Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Năm, 2023, 11:34:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần IV)  (Đọc 42546 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 673


« Trả lời #50 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 11:25:05 pm »

Cám ơn anh Tran Phu. Cám ơn Xuanv338 và Viet Trung cùng các đồng đội đã có lời chúc và động viên tôi tiếp tục cầm bút, tiếp tục sáng tác. Khá nhiều lần sắp xếp, hẹn hò để trở lại miền quê lúa một dịp nữa mà cứ lỡ hẹn, thành thử tôi rất áy náy. Nhưng có lẽ như anh Phú nói, phải có chút "nợ" thì mới thêm nặng lòng. Chắc chắn thế nào cũng có ngày gặp mặt.
Tôi đang gấp gáp tìm và tập hợp nốt các tài liệu để hoàn thiện cuốn về các phi công bay đêm. Hy vọng sang 2019, cuốn này sẽ ra mắt bạn đọc. Xin chia sẻ một chút như vậy.
Từ nay đến Tết Kỷ Hợi chẳng còn dư dật thời gian nên tôi khá bận rộn, ít khi về "nhà" được. Các đồng đội thông cảm cho nhé!
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1568


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #51 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2019, 09:45:02 am »

xuanv338 chúc mừng kế hoạch hoàn thành cuốn chuyện  hay trong năm 2019, anh phicongtiemkich. Mà em khen thật. Anh Huy viết xong một cuốn chuyện cứ như người làm xong một bài văn kể chuyện ấy. Nghe hai anh Công Huy - Trần Phú nói để nợ nhau một chút mới nặng lòng. Hì....đúng là hai nhà văn lính bầu trời và mặt đất. Lãng mạn quá!. Em đã nghe bài bài " Anh còn nợ em " Bài hát ấy hình như nó đặt vào nhiều tâm trạng của nhiều phái mày râu.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Giêng, 2019, 04:30:24 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Pham Khac Huy
Thành viên
*
Bài viết: 14



« Trả lời #52 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2019, 09:51:40 am »

xuanv338 chúc mừng kế hoạch hoàn thành cuốn chuyện  hay trong năm 2019, anh phicongtiemkich. Mà em khen thật. Anh Huy viết xong một cuốn chuyện cứ như người làm xong một bài văn kể chuyện ấy. Nghe hai anh Công Huy - Trần Phú nói để nợ nhau một chút mới nặng lòng. Hì....đúng là hai nhà văn lính bầu trời và mặt đất. Lãng mạn quá!. Em đã nghe bài bài " Anh còn nợ em " Bài hát ấy hình như nó đặt vào nhiều tâm trạng của nhiều phái mày râu.

Cháu mong chú Công Huy sẽ sớm hoàn thành cuốn sách này để cháu và đọc giả có thêm nhiều thông tin về những chiến công thầm lặng của các bác phi công bay đêm. Cháu tin cuốn sách này sẽ có nhiều thông tin quý mà đọc giả chưa biết.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 673


« Trả lời #53 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2019, 09:35:35 pm »

Cám ơn Xuanv338 và Khắc Huy đã động viên. Cho dù vướng rất nhiều việc, nhưng tôi sẽ cố gắng hoàn tất cuốn này với tiêu đề : "Ký ức Đêm" để tri ân những phi công đã lặng lẽ hy sinh cho bầu trời đêm được yên bình và tạ ơn các phi công bay đêm hiện còn sống vì những chiến công và những hoạt động của họ ít được nhắc tới. Tôi mong muốn được các đồng đội ủng hộ và đóng góp cho tôi những tư liệu về Đại đội 5 (sau này là Phi đội 5) bay đêm ấy.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 673


« Trả lời #54 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2019, 04:30:32 pm »

Về cơ bản, tôi đã viết xong bản thảo, đang đưa trình một số anh thuộc Đại đội 5 bay đêm để các anh ấy duyệt, sửa chữa những gì chưa chuẩn, sau đó tôi sẽ hoàn thiện để tìm cách in ấn. Đã có ý kiến rằng: hãy lấy tiêu đề là "Ký ức trời đêm" cho không gian thu hẹp hơn, cụ thể hơn. Tôi thấy đấy cũng là điểm hay. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý để được hoàn chỉnh nhất có thể trước khi sách ra đời. Xin được kính cáo!.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 673


« Trả lời #55 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2019, 08:18:07 am »

Trận đánh khởi đầu cho những hoạt động đêm của Đại đội 5 có lẽ là trận đánh máy bay trinh sát - chỉ điểm OV-10 của Đại đội trưởng Đinh Tôn. Cho dù đấy là trận đánh vào lúc hoàng hôn, nhưng chính thời điểm ấy là thời điểm khó khăn nhất vì là thời điểm nhập nhoạng giữa ngày và đêm. Một số người bị quáng gà vào đúng thời điểm này và các phi công bay đêm cũng rất khó chịu khi phải bay trong cái cảnh "tranh tối tranh sáng" ấy.
Qua một thời gian dài nghiên cứu hoạt động của các loại máy bay Mỹ dọc theo đường hành lang, tình báo và các sĩ quan chỉ huy của các Sở chỉ huy tiền phương và cơ động, ta đã nắm được đặc điểm và quy luật hoạt động của các máy bay trinh sát và chỉ điểm OV-10 và O-2A. Các máy bay này có tốc độ bay chậm, tính năng cơ động nhanh, gây khó khăn cho các lực lượng Phòng không, đồng thời chỉ điểm rất hiệu quả cho máy bay cường kích của chúng đánh phá. Bộ tư lệnh KQ đã giao cho Trung đòn KQ 921 xây dựng phương án và tổ chức chặn đánh bọn OV-10 và O-2A này.
Vào lúc hoàng hôn ngày 13-4-1971, sau khi trạm ra-đa C-41 mở máy đã phát hiện 1 tốp bay ở độ cao 3.500 mét sau đó phát hiện thêm 1 tốp nữa bay ở độ cao 7.500 mét. Kíp trực trong Sở chỉ huy cùng các sĩ quan dẫn đường phân tích tình hình và quyết định đánh tốp thư nhất. 17h59 phút, Sở chỉ huy lệnh cho anh Đinh Tôn cất cánh, bay ở độ cao thấp lấy hướng về phía Anh Sơn-Hương Khê-Tân Ấp-Đường số 12. Vào lúc 18h08 phút, anh Đinh Tôn nhận lệnh lấy độ cao lên 3.500 mét. Lúc này, mặt trời đã lặn sau dãy núi phía xa, trời mù kho nên rất khó phát hiện mục tiêu. Sau một hồi vòng vèo theo lệnh Sở chỉ huy, anh Đinh Tôn  báo cáo phát hiện được mục tiêu đang bay ở độ cao thấp hơn mình. Anh quyết định giảm độ cao và tốc độ, bật ra-đa trên máy bay để quan sát nhưng sau đó bị mất mục tiêu. Anh quyết định quan sát bằng mắt thường và ngay đó anh đã phát hiện được mục tiêu. Anh điều chỉnh mọi số liệu và tiến hành bám sát mục tiêu đến cự li 1200 mét, giữ điểm ngắm chuẩn giữa 2 động cơ của thằng trinh sát và ấn nút phóng tên lửa, Sau khi quả tên lửa rời bệ phóng, anh Đinh Tôn kéo máy bay thoát li, thấy điểm nổ ngay dưới bụng chiếc máy bay trinh sát. Để chắc ăn, anh vòng lại, tiếp tục bắn quả thứ hai trong khi Sở chỉ huy giục phải thoát li khỏi khu chiến. Quả tên lửa thứ hai không đi nhưng anh quan sát thấy thằng trinh sát bay lảo đảo như người say rượu và giảm dần độ cao.
18h23 phút, khi ra-đa phát hiện có 1 tốp F-4 bay từ phía Tà Khẹt vào, Sở chỉ huy lệnh cho anh Đinh Tôn bật tăng lực lấy tốc độ nhanh chóng thoát li khỏi khu vực chiến đấu về hạ cánh tại sân bay Anh Sơn.
Theo nguồn thông tin của địa phương báo cáo, Quân chủng PK-KQ đã xác định và công nhận Đại đội trưởng Đại đội 5 bay đêm đã bắn hạ chiếc máy bay trinh sát có người lái trong trận này.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 673


« Trả lời #56 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2019, 09:17:48 am »

Giai đoạn dài trong năm 1971, các phi công của Đại đội 5 vừa làm nhiệm vụ góp phần bảo vệ tuyến đường chiến lược 559 khỏi sự oanh kích của bọn B-52 và C-130, vừa làm nhiệm vụ săn lùng, tìm diệt B-52 trên khu vực biên giới Việt-Lào. Tuy nhiên, mỗi khi phát hiện có MiG cất cánh, bọn chúng đều bay ra nên các phi công của Đại đội 5 chưa có điều kiện tiếp cận.
Phải thay đổi chiến thuật. Phải tìm các sân bay cơ động tránh bị phát hiện để tạo yếu tố bí mật bất ngờ. Bộ tư lệnh KQ quyết định thay đổi phương án, chọn Đại đội trưởng Đại đội 5 - phi công Đinh Tôn, một phi công bay giỏi, có thể cất cánh hạ cánh trên các sân bay ngắn hẹp trong mọi điều kiện thời tiết để thực hiện nhiệm vụ.
Ngày 4-10-1971, anh Đinh Tôn nhận lệnh bí mật cất cánh từ sân bay Đa Phúc (nay là Nội Bài), bay trên độ cao 100 mét vào sân bay Anh Sơn hạ cánh, sau đó bay tiếp vào sân bay Đồng Hới khi trời đã nhá nhem tối. Sân bay Đồng Hới mấy ngày trước đó đã bị bọn KQ Mỹ đánh phá, tuy ta đã sửa chữa gấp để tiếp thu máy bay nhưng trên đường băng vẫn còn 3 quả bom chưa nổ. Mấy ngày đó trời lại mưa nên đường băng còn ẩm ướt. Việc cất hạ cánh vô cùng khó khăn. Sau khi hạ cánh xong, anh Đinh Tôn nhận lệnh vào trực ban chiến đấu ngay.
19h08 phút, khi đại đội ra-đa phát hiện được tốp B-52 bay vào khu vực cách biên giới hơn 200 km, có dấu hiệu sẽ đánh vào tuyến đường 12 và 20. Sở chỉ huy lệnh cho anh Đinh Tôn sẵn sàng cất cánh. 19h10 phút, lệnh xuất kích. Anh Đinh Tôn cất cánh, vượt qua những quả bom chờ nổ, cho máy bay mình tách đất và lấy độ cao lên 11.000 mét. Lúc này địch gây nhiễu quá mạnh nên trạm ra-đa không bắt được mục tiêu nữa. Sở chỉ huy dẫn anh Đinh Tôn theo phương pháp "dẫn mò". Anh Đinh Tôn vừa bay vừa tìm kiếm mục tiêu bằng mắt cùng với ra-đa trên máy bay. Một lát sau, anh phát hiện thấy ánh đèn màu nhấp nháy, đang bay đối đầu ở độ cao khoảng 9.000 mét. Anh lập tức lao xuống, nhưng khi máy bay anh vừa lượn xuống thì mất mục tiêu và ngay sau đó lũ F-4 bay hộ tống B-52 đã lao đến phía anh. Lượng dầu trên máy bay anh còn ít, Sở chỉ huy lệnh cho anh thoát li, quay về hạ cánh ở sân bay Thọ Xuân-Thanh Hóa.
Đây là lần đầu tiên MiG-21 đa tiếp cận tốp 3 chiếc B-52 đang đi ném bom ở vùng Hạ Lào.
Tuy anh Đinh Tôn chưa vào vùng bám sát, chưa phóng được tên lửa nhưng sự tiếp cận của MiG-21 với lũ B-52 đã làm cho bọn chúng cảm thấy bị đe dọa trực tiếp rồi. Nếu hôm đó, anh Đinh Tôn tiếp cận được gần hơn và các máy bay B-52 kia tắt đèn hàng hành chậm hơn thì khả năng chúng bị MiG bắn hạ là rất lớn.
Trân này cũng chính là trận tập dượt để tích lũy kinh nghiệm cho những trận đánh B-62 về sau này.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 673


« Trả lời #57 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2019, 02:55:47 pm »

Lần xuất kích chiến đấu của anh Đinh Tôn đã gieo được niềm tin vào khả năng dẫn dắt được MiG-21 tiếp cận được B-52 và sẽ bắn hạ được B-52.
Suốt giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 11, sau lần xuất kích của anh Tôn, sân bay Đồng Hới đã bị lộ và liên tục bị đánh phá. Cần phải lựa chọn sân bay có đủ các điều kiện bí mật cất giấu máy bay, bí mật cất cánh và cự li đến khu chiến không được quá xa. Đồng thời phải tổ chức việc chỉ huy bổ trợ, giúp cho máy bay ta có thể bay thấp vào khu chờ về ban đêm. Song song với đó là phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ giữ bí mật liên lạc.
Sân bay Anh Sơn (với mật danh B-4) đã được chọn làm sân bay cơ động để đánh B-52.
Từ trận gặp đội hình B-52 của anh Đinh Tôn, Sở chỉ huy tiền phương đã nhận định rằng: phía Không quân Mỹ chắc chắn đã biết kế hoạch tiếp cận B-52 của MiG-21 và chắc chắn sẽ tìm biện pháp đối phó, như tăng cường lực lượng tiêm kích bảo vệ, tăng cường sử dụng các loại nhiễu, tăng cường cảnh giới sự xuất hiện của MiG v.v...
Về phía ta cũng tìm mọi cách để làm sao phải khử được nhieu, kết hợp giữa các trạm ra-đa để xác định chính xác tọa độ B-52, tìm mọi phương án tối ưu để tiếp cận và bắn rơi được B-52.
Các phi công bay đêm khi xuất kích phải bay thật thấp, không liên lạc với Sở chỉ huy suốt quãng đường dài chừng 120 km để giữ bí mật. Đây là thử thách rất lớn với đội ngũ phi công bay đêm. Chặng đường vào khu chiến phải bay lọt giữa hai dãy núi Đại Huệ và Trường Sơn với địa hình rừng núi phức tạp. Bay ngày với hành trình này đã khó khăn, căng thẳng rồi, huống hồ trong đêm tối, bay ở độ cao thấp, rất dễ mất an toàn, lại phải im lặng suốt chặng đường nữa thì đúng là đòn tâm lí quá lớn, đòi hỏi sự dũng cảm phi thường. Nhưng vì nhiệm vụ, các phi công bay đêm phải chấp nhận mạo hiểm.
Để đảm bảo bí mật tuyệt đối cho trận đánh, toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc được thay bằng mật ngữ số. Đồng thời, để đánh lạc hướng, "đánh lừa" hệ thống chỉ huy của Không quân Mỹ, Sở chỉ huy tiền phương (mang mật danh B8) sẽ sử dụng một chiếc MiG bay nghi binh, bộc lộ lực lượng sớm, tạo cơ sở cho bọn Mỹ tin rằng cũng như mọi khi, Không quân Việt Nam chỉ xuất kích một lần hoạt động ở chiến trường khu Bốn mà thôi.
Công tác chuẩn bị được các cấp kiểm tra tỉ mỉ cho tới lúc hoàn tất. Quyết tâm đánh B-52 đã được duyệt. Theo kế hoạch, hai chiếc MiG-21 của Trung đoàn Không quân 921 sẽ được sơ động vào khu Bốn - một chiếc đến sân bay Vinh và một chiếc đến sân bay Anh Sơn.
Ngày 19-11, máy bay An-2 đưa hai phi công Hoàng Biểu và Nguyễn Ngọc Thiên vào sân bay Vinh (mang mật danh B-2)  và Trần Cung cùng Vũ Đình Rạng vào sân bay Anh Sơn.
Ngày 20-11, hai phi công là Đặng Ngọc Ngự và Lương Thế Phúc chuyển 2 chiếc MiG-21 vào hai sân bay là Vinh và Anh Sơn.
Từ đêm 4-10-1971, sau chuyến bay của anh Đinh Tôn, đám B-52 chỉ dám hoạt động ở cự li xa, ngoài tầm với của MiG-21, nhưng chừng một tháng sau, khi thấy MiG không xuất kích, chúng lại bắt đầu trở lại hoạt động theo phương án cũ.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 673


« Trả lời #58 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2019, 03:20:04 pm »

Qua thời gian nghiên cứu quy luật hoạt động của máy bay B-52 khi có MiG hoạt động ở khu vực "cổ chai" trong khu Bốn là: cứ có MiG hoạt động là các tốp B-52 đều bay ra khỏi khu vực đường 559 vào phía Tây Quảng Bình, Quảng Trị sau chừng 10-20 phút lại tiếp tục bay vào đánh phá các tuyến đường giao thông của ta vì chúng phán đoán MiG đã bay ra bởi không đủ dầu liệu hoạt động lâu ở khu chiến. Khi đó, ta lên phương án: cho 1 chiếc cất cánh trước, nếu có điều kiện thì đánh ngay, bằng không thì vòng ở khu trực rồi quay ra để chừng 15 phút sau, chiếc thứ hai sẽ cất cánh đánh chính vào bọn B-52.
Cho tới thời điểm này, rất nhiều chủng loại máy bay của Không quân, Hải quân Mỹ đã bị Không quân ta bắn rơi, nhưng chưa hề có chiếc "pháo đài bay" nào bị bắn hạ cả. Chính vì vậy, việc tiêu diệt B-52 không chỉ mang ý nghĩa rất lớn về chiến thuật và chiến dịch quân sự mà còn mang ý nghĩa quan trọng về chính trị đối với toàn cục trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Đêm 20-11-1971, sau khi nghiên cứu, đánh giá tình hình địch, các Sở chỉ huy đều nhận định thống nhất một điều là rất nhiều khả năng B-52 sẽ hoạt động đánh vào các tuyến đường 12 và 20 trong đêm nay.
Phi công Hoàng Biểu trực ban chiến đấu tại sân bay Vinh và phi công Vũ Đình Rạng trực ban chiến đấu trên sân bay Anh Sơn đều nhận lệnh sẵn sàng xuất kích đánh địch.
Vào lúc 20h, Tư lệnh Quân chủng thông báo cho Sở chỉ huy tiền phương (B-8) biết rằng: theo tin tình báo chiến lược, 20h45 phút, "pháo đài bay" sẽ hoạt động ở Bắc Sê-pôn 60 km.
Phó tư lệnh Trần Mạnh trực ở Sở chỉ huy tiền phương lập tức cho chuyển cấp và lệnh cho 3 trạm ra-đa (C-41, C-37 và  C-45) cùng mở máy theo dõi. Khi mở máy, Đại đội 41 (Đại đội sẽ dẫn chính) bị chập IKO nên vừa mở máy chiến đấu vừa  sửa chữa. Đến 20h25 phút, màn IKO điều chỉnh tốt. Tất cả đã sẵn sàng.
Phi công Vũ Đình Rạng trực ban chiến đấu trên sân bay Anh Sơn.
Sân bay Anh Sơn là sân bay ngắn hẹp, với cự li 1.800 mét chiều dài và 27 mét chiều rộng, có được trang bị đèn dạ hàng và đèn chiếu phục vụ cho bay đêm.
Vào lúc 20h30 phút, phi công Vũ Đình Rạng nhận lệnh chuyển cấp 1 và xuất kích chiến đấu lúc 20h40 phút.
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1568


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #59 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2019, 07:18:30 pm »

Ui! Lâu lắm rồi em không thể đăng nhập được vào diễn đàn. Cứ ngỡ không bao giờ có mặt trong làng M&H nữa. Hôm nay trên mạng fb. xuanv338 có đề nghị với Mod Bình Yên lý do tại sao? Mod trả lời em cũng chưa biết nữa để em hỏi Amin. Giờ vào cái được ngay. Đúng là Mod BY đã có can thiệp. Cảm ơn Mod Bình Yên.
 Vậy nên bây giờ em mới được vào du bay trên bầu trời phicongtiemkich.
Trước hết em xin được gửi lời chia buồn tới toàn gia quyến về việc mẹ qua đời. Ở xa, lại biết tin muộn nên anh em khu vực Thái Bình chỉ biết gửi lời chia sẻ với anh. Chúc anh chân cứng đá mềm, vượt qua nỗi đau mất mẹ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM