Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:57:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần IV)  (Đọc 48189 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #120 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2019, 10:33:19 pm »

Ngày 4 tháng 1 năm 1973, biên đội 2 chiếc MiG-21 của Nguyễn Văn Nhượng, Lê Văn Kiền cất cánh từ sân bay Đa Phúc đã bắn rơi 1 không người lái tại khu vực Vĩnh Yên.
Ngày 6 tháng 1, phi công Hán Vĩnh Tưởng cũng bắn rơi 1 chiếc không người lái tại khu vực Hòa Bình - Suối Rút.
Đêm mồng 6 tháng 1 năm 1973, Nguyễn Khánh Duy trực ban chiến đấu ở sân bay Đa Phúc trên loại máy bay MiG-21 F-94 vào cấp 1 lúc 01 giờ 54 phút và xuất kích chiến đấu lúc 02 giờ 00 phút. Sở chỉ huy dẫn dắt nhưng không gặp địch nên phải quay về sân bay Đa Phúc hạ cánh.
Cũng đêm mồng 6 rạng ngày 7 tháng 1 năm 1973, phi công Bùi Doãn Độ trực ban chiến đấu với loại máy bay MiG-21 F-96 tại sân bay Miếu Môn đã vào cấp lúc 02 giờ 23 phút và xuất kích chiến đấu lúc 02 giờ 26 phút.
Hệ thống điện của sân bay không ổn định, rất chập chờn. Bùi Doãn Độ đã cất cánh trong điều kiện ánh sáng kém và không ổn định như vậy nên suýt lệch sang bên trái đường băng.
Sau khi cất cánh, Bùi Doãn Độ được Sở chỉ huy dẫn đến khu vực Lang Chánh, lấy độ cao lên 5000 - 6000 mét.
Nhận thấy đèn báo có địch đối đầu, Bùi Doãn Độ liền giảm độ cao. Lúc này, Sở chỉ huy cho vòng trái lấy hướng 190 độ và lên độ cao 10.000 mét.
Bùi Doãn Độ bật tăng lực lấy độ cao. Khi đến 9.000 mét, linh tính báo khả năng bị địch bắn, Bùi Doãn Độ vừa nghiêng máy bay thì nghe cái "rầm". Máy bay đã bị trúng tên lửa của bọn F-4 đi đánh chặn MiG.
Bùi Doãn Độ nhảy dù rời máy bay ở độ cao 8.500 mét. Rơi đến độ cao 4.000 mét thì dù chính mở, nhưng anh vẫn ở trong mây. Khi rơi qua lớp mây mỏng, anh nhác thấy bên dưới mình là rừng núi chập chùng. Trong đêm tối, dù của anh mắc vào cành cây gần núi đá. Anh nhún nhún nhưng không thấy chuyển động đành sửa lại tư thế ngồi cho ngay ngắn và đợi trời sáng sẽ tính tiếp. Sáng ra, anh bám theo dây dù của túi cấp cứu NAZ-7 rồi bám theo cây tụt xuống đất.
Du kích đã đón anh về bản. Đêm hôm ấy, anh phải ngủ lại bản để bà con dân bản làm bè mảng cho sáng hôm sau xuôi về Quan Hóa. Ngày hôm sau, về đến Quan Hóa lại phải ngủ lại, hôm sau mới lên đường về Thanh Hóa. Trên đường ra Hà Nội, xe bị hỏng phải ngủ lại giữa đường, tới ngày 11 tháng 1 mới về đến Sở chỉ huy ở chù Trầm rút kinh nghiệm chiến đấu.
Bùi Doãn Độ là phi công bắn hạ chiếc F-4 cuối cùng trong chiến dịch Linebacker-2 bằng MiG-21 và cũng là phi công cuối cùng nhảy dù trên MiG-21 trong cuộc chiến tranh đánh phá bằng Không quân Mỹ ra miền Bắc Việt Nam.
Sau này, khi về hưu rồi, Bùi Doãn Độ lại tham gia làm vài nhiệm kỳ "vác tù và hàng tổng" - như người ta vẫn nói. Đấy là chức Tổ trưởng tổ dân phố rồi Bí thư tổ dân phố.
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #121 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2019, 07:58:13 pm »

xuanv338 xin chào anh chủ phicongtiemkich. Anh Bùi Doãn Độ rời trận tuyến bầu trờ về cuộc sống đời thường làm thành ông tổ trưởng tổ dân phố . Còn anh phicongtiemkich Nguyễn Công Huy thì trở thành nhà văn. Chúc mừng anh. Không biết từ ngày ấy. Anh phi công Bùi Doãn Độ đã có dịp nào trở lại bản Mường Quan Hóa. Nghe chuyện thật mà cứ như chuyện huyền thoại vậy.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Một, 2019, 08:04:39 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Haianh_od
Thành viên
*
Bài viết: 64


« Trả lời #122 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 01:14:18 am »

Cháu vừa xem lại thì đó là bài của anh Nguyễn Sửu nói về trận không chiến ngày 21/9/1967 của E923 biên đội Quỳ Phúc Sưu Diệp. Do chú Phúc không nổ máy được nên cất cánh chỉ có Quỳ Diệp Sưu. Bài viết có nói về những tờ photo copy tổng kết trận chiến trong đó có nói số 3 chú Sưu ba lần xạ kích gần bắn trúng 2 F-4B trong số 3 chiếc. Tác giả là lính chú Sưu sau này có phỏng vấn chú Sưu sao không được ghi công là PC bắn rơi 2 máy bay trong một trận như chú Lâm văn Lích và Hoàng Tam Hùng thì ý như chú Sưu giải thích là chú ấy không được cấp trên công nhận. Dịp tới về Đà nẵng cháu sẽ hỏi lại chú Quỳ, thông tin này có nói về chú Diệp có phải là chú Lê Hồng Điệp người từng bay với ba cháu không?
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #123 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 05:43:56 pm »

Phi công Bùi Doãn Độ chắc rất muốn trở lại nơi mình từng gặp nạ, từng được bà con dân bản cưu mang nhưng chưa có cơ hội. Vào ngày 18-12 hàng năm, các cựu phi công của Đại đội 5 (Phi đội 5) ngày xưa lại tổ chức gặp mặt để ôn lại chuyện cũ và thăm hỏi động viên nhau. Tôi sẽ hỏi thêm Bùi Doãn Độ sau đó chia sẻ tiếp.
Khi nào HaiAnh về Đà Nẵng, cố tìm gặp anh Hồ Quỳ để tìm hiểu thêm về trận không chiến ngày 21-9-1967. Theo sổ sách ghi chép lại thì vào ngày 21-9-1967, sau khi biên đội 4 chiếc Hồ Văn Quỳ, Nguyễn Đình Phúc, Bùi Văn Sưu, Lê Sĩ Diệp cất cánh buổi sáng nhưng không gặp địch. Tham mưu trưởng Hoàng Ngọc Diêu chủ trì kíp trực ở Sở chỉ huy Binh chủng Không quân quyết định cho MiG-17 ở Gia Lâm bí mật chuyển sân xuống Kiến An để phục kích đánh các tốp máy bay của Hải quân Mỹ vào từ hướng Đông.
Hồi 15 giờ 15 phút, biên đội Quỳ, Phúc, Sưu, Diệp bí mật hạ cánh xuống sân bay Kiến An. Đến 16 giờ 35 phút, biên đội nhận lệnh vào cấp và mở máy cất cánh. Máy bay của anh Nguyễn Đình Phúc nổ máy không thành công nên Sở chỉ huy đã lệnh cho số 4 Lê Sĩ Diệp lên thay vào vị trí số 2 và biên đội bay theo đội hình 3 chiếc. Biên đội được dẫn dắt tiếp địch ngay trên đỉnh sân bay. Hồ Văn Quỳ phát hiện tốp mục tiêu ở cự li 6km, có cả F-4B và A-4. Đài chỉ huy bổ trợ tại sân tham gia dẫn biên đội trong không chiến. Sau khi cơ động bám sát mục tiêu, Hồ Văn Quỳ đã nổ súng bắn rơi 1 chiếc F-4 và Bùi Văn Sưu cũng nổ súng bắn rơi 1 chiếc khác. Trận không chiến diễn ra trong vòng 4 phút. Biên đội 3 chiếc MiG-17 đã bắn hạ 2 chiếc F-4 (Hồ Văn Quỳ bắn hạ 1 chiếc và Bùi Văn Sưu bắn hạ 1 chiếc). Biên đội về hạ cánh an toàn.
Trong khi biên đội 3 chiếc bay về sân bay thì biên đội 4 chiếc MiG-17 khác gồm Cao Thanh Tịnh, Nguyễn Phú Ninh, Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Phi Hùng cùng biên đội 2 chiếc MiG-21 của Vũ Ngọc Đỉnh, Đồng Văn Song đã cất cánh bay vào khu vực Tiên Lữ - Phù Cừ để yểm trợ cho biên đội Quỳ, Diệp, Sưu về hạ cánh.
 Trong trận này, mọi tài liệu đều ghi Sở chỉ huy đã phán đoán đúng ý đồ của Hải quân Mỹ nên đã cho biên đội MiG-17 bí mật chuyển sân xuống Kiến An để phục kích và đã chiến thắng, bắn rơi 2 máy bay F-4 của địch. Vì vậy phải xem xét lại ý kiến của anh Nguyễn Sửu.
Anh Lê Sĩ Diệp là người bay số 3 trong biên đội Nguyễn Hữu Tào, Nguyễn Phú Ninh, Lê Sĩ Diệp, Nguyễn Phi Hùng trong trận không chiến ngày 7-10-1967 đấy, HaiAnh ạ!.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #124 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2019, 08:44:40 pm »

Trở lại với Đại đội bay đêm, đánh đêm.
Cuộc chiến tranh đánh phá bằng Không quân Mỹ ra miền Bắc Việt Nam đã kết thúc. Các phi công bay đêm, đánh đêm xuất kích chiến đấu không nhiều và bắn rơi máy bay địch không nhiều nếu so sánh với lực lượng bay ngày, đánh ngày. Nhưng những chiến công của họ thì không thể nói là nhỏ được.
Đại tá Tạ Quốc Hưng, một trong những sĩ quan dẫn đường kỳ cựu của Không quân chia sẻ:
"Nếu chỉ nhìn vào số máy bay địch bị các phi công đánh đêm bắn hạ mà vội vã kết luận là hiệu quả chiến đấu thấp thì với tư cách là dẫn đường, tôi xin khẳng định ngay kết luận đó hoàn toàn không chính xác. Bởi ý nghĩa và cả mục đích của những lần xuất kích ban đêm là cản phá, xua đuổi, uy hiếp Không quân địch để mở thông các cửa khẩu trên tuyến đường vận tải chiến lược 559 là vô cùng to lớn và có rất nhiều ý nghĩa, mặc dù số máy bay bị các phi công bắn hạ chỉ đếm trên đầu ngón tay..."
Một lần gần đây, tôi có dịp ngồi tâm sự với Đại tá Nguyễn Văn Chuyên, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cũng là người dẫn đường kỳ cựu và từng dẫn nhiều trận đánh về ban đêm. Khi hỏi về những trận đánh đêm thì anh nói:
"Phải nói rằng, suốt 7 năm trong cuộc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc Việt Nam, ta có xây dựng đội ngũ bay đêm, nhưng những trận đánh ngày đã cuốn hút hơn nên phần nào cũng sao nhãng trong việc chỉ đạo, chăm sóc cho lĩnh vực đánh đêm. Những phi công đánh đêm là những phi công có kỹ thuật giỏi, hoàn chỉnh nhất vì bay được 4 khí tượng, cũng giống như phi công Hải quân của Mỹ giỏi hơn phi công của Không quân Mỹ vậy. Anh Đinh Tôn là phi công giỏi nhất trong đội ngũ phi công Việt Nam, chưa ai hơn được anh ấy. Nói về thành tích của lực lượng phi công đánh đêm thì đầu tiên phải nói đến việc làm hạn chế hỏa lực của B-52 trên tuyến đường 559, rồi đến chiến dịch Quảng Trị và chiến dịch 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không".. Các phi công đánh đêm như Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Vũ Đình Rạng...đã âm thầm, thường xuyên coa mặt trong chiến trường Khu Bốn làm nhiệm vụ. Đánh đêm là trận đánh đơn đọc nhưng giá trị rất lớn, ví như trận đêm 20-11-1971, sau đêm ấy, bọn B-52 không dám ra hoạt động ở phía Bắc đường 9 đến tận 4 tháng liền, chỉ dám hoạt động ở phía Nam đường 9 thôi. Điều này là điều rất quan trọng cho chiến trường, cho chiến dịch Quảng Trị và cho cả chiến dịch 12 ngày đêm sau này. Còn về việc tính công trạng thì tôi phải nói thế này: nếu trong bóng đá không có người thiết kế, đưa bóng cho người làm bàn thì liệu có đá tung lưới đối phương được không. Người thiết kế, kiến tạo, tạo cơ hội ấy quan trọng lắm. Trong chiến dịch 12 ngày đêm, Không quân cũng thiết kế cho tên lửa Phòng không ghi bàn đấy chứ. Và ngay trong đêm 18-12, việc xuất kích của các phi công bay đêm giá trị  kém gì việc bắn rơi B-52...Chốt lại, tôi chỉ muốn nói: các phi công đánh đêm đã âm thầm cống hiến, tuy bắn rơi ít máy bay địch, nhưng sự đóng góp của họ rất to lớn, không hề nhỏ bé đâu!...
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #125 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2019, 11:27:21 am »


Chào các bạn!
Chào Đại phá Công Huy!
Rất vui hôm nay Phu TranPhu được Đại tá phi công Chiến đấu MiG21-Hiện nay anh đã dã từ cánh bay do tuổi cao. Song anh lại nhả tơ cống hiến những bài viết, những trang sách những tác phẩm cùng những bài thơ về cuộc đời về những con người những người lính “ Con nhà Trời” những người đã làm cho không lực Hoa Kỳ những "thần Sấm" những "con ma" phải khiếp sợ.
Anh viết - Viết không mệt mỏi. Kính phục anh ngưỡng mộ anh và thật trân trọng anh.
Chúc anh thành công và thành công hơn nữa!!!
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #126 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2019, 06:29:56 pm »

Cám ơn anh Trần Phú đã động viên. Tôi sẽ cố gắng hết sức mình để cố lưu lại chút gì cho những thế hệ sau, cũng giống như anh thôi, bởi nếu không viết một cách có trách nhiệm thì sau này tôi e lịch sử dần dà sẽ bị biến dạng, bị khúc xạ đi mất. Hôm 14-12 vừa rồi, các phi công bay đêm, đánh đêm của ĐẠI ĐỘI 5 (SAU NÀY LÀ PHI ĐỘI 5) đã gặp gỡ nhau. Trân trọng nhất là có vợ anh Đinh Tôn - chị Trần Thị Diên Hồng từ trong miền Nam ra Bắc có chút việc riêng, nghe tin đã đổi vé máy bay ở lại chia vui cùng các anh em bay đêm - những người lính của anh Đinh Tôn. Thật tiếc là ngày ấy tôi đang ở quê nên không gặp gỡ được chị và các anh em cùng Đại đội. Biết làm sao được khi công việc cuối năm cuốn hút đến bù đầu. Hôm tôi ngồi với Dongadoan, anh em tôi có nhắc tới chuyến về Thái Bình. Có lẽ phải đợi ra Giêng ngày rộng tháng dài thì mới tổ chức chuyến đi được. Chúng tôi kết nối sau, anh Trần Phú nhé!.
Xin gửi lời chúc sức khỏe và mọi sự may mắn tới tất cả anh em đồng đội nhân ngày 22-12.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #127 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2020, 11:36:45 pm »

Nhân dịp xuân Canh Tí đã đến, xin được chúc tất cả các đồng đội cùng gia đình luôn dồi dào sức khỏe, nhiều niềm vui và an khang!
Năm mới thắng lợi mới!...
Logged
Viet Trung 51
Thành viên
*
Bài viết: 142


« Trả lời #128 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2020, 05:19:55 pm »

Dịp đầu Xuân vừa qua, bác Nguyễn Văn Lý, PC Mig 21 khóa đầu tiên, đã cho ra cuốn tự truyện "Bầu trời và tôi". Bác Lý đã tham gia rất nhiều trận không chiến với KQ Mỹ và đã hạ 3 máy bay Mỹ.
Cuốn sách đã kể lại nhiều câu chuyện về học tập, huấn luyện và những trận không chiến với KQ Mỹ. Một ảnh đẹp từ tự truyện của bác Lý.
Biên đội Lý - Cốc và tổ thợ máy chiếc Mig Bảo vật quốc gia 4321.
Không biết các bác thợ máy là những ai, có còn mạnh khỏe không?
Logged
Viet Trung 51
Thành viên
*
Bài viết: 142


« Trả lời #129 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2020, 05:21:24 pm »

Bác Lý và cuốn tự truyện
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM