Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 10:16:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khoảng trời Ban-Tích  (Đọc 25743 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #140 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2019, 04:07:32 am »


CHƯƠNG MƯỜI HAI

CHIẾN ĐẤU TRÊN BIỂN

I

        Đến bữa ăn trưa, Sô-ni-a gặp các phi công. Khi họ kéo từng đoàn vào nhà ăn, thì gần như phải dùng vũ lực mới giữ cô lại được.

        Hôm nay tiệc liên hoan, có món "pa tê", và mọi người buộc cô phải ăn một miếng lớn tuy cô đã đã trưa rồi. Đến cuối bữa tiệc, thì U-va-rốp tới. Anh thân ái chào Sô-ni-a. Và tuyên bố một vài câu về cuộc lễ buổi sáng. Rồi người ta dẹp bàn lại. Một đồng chí thủy thủ trẻ tuổi giở đàn ắc- coóc-đê-ông. Và bát đầu nhảy.

        Các phi công mặc lễ phục - áo xanh, quần đen là thật phẳng, và giầy thật bóng. Lấp lánh những lon, những cúc vàng và huân chương. Một sỹ quan trẻ tuổi, mà Sô-ni-a thoạt đầu tưởng là phi công, nhưng thật ra là đồng chí thầy thuốc, đem tới một cái máy hát. Và mọi người càng nhảy khỏe.

        Ai nấy đều mời Sô-ni-a, nhưng cô cố tình chối là không biết nhảy. Thực ra, hồi đi học có nhảy đôi chút với các bạn gái nhỏ cùng lớp, nhưng thời kỳ ấy đã quá xa rồi! Anh chàng bé nhỏ Ka-ri-a-kin tỏ ra hay vật nài nhất. Và Sô-ni-a thấy anh chàng buồn cười nhất. Anh ta quay xung quanh cô, đánh ngón tay, nắm lấy tay cô kéo ra giữa nhà. Nhưng cô cười gỡ tay ra, và đầy ngượng nghịu lánh ra một xó.

        Còn có vài cô gái nữa quần áo cũng chẳng hơn gì Sô-ni- a và cái đó yên ủi cô đôi chút. Các cô đều nhảy, nhưng chẳng cô nào nhảy khéo bàng Hin-đa. Sô-ni-a khống ngớt ngắm nghía Hin-đa. Người đẹp như thế, chỉ trong tranh mối có. Ngay đến cô ả "Nuy-ra đẹp" ở đội cô cũng chưa thấm vào đâu!

        Lu-nin không nhảy. Anh đứng riêng với nhóm "đứng đắn”. Sô-ni-a nhận thấy anh nhìn cô tủm tỉm cười, như muốn khuyến khích cô. Và cô mỉm cười lại.

        Một phi công cao lớn, tóc nâu, răng trắng, nhìn cô chằm chằm không rời mắt. Cô sang một góc nhà khác. Anh ta đi theo, nhưng có vẻ rụt rè và không dám gợi chuyện. Cô hỏi:

        - Tại sao anh không nhảy?

        - Tôi không biết nhảy.

        - Vậy là cũng như tôi sao?

        - Còn kém hơn nữa.

        Cô cho là vô lý và hỏi:

        - Sao anh biết?

        - Thì chúng ta thí nghiệm xem, chị có đồng ý không?

        Cô không kịp từ chối. Anh đã nhẹ nhàng đặt tay vào

        ngang người cô, và họ thử nhảy một điệu "van".

        - Tôi biết chị là chị Sô-ni-a.  Anh chàng nói xong thì hơi đỏ mặt.

        - Vâng. Còn anh?

        - I-li-a

        - I-li-a Ta-ta-ren-kô?

        - Đúng.

        - Tôi không tưởng anh như vậy.

        - Vậy chị tưởng như thế nào?

        - Tôi tưởng anh còn bé, còn ít tuổi như kiểu Sla-va. Nó nói rằng anh là bạn nó.

        - Thì chúng tôi là một đôi bạn thực.

        Sô-ni-a nhảy cả buổi với Ta-ta-ren-cô. Chưa bao giờ cô cảm thấy vui vẻ như vậy. Càng nhảy càng mạnh dạn thêm lên, nên họ không bỏ một điệu nào, và nhảy cũng không kém gì người khác. Sô-ni-a không còn để ý đến ai nữa. Nhưng có hai lần, cô thấy Lu-nin nhìn cô, vẻ hơi buồn, và cái đó làm cô bối rối trong giây phút.

        Cô chỉ nhớ lại thế giới bên ngoài khi có người gọi Ta-ta- ren-kô, và anh phải rời cô lần đầu tiên trong cả buổi tối. Sla-va đi ngủ từ lâu. Cô cũng đến giờ phải về rồi! Cô không có giây thông hành đêm, nếu nhỡ chuyến xe điện cuối cùng thì... Cô chạy bổ ra buồng ngoài để lấy áo măng- tô.

        Lu-nin đã ở đấy.

        - Tôi mặc áo ca-pôt rồi đưa cô về.

        - Không đâu, đồng chí Lu-nin ạ. Tôi về một mình được.

        Ta-ta-ren-kô vừa chạy xổ tới và đứng dừng hẳn lại khi thấy Sô-ni-a đứng với Lu-nin.

        Đồng chí thiếu tá đã lấy ca-pốt ra khỏi mắc áo. Anh mắc lại và ung dung nói.

        - Cậu đưa cô ấy về.

        - Báo cáo đồng chí thiếu tá.

        Nhưng Lu-nin đã quay gót.

        Khi thấy Ta-ta-ren-kô sửa soạn đi tiễn cô, mà không mặc ca-pốt, không đội mũ lông thì Sô-ni-a hốt hoảng:

        - Trời lạnh thế này thì anh chết cóng mất.

        Anh phân trần là anh không hề thấy lạnh, vả lại, thời tiết cũng ấm. Thực thì thời tiết có bớt lạnh đi thật và hơi xuống tuyết. Trăng lấp ló sau mây, và dưới ánh trăng mò, thấy những bông tuyết mắc vào mớ tóc nâu của đồng chí thiếu úy. Họ vừa cười vừa chạy ra đoạn tận cùng của đường xe điện. Nhưng khi Sô-ni-a đã leo lên cuối toa, ánh sáng xanh của ngọn đèn điện bao lấy người cô như một lớp hào quang, thì bỗng nhiên anh chàng Ta-ta-ren-kô như ỉu hẳn đi.

        Xe điện chuyển bánh.

        - Chào chị.

        - Chào anh. - Sô-ni-a giơ bàn tay đeo găng khẽ vẫy.

        Anh biến vào đêm tôi. Cô đứng ở cuối toa, gió thổi quật

        vào người nhưng lại thấy dễ chịu. Xe rít bánh chạy nhanh thêm. Bất chợt Sô-ni-a nghe thấy ai chạy đuổi theo xe điện. Thì là anh! Một tay nắm lấy cái núm đồng, anh nhảy lên xe. Cô hét lên:

        - Nguy hiểm chết!

        - Tôi còn muốn chào chị một lần nữa.

        Các phố vắng tanh. Xe điện mở hết tốc lực. Sô-ni-a kêu lên:

        - Tôi cấm anh không được nhảy! Ở đây trơn lắm. Đến ga sau anh sẽ xuống.

        Anh cứ nhẩy và biến vào đêm tôi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2019, 04:09:01 am »


*
*  *

        Sô-ni-a tiến bộ lớn trong công việc hàn sì. Cô tự thấy tình cờ đã học được một nghề chuyên môn vào loại quý nhất, và hiện nay thì hết sức cần thiết. Mọi người đã hết coi cô như một đứa trẻ con. Có những người lớn tuổi hơn nhiều mà vẫn đến hỏi ý kiến cô.

        Đội Công-sô-môn của cô bây giờ giải tán. Tuy lỗ hổng mà ta đã chọc được vào trận địa địch còn nhỏ, tuy kẻ thù vẫn ở cửa ngõ thành phố, và mặc dầu bị oanh tạc mỗi ngày một nặng, nhưng các nhà máy vẫn mọc lên từng cái một. Những đoàn tàu chở lương thực và than củi tới thành phố bằng đường bờ nam hồ La-đô-ga, đi men theo các tuyến tiền duyên. Cũng do đường đó mà lấy điện từ Von-khốp lại. Ông khói nhà máy lại phun khói. Máy lại nổ. Công việc đã tiếp tục như thường. Và các cô gái trong đội Sô-ni- a trở về với công tác cũ.

        Xô viết khu giữ lại Sô-ni-a. Phải chữa lại các ống nước, các cống, chữa lại bộ phận đốt lửa trung tâm và củng cố bộ phận kèo cột bằng sắt của các nhà. Đâu cũng cần đến thợ hàn. Sô-ni-a được ghép vào một đội gồm thợ nguội, thợ chì, thợ lợp nhà, và trực thuộc Xô viết khu. Các cô gái ở đó hơi nhiều tuổi hơn Sô-ni-a, và bọn con trai thì lại hơi ít tuổi hơn. Trong đội, với danh nghĩa là chuyên môn trong một nghề khó, nên cô có cương vị đặc biệt.

        Họ làm việc từ sáng sớm đến chiều tối, không nghỉ chủ nhật, với ngọn lửa thanh xuân và ý thức phục vụ tốt. Mỗi lần, sau hàng tuần lễ lăn lộn với công việc, thấy nước đã chảy vào được các ống một khu nhà thì họ vui mừng tưởng đến bật cả trái tim ra ngoài. Họ có cảm giác như làm sống lại những cái đã chết, như bắt những cái tàn phế phải phục vụ người sống.

        Càng ngày, Sô-ni-a càng luôn luôn gắn bó với nghề. Lúc đầu, chỉ là cái hào nhoáng bề ngoài nó đã cám dỗ cô: nào kính, nào những tua nước kim khí đang chảy, cái ngọn lửa xanh bí mật của mỏ hàn. Nhưng càng làm việc, cô càng hiểu và mê mải với những đặc tính của kim khí mà từ trước đến nay cô chưa biết. Người ta có thể làm cho kim khí mềm ra và theo ý muốn của mình. Chỉ cần nắm được cái bí quyết của chúng. Ngành luyện kim thật là một phạm vi hoạt động vĩ đại của con người! Chính cái đó là cần phải học; phải cống hiến cuộc đời cho nó, cũng như ông ngoại đã cống hiến cuộc đời cho khoa học sông, hồ.

        Ang-tô-ni-a giải thích cho Sô-ni-a:

        - Nghĩ đến cái ấy sớm quá. Em phải thi đỗ chuyên khoa đã. Năm ngoái, không thể nghĩ đến học được. Nhưng thời kỳ đó đã qua rồi. Bây giờ, ngay thằng Sla-va cũng đã tiếp tục học.

        - Vì em còn phải làm việc. Em không thể bỏ đội được...

        - Phải nghĩ đến cái đó... Để chị xem xem nên như thế nào.

        Ang-tô-ni-a vẫn ở Ban chấp hành Xô viết khu. Có phút nào rỗi là Sô-ni-a lại đến gặp chị ở bàn giấy để nói chuyện, thường đã thấy các cô bạn Công-sô-môn khác ở đấy.

        Vài ngày sau, chị Ang-tô-ni-a hỏi cô:

        - Em có khả năng tự học không?

        Và không đợi trả lời, chị nói luôn:

        - Bọn trẻ con không biết tự học. Ngay đến người lớn cũng ít người học được đến nơi. Cái đó cần nghị lực nhiều lắm. Em sẽ tiếp tục học mà không phải ngừng công tác. Em có khả năng chuẩn bị để thi chuyên khoa được không?

        - Em lấy thì giờ đâu mà học?

        - Sẽ cho em thì giờ. Chị quyết định cái đó thì chị sẽ bảo đảm.

        - Nhưng còn toán pháp... Một mình thì em không đến nơi được.

        - Chị sẽ giúp. Trước chiến tranh, chị dạy thêm đại số cho ba em ở xưởng dệt thi chuyên khoa. Nếu cả ngày chị bận thì sau mười giờ tối em đến tìm chị.

        Sô-ni-a lại học. Ang-tô-ni-a xoay xở sách giúp cô, và đặt cho cô một chương trình rất sát. Từ nay, đời sống của Sô-ni-a chia làm hai: hàn sì và sách vở.

        Thời gian thiếu một cách quái ác, nhất là lúc đầu. Mặc dù ý muốn của cấp trên, nhưng người ta nhất thiết cần đến công việc của Sô-ni-a.

        Ang-tô-ni-a nhiều lần can thiệp, và trên đi đến thỏa thuận là Sô-ni-a sẽ tìm một người thay thế. Cô sẽ dạy nghề cho người đó, và hai người sẽ cắt lượt nhau phục vụ.

        Sô-ni-a vẫn có một người giúp việc trong công tác, có khi hai người. Cái đó làm cô có cảm giác như một người phụ trách thực thụ. Cô nhớ đến hồi cậu thợ bé đã dạy cô hàn sì, và nay đến lượt cô phải ra sức dạy nghề cho các bạn. Trong thời gian dài cô không gặp may, vì rơi vào những tay phụ mới trông thấy cái mỏ hàn sì đã hết vía. Rồi có một cô bé cùng tuổi giúp việc tên là "Tô-ni-a còm". Trông như mới 12 tuổi, vì nạn đói đã làm cô liệt giường sáu tháng. Mọi người tưởng không bao giờ cô còn dậy được nữa, và bộ mặt tái nhợt còn giữ lại dấu vết của những ngày đói khổ. Nhưng cô cũng qua được tai nạn, và đi tìm kiếm công việc. Và đôi bàn tay bé như bàn tay trẻ con lại khéo léo một cách hiếm có. Cô thích nghề hàn sì, và nhận việc tập sự giúp Sô-ni-a với tấm lòng biết ơn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #142 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2019, 04:09:28 am »


        Sô-ni-a phải dạy cô trong những điều kiện khó khăn. Hai người làm việc trong một cái lồng gỗ treo vào một vòm cầu bị đạn đại bác làm hư hại. Treo bằng một sợi dây cáp. Chiếc lồng rung rinh trong gió. Chim én kêu liệng sát lồng. Ở dưới con sông sâu thăm thẳm, trôi những tảng băng cuối cùng. Sô-ni-a thấy chóng mặt, mắt mờ đi, và cô sợ cái khoảng không giữa mây hàng ván mỏng chúng trĩu xuống dưới những "chai hơi" nặng. Giọng cô nghẹn lại, động tác đâm ít chính xác, và đầu óc đi đâu cả! Nhưng mà phải công tác phải giảng dạy cho Tô-ni-a, và nhất là không cho cô thợ phụ gan góc ấy biết là mình sợ. Tô-ni-a thì tụt theo một chiếc thừng trơn mà xuống lồng, và ngồi ngay mép ván, thõng chân trên vực thảm.

        Sô-ni-a tự động viên mình là dưới chân các phi công còn có một vực sâu thẳm hơn nhiều. Đó là chưa kể thường xuyên họ bay trên mặt biến.

        Từ buổi lễ của trung đoàn, đầu óc cô luôn nghĩ đến các đồng chí phi công. Đôi khi cô gặp Ta-ta-ren-kô. Cô đến thăm Sla-va hai lần ở trường bay, và Ta-ta-ren-kô chạy lại để chào cô. Nhưng ở đó thì Ta-ta-ren-kô rất bận và chăng bao giờ ở lại với cô được hơn mấy phút.

        Ở thành phố, thì họ gặp nhau được lâu hơn. Một hôm, vào giữa tháng năm, Lu-nin đến thăm cô cùng với Ta-ta- ren-kô.

        Đến chiều tôi họ mới lại. Sau khi ăn chiều xong ở quán cơm Xô viết khu, cô vừa về và bắt đầu làm bài trên cái bàn nhà bếp. Bây giờ thì cô thợ phụ đã khá thuộc nghề để buổi chiều có thể thay Sô-ni-a. Sô-ni-a định học khuya. Nhưng vừa mở cửa cho Lu-nin và Ta-ta-ren-kô thì bao nhiêu ý định cũ, đã bay đi đằng nào!

        Lu-nin ra thành phố có việc, Fê-đô-rốp phải đưa anh xem những bộ phận máy bay mới. Ta-ta-ren-kô xin đi theo, không những vì các máy móc đó, nhưng còn là vì anh rất thèm coi thành phố mà anh chưa biết, tuy đã đóng gần sáu tháng ở cửa ngõ của nó.

        Kho vật liệu ở cù lao Vát-si-li, gần bến tầu. Ba người đến đó bằng ôtô của trung đoàn. Sau khi xem xét các máy móc. họ chia tay nhau. Fê-đô-rốp dùng ôtô đi lên sư đoàn. Lu-nin và Ta-ta-ren-kô đi dạo thành phố. Đến tối đồng chí kỹ sư sẽ lại tìm.

        Lu-nin bảo Sô-ni-a:

        - Tôi chẳng chỉ được cho hắn ta xem cái gì cả, vì bản thân tôi cùng chẳng biết gì. Tôi thật là một người dẫn đường đáng trách. Nếu có thì giờ cô chỉ cho hắn xem thành phố một chút, trong khi tôi nghỉ ở đây.

        Anh cho cô biết tin Sla-va, trong khi Ta-ta-ren-kô rụt rè quan sát xung quanh. Sách vở làm hắn rất phục - cả một bức tường sách từ sàn cho đến trần nhà. Hắn hỏi Sô- ni-a:

        - Sách của chị đấy à?

        - Của ba tôi.

        Sô-ni-a rất am hiểu và yêu mến thành phố của mình. Cô dẫn Ta-ta-ren-kô qua vườn hoa, qua cầu, qua bến: chưa lần nào Lê-nin-grát đôi với cô lại huyền diệu như buổi tối sáng trời và mát mẻ ấy. Thực ra thì cũng chưa bao giờ thành phố lại đẹp như hồi tháng năm, năm 1943 ấy. Lơ lửng giữa nước trời, đầm ánh sáng của hai cảnh tranh tối tranh sáng trong đêm trăng, nghiêm nghị và vắng tanh như một thành phố trong mơ. Mỗi hòn đá, mỗi tấm cửa kính vỡ, mỗi bộ mặt người qua dường như rực sáng lửa chiến thắng. Chưa bao giờ lá cây vườn hoa lại xum xuê mát mẻ như vậy. cỏ dại mọc khắp nơi, tràn lên thềm đá

        các toà nhà và các lâu đài. Cái nhựa chan hoà ấy như biểu dương sự chiến thắng của cuộc sống.

        Sô-ni-a chỉ cho Ta-ta-ren-kô coi trường Đại học, nhà Ngân hàng, những cột kỷ niệm Thủy chiến, và dinh Thủy sư Đô đốc. Mặt nước dinh Thủy sư đầy vết cào cấu của mảnh đạn. Nhạn làm tổ trong các vết thương ấy. Và chúng bay thành từng vằn trên trời, kêu những tiếng dài. Sô-ni- a đưa bạn đi xem cả Điện Mùa Đông, quảng trưởng, hàng cột A-lếch-dăng-đrơ. Và họ ngắm hồi lâu cái hình nửa bồ dục hùng tráng của "Tổng hành dinh".

        - Có phải ở đó là chỗ bắt đầu xung phong vào Điện Mùa Đông năm 1917 không?

        - Phải.

        - Và A-vrô-ra thì ở đâu?

        - Đằng kia...

        Bậc thềm của Điện Mùa Đông đã bị đạn đại bác bắn vỡ. và mảnh đạn đã cắt cụt một cột tượng người ở khu Éc- mít-ta-giơ. Sô-ni-a chỉ cho Ta-ta-ren-kô xem con "Kênh Mùa Đông", Hồng trường, mồ liệt sĩ cách mạng, "Điện công trình sư" mà Hoàng đế Pôn đệ nhất đã bị thắt cổ, nhà riêng của Pi-e Đại đế ở Vườn Mùa hè... Ta-ta-ren-kó mê mải với tiếng nói của cô. Cái dáng đi của nàng nhẹ biết bao! Anh ngắm mỗi cái rung rinh của đôi mày, mỗi cái chớp của hàng mi, mỗi cử động của đôi vai, mỗi cách uốn giọng nói. Và sự hiểu biết của cô làm anh ngạc nhiên. Anh cũng thích lịch sử. Nhưng thua nàng bao nhiêu! Anh lẫn lộn các Nga hoàng, quên rằng Ca-tơ-rin vợ Pi-e là Ca-tơ- rin nào, và Pôn là con ai?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #143 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2019, 04:10:02 am »


        Đôi khi cô hỏi anh về các trận không chiến. Nhưng anh trả lời lững lờ và không hào hứng. Anh chỉ muốn nghe nàng nói. Trên đường về, khi qua cầu, lúc cô chỉ cho anh xem cảnh mặt trời lặn làm bừng cháy rực cả phần bắc bầu trời, thì bỗng nhiên anh trở nên nhiều lời hơn trước:

        - Nếu chị trông thấy những cảnh hoàng hôn mà chúng tôi thấy!

        - Ở đâu cơ?

        - Trong khi bay! Trên cao 8.000 thước, bầu trời chỉ là một đám cháy mênh mang. Bay trong một cái lò lửa. Ai dà! Nếu chị được xem!

        Khi hai người về đến nhà thì đã khuya. Lu-nin ra đi không đợi Ta-ta-ren-kô. Fê-đô-rốp chắc đã lại tìm anh. Ta-ta-ren-kô vội đi kẻo lỡ chuyến xe điện cuối cùng.

        - Chị đến thăm chúng tôi nhé.

        - Anh ra Lê-nin-grát thì hơn.

        - Vui lòng, nhưng chưa biết là bao giờ đâu. Chúng tôi phải xuất trận nhiều. Hôm nào yên yên một chút, tôi sẽ xin phép đồng chí thiếu tá.

        - Đồng chí Lu-nin phải không?

        Ta-ta-ren-kô gật.

        - Anh mến đồng chí ấy lắm phải không? Đồng chí ấy có tốt không?

        - Còn gì nữa! Không ai hơn đồng chí ấy được.

        - Tôi cũng cho đồng chí ấy là một người đáng kính phục. Đồng chí ấy đối với Sla-va tốt một cách lạ.

        Từ đó, cứ mươi, mười lăm ngày, Ta-ta-ren-kô lại đến thăm Sô-ni-a vào buổi chiểu. Không báo được trước, nên lần nào cũng đến bất thình lình. Nhưng bao giờ cũng gặp, vì lúc đó là giờ cô làm bài. Có tiếng chuông là cô ra mở cửa, mặt tươi lên.

        Họ dắt nhau đi chơi ngay. Đó là thời kỳ những đêm trăng. Mỗi lần mặt trời lại lặn chậm đi hơn và cảnh hoàng hôn càng rực rỡ. Họ luôn chọn những khu phố mới để dạo chơi, và như vậy đã thăm thành phố được ở khắp mọi chỗ, từ bến tầu đến Le-snô-ê. Họ nói chuyện kiến trúc, chuyện lịch sử, chuyện sân khấu, chuyện sách vở. Ta-ta-ren-kô thích nói chuyện Lê- nin và Cách mạng Tháng 10. Cô đưa anh đi coi chỗ ga Phần Lan mà Lê-nin đứng trên ôtô bọc sắt kêu gọi quần chúng, coi các phố ở khu Pê-trô-grát mà đồng chí đã ở hồi năm 1917, coi Điện Krơ-din-ska mà đồng chí đã bao lần đứng trên bao lơn nói chuyện với nhân dân, và cuối cùng là đi coi Smôn-ni.

        Sô-ni-a đi xem kịch nhiều hơn Ta-ta-ren-kô, và đọc sách nhiều hơn anh. Trong khi đi dạo chơi, cô nói chuyện về các vở kịch đã coi, tả lại cảnh trang trí. Anh chăm chú nghe, đầy tôn kính đối với sự hiểu biết của cô gái. Chắc là cũng tự ái, vì anh chàng không muốn có ai hơn mình. Khi cô kể tên một cuốn sách nào mà anh chưa đọc thì anh ghi tên tác giả vào quyển sổ tay và rít răng tự nhủ:

        - Mình sẽ đọc cuốn ấy!

        Một buổi chiều hạ tuần tháng sáu, trong khi hai người dạo chơi qua các cù lao cây cỏ mọc um tùm thì họ thấy ở một nhánh đất bồi có một chỗ cho sỹ quan thuê thuyền. Sau khi ta chọc thủng trận địa địch, Ta-ta-ren-kô và các đồng chí khác trong phi đội đã được đề bạt Trung úy. Đôi lon vàng nền da trời lấp lánh trên vai áo màu xanh. Hơi ngượng nghịu, Ta-ta-ren-kô nói với đồng chí thượng sỹ giữ thuyền giao cho một chiếc. Đồng chí hạ sỹ quan đem bơi chèo tới, và Ta-ta-ren-kô xuống thuyền với Sô-ni-a.

        Anh chèo, chị giữ lái. Họ bơi vào khoảng giữa các cù lao, tìm những lối chật và hẻo lánh nhất. Trời chiểu ngàn màu sắc phản chiếu trong nước. Thuyên lềnh bềnh dưới vòm cây. Sáu Stuốc-mô-vi-ki bay là mặt thuyền.

        Ta-ta-ren-kô lắng tai nghe và nói:

        - Họ đi bắn phá những dàn pháo địch ở Stren-na.

        Từ đó đến Stren-na, chỉ có mấy cấy số. Trong không khí im lìm, nghe thấy rõ mồn một tiếng bom nổ lẫn tiếng sủa của cao xạ địch. Rồi Stuốc-mô-vi-ki bay trở về.

        Thuyền ra đến biển. Mặt trời lặn làm sáng rực vũng Mác-ki phảng lặng như gương. Sô-ni-a phá lên cười.

        - Anh có biết tôi nghĩ đến gì không? ... Tôi nghĩ rằng: may áo bằng cái màu trời hoàng hôn này thì lộng lẫy biết mấy... Vớ vẩn quá anh nhỉ?

        Chàng cười âu yếm:

        - Chị có vui không?

        - Tất nhiên. Thế anh?

        - Tôi cũng thế, nhưng không vui lắm.

        - Tại sao?

        - Vì chúng tôi sắp đi.

        - Sao?

        Anh giải thích là phi đội di chuyển. Không biết bao giờ, nhưng chắc là sắp. Cũng không biết là đi đầu.

        - Có xa không anh?

        - Có lẽ không xa lắm, nhưng cũng khá xa, không thể ra dạo chơi thành phố được.

        Cô nhìn thấy ngay vấn đề. Hai người không còn gặp nhau nữa. Cho đến bao giờ? Ai mà biết...

        Giữa họ, chưa hề nói đến chuyện yêu đương. Nhưng Sô-ni-a mất hẳn vui. Cuộc dạo chơi không còn hứng thú gì đối với họ nữa. Họ trở lại bến, và đi sát nhau trong cái mát mẻ buổi hoàng hôn. Và họ đôi khi đụng phải nhau. Đến cửa nhà, anh hỏi:

        - Chị sẽ viết thư cho tôi nhé.

        Cô gật đầu.

        Họ đứng hồi lâu dưới cửa tò vò trong sân, không thể rời nhau. Sô-ni-a hỏi:

        - Chúng ta còn gặp nhau không?

        Anh không dám chắc chắn. Lệnh xuất phát bao giờ cũng đến vào phút cuối cùng. Nhưng anh sẽ cố thu xếp đến từ biệt.

        - Nếu tôi không thể đến được, tôi sẽ nhắn tin.

        - Bằng cách nào?

        - Nhờ Sla-va. Đồng chí Lu-nin chắc sẽ cho phép nó về chào chị. Chị sẽ tới nhé. Đồng ý không?

        - Tôi sẽ đến.

        Cô tiễn anh ra bến xe điện. Nhưng chuyến xe cuối cùng vừa đi. Anh nhảy lên một chiếc ca-mi-ông đi ngang đó. Sô- ni-a chạy vội về nhà, vì cô không có giấy thông hành đêm.

        ...Một tuần qua không thấy tin Ta-ta-ren-kô, Sô-ni-a biết là phi đội chưa đi, vì Sla-va hai lần ra Lê-nin-grát. Mỗi lần, cô yên trí là nó có tin gì của Ta-ta-ren-kô. Nhưng đến tên anh nó cũng không nhắc tới. Chắc là nó không ngờ phi đội sắp di chuyển.

        Hôm đi, nó mới biết. Lu-nin cho nó ra chào chị, hẹn sau ba giờ phải về. Sla-va về đến nhà, vẻ mặt đầy kích thích. Nó nói là ?sắp đến ở một hòn đảo.

        - Em đi máy bay vận tải với đồng chí Đê-ép. Tất cả các nhân viên dưới đất đi bằng máy bay vận tải. Em thích quá! Lần trước, khi qua hồ La-đô-ga, một đồng chí thủy thủ bị chóng mặt. Em thì chẳng thấy gì... À, anh Ta-ta- ren-kô bảo chị đi với em đến chỗ tận cùng đường xe điện. Anh ấy đợi chị ở đấy, vì không được phép ra thành phố... Ô! Sao chị đỏ mặt?

        Nó reo lên bất ngờ, vẻ đắc thắng.

        Thực thì mặt Sô-ni-a đỏ bừng.

        - Đồ nỡm. Tại sao mày bảo tao đỏ mặt?

        Sla-va nhẩy múa xung quanh chị:

        - Ai chả biết còn gì!

        - Biết cái gì?

        - Là chị yêu anh Ta-ta-ren-kô và tranh của Hin-đa...

        - Tao tranh của Hin-đa? Nói láo!

        - Đúng rồi!... Thế chị đến nhé?

        - Không.

        - Đến chứ. Anh ấy đợi. Và em đã hứa với anh là chị đến.

        - Không, không và không!

        Sô-ni-a không ra chỗ hẹn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #144 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2019, 04:10:56 am »


II

        Hè 1943, đầu xa nhất về phía tây của mặt trận mênh mông từ Hắc hải đến Bắc băng dương là một cái đảo nhỏ trong vịnh Phần Lan cách Tây Cơ-rông-stát mấy chục cây số. Vào những buổi sáng trời, từ đó người ta có thể nhìn thấy cái dải đen của bờ biển. Phía bắc, thấy bờ eo Ca-rê-li do quân Phần Lan chiếm đóng. Phía nam, thấy bờ khu vực Lê-nin-grát trong tay quân Đức. Tóm lại là hòn đảo nằm trong hậu phương địch.

        Hồi đầu chiến tranh, cả quân Đức và quân Phần Lan đều không chú ý đến hòn đảo đó. Chiếm cái mảnh đất ấy không phải không nguy hiểm, vì trên đảo có đặt một pháo đài phòng thủ bờ biển.

        Vả lại nó cũng không thể cản bước tiến của chúng vào Lê-nin-grát được. Khi mà địch còn làm chủ trên không, thì chúng luôn chỉ có dùng máy bay để oanh tạc và thực tế là cắt đứt hòn đảo với Cơ-rông-stát. Nhưng, khi tương quan lực lượng càng ngày càng thay đổi trên không cũng như ở mặt đất, thì hòn đảo lại có cái thế mũi nhọn đâm vào giữa quân Đức và quân Phần Lan. Và nó làm trở ngại đường giao thông của địch, làm cầu nối tới trận địa địch, và luôn luôn thành một mối đe dọa đối với chúng.

        Có thể nói nó là một dải cát dài chỉ hơi nhô khỏi mặt nước. Thông phủ kín mặt đảo. Và trên khoảnh đất gió bốn bề ấy, những thân cây cằn cỗi vặn vẹo của chúng giống những con quái vật.

        Không có một nếp nhà. Những mái lều thưa thớt của dân chài hồi trước chiến tranh nay đã bị bom đốt phá trụi. Cả đến những ống lò sưởi cũng bị quét sạch. Trên bờ cát nhỏ và trắng lỗ chỗ những hố bom các cỡ. Ở miệng hố cát xốp và tơi, mảnh đạn chi chít trên thân các cây tùng. Hòn đảo như hoang vu. Nhưng chú ý nhìn thì thấy đây đó những làn khói xanh lam thơm nhẹ bốc phía hàng cây trong không khí ẩm ướt. Hoặc thấy một cửa hầm, một khúc ray tàu dùng làm kẻng báo động, hoặc một cỗ cao xạ nguy trang dưới cành cây. Dàn pháo phòng thủ bờ biển thì hầu như không thể nào tìm ra được, vì nó lẫn với những tảng đá cứng khổng lồ rải rác khắp bờ biển.

        Đến hè 1943, một sân bay được đặt ở trên đảo. Trông ngoài, có thể nói chỉ là một bãi trống tầm thường trong rừng. Nhưng những tảng đá kếch sù xếp dưới bóng tùng cho ta biết khối công việc đã làm để sửa sang được một sân bay ở chỗ đó.

        Đến tháng tám, khi ở giữa đất nước đang tiếp diễn trận đánh lớn mà sau này gọi là trận "mảnh đất lồi ở Kuốc", thì phi đội Lu-nin đến ở sân bay này.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #145 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2019, 04:12:32 am »


*
*  *

        Ngay hôm đầu, đã hạ được một gioong-ke thám thính.

        Chiếc oanh tạc bay trên đảo từ mây ngày rồi, chắc là để chụp ảnh. Sợ cao xạ, nó không bao giờ xuống thấp quá 3000 thước. Khi phi đội đến hạ cánh trên đảo lần đầu tiên, thì nó đang bay ở tầng cao đó. Cao xạ bắn thật lực, nhưng chiếc gioong-ke tự cho mình là bất khả phạm nên ung dung tiếp tục lượn.

        Ta-ta-ren-kô và O-strô-sa-blin lên đuổi. Trông thấy hai máy bay Xô Viết leo thẳng, thì chiếc gioong-ke mở hết máy chạy về phía tây. Ba phút sau, tiểu đội khu trục đuổi kịp nó ở trên biển. Đáng lẽ có thể hạ được ở đó, nhưng Ta- ta-ren-kô có kế hoạch khác. Anh vượt qua chiếc oanh tạc và từ phía tây đánh lại để buộc nó phải quay về phía đảo mà hạ nó ở đó. Chiếc máy bay kếch sù đeo dấu thập ngoặc đen quay tròn là là ngọn tùng và gần muốn chết. Sau cùng, Ta-ta-ren-kô hạ nó ở ngoài khơi, cách đảo khoảng vài trăm thước, giữa tiếng hoan hô của các đồng chí cao xạ pháo.

        Anh cố tình muốn đạt tới kết quả ấy. Số là các đồng chí cao xạ vẫn tự cho mình là chủ hòn đảo và tiếp đón các phi công một cách khá mát mẻ. Nhưng khi chính mắt họ thấy Ta-ta-ren-kô và O-strô-sa-blin hạ chiếc gioong-ke, thì họ thay đổi hẳn thái độ. Từ đấy, phi đội được trọng đãi.

        Bọn Đức không vì thế mà không tiếp tục dò la trên đảo. Mất chiếc gioong-ke cái tò mò của chúng còn bị kích thích hơn nữa là đằng khác. Thoạt đầu, các phi công của Lu-nin ngày nào cũng phát hiện ra được bọn Lớp-táp nhiều lần và bay lên săn đuổi chúng. Nhưng bọn Đức ngày càng thận trọng hơn. Chúng từ phía mặt trời lại, lẩn trong mây, có khi bay cao bảy, tám ngàn thước, làm cho việc quan sát trực tiếp của ta gần như vô hiệu. Nhưng giữ gìn như vậy cũng không cứu được chúng. Cuối cùng, phi đội đã ngăn hẳn được trên cả một khoảng không hàng chục cây số không cho chúng tới. Tuy vậy việc săn đuổi các máy bay thám thính không phải là nhiệm vụ chính của phi đội. Không phải vì việc đó mà người ta đã cử phi đội đến cái hòn đảo ăn ở khó khăn và lòi ra quá xa mặt trận như vậy. Nhiệm vụ chính là yểm hộ các máy bay oanh tạc và Stuốc- mô-vi-ki đi đánh phá các căn cứ và chiến hạm địch trong khu vực trung tâm và ở phía đông Vịnh. Máy bay oanh tạc và Stuốc-mô-vi-ki có một bán kính hoạt động lớn hơn khu trục nhiều, và như vậy không thể có yểm hộ trên suốt dọc đường được. Nếu cùng xuất phát từ một trường bay, thì đến giữa đường là khu trục phải bỏ dở. Thế mà trong những cuộc oanh tạc xa thì đoạn đường cuối cùng lại chính là đoạn nguy hiểm nhất. Do đó hòn đảo ở phía tây Cơ-rông-stát ngoài khơi vịnh Phần Lan rất có ích. Những máy bay oanh tạc và Stuổc-mô-vi-ki từ căn cứ đến đây không cần yểm hộ.

        Từ đấy các khu trục sẽ bay theo đến tận mục tiêu. Từ sáng tinh mơ đến chiều tối, các phi công của Lu-nin chuẩn bị sẵn sàng để xuất phát. Giữa những thân cây đỏ kệch hình dáng cổ quái, trông thấy mặt biển lấp lánh khắp nơi.

        Ở phía đông, có tiếng máy bay ngày càng rõ thêm. Rồi các máy bay dũng mãnh mang sao đỏ hiện ra từng bầy trên trời, bay thấp trên mặt đảo. Khu trục cất cánh trong nháy mắt. Họ cùng hướng mũi vể Kla-mi-na, Nác-va hoặc Rác- ve để phá hủy chiến hạm địch, phá hủy các đoàn tầu chở lính và súng đạn, các kho tàng và pháo phòng thủ bờ biển.

        Có khi một ngày xuất trận đến năm lần, và gần như mỗi lần đểu có giao chiến với Phốc-un-phơ.

        Khu trục mới của quân Đức không còn là một bí hiểm nữa. Chẳng làm ai e sợ, chẳng làm ai phải tò mò nữa. Bọn Lớp-táp trang bị chậm mất sáu tháng. Tất nhiên là trên mọi lĩnh vực, Phốc-un-phơ đều hơn Mét-séc-mít 109. Nhưng chúng không thể đọ với khu trục Xô Viết của năm chiến tranh thứ ba này. Và sự khác nhau về chất lượng phi công hai bên thì lại càng rõ rệt.

        Giao chiến gần như hàng ngày, nhưng bao giờ cũng như bao giờ, thắng lợi về phía các phi công của Lu-nin. Họ biết hết những đặc điểm của Phốc-un-phơ, biết tất cả các chỗ yếu của nó và tất cả các thủ đoạn chiến thuật của phi công địch. Trong ba tháng, từ tháng bảy đến tháng chín, phi đội cất cánh hàng bao nhiêu chục lần để yểm hộ Stuốc-mô-vi-ki và oanh tạc. Không một lần nào Phốc-un- phơ cản trở được nhiệm vụ của họ.

        Các phi công sống trong hầm đào sâu dưới đất. Hầm chia ra hai ngăn, một ngăn làm chỉ huy sở của Lu-nin, một ngăn có vách gỗ sắp xếp làm buồng ngủ. Trần thì bằng cột thông còn lấp lánh những giọt nhựa trong suốt. Trong hầm có mùi cây rừng, nó thấm vào quần áo, vào tóc, vào tay. Một bóng điện nhỏ chạy bằng ác quy làm cho da mặt hoá ra nhợt nhạt.

        A! Những bộ mặt thản thiết biết bao đối với Lu-nin! Kể từ khi anh trông thấy họ lần thứ nhất anh tưởng đã đến một thế kỷ. Trong một năm, họ đã thay đổi rất nhiều. Lu-nin  nhớ lại câu nói của Éc-ma-kốp: "Một vườn trẻ...". Thời kỳ ấy đã xa xôi quá! Ngay bộ mặt tròn của Ri-a-bu-skin cũng đã mất cái vẻ trẻ con. Một năm chiến đấu đã tôi luyện họ thành người lớn. Cá tính đã rắn rỏi lại. Kinh nghiệm chiến tranh làm họ trở nên nghiêm nghị.

        Bây giờ Lu-nin biết là họ chẳng thua anh chút nào vể kỹ thuật lái nữa. Anh không nén được mỉm cười khi nhớ lại rằng mới năm trước đây, anh còn phải dạy họ cất cánh và hạ cánh. Trên một vài lĩnh vực, họ còn vượt anh nữa, với cái lẽ đơn giản là họ trẻ hơn. Cố nhiên, kinh nghiệm họ còn chưa bằng anh, cả vê mặt tự rèn luyện để có thể tính toán được hết, nhìn trước được hết. Nhưng sử dụng tay lái và súng thì họ không kém anh chút nào.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #146 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2019, 04:12:59 am »


        Mỗi người một kiểu. Ví như O-strô-sa-blin và Di-ga thì là những đội viên rất quý. Chỉ thiếu ít nhiều ý thức tự quyết. Do đó Lu-nin tránh thả họ đi một mình. Nhưng không thể ai thay họ mỗi khi cần che chở cho tiểu đội trường. Ka-ri-a-kin và Ri-a-bu-skin thì nhất vể xạ kích. Hơn nữa, Ka-ri-a-kin có cái hàng đặc biệt. Anh có cái lối đâm xổ vào địch làm nó mất tinh thẩn ngay lập tức. Anh thường bay với Ri-a-bu-skin, và trên không thi cặp đó như thành một người. Trái lại Kla-mê-tốp và Kô-stin thì tuyệt đối bình tĩnh trong khi chiến đấu. Phản ứng của họ hơi chậm, nhưng mỗi động tác là có suy nghĩ chín chắn. Không bao giờ họ làm một động tác thừa. Trong mỗi giai đoạn chiến đấu, họ tự sắp xếp đề ra cho mình một nhiệm vụ rõ rệt. Và họ thi hành đến cùng.

        Uyển chuyển khéo léo là cái dấu hiệu riêng biệt của Kô-li-a Kla-mê-tốp. Anh chiến đấu cũng khéo léo như khi lái máy bay. Còn về Kô-stin, thì lúc bay vẫn say mê về lý luận như buổi tối ở nhà.

        Đôi khi người ta gọi anh là "ông hàn lâm". Nhưng trong cái biệt hiệu đó có đôi chút tôn trọng. Mỗi lần chiên đấu về, anh lại phê phán trận đánh một cách khoa học.

        Anh phân tách như một nhà chơi cờ phân tách một ván cờ, tìm ra nguyên nhân thắng lợi, và dừng lâu ở mỗi sai lầm khuyết điểm. Anh như muốn biểu thị chiến thuật bằng phương trình, và xây dựng cho mỗi phương trình một giải đoán mẫu. Ước đoán của anh thường bị sự việc phản lại, nhưng cũng đôi khi thực tế chiến đấu đúng như vậy, và lúc đó thì Kô-stin vui sướng như đứa trẻ.

        Mà các bạn cũng đều vui, vì ai cũng rất yêu anh. Phi đội cũng thống nhất như thời kỳ Rát-sô-khin: không hề xảy ra cãi cọ tủn mủn do mệt nhọc và ganh tị mà ta thường thấy giữa những người phải sống chật hẹp chồng chất lên nhau. Nhưng rõ ràng là ai cũng thích nhất Ta-ta- ren-kô, gần như khâm phục, cả Lu-nin cũng vậy.

        Người phi đội trưởng ấy chưa hề gặp một phi công khu trục nào như vậy. Lái máy bay cũng như đánh trận, Ta- ta-ren-kô không có đối thủ. Không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà thật là một thiên tài tự nhiên, giống như những nhà vi-ô-lông nổi tiếng, những nhà thơ thực sự và những nhà họa sĩ xứng đáng với tên gọi ấy.

        Trong bảng thành tích, anh có nhiều chiến công hơn bất kể ai ở trung đoàn. Nhưng cái kiểu đánh còn đáng kể hơn số lượng. Trái với Kô-stin, anh không tự chế ra trước những dự kiến nhất định. Mọi cái đều do sự ứng cảm của từng lúc. Mỗi trận đánh là một công trình nghệ thuật và không trận nào giống trận nào.

        Anh lái khéo léo uyển chuyển đến nỗi máy bay với phi công như là một cơ cấu duy nhất. Không ai có thể làm cho máy bay dễ sử dụng và có một tốc độ nhanh như vậy. Anh thực hiện những hình bay phức tạp nhất mà cứ như chơi đùa, không phải cố, không vấp váp. Nhưng đó chưa phải là cái mà Lu-nín đánh giá anh hơn cả. Do kinh nghiệm, anh biết rằng trong chiến đấu, thì những biểu diễn với trình độ cao ấy chưa phải là tốt cả. Cái chân giá trị của Ta-ta-ren-kô là ở chỗ biết coi cuộc chiến là một thử thách về tinh thần hơn là một thử thách về máy móc.

        Ta-ta-ren-kô không hề chiến đấu với máy bay, nhưng chiến đấu với tên phi công. Xem động tác của máy bay địch, là anh nhận ra ngay đây là loại đối thủ nào, một kiểu anh hùng rơm căn bản không vững, hay là kiểu nhút nhát cố làm vai trò dũng cảm để cấp trên biết tới, hay là một tay can đảm thực, nhưng hoài nghi và chán chường. Thế là anh xoay xở khiến chúng phải khuất phục dưới tay anh. Vì về mặt con người thì anh hơn hẳn chúng.

        Anh vẫn giữ ít nhiều cái phong thái đáng yêu của dân Di-gan. Anh vẫn xởi lởi, dễ dàng. Nhưng có cái gì thay đổi trong người. Và anh đã biến đổi hơn các bạn nhiều lắm.

        Anh thích dạo chơi hoặc đi tắm biển một mình. Khuôn khổ hòn đảo không đủ dạo chơi dài. vả lại bản thân anh cũng không rỗi. Nào xuất trận, nào tham gia tiểu đội tuần tiễu thường trực trên sân bay, lại còn ăn, lại còn ngủ. Nhưng mỗi khi có giờ rảnh, là anh đi chơi.

        Anh hay đi theo bãi cát, giữa rặng thông và sông nước. Nền bãi cao. Mỗi đợt sóng tới lại có tiếng ầm ầm kéo dài. Rồi nước lùi chầm chậm, lùi rất xa, để lộ một dải rộng và ẩm ướt. Ta-ta-ren-kô bước từng bước lớn. Gió thổi cát vào mặt và làm mớ tóc rối bù. Anh đi như vậy ra mãi mũi phía đông, một mũi đất dài và thấp, đâm ngập xuông nước. Anh ở đó, im lặng nhìn ra khơi về phía Cơ-rông-stát và Lê-nin-grát. Rồi lại trở về, dáng âu sầu.

        Anh đi ngược ra phía tây. Anh càng ra đến gần đích, thì bờ biển càng lắm đá. Anh nhẹ nhàng nhảy qua các tảng lớn màu xám mà nước triều đã mài tròn. Càng đi càng gặp những tảng đá lớn hơn. Mũi phía tây là một chuỗi tảng đá lớn gồ ghề. Dưới ánh mặt trời lặn, chúng giống như một dàn bò rừng khổng lồ thời trung cổ đang chạy trốn về phía chân trời. Chuỗi dó còn tiếp tục dưới nước. Vì gió thổi nhiều nhất là từ phía tây, tức là ngoài khơi vào, nên ở đó sóng biển sủi bọt và gầm thét.

        Ta-ta-ren-kô thường quen tắm ở đó.

        Anh tắm vào buổi chiểu. Không phải là ngày nào cũng dễ tìm ra được thì giờ rảnh mà dạo chòi quanh đảo. Nhưng mũi phía tây khá gần, vẫn có thể có thì giờ đến được. Anh không chú ý về thời tiết. Dù mưa, dù bão, anh cũng cởi áo trên tảng đá ngoài cùng, tảng đá cao nhất, lấy một hòn đá chặn quần áo để khỏi bay rồi nhào xuống nước.

        Sau khi ngoi lên, anh bơi ra cái tảng đá mà ở đó sóng vỗ vào bật ra dữ dội nhất. Anh bám hai tay vào đó rồi đánh vật với sóng. Khi thi cả đợt sóng ào ạt trùm lên anh, khi thì sóng rút ra, muốn kéo bật anh ra khỏi tảng đá. Anh cảm thấy một thích thú lạ kỳ với cái trò chơi ấy, nó làm các bắp thịt phải căng thẳng. Mùa thu gần tới, sóng vỗ càng mạnh. Nước lạnh buốt. Da như phải bỏng. Nhưng Ta-ta-ren-kô vẫn không ngừng những cuộc vật lộn với sóng biển.

        Mặc quần áo xong, anh đến hầm nhà ăn của các phi công. Hai chiếc ghế dài và một cái bàn phủ vải sơn. Trần hầm rất thấp. Các bạn đã ăn xong. Chỉ còn Hin-đa trong hầm.

        Cô vẫn theo phi đội 2. Trên trường bay này chỉ có cô là phụ nữ nên cô còn phải vá bít tất cho các phi công, giặt giũ quần áo cho hỌ. Cô dã quen với cái chậm trễ của Ta- ta-ren-kỏ, nhưng cô vẫn đợi, và phát huy từng kho sáng kiến để làm cơm canh khói nguội, khỏi khê. Trong khi anh ăn thì cô nhìn anh chăm chằm, chú ý dưa lọ muối, lọ mù tạt, thìa hoặc dĩa.

        Anh chẳng đế ý đến Hin-da cũng như chẳng để ý đến món ăn. Có khi không nói với cô một câu nào. Cũng như cả phi đội, cô biết tại sao. Không ai còn lạ là Ta-ta-ren-kô mê chị Sla-va.

        Hin-đa coi cái chuvện ấy ra sao, các phi công tha hồ mà phán đoán vô ích. Vì cô không quen thổ lộ tâm tình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #147 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2019, 04:14:56 am »


III

        Từ mùa xuân, trước việc phi đội di chuyển ra đảo, thì một hôm U-va-rốp đã báo Lu-nin.

        - Suýt tôi quên... Đồng chí giúp tôi ý kiến.

        - Vê việc gì?

        - Cũng khá là khó chịu. Tôi đã tìm được địa chỉ cái người mà Sê-rốp định lấy.

        - Thật ư?

        - Cô ta ở U-ran cùng với nhà trường.

        Lu-nin kêu lên:

        - Có lẽ nào! Sê-rổp viết thư đến đấy, và không thấy trả lời.

        - Thì chính cái đó làm tôi bực mình.

        - Đồng chí cho là cô ta nhận được thư và cố ý không trả lời chăng?

        - Rõ là thế.

        - Xin lỗi đồng chí. Chính mắt tôi đọc bức công văn của đồng chí hiệu trưởng nói rằng cô đó không tản cư với trường.

        - Tôi biết. Nhưng lại chính đồng chí hiệu trưởng ấy trả lời tôi là cô ta công tác ở trường, mà cũng bằng công văn hẳn hoi.

        Lu-nin không đáp. U-va-rốp nhìn vào thẳng mặt anh.

        - Đồng chí giúp tôi ý kiến. Tôi có nên cho Sê-rốp biết địa chỉ cô ta không?

        - Đồng chí cũng thấy là hiệu quả sẽ như thế nào, khi Sê-rốp biết rằng cô ta không muốn trả lời.

        - Vậy không cho biết sao?

        - Thế còn hơn.

        - Thế còn đôi với cô ta?   

        Lu-nin suy nghĩ:

        - Hay là đồng chí gửi cho cô ta một công văn nhỏ, đại loại: "Đồng chí thượng úy Ni-kô-lai Sê-rốp hiện điều trị ở Bác-na-un, bệnh viện số..." Không nói gì thêm... Cô ta sẽ xử sự như thế nào, cái đó tùy lương tâm.   ;

        - Thì chính như cái thư mà tôi đã chuẩn bị.

        Lu-nin ngậm ngùi suy nghĩ:

        "Thế là Sê-rốp thật cô đơn. Có những người mà định mệnh bắt phải sống cô độc!".

        Sla-va hoàn toàn bằng lòng với cuộc sống của nó. Mà cuộc sống trong trại, trên hòn đảo này, thì nhìn bế ngoài chẳng có gì thích thú cho một thằng bé 13 tuổi rắn chắc như nó. Vậy mà nó không có cả thì giờ nghỉ cẳng: hai mươi bốn giờ sau khi nó tới là nó đã thông thuộc từng gốc cây, từng hòn đá. Chưa bao giờ nó thấy sung sướng như hiện nay.

        Cái đó cũng vì vấn đề máy bay. Ồ, nó yêu máy bay từ thuở còn bé dại. Nhưng trước kia thì chỉ biết đây là cái gì biết bay, và dùng để đánh trận. Tại sao bay được, thì nó không biết, tí gì. Sự va chạm hàng ngày với các máy móc đã giúp nó thấy đại cương những bí hiểm của chúng. Và trên đời chẳng còn có gì ham mê bằng đi sâu vào những cái bí quyết ấy...

        Sự đi lại với Đê-ép cũng gây nhiêu cho nó lòng ham thích ấy. Không phải Đê-ép nói chuyện máy bay với nó, mà các mục của chương trình học tập là vấn đề nói chú yếu. Nhưng vì Đê-ép cả đời chỉ tháo máy, bảo quản máy, chữa máy, nên Sla-va cùng có một nhận thức lờ mờ về máy móc. Và một khi nó đã có một nhận thức lờ mờ về cái gì, thì nó phải tìm hiểu bằng được.

        Nó bám sát các đồng chí thợ máy, xem họ làm, đặt hàng lô câu hỏi. Ai cũng sẵn lòng trả lời nó, vì người chuyên môn nào cũng thích nói về chuyên môn của mình. Bây giờ thì Sla-va hiểu tác dụng của mỗi bộ phận. Nghe tiếng, nó đã biết nhận định vì sao máy không chạy đều. Đối với nó, không có gì khoái hơn là mày mò vào những súp-páp. Vì các đồng chí thợ máy sẵn lòng nhận sự giúp đỡ của nó, vì nó tinh ý và để hết tâm trí vào công việc.

        Trong một năm, nó đã lớn lên nhiều. Bây giờ nó có tên trong số nhân chính là thợ máy bay - như vậy thì về mặt chính quyển được chính thức hơn. Cũng cứ như thế, nó mặc bộ đồ xanh cũ đầy dầu mỡ. Nó cố làm vẻ người lớn và tập nói giọng cổ, tuy vẫn còn nhảy chân sáo và thốt ra những câu hát lạc diệu. Lu-nin không còn nhà riêng, nên nó ở với các đồng chí thợ máy. Nó biết hết các tật nói của họ, cũng thân thiết với họ như với các phi công. Và nó lấy làm kiêu hãnh rằng trong khi làm việc, họ nói với nó như nói với người ngang hàng.

        Tuy vậy, nó vẫn thích nhất là Ta-ta-ren-kô. Và bây giờ thì lại thêm một lý do vào tình cảm của anh đối với nó: Sla-va là em người anh yêu. Anh không thể trông thấy nó mà không nghĩ đến nàng. Không thể không gợi thêm nhớ, thêm lo âu và đau khổ.

        Sla-va không hề biết dược cái dó. ít để ý đến vấn đề tình ái, nên mối tình của Ta-ta-ren-kô đối với Sô-ni-a chẳng làm nó bận tâm chút nào. Nó chỉ thấy đó là một dịp tốt để trêu ghẹo chị, và còn đồng ý với phi đội là đáng lẽ Ta-ta-ren-kô yêu Hin-đa thì phải hơn. Nhưng nó lờ mò đoán dược là cái đó làm nó có thêm "uy thế" đối với anh. Về điểm này thì nó không lầm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #148 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2019, 04:15:37 am »


        Hồi di chuyển ra đảo, Sô-ni-a không đến tiễn Ta-ta-ren-kô. Cũng chẳng trả lời bức thư ngắn ngủi vụng về mà anh gửi cho cô sau hôm đến chỗ ở mới. Vậy nên Sla-va thành cái dây liên lạc duy nhất giữa hai người. Thỉnh thoảng cô viết thư cho Sla-va thì nó lại vội vã đưa cho anh xem. Và tuy không bao giờ thấy nói đến tên mình, nhưng anh vẫn thuộc lòng thư, và còn sốt ruột mong hơn thằng bé.

        Lu-nin đã đoán thấy giữa Ta-ta-ren-kô và Sô-ni-a có chuyện gì xích mích, nhưng không hiểu lý do. Anh chỉ biết là đồng chí trung úy đang đau khổ. Cái đó làm anh buồn. Và anh lấy làm lạ: chẳng lẽ không có mối tình nào là không đau khổ ư? Trước thì anh tưởng chỉ có mình anh khổ. Vậy mà bây giờ Sê-rốp cũng vậy, có lẽ cả Hin-đa và cả đến Ta-ta-ren-kô nữa.

        Ít lâu nay, anh cô tự đả thông cho mình là cuộc đời đầy đủ. Thì anh còn cần gì hơn nữa? Tình yêu của bè bạn chưa đủ hay sao?

        Cấp dưới cũng như cấp trên, ai cũng yêu anh. Anh biết thế, tự cho là không xứng đáng và mỗi lần ai tỏ ý mến yêu anh thì anh hết sức ngượng. Nhưng từ mấy tháng nay thì những cử chỉ ấy lại cứ tăng lên mãi. Anh vừa thốt ra là thích bột trái cây, thì đến bữa cơm chiều đã thấy một đĩa ở bàn. Anh phàn nàn là nhậy cắn lông mũ ca-lô đội rét, thì đến chuyến tầu sau từ Cơ-rông-stát lại, đã có chiếc mũ ca- lô mới rất đẹp. Anh không dám ngắm nghía cái gì nữa, dù là cái bật lửa, áo len có cổ, bút máy, súng lục chiến lợi phẩm, sách, xi đánh giầy, bản đồ, thuốc đánh răng, khuy cổ tay áo - vì anh sợ chủ nó sẽ làm quà cho anh ngay tức khác. Lệnh của anh đưa ra thì được thi hành một cách phấn khởi vì đó là lệnh của anh! Vì anh mà giữa các phi công nảy ra ganh tị, và anh cố tỏ ra chú ý đều tới mọi người để không làm phật ý ai. Có những người kỹ thuật lái khu trục không kém gì anh, nhưng nếu được anh lấy đi theo làm đội viên thì lại rất lấy làm vinh dự. Và trong chiến đấu, nếu anh hơi có gì nguy hiểm là ai cũng sẵn sàng lao đến để viện trợ.

        Ở trung doàn, ai cũng là bạn anh, kể cá Sác-ba-di-ăng, Ec-ma-kốp, hay Prôt-cua-ri-a-kôp vừa mới được đề bạt trung tá. Đối với họ, anh là người bạn chiến đấu của những ngày gian khổ. Khi Prốt-cua-ri-a-kốp nói với anh trong điện thoại, thì cái giọng nói lớn mà các cô điện thoại vẫn khiếp sợ, tự nhiên dịu đi một cách kỳ lạ.

        Toàn sư đoàn mến anh và tự hào về anh. Mặc dù bể ngoài chỉ có sự liên hệ thông thường về công tác giữa hai người, nhưng U-va-rốp rất quý anh. Đã nhiều lần, đồng chí tuyên dương phi đội của anh làm gương cho các đơn vị khác. Và có nhiệm vụ gì đòi hỏi tin cẩn cũng là giao cho phi đội anh.

        Một buổi chiểu, khi các máy bay xuất trận đã trở về và đến bữa cơm thì có tin báo là U-va-rốp và Prốt-cua-ri-a- kôp vừa hạ cánh và đợi anh ở hầm chỉ huy sở. Anh chạy ngay lại.

        Sang thu đã lâu rồi. Mưa phùn. Lu-nin suýt lạc lối trong đêm tối tuy dã thuộc lòng con đường mòn nhỏ hẹp. Ở chỉ huy sở cũng tối: một ngọn đèn duy nhất chiếu sáng riêng chiếc bàn mà đồng chí chính ủy và đồng chí trung đoàn trưởng ngồi cạnh đó.

        Lu-nin nghe tiếng U-va-rốp nói:

        - Việc gì mà chuốc lấy những cái nguy hiểm. Công việc đòi hỏi một phi công có kinh nghiệm và có trí. Tôi thì tôi giao việc ngay cho bản thân Lu-nin.

        Hiểu là mọi người chưa biết anh đến, Lu-nin ho lên, và tiến lại gần bàn. U-va-rốp mời anh ngồi, mở một tờ bản đồ và giải thích công việc.

        Sau đây một giờ, phải cất cánh hướng về nam và tới đất liền mà không cho bọn Đức biết. Đến 0 D3 sẽ thấy một cái hồ nhỏ hình con số 8. Đúng 23 giờ 20, một chiếc máy bay vận tải lớn sẽ đi ngang qua hồ. Phải yểm hộ nó cho đến Lê-nin-grát.

        U-va-rốp nói:

        - Đồng chí phái bảo đảm an toàn đấy.

        - Rõ..

        - Đồng chí lấy ai làm đội viên?

        - Ta-ta-ren-kô.

        - Được! Bây giờ thì lên đường!

        Khi Lu-nin và Ta-ta-ren-kô đi ra máy bay, thì mưa phùn đã hết, nhưng trời càng tối thêm, đến nỗi nếu Lu-nin  đứng lại thì Ta-ta-ren-kô va ngay phải. Chỉ có những vũng nước là lờ mờ lấp lánh. Cất cánh trong đêm tối.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #149 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2019, 03:59:53 pm »


        Vượt, qua bờ biển rất cao để địch không nghe thấy tiếng máy. Phải bay mò, và nêu địa bàn chệch một sợi tóc là sẽ không tìm thấy cái hồ dài không quá hai cây số. Nhưng trong cái tối tăm này, liệu có nhìn thấy nó được không?

        Thấy một ánh mờ mờ ở dưới đất. Theo bản đồ thì ở đó có con sông con chạy qua. Lu-nin bay trên sông đến cái khuỷu gần nhất với hồ, ngoặt sang phải và lại bay trong đêm tối như mực. Tất nhiên nếu không chệch hướng... kim đồng hồ chỉ đúng 23 giờ 18 phút... một làn nước lấp lánh mơ hồ ở dưới đất!. .. Anh thở phào một tiếng.

        Hồ đúng là hình con số 8 - hai đầu rộng, thắt lại ở giữa. Đêm tôi đen như thế này, không thể thấy cái máy bay vận tải nếu nó không in bóng xuống gương nước. Lu-nin lại lấy chiều cao và bắt đầu lượn.

        Ẹỗng Ta-ta-ren-kô gọi:

        - Tôi thấy rồi!

        Lu-nin cũng trông thấy cùng lúc đó. Một bóng đen lớn lướt trên mặt nước màu gio. Ba chiếc máy bay hướng mũi về Lê-nin-grát. Họ sắp đến gần mặt trận thì luồng xanh lớn của chiếc đèn chiếu chém vào đêm tối. Hẳn tiếng nổ của chiếc máy bay vận tải đã khiến cho địch biết. Lần trong không, luồng ánh sáng rứt từng cụm mây ra khỏi bóng tối. Bất chợt, nó chiếu vào đuôi máy bay Ta-ta-ren- kô đi sau cùng. Từng cụm lửa toé bao ngay lấy anh và tàn ngay tức thì. Cao xạ chúng bắn. Nhưng chậm quá. Đã vượt qua đường mặt trận. Ta-ta-ren-kô vượt ra khỏi luồng ánh sáng xanh. Bây giờ thì cao xạ bắn vào chỗ trống.

        Chỉ còn hai phút là đến trường bay, chỗ mà Lu-nin biết rất rõ. Chính là căn cứ cũ của phi đội hồi mùa thu 1941. Đường hạ cánh hình chữ T hiện ra. Pháo hiệu chiếu sáng đường bay. Chiếc máy bay vận tải tìm cách hạ cánh.

        Khi Lu-nin ra khỏi khoang máy bay thì một chiếc ôtô đến gần. Cửa xe mở và có tiếng U-va-rốp gọi:

        - Lên đây, đồng chí Lu-nin. Ra xem các bạn mà đồng chí mới đưa về.

        Lu-nin ngồi cạnh đồng chí chính ủy. Xe chạy.

        Đèn pha ôtô ngụy trang xanh chiếu ánh sáng yếu ớt vào cái thân nặng nề của chiếc máy bay vận tải. Nhiều xe ở đấy - xe quân y mang dấu Hồng thập tự ở sườn. Áo blu nhà thương làm thành những vệt trắng trong đám quân phục. Cửa máy bay mở rộng, thang đã bắc lên. Vô cùng thận trọng, người ta chuyển xuống bằng tay những thân người trùm kín.

        Lai-nin hỏi:

        - Thương binh à?

        U-va-rốp giải thích:

        - Phải, các đồng chí du kích.

        Mọi người lùi ra một cách kính trọng để đồng chí Tư lệnh phó sư đoàn vào. Tiếp tục mang người ốm và bị thương xuống, đặt vào cáng rồi mang ngay lên xe quân y. Im lặng hoàn toàn: không một tiếng kêu, không một tiếng rên, không một câu hỏi.

        Trong đêm tối, và dưới những mảnh quần áo rách bọc lấy người, khó mà phân biệt được đàn ông hay đàn bà. Nhưng hình như phần đông là đàn bà. Xuống đến đất, có người còn bước được. Nhưng phần đông phải mang bằng cáng.

        Một người đàn ông đứng trên đầu thang. Ánh đèn pha chiếu rõ từng nét mặt. Người rất gầy, rất mỏi mệt, bộ mặt cương quyết. Ánh sáng loá, làm bộ râu thành mầu đen như mực. Anh mặc một cái áo ca-pốt rách tươm, và tay bế một đứa trẻ trùm chăn. Đứa con gái chừng ba tuổi, mắt sợ hãi, nép vào má bố.

        Mọi người giơ tay đón đứa bé làm nó sợ rúm lại. Người đàn ông nói:

        - Khỏi cần!

        Anh từ từ xuông thang. Hình như anh bị thọt. Mọi người lại giơ tay đỡ. Anh từ chối. Có ai nói sau lưng Lu-nin :

        - Đó là đồng chí chỉ huy đội du kích và con gái đồng chí.

         - Mẹ nó có đây không?

        - Hình như có.

        Đứa bé gọi:   /

        - Mẹ ơi!

        Người bố gắng đi mấy bước và nói:

        - Mẹ kia.

        Anh đến gần một cái cáng vừa có hai người nâng lên. Dưới chăn, Lu-nin nhận ra một thần hình đàn bà im lìm không cử động. Người mặc áo ca-pốt rách tươm cúi xuống:

        - Li-da!

        Mặt người đàn bà hơi động đậy.

        - Li-da, anh đây! Chúng mình tới nơi rồi! Xong rồi Lida ạ! Nhưng nhìn anh chứ... Li-da!... Li-da!...

        Người đàn bà mở mắt. Và trong bóng tối Lu-nin đã nhận ra chị sau cái lưng người đàn ông che gần hết.

        - Khởi hành.

        Các đồng chí cáng khiêng cáng đến xe quân y. Bồng đứa nhỏ trên tay, người đàn ông khập khiễng đi theo. Máy đã nổ. Cáng đã đặt vào trong xe. Người ta chìa tay ra đón đứa bé, và đỡ người bố lên. Cửa xe đóng lạỉ. Ôtô chuyển bánh. Ánh đèn pha lướt trên bãi.

        Lu-nin nhìn xe chạy xa dần trong đêm tối.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM