Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:47:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khoảng trời Ban-Tích  (Đọc 25615 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #150 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:32:56 pm »


CHƯƠNG MƯỜI BA

TIẾN VỀ PHÍA TÂY

I

        Mùa thu 1942, Ma-sa Séc-ghê-ê-vơ-na lại về cái trường Lê-nin-grát cũ của chị ở trong một thị trấn nhỏ vùng Mô-lô-tốp và tiếp tục công tác.

        Thị trấn đó trước chỉ là một khu phố công nhân nhỏ xung quanh một nhà máy cũ kỹ từ thế kỷ thứ 18, và trong chiến tranh đã mọc lên như một cái nấm. Xí nghiệp và cơ quan di chuyển đến ùn ùn: hai xưởng làm quần áo từ Bi-ê-ruýt-si tới, một xưởng thép lớn vùng U-kơ-ren, một xưởng dệt, nhiều trường học và hai viện khảo cứu khoa học. Công việc lại được tiếp tục với mức sản xuất tối đa. Trong những nhà gỗ ám khói ở giữa rặng đồi tùng và con sông có cái vẻ đẹp u buồn, người nọ sống chồng chất lên người kia.

        Trường Lê-nin-grát chiếm một ngôi nhà gỗ cũ kỹ hai tầng, mái lợp tôn. Ma-sa Séc-ghê-ê-vơ-na dạy tiếng Nga và làm nhiệm vụ giám thị. Ông hiệu trưởng là người đã trả lời thư đầu tiên hỏi thăm tin tức về chị, nay không còn ở đó và có một phụ nữ thay thế. Ngoài việc lên lớp, Ma-sa còn phải lo ăn uống cho học sinh, kiếm quần áo cho chúng, giặt giũ trông nom chúng, viết thư cho cha mẹ chúng, đốt lò sưởi, lau sàn, làm bếp, chửa mái nhà, thông ống khói, dàn hoà những việc cãi cọ nhau. Và còn phải khuyên giải vị nữ hiệu trưởng, một phụ nữ cương quyết nhưng khó tính, thích giấy tờ và hơi "đồng bóng". Ma-sa dậy từ 5 giờ, và quá nửa đêm mới đi ngủ. Chị trông thấy hai con là I-ri- nốt-ska và Sê-ri-ô-gia lẫn trong các học sinh khác.

        Khi ở bệnh viện ra thì so với trước chiến tranh, chị có hơi béo hơn một chút. Nhưng nạn đói còn để lại những vết tích vĩnh viễn: mầu da đã mất cái tươi mát, trên mặt đã chớm thấy những vết nhăn, và chị mắc bệnh nhức đầu ghê gớm, nhưng vì công việc vẫn không dám nằm. Không đem theo quần áo khi đi khỏi Lê-nin-grát, nên hiện nay bốn mùa cũng vẫn cái áo len cũ và cái măng-tô sờn! Trời có lạnh quá, thì chị quàng lên đẩu một cái khăn len bạc mầu và đi đôi ủng, nó làm chị càng bé đi.

        Chị chẳng có thì giờ nghĩ đến chuyện yêu. Tuy vậy hình ảnh đồng chí phi công Kô-li-a Sê-rốp vẫn ghi tạc trong trí nhớ như một vết thương còn rỉ máu.

        Đầu xuân năm 1943, chị nhận dược mấy chữ lửng lơ của một đại tá U-va-rốp nào đó chơ chị biết một cách rất bàng quan là thượng úy Ni-kô-lai Sê-rốp đang điều trị ờ bệnh viện 8 Bác-na-un. Chị choáng váng. Kô-li-a còn sống! Nhưng bị nạn gì? Què chăng? Có lẽ là què tay? Hay là bị vào mắt?... Chị lật đi lật lại tờ giấy, hy vọng tìm ra một tia sáng nào. Nhưng bức thư ít lời một cách tuyệt vọng, và không thể tìm hiểu thêm được cái gì!

        Ý định đầu tiên của chị là bỏ hết để đi ngay Bác-na-un. Nhưng ai cho chị đi? Ồ! Có thể chị không xin phép, rồi cứ ra ga đáp chuyến xe lửa đầu tiên về miền Đông. Xe tốc hành qua Si-bê-ri đi ngang ngay nơi đó. Nhưng trường học thiếu người, và đi như vậy thì như đào ngũ. Nên chị quyết định chỉ gửi thư cho Sê-rốp.

        Quá nửa đêm thì chị viết thư. Nghe thấy hơi thở của sáu giáo viên ngủ trong buồng. Sương giá U-ran làm vách gỗ nứt ra thành tiếng. Lò sưởi gang vẫn réo. Những hạt sương giá lấp lánh trong các góc nhà. Ma-sa viết trên giấy vở học trò. Và chưa lần nào chị lại cỏi mở với Kô-li-a như lần này. Chị nói lên cái buồn rầu phải xa anh, sự lo lắng vì đã lâu không thấy tin anh, lòng vui sướng khi biết tin anh còn sống, và sự quyết tâm từ nay sẽ thuộc về anh hoàn toàn. Chị chấm dấu hết khi các bạn đồng nghiệp đã bắt đầu mặc áo. Đến sáng, thì chị gửi thư.

        Sê-rốp không được đọc thư đó. Một tháng sau, thư trở về chỗ người gửi. Trên phong bì, giữa những dấu đóng chằng chịt, có ai đã viết bằng chữ lớn "Người nhận thư đã đi ngày 13 tháng 3-1943".

        Thì ra Sê-rốp không còn ở Bác-na-un, mà đã đến một bệnh viện lớn ở Svéc-lốp, ngay gần với địa phương Ma-sa ở. Ở đó, một giáo sư nổi tiếng chữa bệnh cho anh.

        Một năm trước đây, ngay sau khi bị thương thì cái tay là đáng lo ngại nhất. Nó bị gẫy nhiều chỗ, và đã nhiều lần người ta nghĩ đến cưa. Tuy vậy sau khi do dự một thời gian lâu, các thầy thuốc ở Bác-na-un quyết định thôi. Và thực sự các đồng chí đã xử trí đúng, và sau mấy tháng thì khớp xương vai lại cử động được, rồi đến khớp xương khuỷu tay. Cuối cùng, Sê-rốp cử động được ngón tay và cái hôm anh viết được thư cho Lu-nin cũng là một ngày vui mừng lớn cho tất cả nhân viên ở bệnh viện.

        Nhưng không phải chỉ có cái tay. Những vết bỏng ở mặt, lúc đấu rất đau đớn và trông rất sợ, thì cũng đóng sẹo khá mau. Lông mi, lông mày lại mọc. Chỉ còn những vết trắng trên da. Nhưng cái vết thương ở chân thì không chịu kín miệng. Không làm dứt được mủ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #151 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 10:14:09 am »

       
        Chiếu quang tuyến K thì thấy xương bị nhiễm trùng. Chữa hết mọi cách vẫn vô hiệu. Khi cánh tay dần dần trở lại bình thường, thì cái chân vẫn nguyên tình trạng cũ. Mỗi lần thử đứng dậy, Sê-rốp thấy đau hết sức. Đôi khi, anh có cảm giác là có thể đi lại được nếu trả anh đôi bốt. Nhưng thầy thuốc cấm ngặt không cho dùng đến cái chân đau. Và anh dựa vào đôi nạng, tập tễnh qua các hành lang và trong cái vườn nhỏ!

        Thời gian suy nghĩ không thiếu! Anh nghĩ đến chiến tranh, đến tương lai của đất nước, đến trung đoàn, và cả đến Ma-sa Séc-ghê-ê-vơ-na...

        Dù quyết tâm quên Ma-sa, nhưng vẫn cứ nghĩ đến nàng. Anh không giận chị, vì chị đã xử sự rất phải. Anh đã thấy chị lưỡng lự như thế nào khi chị định yêu anh. Và sự lưỡng lự ấy có lý do. Nếu lây nhau thì sẽ thành một cặp chênh lệch như thế nào! Cạnh nàng, anh tự xét thấy thô kệch quá, dốt nát quá...

        Trong thời gian anh nằm điều trị ở bệnh viện, những sự việc lớn đã làm đảo lộn thế giới! Mỗi buổi chiều, nghe thông cáo ở ra-đi-ô, anh theo dõi cuộc rút lui của ta trong mùa hè 1942, biết tin mất Sê-bát-tô-pôn, Rô-stốp bị địch chiếm lại, quân Đức vào Cô-ca-dơ và đã tới sông Von-ga. Nhưng rồi anh lại được sung sướng với chiến thắng Sta- lin-grát, và tin phá vỡ vòng vây ở Lê-nin-grát. Nhưng tất cả cái ấy xảy ra mà không có anh. Trong khi hàng triệu người chiến đấu cho Tổ quốc và tương lai của nhân loại, thì anh nằm liệt giường một cách vô ích!

        Anh say mê theo dõi các tin tức về không quân, trước hết vì đó là binh chủng của anh, và cũng vì anh hy vọng được thấy tin gì về trung đoàn mình. Nhưng hy vọng đó ít khi được toại nguyện. Biết bao trung đoàn trên mặt trận khổng lồ ấy! Mà các thông cáo không bao giờ nói đến tên đơn vị. Cũng có đôi ba lần anh thấy những tờ báo lớn đả động đến các "phi công trong đơn vị do đồng chí Prốt-cua- ri-a-kốp chỉ huy”. Trong một bài báo có nói đến tên Lu-nin . Còn những tên khác đều là những tên lạ.

        Anh cắt các bài báo để vào ví, cạnh bức thư ngắn ngủi của Lu-nin. Đó là những dây liên lạc duy nhất với các bạn cũ.

        Càng gần khỏi bệnh, anh càng lo rằng sau khi ra viện, trên sẽ điều động anh đến một trung đoàn nào đó. Có mấy ai đã trở lại đơn vị cũ được! Nhưng anh vẫn cố hy vọng, vì chắc là đến ngày đó, thì sao cũng tìm được cách xoay sở.

        Chân anh vẫn ra mủ. Đồng chí thầy thuốc chữa cho anh, trước đây là học trò một chuyên gia ở Svéc-lốp nổi tiếng về khoa xương. Đến lúc đã hết cách, thì đồng chí viết thư cho giáo sư cũ. Đến giữa tháng ba, Sê-rốp đi Svéc-lốp.

        Lê la với đôi nạng trên toa tầu xóc lên xóc xuống, anh gắng tự an ủi rằng dù sao thì Svéc-lốp cũng gần mặt trận hơn Bác-na-un. Nhưng niềm an ủi thật mong manh. Ở bệnh viện Svéc-lổp, đồng chí giáo sư quyết định mổ. Mổ vào tháng tư. Ổ nhiễm trùng được trừ bỏ, và chữa bằng cách nạo. Sê-rốp lại liệt giường ba tháng.

        Đến tháng bảy và tháng tám, trong thời gian xảy ra trận Kuốc và giải phóng bờ trái sông Dim-ép-pơ, anh lại có thể đi lại từ buồng nọ sang buồng kia. Việc điều trị của giáo sư đã có kết quả, vết thương đã kín miệng. Sê-rốp lại bắt đầu tự giày vò mình: liệu có được trở lại trung đoàn cũ không?

        Một sỹ quan tuyển quân đến nói chuyện với các đồng chí mới khỏi bệnh. Đồng chí nói rất có lý với Sê-rốp, là cái việc phục vụ Tổ quốc thì bất cứ ở trung đoàn nào cũng thế. Nhưng đối với Sê-rốp thì lại là vấn đề quan trọng, vì ở một đơn vị khác thì người ta không cho anh lái máy bay nữa. Thực thì anh đã khỏi. Nhưng sau bao nhiêu tháng ở bệnh viện, chắc anh không thể bị quên việc kiểm tra sức khỏe để làm phi công khu trục. Vậy thì người ta sẽ dùng anh vào việc gì? Ghi chép chăng? Khí tài chăng? Chỉ có những người còn nhớ đến tài lái máy bay của anh như thế nào mới giao tay lái cho anh thôi. Anh viết thư cho U-va- rốp. Đồng chí hứa sẽ thu xếp và viết thư ngay tới cơ quan tuyển quân địa phương và lên Bộ Tổng tham mưu.

        Sau cùng, đến cuối tháng mười thì tình thế đã rõ hơn. Ra khỏi bệnh viện, Sê-rốp phải đến trình diện ở Bộ Quốc phòng.

        Tháng mười hai, anh ra viện, trả lại quần áo nhà thương, lĩnh giấy tờ và một bộ quân phục bộ binh, vì nhà kho không có quân phục Hải quân, lĩnh cả các lương thực đi đường. Anh từ biệt các đồng chí thầy thuốc và y tá, các đồng chí nằm cạnh giường. Các đồng chí này nhìn anh một cách thèm thuồng. Rồi anh tập tễnh đi ra ga.

        Tháng mười hai năm đó, mưa nhiều. Mưa từ lâu. Từng đám mây lớn thấp là là mái nhà. ớ ga, người đông nghìn , nghịt, tràn cả ra sân ga: hàng ngàn phụ nữ, trẻ con, bộ đội đang đợi tầu, người đi về phía tây, người đi về phía đông. Có người đợi đã mấy ngày. Sê-rốp mãi mới len lỏi được đến đồng chí trưởng ga thì được trả lời bằng cái giọng cứng đơ:

        - Đợi đấy.

        - Bao giờ thì đến lượt tôi?

        - Hôm nay thì chưa. Đồng chí đại tá còn đợi từ thứ ba đến giờ.

        Sê-rốp ngồi trên cái túi dết trong một xó ga mất hai đêm hai ngày, lắng nghe cái ầm ầm của đám đông và tiếng mưa rơi tí tách trên sân ga. Rồi anh làm quen với một trung úy bộ binh trẻ tuổi, người dài như một ngày không cơm. Đồng chí này trở về đơn vị ở quá Mát-scơ-va.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #152 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 11:11:02 am »


        Đồng chí trung úy nóng nảy muốn đi ngay và tìm cách thuyết phục Sê-rốp: đợi tầu Mát-scơ-va là vô ích, chủ yếu là rời khỏi Svéc-lốp, rồi sẽ xoay sau. Đồng chí giải thích: muốn tới, thì phải đi! Từng đoàn tầu quân sự không ngừng đi về phía tây. Tại sao không xin đi trong một chuyến nào đấy? Trước hết phải ra sân ga xem có đoàn tầu nào không. Sê-rốp thấy cái phương sách đó không lấy gì làm đáng tin lắm. Nhưng bản thân anh cũng đã phát ngấy nên ngoan ngoãn đi theo ông thầy mách nước.

        Vấp cả vào đường ray, họ vơ vẩn hồi lâu dưới mưa, đi giữa các toa tầu, và sau cùng thì phát hiện ra được một đoàn đã có mắc đầu máy - chừng vài chục toa chở hàng đầy ắp của Công binh, và một toa hành khách. Đồng chí trung úy dũng cảm mở cửa toa và hai người leo lên đầu toa.

        Một thiếu tá công binh mái tóc đã hoa râm tiếp hai người. Đồng chí trung úy trình bày nguyện vọng. Đồng chí thiếu tá trả lời.

        - Đồng ý thôi. Nhưng chúng tôi không đi quá Mô-lô-tốp.

        Đồng chí trung úy giữ đúng phương châm: muốn tới, thì phải đi. Và anh có vẻ đầy kinh nghiệm về xe lửa thời chiến. Mô-lô-tốp gần Mát-scơ-va hơn Svéc-lốp. Ở đó, rồi anh sẽ tìm được cách tiếp tục cuộc hành trình.... Đồng chí thiếu tá không có ý kiến gì nữa. Sê-rốp và dồng chí trung úy ngồi vào chỗ.

        Tàu chạy chậm, đỗ lâu ở các ga. Các sỹ quan đọc sách, đánh bài hoặc viết thư. Đối với họ, đi như thế này là nghỉ. Họ là một tiểu đoàn công binh làm cầu, có nhiệm vụ bảo quản các cầu cống trên những đường dùng để chuyên chở vũ khí vật liệu từ U-ran ra mặt trận. Sê-rốp nằm suốt đêm không nhắm được mắt, tai nghe tiếng bánh xe nghiến vào đường, và tiếng mưa rơi tí tách. Y nghĩ sắp được ra mặt trận làm anh không buồn ngủ. Đến sáng bạch mới thiếp đi và ngủ cả ngày hôm đó.

        Đồng chí trung úy lắc mạnh anh dậy:

        - Dậy thôi, đến rồi.

        Đã năm giờ. Trời tối dần. vẫn mưa. Các đồng chí công binh xuông tầu. Sê-rốp hỏi:

        - Ở đâu thế này?

        - Đếch biết nữa! Một xứ hẻo lánh nào của vùng Mô-lô- tốp. Chúng mình đi tìm trưởng ga đi.

        Anh bước từng bước lớn qua đường ray. Sê-rốp tập tễnh theo anh mà mệt. Trên tường ga, anh đọc thấy tên thị trấn mà rùng mình.

        Đây là cái thị trấn nhỏ mà trường của Ma-sa đã dọn tới. Anh đã gửi thư đến chỗ này. Chính từ đây mà đồng chí hiệu trưởng đã trả lời rằng Ma-sa không đi theo bộ phận nhân vỉên đi sau cùng của nhà trường. Trường còn ở đây không? Chắc là còn, cả đồng chí hiệu trưởng nữa...

        Đồng chí trưởng ga cố chứng minh cho hai đồng chí sỹ quan rõ là hai anh đã dại dột. Ở Svéc-lốp thì rồi cũng tìm được một chỗ trong xe tốc hành đi Mát-scơ-va. Chứ ở đây thì đừng hòng. Tầu tốc hành thì đông nghịt và chỉ đỗ bốn phút. Còn về tầu quân sự thì không thấy báo có. Tốt hơn hết là đi tìm chỗ ngủ. Ngày mai, sẽ cho lên tầu đi Ki-rốp.

        Bà cụ già quét ga ủng hộ chỗ ngủ trong cái nhà con của bà ở gần ga và còn hứa cho uống nước nóng. Đồng chí trung úy với ngay lấy cái va-li và đi theo bà cụ. Anh rất ngạc nhiên thấy Sê-rốp muốn ở lại đợi ở ga. Nhưng câu chuyện vô tận với đồng chí trung úy, những nơi ở bí đến bốc mùi lên, và nước chè đều không làm anh ham thích. Anh muốn ở lại một mình.

        Anh ngồi trên ghế dài buồng đợi và suy nghĩ, bị ám ảnh bởi ý nghĩ: trường học ở đây... Ma-sa không có ở đây thì ít nhất cũng nhìn qua cái nhà. .. Anh tự biết là vớ vẩn. Nhưng không hiểu có sức gì lôi cuốn. Mà tại sao không đi tìm nhỉ? Ngủ suốt ngày rồi, dù sao thì cũng không ngủ được nữa.

        Anh hỏi thăm một nữ nhân viên đội cát-két đỏ. Chị biết rõ trường học. Nhưng mà xa. Từ ga đến thị trấn, phải ba cây số. Và trường ở đầu kia thị trấn, gần con sông.

        Túi dết lên vai, anh ra đi. Trời đã tối. Một dọc đèn điện dài nhưng thưa thớt chiếu vào các vũng nước. Men theo một phố vắng lơ thơ mấy càn nhà thấp lè tè, anh đi trên hè lát gỗ. Mưa quật vào mặt. Sau một giờ đi bộ, áo ca-pốt cứng nhắc lại và chiếc cát-két ướt nặng bệt vào đầu. Anh trông thấy một nhà gạch ba tầng. Đến thị trấn rồi. Xa nữa, là một công viên trồng bạch dương và có tượng Lê- nin. Chắc là trung tâm thị trấn. Nhưng trường ở đâu?

        Một thiếu nữ mặc binh phục Dân cảnh chỉ đường cho anh: ở phố thứ ba, bên phải, và có cái nhà hai tầng, không có nhà nào khác.

        Anh lại đi. Đèn điện càng ít hơn. Phố thứ ba bên phải tối om. Nhà ở đâu? Giầy bốt của anh lầy đất. Một bóng điện lắc lư trước gió giữa hai trụ. Ánh đèn mờ mờ chiếu vào cái hè lát gỗ dưới mái hiên. Một người đàn bà đứng trên bậc cao nhất, khăn len trùm kín đầu.

        Sê-rốp hỏi chị:

        - Trường học ở đâu chị?

        Người đàn bà lấy tay che mắt và oà lên khóc nức nở.

        Anh bỗng nhận ra chị và kêu lên:

        - Ma-sa.

        Và chạy vụt lên thềm, chị ôm chặt lấy anh, áp má vào chiếc áo ca-pôt đẫm nước mưa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #153 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2019, 09:39:16 pm »

   
*

*       *

        Ngay sau khi chị khóc và anh trông thấy chị khóc, thì bao nhiêu nghi ngờ, thắc mắc, tất cả cái gì đã ngăn cách họ đểu biến hết không còn dấu vết. Không cần giải thích, mà hai người đã tìm thấy nhau, hai người đã hiểu nhau. Và họ chỉ muốn được ngồi với nhau, nhìn vào tận mắt nhau trong mấy giờ còn lại trước cuộc chia phôi thứ hai sắp tới này.

        Ma-sa báo tin là chồng chị vừa đến, và tức khắc toàn trường biết tin đó. Chẳng ai biết là Ma-sa đã có chồng, nhưng chẳng ai hỏi. Đồng chí nữ hiệu trưởng khó tính - mà lại có một tí xung khắc đặc biệt với Ma-sa - cũng lập tức nhường ngay phòng làm việc tuy chẳng ai yêu cầu, và đi ngủ trong buồng các giáo viên. Ma-sa được miễn công tác, chẳng cần phải có giấy nghỉ phép đặc biệt. Chị mắc việc gì là đã có một người xung phong làm hộ. Người ta cũng chẳng quấy rầy chị bằng những cái tò mò vô ý, không kiếm cách nhìn mặt ông chồng đó quá gần. Vì tất cả mọi người đều hiểu là đối với họ, mỗi phút được gần nhau là rất quí.

        Ma-sa không khóc nữa. Ngồi trên chiếc trường kỷ đã sờn da, trước bàn làm việc của đồng chí nữ hiệu trưởng, chị cầm tay Sê-rốp và kể lại cho anh nghe cuộc đời của chị, bằng cái giọng nhát gừng. Anh nghe chị, nhưng cũng chẳng tìm hiểu ý nghĩa của mỗi câu, mà chỉ cốt nhìn vào mặt chị. Anh thấy chị có thay đổi, nhưng bộ mặt còn mang những dấu vết đói khổ ấy, đối với anh lại càng thân yêu hơn. Chị thấy anh gầy đi, yếu đi, mặt đầy sẹo, chân tập tễnh. Nhưng cái đó lại càng làm chị yêu tha thiết thành kính hơn.

        Chị cảm động, khi anh hỏi thăm các con chị và nhất định đòi được gặp chúng ngay lập tức. Sê-ri-ô-gia và I-ri- nốt-ska đã đi ngủ, cũng như các học sinh khác. Đến sáng, người ta mới đưa chúng lại. I-ri-nôt-ska người mảnh khảnh, nhưng đã cao gần bằng mẹ. Nó nhận ra ngay Sê- rốp, và tỏ vẻ rụt rè. Nó chẳng nói gì, và nhìn anh bằng đôi mắt mở to và e ngại.

        Phải cắt nghĩa cho Sê-ri-ô-gia biết đồng chí sỹ quan này là ai. Thế là nó nhảy ngay lên đầu gối anh, leo lên vai anh, hỏi anh túi bụi, định chiếm những chiếc cúc vàng và sao trên lon. Tóm lại, nó xử sự như một tay quen biết cũ.

        Ma-sa tiễn Sê-rốp ra ga. Tròi thấp. Mưa lạnh vẫn rơi, Tay cầm tay, họ đi theo dãy phố lát đá nham nhở và sũng nước, và muốn con đường dài vô tận. Còn hai cây số thì đến ga. Rồi còn một cây. Còn qua chiếc cầu gỗ. Bây giờ đã đến nơi, đến những dãy nhà ga thấp và bẩn. Thế là hết...

        Tắm rửa tinh tươm; bốt bóng nhoáng, chiếc cát-két ngạo nghễ lật ra đằng sau, đồng chí trung úy sửng sốt khi biết tin Sê-rốp đã tìm thấy vợ trong cái xứ hẻo lánh này. Rồi là chen nhau đến chỗ đồng chí trưởng ga, xếp hàng lấy vé, im lặng chò đợi trên chiếc sân ga lát gỗ. Tầu đến và dừng lại. .. Một lần nữa, Sê-rốp cúi xuống hôn Ma-sa, áp mặt vào cái má đầy lệ và nước mưa của chị...

        Chị chạy theo tầu, mãi đến cuối sân ga. Anh nhìn chị qua cửa kính mờ, lòng tràn trề niềm hạnh phúc chưa từng thấy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #154 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2019, 09:40:26 pm »


II

        Lu-nin và Ta-ta-ren-kô còn ở lại hai ngày ở Lê-nin- grát. Chiều hôm sau, hai người phải đến Bộ tham mưu không quân.

        Họ ngủ đêm ở trường bay với U-va-rốp, trong cái buồng nhỏ tạm trú xá. Nhưng Lu-nin không ngủ được.

        Trằn trọc suốt hai giờ trên giường, rồi anh lặng lẽ mặc áo và đi ra. Gió thổi ào ào, mưa quật vào mặt... Năm nay, mùa đông đến chậm. Mặc gió mưa, Lu-nin đi bách bộ cả đêm trên con đường mòn sũng nước trước biệt thự.

        Anh lục lọi lại những kỷ niệm xưa. Anh như nghe thấy tiếng Li-da, hình như chị vừa nói với anh xong. Anh như trông thấy chị cười, trông thấy chị ăn mứt, tiếng thìa lách cách đụng vào răng, trông thấy chị giơ tay tết búi tóc... Tất cả những cái đó dã xa, rất xa, vĩnh viễn không còn trở lại...

        Đã bao năm, ngày nào cũng trông thấy chị. Bất cứ lúc nào, anh cũng có thể thấy đôi mắt, nghe hơi thô của chị. Và bỗng nhiên, chị biến đi, và anh mất chị. Thế rồi chị sống ra sao, chị người chí thân của anh? Chị đã gặp người chồng sau như thế nào? Đẻ con ở  đâu? Lúc chiến tranh bùng nổ thì ở đâu? Làm sao lại ở hậu tuyến, trong một đội du kích? Chị làm gì? Chị nghĩ gì? Chị thích gì? Anh không hề biết những cái đó. Không còn bao giờ anh còn biết những cái đó.

        Trong khoảnh khắc hai cuộc đời của họ đã lại chạm nhau. Chị không biết, chị không bao giờ biết, chị không bao giờ biết là anh đã yểm hộ chiếc máy bay chở chị, rằng anh đã thấy chị nằm trên cáng... Mà chị đau ốm bệnh gì? Có khỏi được không? Không bao giờ anh biết cái đó... Người chồng tập tễnh đi cạnh chiếc cáng chắc là yêu chị lắm, cứ xem mỗi cử chỉ cũng biết. Lu-nin không thấy thù ghét gì người chồng đó. Đứa con gái của họ mới xinh làm sao... Con gái Li-da... Nếu trước đây anh chị đã có con thì có lẽ chẳng xảy ra chuyện gì!...

        Anh lại như trông thấy hai cánh tay chị, cái cười, khuôn mặt đang cúi xuống quyển sách... Anh lại như nghe thấy tiếng chị một lần nữa... Tất cả những cái đó, không còn trở lại nữa...

        Được tự do đến tận chiểu, nên vừa sáng thì anh ra thành phố cùng với Ta-ta-ren-kô. Xuống xe điện, họ dạo chơi hồi lâu qua các phố ẩm ướt. Lu-nin im lặng. Ta-ta-ren-kô kể chuyện hôm trước, trên một trường bay ngoại ô, anh làm quen với các phi công của đội Stuốc-mô-vi-ki mà họ vẫn thường yểm hộ, nhưng chưa hề gặp nhau ở dưới đất.

        - Các đồng chí ấy tự tìm tôi. Tôi đang hút thuốc lá thì có ai nói đằng sau: "Ô này, một phi công của phi đội Lu-nin ".

        Lu-nin lẩm bẩm:

        - Phi đội Rát-sô-khin chứ.

        - Thì cũng thế. Ai cũng biết... Tôi quay lại. Một thiếu tá và hai đại úy vồ lấy tôi, đập mạnh vào lưng tôi mà kêu lên: "Đây là người đã luôn cứu nguy cho bọn mình!". Tất nhiên đó không phải là nói riêng tôi! Mà là nói cả phi đội. Họ biết tất cả chúng ta. Trong các cuộc chiến đấu, họ nhận diện mỗi người chúng ta... Chúng tôi nói chuyện và nhắc lại những trận đã cùng dự.

        Đến chiếc cầu sang cù lao Vát-si-li, Ta-ta-ren-kô hỏi:

        - Chúng ta đi đâu?

        Lu-nin lắc đầu và nhìn xung quanh, như quên mất là đi đâu. Bỗng nhiên anh nhớ ra:

        - Đến nhà Sô-ni-a... Cũng phải vào đâu mà ngồi đợi chứ.

        Ta-ta-ren-kô dừng lại giữa hè.

        - Tôi không đi.

        - Tại sao?

        - Tôi không đi.

        - Cho biết lý do...

        - Cô ấy không muốn gặp tôi nữa.

        - Chắc không?

        - Chắc.

        Lu-nin chăm chú nhìn anh và nói một giọng quả quyết:

        - Cứ đi theo tôi. Trong khi tôi lên nhà thì đồng chí đợi trong sân nhà cô ấy.

        - Báo cáo đồng chí thiếu tá, tôi không muốn đợi trong sân nhà cô ấy.

        - Vậy thì đợi ngoài bến, trước trường Đại học.

        - Rõ.

        Thấy Lu-nin đến thăm, Sô-ni-a rất mừng và dẫn anh vào trong bếp, mời anh ngồi trước cái bàn đầy sách vở rồi pha chè. Kể từ lần gặp gỡ trước, nay cô lại lớn thêm và rất xinh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #155 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2019, 05:32:56 pm »

     
        Thoạt đầu nói chuyện về Sla-va. Lu-nin cho biết là thằng bé học khá. Nếu nó còn thích máy bay, thì sẽ đào tạo nó thành một kỹ sư giỏi.

        Rồi Sô-ni-a nói chuyện về cuộc sống của cô, phân chia giữa công tác và việc chuẩn bị thi. Không bao giờ đủ thời gian. Ngày thi chỉ còn sáu tháng, sắc mặt cô khác đi khi nói đến thi.

           Cô còn nói chuyện về cái nghề của cô. Và Lu-nin nghĩ đến tất cả những cái mà đôi mắt thiếu nữ ấy đã nom thấy, tất cả những cái mà đôi tay gần như trẻ con ấy đã làm lên.

        Cô không hỏi về Ta-ta-ren-kô. Và Lu-nin tự mình nhắc khéo tới. Nhân tiện qua câu chuyện, anh cho biết là hắn có đến Lê-nin-grát với anh. Đôi mắt Sô-ni-a trở nên nghiêm nghị. Cô lảng sang chuyện khác. Nhưng nhìn mặt thì Lu-nin đoán chắc là cô cảm động. Phải làm cho cô ả tự nói lên mới được.

        Và cô nói. Nhưng không nói đến Ta-ta-ren-kô. Mà lại nói về Hin-đa. Đúng tủ nguyên do là thế đấy! Lu-nin cười thầm.

        Cô biện bạch là cô rất thích Hin-đa, và Hin-đa xinh đẹp lạ kỳ. Lu-nin không thể không đồng ý:

        - Chúng tôi nhìn cô ấy quen quá rồi nên cũng không nhận được là cô ấy xinh. Nhưng thực thì đẹp thật. Rõ là một bức tượng người miền sắc-xơ: mắt xanh da trời, má hồng, nét mặt thanh tú một cách lạ...

        - Tôi chỉ thấy một khuyết điểm, là bộ mặt thiếu linh lợi. Cô ta có thông minh không?

        Câu hỏi làm Lu-nin sững sờ. Anh chưa hề tự hỏi như vậy bao giờ. Muôn cho công bằng, anh trả lời:

        - Trí khôn là ở trong tấm lòng của cô ấy. - Và anh giải thích. - Cô ấy là con một công nhân nông nghiệp ở tận nông thôn xứ Ét-tô-ni, và cô ấy chỉ được học hai năm ở trường làng. Không thể đòi hỏi cô biết hết cả, nhưng cô có nhận thức đúng. Cô đã tham gia từ đầu kháng chiến với các phi công. Và trong những ngày đen tối, cô đã tỏ ra là một người tận tụy, làm hoàn toàn trọn vẹn cái nhiệm vụ rất bình thường của cô. Vả lại các phi công không thể quan niệm được phi đội 2 mà lại thiếu cô. Hin-đa nối liền hiện tại của phi đội với quá khứ. Đối với họ, cô là một người rất thân vì cô đã rất thân với những người đã khuất như các đồng chí Bê-sây-tốp, Sê-pen-kin, Ka-ba-kốp, Rát- số-khin...

        Sô-ni-a ngắt lời:

        - Cả anh ấy nữa, anh ấy cũng nên yêu cô ấy, mà đừng làm người ta đau khổ. Đồng chí là cấp trên, đáng lẽ đồng chí phải bảo...

        Đôi mày nâu giao nhau trên sống mũi, đôi mắt cô long lanh, gò má ửng đỏ.

        Lu-nin vờ như không hiểu gì và hỏi:

        - Bảo ai cơ?

        - Bảo Ta-ta-ren-kô của đồng chí ấy!

        Sô-ni-a đứng dậy. Lu-nin phá lên cười, và tự nghe tiếng mình cười mà cũng thích chí. Cái cười bật lên một cạch tự nhiên.

        - Bảo Ta-ta-ren-kô? Tại sao lại bảo Ta-ta-ren-kô? - Nét mặt đồng chí thiếu tá càng tả vẻ sững sờ đến cực độ - Nhưng thế thì ngớ ngẩn lắm! - Anh lại phá lên cười - Ta-ta-ren-kô và Hin-đa, có thể gán bất cứ ai với cô ta, chứ đừng gán Ta-ta-ren-kô! Từ 18 tháng nay ở phi đội, hắn chưa hể nhìn cô ta đến một lần. Và Hin-đa thì không phải cái loại đi tha thiết với một kẻ đã không chú ý đến cô... Ai kể cái chuyện điên rồ như vậy? Chắc thằng nhãi Sla-va. Thật là buồn cười đến chết. Chà Sla-va chuyên về khoa tâm lý yêu đương.

        Anh càng cười lớn thi mặt Sô-ni-a càng sáng ra. Cô nói:

        - Đã lâu tôi không thấy anh ta.

        - Thế cô có muôn gặp hắn không?

        Sô-ni-a đỏ bừng mặt hỏi:

        - Anh ấy ở đâu cơ?

        - Dưới kia, ở trên bến tầu trước trường Đại học. Chắc là đến chết cóng. Nhưng hắn không muốn lên đây.

        - Anh ấy không muốn à? Tại sao?

        - Hắn sợ.

        - Sợ?

        - Phải, sợ cô đấy.

        Sô-ni-a đang ngồi trên ghế đẩu, bỗng nhỏm lên, rồi lại ngồi xuông. Lu-nin bảo:

        - Đi tìm hắn đi, tôi đợi ở đây.

        Sô-ni-a lại đứng dậy nhưng còn do dự. Lu-nin giục:

        - Đi đi chứ!

        Cô quàng khăn len, chạy vội ra. Tiếng cửa đóng lách cách.

        Năm phút sau, cô dẫn Ta-ta-ren-kô về. Cả hai đều tươi cười và ngượng nghịu. Mọi người uống nước chè. Đôi trẻ làm bộ như chỉ nói chuyện với Lu-nin. Nhưng họ không rời mắt nhìn nhau.

        Từ đó đến chiều còn nhiều thì giờ. Nhưng Lu-nin đứng dậy cáo từ. Ta-ta-ren-kô ra vẻ muốn theo anh đi, nhưng đồng chí thiếu tá nghiêm nghị tuyên bố rằng anh không cần có "bảo mẫu". Và anh ra đi một mình. 

        Buổi chiều, anh gặp Ta-ta-ren-kô và U-va-rốp ở Bộ tham mưu. Trong cái lệnh mà họ nhận được, có nhiều thay đổi quan trọng. Đại tá cận vệ Prôt-cua-ri-a-kôp nay chỉ huy sư đoàn. Trung tá cận vệ Lu-nin được đề bạt chỉ huy trung đoàn khu trục. Thượng úy cận vệ Ta-ta-ren-kô lên phi đội trưởng phi đội 2.

        Ta-ta-ren-kô đỏ mặt lên vì hãnh diện. U-va-rốp trông thấy và cau mày nói:

        - Đồng chí có nhận rõ phi đội giao cho đồng chí là phi đội nào không?

        - Báo cáo đồng chí đại tá, rõ.

        - Đồng chí sẽ tiết kiệm nhân lực của nó chứ? Đồng chí không để lãng phí cả vốn vinh quang của nó chứ?

        - Tôi xin thề.

        Lu-nin giơ hai tay ôm hôn Ta-ta-ren-kô.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2019, 03:44:03 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #156 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2019, 03:44:50 pm »


III

        Sê-rốp đến Mát-scơ-va vào cái thời kỳ không bao giờ quên được. Mỗi buổi tối, từng loạt đại bác chiến thắng chiếu sáng rực trời.

        Anh đến vào sáng sớm. Trong các phố dốc lưng lừa, rắc phủ một lớp tuyết mới đang tan, anh thở cái không khí nhẹ nhàng, và có cái cảm giác vui sướng mà người Nga nào qua Mát-scơ-va cũng cảm thấy. Tuy lần đầu trông thấy, mà phố lớn, phố nhỏ, đại lộ, tháp, những toà nhà lớn và những căn nhà nhỏ, cái gì đối với anh cũng như quen trước, cũng như đã biết từ bé. Anh dạo chơi một cách khoan khoái, đi tìm Bộ Quốc phòng. Và anh không thể không mỉm cười với các trẻ con chơi trên hè, với các phụ nữ đứng trên ngưỡng cửa, với các đồng chí Dân cảnh, với cả các quáng trường, với xe điện, với cây cối.

        Đồng chí thiếu tướng mà anh cần gặp lại rất bận. Sê-rốp được hẹn ngày khác tới, và anh ở trong chiêu đãi sở của sỹ quan. Anh ăn Tết đầu năm ở đó, vì năm ngày sau mới đến lượt được tiếp. Anh đã thấy rất khó chịu với đồng chí thiếu tướng. Nhưng khi anh được tiếp, thì lại thay đổi ngay ý kiến. Đồng chí thiếu tướng là một ông già bé nhỏ, dễ dãi, và tiếp anh rất nhã nhặn:

        - Tất nhiên là tôi biết phi đội Rát-sô-khin.

        Do bức thư U-va-rốp, đồng chí biết cả chuyện Sê-rốp, và ân cần hỏi thăm sức khỏe của anh. Sê-rốp cảnh giác trước sự ân cần đó, và cương quyết trả lời rằng mình rất khỏe. Và anh cô tránh di lại nhiêu để không ai trỏng thấy anh tập tễnh. Đồng chí thiếu tướng nói:

        - Tốt! Tất nhiên chúng tôi không phân tán những phi công đã chiến đấu với Rát-sô-khin và Lu-nin. Đồng chí trước là người của chúng tôi, thì nay vẫn là người của chúng tôi. Đồng chí trở về với trung đoàn. Ở đó, người ta sẽ coi xem nên xếp đồng chí vào công tác gì. Sau một phút suy nghĩ, đồng chí nói thêm:

        - Đồng chí đến giữa lúc hay nhất .

        Sê-rốp đánh bạo hỏi:

        - Ta đang chuẩn bị cái gì chăng?

        - Việc gì bây giờ củng có thể tới được.

        Đồng chí thiếu tướng đứng dậy, tiễn anh ra mãi cửa phòng, nhắn lời hỏi thăm U-va-rỏp là bạn cũ của đồng chí. Đến cửa, đồng chí hỏi:

        - Đồng chí chắc là biết Ta-ta-ren-kô?

        Sê-rốp chưa từng nghe thấy tên đó bao giờ.

        - Chắc là hắn đến trung đoàn khi đồng chí còn ở bệnh viện. Chính tôi muốn biết cảm giác của đồng chí về hắn ta. Đến đấy, đồng chí sẽ quen. Một phi công hạng nhất...

        Sê-rốp chẳng biết tí gì về địa điểm trung đoàn. Anh đi Lê-nin-grát mất bốn ngày - đi qua Vô-lô-đa, Tsê-rê-pô- vét, Vôn-khô-strôi và Sluýt-sen-bua. Trong thời gian anh ngồi ngắm qua cửa sổ toa tàu, nhìn các ga bị tàn phá, những lò sưởi gạch các nhà gỗ bị cháy, cánh rừng bị đại bác xé tơi bời, thì ta mở một đợt tấn công mới ở cửa ngõ Lê-nin-grát.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #157 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 04:02:11 pm »


*

*      *

        Trong cái tháng giêng ẩm ướt năm 1944, đúng một năm sau khi ta chọc thủng vòng vây địch, thì đợt tấn công vào các binh đoàn Đức ở phía bắc là trận đầu trong mười trận lớn năm 1944 đã đi tới giải phóng hoàn toàn đất nước ta.

        Do đầu cầu mà ta đã giữ được từ 1941 trên bờ nam vịnh Phần Lan, về mé O-ra-ni-en-bôm, phía tây Pê-tê-rốp, mà việc tiêu diệt các lực lượng địch trước Lê-nin-grát được thuận lợi lớn. Rõ ràng là chúng đã coi thường cái dải đất hẹp tách ra hẳn thành phố Lê-nin-grát, nhưng vẫn chưa được đại bác ở Cơ-rông-stát che chở. Nên chúng chưa hề tỏ ra một cố gắng nào đáng kể để chiếm lĩnh chỗ đó. Nhưng chính vì O-ra-ni-en-bôm ở trong tay chúng ta, mà ta có thể đồng thời tung ra hai đợt xung kích thành hình thế hai vòng tròn đồng tâm. Một từ O-ra-ni-en-bôm, và một từ ngoại ô phía nam Lê-nin-grát. Ta nối liền được hai bộ phận ở khu vực Rốp-sa, dồn quân Đức trong khu vực Pê-tê-rốp - Stren-na, Li-gốp vào nguy cơ bao vây.

        Bắt đầu tấn công hôm 14 tháng giêng. Sê-rốp tới Lê- nin-grát vào sáng 15. Tiếng gầm của đại bác làm rung chuyển không khí. Các dàn pháo địch ở Stren-na tuần tự nã vào thành phố. Đạn réo qua phố. Cửa kính vỡ loảng xoảng. Nhưng không ai lắng nghe những tiếng nổ ấy, mà lắng nghe tiếng ầm ì liên tiếp của mặt trận và tiếng ầm ầm của pháo ta ngày càng đinh tai nhức óc.

        Ở Bộ tham mưu Hải không quân, mọi người đều mệt nhoài. Điện thoại réo, máy chữ lách cách, các đồng chí văn thư và sỹ quan chuyển tin chạy đi chạy lại trên cầu thang, từng sắp giấy trong tay. Những sỹ quan đã phục vụ ở đó từ đầu chiến tranh nhận ra Sê-rốp và cười với anh như đôi với một người bạn. Nhưng họ không có thì giờ nói chuyện với anh. Nước da vàng đi vì thức đêm và khói thuốc lá. Ngoài công tác tham mưu, họ còn phải chuẩn bị công việc di chuyển cơ quan để theo kịp hạm đội và không quân.

        Một sỹ quan tùy tùng chuyển cho Sê-rốp lệnh điều động về phòng tham mưu sư đoàn của anh ở đâu đằng sau O-ra-ni-en-bôm.

        Rất xúc cảm, Sê-rốp đi ca-mi-ông trên mặt băng vũng Mác-ki. Băng chưa rắn lắm, đôi chỗ nước chưa đóng băng còn bốc khói. Cái gì đôi với anh cũng quen thuộc biết bao! Xanh I-da-ắc, cái cần trục khổng lồ ở các công trường phía bắc, và xa hơn nữa, thẳng trước mặt, là nhà thờ Cơ-rông- stát giống như một bánh đường. Mùa thu 1941 đã bao lần anh đã bay trên các chỗ đó, đã bao lần anh trông thấy cái đầu mỏm dài của dải lưỡi cáo, và ngoài kia là đường bờ biển Pê-tê-rốp xanh xanh mà trước kia, gioong-ke thường xuất hiện từ đó...

        Dọc đường, gặp một đồng chí thợ máy chỉ biết rằng phi đội Lu-nin đã đóng hàng mấy tháng trên một hòn đảo nhỏ ở phía tây Cơ-rông-stát. Sê-rốp biết, chỗ đó: chỗ đã xảy ra trận dánh trong sương mù mà sau dó thì Sê-pen-kin bị hy sinh.

        Đồng chí thợ máy nói tiếp:

        - Nhưng bây giờ thì không ở đấy nữa. Hiện nay, mặt trận di dộng luôn.

        Quá O-ra-ni-en-bôm tiếng gầm của đại bác ta càng đinh tai nhức óc. Gặp vô số là xe tăng hạng nặng, vô số là đại bác, vô số cầu tháo rời. Đó là những lực lượng dự bị và là hậu cần đuổi theo bộ đội đang tiến. Mặt mọi người đều vui sướng biết bao. Bộ đội trẻ và dồi dào sức khỏe biết bao! Vũ khí loá cả mắt, và người đông không biết bao nhiêu!

        Cái đập vào mắt Sê-rốp nhất, là máy bay. Càng đi, càng thấy nhiều ở trên trời. Hàng phi đội Stuôc-mô-vi-ki bay sát mặt đất, ẩm ầm như sấm. Hàng mấy chục oanh tạc bất thình lình che kín trời, tiến trong một đội hình thẳng tắp, như diễu binh. Các khu trục bay rất cao, và mỗi khi lượn lại lấp lánh như cá lòng tong giữa nước trong. Từ sáng đến chiều, bầu trời rung tiếng máy. Tất cả các máy bay đều là kiểu mới: Sê-rốp không thấy một cái nào như kiểu anh đã lái hồi trước.

        Phòng tham mưu sư đoàn đóng trên một trường bay do địch bỏ lại, trong một toà nhà còn nguyên trông ra con đường bay đầy xác gioong-ke. Một phần dụng cụ còn ở trong ca-mi-ông. Các đồng chí cần vụ khênh những hòm tài liệu, khênh bàn và máy chữ. Các đồng chí điện thoại viên căng dây. Trong khi đồng chí gác xét giấy tờ thì Sê-rốp ước thầm: "Giá mà đồng chí Prốt-cua-ri-a-kốp ở đây".

        Nhưng đồng chí tư lệnh sư đoàn còn đi kiểm tra các trung đoàn. Đồng chí tham mưu phó, một trung tá không quen biết tiếp Sê-rốp. Đồng chí đã nghe nói tới anh nhiều.

        - Đổng chí đấy à? Đổng chí ở phi đội Rát-sô-khin phải không?

        Đồng chí nhìn mặt anh, hỏi một tràng về sức khỏe, và lắc đầu có vẻ hoài nghi.

        - Để dồng chí trung tá Lu-nin tự quyết định vể công tác của đồng chí thì hơn...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #158 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:51:47 pm »

   
        Cũng như đồng chí thiếu tướng ở Mát-scơ-va, đồng chí lấy làm lạ tại sao Sê-rốp không biết Ta-ta-ren-kô. Đồng chí hỏi anh mấy câu về xứ U-ran, về tình hình sinh hoạt ở hậu phương, rồi ra lệnh cho đồng chí sỹ quan trực nhật.

        - Để đồng chí thượng úy gọi dây nói về trung đoàn Lu-nin .

        Sê-rốp sướng run lên khi nghe thấy tiếng Ta-ra-rác- xin trong ống dây nói. Mình như cái tiếng quen thuộc và thân thiết ấy chính là tiếng của trung doàn.

        - Đồng chí Sê-rốp đấy à? Thích quá! Đổng chí thiêu tá Sác-ha-di-ăng gửi lời chào đồng chí đấy. Đồng chí ấy đứng cạnh tôi và bảo đồng chí đến ngay lập túc. Xe của trung đoàn mình ở sư đoàn đầy, đồng chi tìm xe mà tới đây... Đồng chí Đê-ép cũng vừa vào chỉ huy sở và chào đồng chí đấy... Đồng chí xem, dù sao vẫn còn những người cũ!

        Hai giờ sau. Sê-rốp đến trung đoàn.

        Sân bay rộng lớn, đầy máy bay. Những chiếc máy bay lộng lẫy. dáng thanh tú, cái đậu trên dường bay, cái lấy đà, cái cất cánh bay thành hàng trên không, cái trở về và hạ cánh. Và nhũng phi công lạ mặt từ máy bay bước ra. Họ nhìn Sê-rốp nhưng không để ý. Bỗng không, Sê-rốp cảm thấy mình bé xíu, gần như không có mình nữa. Có đúng là cái trung đoàn mà anh thường mơ ước khi còn ở trên giường bệnh? Liệu

        người ta có giao cho anh lái một máy bay như thế này không? Sau bao nhiêu tháng không làm gì, liệu còn lái được không?

        Cần hỏi xem chỉ huy sở ở đâu. Một người đẫy đà, mặc quần áo bay mầu xanh, đứng cạnh chiếc máy bay, và quay lưng trở lại. Sê-rốp đến gần. Người đó ngoảnh lại. Người đó có bộ mặt to, đỏ lên vì nắng gió, - bộ mặt mà Sê-rốp quen thuộc nhất trên đời.

        - Báo cáo đồng chí trung tá, tôi thượng úy Sê-rốp...

        Anh không nói được hết lời. Hai bàn tay khỏe mạnh nắm chặt lấy anh. Một cái má ấm áp sát vào má anh. Cách đó mấy bước, những phi công trẻ tuổi và lạ mặt tụm đông một chỗ. Không dám đến gần, họ thầm thì với một vẻ ngạc nhiên và kính trọng:

        - Đồng chí Sê-rốp đấy, Sê-rốp nổi tiếng đấy...

        Lu-nin không rảnh được phút nào để nói chuyện với Sê-rốp. Anh nghe báo cáo, ra lệnh; các máy bay thì cất cánh và hạ cánh liên tiếp. Thỉnh thoảng, anh quay lại nháy mắt làm hiệu cho Sê-rốp, là anh vẫn nhớ đến bạn. Sau cùng mới rảnh được một tí, thì anh gọi các đồng chí trẻ:

        - Ka-ri-a-kin, Ri-a-bu-skin, các đồng chí dẫn đồng chí thượng úy Sê-rốp đến nhà ăn...

        Sê-rốp hỏi:

        - Đồng chí Lu-nin, đồng chí định cho tôi công tác ở đâu?

        - Sẽ nói chuyện sau. Hẵng đi ăn đã.

        Rất lấy làm hãnh diện, Ka-ri-a-kin và Ri-a-bu-skin dẫn người "đàn anh" đi.

        Sê-rốp nói:

        - Trước kia, chúng tôi có một đồng chí nữ phục vụ viên là Hin-đa.

        - Đồng chí ấy vẫn ở đây. Chắc ở trong bếp sắp ra.

        Nhưng rồi là một đồng chi phụ nữ lạ mặt phục vụ Sê- rốp.

        Ka-ri-a-kin hỏi chị:

        - Đồng chí Hin-đa đâu hở đồng chí?

        - Vừa đi khỏi. Để tôi gọi.

        Chị bước ra, và người ta nghe thấy tiếng đàn bà sau vách.

        - Hin-đa đâu ấy nhi? Có người quen cũ muốn gặp.

        - Hin-đa ơi!

        - Đồng chí áy ra kho ăn rồi.

        - Đồng chí ấy về ngay bây giờ.

        Sê-rốp và hai người đã ra khỏi nhà ăn, thì bỗng nghe tiếng ai chạy đằng sau, Sé-rốp quay lại thì ra Hin-đa.

        Đỏ mật lên vì xúc cảm và tức thở vì chạy, nhưng cô vẫn dẹp như xưa. Có bắt tay Sê-rốp hồi lâu. Đôi môi hồng như môi búp bê mỉm cười. Nhưng trong đôi mắt xanh, long lanh giọt lệ:

        - Tôi lại được phục vụ đồng chí ở nhà ăn như xưa...

        Sê-rốp cũng cảm thấy nước mắt muôn trào lên. Anh hỏi:

        - Đồng chí còn nhớ các đồng chí cũ không?

        Mắt Hin-da mờ lệ. Cô chỉ trả lời:

        - Tôi nhớ hết.

        Rồi cô lắc đầu cười hỏi:

        - Đồng chí có nghe thấy tiếng đại bác mình nã không? Không bao lâu, chúng ta sẽ vào Ét-tô-ni.

        Sau rừng, tiếng đại bác càng gầm khỏe.

        Sê-rốp vội vã về chỉ huy sở, cố sao cho tập tễnh rất ít. Nhưng đặc biệt là càng cảm động thì càng tập tễnh thêm! Trong nhà hầm vừa đào trong một đêm xong Sác-ba-di- ăng reo mừng đón Sê-rốp. Anh biết chuyện Sê-rốp viết thư cho U-va-rốp và chính anh đã nài U-va-rốp can thiệp. Anh giải thích bằng cái giọng nói lớn:

        - Tất nhiên rồi! Đồng chí là người nhà. Tôi đã nói với đồng chí U-va-rốp: "Sê-rốp đã góp phần xây dựng trung đoàn được như ngày nay. Nếu ta được tuyên dương Cận vệ đoàn thì cũng có phần đóng góp của đồng chí ấy. Không bỏ đồng chí ấy được".

        Nhưng anh có vẻ chưa tin lắm là có thể giao ngay một khu trục cho Sê-rốp. Và Sê-rốp đoán được vậy vì thấy anh cứ hỏi nhiều về sức khỏe.

        Sác-ba-di-ăng nói:

        - Đồng chí thu xếp chỗ ở đã. Rồi lại làm việc. Chúng tôi sẽ xếp được công tác cho đồng chí.

        Nghe đến lần thứ ba câu hứa hẹn mơ hồ là "sẽ xếp công tác". Sê-rốp cúi đầu buồn bã. Thì có tiếng Lu-nin từ một góc hầm tới:

        - Đồng chí thiếu tá ạ. Sê-rốp là một phi công khu trục.

        Sác-ba-di-ăng trả lời:

        - Báo cáo đồng chí trung tá. tôi biết. Và còn là một phi công khá như thế nào.

        - Một phì công hạng nhất.

        - Nhưng từ hai năm nay không lái máy bay. Đồng chí đã bị thương nặng, yếu đi và chân thì tập tễnh...

        - Tập tễnh không can gì đến sử dụng súng và tay lái. Đồng chí ấy lại cùng đi với tôi như cũ. Sau mười lăm ngày, đồng chí ấy sẽ lấy lại phong độ xưa... Đồng chí Krô-míc, đồng chí dẫn đồng chí thượng úy về nhà ngủ và đồng chí làm giường cho đồng chí ấy cạnh chỗ tôi...

        Về nhà ngủ. vừa đặt đầu xuống gối là Sê-rốp ngủ liền. Đến khuya trở dậy thấy Lu-nin vào buồng. Lu-nin nhìn anh cười.

        Bỗng Sé-rốp nói:

        - Đồng chí Lu-nin ạ. tôi lập gia đình rồi.

        - Vối chị ấy phái không?

        - Vâng.

        - Thế thì tốt .

        Giọng Lu-nin thiếu vẻ tin tưởng, Sê-rốp nói to:

        - Rất tốt là khác!

        Lu-nin thở dài nằm xuống giường im lặng. Mười phút sau, Sê-rốp khẽ hỏi:

        - Đồng chí không ngủ à?

        - Không.

        - Tôi muốn hỏi đồng chí... Có phải đồng chí đã dẫn ở Lê-nin-grát ra một người đàn bà và hai dứa trẻ tên là 1-ri-nốt-ska và Sê-ri-ô-gia phài không?

        Lu-nin không trả lời ngay. Rồi bỏng nhiên anh ngồi dậy hỏi:

        - Chị ấy đấy à?

        - Đúng.

        Lu-nin im lặng hồi lâu, cuối cùng nói:

        - Đồng chí nói đúng, rất tốt thực.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Sáu, 2019, 05:37:32 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #159 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 05:38:24 pm »


IV

        Sự phối hợp tất cả các binh chủng - bộ binh pháo binh, xe tăng, không quân vừa khu trục, vừa oanh tạc và xung kích. - là cái nét nổi bật trong cuộc tấn công tháng giêng 1944 ở Lê-nin-grát. Trời xuống tuyết ẩm. không nhìn được xa mười thước, nhưng cứ năm phút là từng đợt oanh tạc có khu trục yểm hộ hiện lên trên tiền duyên của địch để ném bom. Khi pháo binh và không quân đã phá được thành một lỗ hổng thì xe tăng hạng nặng lao vào, có Stuốc-mỏ- vi-ki bay theo. Mỗi đoàn thiết, giáp có sáu đội Stuốc-mô- vi-ki phối hợp, đợt khác chưa tới thay thì đợt này chưa rời bỏ chiến trường. Mỗi đội Stuốc-mô-vi-ki lại có một đội khu trục đi theo, yểm hộ cả xe tăng lẫn máy bay xung kích, đồng thời phát hiện các ổ liên thanh và các điểm tựa của địch.

        Trong chiếc xe tăng đầu đoàn, một sỹ quan không quân giữ liên lạc với khu trục và Stuốc-mô-vi-ki.

        Stuốc-mô-vi-ki gọi bằng vô tuyến điện:

        - Báo cáo đồng chí đại úy, xin giao nhiệm vụ cho chúng tôi.

        Đồng chí sỹ quan liên lạc mở nắp xe quan sát xung quanh và trả lời trong máy truyền thanh

        - Nhìn về bên trái... Hai xe tăng... Trông thấy không? Một của ta đang mắc với một cua địch... Cái đen là của quân Đức.

        - Rõ! Tôi sẽ giúp một tay.

        Chiếc Stuốc-mô-vi-ki lái sang trái và qua những bông tuyết cái bóng lờ mờ của nó bay trên chiếc xe tăng vỏ đen. Chiếc xe Đức bốc cháy.

        Đồng chí phi công muốn biết kết quả điện hỏi:

        - Đồng chí đại úy, thế nào?

        - Như thường!

        Nếu xe tăng ta vấp phải một lưới lửa dữ dội thì đồng chí sỹ quan liên lạc gọi:

        - Đồng chí Ta-ta-ren-kô: đạn cùa chúng bắn từ đâu?

        Khu trục bay vào sương mù, bay là mặt đất, phát hiện ra

        các dàn pháo địch, và các Stuốc-mô-vi-ki lại có việc.

        - Thế nào?

        - Như thường. Xe tăng cám ơn các đồng chí.

        Phi dội Ta-ta-ren-kô tham gia từ ngày đầu tấn công vào các trận đánh phối hợp mọi binh chủng như vậy. Cái kiểu đánh ấy rất nhiều khó khăn, nhưng cũng có cái hấp dẫn của sự mới mẻ. Giữa trận đánh, không thể phân công dứt khoát được: xe tăng và Stuôc-mô-vi-ki đôi khi phải làm công tác thám thính trong khi khu trục lại trở thành máy bay. xung kích. Mỗi lần phát hiện ở một ngã tư nào có đoàn bộ binh hay ca-mi-ông địch, là khu trục đánh luôn không đợi Stuốc-mô- vi-ki.

        Chẳng bao lâu Ta-ta-ren-kô đã say mê với những cuộc bắn phá dưới đất như vậy. Khác với Stuôc-mô-vi-ki, khu trục vô hiệu quả trước các hầm và lô cốt. Họ chỉ đánh được bọn Đức ở ngoài trời, vì cái đó yêu cầu vừa phải tinh mắt. vừa phải có những khả năng đặc biệt về xạ kích, vừa phải có nghệ thuật lẩn được vào một mảnh sương mù hay lẩn trên ngọn thông. Cái thời tiết mục nát ấy, thấp tịt gần như chẳng thấy trời đâu, lúc mưa, lúc xuống tuyết, tuy khó khăn cho việc bay nhưng lại dễ cho việc bắn phá dưới đất. Nhưng các phi công thì phải qua một thử thách nặng, phải là tay thiện nghệ về lái cũng như về bắn gần, như phải biết lấy hướng mò trong tối, biết nhận định được tình hình trong khoảnh khắc, về mọi mặt đó, thì phi đội Ta-ta-ren-kô đứng đầu các đơn vị khu trục trong quân đoàn.

        Cuộc tấn công diễn ra được mấy ngày thì những đơn vị xuất kích từ O-ra-ni-en-bôm đã bắt đầu nghe rõ tiếng đại bác của bộ đội từ Lê-nin-grát và từ các điểm vùng Pun-kô-vô tới.

        Lực lượng quân Đức chúi vào ngoại ô. Ở tây nam thành phố chỉ còn một hành lang nhỏ hẹp để liên lạc với hậu phương chúng, ở đâu, chúng cũng cố bám chặt, đại bác chúng tiếp tục oanh tạc Lê-nin-grát. Tuy chẳng có lợi gì về chiến lược, nhưng chúng vẫn cố tình phá hoại nhà cửa và bắn giết nhân dân. Chúng phải mua với giá đắt trò chơi ấy. Khi chúng dự định rút thì đã quá chậm. Từ Li-gốp. Stren-na và Pê-tê-rốp. chúng bỏ cá súng ống và hỗn dọn ào vào cái hành lang, phủ tuyết ướt, nó mỗi giờ mỗi hẹp lại và bị pháo ta nã vào hai sườn. Bọn chạy trốn dẫm lên xác những đứa đã tìm cách trốn trước. Để mở rộng lối đi, bộ tư lệnh Đức tung vào đó tất cả thiết giáp của chúng. Nhưng lại dụng phải xe tăng, Stuôc-mô-vi-ki và khu trục của ta.

        - Đồng chí đại úy. cho chúng tôi công việc.

        - Bén phải, đồng chi Ta-ta-ren-kô ạ. Bọn Đức đang tìm cách từ rừng tiến ra.

        Khu trục lao về phía rừng lia nhanh mấy băng.

        - Thế nào đồng chí dại úy?

        - Như thường.

        Trong các phi đội. bọn Đức đã nhận ra được phi dội Ta-ta- ren-kô. Hết vía với họ. trong các báo cáo. chúng gọi họ là "phi đội vô địch". Chúng không biết rằng cái "bọn già" ấy - như trước đây chúng vẫn gọi, chỉ là một dúm phi công chưa có râu, trước 1941 chưa hề cầm đến chiếc tay lái máy bay. Chúng không biết rằng người chỉ huy họ chưa đến 22 tuổi, mới biết yêu lần đầu tiên, và mỗi lần xuất trận về còn hỏi bằng cái dáng ngượng nghịu xem mình có thư hay không?
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM