Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:49:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc lưu lạc của tàu ngầm U-977  (Đọc 11226 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2018, 11:44:47 pm »


        Nhờ khả năng chạy vòng, nên các ngư lôi mới được canh cho chạy tới, lui theo vòng cung, cắt ngang lộ trình của tàu địch, cho đến khi nào đánh trúng hoặc hết nhiên liệu mới thôi. Vì ngư lôi chạy khá sâu, nên không để lại dấu vết trên mặt nước. Dĩ nhiên, trước khi phóng, các tàu ngầm bạn được báo trước để lặn sâu xuống hầu tránh các ngư lôi... chưa phân biệt được bạn hay thù.

        Tuy vậy, thứ ngư lôi mà địch ngán nhứt là ngư lôi cảm ảm. Nó khác với ngư lôi điện thông thường ở chỗ có gắn một bộ phận nhận âm thanh nơi bánh lái, trang bị rất phức tạp gồm 16 ống khuếch âm. Người ta có thể phóng nó đi mà khỏi cần thấy mục tiêu, khỏi phải biết khoảng cách xa bao nhiêu, v.v... Sau khi ra khỏi ống, ngư lôi này chạy một vòng bằng sức đẩy riêng của nó, còn tàu ngầm vừa phóng nó ra tất nhiên lặn sâu xuống, phòng hờ trường họp trở thành nạn nhân. Nếu ngư lôi nghe tiếng chân vịt, nó tự động chạy về hướng có âm thanh, và chui vào nơi có bánh lái, máy nổ. Nếu bị các dòng nước xoáy của chân vịt làm lệch hướng, thì nó lại tim cách xáp vào cho đến khi nào chạm tàu địch thì thôi. Trang bị này nhạy đến mức nó dò ra được sự hiện diện của tàu ngưng chạy mà trên đó có máy phụ như quạt máy, mà chỉ một tháng trong năm 1944, tàu ngầm Đức đã đánh đắm 80 khu trục hạm và ngư lôi hạm địch. Đến nỗi các tàu khu trục tiềm thủy đỉnh, khi thứ ngư lôi này được đưa ra sử dụng, không dám tấn công tàu chúng tôi nữa. Sau đó bên Đồng Minh thành công trong việc đánh lạc hướng một số ngư lôi cảm âm bằng cách kéo theo đằng sau tàu mấy chiếc phao có gắn máy phát tiếng động. Tuy nhiên sự phòng thủ này có hại tới máy dò tìm tàu ngầm của chính họ và giúp chúng tôi dễ trốn tránh. hơn nữa, người ta thấy mấy phao này trước khi bắn, nên thay vì một ngư lôi cảm âm, người ta phóng một ngư lôi có đạn đạo vòng cung. Bên chúng tôi còn nghiên cứu một ngư lôi phản lực có thể trúng mục tiêu với tốc độ và mức chính xác hơn.

        Cho đến gần cuối Thế chiến thứ hai, các tàu chuyên dùng săn đuổi tàu ngầm chỉ có thể sử dụng các máy dò tìm khi tốc độ của chúng từ 13 gút (24km/giờ) trở xuống. Vượt quá mức này, các xoáy nước sẽ gây xáo trộn trong hoạt động của chúng.

        Với mục đích thí nghiệm, một tàu ngầm kiểu XXI chạy ra biển Baltique, nơi nó giả tấn công đoàn tàu trong đó có mười khu trục hạm bảo vệ. Nó tấn công bên trái và phóng ra ở cự ly 40 mét, sáu ngư lôi và đạn đạo vòng cung. Nhờ khả năng lặn mau, nó có thể kiếm vị trí tốt nhứt để phóng. Kết quả có sáu ngư lôi trúng đích. Nhóm tàu khu trục tìm nó bằng cách ước tính, nhưng nó đã đổi chỗ và phóng ngư lôi từ hướng ngược lại.

        Cùng lúc với kiểu XXI, người ta đôn đốc hoàn tất kiểu XXIII, tàu ngầm 120 tấn sẽ hoạt động trong vùng nước quanh Anh Quốc. Nó có những đặc tính của kiểu XXI, nhưng chứa ít ngư lôi hơn. Sau đó người ta nghiên cứu kiểu xxIv. Nó có sức đẩy trên mặt nước 800 tấn, và có thể chạy dưới nước ở tốc độ 36 gút, tức khoảng 65km/ giờ. Nó chứa 10 ống phóng ngư lôi đằng mũi.

        Việc chế tạo tàu ngầm “bỏ túi” được biết dưới tên “hải cẩu”, chỉ chở theo hai người, xem như rất hay. Nhưng các căn cứ của chúng tôi tại Pháp đã bị phá hủy, nên loại tàu nhỏ này, do tầm hoạt động quá hạn chế, không được đưa ra sử dụng. Các kiểu mới, ngoại trừ một số ít thuộc kiểu XXIII (120 tấn), đều chưa được đưa ra sử dụng kịp lúc. Chỉ một số đã hành quân gần bờ biển Anh, nơi hải khẩu. Thông thường, các khu trục tiềm thủy đỉnh không thể hạ chúng. Đầu ống Schnorchel, ban đêm chỉ ló ra mặt nước vài tiếng đồng hồ, chẳng bao giờ bị ra-đa dò ra, vì nó thường nhờ các đợt sóng che khuất và nhờ lóp cao su bên ngoài hút bớt các làn sóng ra-đa. Một ăng-ten Fu-M-B gắn vào Schnorchel để canh chừng máy bay dò tìm hoặc tàu chiến đến gần nó. Vì nhanh nhẹn, nó có thể quay lại tấn công các tàu chạy phía sau. Cuối chiến tranh, người ta đếm được 208 tàu ngầm Đức thuộc nhiều kiểu khác nhau vẫn còn trong xưởng, chưa xong. Riêng kiểu XXI, con số đóng dở dang là 120, và cho đến ngày đầu hàng, chỉ có hai chiếc là sẵn sàng hạ thủy. Phần lớn sự chậm ừễ là do các cuộc oanh tạc của Đồng Minh làm tan rã các kỹ nghệ cung cấp bộ phận. Do đó mà lòi hứa của Đô đốc Donitz đưa ra chiến trường các tàu ngầm kiểu mới từ tháng 4-1944 không thực hiện được.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2018, 11:47:55 pm »

       
CHƯƠNG XII

LỊNH RA BIỂN

        Tôi nhận chiếc tàu mới vào dịp lẽ Giáng sinh 1944. Tôi rời thủy thủ đoàn cũ với sự tiếc rẻ. Từ nay, tôi là hạm trưởng của tàu ngầm U-977, thuộc loại chiến đấu thông thường được canh tân nhờ gắn thêm ống Schnorchel. Các kiểu mới mà chúng tôi đặt nhiều hi vọng vẫn chưa sẵn sàng để phục vụ. Quân đội Đức không thể cầm cự nổi trước cuộc tấn công kết hợp giữa Đông và Tây.

        Tháng giêng 1945, mặt trận miền Đông bị chọc thủng: Phải di tản căn cứ Pillau và đưa về Wesermunde. Chúng tôi bắt đầu rút lui, có các tàu tiếp tế chạy kèm theo.

        Chiến tranh đa thất bại, chẳng ai nghi ngờ gì về điều ấy. Khả năng duy nhứt có thể thay đổi thế cờ nằm trong đề nghị với Tây phương cùng hợp tác để chống lại phía Cộng sản. Bộ chỉ huy tối cao hình như níu lấy hi vọng đó, như kẻ đắm tàu níu lấy cọng rơm. Nhưng chẳng có dấu hiệu nào là Anh-Mỹ quan tâm đến sáng kiến đó.

        Tình cảm sâu thẳm của tôi chống đối việc tiếp tục chiến tranh một cách vô ích và bất nhẫn trước cảnh tượng đám dân sự bất tài và hèn nhát đã đẩy ra mặt trận mấy đứa trẻ và người già cả, trong khi hành động của họ trái ngược với lời nói. Riêng tôi, là một quân nhân và có nhiệm vụ không bỏ rơi đám lính của tôi, mà là đi với họ cho đến cuối cuộc chiến.

        Chỉ huy trưởng tiểu hạm đội giao cho tôi cầm đầu ban bảo vệ an ninh của đoàn tàu được thành lập nhân cuộc rút lui của căn cứ. Nó gồm bốn tàu ngầm có trang bị nhiều khẩu súng phòng không. Chúng tôi đến Swinemunde yên ổn.

        Biển Baltique bị giá băng một phần, vì vậy tàu chúng tôi có gắn một bộ phận phá băng và che chở nơi mũi để tránh vỏ tàu và cửa ống phóng bị méo mó. Nhưng chẳng bao lâu, bộ phận phá băng bị cong do dính quá nhiều nước đá, tôi từ khước tiếp tục hành trình trong điều kiện đó. Lý do của tôi thắng và tàu được đưa về Swinemunde. Do tình cờ, công việc sửa chửa kéo dài một thời gian.

        Tiểu hạm đội của chúng tôi đã có mặt tại Wesermunde. Công cuộc huấn luyện các nhân viên mới của tàu ngầm được tiếp tục tại đó. Việc ấy có vẻ phi lý, bởi nhiều thủy thủ đoàn, khi tàu của họ bị đánh đắm trong các vụ không kích tại hải cảng, lại bị đưa ra mặt trận trên đất liền. Chiếc U-977 được chỉ định chiến đấu ngoài biển sâu. Tôi nhận lịnh phải tiến hành nhanh các công việc và rà soát nào cần thiết tại xưởng Blohm-Voss, ở Hambourg.

        Đầu tháng 4-1945, tất cả đều sẵn sàng. Nhưng thật ra đối với tôi, nó chưa sẵn sàng chút nào để đối phó với địch. Tôi đề nghị thay thế các bình điện chỉ còn dùng được 70% công suất, đổi vài món đã được sử dụng trên một năm và có thể trục trặc bất cứ lúc nào. Tôi yêu cầu bọc thêm một lớp thép chống phi cơ cho đài quan sát, thay mấy máy vô tuyến và có một thời gian tối thiểu để huấn luyện thủy thủ đoàn, vì chúng tôi đem theo thủy thủ không có chút kinh nghiệm nào.

        Tuy nhiên, người ta đáp: ‘Từ khước vì lý do thiếu vật liệu”. Và người ta ra lịnh cho tôi đi đến Kiel để trang bị.

        Vài tiếng đồng hồ sau khi đến Kiel, tôi lên tàu của đô đốc, nơi đang có buổi diễn thuyết chính trị. Diễn giả trình bày - chẳng chút hữu lý - rằng chiến thắng cuối cùng là chắc chắn. Thấy rõ đô đốc có vẻ bị cảm kích.

        Sau buổi diễn thuyết, tôi yêu cầu được nói chuyện với ông. Ông ân cần mời tôi vào văn phòng. Tại đó, tôi thành thật nói ra tất cả những gì mình nghĩ.

        “Anh bạn Schaeffer à, anh biết là chúng ta sẽ đánh cho tới chiến thắng cuối cùng: dù với giá nào, chúng ta cũng sẽ thẳng! Anh là người đi tàu ngầm lâu năm, tôi thấy điều đó qua nhiều huy chương anh đang mang: ai sẽ ra biển, nếu không phải là anh? Anh có kinh nghiệm cần thiết”.

        Ông khăng khăng giữ quyết định đưa tàu tôi ra phụng sự, mặc dù nó ở trong tình trạng không chiến đấu được. Tôi giữ im lặng.

        Tôi trở về Berlin trong vài ngày, để có lời từ biệt mẹ tôi. Chiến tranh đã đến hồi kết thúc. Người ta chuẩn bị phòng thủ Hambourg. Số mạng hình như đưa dân tộc Đức đến chỗ bị tiêu diệt.

        Hành trình của tôi kéo dài 24 tiếng đồng hồ. Từng khoảng đều đặn, có báo động. Chúng tôi nằm núp dưới các toa xe lửa và đợi đến khi được đi tiếp. Ngồi gần bên tôi có một sĩ quan ss. Anh ta không ngớt nói về các vũ khí mới có tác dụng quyết định. Tôi đáp lại, bởi biết khá rõ các vũ khí đang được chế tạo, nhưng các cuộc không kích... Cuối cùng, anh bạn đồng hành mời tôi đến gặp anh, để có thể ngắm các sáng chế phi thường. Tôi nhận lời.

        Ngay hôm đến nơi, tôi đi tới chỗ chỉ dẫn. Tôi phải đợi bên ngoài, anh bạn mới quen ra đưa tôi vào giới thiệu với giám đốc cơ quan và cuộc biểu diễn bắt đầu. Nhiều hình chụp cho thấy các máy móc kỳ dị nhứt. Một trong số đó có tên ‘Tia tử thần”. Tôi có thể thấy nó ngay ngày mai, nhưng tôi không được rảnh.

        Trước tiên, tôi muốn thỏa thuận với mẹ tôi. Có thể ước tính quân Nga sẽ tiến đến thủ đô Đức Quốc Xã và đó sẽ là nơi xảy ra trận chiến cuối cùng. Berlin sẽ biến thành pháo đài. Tôi muốn tránh cho mẹ tôi các trận đánh tại Berlin bằng cách yêu cầu bà rời khỏi chỗ ở của chúng tôi. Nhưng bà nói sẽ không rời Berlin, dù xảy ra chuyện gì. Bà không muốn nhờ vả ai hết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2018, 11:48:30 pm »


        Tôi quay về nhiệm sở. Mỗi ngày, Kiel nhận một trận mưa bom. Chẳng bao lâu, hải cảng bị sương mù bao phủ nhiều lần trong ngày, tôi phải đưa tàu của tôi vào một vịnh kín đáo. Người ta có cảm tưởng đang ở ngoài mặt trận. Bên trên sàn tàu, các viên đạn bay qua, vừa rít lên. Máy tàu chúng tôi phải quay chậm, vi hải cảng đầy tàu và khó thấy được gì. Tiếng động cơ máy bay không ngớt gầm thét. Người ta không thấy các phi đội khu trục cơ Đức nữa.

        Hai ngày trước khi ra biển, tàu ngầm của chúng tôi đã được trang bị toàn diện. Khoảng trưa, tiếng còi báo động rú lên. Chúng tôi rời xa bờ. Chiếc tàu của một người bạn tôi chạy theo sau. Chúng tôi chạy theo đội hình sát nhau trong vùng nước hải cảng Kiel. Chúng tôi chạy giữa những loạt bom ném xuống. Mấy khu trục cơ Mỹ bay sát đầu chúng tôi. Không thể chống cự được. Cách tôi trăm mét, hai trái bom rơi trúng tàu chở hành khách “New York” mà trước kia từng chở tôi qua Bắc Mỹ. Nó cháy như bó đuốc. Thỉnh thoảng, một khoang chứa đạn phát nổ, làm tung lên không trung một mớ đạn dược. Tiếng nổ đằng sau đuôi tàu tôi. Tốc độ tối đa, tiến tới! Tiếng nổ đàng sau. Tàu của bạn tôi bị trúng đạn: trong vài giây đồng hồ, nó biến mất. ít có người sống sót.

        Tôi hay tin vị hạm trưởng mà tôi từng là sĩ quan phụ tá, hiện đang lưu trú tại Kiel. Nhớ mang máng địa chỉ, tôi đi thăm ông. Nhưng tôi đi lạc và tìm không ra chỗ ở của ông. Lúc đó 10 giờ tối, tôi quyết định kéo chuông một nhà láng giềng và hỏi thử xem họ có biết người tôi tìm không.

        Một người giúp việc ra mở cửa. Trước khi tôi kịp giải thích, một giọng nữ vang lên, giận dữ: “Thật khó tin là người ta còn dám làm rộn mình vào giờ này! Thêm một anh thủy thủ nào đó nữa!”. Và tôi nghe người nào đó chạy nhào xuống thang lầu vừa càu nhàu. Tôi tưởng mình sẽ bị một mụ phù thủy nào đó ném ra cửa sổ, nhưng gương mặt dễ thương của một cô gái có mái tóc quăn vàng óng, đôi mắt sáng rực, xuất hiện. Quả là tôi không chờ đợi việc đó và có lẽ đã đỏ mặt. Tôi xin cô gái duyên dáng ấy tha lỗi cho việc xâm nhập trễ tràng này và giải thích lý do. Chúng tôi bắt đầu nói chuyện. Cuối cùng, khi chắc chắn rằng cô không biết ông chỉ huy trưởng ấy, cô gái, có lẽ tuổi khoảng mười bảy, đề nghị tôi tra cứu trong quyển niên giám điện thoại, và tôi tìm thấy tên ông trong đó.

        Vài ngày sau, chúng tôi chạy qua hướng Na Uy, nơi chúng tôi sẽ nhận thêm nhiên liệu, rồi tàu sẽ thực tập hai ngày với ống schnorchel vừa mới gắn.

        Chúng tôi làm thành một toán ba tiềm thủy đỉnh, mà một chiếc thuộc kiểu mới XXI. Đó là chiếc đầu tiên được đưa ra mặt trận. Sau hai ngày di chuyển, tàu tôi vào một tiền cảng Đan Mạch. Ở Đan Mạch, người ta vẫn còn có thể ăn ngon lần cuối và đến trung tâm đón tiếp Đức.

        Càng đem theo tàu nhiều thực phẩm càng tốt. Viên thanh tra quản lý quân nhu tính tình rộng rãi, không giống như một số anh ti tiện tại Pillau. Lần này, các thùng bơ, thịt un khói, trứng, tất cả những gì có thể tưởng tượng được, được các thủy thủ của tôi đưa xuống tàu. Anh kỹ sư cơ khí lưu ý về sức nặng của tàu có thể khiến khó điều khiển. Nhưng tính toán kỹ, người ta còn tìm được cách nhét thêm. Xe vận tải đi thêm chuyến nữa. Thủy thủ đoàn của chúng tôi hài lòng: lần này, chúng tôi được cung cấp đầy đủ.

        Hạm trưởng của tàu ngầm kiểu XXI nói nhiều đến phẩm chất phi thường của chiếc tàu mới. Dĩ nhiên là tôi có ganh tị, vi đó là một vinh dự mà! Cuộc viễn hành từ bờ biển Đan Mạch đến bờ biển Na Uy, theo lịch trên, phải được thực hiện dưới mặt nước. Dưới mặt nước, kiểu XXI có tốc độ hơn 8 gút, trong khi tàu tôi chỉ có 3. Tốc độ tối đa trong trường hợp này là 18 gút cho kiểu XXI, còn tàu của tôi là 9 - mà chỉ kéo dài được hai giờ thôi. Mặc dù vậy, tôi đề nghị đánh cuộc là tàu nào đến bờ biển Na Uy sau cùng sẽ chịu cho tàu kia một két rượu sâm-banh.

        Hành trình qua Na Uy được xem như hết sức hiểm nghèo, bởi khu vực này bị quân Anh canh chừng nghiêm mật nhứt. Người ta biết rằng tất cả tàu chạy từ bờ biển Đức ra mặt trận đều phải vượt qua vùng nước này, vi giờ đây các căn cứ ở Pháp đều rơi trở lại vào tay địch. Khu vực rất hạn chế này có thể bị phong tỏa dễ dàng.
 
 
        Hơn phân nửa tàu của chúng tôi bị mất ngay trong lần vượt qua đầu tiên, nhứt là vì không dám lặn lúc bị không kích, do lo sợ gặp mìn mà phía Anh thả xuống như mưa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2018, 11:48:57 pm »


        Toán hộ tống vừa ròi khỏi chúng tôi thì máy chống ra-đa đã dò ra máy bay địch. Chúng tôi đếm được mười hai chiếc. Chúng tiến tới cực nhanh. Đáy biển không sâu, nhưng đầy mìn. Tiếng vù vù của máy bay. Chúng tôi bị bao vây, chờ đợi bị trúng các hỏa pháo mà phi cơ địch phóng ra bằng “rocket” dưới cánh bất cứ lúc nào. Đó là những khí giới hoàn hảo đến nỗi không nổ khi gặp nước, mà chui sâu xuống. Nó có lọi điểm là có thể phóng xuống tàu ngầm đang chạy dưới nước. Sức xuyên phá của nó bằng của lựu đạn chống chiến xa. Nó chui vào bên này rồi trổ ra bên kia tàu. Đường kính của nó gần 8cm, để lại một lỗ lớn, và tàu ngầm bị trúng hỏa pháo kể như tiêu. Sự chính xác khi phóng, so với ném bom, cao hơn nhiều.

        Ở trên mặt nước, chúng tôi không hi vọng sống còn. Mặc dù có nguy hiểm của mìn, tôi ra hiệu lặn. Mọi việc tiến hành tốt đẹp.

        Mỗi lần chúng tôi đưa ăng-ten Fu-M-B lên khỏi mặt nước, là nó báo có máy bay ở xung quanh. Có lẽ chúng phát hiện lộ trình của chúng tôi và đuổi theo. Phải đợi đến sáng để làm những thí nghiệm đầu tiên với ống schnorchel. Đối với kỹ sư cơ khí và nhiều nhân viên trong thủy thủ đoàn, đó là chuyện mới mẻ. Vì vậy mà tôi đã yêu cầu cấp trên cho tàu tôi có cuộc huấn luyện ngắn trong biển Baltique.

        Trong tàu ngầm, tinh thần mọi người không tệ: chúng tôi đã ra khỏi rối ren. Nếu rủi mà U-977 bị phá hủy, thì chúng tôi bị đưa ra mặt trận bộ binh.

        Chúng tôi đã qua khỏi vùng có mìn nguy hiểm nhứt. Giờ đây chúng tôi chạy yên ổn ở độ sâu 50 mét. Đã gần đến lúc nạp lại bình điện - công tác dễ dàng với ống schnorchel. Từ nay, trồi lên mặt nước để làm công việc ấy là vô ích, bởi các máy dầu có thể làm việc dưới nước.

        Ông schnorchel được đưa cao nhờ hệ thống chất lỏng. Chúng tôi lên đến 20 mét. Tôi nhìn một vòng nơi máy dò ra-đa để biết chắc không có tàu hay máy bay gần đây; đôi khi chúng tìm kiếm mà tránh sử dụng đến ra-đa.

        Chúng tôi bèn lên đến 14 mét, mức sử dụng tiềm vọng kính. Không thấy có gì. Các động cơ chạy; một máy nạp bình điện, máy kia được nối vào chân vịt. Tốc độ kế chỉ 6 gút. Không khí được đưa đến cho chúng tôi qua ống schnorchel. Dù vậy, sức ép tăng đáng kể trong tàu. Kỹ sư cơ khí điều khiển khá khó khăn. Khi thì ống schnorchel lên quá cao trên mặt nước, khi thì nó xuống dưới. Theo cách đó dĩ nhiên là không ổn. Khi ống schonorchel ngụp xuống, nắp hơi đóng lại và không khí cần thiết cho máy dầu phải lấy từ không khí trong khoang. Khi ống schnorchel trồi lên, sự khác biệt giữa áp suất gây nên tiếng ồn, và cứ trồi lên ngụp xuống như vậy làm chúng tôi đau màng nhĩ. Tôi mất kiên nhẫn và bực bội. Dĩ nhiên, tôi không thể trách anh kỹ sư cơ khí vì đây là lần đầu anh ta sử dụng schnorchel.

        Chúng tôi đang ở 30 mét. Các máy dầu có thể hút không khí của phòng máy trong thòi gian đúng một phút, kế người ta cảm thấy màng tai muốn rách ra và mắt mở lớn. Áp suất 400 millibar. Các cuộn khói bay dài trong tàu. Nhân viên trong phòng máy hầu như bỏ chạy, vì nước mắt chảy dài, không trông thấy gì.

        “Trồi lên!” Tôi leo lên đài dưới tấm bửng. Các cuộn khói đen bay theo. Hi vọng là đám nhân viên của tôi không bị bất tình trước khi hệ thống thoát khi hoạt động. Trước hết, mong sao cho trên kia không có phi cơ. Người ta nghe tiếng rít trong các phao. Chiếc tàu ngầm nổi lên nhanh chóng. Tôi quay tay lái để mở tấm bửng. Không nguy hiểm vì sức ép của nước ngăn cản nó tự bật ra. Chúng tôi lên tới mặt nước. Để có thể mở tấm bửng, chúng tôi phải vặn một tay, lái cho áp suất bên trong ngang với bên ngoài. Lẽ ra việc xả sức ép phải làm từ từ, nhưng chúng tôi chỉ có một ý nghĩ: không khí tinh khiết. Vì vậy việc xả sức ép tiến hành quá nhanh đã làm màng nhĩ đau đớn, nhiều người kêu lên, bịt tai lại.

        Cùng sĩ quan trực canh, tôi tiếp tục công việc dò xét phía chân trời. Chẳng thấy gì. Chúng tôi thở phào, trút được gánh nặng. Lần đầu tiên, tôi không hút thuốc sau khi nổi lên mặt nước.

        Chúng tôi làm cho bên trong tàu thoáng khí. Tôi cho chạy bằng ống schnorchel càng ít càng hay. Lịnh của bộ chỉ huy tối cao là như sau: di chuyển theo lối lặn đến bờ biển Na Uy, rồi chạy bằng ống schnorchel. Vùng vô cùng nguy hiểm. Chúng tôi sẽ tập chạy với ống schnorchel trong hai ngày ở Na Uy, vì biển Baltique trở nên quá nguy hiểm để tập.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2018, 11:49:45 pm »


        Độ rõ hảo hạng. Bầu trời trong veo, mặt tròi rực rỡ. Địch khó tấn công bất ngờ. Tôi ước tính chạy trên mặt nước là cách chắc chắn và mau nhứt để thực hiện cuộc viên hành. Hon nữa đó là cách duy nhứt để tôi thắng vụ đánh cá. Giờ đây, tôi chạy 18 gút/giờ, trong khi tàu ngầm kiểu XXI chỉ chạy có 9 gút (vì dưới mặt nước).

        Trong một thòi gian dài, mọi sự đều tốt đẹp. Rồi tôi được báo có hai phi cơ, bay sát nhau, ở thật xa và sẽ không thấy chúng tôi. Chúng tìm kiếm mà không dùng ra-đa, nếu không chúng tôi đa biết được nhờ máy chống ra-đa. Với lại tôi tin rằng, chúng chỉ thực hiện việc dò xét là để vâng theo lịnh. Chúng làm việc đó chẳng hăng say, bởi từ lâu chẳng có tàu ngầm nào chạy trên mặt biển trong vùng nước này. Riêng việc chạy bằng schnorchel, thường được làm vào ban đêm. Các phi hành đoàn biết việc ấy, và nếu rủi mà chúng tôi tiến đến gần hơn, thì chúng tôi vẫn còn đủ thì giờ để lặn. Chúng bay qua ở khoảng cách 6000 mét.

        Chúng tôi đến căn cứ Christiansund ngày 264-1945. Tôi đã thắng két sâm-banh, bởi qua ngày sau, hai tàu ngầm kia mới đến.

        Việc sụp đổ của quân lục Đức xảy ra theo đúng định mệnh. Tin cái chết của Hitler nơi mặt trận Berlin đến với chúng tôi ngay lúc ấy. Đại đô đốc Donitz nắm quyền điều khiển tất cả lực lượng quân đội Đức; ông trở thành Quốc trưởng. Người ta đoan chắc rằng ông sẽ tiếp tục chiến đấu tại Na Uy.

        Anh kỹ sư cơ khí của chúng tôi, trong thòi gian đó, đã sử dụng thành công với ống schnorchel. Chúng tôi sẵn sàng trở ra biển. Dĩ nhiên các chỗ tiếp nối của máy dầu bắt đầu trục trặc. Chúng tôi giữ không cho ai biết, bởi chúng tôi muốn trở ra mặt trận, để tránh nhận các lịnh trái ngược giữa một tình hình hỗn độn.

        Đêm ấm áp của mùa xuân Bắc Âu. Cùng với thuộc hạ, tôi cắm trại ngoài trời, trên núi. Một mớ củi cháy bừng lên, với những ngọn lửa đỏ rực vọt lên cao. Các ngôi sao nhấp nháy; biển sáng lòa.

        Chúng tôi ngồi thành vòng tròn. Thủy thủ đoàn đếm được 48 người. Qua câu chuyện mỗi người biểu lộ nỗi lo ngại đối với tổ quốc và gia quyến. Ly tràn đầy rượu ngon, nhưng tư tưởng của chúng tôi vẫn nghiêm túc. Cha của anh kỹ sư cơ khí mới đây đã ngã trong khi chiến đấu. Trong Thế chiến thứ nhứt, ông đã bị mất một cánh tay. Cộng hòa Đức, ngày xưa kiêu hãnh biết bao, đã thua và bị quân địch chiếm đóng.

        Lửa tắt. Cuộc họp thân hữu cuối cùng của chúng tôi trên đất liền chấm dứt. Ngày hôm sau, chúng tôi lên tàu.

        Ngày 2 tháng 5. Đa đến lúc khởi hành. Một lần nữa, chỉ huy trưởng tiểu hạm đội chúng tôi tìm cách khơi dậy lòng dũng cảm của chúng tôi trong bản thông điệp từ biệt: “Hãy chiến đấu cho đến người cuối cùng. Chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng!”

        Bờ biển Na Uy mờ dần đằng sau chúng tôi. Ban đêm, chúng tôi chạy bằng ống schnorchel. Tôi có nhận được lịnh này: “Dừng lại trước Southampton, nếu có thể thì vào hải cảng”.

        Vài ngày sau khi khỏi hành, ống chính của tiềm vọng kính bị hỏng. Vấn đề nghiêm trọng, bởi để chạy bằng schnorchel, bắt buộc phải sử dụng tiềm vọng kính. Vậy là chúng tôi đành chạy mò, chẳng biết máy móc có phun khói, máy bay có mặt trong vùng nước không. Có một ống thứ hai, nhưng chẳng dùng được vi quá ngắn và dành cho các cuộc tấn công ban đêm. Nó có một ống kính đặc biệt giúp nhìn thấy 90 độ trên không.

        Tôi chẳng mảy may muốn ghé hải cảng nào. Chúng tôi tiếp tục chuyến đi không ngơi nghỉ. Trong khi chạy bằng ống schnorchel, thần kinh chúng tôi căng thẳng. Thêm vào đó, tùy mùa, đêm Bắc Âu trở nên rất ngắn và sáng hơn. Tất nhiên, chúng tôi lợi dụng những giờ tối tăm nhứt để nạp lại bình điện, nhưng ống schnorchel để lại đằng sau nó một luồng bọt dài. Nếu nó lại phun khói nữa thì chúng tôi sẽ bị khám phá mau chóng. Hơn nữa, khi chạy dưới sâu với máy dầu, có những tiếng động linh tinh, khiến chúng tôi không thể sử dụng máy nghe của chúng tôi được, để biết có tàu địch hay không. Những tàu chạy trong vùng bờ biển này hầu hết là chiến hạm; các tàu ngầm muốn đến Đại Tây Dương đều phải vượt qua vùng ấy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2018, 11:50:23 pm »


        Chúng tôi đang ở trong bẫy. Trong máy chống ra- đa không ngớt có tiếng gầm gừ đặc thù, quen tai. Nó lớn lên, rồi nhỏ lại. Đèn báo động không ngót chiếu thử ánh sáng xanh xanh, lúc yếu, lúc mạnh. Nếu địch đang tìm, thì ăng-ten xoay tròn, và mỗi lần ra-đa đập thẳng vào máy thu, thì các báo hiệu do máy cho biết trở nên mạnh hon. Một quan sát viên có kinh nghiệm, trong vài trường họp, có thể đoán biết là mình bị địch phát hiện hay không. Tốt hơn hết là tránh xa địch bằng cách lặn sâu hon và hạ ống schnorchel xuống. Hồi đầu, chúng tôi không quên làm như vậy, tuy nhiên không tránh được nguy hiểm do các bình điện chưa nạp đủ. Thêm vào đó, việc di chuyển lên xuống tốn thêm điện, nên thời gian ba giờ cần thiết để nạp tăng lên sáu giờ. Mỗi ngày phải chịu cảnh ấy trong lo âu bị bom rơi xuống đầu, không ánh sáng, không mặt trời, không được hút thuốc, không có gì giải trí.

        Việc ấy kéo dài năm ngày rồi. Cơ quan tuyên truyền của Anh trước đây đã ưng thuận cho tàu ngầm Đức 40 ngày ân huệ. Tám ngày đa trôi qua, và chúng tôi còn 32 ngày, nhưng chẳng lấy gì làm chắc là sẽ kéo dài như vậy.

        Trong khi chạy bằng schnorchel, một điện văn loại “sĩ quan” đã đến tay chúng tôi. Nó được thảo đại khái như sau: “Hõi nhân viên tàu ngầm! Các bạn đã chiến đấu một cách can đảm suốt năm năm khắp các biển trên thế giói. Các bạn có thể hãnh diện về tất cả hành động của các bạn. Sự cố gắng của các bạn không thể bì được và duy nhứt. Ngay giờ đây, các bạn đã đi vào lịch sử. Nhưng dù cuộc chiến đấu của các bạn có gay go đến mấy, thử thách khó khăn nhứt đang chờ các bạn: chúng ta phải đầu hàng và từ nay về sau, các bạn phải thi hành lịnh của Đồng Minh”. Chúng tôi không biết chữ ký của bức công điện này, vi ngay khi lẽ ra nhận nó, thì ăng-ten của ống schnorchel ngụp xuống nước.

        Vậy ai đã gởi bức điện văn này? Có phải đó là tác phẩm của đô đốc Donitz? Chuyện có vẻ khó xảy ra, nếu căn cứ vào thái độ trước đây của ông.

        Có phải đó là một mưu mẹo của địch đa chiếm được một đài phát thanh và các bản mật mã? Tôi thảo luận tình hình với các sĩ quan của tôi. Tôi cho rằng không thể nào Donitz, ở vị thế Quốc trưởng, lại chấp nhận đầu hàng vô điều kiện. Người ta có thể tin rằng phe Đồng Minh, với lực lượng áp đảo, đã bẻ gãy mọi kháng cự trong các ngày gần đây, nhưng tôi cho rằng không thể có chuyện bộ chỉ huy tối cao chấp nhận đầu hàng toàn diện.

        Tôi rút vào phòng chỉ huy. Tôi phải có một quyết định, và với ý đó, tôi muốn suy nghĩ trong cô tịch. Nhiều giờ trôi qua. Các quyết định linh tinh quay cuồng trong đầu óc tôi...

        Ngày hôm sau tôi nhận một công điện mới. Một lần nữa, tôi thảo luận với các sĩ quan của mình. Quan điểm của tôi là không thể chấp thuận huấn lịnh của địch chừng nào chúng tôi chưa có bằng chứng rằng bộ chỉ huy tối cao đồng ý. Dựa theo các lịnh cuối cùng nhận được, một việc như vậy có vẻ khó tin. Do đó tôi từ khước vâng theo các yêu cầu này và tôi có thể hành động theo phán đoán riêng tư. Lại thêm một công điện, ra lịnh trồi lên mặt nước ngay, cho biết vị trí tàu, kế đó phá hủy vũ khí và kéo cờ lam hoặc trắng. Ký tên: ủy ban Đồng Minh.

        Sự kiên nhẫn của tôi đã tới tận cùng. Tôi ra lịnh tắt máy vô tuyến, bởi nó không còn chuyển cho chúng tôi tư tưởng thực của bộ chỉ huy tối cao, và nó chỉ còn phục vụ cho địch. Chúng biết cả bề dài làn sóng của chúng tôi.

        Tôi có một kế hoạch, muốn trình bày với thủy thủ đoàn của tôi. Họ chưa được cho hay về các biến cố. Tôi nói với họ đại khái như sau:

        - Các chiến hữu! Đến lúc gay go nhứt cho chúng ta, cũng như giờ khắc đau buồn nhứt của lịch sử Đức đã đến: đó là việc thua trận Thế chiến thứ hai. Chúng ta biết quá rổ điều gì sẽ chờ đợi nhân dân Đức... Căn bản của một chính sách đầy thù hằn đã được đặt để... Sự thù hằn này to tát và nó không có vẻ như hồi đầu người ta nói, rằng chỉ có chủ nghĩa quốc xã là đối tượng, nó liên quan đến toàn thể dân tộc Đức. Bởi vì chính phủ quốc xã đã chấm dứt với cái chết của Hitler. Chúng ta bị giao phó cho sự chuyên chế mà không có cách bảo vệ. Do đó tùy chúng ta hành động theo phán đoán của riêng chúng ta: tự đánh chìm tàu ngầm, chạy vào một hải cảng, điều mà thời còn chiến tranh, được xem như vinh dự...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2018, 10:59:35 pm »


        Trong số chúng ta, có một hạ sĩ biết xứ Argentina và thường liên lạc với mấy người bạn sống ở nước đó, nên anh ta có thể cung cấp vài tin tức về xứ ôn hòa Nam Mỹ có một tương lai đầy hứa hẹn này. Tôi cũng vậy, nơi đó tôi có vài mối liên lạc và bạn bè. Tôi biết đó là một trong mấy quốc gia tiến bộ nhứt Nam Mỹ, chứa nhiều tài nguyên thiên nhiên, và không gian rộng lớn có khả năng dồi dào ở mọi lĩnh vực sẽ giúp cho mỗi cá thể nhiều cơ hội thành công.

        “Các bạn, địch đòi hỏi chúng ta nộp mình cho họ. Chúng dựa vào sự kiện bộ chỉ huy của chúng ta đã đầu hàng. Khó mà tin nổi đại đô đốc Donitz đã thỏa thuận đầu hàng toàn diện. Có thể là cuộc kháng cự cuối cùng đã bị địch, có một lực lượng gấp trăm lần chúng ta bẻ gãy, và chiến tranh quả chấm dứt thật sự. Nhưng, với chúng ta, không có vấn đề vâng theo lịnh của kẻ thù mà không được hiểu rành rẽ hơn là tình trạng của chúng ta hiện nay. Tôi cho rằng chúng ta phải tiếp tục con đường của chúng ta mà không cho phép mình có hành động tấn công. Tôi sẽ không tấn công cũng như không đánh đắm bất cứ tàu nào; tôi sẽ không làm một cuộc trả thù nào đối với mấy kẻ vô tội. Tiếp tục chiến tranh cho riêng mình là điều vô ích. nơi đến của chúng ta sẽ là Argentina. Chúng ta có trên tàu số thực phẩm dự trữ dồi dào, tránh cho ta cái cảnh bị giam cầm ăn uống thiếu thốn.

        “Điều mà tôi vừa trình bày, và đó là điều tôi tin tưởng sâu xa, quả thật nghiêm trọng cho vận mạng của mỗi người, nên không phải trong tư cách chỉ huy trưởng mà tôi đề nghị với người dưới quyền mình thi hành. Tôi để cho mỗi người tự do quyết định lấy số phận của mình. Hãy suy nghĩ, hãy quyết định. Tôi hi vọng các bạn chịu đựng các tin tức này với phẩm chất của ngưòi lính”.

        Một cuộc bỏ thăm diễn ra. Dĩ nhiên, trước đó người ta bàn cãi nhiều. Có nhiều ý kiến. Chẳng cần phải quyết định một cách hấp tấp.

        Theo nguyên tắc dân chủ: số đông quyết định. Lẽ ra tôi phải làm theo ý chí của đa số chẳng chút do dự, nhưng dù sao cũng nên thỏa mãn mong ước của những người trong thủy thủ đoàn đã lập gia đình. Trong phòng hạ sĩ quan, chúng tôi họp để bàn các giải pháp khác nhau được đưa ra xem xét. Đem giao chính thức chiếc tàu ngầm của chúng tôi sẽ đưa đến việc bị giam cầm trong một trại tù binh của Anh, mà không biết chừng nào mới được thả.

        Tôi đề nghị với mấy thủy thủ một cuộc đổ bộ lên bờ biển Na Uy. nơi đó gần nước Đức, và họ có thể trở về quê được. Việc đó tùy khả năng tháo vát của riêng họ. Họ đồng ý.

        Hướng Na Uy. Việc điều động sẽ xảy ra ngang Bergen. Ỷ nghĩ một số bạn rời bỏ chúng tôi khiến chúng tôi thật buồn. Rời khỏi chiến hữu luôn luôn là điều gay go. Từ lâu, chúng tôi đa gắn thành một cộng đồng, một đại gia đình. Hiếm có thủy thủ đoàn nào bỏ tàu ngầm của mình, trừ phi nó bị trúng bom nghiêm trọng, sắp chìm.

        Thức ăn giống nhau, canh gác như nhau. Khi trời mưa hay gió, sĩ quan trực canh cũng bị ướt và lạnh cóng như anh thủy thủ trẻ nhứt. Trong các trận đánh, các sĩ quan cấp trên có mặt trên sàn tàu và khi tàu ngầm lặn, họ vào bên trong cuối cùng sau khi phơi mình lâu nhứt trước các lằn đạn. Đó là các lý do chính của sự đoàn kết của chúng tôi. Nhưng không phải vậy mà kỷ luật lỏng lẻo. Mỗi sáng, tôi được chào theo lối quân nhân và được báo cáo chi tiết các công việc.

        Kế hoạch được chọn là như sau: chạy dài theo bờ biển trong đêm tối và thực hiện cuộc đổ bộ các bạn chúng tôi bằng xuồng bơm hơi. Những người này có ý định trở về Đức trên một tàu hơi nước hoặc loại tàu khác. Họ sê đem theo thức ăn cho một tháng, bởi chúng tôi chẳng thiếu gì.

        Ngày 10 tháng 5. Đêm tối. Chúng tôi tiến đến gần bờ biển. Đã lặn dưới nước từ tám ngày rồi, chúng tôi không thể canh đúng phương hướng. Các đài truyền thanh đặc biệt, và “điện - thanh” (électro-sons) dùng hướng dẫn các tàu ngầm không còn hoạt động nữa. Chúng tôi không thể biết mình thật sự đang ở đâu. Dĩ nhiên vào một hải cảng thì dễ rồi, bởi thông thường nó được bao quanh bằng đèn để tiện định hướng. Nhưng ý kiến này không được hoan nghênh, bởi chúng tôi sẽ bị bắt làm tù binh ngay. Vậy phải đến một điểm nào đó không bị canh chừng. Việc di chuyển dài theo một bờ biển xa lạ, và nhứt là bờ biển Na Uy, có những hiểm nguy do các khối đá nối dài bên dưới mặt nước. Cần phải có các bản đồ đặc biệt, nhưng chúng tôi lại chẳng có. Phải mạo hiểm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2018, 11:03:21 pm »


        Các hạ sĩ quan chuẩn bị. Họ bỏ đồ đạc quan trọng nhứt vào mấy chiếc bị không thấm nước và sẵn sàng cho cuộc đào thoát. Họ trang bị bản đồ tỷ lệ lớn.

        Có lẽ đây là lần cuối mà các bạn của tàu ngầm chúng tôi trồi lên mặt nước.

        Chúng tôi ở cách bờ vài dặm biển. Trong đêm đen, một đám sương mù mỏng khiến cho việc định hướng khó khăn hon. Hai ghe lớn bằng cao su được bơm không khí vào. Mỗi người có riêng xuồng cá nhân cột nơi vai. Mấy cái bị nằm sẵn sàng trên sàn thượng.

        Nửa đêm. Chẳng bao lâu nữa trời sẽ sáng. May mà chưa đến giữa mùa hè,nếu không ánh sáng ban ngày vẫn chưa tắt hẳn. Phải hành động nhanh, dù tàu bị bắt buộc chạy chậm, bởi có quá nhiều đá ngầm ven bờ biển. Máy dò tự động cho biết hơn 100 mét, chẳng có gì nguy hiểm. Khoảng cách: năm dặm biển. Rồi ba, hai. Tàu ngầm tiến đến gần bờ. Nước trở nên mỗi lúc mỗi láng hơn. Tuy nhiên, chúng tôi còn ở quá xa. Không thể đổ bộ các bạn khoảng cách xa bờ biển. Gió thổi mạnh từ đất liền ra làm họ vượt sóng một cách khó khăn. Những chiếc ghe bơm hơi này có thể trôi dạt ra khơi vì gió và họ sẽ lâm vào cảnh tuyệt vọng - hoặc nguy hiểm để không bị phát hiện khi trở về xứ sở.

        Máy dò thông báo chỉ còn có vài mét: 10-8-5. Tàu ngầm chạy bằng động cơ điện. Một máy chạy tới trước và quay theo tốc độ chậm nhứt: máy kia sẵn sàng chạy lui xả hết ga.

        Tàu ngầm hơi nghiêng một bên; chúng tôi gần chạm đáy. Mặc! Phải đến gần hơn nữa. Còn hai cây số! Tàu ngầm tiến với tốc độ một gút - đó là tốc độ chậm nhứt của máy điện. Nếu là máy dầu, tốc độ tối thiểu là sáu gút.

        Đột nhiên, mũi tàu khựng lại, mà không va chạm cũng không nghe tiếng động. Máy thăm dò báo còn 5 mét dưới vỏ đáy tàu. Lùi lại? Quá trễ: mũi tàu bị nâng khỏi mặt nước tới trên bánh lái lặn, có lẽ đến 30 độ nghiêng. Máy chạy đã 5 phút nhằm lùi tàu ngầm ra sau, nhưng tàu chẳng nhúc nhích. Chúng tôi thử cho chạy tới trước, cũng không thành công. Hoàn cảnh xem ra tuyệt vọng. Tôi đề nghị với 16 chiến hữu rời khỏi tàu ngầm trước khi người ta khám phá ra chúng tôi. Hình như chúng tôi lâm nguy. Khi mặt trời mọc, người ta sẽ thấy chúng tôi, vậy chúng tôi phải làm nổ tàu hay giao nó?

        Cái bắt tay cuối cùng. Nhiều người chào từ biệt chúng tôi mà má đầy nước mắt. Các chàng trai trung thực. Đối với người ở lại, sớm hay muộn thì giờ từ biệt cũng sẽ đến.

        Các xuồng được thả xuống biển. Một chiếc bị lật úp, do tàu quá nghiêng. Hai người rơi xuống biển, được vớt lên. Họ không có thì giờ thay quần áo, ánh tinh sương đã xuất hiện. Họ ra xa dần. Cả hai phía, chúng tôi đều làm dấu hiệu từ biệt. Có lẽ số phận của họ giờ đây tốt hơn của chúng tôi, đang bị giữ bất động trên hòn đá!

        Kỹ sư cơ khí làm việc với sự hăng say của tuyệt vọng. Chúng tôi bơm nước ra khỏi phao. Máy chạy hết tốc lực. Nước bị chân vịt làm văng tung tóe, chảy dài nơi đuôi tàu. Vô hiệu quả. Tàu ngầm nằm bất động. Trong nửa giờ nữa, trời sẽ sáng và chúng tôi sẽ bị bắt. Chiến hạm, rồi lên đường đến nơi giam giữ, hết tự do!

        Hi vọng cuối cùng. Các bình khí ép còn đầy, áp kế chỉ 205kg. Các phao được đóng bên trên và mở ra bên dưới. Khi nắp hơi được mở, khí ép nở ra bên trong phao rồi chạy ra ngoài phía dưới tàu, không chừng nhờ đó tàu ngầm sẽ được nâng lên? Chúng tôi cho khí vào phao. Tiếng rít của khí. Tiếng rú của động cơ. Tốc độ tối đa. Tàu ngầm rung lên, động đậy. Nó lui. Đằng mũi hạ xuống. Chúng tôi cho tàu quẹo qua, và quay ra biển. Lúc đầu chậm, tốc độ càng lúc càng nhanh.

        Tròi sáng. Chúng tôi còn nhìn thấy các bạn mờ mờ. Họ gởi tín hiệu đến chúng tôi bằng ánh đèn “morse”.

        Người ta không thể thấy ánh nhấp nháy này từ bờ biển vì họ quay lưng lại. “Đi mạnh giỏi! Nếu bị tóm, chúng tôi sẽ nói bị trúng mìn. Sống sót duy nhứt!” Rồi họ biến dạng.

        Mấy tia chóp của pháo binh trên bờ biển. Mấy khẩu pháo bắn về chúng tôi. Báo động.

        Việc giảm bớt thủy thủ đoàn không làm hại đến công việc của nhân viên còn lại. Họ là thủy thủ trẻ, nhưng rành nghề.

        Đối với chúng tôi, các vùng nước nơi ấy chưa mấy sâu, 100 mét. Chúng tôi xuống nằm dưới đáy; còn chán thì giờ. Chúng tôi nghe đĩa hát. Các cơ khí viên vào nằm trong khoang của hạ sĩ quan; mỗi người được hưởng thêm chút chỗ nghỉ nữa. Thủy thủ đoàn mà đầy đủ, thì dù sao cũng quá chật hẹp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2018, 11:05:49 pm »

   
CHƯƠNG XIII

SÁU MƯƠI SÁU NGÀY DƯỚI NƯỚC

        Tinh thần vững vàng. Chắc chắn là bước đầu được thực hiện ổn thỏa. Chúng tôi đã thắng mọi khó khăn. Những kẻ bao quanh tôi đã tự mình chọn lựa việc đi theo tôi. Kết quả cuộc bỏ thăm được ghi lại trong nhật ký tàu.

        Ý nghĩ tiếp tục cuộc sống của chúng tôi trên tàu theo lối dân sự bị bác bỏ. “Với chúng tôi, thiếu tá vẫn là chỉ huy trưởng, chúng tôi muốn giữ tổ chức cũ”, các sĩ quan tuyên bố. Các thủy thủ có cùng ý kiến.

        Thời gian tạm nghỉ ngơi đã trôi qua. Cuộc viễn du, dự tính sẽ bắt đầu từ bờ biển Na Uy đến tận Argentina!

        Chúng tôi tổ chức lại. Tất cả đều sẵn sàng để tiếp tục hành trình. Số lượng nước cần được xả để tàu ngầm có thể rời đáy biển, đã được thục hiện. Hai động cơ chạy tốc độ thấp. Tàu không động đậy. Các máy đo chiểu sâu chẳng nhúc nhích. Hai máy được cho chạy tốc độ tối đa. Từ từ, tàu nổi lên.

        Lộ trình: vòng quanh Anh Quốc. Phải hết sức cẩn thận, vì quân Anh canh chừng nghiêm ngặt mọi ngõ ra, để không nhân vật cầm đầu nào của Đệ tam Cộng hòa

        Đức vuột khỏi. Khá lâu sau khi Thế chiến chấm dứt, vẫn còn nhiều phi đội khu trục kiểm soát quanh nước Anh như thời chiến.

        Một tuần trôi qua. Luôn luôn diễn ra cảnh tượng đó, sự căng thẳng thần kinh đó, sự bấp bênh đó. Không còn là chiến đấu dưới sự che chở của hải quân, mà là cuộc chiến đấu cho tự do cá nhân, để thực hiện kế hoạch của chúng tôi. Ban ngày, chúng tôi chạy ở 50 mét dưới mặt biển, ban đêm chạy bằng schnorchel để nạp lại bình điện. Đó là một thử thách cho bộ máy thần kinh, vì chúng tôi thiếu tiềm vọng kính. Đúng ra có một ăng- ten Fu-M-B trên đầu ống schnorchel, nhưng máy báo động này chắc gì là loại mới nhứt và thu được mọi làn sóng? Cũng có thể là bên Đồng Minh, họ làm việc với các máy kiểu mới? Thêm một nguy hiểm nữa do ánh sáng hầu như kéo dài suốt ngày vào mùa hè ở Bắc Âu. Chúng tôi không thể kiểm soát máy móc dựa theo khói thoát ra. Ban đêm sự bất tiện ấy không đáng kể, nhưng ban ngày, có thể thấy nó từ xa hàng dặm biển. Chúng tôi không biết được có tàu hay máy bay đến gần khi chúng dò tìm với cách không dùng ra-đa. Lúc ấy một chiến hạm chỉ cần ném một cái vòng bằng dây thép quanh ống thoáng khí của chúng tôi, là chẳng có cách nào để chúng tôi chạy thoát.

        Chúng tôi chỉ còn phương tiện duy nhứt là nghe. Không hiếm trường hợp phi cơ hay chiến hạm được nhân viên vô tuyến dò ra. Ngay lập tức, các máy dầu được tắt; ống schnorchel hạ xuống. Chúng tôi xuống sâu hơn. Tuy nhiên, chẳng có bom nào rơi.

        Không thể nào chạy khác hơn. Phải chạy với ống schnorchel thêm hai giờ nữa để nạp lại bình điện. Đầu của ống schnorchel tái xuất hiện trên mặt nước. Chúng tôi mang bộ đồ cấp cứu quanh dây nịch - điều mà chúng tôi chưa hề làm. Trong trường họp bị bom roi trúng, đánh đắm tàu, ít ra chúng tôi còn hi vọng thoát chết cần nhiều tuần lễ nữa chúng tôi mới đến được khu vực an toàn.

        Chỉ gần đây, tôi mới cho phép thủy thủ hút thuốc trong phòng máy, khi chạy bằng schnorchel. Vào lúc ấy, tàu rất thoáng khí, khiển khí xả không thể nguy hiểm được. Đó là thú vui duy nhứt mà chúng tôi còn nếm được giữa sự lo âu thường trực này. Hai trong số thủy thủ bắt buộc phải luân phiên sống đằng sau tàu; nếu hơn số đó sẽ gây trở ngại cho thăng bằng của tàu. Các máy đo chiều sâu hầu như thông báo đều đều 14 mét.

        Đã 18 ngày tình trạng ấy kéo dài không thay đổi. Thủy thủ đoàn lần hồi trở nên nóng nảy. Hầu hết đều có đôi mắt thâm quầng. Các gương mặt bắt đầu tái và có sắc xanh mét. Thiếu ánh sáng ban ngày. Không có mặt trời, không có không khí tinh khiết. Trời lạnh và ẩm. Các vách phủ đầy mốc meo. Chúng tôi không thể ném rác nhà bếp ra khỏi tàu, vì lúc nào cũng lặn. Chúng dồn đống, bốc mùi khó chịu. Và lại thêm ruồi bọ.

        Mặc dù có sự đổ bộ của mấy bạn đồng hành, tàu chúng tôi luôn luôn khá chật hẹp. Chỗ ngủ cũ của các hạ sĩ quan có bề dài 3m60. Bề ngang 2m20, và bề cao 2 mét mười hai người ở trong đó. Xà bông đang cạn, quần áo chỉ được giặt bằng nước biển không khô nổi. Các ngăn hộc cá nhân quá nhỏ. Nếu một người hết phiên gác trở về ngủ, thì mấy người đang chơi bài phải tránh né, nhường chỗ cho anh ta. Chuyện xảy ra như vậy ngày cũng như đêm, bởi chúng tôi không còn phân biệt ngày đêm gì nữa. Một thứ ánh sáng nhân tạo soi sáng chúng tôi. Không ai được di chuyển ra đầu hoặc đuôi tàu ngầm mà không hỏi trước, vì có thể làm mất thăng bằng. Cuộc sống càng lúc càng có vẻ khó chịu hơn.

        Giờ chạy bằng schnorchel đã đến. Động cơ dầu quay, nhưng một máy đột ngột dừng lại. Kỹ sư cơ khí tìm hiểu nguyên nhân: thì ra các mối nối chính đã bắt đầu trục trặc và nóng lên. Với một máy duy nhứt, phải cần đến 5 giờ để nạp điện.

        Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau, các chỗ hỏng được sửa chữa. Nhưng xui xẻo hình như đeo lấy chúng tôi. Đến phiên động cơ dầu thứ hai ngưng chạy, cũng sửa như trước. Chúng tôi cố giữ cho vui tính; với thời gian mình sẽ quen dần với các trò sửa chữa như vậy. Sự phỏng đoán quả đúng. Từ đó, chẳng ngày nào mà không có rắc rối. Do không có cuộc tổng kiểm soát, vô cùng cần thiết, nên chúng tôi phải gánh chịu...

        Hình như đúng là lực lượng phòng thủ địch đang theo dấu chúng tôi. Đầu ống schnorchel vừa ló lên là có dấu hiệu một phi đội hoặc một chiến hạm tiến đến gần.

        Để tránh chuyện bất ngờ, chỉ còn một cách: ngưng từng chặp các máy và lặn xuống nghe ngóng. Cuộc điều động này phải được thực hiện nhanh như chớp. Lý do là vì địch biết chúng tôi có máy báo động chống ra-đa, nên không thể bắt chúng tôi nếu chỉ tìm bằng ra-đa. Bởi lý do đó mà các toán khu trục chống tàu ngầm cũng được trang bị máy nghe, vì các máy nổ, khi hoạt động dưới nước, có thể nghe được ở khoảng cách rất xa. Nếu không thấy gì ở hướng tiếng động, chiến hạm có thể kết luận chắc chắn là chúng đến từ một tàu ngầm. Nếu tàu ngầm cho ngưng máy, thì địch đoán chúng tôi đang nghe ngóng và chiến hạm cũng ngưng máy ngay. Vì vậy chúng tôi phải làm trước địch càng nhanh càng tốt, để chúng chưa kịp giấu sự hiện diện của chúng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2018, 11:07:09 pm »


        Hồi đầu cuộc hành trình, sĩ quan chúng tôi chơi bài với nhau, trong khi chạy bằng schnorchel. Thỉnh thoảng, một người đứng dậy, đi qua phòng máy hút thuốc. Kế chuyện ấy xảy ra thường xuyên hơn. Dĩ nhiên, giống như mọi người trên tàu, chúng tôi chờ đọi tiếng nổ đột ngột của thủy lựu đạn. Nhiều khi chúng tôi phải cho tàu chạy bằng schnorchel suốt tám tiếng đồng hồ, vì từ lâu không thể cho máy chạy hết ga nữa, dù thủy thủ đoàn săn sóc chúng như với vợ bé. Thỉnh thoảng, một máy làm reo, rồi đến máy kia. Chúng chịu đựng nổi đến cùng không?

        Chúng tôi nghe đằng xa tiếng nổ của thủy lựu đạn hoặc của mìn trôi. Hay là người ta đuổi theo tàu ngầm khác?

        Sáu tuần lễ vô tận. Những hư hỏng và dơ bẩn chiếm ưu thế. Chỉ còn một giải pháp: ném rác qua một trong các ống phóng ngư lôi. Tôi có dự án lấy một ngư lôi ra, để tạm bên trong tàu, nhét rác vào ống phóng và tống nó đi bằng khí nén.

        Đệ nhứt sĩ quan trực cho rằng nên tống ngư lôi đi, thay vì để nó lại bên trong tàu tốn công lôi kéo nó - Với lại tốt hơn hết, là tống khứ tất cả các ngư lôi đi, vì chúng tôi không còn dùng được nữa. Như vậy bên trong sẽ có nhiều chỗ trống hơn. Nhưng tôi ý thức được tầm quan trọng của việc giữ nguyên các ngư lôi lại, để chứng tỏ rằng chúng không hề được sử dụng. Dù anh kỹ sư cơ khí không tán đồng ý kiến, tôi ra lịnh hành động như đã quyết định. Đó là lần đầu trong hành trình, tôi đã cương quyết sử dụng quyền chỉ huy trưởng của mình và sau này tôi không chút hối tiếc nào đã làm như vậy.

        Việc di chuyển dưới nước có vẻ như chẳng bao giờ kết thúc: ngày thứ 50 rồi! Chúng tôi ở giữa Anh Quốc và Gibraltar. Nhiều lúc, tôi nghĩ đến cuộc phiêu lưu đầy xúc động trong vùng biển của pháo đài này vào thời tôi là sĩ quan trực canh. Nhiệt độ tăng lên. Có dấu hiệu của mùa hè. Mốc meo lấn áp: nếu không chà xát các thành tàu bên trong, chúng xanh lên chỉ sau vài ngày. Quần áo dính vào người. Chỉ có nước mặn để tắm rửa. Sự tiếp xúc thường xuyên của muối trên da gây ngứa ngáy.

        Nhiều người nổi mụt, một số khác có nhọt. Nhưng phải chịu đựng ít nhứt đến ngang Gibraltar, sau đó chúng tôi sẽ chạy ban đêm, trên mặt biển. Thích thú biết bao, ít ra cũng thấy lại các ngôi sao!

        Một trong các nhân viên coi máy có bàn tay sưng to. Ngay chỗ cườm tay, có cục phù lớn. Tôi hết sức lo ngại về tình trạng của anh ta. Trong vòng mấy ngày, cánh tay ấy phồng lên và mềm đến xương bả vai: dấu hiệu hiển nhiên có sự hình thành một thứ nước bên trong. Không thể nào cứu chữa mà không giải phẫu. Chúng tôi không có y sĩ. Các tàu ngầm có gắn ống schnorchel thường khỏi chiến đấu với máy bay, nên chúng tôi không cần y sĩ. Người bịnh ngồi trong phòng sĩ quan, gương mặt tái và ngã vàng, đôi mắt có quầng đen lớn, râu ria xồm xoàm. Chúng tôi không cạo râu nữa. Với lại, dù trái với thói quen của người đi tàu ngầm, như vậy da sẽ được che chở cái lạnh và ẩm ướt tốt hơn, cũng như khi tiếp xúc với dầu cặn.

        Chúng tôi chạy ở độ sâu 80 mét. Chắc trên mặt biển, mặt trời rực rỡ. Các dụng cụ giải phẫu đã sẵn sàng. Tôi tìm một chai rượu mạnh: đó là cách hay nhứt để làm cho choáng váng. Chúng tôi gây tê chỗ mổ bằng cái lạnh, rồi rạch ra. Mủ tuôn ra, tưởng như chẳng bao giờ dứt. Mủ và nước. Mỗi giờ phải thay băng, nhưng sau mấy ngày, bịnh thuyên giảm. Tôi đã nghĩ đến việc chạy vào hải cảng đầu tiên, hoặc giao người bịnh cho một tàu chở khách nào đó.

        Cứ lần nào ở một mình trong phòng riêng, tôi tự hỏi không biết mình có hành động đúng không? Tôi chịu trách nhiệm về sự hiện hữu của ba mươi mốt cá nhân. Mặc dù mỗi người trong đám đều tự dấn thân vào cuộc phiêu lưu, nhưng phải nhớ rằng hầu hết đều chưa đến tuổi trưởng thành. Trái với mọi chờ đợi, cuộc viễn hành trở nên khó khăn hơn hồi đầu. Thỉnh thoảng, vài lời bàn tán nho nhỏ bay đến tai tôi. Có một anh còn đến đề nghị với tôi là nên vào một hải cảng Tây Ban Nha, bởi anh ta không chịu nổi nữa. “Mục tiêu của chúng ta là Argentina!” tôi đáp.

        Phải đi đến việc dùng các biện pháp trừng phạt, bởi kỷ luật bắt đầu lỏng lẻo. Áp suất thay đổi hoài, khiến cơ thể con người đuối sức. Rác dồn đống bắt buộc phải lấy thêm ngư lôi ra, rồi nạp vào lại. Nhân viên máy móc thường dính mồ hôi và dầu ướt nhẹp, rất khổ sở do điều kiện vệ sinh sút kém.

        Người ta báo cho tôi biết một thủy thủ đã ăn cắp sô-cô-la. Đó là một vấn đề nghiêm trọng trên tàu ngầm. Các thực phẩm được để khắp nơi, không thể giữ kín bất cứ thứ gì. Nếu mỗi người tự sử dụng theo ý mình, chẳng bao lâu nữa người chịu trách nhiệm về tiếp tế không biết mình có bao nhiêu trong tay. Đó là một nguy hiểm cho tàu, chưa kể lấy như vậy là ăn cắp của các bạn mình. Người đi tàu ngầm đặc biệt quan tâm đến vấn đề ấy, và trường họp ăn cắp rất hiếm khi xảy ra.

        Không cần bàn cãi, tôi quyết định tổng thanh tra

        Chẳng bao lâu, hằng ngày các máy dầu để thoát ra các đám khói - điều không thể tránh khi áp suất của nước quá mạnh - trên các ống thoát hơi. Các động cơ không còn mới và trong mấy tuần gần đây, chúng mòn cũ đi nhiều. Khi khởi động, phải cho chạy ngay tốc độ tối đa, khiến càng có hại cho máy. Nhiều nơi, các trang bị điện bị hư sụp. May sao, trưởng cơ khí viên, chuyên về điện, đã ở lại tàu. Tròn hai tháng lặn dưới nước, đó là một kỷ lục!

        Cuối cùng, chúng tôi đến một vùng mà theo tôi, tàu có thể trồi lên mặt nước, và tái xuất hiện dưới ánh mặt trời. Các gương mặt tươi trở lại, chuyện trò bắt đầu rôm rả.

        Chúng tôi đã ở dưới nước đúng 66 ngày. Các công việc chuẩn bị bắt đầu. Chúng tôi tính toán xem lúc nào bắt đầu tròi tối. Mọi người đứng dậy nhưng chỉ một số lên sàn tàu, vi chưa đủ xa vùng Gibraltar nguy hiểm.

        Tàu ngầm nổi lên. Tôi đứng trên cầu thang, trước mặt tấm bửng. Như ngày xưa, tôi nắm trong hai bàn tay, cái tay lái bị sét hoàn toàn, để xoay nó. Người phụ trách máy dò âm thanh đã thử lắng nghe mọi hướng: hình như chẳng có gì lảng vảng quanh đây. Chúng tôi lên đến 20 mét.

        “Lên mặt nước!”Tôi thốt lên tiếng giải thoát mà thủy thủ đoàn tiếp đón như một câu bùa chú. Không khí chui ồn ào vào phao. Kỹ sư cơ khí ra lịnh: “Bửng đài quan sát trống, xả khí”.

        Tôi mở bửng và leo lên sàn tàu. Phía sau tôi là đệ nhứt sĩ quan trực. Dò xét một vòng chân trời: không trông thấy tàu nào. Cuối cùng chúng tôi có thể thở tùy thích không khí trong sạch.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM