Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:19:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khoảng trời Ban-Tích  (Đọc 25780 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2019, 09:33:52 pm »


        Có thể nói rằng không quân địch không tham chiến. Chẳng thấy một chiếc oanh tạc nào. Thỉnh thoảng vài chiếc Mét-séc-mít bay trên chiến trường không có vẻ gì hiếu chiến lắm. Vì điều kiện quan sát khó, nên gần như không có đụng chạm gì với khu trục ta, và sở dĩ phát hiện được chúng, chỉ là nhờ có tin từ các trạm quan sát dưới đất báo lên.

        Bọn Mét-séc-mít có nhiệm vụ ngăn cản không cho Stuốc-mô-vi-ki hoạt động. Nhưng nhiệm vụ quá sức chúng. Stuốc-mô-vi-ki có khu trục yểm hộ, mà Mét-séc- mít chẳng muốn đọ sức với các khu trục kiểu mới của ta. Chúng chỉ có thể ẩn núp vào mây mà quan sát từ xa đợi ta hở ra một tí là nhẩy vào.

        Vì thế nên Ri-a-bu-skin là người duy nhất trong phi đội bị tấn công hôm đó. Anh về trường bay, bay sau cùng phi đội. Trời gần tối; trời nhập nhoạng lại có bão nên nhìn càng khó, có lúc các máy bay đằng trước nhoè hết cả cạnh, như bị tẩy xoá. Và bỗng nhiên Ri-a-bu-skin còn có một mình. Anh không hoang mang vì sông Nê-va ngay đó và chỉ vài phút nữa là anh tới phi trường. Nhưng từ dưới đất, vô tuyển điện báo lên:

        - Coi chừng! Hai cái Mét-séc-mít đằng sau!

        Anh quay đầu máy bay lại, lao thẳng, và nhìn thấy hai chiếc phi cơ địch trong khoảnh khắc: chúng leo lên những đám mây thấp. Không do dự, Ri-a-bu-skin lên theo, tuy tự biết là trong đám mây mù ấy thì chẳng còn hy vọng tìm ra chúng được.

        Cứ lên mãi, cuối cùng anh chọc thủng tầng mây cao nhất và anh chớp mắt, chói loà. Một bầu trời trong vắt mở rộng trên đầu anh và chính ngay ở chân trời, mặt trời lận trông như một. quả tròn khổng lồ chiếu xiên vào một biển mây giống như đám tóc rối bù.

        Anh thấy một chiếc Mét-séc-mít ngay sát nách, hẳn là một trong hai cái mà anh đang săn đuổi. Anh lia trượt một băng. Chiếc Mét-séc-mít nhào vào mây mù. Cáu vì bắn trượt, Ri-a-bu-skin phóng theo sau, bay xuyên qua lốp mây và lại xuống sát mặt sông Nê-va, đụng mũi vào chiếc Mét-séc-mít. Nó lại lên thẳng, Ri-a-bu-skin lên theo.

        Họ lại chọc thủng "trần" một lần nữa. Đỏ hào quang vì ánh sáng mặt trời lặn, chiếc Mét-séc-mít in hình lên nền trời, ngay dưới Ri-a-bu-skin. Anh lia hai băng, chắc là trúng đích, vì thấy địch bổ nhào vào mây.

        Nhưng Ri-a-bu-skin muốn biết xem có đích đã hạ được nó không? Lần thứ tư, anh lao vào mây mù và nhào ra khỏi mây cùng một lúc với đối phương. Một cột khói từ chiếc Mét-séc-mít bay ra. Nó vẫn bổ nhào, rõ ràng là bị trúng vào những bộ phận quan trọng.

        Ở dưới, là sông Nê-va đầy ắp cơ man là bộ đội ta mặc áo da lông. Ri-a-bu-skin tưởng là tên Đức sắp đâm xuống đất, nhưng nó gần muốn đụng phải băng thì lại ngóc lên được, và lên thẳng. Thật là quá bất ngờ làm Ri-a-bu-skin phản ứng không kịp. Khi anh kéo tay lái thì chiếc Mét- séc-mít đã gần đụng "trần", vẫn một luồng khói theo sau.

        Liệu anh có phải vượt "trần" lần thứ năm, đeo đuổi chiếc Mét-séc-mít nhất định chưa chịu chết ấy không? Kiệt sức vì cái trò chơi đu ghê gớm ấy, nhưng Ri-a-bu- skin vẫn không chịu để địch thoát.

        Chiếc Mét-séc-mít không còn sức dấn vào mây nữa, và nó lượn vòng ngay dưới. Đến vòng ngoặt thứ ba, thì Ri-a- bu-skin hạ được nó.

        Nó rơi xuống. Anh bay theo gần đến tận mặt băng, vì anh sợ nó còn sống lại nữa. Nhưng thật là đoạn kết thúc. Các đồng chí bộ binh vẫy mũ lông khi Ri-a-bu-skin đắc thắng bay qua.

        Nửa giờ sau, ở nhà ăn, anh chén món cừu nấu với kê. Bộ mặt tròn hồng lên vì cảm xúc. Trời đã tối, gió vẫn gào.

        Các bạn anh gần như ngủ đứng. Nhưng họ cũng vậy, đều cảm thấy sung sướng như điên: bây giờ kẻ thù khiếp sợ họ.

        Kô-stin mắc việc ở lại chỉ huy sở, vào ăn cuối cùng và nói:

        - Mai xem sao.

        - Cũng lại như hôm nay thôi, - Ta-ta-ren-kô trả lời.

         - Không hẳn thế đâu. Có cái mới.

        -Gì?

        - Tụi "Phốc-un-phơ". Phải chuẩn bị gặp chúng.

        - Sao cậu biết?

        - Hỏi lạ. Đó là một tài liệu của tham mưu.

        Ka-ri-a-kin reo lên:

        - Được lắm! ít nhất cũng có kẻ để "nói chuyện".

        Mọi người cười tán thành. Tuy vậy ai cũng hiểu tin đó là nghiêm trọng. Sự có mặt của các khu trục mới lạ ấy thay đổi tương quan lực lượng trên không. Chỉ có thực nghiệm mới cho phép nói là thay đổi đến mức nào.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2019, 11:59:37 am »


III

        Sáng hôm sau, thời tiết thay đổi. Gió nhẹ đi, đôi khi hết hẳn. Trời còn u ám, nhưng lớp mây đã mỏng đi, để lộ mặt trời. Hàn thử biểu xuống 20 dưới không. Nhìn vẫn khó. Gần như không hơn gì. Tiết trời vào cái loại rất lạnh kèm theo sương mù và ẩm ướt, đặc kiểu tiết trời Ban-tích. Những cành trơ trụi của phong, liễu, trà, trĩu nặng vì sương giá. Tuyết mù đọng ở các chỗ thấp và dọc lưu vực sông Nê-va. Khói những đám cháy nhuộm nó thành mầu xám bẩn: bên kia sông, lửa bốc khắp nơi.

        Trục chính của cuộc tấn công phải cố gắng tạo nên bây giờ đã rõ: không phải là hướng nam, như mọi người tường lúc đầu, mà là hướng đông nam để liên lạc với quân đoàn Von-khốp. Hệ thống pháo đài mà bọn Đức đã xây dựng trong mười bảy tháng bao vây, làm chậm bước tiến của ta. Phải đánh lấy từng cứ điểm. Máy bay xung kích phối hợp với bộ binh, pháo binh và xe tăng. Và khu trục thì dùng để yểm hộ cũng như hôm qua.

        Phi đội Lu-hin tham gia toàn đội vào trận đánh lớn nhất trong ngày đó, trận oanh tạc ga Si-ni-a-vi-nô.

        Trên đã định một hướng khác hẳn cho các Stuốc-mô- vi-ki do phi đội Lu-nin yểm hộ, thì có lệnh vô tuyến điện báo phải quay mũi về Si-ni-a-vi-nô để tiêu hủy các đoàn tầu vừa tới ga đó, trước khi chúng dỡ hàng.

        Từ tháng chín, Lu-nin chưa bay trên Si-ni-a-vi-nô, và lần này là lần đầu mà anh bay tới đó bằng đường từ phía tây tới. Còn cách ga khá xa, thì một hoả lực cao xạ dầy đặc đã lộ ra. Nghe giọng gay gắt của nó và xem chiều dầy của lưới đạn thì cũng rõ đây là một mục tiêu quan trọng. Stuốc-mô-vi-ki và khu trục của ta thật là phải dấn vào một vòng tử chiến.

        Chi có thể lọt vào bằng mưu trí. Từng cụm nhỏ đôi hoặc ba chiếc luôn thay đổi hướng bay đế lừa bọn cao xạ, rồi cả đoàn từ khắp các phía tiến vào ga. Đường sắt ngộn những đoàn tầu: Lu-nin đếm thấy tám đoàn. Một đoàn dài ca-mi- ông che bạt đỗ trên đường cái song song với đường sắt.

        Trong tiếng nổ đầu tiên, sức giặt làm Lu-nin tưởng như mình bị cao xạ bắn trúng giữa máy. Hai cái giật dữ dội nữa làm anh lao đảo và anh hiểu dó là những làn sóng giật. Một làn khói đặc che mặt đất. Stuốc-mô-vi-ki dũng cảm xông vào khói để tiếp tục nhiệm vụ. Những tiếng nổ liên tiếp. Mỗi lần như thế, máy bay Lu-nin lại bị giật bắn đi. Đồng chí thiếu tá chưa hề được nếm mùi như vậy. Anh thấy rõ cái ghê gớm của sức phá, khi nom thấy một toà nhà hai tầng xây đá đổ xụp cách dường sắt chừng 500 thước: thì ra các Stuốc-mô-vi-ki đã làm nổ các đoàn tàu chứa đạn trái phá.

        Hiệu lực bất ngờ đến nỗi thoạt dầu cao xạ địch yếu hẳn đi. Rồi nó tiếp tục với một sức dữ dội mới. Các khẩu đội gần như lộ ra ở mỗi bụi rậm. Di động rất mau, và không bị bó buộc phải bay đi bay lại luôn trên đường sắt, nên các khu trục tương đối ít nguy hiếm. Nhưng các Stuốc-mô-vi-ki thì gần như chắc chắn sẽ bị tổn thất nếu tình trạng này kéo dài.

        Mà lại phải có thời gian mới thanh toán xong được các đoàn tầu kéo dài trên hàng cây số. Máy bay xung kích tiếp tục dấn vào khói, như những con "bọ hung" khổng lồ. Đến phút thứ tư, thì một chiếc bị trúng đạn.

        Lu-nin không trông thấy luồng đạn, mà chỉ thấy một luồng khói đen dài từ máy bay tỏa ra. Trong vài giây, lửa bốc khắp chiếc máy bay. Trong khoang máy bốc cháy, phi công và đồng chí bắn liên thanh vẫn tiếp tục công việc như thường. Máy bay vẫn bổ nhào trong khói, và người ta trông thấy miệng đại bác đỏ lòm vẫn nháp nháy. Rồi máy bay bỏ đường sắt, là trên các toà nhà ga và bay theo đường cái.

        Khi ta mới tấn công, những ca-mi-ông che bạt đỗ ở đó tìm cách trốn. Nhưng lập tức ba cái bị hơi bom lật đổ, và chắn mất lối chạy. Những quả đạn đại bác của chúng lăn trên tuyết thành những điểm lóng lánh. Hoảng hồn, các xe khác vẫn cố vượt lên, thành ra dồn đứng lại. Thong thả. chiếc Stuốc-mô-vi-ki bôc cháy lao thẳng vào đống ấy.

        Lu-nin lại bị tung lên trời. Khi khói trên đường cái dã tan thì đống ca-mi-ông đã biến và cũng không còn máy bay nữa: chỉ còn là một chấm đen lớn.

        Sự hy sinh quá đơn giản ấy làm mọi người được chứng kiến nức lòng. Bây giờ mới bắt đầu tấn công thực sự. Phớt đều cao xạ, Stuốc-mô-vi-ki chỉ còn lo tiêu hủy các toa tầu đến chiếc cuối cùng. Ga, làng, rừng, tất cả đểu biến trong khói. Đất, trời, rung lên không ngừng.

        ... Đến chiểu, thì sương tan trong các chỗ thấp. Gió đứng, và nhìn được rõ hơn nhiều. Lu-nin được lệnh tách bốn máy bay đi yểm hộ bộ binh, vì thời tiết khá hơn thì bộ binh có thể bị máy bay địch oanh tạc. Anh chỉ định Ta-ta- ren-kô, Kô-stin, Ka-ri-a-kin và Ri-a-bu-skin. Ta-ta-ren- kô chỉ huy.

        Sau khi bay suốt dọc theo các tuyến tiền duyên họ quay lại, vì chỉ còn vừa đủ xăng vể phi trường. Kô-stin, Ka-ri- a-kin và Ri-a-bu-skin bay dưới mây, cao chừng 1.500 thước Ta-ta-ren-kô bay trước, và bổ nhào để quan sát một đoàn ca-mi-ông tiến ra mặt trận. Anh bay dưới các bạn chừng 600 thước. Kô-stin trông thấy hai máy bay từ mây nhô ra và lao thẳng vào Ta-ta-ren-kô. Chúng có cái mũi lạ kỳ và cánh như gọt bằng lưỡi bào. Kô-stin chưa hề gặp máy bay nào giống như vậy. Anh biết là Phốc-un-phơ. À đây rồi! Để xem sao...

        Kô-stin chắc chắn là bọn Phốc-un-phơ sẽ tấn công Ta- ta-ren-kô vì chúng tưởng anh có một mình. Quả thực, khi chúng trông thấy ba chiếc khu trục Xô Viết nữa. thì chúng lập tức leo thẳng lên mây, gần dựng dửng với tóc độ nhanh lạ lùng. So sánh với chúng, thì Mét-séc-mít chỉ là những chiếc "bàn là".

        Cơ hội tốt quá. Các khu trục Xô Viết quên rằng mình gần hết xăng. Họ cũng lên thẳng, liền đuôi nhau và cùng bổ ra khỏi mây một lúc, gần như ra cùng một chỗ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2019, 11:50:26 pm »


        Bọn Đức buộc phải giao chiến. Kô-stin nghĩ: "Cốt nhất không để bị tấn công vào chính diện! Hoả lực nó phải mạnh hơn Mét-séc-mít rất nhiều. Tiếc thay các bạn chưa nghiên cứu chiến thuật đầy đủ". Nhưng ai cũng nghĩ như vậy và tìm cách bám vào đuôi bọn Phốc-un-phơ. Đây là cơ hội duy nhất để thử xem máy bay dễ điểu khiển đến đâu. Thì thấy bay ngang cũng như lên xuống theo chiểu đứng, khu trục của ta tương xứng với máy bay kiểu mới của Đức. Ka-ri-a-kin và Ri-a-bu-skin tấn công thằng đi sau và tách nó ra khỏi tiểu đội trưởng của nó. Ta-ta-ren-kô tiến đến gần phía trước tên này, nhưng bay dưới thấp một chút, và lia một băng.

        Hốt hoảng, chiếc Phốc-un-phơ rớt nghiêng cánh. Đồng đội của nó lẩn trốn vào trong mây. Bên quân ta, xăng đã gần cạn, phải về ngay lập tức. Cái Phôc-un-phơ vẫn rơi như chiếc lá khô. Máy nó còn nổ, và tên phi công cố gắng một cách tuyệt vọng đế ngấc lên. Gần sát ngọn cây thì nó ngấc lên được và bay về hướng đông, chập choạng mất thăng bằng như một thằng mù.

        Nếu còn xăng thì giải quyết được nó rồi. Nhưng phân đội của Ta-ta-ren-kô chỉ vừa kịp về được đến trường bay.

        Khi họ đặt chân xuống đất, thì mặt còn hồng lên vì cảm xúc. Họ là những người đầu tiên đã tấn công bọn Phôc-un- phơ, và họ đã thắng!

        Kô-stin rít lên:

        - Trời, nếu còn kha khá xăng một chút. Giá gặp mười phút trước thì hạ được cả hai!

        Ta-ta-ren-kô kêu lên:

        - Mình giã vào bụng nó một phát ra trò! Nó không thể bay xa thêm được nữa đâu.

        - Đúng, nó không bay xa thêm được nữa thật. - Prốt- cua-ri-a-kốp bước ra khỏi chỉ huy sở, và xác nhận như vậy.

        Mọi người đã biết tin. Cả mặt trận theo dõi trận đánh. Một phút sau khi sự việc xảy ra, thì ban chỉ huy đã biết là Ta-ta-ren-kô hạ được một Phốc-un-phơ, biết cả số phận của nó nữa.

        Prốt-cua-ri-a-kốp giải thích:

        - Nó ngấc lên được, nhưng không còn làm chủ được hướng bay nữa. Đến bờ hồ La-đô-ga, ngay trên các tuyến tiền duyên của ta, thì nó không còn sức ngoặt sang phải, mà hạ cánh ngay trên băng, cách ta 400 thước, cách trận địa địch cũng 400 thước.

        Ta-ta-ren-kô hỏi:

        - Thê còn tên phi công?

        - Nó đã bò được đến chiến tuyến của bọn Đức.

        Fê-đô-rốp vẫn theo dõi câu chuyện từ nãy không nói gì bỗng bật nói to:

        - Thằng phi công thì mặc xác nó. Cái máy bay mới là cần cho mình.

        Các đồng chí thợ máy cũng quan tâm đến chiếc Phổc-un-phơ không kém gì các phi công. Họ muốn biết tụi Đức đã chế ra cái gì mối, bọn kỹ sư của chúng đã tìm được cái gì chọi với các khu trục kiểu tối tân của ta, và hỏi dồn dập các phi công. Nhưng các đồng chí này cũng không thỏa mãn được sự tò mò của họ.

        Ka-ri-a-kin nói:

        - Chúng bay nhanh lắm, nhưng cũng không bỏ xa được bọn mình đâu.

        Ri-a-bu-skin tiếp lời:

        - Hoả lực chắc là mạnh. Nhưng mà lại không bắn trúng bọn mình!

        Ta-ta-ren-kô xác nhận:

        - Rõ ràng là chúng dễ điều khiển... Nhưng có lẽ chưa bằng máy bay mình.

        Kô-stin giải thích:

        - Bộ máy có vẻ theo cách làm nguội bằng không khí. Như vậy lợi hay hại?

        Những câu trả lời căn cứ vào cảm giác sơ bộ ấy chưa làm mọi người thỏa mãn. Fê-đô-rốp khẩn khoán Prốt-cua- ri-a-kốp cho người đi lấy chiếc Phốc-un-phơ bị hạ về:

        - Đó là quyền lợi của chúng ta, vì do người của trung đoàn mình hạ.

        Ta-ra-rắc-xin cứ chừng 20 phút lại gọi dây nói xem cái máy bay thế nào? Chiếc Phốc-un-phơ vẫn nằm chết trên băng. Bọn Đức tìm cách lấy lại nhưng vô hiệu. Chúng ngăn cản không cho mình đến gần. Theo những tin cuối cùng, thì chúng cố tình phá hủy.

        Fê-đô-rốp vật nài:

        - Phải mau lên kẻo đại bác chúng phá hủy mất.

        Prôt-cua-ri-a-kốp tha thiết với chiếc Phôc-un-phơ cũng không kém gì ai. Nhưng anh không muốn hy sinh người của anh. Khi Fê-đô-rốp tuyên bố là lợi dụng đêm tối, anh sẽ thân hành đi lấy, thì Prốt không ngăn cản nữa. Trong đêm tối dần, một tốp lên đường: Fê-đô-rốp, vài đồng chí thợ máy trong đó có Đê-ép, và một số lớn thủy thủ trong quân số trường bay. Các phi công đã dự trận đánh lập tức xin tham gia, nhưng Prốt-cua-ri-a-kốp cấm chỉ một cách dữ dội. Đi bằng ca-mi-ông, Fê-đô-rốp ngồi trong cabin, còn mọi người ở đằng sau.

        Trời lạnh như cắt. Gió đã ngừng. Mây đã biến. Lần đầu tiên từ một tháng nay, sao lác đác trên nền trời trong. Trong không khí im lìm, tiếng đại bác gần như ở ngay sau hàng tùng đưa lại. Đạn nổ chiếu rực cả nửa nam chân trời.

        Trước Sluýt-sen-bua, ca-mi-ông bỏ con đường tuyết đi vào mặt băng sông Nê-va. Đêm đã xuông hẳn, nhưng trong bóng tối, bên trái, người ta trông thấy in trên nên trời sao, cái khối khổng lồ đen ngòm của chiếc pháo đài bị tàn phá còn rực khói. Chiến công của những người đã giữ vững nó hàng tháng, nay hoàn thành thắng lợi. Sluýt-sen- bua giải phóng đã thuộc về hậu phương ta.

        Đi qua suốt chiểu dọc cù lao Sluýt-sen-bua, ca-mi-ông ra tới bờ hồ nam mà ở đó người ta vừa tống cổ xong bọn Đức. Chính từ đó trước đây bọn Đức vẫn nã đại bác ra con đường trên hồ La-đô-ga. Nhưng chúng còn bám vào mé Đông, gần làng Líp-ki. Chiếc Phôc-un-phơ nằm chết trên băng đúng giữa quãng tuyến ta và tuyến địch.

        Để ca-mi-ông ở bờ sông, Fê-đô-rốp đi thăm dò địa hình cũng với các đội nhỏ của anh. Gió đã quét tuyết, nên đi lại dễ dàng. Họ tìm thấy khá nhanh chóng cái xác máy bay và khe khẽ hội ý với nhau. Đồng chí kỹ sư đề nghị kéo chiếc máy bay bằng tay ra bờ sông. Nhưng bánh xe hạ cánh bị gẫy lên di động khó khăn. Mà lại phải giải quyết cho mau mới được. Đê-ép đê nghị đem ca-mi-ông lên mặt băng. Đó là mạo hiểm, vì nghe thấy tiếng máy nổ thì địch có thể đoán ra được, sau một lúc nghĩ ngợi, Fê-đô-rốp đồng ý.

        Ca-mi-ông đến tận xác chiếc máy bay không có gì trở ngại. Các đồng chí thợ máy gác đuôi máy lên hòm xe và buộc lại. Ca-mi-ông rú ga, kéo theo chiếc Phổc-un-phơ bị hạ.

        Trận địa địch bất chợt tỉnh dậy. Liên thanh, súng cối, đại bác đều phát hoả một lúc. Mìn nổ ầm ầm, đại bác réo, đàn rít. Các đồng chí thợ máy qua mấy phút khá vất vả. Khiếp nhất là vướng máy bay đèo sau nên chiếc ca-mi-ông chỉ tiến được hết sức chậm.

        Nhưng rồi cuối cùng cũng ra khỏi khu vực nguy hiểm. Địch bắn ít đi. Ca-mi-ông lôi chiếc Phốc-un-phơ ra bờ sông, rồi từ đấy qua sông Nê-va đến Sluýt-sen-bua, và sau cùng băng qua rừng về trường bay.

        Khi xác chiếc máy bay về đến xưởng lưu động thì đã quá 2 giờ đêm. Fê-đô-rốp cũng như các đồng chí thợ máy, chẳng ai ngủ. Họ thức suốt sáng, mô xẻ chiếc máy bay, tháo bộ máy, nghiên cứu mỗi bộ phận. Sáng sớm, Lu-nin bước vào xưởng, theo sau là Ta-ta-ren-kô:

        - Thế nào?

        - Vẫn chuyện cũ rích. - Fê-đô-rốp trả lời.

        - So với máy bay ta thì hơn cái gì?

        - Chảng hơn cái gì hết.

        - Thế kém cái gì?

        - Nó có một khuyết điểm lớn.

        - Sao?

        - Khó cho phi công quan sát, nhất là về mé dưới. Vì bộ máy to quá che lấp tầm mắt.

        Ta-ta-ren-kô reo lên:

        - Tôi biết ngay mà! Tôi từ dưới bắn lên nó đấy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2019, 06:56:26 am »


IV

        Sáng ngày tấn công thứ ba, trời trong vắt. Một mặt trời vĩ đại mầu hoa bồn chiếu xuống tuyết. Không một chút hơi, không một chút sương. Mọi tiếng động của chiến trường đểu vọng đến tận trường bay. Cứ mỗi tiếng nổ, không khí rung lên như một cái chuông khổng lồ.

        Thời tiết điều hoà lại. Bão tuyết, sương gió như vĩnh viễn biến hẳn. Ngày nắng gắt, thì lại tiếp đến đêm sao, rồi lại tiếp đến một ngày rực rỡ không kém ngày trước. Đêm cũng như ngày, cuộc tấn công tiếp diễn trên lớp tuyết sáng và mềm. Bọn Đức cô bám một cách tuyệt vọng, nhung mỗi ngày, khoảng cách giữa quân đoàn Lê-nin-grát và quân đoàn Von-khốp càng nhỏ đi. Vòng vây của địch tan dần.

        Các phi công bay từ sáng sớm đến tối mịt. Những ngày nặng nhọc. Mọi người sọm đi, những bộ mặt thành nghiêm nghị và già đi. Buổi tối, chuyện cũng hết. Vừa đặt mình vào giường, là ai nấy thiếp đi tức khắc.

        Nhưng cũng là những ngày vui sướng. Tuy bọn Lóp-táp mỗi ngày một tăng lên, nhưng mỗi trận giao tranh là một lần chiến thắng. Chúng ta làm chủ không trung. Và cái đó làm mọi trái tim tràn trề hạnh phúc và kiêu hãnh.

        Nhờ lưới vô tuyến điện rất tốt, các đài quan sát ở mặt đất giúp nhiều cho các phi công.

        - Coi chừng! - Quan sát viên báo tin. - Hai chiếc Mét- séc-mít đằng sau. phía dưới.

        Một hôm, Ta-ta-ren-kô và Kla-mê-tốp giải quyết hai Mét-séc-mít nhanh quá làm trạm quan sát vừa báo tin cho họ không đủ thì giờ hiểu, và phóng tin lên không:

        - Coi chừng! Coi chừng! Tôi không trông thấy hai chiếc Méc-sec-mít nữa.

        - Đồng chí không bao giờ còn thấy chúng. - Ta-ta-ren- kô ứng đối lại. - Chúng đã bị hạ.

        Những trận đánh tháng giêng ấy làm bật rõ đức tính của mỗi người. Bây giờ người ta biết rằng trong phi đội Lu-nin có hai phi công ngoại hạng: Ta-ta-ren-kô và Kút- nét-sốp. Họ nhiều chiến công trong bảng thành tích nhất. Tên của họ, gần như mỗi ngày trở lại đầu lưỡi mọi người. Mỗi khi phi đội không xuất trận toàn bộ, thì họ được chi định làm cụm trưởng. Họ cố che giấu sự ganh đua ngầm giữa hai người với nhau. Nhưng ai cũng biết.

        Người ta biết răng cái vẻ lạnh lùng bê ngoài của Kút- nét-sốp kỳ thực che giấu một tâm hồn sôi nôi. So với Ta- ta-ren-kô thì anh là bậc đàn anh, và có nhiều giờ bay trong bảng thành tích hơn nên Kút-nét-scíp không muốn bị vượt. Vả lại, có một phạm vi mà trong toàn sư đoàn không ai có thể so được với anh: về thám thính thì anh nhất. Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó: anh có ít cơ hội được giao chiến như Ta-ta-ren-kô, do đó trong bảng thành tích chiến đấu thì anh lại ít chiến công hơn.

        Ta-ta-ren-kô chẳng biết che giấu cái gì cả. Và người ta yêu anh cũng vì cái vui mừng chân thật của anh khi thấy bạn có thắng lợi. Nếu Ri-a-bu-skin, Kla-mê-tốp hay O- strô-sa-blin hạ được một tên địch, thì anh vui sướng với họ, khâm phục cái dũng cảm của họ và phô bầy sự tài tình của họ. Khi cùng ai hạ được một chiếc máy bay, thì anh luôn gán công cho người ấy. Nhưng, nếu anh là người đầu tiên tự phụ cho là chẳng ai bằng gót chân mình, thi riêng đối với Kút-nét-sôp, anh phải kiểng. Mà khi Kút chiến thắng, anh hỏi chi tiết, một lô chi tiết. Rồi chỉ kết luận: - Tôi thấy rồi...

        Ngày 13 tháng 1 là ngày mà Ta-ta-ren-kô hạ được chiếc Phốc-un-phơ đầu tiên.

        Gần hết cả ngày hôm sau, Kút-nét-sôp đi làm còng tác thám thính. Chỉ một lần, anh cất cánh với O-strô-sa-blin đi yểm hộ bộ binh. Con mắt diều hâu của anh phát hiện ra hai chiếc Mét-séc-mít. bay là là mặt đất. Anh bổ nhào, O- strô-sa-blin theo sau đuôi và hạ ngay lập tức một Mét- séc-mít, và đuổi chiếc kia suốt dọc mặt trận đến mãi Si- ni-a-vi-nô rồi đốt cháy nó ở đây. Tên phi công phải nhảy dù.

        Ngày 15, Ta-ta-ren-kô dẫn dầu hai tiểu đội, gặp bảy Mét-séc-mít. Ba cái bị hạ ngay lập tức, hai cái do chính anh hạ, một cái do cặp Ka-ri-a-kin, Ri-a-bu-skin hạ.

        Sáng ngày 16, Kút-nét-sốp đang đi thám thính thì phát hiện ra một Mét-séc-mít 110 ở dưới thấp. Anh tiên gần đến nó bằng mé sau. Tên giữ liên thanh đằng đuôi nổ súng từ xa. Kút-nét-sốp lại gần và lia một băng. Liên thanh tịt. Vậy là Kút-nét-sốp tiến sát, gần muôn chạm phải tên Đức, và hạ nó bằng bốn băng.

        Ngay chiều hôm đó, dưới ánh sáng chói loá của mặt trời hoàng hôn chiếu rực cả một nửa trời, Ta-ta-ren-kô theo sau là Kô-stin, Kla-mê-tốp và Di-ga, gặp năm gioong-ke 88 có hai Mét-séc-mít và hai Phốc-un-phơ yểm hộ. Anh tấn công vào chính diện. Bọn gioong-ke bay nối đuôi nhau. Ta-ta-ren-kô lia một băng vào chiếc máy bay đầu đoàn, luôn dưới bụng nó, cũng chăng buồn xem bắn có trúng hay không, và lao thẳng vào chiếc thứ hai. Anh muốn thanh toán bọn oanh tạc trước khi khu trục của chúng có thì giờ can thiệp. Cái gioong-ke thứ hai vỡ tan trong rừng cùng một lúc với cái thứ nhất, Kô-stin đã giải quyết nốt cho nó. Ta-ta-ren-kô còn thời giờ tấn công chiếc gioong-ke thứ ba, rồi cái thứ tư. Mét-séc-mít và Phốc-un-phơ lăn xả vào anh. Nhưng anh lánh chúng, và dốc sức vào bọn oanh tạc. Kla-mê-tôp và Di-ga theo chiến thuật của anh là tránh giao chiến với khu trục và không để oanh tạc thoát. Chiếc gioong-ke thứ ba và thứ tư bị hạ 30 giây sau hai cái trước. Chiếc thứ năm chạy trốn và biến về phía nam, có hai Phốc-un-phơ và hai Mét-séc-mít che chở.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2019, 06:58:46 am »


        Bốn oanh tạc có yểm hộ bị bốn khu trục hạ đó là một sự việc mà cả sư đoàn tranh luận. Nhưng hôm sau, chiều ngày 17, trong những điều kiện ít thuận lợi hơn, Kút-nét- sôp lập lại chiên công của Ta-ta-ren-kô. Anh có: O-strô- sa-blin, Ka-ri-a-kin và Ri-a-bu-skin đi theo. Vào chiểu tối, họ gặp 20 máy bay Đức: 10 gioong-ke có 8 Mét-séc-mít và 2 Phốc-un-phơ bay phía dưới một chút yểm hộ. Kút- nét-sôp lắp lại chiến thuật Ta-ta-ren-kô. Bốn máy bay của anh tấn công vào chính diện, do đó đến trước khu trục địch. Bốn gioong-ke bị hạ trong vài giây, trước khi Mét- séc-mít và Phốc-un-phơ có thể can thiệp. Các gioong-ke khác thả bom bừa bãi trong rừng và chạy trốn. Kút-nét- sôp tìm cách tách được ra khỏi bọn khu trục địch và dẫn hai tiểu đội của anh về trường bay.

        Hôm đó là ngày tấn công thứ sáu. Đêm đã khuya, Lu-nin  dạo một vòng như thường lệ đến nhà ngủ. Mọi người đã ngủ như lệ thường, trừ Kút-nét-sốp ngồi ở bàn, đang viết, lưng quay ra phía cửa. Lu-nin ngạc nhiên vì anh biết ngày vừa qua rất mệt nhọc, và anh hỏi:

        - Đồng chí viết thư à?

        Anh đạt tay lên vai Kút-nét-sốp để ngăn Kút-nét-sôp khỏi đứng dậv.

        - Báo cáo đồng chí thiếu tá cận vệ không phải... Đồng chí có thể đọc.

        Và Lu-nin đọc:

        "Tôi để nghị tổ chức chiếu cố chấp nhận tôi vào trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích Liên Xô. Tôi muốn đứng trong hàng ngũ đó để giải phóng cho xứ sở tôi, chiến đấu với bọn phát xít đến giọt máu cuối cùng.

        Kút-nét-sốp Ang-tông I-va-nô-vít"

        Đẩy nhẹ tay Lu-nin, Kút-nét-sốp đứng dậy và nhìn thẳng vào mặt anh, chờ xem Lu-nin bảo sao.

        Nhưng Lu-nin không nói gì hết. Kút-nét-sốp nói tiếp:

        - Sáng mai tôi đưa đơn cho đồng chí Đê-ép.

        Sáng hôm 18 tháng giêng còn rạng rờ hơn hôm trước. Phi trường đang vui mừng, vì trên bờ nam hồ La-đô-ga, quân đoàn Lê-nin-grát chỉ còn cách quân đoàn Von-khôp ba cây số. Cô một chút nữa, là vòng vây đứt.

        U-va-rốp ở trung đoàn. Từ một tuần nay gần như mỗi ngày anh đến thăm các đơn vị một lần. Anh đến từ đêm. Đi cùng có đại úy Dúp-kốp văn thư Đảng ủy. Buổi sáng Đê-ép đưa cho anh lá đơn của Kút-nét-sôp. Sự cảm xúc mà đồng chí chính ủy để lộ ra khi xem đơn khiến đồng chí bí thư Đê-ép cũng hơi lấy làm lạ. U-va-rốp khuyên Đê-ép triệu tập ngay một cuộc họp để xét đơn.

        - Vừa dịp đồng chí văn thư Đảng ủy ở ngay đây. Tôi sẽ cùng đến với đồng chí ấy.

        Đê-ép đưa ý kiến ngược lại:

        - Bắt đầu xuất trận rồi. Tất cá các phi công và thợ máy đã ở ngoài sân bay.

        - Thì họp ở trên sân. - U-va-rốp nói.

        Mọi người tập họp trong cái lều trú ẩn nhỏ cạnh đường bay, là chỗ mà các phi công thường tới sưởi ít phút trong khi chờ đợi. Các đảng viên - phần đông là thợ máy - chen chúc nhau quanh lò sưởi. Khói lam của thuốc lá "ma-coóc-ka” bốc từ những tẩu thuốc chế bằng nhựa kính, tụ thành từng đám mây trên đầu mọi người. Ngoài Dúp-kôp, U-va-rốp còn dẫn dến cá Éc-ma-kôp và Prốt-cua-ri-a-kôp. Lều quá chật đối với con người to lớn này. Prôt phải dừng lại ở ngưỡng cửa, cúi hẳn xuông, đầu thụt vào vai để không bị va trán vào sà ngang.

        Mặc quần áo bay, đi bốt bay, Kút-nét-sốp đứng giữa lều, gần lò sưởi, tay cầm mũ. Anh mới xuất trận lần thứ hai về.

        Đê-ép cao giọng đọc đơn, rồi móc từ trong ví ra bản trích lục nhận xét về Kút. Và nói:

        - Đồng chí thiếu úy Kút-nét-sốp được nhận xét tốt.

        Anh sửa soạn đọc thì Prốt-cua-ri-a-kốp đề nghị sang vấn đề khác:

        - Chúng ta đểu biết Kút-nét-sốp, chúng ta đã thấy đồng chí ấy chiến đấu như thế nào rồi.

        Rồi người ta đọc những lời giới thiệu. Giới thiệu của Éc-ma-kốp rất nồng nhiệt và cái đó làm mọi người ngạc nhiên. Vì ở phi đội, nhiều người còn nhớ mối hoài nghi kéo dài của đồng chí chính ủy đối với Kút-nét-sốp.

        Theo yêu cầu của Dúp-kốp, Kút-nét-sốp thuật lại đời mình với cái giọng đều đều và cũng bình tĩnh như là thuật chuyện người nào khác, nhưng hai tay không ngừng vò mũ.

        Đó là một cuộc đời không có biến cố gì lớn. Con của một nữ công nhân ở xưởng dệt I-va-nô-vô, anh mồ côi cha từ sớm. Từ những ngày xa xôi nhất mà anh còn nhớ lại, anh vẫn thường mơ ước trở thành phi công. Là học sinh kém nên cậu Kút đã phải học lại một lớp. Từ đội viên thiêu nhi, cậu thành Thanh niên Công-sô-môn. Được nhận vào trường lái máy bay, anh đã không theo học đến tận cùng. Anh bị đuổi, và cùng dịp đó bị khai trừ khỏi Công-sô-môn.

        Giọng nói vẫn thế, nhưng cái mũ bị vặn vẹo như miếng giẻ và quay cuồng giữa những ngón tay anh - Phải, đoàn thể đã khai trừ vì phạm khuyết điểm trong khi say rượu.

        U-va-rốp nói:

        - Không cần thiết phải dài dòng về chuyện dó. Nỏ là chuyện cũ không ai cần biết. Đồng chí tiếp tục đi...

        Kút-nét-sốp gần như chẳng còn gì nói. Sau khi bị đuổi, anh không quay lại chỗ mẹ vì quá xấu hổ. Anh lên miền Bắc làm bè và chở gỗ. Hết mùa, anh về Lê-nin-grát xin vào nhà máy. Mùa hè năm sau, chiến tranh bùng nổ, anh được động viên vào phục vụ ở phi trường. Người ta dùng anh trong việc dọn tuyết trên các đường bay. Đồng chí chính ủy nhận ra anh và giúp đỡ cho vào hàng ngũ phi công... Vậy là hết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 10:26:38 pm »


        Anh được đồng thanh chấp nhận.

        Có dây nói gọi. Prôít-cua-ri-a-kốp cầm ống nghe rồi nói:

        - Phi đội 2, cất cánh ngay lập tức.

        Mọi người xô nhau ra khỏi lều. Các phi công còn ngồi trong khoang máy đợi lệnh xuất phát thì Sác-ba-di-ăng tất tưởi chạy lại:

        - Kút-nét-sốp không đi. Có nhiệm vụ đặc biệt.

        Mọi người cất cánh, trừ Kút-nét-sôp. Phi đội phải yểm hộ bộ binh chống địch oanh tạc. Lu-nin dẫn phi đội sang bờ bên kia sông Nê-va, rồi hướng mũi về phía đông, cho phi đội bay qua dải đất rộng đã chiếm lại. Mặc dù trời trong vắt, chảng thấy một chiếc máy bay địch nào. Từ xa, 20 cây số đã nhìn thấy hồ La-đô-ga, và tấm thảm tuyết chói lọi rộng dần, theo đà họ bay tới.

        Vượt qua Sluýt-sen-bua, Lu-nin tiếp tục bay về phía đông, về bờ nam hồ. Cũng như mọi người trong phi đội, anh muốn tự mắt trông thấy khu vực mà hai quân đoàn xô lại gặp nhau. Họ sắp bắt liên lạc chưa nhỉ?

        Máy bay bay thấp và trông thấy rõ mặt đất. Dọc các đường, trong rừng, qua cánh đồng, và theo dải băng con kênh chật hẹp Kru-glô La-đô-ga, bộ đội di chuyển về đông, rất vội vã có khi chạy. Càng tiến thì tốc độ càng tăng thêm. Họ khua tiểu liên, khua súng trường, tung mũ lên trời, reo hò. Lu-nin tìm hoài các cứ điểm tiền duyên của địch mà không thấy. Chỉ có từng đoàn bộ binh Xô Viết đang chạy, không phải về phía đông nữa, mà chạy vể phía tây.

        Lu-nin hiểu. Liên lạc đã hoàn thành. Phi đội bay trên các đơn vị của quân đoàn Von-khốp. Theo hiệu lệnh phi đội trưởng họ ngoặt lên về phía tây. Phải xem hai quân đoàn gặp nhau ở đâu.

        Chừng mấy giây thì phi đội tới nơi. Bay trên bãi lầy đóng băng bao la từ Si-ni-a-vi-nô đến hồ. Ở đó, mọc vài bụi cây trụi lá in bóng xanh xanh xuông tuyết. Hai làn sóng người gặp nhau ở đó. Từng tốp người khua chân múa tay đang tập trung. Họ ôm lấy nhau. Tuy 20 độ dưới không nhưng họ lật mũ ra mà tung lên trời.

        Niềm phấn khởi lan đến các phi công. Máy bay múa may, lồng lên, bổ nhào, bay sát đất. Thê là hết! Cái thòng lọng bóp nghẹt thành phố lớn này đã đứt. Ta đã chọc một lỗ thủng. Rồi đây có cả một con đường trên đất liền. Lu-nin có cảm giác như mắt mờ đi. Có lẽ mặt kính đọng sương chăng. Đó là vì nước mắt trào lên... Anh lấy mặt trái bao tay chùi mắt và nhìn.

        Anh quen thuộc biết mấy cái bờ bãi lầy vừa mới chiếm lại xong! Đây là con đường xuyên qua rừng, song song với bờ biển, con đường mà anh đã đi theo để vào Lê-nin-grát cách đây 18 tháng, ngồi trên chiếc ca-mi-ông lịch sử. Hồi đó, hẳn anh cùng với Khô-vơ-rin là hai người cuối cùng theo con đường ấy. Và bây giờ, thì nó đã được giải phóng. Xe tăng, ca-mi-ông, pháo, bộ đội liên tục trên đường.

        Khi Lu-nin về đến phi trường, máy bay của Kút-nét- sốp vẫn còn ở trên đường bay Theo sau là Ta-ta-ren-kô, đồng chí thiếu tá vào chỉ huy sở trung đoàn. Ở đó có U-va- rốp, Prốt-cua-ri-a-kốp, Éc-ma-kốp, Sác-ba-di-ăng, Ta-ra-rác-xin, và trong một góc là Kút-nét-sốp đang đợi giao nhiệm vụ. Mọi người đều đã biết tin, U-va-rốp hỏi Lu-nin:

        - Đồng chí đã trông thấy rồi chứ?

        - Vâng, thấy rồi.

        Lu-nin không biết kể chuyện, và khi cảm xúc thì lại càng kém nữa. Ta-ta-ren-kô kể thay đồng chí. Mặt anh hồng lên vui sướng, anh cười lộ cả hai hàm răng, mắt long lanh sáng.

        Prốt-cua-ri-a-kốp nói:

        - Bọn Đức phản công. Chúng đem thêm pháo tới.

        Dây nói gọi, Ta-ra-rác-xin nhận tin: Kút-nét-sôp phải phát hiện vị trí các dàn pháo địch ở phía nam lỗ thủng mà ta đã chọc được vào trận địa địch.

        Đồng chí thiếu úy đứng dậy và hỏi U-va-rốp:

        - Báo cáo đồng chí chính ủy trung đoàn, tôi có thế đi được chứ?

        - Đồng chí đi.

        Hai phút sau, Sác-ba-di-ăng bắt liên lạc với Kút-nét- sôp bằng vô tuyến điện. Tiếng nói bình thản của đồng chí phi công vang lên trong ống phóng thanh:

        - Tôi cất cánh.

        Vài phút qua. Kút-nét-sốp cho số ô chỗ anh quan sát.

        Prôt-cua-ri-ạ-kôp nói:

        - Ở cái góc ấy, cao xạ chúng bắn thật như điên dại. Thật như một lò lửa chính cống.

        Kút-nét-sốp báo:

        - Một dàn pháo ở bờ sông con, gần cái nhà hai tầng.

        Sác-ba-di-ăng ghi chú lên bản đồ trước khi hỏi:

        - Cao xạ thế nào?

        - Báo cáo đồng chí đại úy, bình thường... Một dàn pháo ở mé phải trường học.

        Prốt-cua-ri-a-kốp bình luận rất khẽ:

        - Bình thường, nghĩa là chúng bắn như mưa...

        - Một dàn pháo ở bờ trái con suối, gần cầu... Một dàn ờ sườn nam cao điểm 116...

        Sác-ba-di-ăng ghi.

        - Hai cỗ ở bên phải xưởng máy cách 100 thước.

        Sác-ba-di-ăng viết.

        - Ô số 5. Pháo rất mạnh bắn hướng tây nam.

        Im lặng hồi lâu. Rồi nghe tiếng Kút-nét-sốp nói rõ từng tiếng: "Con khỉ". Rồi thoảng tiếng rên, gần như một tiếng thở dài toát ra từ ống phóng thanh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 09:34:00 pm »


        Prốt-cua-ri-a-kốp bổ vào dây nói, giật lấy ống nghe từ tay Sác-ba-di-ăng và hét lên:

        - Kút-nét-sốp! Kút-nét-sốp! Cái gì vậy?

        - Đồng chí... thiếu tá... - giọng nói lịm đi, với tiếng rên - Hai dàn pháo đằng sau ga... gần đài chứa nước. .

        Anh nói thêm trong hơi thoảng:

        - Vĩnh biệt...

        Tái mặt, Ta-ra-rắc-xin nhảy đổ cái ghế dài, chui dầu vào sát Prốt-cua-ri-a-kốp, và kêu lên:

        - Ang-tông! Ang-tông! Ang-tông!

        Kút-nét-sốp không còn có thể nghe thấy nữa.

        Sác-ba-di-ăng là người đầu tiên trấn tĩnh lại.

        - Phải truyền đạt lên Bộ Tư lệnh.

        U-va-rốp nói:

        - Để tôi.

        Anh cầm tờ giấy trong đó Sác-ba-di-ăng đã ghi các chi dẫn của Kút-nét-sốp. Ta-ra-rắc-xin bắt liên lạc với bộ tham mưu quản đoàn, đưa ông nghe cho U-va-rốp và báo:

        - Đồng chí thiếu tướng chỉ huy pháo binh có ở đầu dây.

        U-va-rốp thong thả đọc các tọa độ và kết luận:

        - Đó là những chỉ dẫn do thiếu úy cận vệ Kút-nét-sốp sưu tập.

        - Rất tốt! - Đồng chí chỉ huy pháo binh trả lời! - Chúng tôi sẽ nã vào đấy.

        Giọng U-va-rốp bỗng cao lên:

        - Đồng chí Kút-nét-sốp đã hy sinh trong khi cho các tọa độ này... Đồng chí đã hy sinh cách đầy ba phút... Đồng chí thiếu tướng nghe rõ?...

        - Tôi nghe.

        U-va-rốp và Lu-nin cùng ra khỏi nhà. Một tiếng gầm lớn rung trong không khí lạnh lẽo trên đầy ánh nắng: pháo binh ta oanh tạc các dàn pháo mà Kút-nét-sốp đã phát hiện.

        Không một lời, U-va-rổp và Lu-nin đi qua cả bãi đến tận đường bay. Khi leo lên thang máy bay, Lu-nin bỗng hỏi:

        - I-van I-va-nít, đồng chí giới thiệu cho tôi vào Đảng chứ?

        U-va-rốp nhìn anh hồi lâu:

        - Tất nhiên.

        Mấy ngày nữa là đến ngày kỷ niệm đầu tiên lễ trao cờ Cận vệ. Mọi người mải miết chuẩn bị.

        Trong những người năm ngoái đã quỳ gối xuống đất tuyên thệ, nay còn có mấy người! Phần đông phi công chỉ nghe truyền khẩu lại, nhưng hình như đó là một chuyện đã có từ ngàn xưa, vì mấy tháng ở trung đoàn đủ làm họ thành cựu chiến sĩ, xứng đáng tự nhắc lại lời thề của những bậc đàn anh, lời thề mà họ thuộc lòng.

        Sô-ni-a tình cờ đúng hôm ấy đến thăm em. Hai chị em đã thỏa thuận ngày gặp từ trước, và Sla-va đi đón chị ở ga tận cùng xe điện. Prốt-cua-ri-a-kôp đã đồng ý. Không cần giấy thông hành nào cả. Trường bay thì nhân dân không đến được. Nhưng vào trong làng thì tự do.

        Sla-va lấy làm bất bình rằng Sô-ni-a đã do dự mãi không muốn đến. Lý do thì quá đơn giản: cô chẳng có gì mặc cả. Cô đi làm với bộ quần áo xanh muôn thủa, ngoài trùm cái măng tô quá cộc, chân đi ủng. Cô đã lớn quá không dùng được quần áo cũ nữa. Quần áo của mẹ thì lùng thùng trên cái thân người quá gầy gò. Cô không có giầy, tất thì chỉ còn là miếng vá đụp. Cô định bụng không đến, cũng chẳng cho em biết tại sao. Nhưng các cô gái trong đội làm cô thay đổi lại ý định. Họ tìm kiếm cho cô, người thì cái áo chẽn ngoài, người thì cái váy, người thì đôi giầy. Và được các bạn trang bị nên cô lên đường.

        Ngày hôm ấy, lạnh buốt quá khiến Sô-ni-a tê dại trong khi ngồi xe điện. Sla-va đứng đợi, còn cóng hơn nữa. Để cho nóng người lại, hai chị em chạy một mạch về cái làng mà các phi công đóng.

        Đến những nhà đầu, Sô-ni-a bỗng ríu người lại mà van nài:

        - Sla-va, chúng mình ở bất cứ đâu cũng được, nhưng đừng giới thiệu chị với ai!

        - Lại còn có nước ấy nữa! Em đã báo mọi người là chị đến.

        Nó dẫn chị vào cái nhà nhỏ mà nó ở với Lu-nin. Chổi cầm tay, Krô-míc tiếp hai chị em ở buồng ngoài.

        Sla-va hỏi:

        - Đồng chí thiếu tá có nhà không?

        - Không, ra trường bay rồi.

        - Lâu chưa?

        - Vừa đi xong.

        Sla-va quay về phía chị:

        - Em đã báo chị phải đến sớm. Bây giờ thì chắc là mọi người đã ở trên sân để dự lễ... Người ta không cho chị xem đâu, và chị không đi thì tất nhiên em cũng không đi nữa. -  Nó nói thêm câu đó với cái vẻ hy sinh đau xót, nhưng vẫn không khỏi tiếc rẻ... Giới thiệu với chị đây là đồng chí Krô-míc.

        Sô-ni-a bỏ bao tay và chìa tay ra. Krô-míc bỏ cái chổi sang tay trái và bắt tay cô. Sla-va nói rõ:

        - Chị tôi đấy.

        - Tôi biết.

        - Người mà tôi đã nói chuyện với đồng chí đấy.

        - Biết lắm. Vào sưởi cả đi.

        Qua cái buồng ngoài chật hẹp, Sla-va dẫn chị vào tận căn buồng mà nó ở với Lu-nin. Sô-ni-a hỏi rất khẽ:

        - Đó là một phi công à?

        - Không, cần vụ của đồng chí Lu-nin. Một. tay cừ lắm. Trước kia là cần vụ của đồng chí Rát-sô-khin.

        Sla-va và Lu-nin ở trong một căn buồng nhỏ, sàn bằng gỗ, trần gỗ, cái cửa sổ nhỏ xíu sương giá đọng kín cả. Có hai chiếc giường sắt xếp đặt gọn ghẽ, một cái bàn cạnh cửa sổ và hai cái ghế. Sla-va nói:

        - Chị bỏ áo măng-tô ra, ở đây ấm. Giường em đấy, và đây là giường đồng chí Lu-nin.

        Sô-ni-a cởi bỏ khăn quàng len, mở cúc áo ngoài, ngồi xuống một cái ghế, và nhìn quanh. Cô không ngờ các chiến sĩ lại ăn ở được phong quang như vậy. Nhà ngủ của đội cô cũng không gọn ghẽ bằng.

        - Có phải đồng chí cần vụ xếp đặt không?

        - Ồ, không - Sla-va trả lời - Đồng chí Krô-míc chỉ quét ngoài hiên và buồng ngoài. Đồng chí Lu-nin là một người lạ: đồng chí tự dọn dẹp lấy. Bản thân đồng chí dọn giường của mình, và em dọn giường của em. Nếu đồng chí Krô- mic mà cao hứng động vào đây thì Lu-nin cáu phải biết... Em thì đồng chí cho phép làm, vì em ở đây, Em nhóm lửa và lau nhà. Em không thể để một phi đội trưỏng quét sàn được.

        Sô-ni-a khen:

        - Đúng... nếu em nói thực. Đồng chí ấy không có vợ à?

        - Không.

        - Vì thế mà biết cách xoay xở lấy.

        Hai chị em đã sưởi ấm, và Sla-va thuyết phục Sô-ni-a đi sang thăm nhà ngủ chung, ở đấy có thể sẽ gặp một người nào đó. Sô-ni-a phản đối nói là ở buồng Sla-va cũng thấy rất tốt rồi. Cô thấy trên bàn những vở học của cậu em. Cô giở từng tờ và phát biểu những câu phê phán không lấy gì làm bùi tai lắm, lại càng làm cho Sla-va thêm quyết tâm ra khỏi chỗ này cho mau chóng. Nó phân trần:

        - Chị là khách, thì ai bảo sao chị làm vậy, chứ không phải hứng cái gì thì làm đâu nhé.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 05:01:31 am »


        Vài phút sau, hai chị em leo lên thềm nhà các phi công. Sô-ni-a rất rụt rè. Đến ngưỡng cửa, cô đứng lại và thì thào:

        - Em vào một mình. Chị đợi ở đây.

        Sla-va vào, rồi tức khắc chạy ra. Trong nhà không có ai.

        - Chị vào đi, em chỉ cho xem họ ăn ở ra sao.

        Sô-ni-a rón rén bước vào chú ý không để kẹt cửa.

        - Chỗ ngủ của họ đây sao? - Cô ngạc nhiên hỏi.

        - Thế chị tưởng như thế nào?

        Hẳn là cô hình dung những điều khác hẳn với những chiếc giường trẻ ngoan này, gối trắng tinh, khăn tay rõ sạch treo đầu giường, bàn xoay đầy các thứ đánh răng rửa mặt, đầy ảnh, sách, cuộn chỉ, lại có cả gương con bỏ túi nữa. Và những cái rương con cũ có bọc lưới thừng, và những con bài cẩu ngây ngô trên bàn... Thế mà họ lại là những người chiến sĩ...

        Cô đến gần tờ "Báo bay" treo trên tường. Dưới cái đầu đề viết bằng chữ in, là một ghi chú chép tay bằng chữ lớn, báo tin là Thiếu úy Cận vệ Ang-tông Kút-nét-sốp được tặng huy hiệu Anh hùng Liên Xô. Sô-ni-a bảo:

        - Rồi em chỉ cho chị xem đồng chí ấy nhé.

        - Không.

        - Sao?

        - Đồng chí ấy đã hy sinh. Thế gọi là truy tặng.

        Quả vậy, một khung đen bọc lấy cả tờ báo, và đầu bài tiểu sử có ghi "Để tưởng nhớ lại".

        - Đồng chí ấy trước ở nhà này à?

        - Giường của đồng chí ấy đấy.

        Chính là cái giường mà Sô-ni-a vịn tay vào.

        - Bây giờ ai ngủ đây?

        - Chưa có ai cả.

        Bàng hoàng vì cảm xúc, Sô-ni-a theo Sla-va ra phố. Hai chị em gặp Éc-ma-kôp đang vội vã đi ra trường bay. Sla-va đứng nghiêm:

        - Báo cáo đồng chí chính ủy, đây là chị tôi.

        Éc-ma-kốp bắt tay Sô-ni-a, và tươi cười hỏi:

        - Cô không đi ngay chứ? Xin lỗi, tôi bận lắm, nhưng lát nữa chúng ta sẽ lại gặp. Trong khi chờ đợi, mời cô đi ăn trưa.

        Anh mở sổ tay ngoáy một cái vé ăn, đưa cho Sla-va rồi chào và đi. Sla-va thường ăn trưa ở nhà ăn. Nó kéo tay Sô-ni-a:

        - Đi ngay đi. Chị Hin-đa sẽ cho mình ăn.

        - Chị không đói tí nào - Sự dút dát đã làm Sô-ni-a nói dối.

        - Thôi đừng có đùa! Đi đi. Ăn súp xong, có món sườn.

        Nhà ăn của các đồng chí thợ máy ở tầng dưới, của các phi công ở tầng trên, Sla-va và Sô-ni-a leo lên cầu thang gỗ. Hin-đa có một mình ở nhà ăn.

        - Chị Hin-đa, giói thiệu dây là chị em!

        Hin-đa mỉm cười chào, để hai chị em ngồi vào một bàn trong góc, và đem lại một đĩa súp rau cải. Sô-ni-a thì thầm:

        - Cô ấy xinh làm sao chứ! Chắc ai cũng phải mê.

        Sla-va sửng sốt. Nó chưa hề tự hỏi là Hin-đa có xinh hay không?

        - Chăng ai mê cả. Nhưng chị ấy lại mê cuồng anh Ta- ta-ren-kô.

        - Sao em biết?

        - Ai cũng biết - Sla-va nói với cái giọng chắc chắn, vừa nói vừa cho "mù tạt" vào súp để làm cái bộ người lớn.

        - Thế anh ta có yêu chị ấy không?

        - Anh ta chẳng nhìn đến nữa là khác.

        - Thế thì đáng ghét quá. Một cô xinh như vậy, đáng lẽ phải mê mới phải.

        Hin-đa đưa thêm thức ăn và đi ra phía chiếc cửa sổ trông xuông trường bay. Cửa kính bị sương đọng đến tận nửa, và Hin-đa phải kiễng chân lên. Hai cô gái nữa ghé đầu qua cửa ra vào. Họ hỏi Hin-đa:

        - Bắt đầu à?

        Hin-đa gật đầu. Các cô chạv ra cửa sổ và cũng kiễng chân lên, nhưng chàng thấy gì, vì thấp hơn Hin-đa. Thế là họ leo lên mép cửa sổ, và sau một phút lưỡng lự, thì Hin- đa cũng làm theo. Sla-va nói:

        - Bắt đầu!

        Mồm còn đầy, nó đã chạy ra cửa sổ, rúc đầu qua váy các cô phục vụ, nhưng chẳng nhìn thấy gì.

        Nó chạy bổ lại Sô-ni-a:

        - Chị này, đợi em một lát... Em không thể bỏ lỡ xem buổi lễ được, một năm mối có một lần.

        Sô-ni-a hốt hoảng:

        - Mày để tao một mình à?

        - Đã có chị Hin-đa ở đây mà.

        - Sla-va, thế không coi được, tao là khách...

        - Em với các bạn về ngay lập tức... Chị đừng giận, một tí là em về...

        Sla-va chạy nhào xuống thang.

        Trung đoàn đã đứng theo hàng ngũ. Mặt trời lớn tướng và giá bàng chiếu sáng rực trường bay. Các phi đội toả ra làm ba hàng, phi công đi đầu. in bóng đen trên tuyết. Lông mày mọi người trắng ra vì sương đọng. Hơi nước ở miệng phào ra.

        Prốt-cua-ri-a-kốp cầm lấy cán cờ từ tay đồng chí giữ cờ, và đặt gối xuống đất. Đều một loạt, cả trung đoàn làm theo:

        - Tổ quốc, hãy nghe chúng tôi! Chúng tôi xin thề...

        Quỳ ở hàng đầu phi đội, Lu-nin cảm thấy con tim rung lên. Anh không trông thấy phi đội của anh, nhưng anh nghe thấy họ nhắc lại lời thề sau Prốt-cua-ri-a-kốp và nghe những giọng thanh niên của họ hơi run run, anh biết là buổi lễ đối với họ cũng không kém rung động như đối với bản thân anh.

        - Chúng tôi sẽ phất ngọn cờ đỏ của Đoàn Cận vệ Xô Viết qua các bão táp của chiến tranh cho đến ngày chiến thắng rạng rỡ...

        Khi trung đoàn nhắc lại chữ "Chiến thắng", thì nó dội lên như một tiếng sấm trong không khí giá lạnh. "Chiến thắng", ai cũng biết nó là thế nào rồi. Nó không còn là một giấc mơ, cũng không là một hy vọng hay một tiên đoán. Họ đã trông thấy nó, bản thân họ đã chiến thắng. Cách đây mấy cây số sừng sững cái thành phố vĩ đại quang vinh. Họ vừa chọc thủng lưới phong toả.

        Địch còn bám chắc. Chúng giữ Cơ-ri-mê, U-cơ-ren, Bi- ê-lô-ruýt-si. Dù ta đã chọc thủng, chúng còn dính vào thành phố ở phía tây nam, và trọng pháo của chúng còn tiếp tục oanh tạc. Con đường phải đi nốt còn mênh mang. Nhân dân còn phải biết bao là hy sinh nữa... Nhưng "Chiến thắng" sẽ đến. Bình minh rạng rỡ sẽ lên. Ánh bình minh đầu tiên đã nhuộm chân trời.

        - Chào cờ! - Đồng chí Prốt-cua-ri-a-kốp ra lệnh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2019, 12:00:26 am »

        
CHƯƠNG MƯỜI HAI
        
CHIẾN ĐẤU TRÊN BIỂN

I


        Đến bữa ăn trưa, Sô-ni-a gặp các phi công. Khi họ kéo từng đoàn vào nhà ăn, thì gần như phải dùng vũ lực mới giữ cô lại được.

        Hôm nay tiệc liên hoan, có món "pa tê", và mọi người buộc cô phải ăn một miếng lớn tuy cô đã đã trưa rồi. Đến cuối bữa tiệc, thì U-va-rốp tới. Anh thân ái chào Sô-ni-a. Và tuyên bố một vài câu về cuộc lễ buổi sáng. Rồi người ta dẹp bàn lại. Một đồng chí thủy thủ trẻ tuổi giở đàn ắc- coóc-đê-ông. Và bát đầu nhảy.

        Các phi công mặc lễ phục - áo xanh, quần đen là thật phẳng, và giầy thật bóng. Lấp lánh những lon, những cúc vàng và huân chương. Một sỹ quan trẻ tuổi, mà Sô-ni-a thoạt đầu tưởng là phi công, nhưng thật ra là đồng chí thầy thuốc, đem tới một cái máy hát. Và mọi người càng nhảy khỏe.

        Ai nấy đều mời Sô-ni-a, nhưng cô cố tình chối là không biết nhảy. Thực ra, hồi đi học có nhảy đôi chút với các bạn gái nhỏ cùng lớp, nhưng thời kỳ ấy đã quá xa rồi! Anh chàng bé nhỏ Ka-ri-a-kin tỏ ra hay vật nài nhất. Và Sô-ni-a thấy anh chàng buồn cười nhất. Anh ta quay xung quanh cô, đánh ngón tay, nắm lấy tay cô kéo ra giữa nhà. Nhưng cô cười gỡ tay ra, và đầy ngượng nghịu lánh ra một xó.

        Còn có vài cô gái nữa quần áo cũng chẳng hơn gì Sô-ni- a và cái đó yên ủi cô đôi chút. Các cô đều nhảy, nhưng chẳng cô nào nhảy khéo bàng Hin-đa. Sô-ni-a khống ngớt ngắm nghía Hin-đa. Người đẹp như thế, chỉ trong tranh mối có. Ngay đến cô ả "Nuy-ra đẹp" ở đội cô cũng chưa thấm vào đâu!

        Lu-nin không nhảy. Anh đứng riêng với nhóm "đứng đắn”. Sô-ni-a nhận thấy anh nhìn cô tủm tỉm cười, như muốn khuyến khích cô. Và cô mỉm cười lại.

        Một phi công cao lớn, tóc nâu, răng trắng, nhìn cô chằm chằm không rời mắt. Cô sang một góc nhà khác. Anh ta đi theo, nhưng có vẻ rụt rè và không dám gợi chuyện. Cô hỏi:

        - Tại sao anh không nhảy?

        - Tôi không biết nhảy.

        - Vậy là cũng như tôi sao?

        - Còn kém hơn nữa.

        Cô cho là vô lý và hỏi:

        - Sao anh biết?

        - Thì chúng ta thí nghiệm xem, chị có đồng ý không?

        Cô không kịp từ chối. Anh đã nhẹ nhàng đặt tay vào

        ngang người cô, và họ thử nhảy một điệu "van".

        - Tôi biết chị là chị Sô-ni-a.  Anh chàng nói xong thì hơi đỏ mặt.

        - Vâng. Còn anh?

        - I-li-a

        - I-li-a Ta-ta-ren-kô?

        - Đúng.

        - Tôi không tưởng anh như vậy.

        - Vậy chị tưởng như thế nào?

        - Tôi tưởng anh còn bé, còn ít tuổi như kiểu Sla-va. Nó nói rằng anh là bạn nó.

        - Thì chúng tôi là một đôi bạn thực.

        Sô-ni-a nhảy cả buổi với Ta-ta-ren-cô. Chưa bao giờ cô cảm thấy vui vẻ như vậy. Càng nhảy càng mạnh dạn thêm lên, nên họ không bỏ một điệu nào, và nhảy cũng không kém gì người khác. Sô-ni-a không còn để ý đến ai nữa. Nhưng có hai lần, cô thấy Lu-nin nhìn cô, vẻ hơi buồn, và cái đó làm cô bối rối trong giây phút.

        Cô chỉ nhớ lại thế giới bên ngoài khi có người gọi Ta-ta- ren-kô, và anh phải rời cô lần đầu tiên trong cả buổi tối. Sla-va đi ngủ từ lâu. Cô cũng đến giờ phải về rồi! Cô không có giây thông hành đêm, nếu nhỡ chuyến xe điện cuối cùng thì... Cô chạy bổ ra buồng ngoài để lấy áo măng- tô.

        Lu-nin đã ở đấy.

        - Tôi mặc áo ca-pôt rồi đưa cô về.

        - Không đâu, đồng chí Lu-nin ạ. Tôi về một mình được.

        Ta-ta-ren-kô vừa chạy xổ tới và đứng dừng hẳn lại khi thấy Sô-ni-a đứng với Lu-nin.

        Đồng chí thiếu tá đã lấy ca-pốt ra khỏi mắc áo. Anh mắc lại và ung dung nói.

        - Cậu đưa cô ấy về.

        - Báo cáo đồng chí thiếu tá.

        Nhưng Lu-nin đã quay gót.

        Khi thấy Ta-ta-ren-kô sửa soạn đi tiễn cô, mà không mặc ca-pốt, không đội mũ lông thì Sô-ni-a hốt hoảng:

        - Trời lạnh thế này thì anh chết cóng mất.

        Anh phân trần là anh không hề thấy lạnh, vả lại, thời tiết cũng ấm. Thực thì thời tiết có bớt lạnh đi thật và hơi xuống tuyết. Trăng lấp ló sau mây, và dưới ánh trăng mò, thấy những bông tuyết mắc vào mớ tóc nâu của đồng chí thiếu úy. Họ vừa cười vừa chạy ra đoạn tận cùng của đường xe điện. Nhưng khi Sô-ni-a đã leo lên cuối toa, ánh sáng xanh của ngọn đèn điện bao lấy người cô như một lớp hào quang, thì bỗng nhiên anh chàng Ta-ta-ren-kô như ỉu hẳn đi.

        Xe điện chuyển bánh.

        - Chào chị.

        - Chào anh. - Sô-ni-a giơ bàn tay đeo găng khẽ vẫy.

        Anh biến vào đêm tôi. Cô đứng ở cuối toa, gió thổi quật  vào người nhưng lại thấy dễ chịu. Xe rít bánh chạy nhanh thêm. Bất chợt Sô-ni-a nghe thấy ai chạy đuổi theo xe điện. Thì là anh! Một tay nắm lấy cái núm đồng, anh nhảy lên xe. Cô hét lên:

        - Nguy hiểm chết!

        - Tôi còn muốn chào chị một lần nữa.

        Các phố vắng tanh. Xe điện mở hết tốc lực. Sô-ni-a kêu lên:

        - Tôi cấm anh không được nhảy! Ở đây trơn lắm. Đến ga sau anh sẽ xuống.

        Anh cứ nhẩy và biến vào đêm tôi.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2019, 09:36:15 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2019, 04:13:13 am »


*

*      *

        Sô-ni-a tiến bộ lớn trong công việc hàn sì. Cô tự thấy tình cờ đã học được một nghề chuyên môn vào loại quý nhất, và hiện nay thì hết sức cần thiết. Mọi người đã hết coi cô như một đứa trẻ con. Có những người lớn tuổi hơn nhiều mà vẫn đến hỏi ý kiến cô.

        Đội Công-sô-môn của cô bây giờ giải tán. Tuy lỗ hổng mà ta đã chọc được vào trận địa địch còn nhỏ, tuy kẻ thù vẫn ở cửa ngõ thành phố, và mặc dầu bị oanh tạc mỗi ngày một nặng, nhưng các nhà máy vẫn mọc lên từng cái một. Những đoàn tàu chở lương thực và than củi tới thành phố bằng đường bờ nam hồ La-đô-ga, đi men theo các tuyến tiền duyên. Cũng do đường đó mà lấy điện từ Von-khốp lại. Ông khói nhà máy lại phun khói. Máy lại nổ. Công việc đã tiếp tục như thường. Và các cô gái trong đội Sô-ni- a trở về với công tác cũ.

        Xô viết khu giữ lại Sô-ni-a. Phải chữa lại các ống nước, các cống, chữa lại bộ phận đốt lửa trung tâm và củng cố bộ phận kèo cột bằng sắt của các nhà. Đâu cũng cần đến thợ hàn. Sô-ni-a được ghép vào một đội gồm thợ nguội, thợ chì, thợ lợp nhà, và trực thuộc Xô viết khu. Các cô gái ở đó hơi nhiều tuổi hơn Sô-ni-a, và bọn con trai thì lại hơi ít tuổi hơn. Trong đội, với danh nghĩa là chuyên môn trong một nghề khó, nên cô có cương vị đặc biệt.

        Họ làm việc từ sáng sớm đến chiều tối, không nghỉ chủ nhật, với ngọn lửa thanh xuân và ý thức phục vụ tốt. Mỗi lần, sau hàng tuần lễ lăn lộn với công việc, thấy nước đã chảy vào được các ống một khu nhà thì họ vui mừng tưởng đến bật cả trái tim ra ngoài. Họ có cảm giác như làm sống lại những cái đã chết, như bắt những cái tàn phế phải phục vụ người sống.

        Càng ngày, Sô-ni-a càng luôn luôn gắn bó với nghề. Lúc đầu, chỉ là cái hào nhoáng bề ngoài nó đã cám dỗ cô: nào kính, nào những tua nước kim khí đang chảy, cái ngọn lửa xanh bí mật của mỏ hàn. Nhưng càng làm việc, cô càng hiểu và mê mải với những đặc tính của kim khí mà từ trước đến nay cô chưa biết. Người ta có thể làm cho kim khí mềm ra và theo ý muốn của mình. Chỉ cần nắm được cái bí quyết của chúng. Ngành luyện kim thật là một phạm vi hoạt động vĩ đại của con người! Chính cái đó là cần phải học; phải cống hiến cuộc đời cho nó, cũng như ông ngoại đã cống hiến cuộc đời cho khoa học sông, hồ.

        Ang-tô-ni-a giải thích cho Sô-ni-a:

        - Nghĩ đến cái ấy sớm quá. Em phải thi đỗ chuyên khoa đã. Năm ngoái, không thể nghĩ đến học được. Nhưng thời kỳ đó đã qua rồi. Bây giờ, ngay thằng Sla-va cũng đã tiếp tục học.

        - Vì em còn phải làm việc. Em không thể bỏ đội được...

        - Phải nghĩ đến cái đó... Để chị xem xem nên như thế nào.

        Ang-tô-ni-a vẫn ở Ban chấp hành Xô viết khu. Có phút nào rỗi là Sô-ni-a lại đến gặp chị ở bàn giấy để nói chuyện, thường đã thấy các cô bạn Công-sô-môn khác ở đấy.

        Vài ngày sau, chị Ang-tô-ni-a hỏi cô:

        - Em có khả năng tự học không?

        Và không đợi trả lời, chị nói luôn:

        - Bọn trẻ con không biết tự học. Ngay đến người lớn cũng ít người học được đến nơi. Cái đó cần nghị lực nhiều lắm. Em sẽ tiếp tục học mà không phải ngừng công tác. Em có khả năng chuẩn bị để thi chuyên khoa được không?

        - Em lấy thì giờ đâu mà học?

        - Sẽ cho em thì giờ. Chị quyết định cái đó thì chị sẽ bảo đảm.

        - Nhưng còn toán pháp... Một mình thì em không đến nơi được.

        - Chị sẽ giúp. Trước chiến tranh, chị dạy thêm đại số cho ba em ở xưởng dệt thi chuyên khoa. Nếu cả ngày chị bận thì sau mười giờ tối em đến tìm chị.

        Sô-ni-a lại học. Ang-tô-ni-a xoay xở sách giúp cô, và đặt cho cô một chương trình rất sát. Từ nay, đời sống của Sô-ni-a chia làm hai: hàn sì và sách vở.

        Thời gian thiếu một cách quái ác, nhất là lúc đầu. Mặc dù ý muốn của cấp trên, nhưng người ta nhất thiết cần đến công việc của Sô-ni-a.

        Ang-tô-ni-a nhiều lần can thiệp, và trên đi đến thỏa thuận là Sô-ni-a sẽ tìm một người thay thế. Cô sẽ dạy nghề cho người đó, và hai người sẽ cắt lượt nhau phục vụ.

        Sô-ni-a vẫn có một người giúp việc trong công tác, có khi hai người. Cái đó làm cô có cảm giác như một người phụ trách thực thụ. Cô nhớ đến hồi cậu thợ bé đã dạy cô hàn sì, và nay đến lượt cô phải ra sức dạy nghề cho các bạn. Trong thời gian dài cô không gặp may, vì rơi vào những tay phụ mới trông thấy cái mỏ hàn sì đã hết vía. Rồi có một cô bé cùng tuổi giúp việc tên là "Tô-ni-a còm". Trông như mới 12 tuổi, vì nạn đói đã làm cô liệt giường sáu tháng. Mọi người tưởng không bao giờ cô còn dậy được nữa, và bộ mặt tái nhợt còn giữ lại dấu vết của những ngày đói khổ. Nhưng cô cũng qua được tai nạn, và đi tìm kiếm công việc. Và đôi bàn tay bé như bàn tay trẻ con lại khéo léo một cách hiếm có. Cô thích nghề hàn sì, và nhận việc tập sự giúp Sô-ni-a với tấm lòng biết ơn.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2019, 09:55:37 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM