Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:06:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc lưu lạc của tàu ngầm U-977  (Đọc 11274 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2018, 11:34:14 pm »


CHƯƠNG VIII

TRONG ĐỊA NGỤC GIBRALTAR

        Có khói! Tốc độ tối đa! Nó biến mất. Chúng tôi lặn. Tiếng chân vịt ở cùng hướng. Chúng tôi trồi lên. Việc đó kéo dài một tiếng đồng hồ. Chúng tôi lặn trở lại để nghe ngóng.

        Hướng ngược hẳn. Bí mật! Độ rõ khá tốt, không thể nào tàu ấy chạy qua bên kia mau như vậy. Giờ đây, chúng tôi thấy rõ cụm khói: đó là một con cá voi đang phun không khí lên không trung. Chúng tôi cười nhạo khá lâu anh chàng trực canh khờ khạo đó.

        Sương mù. Lại có tiếng chân vịt tàu; chúng tôi chạy theo hướng đó. Chẳng thấy gì. Chúng tôi lặn xuống 50 mét, vì dưới sâu nghe rõ hơn.

        Tiếng lào xào lần thứ hai, gần như cùng một hướng. Thấy vật gì chạy nhanh. Tiếng lào xào thứ ba, có lẽ là một tàu dầu. Anh thủy thủ giựt ống nghe ra khỏi tai với một tiếng kêu đau đớn. Chúng tôi đều nghe rõ một tiếng nổ, nhưng không lớn bằng người thủy thủ qua máy khuếch âm. Thì ra một tàu ngầm khác đã tấn công trước chúng tôi: tiếng lào xào đầu là của một tàu hơi nước, tiếng thứ hai là của chiếc ngư lôi, và tiếng thứ ba là của một tiềm thủy đỉnh.

        Saint - Nazaire. Lần đầu tiên, tàu của chúng tôi bỏ neo trong một chỗ trú ẩn của tàu ngầm. Đó là một kiệt tác kỹ thuật 12 ngăn (mỗi ngăn chứa hai tàu ngầm) được ngăn cách bằng những tấm vách dày mấy mét.

        Những tấm bửng thép dày có thể hạ xuống được, đóng kín tất cả. Mấy kho chứa và mấy xưởng sửa chữa được che chở bằng lóp vỏ bê tông dày 6 mét Có thứ bom nào đủ sức chọc thủng? Vài trái rơi bên trên chỉ hơi để lại dấu vết Các công việc vẫn tiếp tục, ngay cả lúc có những vụ tấn công dữ dội nhứt bằng máy bay.

        Các con số đáng nể: 500 000 mét khối bê tông cốt sắt và 125 triệu đồng mark Đức! Nhiều chỗ trú ẩn như vậy được xây cất cùng lúc trên các bờ biển Pháp, chẳng hạn ở Lorient.

        Chúng tôi đi phép. Cùng một toa xe lửa, có vị chỉ huy trưởng tiểu hạm đội. ông nói về sự phát triển của tàu ngầm. Chưa gì, các ngăn trú ẩn không đủ nữa. Cứ hai ngày, lại có chín chiếc tàu ngầm được hạ thủy. Mới đây tính có hơn 300 chiếc trong Đại Tây Dương. Các thành công trong các tháng gần đây là quan trọng nhứt kể từ đầu chiến tranh.

        Ở Berlin, tôi lại hưởng thú vui đoàn tụ với gia đình.

        Các biến cố ngày càng có vẻ phiền hà. Các cuộc dội bom của Anh - Mỹ gia tăng. Mặc dù việc tuyên truyền không thiếu lý lẽ khéo léo để thu hẹp các ảnh hưởng tâm lý và dư luận nói chung còn hết sức tin tưởng, trong vài giới thu hẹp đã bị xao động vì lo ngại. Tôi bắt buộc phải nghĩ đến tiềm lực kỹ nghệ Mỹ. Năm 1938, tôi từng có dịp viếng nhà máy Ford ở Detroit: 5000 xe hơi xuất xưởng mỗi ngày.

        Bài toán quan trọng nhứt từ nay dường như là việc khóa chặt con đường vận chuyển của Mỹ. Chúng tôi có thành công không, bằng sức mạnh dưới biển của mình? Riêng với chúng tôi, thủy thủ trên mặt trận, thì không biết phải trả lời sao. Chỉ có thể bảo rằng chẳng nên tiếp tục chiến tranh tàu ngầm theo kiểu từ trước đến nay. Địch đưa ra cách phòng thủ ngày càng mạnh mẽ, hữu hiệu, và các tổn thất của chúng tôi cũng tăng đáng kể. Máy ra-đa ứng dụng vào máy bay ngày càng tỏ ra là con bài ưu việt mà địch nắm trong tay.

        Khẩu hiệu mới của đô đốc Donitz là: “Đừng để máy bay làm nhục khí phách, hãy đánh đắm tàu địch!”.

        Không quân Đức bị giữ trên nhiều mặt trận đến nỗi không thể bảo đảm an ninh cho vịnh Gascogne, mà trước kia chúng tôi an tâm băng ngang mỗi khi ra ngoài. Một số nơi, hai năm trước đây hiếm thấy máy bay địch, giờ đây bị họ kiểm soát. Hầu như không thể chạy trên mặt biển quá hai tiếng đồng hồ mà khỏi lặn.

        Chiếc tàu ngầm của chúng tôi nhận thêm một súng liên thanh phòng không Vierling, được đặt trên cái bệ đằng sau đài quan sát. Bốn liên thanh kiểu mới nhứt sẽ bổ sung phần vũ khí của chúng tôi.

        Để thử thách khả năng phòng thủ của tàu ngầm chống lại máy bay địch, người ta trang bị một cách đặc biệt hai chiếc tàu. Chúng có một lóp bọc thép cho đài quan sát và một số vũ khí nhẹ phòng không cùng trung liên. Người ta có ý định để máy bay địch tấn công tàu ngầm này, như là với tàu ngầm thông thường, sau đó người ta bất ngờ hạ chúng. Sự thành công có vẻ chắc chắn, hơn nữa bộ chỉ huy chúng tôi dự tính làm cho địch hết ham tấn công.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2018, 11:34:39 pm »


        Nhưng sự việc xoay chiều cách khác.

        Một trong hai chiếc ấy có mặt trong vịnh Gascogne. Hai máy bay được ghi nhận. Trận chiến bắt đầu. Nhưng chẳng bao lâu thấy rõ là các máy bay được trang bị đại bác nòng lớn, trong khi tàu ngầm chỉ có những khẩu 20 ly. Các máy bay giữ khoảng cách ngoài tầm của vũ khí trên tàu, và cứ yên ổn bắn xuống nhân viên tụ tập trên tàu ngầm. Đã quá trễ để lặn. Mười bốn người chết, trong đó có hai sĩ quan. Chỉ huy trưởng bị thương nặng. Không có cách nào khác hơn là lặn xuống. May mắn là chiếc tàu về đến cảng an toàn.

        Tuy nhiên, đô đốc Donitz không thay đổi ý kiến liên quan đến chúng tôi. Hơn nữa, làm sao ông có thể một sớm một chiều, dùng một chiến thuật khác? với chiến thuật mới, trái ngược lối cũ, cần sự có mặt của các kiểu tàu ngầm mới. Đô đốc không ngớt tìm phương thức mới để đẩy lui các CUỘC không kích, ông cứng rắn đối với mình, cứng rắn đối với thuộc hạ. Hai con trai của ông đã ngã xuống trong nhiệm vụ là sĩ quan tàu ngầm. Ông không nghĩ đến việc rút họ ra khỏi chiến trường khi tình hình trở nên đáng ngại.

        Sau khi được “tân trang”, chúng tôi lại đi công tác ở Đại Tây Dương. Hai cuộc tấn công bị hủy bỏ, vì hai tàu hơi nước đó thuộc xứ trung lập. Trong thời gian dài, chẳng thấy gì cả. Chúng tôi chạy về hướng của ngõ vào Gibraltar. “Mình sẽ qua”, chỉ huy trưởng tuyên bố với chúng tôi.

        Một ngày mùa xuân kỳ diệu! Không một đám mây trên bầu trời. Người ta phân biệt rõ các mỏm đá của thành trì Anh đang làm chủ Địa Trung Hải. Chính tại vùng này mà các hạm đội của Đồng Minh tụ tập để đổ bộ lên Bắc Phi. Địa Trung Hải mở ngỏ cho địch. Ở Tunisie, đang xảy ra giai đoạn cuối của việc viễn chinh và cuộc xâm chiếm nước Ý được chuẩn bị.

        Cụm khói, cột buồm đằng chân trời. Chúng tôi tiến đến gần. Phi cơ. Chúng tôi lặn. Nó có thấy chúng tôi không? Nếu có, các toán máy bay khu trục sẽ đến trong một giiờ nữa. Thòi tiết thuận lợi cho chúng, bất lợi cho chúng tôi. Biển trong sáng như gương, các máy dò tìm làm việc không khó.

        Hiệu thính viên cho hay: "Tiếng đập của chân vịt. Tàu chạy nhanh, có lẽ là một khu trục hạm. Chúng tìm với Asdic. Chúng tiến thẳng tới chúng ta”.

        Các máy dò tìm tàu ngầm của Anh có tên Asdic (viết tắt của câu “Anti-Submarine detector indicator committee”.

        Hạm trưởng ra lịnh: “Chạy quanh! Xuống sâu 150 mét!”

        Chúng tôi mang giày nỉ, tắt bớt đèn để tiết kiệm điện, bởi không biết việc ấy kéo dài bao lâu.

        Toán khu trục chống tiềm thủy đỉnh tiến theo đội hình tam giác. Chúng tôi nằm ngay trung tâm và vũ khúc bắt đầu. Địch làm việc hoàn hảo, các thủy lựu đạn đóng khung tàu chúng tôi. Chưa hề có loạt đầu tiên nào được bắn chính xác như vậy. Mỗi lần, sáu tiếng nổ cùng lượt. nơi tàu chúng tôi, tất cả đều sụp đổ. Mấy dụng cụ chính xác bị nát bấy. Sàn tàu la liệt mảnh vụn. Chỗ này chỗ kia, các ống dẫn đột ngột bị bể. Nước chảy vào trong tàu. Chúng tôi xuống đến 200 mét. Các khu trục hạm không tiết kiệm chất nổ. Tình trạng đó kéo dài ba tiếng đồng hồ không nghỉ. Một khu trục hạm lo tấn công, hai chiếc chia cho biết vị trí của chúng tôi, và luân phiên nhau như vậy.

        Hiệu thính viên cho biết: “Thêm tiếng chân vịt! Khu trục hạm!” Mồ hôi chảy trên trán chúng tôi. Các gương mặt tái đi. Chúng tôi biết ai nấy nghĩ gì. Bánh lái lặn được điều khiển bằng tay, để tiết kiệmm điện. Sáu khu trục hạm. Ba trong số đó chạy về hưóng Gibraltar. Có những chiếc khác đến. Hoàn cảnh của chúng tôi quả tuyệt vọng. Vậy ra chúng chẳng bao giờ cạn số thủy lựu đạn à? Chúng tuân theo một lịch trình thay thế đều đặn và đến nhiều thêm.

        Mười sáu giờ. Chúng tôi thôi đếm các thủy lựu đạn. Chẳng ai ngủ. Mắt mọi người đều có quầng thâm. Nhiều bóng đèn đã nổ. Chúng tôi không thay chúng nữa. Hệ thống đèn phòng hờ chỉ giúp đoán được các thiết bị bên trong. Bóng tối làm tăng sợ hãi. Nhưng chẳng ai biểu lộ điều ấy.

        Chúng tôi từng gặp nhiều chuyện khác, nhưng tại đây, chính là địa ngục. Lắm lúc, chúng tôi xuống tận 250 mét. Các bức thành bằng thép giữa các vỏ bọc đã cong phồng lên. Chúng có thể bị bứt ra bất cứ lúc nào.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2018, 11:38:06 pm »


        Nếu chúng tôi có thể tự bảo vệ, có thể nhìn thấy gì đó và phóng ngư lôi được! Sự chờ đọi này chịu không nổi. Chúng tôi không thể làm cả cái công việc tránh xa nữa. Các bình khí nén hầu như cạn. Không khí có vẻ như chứa chì. Nhịp thở của chúng tôi càng lúc càng nhanh. Oxy hiếm dần. Chỉ còn hai mươi tiếng đồng hồ nữa là phải trồi lên mặt biển. Mà một tàu ngầm trồi lên thì sẽ bị các tàu chiến địch bắn với tất cả súng ống mà họ có, để cướp tinh thần thủy thủ đoàn, để họ nhảy ra khỏi tàu mà quên tự làm đắm tàu mình. Bởi mục đích mà địch tìm kiếm là bắt được một tàu ngầm Đức.

        “Coi chừng, lựu đạn!” đó là lời thông báo mỗi khi cho rằng chúng được ném. Lúc đó, ai cũng níu chặt món gì đó và lo trước sẽ bị lắc mạnh. Lần này, chúng nổ sát tàu. Trong phòng trung tâm, tiếng rền nghe điếc tai. Các mảnh thép vụn văng tứ tung. Một số ống dẫn khác bị gẫy. Chúng tôi để tay sẵn lên bộ đồ lặn cấp cứu. Anh hạ sĩ quan nơi sàn giữa đã đặt tay lên bánh tay lái để khỏi động đưa khí nén cần thiết giúp tàu nổi lên được.

        Vẫn tiếng nổ. Tài công thông báo chiếc la bàn hồi chuyển1 bị rơi. Hạm trưởng thảo luận với các sĩ quan về hành động tốt nhứt phải làm. Hoàn cảnh xét ra tuyệt vọng. Phải thử chui ra và tự đánh chìm tàu. Mặt trăng sẽ mọc hồi hai giờ sáng. Cho đến đó, trời còn sậm đen, vậy phải tìm cách nổi lên.

        Chúng tôi chuẩn bị các việc cần thiết để làm nổ tàu ngầm. Chúng tôi đặt các ngòi cháy chậm nơi đầu các ngư lôi và những chỗ chính yếu của tàu. Bất cứ trường họp nào, cũng không để tàu ngầm rơi vào tay địch.

        Chúng tôi tháo các bộ đồ lặn và xuồng cấp cứu cá nhân, loại bom hơi vào. Hạm trưởng và người trực gác sàn tàu mang mắt kính đỏ, để làm quen với nơi ít ánh sáng, hầu khi lên mặt nước, có khả năng nhìn rõ ngay. Thật ra thì chẳng mấy cần thiết, bởi trong tàu hầu như không có ánh sáng.

        Nhiều “bold” sẽ được thả. Chúng tôi chuẩn bị các trái cầu có gắn các sợi tóc kim khí. Khi lên đến mặt nước, chúng tôi sẽ thả và chúng sẽ bay lơ lửng cao hơn mặt nước một chút. Các dây kim khí sẽ gây tiếng dội trong  ra-đa y như các tàu lặn. Nó cũng cùng loại với “bold” thả trong nước dùng phá rối các máy dò tìm.

        Tàu ngầm trồi lên. Trăm mét. Tiếng của “Asdic” nghe rõ hơn. Các khu trục hạm vẫn luôn luôn canh chừng chúng tôi qua máy của chúng. Tiếng nổ của các thủy lựu đạn bên dưới. Chúng tôi lên tới 50 mét. Các xoáy nước đứng do tiếng nổ gây nên đẩy chúng tôi lên cao thêm.

        Hiệu thính viên báo cáo: “Khu trục hạm ở sát bên. Sáu tiếng chân vịt khác nhau”.

        - Lên mặt nước, tốc độ tối đa. Phóng tới!

        Các bình điện chỉ đủ sức quay chân vịt theo số vòng thông thường. Chúng đã gần hết điện.

        Đạn dược sẵn sàng cho đại bác phòng không. Năm đại bác có thể hoạt động cùng lúc. Mỗi nòng bắn 1600 viên trong một phút, vị chi 6400 viên/phút. Các băng đạn được nối dài từ súng đến phòng chỉ huy và người ta có thể tiếp tế liên tục.

        Chiếc tàu ngầm ló khỏi mặt nước. Các thủy lựu đạn vẫn còn nổ, như vậy các “bold” đa giữ đúng nhiệm vụ của chúng. Tấm bửng của nắp sàn tàu bị bứt. Chúng tôi gần như bị văng ra ngoài, do sức ép tăng bên trong. Chúng tôi không có thì giờ làm giảm sức ép. Hạm trưởng canh chừng khu vực bên trái, tôi bên phải. Đêm tối om, bầu trời bị mây che phủ. Chúng tôi phân biệt ba khu trục hạm. Một chiếc đang ở cự ly tối đa 500 mét, và đang ném thủy lựu đạn.

        Hai máy dầu của chúng tôi bắt đầu chạy hết ga, không còn thì giờ để cho nóng máy nữa. Máy phát điện cũng chạy cùng lúc, để nạp bình điện càng mau càng tốt. Hai máy bơm nạp khí nén vào bình chứa. Các trang bị quạt thay đổi không khí bên trong, mọi cửa đều được mở rộng.

        Chúng tôi hầu như muốn xỉu. Các đại bác, liên thanh đều nhắm vào khu trục hạm nằm gần. Sĩ quan phóng lôi đã tính toán các yếu tố bắn. Năm ống phóng sẵn sàng tung ra các thủy lôi kiểu mới có thể chạy theo vòng tròn hoặc theo chữ chi. Nhưng chúng tôi tránh không gây hấn trước, vì không thể không thiệt hại nếu phải đụng độ - bởi chúng tôi đang thiếu hụt hai tài nguyên quan trọng nhứt là điện và khí nén.

        Khoảng cách giữa chúng tôi và các đơn vị địch tăng lên. Các bong bóng chứa khí bay lên và di chuyển theo hướng gió. Chúng tôi đa thả mười trái. Với ra-đa của họ, địch sẽ kinh ngạc về số tàu ngầm ước đoán mà họ khám phá. hơn nữa, tại những chỗ chúng tôi nhận chìm mấy cái “bold”, họ còn khám phá thêm mấy tàu ngầm đang chạy dưới nước.

        Các khu trục hạm đa mất dạng. Nửa giờ trôi qua. Người ta không ngớt nghe tiếng nổ của thủy lựu đạn. Chưa gì, chúng tôi đã lên tiếng đùa cợt.

        Các đèn rợi chiếu sáng đêm tối. Vô tuyến điện viên thông báo các ra-đa đang tìm kiếm tích cực. Các tàu địch chắc phải bối rối trước nhiều tàu ngầm do máy của họ dò ra được. Chúng tôi chạy cẩn thận, rọi đèn vào mọi đồ vật có thể chạm nhằm.

        Một tiếng đồng hồ trôi qua. Không khí bên trong tàu được thay đổi và chúng tôi có thể lặn trở lại suốt 16 tiếng đồng hồ. Thêm hai giờ nữa là chúng tôi sẵn sàng hành động. Chỉ có sự mệt mỏi khiến chúng tôi cần nghỉ ngơi.

        Lặn xuống. Lần này trong yên tĩnh hoàn toàn, không có báo động. Xuống 100 mét. Tháo, cởi đồ ra, ngủ, sửa chữa các hư hỏng. Đặt la bàn lại và chạy tránh xa Gibraltar.

-----------------------
        1. Compas gyroscopique.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2018, 11:43:07 pm »


CHƯƠNG IX

RA-ĐA, KẺ THÙ SỐ MỘT

        Không thể nói về chiến tranh tàu ngầm mà không nhấn mạnh đến vấn đề ra-đa. Sự xuất hiện của nó đánh dấu một khúc quanh quyết định của cuộc chiến trong Đại Tây Dương, khi mà ở mọi mặt trận, chúng tôi đang trải qua một giai đoạn đáng lo. Mặc dù có sự chiến đấu anh dũng, sự hăng say của thủy thủ đoàn, chỉ trong thời gian ngắn vũ khí tàu ngầm mất đi khả năng tác động mạnh mẽ và quyết định của nó.

        Thật ra phải gọi là “tàu biết lặn” mới đúng, bởi cho đến cuối năm 1943, nó hầu như luôn luôn chạy trên mặt nước. hơn nữa cấu trúc bên ngoài cho thấy nó được đóng để chạy trên nước. Ban đêm, người ta chỉ hơi nhận ra nó và ban ngày nó có nhiều cơ hội khám phá ra tàu và máy bay hơn là bị khám phá, nhờ khuôn khổ nhỏ hẹp của nó. Nó có thể biến mất dưới mặt biển, đoạn tấn công, hoặc trồi lên mặt biển sau một thòi gian, để tiếp tục hải trình. với thời gian lặn kéo dài khoảng hai ngày, nó có thể chạy khắp các thủy phận được canh giữ nghiêm ngặt nhứt, hoặc ở tại đó, vi dù có gặp chuyện gì, nó cũng còn
có đêm tối để nạp lại các bình điện và thay đổi không khí của các khoang bên trong. Để làm việc ấy, nó cần khoảng hai đến bốn tiếng đồng hồ.

        Nhờ vô hình, nó có thể phá hủy những tàu chiến lớn nhứt. Ngược lại, giá trị của nó về mặt chiến đấu trên mặt nước rất kém. Nó có rất ít khả năng “chở thêm”. Một tàu thông thường (loại hơi nước chẳng hạn) 500 tấn có khả năng thu nhận 500 tấn nước trước khi chìm. Một tàu ngầm cùng cỡ không thể để nước vào quá một phần năm. Tàu thông thường có thể khám phá ngay các chỗ hư, lũng của vỏ tàu và có thể sửa chữa liền. Ngược lại, trên tàu ngầm, khó mà dò ra và đến đúng chỗ lũng nhỏ nhặt nào. Các thiết bị, máy móc, bình điện và món linh tinh khác ngăn cản việc dò tìm khi nước chui vào tàu. Một tàu chạy trên mặt biển có thể cô lập hoàn toàn một vài phần của tàu có khả năng giữ cho tàu nổi. Trong tàu ngầm, việc cô lập có thể thực hiện được, nhưng khi khoang đó đầy nước thì tàu... chìm luôn. Hầu hết các đáy biển đều quá sâu để thủy thủ đoàn có thể thoát ra an toàn. Hơn nữa, đóng một chiếc tàu lặn tốn kém nhiều hơn là đóng chiến hạm khác cùng cỡ.

        Một phương tiện phòng thủ như ra-đa làm cho tàu lặn mất đi lợi điểm của nó là sự vô hình. Trong các cuộc tấn công vào ban đêm, yếu tố chính của chiến thắng là sự bất ngờ, giờ đây không còn nữa và khả năng của tàu ngầm bị thu hẹp đáng kể.

        Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, địch khám phá ra rằng dễ đến gần các tàu ngầm nhứt là xung quanh căn cứ tàu ngầm, bởi những chiếc này bắt buộc phải trồi lên mặt nước hai lần: để ra và để vào cảng. người ta biết rõ các hải cảng này; các tàu phải tụ họp nơi chỗ vào. Nhưng những năm đầu, địch không thể đến hạ chúng tôi được. hơn nữa, hi vọng phá hủy các công trường sửa chữa và các căn cứ tàu ngầm cũng tiêu tan vì người ta đã xây cất các chỗ ẩn trú dưói đất chịu đựng nổi các cuộc oanh tạc nặng nề nhứt.

        Máy “radar” đã lật ngược tình thế. Chẳng phải không lý do mà ở Anh, người ta đã tôn vinh các nhà thông thái đã biết cách đưa phát minh thành hiện thực. Phía Đức, nguyên tắc dò tìm bằng làn sóng đa được sử dụng ngay từ đầu cuộc xung đột. Các tàu chiến của chúng tôi có các thiết bị tương tự, nhưng rất nặng nề, có thể lên đến 20 tấn. Trong vấn đề phòng không, máy “Wurrzburg” giữ một vai trò tương đương với ra-đa. Tuy nhiên, địch đa hoàn chỉnh loại máy nhỏ hơn và hiệu quả hơn, có thể đặt trên máy bay.

        Vào cuối chiến tranh, ra-đa có khuôn khổ một máy thu thanh cỡ trung. Nó có bộ phận phát sóng và bộ phận thu. Ăng-ten cũng vừa phát vừa thu, và được đặt chỗ cao nhứt của tàu.

        Những chuyến viễn hành theo hướng ở giữa Anh Quốc và Island của các kiểu tàu ngầm mới hạ thủy và các tàu ngầm có căn cứ tại Na Uy và Pháp được canh chừng kỹ lưỡng bởi các phi đội và tàu khu trục chống tiềm thủy đỉnh của địch. Địch tìm cách khám phá các tàu ngầm đang chạy trên mặt nước, bởi ra-đa không thể khám phá xuyên qua nước, còn máy dò tìm bằng âm thanh thì có tầm hoạt động rất hạn chế.

        Công việc dò tìm của địch chú tâm vào ba giờ trong ngày lúc tàu ngầm phải nạp bình điện. Một phi cơ có gắn ra-đa đủ khả năng khám phá tàu ngầm trên mặt nước ở khoảng cách 150 cây số, tức có thể kiểm soát một hải phận 300km đường kính.

        Nếu chúng tôi chọn ban đêm để nạp điện, thì máy bay, khi khám phá ra chúng tôi sẽ bay đến từ hướng mũi hoặc hướng đuôi. Chúng tôi không nghe thấy gi, bởi ban đêm khó thấy được máy bay, và tiếng động cơ trong tàu làm át tiếng phi cơ. Ở cao độ 1000 mét, phi công mở một đèn pha dưới cánh, rọi xuống, vừa hạ thấp cho đến khi các tia sáng gặp đuôi tàu của chúng tôi thì thả bom, từ bốn đến sáu trái. Bom rơi trúng mục tiêu vì lúc ấy máy bay ở cao độ tấn công, khoảng 50 mét cách sàn tàu. Tàu ngầm không kịp dùng hệ thống phòng không, với lại các nhân viên bị chóa mắt, bị bất chợt và bị máy bay bắn. Tàu chìm và hiếm khi có người sống sót.

        Trái với chiến thuật được sử dụng đến nay, giờ đây tốt hơn là nổi lên mặt nước vào ban ngày. Khi trời không có mây, nếu người trực canh chu đáo, tàu ngầm khó bị tấn công bất ngờ. Nếu có mây, thì giống trường hợp ban đêm, chỉ khác là máy bay có thể bị bắn hạ khi vừa ra khỏi đám mây. Nhưng dù có lặn được, điểm lặn cũng đã được thông báo và địch sẽ bao vây quanh hải phận. Vả lại, hầu hết các trường hợp, tàu ngầm chưa kịp nạp xong binh điện và chẳng bao lâu phải trồi lên mặt nước nên bị tiêu diệt. Chúng tôi mất nhiều tàu ngầm vì lý do đó.

        Máy Fu-M-B được xem như máy chống ra-đa. Nó cho biết sự tìm kiếm của ra-đa trước khi ra-đa chỉ định được mục tiêu. Ta có thể so sánh máy phát sóng của ra- đa như giọng nói, và máy thu sóng của nó như lỗ tai. Khi người nào đó kêu lên trước một bức tường, thì miệng anh ta làm máy phát, tai anh ta là máy thu. Nếu có người nào đó ngồi sát tường (tức là tương đương với máy Fu- M-B) và im lặng, thì người này sẽ nghe âm thanh rõ hơn là người phát ra âm thanh - chỉ nhận được tiếng dội lại. Nếu bức tường được dời càng lúc càng xa, thì đến lúc nào đó, tiếng dội trở nên quá yếu để người phát âm có thể nghe được - nhưng người ngồi sát tường thì vẫn nghe. Do đó mà tàu ngầm được trang bị máy Fu-M-B có thể lặn kịp trước khi bị khám phá.

        Máy Fu-M-B giản dị và rẻ hơn ra-đa, vì chỉ là một máy thu sóng. Nhưng tàu ngầm, được xem như một vũ khí tấn công, thì như vậy chưa đủ. Ra-đa và chống ra-đa tiếp tục được cải tiến.

        Phe Đồng Minh chế tạo một máy thu các làn sóng đặc biệt của Fu-M-B và tắt máy ra-đa của họ. Do đó mà chỉ trong một tháng hồi năm 1945, khoảng 80 tàu ngầm Đức là nạn nhân của sự sai lầm ấy.

        Bộ chỉ huy tối cao của chúng tôi phân vân. Đô đốc Donitz hủy bỏ các cuộc khởi hành mới của tàu ngầm, còn với những chiếc đang ở ngoài biển, ông cấm sử dụng máy Fu-M-B từ nay về sau. Việc chạy ngang vịnh Gascogne trở nên một công tác cảm tử.

        Lịnh cấm này cũng được gởi đến chúng tôi, nhưng may mắn chúng tôi có những người trực canh tài giỏi. Kể cả ban đêm, họ khám phá ra máy bay, nhờ đó chúng tôi kịp thời lặn xuống hoặc kịp sử dụng vũ khí phòng không. Chúng tôi trở về căn cứ an toàn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2018, 11:44:23 pm »


CHƯƠNG X

KHÔNG KÍCH

        Tháng 10-1943. Tôi trở lại Berlin trong 8 ngày. Ngay trong đêm tôi tới, các còi hụ rú lên đột ngột. Báo động! Lần đầu tiên trong cuộc chiến, tôi có cơ hội sử dụng mặt nạ phòng hơi ngạt, để tránh khói. Một quả bom lửa rơi trúng căn trệt nhà chúng tôi, và được dập tắt. Cửa và cửa sổ bị văng ra. Không có thợ, chúng tôi tự sửa lấy.

        Tôi trở lại căn cứ hải quân. Có lịnh cấm ra ngoài. Đô đốc Donitz đến thanh sát tiểu hạm đội chúng tôi. Ông nói về tác dụng của vũ khí tàu ngầm và các thử thách của chúng tôi. Nếu chúng tôi không phái được tàu ngầm ra biển thì địch sẽ không cần lập các đoàn tàu vận tải có hộ tống nữa. Mà chỉ do sự hiện diện của chúng tôi, địch đã bị cầm chân hai triệu người, cộng với việc tốn thì giờ dành cho công việc ấy. Cho nên, dù sao, các tàu ngầm của chúng tôi cũng phải ra biển để cầm chân và ngăn chặn tàu địch, kể cả nếu không đánh đắm được tàu địch nào.

        Ba ngày sau khi tàu chúng tôi rời khỏi tiểu hạm đội, nhiều trường họp mắc bịnh yết hầu nghiêm trọng xảy ra trên tàu. Chúng tôi đành quay về cảng.

        Chúng tôi được nghỉ để cô lập bịnh. Và sống qua những ngày nghỉ hè dễ chịu ở La Baule, gần căn cứ, trong một ngôi nhà bên bờ biển, nơi chúng tôi có thể tắm nắng và chơi thể thao.

        Người ta phái một tàu ngầm khác thay thế tàu chúng tôi; nó không trở về, như hầu hết các tàu vào thời đó. Chúng tôi biết là như vậy và giữ vững ý chí. Chúng tôi tiễn đưa bất cứ tàu ngầm nào rời bến, và nhìn theo cho đến khi nó mất dạng.

        Chúng tôi không cử hành một lễ tiễn biệt nào nữa. Chúng tôi lặng lẽ uống một ly rượu sâm banh, kế siết tay nhau.

        Rồi một ngày nọ, người ta chính thức tuyên bố chúng tôi đã khỏi bịnh. Đã đến giờ của chúng tôi. Công tác đặc biệt. Đó là việc tới Freetown bằng cách chạy dài theo bờ biển châu Phi. Đài quan sát của tàu ngầm được sửa lại theo lối cầu thang. Dưới chân nó có một khẩu liên thanh... máy bay cũng có đại bác. Thủy thủ đoàn gồm nhiều người hơn vì hệ thống phòng không có nhiều khẩu hơn. Và chúng tôi sẽ có một y sĩ.

        Hệ thống phòng không của chúng tôi được tăng cường, nên người ta gắn thêm một còi hụ để báo các cuộc không kích. Hai nút điện điều khiển còi hụ và chuông báo động nằm gần nhau, nên phải cẩn thận để khỏi lộn, VÌ một lầm lẫn sẽ vô cùng tai hại. Sĩ quan trực có nhiệm vụ cho lịnh báo động.

        Nếu máy bay được trông thấy ở khoảng cách 4000 mét, thì người ta tránh chiến đấu bằng cách lặn ngay lập tức. Còn nếu phi cơ được báo ở khoảng cách gần hơn, thì lặn là tự tử vì chưa kịp xuống tới độ sâu 50 mét, được xem như mức tương đối an toàn. Như vậy có nghĩa là, khi khám phá trễ máy bay, thì phải báo động có không kích để phát khởi việc phòng không.

        Đô đốc Donitz muốn bảo đảm sự liên tục cho đến khi người ta hoàn tất một máy Fu-M-B không phát ra làn sóng nào, bằng cách trang bị hệ thống phòng không mạnh mẽ, và bằng cách sắp đặt một đội hình gồm nhiều tàu ngầm cùng chạy ngang vịnh Gascogne.

        Kế hoạch này dựa trên nguyên tắc sau đây: nếu hai phi cơ phải khó khăn mới tấn công được một tàu ngầm đủ sức chống lại sáu máy bay. Mà ít khi sáu phi cơ có dịp cùng tấn công một lượt. Kết luận: một toán sáu tàu ngầm có thể đến Đại Tây Dương an toàn hơn là một tàu chạy riêng rẽ.

        Tuy nhiên lý luận này bỏ qua một yếu tố mà chúng tôi sẽ gặp phải.

        Chúng tôi uống sâm banh từ biệt và tàu hướng mũi về phía tây nam.

        Trước khi ra khỏi bến, chúng tôi thấy hai chiếc đồng hành từ các căn cứ khác đến, và ba chiếc chúng tôi sẽ họp thành “nhóm thí nghiệm”. Hạm trưởng của một trong hai chiếc vừa đến là người lớn tuổi nhứt trong ba hạm trưởng.

        Chúng tôi thỏa thuận với nhau là sẽ kéo cờ vàng khi thấy phi cơ địch ở khoảng cách có thể lặn được, và cờ đỏ nếu chúng quá gần phải ở lại ừên mặt nước và chiến đấu.

        Các cuộc thực tập được làm hằng ngày trên các tàu sắp khỏi hành. Các vũ khí tự động bắn nhanh đáng nể. Mỗi tàu ngầm có tám ống phóng ngư lôi và nhiều đại liên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2018, 11:44:41 pm »


        Máy bay. Chính tàu chúng tôi thấy trước, khoảng cách 10000 mét. Chúng tôi có đủ thì giờ để lặn, nên kéo cờ vàng. Nhưng hai tàu ngầm kia không thấy cờ. Máy bay tiến đến gần, đó là một chiếc Sunderland. Chúng tôi quơ cờ đỏ và bắn một phát đạn về hướng máy bay. Nhưng vì các tàu kia đang bắn thực tập, nên không chú ý. May sao, chiếc Sunderland tấn công tàu chúng tôi đầu tiên. Chúng tôi bắt đầu bắn ở cự ly 4000 mét, và máy bay quay trở lại.

        Nó bay vòng quanh ba chiếc tàu chúng tôi, ở khoảng cách hơn 3000 mét, nghĩa là ngoài tầm chính xác của súng chúng tôi. Nhưng chúng tôi không thể lặn vì biết chắc nó se bỏ bom ngay lúc đó.

        Chỉ sau mươi phút, một chiếc phi cơ kiểu Liberator bay đến. Nó thử tấn công tàu của ông hạm trưởng lớn tuổi nhứt. Nó bị đẩy lui. Các máy bay lẻ loi không thể làm gì chúng tôi lúc này, vì chúng tôi mạnh hơn. Nhưng chúng tôi lo những gì sẽ đến: trong chốc lát, các máy bay khác sẽ đến, vì bờ biển Anh Quốc ở gần. Có thể sẽ có một toán tàu “săn tiềm thủy đỉnh” tiếp tay. Đám này sẽ đến cách chúng tôi 5000 mét và đánh đắm chúng tôi bằng đại bác 150 ly của chúng. Có thể vài phi cơ sẽ họp tác để thanh toán nhưng chẳng cần thiết vì các khu trục hạm có vũ khí hết sức mạnh mẽ.

        Hai phi cơ bay vòng quanh chúng tôi. Chúng tôi tìm cách đưa đuôi về phía chúng, nơi chúng tôi có khả năng bắn mạnh nhứt. Chúng tôi xoay lòng vòng, chạy nhanh và lần hồi dang xa nhau, ông hạm trưởng lớn tuổi gỏi tín hiệu: “Lặn nếu có cơ hội”. Chúng tôi vừa mới trả lời “Hiểu” là thấy tàu của ông bắt đầu lặn.

        Tôi thấy chiếc Sunderland tấn công chiếc tàu ngầm đang lặn đó. Nó bay ở cao độ 10 mét cách mặt nước. Chúng tôi bắn, máy bay né và vọt lên cao. Các trái bom nổ trước khi trúng mục tiêu. Chúng tôi ở quá xa, đuôi của tàu đang lặn còn nguyên trên mặt nước. Máy bay ở ngay bên trên; nó thả bốn trái trúng ngay mục tiêu, bốn cột nước văng lên. Không người nào trong thủy thủ đoàn sống sót.

        Giờ đây đến phiên chúng tôi thử. Chúng tôi nhảy xuống lỗ nắp sàn tàu. Hạm trưởng nhìn ra ngoài lần cuối. Chiếc Liberator tấn công. Chúng tôi lại phóng ra ngoài, và những người có nhiệm vụ chạy đến các đại bác. Cự ly 3000 mét, bắn. Địch quay trở lại.

        Muốn trúng nó, chúng tôi phải để máy bay đến gần 2000 mét. Ở khoảng cách đó, máy bay không thể quay lại, vì như vậy nó không sử dụng được vũ khí và đưa hông ra - cho nên nó phải tiếp tục uy hiếp tàu ngầm bằng cách bắn và sau đó có thể ném bom.

        Với chiến thuật sử dụng đến nay, chúng tôi mất thì giờ, vì khoảng thời gian giữa lúc rút lui và tấn công của phi cơ, không đủ cho chúng tôi lặn.

        Chúng tôi bèn có một sáng kiến. Tất cả người có mặt trên sàn tàu đều rút xuống bên dưới, chỉ để một người bắn giỏi nhứt núp đằng sau mấy tấm bọc thép che chở khẩu liên thinh “Vierling”. Phi công nhận thấy sự rút lui của thủy thủ đoàn vào trong nên chuẩn bị tấn công. Hạm trưởng đội nón sắt theo dõi máy bay từ lỗ nắm sàn tàu. Máy bay tiến đến cách chúng tôi 2000 mét. Bắn. Trúng cánh, nó quay trở lại. Để tấn công, nó phải bay một vòng nữa, thời gian đó đủ để chúng tôi lặn xuống. Ba mươi mét, bốn mươi... một tiếng nổ. May sao, mọi thứ còn nguyên.

        Sau này, trong thời gian bị giam giữ, tôi gặp lại hạm trưởng của tàu ngầm còn lại, và biết nó bị đánh chìm. Ông cho biết hai mươi phút sau, có mười sáu máy bay đến bên trên, và ba khu trục hạm xuất hiện. Các khu trục hạm bắt đầu nổ pháo của chúng, và các máy bay tấn công bằng bốn nhóm, mỗi nhóm ba chiếc, cùng một lúc từ mấy hướng khác nhau. Cuộc chiến đấu không kéo dài lâu. Đạn đại bác trúng mục tiêu, bom, thủy thủ bị hạ từng loạt trên sàn tàu. Tàu ngầm chìm. Năm người trong thủy thủ đoàn được cứu sống. Và đó là số mạng của nhiều tàu khác.

        Trong kế hoạch phái chúng tôi đi theo lối đội hình ba tàu ngầm, sự sai lầm là ở chỗ tưởng máy bay địch có nhiệm vụ tấn công chúng tôi trong vịnh Gascogne. Nhưng chúng không cần làm việc ấy. Chúng chỉ ngăn cản tàu chúng tôi lặn, và có thể nhận được sự trợ chiến của các toán phi cơ và các tàu chiến, về sau, còn có những phi đội đậu ở Anh hành quân hầu như trên toàn thể vịnh Gascogne.

        Phía bên Đức chúng tôi, người ta cũng thấy cần trang bị cho tàu ngầm các khẩu phòng không lớn hơn, có tầm bắn xa 5000 mét. Nhờ đó, các tàu ngầm có thể đẩy lui máy bay ở khoảng cách đủ giúp tàu có thì giờ lặn.

        Sau vài ngày, khi thì chạy trên mặt nước, khi khì dưới nước, chúng tôi bỏ lại đằng sau vùng biển nguy hiểm đó.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2018, 11:37:25 pm »


CHƯƠNG XI

TRONG KHI CHỜ ĐỢI VŨ KHÍ MỚI

        Sau một cuộc hành quân chớp nhoáng ở Nam Đại Tây Dương, tôi trở về tiểu hạm đội thì được mấy anh bạn khen ngợi vì được chỉ định theo học khóa chỉ huy. Hạm trưởng của tôi và kỹ sư cơ khí cũng rời tàu để đi học các lóp trên đất liền. Tàu chúng tôi, sau đó ra biển rồi không trở về nữa...

        Chỉ huy trưởng tiểu hạm đội tổ chức một buổi lễ từ biệt Chúng tôi vẫn còn chiếc tàu ngầm xưa nhứt của căn cứ. Nhưng hàng ngũ của chúng tôi vơi đi nhiều. Vô số hình ảnh của nhân viên tàu ngầm ngã trên chiến trường phủ đầy tường trong câu lạc bộ.

        Ở Newstadt, trong vùng Holstein (Bắc Đức quốc) tôi được huấn luyện về bộ máy F (Fuhrungsyerat: máy chỉ huy) khỏi phải qua giai đoạn tập chỉ huy trên các tàu chạy hơi nước hoặc tàu khác.

        “Học viên - hạm trưởng” được vào một đài quan sát giống y của tàu ngầm thật La bàn hồi chuyển, bánh lái, máy tính, v.v... nằm đúng chỗ của nó. Nhìn qua tiềm vọng kính, anh ta thấy biển và sóng, kể cả mặt trời mọc...

        Trong những bài tập đầu, một tàu hơi nước xuất hiện, rồi theo sau là đoàn tàu có khói và các cuộn nước lớn nhỏ khác nhau tượng trưng cho tốc độ của tàu.

        Học viên - hạm trưởng đứng trước tiềm vọng kính đưa ra các lịnh. “Hai máy đằng trước. Qua trái tất cả!” Đài quan sát được đặt trên một cái sườn có thể di chuyển, xoay qua xoay lại, thu ngắn hoặc tăng khoảng cách so với mục tiêu, tóm lại, tất cả đều xảy ra giống như ngoài thực tế - kể cả các tiếng động quen thuộc đều được lặp lại một cách trung thực. Người ta ước tính khoảng cách, đặt các con số vào máy tính, đoạn lấy vị trí tấn công và phóng. Khi người ta hạ cần phóng, các trang bị ngưng hoạt động và các lỗi phạm nhằm được phơi bày rõ. Vào thời ấy, trang bị F có lẽ là duy nhứt trên thế giới.

        Sau đó là giai đoạn giáo huấn thực tập tại Dantzig. Tại đó, phải cho thấy những gì mình biết: tấn công ban ngày và ban đêm, mà trong đó người ta ít ngủ... Vô số ngư lôi được phóng ra. Sau khi xong cuộc khảo sát cuối cùng, chúng tôi được phép đưa ra nguyện vọng và chọn giữa ba đề nghị: thay thế một chỉ huy trưởng ngoài mặt trận, làm chỉ huy trưởng huấn luyện của trường thủy thủ tàu ngầm hoặc chấp nhận điều khiển một tàu mới đóng trong xưởng mà mình chọn. Trong trường hợp cuối, dĩ nhiên vị trí của xưởng so với quê nhà mình giữ một vai trò quan trọng.

        Còn chiến trường, vào lúc này, có thể nói đó là nơi lý tưởng cho những ai dự tính tự tử. Ngược lại, ở trên đất liền, người ta có thể bổ túc sự hiểu biết và đợi cho đến khi các kiểu mới được xuất xưởng.

        Đô đốc Donitz có nói nhiều đến việc ấy. Chắc chắn người ta sẽ rút từ Đại Tây Dương về, các hạm trưởng tàu ngầm có nhiều kinh nghiệm nhứt để điều khiển các kiểu mới sẽ hạ thủy nay mai.

        Tôi cho biết muốn lo liệu cho một tàu ngầm đang đóng tại xưởng Blohm và Voss, ở Hambourg. Nhưng bộ tư lịnh tối cao có những dự tính riêng cho tôi, nên bổ tôi đến Pillau, nơi tiểu hạm đội tàu ngầm 21. Nó gồm khoảng 36 chiếc và thường được sử dụng nhiều nhứt để huấn luyện các thủy thủ đoàn tương lai của tàu ngầm.

        Tôi được chỉ định đến chiếc F-148, kiểu II. Sức nặng của nó là 300 tấn, và thuộc loạt đóng cuối cùng của kiểu tàu nhỏ như vậy. Tầm hoạt động nhỏ hẹp và tốc độ thấp của chúng không đủ khả năng để sử dụng trên mặt trận kể từ nay.

        Nói chung, kiểu II được chế tạo cùng một cách với các tàu ngầm lớn hơn - chỉ khác ở khuôn khổ. Vì nhỏ, nên chật hẹp hơn, khiến thủy thủ đoàn, kể cả hạm trưởng, sống trong khoang đằng trước. Công việc cực nhọc hơn, bỏi thủy thủ đoàn, ít hơn, nhưng nhiệm vụ không giảm. Sĩ quan và lính có sáu giờ làm việc và sáu giờ nghỉ - nhưng trong giờ nghỉ phải lo các công việc linh tinh khác. Phải chung đụng nhau trong không gian hẹp, giá trị của người chỉ huy được đặc biệt thử thách trong các tàu ngầm nhỏ bé này. Bạn bè nhau mà lại vừa giữ vai trò thượng cấp. Và tôi trở thành thượng cấp chịu trách nhiệm tất cả những gì xảy ra trên tàu. Trước kia, ở vị trí sĩ quan phụ tá, nhiệm vụ của tôi khác hẳn. Từ nay, tôi phải áp đặt hình phạt, lấy quyết định. Mặc dù hồi năm 1943, tôi chỉ mới 23 tuổi, nhưng không còn được rộng lượng nếu mắc lỗi lầm. Hoặc là tôi chứng tỏ đủ khả năng và người ta sẽ giao cho tôi một tàu ngầm kiểu mới tốt hơn, hoặc là người ta sẽ tống tôi đến một chỗ chẳng ra gì.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2018, 11:39:46 pm »


        Tôi phải khó khăn lắm mới thỏa mãn nổi bộ chỉ huy tối cao về việc mỗi tuần soạn hai buổi diễn giảng. Muốn nói trong một tiếng đồng hồ, phải chuẩn bị lâu trước đó và ngấu nghiến nhiều quyển sách dày, mà tôi lại có rất ít thì giờ. Đêm không còn chỉ để ngủ. Khi các bài giảng đề cập đến các vấn đề thuần túy quân sự, thì không thể che giấu sự kém cỏi bằng những lời hoa mỹ hoặc diễn văn tuyên truyền. Nhưng ngoài ra cũng phải ngăn ngừa sự xuống tinh thần và giữ gìn kỷ cương.

        Nhiều nhân viên tàu lặn theo học các khóa cấp tốc. Ngoài tiểu hạm đội của chúng tôi, còn một nơi khác tại Gotenhafen. Chúng tôi phân biệt giữa phần giáo huấn thực hành và phần giáo huấn lý thuyết. Lý thuyết được dạy trên đất liền, trong những lóp đặc biệt, bởi chúng tôi cũng đào tạo thủy thủ, hạ sĩ quan, sĩ quan của mọi đơn vị để phục vụ trên tàu ngầm. Thủy thủ đoàn thường trực trên các tàu huấn luyện được hạn chế đến mức tối thiểu. Các học viên thực tập ngay tại bộ phận mà về sau họ sẽ đảm trách trên tàu của họ. Họ được nhân viên thủy thủ đoàn thường trực chỉ dẫn và kiểm soát. Sau đó lại phải bổ sung việc học hỏi ít nhứt sáu tháng trên biển Baltique - là chuyện bắt buộc đối với tàu mới hạ thủy trước khi ra trận.

        Những huấn luyện viên như chúng tôi xem những lần ra ngoài với các “lính mới” không phải là trò vui. Trong thời gian tôi lãnh nhiệm vụ huấn luyện, tuy không chạm trán với địch lần nào, chúng tôi vẫn mất hết bốn tàu lặn trong các dịp thực tập tại biển Baltique, dù các tàu này chỉ lặn nhiều nhứt hai tiếng đồng hồ, nơi một khu biển hạn chế được chỉ định trước, và đã có thỏa thuận trước về việc tìm kiếm nếu có trục trặc. Chưa kể tới những hư hỏng khác do điều động không đúng. Thủy thủ đoàn của chúng tôi giỏi, nên tàu của chúng tôi chưa hề bị một tổn hại nhỏ nhặt nào.

        Chúng tôi trở thành một đội quân, một linh hồn. Tôi biết tên từng người và gia cảnh anh ta. Thỉnh thoảng, tôi cũng tỏ ra biết áp dụng kỷ luật - nhưng chỉ khi nào quá mức tôi mới ấn định hình phạt chính thức.

        Chỉ huy trưởng tiểu hạm đội của chúng tôi đã nhận được ky sĩ Bội tinh (Ritter-kreuz) do công đánh đắm một hàng không mẫu hạm. Đó là một vị chỉ huy phi thường, chiếm được lòng tin của chúng tôi bằng sự giản dị, không chút huênh hoang, ông ta không giấu giếm sự nghiêm trọng của tình hình: chỉ có cách đưa ra chiến trường các vũ khí mới, có tác dụng quyết định, mới có thể ngăn chặn được các hao hụt do chiến tranh gây nên.

        Người ta nói nhiều về các vũ khí mới này, được thúc đẩy thực hiện trong mọi lĩnh vực. Nhiều bài báo trình bày các nguyên tắc của kỹ thuật mới về vũ khí. Đó là những khí giới viễn khiển cực kỳ nhanh, những máy bay mới mà hình thù và lực đẩy không giống chút nào với các kiểu cũ. Nhiều người ngã lòng nay bắt đầu hi vọng lại.

        Cứ ba tháng một lần, đô đốc Donitz đến thăm chúng tôi để ban huấn lịnh về chương trình dạy. Chúng tôi được nghe những bài diễn thuyết bổ ích của ông mà hầu như luôn luôn chấm dứt bằng câu: Chúng ta tiếp tục chiến tranh cho đến chiến thắng cuối cùng!

        Sau cuộc thanh tra chính thức, ông thường lưu lại cho đến ngày hôm sau trong tiểu hạm đội của chúng tôi. Nhiều khi tôi được ngồi gần ông và lúc nào ông cũng gây cho tôi một ấn tượng về nghị lực, về lòng tin, bởi ông có vẻ chắc chắc về chiến thắng cuối cùng, ông nhấn mạnh đến việc đưa ra sử dụng các kiểu tàu ngầm mới, có khả năng hành động huyền ảo. Ngay từ tháng 4-1944, mỗi ngày sẽ có hai chiếc loại mới được hạ thủy, tức là 60 tàu ngầm hằng tháng và 720 chiếc hằng năm.

        Ông thường có mặt bên cạnh Hitler và quan điểm của Bộ tư lịnh tối cao tỏ rõ tin tưởng tuyệt đối và có lý do. Không quân Đức sẽ có những kiểu máy bay mới và việc lật ngược thế cờ sẽ được thực hiện trong một tương lai gần. Vào lúc này, cần cầm cự. Với chúng tôi, những chỉ huy trưởng tàu huấn luyện, ông hứa sẽ cho điều khiển các chiếc đầu tiên của kiểu tàu ngầm mới. Lòi hứa ấy khiến chúng tôi thích thú. ông đã điều hành một cuộc chiến tàu ngầm rất thành công cho đến cuối năm 1942.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2018, 11:41:28 pm »


        Tôi phải khó khăn lắm mới thỏa mãn nổi bộ chỉ huy tối cao về việc mỗi tuần soạn hai buổi diễn giảng. Muốn nói trong một tiếng đồng hồ, phải chuẩn bị lâu trước đó và ngấu nghiến nhiều quyển sách dày, mà tôi lại có rất ít thì giờ. Đêm không còn chỉ để ngủ. Khi các bài giảng đề cập đến các vấn đề thuần túy quân sự, thì không thể che giấu sự kém cỏi bằng những lời hoa mỹ hoặc diễn văn tuyên truyền. Nhưng ngoài ra cũng phải ngăn ngừa sự xuống tinh thần và giữ gìn kỷ cương.

        Nhiều nhân viên tàu lặn theo học các khóa cấp tốc. Ngoài tiểu hạm đội của chúng tôi, còn một nơi khác tại Gotenhafen. Chúng tôi phân biệt giữa phần giáo huấn thực hành và phần giáo huấn lý thuyết. Lý thuyết được dạy trên đất liền, trong những lóp đặc biệt, bởi chúng tôi cũng đào tạo thủy thủ, hạ sĩ quan, sĩ quan của mọi đơn vị để phục vụ trên tàu ngầm. Thủy thủ đoàn thường trực trên các tàu huấn luyện được hạn chế đến mức tối thiểu. Các học viên thực tập ngay tại bộ phận mà về sau họ sẽ đảm trách trên tàu của họ. Họ được nhân viên thủy thủ đoàn thường trực chỉ dẫn và kiểm soát. Sau đó lại phải bổ sung việc học hỏi ít nhứt sáu tháng trên biển Baltique - là chuyện bắt buộc đối với tàu mới hạ thủy trước khi ra trận.

        Những huấn luyện viên như chúng tôi xem những lần ra ngoài với các “lính mới” không phải là trò vui. Trong thời gian tôi lãnh nhiệm vụ huấn luyện, tuy không chạm trán với địch lần nào, chúng tôi vẫn mất hết bốn tàu lặn trong các dịp thực tập tại biển Baltique, dù các tàu này chỉ lặn nhiều nhứt hai tiếng đồng hồ, nơi một khu biển hạn chế được chỉ định trước, và đã có thỏa thuận trước về việc tìm kiếm nếu có trục trặc. Chưa kể tới những hư hỏng khác do điều động không đúng. Thủy thủ đoàn của chúng tôi giỏi, nên tàu của chúng tôi chưa hề bị một tổn hại nhỏ nhặt nào.

        Chúng tôi trở thành một đội quân, một linh hồn. Tôi biết tên từng người và gia cảnh anh ta. Thỉnh thoảng, tôi cũng tỏ ra biết áp dụng kỷ luật - nhưng chỉ khi nào quá mức tôi mới ấn định hình phạt chính thức.

        Chỉ huy trưởng tiểu hạm đội của chúng tôi đã nhận được ky sĩ Bội tinh (Ritter-kreuz) do công đánh đắm một hàng không mẫu hạm. Đó là một vị chỉ huy phi thường, chiếm được lòng tin của chúng tôi bằng sự giản dị, không chút huênh hoang, ông ta không giấu giếm sự nghiêm trọng của tình hình: chỉ có cách đưa ra chiến trường các vũ khí mới, có tác dụng quyết định, mới có thể ngăn chặn được các hao hụt do chiến tranh gây nên.

        Người ta nói nhiều về các vũ khí mới này, được thúc đẩy thực hiện trong mọi lĩnh vực. Nhiều bài báo trình bày các nguyên tắc của kỹ thuật mới về vũ khí. Đó là những khí giới viễn khiển cực kỳ nhanh, những máy bay mới mà hình thù và lực đẩy không giống chút nào với các kiểu cũ. Nhiều người ngã lòng nay bắt đầu hi vọng lại.

        Cứ ba tháng một lần, đô đốc Donitz đến thăm chúng tôi để ban huấn lịnh về chương trình dạy. Chúng tôi được nghe những bài diễn thuyết bổ ích của ông mà hầu như luôn luôn chấm dứt bằng câu: Chúng ta tiếp tục chiến tranh cho đến chiến thắng cuối cùng!

        Sau cuộc thanh tra chính thức, ông thường lưu lại cho đến ngày hôm sau trong tiểu hạm đội của chúng tôi. Nhiều khi tôi được ngồi gần ông và lúc nào ông cũng gây cho tôi một ấn tượng về nghị lực, về lòng tin, bởi ông có vẻ chắc chắc về chiến thắng cuối cùng, ông nhấn mạnh đến việc đưa ra sử dụng các kiểu tàu ngầm mới, có khả năng hành động huyền ảo. Ngay từ tháng 4-1944, mỗi ngày sẽ có hai chiếc loại mới được hạ thủy, tức là 60 tàu ngầm hằng tháng và 720 chiếc hằng năm.

        Ông thường có mặt bên cạnh Hitler và quan điểm của Bộ tư lịnh tối cao tỏ rõ tin tưởng tuyệt đối và có lý do. Không quân Đức sẽ có những kiểu máy bay mới và việc lật ngược thế cờ sẽ được thực hiện trong một tương lai gần. Vào lúc này, cần cầm cự. Với chúng tôi, những chỉ huy trưởng tàu huấn luyện, ông hứa sẽ cho điều khiển các chiếc đầu tiên của kiểu tàu ngầm mới. Lòi hứa ấy khiến chúng tôi thích thú. ông đã điều hành một cuộc chiến tàu ngầm rất thành công cho đến cuối năm 1942.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2018, 11:42:32 pm »


        Về trang bị, chúng tôi có những cải tiến mới mẻ như sau.

        Tàu ngầm thông thường gồm có bốn động cơ: hai động cơ dầu và hai động cơ điện. Chúng tôi chạy trên mặt nước nhờ hai máy dầu và dưới nước nhờ hai động cơ điện. Dĩ nhiên là cách thức này không mấy lý tưởng, bởi chỉ có phân nửa lực trong tàu được sử dụng, nửa kia là trọng lượng chết. Thêm vào đó, các bình điện to lớn chiếm phân nửa thể tích của bên trong tàu. Những tấm chì nặng hơn phần máy móc còn lại. Nếu tìm được một kiểu động cơ duy nhất để chạy trên mặt nước cũng như khi lặn, thì năng suất của tàu ngầm sẽ tăng đáng kể. Khi di chuyển dưới nước, tàu ngầm chưa đạt nổi chín gút, và nếu chạy theo tốc độ đó, điện sẽ cạn trong một, hai tiếng đồng hồ. Ngược lại, trên mặt biển, chúng tôi có thể chạy hàng tuần với tốc độ 18 dặm biển, nghĩa là hơn 20km/giờ, và cũng dễ xoay trở.

        Nhà sản xuất Walter đã phát minh ra giải pháp lý tưởng cho động cơ duy nhứt: đó là máy quay “turbine” chạy bằng nhiên liệu đặc biệt. Với sức nặng và thể tích tương đối nhỏ, năng suất của loại máy mới này cao hơn tất cả các thủy động cơ được dùng đến lúc này. Nhưng ưu điểm đáng kể nhứt là động cơ Walter rút oxy cần thiết cho việc cháy từ perhydrol (super oxyd hydro), mà người ta có thể đem theo trong các bồn chứa. Có thể so sánh sự phát minh này như phát minh máy bay phản lực vậy.

        Năm 1943, bộ chỉ huy chiến tranh tàu ngầm quyết định tập họp tất cả các chuyên viên về tàu ngầm, tại Erzgebirge, để yêu cầu họ chế tạo một kiểu mới có gắn động cơ Walter. Dự án được hoàn tất trong thời gian kỷ lục. Đó là một tàu ngầm lớn gấp đôi kiểu chiến đấu thông thường 600 tấn. Nó khác biệt ở chỗ phân chia không gian bên trong ra hai phần chồng lên nhau theo hình số 8. Nhờ đó người ta có được sự thăng bằng tốt hơn và có thể tách khoang máy móc ra khỏi khoang thủy thủ đoàn. Việc ấy cần thiết đối với động cơ mới này, do các khí độc tỏa ra. Tàu ngầm được đóng để xuống đến độ sâu 300 mét, nhưng căn cứ theo lương tâm nghề nghiệp Đức và khoảng lề an toàn bảo đảm, nó có thể xuống sâu hơn nhiều. Chẳng hạn kiểu tàu ngầm chiến đấu cũ được dự trù lặn tới 100 mét, nhưng vào cuối cuộc chiến, chúng tôi không do dự cho xuống đến 300 mét. Một chiếc còn đạt đến độ sâu 350 mét.

        Nhưng rốt cuộc động cơ Walter cho thấy chỉ thích họp với một tàu nhỏ hơn nhiều. Làm lớn nó ra sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy người ta tìm một giải pháp trung gian: không dùng động cơ Walter nhưng vỏ tàu giữ hình thù số 8. Phần dưới thân đặt bình điện, phần trên đặt máy móc, tuy nhiên các máy điện có năng suất cao hơn những máy cũ. Kiểu tàu mới còn có thêm ống “Schnorchel” (người Pháp, Anh viết là Schnorkel). Tiếng này có nghĩa là “mũi” trong ngôn ngữ bình dân Đức. Năm 1940, người Hòa Lan đã gắn trên các tàu ngầm của họ một ống thông hơi như vậy. Nhưng họ chỉ dùng để làm thoáng khí tàu của họ, trong khi phía Đức, ống Schnorchel kiểu mới giúp sử dụng máy nổ trong khi lặn. Vì vậy người ta có thể nạp bình điện bằng máy dầu trong lúc lặn, và nhờ vậy, tàu ngầm ở được dưới nước cho đến khi hết nhiên liệu. Một số khả năng từng bị ra-đa làm mất hiệu lực thì nay có thể được tái sử dụng.

        Tàu ngầm được đóng theo cách mới và có trang bị ống schnorchel, là kiểu XXI. Nó có hình dáng thon, thuận tiện cho việc chạy ngầm dưới nước. Các chân vịt được đặt bên hông, và hướng xuống dưói, nên khi tàu di chuyển dưới mặt nước, nó nằm đúng chỗ nhứt. Tốc độ chạy ngầm của nó cao hơn 18 dặm biển và có thể giữ như vậy khá lâu. Đằng trước, nó có sáu ống phóng ngư lôi. Ngoài các ngư lôi đã nạp, còn mười hai chiếc nữa trong hầm chứa. Nhờ cách sắp đặt khéo léo, 18 ngư lôi có thể được phóng hết trong vòng 15 phút. Khả năng bắn trúng mục tiêu mà khỏi cần tiềm vọng kính khi tàu ở dưới sâu 50 mét cũng là một cải tiến.

        Khi bắt đầu cuộc chiến, chúng tôi có hai loại ngư lôi (còn gọi là: thủy lôi): một thứ chạy bằng điện, một thứ chạy bằng khí nén. Ngư lôi điện có ưu điểm: chạy được 30 dặm biển một giờ, và không để lại đằng sau đuôi một lằn bọt dài (như ngư lôi khí nén) mà địch có thể trông thấy.

        Loại ngư lôi kiểu mới, được trang bị máy Kolben có tốc độ nhanh hơn và tầm hoạt động rộng hơn. Nó chạy 30 gút (tức là: 1,852km X 30 = 55,560km/giờ) nếu khoảng cách là 20km, hoặc 40 gút nếu khoảng cách 10km, và 44 gút nếu trong vòng 6km - trong khi ngư lôi điện chỉ chạy được 6km là cùng. Các ngư lôi chạy vòng được 180 độ, nên có thể bắn ra phía sau từ các ống đằng trước, cho nên ống phóng đằng sau xem như dư, người ta bèn sửa đổi hình dáng đuôi tàu ngầm để giúp nó chạy nhanh hơn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM