macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #110 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 03:10:22 pm » |
|
Vô tình mà đường tôi tiến vào Sàigòn hôm nay gần như trùng hợp với đường tôi đã từ Sàigòn ra đi kháng chiến tháng 9 năm 1945. Hồi ấy tôi đã ra Gò Vấp, Bà Quẹo rồi quanh quẩn ở Hóc Môn, Bà Điểm. Lại lên An Nhơn Tây, Củ Chi, Đức Hòa, Mỹ Hạnh… Đành để sau lưng mình thành phố thân yêu cho bọn Tây, bọn Anh chiếm đóng. Biết làm sao được! Năm ấy chính quyền cách mạng ta còn trong trứng nước. Chúng ta chỉ có trong tay tầm vông vạt nhọn và một số cây súng mut (mousqueton), súng trường Nhật, giựt được của thù. Trước khi ra đi tôi đã cầm gậy tầm vông, hông cài súng lục, tham gia chiến đấu ở mặt trận Cầu Bông, Bà Chiểu dài ra tới Phú Nhuận. Bao thanh niên dũng cảm có thừa sát cánh với những cụ già đầy nhiệt huyết, nhịp bước theo bài hát mà ai cũng thuộc: “Nào anh em ta, cùng nha xông pha, lên đường…” Tôi không quên được hình ảnh cụ Phạm Thiều, một giáo sự nổi tiếng của Sàigòn hồi ấy, cũng đầu đội mũ nan, tay cầm tầm vông vạt nhọn, lần bò theo đánh thanh niên chúng tôi, nhằm quân thù mà tiến. Bao nhiêu đồng chí, đồng bào đã ngã xuống, đã nằm lại vĩnh viễn ở đất Sàigòn này. Còn chúng tôi, chúng tôi ra đi với hai bàn tay trắng, quí nhất chỉ là tấm lòng. Tấm lòng tin tưởng ở Đảng, tin ở tương lai nhất định sáng lạn. Chúng tôi trìu mến tạm biệt thành phố, lòng nguyện với lòng, ra đi để rồi trở lại, thề trở lại trong một ngày huy hoàng giải phóng thành phố của ta, đồng bào của ta, và ngày ấy nhất định không xa. Sự thật không như mơ ước, xa đến quá mười nghìn ngày rồi còn gì. Nhưng thời gian hết đêm lại ngày, hết mùa mưa qua mùa nắng… còn có thể tính được, song đố ai nhớ được con đường ta đã đi trải dài bao nhiêu cây số. Từ làng này qua ấp nọ, tôi cũng như bao nhiêu đồng chí đã sống trong sự đùm bọc thương yêu của đồng bào cô bác vùng ven Sàigòn, rồi suốt các tỉnh Miền đông, từ bưng lầy đến rừng núi, rồi Miền Trung, Miền Tây, khắp sông rạch Đồng Tháp Mười. Làm sao mà kể hết được tên xóm tên làng, làm sao mà kể hết được tên các má, các anh, các chị. Các em liên lạc dẫn đường hồi ấy, mới trên mười tuổi đời, ngày nay, nếu còn sống, ắt hẳn đã thành gia thất, có con, có cháu rồi. Nếu có thể kể được tên thì đó là những xóm làng “Việt Nam” với những gia đình, ở đâu cũng có, “má Năm”, “má Tám”, “bác Hai”, “chú Bảy”, mà “thắng Ba”, “thằng Tư” này đã từng xem là gia đình mình. Mỗi sự nghiệp của mỗi con người đều là sự nghiệp của tất cả. Anh có làm được việc gì thì đó là nhờ nhân dân giúp dập mà nên. Ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây. Khi về thành, chớ bao giờ quên bưng biền rừng núi. Nhờ dân anh đã hoàn thành nhiệm vụ, nay đã làm nhiệm vụ trước hết phải vì dân. Nhờ bạn bè mà anh xây thành sự nghiệp, nay có sự nghiệp chớ quên lãng bạn bè. Đức Việt Nam là tình là nghĩa, là đạo xử thế thủy chung giữa con người với con người. Mắt ta phải trong mà lòng ta phải sáng, đó là quí nhất của một đời người. Nhưng đã qua mọi nẻo đường đất nước, cay đắng ngọt bùi đã trải, gian lao nguy hiểm đã từng, ngày nay ta lại trở về. Tôi bất giác lần tay rờ khắp thân mình: à ra mình còn nguyên xương thịt. Bao phen rồi mà bom đạn còn nương nhẹ đối với mình. Có lẽ đừng nghĩ đến nó thì nó cũng tránh mình - đó cũng chỉ là may mắn thôi. Nguyễn Trãi đã chẳng có câu “can qua vị tức, hạnh thân tuyền”. Trong bài thơ của ông: “Sau loạn đến Côn Sơn cảm tác”: Mười năm xa cách chốn non nhà, Tùng cúc quay về nửa xác xơ. Đã hẹn rừng khe đâu phụ ước, Cúi đầu đất bụi chỉ thương ta. Tưởng như thấy mộng, quê vừa gặp, Mừng hãy còn thân, loạn chửa qua. Dưới núi bao giờ lều đã dựng. Đá kê đầu ngủ, suối pha trà. (Khương Hữu Dụng dịch)(1). Nhưng trong chinh chiến đấu phải ai cũng vẹn toàn. Bao nhiêu đồng chí, anh em bạn bè của tôi đã phải nằm lại ở một mảnh đất nào đó của quê hương. Họ nằm xuống cho chúng tôi ngày nay trở về, đại diện cho những người trai đi mùa Thu năm ấy, ra mắt đồng bào rằng chúng tôi đã giữ trọn lời thề. Hỡi những gia đình đã trải qua những mất mát, đã có những người thân ra đi mà không bao giờ trở lại, hãy xem chúng tôi đây là con, là cháu, là anh, là em, giờ đây ta cùng nhau xây dựng nên cuộc đời mà ta hằng mong ước. Tôi còn nhớ như những bức tranh vô cùng đẹp đẽ của những làng mạc Việt Nam mỗi khi có bọn xâm lăng. Năm ấy từng tốp từng đoàn thanh niên, trai, gái, đủ các tầng lớp công nhân, trí thức… lòng nặng căm thù, chí cao hơn núi, kéo nhau lũ lượt đi, số này thì ra Miền trung - ở đó Tây chưa đến – xin Trung ương cho trang bị, tổ chức bộ đội trở về diệt thù giữ nước. Số khác thì ở lại, tập hợp nhau, cướp súng địch trang bị cho mình, chặn địch ngay ở rìa thành phố. Tôi và em tôi, Việt Châu, nhập với đám sau nầy. Đã có những đêm, tôi cùng chị Năm Bi (tức Thượng tá Hồ Thị Bi, nay đã nghỉ hưu) len lỏi đến vùng Bà Điểm vào căn cứ đóng quân cũ của Nhật, cùng một vài anh em trai tráng, đào các giếng cạn kiếm súng của Nhật để trang bị đánh Tây, Vì có tin rằng khi đầu hàng, Nhật đã chôn dấu súng như vậy. Tôi đi hợp với Tỉnh ủy Đảng tỉnh Gia Định (tỉnh ủy giải phóng) ra quyết nghị tổ chức lực lượng vũ trang, tập hợp những du kích từ các quận Hốc Môn, Đức Hòa, Bà Điểm, lập ra đội “giải phóng quân liên quận hóc Môn – Bà Điểm – Đức Hòa”, lấy căn cứ là làng Mỹ Hạnh. Dân chúng trong vùng yêu mến gọi chúng tôi là “bộ đội của mình” Để phân biệt với những bộ đội không chịu đánh giặc mà thường sách nhiễu nhân dân. Từ đó anh em chiến đấu liên tục trong sự bảo bọc của bà con, phát triển lên thành các chi đội 12, 14, 15, rồi Quân khu 7, 8… ngày càng hùng hậu. Rồi tập kết, rồi lại trở về. Và ngày nay ta trở về với đại bác, xe tăng thay thế cho tầm vông, súng mút. Ta trở về áp đảo quân thù cũng mạnh hơn quân thù trước đây gấp bội, đánh bại tên Đế quốc đầu sỏ mạnh hơn cả thực dân Pháp xưa kia. Cách mạng là như vậy, chính nghĩa là như vậy. Nghe theo Bác Hồ, được sự lãnh đạo của Đảng chân chính, với tấm lòng trong sáng, ý chí sắt son, ta có được sức mạnh dời non lấp biển, làm nên được tất cả. (1) Trích tập “thơ văn Nguyễn Trãi” của nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, trang 83.
|
|
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #111 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 03:13:46 pm » |
|
Ngày ấy tôi ra đi lòng nặng ưu tư, nhìn lại thành phố, nhìn lại đồng bào mà ruột đau quặn thắt. Ngày nay tôi trở về, lòng phơi phới nhìn phố phường đỏ mà cờ chiến thắng, nhìn mọi người mặt rạng rỡ như hoa. Từ Hóc Môn vào đến nội thành xe chúng tôi chạy cán lên nào áo quần, giầy, vớ của lính bộ binh, lính dù ngụy trút bỏ bừa bãi dọc đường. Trên hai lề đường còn nhiều hơn nữa, nào ba lô nào nón, nào băng đạn vứt ngổn ngang. Hàng chục vạn tên ngụy đã khiếp đảm rã trốn ở Sàigòn nầy, đã bày ra khắp phố phường một cảnh tượng tan nát thảm hại của một đội quân đánh thuê, giết mướn, của một chế độ cõng rắn cắn gà nhà. Tất cả những gì không phù hợp đạo lý, không hợp lòng người, phi chính nghĩa, dù có thời nào, có vẻ hưng thịnh cũng chỉ là tạm thời, bề ngoài mà thôi. Số phận của nó là như vậy đó. Xe chúng tôi lại bon trên đường nhựa. Thế nào mà lại lọt ra đường Thống Nhất thênh thang (nay là đường 30-4) thẳng về Dinh Độc Lập. Ở đó các đồng chí đi trước đã đặt trụ sở Ủy ban Quân quản thành phố. Gặp tất cả, đủ mặt. Nhưng thôi, trước khi bắt tay vào việc chôi tôi đi nhìn khắp Sàigòn một lượt, cho đỡ nhớ đỡ thương. Còn gì sung sướng bằng đi giữa thành phố tự do của ta mới vừa giải phóng, nhìn ngắm hết phố này đến phường nọ, nhìn ngắm nhân dân mình hồ hởi vui tươi và nhân dân cũng nhìn mình với thiện cảm là anh giải phóng mới về, một anh giải phóng mà “tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm”. Có lẽ anh quê quán đâu đây, đến tìm người nhà thất lạc qua bao thăng trầm của thế sự. Một số đồng bào đã ái ngại hỏi tôi như vậy. Khác xa với hồi năm 1973, khi tôi là Trưởng đoàn quân sự chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt nam tại Trại David ở sân bay Tân Sơn Nhất. Hồi ấy mỗi bước ra phố của tôi phải có quân cảnh ngụy có vẻ “tiền hô hậu ủng” nhưng là để không cho tự do đi đây đi đó, không cho tiếp xúc với đồng bào. Xe quân cảnh ngụy đi trước rú còi inh ỏi, dẹp người và xe cộ đi đường, qua ngã tư ngã ba, đèn đỏ đèn xanh mặc, xe cứ thắng chạy không dừng lại, ngại đồng bào xúm quanh coi mặt anh giải phóng. Trước tiên tôi đã ra thẳng bờ kinh Bến Nghé, qua Cầu Quay đến trước Bến Nhà Rồng. Đây rồi, nơi Bác đã ra đi năm xưa, chân Bác bước đi mà mắt lưu luyến nhìn thành phố thân yêu, nhìn quê hương xứ sở mà nghìn năm tổ tiên ra sức đắp bồi. hẳn lòng Bác xót xa phải xa cách đồng bào còn đang trong cảnh lầm than, xiềng xích. Nuốt hận trong lòng, rèn cao chí khí, Bác đã từ đây ra đi tìm đường cứu nước cứu dân. Đường Bác ra đi, đường Bác đã vạch sẵn. Chúng con đã đi theo con đường ấy, đã kiên trì và dũng cảm đi mãi theo ánh sáng chân lý của Bác soi rọi, theo tình thương mênh mông của Bác sưởi ấm; ngày nay chúng con đã về đến đích, về giáp với vết chân của Bác, đây rồi! “… Bác như ánh nắng ban mai Chiếu soi bãi rậm truông dài con đi…”(1) và: “… Cha con núi rộng sông dài Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm…”(2) Nhớ lại lần đầu tiên tôi được gặp Bác, năm 1948 ở Việt Bắc. từ sau ngày Nam bộ kháng chiến, 23-9-1945, đó là lần đầu tiên một phái đoàn Nam bộ có đủ cán bộ quân sự, chính trị, mặt trận do tôi làm trưởng đoàn, xuất phát từ Đồng Tháp Mười ra Việt Bắc để báo cáo với Bác, với Trung ương Đảng tình hình kháng chiến mọi mặt của chiến trường Nam bộ. Đường đi phần lớn xuyên qua các vùng địch tạm chiếm. Chúng tôi phải tổ chức thành một đơn vị chiến đấu được trang bị mạnh để sẵn sàng tự bảo vệ và mở đường mà đi khi cần thiết, tuy rằng qua các địa phương đều được sự giúp đỡ lo lắng rất tận tình. Chúng tôi đã đi bộ suốt dọc dãy Trường Sơn Đông, leo núi trèo đèo, vượt sông vượt suối, có những đoạn vượt biển dài như qua biển Cam Ranh và Nha Trang, suốt sáu tháng trời không nghỉ. Giặc Pháp lúc ấy theo dõi chúng tôi thật sát, chặn đường phục kích ở rừng núi Phan Rang, ở Dốc Mỏ, Khánh Hòa rồi cuối cùng nhảy dù ở Vân Đình phía tây Hà Nội, mong thình lình bắt gọn cả phái đoàn, nhưng đều thất bại. Bác và Trung ương đã cho đón chúng tôi từ xa. Tới núi rừng Việt Bắc chúng tôi nóng lòng muốn gặp ngay Bác để thỏa lòng mong ước từ lâu. Khi được gặp Bác, mọi người chúng tôi đều xúc dộng; đây là người thầy, người cha, đây là biểu tượng của Tổ quốc, đây là hình ảnh của dân tộc? Người có vầng trán cao, có chòm râu phơ phất, có cặp mắt sáng ngời, một vẻ mặt hiền từ và một dáng người mảnh khảnh ung dung. Chưa biết đến những tư tưởng vĩ đại, những đức độ cao sâu, chỉ nhìn Người, ta bỗng thấy ngay lòng ta tin yêu vô hạn, kính trọng mà gần gũi muôn phần. Tài Người đã chinh phục thiên hạ, đức: Người đã tập hợp nhân tài. Quí biết bao, trong những ngày tháng lịch sử này Tổ quốc ta, dân tộc ta đã sản sinh ra một con người như vậy để cho triệu người tin theo, triệu người yêu mến. Ngày trở về Nam của Phái đoàn, Bác, Trung ương và Chính phủ đã tổ chức một bữa cơm tiễn biệt. Trước mặt mọi người, Bác đã kêu tôi lại, đưa ra một thanh gươm rất đẹp và nói với một giọng ấm áp làm rung động đến tận đáy lòng tôi: “- Bác trao chú thanh gươm quí này, đưa về cho đồng bào Nam bộ để diệt thù, chú báo cáo với đồng bào rằng lòng Bác, lòng Đảng lúc nào cũng bên cạnh đồng bào. Chúng ta đồng lòng vì nước, nhất định chúng ta thắng!”. Âm vang lời Bác không bao giờ phai trong tôi, trong lòng người dân Nam bộ. (1), (2) Trích trong bài thơ “Gởi lòng con đến lòng Cha” của nhà thơ Thu Bồn. Sách “thơ Việt Nam 1945-1975” – nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, Hà Nội, trang 30-31.
|
|
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #112 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 03:22:07 pm » |
|
Rồi lần trở về Nam đánh Mỹ năm 1963. Ngày ấy tôi được chỉ định làm chỉ huy trưởng lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam Việt Nam. Bác kêu đến nhà của Bác ăn cơm trước khi lên đường. Và Bác đã đưa ra cho tôi một hộp thuốc xì gà sản xuất từ Cu Ba xa xôi. Bác bảo: “Bác chỉ có món quà này, đồng chí Phi-Đên gởi biếu Bác, Bác gởi chú đem vào biếu lại cán bộ Miền Nam. Khi hút thì nhớ tấm lòng thiết tha của Bác đối với Miền Nam và trong đó có cả tấm lòng của Cu Ba anh em. Cố gắng để Bác có dịp vào thăm đồng bào Miền Nam”. Có bao giờ quên được lời dặn của Cha già. Ngày nay đất nước đã hoàn toàn giải phóng và Cha già đã nghỉ một giấc nghỉ yên lành. Không là nhà văn cũng không là nhà thơ tôi không diễn tả nổi tấm lòng mình. Tôi đành nhờ Thu Bồn nói hộ một phần trong bài thơ “Gởi lòng con đến lòng cha”: “… Cho con là một mũi tên Xòa năm cánh nhọn giương trên thành đồng Việt Nam ơi! giống tiên rồng Bốn ngàn năm lấy máu hồng làm hoa Gửi lòng con đến lòng cha Chiến công đất nước kết hoa triệu vòng”(1) Rời bến Nhà Rồng tôi đi khắp Sàigòn rồi lên Chợ Lớn cũ. Đến đường Thuận Kiều, chúng tôi xuống xe, đứng mặc niệm các đồng chí Lê Thị Riêng và Nguyễn Văn Kiều mà bọn ngụy đã hèn mạt sát hại tại đây vào mùng 2 Tết Mậu Thân năm 1968. Chị Lê Thị Riêng, Thành ủy viên Sàigòn, Trưởng ban phụ vận thành ủy và là ủy viên trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi biết chị từ những năm kháng chiến chống Pháp ở Miền Đông gian lao mà anh dũng. Tôi đã gặp lại chị ở rừng căn cứ Miền đông những năm đánh Mỹ. Chị đã tình nguyện vào nội thành vận động tổ chức các chị em để đấu tranh chống địch bảo vệ quyền lợi phụ nữ. còn anh Kiều cũng là thành ủy viên, Phó ban công vận thành. Chẳng may giặc bắt được lần lượt từng người và giam cả hai ở khám Chí Hòa. Trong đợt 1 tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân, ngụy đưa chị Riêng và anh Kiều lên xe từ khám ra đây rồi dùng súng sát hại. Không thể hiểu được hành vi hèn hạ đến như vậy đối với những người đấu tranh chính trị đã sa cơ bị bắt giam, trong tay không có 1 tấc sắt. Chúng còn lắm những hành vi man rợ khác như tên tướng Ngụy Nguyễn Ngọc Loan bắn tù binh đã bị trói tay ngay trên đường phố Sàigòn. Lính ngụy đã chặt người chúng bắt được ra làm nhiều mảnh, mình riêng đầu riêng rồi xách đi như giết súc vật. Ta không nói đến bọn ngụy Việt gian không còn tính người làm gì mà chỉ hỏi người Mỹ, thầy và cha đẻ của chúng, đã lớn tiếng nói về nhân quyền, hành vi ấy gọi là gì? Ngày nay ta là những người chiến thắng, ta xử sự thế nào với hàng triệu tướng tá và lính ngụy mà trong số đó có nhiều người có thể xem là tội phạm chiến tranh. Không có trả thù, không có tắm máu như chúng rêu rao. Ai là văn minh? Và ai biết quí trọng con người? Tôi đã đến đường Minh Phụng và khu vực xung quanh. Đây là bãi chiến trường ác liệt trong đợt 2 Tết Mậu Thân, khi mà hàng trung đoàn ta đã vào và chiếm được những nơi đây. Chúng đã dùng trực thăng vũ trang kết hợp thiết giáp và pháo binh điên cuồng phản kích. Đồng chí Hai Hoàng đã hy sinh ở đây. Đồng chí là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn “Gironde” đã chỉ huy thắng lợi trận Ấp Bắc nổi tiếng đầu năm 1963 chống lại có hiệu quả chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận của địch lần đầu tiên. Năm Mậu Thân đồng chí là chỉ huy trưởng cánh quân của tỉnh Long An đánh vào đây và đã hy sinh anh dũng ngay tại khu vực này. Ở đây nữa, tại đường Minh Phụng, đồng chí Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc Tấn) một nhà văn có tài, một chiến sĩ dũng cảm cũng đã đến nợ nước trong đợt 2 tổng tấn công và nổi dậy năm 1968. Đồng chí Nguyễn Thi đã có mặt từ những ngày kháng chiến chống Pháp ở Miền Đông Nam bộ và từ lúc ấy vừa cầm súng giết giặc vừa cho ra những truyện ngắn đầu tay của mình mà chiến sĩ ai cũng thích. Rồi trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí luôn xung phong ra mặt trận, hòa nhịp sống và sáng tác của mình với nhịp sống của anh chiến sĩ giải phóng, nhịp sống của chiến trường khói lửa. Phải chăng đồng chí là tiêu biểu cho phẩm chất và tâm hồn của những nhà văn Việt Nam trong những năm chiến tranh oanh liệt của dân tộc. Đi khắp các đường phố Sàigòn – Gia Định, nơi nào hầu như cũng ghi dấu những chiến công oanh liệt của những chiến sĩ đặc công, biệt động, của những thanh niên vũ trang, nam cũng như nữ. Không phải chỉ có những trận đánh nổi tiếng vào Dinh tổng thống ngụy, vào Sứ quán Mỹ, vào Đài phát thanh, vào Bộ Tổng Tham Mưu Ngụy, tại Cầu Chữ Y… hồi Tết Mậu Thân mà trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp rồi chống Mỹ, ở vào thời điểm nào cũng có những trận thắng vang dội ngay tại Sàigòn này. Cũng không phải chỉ có những chiến sĩ võ trang mà còn rất nhiều những người dân yêu nước, thuộc các tầng lớp xã hội, những cán bộ chính trị, những chiến sĩ văn hóa đã từng đấu tranh mọi cách giữa thành phố Sàigòn – Gia Định này, chống quân cướp nước và bán nước. Làm sao nói hết được những chiến công muôn màu muôn sắc, làm sao biết hết được những chiến sĩ vô danh đã hy sinh thân mình trên mảnh đất yêu thương này cho ngày toàn thắng hôm nay. Đó chính là những con người đã làm nên lịch sử. Xương máu của họ đã chất chồng lên cho cái giải đất, núi, sông hình chữ S nằm trên bờ tây Thái Bình Dương này ngày càng cao càng vững, đã viết nên những trang lịch sử hào hùng chói lọi Việt Nam. Hãy biết ơn họ mãi mãi hỏi con cháu nghìn đời sau này, khi ta đã có thể đứng thẳng người cao đầu nhìn mặt trời tỏa sáng trên cảnh huy hoàng của đất nước. Hãy biết ơn cả những người cha, người mẹ đã đóng góp những giòng máu của con em mình cho mùa Xuân đại thắng hôm nay. Đừng bao giờ lãng quên quá khứ để có thể xây đắp cho một tương lai rực rỡ, vững vàng. Vì không có quá khứ thì làm gì có tương lai. (1) Trích trong tập “thơ Việt nam 1945-1975” – Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới Hà Nội, trang 32.
|
|
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #113 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 03:25:03 pm » |
|
* * * Trở về Dinh Độc Lập. Theo chỉ thị của Bộ chính Trị, tôi cho tuyên bố thả tất cả những nhân vật trọng yếu của ngụy quyền mà từ hôm giải phóng Sàigòn, bộ đội ta đã giam giữ họ tại một phòng ở đây. Tôi chỉ gặp những người đứng đầu: Dương Văn Minh, Tổng Thống, Nguyễn Văn Huyền, Phó Tổng Thống và Vũ Văn Mẫu Thủ tướng ngụy quyền. Tôi đã giải thích chính sách của cách mạng là quang minh, chính đại, độ lượng khoan hồng. “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”. Tôi đã nhấn mạnh: Tất cả những việc làm đã qua chúng tôi xếp nó vào quá khứ, chúng tôi căn cứ vào thái độ và hành động từ ngày nay trở đi. Tôi mong họ quan niệm được sự thắng lợi vĩ đại của dân tộc vừa rồi mà tự hào rằng mình cũng là người Việt Nam. Có vẻ họ tỏ ra xúc động. Dương Văn Minh đã phát biểu: “… Tôi vui mừng được là công dân của một nước Việt Nam độc lập…” Còn Nguyễn Văn Huyền thì nói: “Là một công dân Việt Nam tôi có thể tự hào về sự thành công và chiến thắng vui quang của dân tộc. Tuy nhiên, nếu nhìn lại thời gian qua, tôi xét thấy có tội…” Vũ Văn Mẫu cũng tỏ ra tỉnh ngộ: “30-4-1975, ngày thành công của cách mạng, cũng là ngày làm cho tôi thoát khỏi sự ngộ nhận. Chúng tôi sung sướng và kiêu hãnh làm công dân một nước Việt Nam độc lập và thống nhất”. Chúng tôi tin ở lời nói danh dự của họ. Còn họ thành thật đến mức độ nào thì đó lại là đạo đức của một con người. Chánh sách của cách mạng đã đề ra là thi hành. Cũng thể theo đường lối nghĩa nhân của Đảng, truyền thống xử sự của ông cha ta mà Nguyễn Trãi đã viết: “Thể lòng trời bất sát, ta mở đường hiếu sinh”. Và Bác Hồ với lòng nhân ái vô biên đã nói về những người lầm đường lạc lối: “trong anh em đó, dù thế nào, lòng thương nước cũng không tắt hẳn, còn âm ỉ như cục than hồng, phải giúp anh em nhen lên cho thành lửa ngọn”. Ủy ban Quân quản đã thông báo và đăng ký trình diện cho tất cả tướng tá, sĩ quan, binh lính cũng như nhân viên các cấp ngụy quyền và tổ chức cho họ học tập về đường lối của cách mạng, về thái độ với Tổ quốc và dân tộc, về quan niệm đối với độc lập và tự do. Tất cả những việc ấy nhằm biến những người sai lầm, có tội với dân với nước thành những người công dân lành mạnh góp phần thực hiện đại đoàn kết dân tộc và xây dựng nước nhà. Chúng ta đã đổ máu nhiều rồi để có được ngày vinh quang hôm nay, chúng tôi không muốn phung phí thêm chút máu Việt Nam nào nữa. Chúng ta là một dân tộc anh hùng và cũng là một dân tộc văn minh. Chúng ta biết quí trọng nhân phẩm của con người. Chúng ta mong làm tất cả những gì có thể được để người với người đến là bạn, xã hội toàn là những người tốt. Khác xa với những kẻ, suy bụng ta ra bụng người, tưởng rằng thế nào cũng sẽ có “tắm máu” trả thù ghê gớm. Khác xa với Mỹ ngụy trước đây khi những người của đối phương lọt vào tay họ, thì họ hành hạ dã man, tra tấn nhục hình khó mà tưởng tượng được. Họ đã coi con người như con vật, tha hồ bắn giết, họ cố biến thành tàn tật cả thể chất và tâm hồn con người bị hỏi bắt. Một lần nữa ta có quyền đặt lên câu hỏi: ai là người văn minh? Ai biết quí trọng con người? Ngày 7-5-1975, Ủy Ban quân quản làm lễ ra mắt nhân dân thành phố Sàigòn – Gia Định. Suốt đêm 6 rạng 7-5, toàn thành phố rạo rực, cả Sàigòn sống một đêm không ngủ. Từng người, từng nhà cuẩn bị, từng đoàn thể, từng quận chuẩn bị, ai nấy náo nức mong chờ một ngày mai tràn ngập nắng hồng. Đày trời có nhưng phút giây đã cùng lòng người ghi đậm dấu vết thời đại. 117 năm rồi non sông ta mới có hôm nay, 400 năm rồi, thành phố trên giòng sông Bến Nghé này mới có những giờ phút lớn lao như vậy. Đây là quân quản ban đầu, đây là chính quyền cách mạng mà xương máu của đồng bào cả nước của đồng bào Sàigòn xây dựng lên. Đây là quân đội của mình, là chính quyền của mình, của dân, vì dân. Từ sáng tinh mơ, từng giòng người khắp các quận, huyện nội ngoại thành với băng cờ khẩu hiệu hoan hô chiến thắng của cách mạng, hoan hô Ủy ban quân quản kéo về đầy sân “Dinh Độc Lập”. Sàigòn thật sự là một ngày hội lớn, ngày hội chiến thắng trọn vẹn từ trên một thế kỷ này. Niềm vui tự hào của cả một dân tộc, niềm sung sướng hân hoan của những người đã thực sự là chủ đất nước đẹp đẽ của mình, dâng tràn khắp các pố phường. Trước sân Dinh Độc Lập, nơi xưa kia từng bầy quân cảnh, cảnh sát ngụy xua đuổi đồng bào ra xa vòng nghiêm cấm thì ngày nay nô nức từng đoàn người tiến vào, trật tự nghiêm trang. Các cụ già, da mồi, tóc bạc, từng sống qua những thời kỳ đen tối của bọn thực dân áp bức, hôm nay cũng tựa vào tay con cháu đến đây để tận mắt nhìn quang cảnh biểu hiện cái quí giá nhất, thiêng liêng nhất: tự do độc lập của đất nước, của người dân. Các em bé nữa, thỏa thuê thích thú vì không còn gì hăm dọa cuộc vui và sự sống của các em. Nhưng từng lớp đông đảo nhất, ý thức đầy đủ nhất niềm kiêu hãnh của chiến thắng vĩ đại hôm nay, ý thức đầy đủ nhất về một tương lai huy hoàng là từng lớp thanh niên nam, nữ. Họ mặc những quần áo đẹp nhất, cầm những cành hoa tươi thắm, từng đoàn, từng đoàn sát cánh nhau đi vào sân lễ, như sẵn sàng nối bước cha anh để viết tiếp những trang sử không kém oai hùng trong xây dựng và bảo vệ đất nước.
|
|
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #114 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 03:26:29 pm » |
|
Thay mặt Ủy Ban Quân quản tôi đã đọc diễn văn ra mắt, kêu gọi mọi người mọi từng lớp tham gia bằng mọi ách giữ gìn trật tự và xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tôi đã nhấn mạnh: “… Non sông Việt Nam từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau lần đầu tiên từ trên một thế kỷ nay sạch hết bóng thù hắc ám của quân xâm lược nước ngoài…
“Cả nước đã giành được độc lập trọn vẹn và tự do thật sự…
“Dân ta ta từ đây nhất định trường tồn và phát triển…
“Không một thế lực phản động nào có thể ngăn cản bước đường của dân tộc ta đi lên, tiến tới, tạo lập cho mình cuộc sống ấm no, hạnh phúc muôn đời…
“Chỉ có Đế Quốc Mỹ là kẻ chiến bại…
“Toàn thể dân tộc Việt Nam là người chiến thắng…
“Bất cứ ai còn mang giòng máu Việt Nam đều có quyền tự hào về chiến thắng của cả dân tộc…
“Mỗi người Việt Nam biết nghĩ đến đâu đến nước không thể không mừng vui sâu sắc trước tiền đồ rộng mở của quê hương đất nước…
“Con cháu chúng ta, con em của mọi từng lớp trong xã hội mới cũng đều được tiến lên mãi mãi từ đây trong tinh thần tự hào dân tộc, sống ngẩng cao đầu, được vui, được học, được làm việc trong một thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nước nhà…
“Chúng ta không hổ thẹn với ngàn năm tổ tiên về trước…
“Chúng ta đã không phụ lòng tin yêu trìu mến ủa anh em, bè bạn ta trên thế giới…
“Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử này là thắng lợi của truyền thống dân tộc anh hùng được đào luyện qua bốn nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Truyền thống đó được cách mạng hết lòng gìn giữ và không ngừng phát huy cao độ…
“Thắng lợi có ý nghĩa thời đại này là thắng lợi của đường lối cách mạng duy nhất đúng và sự chỉ đạo cách mạng hoàn toàn chính xác đã đưa cách mạng nước ta đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, đi đến toàn thắng, đi đến tương lai huy hoàng…
“Trong giờ phút thiêng liêng này, lòng tất cả chúng ta hướng về anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, ghi lòng tạc dạ công ơn trời biển của Người…
“Vinh quang hôm nay trước hết thuộc về đồng bào cả nước, để 30 năm trường hy sinh phấn đấu, vì nghĩa lớn của dân tộc bom đạn chẳng sờn, tù đày không sợ…
“Vinh quang thuộc về các lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng, trung hiếu vẹn toàn, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào ũng đánh thắng…
“Nhân dân Sàigòn – Gia Định đã hoàn toàn làm chủ thành phố của mình…
“Nhân dân Sàigòn – Gia Định đã hoàn toàn làm chủ thành phố của mình…
“Cách mạng là thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, là giải phóng khả năng sáng tạo vô tận của quần chúng…
“Ai cũng hiểu, sau 30 năm chiến tranh liên tục, buổi đầu tiên của hòa bình lập lại, tránh sao khỏi có nhiều khó khăn trong đời sống và trong công việc. Tội ác chiến tranh của Đế Quốc Mỹ còn di hại nhiều năm trong đời sống của dân tộc ta. Bọn Việt gian tay sai đầu sỏ của Đế Quốc Mỹ, vì quyền lợi ích kỷ đê hèn của chúng, cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dầy mả tổ, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi mặt hậu quả nghiêm trọng lâu dài do chính sách thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ gây ra trên đất nước nầy…
“Tất cả mọi người Việt Nam yêu nước thương nòi hãy cùng nhau đồng tâm hiệp lực, xây dựng lại quê hương,mau chóng băng bó lại những vết thương chiến tranh, giải quyết mọi hậu quả nghiêm trọng do tội ác chồng chất của Đế quốc Mỹ và tay sai chúng gây ra khiến người dân nào, gia đình nào cũng phải chịu phần đau khổ…
“Dân tộc ta đã từng chiến thắng đế Quốc Mỹ, nhất định có đủ tinh thần, trí tuệ và khả năng giải quyết mọi vấn đề khôi phục mau chóng và phát triển vững chắc dời sống của đất nước…
“Có độc lập, có hòa bình, người dân có ý thức làm chủ vào có tất cả…”.* * * Rõ ràng chúng ta đã biết có nhiều khó khăn ngay cả trong những ngày vang lừng chiến thắng. Chúng ta còn biết cả những vấp váp không tránh khỏi trong những bước đi ban đầu, thời nào cũng vậy. Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm bằng đại thắng mùa Xuân 1975 là bắt nguồn từ những ngày gian khổ của những năm 1945… 1957… 1959… mà biết bao những vấp váp sai lầm trong từng chặng đường đi lên, đã làm cho ta dầy thêm kinh nghiệm Không có những cây tầm vông vạt nhọn thì khó có những đại bác xe tăng. Ví không có cảnh đông tàn Thì sao có cảnh huy hoàng ngày xuân (Rút từ trong bài thơ “Tự Khuyên mình” của Bác) (1)Ta quyết tâm tạo ra một ngày Xuân đại thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của ấm no hạnh phúc thì có ngại gì mà không vượt những khó khăn vấp váp trong những năm tháng ban đầu. Ý chí Việt Nam là như vậy.” Mùa Xuân 1982 (1) Tổng tập văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội – Hà Nội, trang 662.
|
|
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #115 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 03:37:52 pm » |
|
Nhà hội nghị ở Rừng Le trong khu căn cứ 9-73 Rừng Miền Đông trong chiến tranh chống Mỹ Đường về căn cứ Qua sông Saigon
|
|
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #116 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 03:42:31 pm » |
|
Nói chuyện từ giã đồng bào Lộc Ninh Tiễn đưa tại Lộc Ninh Đón ủy ban quốc tế ở Lộc Ninh 5-74
|
|
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #117 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 03:46:47 pm » |
|
Thuyền ngụy trang xuôi dòng Sékong Qua cầu Hiền Lương Giã thuyền lên bờ Đường xuyên chiến khu Đ đi Xuân Lộc
|
|
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
|
macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #119 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 04:00:12 pm » |
|
Sàigòn ngày ra mắt Ban Quân Quản 7-5-1975 Sàigòn vui rước Bác Tôn về 15-5-1975
|
|
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
|