Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:06:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bức thư giải oan  (Đọc 10751 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2018, 09:28:10 pm »


Chương mười

1

        Chiều hôm đó, Mihara về đến Hà Nội khi thành phố mới lên đèn. Thủ đô sau chiến tranh vẫn chưa hết dấu vết tàn tích của sự tàn phá. Nhiều nhà máy, xí nghiệp đang xây dựng. Xe cộ từ ngoại ô đem theo đất cát vào nội thành nên qua ánh đèn pha ô tô ta có thể nhìn thấy những hạt bụi li ti. Sau hai ngày đi tham quan, khảo sát, nhất là cuộc gặp gỡ người cộng sự H80 làm thần kinh Mỉhara khá căng thẳng. Ông ngả người vào thành ghế, một tay quay chiếc kính chắn gió xuống thấp cho không khí tràn vào.

        Từ lúc gặp Vũ Hoành đến lúc này, trên suốt chặng đường Hà Nam Ninh - Hà Nội, Mihara luôn nghĩ về cuộc gặp gỡ vừa rồi với điệp viên H80. Song ông ta nghĩ, có lẽ đây là lần đầu tiên gặp H80 và cũng là lần cuối cùng. Lần sau, ông ta sẽ thông qua Thu Hương chứ không thể bố trí được như hôm nay, vì sẽ nguy hiểm. Cái chính của buổi gặp gỡ hôm nay không chỉ nhận báo cáo mà xem xét kỹ càng thái độ, lòng trung thành của H80.

        Ngồi trong chiếc xe Toyota đầy đủ tiện nghi, Mihara thấy bình tĩnh hơn. Nói chung cuộc gặp gỡ, kiểm tra như vậy là thuận lợi, an toàn, không có dấu hiệu gì bị theo dõi. Sau đợt này về Tokyo, có lẽ mình sẽ xin thôi việc, chỉ làm chuyên nghề kinh doanh thôi, số tiền lớn CIA trả công chuyến đi công cán này mình sẽ bỏ vào công ty. Còn ngày mai, sẽ đi chợ Đồng Xuân mua vài thứ kỷ niệm cho vợ, có thể là chiếc vòng nhựa đeo tay, có thế là chiếc nón bài thơ.

        Bà Hana vợ ông đã hơn bốn mươi tuổi nhưng vẫn giữ được đường nét đẹp của người phụ nữ Nhật Bản. Bà vốn là người rất có trách nhiệm với chồng, kể cả những lúc ông ở nhà hay đi ra đường phố, đến công sở. Gia đình bà là một trong những gia đình người Nhật Bản bị thảm kịch bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hirôsima và Nagasaki nên bà thường xuyên khuyên chồng hãy từ bỏ hoạt động chính trị, đừng dính đến chiến Tranh hay gây mầm cho chiến tranh.

        Năm 1966, vào mùa hè, Mihara chia tay Machưmôtô Maxaki, người bạn đồng nghiệp cũng làm cho hãng trinh thám tư nhân, trở về nhà. Bà Hana hỏi ông ngay:

        - Có phải hãng anh tổ chức bắt cóc ông Pôkơlôpxki, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Liên Xô không?

        - Sao em biết?

        - Báo chí họ rùm beng lên kìa. Báo Manirri thì chỉ trích chính phủ Nhật Bản tiếp tay cho Mỹ, báo Akahata thì đăng nguyên văn công hàm của Bộ Ngoại giao Liên Xô phản đối chính phủ Mỹ, chính phủ Nhật. Phóng viên trong nước và nước ngoài đến tận nhà tìm anh để hỏi có phải anh là người nhúng tay vào vụ này không?

        Mihara gục đầu vào vai vợ như một đứa trẻ bị ốm nằm trong lòng mẹ.

        - Đúng, anh và Maxaki làm việc đó.

        - Anh Mihara khốn khổ của em. Sao anh không nhớ chính Mỹ đã ném bom xuống Hirôsima làm cho hàng triệu nguời Nhật chết, làm cho gia đình anh phải ly huơng, bố mẹ em cũng thành tro bụi trong trận ném bom đó?

        Mihara nặng nhọc thở dài.

        - Anh hiểu, và bây giờ anh phải đấu tranh với nó.

        - Còn đấu tranh gì nữa hả anh? Hãy từ bỏ cái nghề làm cho CLA ấy đi.

        Mihara rùng mình im lặng hồi lâu.

        - Nhưng tiền đâu nuôi con và gia đình chi tiêu?

        Mihara một tay bưng lấy mặt, tay kia vẫn siết chặt trong tay vợ.

        - Anh không thấy sao, anh vẫn thường nói những ngày anh đi làm thuê ở cảng Yôkôsuka, ngủ trong căn nhà lụp xụp và vẫn thấy thoải mái, còn khi làm thuê cho CIA kiếm được nhiều tiền hơn nhưng lại trở thành nô lệ. Anh, anh hãy từ bỏ cái nghề ấy đi.

        Nhìn mặt vợ và nghe giọng nói, Mihara biết vợ đang cầu xin mình. Không, phải nói là bà đang giải thích.

        - Anh Mihara. Nếu như trước đây Mỹ không ném bom Hirôsima, không giết bố mẹ thì em không có cớ gì hoài nghi với Mỹ, không có cớ gì khuyên anh từ bỏ CIA. Nhưng anh nên nhớ rằng, chính gia đình anh, gia đình vợ anh chịu nỗi đau thưong do chính CIA đem lại thì anh còn cộng tác với họ làm gì?...

        Tiếng nói đó nhỏ nhưng Mihara tưởng như nó vang lên khủng khiếp, ông ngồi im như một pho tượng đá.

        Gương mặt tái nhợt của Mihara quay lại:

        - Anh sẽ đi buôn!

        Sau quyết định của chồng, bà Hana vui đến phát khóc. Nhưng sau này, nhận làm việc cho CIA, Mihara đã giấu vợ. Chuyến đi công cán sang Việt Nam lần này, Mihara chỉ nói đi khảo sát, ký kết mua các mặt hàng quế, sa nhân, hồi, liên nhục... nghĩa là làm công việc của một thương gia. Những suy nghĩ, khuyên giải của vợ, cách đối xử của vợ hàng ngày làm Mỉhara càng thương vợ hơn. Giờ đây, khi nghĩ mua thứ gì làm quà cho vợ, tự nhiên Mihara lại muốn từ bỏ nghề làm gián điệp. Ông cho rằng, mình hoạt động gián điệp nhưng chẳng phải là việc riêng của mình mà nó liên quan đến vợ con, đến tổ ấm gia đình và cả những người thân thích. Đúng, nếu mình sa lưới thì vợ con mình sẽ là người hứng chịu đầu tiên. May mà buổi gặp gỡ hôm nay an toàn. Mihara thầm nghĩ và hài lòng với thành công. Chiếc xe Toyota vun vút lao đi, cảnh vật hai bên đường loang loáng lướt qua khung kính.

        Mihara nghĩ như thế. Khi về tới khách sạn, nằm xuống giường ông vẫn nghĩ và an ủi mình một cách tự tin. Nhưng tất cả đều vô ích, vì từ lần đầu đến Việt Nam ông đã bị giám sát chặt chẽ. Cái pha giật gân trên đường đê sông Hồng kia càng không thể bỏ qua được. Chỉ nửa giờ sau, thượng tá Phó cục trưởng Hoàng Thế Huy đã nhận được tin về cuộc trao đổi tài liệu đó. Ông quyết định triệu tập họp ban chuyên án. Mọi người thảo luận sôi nổi và thống nhất khi kết thúc vụ án này cần làm cho mọi người thấy:

        Một: Nguyên nhân bác sĩ Giang chết.

        Hai: Bác sĩ Tần có tội hay không có tội; việc bắt Tần như thế đúng hay sai?

        Ba: Những hành vi gián điệp khoác áo thương nhân của Mihara.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2018, 09:30:06 pm »


2

        Sau cuộc tranh luận dữ dội giữa bố mẹ, giữa Giang và ông Cương, vì ông buộc tội con lấy cắp bản Nghị quyết mật của Trung ương, Giang sống trong cơn khủng hoảng đặc biệt. Bỗng nhiên đứa trẻ trong bụng đạp nhẹ. Hình ảnh kỹ sư Hoành - bố của đứa trẻ cứ xuất hiện đi qua đi lại lảo đảo bước những bước dài, giọng ác độc: Không lấy cắp bản Nghị quyết Trung ương đó tôi sẽ giết cô, giết cả gia đình cô!

        Buồn đau, sợ hãi, hoang mang, chán đời đã kết đọng lại thành sức mạnh đẩy Giang ra khỏi nhà, bước vào bóng đêm. Người con gái đang buồn khổ hoang mang lúc này lảo đảo bước trên đường phố. Lúc đi ngang qua công viên Lênin, bỗng Giang đứng sững lại như trời trồng và chăm chăm nhìn về phía những gốc cây trong đó. Tim cô nhói lên một cảm giác buồn bã vô hạn.

        Yếu ớt, chậm chạp, Giang lê đôi chân mảnh khảnh về phía bến xe Kim Liên rồi lại vào công viên. Cô đi đến từng gốc cây, nhất là những gốc cây có nhiều bóng tối như kiếm tìm vật gì. Sau những giây phút như mất hồn, cô tỏ ra bối rối, lại lê gót đi đến một ghế đá không có ai ngồi, ở ngay dưới bóng đèn điện. Giang chậm rãi ngồi xuống, ngả người vào lưng ghế và cứ ngồi như vậy. Cô ngồi như vậy và nhìn vào bóng tối bằng đôi mắt đờ đẫn, u buồn...

        Từ ngày đó trở đi. Giang bắt đầu ngủ tại cơ quan và gặp ai cô cũng có cảm giác họ đang tò mò nhìn mình. Rồi cô tự thấy ngượng ngùng, bẽn lẽn, hãi hùng. Một hôm, sau khi đi chơi với Tần trở về, Giang gieo phịch tấm thân bắt đầu héo mòn xuống chiếc giường lò xo dùng cho bệnh nhân. Nỗi khổ đau, oán giận, sự hoang mang tấn công cô. Bệnh viện vào giờ này thật vắng lặng, thỉnh thoảng luồng gió mùa ào qua mang theo mùi cồn, mùi thuốc tiêm như đem đến cho cô sự chết chóc. Cô cảm thấy mình cô đơn, trơ trọi.
        Nằm trên giường, Giang nghĩ lan man. Lòng thủy chung chờ người yêu từ Liên Xô trở về tan loãng trong nỗi buồn man mác như sương rơi. "Không bao giờ! Nhất định anh ấy vẫn yêu mình". Ý nghĩ ấy vừa xuất hiện lại tan biến đi ngay. Cô ngồi dậy với cử chỉ của một kẻ vụng trộm bước ra khỏi giường, đến mở tủ lấy thư Hoành gửi từ Liên Xô về và cuốn an bom ảnh hai người chụp chung trong chuyến đi nghỉ ở sầm Sơn. Cô nhón gót ra sân với chiếc đèn dầu. Trước khi cho những lá thư và tập ảnh vào lửa, cô không thể nào làm khác được là đọc lại thư và xem tấm hình Hoành, tấm hình của người đã khắc vào tâm hồn cô một niềm vui, một hy vọng, một nỗi đau và cuối cùng để lại một vết thương.

        Những lá thư đánh số thứ tự từ 1 đến 47 nối lại thành một cuốn phim dài. Mở màn là cuộc sống hồn nhiên của hai học sinh trường Chu Văn An; tiếp sau là tình yêu nồng cháy được nhân lên theo thời gian và khoảng cách xa xôi khi Hoành đã lưu học tại Liên Xô. Phần ba cuốn phim, Giang cho là giai đoạn lừa dối, một giai đoạn đắng cay đến bi kịch.

        Cô nhớ rất rõ, nhớ như in sau khi về nước, thứ bảy nào Hoành cũng đến nhà chơi. Ông Cương, bà Cẩn coi Hoành và Giang như vợ chồng, dành cho hai người một căn phòng làm nơi trò chuyện. Rồi một hôm, vợ chồng bà có việc đi thăm người con cả đang công tác ở Bình Trị Thiên, mang cả cậu út đi. Hoành biết chắc chắn chỉ có mình Giang ở nhà, anh đã đến gõ cửa và đứng chờ. Biết chắc Giang đã nghe tiếng gõ cửa nhưng vẫn không ra, anh hé mắt qua khe cửa, thấy Giang quấn tóc ngược lên đỉnh đầu, hai tay ép lên ngực để che khuất những phần căng phồng trước lồng ngực.

        - Ai đấy?

        - Anh đây. Em đang làm gì đấy?

        - Đang tắm.

        Giang định quay vào mặc thêm áo lót, song cô lưỡng lự.

        - Mở cửa ra cho anh - Hoành giục.

        Chốt cửa từ từ bị đẩy ra.

        - Đến mà không thèm báo trước.

        Hoành đảo mắt khắp ba gian nhà. Anh nhìn cả vào phòng tắm mới xây còn thơm mùi vôi vữa, cả ba gian buồng và các diện tích phụ đều được sắp xếp gọn gàng.

        - Bố mẹ không có nhà phải không em?

        - Anh hỏi gì mà kỹ thế. Chính hôm qua anh tiễn bố mẹ và thằng Việt đi cơ mà.

        - Ừ nhỉ.

        Lúc bấy giờ Hoành hoàn toàn tự do nhìn vào khuôn mặt, bộ ngực của Giang. Anh tiến đến bên cô ôm chặt lấy thân hình còn nức mùi xà phòng thơm.

        - Kìa anh, em đang tắm dở mà - Cô lấy tay đẩy Hoành ra nhưng mắt nhìn Hoành như bảo rằng: anh cứ ghì chặt nữa vào.

        Từ ngày đó trở đi. Giang thấy vui, đứng bên gương thấy mình đẹp hơn lên. Cô tự nói với mình: Đợi bố mẹ về chúng mình sẽ tổ chức cưới, nghe anh!

        Nhưng tình yêu thật trớ trêu thay. Chỉ mươi ngày sau Giang đã vỡ lễ: Hoành đang yêu một cô hướng dẫn viên ở Tổng công ty du lịch.

        Không tin vào lời bạn bè mách bảo, cô bí mật giám sát Hoành. Rồi một hôm, Giang bắt gặp Hoành và cô gái kia đi vào công viên Lê nin. Giang đi theo. Một sự kiện như sét đánh: hai người mới bước đến một gốc cây, chưa kịp dựng xe đã ôm chặt lấy nhau, coi như thế giới này là của riêng họ. Lòng ghen tuông, oán giận Hoành lừa dối mình làm chân tay Giang run lên. Cô nhìn người con gái kia như muốn băm vằm ra nhiều mảnh. Cô không biết mình đứng đó bao lâu rồi quay trở lại. Và từ đó trở đi, Giang không hẹn gặp Hoành và cũng không thấy Hoành tìm gặp. Giang cứ nghĩ rằng Hoành đã bỏ mình, nhưng thực ra không phải - anh ta được Bộ Giao thông vận tải điều đi công tác xa Hà Nội.

        Trong thời gian đó, Giang nhận thấy mình đã có thai. Nỗi lo sợ chưa có chồng đã có con bắt đầu nhen lên và lớn dần theo sự trưởng thành của cái thai trong bụng. Nếu bây giờ giận anh ấy, không tổ chức cưới được thì đứa trẻ sinh ra không có bố, mình sẽ là một cô gái chửa hoang. Y nghĩ ấy đã tưới lên tâm hồn khổ đau nỗi lo âu sợ hãi, đẩy cô đến quyết định nói thật với mẹ.

        Bà Cẩn khuyên Giang: vì hạnh phúc trăm năm, vì đứa con và danh dự của mình, Giang coi như không nhìn thấy Hoành đi chơi với cô gái kia, mà chủ động đến tìm gặp Hoành.

        - Anh đi công tác mà chẳng ghi thư về cho em.

        - Có đấy chứ.

        - Sao em không nhận được?

        - Có lẽ bưu điện chuyển chậm. Ngồi xuống đây em.

        Giang nhìn Hoành với đôi mắt lạ lùng, đôi mắt của con nai sa bẫy, vừa long lanh, vừa hoảng loạn.

        - Tại sao em xanh thế.

        - Em đã có thai.

        - Đã có thai? - Hoành giả vờ hỏi - Bị từ hôm em tắm anh đến bất chợt phải không?

        -Ừ.

        - Mẹ biết chưa?

        - Biết rồi - Giang im lặng một hồi lâu - Anh định đến bao giờ chúng mình cưới?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2018, 09:30:26 pm »


        Hoành nhìn Giang không nói, đứng lên lấy thuốc lá hút. Ngoài đường gió mùa kéo theo mưa, giăng li ti trong màu sáng đục của ánh điện.

        - Hôm nay anh muốn nói chuyện nhiều với em.

        Giang sốt ruột, giục:

        - Chuyện gì, nói đi!

        - Giang ạ, anh muốn tháng sau chúng mình cưới - Giọng Hoành mềm hẳn - Để sau đây nữa anh sẽ đi Liên Xô.

        - Đi bao lâu hả anh?

        - Bốn tháng.

        - Bốn tháng! - Giang kêu lên khe khẽ.

        - Em ạ! - Hoành nói rành rọt, khúc chiết - Để chuyến đi công tác của anh được tốt, anh phải chuẩn bị nhiều thứ, trong đó phải nghiên cứu chính sách đối ngoại của Đảng ta. Việc này chỉ có em mới giúp anh được.

        - Em thì biết gì.

        - Được đấy - Hoành quả quyết - Bố có bản Nghị quyết trung ương nói về chính sách đối ngoại của Đảng ta đối với Liên Xô, Trung Quốc... trong thời gian tới.

        - Không được! Thuộc tài liệu mật, bố không cho mượn đâu.

        - Cứ bình tĩnh. Em cứ bình tĩnh nào. Em không mượn mà lấy bí mật, bố không biết.

        Giang lo sợ:

        - Như thế lại càng không ổn.

        Hoành bắt đầu chuyển giọng mặc cả buôn bán:

        - Chừng nào em lấy được tài liệu đó, anh mới đồng ý cưới.

        Và cứ như thế, cuộc mặc cả giữa hai người kéo dài gần hết đêm, cuối cùng đã xô đẩy Giang, một cô gái hai mươi ba tuổi vào con đường tội lỗi.

        Cho tới khi nghe bố mẹ to tiếng, hiểu được ý nghĩa quan trọng của bản Nghị quyết kia, Giang ý thức ngay được mình đồng lõa với kẻ phản bội, tiếp tay cho anh ta làm việc tội lỗi; tình yêu giữa anh ta với Giang là sự lừa dối khủng khiếp, một thủ đoạn quỷ quyệt để đẩy cô nhúng tay vào việc phản bội Tổ quốc.

        Còn Hoành, khi biết rằng, một phụ nữ quá lo sợ mình không có chồng đã có thai, cuộc sống luôn thất vọng và buồn tẻ, tất cả những thứ đó đã ngấm ngầm chuẩn bị cho nội tâm người đó trở thành cái mồi cho người chồng chưa cưới câu nhử. Điều đó đã xảy ra với Giang đúng như Hoành đã tính toán.

        Giang lấy tài liệu đưa cho Hoành. Có tài liệu trong tay, ngay trong đêm đó, Vũ Hoành sử dụng máy ảnh chụp lại. Sáng hôm sau, Vũ Hoành mang tài liệu đến nhà ông Cương sớm, nhưng Giang đã rời khỏi nhà. Thấy không khí gia đình nặng nề, đợi mãi Giang không trở lại, Vũ Hoành đành quyết định cầm tài liệu đi, chiều quay trở lại. Nhưng đó là quyết định sai lầm ngoài sự huấn luyện của CIA. Khi phát hiện công an đang truy tìm bản Nghị quyết, Vũ Hoành lại có quyết định sai lầm tiếp theo, không trả bản gốc, khống chế Giang không được tiết lộ. Giang quá đau xót vì bị lừa dối, uất ức vì người chồng tương lai của mình phản bội Tổ quốc, quằn quại trong tình thương bố mẹ, đã bỏ nhà đi. Và giờ đây, ngồi bên đống thư, ý nghĩ khổ đau, oán giận, bế tắc hòa làm một rời khỏi Giang theo dòng nước chảy xuống ngọn lửa đang cháy.

        Đêm đó Giang thức thâu đêm. Giang kêu lên: Người yêu lừa dối, bố mẹ ruồng bỏ thì mày làm gì? Phải chết. Chết là cái gi đâu! Nếu sống mà thiếu tình thương của cha mẹ, bị người chồng lừa gạt, bị bạn bè chê cười thì tồi tệ hơn mọi nhục hình, tồi tệ hơn cái chết. Ôi, mẹ ơi, sao con khổ quá thế này? Con không thể sống chung với người chồng ra vẻ chân thành và trung thực, còn thật ra lại lừa dối, độc ác. Bố ơi, bố đã đau khổ vì con. Tóc bố còn lại ít chút sợi đen, bây giờ con đã làm cho nó bạc trắng hết rồi. Chính con biết, con đã đem đến cho bố nỗi khổ đau, đạp đổ cả cuộc đời hoạt động của bố. Giờ đây con không muốn gia đình ta có một chàng rể phản bội, lừa dối, không muốn cháu ngoại của ông bà - đứa con của con - không có bố hoặc có bố thì phải chịu vấy bẩn...

        Giang run rẩy, đăm đăm nhìn vào bức thư viết dở cho Tần. Cô cầm bút viết dòng chữ cuối cùng: "Vĩnh biệt anh. Hôn anh”. Nước mắt tiếp tục lăn qua gò má, rơi xuống làm nhòe đi nhiều đoạn trong thư. Mọi hình ảnh đã qua, mọi cảnh vật xung quanh và những dòng chữ trước mắt đều nhòa đi, chập chờn. Giang đặt bút xuống đứng lên bước lảo đảo đến bên tủ lấy xilanh tiêm insulin vào đùi, rồi quăng cả xilanh và ống tiêm xuống rãnh nước ngoài cửa sổ sau đó lên giường nằm, bắt đầu một giấc ngủ vĩnh hằng.

        Thế là từ đó trở đi, Giang trút bỏ được nỗi khổ đau, vĩnh biệt những kẻ lừa dối. Nhưng bố mẹ cô bắt đầu chịu sự đau khổ. ông Cương trằn trọc vắt óc nhớ lại mọi sự việc để tường trình cho Ban Tổ chức Trung ương, kiểm điểm trước chi bộ. Gần trọn đời theo cách mạng, lần đầu tiên ông chịu nhận kỷ luật trước Đảng. Nhiều đêm ông nằm không sao ngủ được, đầu quay cuồng và đau nhức. Từ đâu đây trong gian nhà ông như có tiếng ai đó bảo rằng, ông đi theo cách mạng, thảo luận định ra đường lối cho đất nước để rồi lọt vào tay kẻ địch hay sao? ông bước khỏi giường, đến bên bàn ngồi, bật lửa hút thuốc. Có lần ông pha ấm trà ngồi uống nước một mình và thức thâu đêm. Càng nghĩ, ông càng giận đứa con gái yêu quý của mình. Cho tới giờ phút con gái ông sắp chết, ông vẫn kết tội con gái ông là người lấy cắp bản Nghị quyết, vẫn từ chối tha thứ, không nhận Giang là con. Cho tới giây phút cuối cùng, khi ông hiểu được Giang con gái ông là một cô gái hồn nhiên, trong trắng, yêu say đắm thật thà đến nỗi bị đẩy vào con đường tội lỗi, vội chạy đến bệnh viện tha thứ cho con thì chỉ còn gặp một cái xác lạnh cứng, ông đứng im không nhúc nhích nhìn con.

        Có lẽ giây phút đó, sự hối hận và nỗi đau khổ mất đứa con trong ông Cương đã hòa làm một tạo nên ý nghĩ không tin rằng con mình đã chết thật.

        - Nó chết thật rồi sao? - Giọng ông nghẹn lại.

        Giang vẫn làm thinh không đáp, môi cô mím lại. Hình như cô đang muốn nói với bố điều gì, oán trách hay xin bố tha thứ, nhưng cô vẫn nằm im. sốt ruột quá, ông tiếp tục hỏi:

        - Con chết thật rồi sao?

        - Vâng, thưa bác... - Bác sĩ Tần nói trong đau khổ.

        Đôi mắt ông Cương đờ ra như mắt người chết.

        Quá thương con, ông kêu lên:

        - Con ngủ không bao giờ trở dậy nữa ư?

        Mọi người đứng xung quanh đều nghĩ rằng, vào lúc đó ai phá tan sự im lặng là có tội với người đã khuất, là gián đoạn cuộc trò chuyện cuối cùng giữa bố con ông Cương.

        Mấy nữ bác sĩ kéo vạt áo choàng trắng lên mặt.

        Ông Cương hối hận cúi đầu vĩnh biệt người con gái mà ông đã thương yêu hơn bất kỳ thứ gì trên đời này.

        Còn bà Cẩn bắt đầu những ngày đau khổ ê chề. Bà cảm thấy như mỗi đồ vật trong nhà đều gợi cho bà cái chết bi thảm của con gái. Bà lập cập đốt hương cắm vào bát nhang cầu khấn, nếu con có bị oan uổng thì hãy bước lên cầu vải trở về với bố mẹ và gia đình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2018, 09:32:48 pm »


3

        Sau một thời gian thẩm vấn không kết quả, Tần khăng khăng chối từ việc giết Giang, công an chưa có bằng chứng kết luận anh lấy chất insulin sát hại Giang nên đành phải tạm giam anh để tiếp tục điều tra.

        Thượng tá Phó cục trưởng Hoàng Thế Huy ra lệnh chuyển anh đến phòng giam đặc biệt. Đó là một gian phòng rộng khoảng 15 mét vuông, các cửa chấn song sắt hàn ô vuông trẻ em không chui qua được. Trong phòng có đủ giường, tủ, bàn ghế, xa lông, ấm chén pha trà, bồn tắm, chậu rửa mặt và nơi vệ sinh riêng... nghĩa là đầy đủ tiện nghi của một căn hộ khép kín. Ngay bên cửa sổ treo giò phơng lan đuôi chồn màu tím. Giá sách khoảng vài chục cuốn nằm sát bên tường.

        Tần bước vào gian phòng với tâm trạng hết sức ngỡ ngàng. Anh cố gắng định thần, song không thể nào định thần được. Từ lâu anh nghĩ rằng vào tù là bị đánh đập, sinh hoạt thiếu thốn mà tại sao họ lại giam mình ở căn phòng này? Anh rùng mình và chơi vơi trong ý nghĩ đó.

        Một ngày trôi qua.

        Một tuần trôi qua.

        Một tháng trôi qua.

        Tần dằn vặt, thao thức không sao ngủ được. Sức khỏe anh mỗi ngày giảm sút và bắt đầu ốm mê man bất tỉnh. Trong con mê, anh lại chìm đắm trong giấc mo quen thuộc, đi chơi với Giang, và khủng khiếp trước thi hài người bạn xấu số. Anh nhắm hai mắt đưa tay lên che mặt để cô quên đi nỗi đau thắt ruột. Nhưng trước mặt anh lúc ấy, chỉ cách qua làn mi, mọi hình ảnh người bạn nữ bác sĩ kia cứ hiện lên với tất cả nỗi buồn tủi. Anh ân hận rằng, trước lúc vĩnh biệt, Giang có ghi cho anh bức thư, chính tay anh bỏ túi nhưng mải chạy đi tìm bác sĩ tất bật về báo tin cho bố mẹ Giang... không biết đánh rơi đâu.

        Trong quá trình công an thẩm vấn, anh đã thành thật khai báo nhận được lá thư Giang nhưng chưa đọc, không biết nội dung thư nói gì và đánh rơi ở đâu cũng không biết. Nhưng công an làm sao có thể tin vào lời khai đó của anh.

        Từng ngày từng giờ trôi qua, Tần lang thang trong nỗi buồn mất chúc thư. Giá như lúc đó đọc lướt qua được một lần biết Giang nói gì thì sung sướng biết bao! Thế là mình không giữ trọn lời hứa với Giang trước lúc Giang đi xa rồi. Ôi Giang, ở dưới nấm mồ em có trách Tần không? Tần thấy mình đứng bên lỗ huyện chôn Giang. Tần quỳ sựp xuống giơ hai tay lên. Giang ơi, sao cái đêm em chuẩn bị vĩnh biệt anh, em không nói mà lại ghi thư để rồi lá thư kia anh không được đọc. Anh đau khổ và héo mòn vì để rơi lá thư của em. Hãy tha thứ cho anh.

        Bỗng có tiếng chìa khóa tra vào ổ.

        Tần mở choàng đôi mắt đứng dậy bước lảo đảo, chân nam đá chân chiêu.

        Cánh cửa mở rộng. Ánh nắng mùa xuân mang theo hương sắc lá non ùa vào phòng. Thượng tá Phó cục trưởng Hoàng Thế Huy và Thiếu tá Khoa Đoàn bước vào. Theo quyết định của ban chuyên án, thượng tá Phó cục trưởng Hoàng Thế Huy đến gặp trực tiếp bác sĩ Tần. Vừa bước vào phòng đã thấy mặt Tần méo mó, thần sắc thay đổi, ông vội hỏi ngay:

        - Bác sĩ ốm phải không?

        Sau mấy tháng trời bị coi là thủ phạm giết người, không ai gọi là "bác sĩ", giờ đây nghe gọi như thế Tần hết sức cảm động. Song anh cho rằng đó là câu hỏi giễu cợt nên phản bác ngay:

        - Xin ông cứ gọi tôi là tên tù số hai nhăm như trước đây.

        - Không. Từ giờ phút này chúng tôi không coi anh là kẻ có tội mà là một bác sĩ.

        Tần vui đến nỗi tưởng câu nói đó là hoang tưởng. Anh hỏi ngay:

        - Các anh không nói đùa đấy chứ?

        - Đúng. Chúng tôi không đùa.

        Tần không tin vào tai mình nữa:

        - Tôi không tin trong cách nhìn nhận tôi, các anh lại thay đổi một trăm tám mươi độ như vậy.

        - Trước đây chúng tôi không tin lời anh khai cũng như bây giờ anh không tin điều chúng tôi nói - Thượng tá nhìn Tần vừa như thông cảm vừa như muốn xin lỗi anh - Nhưng chúng ta có một cái để tin nhau, đó là bức thư của bác sĩ Giang.

        - Thư của Giang? - Tần hỏi vội.

        - Đúng.

        - Thư ai gửi? - Tần hỏi giật và nhìn về phía thượng tá như muốn bảo rằng: ông nói đi. Thượng tá lấy tay đẩy cho chiếc kính trên mắt ngay ngắn rồi mở cặp, nói chậm:

        - Gửi anh.

        - Gửi tôi?

        - Đúng!

        Gương mặt Tần lúc đó mất dần sự ngờ vực, sợ hãi thậm chí cả đau đớn nữa. Anh nhìn thượng tá sửng sốt và tiến lại gần, mắt ánh lên những tia khao khát.

        - Thư đây!

        Thượng tá đưa cho anh một tờ pơluya gấp đôi nhàu nát. Chắc thư đã qua tay nhiều người xem.

        - Giang!

        Lúc đó, sự im lặng đau đớn và nỗi uất ức bị công an bắt oan dồn nén bấy lâu nay như vỡ tung khỏi lồng ngực Tần thành tiếng gọi tên người yêu. Thượng tá như một pho tượng nhìn đôi bàn tay Tần vừa run vừa co quắp chìa ra đón nhận thư.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2018, 09:34:03 pm »


*

        Im lặng.

        Im lặng hồi lâu.

        Giò phơng lan bên ô cửa cũng im lặng. Nếu nhìn kỹ, giò hoa màu hồng tím đã phai tàn đầm đìa nước như đang khóc cảm thông với Tần.

        Thượng tá Hoàng Thế Huy nói đều đều, chậm chạp, cử chỉ nhẹ nhàng là những biểu hiện của một người muốn nhận lỗi. Ông đứng gần cửa ra vào nhìn Tần và cảm thấy Tần già đi nhiều quá. Mới có mấy tháng ngồi trong buồng giam mà tưởng như anh đã già đi hàng chục tuổi. Mái tóc xanh đã điểm đôi sợi muối tiêu. Tần cúi đầu, đứng dựa vào tường cho khỏi ngã để đọc thư.

        Bức thư viết bằng bút chì chữ hơi ngả:

        "Anh thương yêu!

        Em biết anh sẽ bàng hoàng khi đọc thư này. Tối qua anh cố gắng hỏi "em có yêu anh không", nhưng làm sao có thể trả lời anh được khi em bắt đầu đếm từng giây... cái chết đến với mình".

        Những dòng chữ đầu tiên viết rõ ràng bỗng nhòe đi. Thế là Giang của anh không còn nữa. Cái quan tài nặng tiĩu mà mọi người đều phải kết bạn ở thế giới bên kia đã kéo anh ngồi xuống. Còn đâu nữa cái buổi đi chơi với anh trên cánh đồng ngoại thành Hà Nội? Tay Tần run rẩy sắp buông xuôi. Một cơn gió ùa qua như định cướp đi lá thư của anh đưa ra ngoài cửa sổ.

        "Anh cầm chắc thư kẻo gió bay! - Thượng tá khẽ thì thào.

        Tần cầm chắc thư hơn đưa lên đọc tiếp

        “Anh Tần yêu quý của em,

        Thế là lần đầu tiên em chấp nhận tình yêu với anh, và cũng là lần cuối cùng được gọi tên anh như thế. Vì sau khi viết thư này, em sẽ phải xa anh mãi mãi bằng những ống insulin đang để trong hòm. Tối qua, trước lúc chia tay, em đã hứa là sáng mai anh đến sớm, em sẽ nói hết với anh. Một cuộc hẹn hò, có khi người ta đến, có khi không. Nhưng với anh, em tin anh sẽ đến nên viết sẵn lá thư này, thực hiện đúng lời hứa với anh. Anh biết tính em rồi mà, có bao giờ làm sai lời hứa với ai đâu.

        Điều mà em hứa với anh là một sự thực phũ phàng. Mỗi chữ em viết gửi anh là một giọt nước mắt đau khổ và nuối tiếc. Nó đã kết lại thành vòng hoa tiễn biệt em.

        Anh Tần ơi, anh có biết vì sao sáu năm học Đại học Y anh theo đuổi em mà em không nhận lời không? Bây giờ thì anh biết, nhưng lúc đó anh không biết là em đã có người yêu - anh Hoành - lưu học tại Đại học tổng hợp quốc gia Liên Xô. Khi về nước, có tuần nào, ngày nào anh ấy lại không đến nhà em và em đã sống hết mình với người yêu. Cái thai trong bụng em là kết quả của sự chờ đợi sáu năm xa cách. Nhưng trớ trêu thay cho sự nhẹ dạ cả tin của em. Cứ tưởng người yêu hết lòng vì mình, ai ngờ anh ấy lại đi yêu cô hướng dẫn viên Tổng công ty du lịch. Em bàng hoàng nhận ra mình bị lừa một cách cay đắng. Em định vĩnh biệt mối tình, song cái thai kia đã giữ em lại. Đứa trẻ sinh ra phải có bố. Và em cũng phải có chồng mới có con chứ, nếu không sẽ mang tiếng ở đời. Vì nghĩ như thế, em lại thấy cần có anh ấy. Hình như đoán biết được ý nghĩ của em, anh ấy đã biến nó thành một thứ mặc cả, bắt em lấy bản Nghị quyết mật về đối ngoại của Trung ương mà bố em giữ, đưa cho anh ấy. Em đã chiều theo để đứa trẻ có bố, em có chồng mới có con. Còn sau đó có thể hai vợ chồng bỏ nhau, em cũng không sợ mang tiếng ở đời. Nhưng không ngờ đó lại là lần thứ hai em bị anh ấy lừa dối một cách khủng khiếp.

        Sau khi mất bản Nghị quyết, công an truy tìm, gia đình em nghi ngờ lẫn nhau, khi đó em mới biết anh ấy tham gia vào hoạt động chính trị mờ ám. Có thể là hoạt động gián điệp.

        Lúc bấy giờ em nghĩ mình tiếp tục sống cũng sẽ trở thành kẻ đồng lõa với kẻ phạm tội, nếu như đứa trẻ sinh ra nó lại phải ghi trong lý lịch bố nó làm việc chống lại Tổ quốc. Đêm đêm em ngồi nghĩ trách số phận đã bạc đãi mình. Tự nhiên lúc đó em lại thương nhớ anh. Năm năm theo đuổi đã bị đáp lại bằng thái độ thờ ơ của em và em nuối tiếc đã để tuột khỏi tay một mối tình chân thật.

        Anh Tần ơi! Trong những ngày khổ đau quằn quại đó, anh lại đến với em. Trời ơi, sao anh yêu em thật thà thế. Một bác sĩ nói chuyện với người yêu mà cứ như hỏi bệnh nhân để ghi bệnh án ấy. Chính sự thật thà mộc mạc đó mà em đã yêu anh, yêu anh thực sự. Nhưng càng yêu, em càng không thể lừa dối anh.

        Khi viết tới đây, chắc anh cũng đã tụ hiểu vì sao em phải sớm vĩnh biệt anh để đi xa và tại sao lại từ chối tình yêu của anh.

        Em dự tính chỉ còn khoảng hơn một giờ nữa em vĩnh biệt anh. Trước lúc đi xa, em chỉ muốn được gọi tên anh lần cuối cùng và hôn anh".
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2018, 09:34:37 pm »


        Trong suốt thời gian Tần đọc thư, thượng tá Hoàng Thế Huy bậm môi, nín lặng. Suốt cả thời gian dài ông giữ kín lá thư này, giấu kín thái độ của mình. Nhưng giờ đây ông không thể không bùi ngùi trước nỗi đau của Tần.

        Còn Tần sau khi đọc xong dòng cuối cùng, anh nhét thư vào túi. Đau khổ đã làm chân tay Tần rã rời. Sự đau khổ đó và nỗi uất ức bị bắt oan đã nghiến nát ý chí Tần đến nỗi có lúc anh nghĩ đi theo Giang về thế giới bên kia. Nhưng rồi ý nghĩ điên dại đó không thắng nổi ý muốn sống. Thế là suốt thời gian ngồi trong buồng giam - cứ hiểu theo cái nghĩa Tần hiểu - anh đã sống với hình ảnh của đêm cuối cùng Giang đi chơi với anh. Và cũng thời gian đó anh cố nghĩ xem cái uy lục nào lớn đến mức cướp Giang đi. Nhưng tất cả anh chẳng thấy đường đi lối lại nào rõ ràng mà chỉ thấy hoàn toàn bế tắc. Chính vì vậy, việc công an nghi anh là thủ phạm giết Giang, anh biết chắc chắn là sai, song nó không tác động cân não mạnh mẽ bằng nỗi thương nhớ Giang.

        Giờ đây đọc lá thư, anh cho rằng đó là chứng cứ minh chứng cho anh là người vô tội. Sự bình tĩnh lại đến với anh. Trong lúc đó chỉ còn lại ý nghĩ: công an bắt người hồ đồ không có chứng cứ. Ra tù phải kiện cho ra nhẽ để lấy lại danh dự.

        Anh quay lại phía thượng tá, cao giọng:

        - Ông đọc thư này không hiểu sao?

        - Hiểu - Thượng tá thấp giọng.

        - Hiểu mà cứ dồn ép tôi khai lấy chất insulin ở đâu hay sao? - Giọng Tần đầy vẻ bực tức - Các ông bắt người hồ đồ lắm.

        Tần nói mỗi lúc một cao giọng tưởng như muốn ném tất cả nỗi tức giận lên đầu thượng tá. Nhưng lạ thay, thượng tá vẫn bình tĩnh, nhã nhặn. Tần nghĩ, có phải đó là sự lạnh lùng của những người hoạt động trên lĩnh vực này không?

        - Ông trả lời đi, vì sao bắt tôi?

        Thượng tá vẫn đứng im không nói. Sự bình tĩnh của ông đã làm nguội lạnh phần nào sự nóng nảy của Tần. Tần bắt đầu bối rối.

        - Anh Tần ạ! - Thượng tá nói chậm, giọng nghẹn ngào - Chúng tôi thành thật mong anh thông cảm về việc bắt anh không có chứng cứ, biết chắc anh không có tội.

        - Thế thì tôi phát đơn kiện - Tần nói cắt lời.

        - Anh hãy bình tĩnh để tôi nói hết - Thượng tá vẫn giữ thái độ điềm đạm - Vì lá thư đó liên quan tới một vụ gián điệp, nếu đưa thư cho anh, thả anh ra nghĩa là chúng tôi công khai báo cho chúng biết đã bị theo dõi, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc đấu tranh - Thượng tá giải thích - Anh đã ngồi tù nghĩa là anh đã tham gia cùng chúng tôi phá vụ án này, bảo đảm an ninh cho Tổ quốc nên tôi có thể nói cụ thể hơn để anh biết. Đến bây giờ anh vẫn chưa hình dung được tại sao thư đó lại nằm trong tay công an. Sáng hôm đó, khi hốt hoảng chạy từ chỗ bác sĩ Giang đến tìm bác sĩ trực, anh đã đánh rơi thư tại đó. Bốn ngày sau, khi dọn vệ sinh phòng, bác sĩ Sự nhặt được nộp cho chúng tôi với hy vọng minh oan cho anh. Nhưng xét thấy giữ kín lá thư, anh ngồi "tù", kẻ địch lầm tưởng công an ta không biết, chúng càng hoạt động mạnh nên chúng tôi yêu cầu bác sĩ Sự giữ kín chuyện và vẫn để anh ngồi "tù". Đúng như nhận định. Cục Tình báo trung ương Mỹ tiếp tục chỉ huy một mạng lưới điệp viên người Nhật, người Việt Nam làm thuê cho chúng hoạt động mạnh hơn và cuối cùng đã bộc lộ toàn bộ chân tướng. Như thế, anh ngồi "tù" chính là anh hoạt động lặng lẽ, kín đáo chống lại bọn gián điệp.

        Thượng tá ngừng nói, cả gian phòng im lặng. Không chủ tâm Tần nhìn thượng tá và thực sự cảm động khi thấy ông nhìn anh như muốn cầu mong anh, cầu mong những ai chịu oan để cùng công an gánh vác nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Tự nhiên Tần thấy muốn được bày tỏ sự thông cảm của mình, song anh bối rối cổ nghẹn lại. Mãi lâu sau anh mới nhìn Thượng tá nói:

        - Đồng chí hãy bỏ qua những lời nói không phải ban nãy của tôi.

        Thượng tá và Tần cùng im lặng và như cùng cảm thấy khối đá nặng đè lên tâm hồn mỗi người bấy lâu nay được nhấc đi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2018, 09:35:21 pm »


Chương mười một

        Chỉ còn một ngày nữa Mỉhara sẽ rời Việt Nam về Nhật. Sau khi đóng gói hàng, ông lên giường nằm nghỉ. Có tiếng gõ cửa. Ông ngồi dậy đi ra. Cánh cửa gỗ màu nâu từ từ mở. Thu Hương trong bộ quần áo quen thuộc - quần Jean, áo phông Thái, môi tô son, mặt thoa lớp phấn hồng đứng ngay trước cửa, nở nụ cười.

        - Đã đến giờ đi chiêu đãi. Mời ông ra xe.

        - Mời bà vào, đợi tôi chút xíu.

        Thu Huơng bước vào một cách tự nhiên ngồi xuống chiếc ghế đặt gần giữa phòng.

        - Ông đã mua quà cho bà Hana chưa?

        - Cám ơn bà, tôi đã chuẩn bị xong.

        - Tưởng chưa mua tôi sẽ đưa ông đi ra cửa hàng mỹ nghệ vàng bạc.

        - Cám ơn sự quan tâm của bà, về Nhật, tôi sẽ nói với vợ tôi và những người phụ nữ Nhật rằng, phụ nữ Việt Nam, bà Thu Hương luôn nghĩ tới phụ nữ của xứ hoa Anh Đào.

        - Vâng, đúng thế. Vì chúng tôi là những người vợ, người mẹ của hai đất nước đều bị Mỹ gây ra những thảm họa chiến tranh.

        Mặt Mihara hơi biến sắc. Ông nghĩ về những ngày sau chiến tranh, bà Hana vợ ông đã phải rời bỏ quê hương đến sinh sống ở khu Shibia theo sự bảo trợ của Hội chữ thập đỏ Nhật Bản. Giây phút đó qua đi, ông bình tâm trở lại.

        - Sáng mai tôi phải rời Hà Nội, tôi muốn nhờ bà gửi cho ông nhà gói quà nhỏ.

        - Nếu như nhẹ.

        - Có thể bà còn cho là quá nhẹ - Mihara cười, đưa ra một bọc giấy mỏng, bên trong gói 10.000 đô la - Đây là quà bạn của tôi gửi ông nhà.

        - Cám ơn ông! - Thu Hương giơ tay xem đồng hồ - Xin mời ông đi kẻo xe đợi lâu.

        Chiếc Toyota vun vút lao đi trong tiếng nhạc nhẹ phát ra từ chiếc radio lắp trong xe.

        - Có lẽ đây là buổi cuối cùng tôi dự chiêu đãi ở Việt Nam.

        - Thế ông không định trở lại Việt Nam nữa hay sao?

        Mihara hơi lúng túng.

        - Có chứ - Mihara thanh minh - Lần cuối cùng trong chuyến đến Việt Nam lần này.

        Ô tô lướt nhanh trên đường nhựa. Đợi cho chuyến tàu điện Bờ Hồ - Mơ đi qua, người lái xe rồ máy cho xe lao tiếp. Hai vỉa hè, người đi bộ vội vã, hầu như không quan tâm tới hàng hóa bày trong các quầy hàng. Mihara cho rằng đó là tác phơng của những người dân ở một đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, muốn tranh thủ thời gian khôi phục lại đất nước mình.

        Câu chuyện giữa hai nguời chưa nói được nhiều thì ô tô đã đến một biệt thự. Ngôi nhà xây hai tầng nằm giữa một khu vườn rộng. Cây hồng xiêm xòa cả cành che khuất lối đi. Cánh cổng mở rộng, ô tô lao đến tận bậc thềm. Ông Phó thư ký Phòng thương mại đứng đón Mihara từ ngay bên cửa ra vào.

        - Chào ông!

        - Aligatô gôgiaiisư - Mihara cúi rạp người cung kính bắt tay.

        Mihara bước vào phòng, gần chục người đang ngồi bên bàn hình bầu dục. Họ là những người đại diện cho Unimex Hà Nội, Generalimex Hà Nội, đại diện một vài cơ quan đối ngoại tại Hà Nội... với nhiều lứa tuổi khác nhau, từ ba mươi đến gần sáu mươi tuổi, phơng cách cũng rất khác nhau. Ông Phó thư ký Phòng thương mại ngồi bên phải Mỉhara. Thượng tá phó cục trưởng Hoàng Thế Huy ngồi đối diện Mihara.

        - Thưa các ngài - ông Phó thư ký Phòng thương mại đứng lên phát biểu - Ngày mai ông Mihara giám đốc công ty Hana sẽ rời Việt Nam về nước. Theo thường lệ, hôm nay chúng tôi, đơn vị chủ quản có tổ chức một buổi gặp mặt thân mật trước khi ông Mihara lên đường về nước. Trong số chúng ta đây có nhiều người đã làm việc với ông Mihara, song có người chưa từng gặp. Để chúng ta làm quen, tôi xin giới thiệu từng vị khách. Trước hết xin giới thiệu, ông Bình, đại diện cho Tổng công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I Bộ Ngoại thương - Tiếng vỗ tay vang lên xen lẫn tiếng nói chuyện rì rầm - ông Tính đại diện cho... - Tiếng vỗ tay lại vang lên - Và xin giới thiệu, ông Hoàng Thế Huy, Phó cục trưởng Bộ Nội vụ.

        Tiếng cười nói giảm dần, nhường cho suy nghĩ: Tại sao lại có đại diện cơ quan an ninh? Ông ta đến đây làm gì? Mihara chột dạ: có lẽ họ biết hành động của mình chăng? Hãy bình tĩnh - ông ta tự động viên. Một sự tình cờ thú vị làm sao họ lại xếp Thu Hương ngồi bên mình - Mihara kêu thầm trong óc. Ông ta lấy lại tự nhiên bằng cách quay về phía Thu Hương hỏi một câu không chuẩn bị trước:

        - Bà có thích uống rượu không?

        - Có. Còn ông?

        - Tôi cũng thích, nhưng thích rượu pha.

        - Tôi thì ngược lại.

        - Vì sao?

        - Bởi vì mọi thứ pha đều không nguyên chất - Ngừng một lúc Thu Hương nói tiếp - Cũng như con người, nay theo kẻ này, mai theo kẻ khác là pha tạp, không giữ được bản chất.

        Mihara là người nhạy cảm. Ông ý thức được ngay trong câu nói Thu Hương như muốn ám chỉ mình - Ông Phó thư ký Phòng thương mại đứng dậy đề nghị mọi người nâng cốc chúc cho tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Nhật - Việt và sự hợp tác buôn bán giữa hai nước ngày càng phát triển.

        Tiếng hoan hô nhiệt liệt, Mihara thấy lúng túng trước một cuộc chiêu đãi khách lạ cả về nội dung chương trình lẫn thành phần tham dụ.

        - Ông Mihara là khách hàng "đặc biệt" nên chúng tôi tổ chức chiêu đãi cũng "đặc biệt". Sau đây xin mời ông Giám đốc Công ty Hana và các vị xem một vài thước phim tư liệu.

        Tiếng vỗ tay lại vang lên. Còn Mihara nhìn vào màn ảnh phía trước như nhìn vào cõi vô định để lấy lại bình tâm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2018, 09:37:51 pm »


*

        Chiếc máy chiếu phim cỡ nhỏ bắt đầu chạy, chiếu ra một quầng sáng hình vuông, chiếm gần hết màn ảnh. Nước Nhật với màu xanh của biển hiện lên đẹp mắt. Núi Phú Sĩ như một vị thần khổng lồ đứng sừng sững bảo vệ nước Nhật. Thành phố Hirôsima như một cô gái xõa tóc bên bờ biển. Các cụ già đang uống sakê, các em nhỏ chơi rồng rắn trong vườn nhà, các sư cụ gõ mõ trong chùa. Tất cả cảnh sinh hoạt đó cho người xem hiểu Hirôsima đang trải qua những giờ phút thanh bình.

        Bỗng một "quả cầu lửa" phát ra những tia sáng mạnh bất ngờ bùng nổ trên độ cao chừng 550 mét trên bầu trời Hirôsima. Những tia nhiệt từ quả cầu lửa phóng ra rất mạnh trong vòng 500 mét từ điểm tâm, sắt thép đỏ rực chảy ra, ngói trên mái đều mủn nát. Những ngôi nhà bằng gỗ cháy trong chốc lát. Những người đang ở ngoài đường phố bị thiêu cháy để lại cả hình người trên mặt đường bên các bức tường bê tông. Mọi vật trong vòng bán kính 2,5 kilômét đều bị thổi bay hết, để lại những cột bê tông cốt thép trơ trọi...

        Mihara ngồi chết lặng trước màn ảnh.

        - Chắc ông còn nhớ ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima chứ?

        - Nhớ. Ngày mồng sáu tháng tám năm một chín bốn nhăm.

        - Lúc đó dân thành phố Hirôsima có bao nhiêu? - Ông Phó thư ký Phòng thương mại hỏi.

        - Khoảng ba trăm ngàn người.

        - Chừng bốn nhăm ngàn người chết ngay sau khi bom nguyên tử rơi xuống, sau đó hơn ba mươi ngàn người nữa chết vì vết bỏng, vết thương và nhiễm phóng xạ.

        - Vâng, đúng thế!

        - Chính ông và gia đình là nạn nhân của quả bom này?

        - Vâng!

        Mihara chớp mắt nhớ lại những năm tháng tủi nhục sau chiến tranh. Vì quá nghèo túng, ông ta đi làm thuê cho quân đội Mỹ rồi làm thuê cho CIA. Lúc đầu làm thuê cho CIA là kiếm tiền. Nhung càng lao vào con đường làm thuê cho CIA, ông càng thấy cô độc. sống giữa một xã hội Nhật Bản thay đổi chóng mặt mà ông thấy mình như một kẻ ẩn dật. Và giờ đây, sau khi xem những thước phim Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima, nỗi đau thương làm cho niềm vui trong ông biến mất.

        Mihara đang thu mình trong suy tư thì tiếng thuyết minh "Việt Nam, mặt trận Điện Biên Phủ trên không" cắt ngang suy nghĩ. Ông ngả lưng vào thành ghế nhìn lên màn ảnh.

        Những máy bay B52 bay thành đội hình dày đặc ném bom rải thảm xuống phố Khâm Thiên, một phố đông dân ở Hà Nội.

        Hàng trăm nóc nhà bị sập, bốc cháy. Hàng ngàn người bị thương, bị chết đắp chiếu nằm bên đường. Những bà mẹ, người chị, người con khóc sướt mướt đi lật từng tấm chiếu để tìm xác chồng, con mình...

        Mihara vẫn ngồi im không nói, thỉnh thoảng lại thở dài.

        - Thời gian ở Nhật, ông có nghe Tổng thống Mỹ ra lệnh ném bom hủy diệt đất nước chúng tôi không?

        - Có. Họ còn nói ném bom đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá.

        - Quả là ông nhớ không sai - Thu Hương giải thích - Họ thiết kế máy bay B52 để ném bom nguyên tử, song khả năng vận tải lớn của nó đã gợi cho các nhà quân sự Mỹ sử dụng để ném bom thông thường. Mỗi giá đỡ của nó chở ba mươi tấn bom. Một phi đội mười chiếc, ném một lần ba trăm tấn. Mỗi ngày họ đã tiến hành hàng trăm phi vụ, ném hàng ngàn tấn bom xuống đất nước chúng tôi. Tổng số bom ném xuống Việt Nam trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ có sức công phá bằng hàng trăm quả bom nguyên tử đã ném xuống quê hương ông. Kìa ông xem! - Thu Hương chỉ tay về phía màn ảnh.

        Hàng chùm bom tiếp tục rơi, cả bầu trời mù mịt khói bom, đất đá. Thị xã Ninh Bình, Phủ Lý chỉ còn là đống gạch vụn...

        - Đất nước chúng tôi giờ đây có giống đất nước Nhật Bản các ông cách đây ba mươi năm không?

        - Mihara cúi xuống. Ông ta hiểu, bao nhiêu nỗi đau khổ do chiến tranh đem lại cho người dân nước Nhật đã qua đi thì giờ đây người dân Việt Nam đang phải gánh chịu. Ngay cả cuộc đời ông ta cũng đã trải qua những cảnh cực nhục, bị giày xéo bởi bom đạn Mỹ. Và cả đến vợ ông và gia đình vợ, cũng là nạn nhân của bom đạn Mỹ. Chính vì vậy, những thước phim trên màn ảnh gây cho ông xúc động đến mức như ngừng thở. Mỉhara nói nhỏ:

        - Cùng hoàn cảnh - Giọng Mihara đáng thương hơn cả sự khóc lóc - Chính vì vậy tôi mới đến Việt Nam để chia sẻ nỗi khổ đau.

        - Việc ông buôn bán ngoài ý nghĩa kiếm lời còn có ý nghĩa giúp Việt Nam khôi phục lại sau chiến tranh?

        - Ô, bà quả là người thông minh tuyệt vời. Vừa qua, tôi cùng bà đi Hà Nam Ninh khảo sát nơi trồng sen với ý đồ khi về Nhật, tôi sẽ tìm cách đầu tư cho mặt hàng này - Mihara khẳng định lòng tốt của mình - Nếu có thể, công ty tôi sẽ mua toàn bộ liên nhục của Công ty ngoại thương Hà Nam Ninh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2018, 09:38:54 pm »


        - Những người làm công tác kinh doanh như chúng tôi, chỉ thích những khách hàng thực lòng với công việc buôn bán - Phó thư ký Phòng thương mại nói to lên khi thấy những thước phim tư liệu về cuộc chiến tranh không quên của đế quốc Mỹ đối với Việt Nam sắp kết thúc.

        - Ông nói sao? - Mihara tỏ vẻ sửng sốt.

        - Tôi nói, các cơ quan ngoại thương Việt Nam chỉ thích đón tiếp những thương nhân nước ngoài đến đây với mục đích buôn bán, đôi bên cùng có lợi.

        - Ông nói sao tôi không hiểu? - Mihara ngơ ngác.

        - Tôi mới được ông Hoàng Thế Huy báo cho biết, trong ông có hai con người: một làm nghề kinh doanh, một làm việc cho CIA.

        Mihara định nói câu gì nhưng cổ họng tắc nghẹn. Tiếng nói của ông Phó thư ký Phòng thương mại đè nặng lên những lời Mihara định nói.

        - Chính vì có hai con người trong ông nên vừa rồi tôi đã thay mặt đồng nghiệp đón tiếp con người làm nghề kinh doanh. Còn con người làm việc cho CIA, đó là quyền của cơ quan an ninh mà người đại diện là ông Hoàng Thế Huy.

        Ông Phó thư ký Phòng thương mại chìa tay về phía Thượng tá có ý giới thiệu ông với mọi người, đồng thời giải thích lý do sự có mặt của ông hôm nay.

        Mihara chết lặng, chưa hiểu mình bị lộ khâu nào hay phía Việt Nam chụp mũ. Trong suy nghĩ, lo sợ, hoang mang, ông ta nói một câu chưa chuấn bị trước:

        - Bằng chứng đâu?

        Thượng tá, Phó cục trưởng Hoàng Thế Huy đứng lên. Với giọng cứng rắn, ông nói.

        - Để khỏi phải nói nhiều, mời ông hãy xem một trong những đoạn phim mà chúng tôi ghi được.

        Người chiếu phim điều khiển cho máy chạy. Mọi người ngồi im trên ghế, chăm chú theo dõi màn hình.

        Hình ảnh đầu tiên xuất hiện là cảnh Mihara cúi đầu đi lại trong phòng, đến bàn con rót nước uống. Ông ta lên giuờng nằm cho tói gần 12 giờ đêm mới ngồi dậy xem xét lại gian buồng một cách cẩn thận, rồi ngồi xuống chiếc ghế trên bàn. Có lẽ mười mấy năm làm việc cho CIA, Mihara am hiểu khá sâu công việc của mình, do đó không bao giờ cho phép mình buông lỏng cảnh giác, nhất là truớc khi hành động một việc gì nên ông ta lại đi ra kiểm tra lần nữa cửa ra vào. Mihara quay vào ngồi xuống ghế, bắt chéo hai chân. Ông ta dùng dao con bật tung một lớp đế giầy lấy ra cuộn giấy nhỏ chi chít con số và một vỉ thuốc nhỏ. Ông ta xé vỉ thuốc lấy hai viên bỏ vào cốc nước trắng mà truớc đó uống chưa hết. Ông ta nhoài người về phía đầu giường lấy tờ giấy ghi chương trình tham quan khu vực miền Trung để lên mặt bàn rồi vặn chao đèn cho ánh sáng tập trung vào tờ giấy. Ông ta lấy bút trên ngực chấm vào nước trong cốc, viết chậm lên tờ giấy. Mỗi lần viết xong ông ta lại nhìn sang tờ giấy chi chít chữ số. Nửa giờ sau, Mihara cuộn tờ giấy và vỉ thuốc cất vào đế giầy cũ, đậy lớp đế giầy vừa bóc, co một chân lấy gót giầy chân kia làm trụ quay tròn. Ông cầm cốc hắt nước còn lại vào bồn tắm, đặt nó lên bàn rồi lên giường nằm. Cho tới khi cô phục vụ buồng gõ cửa mời xuống ăn sáng để chuẩn bị đi Đà Nang, ông ta mới uể oải trở dậy.

        Xem xét lại căn phòng một lần chót, Mihara đi ra cửa. Sáu giờ 30 sáng, đã tới giờ điểm tâm buổi sáng.

        Suốt cả thời gian chiếu đoạn phim này, Mỉhara ngồi yên, hầu như không động đậy, mắt nhìn lên màn ảnh, mặt bắt đầu biến sắc, răng cắn chặt. Mỉhara đã để cho khoảnh khắc đó trôi đi, gục đầu xuống. Màn bạc trên tường vẫn loang loáng xuất hiện. Sự hoang mang, đau khổ đã làm Mihara quên mình là một người khách nước ngoài, thậm chí quên cả mình là một nhân viên CIA, là kẻ thù của những người đang ngồi trong phòng chiêu đãi này.

        Mãi lâu sau ông mới ngẩng đầu lên nhìn Thu Hương giọng bình tĩnh trở lại:

        - Bà là...

        Mihara tưởng như mình bị mất lý trí, không thể nào nói được tiếp.

        - Một người thông minh như ông để cho con ma CIA nó nhập vào mà đến giờ phút này vẫn chưa hiểu tôi là ai hay sao?

        Mihara bàng hoàng. Thế là mọi việc đều sựp đổ. Những đồng đô la không cánh mà bay. Ông ta định chống khuỷu tay đứng dậy nhưng tự nhiên lại thấy nó run rẩy, cứng đờ. Trong khoảnh khắc, hình như có bàn tay khổng lồ của một người nào đó, bàn tay của người Nhật đã ý thức được mối thù Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima vít đầu Mỉhara xuống.

        Mihara tiếp tục gục đầu trong nỗi hối hận, buồn đau tuyệt vọng.

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM