Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:47:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khoảng trời Ban-Tích  (Đọc 25786 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2019, 11:00:19 pm »


*

*       *

        Vào tháng hai, giao thông trên đường đã được bảo đảm đến mức người ta có thể cho nhân dân tản cư hàng loạt mà không mạo hiểm lắm, việc mà từ tháng bảy năm ngoái phải cắt đứt. Ca-mi-ông từ phía đông tới thì chở lương thực, ca-mi-ông từ tây đi thì chở đàn bà trẻ con.

        Người ta đã quyết định đi chuyển theo danh sách có thứ bực ưu tiên, tất cả những ai không cần thiết cho việc bảo vệ thành phố - vừa để cứu người đi, vừa để cứu người ở lại. Vì càng ít miệng phải nuôi ở Lê-nin-grát, thì tiếp tế càng dễ.

        Đi bằng xe lửa ở ga Phần Lan. Tầu vượt qua eo Ca-rê-li đến mãi bờ tây hồ La-đô-ga. Ở mũi Ot-si-nô-vét, chở bằng ca-mi-ông qua hồ đến Kô-bôn. Từ đấy. một đường sắt mới nối liền với hậu phương. Nhân dân tản cư ăn một bữa cơm ở Kô-bôn rồi lên tầu đi về phía đông, qua Tích-vin, Tơ-sê- ri-pô-vét và Vô-lô-đa.

        Một hôm, Ang-tô-ni-a báo cho Sô-ni-a:

        - Cái mong ước của bố em sắp thực hiện được. "Nhà trẻ sơ sinh" đi U-ran. Em đi theo làm công tác giữ trẻ.

        Việc dời những bộ phận như vậy đã được quyết định ngay từ hồi đầu cuộc di chuyển. Nhà trẻ được để ra ba ngày để sửa soạn. Đi theo trẻ con, là tất cả nhân viên, kể cả những người đã được tăng cường thêm để đề phòng những khó khăn gặp trong cuộc hành trình với trẻ sơ sinh.

        Sô-ni-a hỏi Ang-tô-ni-a:

        - Thế chị cũng đi chứ?

        - Chị thì khác. Chị do ban Chấp hành khu định đoạt. Nhà trẻ đi rồi, chị lại có việc khác.

        - Vậy em cũng không đi.

        Ang-tô-ni-a gắt lên:

        - Thế là nghĩa lý gì? Tại sao không đi?

        - Em không thể bỏ thằng Sla-va.

        - Ai bảo bỏ? Dứt khoát là nó cũng đi, và thế là thêm một lý do để em phải đi. Đi với nhà trẻ sơ sinh, các em chắc chắn là ở đâu cũng có ăn.

        - Em sợ thằng Sala-va nó không muốn đi... Có một đồng chí phi công đã hứa cho nó về trường bay.

        - Vớ vẩn lắm! Ai cần đến nó ở trường bay chứ!

        - Chị cũng biết là nó cứng cổ lắm. Nó đã thoả thuận với mọi người. Cả đồng chí chính uỷ sư đoàn cũng đã hứa với nó.

        - Thôi đủ rồi! Về nhà đi, và cả hai đứa đều phải sẵn sàng!

        Sô-ni-a không cãi và trở về cù lao Vát-si-li. Nhưng đêm tối, em choàng khăn lên vai và chạy đến buồng Sa-ra-pốp. Em chưa vào đấy lần nào. Dưới ngọn đèn đầu hoả tay cầm thước, Sa-ra-pốp đang kẻ một cái bảng.

        - A! Em đấy à? Em ngồi chơi.

        Sô-ni-a ngồi sát bàn. ánh đèn màu vàng nhảy múa trong đôi mắt.

        - Cháu nghĩ mãi chưa biết hỏi ai, và cháu định đến nói chuyện với chú. - Em kể chuyện nhà trẻ dọn đi - Vậy cháu có nên đi không hở chú?

        - Đi chứ! - Sa-ra-pốp trả lời không một chút do dự.

        Em nhìn ngọn đèn hồi lâu rồi nói:

        - Cháu tưởng là chú sẽ khuyên cháu ở lại.

        Sa-ra-pốp cố giải thích. Mỗi lý lẽ của đồng chí đều rõ ràng. Sô-ni-a lặng im nghe, không phản đôi.

        - Em đã bảo Sla-va là sẽ đem nó đi chứ?

        - Chưa. Nếu bây giờ cháu bảo nó, nó sẽ chối thẳng, vì nó đang đợi đi trường bay. Cháu còn chưa biết làm cách nào mà lôi nó đi được. Nó có thể trốn hoặc ẩn vào đâu...

        Sa-ra-pốp biết ước vọng của Sla-va và chính đồng chí cũng giúp thêm nó phần nào trong việc này. Đồng chí đã nhiều lần nghe thấy nó nêu lên sự đồng ý của Lu-nin để xin với Khô-vơ-rin, xin cả với U-va-rốp cho nó vào trung đoàn khu trục. Và U-va-rốp đã hứa gửi nó cho Lu-nin. Lúc đầu Sa-ra-pốp tưởng đồng chí chính uỷ nói đùa. Một hôm chỉ có hai người, đồng chí hỏi lại mới biết U-va-rốp không hề coi thường câu chuyện đó.

        - Phải cho thằng bé nó ăn chứ. Trông nó tội nghiệp quá. Kể cũng trái điều lệ. Nhưng không cần. Sau này người ta sẽ khoan thứ cho chúng ta. Có thể có nhiều việc

        khác người ta không khoan thứ, nhưng việc này thì được.

        Nhưng bây giờ thì sự việc thay đổi. Sla-va đi theo chị vẫn là hợp lý nhất.

        Sa-ra-pốp bàn:

        - Để tôi xin phép đồng chí chính uỷ báo cho nó biết là trường bay không thể nhận được nó.

        Sô-ni-a không phản đối. Im lặng một lúc, em chỉ hỏi:

        - Chính uỷ đi vắng hở chú?

        - Phải.

        - Bao giờ bác qua đây?

        - Mai hoặc ngày kia.

        Em không nói gì nữa. Mọi việc đã quyết định.

        Mây hôm sau, U-va-rốp đến vào buổi tối và bảo Sa-ra- pốp ra đem những túi sách ở ngoài xe vào. Mang đầy hai tay, Sa-ra-pốp đang lên cầu thang thì nghe tiếng chạy nhẹ đằng sau. Anh tưởng là Sla-va và đứng lại. Thì ra Sô-ni-a: cái khăn len làm thành một chấm sáng trong bóng tối.

        - Chú Sa-ra-pốp, chú khoan một tí!

        Em đuổi kịp Sa-ra-pốp và nói khẽ:

        - Cháu chạy theo chú mãi... Và thằng Sla-va, chú đừng nói gì với cấp trên và chú cứ cho nó đi trường bay nhé.

        - Em không muốn mang nó đi à?

        Sô-ni-a không trả lời, và Sa-ra-pốp nhìn vào mắt em, chịu không tìm được ra lý do nào.

        Trong buồng giấy tầng trên, U-va-rốp nói chuyện với Khô-vơ-rin. Khô-vơ-rin đợi anh đã hơn một giờ

        U-va-rốp đến trong một trạng thái vui sướng hớn hở. Đồng chí hỏi Khô-vơ-rin:

        - Đồng chí không biết tôi ở đâu về à?... Ở bộ tham mưu Hải quân về! Đồng chí không biết tin gì à?

        Nheo đôi mắt tươi cười, U-va-rốp im lặng một lát đế kích thích sự tò mò của Khô-vơ-rin, rồi mới báo tin:

        - Trung đoàn của Prốt-cua-ri-a-kốp được tuyên dương Cận vệ đoàn đấy.

        -  Thật ư?

        Khô-vơ-rin thấy ngay tầm quan trọng của tin này. Đoàn Cận vệ vừa được thành lập trong Hồng quân. Đoàn mới có mấy đơn vị trên mặt trận khổng lồ này, những đơn vị có chiến công bất hủ.

        - Sáng mai, đi bằng con đường hồ đến trung đoàn Prôt- cua-ri-a-kôp. Chúng ta dự lễ trao cờ. Đồng chí phải viết cho tôi một bài.

        - Viết báo à?

        - Không những chỉ viết báo... Tất nhiên là cả viết báo... đề tài không thiếu: chúng ta sắp xông vào giữa lò lửa, tụi Đức đang bám chặt.

        - Chúng bám chặt?

        - Chứ sao? Chúng mới tung không quân thôi, nhưng oanh tạc cũng như khu trục chúng ngày càng nhiều. Prôt- cua-ri-a-kốp có đất hoạt động: từ tháng chín chưa tìm thấy một cuộc giao tranh trên không như vậy.

        Nghe tiếng chân sau cửa, U-va-rốp gọi:

        - Đồng chí Sa-ra-pốp.

        Sa-ra-pốp chạy vào.

        - Đồng chí đi tìm thằng bé lại cho tôi. Bảo nó sửa soạn quần áo. Ngay mai tôi dẫn nó đến với Lu-nin.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2019, 08:44:13 pm »

        
II

        Khô-vơ-rin và Sla-va ngồi trong căn nhà gỗ thông có cây phong chẽ hai mọc trước cửa. Vừa ở ca-mi-ông xuống, thì họ được dẫn lại đấy.

        Nhưng ở nhà chỉ có bà già điếc. Từ năm hôm nay, Lu-nin  và Sê-rốp không ngủ nhà.

        Họ lại tiếp tục bay và chiến đấu. Xưởng lưu động đã chữa xong máy bay của họ bằng các bộ phận lấy từ chiếc máy bay Rát-sô-khin. Họ ngủ đêm trong hầm trú cạnh đường bay. Tinh sương, họ đã đứng đợi cạnh máy. Có pháo lệnh là họ cất cánh, làm bốc từng đám mây bụi mầu bạc. Bóng máy bay của họ còn lướt trên tuyết thì Ta-ra-rác-xin đã báo cáo với sư đoàn:

        -  Phi đội 2 đã cất cánh.

        Họ bay rất thấp trên ngọn đồi trọc. Chào hương hồn Rát-sô-khin đã thành một thói quen. Miếng đá mộ chí xám, nhọn, mà các đồng chí thợ máy đã giúp họ khuân về sau đám tang mấy ngày, đang chạy lùi dưới bánh xe máy bay. Nó là vật đầu tiên trông thấy, mỗi lần họ cất cánh hay hạ cánh. Gió luôn luôn quét sạch tuyết trên đỉnh đồi, và ngay những ngày tuyết xuống nhiều, vẫn nom thấy miếng đá. Ngọn đồi đã vượt qua, họ lấy chiều cao và hướng về con đường sắt mối bắc đến Kô-bôn. Càng lên cao, mặt hồ bao la càng mở rộng ra trước mắt họ. Họ vượt qua bờ hồ ở Kô-bôn. Từ trên cao họ nhìn thây như nhìn xuống đáy một đầm nước, những nhà gỗ thông nhỏ xíu, những toa tầu tí ti, những đầu tầu như đồ chơi trẻ con đi đi lại lại trên tuyết óng ánh trong những cuộn khói. Người ta đang chuyển đàn bà trẻ con vừa vượt qua hồ. Lu-nin và Sê-rốp lượn mấy vòng để quan sát kỹ hơn.

        Rồi Kô-bôn biến sau họ, và mặt hồ trắng xóa choán tất cả chân trời. Phải để mắt vào cánh rừng xanh xanh phía Nam: kẻ thù ở đó.

        Con đường cắt ngang bằng một đường thẳng tắp tấm thảm trắng tinh. Họ không bay trên đường nhưng luôn trông thấy nó, vì có hai ngả ngược xuôi chở lương thực và vũ khí về phía tây, chở người tản cư vê phía đông. Rồi máy bay chĩa mũi về phía bắc. Bờ nam và con đường biến mất; chỉ còn thấy khoảng trắng vô tận lấp lánh im lìm. Họ giữ nguyên hướng đó, cho đến khi thấy ngay đằng trước một cái đảo nhỏ đầy tuyết chỉ còn nhận diện được nhờ cái chòi đèn pha nhỏ xíu. Hòn đảo mang cái tên kỳ khôi: Hòn khô. Vừa nhận định được nó thì Lu-nin và Sê-rổp rẽ về cửa sông Von-khốp và Nô-vai-ra La-đô-ga, ở đó họ lại rẽ về trường bay, bay là là trên mộ Rát-sô-khin.

        Đối với họ, hành trình đó cũng trở thành quen thuộc như hành trình trên vũng Mác-ki giữa Lê-nin-grát, Cơ- rông-stát và Pê-tê-rốp. Nhưng họ chỉ đi hết được hành trình nếu không có đánh nhau với Mét-séc-mít. Mà những cuộc đi không có đánh nhau thì càng ngày càng hiếm.

        Từ khi bọn Tư lệnh Đức thấy hàng chục vạn người đang tuần tự ra khỏi Lê-nin-grát, thì tất cả Lớp-táp của khu vực đều được tung ra để ngăn cản sự giao thông.

        Càng ngày bọn Mét-séc-mít càng quấy rầy. Chúng săn ca-mi-ông trên đường, đánh máy bay vận tải của ta trên hồ, bắn phá phố xá ở Kô-bôn và con đường sắt mới làm, buộc dân tản cư phải trốn vào trong rừng, tuyết ngập đến thắt lưng. Chúng ngăn cản không cho dỡ các toa hàng, bắn vào các nhân viên công chính. Họ chỉ có xẻng để tự vệ và băng để trú ẩn. Chúng luôn luôn khiêu chiến với khu trục ta, cố tình làm rối loạn sự bảo vệ trên không đối với con đường.

        Tuy nhiên qua các cuộc giao chiến này, chúng chỉ tỏ ra ham chiến và về kỹ thuật thì cũng tương đối thôi. Không còn là Lớp-táp buổi đầu nữa.

        Sáu tháng chiến tranh đã dạy cho Lu-nin biết nhận định ngay lập tức kẻ địch trước mặt là loại đối thủ nào: một anh chàng tân binh chưa vững lắm, hay một tay cáo già thận trọng thích làm xiếc trong khi đánh nhau - vài ba hiệp rồi cáo biệt! Tự tin ở nghệ thuật lái của mình hơn phần lớn khu trục Đức, anh tìm cách buộc đối phương phải giao chiến trong những điều kiện bất lợi nhất cho việc lái, như bay là là trên ngọn rừng, có khi ngay giữa hai bờ sông dựng đứng, cốt để đối thủ nào mà trí phản ứng không vững là chắc chắn bị loại.

        Thoáng nhìn, anh đã có thể nhận ra ngay những tay phi công già dặn, thận trọng, mặc đầu cái hăm hở giả tạo của chúng, hay nói cho đúng hơn chính nhờ cái hiếu chiến bề ngoài ấy. Đã biết rằng muốn thắng, thì phải không sợ chết - cái phương pháp của Rát-sô-khin khi anh tung sáu máy bay của anh chống lại hàng chục gioong-ke và Mét- séc-mít - nên Lu-nin, chỉ có một mình Sê-rốp che đằng sau, nhưng dù chọi với tám, mười, ngay đến mười hai khu trục địch, cũng tìm cách cho chúng hiểu ngay là anh sẵn sàng đổi mạng mình lấy ít nhất một đứa trong bọn chúng. Nhưng địch thì không muốn hy sinh cái mạng chúng để hạ anh mà chơi, nên cuộc giao chiến trở thành một trò biểu diễn nghệ thuật lối hạng cao, điểm xuyết mấy băng đạn bắn từ mãi xa. Đó là biểu hiện của cái gọi là tinh thần, nó không ghi trong bản chứng nghiệm hay thống kê nào!

        Một buổi sáng, gió từ phía tây thổi lại và hàn thử biểu lên. Tuyết xuống từng bông lớn, và trong cái thời tiết mờ mịt rất hiếm có vào tháng hai ấy, bốn Mét-séc-mít bắn phá một đoàn tàu đang chạy về Kô-bôn, bắn hư đầu máy và làm bị thương hai nữ nhân viên.
        Gặp trời sáng sủa, thì khu trục Đức chẳng dám bắn phá đường sắt: bay trên cao 3.000 thước, chúng chỉ đành quan sát sự di chuyển của các đoàn tàu. Nhưng có tuyết xuống nên chúng yên chí không việc gì. Lặp tức trường bay được báo tin. Vài phút sau, Lu-nin và Sê-rốp cất cánh.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Hai, 2019, 10:40:44 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2019, 10:41:09 pm »


        Chẳng trông thấy gì cả đến cánh rừng cũng biến, tuy Lu-nin đã bay hết sức thấp, đế nhìn được đường sắt. Sê- rốp bay sau, gẩn muốn chạm phải Lu-nin: vì cứ cách 200 thước là có thế mất hút. Đúng ra sau bốn phút bay, họ đã vượt qua đường sắt, nhưng bay đã năm phút mà vẫn không trông thấy đường ray. Lu-nin ngoặt ngược lại, và lại bay qua đường sắt mà không biết. Thời tiết này thì hết hy vọng tìm được bọn Mét-séc-mít vì chỉ cách mấy thước là đã không trông thấy chúng. Nhưng đến cả đường sắt cũng không tìm thấy. Lu-nin bực mình, và anh lượn sáu bẩy lần bay, là sát mặt đất, cố tìm ra cái khoảng rừng đốn gỗ hẹp nơi đường sắt chạy qua. Bông tuyết mỗi lúc một dầy, và cái màn tuyết rơi chéo ấy che mờ mịt hoàn toàn.

        Ngay trên hồ, về phía đông bắc, trời đỡ mù sương hơn. Lu-nin bay lại đó: từ Kô-bôn bay lại để tìm con đường sắt thì dễ hơn. Anh bay dọc theo bò hồ đến Kô-bôn và thấy ngay đường ray, vì ở mé này tuyết xuống thưa hơn. Bay là thấp trên đường sắt để không mất hút nó, họ hướng về nam, vượt qua một cái đầu máy hỏng. Một phút sau họ bay tới chỗ có chiếc đầu máy bị thương. Không trông thấy nó, vì nó bị che trong màn hơi từ chỗ súp-de thủng phọt ra. Đoàn tầu thì dài và tạp nham đủ các loại toa: toa chở khách, toa chở hàng, tòa không mui, toa chở đầu. Cạnh các toa, từng nhóm người đang dẫm xéo trên tuyết.

        Bọn Mét-séc-mít đã biến vừa đúng dịp, và tìm kiếm chúng chỉ tổ mất thì giờ. Lu-nin hướng về trường bay.

        Ánh tuyết lấp lánh bắt đầu làm anh thực sự mệt mỏi. Đường sắt vừa khuất, là anh mất mục tiêu. Anh lo tìm được trường bay còn khó hơn tìm đường sắt. Anh lo vượt quá nó. Nên khi nom thấy mỏm đồi vượt cao khỏi rặng tùng thì anh thở ra dễ chịu.

        Anh bay là sát trên mộ Rát-sô-khin và bay xuống mặt tuyết mềm sân bay. Vừa định mở bánh xe ra thì anh trông thấy các đồng chí thợ máy đang chạy. Lạ quá. Anh quay đầu nhìn: bên phải anh, một chiếc Mét-séc-mít đang bắn phá.

        Anh ngoặt, bổ nhào muốn đụng phải đất, lên thẳng, và lia một băng vào bụng chiếc máy bay Đức. Tay chân anh phản ứng trước khi anh nghĩ ra. Anh vừa lấy chiều cao, vừa quan sát: một Mét-séc-mít nhào thẳng vào sáu chiếc mậy bay ta sắp hàng gần rặng tùng. Chắc là một Mét-séc- mít khác, không phải cái anh vừa bắn. Nó bắn vào cái số máy bay còn lại của trung đoàn, làm Lu-nin muôn điên lên. Nó bắn vào các 1-16, ra khỏi thế bổ nhào, và khi nó chuẩn bị lấy chiều cao, thì Sê-rốp đã bám vào đuôi nó. Nhưng một cái Mét-séc-mít thứ ba ở sau đuôi Sê-rốp. Lu-nin  bám vào nó. Tức thì một luồng đạn thấp thoáng bao lấy anh: có kẻ săn anh. Thoạt đầu anh tưởng là cái Mét- séc-mít thứ nhất. Nhưng cùng lúc đó anh thấy một cột khói từ sân bay bốc lên: cái Mét-séc-mít thứ nhất đang cháy. Thì ra chiếc thứ tư bắn anh, chiếc thứ tư trong bọn mà 20 phút trước đây đã bắn vào đoàn tầu. Chúng cố tình đến đây, hay lạc đường?

        Sê-rốp rẽ ngang để tránh luồng đạn và bắn vào Mét- séc-mít đang săn Lu-nin. Thế là thành một cuộc "quần ngựa tay năm" ngay trên trường bay, trong cái màn tuyết lằn vằn luồng đạn.

        Bọn Đức này là bọn thạo nghề, và chúng bám chặt. Lu-nin  đoán chúng hơi hoảng vì cái Mét-séc-mít đang biến thành bó đuốc. Nhưng chúng muốn báo thù, và hơn nữa, chúng có ba chọi hai. Tuy vậy chúng không lợi dụng được số lượng trội hơn đó vì Lu-nin và Sê-rốp tấn công chúng rất dữ. Chúng quyết định rút lui, nhưng Sê-rốp vòng quanh mỏm đồi, biến một lát trong tuyết, rồi nhô ra bất ngờ trên ngọn rừng bắn vào một Mét-séc-mít. Nó lật úp và chúi êm vào rặng tùng. Hai cái còn lại bay ra khỏi, mỗi cái biến theo một phía.

        Sau khi hạ cánh, Lu-nin nhẩy xuống tuyết, lật mũ và mở áo bay. Mặc quá ấm với cái nhịp độ chiến đấu sát mặt đất vừa qua và trong thời tiết ấm nên anh như tắm mồ hôi. Prôt-cua-ri-a-kôp đi lại phía anh. Lu-nin đứng nghiêm báo cáo. Nhưng Prốt-cua-ri-a-kốp không để nói:

        -  Được rồi, đồng chí Lu-nin ạ. Tôi nhìn thấy cả.

        Phi công, thợ máy, thuỷ thủ, lái xe, văn thư, cấp dưỡng, toàn trường bay đã dự tất cả các giai đoạn chiến đấu, và còn rõ hơn cả Lu-nin vì anh chỉ thấp thoáng trông thấy đối thủ trong khoảnh khắc. Riêng có Ta-ra-rắc-xin cột chặt

        vào máy điện thoại là chẳng trông thấy gì. Nhưng anh lại tường tận hơn bất cứ ai, và đã loan báo ngay cho sư đoàn và Bộ tư lệnh Hải quân mọi chi tiết của trận đánh.

        Lu-nin hỏi:

        -  Máy bay thế nào? Người có việc gì không? Không việc gì à?

        Thiệt hại không đáng kể. Bọn Mét-séc-mít không đủ thời giờ tác hại. Chẳng ai chết, chẳng ai bị thương. Máy bay chỉ sây sát, sửa chữa được ngay. Chiếc Mét-séc-mít bị hạ, cháy đến tận chiều tối làm tuyết tan trong một bán kính dài đến 10 thước. Hôm sau, khi các đồng chí thợ máy tìm kiếm trong cái khung vụn còn lại chỉ thấy một huy chương sắt đen sịt - tất cả về tên phi công còn lại có vậy.

        Grô-mê-kô được cử vào rừng với các thuỷ thủ để tìm cái Mét-séc-mít bị Sê-rốp hạ. Bác sỹ lăm lăm súng lục cầm tay. Vì tên phi công có thể còn lẩn trong rừng. Nhưng nó vẫn ở trong máy bay, một viên đạn xuyên qua đầu. Máy bay gần còn nguyên. Nếu Sê-rốp không giết thằng lái thì có lẽ máy bay còn bay được.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2019, 10:43:16 pm »


III

        Mọi người càng mừng rỡ đón Khô-vơ-rin và Sla-va vì có cả U-va-rốp đi cùng, mang đến một tin quan trọng là sắp làm lễ trao cờ Cận vệ cho trung đoàn. Trong các nhà, các hầm, người ta cảm động và nghiêm trang đón tin đó. ở nhà ăn, họ tập xưng hô: "Đồng chí trung uý Cận vệ, đưa giùm tôi cái lọ mù-tạt"... "Đồng chí đại uý Cận vệ, đồng chí bỏ quên cái túi thuốc". Người ta còn gọi cả "Hin- da cận vệ". Sác-ba-đi-ăng treo ở Ban tham mưu một cái bảng lớn viết bằng bút chì màu:

        Máy bay Đức bị hạ: 139

        Gồm:

        Oanh tạc: 62
        Khu trục: 59
        Thám thính và máy bay chỉnh lý xạ kích của pháo: 18

        Mọi người đến xem, và Ta-ra-rắc-xin dụng ý treo một bản thuyết minh:

        - 139 nghĩa là gần 5 trung đoàn quân số đầy đủ như trung đoàn ta ngày 22 tháng 61.

        Chỉ có một điểm làm họ chưa vừa ý: 139 chưa phải là con số tròn, Sê-rốp nói:

        - Trước ngày lễ trao cờ, phải hạ thêm một cái nữa, cho chẵn 140.

        Mọi người đều tán thành.

        Lu-nin nghe nói Sla-va đã đến chỗ anh ở thì sốt ruột. Phải ở lại trường bay mãi đến chiều, anh lo người ta quên cho thằng bé ăn và quên đốt lò sưởi.

        Tròi đã tối, anh mới tất tả về trong làng. Sla-va ngủ trên giường Sê-rốp. Sơ mi trần, Khô-vơ-rin đang viết dưới ánh đèn đầu.

        Trông thấy Lu-nin, anh tươi cười đứng dậy. Lu-nin cảm thấy anh chàng lều nghểu mặt vàng ấy rất sung sướng muốn gặp mình. Và bản thân anh cũng sung sướng vì cuộc đến thăm bất ngờ đó. Quá nhiều kỷ niệm khó phai nhạt đã nối liền họ với nhau: cuộc hành trình trên đầu máy, chiếc ca-mi-ông, cái thùng xăng lăn long lóc, cuộc điều đình xin giấy thông hành cho người đàn bà có hai con nhỏ... Bắt tay nhau xong, họ đứng hồi lâu tủm tỉm cười, chẳng biết nói chuyện gì, Lu-nin nói là anh về cốt xem Sla-va ra sao?

        -  Không lo, - Khô-vơ-rin trả lời. - Người ta đã chăm sóc nó rồi.

        Kể ra không có gì đáng lo thật. Toàn bộ trường bay đã chăm sóc đến thằng bé con của Lê-nin-grát vừa giật lại được từ tay thần chết. Thằng bé không biết rằng cái mặt võ vàng của nó đã làm mọi người xúc động. Các chú thợ máy đem nó về chỗ ở, rồi thi nhau mà cho nó ăn. Họ đã từng nhịn đói trên các trường bay Lê-nin-grát hồi đầu mùa đông trước. Bây giờ lương thực không thiếu nữa, ai nấy đều muốn chia khẩu phần mình cho thằng bé. Và Sla-va cứ việc ăn. Nó quên cả thế nào là "no" và quên rằng con người cũng có lúc đến ngấy vì ăn. Người ta nhồi cho nó nào rau khô, nào bánh mì, bơ, mỡ miếng, cá sấy. Rồi U-va-rốp đến tìm nó. Nhưng U-va-rốp bảo còn phải đi ăn cơm trưa và dẫn nó đến nhà ăn. Prốt-cua-ri-a-kốp và Éc-ma-kốp đã ở đó. Thằng bé quá gầy làm các chị em phục vụ và cấp dưỡng bàng hoàng cũng như nó đã làm bàng hoàng các đồng chí thợ máy. Tuy có mặt cả đồng chí chính uỷ sư đoàn, nhưng các chị cũng xúm lại ở các cửa và nhìn nó bằng con mắt thương xót. Họ đem đến cho nó những đĩa thức ăn đầy tràn tương đương một số ca-lo quá mọi mức. Và Sla-va ngốn tất, với cái vẻ thản nhiên của một kẻ tin chắc rằng dạ dầy con người không có đáy. Nếu Éc-ma-kôp không can thiệp thì chắc sẽ đâm nguy. Người chính uỷ đúng mực ấy hiểu sự nguy hiểm và gạt các đĩa ra bảo thôi.

        Sla-va ăn cơm trưa xong muốn ra trường bay ngay. Nhưng đĩa vừa cất, thì cơn buồn ngủ không thể nào cưỡng được đã kéo đến. Cuộc hành trình bao nhiêu giờ đằng đẵng trong giá lạnh, cộng thêm cái số lượng ăn khổng lồ ấy làm nó nằm vật xuống ghế mà ngủ một giấc không ai gọi dậy được nữa. Hin-đa mặc măng-tô cho nó mà nó vẫn ngủ. Éc- ma-kốp bê nó về giường Sê-rốp. Hàng giờ thằng bé không nhúc nhích. Nhưng trong thời gian đó thì cuộc đòi nó đã được xếp đặt: người ta đã quyết định sáp nhập nó vào quân số trường bay, phát khẩu phần cho nó và cho nó vào làm ở kho quân nhu.

        Vội về ban tham mưu, Lu-nin chi nói chuyện được rất ít với Khô-vơ-rin.

        - Thế nào? - Khô-vơ-rin hỏi. - Đồng chí đã dẫn được họ về đến nơi đến chốn?

        - Không xảy ra chuyện gì. - Lu-nin trả lời, hơi không vui.

        Khô-vơ-rin hiểu là không nên hỏi gặng về cái người mà Lu-nin nhận là vợ!

        Lu-nin hỏi:

        - Đồng chí viết gì thế. Viết báo à?

        - Không. Đồng chí chính uỷ Sư đòi tôi viết về một việc mà nó cứ không ra!... - Trên mặt bàn, đầy những tờ giấy gạch xóa.

        Lu-nin ngạc nhiên nói to:

        - Tôi chẳng tin lại như thế được.

        - Thật đấy, nó cứ nhất định không ra! Tôi loay hoay đã hàng giờ...

        Sáng hôm sau, Lu-nin dẫn Sla-va đến kho quân nhu. Phải ngược lên hết cả cái phố trong làng, đi trên tuyết mới.

        Theo lệ thường, Sla-va nhẩy nhót chạy trước. Nhưng rồi cu cậu chùn lại, đến nỗi Lu-nin phải dừng lại đợi. Thì ra thằng ông mãnh ấy nay chỉ còn là một đứa trẻ ngượng nghịu đến tội nghiệp. Càng đến gần kho, cu cậu càng tái đi bước lê từng bước. Rốt cuộc cu cậu hỏi Lu-nin:

        - Có phải là nói thế này không: "Tôi đến đợi lệnh đồng chí".

        - Đúng rồi.

        - Bác vào với cháu nhé, cháu van bác...

        Mặc áo da lông, đi ủng, khoác tiểu liên, một cô gái đi bách bộ trước kho quân nhu. Quân số ở  đấy toàn là các cô Công-sô-môn tình nguyện tòng quân từ cuối 1941. Sinh ra ở U-ran, họ đều thấp, mập và không quá 18 tuổi. Đồng chí hạ sỹ quan Di-na phụ trách họ, là một chị cao gầy, có vẻ khó tính.

-------------------
        1. 22 tháng 6 là ngày nổ ra chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2019, 10:43:56 pm »


        Lu-nin và Sla-va vào. Trông thấy Lu-nin, đồng chí hạ sỹ quan Di-na đàng hoàng đưa bàn tay phải lên thái dương và rập gót đôi bốt da. Sla-va thì ấp úng một cách khá thảm hại:

        - "Tôi đến... đợi lệnh... đồng chí"

        Nhưng Éc-ma-kốp đã nói rõ trước cả rồi. Di-na nói:

        - Sẽ phát quần áo cho chú.

        Đằng sau bàn, tửng chồng ca-pốt đen, áo ngoài, quần, chất đống lên tận mái, và ở đó ló ra những bộ mặt tròn hồng hào, ngắm Sla-va với cái vẻ tò mò trêu ghẹo.

        Theo lệnh đồng chí hạ sỹ, các cô đi tìm một bộ quân phục hải quân đúng lệ bộ. Họ tìm những quần áo lót nhỏ nhất, đôi giầy nhỏ nhất, cái quần ngắn nhất, cái áo ngoài chật nhất, những món để từ lâu trong kho, chẳng ai mặc vừa và cũng chẳng là biết là phát cho ai được. Các cô tìm được chỗ tiêu thụ những món đó thì lấy làm thích thú lắm. Tuy vậy vẫn còn quá khổ nhiều đối với Sla-va và phải chữa lại tất cả. Đứng trước gương, cậu thấy các cô lê dưới đầu gối mình, mồm đầy đanh ghim, tay thì cầm kim và kéo, dưới sự chỉ huy của đồng chí hạ sỹ Di-na.

        -  Xinh quá! Xinh thật là xinh! - Các cô reo lên bắt nó xoay đi xoay lại.

        Cau đôi mày để ra cái vẻ chững, Sla-va thấy cái dáng mình trong bộ quân phục lính thuỷ cũng có vẻ: cổ màu xanh da trời, quần đen, thắt lưng có mỏ neo! Chỉ tiếc là còn chưa phát ngay cái mũ nồi. Sang xuân sẽ phát, và từ nay đến đó, đội cái mũ lông đen có sao đỏ củng không kém bảnh. Sau mấy phút, cu cậu hết ngượng. Chỉ còn ngại đồng chí hạ sỹ Di-na. Lu-nin về, để nó ở lại trước gương, một bên ông quần lên bao nhiêu gấu bằng đanh ghim, còn các cô thì ngồi sụp ở dưới chân!

        Mọi người đồng ý là cho nó ngủ ở nhà Lu-nin.

        Thế là bắt đầu cuộc đời mới của Sla-va. Công việc không nặng lắm: chỉ là mang từng chồng mũ lông và đếm sơ mi. Kể ra công việc cũng không hào hứng lắm, nhưng nó làm việc chăm chỉ và cũng không quên tỏ ra vẻ quan trọng một tí. Vả lại U-va-rốp đã báo cho biết công tác này chỉ là tạm thời, là bước đầu, nên cu cậu nuôi nhiều cao vọng. Nó đối xử với bọn con gái như ngang hàng, và nếu bọn này có ôm nó chặt quá thì nó đẩy lùi ra bằng quả thụi. Mỗi ngày ba lần, nó cùng đi với họ ra nhà ăn, sắp hàng tư và đi đầu. Chỗ đứng của nó trong hàng là ở mép trái, tuy theo ý nó thì bọn con gái chẳng qua cũng cao xấp xỉ như mình, nhưng cu cậu không phản đối, không thèm bàn cãi rườm rà. Nó vẫn ngốn hết bất cứ cái gì người ta cho nó, và ngốn một cách ngon lành. Nhưng khi bọn con gái mà định sẻ súp hay bánh bột gạo cho nó, thì cu cậu từ chối một cách kiêu hãnh. Đôi với chị phụ trách Di-na, thì nó phục tùng nhưng lườm trộm. Và khi có lệnh nào không vừa ý thì nó lẩm bẩm ngầm "Di-na quả na", cho cái tên ghép vần ấy là tuyệt trần bỉ thử! Nhưng cu cậu cũng không bực tức quá mức: nó đến đây vì máy bay, và máy bay chiếm hết cả tâm trí nó.

        Nhà kho chia ra hai phần: một nửa có sưởi và một nửa không. Nửa có sưởi dành cho các cô; ở đây kê một cái bàn. Trên bàn đó, Di-na làm những con tính bí mật gì đó, hoặc phát quân trang có phiếu lĩnh đem đến, hoặc chỉ huy các cuộc thử áo. Mãi đằng đầu nửa nhà không có sưởi dùng làm kho, có một cái cửa sổ trổ ở mái nhà. Muốn leo đến cửa đó, phải bò trên các chồng áo ca-pốt. Nhưng từ đó, thì nhìn thấy cả trường bay, đến mãi chân đồi.

        Bọn con gái mách cái đó với Sla-va. Chính các cô cũng hay lên nhòm qua kính. Tuy đã hai tháng thâm niên ở trường bay, nhưng các cô hiểu biết về máy bay rất kém so với thằng nhãi và không thể ngắm hàng giờ như nó, rúc cả vào dưới đống ca-pốt khi trời lạnh quá.

        Từ đài quan sát ấy, khám phá ra được nhiều cái lạ kỳ. Đại uý Sác-ba-đi-ăng ra khỏi chỉ huy sở với cái súng lục khổng lồ để bắn pháo hiệu các mầu lên trời. Máy bay lăn trong tuyết, cất cánh và biến sau đồi. Prốt-cua-ri-a-kốp, Éc-ma-kôp, bác sỹ Grô-mê-kô và các thợ máy đứng gần cái vết tôi tối của chữ T hạ cánh. Các I-16 lượn để hạ, đụng đất làm bụi tuyết bay tung lên, rồi lại nhảy lên như quả bóng, lại đụng đất lại chạy lướt trên bãi trắng xóa, vừa chạy vừa phanh lại. Các thợ máy chạy lại đón, và nắm lấy cánh máy bay đẩy vào chỗ. Rồi đến cái lúc nghiêm trang mà phi công nhảy từ khoang xuống báo cáo với Prốt-cua- ri-a-kốp. Từ cửa số nhìn ra, máy bay giống như các đồ chơi trẻ con nhỏ xíu, và phi công thì như những người lính đúc bằng chì. Nhưng Sla-va nhận được họ và không lầm. Nó cố tìm hiểu. Và chỗ nào còn mít đặc thì cu cậu tưởng tượng thêm vào.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2019, 10:44:57 pm »


        Nhưng cái cảnh ngắm từ xa ấy không đủ thích. Cũng nhiều khi không có việc gì ở kho thì nó đi tìm Di-na:

        - Báo cáo đồng chí hạ sỹ, cho phép tôi ra ngoài!

        - Được! - Di-na nói sau một phút nghĩ. - Nhưng đến bữa ăn, không được về chậm!

        Nó đã đi xa, chị còn gọi:

        - Ê, có mang ủng đấy không? Cẩn thận, nghe không...

        Nó nói vụng chị là "Di-na quả na" và lẩm bẩm với những lệnh của chị kế cũng là sai, vì chị rất dễ đối với nó. Đối với bọn con gái thì chị rất nghiệt, vì chị tin là ở trên trường bay các cô luôn luôn dễ mắc vào cái món yêu đương lắm. Về Sla-va, chị khỏi lo cái đó, nên bằng lòng cho nó đi. Chị nghĩ bụng: "Cho nó thở khí trời một tí. Thê tốt".

        Lo chị thay đổi ý kiến nên Sla-va không để kéo dài một giây nào. Vừa ra khỏi nhà là nó chạy như biến, hơi thở muốn đứt vì gió lạnh, mắt thì nháy nháy vì chói nắng. Nó khoái nhất là khi gặp các xe bơm xăng có đề chữ "Nguy hiểm. Dễ cháy", từ đằng sau đi tới. Nó giơ tay. Chiếc ca- mi-ông phanh lại, và Sla-va nhảy lên bậc xe, tay bấu vào cái cửa mất kính, mắt nhìn chăm chăm cái mặt lấm ma- dút của người lái xe. Nhờ chiếc xe, nó vào đường bay với cái vẻ chiến thắng. Từ xa, nó trông thấy Lu-nin đã ngồi trong máy bay. Nhảv từ bậc xe xuống, nó chạy lại anh.

        Nó quen hết các phi công của trung đoàn. Nhưng Lu-nin  là bạn cũ nhất, nên nó tự coi là cổ động viên cho phi đội 2. Nhìn qua một cái, là nó biết ai đang bay, và hỏi các chú thợ máy xem sắp đến lượt ai. Từ trong khoang máy bay, các phi công đội mũ da cười với nó trong khi đợi lệnh xuất phát. Lu-nin cho phép nó trèo lên cánh chiếc 1-16. Đứng trên cánh máy bay, Sla-va nhìn chỗ lái. Lu-nin giảng cho nó nghe về cái bảng bay. Một hôm anh còn cho nó ngồi vào chỗ lái. Đứng trên cánh, anh cho phép nó mó vào tay lái và ngắm vào ống kính. Như mờ cờ trong bụng, Sla-va chú ý không dám chạm đến cái nút liên thanh. Lu-nin  bảo:

        - Ấn vào!

        Sla-va không tin là tai mình nghe đúng. Nó quay ngoắt lại và nhìn chòng chọc vào đồng chí thiếu tá. Không: Lu-nin  không nói đùa. Tái đi vì xúc cảm, thằng nhãi ấn vào cái nút. Tiếng nổ gọn, và một chùm lửa đạn lấp loáng bay qua sân bay vắng ngắt. Sla-va rụt tay ra và nhìn Lu-nin đang mỉm cười, mặt anh đỏ lên vì lạnh.

        Mặc dù rất quan tâm đến các thứ nhồi vào dạ dày, nhưng Sla-va không rời được máy bay để tự động về nhà ăn. Mỗi lần hạ sỹ Di-na cứ phải gọi. Chị ra sau nhà kho và khoa tay lớn làm hiệu. Nó tảng lò như không nom thấy, nhưng Lu-nin bảo ngay:

        - Về đi chứ. Thế không tốt.

        Và Sla-va lầm bầm chạy về với Di-na. Được mấy bước, nó lại quay lại và nói to với Lu-nin:

        - Ăn cơm xong, cháu lại xin phép đến!

        Nó ăn vội ăn vàng, và mồm còn đầy thức ăn, đã kể lại những tin cuối cùng của trường bay với tụi con gái.

        Các cô chăm chú nghe nó, có vẻ hơi tị nạnh. Cái vũ trụ anh hùng của những trận không chiến mà các cô chỉ tham dự từ xa ấy, tham dự qua cái cửa sổ giá lạnh nhà kho, thì nó được nhìn sát, nó được phép đến. Biết cái thèm muốn của các cô, nó càng làm bộ. Nó nhét vào câu chuyện, những tiếng chuyên môn học lỏm được ở các đồng chí thợ máy -  nào xương cái cánh tàu bay, nào cánh cửa vòm, nào máy ổn định. Nó nhếch mép cười, ra cái vẻ khinh bỉ khi họ hỏi những cái đó là cái gì. Nó tả chuyện không chiến bằng cái lối nói kín mít, vì toàn mượn tiếng lóng của phi công. Nó gọi Lu-nin là "Công-stăng-tanh I-nha-tít", gọi Sê-rốp bằng tên cái, có khi còn gọi tắt là "Kôn-ka".

        Đĩa thịt vừa nuốt xong, và miếng bánh cuối cùng còn trong mồm, nó đã bồn chồn liếc về phía Di-na.

        -  Đồng ý, thôi xéo đi! Nhưng nhớ về ăn cơm chiều. Ta không đi gọi mãi đâu. Nếu chậm thì nghỉ ăn!

        Bữa cơm chiều, nó ít mồm mép hơn, và mệt không buồn nhai nữa. Mắt đã nghiền lại. Chỉ còn đủ sức lê về giường, vừa đi vừa ngủ, và húc cả vào người khác.

        Bây giờ, cứ mỗi chiều, Lu-nin lại chạy về nhà, và ngồi một hai giờ ở bàn với Khô-vơ-rin, dưới ngọn đèn đầu. Nhà ấm, mà cả ngày đã run lên vì rét, nên Lu-nin hưởng cái hơi ấm đó thực là khoan khoái. Từng giọt mồ hôi lớn lấp lánh trên cái trán hói. Anh mở cúc áo bay và hiền từ nhìn Khô-vơ-rin.

        Tuy vậy, không nói chuyện gì. cả hai đang làm cái việc mà thoạt đầu U-va-rốp giao cho một mình Khô-vơ-rin, Sla-va biết là việc gì: lời thề mà các phi công sẽ đọc hôm làm lễ nhận cờ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2019, 10:45:28 pm »


        Khô-vơ-rin đã phác đến hàng tá bản, nhưng U-va-rốp đều vất vào sọt. Đồng chí chính uỷ phê bình:

        - Nhiều văn vẻ quá, và ít tình. Lối nói phải đơn giản hơn. Mọi người phải nói được những câu đó, không phải như một bài học thuộc lòng, phải như là tự trong lòng mà ra. Đồng chí tìm lấy một phi công thực để họ giúp đỡ. Hỏi Lu-nin xem. Đọc cho đồng chí ấy nghe dự thảo, và lắng nghe ý kiến phê bình.

        Lu-nin thì lại thấy mỗi câu đều hay. Anh khen thực tình phục cái tài viết và chữ nghĩa súc tích của Khô-vơ- rin. Anh còn phá lên cười khi biết U-va-rốp định nhờ mình. Nhưng Khô-vơ-rin cảm thấy chưa bản nào làm Lu-nin  vừa ý. Lu-nin nói:

        - Nó hay quá. Một người phi công không nói như vậy.

        - Vậy nói thế nào?

        - Tôi cũng không biết nữa... Những cái gì có vẻ giản dị hơn... Ví dụ nói về cái tay lái, cái máy nổ...

        Khô-vơ-rin đi đi lại lại trong phòng, in bóng từ tường này qua tường khác, cái bóng cong cong của anh và dò xét trong mặt Lu-nin với hy vọng tìm hiểu xem Lu-nin muôn nói gì. Anh nghiên ngẫm một câu, và cao giọng nhắc lại. Rồi hỏi:

        - Vậy được không? Được không?

        - Được đấy. - Lu-nin trả lời. - Chưa hẳn được, nhưng gần được.

        Sla-va không lắng nghe những câu đó. Vì nó không hiểu. Đặt mình vào giường là nó nghĩ đến Sô-ni-a.

        Ban ngày, cảm giác dồn dập làm nó không còn thì giờ nghĩ đến chị. Nhưng chỉ cần nằm và nhắm đôi mắt lại là thấy ngay hình chị từ bóng tối nhẩy ra... Giờ này, chắc chị ở trong bếp, chỗ ông chết, độc một mình trong căn nhà lạnh lẽo, đang uống nước đun sôi trong ấm... Buổi sáng chị đã ăn hết phần bánh cả ngày mất rối, buổi chiều chẳng còn lấy một miếng.

        Đột nhiên nó hỏi Khô-vơ-rin:

        - Chú à, chú có thể đem giúp một gói cho chị cháu?

        - Được chứ, đã hứa rồi mà.

        Cái gói gửi cho Sô-ni-a, Sla-va đã nghĩ đến ngay từ khi mới tới. Nó tự hứa sẽ để dành một ít bánh bít-cốt lấy ở phần của nó. Nhưng các nhân viên nhà ăn đểu bảo nó là khi nào nó gửi được, thì khắc sẽ cho nó hẳn một cái bánh mì lớn, có thể hai chiếc, lại có cả bánh bột gạo, cả mấy hộp thịt nữa, vì nó thường ngày đã ăn hết khẩu phần đâu... Thật không? Hay hai cái bánh mì lớn ấy lại rút ở dự trữ nào chẳng ai biết?

        Nó hỏi Lu-nin:

        - Bác à, chị Sô-ni-a rồi có thể đến thăm cháu được không. Bây giờ thì chưa đâu, nhưng sau này, sang xuân? Cháu chưa muốn nói ngay với bác U-va-rốp, sợ bác ấy không bằng lòng... Nhưng ít lâu nữa... xin phép bác ấy cho chị cháu đến một, hai ngày... Bác nói hộ cháu nhé.

        - Được. Nhưng ngủ đi...

        Một phút sau, tư tưởng của Sla-va đã chuyển sang hướng khác.

        - Bác à. Bác có cho là sẽ hạ được thêm một máy bay Đức cho tròn 140 không?

        - Biết đâu được. Ngủ đi...

        Sla-va ngủ tít.

        Lu-nin thuộc cái loại rất thiểu số trong trung đoàn là không áy náy đến cái việc con số 139 chưa tròn. Cũng là vì anh đã đứng tuổi. Anh để ý trong các bạn, càng bọn trẻ, thì càng mơ ước đến con số tròn 140 trước ngày làm lễ nhận cờ. Riêng anh, anh cho là cũng sẽ có ngay cái máy bay Đức bị hạ thứ 140 ấy. Nhưng hạ trước hay sau ngày nhận cờ thì đối với anh không quan hệ.

        Ra khỏi nhà, anh thấy giá lạnh và sao sáng hơn mọi khi. Ngày mai trời sẽ quang, phải bay từ sáng sớm. Chắc có dịp hạ cái máy bay địch thứ 140...

        Quả nhiên được xuất trận từ tinh mơ. Các đài quan sát phát hiện ra những cụm nhỏ Mét-séc-mít ở gần khắp các nơi. Chúng bay rất cao, dò xét con đường sắt Kô-bôn và con đường bên hồ, nhưng không bắn phá. Chắc là chúng tránh không muốn đánh nhau.

        Tám chiếc máy bay của trung đoàn cắt lượt nhau mà cất cánh từng đôi một. Sau khi đã tuần tiễu khắp khu vực, họ trở về trường bay, chẳng được đánh trận nào, tuy vẫn trông thấy Mét-séc-mít. Rõ ràng là bọn Đức đang chuẩn bị cái gì.

        Chưa hôm nào mặt trời lại rực rỡ như hôm nay. Dù lạnh 20 độ dưới không, mà như ánh nắng mùa xuân. Không nhìn được về phía mặt trời nữa, vì mắt nó khắc nhắm lại, vì tuy trời hoàn toàn quang, nhưng bọn Mét-séc- mít lại càng dễ biến mất trong cái ánh sáng rực rỡ ấy.

        Về chiều, mặt trời càng khó chịu. Cái cục lửa ấy xuống dần về tây nam, và chẳng nhận được ra gì trong ánh sáng chói lọi lạnh lẽo, làm một nửa chân trời như bốc cháy.

        Chính cái màn lửa ấy giúp cho Lu-nin và Sê-rốp. Họ xuất trận lần này là lần thứ tư. Họ vừa đến phía cùng đông nam của khu vực thì trông thấy ở đông bắc một đoàn chín gioong-ke đang bay về mé Kô-bôn để ném bom.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2019, 10:46:03 pm »


        Bọn gioong-ke bay cao 3000 thước, và trên cao nữa, có Mét-séc-mít yểm hộ cùng song song bay theo. Thời gian ném bom kể chúng đã chọn đúng, vì từ Kô-bôn nhìn tới thì vướng mặt trời không thấy chúng đến được. Nhưng chúng cũng không nhìn thấy được Lu-nin và Sê-rốp. Chở nặng bom, chúng thản nhiên bay cách hai chiếc 1-16 chừng 2000 thước không biết gì cả. Tim Lu-nin đập như người đi săn vừa tìm được mồi bở. Anh nghiêng cánh báo hiệu cho Sê-rốp và cả hai lao vào.

        Từ mùa thu qua họ đã học được ở Rát-sô-khin cái nghệ thuật hạ những máy bay khổng lồ ấy, khổng lồ nhưng chậm và kềnh càng so với máy bay của họ. Đoàn gioong-ke rung lên, vặn vẹo và một khoảnh khắc sau, hai cái đã bốc cháy trên mặt băng.

        Lu-nin nghĩ thầm và hơi mỉm cười:

        "Thế là 141, lại không phải con số tròn".

        Đoàn oanh tạc bị bẻ gẫy. Bẩy cái gioong-ke tán loạn và thả bom cho nhẹ và dễ trốn. Bom nổ trên mặt hồ trắng xóa.

        Bọn Mét-séc-mít quay cuồng. Chúng thấy hai chiếc oanh tạc bị hạ mà vẫn không tìm ra được khu trục ta. Để làm chúng không nhìn thấy, Lu-nin và Sê-rốp hướng máy bay về tây nam. Họ đã vượt qua đường bờ hồ và đang bay trên đám rừng đen thì Lu-nin chói mắt, thấy ngay thẳng trước mặt một cái bóng đen lớn ra trông thấy.

        Một Mét-séc-mít bay lại họ. Nó che lấp mặt trời, và vút như một tia chớp ngay cạnh, rồi biến mất.

        Lu-nin rùng mình nghĩ thầm:

        "Sao nó không bắn mình nhỉ". Và anh nghĩ ngay đến Sê-rốp. Anh quay lại: máy bay Sê-rốp bốc cháy.

        Ngọn lửa bao lấy máy bay Sê-rốp, còn rực rỡ hơn cả ánh lửa cháy trên trời. Cái lạ nhất là máy bay tuy cháy mà vẫn bay thẳng hướng.

        Lu-nin thét lên một tiếng. Nhưng tiếng anh bị tiếng máy che lấp.

        Từ 2000 thước, Sê-rốp nhẩy ra, và rơi xuống như một hòn đá, hai tay vung vẩy rất lạ.

        Anh không mở dù. Lu-nin cho là anh hỏng mất rồi. Anh lại thét lên một tiếng và bổ nhào một cái liều lĩnh về phía Sê-rốp, như muốn đâm cả xuống cây. Sê-rốp vẫn rơi, và mặt trời xuống thấp chân trời, càng lớn và đỏ thêm, như xuống theo Sê-rốp.

        Đến 1200 thước, thì dù mở. Sức giật chắc là ghê gớm. Mái dù chồm lên, lảo đảo, và Sê-rốp thì im lìm ở đầu dây. Anh đã cố ý rơi 800 thước không dù để tránh đạn Mét-séc- mít? Hay không còn sức kéo vòng? Dầu sao, anh còn sống.

        Chiếc dù xuông chậm sốt cả ruột. Lu-nin lượn vòng để che chở. Trên rất cao, hai chiếc Mét-séc-mít lấp lánh. Chắc chúng trông thấy rõ cái dù sáng rực rõ, nhưng Lu-nin  còn đó thì chúng chưa đánh... Mặt đất gần dần. Bây giờ thì yên trí: dù sẽ rơi trong cái đám thông còi này. Mặt trời gần đụng chân trời, nhuộm vàng ngọn cây, nhưng ở dưới thấp nữa, giữa những thân cây, thì ánh nắng đã tắt hẳn. Dù rơi giữa hai cây thông, không dụng phải một cành nào. Sê-rốp ngã vật xuống tuyết.

        Lu-nin thấy rõ là anh nằm sấp trong một cái thế lạ lùng, co quắp và không động đậy. Chiếc dù hết hơi gió xếp thành đống ngay cạnh, im lìm. Dưới đất không có gió. Lu-nin  vẫn lượn vòng, bay là ngọn thông, mắt không rời Sê- rốp. Tại sao anh không dộng đậy?

        Khi Lu-nin lượn dến vòng thứ mười hai. Sê-rốp hơi nhỏm dậy và bò trên sườn trái một cách lạ kỳ, tay phải và chán phải không đụng đậy, lôi theo cái dù chưa tháo khỏi người.

        Đến một cây thông, anh dựa lưng vào thân cây. Tay trái co quáp bôc lấy một nắm .tuyết bỏ mồm. Chắc là khát ghê gớm. Cỏ lẽ mặt bị bỏng?

        Lu-nin lượn đi lượn lại sát ngọn tùng, cố làm cho Sê- rốp chú ý. Sê-rốp không trông thấy sao? Sau, cùng anh mới giơ được tay trái lên và khẽ làm hiệu.

        Lu-nin vẫn lượn vòng. Sê-rốp bị thương, bị trọng thương, chắc là bị bỏng. Làm thế nào cứu được?

        Bọn Mét-séc-mít đã đi khỏi. Mặt trời đã lặn. Hoàng hôn bao trùm lấy khu rừng. Nếu xung quanh có cái bãi nào có thể hạ cánh! Nhưng chỉ cây là cây, không một khoảng trống, không một chỗ đỗ... Sau cùng Lu-nin trông thấy một con đường, nhưng chật quá không thể tự nhiên mà hạ cánh được. Chỉ có thể từ trường bay đi cứu Sê-rốp bằng đường bộ được thôi.

        Lu-nin lượn thêm vòng cuối cùng và mở hết ga về trường bay.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2019, 10:47:05 pm »


IV

        Ban chỉ huy đã biết là Lu-nin và Sê-rốp hạ hai gioong- ke ngay khi sự việc xảy ra. Cuộc không chiến diễn ra trên hồ La-đô-ga: Các đài quan sát ở hồ đã gọi điện ngay cho Ta-ra-rắc-xin. Nhưng người ta không biết rồi sau Lu-nin và Sê-rốp ra sao khi họ bay khuất trên cánh rừng.

        Bọn Đức đã thất bại trong kế hoạch ném bom Kô-bôn. Prôt-cua-ri-a-kốp, tuy không có định kiến gì, cũng cho phi đội 1 và phi đội 3 cất cánh, bản thân anh dẫn đầu. Trên sân bay chỉ còn các đồng chí thợ máy, Éc-ma-kốp và Grô- mê-kô.

        Mặt trời vừa lặn. Hoàng hôn mùa đông chói lọi trên cánh rừng. Trời còn sáng, nhưng dưới đất thì đã tối dần. Tuyết sào sạo dưới gót giầy. Lạnh buốt đến nỗi mọi người phải đi bách bộ, vừa đi vừa dò xét chân trời. Đáng lẽ Lu-nin  và Sê-rốp phải về rồi mới phải. Nhưng phút này qua phút khác vẫn mất tăm.

        Éc-ma-kốp biết họ còn bao nhiêu xăng. Anh coi đồng hồ. Ba phút nữa mà họ không về, thì tức là không bao giờ về nữa.

        Máy bay Lu-nin nhô ra khỏi mỏm đồi và chuẩn bị hạ cánh. Lu-nin từ khoang nhảy xuống, và mọi người nhìn mặt anh đã hiểu có tai nạn xảy ra.

        Éc-ma-kốp hỏi:

        - Đồng chí ấy còn sống không?

        Lu-nin gật.

        - Ở đâu?

        Lu-nin đặt bản đồ lên đầu gối. Chỗ Sê-rốp rơi cách chừng bốn mươi cây số, giữa rừng, không có làng nào gần đó.

        Éc-ma-kốp hỏi:

        -  Rơi gần đường không?

        - Không xa, quãng bay trăm thước bên phải, ở chỗ này. Tôi còn muốn hạ cánh ở đó, nhưng chật quá.

        - Ô tô có đi được không? Có nhiều tuyết quá không?

        Lu-nin chẳng biết nữa. Từ trên cao thì khó mà nhận định. Anh không thấy xe cộ trên con đường đó.

        Sau một giây suy nghĩ, Éc-ma-kốp nói:

        -  Đi được. Đó là con đường chạy ra mặt trận. Tuyết chắc đã đóng cứng.

        Anh ra lệnh, giọng nói vẫn như thường. Cũng là cái đặc tính của chính uỷ: anh càng cảm động thì giọng nói càng vững vàng.

        Cái gan dạ ấy đối với Lu-nin có hiệu quả như một liều thuốc an thần. Anh nghĩ bụng: "Thế có nghĩa là đồng chí chính uỷ có hy vọng". Bản thân anh thì lúc hy vọng, lúc tuyệt vọng. "Cốt sao đến được nhanh, không mất thì giờ..."

        Mọi việc sửa soạn rất nhanh. Đi theo đồng chí bác sỹ là đồng chí nữ y tá - một phụ nữ nhỏ xíu mặc áo da lông kín chỉ còn chừa ra gấu chiếc váy đen và đôi ủng sù sù, vai đeo một cái sà-cột lớn. Chiếc xe hòm M-l của Prốt-cua-ri-a- kốp đến. Éc-ma-kốp bảo người lái xe về, và tự cầm lái lấy. Grô-mê-kô ngồi đằng trước. Lu-nin và đồng chí nữ y tá ngồi phía sau.

        Thêm một ca-mi-ông đầy thuỷ thủ đổ trên sân bay. Kể từ khi Lu-nin về đến khi hai xe mở máy chỉ có mười phút. Prốt-cua-ri-a-kốp chưa về.

        Trong bóng tối ngày càng dày đặc, con đường trắng phủ tuyết cứng chạy dài đằng trước. Éc-ma-kốp mở hết tốc lực; chẳng mấy lúc đã bỏ mất hút chiếc ca-mi-ông. Nhưng Lu-nin vẫn cảm thấy như chỉ tiến được gọi là. Sê-rốp bị ngâm giá lạnh hai tiếng đồng hồ! Ngay với những vết thương nhỏ, cũng là nguy hiểm. Nhưng nếu anh bị mất máu nhiều thì thế nào?... Có lẽ nào Lu-nin hoá ra người độc nhất sót lại của phi đội?

        Đồng chí bác sỹ yên lặng. Cũng không ngoái đầu lại. Chắc là cảm động quá, nên anh đã mất cái kiểu huênh hoang, và cái tư thế nghiêm chỉnh ấy làm Lu-nin tưởng như là một người nào khác.

        Đồng chí nữ y tá cũng không nhúc nhích. Chỉ mỗi lần xe giật làm chị thở dài, thì người ta mối nhớ ra là có chị.

        Tối hẳn. Hai bên đường, sừng sững hai bức tường cây. Con đường hẹp lại và ngoặt lưôn. Vấp phải mỗi chỗ sống trâu, xe lại chồm lên. Tuy Éc-ma-kốp mở hết ga nhưng cũng mất không kém một giờ mới đến khu vực Sê-rốp rơi.

        Khu vực đại khái... Khi Éc-ma-kốp quay đầu lại để hỏi xem đã phải đỗ chưa, thì Lu-nin không biết thế nào mà trả lời. Trên không, thì anh tìm ra ngay lập tức, nhưng ở dưới đất, mọi vật hình như đều không giống. Anh soi đèn bấm xem bản đồ. Xe lại chạy rồi lại đỗ xa đó một ít.

        Lu-nin nhớ là con đường ngoặt đột ngột về tay trái, ngay ở chỗ mà nó gần nơi Sê-rốp rơi nhất. Nhưng giữa đêm tối và ở dưới đất, thì cái ngoặt nào cũng như cái ngoặt nào. Khi ô tô đỗ lại, thì chẳng thấy cái ngoặt nào có vẻ đúng. Nhưng ôtô vừa đi thì anh lại lo là đã đi quá mất rồi.

        Xe đỗ lần thứ năm.

        Grô-mê-kô mỏ cửa xe hỏi:

        - Ở đây chăng?

        Lu-nin nhìn ngọn rặng tùng nhấp nhô. Sao lấp lánh trên đầu. Lưỡng lự anh trả lời:

        - Ở đây.

        Éc-ma-kổp đề nghị:

        - Hay là đi chút nữa. Đồng chí đừng sốt ruột và nhìn cho kỹ. Nếu không đúng chỗ, thì càng mất thì giờ.

        - Không. Cái ngoặt này đột ngột lắm.

        Anh thực cũng không tin chắc lắm, nhưng sau cái ngoặt gần thước thợ này thì con đường có thể đưa đi mãi xa không còn có thể tìm ra Sê-rốp nữa. Bác sỹ và y tá xuống xe, đứng ở bên đường. Phân công đồng chí Éc-ma-kốp đứng lại đó chờ ca-mi-ông, còn ba người thì đi thăm dò trong rừng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2019, 10:47:51 pm »


        Lu-nin nói:

        - Bên phải. Sau rừng tùng này thì đến một cái rừng thông nhỏ.

        Dưới bóng cây, còn tối hơn trên đường, nhưng nhìn trên tuyết thì cái gì cũng rõ. Tuyết cứng như miếng đường, đi vào không bị lầy sâu. Cố nhiên là phải vòng quanh những đông tuyết vụn mà gió đã lùa vào qua những chỗ tùng mọc dầy.

        Đôi bốt lông làm Lu-nin khó bước. Và anh luôn tự hỏi có phải đúng cái ngoặt này không. Sê-rốp ở trong một cái rừng thông non khá thưa, mà ở đây thì rừng rậm, mà lại là rừng tùng. Anh đã nhận định kỹ là tùng chỉ mọc bên đường, và ý nghĩ đó lúc đầu làm anh yên trí là tùng sắp hết và sẽ thấy thông. Anh tưởng mình lạc: hay là anh đi song song với con đường mà không đi sâu vào? Anh rẽ sang trái, sang trái nữa. vẫn chỉ là bóng tối om.

        Bây giờ thì anh gần như chạy, tuyết đến đầu gối, chốc lại đổi hướng, thấy chỗ nào có vẻ thưa là bổ lại. Nhưng ở chỗ thưa đó, vẫn chỉ là tùng. Mà chắc là đã xa đường lắm rồi. Có lẽ nhận lầm cái ngoặt thật chăng? Đáng lẽ phải đi tìm chỗ khác mới phải. Đã mất bao nhiêu phút quý báu vì lỗi ở mình, những phút đã có thể làm chết mất Sê-rổp. Anh cố tìm kiếm một lúc. Rồi tuyệt vọng, anh quyết tâm trở lại đường. Anh vừa định gọi hai người kia thì bỗng nhiên những cây tùng thưa hẳn ra như bất ngờ, để lộ ra cái gò thông non và thưa. Ớ đây sáng hẳn ra. Tuyết lấp lánh và các ngôi sao như mác vào những cành thông.

        Lu-nin kêu to:

        - Lối này!

        Có tiếng thanh niên trả lời: các đồng chí thuỷ thủ đi xe ca-mi-ông đã đến cùng với Éc-ma-kốp. Không đợi họ, Lu- nin lao ngay lên gò và tưởng trông thấy bóng người nằm. Anh chạy bổ lại, tim đập mạnh. Chỉ là một gốc cây.

        Hai ba lần anh bị ảo ảnh đó. Cuối cùng, anh đến đỉnh gò, quan sát xung quanh và xuống mé gò bên kia. vẫn cánh rừng thông non. Nhưng ngay gần sát rừng tùng, lại chắn ngang như một bức tường thành tua tủa lỗ châu mai.

        Lu-nin đến tận rừng tùng rồi ngoặt lại, nhưng không trở về chỗ cũ mà tạt sang bên phải quãng trăm thước. Trước khi anh lên đến mỏm, đã gặp các đồng chí thuỷ thủ đang cào bới trong cánh rừng con. Éc-ma-kốp và Grô-mê- kô đi theo sau.

        Ec-ma-kốp nói:

        - Sẽ tìm thấy Sê-rốp ngay đồng chí thiếu tá ạ. Cánh rừng rộng. Nếu rơi ở đầy thì chắc chắn sẽ tìm thấy.

        - Tôi thây đúng là cánh rừng con chỗ Sê-rốp rơi.

        - Rừng nào cũng thế thôi, bao giờ chẳng có tùng ở dưới thấp và thông ở trên cao.

        Lu-nin tiếp tục tìm kiếm, nhưng bị câu nói của đồng chí chính uỷ ám ảnh. Sự tin tưởng khi anh thoạt trông thấy cánh rừng thông đã biến mất. Anh gần như chắc chắn là đã nhận lầm khúc ngoặt đường. Ba phút sau, lại đụng vào rừng tùng, anh quay lại và lại leo lên mỏm gò lần thứ ba. Chỗ nào cũng có dấu giầy ủng: toàn bộ cánh rừng thông đã bị cào bối lên rồi. Lu-nin nghĩ bụng: "Trong khi vì lỗi của mình anh em loay hoay ở đây thì Sê-rốp có lẽ đã chết vì lạnh hay vì mất máu". Anh đi tìm Éc-ma-kốp, và nhận là chắc chắn đã lầm.

        Nhưng Éc-ma-kốp thì lại hết sức tin tưởng. Lu-nin lấy làm lạ. Bây giờ thì anh nhất định là mình đã lầm. Anh còn nhớ rất rõ: không phải cái ngoặt như thể này; và rừng thông cũng khác kia - thông rậm hơn, và cũng non, nhưng không non quá như vậy. Éc-ma-kốp không nói gì những vẫn tỏ vẻ hoài nghi.

        Thì vừa lúc đó Grô-mê-kô gọi. Mọi người chạy lại, Lu-nin  chạy trước tất cả. Cái dù nằm trong tuyết, nhầu nát. Đồng chí thầy thuốc bới trong lụa, hy vọng tìm thấy Sê- rốp ở trong.

        Không thấy Sê-rốp.

        Éc-ma-kôp nói:

        - Đồng chí ấy đi rồi.

        Lu-nin kêu to lên:

        - Không thể được! Đồng chí ấy đứng còn không nổi!

        Grô-mê-kô nằm sấp xuống để quan sát mặt tuyết. Máu đọng thành từng chấm đen, khó mà phân biệt được với vỏ cây và cành khô vụn. Nhiều vết lắm, Tuyết đã cứng - đó là cái vệt bò của Sê-rốp để lại. Hay là anh nghe thấy tiếng ôtô và cố lê ra phía xe?

        Đồng chí bác sỹ đứng dậy và đi theo vệt bò, mình cúi xuống đằng trước... Bao nhiêu là máu! Chắc Sê-rốp đã bò vào trong bụi rậm này. Đồng chí bác sỹ luồn vào, lấy tay rẽ cành. Tuyết rơi như bột. Một đống tuyết cao chắn lối đi. Grô-mê-kô bước vào. Có tiếng rơi và tiếng cành cây gẫy.

        Lu-nin kêu lên:

        - Đồng chí bác sỹ, đồng chí ở đáu rồi?

        Đồng chí thầy thuốc đã biến mất.

        Lu-nin đi theo bước chân, tuyết ngập đến thắt lưng.

        Từ mé dưới, có tiếng Grô-mê-kô kêu lên:

        - Đứng lại! Đứng lại kẻo ngã!

        - Cái gì đấy? Miệng phễu à?

        - Hố hay miệng phễu cũng chẳng hiểu là cái đếch gì nữa. Đi vòng xung quanh. Đồng chí ấy ở đây rồi.

        - Còn sống không?

        Grô-mê-kô không trả lời.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM