ Dân chủ tránh đấu khẩu công khai với McCarthy, và phe bảo cựu Dân Chủ, nhất là ở miền Nam, đã phần nào xu nịnh nếu không là nghiêng về phía McCarthy.

        Nhưng TT Truman tự ý rút lui để rồi tai họa McCarthy rơi xuống đầu Dwight Eisenhower.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 10:09:09 am »


CHƯƠNG XIV

RÚT VỀ VUI THÚ ĐIỀN VIÊN

        «Đúng mọi việc lớn, nhưng lầm mọi việc nhỏ» đó là lời nhận xét của nhà lập pháp lão thành, cương nghị, khôn ngoan và cứng đầu Sam Rayburn về bạn cố tri trong Bạch Cung, Lời nhận xét này đã tỏ ra xác đáng trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Trurnan. Mặc dầu những vụng về vì nhân vô thập toàn, sự tầm thường mà ông thường bộc lộ, sự xốc nổi thường làm hỏng mục đích, ông Truman vẫn nổi bật một cách xây dựng và thường trực trong lịch sử thế giới đương thời. Ông đã đề cao vai trò lãnh đạo Hoa kỳ ở hải ngoại, và xúc tiến phúc lợi của công dân trong nước. Rời Bạch Cung, ông đã trui luyện chức vụ Tổng thống thành một lợi khí hùng hậu và đắc lực hơn là khi ông đặt chân tới.

        Tổng thống Woodrow Wilson nói rằng « Tổng thống, nếu không bị tiết chế, phải là vĩ nhân». Có lẽ ông Harry Truman chưa hao giờ nghĩ mình sẽ là vĩ nhân, mà chỉ giản dị ứng dụng tài năng của ông theo giới luật xưa của Thánh kinh» hai tay con cảm thấy cần làm việc thì hãy làm tận lực». Ta có thể đoán chắc rằng không vị Tổng thống nào kính trọng và sùng thượng chức vụ cao cấp ấy bằng ông. Ông không run sợ thái quá trước quyền hành, trách nhiệm và danh nghĩa tượng trưng của chức vụ tổng thống. Ông thường nói về vấn đề này với bẵng hữu và cộng sự viên. Câu nói Tổng thống là «đại diện của toàn dân» đối với ông không phải là khẩu hiệu xuông mà là nhiệm vụ nặng nề mà Ơn Trên ủy thác cho ông.

        Trong những năm cuối của nhiệm kỳ, ông nói với các cộng sự viên như sau : «Tôi muốn chuyển giao nguyên vẹn chức vụ này cho Tổng thống kế tiếp.» Ông Truman đã nghiên cứu tường tận lịch sử. Ông biết rằng trong ba ngành điều hợp của chính quyền, hành pháp là ngành ít tĩnh tính nhất, ít bị gò bó nhất. Ông tin rằng Tổng thống có quyền hành xử dụng những quyền hành mà hiến pháp không đặc biệt ngăn cấm Tổng thống. Ông đã theo sát thành tích của cả Tổng thống tiền nhiệm, và ông biết rằng vận mạng quốc gia đã tiến triển dưới sự lãnh đạo của những tổng thống táo bạo và hùng mạnh, những tổng thống đã thủ đắc và xử dụng quyền hành rộng lớn dược ấn định trong Hiến pháp, và vận mạng quốc gia đã bị sa lầy hoặc thoái bộ dưới những tổng thống dè dặt và rút rát. Đối với ông, thì những anh hùng đặc biệt trong miếu công thần tổng thống là Andrew Jackson, Lincoln. Wilson, hai ông Roosevelt, nghĩa là những nhân vật tích cực đã phát triền quyền lực và phẩm cách của chức vụ tổng thống.

        Kẻ thù bản lai của quyền hành tổng thống là quốc hội, một sức mạnh tập hợp của nhiều quyền lợi địa phương chống lại quyền lợi quốc gia duy nhất. Giữa Tổng thống và Quốc hội đã xảy ra sự ngờ vực và ganh quyền kinh niên, chỉ thỉnh thoảng mới được xoa dịu bằng «thời kỳ trăng mật». Đó là phó phẩm không thể tránh khỏi của khái niệm hiến pháp về quyền hành hạn chế và điều hợp. Đáng lý đề ra một thập giới « phải làm điều này » và « không được làm điều nọ». Hiến pháp chỉ hạn định một cách giản đơn những ranh giới trách nhiệm, và để cho lập, hành, và tư pháp tự do vận dụng, và tranh thủ những quyền hành không được minh thác. Phải chăng Tổng thống chỉ là « đại lý của Quốc hội», không có nhiệm vụ nào ngoại trừ nhiệm vụ «đôn đốc cho luật pháp được thực thi trung thực» ? «Các đảng viên cấp tiến và môn đệ của họ cho đến nay đã lập luận như vậy. Hay tổng thống là lãnh tụ Hành pháp vừa lãnh đạo lại vừa khởi xướng đại diện cho ý chí quốc gia ? Toàn bộ lịch sử đã chứng tỏ rằng Tổng thống phải là như vậy.

        Sự cống hiển lớn lao của ông Truman vào chức vụ Tổng thống là do ông không chấp nhận cho sáng kiến hành pháp bị soi mòn vì sự lấn át của Quốc hội. Đó là một cuộc tranh đấu diễn ra hầu như thương trực trong suốt pháp nhiệm của ông, đôi khi dâng lên mực độ sôi sục. Dọc đường, ông bị thua trong nhiều trận phục kích, song gom lại các chiến thắng của ông đã xác nhận lại, một cách minh bạch, ngược với mọi tiên đoán và tình hình thực tế, điều đã được Jackson, Lincoln, và hai ông Roosevelt xác nhận trước ông, đó là trong chính quyền Hoa kỳ mà quyền hành được phân chia thì Tống thống «đửng trên giữa những người bình đẳng».

        Chẳng, hạn quyết định can thiệp vào Cao ly của ông được coi như gần vượt quyền tuyên chiến của Thượng viện. Dầu sao thì quyền tuyên chiến có lẽ đã thành lỗi thời trong kỷ nguyên hiện hữu của hỏa tiễn nguyên tử và xâm lăng chính trị, song mọi vị Tổng thống hiện nay đã có thể dựa vào tiền lệ Truman để đơn phương đối phó thần tốc, bất cứ ở đâu, và với bất cứ sức mạnh nào cần thiết, trong trường hợp an ninh quốc gia đòi hỏi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 10:57:49 am »


        TT Truman có toàn quyền bãi chức đại tướng McArthur. Lẽ ra theo tiền lệ lịch sử và sự khôn ngoan, ông phải khắc phục sự chống đối vô cùng mạnh mẽ của Quốc hội bằng cách tìm kiếm một giải pháp dễ hơn, song ông lại làm khác. Ông đơn phương đỡ giùm gánh nặng của Anh quốc tại Hy lạp và Thổ nhĩ kỳ, đoạn điều động Quốc hội ủng hộ với kế hoạch Marshall. Nhiều lần ông cương quyết bác bỏ những yêu sách của Quốc hội về hồ sơ thanh tra của viên chức, và cương quyết bỏ ngoài tai những tiếng la hò của Quốc hội đòi tống xuất Dean Achesoa. Theo ông, những đòi hỏi này vi phạm đặc quyền của Tổng thống. Ông đã phủ quyết nhiều dự luật (250) hơn mọi Tổng thống hai pháp nhiệm nào trong lịch sử. Nhiều hơn nữa là việc ông vượt qua Quốc hội, trực tiếp hiệu triệu dân chúng. Và ông là vị Tổng thống duy nhất đã lấy những thất bại, và sở đoản của Quốc hội để làm đề tài tái cử.

        Ông Truman cũng xuất thân từ Quốc hội. Ông đã sống 10 năm tại Thượng viện trước khi thành Phó Tổng thống, ông sùng thượng Thượng viện với tư cách là một định chẽ, và yêu rnẽn Thượng viện vì công việc hấp dẫn, vì tinh thần đồng viện, và ý thức phục vụ cá nhân. Nhưng ông cung biết Quốc bội giống như nhân vô thập loàn, với tư tưởng địa phương hẹp hòi, với khuynh hướng nhượng bộ trước trái chứng và thành kiến của một nhóm « người hùng», và đôi khi là mị dân. Ông lại biết thêm là Quốc hội không thể cai trị và không thể lãnh đạo. Điều Quốc hội có thể làm được là góp phần vào việc cai trị với một hành pháp hùng mạnh, và đó là điều ông nhấn mạnh và tranh thủ kỳ được sau khi làm Tổng thống.

        Có nhiều cách để đo lường sự cống hiến vĩ đại của các vị Tổng thống. Phương lượng thích ứng nhất là «liệu Tổng thống có tích cực xử dung những tiềm năng của chức vụ để xúc tiến quyền lợi quốc gia hay không ?»

        Trong trường hợp ông Truman, ta có thể trả lời dứt khoát là « có ». Sau khi vươn khỏi vang bòng của FDR, ông biến thành một vị tổng thống có tinh thần sáng tạo và trực tiến, đẩy mạnh quốc gia tới những mục tiêu mới công lợi quốc gia và an ninh quốc tế. Chung cuộc, ông chỉ thắng lợi nhũn nhặn trên chiến tuyến quốc nội, song đã đại thắng trên lãnh vực đối ngoại. Kỷ nguyên Truman là kỷ nguyên chiến tranh lạnh. Hai pháp nhiệm Tổng thống của ông luôn luỏn bị ảnh bởi một hình thái biếm họa mà chưa vị Tổng thống nào phái đương đầu : sự va chạm giữa hai lực lượng thù nghịch không thể ăn ý với nhau, và có khả năng tiêu diệt lẫn nhau một cách trắng trợn, đang tiến tới thay đổi cán cân quyền hành thế giới, ông Truman đã đối phó lại hiểm họa này bằng những biện pháp táo bạo, đầy sáng kiến, và trường cửu Chủ thuyết Truman, Chương trình Phục hồi Âu châu, Minh ước Bắc Đại tây dương, cuộc không vận Bá linh, cuộc can thiệp Cao ly là những cái mốc có tầm quan trọng lịch sử trên đường trưởng thành quốc gia, gây ảnh hưởng sâu xa và thường trực tới vận mạng của nhân dân Mỹ và thế giới.

        Tháng 4-1945, mọi người đều hỏi trong sự lo sợ và bối rối chính đảng « Harry Truman là cha nào nhỉ ? » Sự chết và trớ trêu của chính trường đột nhiên biến con người nhỏ thó bình dị và vô danh từ Missouri tới thành Tổng thống Hoa kỳ. Và con người ấy, chia xẻ nỗi lo lắng của quần chúng, đã nói với một nhóm phóng viên như sau « nếu các bạn biết cách cầu nguyện thì giờ đây hãy cầu nguyện cho tôi».

        Tháng 4-1952, trong cuộc họp báo thứ 300 với tư cách Tổng thống, trước một sổ phóng viên ngày nọ, con người ấy đã nói như sau :

        « Lý do tôi không ra tranh cử lần nữa là vì tôi không nghĩ rằng bất cứ ai dầu giỏi giang đến đâu là cần thiết trong chức vụ này. Bản thân chức vụ tổng thống là một chức vụ liên tục, chức vụ lớn lao nhất trong lịch sử thế giới, và chức vụ ấy phải được tiếp tục từ cá nhân này tới cá nhân khác».

        «Và đây là một lý do khác nữa, Khi một người đã giữ chức vụ mang trách nhiệm vô cùng nặng nề này trong 8 năm - trên thực tế, người ấy là tôi, tính đến ngày 20-1 sắp tới - thì đã, hoặc phải có bổn phận trong thời gian 8 năm cống hiến mọi mặt vào phúc lợi quốc gia. Chỉ có hai điều; làm việc tốt hoặc không tốt.

        « Tôi đã cố gắng tận tình để phục vụ quốc gia. Có rất nhiều người - tôi phóng chừng một triệu trong nước này - có thể làm giỏi hơn tôi. Đối với, tôi vì có việc làm nên tôi có nhiệm vụ phải làm.

        « Tôi luôn luôn nhắc tới một giòng chữ đề trên mộ bia, tại nghĩa trang Tombstone, Arizona, như sau :« dưới đây an nghĩ Jack Williams. Sinh thời, ông đã phục vụ hết mình.» Tôi nghĩ rằng đó là mộ chí vĩ đại nhất mà con người có thể có, sau khi dâng hiến bản thân cho công việc trước mắt. Đó là tất cả những điều mà quí vị có thể đòi hỏi ở cá nhân, và đó cũng là những điều mà tôi cố gắng làm tròn »

        Nguyên bản : The Truman Presidency
Cabell Phillips (Condensation)

        Bản dịch cô dọng của Nguyên Quang
HẾT


Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM