Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:53:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần IV)  (Đọc 48194 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #180 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2020, 08:49:17 pm »

Cám ơn VietTrung 51 đã "tung" lên trang nhà. Anh Hà Quang Hưng vừa đưa tôi một "cơ số" tác phẩm này của anh, nhờ tôi tặng giúp những ai cần. Chắc chắn tôi sẽ thay mặt anh Hưng gửi tặng những đồng đội thân quý của tôi vào những ngày gần đây nhất. Một lần nữa cám ơn VietTrung 51!
Logged
Viet Trung 51
Thành viên
*
Bài viết: 142


« Trả lời #181 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2020, 08:29:59 pm »

Sân bay Yên bái 1 thời
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #182 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2020, 02:09:25 pm »

Cám ơn Viettrung51 đã cho nhớ lại một thời những chiếc MiG-21 với danh hiệu "huyền thoại bầu trời". Sân bay Yên Bái thời nay không còn MiG hoạt động nữa mà đã thay thế bằng lực lượng của những chiếc Su. Cho dù vậy thì uy danh của MiG không bao giờ phai mờ. Mà MiG hay Su thì vẫn là những dũng sĩ bảo vệ bầu trời. Nơi miền Tây Bắc của Tổ quốc ấy đã có thêm được lực lượng trấn ải trước sự nhòm ngó và dã tâm thôn tính của ngoại bang...
 Vậy mà đã kết thúc năm 2020 với đầy rẫy những biến động của cả thế giới và của từng gia đình. Hy vọng tương lai sẽ sáng sủa. Bước sang năm 2021, xin được chúc các đồng đội cùng mọi gia đình luôn khỏe mạnh, bình an và nhiều may mắn!. Đặc biệt, xin chúc mừng anh TranPhu với kết quả tuyệt vời của anh trong năm qua khi tác phẩm "Hồi ký chiến trường K" được bình chọn cho giải quốc tế Mê kông. Mong muốn anh sẽ cho ra đời nhiều tác phẩm hay hơn nữa!.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #183 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2021, 08:07:34 pm »

Nhân dịp Xuân Tân Sửu, chúc tất cả các đồng đội cùng gia đình một năm thật an khang, hạnh phúc và có thật nhiều sức khỏe để chống chọi với Covid.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #184 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2021, 10:51:07 am »

Trong năm 2021 này, tôi sẽ cố gắng cho ra đời cuốn "Hồi ức đoàn bay MiG-21 khóa 3", bởi không thể không viết về đoàn bay này được. Đoàn bay MiG-21 khóa 3 xét cho cùng cũng là một đoàn bay khác biệt, nếu như không nói là cá biệt. Nó gồm các phi công của 3 đoàn gộp lại (2 đoàn bay trên loại máy bay phản lực sơ cấp L-29 do các anh Nguyễn Chính Hậu và Đinh Tôn làm trưởng đoàn với đoàn bay trên loại máy bay MiG-17 do anh Phạm Đình tuân làm trưởng đoàn) trong đó phần lớn là quân của anh Đinh Tôn. Nếu tính theo thứ tự danh sách các đoàn học bay ở Trường Không quân Krasnôđar, đoàn của anh Phạm Đình Tuân và Nguyễn Chính Hậu là Đoàn 6, còn đoàn của anh Đinh Tôn là Đoàn 7, nhưng nếu theo thứ tự chung của những đoàn đi học bay thì lại đứng vào danh sách thứ mười mấy cơ. Còn gọi đoàn bay MiG-21 khóa 3 vì trước đó đã có 2 khóa MiG-21 tốt nghiệp rồi.
Kể từ khi bắt đầu bước vào đời bay đến khi tốt nghiệp bay trên MiG-21, thời gian chưa đầy 3 năm. Chính xác là 2 năm 9 tháng.
Trừ 12 phi công của đoàn anh Phạm Đình Tuân bay từ loại máy bay Iak-18 đến MiG-17 rồi mới bay lên loại MiG-21 thì số còn lại 24 người ngay từ đầu đã bay trên loại máy bay phản lực sơ cấp L-29 sau đó chuyển thẳng lên MiG-21. Đấy là sự thử nghiệm đầu tiên trong các đoàn học viên bay không chỉ với các học viên Việt Nam mà với cả các học viên Liên-xô. Có lẽ, đấy là "sự ghê gớm" mang tính đột phá vào thời gian ấy.
Thường thì sau khi tốt nghiệp bay, các phi công sẽ được phong quân hàm sĩ quan, nhưng khi về nước, đoàn bay MiG-21 khóa 3 chưa được phong ngay nên vẫn tham gia chiến đấu với quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ...và trong các tờ khai liên quan đều chỉ ghi là "chiến sĩ lái".
Chính ủy Chu Duy Kính đã từng đánh giá về đoàn bay MiG-21 khóa 3 là "thế hệ vàng" của Không quân và đưa ra lời tổng kết như một định luật: "Nếu như trong trận đánh có được sự bình tĩnh, thông minh của Lê Thanh Đạo, sự gan dạ, táo bạo của Nguyễn Tiến Sâm, sự cơ động và hiệu suất bắn tên lửa cao của Nguyễn Đức Soát thì đấy sẽ là phi công tiêm kích hoàn chỉnh!".
Ba phi công của đoàn bay MiG-21 khóa 3 được Chính ủy nhắc tên, sau này đều trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và nằm trong tốp Ace (Át chủ bài) của lực lượng phi công tiêm kích Việt Nam (anh Lê Thanh Đạo và anh Nguyễn Đức Soát mỗi anh bắn rơi 6 máy bay Mỹ, anh Nguyễn Tiến Sâm bắn rơi 5 máy bay Mỹ).
Đoàn bay MiG-21 khóa 3 cũng là đoàn đầu tiên có các phi công từng xáp mặt với "pháo đài bay B-52", bắn bị thương nó rồi tiếp đến là hạ gục nó.
Trong chiến đấu, đoàn bay MiG-21 khóa 3 đã góp phần không nhỏ trong việc đưa loại tiêm kích MiG-21 trở thành "huyền thoại của bầu trời".
Tôi sẽ cố ghi lại những sự kiện, những gì còn in đậm trong kí ức của mình để không bị mai một và nhất là không bị khúc xạ qua năm thành.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #185 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2021, 02:37:25 pm »

Vào năm 1965, Hội đồng khám tuyển của Không quân đã tỏa đi khắp mọi nơi, đến các đơn vị quân đội, đến các trường Đại học rồi đến các trường cấp 3, trường học sinh miền Nam, các cơ quan...để khám, tuyển những thành phần có đủ sức khỏe , đưa ra nước ngoài học bay, đào tạo trở thành phi công, mà chủ yếu là học ở Liên-xô và Trung Quốc...Đấy là việc làm cần thiết nhằm bổ sung lực lượng cho cuộc chiến đấu lâu dài, ngày càng ác liệt nhưng nhất định toàn thắng.
 Khám tuyển phi công là sự khám tuyển toàn diện và đặc biệt, không giống như việc khám sức khỏe thông thường bởi đấy là một ngành có những nét đặc thù rất riêng.
 Đầu tiên phải trải qua các khoa: khoa ngoại, khoa nội với đủ các loại xét nghiệm. Rồi kiểm tra tiền đình. Rồi lên buồng khí áp...Nghĩa là phải trải qua rất nhiều hạng mục và không phải chỉ trong một ngày là xong. Có những anh trông rất cao to, bệ vệ...nhưng lại bị loại ngay từ vòng đầu tiên, rồi cùng lắm cũng chỉ trụ được đến vòng hai nên chẳng biết thế nào mà nói trước được. Cứ qua mỗi phòng khám, thấy trên tờ khám nghiệm trong "Sổ sức khỏe" của mình có 3 chữ "ĐĐK" kèm theo chữ ký loằng ngoằng của bác sĩ là yên tâm đi tiếp các phòng khác.
 Ba chữ "ĐĐK" chính là chữ viết tắt của "Đủ điều kiện". Ba chữ "ĐĐK" ấy nó có hiệu lực thật ghê gớm. Không có nó nghĩa là anh đã bị loại khỏi cuộc. Sự hiện diện của nó là sự chứng nhận hiển nhiên chứng tỏ anh đã vượt qua được một "cửa ải", giúp anh bước tiếp. Ngay đến tận sau này, khi đã trở thành phi công chiến đấu rồi, cái hiệu lực của ba chữ "ĐĐK" ấy vẫn không hề thuyên giảm vì hàng năm, các phi công vẫn phải đi giám định sức khỏe định kỳ. Nếu không có được ba chữ "ĐĐK" ấy ở các phòng khám, khoa khám và kết luận của Hội đồng giám định thì có nghĩa là anh phải vào viện nằm điều trị, hoặc giả sẽ là giã từ bầu trời!. Thế thôi!. Cho nên, khi bước vào phòng khám nào đó là đã hồi hộp lắm rồi vì từ trước tới giờ đâu có được khám xét kỹ lưỡng và bị "tra tấn" đến như thế đâu, nhưng khi đứng đợi kết quả, đợi ngòi bút của bác sĩ liệu có "khoắng" cho ba chữ "ĐĐK" hay không thì còn hồi hộp hơn rất nhiều lần. Mà ba chữ ấy cho dù có viết cẩn thận hay ngoáy tít mù lên thì hiệu lực của nó cũng vẫn như nhau. Bấy giờ tim đập thình thịch như bị loạn nhịp, mồ hôi cứ rịn ra...Cái cảm giác chờ ba cái chữ ấy thật là kỳ la!...
Logged
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #186 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2021, 08:46:03 am »

... Bấy giờ tim đập thình thịch như bị loạn nhịp, mồ hôi cứ rịn ra...Cái cảm giác chờ ba cái chữ ấy thật là kỳ la!...

Hồi xưa tưởng đã là đồng đội của anh rồi, cả trường có 1 mình em lọt được tới phòng 5. Nhưng đến khi được bảo ra ngoài nghỉ rồi khám lại lần thứ 2 thấy bác sỹ lắc đầu em biết mình bị loại.
Nhưng cho đến gần đây em vẫn nghĩ do nhịp tim "bất thường" chỉ có 47 (ít nhất cái nhịp này em vẫn tin được giữ đến chục năm sau, khi ông y sỹ D không tin, tự đo đến 2 lần rồi lắc đầu).
Cho đến mấy hôm trước tết đi trồng răng. Cô ý tá đo đến 3 lần rồi bắt em sang BV PKKH điều trị huyết áp cao. Sau khi khám theo lời khuyên bác sỹ em tự mua cái máy đo (Microlife) để hàng sáng dậy đo luôn.
Theo dõi từ hôm 6/2 đến giờ, huyết áp cao nhất lên đến 120/65, còn lại quanh quẩn xung quanh 110/60-70, nhưng nhịp tim thì cũng loanh quanh 49-50. Họ cho thuốc điều tiết huyêt áp, nhưng thấy thấp em cũng không uống.
Hôm kia phòng răng gọi đến, lại đo, nó tăng lên đến 170/70, nhịp tim 65!
Đo lần 2 được 165/65 nhịp tim xuống còn 60.
Lần 3 được 145/60, nhịp tim vẫn 60. Em bảo họ đừng đo nữa, cứ khoan hàm để trồng cái răng.
Nhưng em cũng lại lờ mờ đoán ra ngày xưa bị loại có khi không phải là do nhịp tim thấp, mà là do huyết áp tăng cao (chắc người cũng toát đầy mồ hôi lạnh)...!
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #187 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2021, 02:23:17 pm »

Có khi như thế thật, PhaPhai ạ!. Nhịp tim thấp thì hiện nay có phi công Anh hùng Mai Văn Cương: nhịp tim thường chỉ ba bốn chục lần phút thôi. Đã có lần đi khám định kỳ, bác sĩ bảo anh ấy nâng tạ tay lấy vài chục lần xem nhịp tim thế nào thì "bổ chửng" lên vì nhịp tim không tăng mà lại giảm. Nghĩa là khi chưa nâng tạ, nhịp tim 40 lần /phút, nhưng sau khi nâng thì lại còn 32 lần/phút. Vậy là phải nằm viện điều trị và lắp máy kích tim cho nhịp tim trở lại như người bình thường. PhaPhai cũng nên kiểm tra cho kỹ nhé!.
 Trở lại cái năm 1965.
Trong thời gian khám tuyển, trước tiên là tranh thủ làm quen với nhóm của mình theo địa phương mình, gọi nhau là "đồng hương" rồi sau đó lân la làm quen với các thành phần ở các địa phương khác. Cái tuổi học trò vốn dĩ năng động và nghịch ngợm. Vẫn có câu "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò!" mà. Nhưng quỷ, ma chẳng thấy đâu, chỉ thấy rặt một lũ vừa "mài đũng quần trên ghế nhà trường" với những bộ mặt còn "búng ra sữa"  đang dư thừa năng lượng. Vậy là cũng kha khá chuyện đã xảy ra. "Nhóm" Hà Đông và "nhóm" Phú Thọ từng có chút "đụng độ". Đơn giản chỉ là những câu đùa cợt, trêu nhau như "Hà Đông sư tử hống" đối với mấy anh em thuộc tỉnh Hà Đông và "cho em xin tí xà-phòng" đối với mấy anh em tỉnh Phú Thọ chẳng hạn, nhưng các cậu học trò lúc ấy giống như những chú gà trống choai, hơi tí là xù lông cổ ra...Và hai chú "trống choai" Nguyễn Đức Soát và Ngô Duy Thư đại diện cho hai "nhóm" cũng đã xù lông cổ, chuẩn bị vào xới. Vậy mà sau này, chính biên đội Nguyễn Đức Soát-Ngô Duy Thư lại rất gắn bó với nhau trong các trận không chiến và có những trận đánh rất hiệu quả.
Sau khi vượt được tất cả các "cửa ải" của các vòng khám tuyển, tất cả còn phải chờ đợi thủ tục tiếp theo. Thủ tục này vô cùng quan trọng và cũng là "cửa ải" cuối cùng: đấy là việc xét lí lịch ba đời, hai họ của từng người một. Nếu đã có chút dính dáng đến đế quốc, phong kiến hoặc nằm trong "thành phần" thời cải cách ruộng đất quy là "trí, phú, địa hào" thì phải "đào tận gốc, trốc tận rễ" (như các tấm băng-rôn, khẩu hiệu thời cải cách vẫn ghi)...Và cứ thế mà lẳng lặng "xì hơi"!. Ba chữ "ĐĐK" ở giai đoạn này mới là quyết định tối hậu!.
 Tất cả những người trúng tuyển được gọi theo từng đợt, chênh nhau khoảng một tháng hoặc hơn tí (chừng từ tháng 5 đến tháng 7) nhưng rồi đều tập trung ở nơi sơ tán là làng Xâm Bồ, Hải Phòng (nằm ở phía đầu Đông sân bay Cát Bi). Các tân binh súng xính trong bộ quân phục màu cỏ úa, cổ tay áo và gấu quần đều gài ba hàng cúc. Nơi khuỷu tay còn có một miếng "pích-kê" giống như bộ quần áo bảo hộ lao động. Tất cả đều ở nhờ trong các nhà dân của thôn Xâm Bồ.
Thời đó, việc tuyển chọn và đưa quân đi học bay ở nước ngoài được giữ bí mật kinh khủng. Mọi người không được phép để lộ bất cứ thông tin nào về đơn vị mình, về cá nhân mình. Không ai biết được đấy là những học viên đi học bay để trở thành các phi công. Tât cả chỉ như những tân binh của đơn vị bộ binh nmaof đó mà thôi!.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #188 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2021, 08:42:48 am »

Trong giai đoạn sơ tán này đã có chuyện mà sau này trở thành giai thoại  của đời tân binh: đó là "tiểu đội Bùi Toàn Cổ". Việc này xảy ra khi đại đội tập họp để điểm danh dưới ánh đèn lù mù như ánh sáng của con đom đóm đực. Thời ấy, vì lí do phòng không  nên ban đêm không nơi nào thắp đèn cả, giả dụ trong nhà có thắp một ngọn đèn dầu thì cũng phải vặn thấp bấc xuống và che bớt ánh sabngs đi. Thế là, đại đội trưởng An Văn Đề nghiêng nghiêng cái đầu, soi cái đèn tù mù vào bẳn danh sách và đọc:
 - Đến tiểu đội đồng chí Bùi Toàn Cổ!.
Tất cả đều ngơ ngác trước cái tên lạ lẫm mà rất đỗi buồn cười ấy nhưng không ai dám cười. Anh Bùi Văn Cơ khi ấy đã là lính cựu và là tiểu đội trưởng nên phán đoán ngay được sự sai sót ấy và phản ứng rất nhanh:
  - Dạ! Chỉ có Bùi Văn Cơ thôi ạ!.
  - Thì Văn hay Toàn cũng vậy! Có không?.
  - Có! - anh Cơ trả lời.
 Và cuôpcj điểm danh tiếp tục theo cách cqws đọc đến tên ai thùi người ấy trả lời "Có!". Sau cuộc điểm danh, tiểu đội của anh Bùi Văn Cơ về mới nhìn nhau rồi cười đến chảy nước mắt nước mũi. Rồi cũng chẳng biết do "sáng kiến" của ai mà từ đó tất cả các anh trong tiểu đội của anh Cơ đều tự chuyển thành họ Bùi Toàn kèm theo biệt danh của từng người...Ví dụ, Nguyễn Đức Soát có đôi mắt to thì gọi là Bùi Toàn Mắt, Nguyễn Hồng Mỹ người đầy rôm sẩy thì gọi là Bùi Toàn Rôm, Nguyễn Văn Bảy (B) có đôi tai to thì gọi là Bùi Toàn Tai, Nguyễn Học Hải người cao lêu khêu lại gày nhẳng với cái cổ dài như cổ cò thì gọi là Bùi Toàn Cổ. Sau này, anh Bùi Văn Long, người đồng hương với anh Cơ quê Ninh Bình hay sang chơi thì được gọi là Bùi Toàn Lông...
Đời tân binh ngay từ đầu đã có những chuyện thật thú vị và đáng nhớ như vậy đấy.
Hàng ngày, lớp tân binh chúng tôi phải học chính trị, tập đội ngũ, học 10 lời thề danh dự, 12 điều kỷ luật... rồi sáng chào cờ, tối điểm danh...
Nơi sơ tán nhà nào cũng có ít nhất là một cái ao. Ao là nơi vừa rửa ráy, vo gạo rồi ...tắm giặt. Anh em bọn tôi không dám tắm trong ao mà kéo nhau ra ngoài ngoài mương để tắm táp, giặt giũ, bơi lội ở đấy. Con mương nước vừa nông lại vừa chẳng sạch sẽ gì cho lắm, nó chẳng được như "Khúc hát sông quê" của nhạc sĩ Trọng Tao: "...Cùng một bến sông, con trâu đằm sóng dưới, bầy trẻ thơ tắm mát phía thượng nguồn..." mà là cùng một nơi: nào trâu, nào bò, nào người...tất tần tật cùng một chỗ mương nước ấy. Vậy là chuyện mắc bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào diễn ra là chuyện thường tình. "Không hắc lào không phải là tân binh!". Câu nói cửa miệng ấy như khẳng định cho chúng tôi đã qua một thời tân binh nơi sơ tán.
Khoản ăn uống ở đây thì rất đàng hoàng vì chúng tôi được hưởng tiêu chuẩn "đặc táo". Nói đến chuyện này thì lại phải kể hơi dài dòng một tí: vào cái thời ấy (và cả sau này nữa) tiêu chuẩn ăn được chia theo định mức:đại táo, tiểu táo, trung táo, đặc táo...Nhiều người, đương nhiên là cả tôi, thoạt đầu cũng hiểu lầm là "đại táo" là tiêu chuẩn cao nhất, nhưng thực chất lại ngược lại. "đại táo" là tiêu chuẩn giành cho hạ sĩ quan, chiến sĩ, "trung táo", "tiểu táo" là giành cho sĩ quan các cấp, còn "đặc táo" là giành cho những thành phần với những công việc đặc biệt như phi công, đặc công, tàu ngầm... vì hoạt động mất nhiều năng lượng.
Thời kỳ còn ở nhà, ăn uống kham khổ, thiếu thốn đủ đường, đến đây bữa ăn nào cũng như "ăn cỗ" nên ai cũng lên cân. Trong một thời gian ngắn, chỉ một tháng, hơn một tháng thôi mà anh nào anh ấy đều tăng từ 1 đến 2 cân. Hãn hữu, có anh tăng đến 4-5 cân mới ghê.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #189 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2021, 08:11:51 pm »

Hơ... thế còn Bùi Toàn Nhậu thì ở tiểu đội nào hả bác ?
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM