Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:03:30 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mihara - Người bạn Nhật  (Đọc 8630 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2018, 03:00:18 pm »


2

        Khi xe chở các sĩ quan an ninh lao đi các nơi triển khai chiến dịch vây bắt mạng lưới gián điệp H80 thì chiếc xe Toyota màu sửa chở nữ phiên dịch Bích Vân cũng đang lăn bánh đến nhà ông Phó thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp.

        Nghe thấy tiếng còi xe, ông xách cặp đi ra:

        - Mời anh lên xe - Bích Vân nói.

        Người lái xe tiếp tục cho xe chạy, khoảng năm phút sau anh dừng lại trước một ngôi nhà xây gần hồ Hoàn Kiếm.

        Bích Vân xem đồng hồ.

        - Báo cáo anh, mình đến hơi sớm.

        - Không sớm đâu. Đấy là thái độ người chủ đón khách.

        Khoảng năm phút sau, ông Mihara cũng có mặt. Ông Phó thư ký xuống tận chân cầu thang đón ông Mihara rồi dẫn lên gác hai.

        Phòng họp trang hoàng rất đơn giản, chỉ có một dãy bàn bằng gỗ cẩm lai với hai hàng ghế. Trên tường phía bên phải treo bức tranh sơn mài cảnh vịnh Hạ Long, bên trái treo bức tranh cảnh núi Phú Sĩ Nhật Bản. Trên bàn có một lọ hoa cắm cành đào Nhật Tân, không có hoa, chỉ có lá non.

        Những người ngồi họp về phía Việt Nam, có ông Phó thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp, các ông cán bộ khu vực, một số Tổng công ty. Bộ Kinh tê đối ngoại đại diện cho các tổng công ty đó và đại diện Bộ Ngoại giao; về phía Nhật Bản có ông Mihara, giám đốc Công ty Hana Nhật Bản. Khách mời, có một số nhà báo của hãng Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam, và tổ phóng viên quay phim thời sự Đài truyền hình trung ương. Phóng viên báo Asaha Shimbun của Nhật Bản đang ở thăm Việt Nam và một số phóng viên nước ngoài thường trú tại Hà Nội cũng có mặt.

        Đúng 8 giờ, cuộc họp bắt đầu.

        Ông Phó thư ký trong bộ com-lê màu sáng đứng lên, đọc một bài diễn văn dài:

        - Thưa ông Mihara, Giám đốc công ty Hana Nhật Bản. Thưa ông đại diện Bộ Ngoại giao, thưa các đại diện các Tổng công ty, các nhà báo Việt Nam và nước ngoài. Chính sách của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại là mở rộng hợp tác với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trong Hội đồng tương trợ Kinh tế, tăng cường hợp tác dài hạn với Lào và Campuchia, tranh thủ mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác và các Tổ chức quốc tế.

        Luật đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam vừa được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố là sự thể chế hóa chính sách nói trên nhằm mục tiêu mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phát triển kinh tê trong nước.

        Luật được áp dụng chung cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức kinh tế trung ương và địa phương của Việt Nam hợp tác kinh doanh với người nước ngoài.

        Tinh thần của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987 là Nhà nước Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích người nước ngoài đầu tư vốn và kỹ thuật vào Việt Nam, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và pháp luật Việt Nam, và trên cơ sở bình đẳng và các bên cùng có lợi...

        Ông Mihara, giám đốc Công ty Hana Nhật Bản là khách hàng quen của Phòng Thương mại và Công nghiệp, là khách hàng quen của nhiều Tổng công ty, của nhiều cơ sở ngoại thương nước ta đã nghiên cứu Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đã tự nguyện yêu cầu phía Việt Nam lập "Xí nghiệp liên doanh hữu nghị Nhật Việt".

        Sau một thời gian khảo sát, nghiên cứu, bàn bạc ông Mihara và chúng tôi mở cuộc họp hôm nay để thống nhất với nhau một số điểm cuối cùng trước khi ký kết với sự chứng kiến của các nhà báo.

        Xin ông Mihara cho biết ý kiến về những vấn đề hôm qua chưa thống nhất.

        - Xin cám ơn ông và các vị khách quý - ông Mihara ra đứng lên cúi gập người theo một góc thước thợ rồi lại ngẩng mặt lên - Sau khi nghiên cứu lại, tôi thống nhất với các ông về hình thức đầu tư; quyền lợi, nghĩa vụ của Xí nghiệp Liên doanh hữu nghị Nhật - Việt, nhưng xin hỏi thêm ông về biện pháp bảo đảm đầu tư cho Xí nghiệp này.

        Ông Phó thư ký đứng lên trước ống kính quay phim, chụp ảnh và máy ghi âm của các nhà báo.

        - Theo điều 21 Luật này, vốn và tài sản của Xí nghiệp Liên doanh hữu nghị Nhật - Việt không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính, vốn đầu tư không bị quốc hữu hóa...

        - Đề nghị phía Việt Nam cho biết, Công ty chúng tôi đầu tư vào Việt Nam thì có được chuyển về Nhật lợi nhuận, vốn đầu tư không?

        - Về vấn đề này tôi xin nói rõ, những người Nhật Bản của Công ty Hana đầu tư vào Xí nghiệp liên doanh hữu nghị Nhật- Việt sẽ được chuyển về Nhật hoặc nước ngoài không phải Việt Nam:

        Một: lợi nhuận thu được trong quá trình kinh doanh

        Hai: Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật hoặc dịch vụ.

        Ba: Tiền gốc và lãi của các khoản cho vay trong quá trình hoạt động.

        Bốn: Vốn đầu tư cho Xí nghiệp.

        Năm: Các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Công ty Hana.

        - Xin ông cho biết thêm về việc chuyển đổi giữa đồng Việt Nam và đồng Yên Nhật Bản.

        - Về vấn đề này, tại điều 24 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã ghi rõ: "việc chuyển đổi giữa đồng Việt Nam và tiền nước ngoài được thực hiện theo tỷ lệ giá hối đoái chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

        - Còn nếu như Xí nghiệp Liên doanh hữu nghị Nhật - Việt làm ăn thua lỗ?

        - Thì cả phía Việt Nam và phía Nhật Bản cùng gánh chịu rủi ro đó, nghĩa là bảo đảm đối đãi công bằng và thỏa đáng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2018, 03:00:52 pm »


        Cuộc trao đổi giữa ông Mihara và các đại diện của phía Việt Nam diễn ra sôi nổi, cuốn hút họ vào cơn lốc của việc mở rộng kinh doanh hữu nghị Nhật - Việt đến nỗi cả khách lẫn chủ đều không ai nghĩ đến chuyện riêng, thậm chí không nghĩ đến thời gian đã từng là thù địch của nhau.

        - Thực ra, trong cuộc họp này, tôi mới hiểu các ông đang kiến lập một lối hợp tác kinh doanh đúng thời cuộc - Mihara nói - khi chấp nhận mở Xí nghiệp liên doanh với công ty Hana chúng tôi. Nghe như không có gì là lạ. Thế nhưng tại sao chúng ta lại không làm được từ trước, từ cái ngày mà các ông vừa mới giải phóng. Nếu chúng ta thiết lập Xí nghiệp này từ năm một chín bảy nhăm thì bây giờ vốn và lãi có phải gấp hàng trăm lần rồi không?

        Ông Phó thư ký và các đại biểu ngồi nghe, ai cũng hiểu rằng, vì tập trung sức lực cho cuộc chiến tranh các nhà kinh tế cũng như các nhà lãnh đạo chưa quan tâm đầy đủ đến phát triển kinh tế sau chiến tranh nên đã phải mò mẫm hơn mười năm trời. Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết mật về mở rộng kinh tế với nước ngoài sau chiến tranh mà nhóm điệp viên H80 tổ chức đánh cắp cũng chính là đường lối của Đảng, là cơ sở cho Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

        Đứng trước thực tại của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thì Luật này ra đời là sự đổi mới cách hợp tác kinh tế với nước ngoài. Những cán bộ đảm nhận công việc mở rộng kinh doanh với nước ngoài đã nêu cao vấn đề danh dự của họ trước nhân dân.

        Ông Phó thư ký nhìn Mihara nói:

        - Cám ơn ông về những lời tốt đẹp đó. Bây giờ xin hỏi thêm, ông có ý kiến gì về dự thảo Điều lệ không?

        - Tôi chỉ đề nghị, tôi là giám đốc Xí nghiệp liên doanh đó.

        - Về vấn đề này hôm qua chúng ta đã thống nhất: phía Việt Nam làm giám đốc, ông làm phó giám đốc thứ nhất của Xí nghiệp.

        - Nếu vậy thì tôi không có gì hỏi thêm.

        Cuộc thảo luận làm sáng rõ nội dung câu chữ bản hợp đồng mở Xí nghiệp Liên doanh hữu nghị Nhật - Việt sôi nổi kéo dài đến gần trưa.

        Buổi chiều, thư ký biên soạn lại thành văn bản.

        Mười lăm giờ đúng, ông Mihara đại diện Công ty Hana và ông Phó thư ký chính thức ký mở Xí nghiệp Liên doanh hữu nghị Nhật - Việt và ký Điều lệ Xí nghiệp.

        Sau lễ ký, phía Việt Nam mời cơm thân mật ông Mihara tại khách sạn Hoà Bình.

        Sáng hôm sau, thứ tư, lúc Hà Nội vừa tắt đèn nhường cho ánh sáng mặt trời tràn trên đường phố Mihara đã gói ghém xong đồ đạc. Ông nóng lòng chờ Thu Hương đến. Tiếp xúc nhiều với Thu Hương, ông càng thấy mến và nhớ người con gái Việt Nam này. Ông nghĩ, về Nhật đợt này sẽ kể cho vợ nghe về Thu Hương và về những người con gái Việt Nam.

        Ông ngồi xuống sa lông. Nỗi sợ hãi CIA, kinh hoàng khi bị cơ quan an ninh Việt Nam phát giác đè bẹp tâm hồn ông trong sự hoang lặng. Trong những ảo tưỏng và ảo giác của bóng tối đã từ đêm đen mà sinh ra thì sau khi ký hợp đồng lập Xí nghiệp Liên doanh hữu nghị Nhật - Việt lại theo đêm đen mà tan biến, tan biến thực sự, chẳng còn lo sợ gì nữa.

        Có tiếng gõ cửa.

        - Thưa ông, có người đang đợi ông ở phòng khách.

        Ông Mihara bước theo người phục vụ buồng bàn.

        Từ ngoài cửa ra vào, ông thấy Thu Hương ngồi trên ghế, mặt cúi xuống vẻ buồn bã.

        - Chào bà!

        - Chào ông - Thu Hương nói bằng một giọng gắng gượng, chậm rãi, đều đều biểu hiện nỗi đau khổ đang vò xé tâm can - Tôi biết hôm qua ông ký kết Điều lệ Xí nghiệp Liên doanh hữu nghị Nhật - Việt và hôm nay ông trở về Nhật. Như đã hứa, tôi sẽ tiễn ông sang tận sân bay Đa Phúc. Nhưng tôi không thực hiện được nên đến cáo lỗi ông.

        - Bà bận?

        - Vâng, tôi phải tiễn đưa người thân đến nơi yên nghỉ cuối cùng.

        Tiếng thở của Mihara và cả Thu Hương đều chìm đắm vào thinh lặng như cơn gió mạnh lặng tắt trên ngọn cây. Tim Mihara như ngừng đập, ông nhìn thẳng vào Thu Hương.

        - Thưa bà, bà có thể cho tôi biết đó là người như thế nào với bà, và tôi có thể làm gì để bớt nỗi đau này?

        Thu Hương ngước mắt lên và nhìn thẳng vào mặt Mihara. Ông Mihara cảm thấy cái nhìn chứa đựng một cái gì thê thảm.

        - Đó là một người đồng chí của tôi mà ông đã quen biết.

        - Tôi đã quen - Mihara ngạc nhiên hỏi

        - Vâng.

        Sắc mặt Thu Hương đanh lại, đờ đẫn. vẻ mặt này Mihara chưa gặp ở Thu Hương lần nào.

        - Chính cái ông ngồi cùng xe với ông phía bên phải trong chuyến đi công tác ở Nghệ Tĩnh vừa qua.

        - Ông ấy bị tai nạn hay cảm lạnh?

        - Bị CIA hãm hại.

        - Bà nói sao?- Mihara hỏi vội vã,

        - Ông đã từng làm việc với Jôn Smít và Tiểu Hồng ở Hồng Kông, nhưng rồi không chịu tiếp tục cộng tác nên họ tìm cách hãm hại ông, ngay trên đất Việt Nam. Đoán biết được âm mưu này, chúng tôi đã bãi bỏ chuyến đi này của ông vào Đà Nẵng. Từ Hà Tĩnh ông quay ra Hà Nội, còn người của chúng tôi cải trang giống như ông, biết nói tiếng Nhật tiếp tục chuyến đi, Jôn Smít bố trí người phục kích định thủ tiêu ông - giọng Thu Hương đứt quãng.

        - Thủ tiêu tôi - Mihara ngạc nhiên hỏi lại.

        - Đúng.

        - Và ông ấy đã chết

        - Vâng. Đã hy sinh.

        Tay Mihara buông thõng. Ông rơi người xuống ghế rồi đưa tay ôm mặt. Trái tim đau khổ vì bom nguyên tử Mỹ giết toàn bộ gia đình đã lạnh bặng của ông Mihara như thắt lại đau nhói, đập thình thịch đến vỡ ra. Mihara nhìn Thu Hương vừa đồng cảm, vừa bàng hoàng và đau xót.

        - Tôi có thể làm gì giúp bà?

        Mihara cúi đầu, tay túm tóc ngồi bất động như một bóng ma, bồn chồn, nôn nóng chờ câu trả lời.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2018, 03:05:03 pm »

   
Chương mở

        Sáu tháng sau, vào đầu mùa đông năm 1988, Mai Kim Châu và bác sĩ Tần tổ chức lễ cưới. Cơ quan bố trí cho Kim Châu nghỉ một tuần về quê thăm gia đình và họ hàng.

        Họ đang gói đồ dùng chuẩn bị cho chuyến đi thì Bích Vân đến.

        - Thu Hương, ở khách sạn có người nước ngoài muốn gặp cậu.

        Kim Châu đang sắp xếp mấy gói bánh kẹo chuẩn bị mang về quê biếu họ hàng gia đình nhà chồng. Ánh sáng trời mùa đông không che khuất được niềm vui trên nét mặt cô lâng lâng cảm giác của tuần trăng mật.

        - Đàn ông à, Bích Vân?

        - Không, một phụ nữ Nhật.

        - Bà ấy gặp làm gì vậy?

        - Mình không biết. Bà ta không chịu nói, bảo chỉ gặp riêng Thu Hương mới nói được.

        - Có biết bà ta tên gì không?

        - Không.

        - Có lẽ là - Kim Châu bỏ gói kẹo vào túi xách đặt xuống giường. Trong khoảnh khắc, Kim Châu chợt nghĩ, có lẽ người của CIA muốn tiếp tục một trò chơi cô quay sang phía Tần:

        - Em có chút việc, phải gặp một người khách nước ngoài. Anh đợi em một lúc sẽ trở về.

        Nghe nói phải tiếp khách nước ngoài, Tần không phản đối song anh vẫn hỏi:

        - Nghỉ mà em vẫn làm hay sao?

        - Đột xuất mà anh yêu!

        Nét mặt Tần có vẻ không vui.

        - Em có định về thăm bố mẹ không?

        - Thế kẹo bánh này em mua làm gì - Kim Châu cười, cầm tay Tần ấn vào túi xách - xếp để đi, đợi em về rồi cùng ra tàu.

        Cô kéo tay Bích Vân ra cửa, nổ máy xe Honda lao đi.

        Vừa bước qua cánh cửa quay, Kim Châu thấy một người phụ nữ luống tuổi đang ngồi với một thanh niên khoảng hơn hai mươi tuổi. Nhìn ánh mắt trầm tĩnh đờ dại của người khách, Thu Hương thầm đoán hẳn đây là một người phụ nữ đang có nỗi niềm. Còn người thanh niên lại liếc quanh phòng, như sợ có ai biết được buổi gặp gỡ này.

        - Chào bà!

        - Chào bà! Chào anh! - Ngừng một lúc, Kim Châu nói tiếp - Thưa bà, bà có thể cho biết quý danh.

        - Tôi là vợ ông Mihara.

        Kim Châu reo lên:

        - Bà Hana - Cô cầm tay bà Hana lay mạnh - Bà sang đây từ hôm nào? Ông nhà có khỏe không?

        - Cảm ơn bà, chồng tôi rất khỏe.

        Hai người mừng vui nói chuyện, quên cả người thanh niên ngồi bên. Một lúc sau, Kim Châu sực nhớ ra vội hỏi:

        - Thưa bà, người thanh niên này là...

        - Là con trai cả của tôi. Cháu vừa mới tốt nghiệp Trường đào tạo giám đốc công ty. Chồng tôi muốn đưa cháu sang Việt Nam bước đầu làm quen với công tác kinh doanh. Ông nhà tôi viết thư và bảo tôi phải đích thân trao tận tay bà.

        Ngừng một lúc bà Hana nói tiếp:

        - Ông ấy dặn lại là không được đưa ai khác. Tôi đến khách sạn nhiều lần nhờ những người trong khách sạn tìm bà.

        Bà Hana mở túi xách. Lá thư trong phong bì mới nguyên còn mang hơi ấm của người khoác nó bên mình.

        Cả ba người im lặng để mặc cho tiếng nhạc, tiếng khách từ phòng bên tràn ngập xung quanh họ.

        Kim Châu mở phong bì lấy thư. Chữ trong thư viết bằng bút bi to và thưa, rất dễ đọc. Dòng chữ đầu tiên nổi đậm trên trang giấy:

        "Thưa bà Thu Hương kính mến!"

        Những chữ trong thư vừa âu yếm thân quen, vừa hiện ra cả tấm lòng, thành của một người đã bước qua lỗi lầm muốn chuộc lại cái gì đã mất.

        Xin giới thiệu với bà, người cầm thư này là Hana, vợ tôi và người con trai cả Tami của tôi mà nhiều lần tôi đã kể cho bà nghe. Tôi muốn vợ tôi và bà quen nhau. Hai người phụ nữ nói chuyện với nhau sẽ dễ dàng thông cảm hơn nhiều.

        Thưa bà, chắc chắn vợ tôi sẽ nói với bà đầy đủ mọi chuyện, nhưng nếu như tôi không nói đôi lời có lẽ cũng vẫn thiếu sót, trái tim vẫn bị giày vò bởi hai lần bàng hoàng trước việc làm của bà. Lần thứ nhất, sau khi xem phim để cho tôi biết tôi là ai, Việt Nam lại cho tôi trở về Nhật; Lần thứ hai vì bảo vệ tính mạng cho tôi và "Xí nghiệp liên doanh hữu nghị Nhật- Việt" mà đồng nghiệp của bà đã hy sinh. Vì ơn này trong muôn ngàn ơn lành khác nên tôi phải viết thư thành tâm cảm tạ bà và những người đồng nghiệp của bà.

        Dẫu vậy, trái tim tôi vẫn còn niềm ước ao duy nhất. Kẻ lầm đường coi bạn mình là ma quỷ, đến khi hiểu ra không phải thế ắt cũng muốn làm điều gì chuộc lại lỗi lầm của mình, phải không? Tôi cũng thế. Tôi đã đem tất cả các câu chuyện đã làm ờ Việt Nam, những việc làm của bà, của đồng nghiệp, của nhân dân Việt Nam kể cho vợ con nghe, và sẽ còn kể cho tất cả bạn bè nghe. Mong muốn của bà là tất cả nhân dân Việt Nam hiểu những việc làm của tôi có lúc chống lại Việt Nam là hành động của riêng tôi, không phải của vợ con, và cũng không phải của nhân dân nước Nhật - Nghìn lần mong bà hiểu điều đó. Nếu bà hiểu được như thế thì tôi hoàn toàn là người hạnh phúc và mãn nguyện.

        Những ngày ở Việt Nam, tôi được ông Phó thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp giới thiệu thành phố Huế có xí nghiệp nuôi trồng hải sản. Vậy, hoàn toàn với tư cách cá nhân, xỉn nhờ bà giới thiệu cho con trai tôi với xí nghiệp đó để hai bên bàn mở ""Xí nghiệp liên doanh hữu nghị Sông Hương - Kawa"

        Nguyện vọng của vợ tôi muốn được thắp nén hương trước ngôi mộ ông Khoa Đoàn và xin một nắm đất về đặt trong chùa Yama.

        Như thế, trong thời gian vợ con tôi sang du lịch Việt Nam, tôi chỉ nhờ bà hai việc đó. Mong bà giúp đỡ để vợ con tôi được toại nguyện lòng ước muốn.

        Kính chào bà.


Mihara                                                     
Giám đốc Công ty Hana Nhật Bản.                                   
Phó giám đốc thứ nhất “Xí nghiệp Liên doanh hữu nghị Nhật - Việt”        

        Hai mẹ con bà Hana từ nãy tới giờ ngồi im trong sự yên lặng kéo dài nhìn Kim Châu đọc thư. Thấy cô bỏ thư vào túi, ngẩng mặt lên, bà Hana hỏi một cách e dè:

        - Bà có thể giúp mẹ con tôi được không?

        Là người mang trái tim phụ nữ, như bà Hana. Kim Châu thực xúc động trước nỗi đau của vợ chồng ông Mihara. Bà Hana nhìn cô. Những cặp mắt gặp nhau. Bằng cả tình cảm của mình, bà Hana nắm chặt tay Kim Châu giục:

        - Bà nói đi!

        Kim Châu nhìn vào mắt bà Hana toan thốt lên: "Tôi vừa mới cưới, phải cùng chồng về thăm quê" nhưng Kim Châu kìm lại ngay. Kim Châu biết rằng, bao tháng ngày lăn lộn vất vả mình mới lấy được cái tốt đẹp nhất của vợ chồng ông bà Mihara nên không nỡ lòng phá bỏ. Nhưng nếu nhận lời đưa mẹ con bà Hana vào Huế đi thăm mộ anh Khoa Đoàn thì phải hoãn chuyến về quê, liệu anh Tần hiểu cho không?

        Tim Kim Châu như thắt lại rồi đập lên vội vã. Bằng một giọng gắng gượng, chậm rãi, đều đều biểu hiện duy nhất của sự đấu tranh, cô nói:

        - Tôi sẽ đưa bà và anh Tami đi Huế.

        Tim bà Hana như đang thắt lại bỗng đập dồn dập đến vỡ ra.

        Họ bắt đầu chuẩn bị hành trang cho một chuyến đi mới.

Hà Nội, mùa hè 1989        

HẾT
          
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM