Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:34:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần IV)  (Đọc 48826 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #210 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2021, 08:41:50 am »

Nhân ngày thương binh liệt sỹ, xin được chúc các đồng chí thương binh luôn mạnh khỏe, giữ vững tinh thần "tàn nhưng không phế". Kính chúc các gia đình thương binh, liệt sỹ mọi sự bình an, vượt mọi khó khăn, đứng vững trong mùa đại dịch Covid!.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #211 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2021, 09:32:54 am »

Những ngày ra học ngoài sân bay là những ngày lạnh cóng, lạnh muốn đến rụng cả tai. Thời gian học ngoài sân bay đến hơn chục tiếng đồng hồ nên ai nấy đều run lập cập. Chân lạnh đến phát cước như có những đàn kiến đang bò trong ống chân, đặc biệt là đôi tai thì buốt vô cùng, nó cứ trắng mọng ra. Nhưng khi ấy chớ dại mà lấy nước nóng hay dùng khăn nóng mà chườm tai. Nó sẽ sưng vù ngay lên và nứt toác, chảy nước vàng và có thể là cả chảy máu nữa. Theo kinh nghiệm dân gian Nga, hãy lấy ngay tuyết sát lên tai cho tới khi nào đôi tai ửng hồng lên là khỏi ngay.
 Hồi ở trong nước, khi học văn, được đọc những câu của nhà văn IliaEErrrenbua "..bạn hãy đến thăm quê chúng tôi vào một mùa Xuân nào đó, khi hoa lê nở trắng trên cành, đỉnh núi Alatau tuyết phủ long lanh dưới ánh mặt trời..." thì thấy sao mà lãng mạn, mà háo hức muốn được trải nghiệm đến thế,. Nhưng khi sang đến đây, trực tiếp cảm nhận được mùa Đông đất Nga mới thấy thực sự sợ hãi cái lạnh ở xứ này. Mà đấy mới chỉ là vùng ven biển Azôp thôi đấy, chứ ở vùng Xibêri với độ lạnh đến âm bốn năm mươi độ thì chẳng hiểu sẽ thế nào nữa.
 Lần đầu tiên thấy tuyết rơi, ai cũng ngạc nhiên rồi sung sướng, hoan hỉ ngắm từng bông tuyết trắng nhẹ nhàng bay đầy trời. Ai cũng chạy ra ngoài, giơ tay lên hứng những bông hoa tuyết mỏng manh như cánh bèo hoa dâu đậu nhẹ nhàng đậu vào lòng bàn tay mình và nhẹ nhàng tan chảy thành nước. Trông thì êm ả thế thôi nhưng chỉ lúc sau là tuyết đã phủ độ dày cả mươi chục phân và qua một đêm thì dày đến cả mét, phải dùng xe ủi, xe gạt tuyết đi thì đường mới lưu thông được. Còn trước các cửa nhà thì phải rắc muối cho truyết tan rồi rắc cát lên để đi cho đỡ trơn trượt. Ngoài sân bay thì có khi phải dùng xe có lắp động cơ Mi_g-17 để thổi nóng cho tuyết tan hết rồi mới bay.
Mùa tuyết rơi cũng đem lại những niềm vui cho con trẻ và cho cả người lớn nữa. Tất cả đều tham gia vào trò đắp nặn Người Tuyết, rồi ngồi trên những xe trượt tuyết trượt thi xem ai trượt xa hơn, rồi vốc tuyết  ném nhau v.v... Thật vui vẻ, thật sảng khoái...
Vấn đề là cái lạnh. Cái lạnh thật dễ sợ, nhất là khi tuyết tan. Đã có lần, vào buổi chiều, trời bỗng ấm áp, tuyết tan chảy hết trên các ngả đường, mọi đường xá, cây cối đều ướt sũng nước. Nhưng đêm đến, trời trở gió đột ngột lạnh và lại lạnh rất sâu nên mọi thứ đều đóng băng, các cành cây thì như được làm bằng thủy tinh, mỗi trận gió qua những cành va vào nhau tạo ra những âm thanh thật kỳ lạ, giống hệt như trong các phim truyện thần thoại với những cảnh thần tiên kỳ thú.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #212 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2021, 08:23:50 am »

Sau những ngày chuẩn bị bay, sau những lần kiểm tra thì chúng tôi chuẩn bị bước vào những ngày bay thực sự. Nhưng trước khi bay, chúng tôi còn phải qua đợt nhảy dù. Lần nhảy dù cũng là lần cho chúng tôi những trải nghiệm vừa lo lắng, vừa sợ sệt và vừa sung sướng. Lần đầu tiên trong  đời được khoác dù lên vai, được máy bay "lắm cánh nhiều càng" là loại máy bay An-2 "cõng" lên đến độ cao 800-1000 mét, ai nấy đều bồn chồn và có cái gì đó cứ sờ sợ, run run. Rồi còi báo động chuẩn bị nhảy vang lên trong khuông lái. Anh nọ nhìn anh kia thăm dò và tỏ ra là mình cứng rắn nhưng thực tế thì hồi hộp lắm. Khi lao ra ngoài khoảng không, rơi tự do trong vòng vài giây trước khi dù mở thì có lẽ đấy là trải nghiệm ghê gớm nhất. Khi dù mở với lực giật làm mình sững người lại và thấy đã treo lơ lửng dưới vòm dù, nhìn xung quanh thấy các bạn hữu cũng đã treo dưới các tán dù trắng như những chiếc nấm khổng lồ giữa không trung rồi thì bỗng những tiếng la hét, gọi nhau í ới cứ thế bật ra, náo loạn cả không trung. Lúc tiếp đất thì anh nào anh nấy cứ ngã chỏng gọng, cho dù động tác tiếp đất về mặt lí thuyết thì ai cũng nắm vững. Mới biết giữa lí thuyết và thực tế còn cách xa nhau lắm. Được phát chiếc huy hiệu dù, nét mặt ai cũng rạng ngời trong niềm vui hân hoan và khi về đến nhà là dùi ngay một lỗ trên ngực áo để đeo chiếc huy hiệu ấy vào ngay cho oách.
Rồi những ngày bay thực tế cũng đến. Đấy là những ngày đầu của tháng 4 năm 1966. Có lẽ, trong đời học viên bay ai cũng lưu giữ những cảm giác cực kỳ ấn tượng, không bao giờ quên, đó là cảm giác của chuyến bay đầu tiên, cảm giác của chuyến bay đơn đầu tiên và cảm giác của lần nhận bằng tốt nghiệp công nhận mình là phi công.
Về chuyến bay đầu tiên, tôi dám chắc rằng tâm trạng của tất cả học viên trong chuyến này đều như nhau hết. Ngày nay thì người dân bình thường cũng có thể bay (làm hành khách trên máy bay) được, nhưng vào thời những năm 1960 thì chỉ các lãnh tụ mới được bay chứ các thành phần khác thì có ai biết được cái máy bay cụ thể nó như thế nào đâu chứ nói gì đến chuyện được ngồi trên máy bay để mà ...lên giời!. Vậy nên, cái tâm trạng của chúng tôi khi ấy vừa sung sướng, vừa hồi hộp, vừa lo âu, vừa sợ sệt, vừa lúng túng...ngổn ngang trăm thứ cũng là đúng thôi. Chuyến bay cảm giác đầu tiên là chuyến bay thày giáo làm hết từ đầu đến cuối, các học viên chỉ báo cáo và nghe chỉ lệnh qua đối không mà thôi, hoặc giả thày ra lệnh cho làm cái gì thì mới được làm, ví như cho mở máy, cho lăn ra đối chuẩn đường băng rồi cho đẩy cửa dầu (tay ga) lên vị trí vòng quay lớn nhất, thả phanh.. rồi sau khi máy bay tách đất thì thu càng, thu cánh tàv.v. nghĩa là toàn những "chuyện vặt" kiểu "bóc hành trông mèo"!. Nhưng cảm giác thì kinh khủng lắm. Khi máy bay lấy đà, nhấc bánh mũi, người đã thấy rạo rực khó tả. Thoắt cái, máy bay tách đất, có cái gì đó hẫng hụt và hơi lo ngại. Thu càng, thu cánh tà xong, máy bay lấy tốc độ. Tốc độ tăng dần và độ cao tăng dần và cảm giác chờn chợn cũng cứ tăng dần bởi mình ngồi trong buồng lái với kính che trong suốt, nhìn ngược nhìn xuôi, trông lên trông xuống thấy tất cả cứ rõ mồn một. Rồi lại có cảm giác như mình đang ngồi trong một chiếc rọ được treo bằng những sợi giây vô hình giữa trời... mới lại càng thấy ngại, nhỡ ra...
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #213 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2021, 09:11:54 am »

Vừa mới nghĩ "nhỡ ra"... thì thày đã đánh cần lái, ép máy bay nghiêng sang trái. Theo phản xạ tự nhiên, tôi đảo ngay người sang phía bên phải để cốt giữ cân bằng. Chắc chắn thày ngồi ở phía sau đã quan sát thấy hết cái sự ấy nên nhắc tôi qua đối không: "Xpakôinờ!" (Bình tĩnh nào!). Tôi tự nhủ: "Vâng, em đang cố bình tĩnh đây". Thày lại ép độ nghiêng lớn hơn cho nhìn rõ mặt đất rồi lại lật tiếp hết bên nọ sang bên kia để chỉ cho biết các mục tiêu ở dưới mặt đất. Mồ hôi tôi toát ra ướt sũng đôi găng tay bay, còn toàn thân thì khỏi phải nói rồi, nó đã ướt sũng ngay từ sau cái cú thày ép độ nghiêng ấy. Rồi thày lật ngửa máy bay ra và nói: "Tâm không vực ở ngay phía dưới ấy, thấy chưa?". Tôi hoảng thực sự vì nghĩ đến câu "cắm đầu xuống đất". Thì đúng là bây giờ thày trò tôi đang cắm lộn đầu xuống đất còn gì. Không kịp nghĩ thêm nữa, thày đã lật máy bay trở lại vị trí bay bằng. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Chắc thấy tôi có vẻ đã quen với trạng thái trên không rồi, thế là thày làm tiếp những động tác nhào lộn kỹ thuật mạnh mẽ hơn, phức tạp hơn. Lần đầu tiên trong đời tôi thực sự hiểu được thế nào là "tối tăm mặt mũi". Các động tác nhào lộn với những quá tải (gia trọng) lớn làm cho máu dồn hết xuống chân, phía trên não bị thiếu máu nên mắt tối sầm lại, toàn thân bị đè nặng trịch,  mặt thì xệ xuống, mốn nói mà thấy khó khăn vô cùng, cứ như bị cái gì đó rất nặng chèn ngang họng vậy. Đến nước này thì thôi, tôi đành phó mặc số phận mình cho thày, đến đâu thì đến...
Sau này tôi mới biết chẳng cứ mình tôi bị thử thách như vậy mà hầu như anh nào cũng bị như thế cả ở ngay cái chuyến đầu tiên, ngay khi bước vào ngưỡng cửa bầu trời. Có lẽ đấy là sự thử thách thực sự mà các thày cố tình tạo ra để xét nghiệm các trò xem có đạt được ba chữ "ĐĐK" hay không. Ba cái chữ ấy tác oai tác quái ghê thật đấy, nhưng mà có lẽ cũng chưa dừng ở đấy.
Kết thúc các động tác rồi vòng vèo một lúc và sau đấy là bay về hạ cánh. Thực tình mà nói, sau khi máy bay đối chuẩn đường băng xong, tôi chưa kịp cảm nhận được gì thì vèo một cái, máy bay đã tiếp đất rồi. Chỉ còn láng máng nhớ được một câu thày giảng giải: dến độ cao kéo bằng đây này, kéo bằng và chuẩn bị tiếp đất và sau đó là thấy máy bay đang chạy trên đường băng.
Thật kinh khủng, tôi nào đã xác định được độ cao kéo bằng thực sự mặc dù qua kỳ học lí thuyết thì nắm rất rõ, nhưng trên thực tế thì thấy máy bay cứ lao ào ào xuống đất, chưa thể hiểu nổi thế nào là thế nào khi mặt đất cứ đâm sầm vào mình. Từ bé tới giờ đã bao giờ thấy được cảnh này đâu mà cảm với nhận. "Gần đất xa giời" chính là cái lúc này đấy. Mà sao người xưa lại ví von được như thế nhỉ, hiểu rõ đến thế nhỉ?. Các cụ có bay đâu mà lại nói được thế?. Tôi cứ nghĩ mông lung suốt dọc đường thày lăn máy bay về sân đỗ. Xuống máy bay, thày hỏi tôi: "Nu, Kác?" (Nào, Thế nào?). Tôi chẳng biết phải trả lời thế nào cho rõ ngọn ngành nên chỉ nói một câu chung chung: "Nhichevô!" (Không sao ạ!). Thày giáo cười và vỗ vào vai tôi: "Kharasô!" (Tốt rồi!) và bỏ đi hút thuốc, đợi chuyến bay với học viên khác. Còn tôi thì bần thần, ngơ ngẩn nghĩ về chuyến bay cảm giác đầu tiên trong đời với đủ cung bậc cảm xúc.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #214 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2021, 03:01:36 pm »

Theo thời gian, hầu như các học viên sẽ được điều khiển từ đầu đến cuối chuyến bay, chỉ khi nào có sai sót lớn thì các thầy mới nhúng tay vào thôi. Theo giáo trình bay, mỗi học viên được bay kèm vài chục chuyến là đến giai đoạn kiểm tra để thả bay đơn. Những ai không thể bay đơn được thì sẽ chuyển xuồng học kỹ thuật hoặc sang các ngành nghề khác. Chính vì vậy, việc phấn đấu để làm sao bay đơn được chính là vấn đề sống còn đối với mỗi học viên bay.
Kiểm tra bay đơn có thể là Phi đội trưởng, cũng có thể là Phi đội phó, nhưng có khi lại là Hiệu trưởng trường Hàng không. Mỗi chuyến bay kiểm tra là cả sự căng thẳng hết mức. Thường thì bay rất tốt, nhưng tâm lý lúc kiểm tra để thả đơn rất nặng nề nên bay hầu như không bao giờ tốt bằng khi bay với giáo viên bay của mình.
Muốn hay không thì phải phấn đấu để được thả đơn. Bay đơn! Hai từ ngắn gọn thế thôi nhưng đấy lại là cả niềm khát khao cháy bỏng của từng học viên. Nó ẩn chứa bao nỗi vất vả, gian truân và mang theo cả những niềm vui, buồn đau và cay đắng. Nó chứa đựng cả những nụ cười và cả những giọt nước mắt. Nó là ranh giới vô hình nhưng lại rất hữu hình, rất cụ thể là việc anh có trở thành phi công được hay không chính là đây. Để được thả bay đơn thì việc khó khăn lớn nhất vẫn là vấn đề hạ cánh. Ngay từ sau vòng 4 là mọi thứ phải chuẩn mực cho đến thời điểm kéo bằng và tạo cho máy bay tiếp đất bằng 2 bánh chính. Nói thì nói vậy nhưng trăm phi công thì có trăm kiểu hạ cánh khác nhau, chẳng ai giống ai, cho dù lí thuyết thì ai cũng trả lời giống nhau. Ví dụ, góc nhìn để kéo bằng thì ai cũng biết rằng đến độ cao 10-12 mét sẽ phải từ từ đưa máy bay ra trạng thái bay bằng, nhưng không ai có thể đo chính xác được độ cao ấy. Mỗi người có một cách nhìn góc kéo bằng khác nhau nên độ cao kéo bằng cũng khác nhau tí chút. Vấn đề cơ bản là không được kéo quá cao hoặc quá thấp và sau đó là phải tạo góc để hạ cánh trên 2 bánh chính.
Chuyến bay đơn đầu tiên chính là dấu ấn không bao giờ phai mờ được trong đời bay. Một mình một máy bay lao lên không trung, không nghe thấy tiếng thày nhắc nhở (hay quát tháo) phía sau buồng lái nữa.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #215 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2021, 03:30:17 pm »

Trong chuyến bay đơn, trong lòng như có tiếng nhạc ngân nga và có cảm giác mình được chắp đôi cánh thực sự để bay chứ không phải là cánh máy bay, tự mình chao liệng giữa thinh không, không hề bị gò bó, bị ràng buộc bởi bất kỳ thứ gì. Rất rạo rực, rất hào hứng nhưng mà nói thực, cũng hơi run run khi nghĩ đến chuyện về hạ cánh, lỡ ra kéo quá cao hay kéo bằng quá thấp, hay là máy bay tiếp đất rồi lại "nhảy cóc" thì mình xử lí có được chuẩn hay không. Mà lỡ ra máy bay lao ra ngoài đường băng thì thế nào...Lo thì lo thế, nhưng khi làm vòng 4 xong, nghe thấy tiếng chỉ huy bay trên đài chỉ huy nhắc nhở với âm lượng và chất giọng mềm mại, ấm áp thì vững tâm ngay. Chỉ huy bay điều chỉnh cho từng chút một, nào là đường xuống tốt đấy, cứ giữ ổn định hé, nào là chuẩn bị kéo bằng nào ...và khi chuẩn bị cho máy bay tiếp đất thì thế nào cũng có câu "kéo thêm tí ti nữa" và sau khi máy bay tiếp đất rồi sẽ được nghe câu "Malađét" (Cừ lắm). Khi lăn máy bay vào sân đỗ, đã thấy thày dạy bay và các học viên trong tổ bay của mình đứng đợi với những lời chúc mừng thật tốt đẹp, thật chân thành. Lòng cứ vui phơi phới. Mỗi bước chân đi trên mặt đất thấy sao mà nhẹ nhàng, mà bay bổng. Trong lòng tràn ngập tiếng hát...Cảnh vật xung quanh sao mà đáng yêu đến thế. Bầu trời bỗng chốc sao mà gần gụi, sao mà thân thương đến thế và lòng càng khát khao chinh phục cái đại dương xanh mênh mông kia. Quả là, khi tâm trạng con người vui vẻ thì phong cảnh đâu cũng tươi sáng.
Rồi trên tờ "Bôevôi listốc" (tờ Chiến đấu) một dạng tờ báo tường luôn xuất bản hàng ngày với các tin tức nóng hổi như chúc mừng sinh nhật thày A hay học viên B, rồi chúc mừng học viên C bay tốt, phê phán thói xấu của ai đó ...thế nào cũng đăng tin mình được bay đơn sau bao nhiêu chuyến bay kèm đấy với lờ chúc sẽ vượt xa hơn, tiến xa hơn và ... hạ cánh mềm mại hơn. Còn niềm vui nào bằng!.
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #216 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2021, 07:09:45 pm »

xuanv338 cháo anh chủ phicongtiemkich, chào các anh chị em động dội làng M&H. Lâu lại trở về làng nghe lính nhà trời kể chuyện. Dịch Covid đang hoành hành khăp nước. Khu nhà của các anh lính cựu phi công chắc cũng trong vùng đỏ. Xin được chia sẻ với mọi người đang trong tâm dịch. Không được đi ra ngoài anh phicongtiemkich chắc sản xuất chuyện đanh nhau của lính nhà trời. Chuyện lính nhà trời là món khoái khẩu cho các lính binh chủng khác được tận nghe. xuanv338 xin kính chúc  anh chủ và các đồng đội chấp hành nghiệm CT chống dịch của chính phủ. Cầu mong mùa dịch qua nhanh mọi an lành đến mọi nhà.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #217 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2021, 02:45:10 pm »

Cám ơn Xuanv339 đã chia sẻ. Những ngày dịch giã này thì những người lính áo trắng như Xuanv339 vất vả rất nhiều, chẳng khác gì thời chiến cả. Cám ơn tất cả những người lính áo trắng đã và sẽ luôn giữ bình an cho mọi người.
Tôi trở lại cái thời đi học bay, trở lại cái "tờ Chiến đấu" một chút. "Tờ chiến đấu" chức năng như một tờ báo tường, phản ảnh mọi chuyện xảy ra trong ngày, trong ban bay một cách mau lẹ với những ngòi bút sắc sảo của các thày dạy bay và các thành phần bay. Mỗi học viên được bay đơn sau chuyến bay xuống là đã thấy có lời chúc mừng, hoặc học viên hay thày giáo bay đến ngày sinh nhật là khi ra tuyến bay đã thấy lời chúc mừng với những nét vẽ rất hài hước,dí dỏm. Những "thói hư tật xấu" cũng được đăng tải với nét châm biếm và lời bình cũng sâu sắc tế nhị không kém. Tôi cũng đã có lần được "bêu gương" như thế. Ấy là từ nhỏ tôi đã mê mẩn ô tô xe máy và lần ấy ở ngoài sân bay không có phiên bay, tôi và Phạm Thành Nam phát hiện được chiếc mô tô của ông Chuẩn úy phụ trách công tác hậu cần dựng ở phía hàng rào. Nhìn quanh quẩn không thấy ai, hai chúng tôi lấy xe ra nổ máy và phòng ra ngoài sân bay. Nó là chiếc xe ga nên sử dụng rất đơn giản, hơn nữa đã nhiều lần thấy ông Chuẩn úy này điều khiển nó rồi vì vậy chúng tôi không khó khăn gì trong chuyện vận hành cả. Hai anh em cứ liên tục thay nhau cầm tay lái tới mức hết cả xăng, phải dắt bộ về trả xe vào chỗ cũ và lẳng lặng về nhà. Những tưởng không ai phát hiện ra, nào ngờ hôm sau ra sân bay, mới bước chân vào nhà trực bay đã thấy trên "Tờ chiến đấu" vẽ cảnh hai người gò lưng đẩy chiếc mô tô, mồ hôi mồ kê chảy nhễ nhại, mồm thì méo xệch đi, mặt mũi thì nhăn nhó đến thảm hại. Một dòng chữ to đậm chua ở phía dưới béc tranh: "Nam và một số khác đang "chinh phục" loại kỹ thuật mới!". Tôi và Phạm Thành Nam nhìn nhau, tái mặt. Không biết ai đã phát hiện chúng tôi nhanh đến thế và lượng thông tin kia phát tán nhanh đến thế. Chúng tôi không nói gì với nhau nhưng kể từ bấy là cạch hẳn, không còn mơ ước gì đến chuyện mô tô mô tiếc gì hết, chỉ cắm đầu vào bay thôi.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #218 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2021, 04:10:39 pm »

Khi chúng tôi đang trong tâm trạng háo hức trở về nước thì lại nhận được quyết định phải ở lại để bay đề cao thêm 20 giờ bay nữa với các khoa mục ứng dụng cho chiến đấu, đặc biệt là các bài bay ở độ cao thấp và bay trong điều kiện khí tượng phức tạp.
Bay trong điều kiện khí tượng phức tạp ở mùa Đông nước Nga là một trải nghiệm không bao giờ quên. Tuyết phủ một màu trắng xóa lên muôn vật. Ánh mặt trời chiếu lên màu trắng tinh khôi của tuyết hắt lên sáng đến chói lòa mắt. Tất cả, trừ đường băng, đường lăn và các trục đường giao thông  là có màu sẫm, còn lại tất cả đều ẩn mình trong màu trằng của tuyết. Trắng bạt ngàn. Trắng đến vô tận. Trời thì đầy mây xám, dưới đất thì trắng lòa. Những bông tuyết trắng cứ rơi nhè nhẹ, vô tư... Những cơn gió cuốn tuyết từ mặt đất thốc lên tạo ra những cuộn lốc trắng, thành thử gió về mùa Đông cũng mang màu trắng...
Cái khó nhất khi bay vào không vực là việc xác định địa tiêu, xác định tâm không vực vì tất cả đều bị tuyết phủ kín hết. Tất cả đều nằm trong màu trắng toát, mênh mang, bất tận...Thế mới là chuyện đáng nhớ...
 Cuối tháng 2 năm 1968, có 4 anh được nhà trường đặc cách cho tốt nghiệp trước  để về nước. Lý do tại sao lại chỉ có 4 người về trước thì chẳng ai biết. Cho tới những ngày gần đây, khi tôi hỏi chuyện ấy cũng chỉ nhận được cái lắc đầu. Vậy là chỉ còn biết ghi nhận thế thôi.
Một tháng sau, tức là vào cuối tháng 3 năm 1968, cả đoàn lúc này còn 29 người đã bay xong chương trình bay đề cao, hoàn tất kế hoạch một cách mỹ mãn.
Ngày 8-4-1968 là ngày lịch sử trong đời từng cá nhân của đoàn bay MiG-21 khóa 3. Trường Đại học hàng không quân sự Krasnôđar tổ chức trọng thể lễ tốt nghiệp cho 29 học viên từ nay sẽ chính thức là phi công trên loại máy bay MiG-21.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #219 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2021, 08:39:53 pm »

Chào các bạn!
Chào đại tá phi công nhà Văn tài danh!
Rất hay, rất tuyệt anh đã cống hiến rất nhiều cho mọi người nhất là cho lớp trẻ thấy được những năm tháng học tập và rèn luyện của những người lính bay.Phú đã đọc hết đọc tất cả những bộ sách của anh viết!
 Xin được chúc mừng và vô cùng trân trọng anh!!!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM