Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:35:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần IV)  (Đọc 48188 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #20 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2018, 08:13:15 pm »

Cám ơn Xuanv338 và VietTrung!. Đúng là cuộc gặp giữa các đối thủ một thời thật hiếm hoi. Ngay trên thế giới, qua mấy cuộc chiến tranh nhưng cũng chưa đâu liên hệ, chắp nối và tổ chức được những cuộc gặp như thế này. Đây là lần gặp mặt lần thứ 3 (lần 1 vào năm 2016 tại Việt Nam, lần 2 vào năm 2017 tại Mỹ và lần 3 này tại Việt Nam). Phải trân trọng cám ơn những anh em trong Ban tổ chức, đặc biệt là anh Nguyễn Đức Soát và anh Nguyễn Sỹ Hưng. Không có các anh ấy, chắc chắn không bao giờ có được những lần giao lưu như vậy. Cũng như không có trang VMH thì tôi không thể kết nối và gặp gỡ được Xuanv338, TranPhu, Giang tvx, PhaPhai, VietTrung,ptLinh v.v...Công lao lớn ấy cũng thuộc về Dongadoan cùng những anh em quản lý, tổ chức trang mạng chứ.
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #21 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2018, 06:27:46 pm »

Anh phicongtiemkich nói gì cũng chí lý, chí tình. Đúng là như vậy. Những cuộc gặp gỡ quý  phải có người khởi sướng, tổ chức.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #22 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2018, 09:03:32 pm »

Cám ơn Xuanv338 đã chia sẻ!
Tuần trước, Phó phòng quân nhu của Quân chủng PK-KQ có mang đến cho anh Trần Văn Năm và tôi xem chiếc đế giày tìm được trong vụ 30-4-1971 trên đỉnh Tam Đảo. Tôi và anh Năm nhận ra đúng là loại đế giày mà thời đó chúng tôi thường mang đi bay. Nó được đóng đinh quanh đế, chẳng lẫn vào đâu. Riêng loại giày cho bay biển thì đế liền và cạnh mắt cá chân có hai miếng lưới cao su tạo độ co giãn để khi tiếp nước chỉ cần giật một cái là giày tuột khỏi chân, giúp cho bơi lội được dễ dàng. Tôi cũng nhận được dăm ý kiến cho rằng khi tìm được hài cốt, không nên đem ra suối rửa vì nước suối sẽ làm hỏng cấu trúc xương, nhưng mấy ý kiến khác lại không đồng ý như thế. Tôi không rành về khoản này nên chỉ ngồi nghe tranh luận mà không dám bàn cãi gì. "Biết thì thưa thốt. Không biết thì dựa cột mà nghe!". Người xưa dạy vậy, nhưng chẳng lẽ cứ dựa cột để nghe rồi chẳng biết sai đúng ở đâu hay sao?.Tôi cứ băn khoăn suốt từ hôm đó tới giờ, các đồng đội ạ. Không biết có đồng đội nào có kinh nghiệm thì phổ biến cho tôi với. Xin được cám ơn trước!.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #23 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2018, 09:34:52 am »

Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, xin được chúc các đồng đội nữ, các "nữ tướng" của các đồng đội nam cùng mọi gia đình luôn mạnh khỏe, an khang, hạnh phúc và nhiều may mắn trong cuộc sống!...
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #24 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2018, 04:32:13 pm »

xuanv338 xin chào anh chủ. EM xin thay mặt chị em phụ nữ trên diễn đàn nói lời cảm ơn anh phicongtiemkich, cảm ơn các anh đàn ông trên diễn đã nhã tâm chúc mừng chị em nhân ngày 20/10. Ngày của Phụ nữ Việt Nam.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #25 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2018, 09:33:47 pm »

Vâng, việc quan tâm đến "nửa thế giới bên kia" chắc không chỉ tôi mà tất cả "đấng mày râu" phải làm, Xuanv338 ạ!
Tôi đang có ý định viết về lực lượng bay đêm, đánh đêm trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Trong biên chế của Không quân nhân dân Việt Nam, lực lượng bay đêm, đánh đêm thuộc loại ít hơn cả. Các trận đánh diễn ra về ban đêm cũng không nhiều. Hoạt động của họ thầm lặng giống như những chiến sĩ đặc công trên bầu trời đêm, nhưng với lực lượng mỏng như vậy, chiến công của họ lại không thầm lặng chút nào. Tính chung toàn lực lượng phi công bay đêm trên MiG-21 trong giai đoạn từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 12 năm 1972, có 16 phi công đã bắn rơi 29 máy bay Mỹ (gồm 12 chiếc F-4, 1 chiếc F-8, 4 chiếc F-105, 1 chiếc RB-66, 1 chiếc O-2A, 8 chiếc không người lái, 2 chiếc B-52) và bắn bị thương 1 chiếc B-52.
Đại đội 5 (sau này đổi phiên hiệu là Phi đội 5) bay đêm thuộc Trung đoàn Không quân 921 là nòng cốt của lực lượng bay đêm, đánh đêm. Tuy danh nghĩa là bay đêm, đánh đêm nhưng "họ hàng nhà Vạc" này vẫn tham gia trực ban chiến đấu ban ngày, vẫn xuất kích và tham dự những trận không chiến về ban ngày.
Trong điều kiện sân bay, đường băng bị máy bay Mỹ đánh phá liên tục, hố bom hố đạn dày chi chít, bom nổ chậm vẫn còn nằm rải rác ở khắp nơi... việc cất hạ cánh về ban ngày gặp khó khăn một thì về ban đêm gặp khó khăn gấp mười. Các phi công của Đại đội 5 đã vượt những trở ngại ấy, xuất kích chiến đấu trực tiếp bảo vệ giao thông vận tải trên tuyến đường 559, trong đó chủ yếu là tìm diệt B-52 của Mỹ.  Đặc biệt trong năm 1972, nhất là trong chiến dịch 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972, các phi công bay đêm đã xuất kích hàng chục lần đi đánh B-52 bảo vệ miền Bắc và thủ đô Hà Nội trong điều kiện thời tiết cực kỳ xấu và mọi sân bay của ta đều bị máy bay Mỹ đánh phá hỏng nặng nề. Những chuyến bay trong những ngày này là những chuyến bay cảm tử. Các phi công bay đêm đã thể hiện ý chí quyết thắng và lòng dũng cảm vô song cùng sự hy sinh quên mình vì chiến thắng chung. Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng cho Đại đội 5 và 7 phi công của lực lượng đánh đêm trên MiG-21 cũng đã vinh dự nhận được danh hiệu cao quý này. Nhiều phi công khác cũng đã được tặng thưởng Huân chương Quân công, Huân chương chiến công vì lập thành tích xuất sắc trong chiến đấu. Đặc biệt, trong lực lượng bay đêm, đánh đêm có Phạm Tuân là phi công vũ trụ đầu tiên của nước ta và của chấu Á, cũng là người được phong danh hiệu 3 lần Anh hùng. Đấy là những thành tích không nhỏ của các phi công bay đêm Đại đội 5 đã đóng góp vào thắng lợi chung, vào trang sử vẻ vang, sáng chói của Quân chủng PK-KQ và của đất nước. Tuy vậy, việc hoạt động chiến đấu của lực lượng bay đêm ít được nhắc đến. Chính vậy mà tôi muốn khơi gợi lại những hoạt động ấy...
Logged
Viet Trung 51
Thành viên
*
Bài viết: 142


« Trả lời #26 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2018, 05:10:00 pm »

E923, bay đêm
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #27 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2018, 08:10:47 pm »

Vâng! Cám ơn Viet Trung đã nhắc nhở, nhưng ở đây, tôi chỉ muốn nói riêng đến hoạt động của các phi công bay đêm, đánh đêm của MiG-21 trong thời kỳ chống chiến tranh bằng Không quân Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam mà thôi. Những lực lượng khác xin đề cập sau.
Trong biên niên sử của Không quân thế giới cho tới kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, hầu như rất ít nhắc đến những trận không chiến, đánh chặn về ban đêm. Chỉ đến giai đoạn cuối chiến tranh thế giới thứ 2, khi loại máy bay Mexersmit-110 (Me-110) của phát xít Đức ra đời, được lắp đặt hệ thống ra-đa trên máy bay thì bấy giờ mới có một số chuyến đánh chặn về ban đêm mà thôi.
Với Không quân Việt Nam, nhắc đến đánh đêm, không chiến về ban đêm thì không thể không nhắc đến trận đánh đêm 15 rạng sáng ngày 16-2-1964 của hai phi công NGuyễn Văn Ba và Lê Tiến Phước bay trên loại máy bay T-28 đã bắn rơi chiếc C-123K (chiếc máy bay vận tải loại nhỏ dùng để thả biệt kích).
Chiếc máy bay T-28 nguyên là của lực lượng Không quân Hoàng Gia Lào, do phi công Bun Khăm điều khiển đã bay sang phía Việt Nam đầu hàng, hạ cánh xuống sân bay Bạch Mai vào trưa ngày 16-9-1963.
Quân chủng PK-KQ tiếp nhận chiếc máy bay này và giao cho lực lượng kỹ thuật của Quân chủng tìm hiểu tính năng và khôi phục nó để có thể sử dụng nó vào nhiệm vụ phục kích, chặn đánh các máy bay của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thường thả biệt kích xuống khu vực rừng núi Tây Bắc của ta trong giai đoạn ấy.
Hai phi công : Thượng úy Nguyễn Văn Ba và Trung úy Lê Tiến Phước đều là giáo viên trên loại máy bay Iak-18 của Trường Hàng không nhận nhiệm vụ nhanh chóng nắm vững kỹ thuật bay trên chiếc T-28 này. Công tác chuyển loại được tiến hành rất khẩn trương với cường độ cao, từ học lí thuyết đến thực hành các bài bay cơ bản và ứng dụng chiến đấu ban ngày xong là chuyển sang ban đêm ngay. Giai đoạn đầu, hai anh được phi công Bun KHăm của Lào hướng dẫn. Sau một thời gian bay huấn luyện, khi đã nắm vững được tính năng và điều khiển thành thạo chiếc T-28 thì phát sinh những khó khăn mới. Đó là một số linh kiện và lốp của chiếc T-28 này đã hết hạn sử dụng. May sao bấy giờ lại có một chiếc T-28 của Không quân Vương quốc Thái Lan hạ cánh ở phía Tây tỉnh Quảng Bình (không rõ lí do bỏ chạy sang Việt Nam hay bay hết dầu phải hạ cánh bắt buộc) rồi bỏ lại ở đó. Lực lượng kỹ thuật của Quân chủng đã vào Quảng Bình tháo hai động cơ, hai cánh và chở chiếc T-28 này về sân bay Bạch Mai, lấy các linh kiện còn tốt, lắp cho chiếc T-28 của KQ Hoàng gia Lào bấy giờ đã được đưa vào biên chế chiến đấu với số hiệu 963.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #28 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2018, 09:05:34 am »

Tháng 1 năm 1964, chiếc T-28 mang số hiệu 963 được trang bị 2 khẩu súng 12,7 li với 200 viên đạn ãá đưa vào trực ban chiến đấu.
Lần xuất kích đầu tiên và những lần xuất kích sau đó, phi công ta không phát hiện được mục tiêu. Có lần phát hiện được mục tiêu nhưng không bám theo kịp, lại có lần tiếp cận tốt nhưng lại bắn không trúng. Vào giai đoạn này, Quân chủng chưa được trang bị ra-đa dẫn đường, chỉ có ra-đa cảnh giới nên việc dẫn dắt gặp nhiều khó khăn. Sau nhiều lần tổ chức rút kinh nghiệm giữa tổ bay cùng các thành phần chỉ huy, dẫn đường... đã tìm ra được những bài học trong khâu tổ chức dẫn dắt thì tất cả đã sẵn sàng cho những chuyến xuất kích tiếp theo.
Đêm 15 tháng 2 năm 1964, vào lúc 23h30 phút, khi ra-đa vòng ngoài bắt được mục tiêu, Sở chỉ huy cho tổ bay vào cấp 1. Lúc 1h07 phút sáng ngày 16 tháng 2 năm 1964, Nguyễn Văn Ba và Lê Tiến Phước trên chiếc T-28 số hiệu 963 nhận lệnh cất cánh.
Đêm ấy là một đêm mờ ảo trong ánh sáng trăng thượng tuần. Phi công Lê Tiến Phước ngồi buồng lái sau tập trung giữ tốt những số liệu bay được dẫn dắt từ Sở chỉ huy. Phi công Nguyễn Văn Ba ngồi buồng lái trước tập trung quan sát. Khi đến cự li 500 mét, phi công Nguyễn Văn Ba phát hiện thấy hình chiếc vận tải C-123 với 2 động cơ đang bay ở phía trước. Anh ấn nút lên đạn, xin vào công kích và nhanh chóng đưa máy bay chiếm vị trí công kích. Anh ấn cò 2 loạt, bắn hết 163 viên đạn, đến loạt thứ ba thì súng bị tắc, nhưng 2 anh kịp thấy chiếc C-123 đã phụt lửa, tròng trành, nghiêng về phía bên trái rồi rơi xuống rất nhanh ở khu vực gần biên giới Việt - Lào. Sở chỉ huy lệnh cho các anh bay về hạ cánh.

Sau này, một tên biệt kích bị ta bắt đã khai : toàn bộ phi hành đoàn trên máy bay vận tải của Không lực Việt Nam Cộng hòa và toán biệt kích đều tử nạn.
Đây là chiến thắng đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam đã mưu trí, sáng tạo, sử dụng máy bay T-28 của Mỹ tiêu diệt máy bay C-123 của Mỹ làm nhiệm vụ thả biệt kích vào ban đêm, mở đầu cho những chiến thắng liên tiếp về sau này.
Logged
Viet Trung 51
Thành viên
*
Bài viết: 142


« Trả lời #29 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2018, 07:50:14 am »

Gặp mặt kỷ niệm 80 năm thành lập trường KQ Krasnodar tại BT PK-KQ Hanoi sáng 4 Nov 2018.
Đoàn Mig-21 K3 chụp ảnh kỷ niệm. (Có anh Phạm Tuân cùng chụp)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM